Tải bản đầy đủ (.pdf) (122 trang)

Luận văn thạc sĩ phát triển dịch vụ vận tải hành khách công cộng trên địa bàn, tỉnh quảng ngãi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.45 MB, 122 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

LÊ CAO DUẨN

PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ VẬN TẢI
HÀNH KHÁCH CÔNG CỘNG TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH QUẢNG NGÃI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Đà Nẵng - Năm 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

LÊ CAO DUẨN

PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ VẬN TẢI
HÀNH KHÁCH CÔNG CỘNG TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH QUẢNG NGÃI

Chuyên ngành: Kinh tế phát triển
Mã số: 60.31.01.05

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. VÕ XUÂN TIẾN

Đà Nẵng - Năm 2015




LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng
được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận văn

Lê Cao Duẩn


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................. 1
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu......................................................... 2
4. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 2
5. Bố cục đề tài .......................................................................................... 2
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu............................................................... 3
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ
VẬN TẢI KHÁCH CÔNG CỘNG ................................................................ 7
1.1. TỔNG QUAN VỀ VẬN TẢI HÀNH KHÁCH ........................................ 7
1.1.1. Một số khái niệm............................................................................. 7
1.1.2. Phân loại dịch vụ vân tải hành khách công cộng ............................ 9
1.1.3. Đặc điểm của dịch vụ vận tải hành khách công cộng........................ 10
1.1.4. Ý nghĩa của việc phát triển dịch vụ vận tải hành khách công cộng.... 10
1.2. NỘI DUNG CỦA PHÁT TRIỂN VẬN TẢI HÀNH KHÁCH ............... 10
1.2.1. Phát triển quy mô dịch vụ ............................................................. 11
1.2.2. Nâng cao chất lượng dịch vụ ........................................................ 15
1.2.3. Phát triển mạng lưới dịch vụ ......................................................... 16

1.2.4. Phát triển dịch vụ mới ................................................................... 19
1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VẬN TẢI KHÁCH CÔNG
CỘNG.............................................................................................................. 22
1.3.1. Nhóm các nhân tố điều kiện tự nhiên ........................................... 22
1.3.2. Nhóm các nhân tố điều kiện xã hội............................................... 22
1.3.3. Nhóm các nhân tố điều kiện kinh tế ............................................. 23


CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG DỊCH VỤ VẬN TẢI HÀNH KHÁCH
CÔNG CỘNG BẰNG XE BUÝT ................................................................ 24
2.1.ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA TỈNH QUẢNG NGÃI ẢNH HƯỞNG ĐẾN
VIỆC PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG VẬN TẢI ............................................ 24
2.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên ......................................................... 24
2.1.2. Đặc điểm xã hội ............................................................................ 29
2.1.3. Đặc điểm kinh tế ........................................................................... 32
2.2. THỰC TRẠNGVẬN TẢI KHÁCH CÔNG CỘNG BẰNG XE BUÝT
TẠI QUẢNG NGÃI ........................................................................................ 36
2.2.1. Thực trạng phát triển quy mô dịch vụ vận tải hành khách công
cộng bằng xe buýt ........................................................................................... 36
2.2.2. Thực trạng chất lượng dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng
xe buýt…. ....................................................................................................... 41
2.2.3. Thực trạng mạng lưới dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng
xe buýt….. ....................................................................................................... 55
2.2.4. Thực trạng dịch vụ vận tải hành khách công cộng mới ................ 64
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG ............................................................................... 67
2.3.1. Thành công và hạn chế ................................................................. 67
2.3.2. Nguyên nhân của các hạn chế ....................................................... 70
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ VẬN TẢI KHÁCH
CÔNG CỘNG BẰNG XE BUÝT TẠI QUẢNG NGÃI ............................. 72
3.1. NHỮNG CĂN CỨ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP............................................ 72

3.1.1. Mục tiêu phát triển kinh tế của Quảng Ngãi ................................. 72
3.1.2. Chiến lược phát triển dịch vụ vận tải hành khách đường bộ tại
Quảng Ngãi ..................................................................................................... 72
3.1.3. Dự báo nhu cầu về dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe
buýt trong thời gian tới.................................................................................... 73


3.2.GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ VẬN TẢI KHÁCH CÔNG CỘNG
BẰNG XE BUÝT TẠI QUẢNG NGÃI ......................................................... 76
3.2.1. Tăng quy mô dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt ..... 77
3.2.2. Nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng
xe buýt….. ....................................................................................................... 78
3.2.3.Phát triển mạng lưới dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe
buýt ................................................................................................................. 81
3.2.4. Phát triển dịch vụ vận tải hành khách công cộng mới .................. 87
3.2.5. Giải pháp hỗ trợ khác .................................................................... 89
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 97
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI (Bản sao)
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
VTKCC

: Vận tải khách công cộng

HK

: Hành khách


GTVT

: Giao thông vận tải

CNTN

: Công nghệ thông tin

DN

: Doanh nghiệp

CSHT

: Cơ sở hạ tầng


DANH MỤC BẢNG
Số hiệu

Tên Bảng

bảng
2.1
2.2
2.3

2.4
2.5

2.6

Số cơn bão trung bình nhiều năm ảnh hưởng đến Quảng
Ngãi
Diện tích, dân số và mật độ dân số năm 2014
Khối lượng hành khách vận chuyển, luân chuyển bằng xe
buýt
Phân theo trình độ nhân lực của các đội vận tải khách công
công bằng xe buýt năm 2014
Số lượng xe buýt được đưa vào khai thác qua các năm
Tỷ lệ hành khách hài lòng về tính năng của dịch vụ vận tải
hành khách công cộng bằng xe buýt

Trang

27
31
37

40
41
44

Tỷ lệ hành khách hài lòng về khả năng đáp ứng, năng lực của
2.7

doanh nghiệp cung cấp dịch vụ vận tải hành khách công cộng

45


bằng xe buýt
2.8

Tỷ lệ hành khách hài lòng về sự tin cậy của hành khách khi
sử dụng dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt

47

Tỷ lệ hành khách hài lòng về thái độ cung cách phục vụ
2.9

của nhân viên khi sử dụng dịch vụ vận tải hành khách

48

công cộng bằng xe buýt
2.10

Tỷ lệ hành khách hài lòng về chất lượng kỹ thuật của dịch
vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt

49

Tỷ lệ hành khách hài lòng về năng lực quản lý của doanh
2.11

nghiệp cung cấp dịch vụ vận tải hành khách công cộng
bằng xe buýt

51



Số hiệu

Tên Bảng

bảng

Trang

Tỷ lệ hành khách hài lòng về hình ảnh thương hiệu của
2.12

doanh nghiệp cung cấp dịch vụ vận tải hành khách công

52

cộng bằng xe buýt
Tỷ lệ hành khách hài lòng về nhóm sự hài lòng của khách
2.13

hàng về dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe

53

buýt
2.14

2.15
2.16


Mức độ hài lòng của khách hàng khi sử dụng dịch vụ vận
tải công cộng bằng xe buýt.
Mạng lưới dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe
buýt
Hiện trạng đường bộ tỉnh Quảng Ngãi đến tháng 04/2015

54

61
62

So sánh mạng đường bộ tỉnh Quảng Ngãi với toàn quốc và
2.17

vùng KTTĐ miền Trung (không tính đường thôn, khối phố;

63

đường kênh mương)
2.18

Các xe hoạt động trên các tuyến trong tỉnh Quảng Ngãi

65

3.1

Nhu cầu khối lượng, luân chuyển hành khách bằng xe buýt


76

3.2

3.3

3.4

3.5

Quy hoạch các tuyến vận tải hành khách công cộng bằng
xe buýt đến năm 2015
Tổng hợp quy hoạch mạng lưới tuyến vận tải HKCC bằng
xe buýt đến năm 2030
Thống kê các đô thị chính trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
đến năm 2030
Tổng hợp quy hoạch hệ thống giao thông tĩnh trên địa bàn
tỉnh

83

86

90

92


DANH MỤC HÌNH VẼ
Số hiệu


Tên hình vẽ

hình vẽ
2.1

2.2

2.3

2.4

2.5

Biểu đồ tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm tỉnh Quảng
Ngãi
Biểu đồ tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm tỉnh Quảng
Ngãi
Biểu đồ giá trị sản lượng vận tải hành khách bằng xe buýt
tỉnh Quảng Ngãi
Biểu đồ khối lượng vận chuyển hành khách và chỉ số phát
triển
Biểu đồ lượng luân chuyển HK và chỉ số phát triển qua các
năm

Trang

32

33


36

38

39


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, Giao thông vận tải nói chung
và dịch vụ vận tải hành khách công cộng nói riêng đóng vai trò hết sức quan
trọng. Tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế đất nước một phần phụ thuộc
vào khả năng đáp ứng về dịch vụ vận tải của toàn xã hội. Hơn thế nữa, trong
các dịch vụ vận tải, thì vận tải hành khách đường bộ là hoạt động quan trọng
nhất vì liên quan đến yếu tố phục vụ con người.
Mặt khác, Quảng Ngãi nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền
Trung được Chính phủ chọn khu vực Dung Quất để xây dựng nhà máy lọc
dầu đầu tiên của cả nước, khu công nghiệp VSIP Quảng Ngãi, có khu chứng
tích Sơn Mỹ, nhà trưng bày Hải đội Hoàng Sa hàng năm thu hút ngày càng
nhiều khách du lịch trong và ngoài nước, có nhiều tiềm năng và thế mạnh
trong phát triển kinh tế và phát triển dịch vụ đi lại, vì vậy nhu cầu về phát
triển dịch vụ vận tải hành khách công cộng tại Quảng Ngãi là rất lớn.
Tuy nhiên, hiện tại các doanh nghiệp vận tải hành khách công cộng chưa
thực sự phát huy đúng với các tiềm năng của Tỉnh. Vì lẽ đó, việc tìm ra
nguyên nhân và giải pháp phát triển dịch vụ vận tải hành khách đường bộ tại
địa bàn tỉnh Quảng Ngãi là hết sức cần thiết. Đó là lí do tác giả chọn đề tài:
"Phát triển dịch vụ vận tải hành khách công cộng trên địa bàn tỉnh Quảng

Ngãi".
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hóa các vấn đề lí luận liên quan đến phát triển dịch vụ và
dịch vụ vận tải hành khách đường bộ.
- Phân tích thực trạng phát triển dịch vụ vận tải hành khách đường bộ
tại tỉnh Quảng Ngãi trong thời gian qua.


2

- Đề xuất giải pháp phát triển dịch vụ vận tải hành khách đường bộ tại
tỉnh Quảng Ngãi trong thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
a. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu những vấn đề lí luận và thực tiễn liên quan đến phát triển
dịch vụ vận tải hành khách công cộng ở Tỉnh Quảng Ngãi.
b. Phạm vi nghiên cứu
Nội dung: Đề tài nghiên cứu các nội dung phát triển dịch vụ vận tải hành
khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi từ quy mô, hình
thức, loại hình, chất lượng, mạng lưới cũng như các vấn đề liên quan khác.
Không gian: Nội dung trên được nghiên cứu tại Tỉnh Quảng Ngãi.
Thời gian: Các giải pháp đề xuất trong đề tài có ý nghĩa trong thời gian
đến năm 2020.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài trên, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu
sau:
- Phương pháp phân tích thực chứng;
- Phương pháp phân tích chuẩn tắc;
- Phương pháp điều tra, khảo sát;
- Phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa;

- Các phương pháp khác...
5. Bố cục đề tài
Chương 1: Cơ sở lý luận chung về mạng lưới vận tải hành khách công cộng
Chương 2: Thực trạng dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt
Chương 3: Giải pháp phát triển dịch vụ vận tải hành khách công cộng
bằng xe buýt tại Quảng Ngãi


3

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Phát triển vận tải khách công cộng (VTKCC) giữ vai trò rất quan trọng
trong phát triển bền vững đô thị, thể hiện trên các mặt:
- VTKCC tạo tiền đề cho việc phát triển chung của đô thị
- VTKCC là nhân tố chủ yếu để tiết kiệm thời gian đi lại và chi phí tài
chính của người dân đô thị, góp phần tăng năng suất lao động xã hội.
- VTKCC góp phần giảm nhiều tác động tiêu cực của phương tiện cơ
giới cá nhân.
- VTKCC tiết kiệm chi phí đầu tư cho việc đi lại của người dân.
- VTKCC là nhân tố đảm bảo trật tự, ổn định xã hội.
- Trong đó VTKCC bằng xe buýt là loại hình vận tải thông dụng nhất
trong mạng lưới VTKCC. Nó đóng vai trò chủ yếu trong vận chuyển hành
khách trong nội đô, cũng như từ những khu vực trung tâm đến những vùng
ven của Tỉnh.
Để nghiên cứu một cách có hệ thống trên cơ sở lý luận và phương pháp
luận chuyên ngành, trong đề tài đã sử dụng các tài liệu, giáo trình chuyên
ngành liên quan đến mạng lưới VTKCC đó là:
Luật quy hoạch đô thị để nghiên cứu những vấn đề liên quan đến những
hoạt động quy hoạch đô thị, nhằm xác định các chỉ tiêu phân cấp đô thị để xác
định cấp đô thị, xác định định hướng phát triển đô thị của Tỉnh Quảng Ngãi,

làm cơ sở cho việc phát triển mạng lưới VTKCC;
Giáo trình “Quy hoạch xây dựng và phát triển” của GS.TS. Nguyễn Thế
Bá, “Quản lý đô thị” của TSKH .Nguyễn Ngọc Châu, “Môi trường đô thị” của
TS Nguyễn Trọng Phượng đã đề cập đến những khái niệm về đô thị, quy
hoạch đô thị, phát triển đô thị và phát triển đô thị đảm bảo môi trường, nhằm
xây dựng một đô thị phát triển bền vững;
Giáo trình “Đường đô thị và tổ chức giao thông” của Bùi Xuân Cậy-


4

Giảng viên Trường Đại học Giao thông vận tải đã đề cập đến những khái
niệm, quy phạm về đường đô thị và các cơ sở để tổ chức giao thông;
“Khai thác cơ sở vật chất kỹ thuật giao thông vận tải đô thị” của PGS.TS
Từ Sỹ Sùa – Trường Đại học Giao thông vận tải đã đề cập đến những nguyên
tắc mang tính bắt buộc trong quá trình khai thác hạ tầng giao thông và phương
tiện vận tải;
“Giáo trình kinh tế vận tải” của Trường Đại học Giao thông vận tải,
trong đó đã đề cập đến các vấn đề thuộc cơ sở lý luận và phương pháp luận
chuyên ngành về kinh tế vận tải, đã đưa ra các tiêu chí đánh giá về mạng lưới
VTKCC, nhằm phát triển dịch vụ VTKCC một cách khoa học.
Đặc biệt trong đề tài này đã sử dụng những nghiên cứu của tác giả Trần
Đình Lưu với Luận văn Thạc sĩ kinh tế năm 2011 “Hoàn thiện mạng lưới vận
tải hành khách công cộng tại Khánh Hòa” và của tác giả Lê Hùng với Luận
văn Thạc sĩ kinh tế năm 2012 “Hoàn thiện mạng lưới vận tải khách công cộng
tại Thành Phố Đà Nẵng” về cơ sở lý luận và phương pháp luận.
Trong thời gian qua ở Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu về VTKCC và
đã đưa vào thực tiễn, nhưng các nghiên cứu này chỉ dừng lại ở mức độ báo
cáo nghiên cứu khả thi để lập các dự án đầu tư mạng lưới VTKCC mà chưa đi
saau vào nghiên cứu mang tính hệ thống của VTKCC. Đối với Tỉnh Quảng

Ngãi cũng không ngoại lệ, hầu như chưa có một nghiên cứu tổng quát nào về
mặng lưới VTKCC, chỉ có các nghiên cứu khả thi về vận tải khách công cộng.
Tuy nhiên để thực hiện đề tài này tác giả đã kế thừa các nghiên cứu liên quan
đến VTKCC của các cá nhân, tổ chức trong nước và có tham khảo tài liệu về
mô hình quản lý hoạt động VTKCC của nước ngoài bao gồm
Đề án tổ chức vận tải hành khách công cộng trên địa bàn Tỉnh Quảng
Ngãi ban hành kèm theo quyết định số 280/QĐ –TTg ngày 08/03/2012 của
Thủ tướng phê duyệt Đề án Phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe


5

buýt giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2020, và Nghị quyết Quy định một số
chính sách ưu đãi hỗ trợ, khuyến khích phát triển vận tải khách công cộng
bằng xe buýt trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. Trong đề án và Nghị quyết này đã
nêu lên cơ sở pháp lý, sự cần thiết đầu tư, xác định nhu cầu đầu tư VTKCC,
đưa ra phương án quy hoạch, xác định quy mô và hình thức đầu tư mạng lưới
VTKCC bằng xe buýt bao gồm mặng lưới tuyến, hệ thống cơ sở hạ tầng,
phương tiện vận tải và chi phí đầu tư. Tuy nhiên trong đề án và Nghị định trên
chưa dựa trên các cơ sở khoa học để xác định nhu cầu vận tải hành khách
công cộng mà chỉ dựa vào ý chí của các nhà Lãnh đạo và các nhà quy hoạch
của địa phương, nên về mạng lưới chưa hợp lý, Đề án tập trung vào nội dung
trọng tâm là làm thế nào để thuyết phục chính quyền địa phương và các Ngân
hàng chấp thuận đầu tư dự án;
Đầu tư phương tiện và tổ chức vận tải hành khách công cộng bằng xe
buýt ở Thủ đô Hà Nội, ngày 20/05/2001 do Công ty cổ phần phát triển đô thị
bền vững Hà Nội (SUD), đây là một nghiên cứu mang tính chất tư vấn về
VTKCC bằng xe buýt, cho nên đã có có nghiên cứu về nhu cầu đi lại, xác
định mạng lưới, hệ thống cơ sở hạ tầng, phương tiện vận tải, nhưng việc
nghiên cứu cũng chưa dựa trên các cơ sở lý luận của ngành kinh tế vận tải, mà

chỉ tập trung vào việc đề xuất các kịch bản khai thác kỹ thuật mạng lưới
VTKCC như thế nào để đảm bảo tính kinh tế cho hoạt động của đơn vị quản
lý, khai thác mạng lưới VTKCC của thủ đô Hà Nội;
Đề án đầu tư xe buýt giai đoạn 2012-2015, tháng 6 năm 2012 của UBND
thành phố Hồ Chí Minh, Đề án này đã nghiên cứu dựa trên cơ sở của một
mạng lưới VTKCC đang hoạt động đã được điều chỉnh nhiều lần, nên Đề án
chỉ nghiên cứu trên cơ sở thực tiễn về nhu cầu vận chuyển khách công cộng
phát sinh trong giai đoạn tiếp theo, kết hợp với việc thực hiện chủ trương hiện
đại hóa phương tiện vận tải, từ đó đề ra chính sách hỗ trợ cho việc đầu tư mới


6

phương tiện vận tải bằng xe buýt theo hướng hiện đại, thân thiện với môi
trường. Vì vậy Đề án chỉ tập trung vào giải quyết cho vấn đề đặt ra là làm thế
nào để thực hiện đổi mới phương tiện vận tải theo hướng hiện đại đảm bảo
thân thiện môi trường;


7

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ VÂN
TẢI KHÁCH CÔNG CỘNG
1.1.TỔNG QUAN VỀ VẬN TẢI HÀNH KHÁCH
1.1.1. Một số khái niệm
- Dịch vụ và phát triển dịch vụ
+ Trong kinh tế học, dịch vụ được hiểu là những thứ tương tự như hàng
hóa nhưng là phi vật chất.

+ Philip Kotler cho rằng: “ Dịch vụ là mọi hành động và kết quả mà
một bên có thể cung cấp cho bên kia và chủ yếu là vô hình và không dẫn đến
quyền sở hữu một cái gì đó. Sản phẩm của nó có thể có hay không gắn liền
với một sản phẩm vật chất”.
+ PGS.TS Nguyễn Văn Thanh cho rằng: “Dịch vụ là một hoạt động lao
động sáng tạo nhằm bổ sung giá trị cho phần vật chất và làm đa dạng hoá,
phong phú hoá, khác biệt hoá, nổi trội hoá… mà cao nhất trở thành những
thương hiệu, những nét văn hoá kinh doanh và làm hài lòng cao cho người
tiêu dùng để họ sẵn sàng trả tiền cao, nhờ đó kinh doanh có hiệu quả hơn”.
+ Như vậy, dịch vụ là hoạt động có ích của con người tạo ra những sản
phẩm dịch vụ, không tồn tại dưới hình thái sản phẩm, không dẫn đến việc
chuyển quyền sở hữu nhằm thỏa mãn đầy đủ, kịp thời, thuận tiện và văn minh
các nhu cầu sản xuất và đời sống xã hội của con người.
+ Phát triển dịch vụ là làm gia tăng lượng khách hàng sử dụng dịch vụ,
gia tăng lượng cung cấp, gia tăng các kênh phân phối... nhằm gia tăng về
lượng giá trị và hiệu quả của nhà cung cấp dịch vụ cung cấp cho khách hàng.
- Dịch vụ vận tải hành khách công cộng
+ Dịch vụ vận tải là những dịch vụ liên quan đến việc phục vụ và khai


8

thác các hoạt động vận tải, bao gồm vận tải hàng không, vận tải đường thủy,
đường sắt và đường bộ.
+ Dịch vụ vận tải hành khách là những dịch vụ liên quan đến việc phục
vụ và khai thác các yếu tố nhằm phục vụ cho nhu cầu đi lại của con người.
+ Xét theo tính chất xã hội của đối tượng phục vụ thì VTKCC là loại
hình vận tải phục vụ chung cho xã hội, mang tính chất công cộng trong đô thị,
bất luận nhu cầu đi lại thuộc về nhu cầu gì (nhu cầu thường xuyên, ổn định,
phục vụ chất lượng cao,…).

+ Xét theo tính chất của phục vụ vận tải( không theo đối tượng phục vụ)
thì VTKCC là loại hình vận chuyển khách trong đô thị và có thể đáp ứng khối
lượng lớn nhu cầu đi lại của mọi tầng lớp dân cư một cách thường xuyên, lien
tục theo thời gian xác định, theo hướng và theo tuyến ổn định trong từng thời
kỳ nhất định.
+ Ở Việt Nam, Bộ Giao thông vận tải đã định nghĩa về VTKCC như sau
“VTKCC là tập hợp các phương thức, phương tiện vận tải, vận chuyển hành
khách đi lại trong thành phố ở dự li dưới 60 Km và có sức chứa trên 17 hành
khách (không kể lái xe)”. Với định nghĩa này bị giới hạn cự li đi lại, không
phù hợp với các đô thị lớn.
Từ những khái niệm trên ta có thể khái quát
+ VTKCC là tập hợp những phương thức, phương tiện vận chuyển hành
khách trong đô thị, có thể đáp ứng khối lượng lớn nhu cầu đi lại của mọi tầng
lớp dân cư một cách thường xuyên, liên tục, theo thời gian, hướng tuyến xác
định.
- Phát triển dịch vụ vận tải hành khách công cộng
+ Phát triển dịch vụ vận tải hành khách công cộng là gia tăng giá trị dịch
vụ bằng việc mở rộng quy mô cung ứng, nâng cao chất lượng dịch vụ, mở
rộng mạng lưới và đa dạng hóa chủng loại dịch vụ cho khách hàng nhằm


9

mang lại hiệu quả cao hơn cho các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ.
- Dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt
+ VTKCC bằng xe buýt là hoạt động vận tải khách bằng ô tô theo tuyến
cố định và có các điểm dừng, đón trả khách và xe chạy theo biểu đồ vận hành
trong phạm vi nội thành, nội thị, phạm vi tỉnh hoặc trong phạm vi giữa hai
tỉnh liền kề.
1.1.2. Phân loại dịch vụ vân tải hành khách công cộng

- Căn cứ vào đặc thù dịch vụ vận tải hành khách đường bộ được phân
thành các loại hình sau:
+ Dịch vụ vận tải hành khách đường bộ theo tuyến cố định có xác định
điểm đi, bến đến với lịch trình, hành trình nhất định.
+ Dịch vụ vận tải hành khách đường bộ bằng xe buýt theo tuyến cố định
có các điểm dừng đón, trả khách và xe chay theo biểu đồ vận hành với cự ly,
phạm vi hoạt động nhất định.
+ Dịch vụ vận tài hành khách đường bộ bằng xe taxi có lịch trình và
hành trình theo yêu cầu của khách hàng, cước tính theo đồng hồ tính tiền.
+ Dịch vụ vận tải hành khách đường bộ theo hợp đồng, phục vụ không
tho tuyến cố định mà được thực hiện theo hợp đồng vận tải.
Đối với vận tải khách công cộng bằng xe buýt
- Căn cứ vào không gian hoạt động, có thể chia thành các loại tuyến xe
buýt như sau:
+ Tuyến xe buýt đô thị: Tuyến xe buýt có điểm đầu và điểm cuối trong
đô thị.
+ Tuyến xe buýt nội tỉnh: Tuyến xe buýt hoạt động trong phạm vi Tỉnh,
nối các thành phố, thị xã, huyện, khu công nghiệp, khu du lịch trong tỉnh.
+ Tuyến xe buýt lân cận: Tuyến xe buýt đi từ các tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương đến các tỉnh lân cận, các khu công nghiệp, khu du lịch


10

( điểm đầu, điểm cuối và lộ trình không vượt quá 2 tỉnh, thành phố, nếu điểm
đầu và điểm cuối thuộc đô thị loại đặc biệt thì tuyến không vượt quá 3 tỉnh,
thành phố và không vượt quá 60 Km)
1.1.3. Đặc điểm của dịch vụ vận tải hành khách công cộng
- Sử dụng phương tiện giao thông đường bộ để vận chuyển con người
nên có tính an toàn cao.

- Quá trình sản xuất và tiêu dùng dịch vụ vận tải hành khách xảy ra đồng
thời, với sự tham gia của hành khách và người vận tải.
- Chi phí đầu tư ban đầu rất lớn, doanh thu nhỏ, lẻ.
- Chi phí dịch vụ vận tải hành khách công cộng sẽ khác nhau theo từng
loại dịch vụ, và khác nhau khi cùng loại dịch vụ nhưng chủng loại phương
tiện khác nhau.
1.1.4. Ý nghĩa của việc phát triển dịch vụ vận tải hành khách công cộng
- Tạo tiền đề cho việc phát triển chung của đô thị.
- Là phương thức vận tải chủ yếu để tiết kiệm thời gian đi lại và chi phí
tài chính của người dân đô thị, góp phần tăng năng suất lao động xã hội.
- Góp phần giảm thiểu tác động tiêu cực của phương tiện cơ giới cá nhân.
- Tiết kiệm chi phí đầu tư cho việc đi lại của người dân.
- Góp phần đảm bảo trật tự, ổn định xã hội.
1.2. NỘI DUNG CỦA PHÁT TRIỂN VẬN TẢI HÀNH KHÁCH
Doanh nghiêp cung cấp dịch vụ nhận ra rằng, quá trình cải thiện hiệu quả
kinh doanh bao gồm việc nhấn mạnh lại vấn đề phát triển dịch vụ. Phát triển
dịch vụ thông không chỉ cung cấp tiềm lực gia tăng lợi nhuận mà còn thông
qua những thử thách mới vầ lợiích mới để mang lại sức sống mới cho doanh
nghiệp. Nhấn mạnh lại vấn đề phát triển dịch vụ không có nghĩa là coi nhẹ
hiệu suất kin doanh mà đừng để vấn đề hiệu suất kinh doanh chiếm chủ đạo.
Đối với một chiến lược dài hạn thành công thì cả hai mặt đó đều cần thiết.


11

1.2.1. Phát triển quy mô dịch vụ
- Phát triển quy mô dịch vụ vận tải hành khách công cộng là làm gia tăng
lượng khách hàng sử dụng dịch vụ, gia tăng lượng dịch vụ cung ứng, gia tăng
mạng lưới cung cấp,... nhằm gia tăng về lượng giá trị mà nhà cung cấp dịch
vụ cung cấp cho khách hàng.

- Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, nhu cầu sử dụng dịch vụ vận tải
hành khách đường bộ không ngừng gia tăng cả về tần suất cũng như chủng
loại. Nhu cầu sử dụng nhiều loại dịch vụ hiện đại hơn, có nhiều tiện ích hơn
cho khách hàng. Vì vậy, các doanh nghiệp phải luôn phát triển quy mô dịch
vụ của mình để đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, đồng thời có thể mở
rộng và gia tăng thị phần của mình nhằm mang lại hiệu quả kinh doanh cho
doanh nghiệp.
- Việc phát triển quy mô dịch vụ vận tải hành khách đuờng bộ được xem
xét dựa trên các yếu tố sau:
Giá trị sản lượng
- Giá trị sản luợng của ngành dịch vụ vận tải hành khách đường bộ là kết
quả đạt được trong hoạt động kinh doanh sau một chu kỳ nhấtđịnh và được
thể hiện bằng tổng doanh thu của ngành.
- Giá trị sản luợng và sự gia tăng giá trị sản luợng hằng năm từ các hoạt
động của doanh nghiệp cung ứng dịch vụ VTHK đường bộ không ngừng gia
tăng. Đây là kết quả tổng hợp của sựđa dạng, sự phát triển vàđuơng nhiên là
cả chất luợng dịch vụ cũng phảiđược tăng lên. Bởi nếu chất luợng không đuợc
nâng cao, không đảm bảo thì sựđa dạng và phát triển các dịch vụ sẽ không có
ý nghĩa và không được khách hàng chấp nhận.
- Tổng giá trị của ngành dịch vụ vận tải hành khách thể hiện sự phối hợp
các nguồn lực, các yếu tố sản xuất. Nó thể hiện sự lớn mạnh về vốn, lao động,
máy móc thiết bị, công nghệ và lợi thế sản xuất kinh doanh. Nếu các nguồn


12

lực này được tăng cường đầu tư đồng bộ thì tổng giá trị của ngành ngày càng
phát triển.
- Gia tăng khối lượng, lượng vận chuyển
- Khối lượng hành khách(HK) đường bộ là lượng hành khách mà phương

tiện chở được, nhưng không xét tới khoảng cách vận chuyển. Chỉ tiêu
nàyđược tính bằng hành khách, và thườngđược kí hiệu là Q.
- Lượng hành khách đường bộ luân chuyển là lượng hành khách vận
chuyển trên một khoảng cách nhất định. Chỉ tiêu nàyđược tính bằng HK.Km
và thườngđược kí hiệu là P.
Cách tính như sau:
P=Q.Lbq
Trong đó: Lbq là cự ly vận chuyển bình quân.
Gia tăng khối lượng hành khách đường bộ bằng việc tăng cường số chuyến,
rút ngắn các công đoạn khác nhằmđưa phương tiện vào hoạt động nhanh hơn
để gia tăng số chuyến nhằm tăng khối lượng hành khách được vận chuyển lên.
- Lượng hành khách luân chuyểnđượcđánh giá như là một khái niệm về
hiệu quả trong dịch vụ vận tải hành khách đường bộ, lượng hành khách luân
chuyểnđược tính là nghìn người trên một Km.
- Gia tăng lượng hành khách đường bộ luân chuyển bằng việc thay đổi
công năng của phương tiện vận tảiđang sử dụng bằng những phương tiện mới
có tính năng vận chuyển cao hơn, tăng thời gian phục vụ nhiều hơn nhằm tăng
khối lượng luân chuyển hành khách đểđem lại hiệu quả kinh doanh cho doanh
nghiệp.
Quy mô nguồn lực:
- Phát triển nguồn lao động
- Nguồn lao động trong một doanh nghiệp bao gồm toàn bộ những người
có mối quan hệ lao động với doanh nghiệp, trực tiếp tham gia vào sản xuất


13

kinh doanh cũng như hoạt động quản lýđiều hành của doanh nghiệp. Nguồn
lao động là yếu tố cấu thành nên doanh nghiệp, quyếtđịnh tới sự tồn tại và
phát triển của doanh nghiệp.

- Phát triển nguồn lao động trong các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ
vận tài hành khách đường bộ có nghĩa là tăng số lượng lao động của doanh
nghiệp. Tuy nhiên, cần phải hiểu rằng lao động tham gia trong các doanh
nghiệp phải là những lao động có chất lượng cao, đượcđào tạo bài bản.
- Bên cạnh việc mở rộng quy mô nguồn nhân lực cần phải chúý đến năng
suất lao động của doanh nghiệp.
- Năng suất lao độngđược tính bằng giá trị tổng doanh thu trong năm tính
bình quân cho đầu người.
- Năng suất lao động bình quân thực hiệnđựơc tính theo công thức sau:
Wth=Tth/Lđm
Trong đó:
- Wth: Năng suất lao động bình quân thực hiện tính bằng giá trị của năm
trước liền kề.
- Tth: Năng suất lao động bình quân thực hiện tính bằng giá trị của năm
trước liền kề.
- Lđm: Số lao độngđịnh mức năm trước liền kề.
- Phát triển số lượng phương tiện
Phương tiện vận tải hành khách đường bộ là ô tô khách có số ghế ngồi
hay đứng (Đối với xe buýt) từ 5 đến 45 chỗ sử dụng vào việc khai thác các
dịch vụ và phục vụ hành khách đường bộ.
- Ngoài việc phát triển nguồn nhân lực cho việc kinh doanh dịch vụ vận
tài hành khách đường bộ, thì việc nâng cao năng lực cạnh tranh bằng việc gia
tăng các yếu tố nguồn lực khác có ý nghĩa quan trọng. Trong truờng hợp này,
doanh nghiệp vận tải hành khách đường bộ cần gia tăng số lượng phương tiện


14

vận tải hành khách đường bộ tại các doanh nghiệp hiện có là một yếu tố rất
quan trọng trong việc phát triển quy mô dịch vụ vận tài hành khách đường bộ.

- Phát triển quy mô về phương tiện vận tải hành khách đường bộ là yếu
tố trực quan nhất để thấy được sự phát triển dịch vụ vận tải hành khách đường
bộ, bởi chỉ khi nhu cầu về dịch vụ cao thì các đơn vị kinh doanh vận tải mới
đầu tư phương tiện vận tải hành khách với số lượng nhiều.
- Việc phát triển loại phương tiện vận tài hành khách đường bộ còn phụ
thuộc vào yếu tố như diện tích thành phố, dân số, cường độ dòng hành khách,
nguồn vốn của các doanh nghiệp. Và là cơ sở lựa chọn chủng loại phương tiện
có yếu tố đảm bảo đạt tiêu chuẩn như : dung tích, tốc độ, chi phí đầu tư ban
đầu, tiêu chí khai thác, mức độ an toàn, tiện nghi, không ô nhiễm môi trường
và chiếm dụng diện tích … để đầu tư phát triển nhằm đem lại hiệu quả kinh
tế.
- Phải phát triển quy mô dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe
buýt vì nó tạo tiền đề cho việc phát triển chung của đô thị.
- Để phát triển quy mô dịch vụ vận tải hành khách doanh nghiệp vận tải
hành khách cần gia tăng giá trị sản lượng hàng năm từ các hoạt động cung
ứng dịch vụ vận tải khách, gia tăng khối lượng, lượng luân chuyển hành
khách. Bên cạnh đó cần phát triển quy mô nguồn lực bằng việc phát triển
nguồn lao động và phát triển số lượng phương tiện tham gia vận tải.
- Tiêu chí đánh giá về quy mô phát triển dịch vụ
+ Giá trị dịch vụ được sản xuất ra.
+ Số lượng hành khách vận chuyển qua các năm.
+ Số lượng hành khách luân chuyển qua các năm.
+ Số lượng phương tiện bình quân qua các năm.


15

1.2.2. Nâng cao chất lượng dịch vụ
- Chất lượng sản phẩm dịch vụ là yếu tố quan trọng trong quá trình phát
triển của doanh nghiệp, nó ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của khách

hàng. Với sự tiến bộ về khoa học kỹ thuật đã làm phát sinh những nhu cầu
mới, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ như giảm thời gian cung cấp,
không để sai sót trong quá trình cung cấp dịch vụ,… do vậy đòi hỏi các doanh
nghiệp không ngừng cải tiến về chất lượng sản phẩm dịch vụ để đáp ứng nhu
cầu của khách hàng về gia tăng vị thế của doanh nghiệp trên thị trường.
- Nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải hành khách công cộng là nâng cao
chất lượng dịch vụ thông qua mức độ hài lòng và thỏa mãn của hành khách,
cũng như sự trung thành của hành khách về dịch vụ và sự tiến bộ về hành vi
thái độ phục vụ của người cung cấp dịch vụ.
- Phải nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng
xe buýt vì hành khách có thể sử dụng các phương tiện giao thông khác thay
thế nên cần chú ý đến sự hài lòng về chất lượng của dịch vụ được cung cấp.
- Để nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải hành khách cần thực hiện cải
tiến, hoàn thiện dịch vụ đang cung cấp cho khách hàng, bổ sung các dịch vụ
mới nhằm mang tối đa hóa lợi ích cho khach hang như:
- Thay đổi tính năng của dịch vụ, bằng việc thay đổi phương tiện mới
hơn, tiện nghi hơn, an toàn hơn cho người sử dụng dịch vụ.
- Thay đổi tốc độ thực hiện dịch vụ, tính tin cậy của dịch vụ, tính đồng
nhất và sựđa dạng của dịch vụ.
- Nâng cao ý thức người cung cấp dịch vụ như thái độ, cung cách phục
vụ của nhân viên, sẵn sàng đáp ứng yêu cầu của khách hàng, kiến thức về yêu
cầu, nhu cầu của khách hàng.
- Ứng dụng công nghệ thông tin trong khai thác, hiệu quả trong khai thác
và quản lý, trình độ quản lý và khai thác, thấu hiểu nhu cầu khách hàng, tiếp


×