Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Nghiên cứu đặc trưng địa hóa môi trường trầm tích vùng biển đà nẵng từ 0 100m nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.76 MB, 85 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

-------oo0oo-------

Lương Lê Huy

NGHIÊN CỨU ĐẶC TRƯNG ĐỊA HÓA MÔI TRƯỜNG
TRẦM TÍCH VÙNG BIỂN ĐÀ NẴNG TỪ 0 - 100 M NƯỚC

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội - 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

-------oo0oo-------

Lương Lê Huy

NGHIÊN CỨU ĐẶC TRƯNG ĐỊA HÓA MÔI TRƯỜNG
TRẦM TÍCH VÙNG BIỂN ĐÀ NẴNG TỪ 0 - 100 M NƯỚC
Chuyên ngành: Địa chất học
Mã số: 60440201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Trần Đăng Quy
XÁC NHẬN HỌC VIÊN ĐÃ CHỈNH SỬA THEO GÓP Ý CỦA HỘI ĐỒNG



Giáo viên hướng dẫn

Chủ tịch hội đồng chấm luận văn
thạc sĩ khoa học

TS. Trần Đăng Quy

PGS.TS. Nguyễn Văn Vượng

Hà Nội - 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi có kế thừa kết
quả từ Đề án 47 và Huế - Bình Định mà tôi tham gia. Các nội dung nghiên cứu, kết
quả trong luận văn này là trung thực và chưa công bố dưới bất kỳ hình thức nào
trước đây.
Học viên cao học

Lương Lê Huy

i


LỜI CẢM

N

Luận văn được được thực hiện với sự giúp đỡ tận tâm và nhiệt tình từ TS.

Trần Đăng Quy. Thầy không chỉ hướng dẫn em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp mà
còn là tấm gương sang về tinh thần trách nhiệm trong công việc để em noi theo. Em
xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới thầy.
Ngoài ra, em xin vô cùng cảm ơn sự động viên, tạo điều kiện và giúp đỡ của
GS.TS. Mai Trọng Nhuận cùng các thầy, cô trong bộ môn Địa chất Môi trường
trong quá trình hoàn thiện khóa luận.
Bên cạnh đó, các thầy cô cán bộ, nhân viên, cán bộ trong Khoa Địa chất,
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ em
trong suốt thời gian em theo học tại trường. Em xin gửi đến các thầy cô, nhân viên,
cán bộ trong khoa Địa Chất lời cảm ơn chân thành nhất.
Em cũng xin chân thành cảm ơn thành đến Trung tâm nghiên cứu Biển và
Đảo, Trung tâm điều tra tài nguyên và môi trường biển, Trung tâm nghiên cứu đô
thị đã cung cấp dữ liệu cũng như giúp đỡ nhiệt tình trong quá trình em hoàn thiện
khóa luận.
Nhân dịp này, em cũng xin được gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, đồng
nghiệp đã động viên, khuyến khích và tạo mọi điều kiện tốt nhất để em được học
tập và thực hiện khóa luận này.
Học viên cao học

Lương Lê Huy

ii


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1
Chƣơng 1. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN ĐẶC TRƢNG ĐỊA HÓA
MÔI TRƢỜNG TRẦM TÍCH ................................................................................... 3
1.1. GIỚI THIỆU VÙNG NGHIÊN CỨU .......................................................... 3
1.2. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐẶC TRƯNG ĐỊA HÓA

MÔI TRƯỜNG TRẦM TÍCH ............................................................................. 3
1.2.1. Các yếu tố tự nhiên ................................................................................... 3
1.2.2. Đặc điểm địa chất và kiến tạo ................................................................... 9
1.2.3. Đặc điểm tài nguyên ............................................................................... 13
1.3. Các hoạt động nhân sinh dải ven biển và trên biển .................................. 19
1.3.1. Dân cư ..................................................................................................... 19
1.3.2. Nông nghiệp ............................................................................................ 19
1.3.3. Công nghiệp - thương mại và dịch vụ .................................................... 20
1.3.4. Du lịch ..................................................................................................... 21
Chƣơng 2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .... 22
2.1. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ............................................................................ 22
2.1.1. Trên thế giới ............................................................................................ 22
2.1.2. Ở Việt Nam ............................................................................................. 22
2.1.3. Lịch sử nghiên cứu khu vực .................................................................... 25
2.2. PHƯ NG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................... 27
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu thực địa và lấy mẫu ........................................ 27
2.2.2. Phương pháp phân tích mẫu ................................................................... 28
2.2.3. Phương pháp xử lý số liệu ...................................................................... 29
Chƣơng 3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA HÓA MÔI TRƢỜNG .............................................. 32
3.1. ĐẶC ĐIỂM TRẦM TÍCH TẦNG MẶT.................................................... 32
3.2. ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ CARBON HỮU C ............................................ 35
3.3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA HÓA TRẦM TÍCH ........................................................ 36
3.4. ĐẶC ĐIỂM CÁC ANION CHÍNH TRONG TRẦM TÍCH .................... 39

iii


3.5. ĐẶC ĐIỂM CÁC NGUYÊN TỐ TRONG TRẦM TÍCH ........................ 43
3.5.1. Nhóm nguyên tố không tập trung ........................................................... 44
3.5.2. Nhóm nguyên tố tập trung yếu ............................................................... 52

3.5.3. Nhóm nguyên tố tập trung mạnh ............................................................ 55
3.5.4. Nhóm nguyên tố tập trung rất mạnh ....................................................... 56
3.6. ĐẶC ĐIỂM TƯ NG QUAN CỦA CÁC THÀNH PHẦN TRONG
TRẦM TÍCH BIỂN ............................................................................................ 58
3.6.1. Tương quan giữa các thành phần trong trầm tích biển ........................... 58
3.6.2. Mối quan hệ của các anion và nguyên tố theo độ sâu đáy biển .............. 58
3.6.3. Phân tích cụm Cluster ............................................................................. 61
Chƣơng 4. ĐÁNH GIÁ Ô NHIỄM TRẦM TÍCH VÀ CÁC GIẢI PHÁP
BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG VÀ SỬ DỤNG BỀN VỮNG .......................................... 63
4.1. ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ, NGUY C

Ô NHIỄM TRẦM TÍCH

KHU VỰC NGHIÊN CỨU ................................................................................ 63
4.2. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ SỬ DỤNG
BỀN VỮNG ......................................................................................................... 65
4.2.1. Sử dụng hợp lý đất ngập nước ven biển ................................................. 65
4.2.2. Phát triển du lịch một cách bền vững ..................................................... 67
4.2.3. Phát triển đánh bắt hải sản đi kèm với bảo vệ môi trường ..................... 67
4.2.4. Giao thông vận tải biển an toàn tránh sự cố tràn dầu trên biển .............. 68
4.2.5. Quản lý chặt chẽ phát triển công nghiệp ................................................ 69
4.2.6. Đẩy mạnh an ninh quốc phòng kết hợp với bảo vệ môi trường ............. 69
4.2.7. Ứng phó với biến đổi khí hậu ................................................................. 70
KẾT LUẬN ............................................................................................................... 72
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................. 74

iv


DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1. Nhiệt độ trung bình (oC) tại Đà Nẵng từ năm 2008 đến năm 2012 ............ 4
Bảng 1.2. Lượng mưa trung bình (mm) tháng và năm tại Đà Nẵng từ năm 2008
đến năm 2012 .............................................................................................................. 5
Bảng 1.3. Độ ẩm trung bình (%) tháng và năm tại Đà Nẵng từ năm 2008
đến năm 2012 .............................................................................................................. 6
Bảng 1.4. Diện tích, dân số, mật độ dân số thành phố Đà Nẵng năm 2013 ............. 19
Bảng 1.5. Diện tích và sản lượng lúa, ngô của thành phố Đà Nẵng ......................... 20
Bảng 1.6. Số doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn thành phố......................... 20
Bảng 2.1. Hệ số chỉ thị cho môi trường địa hóa thành tạo trầm tích ........................ 30
Bảng 3.1. Hàm lượng TOC trong trầm tích biển Đà Nẵng độ sâu 0 - 100 m nước
(%) (n = 150) ............................................................................................................. 35
Bảng 3.2. Giá trị các thông số địa hóa môi trường trong trầm tích trong vùng biển
Đà Nẵng độ sâu 0 - 100 m nước ............................................................................... 39
Bảng 3.3. HLTB, hệ số tập trung Td của các nguyên tố trong trầm tích biển
Đà Nẵng độ sâu 0 - 100 m và HLTBTG của các nguyên tố này (n = 109) .............. 44
Bảng 3.4. Thông số địa hóa của các anion và nguyên tố trong vùng biển Đà Nẵng
độ sâu 0 - 100 m nước (n = 109) ............................................................................... 50
Bảng 3.5. Hệ số tương quan của các anion, nguyên tố, Eh, pH, tỉ lệ cấp hạt mịn và
carbon hữu cơ (n = 109) ............................................................................................ 57
Bảng 3.6. Phân tích phương sai đa nhân tố đánh giá ảnh hưởng của độ sâu đáy biển
tới sự phân bố hàm lượng của các anion và nguyên tố trong trầm tích vùng biển
Đà Nẵng độ sâu 0 - 100 m nước ............................................................................... 59
Bảng 4.1. Hàm lượng trung bình các kim loại nặng trong trầm tích biển nông
thế giới và tiêu chuẩn ô nhiễm môi trường trầm tích của Canada (*10-3 %) ............ 64
Bảng 4.2. Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về chất lượng trầm tích
(QCVN 43:2012/BTNMT) (*10-3 %) ....................................................................... 64
Bảng 4.3. Thống kê diện tích đất ngập nước tại Đà Nẵng (ha) ................................ 66
Bảng 4.4. Thống kê các vụ tràn dầu tại vùng biển Đà Nẵng .................................... 68

v



DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Vị trí vùng nghiên cứu ................................................................................ 3
Hình 1.2. Nhiệt độ bình quân tại Đà Nẵng trong giai đoạn 2008 - 2012 .................... 5
Hình 1.3. Biến thiên nhiệt độ trong năm 2012............................................................ 5
Hình 1.4. Mô hình vùng nghiên cứu theo chiều sâu ................................................... 9
Hình 2.1. Sơ đồ các điểm lấy mẫu trầm tích ............................................................. 27
Hình 2.2. Biểu đồ phân loại trầm tích của cục Địa chất Hoàng gia Anh .................. 29
Hình 3.1. Sơ đồ phân bố trầm tích tầng mặt trong vùng biển Đà Nẵng độ sâu
0 - 100m nước ........................................................................................................... 32
Hình 3.2. Sơ đồ khả năng tàng trữ độc tố của trầm tích trong vùng biển Đà Nẵng
từ 60 đến 100 m nước ............................................................................................... 34
Hình 3.3. Sơ đồ phân bố của TOC trong trầm tích vùng biển Đà Nẵng độ sâu
0 - 100 m nước .......................................................................................................... 35
Hình 3.4. Sơ đồ phân bố đặc trưng môi trường vùng biển Đà Nẵng độ sâu
từ 0 - 100 m nước .................................................................................................... 36
Hình 3.5. Sơ đồ phân bố hàm lượng SO42- (%) trong trầm tích................................ 40
Hình 3.6. Sơ đồ phân bố hàm lượng PO43- (%) trong trầm tích................................ 41
Hình 3.7. Sơ đồ phân bố hàm lượng NO3- (%) trong trầm tích ................................ 42
Hình 3.8. Sơ đồ phân bố hàm lượng CO32- (%) trong trầm tích. .............................. 43
Hình 3.9. Sơ đồ phân bố hàm lượng Mn (%) trong trầm tích ................................... 45
Hình 3.10. Sơ đồ phân bố hàm lượng Zn (%) trong trầm tích .................................. 46
Hình 3.11. Sơ đồ phân bố hàm lượng Pb (%) trong trầm tích .................................. 47
Hình 3.12. Sơ đồ phân bố hàm lượng Cu (%) trong trầm tích ................................. 48
Hình 3.13. Sơ đồ phân bố hàm lượng Sb (%) trong trầm tích .................................. 49
Hình 3.14. Sơ đồ phân bố hàm lượng As (%) trong trầm tích .................................. 51
Hình 3.15. Sơ đồ phân bố hàm lượng Hg (%) trong trầm tích ................................. 53
Hình 3.16. Sơ đồ phân bố hàm lượng B (%) trong trầm tích ................................... 54
Hình 3.17. Sơ đồ phân bố hàm lượng I (%) trong trầm tích ..................................... 55

Hình 3.18. Sơ đồ phân bố hàm lượng Br (%) trong trầm tích .................................. 56
Hình 3.19. Hàm lượng trung bình của các nguyên tố nhóm 1 theo các đới độ sâu
thành tạo trầm tích .................................................................................................... 60
Hình 3.20. Hàm lượng trung bình của các nguyên tố nhóm 2 theo các đới độ sâu
thành tạo trầm tích .................................................................................................... 61
Hình 3.21. Biểu đồ phân cụm Cluster giữa các nguyên tố kim loại nặng và các
thành phần môi trường địa hóa ................................................................................. 62

vi


MỞ ĐẦU
Trên thế giới, nghiên cứu địa chất môi trường được đẩy mạnh trong những
thập kỷ gần đây, khi khai thác và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên và bảo
vệ môi trường, trở thành quốc sách trong chiến lược phát triển bền vững của nhiều
nước. Kết quả nghiên cứu địa chất - địa chất môi trường là cơ sở khoa học quan
trọng đối với các dự án phát triển kinh tế - xã hội, qui hoạch sử dụng lãnh hải, lãnh
thổ. Trong nghiên cứu địa chất môi trường thì địa hoá môi trường giữ vai trò hết sức
quan trọng. Chính vì thế, việc nghiên cứu địa hóa môi trường là vô cùng cần thiết
trong bối cảnh phát triển như hiện nay.
Vùng biển Đà Nẵng đã có nhiều công trình nghiên cứu về địa hóa môi trường
biển, tuy nhiên hầu hết các công trình nghiên cứu chỉ mới đề cập ở độ sâu 0 - 30 m
hoặc 30 - 100 m, chưa có một công trình nào đề cập đến toàn bộ môi trường địa hóa
từ 0 - 100 m nước. Vì vậy, các công trình nghiên cứu chưa đánh giá được sự biến
động của môi trường địa hóa trầm tích theo không gian. Luận văn tập trung nghiên
cứu đặc trưng địa hóa môi trường biển khu vực Đà Nẵng đến 100 m nước, đánh giá
mức độ ô nhiễm địa hóa các nguyên tố trong trầm tích biển, đánh giá sự thay đổi
của môi trường địa hóa theo không gian từ đó đề xuất các biện pháp để góp phần
vào phát triển bền vững kinh tế biển gắn liền với bảo vệ môi trường.
Mục tiêu:

Làm sáng tỏ các vấn đề địa hóa môi trường góp phần xây dựng việc bảo vệ
môi trường và sử dụng bền vững.
Nhiệm vụ:
- Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến địa hóa môi trường;
- Nghiên cứu các đặc điểm trầm tích;
- Nghiên cứu sự phân bố và mức độ tích lũy, ô nhiễm các nguyên tố vi lượng
- N/c sự phân bố và mức độ tích lũy, ô nhiễm các nguyên tố vi lượng;
- Đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường và sử dụng bền vững vùng biển Đà
Nẵng độ sâu 0 - 100 m nước.

1


Với mục tiêu và nhiệm vụ như trên, khóa luận gồm 4 chương không kể phần
mở đầu và kết luận:
Chương 1: Các yếu tố ảnh hưởng đến đặc trưng địa hóa môi trường trầm tích
Chương 2: Lịch sử và phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Đặc điểm địa hóa môi trường
Chương 4. Đánh giá ô nhiễm môi trường trầm tích và các giải pháp bảo vệ
môi trường và sử dụng bền vững
Cơ sở tài liệu:
- Kết quả phân tích mẫu;
- Các tài liệu từ các đề tài, dự án trực tiếp tham gia;
- Các tài liệu khác.
Ý nghĩa của luận văn:
- Làm sáng tỏ đặc điểm địa hóa môi trường: các yếu tố địa hóa, anion,
nguyên tố vi lượng;
- Mối quan hệ giữa các anion, nguyên tố với độ sâu đáy biển;
- Phân nhóm nguyên tố vi lượng, yếu tố địa hóa môi trường;
- Đánh giá ô nhiễm địa hóa;

- Các giải pháp bảo vệ môi trường và sử dụng bền vững.
Luận văn không thể tránh được những thiếu sót vì vậy học viên rất mong
nhận được ý kiến đóng góp từ các thầy, các cô, các bạn để có thể hoàn thiện luận
văn của mình tốt hơn.

2


Chương 1. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐẶC TRƯNG ĐỊA HÓA
MÔI TRƯỜNG TRẦM TÍCH
1.1. GIỚI THIỆU VÙNG NGHIÊN CỨU
Vùng nghiên cứu là vùng biển Đà Nẵng 0 - 100 m nước có giới hạn trong là
đường bờ biển Đà Nẵng và giới hạn ngoài là đường đẳng sâu 100 m nước. Vùng
biển còn được giới hạn bởi các đường kéo dài từ ranh giới giữa Thừa Thiên Huế với
Đà Nẵng và Đà Nẵng với Quảng Nam (Hình 1.1).

Hình 1.1. Vị trí vùng nghiên cứu

1.2. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐẶC TRƯNG ĐỊA HÓA MÔI TRƯỜNG
TRẦM TÍCH
1.2.1. Các yếu tố tự nhiên
1.2.1.1. Đặc trƣng khí hậu
Khí hậu có ảnh hưởng khá lớn đến đặc trưng địa hóa môi trường trầm tích.
Nó tác động đến hoạt động của thế giới sinh vật và là nhân tố quan trọng của các
quá trình tự nhiên như phong hóa, bóc mòn. Chính các hoạt động của sinh vật và
các quá trình tự nhiên này có thể làm thay đổi môi trường trầm tích biển, thay đổi
các đặc trưng địa hóa của chúng. Ngoài ra, gió còn quyết định hướng sóng, hướng
dòng chảy ảnh hưởng đến quá trình vận chuyển và lắng đọng các nguyên tố địa hóa
3



vào trầm tích. Bên cạnh đó, các tai biến khí hậu cũng tác động lớn đến môi trường
trầm tích. Bão, lụt, nước biển dâng có thể cuốn theo các hợp chất công nghiệp,
thuốc trừ sâu xuống biển và lắng đọng dần trong trầm tích khiến cho môi trường
trầm tích bị ô nhiễm. Các đặc trưng cơ bản của khí hậu bao gồm: nhiệt độ, lượng
mưa, độ ẩm và chế độ gió.
t

a.

Đà Nẵng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, nhiệt độ cao
và ít biến động. Khí hậu Đà Nẵng là nơi chuyển tiếp đan xen giữa khí hậu miền Bắc
và miền Nam, với tính trội là khí hậu nhiệt đới điển hình ở phía Nam [31].
Bảng 1.1. Nhiệt độ trung bình (oC) tại Đà Nẵng từ năm 2008 đến năm 2012
2008

2009

2010

2011

2012

25,5

26,3

26,3


25,2

26,5

Tháng 1

21,6

20,6

23,1

20,0

21,4

Tháng 2

19,4

23,7

24,4

21,5

22,2

Tháng 3


23,3

25,5

24,6

21,5

24,3

Tháng 4

27,0

26,9

26,9

24,9

27,0

Tháng 5

27,7

27,6

29,4


28,1

29,3

Tháng 6

29,4

30,6

29,7

29,3

30,6

Tháng 7

29,5

29,3

29,1

29,8

29,6

Tháng 8


28,6

29,2

28,1

29,2

29,7

Tháng 9

27,8

27,5

27,7

26,9

27,5

Tháng 10

26,3

26,7

25,9


25,7

26,3

Tháng 11

24,4

24,4

23,7

24,6

26,0

Tháng 12

21,5

23,2

22,5

20,8

24,5

BÌNH QUÂN NĂM


guồn: [31]

Thành phố có số giờ nắng nhiều với 2.101,3 giờ nắng. Nhiệt độ trung bình
hàng năm khoảng 25,2 oC - 26,5 oC; cao nhất vào các tháng 6, 7, 8 trung bình từ
28,1 - 30,6 oC; thấp nhất vào các tháng 12, 1, 2, trung bình từ 19,4 - 24,5 oC (Bảng
1.1). Nhiệt độ bình quân năm của Đà Nẵng có xu hướng tăng trong giai đoạn từ năm
2008 đến 2012 (Hình 1.2, Hình 1.3).

4


Hình 1.2. Nhiệt độ bình quân tại Đà Nẵng
trong giai đoạn 2008 - 2012

b.

ng m

v

Hình 1.3. Biến thiên nhiệt độ trong
năm 2012

m

Mỗi năm, Đà Nẵng có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa kéo dài từ tháng 8 đến tháng 12
và mùa khô từ tháng 1 đến tháng 7 [31]. Trong năm 2012, lượng mưa dao động trung
bình trong khoảng 0 - 581,7 mm và tổng lượng mưa cả năm là 1.696,1 mm. Tổng
lượng mưa của năm 2012 thấp hơn khá nhiều so với các năm trước đó (Bảng 1.2).
Bảng 1.2. Lượng mưa trung bình (mm) tháng và năm tại Đà Nẵng từ năm 2008 đến năm 2012

2008

2009

2010

2011

2012

2.525,5

3.017,8

2.236,8

3.647,8

1.696,1

Tháng 1

82,8

159,5

87,9

160,6


56,8

Tháng 2

33,6

23,3

0,0

0,0

37,4

Tháng 3

53,7

23,0

10,3

31,2

0,0

Tháng 4

67,0


179,9

4,7

8,0

21,3

Tháng 5

157,7

65,3

62,1

35,0

10,9

Tháng 6

35,5

36,2

76,1

100,5


46,1

Tháng 7

47,9

186,5

245,2

12,8

32,0

Tháng 8

56,6

152,8

326,3

139,1

180,5

Tháng 9

230,3


1.375,7

166,1

812,1

581,7

Tháng 10

1.006,5

455,8

656,3

791,3

367,5

Tháng 11

568,6

194,4

549,2

1.218,0


302,4

Tháng 12

185,3

165,4

52,6

339,2

59,5

CẢ NĂM

guồn: [31]

Độ ẩm trung bình tại Đà Nẵng tương đối cao và có sự biến động không đáng
kể qua các năm. Độ ẩm trung bình năm dao động trong khoảng 81 - 82 %. Độ ẩm cao
5


nhất vào các tháng 10 và 11 và thấp nhất vào tháng 6 và 7. Trong năm 2012, độ ẩm
cao nhất đạt 88 % vào tháng 1 và 11 và thấp nhất đạt 70 % vào tháng 6 (Bảng 1.3).
Bảng 1.3. Độ ẩm trung bình (%) tháng và năm tại Đà Nẵng từ năm 2008 đến năm 2012
2008

2009


2010

2011

2012

82

81

82

82

81

Tháng 1

85

82

84

83

88

Tháng 2


80

86

85

82

87

Tháng 3

85

83

83

82

82

Tháng 4

82

81

83


84

81

Tháng 5

81

82

77

77

77

Tháng 6

77

71

77

75

70

Tháng 7


75

76

77

70

73

Tháng 8

78

77

82

77

74

Tháng 9

81

84

83


88

85

Tháng 10

88

82

85

87

84

Tháng 11

85

83

88

86

88

Tháng 12


87

84

84

89

85

BÌNH QUÂN NĂM

guồn: [31]

c. C

g

Toàn vùng biển Đà Nẵng chịu ảnh hưởng của hai chế độ gió mùa là gió mùa
Đông Bắc (tháng 11 - 4 năm sau) và gió mùa Tây Nam (tháng 5 - 10). Khu vực có
chế độ gió trong mùa đông khá phức tạp do địa hình bờ biển có nhiều núi cao. Nhìn
chung, hướng thịnh hành là Đông Bắc và Bắc với tần suất gần tương đương thay đổi
từ 20 - 40 % và tốc độ gió trung bình (4 - 6 m/s). Các hướng Tây Bắc cũng có tần
suất gặp khá cao có nơi đến 30 %, các hướng còn lại gặp ở tần suất thấp hơn.
Các số liệu thống kê hàng năm cho thấy bão và áp thấp nhiệt đới có xu
hướng ngày càng tăng. Các cơn bão tập trung chủ yếu ở Bắc - Trung, Trung Bộ và
Bắc Bộ, các khu vực khác tương đối ít. Bão hoạt động trên biển Đông mỗi đợt từ
vài ngày đến trên 1 tuần, chủ yếu từ tháng 5, 6 cho tới tháng 11, 12. Đường đi của
bão di chuyển dần từ Bắc xuống Nam, tốc độ gió mạnh trên 30 m/s, thậm chí có
thể tới 50 m/s.

6


1.2.1.2. Hải văn - Thủy văn
Chế độ hải văn và thủy văn cũng ảnh hưởng lớn đến địa hóa môi trường trầm
tích. Các động lực dòng chảy sẽ vận chuyển các nguyên tố địa hóa cũng như các
chất hóa học ra biển và lắng đọng dần xuống trầm tích.
a. T ủy văn
Sông ngòi của TP. Đà Nẵng đều bắt nguồn từ phía Tây, Tây Bắc thành phố
và tỉnh Quảng Nam. Hầu hết các sông ở Đà Nẵng đều ngắn và dốc. Có 2 sông chính
là sông Hàn và sông Cu Đê:
- Sông Hàn (hạ lưu của sông Vu Gia, hợp lưu của sông Yên và sông Túy
Loan) có chiều dài khoảng 204 km, tổng diện tích lưu vực khoảng 5.180 km2; bị ảnh
hưởng sâu sắc của thủy triều. Trên lòng sông có tích tụ cát vừa, có nơi cát thô;
- Sông Cu Đê có chiều dài khoảng 204 km, tổng diện tích lưu vực 426 km2.
Hướng chảy từ Tây sang Đông, đổ vào vịnh Đà Nẵng tại cửa Nam Ô. Tại vùng cửa
Nam Ô, do năng lượng dòng chảy lớn nên tích tụ cuội, sỏi, sạn và cuội lớn. Sông bị
nhiễm mặn tới Thủy Tú do ảnh hưởng của thủy triều.
Ngoài ra, trên địa bàn thành phố còn có các sông: Sông Yên, sông Chu Bái,
sông Vĩnh Điện, sông Túy Loan, sông Phú Lộc... Thành phố còn có hơn 546 ha mặt
nước có khả năng nuôi trồng thủy sản. Với tiềm năng về diện tích mặt nước, tạo
điều kiện tốt để xây dựng thành vùng nuôi thủy sản với các loại chính như: cá mú,
cá hồi, cá cam, tôm sú và tôm hùm.
b. Hả văn
Chế độ thủy triều: Khu vực Nam Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng có chế độ
thủy triều mang tính bán nhật triều không đều và chiếm hầu hết các ngày trong
tháng, độ cao thủy triều Hmax = 130 cm và Hmin = 55 cm (Nguyễn Ngọc Thụy).
Dòng triều lên có hướng thịnh hành là Tây Nam, dòng triều xuống có hướng thịnh
hành là Tây Bắc.
Chế độ sóng: Sóng chịu sự chi phối của gió mùa và bão. Sóng theo gió

hướng Đông Nam khá ổn định và có cường độ mạnh hơn so với sóng theo gió Tây
Nam. Sóng lớn quan trắc được ở ngoài khơi có độ cao vượt quá 6 - 7 m, thậm chí
đạt tới 11 m và chu kỳ cực đại của sóng đạt tới 14 - 15 m.
7


Mùa đông có hướng sóng thịnh hành là hướng Đông Bắc với độ cao sóng
trung bình từ 0,8 đến 1 m, độ cao sóng cực đại 3 - 4 m. Mùa hè sóng chiếm ưu thế
là Tây Nam với độ cao sóng trung bình từ 0,6 - 1,1 m; độ cao sóng cực đại 2 - 3,5
m. Khi những cơn bão mạnh đổ bộ vào thì độ cao sóng có thể lên tới 4 m.
Chế độ dòng chảy: Dòng chảy bị chi phối bởi gió mùa và đặc điểm địa hình.
Từ tháng 1 - 4 và từ tháng 10 - 12 dòng chảy có hướng Tây Nam, từ tháng 5 - 9
dòng chảy có hướng Đông Bắc với tốc độ 25 - 75 cm/s. Tốc độ dòng chảy mặt mùa
hè thấp (v = 10 - 25 cm/s), vào mùa đông tốc độ đạt 50 - 70 cm/s.
1.2.1.3. Địa hình
Địa hình có ảnh hưởng khá lớn đến khả năng lắng đọng trầm tích cũng như
các nguyên tố địa hóa.
Địa hình thành phố Đà Nẵng được đặc trưng bởi địa hình đồng bằng và đồi
núi. Vùng núi cao và dốc tập trung ở phía Tây và Tây Bắc thành phố, từ đây có
nhiều dãy núi chạy dài ra biển, một số đồi thấp xen kẽ vùng đồng bằng ven biển
hẹp. Vùng đồng bằng tập trung ở phía Đông và Đông Nam thành phố, chủ yếu là
dạng đồng bằng hẹp nằm xen kẽ giữa các dãy núi hoặc ven biển, bị chia cắt bởi
nhiều sông suối.
Địa hình đồi núi chiếm diện tích lớn (khoảng 70 % diện tích của thành phố),
độ cao khoảng từ 700 - 1.500 m, độ dốc lớn, là nơi tập trung nhiều rừng đầu nguồn.
Đồng bằng ven biển là vùng đất thấp chịu ảnh hưởng của biển bị nhiễm mặn, là
vùng tập trung nhiều cơ sở nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, quân sự, đất ở và các
khu chức năng của thành phố.

8



Hình 1.4. Mô hình vùng nghiên cứu theo chiều sâu

Địa hình đáy biển của Đà Nẵng có xu hướng nghiêng về phía Đông Nam. Ở
phía đường bờ đặc biệt là xung quanh bán đảo Sơn Trà, địa hình có xu thế giảm rất
nhanh tuy nhiên khi ra các độ sâu xa hơn địa hình thoải dần (Hình 1.4).
1.2.2. Đặc điểm địa chất và kiến tạo
1.2.2.1. Các thành tạo địa chất
a. Các t n tạo ị c ất trên ất l ền
Đặc điểm địa tầng:
GIỚI PALEOZOI
HỆ CAMBRI THỐNG TRUNG - HỆ OCDOVIC THỐNG HẠ

Hệ tầng A Vương (є2 - O1 av)
Các thành tạo hệ tầng A Vương gồm chủ yếu các đá lục nguyên xen ít
carbonat và một và thấu kính nhỏ đá phun trào ở phần thấp. Đá có cấu tạo phân
phiến rõ, phân lớp 0,8 - 1,2 m. Đá bị biến chất nhiệt động phân đới phát triển khá
rõ. Các thành tạo hệ tầng A Vương phân bố phía Tây Nam khu vực nghiên cứu
thuộc các xã Hòa Sơn, Hòa Khánh và quanh khu vực núi Cẩm Khê.
Bề dày trầm tích hệ tầng A Vương khoảng 1.700 - 2.100 m, gồm 3 phụ hệ
tầng, trong phạm vi vùng nghiên cứu thể hiện 2 phụ hệ tầng.
HỆ OCDOVIC THỐNG HẠ - HỆ SILUR

Hệ tầng Long Đại (O1 - S lđ)
Hệ tầng Long Đại phân bố ở phần phía Bắc của vùng nghiên cứu; phần lớn ở
phía bắc đứt gãy Đak Rong - Ca Nhong còn lại là các chỏm nhỏ ở khu vực bán đảo

9



Sơn Trà. Dựa vào đặc điểm trầm tích, thành tạo hệ tầng Long Đại chia làm 3 phụ hệ
tầng, trong khu vực nghiên cứu chỉ phân bố phụ hệ tầng dưới. Phân bố chủ yếu ven
rìa tiếp giáp khối Hải Vân (Hòa Bắc, Hòa Liên) và tạo thành các thể tù lớn trong
granit tại Sơn Trà. Mặt cắt trầm tích của phụ hệ tầng dưới gồm 10 tập, dưới cùng là
cuội kết cơ sở, lên trên là đá phiến sét sericit, cát kết dạng quarzit, cát bột kết bị ép
phiến dạng phiến sericit, đá phiến thạch anh, cát bột kết bị ép phiến màu xám tro, đá
phiến sericit - clorit, cát kết đa khoáng, đá phiến sét, và trên cùng là đá phiến
serricit, phiến sét - sericit - clorit.
Tại khu vực tiếp xúc trực tiếp với các khối granit phức hệ Hải Vân như ở
Sơn Trà và An Định (Hòa Bắc) mặt cắt chủ yếu gồm các loại đá phiến thạch anh sericit, đá phiến thạch anh - mica, đá phiến thạch anh - fenspat - mica, đá phiến
thạch anh có muscovit - disten, đá phiến thạch anh - mica có silimanit.
HỆ ĐEVON
THỐNG HẠ- TRUNG

Hệ tầng Tân Lâm (D1-2 tl)
Trên diện tích vùng nghiên cứu, trầm tích hệ tầng Tân Lâm cấu thành các
nếp lõm hẹp, phân bố trên phần cao địa hình ở phía Nam đứt gãy Cu Đê - Cù Mông.
Đặc điểm mặt cắt địa tầng là sự xen kẽ các đá trầm tích lục nguyên màu nâu
đỏ (nhạt dần ở phần cao), biến chất yếu (hoặc chưa biến chất), độ hạt nhỏ dần lên
phía trên. Dựa vào đặc điểm trầm tích, mặt cắt hệ tầng Tân Lâm chia thành 2 phụ hệ
tầng với bề dày tổng cộng 700 - 750 m, trong khu vực nghiên cứu chỉ thể hiện phụ
hệ tầng dưới.
HỆ CARBON - HỆ PERMI

Hệ tầng Ngũ Hành Sơn (C - P nhs)
Các đá của hệ tầng Ngũ Hành Sơn lộ ra thành 5 chỏm nhỏ ở Hòa Hải (Ngũ
Hành Sơn) và 1 diện nhỏ ở Thành Vĩnh 2 (bán đảo Sơn Trà).
Tại Ngũ Hành Sơn, các thành tạo của hệ tầng chủ yếu là đá hoa màu xám
trắng, xám sẫm, có chỗ phớt vàng, phớt hồng. Trong đá hoa chỉ kẹp một vài lớp đá

phiến thạch anh - sericit mỏng (1 - 2 m).

10


GIỚI KAINOZOI
HỆ ĐỆ TỨ (Q)

Hệ Đệ tứ lục địa ven biển
Trầm tích Đệ tứ phân bố chủ yếu trên dải đồng bằng ven biển và dọc các
thung lũng sông suối miền núi. Trầm tích có sự chuyển tướng rõ ràng theo hướng
lục địa ra biển và theo chiều xa dần các thung lũng sông. Trong khu vực nghiên cứu
đã phân chia các trầm tích Đệ tứ theo 8 thời địa tầng với 18 phân vị địa tầng có tuổi
và nguồn gốc thành tạo khác nhau. Bao gồm các trầm tích gốc sông, sông - biển,
biển - vũng vịnh, biển, sông - lũ tích - sườn tích.
Hệ Đệ tứ phần biển ngập nƣớc: bao gồm các trầm tích biển (mQ2 1-2 ), trầm
tích biển sông (maQ2 3), trầm tích biển (mQ2 3).
1.2.2.2. Macma
Magma xâm nhập Peleozoi sớm
Phức hệ Đại Lộc (γD1 l)
Trong diện tích nghiên cứu, các đá của phức hệ Đại Lộc lộ ra ở khu vực núi
Cẩm Khê, kéo dài theo hướng Đông Bắc - Tây Nam.
Thành phần thạch học của phức hệ: granitogneis biotit, granosyenitogneis
biotit có muscovit, granitogneis 2 mica và granialaskit gneis. Chúng chuyển tiếp từ
từ sang nhau một cách có quy luật, các đá sáng màu hơn có độ hạt nhỏ nằm ở ven
rìa khối, các đá hạt thô sẫm màu hơn nằm ở giữa khối.
Các đá của phức hệ xuyên gần chỉnh hợp với các đá của hệ tầng A Vương
(є2 - O1 av) gây sừng hoá và biến chất tiếp xúc đá vây quanh, đặc trưng là loại đá
phiến thạch anh - felspat - mica bị sừng hoá và bị các loại phiến đá thạch anh - mica
có silimanit (granat) đới sừng và biến chất tiếp xúc ở rìa phía Nam phát triển mạnh

hơi nghiêng về phía Nam của đá vây quanh), rìa Nam là phần mái chịu tác dụng
nhiệt của phần magma mạnh hơn).
Các đá granit phức hệ Đại Lộc, xuyên gần chỉnh hợp với các đá phiến hệ
tầng A Vương (є2 - O1 av) và bị các đá của hệ tầng Tân Lâm (D1-2 tl) phủ lên
(ngoài vùng nghiên cứu). Vì vậy tuổi của phức hệ Đại Lộc xếp vào sát trước
Devon là hợp lý).
11


Magma xâm nhập Mesozoi sớm
Phức hệ Hải Vân (GT3n hv)
Trong diện tích nghiên cứu các đá phức hệ Hải Vân lộ ra ở khu vực Hải
Vân và bán đảo Sơn Trà.
Các đá granit Hải Vân bao gồm: các đá granit sáng màu, granit biotit
porphyr hạt nhỏ đến vừa (chủ yếu hạt vừa) sẫm màu, các thể đá lai tính (dạng khối
giàu khoáng vật màu). Khối granit Hải Vân chiếm toàn bộ rìa Bắc (kể từ chân đèo
Hải Vân về phía Bắc). Ranh giới giữa chúng và đá vây quanh không rõ ràng, nhiều
chỗ mang tính chuyển tiếp. Trong các khối xâm nhập còn gặp các thể tù của phiến
đá hệ tầng Long Đại, của đá gabro phức hệ Chà Vằn.
Thành phần của khối gồm 2 pha xâm nhập và pha đá mạch:
Pha 1 (GT3n hv1) là pha chính, chiếm khối lượng chủ yếu (> 80 %), thành
phần gồm granit biotit, granit 2 mica, ít granodiorit biotit có muscovit. Các đá có
màu xám trắng đốm đen, cấu tạo định hướng yếu, có nơi gặp cấu tạo khối. Đá có
kiến trúc nửa tự hình hạt trung đến thô, một số nơi có kiến trúc dạng porphyr với
ban tinh là fenspat.
Pha 2 (GT3n hv2) ít phổ biến, diện lộ nhỏ, thường có dạng đẳng thước.
Thành phần thạch học gồm granit biotit có muscovit, granit alaskit hạt nhỏ màu xám
trắng, cấu tạo dạng gneis yếu hoặc dạng khối. Các đá pha 2 xuyên cắt các đá pha 1.
Tại ranh giới phát triển hiện tượng greisen hoá và các ổ pegmatit chứa turmalin thạch anh.
Pha đá mạch khá phổ biến, phần nhiều gặp ở đới nội ngoại tiếp xúc, các

mạch rộng chừng vài chục cm đến hàng mét, kéo dài hàng chục mét theo các
phương khác nhau. Thành phần gồm granit aplit, pegmatoid turmalin, thạch anh turmalin.
Các đá granit Hải Vân gây biến chất tiếp xúc nhiệt đối với các đá vây
quanh (các đá phiến hệ tầng Long Đại) với thành phần: plagioclas - biotit
(muscovit) - silimanit (andaluzit - disten) + thạch anh.
Trong đới tiếp xúc của đá vây quanh, phát triển mạnh các mạch thạch anh
sunfua, thạch anh pegmatit.
12


Khu vực Sơn Trà: các đá granit chiếm toàn bộ diện tích của bán đảo Sơn
Trà 40 km2. Ở khu vực này phức hệ chỉ gồm các đá granit biotit sẫm màu hạt vừa
đôi chỗ bị muscovit hơn trở nên sáng màu hơn. Các đá pha 2 lấp đầy khe nứt trong
đá granit sẫm màu pha 1. Trong khối granit còn gặp nhiều đá phiến bị sừng hóa, đá
vôi bị hoa hoá.
Các đá thường bị muscovit hoá, trong một số mẫu granit - gneis hàm lượng
thạch anh tới 40 - 50 %, có thể do quá trình thạch anh hoá.
Các đai mạch không phân chia
Trên diện tích vùng nghiên cứu phát triển nhiều loại đá mạch có thành phần
khác nhau: gabrodiabas (một số bị amphibol hoá), diorit, spesartit. Các mạch này có
độ dày từ vài dm đến vài mét, thường chỉnh hợp với đá vây quanh, một số ít có quan
hệ xuyên cắt với đá vây quanh.
Các mạch này được xếp vào nhóm đá mạch không phân chia (không rõ tuổi)
1.2.2.3. Đặc điểm địa động lực
Vùng biển nằm trong vùng biển Sơn Trà - mũi An Hoà cắt qua vùng trũng
chồng Mezozoi Nông Sơn và bị khống chế bởi các đứt gãy sâu Khe Sang - Đà
Nẵng, Tam Kỳ - Hiệp Đức và Tà Vi - Hương Nhương. Đứt gãy Tà Vi - Hương
Nhương kéo dài qua biển và chạy qua đảo Lý Sơn. Trong tân kiến tạo, phần đất liền
nâng cao tạo núi còn phần ngập nước bị dập vỡ, sụt lún tạo nên bồn trũng có bề
rộng đạt 5.000 m. Trong kỷ Đệ tứ, biểu hiện hoạt động phun trào bazan mạnh mẽ,

tập trung xung quanh mũi An Hoà và đảo Lý Sơn. Đứt gãy chủ yếu phất triển theo
hai hướng: đứt gãy hướng Tây Bắc - Đông Nam phân cắt ra các khối song song với
bờ vận động hạ vũng sụt bậc trong tân kiến tạo, đứt gãy hướng Đông Bắc - Tây
Nam chia đới bờ ra các khối nhỏ tạo nên khối nâng và hạ trong Đệ tứ (khối nâng
đảo Lý Sơn trong Holocen, khối sụt trũng An Hoà - Sơn Trà trong Đệ tứ).
1.2.3. Đặc điểm tài nguyên
1.2.3.1. Tài nguyên vị thế
Đà Nẵng nằm ở vị trí trung độ của cả nước, nhìn thẳng ra biển Đông, là đầu
mối giao thông lớn nhất của vùng cả về đường sắt, đường bộ, đường không và
đường thủy. Quốc lộ 14B nối cảng biển Tiên Sa, Liên Chiểu đến Tây Nguyên và
13


trong tương lai gần nối với hệ thống đường xuyên Á qua Lào, Đông Bắc
Campuchia, Thái Lan, Myanma. Đà Nẵng là một trong những cửa ngõ quan trọng ra
biển của Tây Nguyên và các nước trên đến các nước vùng Đông Bắc Á. Vì vậy, vị
trí địa lý của một thành phố cảng là một lợi thế quan trọng tạo điều kiện thuận lợi
cho thành phố Đà Nẵng mở rộng giao lưu kinh tế với các tỉnh trong vùng duyên hải,
Tây Nguyên, cả nước và nước ngoài, là tiền đề quan trọng góp phần để các ngành
kinh tế của thành phố phát triển, tạo lực để thành phố trở thành một trong những
trung tâm phát triển của vùng trọng điểm miền Trung. Vùng biển Đà Nẵng có tiềm
năng lớn để phát triển khai thác hải sản và dầu khí. Ngoài ra, Đà Nẵng còn là một
trong bốn vùng du lịch biển trọng điểm của cả nước.
1.2.3.2. Tài nguyên phi sinh vật
a. T

nguyên k oáng sản

Các chất thải từ hoạt động khai thác khoáng sản bao gồm cả bụi, chất thải
lỏng, chất rắn, đã đe doạ đến chất lượng môi trường trầm tích của khu vực.

Ngoài ra, khai thác sa khoáng ven biển còn tăng nguy cơ nhiễm mặn nguồn nước
ngầm, làm tăng độ đục môi trường nước, phát tán các chất phóng xạ và các chất
ô nhiễm khác.
Khoáng sản ven bờ và đảo
- Cát t ủy t n Nam Ô: Mỏ cát thủy tinh thuộc địa phận phường Hòa
Khánh, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng, có tọa độ trung tâm: X: 16o05'25''; Y:
108o07'50''. Khu mỏ cát dài 10 km, rộng 2 - 3 km. Mỏ khoáng có trữ lượng C1 + C2:
6.353.817 tấn, trong đó C1(C1 + C2): 45 %. Tài nguyên dự báo cấp P1: 72 triệu tấn.
+ Cát sỏ Hò K án : Mỏ khoáng thuộc địa phận phường Hòa Minh, quận
Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng, có tọa độ trung tâm: X: 16o04'10''; Y: 108o09'50''.
Mỏ đã được điều tra sơ bộ kết hợp trong đo vẽ bản đồ địa chất 1:50.000. Tầng chứa
cuội sỏi nằm ở độ sâu 4 - 4,5 m, phân bố dạng hẹp kéo dài 2 - 2,5 km, rộng 200 - 300
m, chiều dày 0,5 - 0,8 m. Toàn bộ cuội sỏi là thạch anh mài tròn tốt, kích thước 1 - 2
cm chiếm 30 - 40 %, nhiễm nhiều oxyt sắt. Mỏ khoáng có tài nguyên dự báo cấp P2:
200.000 m3. Nhân dân khai thác lọc lấy sỏi để đúc bê tông.

14


Khoáng sản đáy biển
- S k oáng b ển
Theo báo cáo đề án “Điều tra địa chất và tìm kiếm khoáng sản rắn vùng biển
ven bờ (0 - 30 m nước) Việt Nam tỷ lệ 1:500.000”, trong đó vùng biển nghiên cứu
phát hiện 3 vành ilmenit (hàm lượng từ 7.295,0 - 15.000 g/m3); 6 vành zircon (hàm
lượng từ 970,1 - 2.000 g/m3). 3 vành rutil + anataz (hàm lượng từ 492 - 2.000 g/m3);
2 vành monazit (hàm lượng từ 342,3 - 2.000 g/m3); 2 vành granat (hàm lượng > 500
g/m3). Ngoài ra, đã xác định được 6 trạm khảo sát có biểu hiện vàng (trong đó có
một trạm đạt hàm lượng 0,009 g/m3, nằm ở khu vực cửa sông Thu Bồn). Các vành
phân tán phân bố chủ yếu trong đới độ sâu 0 - 15 m nước còn các điểm gặp vàng thì
phân bố rải rác trong đới độ sâu 5 - 25 m nước, trong các trường trầm tích cát và cát

bùn, ít hơn là bùn lẫn cát sạn và cát chứa bùn sạn.
- Vật l u xây dựng
Trong vùng nghiên cứu cho thấy sự phân bố các trường trầm tích sạn cát, cát
sạn, cát lẫn sạn, cát phân bố thành dải liên tục trong đới bờ ra đến ngoài khơi. Đây
có thể là các diện triển vọng vật liệu xây dựng.
b. T

nguyên ất

Thành phố Đà Nẵng với tổng diện tích tự nhiên là 125.654,37 ha. Trong đó,
các nhóm đất chính là:
-

m ất cồn cát v

ất cát b ển: Nhóm đất được hình thành ở ven biển,

cửa sông và do tác động của gió vun lên thành cồn cát nổi ổn định hoặc di động.
Đặc điểm của nhóm đất này là thành phần cơ giới tơi rời rạc, hạt thô, độ phì và khả
năng giữ nước kém, tập trung chủ yếu ở quận Liên Chiểu, Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn.
Phần lớn nhóm đất này đang trồng rừng phòng hộ, một số ít bỏ hoang chưa sử dụng
và một số diện tích được trồng hoa màu cạn, làm nghĩa địa. Nhóm đất này chiếm 10
% diện tích đất toàn thành phố, đây là loại đất phân bố ở địa hình tương đối bằng
phẳng, thuận lợi cho việc phát triển kinh tế xã hội, xây dựng cơ sở hạ tầng, sử dụng
chủ yếu vào mục đích phi nông nghiệp. Hiện nay, nhóm đất này còn tương đối
nhiều và có mục tiêu chủ yếu để khai thác xây dựng cơ cở hạ tầng, xây dựng các
15


công trình công nghiệp, du lịch, đất ở phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của

thành phố.
-

m ất mặn: Phát sinh do sự xâm nhập của thủy triều gây mặn bề mặt

hay mạch ngầm, thường thấy nơi có địa hình thấp trũng, tập trung chủ yếu ở ven
biển hoặc cửa sông, khi khô trên bề mặt có một lớp muối trắng, đất có màu nâu
xám, phản ứng ít chua đến trung tính.
-

m ất p èn mặn: Hình thành ở các vùng đất trũng do sự bồi lắng và

phân hóa xác động vật biển, đất có màu nâu, xám nâu. Thành phần cơ giới thịt nhẹ,
phân bố chủ yếu ở các xã Hòa Xuân, Hòa Quý huyện Hòa Vang. Nhóm đất phèn
mặn chiếm 2 %, phân bố ở địa hình thấp trũng, có khả năng phục vụ cho sản xuất
nông nghiệp nhưng bị hạn chế nhiều bởi phèn và mặn, loại đất này cũng đã được sử
dụng vào các mục đích phát triển kinh tế xã hội của thành phố.
-

m ất p ù s : Tập trung ở hạ lưu các con sông, suối do quá trình bào

mòn rửa trôi ở đầu nguồn nhờ dòng chảy đưa xuống hạ lưu. Nhóm đất này thích
nghi cho sản xuất nông nghiệp. Nhóm đất phù sa chiếm 9,78 %, loại đất này đã sử
dụng chủ yếu vào mục đích sản xuất nông nghiệp, một số ít dùng cho lâm nghiệp và
đất ở. Loại đất này cũng đã và đang bị khai thác gần hết.
-

m ất dốc tụ: Là sản phẩm của quá trình bào mòn di chuyển không xa,

thường phân bố ở các thung lũng trung du và miền núi, loại đất này tầng dày có

nhiều chất hữu cơ, độ phì khá, mầu sắc phụ thuộc vào đá mẹ và chất hữu cơ trong
đất, thường có màu xám nâu, xám đen. Thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến trung
bình. Đây là loại đất thích hợp cho sản xuất nông nghiệp, nhưng phân bố rải rác ở
các vùng địa hình phức tạp đi lại khó khăn, nhóm đất này cũng đã khai thác triệt để.
- Đất mùn v ng ỏ trên á m gma a xit: Đặc điểm là quá trình Feralit và sự
phân giải chất hữu cơ càng lên cao càng yếu, thể hiện sự phân hóa theo độ cao, đất
tích lũy mùn khá. Thành phần cơ giới nhẹ, kết cấu hạt, tầng mỏng, đá lẫn nhiều,
phân bố chủ yếu ở vùng núi cao xã Hòa Liên.
-

m ất ỏ vàng: Đặc điểm chung của nhóm đất này là phản ánh rõ tính

chất của đất nhiệt đới ẩm, biểu hiện đặc trưng quá trình Feralit là chính, đất hình
16


thành tại chỗ trên các sản phẩm phong hóa của loại đá magma trung tính và biến
chất, đất có mầu sắc chính là đỏ vàng đến vàng đỏ, đất chua nghèo kiềm, khoáng
vật nguyên sinh đã phân hủy triệt để, phân bố chủ yếu ở huyện Hòa Vang và quận
Sơn Trà. Nhóm đất đỏ vàng chiếm 56,1 %, phân bố ở địa hình cao và rất cao. Hầu
hết đất này đã được sử dụng vào mục đích lâm nghiệp, một số ít dùng vào nông
nghiệp. Tuy nhiên, do phân bố ở nhiều địa hình khác nhau nên vẫn còn một số ít đất
trống đồi trọc chưa được sử dụng. Hiện nay, thành phố Đà Nẵng với tốc độ đô thị
hóa cao, đất này đang được khai thác để đắp nền xây dựng các công trình phục vụ
phát triển kinh tế xã hội.
1.2.3.3. Tài nguyên sinh vật
a. T

nguyên rừng


Diện tích đất lâm nghiệp thành phố Đà Nẵng là 60.989,75 ha chiếm 48,54 %
diện tích tự nhiên. Do nằm ở vị trí trung độ của cả nước nên rừng của thành phố Đà
Nẵng là giao thoa của hai nguồn thực vật Bắc Nam, thuộc loại rừng nhiệt đới
thường xanh quanh năm. Đặc tính sinh thái của rừng là rất phong phú và đa dạng về
cấu trúc, loài. Trong đó:
+ Rừng phòng hộ: tổng diện tích là 12.848,59 ha
+ Rừng sản xuất: tổng diện tích là 31.149,83 ha
+ Rừng đặc dụng: tổng diện tích là 16.991,33 ha
Luồng thực vật phía Bắc tiêu biểu cho loài cây họ Đậu, họ Dẻ. Luồng thực
vật phía Nam tiêu biểu cho các loài cây họ Dầu. Chất lượng rừng còn tốt. Động vật
rừng cũng phong phú và đa dạng về loài, bên cạnh các loài thường gặp còn có một
số loài vật quý hiếm thuộc diện cần quan tâm bảo vệ.
b. T ảm t ực vật
- Vùng đồng bằng: đây là vùng sản xuất nông nghiệp, thảm thực vật chủ yếu
là cây hàng năm và cây ăn quả, nhờ hoạt động sản xuất nông nghiệp mà vùng này
luôn được thay đổi làm cho thảm thực vật luôn phong phú đa dạng. Tuy nhiên do
đây là vùng luôn gắn kết với đời sống con người nên tác động của con người đối với
môi trường cũng rất lớn.
17


×