Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Nghiên cứu tính đồng nhất và phân dị tướng đá cổ địa lý của trầm tích oligocen, miocen khu vực lô 123 và 124 bể phú khánh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.34 MB, 80 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
----------------------------------

TRẦN VĂN SƠN

NGHIÊN CỨU TÍNH ĐỒNG NHẤT VÀ PHÂN DỊ
TƢỚNG ĐÁ CỔ ĐỊA LÝ CỦA TRẦM TÍCH OLIGOCEN,
MIOCEN KHU VỰC LÔ 123 VÀ 124 BỂ PHÚ KHÁNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

HÀ NỘI - 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
---------------------------------TRẦN VĂN SƠN
NGHIÊN CỨU TÍNH ĐỒNG NHẤT VÀ PHÂN DỊ TƢỚNG ĐÁ CỔ
ĐỊA LÝ CỦA TRẦM TÍCH OLIGOCEN, MIOCEN KHU VỰC
LÔ 123 VÀ 124 BỂ PHÚ KHÁNH

Chuyên ngành:

Địa chất học

Mã số:

60440201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC


Cán bộ hƣớng dẫn: GS.TS. TRẦN NGHI
XÁC NHẬN HỌC VIÊN ĐÃ CHỈNH SỬA THEO GÓP Ý
CỦA HỘI ĐỒNG

Giáo viên hƣớng dẫn

Chủ tịch hội đồng chấm luận
văn
thạc sĩ khoa học

GS.TS. Trần Nghi

PGS.TS. Nguyễn Văn
Vƣợng

HÀ NỘI - 2015


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, kết quả nêu
trong luận văn là trung thực và chƣa từng ai công bố trong bất kỳ công trình nào.

Học viên

Trần Văn Sơn


LỜI CẢM ƠN
Để có thể hoàn thành đƣợc luận văn này đầu tiên học viên xin bày tỏ lòng

biết ơn sâu sắc đến thầy hƣớng dẫn là: GS.TS. Trần Nghi đã trực tiếp hƣớng dẫn và
tận tình chỉ bảo cho học viên trong suốt quá trình hoàn thành luận văn. Học viên xin
gửi lời cảm ơn chân thành đến ban Giám hiệu, Phòng Sau Đại học, Ban chủ nhiệm
Khoa Địa chất, Bộ môn Trầm tích và Địa chất Biển - Trƣờng Đại học Khoa học Tự
nhiên - Đại học Quốc Gia Hà Nội, PGS.TS. Nguyễn Văn Vƣợng, PGS.TS. Chu Văn
Ngợi, TS. Đinh Xuân Thành, TS.Trần Thị Thanh Nhàn, KS. Trần Hữu Thân, KS.
Trần Trọng Thịnh, ThS. Nguyễn Duy Tuấn… cùng nhiều thầy cô và bạn bè, đồng
nghiệp đã tạo mọi điều kiện tốt nhất cho học viên trong quá trình học tập, làm việc
cũng nhƣ thực hiện luận văn này.

Xin trân trọng cảm ơn!

Trần Văn Sơn


MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH .................................................................................................. iv
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................. ix
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT............................................................................... viii
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
CHƢƠNG 1. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, LỊCH SỬ TÌM KIẾM THĂM DÒ VÀPHƢƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU.................................................................................................3
1.1. Vị trí địa lý ...........................................................................................................3
1.2. Lịch sử nghiên cứu ...............................................................................................4
1.3. Phƣơng pháp nghiên cứu......................................................................................5
CHƢƠNG 2. CẤU TRÚC ĐỊA CHẤT, KIẾN TẠO VÀ ĐỊA TẦNG TRẦM TÍCH
...................................................................................................................................20
2.1. Đặc điểm cấu trúc kiến tạo .................................................................................20
2.2. Địa tầng bể Phú Khánh ......................................................................................34
CHƢƠNG 3. ĐỊA TẦNG PHÂN TẬP KHU VỰC LÔ 123 VÀ 124 BỂ PHÚ KHÁNH

TRÊN CƠ SỞ PHÂN TÍCH BIẾN DẠNG VÀ CỘNG SINH TƢỚNG ......................38
3.1. Khái quát ............................................................................................................38
3.2. Các kiểu biến dạng đặc trƣng của bể Phú Khánh ..............................................39
3.3. Các kiểu ranh giới phức tập và các miền hệ thống trên cơ sở dãy cộng sinh
tƣớng trầm tích ..........................................................................................................45
3.4. Tiến hóa các phức tập (sequence) trong mối quan hệ với sự thay đổi MNB và
chuyển động kiến tạo khu vực lô 123 và 124 bể Phú Khánh ....................................47
CHƢƠNG 4. ĐẶC ĐIỂM TƢỚNG ĐÁ - CỔ ĐỊA LÝ QUA CÁC THỜI KỲ VÀ
TRIỂN VỌNG HỆ THỐNG SINH - CHỨA - CHẮN KHU VỰC LÔ 123 VÀ 124
BỂ PHÚ KHÁNH .....................................................................................................55
4.1. Đặc điểm tƣớng và môi trƣờng trầm tích ...........................................................55
4.2. Tính đồng nhất và phân dị các tƣớng trầm tích .................................................63
4.3. Đánh giá triển vọng hệ thống sinh - chứa - chắn ...............................................66
KẾT LUẬN ...............................................................................................................68
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................70


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Vị trí khu vực nghiên cứu ............................................................................3
Hình 1.2. Các nhịp độ hạt phân dị theo chiều ngang và chiều thẳng đứng
(Theo Trần Nghi, 2010)...............................................................................................7
Hình 1.3.a. Cấu tạo phân lớp xiên chéo đồng hướng của lòng sông..........................9
Hình 1.3.b. Cấu tạo phân lớp xiên chéo gợn sóng, sóng xiên đứt đoạn bãi triều có
sóng hoạt động ............................................................................................................9
Hình 1.3.c. Mặt cắt dọc (A): Cấu tạo nêm tăng trưởng của châu thổ ngập nước (tiền
châu thổ  sườn châu thổ). Mặt cắt ngang (B): Cấu tạo phân lớp xiên chéo dạng
vảy cá, ranh giới giữa các tập trầm tích liên tục (Theo Trần Nghi, 2010) .................9
Hình 1.3.d. a- Cấu tạo nêm tăng trưởng ở khu vực rìa thềm có sự xen kẽ giữa hệ
thống trầm tích biển hạ thấp ( và ) và hệ thống trầm tích biển dâng cao (và
) trong bối cảnh sụt lún mạnh ở rìa thềm lục địa. Mặt ranh giới các đơn vị trầm

tích rõ ràng và có sự gián đoạn tương đối (Theo Trần Nghi, 2012) ........................10
b. Cấu tạo bên trong các thể trầm tích. Đơn vị  và : Cấu tạo phủ chồng lùi,
phân lớp xiên chéo thô, độ hạt dưới mịn trên thô. Đơn vị  và : cấu tạo phủ
chồng tiến, phân lớp xiên chéo mịn; độ hạt dưới thô trên mịn. ................................10
Hình 2.1. Các đứt gãy thuận cấp 1 tái hoạt động được phát hiện trên mặt cắt địa
chấn-tuyến AW-22 cắt qua bể Phú Khánh (Nguồn Viện Dầu khí Việt Nam) ...........21
Hình 2.2. Dạng đứt gãy cấp 2 phân nhánh trên tuyến SVOR93-116-dấu hiệu của sự
nén ép ngang gây nên sự trượt bằng trên một đứt gãy chính(Nguồn Viện Dầu khí
Việt Nam)...................................................................................................................22
Hình 2.3. Dạng đứt gãy hình hoa, dấu hiệu của sự nén ép ngang
(tuyến SVOR93-116) (Nguồn Viện Dầu khí Việt Nam) .............................................22
Hình 2.4. Bản đồ phân bố hệ thống đứt gãy bể Phú Khánh .....................................24
Hình 2.5. Mặt cắt địa chấn-cấu trúc cắt từ Tây sang Đông (tuyến SVOR93-108)
(Nguồn VPI) ..............................................................................................................24
Hình 2.6. Mặt cắt địa chấn - cấu trúc qua Bắc bể Phú Khánh (tỷ lệ ngang
1/3.000.000, tỷ lệ đứng 1/300.00) (Nguồn KC09-18/06-10) .....................................27


Hình 2.7. Bản đồ phân vùng cấu trúc bể Phú Khánh thời kỳ N2 - Q ........................29
Hình 2.8. Cột địa tầng tổng hợp bể Phú Khánh
(Theo VPI có bổ sung sửa chữa) ...............................................................................37
Hình 3.1. Đới đứt gãy sụt bậc kinh tuyến 1100E chia thềm lục địa thành 2 nửa: thềm
trong sâu 0 - 200m, thềm ngoài sâu 500 - 3000m (SVOR-93-101)
(Nguồn VPI) ..............................................................................................................39
Hình 3.2. Đới đứt gãy sụt bậc kinh tuyến 1100E chia thềm hiện tại thành 2 nửa:
thềm trong và thềm ngoài (Mặt cắt SVOR-93-108) (Nguồn VPI) ............................39
Hình 3.3. Minh giải địa tầng phân tập, tướng trầm tích (Mặt cắt CSL 07 -10 vùng
Đông Phú Khánh và vùng nước sâu) (Nguồn VPI)...................................................40
Hình 3.4. Biến dạng đứt gãy trượt bằng thể hiện trên mặt cắt SVOR - 93 - 301 Bể
Phú Khánh (Nguồn VPI) ...........................................................................................41

Hình 3.5. Biến dạng địa hình mạnh mẽ do đứt gãy trượt bằng (Mặt cắt S74 - A - 2 1 bể Phú Khánh) (Nguồn VPI) ..................................................................................41
Hình 3.6. Biến dạng do hoạt động núi lửa trẻ (Mặt cắt AW - 8 bể Phú Khánh)
(Nguồn VPI) ..............................................................................................................42
Hình 3.7. Đứt gãy tạo giả địa hào Oligocen, ép trồi móng, uốn nếp trầm tích
Oligocen sớm, oằn võng trầm tích Oligocen muộn, Miocen sớm, Miocen giữa (Mặt
cắt VOR - 93 - 101, Nguồn từ Dự án ARECA)..........................................................43
Hình 3.8. Mô phỏng hiện tượng ép trồi móng Kz theo pha ......................................44
Hình 3.9. Miền hệ thống trầm tích tuổi Oligocen sớm tuyến S74-A-2-1 ..................47
Hình 3.10. Cộng sinh tướng: aluvi - Tiền châu thổ - Sườn châu thổ (prodelta) - biển
nông - san hô rạn - ép trồi móng tạo san hô rạn tuổi Miocen sớm - giữa ................48
Hình 3.11. Miền hệ thống trầm tích tuổi Oligocen muộn tuyến S74-A-2-1 ..............49
Hình 3.12. Miền hệ thống trầm tích tuổi Miocen sớm tuyến S74-A-2-1 ...................50
Hình 3.13. Miền hệ thống trầm tích tuổi Miocen giữa tuyến S74-A-2-1 ..................51
Hình 3.14. Đứt gãy sau trầm tích N2- Q chia thềm thành 2 nửa: thềm trong và thềm
ngoài. Cộng sinh tướng: aluvi - tiền châu thổ - prodelta - đới chuyển tiếp (trượt lở
+ turbidit) - cacbonat ám tiêu - biển nông (Nguồn VPI) ..........................................51


Hình 3.15. Bề dày trầm tích tăng đột ngột từ trong rìa ra ngoài bể được đặc trưng
bởi 2 phức hệ tướng: cát bột aluvi → cát bột sét châu thổ ngầm (a/am1 → am2/m)
(Nguồn VPI) ..............................................................................................................53
Hình 3.16. Miền hệ thống trầm tích tuổi Miocen muộn tuyến S74-A-2-1 .................53
Hình 4.1. Mặt cắt AW-8 (Nguồn VPI) .......................................................................56
Hình 4.2. Lát cắt đối sánh phân dị tướng trầm tích tại khu vực thềm trong (1) và
thềm ngoài (2) tầng Miocen trên khu vực lô 123 và 124 bể Phú Khánh (tuyến SVOR
93-106) ......................................................................................................................58
Hình 4.3. Bản đồ tướng đá cổ địa lý giai đoạn biển thấp trầm tích Miocen sớm khu
vực lô 123 và 124 bể Phú Khánh tỉ lệ 1 :100.000 .....................................................61
Hình 4.4. Bản đồ tướng đá cổ địa lý giai đoạn biển thấp trầm tích Miocen muộn khu
vực lô 123 và 124 bể Phú Khánh tỉ lệ 1 :100.000 .....................................................62

Hình 4.5. Lịch sử phát triển tướng đá - cổ địa lý các bể thứ cấp trong bể Phú Khánh
qua mặt cắt phục hồi (tuyến SVOR 93-104) .............................................................64
Hình 4.6. Lịch sử phát triển tướng đá - cổ địa lý các bể thứ cấp trong bể Phú Khánh
qua mặt cắt phục hồi (tuyến SVOR 93-106) .............................................................65


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Bảng phân tầng cấu trúc bể Phú Khánh....................................................... 26
Bảng 3.1. Mối quan hệ giữa các dãy cộng sinh tướng và miền hệ thống trầm tích
phân tích trên mặt cắt địa chấn tuyến SVOR 93-101, bể Phú Khánh (Theo Trần
Nghi, 2013) .................................................................................................................... 46


BẢNG KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT

LST: Miền hệ thống trầm tích biển thấp
TST: Miền hệ thống trầm tích biển tiến
HST: Miền hệ thống trầm tích biển cao
Kz: Kainozoi


MỞ ĐẦU
Khu vực bể Phú Khánh là một trong những khu vực quan trọng về tiềm năng
dầu khí trên vùng biển thềm lục địa Việt Nam, tuy nhiên các nghiên cứu tại đây vẫn
còn hạn chế và chỉ có một số giếng khoan khảo sát trên khu vực bể nhƣng số liệu
chƣa đƣợc công bố. Do đó kết quả nghiên cứu chủ yếu dựa trên cơ sở phân tích chi
tiết những lát cắt địa chấn để nghiên cứu về tính đồng nhất và phân dị tƣớng đá cổ
địa lý của trầm tích Oligocen, Miocen khu vực lô 123 và 124 của bể. Kết quả
nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần làm sáng tỏ hơn các yếu tố cấu trúc khu vực lô
123 và 124 bể Phú Khánh nhƣ: các hiện tƣợng biến dạng các bể trầm tích thứ cấp để

xây dựng các mặt cắt phục hồi, các loại bẫy chứa dầu khí tiềm năng trên mặt cắt địa
chấn của bể. Phân tích mặt cắt địa chấn trên cơ sở địa tầng phân tập để làm sáng tỏ
hơn các tƣớng trầm tích, tìm ra quy luật cộng sinh tƣớng theo không gian và thời
gian…
Với những ý nghĩa nên trên học viên đã chọn đề tài luận văn thạc sĩ với tiêu
đề: “Nghiên cứu tính đồng nhất và phân dị tướng đá cổ địa lý của trầm tích
Oligocen, Miocen khu vực lô 123 và 124 bể Phú Khánh”.
Mục tiêu
- Nghiên cứu mối quan hệ giữa địa tầng phân tập và cộng sinh tƣớng khu vực
lô 123 và 124 bể Phú Khánh.
- Đánh giá triển vọng hệ thống sinh - chứa - chắn.
Nhiệm vụ
- Phân tích địa chấn - địa tầng nhằm phân chia địa tầng trầm tích Oligocen và
Miocen khu vực lô 123 và 124 bể Phú Khánh.
- Phân tích tƣớng trên cơ sở tƣớng địa chấn và trầm tích luận.

- Phân tích địa tầng phân tập trên cơ sở địa chấn - địa tầng, thạch học và
cộng sinh tƣớng.
- Nghiên cứu lịch sử tiến hóa trầm tích (tƣớng và chu kỳ trầm tích) trong mối
quan hệ với sự thay đổi mực nƣớc biển và hoạt động địa động lực trên cơ sở tài liệu
địa chấn để đánh giá tính đồng nhất hay phân dị trầm tích tại khu vực lô 123 và 124
bể Phú Khánh.


Cơ sở tài liệu
- 9 mặt cắt địa chấn đi qua khu vực lô 123 và 124 và trên toàn khu vực bể
Phú Khánh bao gồm các mặt cắt: SVOR 93-101, SVOR 93-104, SVOR 93-106,
SVOR 93-108, SVOR 93-116, SVOR 93-301, AW-8, S74-A-2-1, CLS-10 lấy từ
nguồn VPI.
- Tài liệu thuộc các đề tài, dự án và các công trình liên quan đến nội dung

luận văn nhƣ các tài liệu số 2, 5, 7, 9 và 10 ở mục tài liệu tham khảo.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
- Ý nghĩa khoa học: Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần làm sáng
tỏ tính đồng nhất và phân dị tƣớng đá cổ địa lý của trầm tích Oligocen, Miocen khu
vực lô 123 và 124 bể Phú Khánh.
- Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu góp phần làm sáng tỏ hơn các yếu tố
cấu trúc khu vực lô 123 và 124 bể Phú Khánh nhƣ: các hiện tƣợng biến dạng các bể
trầm tích thứ cấp để xây dựng các mặt cắt phục hồi, các loại bẫy chứa dầu khí tiềm
năng trên mặt cắt địa chấn của bể. Phân tích mặt cắt địa chấn trên cơ sở địa tầng
phân tập để làm sáng tỏ hơn các tƣớng trầm tích, tìm ra quy luật cộng sinh tƣớng…
trong trầm tích Oligocen và Miocen phục vụ cho công tác thăm dò tìm kiếm dầu khí
sau này.
Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn gồm 78 trang, 36
hình, 2 bảng và đƣợc bố cục gồm 4 chƣơng chính sau:
Chƣơng 1. Vị trí địa lý, lịch sử tìm kiếm thăm dò và phƣơng pháp nghiên
cứu.
Chƣơng 2. Cấu trúc địa chất, kiến tạo và địa tầng trầm tích.
Chƣơng 3. Địa tầng phân tập khu vực lô 123 và 124 bể Phú Khánh trên cơ
sở phân tích biến dạng và cộng sinh tƣớng.
Chƣơng 4. Đặc điểm tƣớng đá cổ địa lý qua các thời kỳ và triển vọng hệ
thống sinh - chứa - chắn khu vực lô 123 và 124 bể Phú Khánh.


CHƢƠNG 1. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, LỊCH SỬ TÌM KIẾM THĂM DÒ VÀ
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1. Vị trí địa lý
Bể Phú Khánh nằm dọc theo bờ biển miền Trung Việt Nam, giới hạn bởi vĩ
tuyến 140 - 110 Bắc và kinh tuyến 109020' - 1110 Đông hoặc cũng có thể phát triển
hơn về phía Đông. Về phƣơng diện địa chất, bể Phú Khánh giáp giới với bể Cửu

Long ở phía Nam, bể Nam Côn Sơn ở phía Đông Nam, bể Sông Hồng ở phía Bắc,
bể Hoàng Sa ở phía Đông Bắc, thềm Đà Nẵng, thềm Phan Rang ở phía Tây và về
phía Đông, nơi chƣa đƣợc nghiên cứu, có thể tồn tại một bể khác nằm giữa bể Phú
Khánh và phần sâu nhất của Biển Đông. Địa hình đáy biển trong vùng rất phức tạp
với mực nƣớc biển sâu từ 0-3000m[7].
Khu vực nghiên cứu của luận văn thuộc vùng biển Phú Yên và Khánh Hòa,
nằm trên khu vực lô 123 và 124 trong phần phía tây bắc của bể Phú Khánh.

Hình 1.1. Vị trí khu vực nghiên cứu


1.2. Lịch sử nghiên cứu
Mặc dù bể Phú Khánh còn ít đƣợc nghiên cứu, song công tác nghiên cứu địa
chất ở phần đất liền sát phía Tây bể Phú Khánh đƣợc các nhà địa chất Pháp nghiên
cứu từ rất sớm trong công tác khảo sát lập bản đồ tỷ lệ 1:500.000 vùng Đà Nẵng
(1935), Nha Trang (1937) và Qui Nhơn (1942) [7].
Điểm lộ dầu lần đầu tiên đƣợc phát hiện vào 1920-1923 tại Đầm Thị Nại
(Qui Nhơn), phần đất liền kề với bể Phú Khánh.Năm 1944 các nhà địa chất Pháp đã
khoan tìm kiếm ở đây nhƣng không còn tài liệu để lại. Từ 1944-1964, Saurin cũng
đã nghiên cứu điểm lộ dầu ở Đầm Thị Nại và kết luận rằng nguồn dầu không phải
từ Neogen mà có lẽ từ các lớp Sapropel giàu tảo (algae) ở vịnh Qui Nhơn cung cấp.
Từ sau năm 1960 nhiều cuộc khảo sát của các nhà địa chất - địa vật lý Pháp, Mỹ,
Đức, Nhật, Trung Quốc đã đƣợc tiến hành trong các chƣơng trình nghiên cứu biển
Đông. Từ sau năm 1970, các công ty dầu khí nƣớc ngoài đã tiến hành các nghiên
cứu địa chất- địa vật lý với mục đích tìm kiếm dầu khí sơ bộ dƣới sự quản lý của
chính quyền Sài Gòn cũ và từ 1979 đến nay các hoạt động nghiên cứu càng đƣợc
tăng cƣờng dƣới sự quản lý của Tổng cục Dầu mỏ và Khí đốt Việt Nam và sau này
là Tổng công ty Dầu khí Việt Nam. Cho đến nay, ở vùng biển miền Trung thuộc
khu vực bể Phú Khánh đã có nhiều khảo sát địa vật lý nhƣ GSI (Mỹ,1974), Malƣgin
(Liên Xô, 1984), GECO-PRAKLA (1993), NOPEC (1993) với khối lƣợng khảo sát

khoảng 17.000 Km tuyến địa vật lý.
Các nghiên cứu trên phần đất liền đƣợc nhiều nhà địa chất tiến hành từ 1977
đến nay. Lê Nhƣ Lai, Nguyễn Quang Hinh (1977); Phan Huy Quynh (1980);
Sladen, Nguyễn Quang Bô (1991); Trần Tĩnh (1988- 1997); Lê Thành (1998) đã
phân tích các mẫu ở vùng Đầm Thị Nại và cho thấy loại dầu ở vết lộ tƣơng tự với
dầu trong carbonat Miocen ở giếng khoan 119-CH-1X và cho rằng dầu lộ có thể có
nguồn gốc từ phần sâu của bề Phú Khánh dịch chuyển lên qua các đứt gãy trong
vùng. Năm 2000 Viện Dầu khí hợp tác với Viện Địa chất Nhật Bản (JGI) nghiên
cứu các vết lộ từ Nông Sơn đến Kon Tum, Sông Ba, Đầm Thị Nại. Năm 2002-2003
Phạm Quang Trung cùng các cộng sự ở Viện Dầu khí tiếp tục nghiên cứu các mẫu
lộ dầu ở Đầm Thị Nại. Các kết luận của các tác giả này còn rất trái ngƣợc nhau nên
vấn đề nguồn gốc dầu lộ, chất lƣợng nguồn đá mẹ còn chƣa đƣợc giải quyết và cần
phải nghiên cứu tiếp[7].


Trong những năm 2001-2004, Viện Dầu khí đã chủ trì đề tài cấp nhà nƣớc
KC-09-06 nghiên cứu về địa động lực và tiềm năng dầu khí các vùng nƣớc sâu, xa
bờ, trong đó có khu vực bể Phú Khánh. Cũng trong thời gian này, dự án ENRECA
do Viện Dầu khí hợp tác với Cục Địa chất Đan Mạch và Greenland (GEUS) đã tiến
hành nghiên cứu tổng thể địa chất và tiềm năng dầu khí bể Phú Khánh, trong đó có
tập trung nghiên cứu sâu về địa hoá và trầm tích của khu vực Đầm Thị Nại và trũng
Sông Ba, phần đất liền kề với bể Phú Khánh.
Điểm nổi bật cần lƣu ý là tất cả những điều trình bày ở đây đều dựa trên kết
quả giải thích địa chất các tài liệu địa vật lý là chủ yếu vì trong khu vực này chƣa có
tài liệu về công trình khoan. Các giếng khoan dùng để liên kết với tài liệu địa vật lý
đều nằm ở các bể trầm tích kế cận (Sông Hồng, Cửu Long, Nam Côn Sơn), vừa xa,
vừa có cấu trúc địa chất khác biệt, lại bị phân cắt bởi các hệ thống đứt gãy, các đới
nâng phức tạp nên độ chính xác còn chứa nhiều hạn chế.
1.3. Phƣơng pháp nghiên cứu
1.3.1. Phương pháp luận

1.3.1.1.Những nguyên lý cơ bản về địa tầng phân tập
Nguyên lý về vận chuyển, phân dị và lắng đọng trầm tích trong mối quan hệ
với năng lƣợng môi trƣờng và chuyển động kiến tạo đƣợc thể hiện qua thành phần
độ hạt, thành phần khoáng vật, thành phần hóa học của vật liệu trầm tích, độ mài
tròn hạt vụn, độ chọn lọc của đá, bề dày và cấu tạo bên trong của thể trầm tích...
Trong giáo trình Trầm tích học, 2003 các tác giả đã trình bày nguyên lý vận
chuyển và phân dị vật liệu vụn cơ học và sét trong môi trƣờng dòng chảy một chiều của
sông, môi trƣờng ven bờ và môi trƣờng yên tĩnh (hồ, biển sâu). Các dạng cấu tạo của đá
trầm tích cũng đã đƣợc mô tả khá tỉ mỉ. Tuy nhiên để có thể nhận thức đƣợc một cách
tƣờng minh và đơn giản từ những khái niệm phức tạp và mô tả rất tản mạn của nhiều tác
giả khác nhau về địa tầng phân tập tác giả sẽ áp dụng những nguyên lý trầm tích luận
kinh điển nói trên vào trong mối quan hệ nhân quả với sự thay đổi mực nƣớc biển và
chuyển động kiến tạo. Hai yếu tố đó đóng vai trò là nguyên nhân còn thành phần thạch
học, tƣớng trầm tích và quy luật sắp xếp của các đơn vị trầm tích theo thời gian và không
gian là kết quả.
Các mối quan hệ nhân quả đó đƣợc thể hiện hết sức đa dạng trong các điều
kiện biên khác nhau. Tuy nhiên có thể khái quát thành một số điều kiện cụ thể điển


hình và từ các điều kiện cơ bản đó cho phép suy luận ra toàn bộ bức tranh tiến hoá
của bể trầm tích.
Các điều kiện trầm tích tiêu biểu đại diện cho mối quan hệ nói trên là:
a. Năng lƣợng thuỷ động lực của môi trƣờng vận chuyển và lắng đọng trầm
tích.
b. Độ lớn bề dày trầm tích, sự biến thiên bề dày trầm tích.
c. Cấu tạo bên trong và phƣơng thức sắp xếp của các đơn vị trầm tích theo
chiều nằm ngang và theo chiều thẳng đứng.
d. Biến đổi thành phần độ hạt (phân dị cơ học) và thành phần thạch học của
các thể trầm tích theo chiều nằm ngang và chiều thẳng đứng.
e. Ranh giới liên tục hay gián đoạn giữa các thể trầm tích.

g. Mức độ biến dạng thế nằm và cấu tạo của các thể trầm tích.
Có thể coi các yếu tố trầm tích nói trên là những hàm số của các biến số nhƣ
sự thay đổi mực nƣớc biển, năng lƣợng môi trƣờng, khối lƣợng trầm tích mang tới,
sự chuyển động kiến tạo. [5]
a. Năng lượng thuỷ động lực của môi trường vận chuyển và lắng đọng trầm
tích quyết định thành phần độ hạt của trầm tích vụn cơ học. Môi trƣờng có năng
lƣợng lớn thì độ hạt càng thô. Ví dụ, dòng chảy sông miền núi và sông miền trung
du đặc trƣng là chảy rối vì vậy vật liệu lắng đọng tƣơng ứng là cuội tảng và sạn lẫn
cát hạt thô. Dòng chảy sông đồng bằng đặc trƣng là chảy tầng và xa nguồn. Vật liệu
lắng đọng chủ yếu là cát. Dòng chảy ở môi trƣờng cửa sông châu thổ là dạng xen
giữa dòng sông đổ ra biển và dòng triều từ biển chảy vào sông. Vì vậy, trầm tích
cũng có sự xen kẽ giữa cát bột và sét. Ở bờ biển hiện đại cũng nhƣ các đới đƣờng
bờ cổ nằm ở các độ sâu lớn 30m, 60m, 120m...thƣờng gặp các dải trầm tích hạt thô
nhƣ cuội, sạn và cát. Điều đó chứng tỏ năng lƣợng sóng vỗ ven bờ đã quyết định
kích thƣớc hạt thô của trầm tích bãi triều. Tuy nhiên dù năng lƣợng mạnh hay yếu
thì sự lắng đọng trầm tích luôn luôn tuân theo nguyên lý phân dị về độ hạt: càng gần
nguồn xâm thực độ hạt càng thô, càng xa nguồn độ hạt càng giảm. Vì vậy, dù trong
điều kiện mực nƣớc biển dâng cao hay hạ thấp cũng xảy ra lắng đọng trầm tích
đồng thời và đều phân dị độ hạt giảm theo hƣớng nằm ngang từ nguồn cung cấp vật
liệu ra hƣớng trung tâm của bể trầm tích. Nhƣ vậy sẽ không bao giờ có thành phần


độ hạt bằng nhau và bề dày trầm tích giống nhau đối với cùng một lớp hay một thể
trầm tích lắng đọng ở một địa hình dốc ven bờ. Trầm tích ở chân dốc nghèo hơn và
mịn hơn nên gá đáy (down lap) một cách thoai thoải và mềm mại theo phƣơng thức
„tiếp tuyến‟ với bề mặt đáy chứ không tạo thành một đƣờng thẳng cắt bề mặt đáy
nhƣ một số tác giả quan niệm và gọi là "chống đáy" (hình 1.2). [5]

Hình 1.2. Các nhịp độ hạt phân dị theo chiều ngang và chiều thẳng đứng
(Theo Trần Nghi, 2010)

b. Sự biến thiên bề dày trầm tích:
Bề dày trầm tích là hàm số của chuyển động kiến tạo, khối lƣợng vật liệu
cung cấp, thành phần độ hạt trầm tích và độ sâu đáy biển. Khi phát hiện thấy bề dày
trầm tích lớn là khẳng định do sụt lún kiến tạo mạnh. Ngƣợc lại bề dày trầm tích
mỏng là dấu hiệu của quá trình chuyển động nâng cao hoặc thiếu hụt vật liệu trầm
tích mang tới. Khi bề dày bằng không là đáy bể trầm tích đã nâng lên khỏi mực
nƣớc của bể và tại đó không tích tụ trầm tích hoặc trở thành vùng xâm thực. Vì vậy,
muốn xác định mối quan hệ giữa bề dày trầm tích và chuyển động kiến tạo thì phải
thành lập bản đồ đẳng dày trầm tích cho từng bể thứ cấp. Lúc đó sẽ thấy rõ bức
tranh sinh động của cấu trúc bể và sự phân dị của biên độ nâng hạ kiến tạo. Đó là cơ
sở để phân tích ranh giới gián đoạn khu vực của các đơn vị địa tầng phân tập. [5]
Trong trƣờng hợp chuyển động sụt lún kiến tạo mạnh nhƣng thiếu hụt trầm
tích đền bù thì đáy bể sẽ sâu dần và môi trƣờng thay đổi từ biển ven bờ thành biển
nông, từ thềm ngoài có thể thành sƣờn lục địa. Tuy nhiên, nếu vật liệu đƣợc sông


mang tới dƣ thừa vƣợt quá biên độ sụt lún kiến tạo thì bề dày trầm tích sẽ tăng đột
ngột và đƣờng bờ sẽ dịch chuyển nhanh về phía biển. Lúc đó cấu tạo của tầng trầm
tích có dạng nêm lấn (xích ma tăng trƣởng) (hình 1.3.d, 1.3c).
Sụt lún kiến tạo là do hoạt động đứt gãy. Tuy nhiên những vị trí chuyển từ bề
dày rất mỏng sang bề dày rất lớn thì vẫn không phát hiện thấy đứt gãy. Điều đó
đƣợc lý giải bằng hiện tƣợng đứt gãy đồng trầm tích, nghĩa là quá trình đứt gãy sụt
lún xảy ra đến đâu thì quá trình lấp đầy trầm tích cũng đền bù đến đấy. Kiểu đứt gãy
này không biểu diễn lên mặt cắt và bản đồ song khi phân tích bể thì phải hết sức lƣu
ý và phải coi là đứt gãy hoạt động trong thời kỳ thành tạo bể thứ cấp đang xét.
Một quy luật hết sức đơn giản, nhƣng để giải thích một cách tƣờng minh tại
sao càng vào trung tâm của bể lại có bề dày tăng dần, còn ra hai bên rìa bể lại có bề
dày mỏng dần? Nguyên nhân căn bản là chuyển động nâng hạ kiến tạo và khối
lƣợng trầm tích do sông mang tới. Vì vậy nơi có bề dày trầm tích càng lớn là biên
độ sụt lún kiến tạo càng lớn và lƣợng trầm tích đền bù dƣ thừa. Ở đó tƣớng trầm

tích đặc trƣng là tƣớng châu thổ ngầm và biển nông xen kẽ.
c. Cấu tạo bên trong và phương thức sắp xếp của các đơn vị trầm tích theo
chiều thẳng đứng.
Bên trong mỗi đơn vị trầm tích (tức mỗi đơn vị địa tầng phân tập) có cấu tạo
rất khác nhau tuỳ thuộc vào thuỷ động lực môi trƣờng và loại vật liệu trầm tích
mang tới.
Cấu tạo phân lớp xiên chéo đồng hƣớng, vật liệu trầm tích đƣợc sắp theo trật
tự từ thô tới mịn theo phƣơng nằm ngang và theo phƣơng thẳng đứng từ dƣới lên là
đặc trƣng cho dòng chảy một chiều của sông.
Cấu tạo phân lớp xiên chéo, sóng xiên, gợn sóng, sóng xiên đứt đoạn đặc
trƣng cho môi trƣờng tiền châu thổ: bãi triều, trên triều, dƣới triều, châu thổ ngập
nƣớc (hình 1.3b, 1.3c). Các yếu tố thuỷ động lực điều tiết các kiểu cấu tạo trên là
dòng chảy sông đổ vào biển, dòng chảy ven bờ do triều, dòng chảy ven bờ do sóng,
động lực sóng...
Trong mặt cắt dọc của trầm tích châu thổ ngập nƣớc quan sát thấy các thể cát
của các lớp trầm tích khác nhau nối tiếp nhau từ dƣới lên và từ bờ ra khơi (hình
1.3c). Hiện tƣợng này đƣợc giải thích bằng sự trùng hợp của 2 điều kiện: sụt lún


kiến tạo đồng thời với sự đền bù dƣ thừa trầm tích khiến đƣờng bờ mới sẽ dịch
chuyển về phía ngoài còn đƣờng bờ cũ thì bị nhấn chìm xuống sâu. Ranh giới các
lớp trầm tích của cùng một châu thổ khá rõ ràng song không bị gián đoạn trầm tích.
[5]

Hình 1.3.a. Cấu tạo phân lớp xiên chéo đồng hƣớng của lòng sông

Hình 1.3.b. Cấu tạo phân lớp xiên chéo gợn sóng, sóng xiên đứt đoạn bãi triều
có sóng hoạt động

Hình 1.3.c. Mặt cắt dọc (A): Cấu tạo nêm tăng trƣởng của châu thổ ngập nƣớc

(tiền châu thổ  sƣờn châu thổ). Mặt cắt ngang (B): Cấu tạo phân lớp xiên
chéo dạng vảy cá, ranh giới giữa các tập trầm tích liên tục (Theo Trần Nghi,
2010)


Cấu tạo nêm tăng trƣởng ở khu vực mép thềm thoạt nhìn tƣơng tự nhƣ cấu
tạo một châu thổ ngập nƣớc song chúng khác nhau cơ bản. Nêm tăng trƣởng ở mép
thềm là kết quả của 3 yếu tố liên hoàn:
- Sụt lún kiến tạo liên tục với biên độ lớn.
- Mực nƣớc biển hạ thấp và dâng cao có chu kỳ.
- Vật liệu trầm tích do sông mang đến đền bù dƣ thừa so với biên độ sụt lún
kiến tạo.
Khi biển hạ thấp tạo nên tập trầm tích phủ chồng lùi (downlap), phân lớp
xiên chéo thô, thành phần độ hạt biến thiên thô dần từ dƣới lên kiểu mặt cắt biển
thoái ( và  (hình 1.3.d).
Khi biển dâng cao tạo nên tập trầm tích phủ chồng tiến (onlap) phân lớp xiên
chéo mịn, thành phần độ hạt thay đổi từ thô đến mịn, từ dƣới lên kiểu mặt cắt biển
tiến nói trên ( và  hình 1.3.d).

(a)

(b)
Hình 1.3.d. a- Cấu tạo nêm tăng trƣởng ở khu vực rìa thềm có sự xen kẽ giữa
hệ thống trầm tích biển hạ thấp ( và ) và hệ thống trầm tích biển dâng cao
(và ) trong bối cảnh sụt lún mạnh ở rìa thềm lục địa. Mặt ranh giới các
đơn vị trầm tích rõ ràng và có sự gián đoạn tƣơng đối (Theo Trần Nghi, 2012)
b. Cấu tạo bên trong các thể trầm tích. Đơn vị  và : Cấu tạo phủ chồng lùi,
phân lớp xiên chéo thô, độ hạt dƣới mịn trên thô. Đơn vị  và : cấu tạo phủ
chồng tiến, phân lớp xiên chéo mịn; độ hạt dƣới thô trên mịn.



a/ Địa tầng phân tập ở các môi trường trầm tích khác nhau
Các mô hình địa tầng phân tập của Wagoner và nnk, 1988, 2003
Có nhiều mô hình địa tầng phân tập đang đƣợc phổ cập trong các văn liệu
chuyên khảo, song mô hình do Wagoner và nnk đề nghị năm 1988 đã và đang đƣợc
phổ cập trong các văn liệu chuyên khảo.
* Nhận xét:
1/ Mặt cắt địa tầng phân tập của Wagoner không đúng với thực tế, các mặt
cắt địa chất trầm tích trong Đệ tứ và trong Đệ tam. Trong mặt cắt tác giả phân thành
3 miền theo không gian: không gian bên trái là miền hệ thống biển cao, bên phải là
biển thấp và quạt sƣờn, còn vị trí giữa là miền chuyển tiếp. Thực tế tất cả các mặt
cắt trầm tích Đệ tứ đều có 4 chu kỳ trên đất liền và 5 chu kỳ dƣới thềm lục địa. Mỗi
chu kỳ có mối quan hệ chặt chẽ với sự thay đổi mực nƣớc biển. Vì vậy, trong 3 vị
trí của mặt cắt từ lục địa đến chân sƣờn lục địa đều chịu ảnh hƣởng của biển thoái
và biển tiến.
2/ Khái niệm chống nóc (toplap), chống đáy (dowlap) và cấu tạo nghiêng
song song (oblique parallel) là phi thực tế. Bởi lẽ đây là những hiện tƣợng biến
dạng thế nằm do hoạt động uốn nếp, đứt gãy và ép trồi móng. Theo nguyên lý vận
chuyển và lắng đọng trầm tích và quan hệ giữa các đơn vị trầm tích trong không
gian và thời gian thì không bao giờ có cấu tạo nghiêng song song mà chỉ có cấu tạo
phân lớp ngang song song. Sau quá trình thành đá do tác động của uốn nếp hoặc đứt
gãy, các lớp đá nằm ngang song song bị nghiêng một góc nhất định thành cấu tạo
"nghiêng song song".
3/ Giải thích và chứng minh các miền hệ thống, các tác giả không sử dụng
phép phân tích thạch học và phân tích tƣớng. Đây là một khiếm khuyết lớn vì thông
tin từ trƣờng sóng và cấu tạo trầm tích của mặt cắt địa chấn là thông tin gián tiếp và
trải qua nhiều quá trình biến dạng. Phân tích tổ hợp cộng sinh tƣớng là chìa khóa để
tái hiện bức tranh nguyên thủy về môi trƣờng lắng đọng trầm tích.
4/ Khi phân tích địa tầng phân tập các tác giả không coi trọng chuyển động
kiến tạo, hoạt động núi lửa và sự phục hồi mặt cắt địa chất trầm tích. Vì vậy, mặt cắt

địa chấn là thông tin biểu kiến sai lệch quá xa so với thực tế. [5]


1.3.1.2. Phương pháp phân tích mối quan hệ giữa các dãy cộng sinh tướng
và các miền hệ thống trầm tích
Giữa đặc điểm và quy luật phân bố của các tƣớng trầm tích với sự thay đổi
mực nƣớc biển (MNB) có mối quan hệ nhân quả trong đó thay đổi MNB là nguyên
nhân còn đặc điểm tƣớng trầm tích là kết quả. Khi MNB thay đổi sẽ kéo theo sự
thay đổi môi trƣờng trầm tích. Khi môi trƣờng trầm tích thay đổi sẽ kéo theo sự thay
đổi về không gian miền xâm thực và không gian tích tụ trầm tích (accomodation).
Theo quan điểm phân tích tƣớng của Rukhin H.B.,1969 có 2 không gian phân biệt
với nhau đó là miền xâm thực và miền tích tụ trầm tích. Miền tích tụ trầm tích của
Rukhin,1969 tƣơng ứng với không gian tích tụ trầm tích của Emery và Myer,
1996; Wagoner, Michium, Posamentier, 1988; Catuneanu O., 2007. Nhƣ vậy, trong
một khoảng thời gian địa chất nhất định trên bề mặt Trái đất sẽ có 2 không gian nằm
cạnh nhau và liên hệ chặt chẽ với nhau đó là không gian xâm thực cung cấp vật liệu
và không gian vận chuyển và tích tụ trầm tích. Trên 2 không gian đó xẩy ra 2 quá
trình địa chất ngoại sinh: quá trình xâm thực bóc mòn và quá trình tích tụ trầm tích.
Quá trình xâm thực bóc mòn xảy ra đồng thời với quá trình phong hóa ở những
vùng nổi cao lộ đá gốc tạo nên vỏ phong hóa phân bố hai bên rìa các bồn trũng. Vật
liệu trầm tích đƣợc chuyển tải xuống các miền tích tụ trầm tích đồng thời đƣợc tái
vận chuyển và phân dị, tái lắng đọng nhờ hoạt động của hệ thống thủy động lực đa
dạng từ dòng chảy tạm thời, sông suối trên đất liền đến hệ thống thủy động lực dƣới
biển nhƣ sóng, dòng triều, dòng chảy biển và dòng chảy đáy của biển. Quá trình đó
xảy ra lâu dài trên một không gian rộng lớn từ ranh giới với miền xâm thực đến
trung tâm của bể trầm tích. Mỗi kiểu bể trầm tích đƣợc đặc trƣng bởi các môi
trƣờng trầm tích và cộng sinh tƣớng khác nhau. Cần có một nhận thức nhất quán là
mỗi sequence là tƣơng ứng với một chu kỳ trầm tích do một chu kỳ MNB quy định.
Bắt đầu mỗi sequence (mỗi chu kỳ trầm tích) là tập trầm tích của miền hệ
thống biển thấp (LST) nằm trực tiếp trên bề mặt gián đoạn trầm tích chạy xuyên

không gian từ lục địa đến biển và xuyên thời gian từ thời điểm MNB nằm ở vị trí
trung gian đến vị trí thấp nhất của pha biển thoái.
Kết thúc mỗi sequence là tập trầm tích của miền hệ thống biển cao (HST)
tƣơng ứng với thời gian MNB hạ thấp từ vị trí cực đại đến vị trí trung gian.


Nếu lấy ranh giới của sequence nhƣ trên thì rất dễ dàng phân chia chu kỳ
trầm tích không chỉ cho trầm tích Đệ tứ mà cả cho trầm tích Đệ Tam nữa.
Mỗi chu kỳ trầm tích đƣợc bắt đầu các tƣớng trầm tích hạt thô (tƣớng cát
aluvi biển thấp) và kết thúc là các tƣớng trầm tích hạt mịn (tƣớng sét biển nông biển
tiến và tƣớng bùn châu thổ biển cao).
Mối quan hệ giữa tướng và chu kỳ trầm tích đƣợc thể hiện qua quy luật
cộng sinh tƣớng theo thời gian. Bắt đầu mỗi chu kỳ có thể là nhóm tƣớng aluvi biển
thoái đƣợc thành tạo trong môi trƣờng lục địa, nhóm tƣớng châu thổ biển thoái đƣợc
thành tạo trong môi trƣờng chuyển tiếp và nhóm tƣớng biển biển thoái đƣợc thành
tạo trong môi trƣờng biển. Những nhóm tƣớng tiếp theo có thể là nhóm tƣớng biển
biển tiến (môi trƣờng biển), nhóm tƣớng châu thổ biển tiến (môi trƣờng chuyển
tiếp) và nhóm tƣớng biển tiến cực đại (môi trƣờng biển nông).
Quy luật biến thiên độ hạt từ dƣới lên cũng tƣơng ứng với quy luật cộng sinh
tƣớng: bắt đầu mỗi chu kỳ là hạt thô (cát, sạn) của tƣớng lòng sông, tiếp đến là hạt
trung (cát, bột) của tƣớng sông - biển, tiếp đến là hạt rất mịn (sét) của tƣớng biển và
kết thúc là hạt mịn (cát, bột, sét) tƣớng sông - biển.
Quy luật cộng sinh tƣớng theo không gian đƣợc thể hiện qua sự chuyển
tƣớng từ lục địa đến biển và ngƣợc lại từ biển vào lục địa trong mối quan hệ với 3
pha thay đổi MNB là pha biển thấp, pha biển tiến và pha biển cao. Dù bất luận
MNB đang ở vị trí nào thì trên toàn bộ không gian của miền tích tụ trầm tích đều
xảy ra quá trình vận chuyển và lắng đọng trầm tích để thành tạo các tƣớng đặc trƣng
cho môi trƣờng trầm tích tƣơng ứng. Ba vị trí dừng tƣơng đối của MNB nhƣ là 3
điểm mốc phân định ranh giới của 3 đới không gian tích tụ trầm tích trong một chu
kỳ thay đổi MNB nhƣ sau:

1. Khi MNB đang ở ví trí trung gian: sẽ có 3 đới không gian tích tụ trầm tích
từ lục địa đến biển có diện tích tƣơng đƣơng và đồng thời cũng tạo nên 3 nhóm
tƣớng tiêu biểu:
1/ Đới không gian tích tụ lục địa sẽ tạo nên nhóm tƣớng lục địa: sƣờn tích, lũ
tích, bồi tích (aluvi).
2/ Đới không gian tích tụ chuyển tiếp sẽ tạo nên nhóm tƣớng chuyển tiếp:
châu thổ (sông - biển), vũng vịnh.


3/ Đới không gian tích tụ biển sẽ tạo nên nhóm tƣớng biển: biển nông, biển
sâu.
2. Khi MNB đang ở vị trí thấp nhất: Diện phân bố của tƣớng lục địa là rộng
lớn nhất trong đó tƣớng aluvi chiếm chủ yếu. Tƣớng châu thổ và tƣớng biển chiếm
diện tích rất hẹp so với tƣớng lục địa trong khuôn viên của một bể trầm tích.
3. Khi MNB đang ở vị trí cao nhất: Tƣớng biển nông và tƣớng chuyển tiếp
chiếm diện tích rộng lớn nhất chiếm hầu hết không gian tích tụ trầm tích còn tƣớng
lục địa chỉ phân bố thành một dải ven rìa hẹp chủ yếu là tƣớng sƣờn tích và tƣớng
sông-lũ miền núi và miền trung du.
Như vậy diện tích của 3 đới không gian tích tụ sẽ không bao giờ cố định mà
liên tục được mở rộng hoặc thu hẹp khi đường bờ dịch chuyển do MNB hạ thấp
hoặc dâng cao. Đồng thời theo đó diện phân bố các tƣớng và nhóm tƣớng trầm tích
cũng liên tục thay đổi theo không gian và theo thời gian.[5]
1.3.2. Phương pháp minh giải mặt cắt địa chấn
Để chính xác hóa cấu trúc địa chất của trầm tích Kainozoi, phân tích tƣớng
và địa tầng phân tập khu vực trung tâm bể Phú Khánh thì minh giải mặt cắt địa chấn
là cơ bản nhất. Khai thác các mặt cắt địa chấn sẽ đƣợc triển khai để giải quyết các
nhiệm vụ sau:
a, Chính xác hóa ranh giới các phức tập
Chính xác hóa ranh giới các phức tập có ý nghĩa quan trọng không chỉ ở chỗ
phân chia lát cắt thành các tập địa chấn có tuổi khác nhau mà còn đối sánh đƣợc với

khung thời địa tầng trong mối quan hệ với sự thay đổi mực nƣớc biển và chuyển
động kiến tạo.
Các ranh giới phức tập đƣợc xác định bằng các phƣơng pháp sau:
- Dựa vào các số liệu địa vật lý GK, và các băng địa chấn tổng hợp (syntetic
seismo grams) các số liệu thạch học sẽ tiến hành xác định ranh giới địa tầng địa
chấn trên các mặt cắt địa chấn ở tất cả các vị trí có giếng khoan cắt qua.
- Đối sánh các ranh giới phức tập với thang thời địa tầng, thạch địa tầng và
sinh địa tầng.


Nhƣ chúng ta đã biết, các ranh giới địa chấn địa tầng trên các mặt cắt địa
chấn phải thỏa mãn các tiêu chuẩn sau:
- Phân chia mặt cắt theo chiều thẳng đứng ra các phần có các trƣờng sóng
khác biệt về hình dạng, thế nằm, tính liên tục, tính quy luật, độ dày của các mặt
phản xạ sóng:
- Về cƣờng độ và tần số của ranh giới phản xạ trong lát cắt,
- Về sự có mặt của các thể địa chất (phun trào, xâm nhập, diapia .v.v..) và
các dạng trƣờng sóng đặc trƣng,
- Về đặc điểm hoạt động phá huỷ kiến tạo.
- Có thế nằm của các mặt phân lớp đè vào 2 phía của ranh giới đặc trƣng cho
các bất chỉnh hợp địa tầng địa chấn nhƣ gá đáy, chống nóc ở hai phía (bi-directional
onlap, toplap) bào mòn, cắt xén (erosion, truncation), đào khoét canion v.v.
- Tuân thủ tính nhịp của các chu kỳ trầm tích trong lát cắt. Đối với các tập
biển thì phía trên các ranh giới đƣợc bắt đầu từ các tập hạt thô thuộc tƣớng cát, sạn
bãi triều, cát nón quạt cửa sông kiểu châu thổ biển tiến phủ trực tiếp trên mặt bào
mòn biển tiến (Ravinenment). Vì vậy, phía dƣới mặt bào mòn phải là tập hạt mịn
liên quan tới các tập biển tiến và tập biển cao (Trangressive systems tract hay tập
highstand systems tract)
Dựa vào các phƣơng pháp mô tả trên, đối với các mặt cắt địa chấn em đã xác
định đƣợc các ranh giới địa chấn địa tầng.

b, Xác định móng âm học
Móng âm học (Acoutic basement) đƣợc thể hiện ở dƣới bởi các đặc điểm sau
của trƣờng sóng địa chấn:
-

Trƣờng sóng trắng, tự do với các sóng phản xạ lập từ móng và các sóng phản
xạ, phản xạ từ bề mặt của các đứt gãy cắt qua các thành tạo trƣớc Kainozoi.

-

Bề mặt phản xạ kém liên tục, chứng tỏ bề mặt móng bị các hoạt động đứt gãy
và bị quá trình phong hoá phá huỷ rất mạnh.

-

Địa hình mặt móng bị phân cắt bởi các khối nâng nằm xen kẽ giữa các địa hào,
bán địa hào.


×