Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

SKKN nâng cao hiệu quả giải toán có lời văn thông qua việc rèn cách phân tích đề và nhận dạng toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (680.81 KB, 34 trang )

MỤC LỤC

ST
T
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.
10.
11.
12.
13.
14.
15.
16.
17.
18.
19.
20.
21.
22.

Nội dung
MỤC LỤC
I. TÓM TẮT ĐỀ TÀI
II. GIỚI THIỆU


1. Hiện trạng
2. Giải pháp thay thế
3. Vấn đề nghiên cứu
4. Giả thuyết nghiên cứu
III. PHƯƠNG PHÁP
1.Khách thể nghiên cứu
2. Thiết kế nghiên cứu
3. Quy trình nghiên cứu
4. Đo lường và thu thập dữ liệu
IV. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ
V. BÀN LUẬN:
VI. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
VII. TÀI LIỆU THAM KHẢO
VIII. PHỤ LỤC CỦA ĐỀ TÀI:
PHỤ LỤC 1: KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU
PHỤ LỤC 2:Kế hoạch dạy học
PHỤ LỤC 3: Đề kiểm tra trước tác động và đáp án
PHỤ LỤC 4: Đề kiểm tra sau tác động và đáp án
PHỤ LỤC 5: Bảng phân tích dữ liệu

Trang
1
3
3
3
3
3
4
4
4

5
6
7
9
10
11
12
12
14
17
19
21


Đề tài:
Nâng cao hiệu quả giải toán có lời văn thông qua việc rèn cách phân
tích đề và nhận dạng toán “Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.”
lớp 4A, 4C Trường Tiểu học xã Phan.
Nhóm thực hiện: 1) Lê Thị Thùy Linh
2) Thái La Mỹ Hiền
Đơn vị: Trường Tiểu học Xã Phan, xã Phan, huyện Dương Minh Châu,
tỉnh Tây Ninh.
I. TÓM TẮT ĐỀ TÀI:

Việc dạy toán ở trường tiểu học nhằm giúp học sinh biết cách vận dụng
những kiến thức về toán, được rèn luyện kĩ năng thực hành với những yêu cầu
được thể hiện một cách đa dạng. Việc giải các bài toán điển hình không chỉ
nhằm rèn luyện kĩ năng giải toán mà còn nhằm phát triển năng lực và các thao
tác tư duy toán học.
Trong toán lớp 4, nội dung và phương pháp dạy học giải bài toán có văn

tiếp tục phát triển theo định hướng tăng cường rèn luyện phương pháp giải bài
toán (phân tích bài toán, tìm cách giải quyết vấn đề trong bài toán và cách trình
bày giải bài toán). Qua đó, giúp học sinh rèn luyện khả năng diễn đạt (nói và
viết) và khả năng phát tiển tư duy (khả năng phân tích, tổng hợp, giải quyết vấn
đề). Nhờ đó mà các em sáng suốt hơn, tinh tế hơn, tư duy sẽ linh hoạt chính xác
hơn, cách suy nghĩ và việc làm sẽ khoa học hơn.
Trong khi giải toán còn đòi hỏi học sinh còn tự mình xem xét vấn đề, tự
mình tìm tòi cách giải quyết vấn đề, tự mình thực hiện các phép tính, tự mình
kiểm tra lại kết quả. Do đó, việc giải toán là một cách tốt nhất để rèn luyện tính
kiên trì, tự lực vượt khó, cẩn thận, chu đáo, yêu thích sự chặt chẽ, chính xác.
Từ đó cho thấy việc học toán ở tiểu học có vị trí rất quan trọng.
Trong khi đó, học sinh vẫn còn rất mơ hồ về dạng toán “Tìm hai số khi
biết tổng và hiệu của hai số đó”.
Thực tế chất lượng môn Toán ở lớp 4A, 4C trường Tiểu học Xã Phan
chưa cao, đặc biệt là giải toán về tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số. Đa
số học sinh đều gặp khó khăn khi giải toán, không phân tích được đề và nhận
diện được dạng toán. Điều này ảnh hưởng đến chất lượng môn Toán nói riêng và
2


chất lượng hai mặt giáo dục nói chung.
Để khắc phục tình trạng trên, chúng tôi nghiên cứu chọn giải pháp: Nâng
cao hiệu quả giải toán có lời văn thông qua việc rèn cách phân tích đề và nhận
dạng toán “Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.” lớp 4A, 4C Trường
Tiểu học Xã Phan.
Để đạt được mục tiêu đề ra, giáo viên phải nắm chắc mục tiêu, nội dung,
những khả năng có thể khai thác trong từng bài. Điều quan trọng là giáo viên
phải xây dựng những phương pháp dạy và học giúp học sinh thích giải bài toán
có lời văn và đặc biệt ở dạng toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó,
góp phần phát triển năng lực tự phân tích đề và nhận diện được dạng toán của

học sinh.
Nghiên cứu được tiến hành trên hai lớp 4A, 4C (61 học sinh) và chia
thành 2 nhóm tương đương: nhóm thực nghiệm có 31 học sinh (tổ 1, tổ 2), nhóm
đối chứng có 30 học sinh (tổ 3, tổ 4). Nhóm thực nghiệm được thực hiện giải
pháp thay thế từ tuần 8 bài “Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó” đến
hết tuần 9, năm học 2014 – 2015.
Điểm trung bình (giá trị trung bình) bài kiểm tra sau tác động của nhóm
thực nghiệm là 8,5; của nhóm đối chứng là 6,6. Kết quả kiểm chứng T-Test cho
thấy p = 0,000004 < 0,05 có nghĩa là có sự khác biệt lớn giữa điểm trung bình
của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng. Điều đó chứng minh rằng việc rèn
cách phân tích đề và nhận diện dạng toán đã có ảnh hưởng rõ rệt đến việc nâng
cao chất lượng giải toán về tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.

3


II. GIỚI THIỆU:
1. Hiện trạng:
Chất lượng học tập môn Toán của học sinh lớp 4A, 4C trường Tiểu học
Xã Phan chưa cao. Học sinh chưa có kĩ năng giải toán có lời văn, đặc biệt là các
bài toán về tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số. Qua thực tế giảng dạy và
dự giờ, khi dạy học giải toán về tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số,
chúng tôi nhận thấy những hạn chế của học sinh thường gặp phải là: khó xác
định dạng bài tập, làm bài một cách rập khuôn, máy móc mà không hiểu rõ bản
chất vấn đề.
Nguyên nhân:
+ Học sinh chưa đam mê học toán, không tập trung nghe giảng.
+ Học sinh tính toán chậm, không cẩn thận, lười tính toán khi gặp số lớn,
số có nhiều chữ số.
+ Học sinh không biết cách phân tích đề và nhận diện dạng toán.

+ Gia đình chưa quan tâm đến việc học của học sinh.
+ Lớp có học sinh tương đối đông, giáo viên không có nhiều thời gian để
hướng dẫn cụ thể cho từng học sinh.
Trong các dạng toán ở lớp 4 thì dạng toán về tìm hai số khi biết tổng và
hiệu của hai số là dạng toán khó, dễ nhầm lẫn nên học sinh chưa học tốt dạng
toán này. Các em còn thực hiện giải toán máy móc, không biết tư duy, phân tích
tổng hợp.
2. Giải pháp thay thế:
Để khắc phục những khó khăn trước mắt, tôi chọn giải pháp: Nâng cao
hiệu quả giải toán có lời văn thông qua việc rèn cách phân tích đề và nhận dạng
toán “Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó” lớp 4A, 4C trường Tiểu
học Xã Phan.
Một số nghiên cứu có liên quan đến đề tài:
+ Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học giải
toán điển hình cho học sinh lớp 4.
+ Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 học tốt giải
4


toán có lời văn bằng sơ đồ tư duy.
+ Chuyên đề bồi dưỡng và nâng cao giải toán có lời văn – tác giả Nguyễn
Tường Khôi - NXB Quốc gia TP HCM.
3. Vấn đề nghiên cứu:
Việc sử dụng phương pháp rèn cách phân tích đề và nhận diện dạng toán
có làm nâng cao hiệu quả giải toán về “Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai
số đó” lớp 4A, 4C trường Tiểu học xã Phan hay không?
4. Giả thuyết nghiên cứu:
Việc sử dụng phương pháp rèn cách phân tích đề và nhận diện dạng toán
có làm nâng cao hiệu quả giải toán về “Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai
số đó” lớp 4A, 4C trường Tiểu học xã Phan.


5


III. PHƯƠNG PHÁP:
1. Khách thể nghiên cứu:
*Về học sinh:
Học sinh hai lớp 4A, 4C có (61 học sinh): Chia thành 2 nhóm tương
đương nhau về trình độ và kết quả học tập.
+ Nhóm 1 (có 31 học sinh gồm 16 em học sinh lớp 4C và 15 em học sinh
lớp 4A): nhóm thực nghiệm.
+ Nhóm 2 (có 30 học sinh gồm 15 em học sinh lớp 4C và 15 em học sinh lớp
4A): nhóm đối chứng.
Về ý thức học tập, tất cả các em ở hai nhóm này đều tích cực, chủ động.
*Về giáo viên:
+ Lê Thị Thùy Linh: trình độ chuyên môn Đại học sư phạm Tiểu học
kinh nghiệm giảng dạy 13 năm, có lòng nhiệt huyết, nhiệt tình và trách nhiệm
trong công tác giảng dạy, đang dạy lớp 4C năm học 2014 – 2015.
+ Thái La Mỹ Hiền: trình độ chuyên môn Cao Đẳng sư phạm Toán Văn, kinh nghiệm công tác giảng dạy 14 năm, có lòng nhiệt huyết, nhiệt tình và
trách nhiệm trong công tác giảng dạy, đang dạy lớp 4A năm học 2014 – 2015.
2. Thiết kế nghiên cứu:
Kiểm tra trước và sau tác động đối với các nhóm tương đương:
- Bài kiểm tra trước tác động: Chúng tôi ra đề kiểm tra khảo sát, nhờ giáo
viên có kinh nghiệm trong tổ 4 kiểm chứng độ giá trị nội dung, rồi tổ chức cho
hai nhóm học sinh làm kiểm tra, giáo viên chấm bài. Từ kết quả bài kiểm tra,
kiểm chứng độ tin cậy của dữ liệu theo phương pháp chia đôi dữ liệu tính được
hệ số tương quan chẵn - lẻ của nhóm thực nghiệm là rhh = 0,56 và độ tin cậy
Spearman Brown rSB = 0,71 cho thấy dữ liệu đáng tin cậy. Sử dụng phương pháp
kiểm chứng T-test độc lập, điểm trung bình của nhóm thực nghiệm trước tác
động là 6,3 và của nhóm đối chứng là 6,1 tính được p = 0,73 > 0,05, cho thấy sự

chênh lệch điểm trung bình của hai nhóm thực nghiệm và đối chứng trước tác
động là không có ý nghĩa. Kết luận được kết quả học tập của hai nhóm trước tác
động là tương đương nhau.
6


- Bài kiểm tra sau tác động: Chúng tôi ra đề kiểm tra, nhờ giáo viên có
kinh nghiệm trong tổ 4 kiểm chứng độ giá trị nội dung và thông qua sự kiểm
duyệt của tổ trưởng, tổ chức cho học sinh làm bài kiểm tra, chấm bài. Từ kết quả
điểm kiểm tra, kiểm chứng độ tin cậy của dữ liệu theo phương pháp chia đôi dữ
liệu tính hệ số tương quan chẵn - lẻ của nhóm thực nghiệm là rhh = 0,74 và tính độ
tin cậy Spearman Brown rSB = 0,85. Sau đó sử dụng phương pháp kiểm chứng Ttest độc lập, tính p để suy ra sự chênh lệch điểm trung bình của hai nhóm thực
nghiệm và đối chứng sau tác động là có ý nghĩa hay không có ý nghĩa.

7


Bảng thiết kế nghiên cứu:
Nhóm

Kiểm tra trước
tác động

Thực nghiệm
( NI)
Đối chứng
( NII)

Tác động


Kiểm tra
sau tác động

Sử dụng rèn cách phân
O1

tích đề và nhận diện dạng

O3

toán
Không sử dụng rèn cách
O2

phân tích đề và nhận diện

O4

dạng toán
Ở thiết kế này, chúng tôi sử dụng phép kiểm chứng T-test độc lập.
3. Quy trình nghiên cứu:
Đối với nhóm đối chứng: Gồm 30 học sinh học theo thiết kế bài học bình

thường: không có rèn cách phân tích đề và nhận diện dạng toán. Hai Giáo viên
luân phiên nhau dạy bình thường theo thời khóa biểu của lớp 4A.
Đối với nhóm thực nghiệm: Gồm 31 học sinh học theo thiết kế bài học:
rèn cách phân tích đề và nhận diện dạng toán. Hai giáo viên dạy luân phiên nhau
theo thời khóa biểu của lớp 4C.
Hướng dẫn học sinh làm theo các bước sau:
+ Đọc đề toán 2- 3 lần (với em chậm kĩ năng có thể đọc nhiều lần hơn).

+ Tóm tắt bài toán.
+ Phân tích đề và nhận diện dạng toán (tìm cái cho biết, cái phải tìm và
các mối liên quan).
+ Tìm cách giải.
+ Trình bày bài giải.
+ Ra đề toán tương tự.
Việc rèn khả năng phân tích bài toán cần làm thường xuyên, kiên trì trong
thời gian dài. Lúc đầu ta phải chấp nhận để các em làm chậm để hình thành kỹ
năng. Sau đó có thể ra hạn thời gian phân tích từ 1 phút - 5 phút.
Sau khi học sinh có kỹ năng phân tích tốt bài toán thì việc giải toán trở lên
nhẹ nhàng hơn rất nhiều.
Khi giảng dạy giáo viên cần:
8


- Nhất quán các bước giải để tạo cho học sinh thói quen làm việc khoa
học.
- Để học sinh chủ động tìm ra cách giải bài toán. Sau khi hình thành cho
học sinh kỹ năng phân tích bài toán, trình bày bài giải, với mỗi bài toán - dạng
toán giáo viên nên để học sinh tự tìm hiểu đề bài, thảo luận nhóm tìm ra cách
giải - thử lại kết quả - Tìm cách giải khác.
- Giáo viên chỉ hướng dẫn khi học sinh gặp khó khăn, kiểm tra lại kết quả
của bài toán và khẳng định cách làm đúng.
- Động viên khuyến khích kịp thời khi các em tìm ra cách giải hay, sáng
tạo.

9


*Tiến hành dạy thực nghiệm: Thời gian tiến hành như sau:

Tiết
Thứ ngày Tuần

chương

Tên bài dạy

Người dạy

trình
Thứ ba
7/10/2014
Thứ tư
8/10/2014
Thứ năm
9/10/2014
Thứ ba
21/10/2014
Thứ ba

Tìm hai số khi biết
8

37

tổng và hiệu của hai số

Lê Thị Thùy Linh

đó (trang 47)

8

38

Luyện tập (trang 48)

Thái La Mỹ Hiền

8

39

Luyện tập (trang 48)

Lê Thị Thùy Linh

10

47

16

77

Luyện tập chung
(trang 56)
Thương có chữ số 0

Thái La Mỹ Hiền
Lê Thị Thùy Linh


2/12/2014
(trang 85)
4. Đo lường và thu thập dữ liệu:
Bài kiểm tra trước tác động là bài kiểm tra đầu tháng 10, bài kiểm tra sau
tác động là bài kiểm tra đầu tháng 12 (phần phụ lục). Bài kiểm tra trước và sau
tác động gồm 2 phần: Phần A làm trắc nghiệm 4 câu: khoanh vào chữ cái đặt
trước câu trả lời đúng; Phần B: tự luận gồm 2 bài tập.
* Tiến hành kiểm tra và chấm bài:
+ Ra đề kiểm tra: Ra đề kiểm tra và đáp án sau đó lấy ý kiến đóng góp của
các giáo viên có kinh nghiệm trong tổ 4 để bổ sung, chỉnh sửa cho phù hợp
(kiểm chứng độ giá trị nội dung).
+ Tổ chức kiểm tra hai nhóm cùng một thời điểm, cùng đề. Sau đó tổ
chức chấm điểm theo đáp án đã xây dựng (phần phụ lục).

10


IV. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ
Từ kết quả bài kiểm tra, kiểm chứng độ tin cậy của dữ liệu theo phương
pháp chia đôi dữ liệu tính được hệ số tương quan chẵn - lẻ là rhh = 0,74 và tính
độ tin cậy Spearman Brown rSB = 0,85 cho thấy dữ liệu đáng tin cậy.
Tổng hợp kết quả chấm bài kiểm tra trước và sau tác động:

Nhóm thực nghiệm (NI)

Giá trị trung bình
Độ lệch chuẩn
Giá trị p của T-test
Mức độ ảnh hưởng


Nhóm đối chứng (NII)

Trước tác

Sau tác

Trước tác

Sau tác

động
6,3

động
8,5

động
6,1

động
6,6

0,73

1,5
0,000004

1,5


1,2
(SMD)
Từ kết quả nghiên cứu ta thấy hai nhóm đối tượng nghiên cứu trước tác
động là hoàn toàn tương đương. Sau khi có sự tác động bằng phương pháp giảng
dạy mới cho kết quả hoàn toàn khả quan. Bằng phép kiểm chứng T- test độc lập
để kiểm chứng chênh lệch điểm trung bình, kết quả p = 0,000004 < 0,05 cho
thấy độ chênh lệch điểm trung bình giữa hai nhóm là có ý nghĩa. Điều này minh
chứng là điểm trung bình nhóm thực nghiệm cao hơn nhóm đối chứng không
phải do ngẫu nhiên mà là do kết quả của sự tác động.
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD = 1,2 nên theo bảng tiêu chí
Cohen kết luận mức độ ảnh hưởng của tác động khi áp dụng giải pháp là lớn.
Giả thuyết của đề tài “Việc sử dụng phương pháp rèn cách phân tích đề và nhận
diện dạng toán có làm nâng cao hiệu quả giải toán về tìm hai số khi biết tổng và
hiệu của hai số đó của lớp 4A, 4C trường Tiểu học Xã Phan” đã được kiểm
chứng.

11


Biểu đồ so sánh kết quả điểm trung bình của hai nhóm trước và sau tác động.
Tổng hợp phần trăm kết quả theo thang bậc: Hoàn thành, chưa hoàn thành
của nhóm thực nghiệm.
Theo thang bậc điểm
Nhóm thực nghiệm
Trước TĐ
Sau TĐ

Cộng
CHT
9

29%
1
3.2%

HT
22
71%
30
96,8%

31
100%
31
100%

Biểu đồ so sánh kết quả xếp loại trước và sau tác động của nhóm thực
nghiệm
12


V. BÀN LUẬN
- Kết quả cho thấy, điểm trung bình của nhóm thực nghiệm cao hơn nhóm
đối chứng, chênh lệch điểm số là 8,5 – 6,6 = 1,9 cho thấy điểm trung bình của
hai nhóm đối chứng và thực nghiệm đã có sự khác biệt, nhóm được tác động có
điểm trung bình cao hơn nhóm đối chứng là 1,9 điểm.
- Độ chênh lệch giá trị trung bình chuẩn là SMD = 1,2 chứng tỏ mức độ
ảnh hưởng của tác động là lớn.
- Phép kiểm chứng T-test độc lập điểm trung bình bài kiểm tra sau tác
động của hai nhóm là p = 0,000004 < 0,05 chứng tỏ điểm trung bình của nhóm
thực nghiệm cao hơn nhóm đối chứng không phải ngẫu nhiên mà do tác động

nghiêng về nhóm thực nghiệm.
13


- Tác động đã có ý nghĩa: Số học sinh hoàn thành tăng đáng kể.
Hạn chế
- Nghiên cứu này giúp nâng cao hiệu quả giải toán về tìm hai số khi biết
tổng và hiệu của hai số đó của học sinh lớp 4A, 4C trường Tiểu học Xã Phan.
Nhưng do thời gian nghiên cứu ngắn nên chưa đánh giá được một cách chính
xác sự tiến bộ của học sinh.

14


VI. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
Việc sử dụng phương pháp rèn cách phân tích đề và nhận diện dạng toán
đã làm nâng cao hiệu quả giải toán về tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số
đó của học sinh lớp 4A, 4C trường Tiểu học Xã Phan.
2. Khuyến nghị
+ Đối với cấp lãnh đạo: Cần khuyến khích giáo viên đầu tư nghiên cứu
chọn ra biện pháp hữu hiệu nhằm nâng cao chất lượng môn Toán nói chung,
chất lượng 2 mặt giáo dục nói riêng. Động viên, khen thưởng những giáo viên
có thành tích trong việc nâng cao chất lượng dạy học.
+ Đối với giáo viên: Không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn
nghiệp vụ của bản thân, tích lũy kinh nghiệm từ đồng nghiệp và biết áp dụng
hợp lí với lớp mình giảng dạy.
Với kết quả nghiên cứu trên, chúng tôi mong rằng các bạn đồng nghiệp
quan tâm, chia sẻ, đặc biệt là giáo viên dạy Toán lớp 4 trên địa bàn huyện
Dương Minh Châu có thể ứng dụng cho công tác giảng dạy của mình đạt hiệu

quả giáo dục cao hơn.
Xã Phan, ngày 10 tháng 3 năm 2015
Nhóm thực hiện

Lê Thị Thùy Linh
Thái La Mỹ Hiền
15


VII. TÀI LIỆU THAM KHẢO
+ Học và thực hành theo chuẩn kiến thức kỹ năng Toán 4 – Nhà xuất bản
giáo dục – Bộ GD&ĐT
+ Mạng Internet: giaoandientu.com.vn
+ Sách giáo khoa, sách giáo viên Toán lớp 4 – Nhà xuất bản giáo dục –
Bộ GD&ĐT
+ Tài liệu tập huấn nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng dự án Việt Bỉ
- Bộ GD&ĐT

16


17


VIII. PHỤ LỤC CỦA ĐỀ TÀI
KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG
Tên đề tài: Nâng cao hiệu quả giải toán có lời văn thông qua việc rèn
cách phân tích đề và nhận dạng toán “Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của
hai số đó.” lớp 4A, 4C Trường Tiểu học Xã Phan.
Nhóm nghiên cứu: Lê Thị Thùy Linh

Thái La Mỹ Hiền
Đơn vị: Trường Tiểu học Xã Phan, xã Phan, huyện Dương Minh Châu,
tỉnh Tây Ninh.
Bước
1. Hiện trạng

Hoạt động
Hiện trạng:

Nguyên nhân

Chất lượng học tập môn Toán của học sinh lớp
4A, 4C trường Tiểu học Xã Phan chưa cao. Học sinh
chưa có kĩ năng giải toán có lời văn, đặc biệt là các
bài toán về tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai
số. Qua thực tế giảng dạy và dự giờ, khi dạy học giải
toán về tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số,
chúng tôi nhận thấy những hạn chế của học sinh
thường gặp phải là: khó xác định dạng bài tập, làm
bài một cách rập khuôn, máy móc mà không hiểu rõ
bản chất vấn đề.
Nguyên nhân:
+ Học sinh chưa đam mê học toán, không tập trung
nghe giảng.
+ Học sinh tính toán chậm, không cẩn thận, lười
tính toán khi gặp số lớn, số có nhiều chữ số.
18


+ Học sinh không biết cách phân tích đề và nhận diện

dạng toán.
+ Gia đình chưa quan tâm đến việc học của học sinh.
+ Lớp có học sinh tương đối đông, giáo viên
không có nhiều thời gian để hướng dẫn cụ thể cho
từng học sinh.
Trong các dạng toán ở lớp 4 thì dạng toán về tìm
hai số khi biết tổng và hiệu của hai số là dạng toán
khó, dễ nhầm lẫn nên học sinh chưa học tốt dạng toán
này. Các em còn thực hiện giải toán máy móc, không
biết tư duy, phân tích tổng hợp.
2. Giải pháp thay thế

Để khắc phục những khó khăn trước mắt, tôi chọn
giải pháp Nâng cao hiệu quả giải toán có lời văn
thông qua việc rèn cách phân tích đề và nhận dạng
toán “Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó”

3. Vấn đề nghiên cứu,
Giả thuyết nghiên cứu

lớp 4A, 4C trường Tiểu học Xã Phan
Vấn đề nghiên cứu:
Việc sử dụng phương pháp rèn cách phân tích đề
và nhận diện dạng toán có làm nâng cao hiệu quả giải
toán về “ Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số
đó” lớp 4A, 4C trường Tiểu học xã Phan hay không?
Giả thuyết nghiên cứu:
Việc sử dụng phương pháp rèn cách phân tích đề
và nhận diện dạng toán có làm nâng cao hiệu quả giải
toán về “ Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số


4. Thiết kế

đó” lớp 4A, 4C trường Tiểu học xã Phan.
Chọn thiết kế 1: Kiểm tra trước tác động và sau

5. Đo lường

tác động đối với nhóm duy nhất.
Kiểm tra trước tác động: Dùng bài kiểm tra số 1
làm cơ sở so sánh trước tác động.
19


Kiểm tra sau tác động: Dùng bài kiểm tra số 2 làm
6. Phân tích dữ liệu

cơ sở so sánh trước tác động.
So sánh kết quả kiểm tra trước tác động và sau tác
động trên 1 nhóm duy nhất; Sử dụng phép kiểm
chứng T- test độc lập, kiểm tra mức độ ảnh hưởng
SMD.
Sau khi kiểm chứng, điểm trung bình sau tác động

7. Kết quả

là 8.5; điểm trung bình trước tác động là
Tóm lại, việc sử dụng phương pháp rèn cách phân
tích đề và nhận diện dạng toán đã làm nâng cao hiệu
quả giải toán về tìm hai số khi biết tổng và hiệu của

hai số đó của học sinh lớp 4A, 4C trường Tiểu học
Xã Phan.
Khuyến nghị
+ Đối với cấp lãnh đạo: Cần khuyến khích giáo
viên đầu tư nghiên cứu chọn ra biện pháp hữu hiệu
nhằm nâng cao chất lượng môn Toán nói chung, chất
lượng 2 mặt giáo dục nói riêng. Động viên, khen
thưởng những giáo viên có thành tích trong việc nâng
cao chất lượng dạy học.
+ Đối với giáo viên: Không ngừng học tập nâng
cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của bản thân, tích
lũy kinh nghiệm từ đồng nghiệp và biết áp dụng hợp
lí với lớp mình giảng dạy.
Với kết quả nghiên cứu trên, chúng tôi mong rằng
các bạn đồng nghiệp quan tâm, chia sẻ, đặc biệt là
giáo viên dạy Toán lớp 4 trên địa bàn huyện Dương
Minh Châu có thể ứng dụng cho công tác giảng dạy
của mình đạt hiệu quả giáo dục cao hơn.

20


KẾ HOẠCH BÀI DẠY MINH HỌA:
Tuần: 8
Thứ ba ngày 7 tháng 10 năm 2014
Toán
Tiết 37: TÌM HAI SỐ KHI BIẾT TỔNG VÀ HIỆU CỦA HAI SỐ ĐÓ
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Kiến thức: Biết cách tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
- Kĩ năng: Bước đầu biết giải bài toán liên quan đến tìm hai số khi biết

tổng và hiệu của hai số đó.
- Thái độ: Giáo dục học sinh tính cẩn thận, chính xác.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Thước kẻ.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động 1: Giới thiệu dạng toán Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của
hai số đó.
Mục tiêu: Nhận biết dạng toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai
số đó, biết cách thực hiện dạng toán trên.
* Hướng dẫn giải bài toán (cách 1).
- Đính bài toán. HS đọc đề toán.
- HS tìm hiểu và phân tích đề toán.
- Giáo viên hướng dẫn tóm tắt.
- Hướng dẫn vẽ sơ đồ. Hướng dẫn giải bài toán .
- Giáo viên kết luận số bé bằng tổng trừ hiệu chia 2.
Số bé = (Tổng - hiệu ):2
- Học sinh nêu bài học.
* Giáo viên hướng dẫn giải cách 2.
- GV hướng dẫn như SGK .
- HS nhân xét.
21


- Giáo viên kết luận.
Số lớn = (tổng +hiệu):2
- Học sinh nêu lại bài học.
Hoạt động 2: Thực hành.
Bài 1: Giải bài toán.
+ Giải được bài toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
- Học sinh nêu yêu cầu. Học sinh làm bài cá nhân.

- Đại diện chữa bài. Nhận xét.
Bài 2: Giải bài toán.
+ Giải được bài toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
- Học sinh nêu yêu cầu.
- Học sinh làm cá nhân vào vở. 1 em làm bảng phụ.
- Giáo viên nhận xét.
Hoạt động nối tiếp: Củng cố – Dặn dò.
- HS nêu lại cách tìm số bé, số lớn.
- Nhận xét. Dặn dò.
Rút kinh nghiệm:
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................

22


Thứ tư ngày 8 tháng 10 năm 2014
Toán
Tiết 38:

LUYỆN TẬP

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
Kiến thức: Biết giải bài toán liên quan đến tìm hai số khi biết tổng và
hiệu của hai số đó.
Kĩ năng: Rèn kĩ năng tính nhanh cho học sinh.
Thái độ: Giáo dục HS tính cẩn thận khi làm toán.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động 1: Luyện tập.
Bài 1 a b: (HS khá giỏi làm cả câu c). Tìm hai số khi biết tổng và hiệu.
+ Vận dụng công thức tìm hai số khi biết tổng và hiệu để thực hiện
đúng .
- HS nêu yêu cầu.
- Làm bài cá nhân.
- Đại diện chữa bài.
- Nhận xét chốt kiến thức.
Bài 2: Giải bài toán.
+ Giải được bài toán về tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
- HS nêu yêu cầu.
- Thảo luận nhóm.
- 1 nhóm làm bảng phụ.
- Đính bảng nhận xét.
- Nhận xét chốt kiến thức.
Bài 4: Giải bài toán.
+ Giải được bài toán về tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
- HS nêu yêu cầu.
- Làm bài vào vở.
23


- 1 HS làm bảng phụ.
- Đính bảng nhận xét.
- Đại diện chữa bài.
Hoạt động nối tiếp: Củng cố – Dặn dò.
- Nhận xét
- Dặn dò.
Rút kinh nghiệm:
.....................................................................................................................

.....................................................................................................................
.....................................................................................................................

24


Trường TH XÃ PHAN

ĐỀ KIỂM TRA (trước tác động)

Họ và tên

Môn : TOÁN

Lớp:

Thời gian: 35 phút

Điểm

Lời phê của cô

* Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng
Câu 1: ( 1đ )
Hai số có tổng là 96 và hiệu là 34 là:
A) 65 và 31

B) 55 và 41

C) 130 và 62


D) 45 và 51

Câu 2: ( 1đ )
Tổng của hai số bằng 125, hiệu của hai số bằng 23. Hai số đó là:
A) 74 và 51

B) 74 và 52

C) 74 và 15

D) 74 và 25

Câu 3: ( 1đ )
Tổng của hai số bằng 426, hiệu của hai số bằng 12. Hai số đó là:
219 và 207

B) 219 và 206

C) 219 và 208

D) 219 và 209

Câu 4: ( 1 đ )
Tổng của hai số là 205 và hiệu là 37 . Hai số đó là
A) S ố bé : 84
Số lớn : 121

B) Số bé : 84
Số lớn : 122


C) Số bé : 84
Số lớn : 123

D) Số bé : 84
Số lớn: 124

C âu 5: ( 3 đ )
Tuổi mẹ và tuổi con cộng lại là 48. Mẹ hơn con 26 tuổi. Tính tuổi của mỗi
người.
Bài giải
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
25


×