Tải bản đầy đủ (.doc) (49 trang)

SKKN sử dụng một số biện pháp rèn học sinh viết đúng chính tả trong phân môn chính tả nhằm nâng cao chất lượng học tập của học sinh lớp 5d trường tiểu học truông mít a

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (508.85 KB, 49 trang )

II. GIỚI THIỆU
Qua thực tế giảng dạy cho thấy, kết quả học tập phân môn Chính tả chưa
cao, học sinh đa số các em chưa có kĩ năng phân biệt chính tả. Đặc biệt là các em
đa số thiếu thận trọng trong viết chính tả, dẫn đến chất lượng học tập của học sinh
chưa cao. Sử dụng một số biện pháp rèn học sinh viết đúng chính tả trong phân
môn Chính tả sẽ nâng cao kĩ năng viết cho các em, làm cho giờ học sôi nổi, học
sinh tham gia một cách tích cực và hiệu quả cao, các em mạnh dạn, tự tin, nhạy
bén, tích cực tham gia đóng góp xây dựng nội dung bài học, đồng thời tạo ra bầu
không khí thân thiện, vui vẻ, thoải mái, ham thích học tập.
1. Hiện trạng:
Đa số học sinh trong lớp thuộc gia đình nông dân, lời lẽ chân chất mộc
mạc như đã ăn sâu vào nếp sống, nếp nghĩ của người dân. Các em đã quen với
ngôn ngữ nói hằng ngày bình dị chân chất, đơn giản mà dễ hiểu. Điều này cũng
là nguyên nhân làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc thể hiện ngôn ngữ viết của
các em, dẫn đến chất lượng viết chính tả của học sinh chưa cao.
2. Nguyên nhân:
Nguyên nhân chủ yếu là do:
- Giáo viên còn ngại, chưa tích cực đầu tư vào đổi mới phương pháp dạy
học phát huy tính chủ động sáng tạo của học sinh.
- Học sinh đọc chưa đúng các âm, vần khó, có cấu tạo phức tạp dễ nhầm
lẫn dẫn đến viết chưa đúng.
- Chưa phân biệt được thanh hỏi, thanh ngã.
- Phát âm khác nhau giữa các phương ngữ vùng miền cũng là nguyên
nhân.
- Học sinh còn nhút nhát, rụt rè thiếu tự tin thể hiện ý kiến về các vấn đề
chưa rõ trong khi học Chính tả.
- Phụ huynh học sinh chưa quan tâm đến việc học của con em mình.
Một số phụ huynh còn cho rằng trong quá trình học tập, chỉ cần các em biết
đọc, biết viết là đủ chớ không cần thiết lắm việc nói, viết đúng chính tả. Vì
cho dù có nói, viết sai chính tả thì người nghe vẫn hiểu được ý của mình.
1




Để khơi dậy sự hứng thú học tập của các em, chúng tôi sử dụng một số
biện pháp rèn học sinh viết đúng chính tả trong phân môn Chính tả nhằm từng
bước nâng cao kết quả học tập môn Chính tả cho từng học sinh.
3. Giải pháp thay thế:
Từ những nguyên nhân trên, chúng tôi đã nghiên cứu để khắc phục các
nguyên nhân dẫn đến kết quả chưa cao trong học Chính tả của học sinh. Trong
nghiên cứu chúng tôi “Sử dụng một số biện pháp rèn học sinh viết đúng chính
tả trong phân môn Chính tả nhằm nâng cao chất lượng học tập của học sinh
lớp 5D trường Tiểu học Truông Mít A”. Các biện pháp này giúp các em khắc
phục được hạn chế của bản thân, vừa đảm bảo được tính tích cực chủ động, vừa
giáo dục được tính tập thể và tinh thần hợp tác của học sinh. Rèn cho học sinh
tính mạnh dạn, tự tin, rèn kĩ năng viết và kĩ năng trình bày ý kiến trước lớp, giúp
các em ham thích tham gia xây dựng bài và tham gia hoạt động học tập có hiệu
quả.
* Vấn đề Sử dụng một số biện pháp rèn học sinh viết đúng chính tả trong
dạy học gần đây đã có nhiều giáo viên nghiên cứu và áp dụng vào quá trình dạy
học như:
- Sáng kiến kinh nghiệm: “Sử dụng quy tắc chính tả, quy luật chính tả và
kĩ xảo chính tả để giúp học sinh lớp 5 học tốt môn chính tả.” trường Tiểu học Kim
Đồng (Thị xã Sa Đéc), Tác giả Trần Thanh Thùy.
- Sáng kiến kinh nghiệm: “Giúp học sinh lớp 5 giảm bớt lỗi chính tả.”
Tác giả Võ Thị Thảo, trường Tiểu học Tân Thạnh.
- Sáng kiến kinh nghiệm: “Nâng cao kết quả học tập phân môn Chính tả
cho học sinh lớp 5 thông qua việc cung cấp linh hoạt một số mẹo luật chính tả
trong giảng dạy.” Tác giả Trương Viết Nghị, trường Tiểu học Chương Dương.
Các đề tài nghiên cứu trên chủ yếu đề cập đến việc sử dụng một trong số
các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả học tập phân môn Chính tả cho học sinh
nói chung mà chưa có tài liệu, đề tài nào đi sâu vào việc Sử dụng một số biện

pháp rèn học sinh viết đúng chính tả trong quá trình giảng dạy hàng ngày.

2


Nhóm nghiên cứu chúng tôi muốn có một nghiên cứu cụ thể hơn và đánh
giá được hiệu quả của việc đổi mới Phương pháp dạy học thông qua việc sử dụng
một số biện pháp rèn học sinh viết đúng chính tả trong phân môn Chính tả nhằm
hỗ trợ cho giáo viên khi dạy ngôn ngữ viết Tiếng việt mang tính nhân văn cao.
Qua việc Sử dụng một số biện pháp rèn học sinh viết đúng chính tả trong phân
môn Chính tả nhằm nâng cao chất lượng giờ học, giúp học sinh học môn Chính tả
một cách nhẹ nhàng, tự nhiên, tự tin, tạo ra bầu không khí thân thiện, vui vẻ,
thoải mái, ham thích học tập.
* Vấn đề nghiên cứu:
Việc “Sử dụng một số biện pháp rèn học sinh viết đúng chính tả trong
phân môn Chính tả”có làm tăng kết quả học tập môn Chính tả cho học sinh lớp
5D trường Tiểu học Truông Mít A không?
* Giả thuyết nghiên cứu:
Có, việc “Sử dụng một số biện pháp rèn học sinh viết đúng chính tả trong
phân môn Chính tả” sẽ làm tăng kết quả học tập môn Chính tả cho học sinh lớp
5D trường Tiểu học Truông Mít A năm học 2014-2015.

3


III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Khách thể nghiên cứu
- Chúng tôi tìm hiểu một số đặc điểm, phương pháp đặc trưng của phân
môn Chính tả để chỉ đạo và dạy Chính tả cho học sinh lớp 5D trường Tiểu học
Truông Mít A, xã Truông Mít, huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh.

- Khách thể được sử dụng để nghiên cứu đề tài là học sinh lớp 5D và lớp
5C trường Tiểu học Truông Mít A, vì các đối trượng này có nhiều thuận lợi cho
việc nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng.
* Giáo viên:
1. Trà Thị Thanh Thúy – Giáo viên dạy lớp 5D
2. Phan Thị Thu Cúc – Phó hiệu trưởng nhà trường
Cả hai chúng tôi: Một người trực tiếp giảng dạy, một người quản lí chỉ đạo
việc thực hiện chuyên môn tại đơn vị, đều có lòng nhiệt tình và trách nhiệm cao
trong công tác giảng dạy và giáo dục học sinh.
* Học sinh:
Đây là 2 lớp có nhiều điểm tương đồng nhau về số lượng, trình độ, giới
tính, thành phần dân tộc. Nhóm đối chứng là lớp 5C có 30 học sinh. Nhóm thực
nghiệm là lớp 5D có 31 học sinh.
* Bảng 1: Giới tính và thành phần dân tộc của hai lớp 5C và 5D
trường Tiểu học Truông Mít A
Dân tộc

Nhóm
Tổng số

Nam



Kinh

5C
30
18
12

29
31
18
13
31
5D
Ý thức học tập của học sinh hai nhóm: đa số học sinh đều ngoan, năng động,
tích cực trong học tập, dễ tác động và điều khiển theo ý muốn. Tuy nhiên vẫn còn
một số học sinh kĩ năng viết chưa tốt, rụt rè, thiếu tự tin, chưa tích cực tham gia
thể hiện ý kiến về các vấn đề chưa rõ trong khi học Chính tả.

4


Về thành tích học tập khảo sát trước tác động cho thấy cả hai nhóm tương
đương nhau về kĩ năng viết chính tả.
2. Thiết kế nghiên cứu:
Chúng tôi dùng thiết kế 2: Kiểm tra trước tác động và sau tác động đối
với 2 nhóm tương đương là lớp 5C và 5D trường Tiểu học Truông Mít A.
Chúng tôi dùng bài kiểm tra tháng 9 (tuần 4) làm bài kiểm tra trước tác
động (đề kiểm tra, đáp án và kết quả bài kiểm tra được sự xác nhận, phê duyệt
của Ban giám hiệu nhà trường cùng tổ chuyên môn). Kết quả kiểm tra cho thấy
điểm trung bình của hai nhóm có sự khác biệt nhau, do đó tôi dùng phép kiểm
chứng T-test để kiểm chứng sự chênh lệch giữa 2 nhóm trước khi tác động .
Bảng 2: Kiểm chứng để xác định nhóm tương đương.
Lớp đối chứng
6,9

Lớp thực nghiệm
6,8


Trung bình cộng
Giá trị P
0,82
Qua kiểm chứng, P = 0,82 > 0,05. Từ đó kết luận sự chênh lệch điểm số
trung bình của hai nhóm thực nghiệm và đối chứng là không có ý nghĩa, hai nhóm
được coi là tương đương.
Bảng 3: Thiết kế nghiên cứu
Sử dụng thiết kế 2: Kiểm tra trước tác động và sau tác động đối với các
nhóm tương đương.

Nhóm

Kiểm tra trước

Tác động

tác động

Kiểm tra sau tác
động

Sử dụng một số
Thực nghiệm
( 5D)

Đối chứng

biện pháp rèn học
6,8


sinh

viết

đúng

chính

tả

trong

phân môn Chính tả
Không Sử dụng

6,9

( 5C)

một số biện pháp
rèn học sinh viết
5

9,0

7,7


đúng


chính

tả

trong phân môn
Chính tả
Ở thiết kế này chúng tôi sử dụng phép kiểm chứng T-test độc lập.
3. Quy trình nghiên cứu:
Đối với nhóm đối chứng: Dạy học bình thường theo thời khóa biểu của
lớp 5C không sử dụng một số biện pháp rèn học sinh viết đúng chính tả trong
phân môn Chính tả.
Đối với nhóm thực nghiệm: Dạy học bình thường theo thời khóa biểu của
lớp 5D có sử dụng một số biện pháp rèn học sinh viết đúng chính tả trong phân
môn Chính tả.
a. Chuẩn bị
- Nghiên cứu từng bài dạy và chuẩn bị kế hoạch dạy học, kế hoạch tổ
chức từng biện pháp phù hợp với nội dung dạy học.
- Nghiên cứu kĩ các biện pháp để tìm ra phương pháp và hình thức tổ
chức dạy học nhằm đạt hiệu quả cao nhất.
- Tham khảo ý kiến đồng nghiệp cùng chuyên môn về kế hoạch dạy học,
các dạng bài viết, bài tập và các biện pháp được áp dụng.
- Nghiên cứu nội dung bài dạy, lựa chọn các biện pháp phù hợp với nội
dung của từng bài, nắm vững các dạng bài và dự kiến các lỗi sai. Bài viết sử dụng
các quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam hay nước ngoài, các dấu thanh
hay các vần gì khó dễ viết sai....
- Chuẩn bị dụng cụ, đồ dùng phục vụ cho từng tiết học.
Qua nghiên cứu nội dung từng bài dạy trong quá trình thực nghiệm,
chúng tôi tiến hành thảo luận và thống nhất chọn các biện pháp để áp dụng trên
tiết học Chính tả trong quá trình giảng dạy đối với nhóm thực nghiệm như:

+ Kiểm tra phân loại trình độ chính tả của các em lớp mình ngay từ đầu
năm, nắm rõ trình độ chữ viết của từng em, biết được những lỗi chính tả của từng
em hay mắc phải.
6


+ Linh hoạt và sáng tạo trong phương pháp giảng dạy tạo hứng thú và
lòng say mê luyện viết ở các em, sử dụng phương tiện dạy học đầy đủ, hợp lí,
khoa học.
+ Đối với những em chậm cần dành nhiều thời gian để hướng dẫn chỉ bảo
những em học sinh này, cần động viên khuyến khích kịp thời, tạo điều kiện cho
các em tham gia học tập tích cực.
+ Điều đặc biệt lưu ý là trong quá trình giảng dạy giáo viên luôn phải là
người đọc đúng viết chuẩn. Trong quá trình đọc cho học sinh viết cần đọc to, rõ
ràng, chính xác, đọc lại nhiều lần ở những từ tiếng khó.
+ Trong quá trình học sinh viết bài, giáo viên phải luôn luôn theo dõi, uốn
nắn học sinh ngay, đặc biệt chú ý những lỗi sai cơ bản của địa phương như: d/gi,
s/x, tr/ch...
+ Yêu cầu mỗi em có quyển vở luyện viết riêng ở nhà và có kiểm tra
thường xuyên, sau mỗi lần kiểm tra đánh giá cần tuyên dương sự tiến bộ của học
sinh dù nhỏ.
+ Sử dụng phương pháp phân tích so sánh, nhấn mạnh những điểm giống
và khác nhau về âm, vần thanh để học sinh nhớ.
+ Giải nghĩa từ cũng là một biện pháp nhằm giúp các em hiểu rõ, ghi nhớ
và khắc sâu từ đó.
+ Về lỗi viết hoa: Luôn nhắc và hướng dẫn học sinh phải ghi nhớ cụ thể
cách viết hoa cho từng loại tên riêng. Viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam, tên
người, tên địa lí nước ngoài.
+ Giúp học sinh ghi nhớ những mẹo luật chính tả (những hiện tượng
chính tả mang tính quy luật phổ biến).

+ Sử dụng phương pháp nêu gương thường xuyên trong quá trình giảng
dạy.
+ Cần giúp học sinh vận dụng 3 kĩ năng: Nghe - nhớ - vận dụng thực
hành một cách có hiệu quả.
+ Giáo dục học sinh thấy được tầm quan trọng của việc viết đúng, đẹp
qua các môn học khác.
7


b. Tiến trình dạy thực nghiệm.
Thời gian tiến hành thực nghiệm tuân theo kế hoạch và thời khóa biểu
chính khóa để đảm bảo tính khách quan. Hai lớp cùng dạy, sau tiết học, chúng tôi
tổ chức kiểm tra chất lượng học sinh hai lớp. Cụ thể:

8


Bảng 4: Thời gian thực hiện

Thời gian
Thứ ba ngày
16/9/2014
Thứ ba ngày
23/9/2014
Thứ ba ngày
30/9/2014
Thứ ba ngày
07/10/2014
Thứ ba ngày
14/10/2014

Thứ ba ngày
28/10/2014
Thứ ba ngày
04/11/2014
Thứ ba ngày
11/11/2014
Thứ ba ngày
18/11/2014

Môn/lớp

Tuần

Tên bài dạy

Chính tả lớp 5

5

Một chuyên gia máy xúc

Chính tả lớp 5

6

Ê-mi-li, con

Chính tả lớp 5

7


Dòng kinh quê hương

Chính tả lớp 5

8

Kì diệu rừng xanh

Chính tả lớp 5

9

Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà

Chính tả lớp 5

11

Luật bảo vệ môi trường

Chính tả lớp 5

12

Mùa thảo quả

Chính tả lớp 5

13


Hành trình của bầy ong

Chính tả lớp 5

14

Chuỗi ngọc lam

4. Đo lường và thu thập dư liệu
Chúng tôi sử dụng bài kiểm tra của học sinh 2 lớp để làm công cụ đo
lường, cụ thể:
- Bài kiểm tra trước tác động là bài kiểm ở tháng 9 (tuần 4).
- Bài kiểm tra sau tác động là bài Chính tả ở tháng 11 (tuần 15). Bài kiểm
tra này để kiểm chứng hiệu quả của các tiết dạy qua 9 tuần áp dụng thiết kế theo

9


một kế hoạch bài học riêng mà giáo viên đã sử dụng một số biện pháp rèn học
sinh viết đúng chính tả trong phân môn Chính tả như nghiên cứu đưa ra.
- Đề tài nghiên cứu trong 9 tuần và sau mỗi tuần thực hiện, chúng tôi đều
cho học sinh làm bài kiểm tra để thu thập dữ liệu, làm cơ sở để kiểm chứng độ
tin cậy sau quá trình tác động.
- Trước tác động chúng tôi đã kiểm tra kết quả của 2 nhóm là tương đương.
Sau tác động, kiểm chứng độ chênh lệch điểm trung bình bằng phép T-test, kết
quả thu được P = 0,00009884. Điều này cho thấy: Sự chênh lệch điểm trung bình
giữa nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng có ý nghĩa, tức là chênh lệch điểm
trung bình nhóm thực nghiệm cao hơn điểm trung bình nhóm đối chứng là không
phải ngẫu nhiên mà do kết quả tác động. Đồng thời qua đồ thị, thấy rõ nhất và ý

nghĩa nhất là tỉ lệ học sinh sau tác động của nhóm thực nghiệm tiến bộ rất nhiều
so với trước tác động.
- Độ tin cậy: Để kiểm chứng độ tin cậy của dữ liệu, chúng tôi sử dụng
phương pháp “kiểm tra nhiều lần” và công thức Spearman-Brown [r SB = 2 * rhh /
(1 + rhh)] để tính độ tin cậy của toàn bộ dữ liệu. Độ tin cậy được tính đối với các
bài kiểm tra của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Kết quả bài kiểm tra lớp đối
chứng có độ tin cậy rSB

=

0,886875560 > 0,7, kết quả bài kiểm tra lớp thực

nghiệm có độ tin cậy rSB = 0,934282050 > 0,7 điều đó cho thấy dữ liệu đáng tin
cậy.
Bảng 4: Độ tin cậy Spearman – Brown

Độ tin cậy
rSB ≥ 0,7
Sau tác
động

Lớp thực nghiệm (5D)
0,934282050 > 0,7

Dữ liệu
đáng tin cậy

* Tiến trình kiểm tra:

10


Lớp đối chứng (5C)
0,886875560 > 0,7

Dữ liệu
đáng tin cậy


Sau khi thực hiện dạy xong các bài Chính tả của 9 tuần theo chương trình,
chúng tôi tiến hành kiểm tra hai lớp cùng một thời điểm, cùng một đề bài (nội
dung kiểm tra được đính kèm ở phần mục lục).
Ra đề kiểm tra và đáp án sau đó lấy ý kiến đóng góp của Ban giám hiệu
nhà trường cùng giáo viên trong tổ chuyên môn để bổ sung, chỉnh sửa cho phù
hợp.
Tiến hành chấm bài theo đáp án đã xây dựng. Tuy nhiên, năm học 20142015 thực hiện theo Thông tư 30 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Quy định đánh giá
học sinh Tiểu học, không dùng điểm số để đánh giá thường xuyên. Do đó, để
thuận lợi cho quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã tiến hành chấm điểm bài kiểm
tra nhưng không thông báo điểm số với học sinh.

11


IV. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ
* Phân tích dư liệu:
Bảng5: So sánh điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động
Thực nghiệm
Đối chứng
9,0
7,7
0,93

1,46
0,00009884

Điểm trung bình
Độ lệch chuẩn
Giá tri p của t-test
Chênh lệch giá trị trung bình
chuẩn (SMD)

0,87

Biểu đồ so sánh điểm trung bình trước tác động và sau tác động
của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng.
Điểm

Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD = 0,87
Theo bảng tiêu chí Cohen, SMD = 0,87 cho thấy tác động của việc sử
dụng một số biện pháp rèn học sinh viết đúng chính tả trong phân môn Chính tả ở
nhóm thực nghiệm có mức độ ảnh hưởng là lớn.
Giả thuyết của đề tài Sử dụng một số biện pháp rèn học sinh viết đúng
chính tả trong phân môn Chính tả nhằm nâng cao chất lượng học tập của học sinh
lớp 5D trường Tiểu học Truông Mít A đã được kiểm chứng.
12


* Bàn luận:
Kết quả bài kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm có điểm trung
bình là 9,0; kết quả bài kiểm tra tương ứng của nhóm đối chứng có điểm trung
bình là 7,7. Độ chênh lệch điểm số giữa hai nhóm là 1,3 ; Điều đó cho thấy điểm
trung bình của hai nhóm đối chứng và thực nghiệm đã có sự khác biệt rõ rệt,

nhóm được tác động có điểm trung bình cao hơn nhóm đối chứng.
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn của hai bài kiểm tra là SMD = 0,87.
Điều này có nghĩa mức độ ảnh hưởng của tác động là lớn. Phép kiểm chứng T-test
điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động của hai nhóm là 0,00009884 < 0,05. Kết
quả này khẳng định sự chênh lệch điểm trung bình của hai nhóm không phải là
ngẫu nhiên mà là do tác động, nghiêng về nhóm thực nghiệm.
* Hạn chế:
- Nghiên cứu này phải thường xuyên kiểm tra các em luyện viết từ khó ở
nhà nên mất nhiều thời gian vì hằng tuần giáo viên phải dành thời gian để kiểm
tra chữ viết của các em. Do vậy, giáo viên chưa chủ động được thời gian hợp lí.
- Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng còn khá mới mẻ, tác giả lần
đầu tham gia nghiên cứu nên kinh nghiệm chưa nhiều.

13


14


V. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHI
1. Kết luận:
Việc sử dụng một số biện pháp rèn học sinh viết đúng chính tả trong phân
môn Chính tả đã làm nâng cao chất lượng học tập của học sinh lớp 5D trường
Tiểu học Truông Mít A. Các em thích học Chính tả và có kĩ năng viết tốt hơn,
khắc sâu kiến thức một cách vững chắc, tạo cho các em niềm say mê, hứng thú
trong học tập.
2. Khuyến nghị:
+ Đối với cấp lãnh đạo: Cần quan tâm đến cơ sở vật chất và trang thiết bị
phục vụ tốt cho việc dạy và học. Động viên, khen thưởng những giáo viên có
thành tích trong việc nâng cao chất lượng dạy học. Khuyến khích giáo viên đầu tư

nghiên cứu chọn ra những phương pháp và biện pháp hữu hiệu nhằm nâng cao
chất lượng môn Chính tả nói chung, chất lượng giáo dục nói riêng.
+ Đối với giáo viên: Không ngừng nghiên cứu các phương pháp và hình
thức dạy học mới, học hỏi, tích lũy kinh nghiệm từ đồng nghiệp, vận dụng tốt vào
giảng dạy phân môn Chính tả để nâng cao chất lượng giáo dục.
Với kết quả đạt được của đề tài, chúng tôi mong rằng các bạn đồng
nghiệp quan tâm, chia sẻ. Đặc biệt là giáo viên dạy Tiếng việt (phân môn Chính
tả) ở tiểu học trong địa bàn huyện Dương Minh Châu và tỉnh Tây Ninh cùng tham
khảo, ứng dụng đề tài này vào việc dạy học môn Chính tả để nâng cao kết quả học
tập cho học sinh.
Truông Mít, ngày 10 tháng 3 năm 2015
Người thực hiện

Trà Thị Thanh Thúy

15


Phan Thị Thu Cúc

16


VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Sách giáo khoa, sách giáo viên Tiếng việt lớp 5.
2. Chuẩn kiến thức kĩ năng Tiếng việt lớp 5.
3. Phương pháp giảng dạy Tiếng việt lớp 5- Nhà xuất bản Giáo dục.
4. Từ điển chính tả Tiếng Việt
5. Hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học các môn học cấp

Tiểu học- Nhà xuất bản Giáo dục.
6. Những phương pháp dạy học tích cực- Nhà xuất bản Giáo dục.
7. Một số biện pháp rèn học sinh viết chính tả có hiệu quả- nguồn
Internet.
8. Phương pháp dạy học Chính tả - Trung tâm đào tạo Đại học Huế.
9. Tài liệu nghiên cứu KHSPUD- BGD& ĐT.

17


VII. PHỤ LỤC CỦA ĐỀ TÀI
PHỤ LỤC 1:
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
(Kế hoạch này áp dụng cho lớp thực nghiệm)
Thứ ba ngày 16 tháng 9 năm 2014
Chính tả (Nghe viết)
MỘT CHUYÊN GIA MÁY XÚC
I.Mục tiêu:
- Viết đúng bài chính tả; biết trình bày đúng đoạn văn.
- Tìm được các tiếng có chứa uô, ua trong bài văn và nắm được cách đánh
dấu thanh: trong các tiếng có uô, ua; tìm được tiếng thích hợp có chứa uô
hoặc ua để điền vào 2 trong 4 câu thành ngữ ở BT3. Dạy phân hóa các đối
tượng học sinh ở BT3.
- Rèn học sinh tính cẩn thận, khéo léo.
II. Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ kẻ sẵn mô hình cấu tạo vần.
III.Hoạt động dạy học:
1/ Hoạt động 1:
- Kiểm tra bài cũ: Anh bộ đội Cụ Hồ gốc Bỉ.
- Giới thiệu mục đích yêu cầu của tiết học.

2/ Hoạt động2: Hướng dẫn HS nghe – viết.
* Mục tiêu: Viết đúng bài chính tả; biết trình bày đúng đoạn văn.
- GV đọc toàn bài chính tả, nêu sơ lượt nội dung đoạn viết.
- Một học sinh đọc lại bài chính tả. (Giải nghĩa từ nếu bài có nội dung
mới nhằm giúp các em hiểu rõ, ghi nhớ và khắc sâu từ đó).
- HS đọc thầm lại bài chính tả, nêu cách viết tên riêng người nước ngoài,
những từ dễ sai (khung cửa, buồng máy, ngoại quốc, chất phác…), những
chữ cần viết hoa.
18


- Giáo viên chốt các từ khó và đọc cho học sinh viết ra bảng con. (Giáo
viên nhắc nhở và hướng dẫn học sinh phải ghi nhớ cụ thể cách viết hoa cho
từng loại tên riêng. Viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam, tên người, tên địa lí
nước ngoài).
- Giáo viên giúp học sinh nhận thấy những từ có âm, vần và thanh điệu dễ
nhằm lẫn, dễ viết sai và gọi học sinh đọc lại. (Sử dụng phương pháp phân tích
so sánh, nhấn mạnh những điểm khác nhau để học sinh nhớ).
- GV đọc bài chính tả cho HS nghe lại.
- GV đọc cho HS viết bài. (Trong quá trình đọc cho học sinh viết cần đọc
to, rõ ràng, chính xác, đọc lại nhiều lần ở những từ tiếng khó. Suốt quá trình
học sinh viết bài, giáo viên phải luôn luôn theo dõi, uốn nắn học sinh ngay, đặc
biệt chú ý những lỗi sai cơ bản của địa phương như: d/gi, s/x, tr/ch...).
- Đọc chậm toàn bài cho học sinh soát lại.
- HS đổi bài soát lỗi.
- Giáo viên nhận xét một số bài viết của học sinh, nêu nhận xét chung,
tuyên dương học sinh. (Sử dụng phương pháp nêu gương trong quá trình
giảng dạy).
3/ Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả.
Bài 2: * Mục tiêu: Tìm được các tiếng có chứa uô, ua trong bài văn và nắm

được cách đánh dấu thanh: trong các tiếng có uô, ua.
- HS đọc bài Anh hùng Núp tại Cu-ba,
- Cả lớp đọc thầm, viết vào vở những tiếng chứa uô/ua.
- HS lên bảng viết. Cả lớp nêu nhận xét về: cách đánh dấu thanh trong
tiếng vừa tìm. (Giáo viên giúp học sinh ghi nhớ những mẹo luật chính tả
(những hiện tượng chính tả mang tính quy luật phổ biến).
- GV chốt lại và nhấn mạnh cách viết, đặt dấu thanh.
Bài 3: * Mục tiêu: Tìm được tiếng thích hợp có chứa uô hoặc ua để điền vào
2 trong số 4 câu thành ngữ.
- HS lần lượt lên bảng làm, phát biểu ý kiến về ý nghĩa của các thành ngữ.
- GV giúp HS hiểu rõ hơn các thành ngữ.
19


- Hai, ba HS đọc thuộc lòng các thành ngữ.
4/ Hoạt động tiếp nối:
- HS nêu lại cách ghi dấu thanh ở các tiếng có nguyên âm đôi.
- Nhận xét tiết học, giáo dục HS.
- Dặn dò: Viết lại nhiều lần từ đã viết sai. Chuẩn bị bài chính tả sau: Nhớ viết: Ê-mi-li, con….

20


Thứ ba ngày 14 tháng 10 năm 2014
Chính tả (Nhớ viết
TIẾNG ĐÀN BA-LA-LAI-CA TRÊN SÔNG ĐÀ
I.Mục tiêu:
- Viết đúng bài chính tả, trình bày đúng các khổ thơ, dòng thơ theo thể thơ
tự do.
- Học sinh tìm được các tiếng chỉ khác nhau ở âm cuối n, ng ở bài tập 2b.

- HS biết vẻ đẹp kì vĩ của công trình thủy điện Hòa Bình trên sông Đà. Giáo
dục học sinh tính cẩn thận, rèn luyện kĩ năng viết sạch đẹp đúng chính tả.
II. Đồ dùng dạy học:
Một số phiếu viết từng cặp chữ BT 2b.
III.Hoạt động dạy học:
1/ Hoạt động 1:
- KTBC: HS viết những từ có chứa vần uyên, uyêt.
- Giới thiệu MĐ, YC của tiết .
2/ Hoạt động2: Hướng dẫn HS nhớ - viết.
* Mục tiêu: Viết đúng bài chính tả, trình bày đúng các khổ thơ, dòng thơ
theo thể thơ tự do.
- GV đọc bài chính tả, HS theo dõi SGK. GV nêu sơ lượt về nội dung đoạn
viết.
- 1 HS đọc lại đoạn chính tả.
- HS đọc thầm đoạn chính tả, nêu từ dễ viết sai.
- GV chốt các từ dễ viết sai, cho HS viết ra bảng con. (VD: ba-la-lai-ca,
đan, tháp khoan, ngẫm nghĩ, sóng vai, những từ viết hoa: Đà, Nga…). (Giáo
viên nhắc nhở và hướng dẫn học sinh phải ghi nhớ cụ thể cách viết hoa cho
từng loại tên riêng. Viết hoa tên địa lí Việt Nam, tên địa lí nước ngoài đã phiên
âm Hán Việt).

21


- HS đọc lại các từ vừa viết. (Giáo viên phải luôn luôn theo dõi, uốn nắn
học sinh ngay trong khi đọc. Sử dụng phương pháp phân tích so sánh, nhấn
mạnh những điểm khác nhau để học sinh nhớ).
- Giáo viên đọc bài chính tả cho học sinh nghe lại.
- HS đọc nhẫm, đọc thuộc lòng bài chính tả, đọc trước lớp.
- GV gọi học sinh nêu cách trình bày bài chính tả, tư thế ngồi viết.

- Học sinh nhớ viết vào vở, giáo viên theo dõi, giúp đỡ học sinh đối với một
số em nhớ viết chậm hoặc quên bài. (Cần giúp học sinh vận dụng 3 kĩ năng:
Nghe - nhớ - vận dụng thực hành một cách có hiệu quả).
- Học sinh soát lỗi.
- GV nhận xét một số bài viết của học sinh; nhận xét chung trước lớp. (Sử
dụng phương pháp nêu gương trong quá trình giảng dạy).
3/ Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả.
Bài 2: * Mục tiêu: Học sinh tìm được các tiếng chỉ khác nhau ở âm cuối n,
ng.
- 1 HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập 2b. (Giáo viên giúp học sinh ghi
nhớ những mẹo luật chính tả (những hiện tượng chính tả mang tính quy luật
phổ biến).
- Hoạt động nhóm tìm từ - bốc thăm cặp âm, vần cần phân biệt và thi viết
các từ ngữ có tiếng chứa trên bảng lớp rồi đọc to cho cả lớp nghe.
- Cả lớp và GV nhận xét. Vài HS đọc các từ đã ghi.
- HS viết vào vở một số từ.
4/ Hoạt động tiếp nối:
- HS nêu lại một số từ ở BT 2.
- Nhận xét tiết học, giáo dục học sinh.
- Dặn dò: Viết lại nhiều lần từ đã viết sai. Chuẩn bị bài sau: Ôn tập GHKI.

22


PHỤ LỤC 2:
KẾ HOẠCH
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG
Tên đề tài: “Sử dụng một số biện pháp rèn học sinh viết đúng chính tả
trong phân môn Chính tả nhằm nâng cao chất lượng học tập của học sinh lớp
5D trường Tiểu học Truông Mít A”..

Người nghiên cứu: Trà Thị Thanh Thúy và Phan Thị Thu Cúc.
Đơn vị : Trường tiểu học Truông Mít A, xã Truông Mít, huyện
Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh.
Bước

Hoạt động
Hiện trạng:
Đa số học sinh trong lớp thuộc gia đình nông dân, lời
lẽ chân chất mộc mạc như đã ăn sâu vào nếp sống, nếp nghĩ
của người dân. Các em đã quen với ngôn ngữ nói hằng ngày
bình dị chân chất, đơn giản mà dễ hiểu. Điều này cũng là
nguyên nhân làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc thể hiện
ngôn ngữ viết của các em, dẫn đến chất lượng viết chính tả
của học sinh chưa cao.

1. Hiện trạng
Nguyên nhân

Nguyên nhân:
- Học sinh đọc chưa đúng các âm, vần khó, có cấu tạo
phức tạp, dễ nhầm lẫn dẫn đến viết chưa đúng.
- Chưa phân biệt được thanh hỏi, thanh ngã.
- Phát âm khác nhau giữa các phương ngữ vùng miền
cũng là nguyên nhân.
- Học sinh còn nhút nhát, rụt rè thiếu tự tin thể hiện ý
kiến về các vấn đề chưa rõ trong khi học Chính tả.
- Phụ huynh học sinh chưa quan tâm đến việc học của
con em mình. Một số phụ huynh còn cho rằng dù có nói,
viết sai chính tả thì người nghe vẫn hiểu được ý của mình.
23



2. Giải pháp
thay thế

“Sử dụng một số biện pháp rèn học sinh viết đúng chính tả
trong phân môn Chính tả nhằm nâng cao chất lượng học tập
của học sinh lớp 5D trường Tiểu học Truông Mít A”.
Vấn đề nghiên cứu:
Việc “Sử dụng một số biện pháp rèn học sinh viết đúng chính
tả trong phân môn Chính tả” có nâng cao chất lượng học tập

3. Vấn đề
nghiên cứu,
Giả thuyết
nghiên cứu
Tên đề tài

của học sinh lớp 5D trường Tiểu học Truông Mít A không?
Giả thuyết nghiên cứu:
Có, việc “Sử dụng một số biện pháp rèn học sinh viết đúng
chính tả trong phân môn Chính tả đã làm nâng cao chất lượng
học tập của học sinh lớp 5D trường Tiểu học Truông Mít A”
năm học 2014-2015.
Tên đề tài: “Sử dụng một số biện pháp rèn học sinh viết đúng
chính tả trong phân môn Chính tả nhằm nâng cao chất lượng
học tập của học sinh lớp 5D trường Tiểu học Truông Mít A”.
Chúng tôi dùng thiết kế 2: Kiểm tra trước tác động và sau

4. Thiết kế


tác động đối với 2 nhóm tương đương từ hai lớp 5C và 5D
trường Tiểu học Truông Mít A.
Đo kiến thức (kiểm tra chất lượng)
Kiểm tra trước tác động: Dùng bài kiểm tra số 1 làm cơ

5. Đo lường

sở so sánh trước tác động.
Kiểm tra sau tác động: Dùng bài kiểm tra số 2 làm cơ

6. Phân tích

sở so sánh sau tác động.
So sánh kết quả kiểm tra trước tác động và sau tác động

dư liệu

của 2 nhóm tương đương; Sử dụng phép kiểm chứng T-test độc
lập, kiểm tra mức độ ảnh hưởng SMD.
Sau khi kiểm chứng, điểm trung bình của nhóm thực
nghiệm là 9,0; điểm trung bình của nhóm đối chứng là 7,7.
Độ lệch chuẩn của nhóm thực nghiệm là 0,93; Độ lệch chuẩn
của nhóm đối chứng là 1,46.

24


Giá trị P của T-test là 0,00009884 chứng tỏ sau tác động
kết quả học Chính tả của học sinh được nâng cao rõ rệt.

SMD = 0,87 cho thấy tác động của việc sử dụng một số
biện pháp rèn học sinh viết đúng chính tả trong phân môn
Chính tả ở nhóm thực nghiệm có mức độ ảnh hưởng là lớn.
Việc Sử dụng một số biện pháp rèn học sinh viết đúng
chính tả trong phân môn Chính tả đã làm nâng cao chất lượng
học tập của học sinh lớp 5D trường Tiểu học Truông Mít A.
Khuyến nghị:
+ Đối với cấp lãnh đạo: Cần quan tâm đến cơ sở vật
chất và trang thiết bị phục vụ tốt cho việc dạy và học. Động
viên, khen thưởng những giáo viên có thành tích trong việc
7. Kết quả

nâng cao chất lượng dạy học. Khuyến khích giáo viên đầu tư
nghiên cứu chọn ra những phương pháp và biện pháp hữu hiệu
nhằm nâng cao chất lượng môn Chính tả nói chung, chất
lượng giáo dục nói riêng.
+ Đối với giáo viên: Không ngừng nghiên cứu các
phương pháp và hình thức dạy học mới, học hỏi, tích lũy kinh
nghiệm từ đồng nghiệp, vận dụng tốt vào giảng dạy phân môn
Chính tả để nâng cao chất lượng giáo dục.

25


×