MỤC LỤC
MỤC LỤC...................................................................................................1
I. TÓM TẮT ĐỀ TÀI.................................................................................2
II.GIỚI THIỆU...........................................................................................4
1. Hiện trạng.................................................................................................4
2. Nguyên nhân.............................................................................................4
3. Giải pháp thay thế.....................................................................................5
4. Vấn đề nghiên cứu....................................................................................5
5. Giả thuyết nghiên cứu...............................................................................5
III. PHƯƠNG PHÁP..................................................................................6
1. Khách thể nghiên cứu...............................................................................6
2. Thiết kế.....................................................................................................6
3. Quy trình nghiên cứu................................................................................7
4. Đo lường...................................................................................................8
IV.PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ.........................9
1. Phân tích dữ liệu.......................................................................................9
2. Bàn luận kết quả.....................................................................................10
V.KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.......................................................11
1. Kết luận...................................................................................................11
2. Khuyến nghị............................................................................................11
VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................13
VII. PHỤ LỤC..........................................................................................14
1. Phụ lục 1: Kế hoạch bài học không vận dụng phương pháp nghiên cứu
Kế hoạch bài học có vận dụng phương pháp nghiên cứu .......14
2. Phụ lục 2: Đề kiểm tra và đáp án trước và sau tác động.........................37
3. Phụ lục 3: Bảng điểm thực hành các đại lượng thống kê.......................41
1
I. TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Từ xưa, ông cha ta đã đúc kết một cách sâu sắc kinh nghiệm về giáo dục
“Tiên học lễ, hậu học văn”, Lễ ở đây chính là sự lĩnh hội và phát triển tốt các tri
thức và kỹ năng. Ngày nay phương châm “Dạy người, dạy chữ, dạy nghề” cũng
thể hiện rõ tầm quan trọng của hoạt động giáo dục đạo đức, như Bác Hồ đã dạy
“Dạy cũng như học phải chú trọng cả tài lẫn đức”, vì theo Bác “Có tài không có
đức chỉ là người vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”.
Đảng ta đã chủ trương: “Tăng cường giáo dục công dân, giáo dục tư tưởng đạo
đức, lòng yêu nước, chủ nghĩa Mác - Lê Nin, đưa việc giáo dục tư tưởng Hồ
Chí Minh vào nhà trường phù hợp với từng bậc học”. Bởi vậy tu dưỡng và rèn
luyện bản thân để trở thành người có nhân cách, vừa có đức, vừa có tài là hết
sức quan trọng đối với Ngành giáo dục, và là nhiệm vụ hàng đầu của thanh
niên, học sinh.
Thực trạng việc giáo dục đạo đức của học sinh ở các trường trung học
hiện nay thông qua môn học Giáo dục công dân cũng đang gặp không ít những
khó khăn, do nhiều nguyên nhân. Về gia đình do cha mẹ sống không gương
mẫu, ly hôn, buông lỏng giáo dục, phó mặc cho xã hội, cho nhà trường “Trăm sự
nhờ thầy”. Về nhà trường có lúc có nơi uy tín của người thầy bị sa súc, các giá
trị truyền thống “Tôn sư trọng đạo” bị nhìn nhận một cách méo mó, vật chất
hóa, thực dụng, có trường hợp người thầy không giữ được tư thế đáng kính trọng
trong quan hệ thầy trò. Về xã hội, những hạn chế tác động xấu từ môi trường
của thời kỳ “mở cửa, hội nhập”, những tư tưởng văn hóa xấu, ngoại lai, có cơ
hội xâm nhập. Đây đó, còn có những hiện tượng suy thoái về đạo đức, mờ nhạt
lý tưởng, thích chạy theo lối sống thực dụng, thậm chí hành động phạm pháp
của người lớn đã tác động trực tiếp đến học sinh. Bên cạnh đó việc dạy học môn
Giáo dục công dân trong nhà trường hiện nay còn nhiều mặt hạn chế. Một số
giáo viên còn xem môn Giáo dục công dân là môn học phụ, nên ít trau dồi, tìm
tòi kiến thức, phương pháp đổi mới vào giảng dạy, không phát quy được tính
tích cực của học sinh, các em thụ động, thiếu tự tin khi đúng trước tập thể, chưa
2
khơi gợi được khả năng năng động, sáng tạo của học sinh. Quá trình dạy và học
của giáo viên và học sinh ngày qua ngày đi theo lối mòn, làm cho tiết học trở
nên nhàm chán. Học sinh cũng có tư tưởng coi đây là môn học phụ, thấy môn
học khô khan, dễ nhàm chán, trừu tượng, khó hiểu, những điều học xong thường
không thực hành, việc học môn học này đối với học sinh thường là đối phó, học
vẹt, một tuần chỉ học một tiết, mà môn học lại không tham gia thi tốt nghiệp nên
học sinh thờ ơ, xem nhẹ, học sinh không hứng thú, thiếu đầu tư cho môn học,
thiếu nghiêm túc khi học dẫn đến chất lượng bộ môn thấp, vai trò giáo dục đạo
đức cho học sinh bị mờ nhạt. Chính vì những mặt hạn chế trên chúng tôi chọn đề
tài “Vận dụng phương pháp đối thoại kết hợp thuyết trình thông qua bài
tập tình huống nhằm nâng cao chất lượng môn Giáo dục công dân lớp 6 2
trường THCS Truông Mít”, qua nghiên cứu đề tài chúng tôi mong muốn góp
phần nâng cao chất lượng bộ môn Giáo dục công dân của nhà trường trong thời
gian tới.
Để khắc phục thực trạng trên giải pháp của chúng tôi là vận dụng phương
pháp đối thoại kết hợp thuyết trình thông qua bài tập tình huống nhằm nâng cao
chất lượng bộ môn Giáo dục công dân lớp 62 bằng cách thông qua những câu
chuyện tình huống thực tế để giáo dục những giá trị đạo đức cho học sinh, đồng
thời rèn cho học sinh những kỹ năng sống, luôn tự tin, mạnh dạn trong giao tiếp,
cũng như rèn khả năng bày tỏ thái độ của mình về những chuẩn mực đạo đức đã
được lĩnh hội trong quá trình học tập. Bên cạnh đó bản thân chúng tôi vừa là vai
trò lãnh đạo, chỉ đạo, vừa là giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn Giáo dục công
dân, nên chúng tôi có điều kiện cọ sát với thực tế để có biện pháp chỉ đạo kịp
thời trước thực trạng giá trị đạo đức học đường ít nhiều xuống cấp.
Nghiên cứu được tiến hành trên hai nhóm tương đương: Học sinh lớp 6 1
và lớp 62 trường THCS Truông Mít, trong đó lớp 61 là lớp đối chứng, lớp 62 là
lớp thực nghiệm, chúng tôi vận dụng phương pháp đối thoại kết hợp với thuyết
trình thông qua bài tập tình huống để tác động vào lớp thực nghiệm khi dạy bài
5, bài 8, bài 11. Kết quả cho thấy tác động có ảnh hưởng rõ rệt đến kết quả học
tập của học sinh: Lớp thực nghiệm (lớp 62) đã đạt kết quả học tập cao hơn so với
3
lớp đối chứng (lớp 61). Điểm bài kiểm tra đầu ra của lớp thực nghiệm có giá trị
trung bình 7,6; điểm bài kiểm tra đầu ra của lớp đối chứng có giá trị trung bình
6,4 Kết quả kiểm chứng t-test cho thấy p=0,00001<0,05 có nghĩa là có sự khác
biệt lớn giữa điểm trung bình của lớp đối chứng và lớp thực nghiệm. Điều đó
chứng minh rằng việc vận dụng phương pháp đối thoại kết hợp thuyết trình
thông qua bài tập tình huống đã nâng cao được chất lượng bộ môn Giáo dục
công dân lớp 62 trường THCS Truông Mít.
4
II. GIỚI THIỆU
1. Hiện trạng
Hiện nay chất lượng giáo dục các môn trong nhà trường nhìn
chung tương đối khả quan, tuy nhiên Chất lượng bộ môn Giáo dục công
dân còn khá hạn chế, đặc biệt môn Giáo dục công dân lớp 6 2 thấp, các em
còn xem nhẹ môn học coi là môn phụ, thấy môn học khô khan, trừu
tượng, khó hiểu, học không được thực hành, việc học tập môn học này
chỉ là đối phó, không hứng thú, thiếu sự đầu tư, thiếu tính nghiêm túc.
Một số giáo viên trực tiếp giảng dạy môn học này cũng có tư tưởng coi
đây là môn phụ nên không tập trung trau dồi, tìm tòi kiến thức, tích lũy
kinh nghiệm, đổi mới phương pháp giảng dạy, đồng thời giáo viên cũng
chưa dành nhiều thời gian để tìm hiểu học sinh trên lớp làm cho tiết học
khô khan, nhàm chán, học sinh lỏ là thiếu tập trung, thiếu đầu tư vào học
tập, dẫn đến tiếp thu kiến thức chậm, không đồng điều, chất lượng bộ
môn thấp, mục tiêu giáo dục của môn học ngày qua ngày bị mai một.
5
2. Nguyên nhân
Ngày nay, cùng với sự phát triển của xã hội, con người được sống
trong môi trường văn minh, hiện đại hơn, nhưng kéo theo đó cũng có
nhiều vấn đề nảy sinh làm ảnh hưởng ít nhiều đến đời sống xã hội. Đặc
biệt ảnh hưởng trầm trọng đến đạo đức của thanh niên, học sinh. Điều này
không những gây hoang mang trong dư luận mà còn gióng lên hồi chuông
cảnh báo về lối sống đạo đức, nhân cách của giới trẻ hiện nay. Sự xuống
dốc của đạo đức do nhiều nguyên nhân:
- Chương trình sách giáo khoa môn giáo dục công dân còn ôm
đồm, nặng về lý thuyết không gắn liền với đời sống thực tiễn, không có
hình ảnh, màu sắc hấp dẫn để học sinh hứng thú học tập, không tạo được
dấu ấn để hình thành nhân cách cho học sinh. Chương trình học khá
nhiều nhưng khó nhớ, khó nhập tâm, nhiều kiến thức mang tính hàn lâm,
mang tính áp đặt, nhồi nhét, khô cứng, thiếu vắng việc hình thành những
thói quen đạo đức đúng đắn khiến học sinh dễ bị tác động bởi môi trường
xã hội.
- Giáo viên bộ môn trong quá trình dạy học chưa định hướng
những giá trị đạo đức cho học sinh, người dạy vẫn “Nặng về dạy chữ,
nhẹ về dạy người”, chỉ lo truyền giảng kiến thức chuyên môn, không
dành thời gian để uốn nắn chỉnh sửa những sai phạm của học sinh, đồng
thời người dạy cũng còn coi nhẹ môn học này, nên thiếu sự đầu tư, đổi
mới phương pháp giảng dạy hạn chế, trong quá trình giảng dạy chưa gắn
với thực tế cuộc sống, chưa đưa những bài tập tình huống vào bài giảng,
chưa thật sự đi sâu, đi sát vào năng lực của từng đối tượng học sinh. Đặc
biệt là đối tượng học sinh yếu, kém.
- Số học sinh trong lớp học khá đông.
- Trang thiết bị dạy học còn hạn chế.
- Một số phụ huynh đi làm ăn xa, thiếu sự quan tâm đến việc
học tập của con em mình, thường giao khoán cho thầy.
6
- Phương pháp dạy học chưa phát huy được tính tích cực của
học sinh, chưa tạo ra các hình thức học tập phong phú, đa dạng nhằm
thu hút, tạo hứng thú học tập trong học sinh.
- Giáo viên chủ nhiệm chưa thật sự quan tâm thường xuyên đến
công tác chủ nhiệm.
3. Giải pháp thay thế
Vận dụng phương pháp đối thoại kết hợp thuyết trình thông qua
bài tập tính huống nhằm nâng cao chất lượng môn Giáo dục công dân
lớp 62 trường trung học cơ sở Truông Mít.
Thực hiện giải pháp trên chúng tôi đã xây dựng kế hoạch bài
học phù hợp, thông qua những câu chuyện tình huống gắn liền cuộc
sống thực tiễn, nhằm khích thích khơi gợị, khắc sâu những giá trị đạo
đức, rèn luyện những kỹ năng sống, lòng tự tin trong giao tiếp trước
đám đông, tính năng động, sáng tạo trong học tập cũng như trong cuộc
sống của học sinh.
Vấn đề đổi mới công tác dạy và học môn giáo dục công dân
trong nhà trường đã có nhiều bài viết bàn đến như:
Nghị quyết Đại Hội XI của Đảng Thực hiện chiến lược phát
triển giáo dục giai đoạn 2011 – 2020 nhằm đổi mới căn bản, toàn diện
nền giáo dục Việt Nam
Đổi mới giáo dục là tiền đề quan trọng để thực hiện mục tiêu:
“Gắn đào tạo với nhu cầu xã hội” của tác giả Đào Hữu Hòa trường
Đại học kinh tế, Đại học Đà Nẵng.
Nhìn nhận về giáo dục đạo đức trong nhà trường hiện nay của
tác giả Hà Thị Thu Hoài- Ban tuyên giáo tỉnh Nghệ An.
Vai trò của môn giáo dục công dân đối với việc giáo dục đạo
đức lối sống cho học sinh của tác giả Đinh Thị Thanh Minh- Trường
THPT Trần Hưng Đạo, tỉnh Vĩnh Phúc.
Đổi mới phương pháp giảng dạy môn công dân của tác giả
nhóm giáo viên dạy giào dục công dân tỉnh Lai Châu.
7
4. Vấn đề nghiên cứu
Việc vận dụng phương pháp đối thoại kết hợp thuyết trình thông
qua bài tập tình huống có nâng cao chất lượng bộ môn Giáo dục công
dân lớp 62 trường trung học cơ sở Truông Mít hay không?
5. Giả thuyết nghiên cứu
Có, việc vận dụng phương pháp đối thoại kết hợp thuyết trình
thông qua bài tập tình huống có nâng cao chất lượng bộ môn Giáo dục
công dân lớp 62 trường trung học cơ sở Truông Mít.
III. PHƯƠNG PHÁP
1. Khách thể nghiên cứu
Chúng tôi chọn học sinh trường trung học cơ sở Truông Mít, vì trường
có những điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu khoa học sư phạm ứng
dụng.
- Nhóm giáo viên:
1. Lê Thị Tý – Hiệu trưởng - Giáo viên dạy lớp 61 (Lớp đối chứng)
2.Trần Thu Hồng – Phó Hiệu trưởng – Giáo viên dạy lớp 6 2 (Lớp thực
nghiệm)
8
- Học sinh:
Học sinh lớp 61 và lớp 62 trường THCS Truông Mít, có khá nhiều điểm
tương đồng nhau về tỷ lệ và giới tính, dân tộc.
Bảng 1:
Tỷ lệ và giới tính, dân tộc học sinh lớp 6 1 và lớp 62 năm học: 2014 –
2015
Stt
Nhóm học sinh
TSHS Nam Nữ
Dân tộc Kinh
1
1
Lớp đối chứng 6
38
18
20
38
2
2
Lớp thực nghiệm 6
37
18
19
37
1
2
Về ý thức học tập, tất cả học sinh lớp 6 và lớp 6 điều tích cực chủ động
trong học tập
Về thành tích học tập của năm học trước, các em điều tương đương nhau
về xếp loại học tập
Bảng 2:
Xếp loại học tập của lớp 61 và lớp 62 khi được tuyển sinh vào lớp 6 năm
học: 2014 – 2015
Stt
1
2
Nhóm học sinh
Lớp đối chứng 61
Lớp thực nghiệm 62
TSHS
38
37
Giỏi
8
7
Khá
11
9
Tb
17
18
Yếu
2
3
2. Thiết kế nghiên cứu:
Chọn hai lớp nguyên vẹn: Lớp 61 và lớp 62 theo phân công chuyên môn từ
đầu năm học 2014-2015. Lớp 61 do cô Lê Thị Tý- Hiệu trưởng giảng dạy, lớp 6 2
do cô Trần Thu Hồng- Phó Hiệu trưởng giảng dạy. Lớp 6 1 là lớp đối chứng và
lớp 62 là lớp thực nghiệm, nên chúng tôi dùng bài khảo sát chất lượng đầu năm
học 2014-2015 làm bài kiểm tra trước tác động. Kết quả kiểm tra cho thấy điểm
trung bình của hai nhóm có sự khác nhau, do đó chúng tôi dùng phép kiểm
chứng t-test độc lập để kiểm chứng sự chênh lệch điểm số trung bình của hai
nhóm trước tác động.
Bảng 3:
Kiểm chứng để xác định các nhóm tương đương
9
Lớp đối chứng
5,7
Lớp thực nghiệm
5,8
TBC
P=
0,725
P = 0,725>0,05, từ đó kết luận sự chênh lệch điểm số trung bình của hai nhóm
thực nghiệm và đối chứng là không có ý nghĩa, hai nhóm được coi là tương
đương.
Sử dụng thiết kế 2: Kiểm tra trước và sau tác động đối với các nhóm tương
đương (Được mô tả ở bảng 3)
Bảng 4:
Thiết kế nghiên cứu.
Kiểm tra
Nhóm
trước
KT sau
Tác động
tác động
tác động
Không vận dụng phương pháp
Lớp 61
5.7
(Đối chứng)
đối thoại kết hợp thuyết trình
6.4
thông qua bài tập tình huống
Có vận dụng phương pháp đối
Lớp 62
5.8
(Thực nghiệm)
thoại kết hợp thuyết trình thông
7.6
qua bài tập tình huống
Ở thiết kế này, chúng tôi sử dụng phép kiểm chứng T- Test độc lập
Bảng 5:
Kết quả học lực HKI môn giáo dục công dân lớp 61 và lớp 62 năm học
2014-2015
Nhóm học sinh TSHS
Lớp 61
38
(Đối chứng)
Lớp 62
(Thực nghiệm)
37
Trên TB – TL%
34
Dưới TB – TL%
4
89,5%
35
10,5%
2
94,6%
5,4%
10
3. Quy trình nghiên cứu
Thông qua báo cáo kết quả kiểm tra khảo sát chất lượng đầu năm học:
2014-2015 bộ môn Giáo dục công dân lớp 61 và lớp 62, chúng tôi nhận thấy kết
quả không khả quan. Từ đó chúng tôi đã nghiên cứu tìm ra phương pháp nhằm
nâng cao chất lượng bộ môn Giáo dục công dân lớp 6 2 cụ thể được tiến hành
như sau:
3.1. Đối với giáo viên:
- Chúng tôi nghiên cứu nội dung bài dạy thật cụ thể.
- Chuẩn bị tranh ảnh trực quan với nhiều màu sắc sinh động.
- Xây dựng kế hoạch bài học chi tiết, có sử dụng những bài tập tình huống
gắn với thực tiễn cuộc sống, đồng thời xây dựng phương pháp dạy học tích cực
phát huy tính năng động, sáng tạo của học sinh bằng hình thức tái hiện những
câu chuyện tình huống đọc phân vai, nêu nhận xét về thái độ, hành vi của các
tuyến nhân vật trong những bải tập tình huống, liên hệ phát biểu cảm nghĩ. Qua
đó hình thành hệ thống kiến thức và khắc sâu những giá trị đạo đức cho học
sinh, giúp các em nhớ nội dung bài học một cách tự nhiên, dễ dàng. Bên cạnh đó
rèn luyên cho học sinh kỹ năng sống, tự tin, mạnh bày tỏ tình cảm của mình
trước mọi người, thông qua việc đối thoại và tự thuyết trình.
- Kết hợp với Tổng phụ trách đội, giáo viên chủ nhiệm và giáo viên cùng
bộ môn tổ chức đi thực tế dã ngoại tìm hiểu những gương tiêu biểu giúp học
sinh trãi nghiệm được thực tế nhằm gây được hứng thú hơn trong học tập cho
các em.
Trong quá trình tổ chức giảng dạy trên lớp chúng tôi thường xuyên động
viện, khen hưởng kịp thời những học sinh có những hoạt động suất sắc tiêu biểu
nhằm khích lệ tinh thần học tập của các em, cũng như tạo được không khí học
tập vui tươi, sinh động, tự nhiện thoải mái cho tiết học.
3.2. Đối với học sinh:
- Chuẩn bị bài thật kỹ lưỡng đúng theo sự hướng dẫn của giáo viên.
11
- Tham gia các hoạt động của giáo viên, một cách tích cực khi giáo viên
có yêu cầu (đọc phân vai phải nhại bén, đọc diễn tả được tính cách của nhân vật)
- Hợp tác với các bạn học trong nhóm một cách hiệu quả.
- Mạnh dạn phát biểu những suy nghĩ của bản thân về những vấn đề đang
học tập.
3.3. Tiến hành dạy thực nghiệm:
Thới gian tiến hành thực nghiệm vẫn tuân theo kế hoạch dạy học của nhà
trường và theo thời khóa biểu của chuyên môn để đảm bảo tính khách quan cụ
thể:
Bảng 6:
Thời gian thực nghiệm:
Thứ/ ngày
Môn/ Lớp
Bài /Tiết
Tên bài dạy
Thứ 6/22-9-2014
GDCD -
PPCT
Bài 5/6
Tôn trọng kỷ luật
Thứ 6/20-10-
62
GDCD -
Bài 8/10
Sống chan hòa với mọi
2014
Thứ 6/17-11-
62
GDCD -
Bài 11/15
người
Mục đích học tập của học
2014
4. Đo lường
62
sinh
Bài kiểm tra trước tác động là bài khảo sát chất lượng đầu năm, môn Giáo
dục công dân lớp 62
Bài kiểm tra sau tác động là bài kiểm tra cuối học kỳ I, môn Giáo dục
công dân khối lớp 6 do trường THCS Truông Mít ra đề, bài kiểm tra này đã
được Chuyên môn của nhà trường rút ra từ ngân hàng đề và được chuyên môn
phê duyệt đề.
Bài kiểm tra gồm có 4 câu, bài kiểm này 100% là tự luận.
Để xác định độ tin cậy của đề chúng tôi sử dụng phương pháp chia đôi dữ
liệu thông qua công thức Spearman – Brown đã thu được kết quả cụ thể như sau:
Độ tin cậy
Trước tác động
Sau tác động
12
rSB ≥ 0.7
Lớp thực
nghiệm (62)
Lớp đối
chứng(61)
0.74335143
0.776633439
Dữ liệu đáng tin
cậy
Dữ liệu đáng tin
0.799849629
Dữ liệu đáng tin
0.77011220
cậy
Dữ liệu đáng tin
7
cậy
cậy
*Tiến hành kiểm tra và chấm bài
Chúng tôi tiến hành kiểm tra đúng theo lịch chỉ đạo của chuyên môn
Phòng Giáo dục và Đào tạo Dương Minh Châu
Sau đó tiến hành chấm bài: Tổ chức chấm chéo tại trường dưới sự giám
sát của Tổ trưởng bộ môn và Ban giám hiệu
Trước khi chấm bài giáo viên bộ môn cùng thống nhất đáp án đề kiểm tra
học kỳ I, sau đó thống nhất thang điểm chấm cho từng câu hỏi. Chấm xong giáo
viên kiểm tra lại bài chấm của người chấm chéo để thống nhất kết quả cuối cùng
để lên
IV. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ
1. Phân tích dữ liệu
Bảng 7:
So sánh điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động
Điểm trung bình
Độ lệch chuẩn
Giá trị P của T- test
Chênh lệch giá trị TB
chuẩn (SMD)
Lớp đối chứng
6.4
1.24
Lớp thực nghiệm
7.6
1.16
0.00001
0.97
13
Như trên đã chứng minh rằng kết quả kiểm tra hai nhóm trước tác động là
tương đương. Sau tác động kiểm chứng chênh lệch trung bình bằng T- Test cho
kết quả p = 0,00001, cho thấy: sự chênh lệch giữa điểm trung bình nhóm thực
nghiệm và nhóm đối chứng rất có ý nghĩa, tức là chênh lệch kết quả điểm trung
bình nhóm thực nghiệm cao hơn điểm trung bình nhóm đối chứng là không ngẫu
nhiên mà d=o kết quả tác động.
7.6 − 6.4
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD = 1.24 =0.97
Theo bảng tiêu chí Coreo, chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD =
0.97 cho thấy mức độ ảnh hưởng của việc vận dụng phương pháp đối thoại kết
hợp thuyết trình thông qua bài tập tình huống đến chất lượng bộ môn Giáo dục
công dân lớp 62 sau tác động là lớn.
Giả thuyết của đề tài “Vận dụng phương pháp đối thoại kết hợp thuyết
trình thông qua bài tập tình huống nhằm nâng cao chất lượng môn Giáo
dục công dân lớp 62 trường THCS Truông Mít”, đã được kiểm chứng.
Vẽ biểu đồ:
Biểu đồ so sánh điểm trung bình trước tác động và sau tác động
của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng.
14
2. Bàn luận kết quả
Kết quả của bài kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm là điểm
trung bình = 7,6, kết quả của bài kiểm tra tương ứng của nhóm đối chứng là
điểm trung bình = 6,4. Độ chênh lệch điểm số giữa hai nhóm là 1,2, điều đó cho
thấy điểm trung bình của hai nhóm đối chứng và thực nghiệm đã có sự khác biệt
rõ rệt, lớp được tác động (Lớp thực nghiệm 62) có điểm trung bình cao hơn lớp
đối chứng (Lớp 61).
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn giữa hai bài kiểm tra là SMD = 0,97.
Điều này có ý nghĩa mức độ ảnh hưởng của tác động là lớn.
Phép kiểm chứng T- test điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động của
hai nhóm là p = 0,00001 <0,001. Kết quả này khẳng định sự chênh lệch điểm
trung bình của hai nhóm không phải là ngẫu nhiên mà là do tác động, nghiêng
về nhóm thực nghiệm.
*Hạn chế:
Nghiên cứu này đưa một số bài tập tình huống vào trong giờ học môn
Giáo dục công dân lớp 6 sẽ là một giải pháp hiệu quả nếu người giáo viên
nghiên cứu bài dạy thật kỹ, tìm tòi những câu chuyên tình huống gắn thực tiễn
cuộc sống , phù hợp với nội dung từng bài học, phải biết tổ chức giờ dạy làm
cho tiết dạy sinh động, phát huy được tính năng động sáng tạo, sự tự tin, mạnh
dạn trước tập thể, có như vậy mới có thể nâng cao được chất lượng giờ dạy. Bên
cạnh đó học sinh phải có khả năng đọc phân vai hiệu quả, diễn tả được tính cách
của nhân vật, có khả năng nhận xét được nội dung ý nghĩa của những câu
chuyện tình huống.
15
V. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
Chúng tôi với vai trò vừa là vai trò lãnh đạo, chỉ đạo, vừa là giáo viên trực
tiếp giảng dạy bộ môn Giáo dục công dân, nên chúng tôi có điều kiện cọ sát với
thực tế để có biện pháp chỉ đạo kịp thời trước thực trạng giá trị đạo đức học
đường ít nhiều xuống cấp.
Quá trình giảng dạy giáo viên đưa ra nhiều phương pháp linh hoạt, tạo
tình huống có vấn đề, để học sinh giải quyết, thông qua việc giải quyết, giáo
16
viên biết học sinh nhận thức vấn đề ở mức độ nào để giáo dục uốn nắn theo
chuẩn mực của người công dân phù hợp với lứa tuổi, trên cơ sở đó góp phần
hình thành phẩm chất nhân cách cho của con người Việt Nam hiện đại, phù hợp
với xu thế phát triển của xã hội. Giúp cho học sinh hiểu được chuẩn mực đạo
đức pháp luật cơ bản phổ thông thiết thực phù hợp với lứa tuổi , nhất là học sinh
lớp 6, giai đoạn chuyển biến tâm sinh lý theo cấp học mới, môi trường mới với
các mối quan hệ của bản thân với người khác, với người khác, biết lựa chọn và
thực hiện những hành vi ứng xử phù hợp với chuẩn mực đạo đức, pháp luật, văn
hóa, xã hội, trong giao tiếp và trong mọi hoạt động, để từ đó biết tổ chức việc
học tập và rèn luyện bản thân theo yêu cầu của các chuẩn mực đã học, có thái độ
đúng đắn, rõ ràng trước các hiện tượng, sự kiện đạo đức, pháp luật, có tình cảm
trong sáng lành mạnh với mọi người, có niềm tin vào tính đúng đắn của các
chuẩn mực đạo đức đã học và có trách nhiệm với bản thân, tự điều chỉnh, tự
hoàn thiện để trở thành công dân tích cực, năng động.
Việc vận dụng phương pháp đối thoại kết hợp thuyết trình thông qua bài
tập tình huống đã nâng cao được chất lượng bộ môn Giáo dục công dân lớp 6 2
trường THCS Truông Mít.
Phạm vi áp dụng đề tài: Kết quả p= 0,00001, SMD=0,97 cho thấy giải
pháp tác động có ý nghĩa, mức độ ảnh hưởng lớn, chính vì vậy đề tài áp dụng có
hiệu quả ở đơn vị và có thể nhân rộng phạm vi các trường bạn trong huyện.
2. Khuyến nghị
* Đối với nhà trường:
- Cần có sự quan tâm sâu sát đến công tác chuyên môn. Tạo điều kiện cho
giáo viên bộ môn giảng dạy tốt.
- Quán triệt sâu sắc từ trong nhận thức của học sinh lẫn giáo viên không
xem nhẹ môn học, vì là môn học trực tiếp giáo dục đạo đức, hình thành nhân
cách cho các em.
- Tham mưu với ngành cấp trên đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết
bị dạy học.
17
* Đối với giáo viên bộ môn:
- Không dạy sơ cứng với lý thuyết suông, phải đi từ lý thuyết đến thực
tiễn cuộc sống, từ thực tiễn cuộc sống hình thành nhân cách theo chuẩn mực đạo
đức xã hội.
- Tích cực ứng dụng công nghệ thông tin đưa nhiều hình ảnh thực tế sinh
động, dữ liệu cập nhập kịp thời mang tính thời sự.
- Có tâm huyết với nghề, nhiệt tình trong công tác.
- Không ngừng học hỏi, trau dồi kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn
nghiệp vụ, tích lũy kinh nghiệm, vận dụng đổi mới phương pháp một cách phù
hợp, phát huy được tính tích cực của học sinh.
- Tăng cường kiểm tra việc chuẩn bị bài cũ, làm bài tập, ghi chép bài,
kiểm tra thường xuyên sách vở, đồ dùng học tập của học sinh.
* Đối với giáo viên chủ nhiệm:
Kết hợp với giáo viên bộ môn một cách chặt chẽ trong quá trình giáo dục,
giảng dạy cũng như trong quá trình quản lý lớp: giáo viên bộ môn thông báo hỗ
trợ giáo viên chủ nhiệm giáo dục bằng nhiều hình thức nhằm giúp các em học
sinh học yếu tiến bộ, có ý thức ham thích học bộ môn Giáo dục công dân, giáo
viên chủ nhiệm phối hợp chặt chẽ với phụ huynh để kết hợp uốn nắn kịp thời
những hành vi sai trái.
Nhóm thực hiện
Lê Thị Tý
Trần Thu Hồng
18
VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO
19
1. Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng. Dự án Việt – Bỉ Bộ Giáo Dục
và Đào tạo, nhà xuất bản Đại học sư phạm năm 2010
2. Sách giáo khoa Giáo dục công dân lớp 6 Bộ Giáo Dục và Đào tạo, nhà
xuất bản Giáo dục
3. Sách giáo viên Giáo dục công dân lớp 6 Bộ Giáo Dục và Đào tạo, nhà
xuất bản Giáo dục
4. Học và thực hành theo chuẩn kiến thức kỹ năng Giáo dục công dân 6,
Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
20
VII. PHỤ LỤC
Phụ lục 1:
- Kế hoạch bài học không vận dụng phương pháp đối thoại kết hợp
thuyết trình thông qua bài tập tình huống
- Kế hoạch bài học có vận dụng phương pháp đối thoại kết hợp thuyết
trình thông qua bài tập tình huống
Bài 5, Tiết ppct: 6
Tuần: 6
Ngày dạy:
21
Bài 5: TÔN TRỌNG KỈ LUẬT
1. MỤC TIÊU
1.1. Kiến thức:
Giúp học sinh:
- Hiểu thế nào là tôn trọng kỉ luật? Biểu hiện của tôn trọng kỉ luật.
- Hiểu ý nghĩa và sự cần thiết của việc tôn trọng kỉ luật.
1.2. Kĩ năng:
- Có khả năng rèn luyện tính kỉ luật và nhắc nhở mọi người cùng thực
hiện.
- Có khả năng đấu tranh chống biểu hiện vi phạm kỉ luật
1. 3.Thái độ:
- Học sinh có thái độ tôn trọng kỉ luật.
- Có ý thức tự đánh giá hành vi của bản thân và của người khác về ý thức
kỉ luật.
2. TRỌNG TÂM
- Hiểu thế nào là tôn trọng kỉ luật? Biểu hiện của tôn trọng kỉ luật.
- Hiểu ý nghĩa và sự cần thiết của việc tôn trọng kỉ luật.
3. CHUẨN BỊ
3.1. Giáo viên:
- Tranh ảnh, tài liệu về tôn trọng kỉ luật
- Bảng phụ.
3.2. Học sinh:
- Giấy khổ lớn, bút dạ. Tranh ảnh về tôn trọng kỉ luật.
- Ca dao, tục ngữ về tôn trọng kỉ luật.
4. TIẾN TRÌNH
22
4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện:
- Kiểm diện học sinh
4.2. Kiểm tra miệng:
Câu 1. Thế nào là lễ độ ? (5 điểm)
HS: Lễ độ là cách cư xử đúng mực của mỗi người khi giao tiếp với
người khác.
Câu 2. Hành vi nào sau đây biểu hiện lễ độ?( 5 điểm)
a. Nói leo trong giờ học.
c. Biết chào hỏi, thưa gửi,
cảm ơn, xin lỗi
b. Nói trống không xấc xược. d. Nói truyện trong giờ học.
HS: Trả lời.
GV: Nhận xét, cho điểm.
Câu 3. Kiểm tra sự chuẩn bị bài mới của học sinh.
4.3.Bài mới
Họat động của giáo viên và học sinh
- Họat động 1: Giới thiệu bài
Nội dung bài học
GV: Cho HS xem hình ảnh trong SGK- 15.
GV: Em hãy giải thích nội dung bức tranh?
HS: Tại ngã tư đèn đỏ, chú công an đứng nghiêm
để chỉ huy và chiếc ô tô đỗ đúng vạch.
GV: Chú lái xe có đức tính gì?
HS: Chú lái xe tôn trọng luật lệ giao thông.
KL: Có kỉ luật là biểu hiện của tôn trọng.
GV: Nhận xét dẫn vào bài mới
GV: Bài học hôm nay gồm những nội dung chính
nào?
HS: Trả lời 3 phần chính của bài
GV: Chuyển ý.
- Họat động 2: Tìm hiểu truyện .
I. Truyện đọc: “Giữ luật
HS: Đọc truyện.
lệ chung”.
23
GV:Nhắc HS lưu ý bạn đọc bài.
GV: Em thấy Bác Hồ đã tôn trọng những quy đinh
chung như thế nào?
HS: Những việc làm của Bác:
-Bỏ dép trước khi bước vào chùa.
- Đi theo sự hướng dẫn của vị sư.
- Đến mỗi gian thờ thắp hương.
-Qua ngã tư đèn đỏ dừng lại.
HS:Nhận xét: Mặc dù là chủ tịch nước, Bác vẫn
giữ luật lệ chung được đặt ra cho tất cả mọi người.
GV: Nhận xét, bổ sung, chuyển ý.
Họat động 3: Tìm hiểu nội dung bài học.
II.Nội dung bài học:
GV: Chia nhóm thảo luận: ( 3 phút)
HS:Thảo luận và trình bày kết qủa.
Nhóm 1, 2:Bản thân em đã tôn trọng kỉ luật ở gia
đình như thế nào?
HS: - Ngủ dậy đúng giờ.
- Hoàn thành công việc được giao.
- Đồ đạc để ngăn nắp đúng quy định…
GV: Nhận xét chốt ý.
Nhóm 3,4: Bản thân em đã tôn trọng kỉ luật ở nhà
trường như thế nào?
HS: Vào lớp đúng giờ, mặc đồng phục, không vứt
rác bừa bãi.
HS khác nhận xét.
GV: Nhận xét, chốt ý.
-Nhóm 5, 6: Bản thân em đã tôn trọng kỉ luật ở
ngoài xã hội như thế nào?
HS: Giữ gìn trật tự chung,bảo vệ môi
24
trường,không hút thuốc lá…
HS khác nhận xét, bổ sung.
GV: Nhận xét, chốt ý.
1.Định nghĩa:
- Tôn trọng kỉ luật là biết
tự chấp hành những quy
KL: Việc tôn trọng kỉ luật là tự mình thực hiện định chung của tập thể, của
quy định chung.
tổ chức ở mọi nơi, mọi lúc.
GV: Thế nào là tôn trọng kỉ luật?
HS: Trả lời.
GV: Nhận xét, cho HS ghi bài.
GV: Em hãy nêu ví dụ về hành vi không tự giác
thực hiện kỉ luật?
HS: - Thấy đèn đỏ không dừng lại…
2. Biểu hiện:
GV: Nhấn mạnh hành vi thực hiện kỉ luật vì sự - Sự tự giác chấp hành phân
cưỡng bức, sợ mọi người chê trách…
công.
GV: Biểu hiện của tôn trọng kỉ luật? Nêu ví dụ?
3.Ý nghĩa:
HS: Trả lời.
- Cuộc sống gia đình nhà
GV: Nhận xét, bổ sung, chốt ý.
trường, xã hội có nề nếp kỉ
cương.
GV: Việc rèn luyện tính kỉ luật có ý nghĩa gì?
- Bảo vệ lợi ích cộng đồng
HS: Trả lời.
và lợi ích bản thân.
GV: Nhận xét, bổ sung, chốt ý
GV: Kết luận bài học.
* Mở rộng nội dung:
GV: Phân biệt kỉ luật với pháp luật.
HS: - Tôn trọng kỉ luật: ý thức tự giác.
- Pháp luật: bắt buộc ,xử phạt.
Họat động 4: Thực hành bài tập
GV: Cho HS giải thích câu: “ Sống và làm việc
theo Hiến pháp và Pháp luật”.
III/ Bài tập:
25