SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
TRƯỜNG THPT LÊ LỢI
***
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ KINH NGHIỆM VẬN DỤNG KĨ THUẬT DẠY HỌC
TÍCH CỰC ĐỂ KHAI THÁC TÍNH THỜI SỰ VÀ TRUYỀN
TẢI Ý NGHĨA GIÁO DỤC KHI DẠY HỌC CÁC TIẾT VĂN
BẢN NHẬT DỤNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG - LỚP 11 VÀ LỚP 12.
Người thực hiện: Hà Thị Tình
Chức vụ: Tổ trưởng tổ Ngữ văn
SKKN thuộc lĩnh vực(môn): Ngữ văn
THANH HOÁ NĂM 2013
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Hiện nay, việc đổi mới chương trình sách giáo khoa gắn liền với đổi mới
phương pháp, kỹ thuật dạy học bên cạnh những thuận lợi , nhiều cái được cũng
cò không ít khó khăn, lúng túng , bỡ ngỡ, khi dạy một số tác phẩm thuộc thể
loại văn bản mới như văn bản nhật dụng ở chương trình trung học phổ thông. Để
tháo gỡ khó khăn đó, trong từng tiết dạy mỗi giáo viên thường phải tìm tòi, cùng
với sự vận dụng sáng tạo kiến thức tiếp thu từ những đợt chuyên đề của Bộ, của
Sở Giáo dục nhằm nâng cao hiệu quả giờ dạy.
Trong chương trình Ngữ văn ở trường Trung học phổ thông, hướng dẫn đọc -
hiểu các tiết văn bản nhật dụng là phân môn khó bởi đặc trưng của những tiết học
này là yêu cầu học sinh không chỉ nắm được nội dung kiến thức ở văn bản cũng
như nét đặc sắc về nghệ thuật mà còn phải khai thác được tính thời sự, tìm được
tầng ý nghĩa ẩn sâu trong văn bản rồi vận dụng kiến thức ở phần đọc văn để làm bài
viết nghị luận xã hội tạo vốn sống, kĩ năng sống.
Đọc-hiểu văn bản là một kiểu học mới được đưa vào chương trình THPT.
Hoạt động hướng dẫn học sinh đọc-hiểu văn bản chính là giáo viên cung
cấp cho các em phương pháp tự học, tự tìm hiểu chiếm lĩnh tri thức trong
văn bản nhà trường và tri thức xã hội loài người.Từ đó nâng cao hiểu quả giáo
dục nhằm đáp ứng yêu cầu nền giáo dục của Việt Nam nói riêng và thế giới nói
chung. Qua đó có thể đào tạo những con người có đủ đức, đủ tài để xây dựng
và phát triển xã hội. Việc đưa văn bản nhật dụng vào giảng dạy là một biểu hiện
cụ thể của nguyên tắc giảng dạy Ngữ Văn gắn với đời sống , tạo điều kiện tích
cực để thực hiện mục tiêu giáo dục phổ thông : củng cố kiến thức cơ bản
nhằm đáp ứng yêu cầu của xã hội hiện đại. Văn bản nhật dụng giúp học sinh
hiểu biết, tiếp cận, cập nhật những thông tin, hoà nhập nhanh chóng, chủ động,
tự tin, vào đời sống xã hội hiện đại.
Điều đó chứng tỏ rằng đưa văn bản nhật dụng vào dạy, học trong chương
trình phổ thông là rất cần thiết và cần được chú trọng. Học sinh hiện nay ít có
những chiêm nghiệm sâu sắc về những vấn đề xã hội. Hơn thế, vốn hiểu biết về
xã hội của các em cũng rất non kém. Bên cạnh đó, các em thường ít quan tâm
đến những vấn đề có tính thời sự, đặc biệt là các vấn đề văn hóa, giáo dục, chính
trị, đạo đức…Vì thế học sinh thường không có hứng thú học văn, thấy khô khan
khi học các văn bản nhật dụng.
Xuất phát từ tình hình thực tế đó, và căn cứ vào sự đổi mới sách giáo khoa của
bộ giáo dục hiện nay có đề cập đến tính thời sự trong văn bản văn học. Trong
quá trình giảng dạy, tôi đã có một vài kinh nghiệm được rút ra cho bản thân. Với
những văn bản có tính thời sự, giáo viên có thể bằng sự tìm tòi, hiểu biết của
mình hãy hướng học sinh đến những vấn đề nhạy cảm hiện nay. Từ đó giúp học
sinh có hứng thú hơn trong giờ học, nhất là văn bản nhật dụng. Hướng học sinh
đến việc hiểu vấn đề xã hội trong nước và quốc tế về mọi mặt, đa phương diện.
2
Từ đó, giúp học sinh hình thành nhân cách và sống có trách nhiệm với bản thân,
xã hội hơn.
II/ MỤC ĐÍCH CHỌN ĐỀ TÀI:
Trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp trong việc dạy học giờ dạy Ngữ văn ở
cấp Trung học phổ thông. Đặc biệt là đọc hiểu các Văn bản nhật dụng có tính
thời sự và tiềm ẩn tầng ý nghĩa nhân văn. Giúp giờ văn bớt nhàm chán, gây
hứng thú cho học sinh; giúp các em có thêm vốn sống góp phần vào tiến trình
đổi mới phương pháp dạy học giờ Ngữ văn.
Đọc - hiểu một tác phẩm văn học theo thể loại thông thường (Truyện, thơ )đã là
khó đối với học sinh Trung học phổ thông bởi có đặc thù riêng: học sinh tiếp cận
kiến thức bằng con đường “ Học trong sách vở” biết và cảm nhận cuộc sống từ tác
phẩm văn học . Việc đọc hiểu một văn bản nhật dụng lại càng khó hơn. Là giáo viên
trực tiếp giảng dạy môn Ngữ văn lớp 11, 12, tôi đã thực nghiệm đề tài: “Một
vài kinh nghiệm vận dụng phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực để khai
thác tính thời sự và truyền tải ý nghĩa giáo dục khi dạy học các tiết văn bản
nhật dụng trong chương trình Ngữ văn THPT - lớp 11 và lớp 12” và rất có ý
nghĩa.
1. Ý nghĩa lí luận:
Vận dụng phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực để khai thác tính
thời sự và truyền tải ý nghĩa giáo dục khi dạy học các tiết văn bản nhật
dụng trong chương trình Ngữ văn cho học sinh Trung học Phổ thông là một
bước hiện thực hóa quan điểm đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, đổi mới
chương trình sách giáo khoa, đổi mới phương pháp học tập theo tính tự chủ, lấy học
sinh là trung tâm, thầy là người thiết kế, trò là người thi công, Đồng thời đảm bảo
mục tiêu chung của giáo dục “Đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn
diện”.Biết nhận thức, biết trình bày quan điểm, đánh giá về vấn đề đời sống, tư
tưởng, đạo lý xã hội đúng qui trình, đúng phương pháp.
2. Ý nghĩa thực tiễn:
Với đối tượng học sinh Trung học phổ thông hiện nay, kiến thức trong các em phần
lớn từ sách vở, từ các tác phẩm văn học. Kiến thức về cuộc sống rút ra từ thực tiễn,
từ đọc hiểu các văn bản nhật dụng phần đa rất hạn chế, kỹ năng khai thác tính thời
sự , thẩm thấu tầng ý nghĩa rồi tích cóp, tạo “ vốn” để ứng dụng vào cuộc sống, làm
bài văn nghị luận xã hội lại càng yếu hơn. Nên “kinh nghiệm vận dụng phương
pháp và kĩ thuật dạy học tích cực để khai thác tính thời sự và truyền tải ý
nghĩa giáo dục khi dạy học các tiết văn bản nhật dụng trong chương trình
Ngữ văn THPT” cho các em là rất cần thiết, từ đó giúp các em nâng cao khả năng
đọc hiểu văn bản, kĩ năng sống, hiểu biết, trình bày vấn đề hiểu biết , về đời sống xã
hội, hiểu người, hiểu mình, tự tin bước vào cuộc sống.
Mặt khác, khai thác tính thời sự và truyền tải ý nghĩa giáo dục khi dạy học
các tiết văn bản nhật dụng trong chương trình Ngữ văn THPT sẽ bổ trợ kiến
thức làm bài văn nghị luận xã hội mang tính thiết thực giúp học sinh chuẩn bị
tốt cho kì thi tốt nghiệp Trung học phổ thông và tuyển sinh vào các trường Đại
3
học, Cao đẳng thuộc khối C, D (Bởi trong đề thi môn Ngữ văn, nghị luận xã hội
chiếm 3/10 điểm toàn bài).
Vậy khai thác tính thời sự và truyền tải ý nghĩa giáo dục khi dạy học các tiết
văn bản nhật dụng trong chương trình Ngữ văn cho học sinh Trung học Phổ
thông có ý nghĩa thiết thực nâng cao chất lượng giảng dạy phân môn đọc hiểu
văn bản, nâng kĩ năng sống cho con người, góp phần đào tạo đội ngũ cán bộ
phát triển toàn diện cho quê hương và đất nước sau này.
PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
Xuất phát từ yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông được thể hiện
trong Nghị quyết số 40/2000/QH10 ngày 09 tháng 12 năm 2000 của Quốc hội khóa X
về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông: “Xây dựng một nội dung chương trình,
phương pháp giáo dục, sách giáo khoa phổ thông mới, nhằm nâng cao chất lượng
giáo dục toàn diện thế hệ trẻ đáp ứng nhu cầu phát triển nguồn nhân lực phục vụ
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phù hợp với thực tiễn và truyền thống Việt
Nam, tiếp cận trình độ giáo dục phổ thông ở các nước phát triển trong khu vực và
trên thế giới”. Văn bản đồng thời yêu cầu: “Việc đổi mới chương trình giáo dục phổ
thông phải quán triệt về mục tiêu, yêu cầu về nội dung phương pháp giáo dục của các
bậc học, cấp học quy định trong giáo dục, khắc phục những mặt hạn chế của chương
trình, sách giáo khoa, tăng cường tính thực tiễn, kĩ năng thực hành, năng lực tự học,
coi trọng kiến thức khoa học xã hội và nhân văn, bổ sung những thành tựu khoa học
và công nghệ hiện đại phù hợp với khả năng tiếp thu của học sinh ”.
Cùng với việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông là đổi mới sách giáo
khoa phổ thông phù hợp với mục tiêu giáo dục quy định trong luật giáo dục.
Sách giáo khoa Ngữ văn THPT đã quan tâm đúng mức đến việc “dạy chữ” và
“dạy người”, dành thời lượng đáng kể cho các tiết văn bản nhật dụng.
Việc đổi mới chương trình sách giáo khoa đã đặt trọng tâm vào việc đổi mới
phương pháp dạy học. Đổi mới phương pháp dạy và học đã được xác định trong
Nghị quyết trung ương 4 khóa VII (Tháng 01 năm 1993), Nghị quyết Trung
ương 2 khóa VIII (Tháng 12 năm 1996) được thể chế hóa trong luật giáo dục
(2005) được cụ thể hóa các chỉ thị của Bộ Giáo dục và Đào tạo đặc biệt là chỉ thị
số 14 (Tháng 4 năm 1999). Luật giáo dục, điều 28.2 đã ghi: “Phương pháp giáo
dục phổ thông phải phát huy tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh,
phù hợp với đặc điểm của từng cấp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự
học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm,
đem lại niềm vui, hứng thú cho học sinh”.
Quán triệt thực hiện nghị quyết 37/2004/ QH11 ngày 03 tháng 12 năm
2004 của Quốc hội về giáo dục “Tiếp tục cải tiến công tác thi cử theo hướng
gọn nhẹ, hiệu quả, thiết thực”. Ngành giáo dục và đào tạo chủ trương: Nâng cao
chất lượng thi cử, kiểm tra đánh giá để đảm bảo đây là khâu quan trọng tác
động tích cực mạnh mẽ trong quá trình dạy và học, phải đồng thời vừa đổi mới
4
kiểm tra đánh giá thường xuyên, định kì ở các bậc học, vừa đổi mới kì thi tốt
nghiệp Trung học phổ thông, thi tuyển sinh và Đại học, Cao đẳng
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo quyết định số
16/2006/QĐ – BGD&ĐT ngày 05/5/2006 xác định rõ:
“Môn Ngữ văn ở cấp Trung học phổ thông nhằm giúp học sinh: Có những kiến
thức phổ thông, cơ bản, hiện đại hệ thống về văn học và Tiếng Việt. Hình thành
và phát triển các năng lực ngữ văn với yêu cầu cao hơn cấp THCS bao gồm:
Năng lực sử dụng Tiếng Việt (thể hiện bốn kĩ năng cơ bản: đọc, viết, nghe, nói),
năng lực tiếp nhận văn học, cảm thụ, thẩm mĩ, năng lực tự học, năng lực thực
hành ứng dụng, năng lực bàn luận, đánh giá, biện luận, ”
II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ:
Xuất phát từ thực trạng dạy - học các văn bản nhật dụng trong chương
trình Trung học phổ thông: khi đọc - hiểu văn bản nhật dụng chỉ chú trọng nắm
bắt nội dung, đặc điểm nghệ thuật, hoặc hình thức của văn bản mà chưa quan
tâm đến tính thời sự, ý nghĩa giáo dục của văn bản mà tác giả muốn truyền tải.
Việc đổi mới phương pháp giảng dạy trong nhiều năm qua đã được thực hiện
đối với môn Ngữ Văn nói riêng và các môn học khác nói chung trong chương
trình THPT. Nhiều phương pháp tiên tiến, nhiều kĩ thuật dạy học tích cực hiện
đại, đã được tiến hành. Giáo viên còn gặp nhiều bỡ ngỡ lúng túng khi dạy đọc-
hiểu văn bản nhật dụng. Kiểu bài này hoàn toàn mới đối với giáo viên và học
sinh. Tuy nhiên kết quả giảng dạy trong trường THPT còn ở mức độ thấp. Xuất
phát từ yêu cầu thực tế đó đòi hỏi phải có những sáng tạo khi thiết kế bài dạy
sao cho phù hợp với đối tượng học sinh nhằm làm sáng tỏ các phương diện khác
nhau của dạng văn bản này từ khái niệm đến các đặc điểm về nội dung và hình
thức cũng như khai thác tính thời sự, ý nghĩa của văn bản lúc đương thời và hiện
nay.
Khi dạy -học các tiết về loại Văn bản nhật dụng theo phương pháp truyền
thống, thông thường gặp những vướng mắc như sau:
1. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung theo bố cục văn bản mà không
khai thác được tính thời sự là cốt lõi, mục tiêu của người viết loại văn bản
nhật dụng muốn hướng tới, mong đạt được.
Ví dụ : khi đọc - hiểu văn bản: Về luân lí xã hội ở nước ta
( Trích Đạo đức và luân lí đông tây-Phan Châu Trinh)
Dựa theo Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng môn Ngữ văn lớp 11-
Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành tháng 01 năm 2010 giáo viên soạn bài giảng
thì chỉ chuyển tải được các vấn đề:(Tóm tắt nội dung bài dạy như sau:)
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả.
2. Tác phẩm.
II.Đọc - hiểu văn bản
1. Nội dung:
Đoạn 1: Hiện trạng của vấn đề- luân lí xã hội của nước ta.
5
Đoạn 2:Những biểu hiện cụ thể
Đoạn 3:Nêu giải pháp:
2. Nghệ thuật:
- Nghệ thuật viểt văn chính luận
2. Học sinh chưa học được ở bài luận những thông tin có tính thời sự của
văn bản mà chỉ:
- Học sinh chủ yếu hiểu nội dung văn bản viết gì, bàn về vấn đề gì? Hiểu
xuôi chiều vấn đề văn bản.
- Học sinh thường sa vào liệt kê luận điểm của văn bản nhật dụng
3. Học sinh chưa biết bóc tách vấn đề , tích hợp kiến thức để tìm ra những
giá trị mà ngôn ngữ văn bản tiềm ẩn.
Tổng hợp kết quả kiểm chứng bằng bài viết 10 phút sau mỗi tiết dạy -
học văn bản nhật dụng bằng câu hỏi đối với các lớp không thẩm định như sau:
? Theo em tính thời sự có ở văn bản nhật dụng này là gì? Biểu hiện rõ nét ở
luận điểm nào?Giá tri ( ý nghĩa) của văn bản với đương thời và hiện nay?
+ Lớp 11( Tiết PPCT:101,102-Về luân lí xã hội ở nước ta)
+ Lớp 12( Tiết PPCT:16,17-Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS,
01/12/2003) như sau:
Năm học 2010- 2011
Lớp
TS
HS
Điểm
Giỏi Khá TB Yếu Kém
11A4 41 0 = 0% 03 = 7,3% 20 = 48.8% 18 = 43,9% 0 = 0%
11A9 44 0 = 0% 03 = 6.8% 20 = 45.5% 18 = 47,7% 0 = 0%
Năm học 2011 - 2012:
6
Lớp
TS
HS
Điểm
Giỏi Khá TB Yếu Kém
12 A3 41 0 = 0% 04 = 9,8% 26 = 63,4% 10=24,4% 01 = 2,4%
12A5 45 0 = 0% 20 = 44,4% 14 = 31.1% 9 = 20% 04 = 4,5%
Năm học 2012 - 2013:
Qua thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy nếu dạy học theo hướng dẫn vận dụng
cứng nhắc sẽ cho thấy bài viết số một chất lượng điểm giỏi không có, điểm khá
số lượng rất ít.
Từ cơ sở lí luận và thực trạng này của học sinh tôi đã vạch kế hoạch thực nghiệm : vận
dụng phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực để khai thác tính thời sự và
truyền tải ý nghĩa giáo dục khi dạy học các tiết văn bản nhật dụng trong
chương trình Ngữ văn THPT và có hiệu quả.
III. GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Để thực hiện được đề tài, yếu tố đầu tiên mà tôi quan tâm đó là đối tượng học
sinh. Học sinh vùng nông thôn, miền trung du, kinh tế xã hội còn khó khăn,
năng lực cảm thụ văn học còn nhiều hạn chế. Tâm lí chung của các em là lười
suy nghĩ, ít hiểu biết các vấn đề xã hội. Chưa có ý thức lần mò, đam mê tìm hiểu
7
Lớp TSHS
Điểm
Giỏi Khá TB Yếu Kém
11A1
45 0 3= 6,7% 22= 48,9% 18= 40% 2=4,4%
11A3
48
0 5= 11,2% 24= 49% 15= 30,6% 2=8,2%
Lớp TSHS
Điểm
Giỏi Khá TB Yếu Kém
12A6 49 0 6= 12,2% 24= 49% 14= 36,6% 3=12,3%
12A8 45 0 3= 6,7% 18= 40%
22= 48,9% 2=4,4%
Lớp TSHS
Điểm
Giỏi Khá TB Yếu Kém
11A6 49 0 4= 12,2% 26= 49% 12= 36,6% 5=12,3%
11A7 45 0 3= 6,7% 18= 40%
22= 48,9% 2=4,4%
Lớp TSHS
Điểm
Giỏi Khá TB Yếu Kém
12A2 47
0 6= 12,2% 24= 49% 15= 30,6% 2=8,2%
12A5 42 0 3= 6,7% 18= 40%
22= 48,9% 2=4,8%
nội dung nghĩa của một câu tục ngữ, câu châm ngôn. Chính vì vậy các em rất
thiếu hiểu biết sâu về các vấn đề cuộc sống. lại nhút nhát, ngại bày tỏ những
nhận xét đánh giá trước mọi người. Muốn học sinh học tốt các tiết học loại văn
bản nhật dụng đòi hỏi học sinh phải nắm được khái niệm, đặc điểm chung của
loại văn bản, từ đó học sinh mới biết cách khai thác, khám phá và vận dụng vào
cuộc sống hoặc cao hơn là sau đó các em có thể tự tạo (viết) văn bản nhật dụng.
Nên giải pháp đầu tiên là tôi hướng dẫn các em phải thực hiện yêu cầu sau một
cách nghiêm ngặt:
1.Thứ nhất, hướng dẫn học sinh nhớ lại lý thuyết, nắm được khái niệm
ngay từ khâu hướng dẫn chuẩn bị bài: Văn bản và văn bản nhật dụng:
1.1. Văn bản:
Theo từ điển Tiếng Việt văn bản được hiểu: “Văn bản là chuỗi kí hiệu
ngôn ngữ hay nói chung những kí hiệu thuộc một hệ thống nào đó, làm thành
một chỉnh thể mang ý nghĩa trọn vẹn.”[10; 1136].
Như vậy đặc trưng đáng chú ý của văn bản đó chính là tính hoàn chỉnh về
hình thức và trọn vẹn về nội dung.
1.2 Văn bản nhật dụng:
“Nhật dụng có nghĩa là gì?” Theo từ điển tiếng Việt “nhật dụng” có nghĩa
là “dùng đến hàng ngày”. Trong các tài liệu ở nước hiện nay chưa chính thức
đưa ra khái niệm về văn bản nhật dụng. Khái niệm về văn bản nhật dụng không
phải khái niệm thuộc về thể loại , cũng không chỉ kiểu văn bản. Văn bản nhật
dụng chỉ đề cập đến chức năng , đề tài cũng như tính cập nhật của nội dung văn
bản.
Nội dung được đề cập tới trong văn bản nhật dụng là những đề tài gần gũi
với cuộc sống,vì vậy nó có tính thời sự, hàm chứa giá trị văn học và mang ý
nghĩa nhân loại. Những đề tài thường thấy trong văn bản nhât dụng: văn hóa, di
tích lịch sử, danh lam thắng cảnh , thiên nhiên và con người, vai trò của phụ nữ,
quyền trẻ em, dân số, bài trừ tệ nạn ma túy, viết về các danh nhân thế giới và
Việt Nam, về vấn đề quyền sống của con người, bảo vệ hòa bình, chống chiến
tranh. Nội dung trong văn bản nhật dụng được người viết trình bày dưới nhiều
hình thức như: nhận xét, lí giải, đánh giá những quy luật của tự nhiên và con
người.
Đề tài trong văn bản nhật dụng rất phong phú, nó bao hàm mọi mặt của đời
sống.
Phong cách văn bản nhật dụng thuộc mọi phong cách của ngôn ngữ. Trong
một văn bản nhật dụng có thể sử dụng một phong cách hoặc có sự kết hợp nhiều
phong cách khác nhau.
Ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản nhật dụng là ngôn ngữ tường minh.
Nội dung của văn bản nhật dụng thường mang tính đơn nghĩa. Tính đơn nghĩa
thể hiện ở mặt từ vựng và cú pháp khi diễn đạt nội dung và đích của văn bản.
8
Văn bản nhật dụng mang những đặc trưng chung của văn bản: hoàn chỉnh
về hình thức và trọn vẹn về nội dung, tính liên kết chặt chẽ đều nhằm hướng tới
một mục đích thông tin nhất định và đều dùng ngôn ngữ làm phương tiện biểu
đạt.
Có nhiều văn bản nhật dụng sử dụng các biện pháp nghệ thuật. Vậy muốn phân
biệt sự khác nhau giữa phẩm chất nghệ thuật này với văn bản nghệ thuật chúng
ta dựa vào đâu? Đó là sự khác nhau về đích sử dụng: Nếu như trong văn bản
nghệ thuật phẩm chất này chính là đích của văn bản thì trong văn bản nhật dụng
các phẩm chất này không phải là đích của văn bản. Đích của văn bản nhật dụng
chính là thông tin đựợc truyền đạt trong văn bản.
Văn bản nhật dụng trước hết là một phần của văn bản văn học. Tuy nhiên
nó có những điểm khác nhau cơ bản. Trong văn bản văn học nội dung được mã
hóa bằng kí hiệu thông thường, đồng thời nội dung đó còn được mã hóa bằng
chính nội dung của các kí hiệu mang lại còn có một thông tin khác đứng sau các
dòng chữ có tính chất xuyên suốt toàn bộ văn bản. Nội dung trong văn bản nhật
dụng thường mang tính đơn nghĩa và tường minh.
Việc chỉ ra những đặc điểm khác nhau cơ bản giữa văn bản và văn bản nhật
dụng sẽ là cơ sở quan trọng để tìm ra hướng dạy học văn bản nhật dụng và khai
thác tính thời sự, ý nghĩa, giá trị của văn bản.
1.3 Tính thời sự trong văn bản nhật dụng là tính cập nhật kịp thời, đáp ứng
yêu cầu, đòi hỏi của cuộc sống hằng ngày, cuộc sống hiện đại gắn với
những vấn đề cơ bản của cộng đồng xã hội.
2. Thứ hai, định hướng kĩ năng đọc – hiểu văn văn bản nhật dụng:
Như chúng ta vừa tìm hiểu ở phần trên đọc – hiểu văn bản nhật dụng tức là giải
quyết các vấn đề tương quan trong cấu trúc văn bản. Văn bản nhật dụng mang
đầy đủ đặc trưng của văn bản nói chung ở các phương diện: cấu trúc, nội dung
và ý nghĩa vì vậy hoạt động đọc hiểu nên tuân theo quy trình đọc hiểu văn bản
nói chung. Đọc hiểu văn bản nhật dụng cũng phải quan tâm khám phá cấu trúc
văn bản, nội dung văn bản, ý nghĩa văn bản.
Dựa vào đặc trưng riêng của văn bản nhật dụng khi dạy học sinh tiêp cận
văn bản nhật dụng phải phù hợp với đặc trưng riêng của văn bản này, trước tiên
phải chú trọng đến yêu cầu đọc hiểu cấu trúc của văn bản.
Như vậy mục đích của một bài dạy văn bản nhật dụng là giúp học sinh đọc
và hiểu văn bản đó. Có nghĩa là giúp học sinh nắm bắt thông tin và hiểu thông tin
của văn bản. Từ đó tác động đến các em về mặt nhận thức, tình cảm, ý thức, bổ
trợ kiến thức về ngôn ngữ, đời sống. Qua đó giúp các em hiểu được quy trình
cũng như nguyên tắc tạo lập văn bản, có kỹ năng tạo lập một văn bản nhật dụng.
Văn bản đó phải có mục đích cụ thể , sử dụng phương tiện ngôn ngữ phù hợp với
nội dung, đối tượng để tạo nên khả năng tác động trực tiếp đến người đọc, người
nghe. Văn bản đó tuân thủ những nguyên tắc tạo lập văn bản nói chung, trong đó
chú ý đến phong cách chức năng của ngôn ngữ.
9
Ví dụ: Khi đọc - hiểu văn bản: Thông điệp nhân ngày thế giới phòng
chống AIDS, 1-12-2003
Đối với mọi văn bản văn học việc nắm bắt thông tin, sự kiện của văn bản
chính là tìm hiểu thông tin thẩm mĩ, thông tin về những vấn đề có thật trong
cuộc sống. Mục đích của văn bản nhật dụng nhằm cung cấp nội dung thông tin
sự kiện.Từ những nội dung đó, hướng người tiếp nhận vào hoạt động thực tiễn.
Nhưng đối với một văn bản nhật dụng trong chương trình Trung học phổ thông
ngoài việc thực hiện nhiệm vụ dạy- học tìm hiểu mục đích viết văn bản còn phải
khai thác tính thời sự, ý nghĩa giáo dục của văn bản. Ngoài việc cung cấp tri
thức và rèn luyện kĩ năng đọc cho học sinh còn phải rèn luyện kĩ năng tạo lập
văn bản cho học sinh. Ví dụ sau khi dạy bài: Thông điệp nhân ngày thế giới
phòng chống HIV-AIDS, 1-12-2003 ngoài việc hướng dẫn học sinh nắm được
những nội dung mà văn bản đã cung cấp giáo viên cần rèn luyện kĩ năng khai
thác tính thời sự, tạo lập văn bản cho học sinh qua đề kiểm tra. Ví dụ như: “Anh
(chị) hãy thử viết một bản thông điệp trong khuôn khổ 500 chữ về một vấn đề
mà mình cho là nóng bỏng hiện nay ở quê hương mình ?”
Vấn đề đặt ra ở đây là rèn luyện kĩ năng khai thác tính thời sự, tạo lập văn
bản cho học sinh được thực hiện như thế nào trong giờ học? Kĩ năng này phải
được thực hiện trong cả quá trình đọc hiểu văn bản, tóm tắt lại nội dung của văn
bản cũng chính là một cách rèn luyện kĩ năng tạo lập văn bản cho học sinh.
Đồng thời kĩ năng này củng được củng cố rèn luyện sau mỗi bài học thông qua
việc giáo viên yêu cầu học sinh của mình chuẩn bị tư liệu viết một văn bản theo
văn phong của văn bản nhât dụng, văn bản đó phải có sự đầu tư, sáng tạo, có sức
thuyết phục. Từ đó phát huy được tính chủ động sáng tạo trong quá trình tiếp thu
của học sinh. Gắn liền quá trình học tập với thực tiễn đời sống, tạo hứng thú cho
học sinh đối với môn học, đồng thời nâng cao hiệu quả chất lượng giáo dục
trong thời đại mới. Học sinh không chỉ tiếp thu thụ động mà biết vận dụng linh
hoạt kiến thức học được vào thực tiễn đời sống.
Tóm lại đọc hiểu văn bản nhật dụng chính là quá trình phân tích văn bản
để chiếm lĩnh tri thức đồng thời qua đó rèn luyện tư duy khoa học : phân tích,
tổng hợp,…đạt được nhiệm vụ của quá trình nhận thức.
3. Thứ ba, hướng dẫn học sinh đọc-hiểu cấu trúc của văn bản nhật dụng:
Văn bản nhật dụng mang đặc trưng chung của văn bản: hoàn chỉnh về
hình thức, trọn vẹn về nội dung. Để đảm bảo được những yêu cầu đó văn bản
nhật dụng phải có bố cục rõ ràng. Để tìm ra nội dung ý nghĩa của văn bản nội
dung ý nghĩa của văn bản nhật dụng giáo viên phải hướng dẫn học sinh tìm ra
cấu trúc của văn bản dựa trên bố cục, nội dung của văn bản.
Bố cục của văn bản đó được chia thành mấy phần, mấy đoạn, nội dung chính
của từng đoạn, trọng tâm của văn bản được thể hiện trong nội dung nào, lời văn
được tác giả sử dụng Trên cơ sở đó bước đầu tìm hiểu cấu trúc và nội dung văn
bản, người đọc bắt đầu tìm hiểu nội dung văn bản theo bố cục đã xác định. Người
10
đọc tìm ra những thủ pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng trong đó, tác dụng của
nó trong việc thể hiện nội dung văn bản.
Mỗi văn bản có sự phân chia bố cục khác nhau : văn bản có thể được phân
chia theo không gian, thời gian, tuyến nhân vật, sự kiện… Đối với văn bản kí
văn bản thường được phân chia theo dòng cảm xúc của nhân vật chính trong tác
phẩm.
Ví dụ: * Văn bản: Thông điệp ngày thế giới phòng chống HIV-AIDS,
1-12-2003. Có bố cục rất rõ ràng: theo trật tự thời gian:
+ Đặt vấn đề: Các quốc gia nhất trí thông qua: “Tuyên bố về Cam kết
phòng chống HIV/AIDS”.
+ Thực trạng vấn đề:(1) Các nguồn lực được tăng lên phục vụ cho phòng
chống HIV/AIDS; (2) Đại dịch HIV/AIDS vẫn đang hoành hành dữ dội trên
toàn cầu; (3) Những mục tiêu đặt ra trong “Tuyên bố về Cam kết phòng chống
HIV/AIDS” không được hoàn thành.
+ Nhiệm vụ cấp bách đặt ra: (1) Đặt vấn đề AIDS lên hàng đầu trong
chương trình nghị sự và hành động;(2) Đánh đổ thành lũy của sự im lặng, công
khai lên tiếng về HIV/AIDS; (3) Xóa bỏ sự kì thị và phân biệt đối xử.
+ Kết luận: Cuộc chiến chống lại HIV/AIDS bắt đầu từ chúng ta.
*Trong văn bản : Nguyễn Đình Chiểu ngôi sao sáng trong nền văn nghệ
của dân tộc nội dung của bài cũng được trình bày theo mạch của sự kiện:
+ Mở đầu tác giả đặt vấn đề: “ Trên trời có những vì sao có ánh sáng khác
thường, nhưng con mắt chúng ta phải chăm chú mới nhìn thấy, và càng nhìn thì
càng thấy sáng. Văn thơ của Nguyễn Đình Chiểu cũng như vậy” Đây là luận
điểm bao trùm toàn bộ bài viết.
+ Phần nội dung gồm ba phần chính, là sự triển khai, cụ thể hóa luận điểm
được nêu ra ở phần mở đầu: (1) “ Ánh sáng khác thường” trong cuộc đời và
quan niệm văn chương của Đồ Chiểu; (2) “ Ánh sáng khác thường”trong thơ văn
yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu”; (3) “Ánh sáng khác thường” trong truyên
thơ Lục Vân Tiên.
+ Khép lại bài viết tác giả kết luận đánh giá vị trí của Nguyễn Đình Chiểu
trong nền văn học dân tộc, khẳng định những giá trị vượt thời gian của thơ văn
Nguyễn Đình Chiểu.
4. Thứ tư, Hướng dẫn và tổ chức học sinh đọc-hiểu nội dung văn bản:
Đối với văn bản nghệ thuật việc đọc hiểu văn bản phải đi từ những hướng
khác nhau: theo bố cục văn bản, theo tuyến nhân vật, tư tưởng, không gian nghệ
thuật, theo dòng tâm trạng xúc cảm tác giả … Đối với văn bản nhật dụng trong
chương trình Ngữ Văn THPT thường có cấu trúc rõ ràng, nội dung mạch lạc thì
việc đọc hiểu nội dung nên bám sát cấu trúc của văn bản. Bắt đầu tìm hiểu nội
dung của văn bản theo từng phần, từng đoạn của văn bán sau đó tổng hợp và
khái quát nội dung trên toàn văn bản. Từ việc tìm hiểu nội dung để khám phá tư
tưởng, tình cảm của tác giả gửi gắm qua tác phẩm.Trong quá trình đọc hiểu văn
bản cũng cần tìm hiểu phương thức diễn đạt được sử dụng trong toàn văn bản:
11
các biện pháp, cách thức sử dụng ngôn ngữ và lời văn của tác giả trong việc
biểu đạt nội dung.
Trong suốt quá trình tìm hiểu nội dung từng phần, từng đoạn của văn bản,
người đọc cũng tìm ra những phương thức nghệ thuật được dùng trong văn bản:
những biện pháp tu từ, cách thức sử dụng ngôn ngữ, lời văn của tác giả trong
việc biểu đạt nội dung.
Giáo viên đưa câu hỏi để học sinh tìm hiểu nội dung? nghệ thuật? tính
thời sự? của văn bản theo một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực sao
cho linh hoạt, hiệu quả đối với từng bài?
Yêu cầu chung của việc đặt câu hỏi: đảm bảo được sáu yêu cầu cơ bản sau:
Một là câu hỏi phải đạt được mục đích kích thích sự cảm thụ của người đọc với
tác phẩm. Hai là câu hỏi phải xác định được cảm xúc và rung động thẩm mĩ có
tính chất trực giác của người đọc. Ba là việc đưa ra câu hỏi phải xác định được
bức tranh nghệ thuật toàn cảnh có diện và có điểm để giờ học văn có trọng tâm,
những điểm sáng thẩm mĩ phải được khai thác sâu sắc hơn, khắc phục được giờ
văn bàng bạc nhạt nhẽo. Bốn là câu hỏi phải xác định sự hiểu biết của người đọc
từ mức độ từ dễ đến khó. Năm là câu hỏi phải giúp người đọc phát hiện hết chi
tiết nghệ thuật có giá trị và toàn bộ cấu trúc tác phẩm. Sáu là mã hóa lượng
thông tin một cách đơn giản phù hợp sát thực tế thể loại, nội dung thể loại, nội
dung cụ thể và tâm lí lứa tuổi. Đây là sáu nguyên tắc cơ bản trong việc xây dựng
hệ thống câu hỏi trong dạy học văn bản nhật dụng.
5. Thứ năm, hướng dẫn học sinh khai thác tính thời sự, tầng ý nghĩa
văn bản:
Ý nghĩa của văn bản nhật dụng thực chất là công việc thâu tóm nội dung
văn bản, cảm nhận những điều mà tác giả gửi gắm trong văn bản, hiểu được giá
trị văn bản đối với thời đại đương thời, mọi thời đại và bản thân. Đây là phần
giành nhiều thời gian cho học và tự bộc lộ suy nghĩ của bản thân về những gì
vừa tiếp thu được từ đó thâu tóm và ghi nhớ nội dung văn bản.
Nội dung văn bản đề cập luôn là những vấn đề mang tính chất thời sự và
có ý nghĩa cho tương lai. Ở đây luôn nhấn mạnh ý nghĩa đích thực của văn bản
nhật dụng trong việc phát triển xã hội trong cả hiện tại và tương lai. Vì vậy từ ý
nghĩa văn bản người đọc sẽ hiểu hơn về những vấn đề cấp thiết trong xã hội và
rút ra những bài học bổ ích cho chính bản thân mình.
Để thực hiện được hành động này người đọc phải huy động toàn bộ kiến
thức, vốn văn hóa, kinh nghiệm sống, năng lực tư duy của bản thân để đánh giá
văn bản. Bởi trên thực tế cho thấy văn bản thường có nội dung phong phú,
những nội dung trong văn bản có thể đúng hoặc có thể sai với hiện thực. Vì vậy
không phải lúc nào cũng thừa nhận trong tiếp nhận đích văn bản như một cái gì
đã có sẵn giúp ta hành động.
Trên cơ sở lí thuyết tiếp cận văn bản nhật dụng bản sáng kiến kinh
nghiệm đưa ra năm bước: nhận diện ngôn ngữ, sau đó làm rõ nội dung và ý
nghĩa văn bản. Ba bước này có quan hệ biện chứng lẫn nhau. Xét theo chức
12
năng một bước tạo ra phương tiện để người đọc tiếp nhận văn bản ở dạng ngôn
ngữ làm rõ ý của người viết. Hai bước tiếp theo thực hiện đọc hiểu người đọc có
điều kiện rèn luyện, bồi dưỡng tính chủ động sáng tạo trong tư duy trong quá
trình đánh giá hồi đáp nội dung và đích tác động của văn bản.
Để cụ thể hóa, kinh nghiệm vận dụng phương pháp và kĩ thuật dạy học
tích cực để khai thác tính thời sự và truyền tải ý nghĩa giáo dục khi dạy học
các tiết văn bản nhật dụng trong chương trình Ngữ văn THPT” tôi thiết kế
một giáo án dạy thực nghiệm theo tinh thần tự chọn:
Giáo án thực nghiệm :
(Tự chọn tiết101 - Ngữ văn 11 - chương trình chuẩn)
VỀ LUÂN LÍ XÃ HỘI Ở NƯỚC TA
( Trích Đạo đức và luân lí Đông Tây- Phan Châu Trinh)
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp học sinh:
1 Về kiến thức:
- Vạch trần thực trạng đen tối của xã hội đương thời, đề cao tư tưởng đoàn thể
vì sự tiến bộ, hướng vef một ngày mai tươi sáng của đất nước.
- Phong cách chính luận độc đáo : lúc từ tốn mềm mỏng, lúc kiên quyết đanh
thép, lúc mạnh mẽ, lúc nhẹ nhàng.
2. Về kĩ năng:
- Đọc - hiểu văn bản chính luận.
- Rèn kĩ bài văn nghị luận cho học sinh lớp 11.
3. Thái độ: Thái độ chân trọng cái tâm, cái tài của nhà văn, nhận thức về tính
thời sự và giá trị, ý nghĩa của bài luận với đương thời và hiện nay.
B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN:
- Giáo viên: Thiết kế bài giảng bằng giáo án điện tử, sách giáo khoa, máy tính,
máy chiếu.
- Học sinh: xem lại khái niệm văn bản nhật dụng đã học ở cấp Trung học cơ sở.
C. PHƯƠNG PHÁP VÀ CÁCH THỨC THỰC HIỆN:
- Trao đổi, thảo luận theo nhóm, rút ra những kết luận bằng sơ đồ tư duy.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định
2. Kiểm tra: Việc chuẩn bị bài của học sinh.(Kiểm tra việc chuẩn bị bài của
học sinh nhớ lại lý thuyết, nắm được khái niệm :Văn bản và văn bản nhật
dụng, tính thời sự của văn bản nhật dụng )
GV lưu ý H/S: Văn bản nhật dụng mới được đưa vào chương trình học phổ
thông. Văn bản nhật dụng không phải là khái niệm thể loại, không chỉ kiểu văn
bản mà chỉ đề cập đến chức năng, đề tài và tính cập nhật của nội dung văn
bản mà thôi. Đề tài của văn bản nhật dụng thường đề cập đến những lĩnh vực:
thiên nhiên, môi trường, văn hóa, giáo dục, chính trị, xã hội, đạo đức, nếp
sống…Văn bản nhật dụng vừa có tính cập nhật, vừa có tính lâu dài, tính thời sự.
3.Bài mới:
Hoạt động của
thầy và trò
Nội dung kiến thức cần đạt
13
Hoạt động 1:Cho H/S
Tóm tắt những nét cơ
bản về tác giả, thời đại
ông sống? Những ảnh
hưởng đến quan điểm
sáng tác?
( GV cho học sinh thảo
luận nhóm - theo bàn -
rồi lớp trưởng thống
nhất với nhóm trưởng
và trình bày trước lớp)
?Trình bày hiểu biết về
thông tin của tác phẩm
và đoạn trích?
I. Tiểu dẫn:
1. Tóm tắt những nét cơ bản về tác giả, thời đại ông
sống:
- Phan Châu Trinh là chí sĩ yêu nước của cách mạng
Việt Nam đầu thế kỷ XX: luôn có ý thức dùng văn
chương để làm cách mạng
- Thời đại ông sống: đó là thời điểm đất nước ta rơi
vào tình trạng đen tối do chính sách cai trị của thực
dân Pháp. Dưới ách áp bức của chính quyền thực dân,
nhiều tầng lớp nhân dân lao động rên xiết trên những
đồn điền, công trường, hầm mỏ của bọn cướp nước và
bè lũ bán nước. Chứng kiến tình hình đó, ông đã cáo
quan đi làm cách mạng để cứu nước nhằm xây dựng
nền độc lập quốc gia. Đó là một lí tưởng cần thiết cho
một giai đoạn tăm tối của dân tộc. Nhưng ông đã vấp
phải khó khăn vì “xã hội luân lí thật trong nước ta
tuyệt nhiên không ai biết đến, so với quốc gia luân lí
thì người mình còn dốt nát hơn nhiều”.=> Đây chính
là tính thời sự có liên quan đến nội dung, mục đích
viết văn bản của tác giả
2. Tác phẩm:
- Bài diễn thuyết “Đạo đức và luân lí Đông Tây” có 5
phần.
- Đoạn trích thuộc phần 3 của văn bản, được ông diễn
thuyết vào đêm 19/11/1925 tại nhà Hội Thanh niên ở
Sài Gòn.
- Tên và số thứ tự đoạn trích do người biên soạn đặt.
3. Quan điểm văn chương:
Hoạt động 2:
GV. Cho học sinh đọc
văn bản - phần trích
(SGK)).
- Giáo viên đặt câu hỏi:
? Cho biết cách chia bố
cục ?
Em hãy nêu nội dung
chính của từng phần ?.
Nhận xét về sự lô - gíc
của bố cục
II- ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
1. Bố cục của phần trích :
Phần 1: Luân lý xã hội . Hiện trạng chung về luân lý
xã hội ở nước ta.
Phần 2:. So sánh luân lý xã hội ở Châu Âu đã phát
triển với thực tế ở Việt Nam.=> Biểu hiện cụ thể của
hiện trạng.
14
Hoạt động 3: Vấn đề
đưa ra nghị luận là gì?
Em hiểu gì về khái niệm
luân lí xã hội ? Trong
phần 1 đoạn trích cụm
từ này được nhắc đến
mấy lần? Có tác dụng
gì?
- Dựa vào sự chuẩn bị
bài, các em trình bày
cách hiểu khái niệm
bàng sơ đồ tư duy
(GV cho học sinh đưa
ra ý kiến cá nhân( theo
kĩ thuật khăn phủ bàn)
sau đó tổng hợp lại theo
sơ đồ tư duy )
Phần 3: Những giải pháp cần thiết để có luân lý xã hội.
Sơ đồ tư duy cho bố cục phần văn bản:
2.Tìm hiêủ:
2.1 Sơ lược khái niệm:
- Vấn đề đưa ra nghị luận là “ Luân lí xã hội”
- Trong đoạn trích cụm từ này được nhắc tới 5lần.
LUÂN LÍ XÃ HỘI
Những qui tắc, quy định hợp lý hợp lẽ thường về
đạo đức, chi phối mọi quan hệ, hoạt động và phát
triển của xã hội.
Ý thức tương trợ lẫn nhau
giữa các cá nhân trong xã hội
“cái nghĩa vụ của
mỗi người trong
nước”- tức là ý
thức công dân
mà mỗi người
phải có.
“cái nghĩa vụ mà
loài người ăn ở với
loài người”- tinh
thần hợp tác của
con người vượt lên
trên các ranh giới
dân tộc và lãnh thổ
Đó là ý thức sẵn sàng làm việc chung, sẵn
sàng giúp đỡ nhau và tôn trọng quyền lợi của
người khác.
Hoạt động 4 2.2 Tìm hiểu phần1: Hiện trạng chung về luân lý xã
15
Hiện trạng
chung
Biểu hiện cụ
thể
Cần phải tuyên truyền CNXH ở Việt
Nam để gây dựng đoàn thể vì sự tiến
bộ, hướng tới mục đích giành Độc lập -
Tự do.
Giải
pháp
Hỏi?
Hiện trạng luân lí xã hội
trong nước (lúc bấy giờ)
như thế nào? Tác giả
dùng từ ngữ và biện
pháp nghệ thuật nào để
trình bày vấn đề ? Hiệu
quả?
Vậy luân lí xã hội là gì?
Vấn đề này mang tính
thời sự như thế nào?
Em hiểu câu nói “Một
tiếng bè bạn không thể
thay cho xã hội luân lí
được, cho nên không cắt
nghĩa làm gì”như thế
nào?
- Tại sao sau câu vào đề
tác giả lại có câu khẳng
định?
- GV. Cho học sinh đọc
đoạn văn 2.
? Đoạn văn 2 này tác
giả bàn về vấn đề gì?
Bàn về vấn đề đó như
thế nào?
Dụng ý của tác giả ?
Tính thời sự và ý nghĩa
hội ở nước ta.
1. Xã hội luân lí thật trong nước ta tuyệt nhiên
không ai biết đến, so với quốc gia luân lí thì người
mình còn dốt nát hơn nhiều(1). Một tiếng bè bạn
không thể thay cho xã hội luân lí được, cho nên không
cần cắt nghĩa làm gì(2)
Tuy trong sách Nho có câu: “Sửa nhà trị nước rồi
mới yên thiên hạ”. Hai chữ thiên hạ đó tức là xã hội.
Ngày nay những kẻ học ra làm quan cũng võ vẽ nhắc
đến hai chữ đó nhưng chỉ làm trò cười cho kẻ thức
giả(3) đấy thôi. Cái chủ ý bình thiên hạ mất đi đã từ
lâu rồi(4)
- Hiệu quả:
+ Chọn cách vào đề thẳng thắn, trực diện, trực tiếp, tác
giả tránh cách diễn thuyết vòng vo, nặng lí thuyết,
nhấn mạnh và khẳng định được vấn đề.
+ Thông qua việc phủ nhận, so sánh, phản chứng để
nêu hiện trạng “cái thiếu của dân ta, nước ta trên
phương diện luân lí xã hội”
-> Đạt hiệu quả cao về nhận thức, tư tưởng
Đồng thời đề cập vấn đề có tính thời sự mà tránh khô
khan, không gây khó hiểu cho người nghe(vì đây là
bài diễn thuyết trực tiếp)
=> Vậy luân lí xã hội là gì? Theo Phan Châu Trinh:
Luân lí xã hội đã phát triển qua ba giai đoạn: từ gia
đình lên quốc gia đến xã hội. đạo lí xã hội tức là tức là
coi trọng sự bình đẳng của con người, không chỉ quan
tâm đến từng gia đình, quốc gia mà còn đến cả thế
giới. Cũng theo Phan Châu Trinh, trong xã hội Việt
Nam thời đó, cả luân lí gia đình lẫn luân lí quốc gia
( mà phần cốt lõi là ý thức nghĩa vụ đối với quốc gia)
- Trong nước: tuyệt nhiên không ai biết đến… đều đã “
mất từ lâu rồi”…=> Tính cấp thiết của vấn đề bàn luận
- Bàn về luân lí xã hội trong nước theo quan niệm
của đạo Nho.
+Trích câu ở sách Nho:
+ Giải thích : Thiên hạ -> đó tức là xã hội
Ngày nay
-> Những kẻ học ra làm quan cũng nhắc tới
hai chữ “Thiên hạ” nhưng chỉ làm trò cười …
-> Cái chủ ý bình thiên hạ… mất từ lâu rồi
=> Tác giả đưa ra hướng và quan điểm bàn luận, đã
làm rõ hơn vấn đề mang tính thời sự, khẳng định vấn
16
Giáo dục như thế nào?
Em hãy liên hệ với thời
đạiViệt Nam ở cuối thế
kỷ XX và đầu thế kỷ
XXI để khẳng định giá
trị của phần văn bản
này?
đề có cơ sở “Tuyệt nhiên không ai biết” – không có
luân lí xã hội.
* Mở rộng vấn đề dể khai thác tính thời sự và giá
trị của phần văn bản này:
Nhưng bên cạnh đó, một lần nữa chúng ta nhìn lại điều
e ngại của Phan Châu Trinh về ý thức nghĩa vụ giữa
người với người. Cũng riêng trong môi trường học
đường cũng đủ cho chúng ta nhìn lại, nhất là tình trạng
bạo lực học đường. Khi chứng kiến một bạn học sinh
nữ bị nhóm bạn đánh đập ở công viên sau giờ tan học,
các bạn khác đi ngang qua thờ ơ, ai tò mò thì đứng lại
xem, ai “hài hước” thì lấy điện thoại ra quay phim…
Nhìn ở góc độ rộng hơn, đó là quan hệ giữa các quốc
gia: thời chiến tranh chúng ta đã có những nước đồng
minh như Nga, Trung Quốc…Thời nay khi các quốc
gia đã có độc lập dân tộc thi vẫn có nhiều thế lực thù
địch âm mưu chống phá lại nhà nước ta bằng các
phương thức khác nhau như “ diễn biến hoà bình”.
Vậy chúng ta suy nghĩ và hành động như thế nào cho
đúng luân lí xã hội? chung tay để chống khủng bố,
chung tay hợp tác cùng phát triển ở mọi mặt.
Những vấn đề mà Phan Châu Trinh đề cập trong
tác phẩm ở đầu thế kỉ XX nhưng đến nay vẫn có ý
nghĩa thời sự sâu sắc trong công cuộc đổi mới, xây
dựng, và bảo vệ trọn vẹn đất nước Việt Nam thế kỉ
XXI và sau này.
Dặn dò sau tiết học:
Về nhà tìm hiểu 2 phần còn lại tiết sau sẽ học tiếp
** Đối với chương trình lớp 12, vì dung lượng bài viết không cho phép nên Tôi
chỉ định hướng cách khai thác tính thời sự và ý nghĩa giáo dục trong văn bản
“Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS, ngày 1-12-2003” của
Cô-Phi An-nan.
Đây là thông điệp của tổng thư kí liên hợp quốc Cô-phi An-nan, thuộc nhiệm
kì trước (nay là ông Ban-ki-moon). Tìm hiểu văn bản này chúng ta không chỉ
biết được tình hình HIV/AIDS, con đường lây lan và hậu quả của nó. Mà từ đó
để thấy được tầm quan trọng của bức thông điệp và ý thức của mỗi cá nhân
trước vấn đề đó. Chính vì vậy, học văn bản nhật dụng ngoài việc mở rộng,
hiểu biết toàn diện còn tạo điều kiện tích cực để hòa nhập cuộc sống cộng
đồng xã hội.
Từ những con số mà Cô-phi An-nan tổng kết trong thông điệp của mình ( mỗi
phút có khoảng 10 người bị nhiễm HIV, tốc độ lây lan nhanh chóng, đáng báo
17
động là ở phụ nữ- chiếm tới một nửa, đang ngày càng lan rộng ở những khu vực
trước đây được xem là an toàn). Ông đã đưa ra lời kêu gọi có sức thuyết phục
mạnh mẽ: “Hãy lên tiếng thật to và dõng dạc về HIV/AIDS. Hãy cùng tôi đánh
đổ thành lũy của sự im lặng, kì thị và phân biệt đối xử đang vây quanh bệnh
dịch này”. “Hãy sát cánh cùng tôi, bởi lẽ cuộc chiến chống lại HIV/AIDS bắt
đầu từ chính các bạn”.
Lời kêu gọi tha thiết ấy của Cô-phi An-nan không chỉ có tác dụng bức
thiết ở thời điểm ấy (2003), mà nó còn có sức vang vọng với mọi thời đại. Bởi
người ta ví HIV/AIDS là quả bom hẹn giờ đang đe dọa tính mạng của hàng triệu
thanh niên trên thế giới. Chính vì vậy, những con số và lời kêu gọi là một sự
cảnh tỉnh ý thức trách nhiệm của mỗi con người trên thế giới nói chung và Việt
Nam ta nói riêng. Ở Việt Nam ta hiện nay theo báo cáo của bà Trần Thị Trung
Chiến, số người lây nhiễm AIDS trong độ tuổi từ 20->49, là tuổi lao động lên tới
con số khoảng 350000 người. Vì thế Việt Nam được ngân hàng thế giới tài trợ
để tiến hành chiến dịch phòng chống bệnh dịch của thế kỉ.
Cũng từ căn cứ trên mà ta thấy rằng, bản thông điệp này có tính thời sự sâu
sắc. Nhất là ở Việt Nam ta, với tư tưởng phương Đông nặng nề, họ thường có
cái nhìn kì thị với những người bị bệnh HIV.Bởi họ cho rằng sống buông thả
nên mới mắc căn bệnh này và đó là những người không thể tha thứ… từ đó xa
lánh, kì thị. Hành động đó thật sai lầm vì vô tình ta đã đẩy họ vào con đường tội
lỗi, khiến cho căn bệnh thế kỉ càng có điều kiện lây lan. Có nhiều trường hợp
cũng vì cái nhìn kì thị mà khiến những đứa trẻ vô tội bị bỏ rơi khi cha mẹ chúng
chết vì căn bệnh AIDS…Chúng ta phải thẳng thắn nói về nó và hãy phá bỏ hàng
rào ngăn cách giữa “ta” và “họ”, để ngăn chặn nguy cơ lây lan. Vừa bảo vệ
người bị bệnh, vừa bảo vệ chính mình và bảo vệ cộng đồng.
Giới trẻ hiện nay là đối tượng dễ có lối sống sai lầm dẫn đến mắc bệnh,
nhưng họ cũng chính là những người dám nói, dám hành động nhất. Vì vậy,
khi tìm hiểu văn bản này, người giáo viên cần cung cấp thêm về kiến thức
HIV/AIDS cho các em. Bên cạnh đó, phải hướng các em đến ý thức trách
nhiệm với bản thân và xã hội, để có lối sống lành mạnh cho bản thân và an
toàn cho xã hội. Các em phải là những người tiên phong trong phong trào
phòng chống AIDS, và là những người phá bỏ bức tường rào ngăn cách giữa
“ta” và “họ”.
IV. KẾT QUẢ KIỂM NGHIỆM
Qua việc vận dụng phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực để khai thác tính
thời sự và truyền tải ý nghĩa giáo dục khi dạy học các tiết văn bản nhật dụng
trong chương trình Ngữ văn THPT - lớp 11 và lớp 12 Tôi nhận thấy, học sinh đã
có tiến bộ, đạt được kết quả cao hơn, giờ học đỡ khô khan, nhám chán, mà còn bổ ích.,
làm tốt kiếu bài văn nghị luận xã hội (3,0 điểm) các em biết cách dẫn dắt vấn đề nghị
luận như ở phần thứ nhất của văn bản, biết bày tỏ quan điểm mà không rụt rè, Sau đây
là bảng thống kê điểm nghị luận xã hội trong bài kiểm tra học kì II
18
Tổng hợp kết quả bài kiểm tra 10 phút thẩm định chất lượng và kiểm tra
học ki II (câu nghị luận xã hội ) các em đạt điểm cao dần ở những lớp thực
nghiệm( lớp 11, 12) tôi dạy qua 3 năm học: 2010 - 2011,2011 - 2012, 2012 -
2013 như sau:
Năm học 2010- 2011
Lớp
TS
HS
Điểm
Giỏi Khá TB Yếu Kém
11A3 45 03 = 6,6% 20 = 44,4% 17 = 37,8% 02= 4,4% 0 = 0%
11A7 45 06 = 13,3% 23 = 51,1% 14 = 31,2% 0 = 0% 0 = 0%
Lớp
TS
HS
Điểm
Giỏi Khá TB Yếu Kém
12A3 45 03 = 6,6% 20 = 44,4% 17 = 37,8% 02= 4,4% 0 = 0%
12A7 44 05 = 12,3% 22 = 51,1% 14 = 31,2% 03 = 5,70% 0 = 0%
Năm học 2011 - 2012
Lớp
TS
HS
Điểm
Giỏi Khá TB Yếu Kém
11A4 49 03 = 6,6% 20 = 44,5% 18 =39,8% 01= 2,2% 0 = 0%
11A9 44 06 = 12,2% 23 = 46,9% 18 = 36,8% 0 = 0% 0 = 0%
Lớp
TS
HS
Điểm
Giỏi Khá TB Yếu Kém
12A1 45 03 = 6,6% 20 = 44,5% 18 =39,8% 01= 2,2% 0 = 0%
12A2 49 06 = 12,2% 23 = 46,9% 18 = 36,8% 2 = 4,30% 0 = 0%
Năm học 2012- 2013
Lớp
TS
HS
Điểm
Giỏi Khá TB Yếu Kém
11A6 47 06= 14,31% 20 = 48,5% 19 =41,5% 01= 2,43% 0= 0%
11A7 51 07 = 17,6% 13 = 29,5% 21 = 56,9% 0 = 0% 0= 0%
Lớp
TS
HS
Điểm
Giỏi Khá TB Yếu Kém
12A4 47 06= 14,31% 20 = 48,5% 17 =41,5% 01= 2,43% 0= 0%
12A9 42 08 = 17,6% 13 = 29,5% 21 = 56,9% 0 = 0% 0= 0%
-Thi TN THPT năm học 2011 – 2012, điểm môn Ngữ văn trường đạt trên
99,98%.
- Thi học sinh giỏi Cấp Tỉnh ba năm liên tục đều có học sinh đạt giải: Nhất 2 em
Giải Nhì 3 em, giải Ba 13 em và 36 giải khuyến khích.
19
V. Bài học kinh nghiệm:
Từ thực tế giảng dạy tôi rút ra một số kinh nghiệm về vận dụng phương pháp
và kĩ thuật dạy học tích cực để khai thác tính thời sự và truyền tải ý nghĩa
giáo dục khi dạy học các tiết văn bản nhật dụng trong chương trình Ngữ văn
THPT - lớp 11 và lớp 12
1. Giáo viên cần phải hiểu tâm lí, khả năng nhận thức, vốn hiểu biết, vốn sống,
kĩ năng của học sinh vận dụng phương pháp phù hợp với khả năng khai thác tính
thời sự và truyền tải ý nghĩa giáo dục khi dạy học.
2. Hướng dẫn học sinh tích lũy kiến thức xã hội trong các tác phẩm văn bản nhật
dụng trong chương trình Ngữ văn THPT được học và đọc thêm và qua các môn
học khác như GDCD, Lịch sử, Sinh học, Địa lí qua các phương tiện thông tin
đại chúng, đời sống xã hội…
3. Giáo viên cần rèn cho học sinh thói quen tự cảm nhận, rút ra tính thời sự và ý
nghĩa giáo dục khi đọc hiểu văn bản nhật dụng.
4. Trong giờ dạy học Ngữ văn, giáo viên cần hướng dẫn học sinh giải thích các
từ ngữ, khái niệm và chú ý tích hợp kiến thức xã hội, giáo dục môi trường, phát
huy trí tưởng tượng phong phú của các em.
5. Việc ra đề kiểm tra đánh giá cần được coi trọng, giáo viên nên ra những đề
“mở” để phát huy năng lực sáng tạo của học sinh, đồng thời khơi gợi hứng thú
cho học sinh tìm hiểu các văn bản nhật dụng.
PHẦN III: KẾT LUẬN
Trên đây chỉ là “Một vài kinh nghiệm vận dụng phương pháp và kĩ thuật
dạy học tích cực để khai thác tính thời sự và truyền tải ý nghĩa giáo dục khi
dạy học các tiết văn bản nhật dụng trong chương trình Ngữ văn THPT - lớp
11 và lớp 12” và rất có ý nghĩa.”, Tuy nhiên cũng phải thấy rằng để khơi gợi
hứng thú đối với phần dạy học các tiết văn bản nhật dụng trong chương trình
Ngữ văn THPT ngoài vận dụng linh hoạt phương pháp và kỹ thuật dạy học tích
cực một cách gọn nhẹ, khoa thì một việc không kém phần quan trọng là giáo viên
cần tìm và khai thác tính thời sự và truyền tải ý nghĩa giáo dục ở những bài
học , tiết học văn bản nhật dụng đảm bảo tính vừa sức, nhưng vẫn kích thích sự
sáng tạo, tạo cơ hội cho học sinh được phát biểu những suy nghĩ riêng, được nói
bằng tiếng nói của riêng mình. Có thế thì việc học văn, làm văn nghị luận trong nhà
trường phổ thông mới có kết quả.
Tôi tin tưởng rằng với nhiệt tình, tâm huyết của giáo viên và sự cố gắng, khả
năng sáng tạo của học sinh thì chất lượng môn Ngữ văn sẽ ngày càng nâng lên.
Trên đây là một số kinh nghiệm của cá nhân tôi trong quá trình giảng dạy.
Tôi thiết nghĩ, đề tài này có thể áp dụng đối với các tiết dạy văn bản nhật
dụng trong chương trình Ngữ văn THPT cho học sinh trung học phổ thông Lê
Lợi nói riêng và tất cả các trường Trung học phổ thông nói chung.
Kính mong sự góp ý chân thành của các đồng chí, đồng nghiệp!
20
.
MỤC LỤC
Trang
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 2
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: 2
II/ MỤC ĐÍCH CHỌN ĐỀ TÀI: 3
PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 4
21
XÁC NHẬN CỦA
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Thanh Hoá, ngày 17 tháng 5 năm 2013
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
không sao chép nội dung của người khác!
Người viết
Hà Thị Tình
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 4
II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ: 5
III. GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN 7
1.Thứ nhất, hướng dẫn học sinh nhớ lại lý thuyết, nắm được khái niệm ngay từ khâu hướng dẫn
chuẩn bị bài: Văn bản và văn bản nhật dụng: 8
1.1. Văn bản: 8
1.3 Tính thời sự trong văn bản nhật dụng là tính cập nhật kịp thời, đáp ứng yêu
cầu, đòi hỏi của cuộc sống hằng ngày, cuộc sống hiện đại gắn với những vấn đề
cơ bản của cộng đồng xã hội 9
2. Thứ hai, định hướng kĩ năng đọc – hiểu văn văn bản nhật dụng: 9
3. Thứ ba, hướng dẫn học sinh đọc-hiểu cấu trúc của văn bản nhật dụng: 10
4. Thứ tư, Hướng dẫn và tổ chức học sinh đọc-hiểu nội dung văn bản: 11
5. Thứ năm, hướng dẫn học sinh khai thác tính thời sự, tầng ý nghĩa văn bản: 12
IV. KẾT QUẢ KIỂM NGHIỆM 18
V. Bài học kinh nghiệm: 20
PHẦN III: KẾT LUẬN 20
22