Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

SKKN công tác bồi dưỡng kiến thức kỹ năng cho ban chi huy liên đội nhằm nâng cao chất lượng hoạt động đội trong nhà trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.6 MB, 30 trang )

Mục lục

Trang

I. Tóm tắt…………..…………………………………………..........……........2
II. Giới thiệu...........………………………………………………...........…….4
III. Phương pháp…………………………………………….........……............6
IV. Đo lường và thu thập dữ liệu........................................................................8
V. Phân tích dữ liệu và bàn luận kết quả…………………….........……...........9
VI. Kết luận và khuyến nghị……………………………….........………........11
VII. Tài liệu tham khảo
VIII. Phụ lục

1


I. TÓM TẮT
Trong nhà trường, Đội TNTP Hồ Chí Minh có vị trí rất quan trọng đã góp
phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. Với
nhiều hoạt động phong phú dưới sự điều hành của Ban Chỉ huy Đội đã nâng cao
chất lượng hoạt động của Đội, rèn luyện các em thực hiện theo năm điều Bác Hồ
dạy, phấn đấu trở thành con ngoan, trò giỏi, xứng đáng với danh hiệu cao quí:
“Cháu ngoan Bác Hồ” và tập thể Liên - Chi đội vững mạnh góp phần giáo dục
toàn diện cho đội viên, học sinh. để đáp ứng yêu cầu của việc xây dựng “Trường
học thân thiện, học sinh tích cực”, đòi hỏi các em nhất là Ban chỉ huy có ý thức
tự giác, tự quản, tự làm chủ bản thân, tích cực, chủ động sáng tạo, tự phát huy
sáng kiến và tài năng để tự quyết định lấy công việc của mình cũng như đề xuất
những sáng kiến cùng với ban phụ trách Đội đề ra phương pháp làm việc có hiệu
quả, giúp nhau rèn luyện trong tập thể Đội.
Tại trường THCS Thị Trấn trong những năm qua, mặc dầu hoạt động của
Ban chỉ huy liên chi đội đã đi vào nề nếp, công tác bồi dưỡng ban chỉ huy liên


chi đội cũng đã được thực hiện trong năm học 2013- 2014. Tuy nhiên, đội ngũ
cán bộ của ban chỉ huy không được bồi dưỡng thường xuyên, hoạt động không
đều tay. Ban chỉ huy Liên đội chưa phát huy hết năng lực, chưa sáng tạo trong
công việc, nên chất lượng hoạt động chưa cao, tình hình nề nếp còn lộn xộn,
chưa vào khuôn khổ. ý thức tự quản của các Chi đội, đội viên chưa đáp ứng
được yêu cầu chung của Liên đội. ý thức thực hiện, giữ gìn vệ sinh môi trường,
vệ sinh nơi công cộng còn hạn chế.. Hiệu quả thực hiện hoạt động đội trong nhà
trường chưa cao
Nguyên nhân cơ bản của thực trạng trên đó là do việc trang bị kiến thức
cho Ban chỉ huy Liên chi đội chưa được tập trung cao, chưa thực hiện thường
xuyên. Việc lựa chọn và bồi dưỡng Ban chỉ huy Đội chưa được quan tâm đúng
mức. Đội ngũ giáo viên phụ trách Đội khi lựa chọn Ban chỉ huy Chi đội có khi
còn áp đặt, chưa phát huy được tính dân chủ của các em, còn hạn chế trong việc
lựa chọn những em có năng lực và phẩm chất của người chỉ huy. Việc bồi
2


dưỡng Ban chỉ huy chưa thực hiện đúng theo nội dung kế hoạch đã đề ra còn
nặng nhiều về hình thức. Có những Ban chỉ huy Đội hoạt động còn yếu kém
chưa phát huy được vị trí vai trò trong tập thể. Lựa chọn và bồi dưỡng Ban chỉ
huy của phụ trách Đội còn chiếu lệ, hình thức đó là nguyên nhân chính làm ảnh
hưởng đến hiệu quả của hoạt động Đội.
Từ thực tế trên tôi tiếp tục chủ động xây dựng kế hoạch, nội dung chủ
động bồi dưỡng truyền thống đội về kỹ năng kiến thức cho ban chỉ huy liên đội
trong năm học 2014- 2015, nhằm nâng cao hơn nữa hoạt động của ban chỉ huy
liên đội tiến tới xây dựng một liên đội hiệu quả và chất lượng, thật sự vững
mạnh. Qua quá trình thực hiện giải pháp cho thấy:
Đối với việc nâng cao hiệu quả công tác đội cho ban chi huy Kết quả
trung bình điểm khảo sát trước và sau tác động là : Kết quả của bài kiểm tra sau
tác động có điểm trung bình 7,586207 điểm trung bình trước tác động

6.3448276.
Điều đó cho thấy điểm trung bình của hai thời điểm trước và sau tác động
đã có sự khác biệt rõ rệt, điểm sau tác động có điểm trung bình cao hơn điểm
trước tác động. ( 7,586207- 6,3448276= 1,241379)
Chênh lệnh giá trị trung bình chuẩn : SMD = 0,906129 , điều này cho thấy
mức độ ảnh hưởng của tác động là lớn.
P = 0,0001476< 0,05 cũng đã khẳng định điểm chênh lệch của thời điểm
trước và sau tác động là có ý nghĩa.
II. GIỚI THIỆU
1. Hiện trạng:
Hoạt động của Đội TNTP Hồ Chí Minh ở các liên đội cho thấy những liên
đội mạnh là liên đội phát huy cao độ vai trò của Ban chỉ huy Đội. Chính vì vậy,
muốn phong trào hoạt động Đội của nhà trường có hiệu quả và chất lượng thì
phải có một đội ngũ BCH Đội năng động, sáng tạo. Trước hết, người giáo viênTPT phải nhiệt tình, tâm huyết với hoạt động Đội, lựa chọn được một đội ngũ
3


Ban chỉ huy có đầy đủ phẩm chất và năng lực qua đó bồi dưỡng để các em có
phong cách hoạt động tự quản, biết xây dựng kế hoạch hoạt động rõ ràng, cụ thể
cho cả năm học và biết chủ động trong việc thực hiện kế hoạch. Có như vậy hoạt
động của Đội trong nhà trường mới có hiệu quả.
Trong quá trình xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” như
hiện nay thì Ban chỉ huy Đội là một nhịp cầu không thể thiếu được. Bỡi lẽ đây là
đội ngũ nắm bắt được tâm tư tình cảm của phần lớn học sinh. Chính vì thế, việc
bồi dưỡng hàng ngũ BCH Đội là rất cần thiết. Nó là mạng lưới quan trọng để
duy trì và phát triển phong trào Đội cũng như hoạt động giáo dục đội viên trong
nhà trường. Nó góp phần quyết định chất lượng giáo dục và phong trào hoạt
động tập thể trong nhà trường, là nhiệm vụ hàng đầu quyết định đến sự tồn tại và
phát triển phong trào.
Với mục đích nâng cao chất lượng hoạt động Đội, góp phần giáo dục toàn

diện cho học sinh trong nhà trường, xây dựng “ Trường học thân thiện, học sinh
tích cực” nên vai trò ban chỉ huy Đội là nhiệm vụ hàng đầu quyết định đến sự
tồn tại và phát triển của liên đội.
Mặt khác, trong điều kiện xã hội hiện nay, với những mặt trái của cơ chế
thị trường và tác động của xã hội, một số học sinh trong nhà trường có những
biểu hiện không tốt, đạo đức sa sút, sống không có lý tưởng, lối sống thực dụng,
từ đó dễ sa vào các tệ nạn xã hội, chạy theo các trò chơi vô bổ như chơi game,
điện tử, bi da, không ham thích học nên đội ngũ ban chỉ huy Đội là một lực
lượng có khả năng định hướng, tham gia cùng nhà trường quản lý nề nếp học
sinh, góp phần giáo dục, đưa các em về con đường sáng.
Phong trào đội tại trường THCS Thị Trấn Dương Minh Châu trong nhiều
năm qua mặc dầu đã đi vào nề nếp nhưng hiệu quả vẫn chưa cao do ban chỉ huy
liên chi đội chưa hoạt động thực sự hiệu quả.
2. Nguyên nhân:

4


- Việc bồi dưỡng ban chi huy Liên chi đội chưa được thực hiện thường
xuyên.
- Bồi dưỡng chưa tập trung vào nội dung cụ thể.
- Môi trường xã hội có nhiều yếu tố xấu tác động đến các em
- Chưa có sự phối hợp chặt chẻ giữa gia đình, nhà trường và xã hội.
3. Giải pháp thay thế:
Từ thực tế trên tôi tiếp tục chủ động xây dựng kế hoạch, nội dung, chủ
động bồi dưỡng các nội dung về kỹ năng kiến thức cho ban chỉ huy liên đội
nhằm nâng cao hơn nữa hoạt động của ban chỉ huy liên đội tiến tới xây dựng
một liên đội hiệu quả và chất lượng, thật sự vững mạnh. Nội dung này cũng
được nhiều người đi vào nghiên cứu trong phạm vi nâng cao hiệu quả hoạt động
đội:

- Nội dung phát hiện bồi dưỡng ban chỉ huy liên đội của cô Phan Thanh
Mai đăng trên tạp chí người phụ trách số 10 năm 2010.
- Kinh nghiệm bồi dưỡng kiến thức kỹ năng ban chỉ huy liên đội của thầy
Nguyễn Hùng Long cũng trên tạp chí người phụ trách số 5 năm 2011.
Các nội dung này đã cung cấp cho đội ngũ giáo viên tổng phụ trách những
kinh nghiệm vô cùng quý báu trong công tác chuyên môn. Tuy nhiên nhằm nắm
rõ hơn và cũng để áp dụng kinh nghiệm của bản thân vào thực tế công tác tại
trường tôi đã tiến hành thực hiện bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ
ban chi huy liên đội nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động tổ chức
Đội trường THCS Thị Trấn.
4. Vấn đề nghiên cứu:
Thực hiện công tác bồi dưỡng kiến thức kỹ năng cho ban chi huy liên đội
có nâng cao chất lượng hoạt động Đội không?
5. Giả thuyêt vấn đề nghiên cứu:

5


Thực hiện công tác bồi dưỡng kiến thức kỹ năng cho ban chi huy liên
đội. sẽ nâng cao chất lượng hoạt động Đội trong nhà trường.
III. PHƯƠNG PHÁP
1. Khách thể nghiên cứu:
- Người nghiên cứu: Trần Quốc Mỹ Tổng phụ trách đội trường THCS Thị
Trấn.
- Học sinh : 09 em trong ban chỉ huy Đội ; Cán bộ chi đội 20 em tổng
cộng 29 em . Đây là lực lượng nòng cốt đã được lựa chọn nên chất lượng về đạo
đức và kết quả học tập của các em gần như bằng nhau từ khá, tốt trở lên.
Đối tượng

Tổng số


Giỏi

Khá

Ban chỉ huy

29

20

09

Trung bình

Yếu

liên chi đội
2. Thiết kế:
Do tính đặc thù của hoạt động đội và nội dung đề tài nên tôi dùng thiết kế
kiểm tra trước và sau tác động đối với nhóm duy nhất.
Cùng là các em trong ban chỉ huy Liên chi đội , tôi thực hiện tiến hành
kiểm tra trước tác động đánh giá kiến thức của các em tập trung vào kiến thức
truyền thống đội, các kỹ năng cơ bản . Sau đó tiến hành tác động bằng cách tiến
hành bồi dưỡng thông qua các buổi sinh hoạt thường xuyên tập trung vào hai
tiết cuối của thứ năm và thứ sáu hàng tuần từ tuần 2 đến tuần 16. Sau khi tác
động tôi khảo sát cho các em làm bài kiểm tra sau tác động. Kết quả cho thấy có
sự chênh lệch điểm khảo sát trung bình giữa khảo sát trước tác động và sau khi
tác động.
Ở thiết kế này tôi sử dụng phép kiểm chứng T- Test phụ thuộc. Thực hiện

các bước kiểm chứng ý nghĩa chênh lệch giá trị trung bình của hai bài kiểm tra.
Bảng thiết kế nghiên cứu:
Nhóm

Kiểm tra trước

Tác động

Kiểm tra sau
6


tác động

tác động

Ban chỉ

01

Bồi dưỡng ban chỉ huy lien

02

huy liên

6.3448276

chi đội về truyền thống đội và


7,586207

Đội

kiến thức kỷ năng
3. Quy trình nghiên cứu:
Chuẩn bị kế hoạch và nội dung bồi dưỡng:
Tôi trực tiếp chuẩn bị các nội dung, phương tiện phục vụ cho các buổi bồi

dưỡng các nội dung cụ thể về (kiến thứctruyền thống đội, các kiến thức kỷ
năng…).
Còn đối với học sinh tôi chuẩn bị một số câu hỏi có liên quan đến nội
dung bồi dưỡng cho học sinh chuẩn bị.
3.1 Giải pháp cụ thể
Ngay từ đầu năm học thông qua việc tổ chức Đại hội Đội, Ban chỉ huy chi
đội, liên đội được thành lập và đi vào hoạt động. Giáo viên Tổng phụ trách cùng
Ban chỉ huy liên đội bàn bạc thống nhất và triển khai chương trình hoạt động
theo kế hoạch chương trình công tác Đội và phong trào thiếu nhi gắn với chương
trình năm học của nhà trường, phân công nhiệm vụ cho từng thành viên trong
Ban chỉ huy liên đội và phụ trách theo từng khối lớp. Các liên đội tổ chức sinh
hoạt, thực hành Điều lệ Nghi thức Đội, kỹ năng, nghiệp vụ công tác chỉ huy Đội
dưới sự hướng dẫn và cùng tham gia của GV-TPT và Ban chỉ huy liên đội.
Xuất phát từ những nội dung cụ thể nêu trên, trong công tác bồi dưỡng
nghiêp vụ cho đội ngũ Ban Chỉ huy liên, chi đội tôi đã tập trung vào một số nội
dung và giải pháp như sau:
Một là: Để bồi dưỡng, đào tạo ban chỉ huy đội nhằm nâng cao hiệu quả
hoạt động đội trong nhà trường, trước hết cần chú trọng đến việc lựa chọn đội
ngũ cán bộ Ban chỉ huy chi đội, liên đội: sự lựa chọn ở đây không mang tính áp
đặt, hình thức mà cần dựa trên nguyên tắc tự nguyện, phát huy tinh thần tập thể
và tính tự giác của mỗi đội viên khi tham gia vào ban chỉ huy, thông thường các

7


đối tượng được bồi dưỡng, đào tạo chủ yếu tập trung vào ban chỉ huy Đội được
các tập thể chi đội, liên đội bầu ra sau khi tổ chức Đại hội Đội. Song sự lựa chọn
đối tượng để bồi dưỡng, đào tạo cũng cần chú ý mở rộng đến các yếu tố khác
như: học lực, hạnh kiểm, năng khiếu và sự tự nguyện tham gia của các đội viên.
Hai là: Thường xuyên đổi mới nội dung và phương pháp bồi dưỡng, đào
tạo ban chỉ huy chi đội, liên đội; chú trọng tập trung bồi dưỡng về nhận thức,
thái độ, tình cảm, tinh thần trách nhiệm đặt biệt là rèn luyện kỹ năng cho các em
cụ thể tập trung vào một số nội dung như: hoạt động chính trị xã hội; hoạt động
tiếp cận khoa học - công nghệ và hướng nghiệp, hoạt động vui chơi giải trí, hoạt
động lao động công ích và thực hành nghi thức Đội…các nội dung này được
lồng ghép trong sinh hoạt Đội và hoạt động ngoài giờ lên lớp góp phần thúc đẩy
kết quả học tập của các em, chú ý triển khai các nội dung hoạt động phù hợp
theo từng khối lớp, toàn liên đội và cả trên địa bàn dân cư.
Ba là: Nội dung và phương pháp bồi dưỡng, đào tạo ban chỉ huy chi đội,
liên đội phải theo hướng mềm dẽo, phát huy tính vận động, thuyết phục trên cơ
sở hoạt động của các em, chính các em, vì các em và dưới sự điều hành của ban
chỉ huy chi đội, liên đội do các em bầu ra và sự phụ trách định hướng của tổ
chức Đoàn, sự hướng dẫn sư phạm của giáo viên Tổng phụ trách.
Bốn là: Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ban chỉ huy Đội cần kết hợp
chặt chẽ với việc sử dụng và tạo ra môi trường để các em thể hiện chính mình
như: tổ chức nhiều hoạt động bổ ích để các em tham gia, phát huy tính chủ động
sáng tạo của tập thể ban chi huy Đội và mỗi cá nhân trong các buổi sinh hoạt
Đội và hoạt động ngoài giờ lên lớp; phát huy tính tự quản và tinh thần trách
nhiệm, tính gương mẫu của các thành viên trong tập thể ban chỉ huy; gắn công
tác bồi dưỡng, đào tạo với công tác động viên, thi đua khen thưởng và tuyên
dương kịp thời tại các chi đội và liên đội.
Năm là: Chương trình, nội dung bồi dưỡng, đào tạo phải được xác định là

phương tiện chứ không phải là đích cuối cùng của tổ chức Đoàn, Đội. Bởi lẽ,
thông qua việc tổ chức cho các em tham gia rèn luyện là cung cấp cho các em
8


những kiến thức cơ bản, những kỹ năng, thái độ, tình cảm, tinh thần trách nhiệm
trong quá trình tham gia hoạt động Đội, để hướng tới mục đích cao hơn đó là
giúp các em hoàn thiện nhân cách, trưởng thành trong học tập và rèn luyện,
xứng đáng là con ngoan, trò giỏi, cán bộ chỉ huy Đội tốt, để từ đó công tác bồi
dưỡng, đào tạo ban chỉ huy chi đội, liên đội trở thành chiếc cầu nối vững chắc
cho việc góp phần tạo nguồn cán bộ cho Đoàn, Hội, Đội và công dân tốt cho đất
nước mai sau.
3.2. Các biện pháp bồi dưỡng BCH Đội :
Sau khi có đội ngũ BCH Đội, muốn cho các em phát huy được sở trường,
tư chất của mình, đưa hoạt động của Đội vào nề nếp, khoa học, có hiệu quả thì
người phụ trách Đội phải tiến hành bồi dưỡng cho BCH.
Bồi dưỡng BCH là việc làm thường xuyên, cần thiết của người phụ trách.
BCH là yếu tố quyết định chất lượng hoạt động đội. Bồi dưỡng BCH là phát huy
hết những mặt mạnh sẵn có của các em, đồng thời khơi dậy những tiềm năng
còn tiềm ẩn trong các em, giúp các em vươn tới những phẩm chất, năng lực cần
có của người chỉ huy.
Ngay từ đầu năm, liên đội trưởng cùng với TPT Đội tổ chức tập huấn cho
các bạn là thành viên BCH liên đội, Ban chỉ huy ở các chi đội nhằm giúp các
bạn hiểu thế nào là công tác tự quản: Đó là rèn luyện cho các bạn các phương
pháp tổ chức, tự phân công điều hành công việc, cách vận động Đội viên tham
gia tốt các phong trào do liên đội phát động.
Để các công việc của liên đội được tiến hành đồng bộ, Phụ trách Đội cần
hướng dẫn BCH Liên Đội lập ra các Ban để phụ trách từng mảng công tác: Ban
thi đua, Ban tuyên truyền, Ban nghi lễ, Ban kỹ năng và Ban xây dựng Đội. Tại
mỗi Ban có BCH liên đội làm trưởng ban, các thành viên là những đội viên nòng

cốt tích cực, có năng lực tự chủ động các công tác theo kế hoạch chung của liên
đội.
Song song đó, liên đội sẽ phát huy vai trò của Chi đội trưởng ở các chi
đội. Việc hình thành câu lạc bộ chỉ huy đội mà đối tượng là chi đội trưởng của
9


các chi đội lớp học cũng rất cần thiết. Qua câu lạc bộ này, BCH liên đội sẽ có
điều kiện cùng TPT Đội phổ biến các nội dung công tác, hướng dẫn các biện
pháp thực hiện các phong trào, bồi dưỡng kỹ năng cho BCH chi Đội để CĐT
truyền tải đến từng đội viên, đây là một bước trực tiếp phát huy vai trò của chỉ
huy chi đội.
3.3. Những nhiệm vụ cơ bản mà tổng phụ trách cần rèn luyện cho ban
chỉ huy như sau:
Một là: Bồi dưỡng tư tưởng và phẩm chất đạo đức. Nhiệm vụ của BCH rất
vất vả bởi phải hoạt động nhiều, có khi ảnh hưởng đến thời gian học tâp. Đặc
biệt thành viên của BCH Đội phải quản lí các bạn có tính cách khác nhau và
nhiều khi bố mẹ cũng không ủng hộ khiến các em chán nản, xin thôi không tham
gia BCH Đội, làm cho các hoạt động cuả Đội giảm sút, kém hiệu quả. Người
phụ trách phải luôn gần gũi lắng nghe ý kiến của các em, động viên, an ủi và các
em tìm cách khắc phục vượt qua mọi khó khăn, phân tích và chỉ ra cho các em
thấy “quyền lợi” của mình khi tham gia BCH Đội. Đó là: Các em được làm việc,
được thể hiện mình qua công việc, được giao lưu, được học tập thêm nhiều ở
anh chị phụ trách và các bạn. Các em làm tốt được mọi người khen ngợi ghi
nhận thành tích, các bạn trong chi đội, liên đội quí mến thương yêu. Các em thấy
khắc phục được khó khăn, mà vẫn đạt được nhiều thành tích trong học tập, công
tác là sự động viên, khích lệ to lớn, đó là bước khẳng định cho sự tự tin vào bản
thân mình. Sự “chiến thắng mình” là cách tốt nhất giúp các em “lớn lên vượt
bậc”; đây là quyền lợi, niềm vui, niềm vinh dự quý giá nhất chỉ có các bạn tham
gia công tác Đội mới có.

Hai là: Bồi dưỡng năng lực chỉ đạo tổ chức thực hiện phong trào một
cách linh hoạt, chủ động, sáng tạo và luôn đổi mới. BCH Đội là “Thủ lĩnh” của
chi đội, liên đội. Do vậy bồi dưỡng cho “Thủ lĩnh” năng lực chỉ đạo, tổ chức
thực hiện phong trào một cách linh hoạt, chủ động, sáng tạo chính là BCH Đội
mà hàng đầu là Liên đội trưởng có nếp nghĩ, nếp làm khoa học.

10


Ba là: Bồi dưỡng kiến thức chuyên môn nghiệp vụ công tác Đội thường
xuyên tổ chức cho BCHĐ tham gia các lớp tập huấn với nhiều hình thức. Các
em luôn được bổ sung các kiến thức công tác Đội kinh nghiệm tổ chức của anh
chị phụ trách và các bạn. Mục đích cao nhất của việc này là từ kiến thức được
học tập kết hợp kinh nghiệm hoạt động, các em có khả năng sáng tạo và nhân
thêm thành kiến thức của bàn thân, giúp các em được vững vàng chủ động đón
đầu các công việc. Làm được như thế, người phụ trách mới giúp các em đáp ứng
được nhu cầu, nguyện vọng của bản thân, của BCH Đội; tạo điều kiện cho BCH
Đội hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Việc bồi dưỡng BCH Đội với 3 nhiệm vụ cơ bản trên là hết sức cần thiết.
Nhiệm vụ nào cũng có tầm quan trọng và ý nghĩa nhất định, nó luôn gắn bó mật
thiết, hổ trợ cho nhau, vì thế người phụ trách bồi dưỡng BCH Đội phải thật linh
hoạt khéo léo. Chắc chắn BCH Đội sẽ xứng đáng với vai trò của mình và trở
thành những nhà chính trị nhỏ tuổi
Nội dung cụ thể được thể hiện ở bảng phụ lục.
IV. ĐO LƯỜNG VÀ THU THẬP DỮ LIỆU:
1.Sử dụng công cụ đo, thang đo:
Xây dựng bài kiểm tra với các kiến thức đã bồi dưỡng
2. Kiểm chứng độ giá trị nội dung:
+ Bài kiểm tra trước và sau tác động cũng là bài kiểm tra do tôi thiết kế có
sự tham gia đóng góp ý kiến của giáo viên giảng dạy thể dục ở trường nhưng

được đào tạo kiến thức ghép về công tác đội trong trường cao đẳng sư phạm. Bài
kiểm tra trước tác động gồm 4 câu về lịch sử truyền thống Đội, các kỹ năng cơ
bản, xử lý tình huống.
Trong đó câu 1: 2 điểm; câu 2: điểm; câu 3: 4 điểm, câu 4: 2 điểm.
Bài kiểm tra sau tác động là bài kiểm tra gồm 4 câu về lịch sử truyền
thồng Đội, kỷ năng ban chỉ huy, xử lý tình huống: trong đó câu 1: 2 điểm; câu 2:
4 điểm; câu 3: 4 điểm.
11


3. Kiểm chứng độ giá trị tin cậy:
Tiến hành kiểm tra và chấm bài.
Sau khi tiến hành cho học sinh kiểm tra tôi thực hiện việc chấm bài theo
đáp án đã có và nhờ 2 giáo viên có kiến thức về công tác đội của trường phúc
khảo lại kết quả bài chấm để đảm bảo độ tin cậy.
Tôi cũng tiến hành kiểm tra lại bằng hai bài kiểm tra khác và kết quả thu
được cũng có giá trị do tác động.
V. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU THU ĐƯỢC VÀ BÀN LUẬN
1. Phân tích dữ liệu:
Sau khi chấm bài tôi tiến hành tổng hợp tính toán các số liệu có được.Trên
cơ sở kết quả thu được, tôi tiến hành phân tích dữ liệu qua các thông số: tính giá
trị chênh lệch qua giá trị trung bình của bài kiểm tra trước tác động và sau tác
động.
Bảng so sánh điểm trung bình trước và sau tác động đối với hiệu quả kiến
thức hoạt động phong trào đội cho học sinh.
Trước tác động

Sau tác động

Điểm trung bình


6,3448276

7,586207

Độ lệch chuẩn

1,3699808

1,524028

Chênh lệch giá trị trung bình hai

1,241379

bài kiểm tra
Giá trị P của T-Test

0,0001476

Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn

0,906129

( SMD)
Kết quả của bài kiểm tra sau tác động có điểm trung bình là 7,586207
trước tác động là 6,3448276.

12



Điều đó cho thấy điểm trung bình trước tác động và sau tác động đã có sự
khác biệt rõ rệt, điểm trung bình sau tác động cao hơn điểm trung bình trước tác
động (7,586207- 6,3448276= 1,241379)
Sau khi kiểm chứng độ chênh lệch điểm trung bình T-test cho kết quả P =
0,0001476 cho thấy chênh lệch điểm khảo sát trước tác động và sau tác động là
có ý nghĩa, tức là sự chênh lệch điểm khảo sát trước tác động và sau tác động
không xảy ra ngẩu nhiên mà là do tác động P =0,0001476 < 0,05
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn ( SMD) là 0,906129, so sánh với bảng
tiêu chí Cohen ta thấy là 0,906129 nằm trong khoảng 0,80 <0,906129<1,00 như
vậy ảnh hưởng của việc bồi dưỡng lịch sử truyền thống đội, kỹ năng hoạt động
đội cho ban chi huy nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động đội trong nhà trường là
lớn.
Giả thiết của đề tài thực hiện bồi dưỡng ban chỉ huy liên đội nhằm nâng
cao hiệu quả hoạt động đội trong nhà trường đã được chứng minh.
2. Bàn luận kết quả:
Đối với việc nâng cao hiệu quả hoạt động công tác đội cho ban chỉ huy.
Kết quả trung bình điểm khảo sát trước và sau tác động là: Kết quả của
bài kiểm tra sau tác động có điểm trung bình 7,586207 điểm trung bình trước
tác động 6.3448276.
Điều đó cho thấy điểm trung bình của hai thời điểm trước và sau tác động
đã có sự khác biệt rõ rệt, điểm sau tác động có điểm trung bình cao hơn điểm
trước tác động ( 7,586207- 6,3448276= 1,241379).
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn: SMD = 0,906129 điều này cho thấy
mức độ ảnh hưởng của tác động là lớn.
P= 0,0001476 < 0,05 cũng đã khẳng định điểm chênh lệch của thời điểm
trước và sau tác động là có ý nghĩa.

13



Sau khi kiểm chứng giá trị của các số liệu có được tôi tiếp tục kiểm tra độ
tin cậy bằng hai bài kiểm tra khác và kết quả thu được cũng có giá trị do tác
động mà có.
VI. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ:
1. Kết luận:
Qua các số liệu kết quả nhận được sau tác động đã chứng minh hiệu quả
của việc bồi dưởng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của ban chỉ huy liên đội
trong nhà trường là có hiệu quả. Trong tương lai tôi sẽ cố gắng thực hiện tốt
công tác tham mưu với lãnh đạo các cấp để nội dung này được thực hiện tốt hơn
thường xuyên hơn nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động đội trong nhà
trường.
2. Khuyến nghị:
Đối với các cấp lãnh đạo: Cần chú trọng quan tâm nhiều hơn đối với hoạt
động đội trong nhà trường.
Có sự phối hợp giữa các tổ chức đoàn thể trong hoạt động Đội.
Có nhiều hơn nữa các lớp tập huấn kiến thức kỷ năng cho Tổng phụ trách.
Thị Trấn Dương Minh Châu, ngày 10 tháng 3 năm 2015
Người thực hiện

Trần Quốc Mỹ

VII. TÀI LIỆU THAM KHẢO

14


- Cẩm nang thực hiện chương trình rèn luyện phụ trách đội viên.
- Hướng dẫn thực hiện điều lệ đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh.
- Nghi thức đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh.

VIII. PHỤ LỤC
Phụ lục 1:
Đề và đáp án kiểm tra kiến thức trước tác động
Câu 1: Câu hỏi về kiến thức đội

(4điểm)

a/ Lời hứa của Đội viên là gì ? Đội viên có mấy lời hứa, em hãy nêu nội
dung lời hứa thứ nhất ? 2 điểm
b/ Nêu các biểu trưng của đội? mô tả khăn quàng, ý nghĩa? 2điểm
Câu 2: Câu hỏi về kỹ năng

(2 điểm)

Em hãy nêu vị trí của chỉ huy khi tập hợp
Câu 3: Quy định nghi thức Đội; sau khi nghe chỉ huy hô khẩu lệnh, tư thế
quay đằng sau như thế nào ? (2 điểm)
Câu 4: Nghe bạn bè nói có một bạn ở chi đội 7A nghỉ học luôn , không
biết vì lý do gì ? Nếu là Liên đội trưởng em sẽ làm gì trong trường hợp này?
(2điểm)
Đáp án đề kiểm tra kiến thức trước tác động
Câu 1:
a/ Lời hứa của đội viên là lời thề của đội viên từ khi vào Đội Thiếu niên
Tiền phong Hồ Chí Minh và suốt quá trình sinh hoạt, hoạt động của mình trong
tổ chức Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.
Đội viên có 3 lời hứa trong đó nội dung lời hứa thứ nhất là:
Hứa “ Thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy” là thể hiện quyết tâm trong học
tập, rèn luyện toàn diện để trở thành con ngoan, trò giỏi, đội viên tốt xứng đáng
là cháu ngoan Bác Hồ.
15



b/ Khăn quàng bằng vải màu đỏ hình tam giác cân, may theo tỉ lệ quy định
chiều cao bằng một phần tư cạnh đáy.
Khăn quàng đỏ là một phần cờ tổ quốc, màu đỏ tượng trưng cho lý tưởng
cách mạng. Đeo khăn quàng đỏ, Đội viên Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh
tự hào về tổ quốc, về Bác Hồ vĩ đại, về nhân dân Việt Nam anh hùng về Đảng
quang vinh trong chiến đấu.
Câu 2:
Vị trí của chỉ huy khi tập hợp :
Khi tập hợp, chỉ huy là chuẩn của đơn vị ở đội hình hàng dọc và chữ U ,
Đội viên đứng sau chỉ huy có khoảng cách bằng một cánh tay ( cánh tay trái
đưa lên chạm vai chỉ huy) cùng hướng với chỉ huy. Ở đội hình hàng ngang đội
viên đứng tiếp bên trái chỉ huy có khoảng cách bằng một cánh tay( vai phải
chạm tay trái chỉ huy) và cùng hướng với chỉ huy, Ở đội hình vòng tròn chỉ huy
làm tâm.
Câu 3: Lấy gót chân phải làm trụ, mũi chân trái làm điểm đỡ, quay người
sang bên phải một góc 180O, sau đó chân trái về, trở về tư thế đứng nghiêm.
Câu 4: Tìm hiểu lý do vì sao bạn nghỉ học, thông báo đến liên đội, tổng
phụ trách, giáo viên chủ nhiệm để có biện pháp hổ trợ, giúp đở,
Đề và đáp án kiểm tra sau tác động :
Câu 1: 4 điểm
- Các biểu trưng của đội, khẩu hiệu đội
- Những điều kiện nào để được vào đội đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí
Minh
- Lời hứa của đội viên
Câu 2: Trình bày các loại đội hình (2 điểm)
Câu 3: Quy định nghi thức Đội; sau khi nghe chỉ huy hô khẩu lệnh, tư thế
quay bên trái như thế nào ? (2 điểm)
16



Câu 4: Đội TNTP Hồ Chí Minh có nhiệm vụ (2 điểm)
a. Thực hiện điều lệ, nghi thức đội, và chương trình rèn luyện đội viên
b. Thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy để trở thành con ngoan, trò giỏi, đội viên
tốt, cháu ngoan Bác Hồ, đoàn viên Đoàn thanh niên Cộng Sản Hồ Chí Minh
c. Làm gương tốt cho thiếu niên, nhi đồng; giúp đỡ thiều niên và nhi
đồng trở thành đội viên đội TNTP Hồ Chí Minh. Tích cực tham gia công tác nhi
đồng.
d. Cả 3 câu a,b,c đúng
Đáp án đề kiểm tra sau tác động
Câu 1:
Các biểu trưng của đội
- Cờ đội
- Đội ca
- Huy hiệu đội
Khẩu hiệu đội “ Vì tổ quốc xã hội chủ nghĩa
Vì lý tưởng Bác Hồ vĩ đại
Sẵn sàng !”
Những điều kiện để được vào đội đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh
- Về tuổi : Điều lệ quy định mọi thiếu niên từ 9- 14 tuổi đều có quyền xin
vào đội
- Các em thiếu niên phải tự nguyện xin vào đội thiếu niên tiền phong Hồ
Chí Minh
- Được quá nửa số đội viên trong chi đội đồng ý
Lời hứa của đội viên là
- Thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy
17



- Tuân theo điều lệ đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh
- Giữ gìn danh dự đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh
Câu 2: Các loại đội hình trong nghi thức đội là:
Đội hình hàng dọc:
- Phân đội hàng dọc
- Chi đội hàng dọc
- Liên đội hàng dọc
Đội hình hàng ngang:
- Phân đội hàng ngang
- Chi đội hàng ngang
- Liên đội hàng ngang
Đội hình chữ U:
Chi đội tập hợp chữ U
Đội hình vòng tròn:
Câu 3: Người đứng nghiêm, lấy gót chân trái làm trụ, mũi chân phải làm
điểm đỡ, quay người sang trái một góc 90O, sau đó chân phải về, trở về tư thế
đứng nghiêm.
Câu 4: D
Phụ lục 2.
MỘT SỐ NỘI DUNG BỒI DƯỠNG CỤ THỂ:

Tuyên truyền, giáo dục các em hiểu biết lịch sử, truyền thống của dân tộc,
của Đảng, của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Đội TNTP Hồ Chí Minh. Tổ chức
các hoạt động hướng tới kỷ niệm 70 năm ngày Cách mạng tháng 8 và Quốc
khánh 2/9; 40 năm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
Tiếp tục triển khai phong trào “Em yêu lịch sử Việt Nam” và các hoạt động giáo
dục truyền thống với nhiều hình thức sinh động, hấp dẫn.
18



Hướng dẫn các em tham gia công tác Trần Quốc Toản; phong trào “Tuổi
nhỏ làm việc nhỏ”. Tổ chức cho đội viên thực hiện có hiệu quả phong trào “Kế
hoạch nhỏ” theo Hướng dẫn của Hội đồng Đội huyện.
Tăng cường tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục cho các em về
chủ quyền biển đảo thông qua triển khai phong trào “Em yêu biển đảo Việt
Nam”, giúp các em bước đầu nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng của biển
và hải đảo đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Thông qua đó các
em có những hành động, việc làm cụ thể hướng về biển đảo, thể hiện tình cảm,
sự tri ân sâu sắc đối với cán bộ, chiến sĩ đang thực hiện nhiệm vụ giữ gìn chủ
quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc như: tổ chức các cuộc thi vẽ tranh, thi
trắc nghiệm tìm hiểu về Biển đảo Việt Nam; hưởng ứng phong trào “Góp đá xây
Trường Sa”; cuộc vận động “Nghĩa tình biên giới, hải đảo”, “Vì Hoàng Sa,
Trường Sa thân yêu”…
Bồi dưỡng giáo dục các em thực hiện có hiệu quả cuộc vận động “Thiếu
nhi Việt Nam thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy” bằng các hoạt động thiết thực. tổ
chức cuộc thi “Chúng em kể chuyện Bác Hồ”. Tổ chức chương trình “Thắp sáng
ước mơ thiếu nhi Việt Nam” gắn với hoạt động chăm lo hỗ trợ các em có hoàn
cảnh khó khăn; góp phần giúp các em xác định mục tiêu, lý tưởng sống, xây
dựng ước mơ, hoài bão của mình, biết vượt qua khó khăn thử thách để vươn lên
trong cuộc sống. Tiếp tục triển khai có hiệu quả phong trào “Nghìn việc
tốt” thông qua hình thức nêu gương, điển hình tiên tiến, tăng cường tuyên truyền
những tấm gương “Người tốt- Việc tốt” trong liên đội.
- Bồi dưỡng tuyên truyền, giáo dục về xây dựng ý thức đạo đức, ý thức
chấp hành pháp luật cho các em, đặc biệt là Luật An toàn giao thông. Tăng
cường triển khai nhân rộng các mô hình hay, cách làm tốt về cảm hóa, giáo dục
thiếu nhi chậm tiến, thiếu nhi vi phạm pháp luật.
- Đẩy mạnh hình thức sinh hoạt dưới cờ “Mỗi tuần một câu chuyện” với
các nội dung phù hợp, dễ thực hiện, góp phần rèn luyện kỹ năng, hình thành thói
quen có ích cho các em; đồng thời củng cố, nâng cao kiến thức các em đã được
19



học trên lớp; tạo cho các em một môi trường vui chơi, giải trí lành mạnh theo
tinh thần“Học mà chơi - chơi mà học”.
Phụ lục 3:
Kế hoạch hoạt động công tác Đội năm học.

Tháng
8

Chủ điểm
Ngày hội tựu
trường
Kiến thức truyền
thống địa phương,

9

truyền thống đội

Tuổi nhỏ làm việc
10

11

12

01

nhỏ - Xây công

trình măng non

Tôn sư trọng đạo

Gợi ý nội dung tổ chức sinh hoạt
- Ổn định tổ chức lớp
- Phân công ban cán sự lớp tạm thời
- Triển khai nội qui người học sinh
- Triển khai thực hiện đồng phục đội viên
- Ôn lại truyền thống đội TNTP
- Triển khai tiểu sử anh hùng liệt sĩ Dương Minh
Châu
- Tiểu sử và cuộc đời hoạt động của Lý Tự Trọng
- Cách hô đáp khẩu hiệu đội
- Ôn lại hai bài hát: Quốc ca, đội ca
- Tập 2 bài hát múa năm học
- Tập kỹ năng truyền tin morese và semaphore
- Kỹ năng tháo thắt khăn quàng đỏ
- Kiểm tra kiến thức về truyền thống đội
- Ôn luyện hai bài múa
- Tổ chức hội thi tuổi trẻ học đường với an toàn
giao thông
- Tập động tác dậm chân tại chỗ
- Tập động tác đi đều
- Tìm hiểu ý nghĩa nghĩa ngày 20-11
- Tập động tác chào tay
- Tổ chức trò chơi “Kéo co”
- Ôn luyện các động tác cá nhân tại chỗ : Quay

Uống nước nhớ


trái, quay phải, quay đằng sau, chào kiểu đội

nguồn

viên, hát quốc ca, đội ca
- Ôn luyện các động tác di động: sang phải, sang

trái, tiến, lùi, đi đều.
- Ý nghĩa ngày 22-12
- Tổ chức hội thi em yêu lich sử Việt Nam
Mừng Đảng, mừng - Triển khai ý nghĩa khăn quàng đỏ
- Bồi dưỡng ý nghĩa thành lập Đảng cộng sản
Xuân
20




Việt Nam 3/2/1930

02
3

Mừng sinh nhật
Đoàn

4

Tháng Tư lịch sử Vang mãi nghìn


5

thu
Xây Đội em vững
mạnh

6,7,8

Khăn hồng tình

- Tổ chức thi nghi thức.
- Tổ chức trò chơi “thu kẹo”
- Tổ chức thi truyền tin
- Tìm hiểu ý nghĩa ngày 26-3
- Kiểm tra múa hát
- Ôn luyện nghi thức
- Tổ chức trò chơi
- Tìm hiểu ý nghĩa ngày 30-4
- Ôn luyện 7 kỹ năng đội viên
- Tổ chức trò chơi
- Tìm hiểu ý nghĩa ngày 15-5
- Sơ kết hoạt động đội chi đội cả năm học
- Bình xét thi đua cá nhân và chi đội cuối năm
- Triển khai thực hiện theo kế hoạch hoạt động hè

nguyện

Phụ lục 4
CÂU HỎI ỨNG XỮ HỘI THI BCH ĐỘI GIỎI

TRƯỜNG THCS THỊ TRẤN NĂM HỌC 2014 – 2015

 Câu 1: trong một lần em đang hướng dẫn sao nhi đồng, bổng có một sao viên
tự ý bỏ ra ngoài , không tham gia sinh hoạt sao nữa em phải làm như
thế nào ?
 Câu 2: Trong một cuộc họp Ban Chỉ Huy Liên Đội để bình xét chi đội mạnh,
còn một số bạn không đồng ý, theo em phải xử lý trường hợp này ra
sao ? Để có một quyết định đúng nhất.


Câu 3: Nghe bạn bè nói có một bạn ở chi đội 7A nghỉ học luôn , không biết
vì lý do gì? Nếu là Liên đội trưởng em sẽ làm gì trong trường hợp này?



Câu 4: Là Liên đội trưởng , em phải thường xuyên cùng Ban chỉ huy Liên
đội và anh (chị ) tổng phụ trách làm rất nhiều công việc của Liên đội.
21


Khi về nhà, Ba Mẹ không cho em tham gia các hoạt động của Liên đội
nữa mà phải tập trung cho việc học tập, em sẽ xử lý như thế nào?
 Câu 5: Trong một lần em đang hướng dẫn tập nghi thức đội , bỗng có hai bạn
đội viên (là bạn thân của em ) đang tập nghi thức cứ đùa giỡn với nhau
hoài mà không chịu nghiêm túc làm ảnh hưởng đến quá trình tập nghi
thức của cả đội, em đã nhắc nhở nhưng các bạn cứ tiếp tục đùa giỡn,
em sẽ xử lý như thế nào ? để các bạn nghiêm túc mà không ảnh hưởng
xấu đến tình cảm bạn bè của em .
 Câu 6: Vào một buổi được nghỉ học , nhưng là ngày sinh hoạt sao nhi đồng
định kỳ ở một trường tiểu học, mà anh (chị ) tổng phụ trách đã phân

công em phụ trách nhưng ba mẹ không cho em đi vì em phải ở nhà
phụ giúp công việc gia đình, em sẽ xử lý như thế nào?
 Câu 7: Theo em Liên đội trưởng cần phải có những tiêu chuẩn và điều kiện
như thế nào mới chỉ huy tốt các hoạt động của Liên đội ?
 Câu 8: Giã sử trong một giờ sinh hoạt đội ngoài trời, em đang quản trò
hướng dẫn các bạn sinh hoạt, bổng có hai bạn ( là đội viên đã trưởng
thành đội dứng bên ngoài không tham gia sinh hoạt ) cứ tìm cách chọc
ghẹo em và các bạn làm cho em và các bạn rất khó chịu và mất tự
nhiên. Vậy em phải làm gì để buổi sinh hoạt được tiếp tục một cách tự
nhiên vui vẻ ?
 Câu 9: Nếu có người hỏi em: vô đội Thiếu Niên Tiền Phong Hồ Chí Minh để
làm gì? Em sẽ trã lời như thế nào?
 Câu 10: Trong một lần em đang hướng dẫn các bạn tập nghi thức đội, có một
bạn đội viên hỏi em: tại sao vào đội phải tập nghi thức đội? nếu không
tập nghi thức đội có được không ? em sẽ trã lời bạn ấy như thế nào?
 Câu 11 : Giã sữ liên đội em đang phát động phong trào “Nhịn quà ăn sáng”
để đóng góp xây dựng quỹ đội, có một bạn đội viên hỏi em: Xây dựng

22


quỹ đội để làm gì mà phải vân động đóng góp? em phải giải thích như
thế nào?
 Câu 12: Hiện nay có một số bạn đội viên cho rằng: Sinh hoạt đội chỉ làm
mất thời gian mà không có lợi gì cho việc học tập của đội viên . Vậy
em em sẽ thuyết phục và giải thích với các bạn như thế nào để các bạn
đó tham gia sinh hoạt đội một cách vui vẻ , tự nguyện?
 Câu 13: Có một lần đến giờ đi học thêm thì thầy( cô ) tổng phụ trách đề nghị
các em trong Ban Chỉ Huy Liên đội họp đột xuất để bàn chuẩn bị cho
một việc quan trọng và đột xuất. Vậy em sẽ sử lý vấn đề này như thế

nào?
 Câu 14: Được các bạn trong Liên đội bầu chọn Em làm Liên đội trưởng hoặc
làm Liên đội phó , em có cảm nghỉ như thế nào? Và theo em Liên đội
trưởng và Liên đội phó cần có những tiêu chuẩn gì?
 Câu 15: Được thầy (cô) tổng phụ trách phân công em đến một Chi đội để
vận động thu “Quỹ tình nghĩa Đoàn”, em sẽ thuyết phục và vận động
các bạn như thế nào để các bạn tích cực tham gia đóng góp đạt chỉ
tiêu.
 Câu 16: Giã sữ em đang hướng dẫn sinh hoạt sao cho các em nhi đồng, thì có
một số bạn đội viên nam đứng bên ngoài chọc ghẹo và làm cho các em
nhi đồng không tập trung sinh hoạt, theo em sẽ sử lý tình huống này
như thế nào?

23


Phụ lục 5
Một số hình ảnh hoạt động của liên đội năm học 2014-2015

24


25


×