BẢN TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Tên đề tài: “Biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy bài tập rèn luyện
tư thế và kỹ năng vận động cơ bản cho học sinh lớp 3 trường tiểu học
Thuận An”.
Họ và tên: Trần Ngọc Linh.
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Thuận An.
1/ Lý do chọn đề tài:
Thực hiện đổi mới phương pháp trong việc hướng dẫn học sinh bài tập rèn
luyện tư thế và kỹ năng vận động cơ bản nhằm để nâng cao chất lượng dạy học
môn Thể dục ở học sinh khối lớp 3.
2/ Đối tượng nghiên cứu:
Học sinh khối lớp 3. Trường tiểu học Thuận An.
3/ Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
- Phương pháp điều tra.
- Phương pháp làm mẫu.
- Phương pháp thực hành.
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp khún khích, đợng viên.
- Phương pháp đánh giá, tổng kết.
- Phương pháp thi đấu.
- Phương pháp trực quan.
- Phương pháp trò chơi.
- Phương pháp sửa chữa động tác sai.
4/ Đề tài đưa ra giải pháp mới:
- Cách tổ chức các hoạt động giảng dạy.
- Phát huy về tính tích cực của học sinh.
- Nâng cao chất lượng và hiệu quả của giáo dục rèn luyện thể chất.
5/ Hiệu quả áp dụng:
Kết quả tăng rõ rệt so với năm học trước.
6/ Phạm vi áp dụng:
Học sinh khối lớp 3. Trường tiểu học Thuận An, năm học 2014 - 2015.
Truông Mít, ngày 12 tháng 03 năm 2015
Người thực hiện
Trần Ngọc Linh
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài:
- Phải nói rằng trong những năm gần đây hoạt đợng thể dục thể thao của
nước ta đã có những thành tích rất đáng tự hào so với các nước trong khu vực và
thế giới. Bởi thế, Đảng và Nhà Nước rất coi trọng việc giáo dục thể chất trong
nhà trường nhất là ở lứa tuổi bậc Tiểu học.
- Bậc Tiểu học là nền tảng phát triển và hình thành những năng lực, bản
chất của con người phù hợp với nhu cầu phát triển của xã hội. Mục tiêu của môn
Thể dục ở Tiểu học là góp phần bảo vệ và tăng cường sức khỏe cho học sinh
phát triển tố chất thể lực, đặc biệt là tố chất mềm dẻo và khéo léo, tạo điều kiện
cho cơ thể các em phát triển bình thường theo qui luật lứa tuổi và giới tính. Bên
cạnh đó nó còn trang bị cho học sinh mợt số tri thức, kỹ năng cần thiết nhằm rèn
luyện tư thế cơ bản, làm giàu vốn kỹ năng vận động để học sinh học tập, sinh
hoạt có hiệu quả hơn và chuẩn bị cho việc học tiếp môn Thể dục ở các lớp trên.
- Nâng cao chất lượng dạy và học là yêu cầu đặt ra cho Ngành giáo dục nói
chung và cho mỗi người giáo viên. Bản thân tơi thấy rằng trong dạy thể dục,
giáo viên phải coi trọng việc rèn luyện kỹ năng thực hiện kỹ thuật động tác của
học sinh đồng thời cũng phải làm thế nào để học sinh có hứng thú trong giờ học
thể dục. Từ đó sẽ thu hút, lơi cuốn các em ham thích luyện tập, tham gia tốt mợt
số bài tập rèn luyện tư thế và kỹ năng vận động cơ bản, biết vận dụng gắn liền
vào thực tế. Đây là công việc đầy khó khăn và đòi hỏi giáo viên phải có ý thức
trách nhiệm cao, phải thấy rõ tầm quan trọng của công tác giáo dục thể chất và
biết cách vận dụng các phương pháp, phương tiện, kỹ thuật động tác, biện pháp
chuyên môn một cách linh hoạt để truyền thụ kiến thức và kỹ năng luyện tập cho
học sinh trong nhà trường hiện nay.
- Bản thân tôi đã nhiều năm trực tiếp giảng dạy thể dục, tôi nhận thấy một
số bài tập rèn luyện tư thế cơ bản là mợt trong những nợi dung quan trọng trong
chương trình thể dục bậc Tiểu học. Thông qua bài tập rèn luyện tư thế và kỹ
năng vận động cơ bản nhằm giúp các em củng cố thêm vốn kỹ năng vận động cơ
bản cần thiết thường gặp trong đời sống hằng ngày như: đi, chạy, nhảy, mang,
vác, . . . phù hợp với khả năng đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi, nhằm góp phần
bảo vệ và tăng cường sức khỏe cho học sinh, phát triển các tố chất thể lực và
linh hoạt. Bên cạnh đó còn tạo cho các em tinh thần dũng cảm khắc phục khó
khăn, vượt khó trong học tập.
- Do yêu cầu và tác dụng của bài tập rèn luyện tư thế và kỹ năng vận động
cơ bản rất cần thiết và quan trọng trong nhà trường nói riêng và trong c̣c sống
hằng ngày nói chung. Nên bản thân tôi đưa ra “Biện pháp nâng cao chất lượng
giảng dạy bài tập rèn luyện tư thế và kỹ năng vận động cơ bản cho học sinh
lớp 3 trường tiểu học Thuận An”.
2. Mục đích nghiên cứu:
Phương pháp giảng dạy bài tập rèn luyện tư thế và kỹ năng vận động cơ
bản cho học sinh lớp 3.
Rèn luyện kĩ năng thực hiện đúng một số kỹ năng vận động cơ bản
qua mỗi bài tập.
Tạo sự hứng thú trong tập luyện, giúp học sinh học tốt bài học.
3. Đối tượng nghiên cứu:
Biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy bài tập rèn luyện tư thế và kỹ
năng vận động cơ bản cho học sinh lớp 3.
- Đối với giáo viên:
+ Nghiên cứu sách giáo viên thể dục lớp 3.
+ Yêu cầu chuẩn kiến thức, kĩ năng cơ bản chương trình lớp 3.
+ Phương pháp giảng dạy bài tập rèn luyện tư thế và kỹ năng vận
động cơ bản cho học sinh lớp 3.
+ Chuẩn bị tốt đồ dùng dạy học (cờ, đồng hồ bấm giây, dây nhảy,
bóng, nệm), sân bãi sạch sẽ, thoáng mát.
- Đối với học sinh:
+ Giúp học sinh nắm được tên bài tập rèn luyện tư thế và kỹ năng vận động
cơ bản, thực hiện đúng các bài tập rèn luyện tư thế và kỹ năng vận động.
+ Tạo điều kiện cho học sinh vận dụng để tự tập hằng ngày nhằm rèn
luyện tư thế, sức khỏe và thể lực.
+ Nhằm trang bị cho học sinh một số tư thế và kỹ năng cơ bản cần thiết để
học sinh học tập, sinh hoạt có hiệu quả và chuẩn bị tốt các điều kiện học tập các
nội dung chương trình thể dục ở các lớp và các cấp tiếp theo.
4. Phạm vi nghiên cứu:
- Học sinh khối 3 Trường tiểu học Thuận An, huyện Dương Minh
Châu, tỉnh Tây Ninh.
- Năm học: 2014 - 2015.
5. Phương pháp nghiên cứu:
Chương trình thể dục ở Tiểu học hiện nay, việc rèn luyện sức khỏe và
thể lực cho học sinh là một việc làm vơ cùng quan trọng. Vì thế trong q trình
giảng dạy, người giáo viên phải ln cải tiến tìm ra phương pháp mới để phù
hợp với từng nội dung bài dạy cũng như tâm sinh lý lứa tuổi học sinh. Bản thân
xin đưa ra một số phương pháp sau:
a) Phương pháp đọc tài liệu:
Đây là phương pháp không thể thiếu khi chọn đề tài bởi nó là cơ sở để
chúng ta vận dụng tìm hiểu và xử lý những tài liệu thu thập được. Ngồi ra,
thơng qua đọc tài liệu còn giúp chúng ta nắm được những cơ sở lý luận chủ
yếu cần thiết để thực hiện việc nghiên cứu đề tài.
b) Phương pháp điều tra:
Là phương pháp khá quan trọng và rất cần thiết cho việc thực hiện đề
tài. Là phương pháp thâm nhập vào thực tế để thu thập thông tin bằng ngôn
ngữ dựa trên các tác động về mặt tâm lý, xã hội, tác động trực tiếp hoặc
gián tiếp giữa người nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu. Nhờ phương
pháp này đã giúp tôi thu thập được nhiều thơng tin có ích cũng như mợt vài
số liệu cần thiết để định hướng hay cách giải quyết phù hợp.
c) Phương pháp quan sát:
Là phương pháp thu thập thông tin về đối tượng nghiên cứu, bằng cách tri
giác trực tiếp đối tượng và các nhân tố có liên quan. Phương pháp này cũng
khơng kém phần quan trọng vì thơng qua nó sẽ phản ánh chân thật về thực tiễn
của vấn đề nghiên cứu. Từ đó giúp chúng ta lập ra kế hoạch, định hướng đúng
đắn, chính xác để chuẩn bị xử lý các tình huống có thể xảy ra trong q trình
nghiên cứu.
d) Phương pháp so sánh:
Được tiến hành trước và sau khi thực hiện đề tài, để thấy rõ những ưu,
khuyết điểm, đề ra những giải pháp để nâng cao hiệu quả giảng dạy bài tập
rèn luyện tư thế và kỹ năng vận động cơ bản trong việc hướng dẫn và sửa
sai cho học sinh.
e) Phương pháp thi đấu:
Đây là phương pháp tổ chức cho học sinh thi đua giữa các tổ, nhóm
trong q trình rèn luyện tư thế và kỹ năng vận động cơ bản.
g) Phương pháp tổng kết kinh nghiệm:
Phương pháp này đóng mợt vai trò hết sức quan trọng. Đây là phương
pháp mang tính chất khoa học. Thơng qua việc nghiên cứu tài liệu, những
kinh nghiệm có được từ các thế hệ đi trước, từ bạn bè, đồng nghiệp hoặc từ
kiểm nghiệm những công việc đã làm của mình. Đây là phương pháp góp
phần rất lớn trong q trình nghiên cứu đề tài và việc vận dụng để nâng cao
hiệu quả, thành tích đạt được.
h) Phương pháp trực quan:
Là sự cảm thụ trực tiếp của người tập với động tác làm mẫu của giáo viên
hoặc sự “cảm giác quan” của người tập. Làm mẫu là động tác hoặc mợt phần
đợng tác của giáo viên. Làm mẫu có thể thực hiện theo 2 cách:
- Biểu diễn tự nhiên (mang tính nghệ thuật).
- Biểu diễn sư phạm (về mục đích giảng dạy đợng tác).
i) Phương pháp trị chơi:
- Làm cho con người nhận thức và tiếp xúc với thế giới khách quan.
- Phát triển về thể chất và tinh thần con người.
- Nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí,…
k) Phương pháp sửa chữa động tác sai:
Khi tập luyện thể dục thể thao sẽ không tránh khỏi việc thực hiện đợng tác,
kĩ thuật có sai sót nên việc áp dụng phương pháp sửa chữa động tác kĩ thuật sai
là rất cần thiết. Nó sẽ góp phần kịp thời giúp cho học sinh thực hiện đúng, chính
xác kĩ thuật, tạo điều kiện tiếp thu kĩ thuật động tác mới nhanh chóng và chính
xác, phòng tránh chấn thương.
6. Giả thuyết khoa học:
Nếu giáo viên có sự đầu tư đúng mức và lựa chọn được phương pháp,
giải pháp phù hợp để hướng dẫn học sinh biết và thực hiện đúng mợt số kỹ
năng vận đợng cơ bản thì sẽ nâng cao được chất lượng trong việc thực hiện
bài tập rèn luyện tư thế và kỹ năng vận động cơ bản cho học sinh lớp 3 nói
riêng và các nợi dung học khác trong chương trình mơn Thể dục nói chung.
Nếu học sinh được rèn luyện tư thế đúng, những đợng tác nhanh, chính xác
của bài tập rèn luyện tư thế và kỹ năng vận đợng cơ bản thì đó là điều kiện thuận
lợi để các em học tiếp với các lớp trên.
II - NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận:
1.1. Các văn bản chỉ đạo:
- Quyết định số 16/ 2006/ QĐ - BGD - ĐT ban hành chương trình giáo
dục phổ thơng - cấp Tiểu học, trong đó có chuẩn kiến thức, kĩ năng của từng
môn học.
- Chỉ thị số: 40/ 2008/ CT - BGD&ĐT ngày 22 tháng 07 năm 2008 của
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động và triển khai phong trào thi
đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Trong đó có rèn
luyện kỹ năng sống cho học sinh.
- Thông tư 41/ 2010/ TT - BGD&ĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 ban
hành Điều lệ trường Tiểu học.
- Công văn số 5842/ BGD&ĐT - VP ngày 01 tháng 09 năm 2011 của
Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học
giáo dục phổ thông.
- Thông tư số 30/ 2014/ TT - BGD - ĐT ngày 28 tháng 8 năm 2014 của
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy định đánh giá và
xếp loại học sinh tiểu học.
- Công văn số 662/ PGD - ĐT - HCTH ngày 09 tháng 09 năm 2014 của
Phòng Giáo dục và Đào tạo về phương hướng và nhiệm vụ năm học 2014 2015.
1.2. Các quan điểm khác về giáo dục:
- Mợt số người cho rằng trong q trình học tập và rèn luyện của học sinh, chỉ
cần các em học tốt các mơn như: Tốn, Tiếng Việt, Lịch sử, Địa lí,… Vì các mơn
học ấy qút định đến kết quả thi cử sau này ở các cấp Trung học Cơ Sở, Trung
học Phổ Thông,…
- Một số người lại cho rằng: Các em chỉ cần học giỏi ngoại ngữ, vi tính
là đủ còn mơn Thể dục thì khơng cần thiết.
- Tuy nhiên, mục tiêu của Ngành Giáo dục là phát triển con người mợt
cách tồn diện. Mặt khác, có sức khỏe tốt thì học sinh mới học tốt được tất cả
các môn học và tham gia tốt được các hoạt động ở trường, ở nhà và xã hội.
Trong khi đó, mơn Thể dục là mợt trong những phân mơn quan trọng quyết
định đến sự phát triển toàn diện về sức khỏe và thể chất cho học sinh.
2. Cơ sở thực tiễn:
2.1. Thực tiễn vấn đề nghiên cứu:
Chương trình thể dục trong trường Tiểu học lấy củng cố sức khỏe, phát
triển thể lực cho học sinh là mục tiêu số 1 và quan trọng nhất. Nợi dung chương
trình mơn Thể dục lớp 3 nhằm tiếp tục trang bị cho học sinh một số kiến thức,
kỹ năng cơ bản, cần thiết trong hoạt động hằng ngày, bằng việc thực hiện những
bài tập, động tác kĩ thuật để rèn luyện các tư thế và kỹ năng vận đợng cơ bản
góp phần giữ gìn và nâng cao sức khỏe, phát triển tồn diện các tố chất thể lực
cho các em học sinh.
Khi giảng dạy nội dung này, giáo viên cần chú ý uốn nắn các tư thế và
động tác để học sinh thực hiện cho đúng, đặc biệt là các bài tập phối hợp, vì
đó là sự rèn luyện để hình thành những tư thế cơ bản, cảm giác vận động và
những phản xạ có điều kiện của mỗi em. Nếu giáo viên khơng quan tâm, chú
ý những điều đó thì có thể làm cho học sinh hiểu sai động tác, gây nên những
tư thế sai lệch của cơ thể, làm giảm khả năng phối hợp vận động, phản xạ
chậm chạp ở các em rất khó uốn nắn, điều chỉnh lại. Những bài tập trên rất cần
được rèn luyện có hệ thống và thường xun hằng ngày. Vì vậy có thể cho học
sinh ứng dụng ngay trong những hoạt động tập thể ở trường, lớp.
2.2. Sự cần thiết của đề tài:
- Những bài tập rèn luyện tư thế và kỹ năng vận động cơ bản là một trong
hai nội dung quan trọng nhất của chương trình Thể dục lớp 3, khơng chỉ nhằm
cung cấp những hiểu biết cần thiết và rèn luyện sức khỏe, thể lực mà còn rèn
luyện tư thế và kỹ năng vận động cơ bản đúng cho học sinh, giúp các em phát
triển đúng quy luật lứa tuổi và giới tính.
- Góp phần bảo vệ, tăng cường sức khỏe học sinh, phát triển các tố chất thể
lực, đặc biệt là sức nhanh, khả năng mềm dẻo, khéo léo, linh hoạt.
- Giáo dục và rèn luyện cho các em thói quen tập luyện Thể dục thể thao, ý
thức giữ gìn vệ sinh và nếp sống lành mạnh, vui chơi giải trí có tổ chức và kỉ
luật. Từ đó góp phần giáo dục tư cách, đạo đức, hình thành nhân cách con người
mới.
- Tạo điều kiện cho học sinh vận dụng được ở mức nhất định những kiến
thức, kĩ năng để tự lập, vui chơi và hoạt động hằng ngày.
- Với đề tài này, tôi tin tưởng rằng sẽ giúp các em thêm nhiều niềm vui
trong khi học bộ môn Thể dục, đồng thời giúp các em rèn luyện tư thế và kỹ
năng vận động cơ bản đúng.
3. Nội dung của đề tài:
3.1. Vấn đề đặt ra:
- Bài tập rèn luyện tư thế và kỹ năng vận đợng cơ bản lớp 3 gồm có ơn tập
và nâng cao các nội dung đã học ở các lớp 1, 2:
+ Đứng kiễng gót, hai tay chống hơng.
+ Đứng đưa một chân ra sau, hai tay giơ cao thẳng hướng.
+ Đứng đưa một chân sang ngang, hai tay chống hông.
+ Đứng hai chân rộng bằng vai (hai bàn chân thẳng hướng), hai tay đưa ra
trước thẳng hướng.
+ Đứng hai chân rộng bằng vai (hai bàn chân thẳng hướng), hai tay dang
ngang.
+ Đứng hai chân rộng bằng vai (hai bàn chân thẳng hướng), hai tay giơ
lên cao chếch hình chữ V.
- Ôn phối hợp một số kĩ năng trên.
+ Đi theo vạch kẻ thẳng, hai tay chống hông.
+ Đi theo vạch kẻ thẳng, hai tay dang ngang.
+ Đi kiễng gót, hai tay chống hông.
+ Đi nhanh chuyển sang chạy.
- Học mới:
+ Đi vượt chướng ngại vật thấp.
+ Đi chuyển hướng phải, trái.
+ Nhảy dây kiểu chụm hai chân.
+ Tung và bắt bóng bằng hai tay.
+ Tung bóng bằng mợt tay, bắt bóng bằng hai tay.
+ Tung và bắt bóng theo nhóm hai người.
+ Tung và bắt bóng theo nhóm ba người trở lên.
Đây là những kĩ năng vận động rất cần trong đời sống của mỗi con
người, phù hợp với khả năng vận động của học sinh lớp 3. Dạy cho học sinh
lớp 3 những kĩ năng trên nhằm mục đích tiếp tục rèn luyện tư thế đúng và
làm giàu thêm những phản xạ vận đợng có điều kiện rất cần trong đời sống
không chỉ cho hiện tại mà cho cả cuộc đời của mỗi em sau này. Tư thế đứng,
đi của mỗi con người không chỉ ảnh hưởng đến vẻ đẹp ngoại hình, mà còn
ảnh hưởng đến đời sống, chất lượng lao đợng và sinh hoạt hằng ngày của
người đó. Khi giảng dạy nội dung này, giáo viên cần chú ý uốn nắn các tư thế
và động tác để học sinh thực hiện cho đúng, vì đây là sự rèn luyện để hình
thành những tư thế cơ bản, cảm giác vận đợng và những phản xạ có điều
kiện. Nếu khơng quan tâm, chú ý những điều đó, dẫn tới những tư thế sai,
lệch lạc, phản xạ chậm chạp của các em, sau này sẽ rất khó chỉnh sửa.
Đợi hình đợi ngũ; Bài thể dục phát triển chung; Bài tập rèn luyện tư thế
và kĩ năng vận động cơ bản là ba chương không chỉ nhằm cung cấp những
hiểu biết cần thiết và rèn luyện sức khỏe, thể lực, mà còn nhằm rèn luyện tư
thế và kĩ năng vận động cơ bản cho học sinh, nên nó có tầm quan trọng đặc
biệt của chương trình thể dục lớp 3.
Ngồi những điều kiện trên, giáo viên còn phải quan tâm đến trạng thái sức
khỏe của từng học sinh trong lớp, phải phân biệt được trong lớp có bao nhiêu
nhóm, loại sức khỏe, để từ đó đề ra lượng vận đợng vừa sức, phù hợp với từng
nhóm sức khỏe của các em. Tránh tình trạng vận đợng q sức làm phản tác
dụng của mục đích mơn học, gây ra tác hại xấu cho cơ thể các em sau này.
Trong quá trình giảng dạy, giáo viên là người thị phạm động tác cho học
sinh thực hiện theo, cho nên khi thị phạm cần phải chậm rải, chuẩn xác, có giải
thích ngắn gọn, dễ hiểu, để cho các em dễ dàng quan sát, học hỏi một cách tốt
nhất. Đồng thời giáo viên phải biết chỉnh sửa đúng lúc, kịp thời, chỉ ra cho các
em nhận biết chỗ sai và đưa ra biện pháp khắc phục cho các em. Trong q trình
giảng dạy phải thường xun đợng viên, khích lệ, tuyên dương cho các em nhằm
giúp các em tập luyện tích cực, hăng say, đạt hiệu quả cao.
Giáo viên phải thực hiện từng bước, chậm rải theo tiến trình giảng dạy sau
đây:
+ Chuẩn bị sân tập và phương tiện cho học sinh tập luyện.
+ Nêu tên bài tập.
+ Giáo viên làm mẫu kết hợp giải thích đợng tác và chỉ dẫn trên sân.
+ Cho một hoặc một số học sinh tập thử, giáo viên kết hợp giải thích
thêm.
+ Cho học sinh tập dưới sự điều khiển của giáo viên 1 - 2 lần.
+ Chia tổ tập luyện.
+ Giáo viên giúp đỡ cán sự tổ chức tập luyện, sau đó tổ chức đánh giá.
- Khi học sinh đã nắm được các bài tập trên, giáo viên có thể tổ chức cho
các em tập như mợt trò chơi tiếp sức có phân thắng, thua. Ngồi ra, giáo viên
nên tìm tòi, sáng tạo thêm các cách tổ chức tập luyện khác để các tiết học thêm
sinh động, hấp dẫn, phù hợp với thực tế của địa phương mình.
* Để giúp học sinh thực hiện tốt bài tập rèn luyện tư thế và kỹ năng vận
đợng cơ bản, trong q trình nghiên cứu, tôi tiến hành thu thập số liệu, thống kê
của khối lớp 3 môn Thể dục năm học 2013 - 2014 như sau:
Hoàn thành
Chưa hoàn thành
Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%)
2013 - 2014
109/48
80/28
73,4%
29/20
26,6%
3.2. Giải pháp, chứng minh vấn đề được giải quyết:
Năm học
Khối 3
Tôi đã vận dụng những biện pháp sau: Ngay tiết học đầu tiên, giáo viên
hướng dẫn sơ lược về các bài tập rèn luyện tư thế và kỹ năng vận động cơ bản,
giáo viên mở rộng trong cuộc sống hằng ngày, các em thường tham gia rất nhiều
hoạt động mang tính chất tập thể nhưng cần phải sử dụng đến kỹ năng vận động
cơ bản này.
Giáo viên cần thực hiện mẫu cho học sinh xem kết hợp giải thích đợng tác,
nhấn mạnh đến sự kết hợp giữa các bộ phận của cơ thể khi tham gia bài tập rèn
luyện. Giáo viên giáo dục cho các em: Bài tập rèn luyện tư thế và kỹ năng vận
động cơ bản là nhằm vào mục đích tiếp tục rèn luyện tư thế đúng, những đợng
tác nhanh, chính xác và làm giàu thêm những phản xạ vận đợng có điều kiện rất
cần thiết trong đời sống. Phát triển sức khỏe tồn diện và đợ khéo léo của cơ thể,
vì vậy các em tập phải đúng kĩ thuật và thật nhẹ nhàng, khéo léo, uyển chuyển,
chứ khơng phải nặng nề hay ì ạch.
Giáo viên làm mẫu cho học sinh thực hiện theo, có thể cho từng nhóm,
từng tổ, cả lớp, bên cạnh sự hướng dẫn giáo viên uốn nắn, sửa chữa kịp thời
động tác sai, nhằm giúp các em nắm vững kỹ thuật động tác để bước vào rèn
luyện đạt hiệu quả cao.
Một số bài rèn luyện tư thế cơ bản và phương pháp giảng dạy:
3.2.1. Đi vượt chướng ngại vật thấp:
- Tư thế chuẩn bị: Đứng chân trước, chân sau hoặc hai chân bằng nhau
sau vạch xuất phát, hai tay buông tự nhiên, thân hơi ngả về trước, trọng tâm dồn
nhiều vào chân trước.
- Động tác: Khi có lệnh, từng em đi theo đường quy định, khi gặp
những chướng ngại vật thì bước hoặc nhảy qua, sau đó đi thường đến đích,
vòng về tập hợp ở cuối hàng.
* Phương pháp dạy:
- Giáo viên nêu tên động tác, sau đó vừa làm mẫu vừa giải thích đợng tác
và cho học sinh tập bắt chước. Giáo viên dùng khẩu lệnh để hô cho học sinh tập
“Vào chỗ… bắt đầu!”. Sau khi học sinh đi xong thì hơ “Thơi!”. Trước khi thực
hiện, giáo viên chỉ dẫn cho học sinh cách đi, cách bật nhảy để vượt qua chướng
ngại vật, tổ chức tập theo hàng ngang trước, sau khi thuần thục các đợng tác lẻ
mới tập theo hàng dọc. Có thể tập lần lượt từng động tác hoặc xen kẽ giữa các
đợng tác với nhau. Q trình học sinh thực hiện, giáo viên kiểm tra, uốn nắn
động tác cho các em .
- Cả lớp thực hiện theo hàng ngang (hình dung có chướng ngại vật trước
mỗi em để sẵn sàng vượt qua). Mỗi động tác vượt chướng ngại vật thực hiện 2 3 lần. Sau đó mới cho tập theo 2 - 4 hàng dọc, tùy theo sự chuẩn bị đồ dùng dạy
học. Cách tập theo dòng nước chảy, em nọ cách em kia 3 - 4m.
* Một số sai thường mắc và cách sửa:
+ Sai: Khi tập động tác đi, học sinh thường cúi đầu, bước chân không tự
nhiên, bàn chân không thẳng hướng với vạch kẻ hoặc để mất thăng bằng, đi lệch
ra ngồi đường kẻ sẵn, sợ khơng dám bước dài và nhảy qua.
+ Cách sửa: Giáo viên chỉ ra động tác mà học sinh làm chưa đúng hoặc
làm lại đợng tác sai của học sinh, sau đó hướng dẫn lại động tác đồng thời làm
mẫu đúng cho học sinh cùng tập. Cần uốn nắn kịp thời những động tác sai cho
học sinh. Nếu tập đi theo hàng, nên để những em thực hiện tốt đi trước, những
em thực hiện chưa tốt đi sau để bắt chước theo.
3.2.2. Đi chuyển hướng phải, trái:
- Tư thế chuẩn bị: Đứng chân trước, chân sau hoặc hai chân bằng nhau
sau vạch xuất phát, hai tay buông tự nhiên, thân hơi ngả về trước, trọng tâm dồn
nhiều vào chân trước.
- Động tác: Khi có lệnh, từng em đi thường hoặc đi nhanh theo đường quy
định. Khi đi đến các mốc quy định, thì chuyển hướng đi và cứ tiếp tục như vậy
cho đến đích. Đợng tác đi tự nhiên, khi cần chuyển hướng bàn chân xoay về
hướng đó, thân người ngay ngắn. Sau khi đi xong, về đứng tập hợp ở cuối hàng.
* Phương pháp dạy:
- Giáo viên nêu tên, làm mẫu và giải thích đợng tác, sau đó học sinh bắt
chước làm theo. Lúc đầu đi chậm, sau tốc độ tăng nhanh dần. giáo viên có thể
dùng tiếng vỗ tay hoặc tiếng gõ với nhịp điệu đều để điều khiển học sinh tập
luyện. Đợi hình tập luyện 2 - 4 hàng dọc, khi thực hiện từng em đi theo đường
quy định, người trước cách người sau 1 - 2m.
- Cho học sinh ôn tập đi theo đường thẳng trước, rồi mới đi chuyển hướng.
Lúc đầu nên đi chậm để định hình đợng tác, sau đó đi với tốc đợ trung bình và
nhanh dần. Cự li giữa các vật chuẩn lúc mới tập nên để khoảng cách lớn hơn,
dần dần khoảng cách đó có thể thu hẹp lại (đợ khó sẽ tăng lên).
- Trong q trình tập luyện giáo viên luôn nhắc nhở uốn nắn động tác cho
từng em hoặc cả nhóm. Nên tập theo hình thức nước chảy, song phải đảm bảo
trật tự, kỉ luật. Nếu tập đi thành hàng dọc, nên cho những em thực hiện tốt đi
trước, những em thực hiện chưa tốt đi sau để bắt chước theo.
- Khi tập luyện nên áp dụng nhiều hình thức khác nhau dưới dạng thi đua,
trò chơi hoặc trình diễn cho thêm phần sinh đợng.
* Một số sai thường mắc và cách sửa:
- Sai: Đi không tự nhiên, thay đổi hướng đi quá đột ngột, thân người không
ngay ngắn, quá nghiêng về hướng di chuyển, bàn chân không xoay dần theo
hướng định chuyển hướng đi.
- Cách sửa: Giáo viên có thể mơ phỏng lại những đợng tác sai của học
sinh, sau đó chỉ dẫn và uốn nắn chỗ sai lại cho đúng, rồi học sinh tập theo động
tác mẫu của giáo viên.
Khi tập đi chuyển hướng, giáo viên cần thường xuyên nhắc nhở học sinh
chú ý đặt bàn chân cho đúng hướng, trước khi tập nên thống nhất hướng đi
(phải, trái) trước và quy định đến đâu mới được chuyển hướng. Sau khi đã thực
hiện thành thạo thì có thể chuyển hướng bất kì lúc nào theo hiệu lệnh.
3.2.3. Nhảy dây kiểu chụm hai chân:
- Tư thế chuẩn bị: Đứng chụm hai chân phía trước dây, hai tay cầm hai
đầu dây theo vị trí đã so dây để dây hơi chùng sát mặt đất ở phía sau.
- Cách so dây: Hai tay cầm hai đầu dây, chân phải hoặc chân trái giẫm lên
dây (dây đặt sát mặt đất), độ dài của dây từ đất lên tới ngang vai là thích hợp.
- Động tác:
+ Động tác chao dây: Chao dây sang bên trái, sang bên phải, chủ yếu quay
cổ tay, hai tay chuyển đợng theo hình số 8, dây được quất ra phía trước, kéo
xuống dưới - sang trái - ra sau - lên cao, rồi lại ra trước mặt sang phải,…
+ Động tác nhảy chụm hai chân: Đứng chụm hai chân phía trước dây, hai
tay cầm hai đầu dây theo vị trí đã so dây để dây hơi chùng sát mặt đất ở phía
sau. Dùng cổ tay và cẳng tay quay nhẹ, đưa dây từ phía sau vòng lên cao - ra
trước - xuống thấp ở phía trước - ra sau. Vòng quay dây cứ tiếp tục như vậy, khi
dây chuyển động gần đến chân, thì thực hiện đợng tác bật nhảy bằng hai chân
lên cao khoảng một gang tay hoặc thấp hơn để cho dây đi qua. Động tác tiếp tục
như vậy một cách nhịp nhàng, khéo léo sao cho không để dây vướng chân.
* Phương pháp dạy:
- Trước khi tập cần cho học sinh khởi động kĩ các khớp cổ chân, cổ tay, đầu
gối, khớp vai, khớp hông.
- Giáo viên nêu tên và làm mẫu đợng tác, kết hợp giải thích từng cử động
một để học sinh nắm được.
- Tại chỗ tập so dây, mô phỏng động tác trao dây, quay dây và cho học sinh
tập chụm hai chân bật nhảy khơng có dây, rồi mới có dây.
- Khi tổ chức tập luyện có thể chia thành từng nhóm tập hoặc cho luân
phiên từng nhóm thay nhau tập. Giáo viên thường xuyên hướng dẫn, sửa chữa
động tác sai cho học sinh, đồng thời đợng viên kịp thời những em nhảy đúng.
Cũng có thể chỉ định một số em nhảy đúng ra làm động tác để tất cả cùng quan
sát và nhận xét.
- Cách so dây, trao dây, quay dây. Khi hướng dẫn cho học sinh, giáo viên
cần nhấn mạnh, khi so dây các em cầm hai đầu dây, chân phải hoặc chân trái
giẫm lên dây (dây đặt sát mặt đất), co kéo dây cho vừa, độ dài của dây từ đất lên
tới ngang vai là thích hợp. Khi quay dây, các em dùng cổ tay quay dây, đưa dây
từ phía sau - lên cao - ra trước - xuống dưới, dây gần đến chân thì chụm hai chân
bật nhảy lên cho dây qua và cứ như vậy bật nhảy qua dây một cách nhịp nhàng
theo nhịp quay của dây, không để dây vướng vào chân.
* Một số sai thường mắc và cách sửa:
- Sai: So dây dài hoặc ngắn quá hoặc quay dây không đều, phối hợp giữa
tay quay dây và hai chân bật nhảy không nhịp nhàng làm cho dây vướng chân,
động tác chụm hai chân bật nhảy không nhanh gọn hoặc bật nhảy chân trước
chân sau.
- Cách sửa: Trước khi tập nhảy dây, giáo viên cho học sinh tập nhảy
không có dây mợt số lần để làm quen, sau đó cho quay dây chậm để nhảy, tốc độ
quay dây nhanh dần và ổn định theo nhịp bật nhảy. Động tác bật nhảy nên nhẹ
nhàng, nhanh gọn và có nhịp điệu.
Giáo viên cần có những chỉ dẫn kịp thời để học sinh sửa chữa những chỗ
sai sót. Cho học sinh làm theo những bạn thực hiên tốt kĩ thuật động tác. Khi tập
luyện, giáo viên nên dùng lời và tiếng vỗ tay để điều khiển học sinh nhảy chậm,
nhảy nhanh theo nhịp. Khi kết thúc động tác cần nhắc các em thả lỏng tích cực.
Thi xem ai nhảy dây được nhiều lần nhất.
3.2.4. Tung và bắt bóng bằng hai tay:
- Tư thế chuẩn bị: Mỗi học sinh mợt quả bóng da số 2, 3 hoặc 4 (hoặc
cao su tổng hợp). Học sinh đứng tự nhiên, hai tay cầm bóng thấp phía trước,
lòng bàn tay ngửa các ngón tay mở tự nhiên ôm lấy nửa dưới của bóng.
- Động tác: Tung bóng bằng hai tay từ dưới thấp - lên cao khoảng 0,5
- 1m, sau khi bóng rời tay cần phán đốn điểm bóng rơi để đứng tại chỗ
hoặc di chuyển tới đó đưa hai tay bắt bóng. Nếu để bóng rơi, nhặt bóng lên
để tập tiếp.
Đợng tác tiếp tục như vậy trong một số lần.
* Phương pháp dạy:
- Giáo viên tập hợp học sinh, nêu tên động tác, hướng dẫn cách cầm bóng,
tư thế đứng chuẩn bị tung bóng, bắt bóng.
- Cho các em đứng tại chỗ từng người một tập trung và bắt bóng. Cần
hướng dẫn các em cách di chuyển để bắt được bóng.
- Có thể cho học sinh tập động tác theo hai cách:
+ Cách thứ nhất: Tự tung và bắt bóng. Đứng, hai tay tung bóng từ
dưới thấp-lên cao theo phương thẳng đứng, khi bóng rơi xuống, nhanh
chóng đưa hai tay ra bắt bóng. Sau khi bắt được bóng, lại tiếp tục tung và
bắt. Đợng tác tiếp tục như vậy, nếu để bóng rơi hoặc khơng bắt được bóng,
cần nhanh chóng nhặt bóng lên, tiếp tục tập.
+ Cách thứ hai: Hai người đứng đối diện, một em tung bóng, em kia
bắt bóng. Cả hai em đều tung và bắt bóng bằng hai tay. Tung bóng sao cho
bóng bay vòng cung (cầu vồng) vừa tầm bắt của bạn, người đón bóng khéo
léo bắt bóng, sau đó tung bóng lại cho bạn. Thực hiện liên tục như vậy,
không để bóng rơi với số lần càng nhiều càng tốt.
* Một số sai thường mắc và cách sửa:
- Sai: Đợng tác tung bóng q mạnh hoặc q nhẹ; q cao hoặc q thấp;
tung lệch hướng; khơng bắt được bóng vì chưa phán đón đúng tầm bóng hoặc
đợng tác của tay quá cứng, nên khi thực hiện động tác tung và bắt bóng mợt
cách vụng về.
- Cách sửa: Cho học sinh tập nhiều lần đợng tác tung và bắt bóng, hướng
dẫn các em phối hợp toàn thân khi thực hiện đợng tác và cách di chuyển để bắt
bóng. Khi chuẩn bị bắt bóng các ngón tay nên xòe rợng, tiếp xúc với bóng các
ngón tay cần nhẹ nhàng. Khi tung bóng dùng lực vừa phải và hất bóng đi đúng
phương hướng.
3.2.5. Tung bóng bằng một tay, bắt bóng bằng hai tay:
- Tư thế chuẩn bị: Tương tự như phần chuẩn bị tung và bắt bóng bằng hai
tay hoặc đứng chân cùng bên với tay cầm bóng phía trước, chân khác bên phía
sau (trọng tâm dồn nhiều vào chân trước), nhưng tay thuận cầm bóng.
- Động tác: Tương tự như phần đợng tác tung và bắt bóng bằng hai tay,
nhưng tung bóng bằng mợt tay, bắt bóng bằng hai tay.
* Phương pháp dạy:
- Giáo viên tập hợp, cho các em ôn cách cầm bóng, tư thế đứng chuẩn bị
tung bóng, bắt bóng. Các em đứng tại chỗ tập tung bóng và bắt bóng mợt số lần,
sau đó mới tập di chuyển để đón bắt bóng.
- Giáo viên theo dõi học sinh thực hiện nhằm phát hiện những em làm sai
để có biện pháp sửa chữa, uốn nắn kịp thời.
- Tổ chức tập luyện dưới dạng thi đua giữa các tổ, nhóm với nhau hoặc thi
đua giữa các cá nhân với cá nhân nhằm nâng cao chất lượng luyện tập mợt cách
có hiệu quả.
3.2.6. Tung và bắt bóng theo nhóm hai người:
- Học sinh tập hợp thành 2 hoặc 4 hàng ngang (cách nhau 2,5 - 4m) tạo
thành từng cặp, sau đó cho hai hàng quay mặt vào nhau. Trong hàng, em nọ cách
em kia tối thiểu 1m. Học sinh đứng hai chân rợng bằng vai, hơi khuỵu gối, hai
tay cầm bóng khuỵu gối, bàn chân chạm đất bằng cả bàn hoặc nửa trước bàn
chân, tay thuận cầm bóng ở dưới thấp phía trước, lòng bàn tay hướng ra trước
hoặc đứng chân trước chân sau (chân thuận trước). Chân khác bên với tay cầm
bóng ở phía sau, hơi khuỵu gối (ít hơn chân trước), bàn chân chạm đất bằng nửa
trước bàn chân. Trọng tâm dồn nhiều vào chân trước.
- Tư thế chuẩn bị: Đứng chân trước, chân sau, hai tay buông tự nhiên mặt
hướng theo hướng chạy, riêng em có bóng, cầm bóng bằng hai tay hoặc một tay
(tay thuận).
- Động tác: Tay cầm bóng đưa xuống thấp hoặc từ trước - ra sau lấy đà, rồi
dùng sức tung bóng về phía bạn sao cho bóng đi đúng hướng, đúng tầm bắt của
bạn. Người đón bóng đưa hai tay bắt bóng, nếu để bóng rơi, nhanh chóng nhặt
lên, sau đó tung bóng lại cho bạn. Bài tập tiếp tục như vậy.
* Phương pháp dạy:
- Giáo viên tập hợp học sinh, hướng dẫn lại tư thế chuẩn bị tung bóng, bắt
bóng.
- Từng em tập tung và bắt bóng tại chỗ, di chuyển mợt số lần.
- Cho tập theo từng đôi một, giáo viên nhắc các em chú ý phối hợp tồn
thân khi thực hiện đợng tác và cách di chuyển để bắt bóng. Khi tung bóng, các
em dùng lực vừa phải để tung bóng đúng hướng. Khi bắt bóng cần khéo léo, nhẹ
nhàng, chắc chắn.
- Từng em mợt tập trung và bắt bóng mợt số lần, sau đó chia tổ tập theo
từng đơi mợt. Chú ý đợng tác phối hợp tồn thân khi thực hiện tung và bắt bóng.
Sau mợt số lần, giáo viên hướng dẫn cách di chuyển để bắt bóng. Khi di chuyển
cần nhẹ nhàng, nhanh nhẹn, vừa tầm khéo léo bắt bóng hoặc tung bóng.
- Khi học sinh tập tương đối thành thạo đợng tác tung và bắt bóng, giáo
viên cho từng đôi di chuyển ngang cách nhau khoảng 2 - 4m và tung bóng qua
lại cho nhau. Khi mới tập, từng đôi di chuyển chậm và lần lượt tung, bắt bóng,
cố gắng tung và bắt bóng chính xác.
* Một số sai thường mắc và cách sửa:
- Sai: Khi tập các đợng tác tung và bắt bóng, đợng tác chuẩn bị và tung
bóng chưa đúng, chưa nhịp nhàng, tung bóng khơng đúng hướng, quá nhanh,
quá mạnh hoặc ngược lại do chưa biết sử dụng lực hợp lí. Khi bắt bóng thường
vợi vàng, đợng tác của tay khơng đúng, khơng đốn đúng tầm bay của bóng.
- Cách sửa:
+ Giáo viên làm mẫu kết hợp giải thích, chỉ dẫn tư thế hai bàn tay cầm
bóng đúng, sai, cho học sinh tập cách cầm bóng, giáo viên kiểm tra uốn nắn.
+ Tập đứng cố định tung bóng và bắt bóng, khi thấy học sinh tung tương
đối đúng mới tập di chuyển bắt bóng.
+ Chỉ dẫn tư thế hai bàn tay khi tiếp xúc với bóng đúng, sai và cách co
dần tay để giảm tốc đợ bay của bóng. Đứng tại chỗ tập bắt bóng do bạn tung hay
chuyền đến.
+ Tập có thi đua, đánh giá, tập như trò chơi tiếp sức.
3.2.7. Tung và bắt bóng theo nhóm ba người trở lên:
- Tư thế chuẩn bị: Nếu có 3 học sinh đứng theo hình tam giác, 4 học sinh
đứng theo hình vuông em này cách em kia 2,5 - 4m hoặc nhiều học sinh hơn thì
theo vòng tròn, em này cách em kia tối thiểu 1,5m. Mỗi nhóm tập với mợt quả
bóng, học sinh nào có bóng cầm bóng bằng hai tay.
- Động tác: Trong mỗi nhóm chỉ mợt học sinh cầm bóng, em có bóng tung
bóng bằng mợt tay hoặc hai tay cho mợt bạn trong nhóm. Người nhận bóng bắt
bóng bằng hai tay rồi tung bóng cho bạn khác. Nếu để bóng rơi, nhanh chóng
nhặt bóng lên, tiếp tục tập. Khi tung bóng cho ai, cần hướng người về phía đó
rồi mới tung bóng. Những học sinh khác ln nhìn theo bóng và sẵn sàng bắt
bóng khi có bóng đến.
* Phương pháp dạy:
- Từng học sinh đứng tại chỗ tập tung và bắt bóng mợt số lần.
- Chia số học sinh trong lớp thành từng nhóm mỗi nhóm 3 người. Từng
nhóm đứng theo hình tam giác, thực hiện đợng tác tung và bắt bóng qua lại cho
nhau. Khi tung và bắt bóng các em cần thực hiện phối hợp tồn thân.
- Sau khi thực hiện như trên mợt số lần, giáo viên hướng dẫn cách di
chuyển để bắt bóng, mới đầu chỉ là tiến lên hay lùi xuống, dần dần di chuyển
sang phải, sang trái để bắt bóng. Đợng tác cần nhanh, khéo léo, tránh vội vàng.
- Giáo viên có thể đổi các vị trí đứng để tăng các tình huống trong khi thực
hiện bài tập. Khi học sinh thực hiện, tùy theo đường bóng cao hay thấp, gần hay
xa để di chuyển tới bắt bóng. Khi bắt bóng xong, mới chuyển sang đợng tác tung
bóng đi cho bạn.
* Một số sai thường mắc và cách sửa:
- Sai: Khi tập các đợng tác tung và bắt bóng, đợng tác chuẩn bị và tung
bóng chưa đúng, chưa nhịp nhàng, tung bóng khơng đúng hướng, q nhanh,
q mạnh hoặc ngược lại do chưa biết sử dụng lực hợp lí. Khi bắt bóng thường
vợi vàng, đợng tác của tay khơng đúng, khơng đốn đúng tầm bay của bóng.
- Cách sửa:
+ Giáo viên làm lại động tác sai hoặc chưa chính xác của học sinh, chỉ
dẫn cho học sinh biết thế nào là sai (bằng cách cho học sinh có ý kiến hoặc do
giáo viên phân tích), sau đó làm mẫu đúng để học sinh tập bắt chước một số lần
cho đến khi thực hiện được mới chuyển sang động tác khác.
+ Trong quá trình học sinh tập, giáo viên nhắc để học sinh sửa động tác.
+ Giáo viên kết hợp cách sửa chung cho cả lớp với uốn nắn đợng tác cụ
thể cho từng học sinh.
Bên cạnh đó, trong q trình giảng dạy mơn Thể dục cho học sinh khối 3,
muốn đạt được mục tiêu theo Chuẩn kiến thức, kỹ năng, đòi hỏi người giáo viên
phải thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy, vận dụng linh hoạt và sáng tạo
nợi dung chương trình và bám sát Chuẩn kiến thức, kỹ năng của môn Thể dục
được Bộ Giáo dục ban hành qua từng tiết học. Đồng thời để góp phần giúp học
sinh có tinh thần, thái đợ tốt trong từng tiết học, tôi còn xây dựng một số nề nếp
sau:
Xây dựng nếp đi và về khi học môn Thể dục:
Do đặc điểm môn học Thể dục là ngoài trời, thực hành gần trước cửa các
lớp khác đang học, mà đặc điểm tâm sinh lý của học sinh lớp 3 dễ bị lôi cuốn
vào các hoạt động khác. Mặt khác, ở ngoài sân, khi học Thể dục, học sinh
thường thiếu tập trung, nói chuyện, đùa giỡn với nhau. Những điều đó đã làm
ảnh hưởng đến việc học của các lớp khác. Do đó, ngay từ đầu năm học, chúng
tôi đã xây dựng cho các em học sinh đi thành mợt hàng dọc từ trong lớp ra ngồi
sân, khơng xơ đẩy, chen lấn, khơng nói chuyện khi đi, giữ khoảng cách khi đi.
Trong quá trình ra sân học tập ở đầu tiết và vào lớp ở cuối tiết, giáo viên
cùng với lực lượng cán sự thể dục ở lớp giám sát chặt chẽ, thường xuyên nhắc
nhở học sinh thực hiện đúng kỷ luật của giờ học. Từ khi thực hiện nếp này thì
các em ra sân học thể dục và vào lớp rất nghiêm túc, không làm ảnh hưởng đến
việc học của các lớp khác.
Xây dựng nếp học trong một tiết học Thể dục:
Do đặc điểm tâm sinh lý của học sinh lớp 3, các em thường thiếu tập trung
khi học ngoài trời. Điều này làm ảnh hưởng đến kết quả tiếp thu kiến thức mới
của bài học. Từ đó, chúng tơi thống nhất xây dựng nếp trong một tiết học thể dục ở
học sinh khối 3 như sau:
- Khi ra sân học thể dục phải trật tự, đi hàng một và giữ đúng khoảng cách.
Tập trung đồng loạt, không được đi trể. Tuyệt đối mặc đồng phục thể dục khi ra sân
học.
- Khi ngồi xuống đất thì hai tay để trên đầu gối, tập trung nghe giáo viên
triển khai nội dung học tập.
- Không dùng đất, đá ném bạn.
- Khơng nói chuyện riêng hoặc giỡn với nhau trong giờ học.
- Không giải quyết việc đi vệ sinh trong giờ học (trừ trường hợp bất khả kháng).
- Tuyệt đối tuân theo khẩu lệnh của giáo viên, cán sự lớp và nhóm trưởng.
Mọi thắc mắc sẽ có ý kiến và được giải quyết sau cuối mỗi tiết học.
- Nhóm trưởng báo cáo lại hoạt đợng của nhóm mình sau mỗi hoạt đợng
(sau khi chia nhóm luyện tập).
Từ khi thực hiện nề nếp này, đã giúp cho mỗi tiết học tiết kiệm được nhiều
thời gian để nhắc nhở học sinh phạm quy. Mặc dù thời gian không nhiều, nhưng
có thể làm ảnh hưởng đến tiết học.
Xây dựng lực lượng tổ trưởng và cán sự Thể dục:
Ngay từ những tiết học đầu năm, chúng tôi chú ý chọn những học sinh có
năng khiếu, có giọng nói to, rõ và khả năng tập luyện tốt để cơ cấu các em vào
cán sự lớp, nhóm trưởng. Vì trong mợt tiết học Thể dục không phải lúc nào giáo
viên cũng đứng ra làm mẫu và điều khiển tồn bợ tiết học. Mà có những tiết học,
nợi dung học, chúng ta cần đến lực lượng tổ trưởng các tổ và cán sự lớp (lúc
chia nhóm tập luyện). Sau đó, tiếp tục luân phiên mỗi em thay nhau làm nhóm
trưởng để các em có cơ hợi phát huy hết năng lực của mình.