Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

SKKN kinh nghiệm giúp học sinh học tốt môn tiếng việt giai đoạn học vần ở lớp 1b trường tiểu học bàu năng b

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (201.51 KB, 30 trang )

I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Thực hiện nghị quyết số 29/TW ngày 4/11/2013 về “Đổi mới căn bản,
toàn diện giáo dục và đào tạo” (khóa XI) có những điểm cơ bản:
1.1. Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng,
Nhà nước và của toàn dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên
đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội.
1.2. Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là đổi mới những vấn
đề lớn, cốt lõi, cấp thiết, từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung,
phương pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện bảo đảm thực hiện; đổi mới từ sự
lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đến hoạt động quản trị của các cơ
sở giáo dục - đào tạo và việc tham gia của gia đình, cộng đồng, xã hội và bản
thân người học; đổi mới ở tất cả các bậc học, ngành học....
Thật vậy, tất cả tương lai, vận mệnh của dân tộc, của đất nước sau này là thế
hệ trẻ, thế hệ mà chúng ta đang gánh vác. Vì thế vai trò của người giáo viên rất
quan trọng, nhất là chúng ta: Giáo viên tiểu học có trách nhiệm dạy Tiếng Việt –
tiếng mẹ đẻ cho học sinh. Phải làm cho các em đọc, nói, viết, hiểu tốt hơn.
Đặc biệt là ở tiểu học, lớp 1 là lớp khởi đầu bậc học, mơn Tiếng Việt là mơn
học có nhiệm vụ lớn lao là trao cho các em chìa khóa để mở các chữ ghi âm Tiếng
Việt, thơng qua đó dạy trẻ biết đọc, biết viết một cách khoa học. Chính vì tầm quan
trọng ấy, địi hỏi giáo viên lớp 1 phải có kiến thức sư phạm tốt, tinh thần trách nhiệm
cao, ln tìm tịi học hỏi, nghiên cứu tìm ra những phương pháp phù hợp với chương
trình và tâm sinh lí học sinh, giúp các em học tập tốt nhằm hình thành một hệ thống
vững chắc cho việc tiếp nhận kiến thức ở các lớp học tiếp theo. Trong môn Tiếng
Việt, Học vần là giai đoạn rất quan trọng đối với học sinh lớp 1, thông qua việc dạy
chữ, dạy âm, dạy vần thì giai đoạn Học vần cịn phát triển vốn từ, học sinh biết nói
đúng những câu mẫu ngắn, tạo sự ham thích thơ văn. Đây là điều kiện chuẩn bị để
các em học tốt hơn môn Tiếng Việt ở các lớp trên. Do đó, giáo viên cần hướng dẫn,
tạo điều kiện trong học tập để các em phát âm chuẩn, đọc đúng và viết đúng.

1




Nhưng thực tế giáo viên giảng dạy phần Học vần (từ tuần 8 đến tuần 24)
chúng tơi cịn gặp nhiều khó khăn trong việc hướng dẫn học sinh học tập trên
lớp. Ngun nhân chính là do các em cịn rụt rè, chưa mạnh dạn phát biểu, ý
thức học tập một số em chưa cao, không tập trung chú ý, dẫn đến không nắm
được các âm mới, vần mới, một số em phát âm chưa chuẩn, chưa nắm vững cách
đánh vần, chưa biết ghép âm để tạo thành vần, phát âm vần cịn lẫn lộn, cịn sai
những vần khó, việc ghi nhớ vần cịn chậm.
Chính vì những hạn chế trên, vấn đề đặt ra là làm thế nào qua mỗi giờ Học
vần các em nhớ được âm mới, vần mới, nắm được cách đánh vần, biết phân biệt
những vần có âm phát ra gần giống nhau, nắm được cấu tạo của tiếng gồm có 3 bộ
phận: âm đầu- vần- thanh, hiểu được nghĩa của tiếng, của từ mà các em được học,
trên cơ sở đó biết vận dụng tìm thêm được tiếng mới, từ mới, giúp học sinh đọc
đúng, viết đúng, nhằm góp phần đổi mới phương pháp và nâng cao chất lượng dạy
học trong nhà trường nói chung, dạy cho học sinh lớp 1 học tốt phần vần nói riêng.
Vì thế chúng tôi đã chọn đề tài "Kinh nghiệm giúp học sinh học tốt môn Tiếng
Việt giai đoạn Học vần ở lớp 1B trường Tiểu học Bàu Năng B"
2. Mục đích nghiên cứu:
Trong q trình giảng dạy giáo viên sử dụng linh hoạt các phương pháp
vào phân môn Học vần, vận dụng tốt những kinh nghiệm rèn đọc, viết cho học
sinh, giúp học sinh phát âm đúng, viết đúng vần, biết tìm tiếng, từ có chứa vần
vừa học một cách thành thạo, nắm vững các vần ngay tại lớp, nhằm nâng cao
hiệu quả phân mơn Học vần, có kiến thức vững chắc để chuyển sang giai đoạn
Tập đọc và các môn học khác.
3. Đối tượng nghiên cứu:
- Kinh nghiệm giúp học sinh học tốt môn Tiếng Việt giai đoạn Học vần.
- Học sinh lớp 1B trường Tiểu học Bàu Năng B.
4. Phạm vi nghiên cứu:
- Kinh nghiệm giúp học sinh học tốt môn Tiếng Việt giai đoạn Học vần ở

lớp 1B trường Tiểu học Bàu Năng B, năm học 2014- 2015.
- Các phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng giai đoạn vần.
2


5. Phương pháp nghiên cứu:
Để nghiên cứu tốt các kinh nghiệm giúp học sinh học tốt ở giai đoạn vần,
chúng tôi đã sử dụng một số phương pháp sau:
5.1. Nghiên cứu tài liệu:
- Nghiên cứu các tài liệu, công văn có nội dung liên quan đến đề tài
nghiên cứu nhằm rút ra các kinh nghiệm trong giảng dạy.
- Nghiên cứu các cách dạy của từng tiết dạy giai đoạn Học vần ở sách giáo viên.
5.2. Quan sát:
Quan sát học sinh khi ngồi viết và cách cầm bút, chúng tôi nhận thấy một
số em cầm bút và tư thế ngồi viết chưa đúng quy định và đọc cũng chưa chuẩn.
5.3. Dự giờ:
Dự giờ phân môn Học vần các giáo viên lớp 1 trong trường và dự giờ các
tiết minh họa chuyên đề cụm nắm được tình hình thực tế học sinh, ý thức học
tập, hình thức hoạt động của học sinh, rút kinh nghiệm cho bản thân để có
hướng bồi dưỡng, phụ đạo kịp thời về khâu luyện đọc và viết.
Qua dự giờ rút kinh nghiệm của Ban giám hiệu và đồng nghiệp trên lớp,
tìm ra phương pháp giảng dạy phù hợp giúp học sinh tiếp thu kiến thức một cách
nhẹ nhàng và hiệu quả.
5.4. So sánh - đối chiếu:
Ghi nhận sai sót về kỹ năng : nghe, nói, đọc, viết của học sinh trong các
giờ học so với đầu năm nhằm đánh giá chất lượng học sinh trước khi áp dụng đề
tài và sau khi áp dụng đề tài để thấy được kết quả cũng như hạn chế nhằm tìm ra
hướng điều chỉnh và có phương pháp giảng dạy hiệu quả hơn.
Tất cả những phương pháp trên sẽ giúp chúng tơi có thêm kinh nghiệm
mới, có một cách nhìn mới trong việc giảng dạy ở giai đoạn Học vần.

6. Giả thuyết khoa học:
Nếu giáo viên thực hiện đầy đủ các "Kinh nghiệm giúp học sinh học tốt
môn Tiếng Việt giai đoạn Học vần ở lớp 1B" một cách linh hoạt và lựa chọn
phương pháp tối ưu thì chất lượng phần Học vần sẽ đạt hiệu quả hơn.
II. NỘI DUNG
3


1. Cơ sở lý luận:
Để thực hiện tốt đề tài, chúng tôi thực hiện các công văn sau:
- Căn cứ quyết định số 16/ 2006/ QĐ- BGD&ĐT ban hành chương trình
giáo dục phổ thơng cấp Tiểu học ngày 5 tháng 5 năm 2006 về việc " Hướng dẫn
thực hiện chuẩn kiến thức kỹ năng các môn học ở Tiểu học".
- Căn cứ công văn số 9832/ BGD- ĐT- GDTH ngày 01 tháng 09 năm
2006 về việc hướng dẫn thực hiện chương trình các mơn học từ lớp 1 đến lớp 5
(trong đó có mơn Tiếng Việt lớp 1).
- Căn cứ công văn số 5842/ BGD- ĐT- VP ngày 01 tháng 09 năm 2011 về
việc hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học các môn học cấp Tiểu học.
- Căn cứ Thông tư 30/2014/ TT- BGD-ĐT ngày 28 tháng 08 năm 2014
của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo về việc "Ban hành quy định đánh giá học
sinh Tiểu học".
Trong những năm gần đây, nghị quyết của Đại hội Đảng và các văn kiện
khác của nhà nước, của Bộ Giáo dục và Đào tạo đều nhấn mạnh: "Cần đổi mới
phương pháp giáo dục cho phù hợp với sự phát triển của đất nước để tạo ra
những con người năng động, sáng tạo, có năng lực giải quyết vấn đề". Đồng thời
mục tiêu dạy và học môn Tiếng Việt ở bậc Tiểu học cũng nêu rõ: Hình thành và
phát triển ở học sinh các kỹ năng sử dụng tiếng Việt (Nghe, nói, đọc, viết). Cung
cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về tiếng Việt. Bồi dưỡng tình yêu và
hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của tiếng Việt, góp phần
hình thành nhân cách con người Việt Nam.

Trong tiếng Việt, yêu cầu đặc biệt quan trọng đầu tiên của ngơn ngữ là phải
nói đúng, viết đúng thì việc giao tiếp mới được thuận lợi. Vì thế trước khi bắt đầu
học chữ, học sinh lớp 1 biết nói và nghe nhưng chưa biết đọc và viết tiếng Việt.
Học vần là bước đầu hình thành cho học sinh vốn ngôn ngữ trong học tập, giao
tiếp trong cuộc sống. Do đó, chất lượng của giai đoạn Học vần trong việc dạy
đọc, viết cho học sinh Tiểu học có thể xem như cái nền móng của ngơi nhà. Để
ngơi nhà bền vững thì việc tạo một nền móng vững chắc từ lúc khởi công xây
dựng phải được đặt lên hàng đầu.
4


Chính vì thế, địi hỏi người giáo viên phải giáo dục, uốn nắn ngay từ buổi
đầu. Lớp 1 là lớp khởi nguồn những bậc thang đầu tiên cho các cấp giáo dục. Do
đó, với vị trí bản thân là giáo viên dạy lớp 1, chúng tôi thấy được sự quan trọng
của mình trong sự nghiệp trồng người. Vì vậy, chúng tơi ln tìm hiểu nghiên cứu
những phương pháp dạy học tốt nhất để giảng dạy nhằm giúp cho các em có
những kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết để tiếp bước trong q trình học tập.
Vậy muốn các em đọc thơng, viết thạo thì địi hỏi người giáo viên phải tìm
hiểu, nắm bắt trình độ hiểu biết của từng học sinh mà tìm phương pháp áp dụng
cho phù hợp. Ngồi ra trong tiết dạy, giáo viên phải tổ chức cho tiết học sinh
động, vui tươi, thoải mái: " Học mà chơi, chơi mà học" để các em phát huy hết
vốn hiểu biết của mình, từ đó các em sẽ nắm vững các vần hơn, đọc tốt hơn.
2. Cơ sở thực tiễn:
2.1. Thực tiễn vấn đề nghiên cứu:
Tổng số học sinh: 28; Trong đó:
+ Được qua mẫu giáo: 24
+ Chưa qua mẫu giáo: 03
+ Lưu ban: 01
Qua thực tế giảng dạy hằng ngày ở lớp chúng tơi nhận thấy học sinh
cịn hạn chế:

+ Phát âm chưa chuẩn.
+ Chưa biết ghép âm để tạo thành vần.
+ Việc ghi nhớ vần cịn chậm.
Nếu khơng nhớ âm, vần học sinh sẽ không đọc được tiếng hoặc đọc rất
chậm, gây khó khăn cho việc dạy giai đoạn Tập đọc sau này. Học sinh cần rèn
luyện tính siêng năng, chăm chỉ, năng động và sáng tạo thì giai đoạn vần sẽ
khơng khó, nhưng nếu các em khơng tập trung trong giờ học sẽ dẫn đến không
nắm chắc hết vần. Vì vậy, giáo viên cần phải tìm ra những giải pháp tối ưu để
giúp học sinh học tốt giai đoạn này. Tuy nhiên, trong quá trình giảng dạy vẫn
còn một số hạn chế sau:
* Về giáo viên:
5


- Trong quá trình dạy giáo viên thiếu linh hoạt khi vận dụng các phương pháp.
Giáo viên cịn nói và làm việc nhiều, chưa đi sâu vào cách tổ chức lớp học như thế
nào cho sinh động để gây hứng thú và tính tích cực trong học tập của học sinh.
- Giáo viên đôi khi dạy chạy theo thời gian, chưa dựa vào đặc điểm tâm
sinh lí của học sinh làm hạn chế khả năng đọc, hiểu tiếng Việt của học sinh.
* Về học sinh:
- Do các em chưa quen với mơi trường mới ở lớp 1, cịn bỡ ngỡ khi đến lớp,
các em chưa nhận thức được việc học trong nhà trường dẫn đến tiếp thu bài chưa tốt.
- Sự tập trung chú ý của các em chưa cao, cịn thụ động, mau qn, các em
thường khơng chuẩn bị bài trước khi đến lớp.
- Những em học có mức độ tiếp thu chậm thường xuyên nghỉ học do thiếu sự
quan tâm từ gia đình.
- Học sinh chưa nắm được hết các âm dẫn đến việc ghép âm để tạo thành vần
còn chậm.
* Về phụ huynh học sinh:
- Trường Tiểu học Bàu Năng B nằm ở vùng nông thôn, đa số người dân

sống bằng nghề nông và làm thuê nên mặt bằng dân trí khơng đồng đều, nhận
thức về việc học tập của học sinh chưa cao, việc phối kết hợp giữa phụ huynh
học sinh với giáo viên chủ nhiệm và nhà trường chưa chặt chẽ.
2.2 Sự cần thiết của đề tài:
Đối với học sinh lớp 1, học tốt giai đoạn Học vần góp phần giúp cho các
em đọc đúng, viết đúng tiếng Việt làm nền tảng để chuyển sang giai đoạn Luyện
tập tổng hợp. Nếu học sinh không nắm vững sẽ dẫn đến đọc bài không được hoặc
chậm, làm ảnh hưởng rất lớn đối với việc giảng dạy trên lớp. Nhằm khắc phục các
mặt hạn chế trên, chúng tôi nhận thấy cần phải nghiên cứu và tìm ra kinh nghiệm
để giúp học sinh học tốt giai đoạn Học vần, nhằm nâng cao chất lượng của phần
Học vần nói riêng và mơn Tiếng Việt nói chung.
3. Nội dung vấn đề:
3.1 Vấn đề đặt ra:

6


Để nâng cao chất lượng ở giai đoạn Học vần, học sinh phải đạt được các
yêu cầu về kiến thức và kỹ năng cơ bản sau:
- Về kỹ năng: Học sinh biết đọc đúng vần, tiếng, từ, câu và biết cầm sách
đọc bài đúng tư thế.
- Về kiến thức: Bước đầu nhận biết vần, phân tích cấu tạo vần, tiếng và
nhận biết một số quy tắc chính tả: c/k, g/gh, ng/ngh.
Qua thực tế, đa số học sinh lớp 1B phát âm chưa chuẩn; Thói quen sai một
số từ có âm đệm; Việc ghi nhớ vần cịn chậm. Cần làm gì để các em khắc phục
nhược điểm này? Phải có phương pháp hướng dẫn học sinh như thế nào để các
em đọc đúng, viết đúng phần Học vần?
Vì vậy, muốn nâng cao chất lượng giai đoạn Học vần cho học sinh lớp 1,
giáo viên cần thực hiện theo phương pháp "Lấy học sinh làm trung tâm" nhằm
phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo của học sinh. Giáo viên đưa ra cách

thức hoạt động dạy học nhẹ nhàng giúp học sinh tiếp nhận các tri thức, rèn
luyện các kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết để học sinh giao tiếp thuận lợi hơn
trong các môi trường hoạt động phù hợp với lứa tuổi các em. Bước đầu hình
thành cho các em vốn ngôn ngữ trong học tập, giao tiếp trong cuộc sống.
3.2 Các kinh nghiệm giúp học sinh học tốt môn Tiếng Việt giai đoạn
Học vần:
3.2.1. Chú ý xây dựng nền nếp học tập, tư thế ngồi viết, cách cầm bút,
cách cầm sách khi đọc bài, cách đặt tập và sự chuẩn bị trước khi viết của
học sinh:
* Xây dựng nền nếp học tập:
- Nền nếp học tập là một công việc hết sức quan trọng mà bất cứ giáo viên
lớp 1 nào cũng phải đặt lên hàng đầu. Do đó vào tuần học đầu tiên, tôi đã xây
dựng cho lớp những nền nếp sau: Xếp chỗ ngồi hai em là nhóm đơi bạn học tập,
giờ học mạnh dạn trình bày ý kiến, tự tin trước tập thể, sử dụng bảng con kèm
khăn lau sạch, ẩm, phấn không bụi, ngồi đúng tư thế, giữ gìn sách vở sạch sẽ,
học sinh biết sắp xếp đồ dùng học tập ngăn nắp, gọn gàng.
* Tư thế ngồi viết:
7


- Khi ngồi lưng phải thẳng, các em không được tì ngực vào bàn, đầu hơi cúi
xuống nhưng khơng được cúi sát bàn. Tay phải cẩm bút, tay trái để nhẹ nhàng
trên một phẩn của vở. Hai chân để song song thoải mái.
* Cách cầm bút:
- Học sinh cầm bút bằng tay phải, cầm bằng ba ngón tay (ngón cái, ngón
trỏ, ngón giữa), bút được kẹp ở giữa ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa. Ngón giữa
đỡ phía dưới tay cầm, ngón trỏ ở phía trên chỗ tay cầm, ngón cái giữ bút ở phía
ngồi, đầu ngón trỏ cách đầu ngòi bút chừng 2,5cm. Mép bàn tay là điểm tựa
của cánh tay phải khi đặt xuống bàn viết. Cầm bút xi theo chiều ngịi. Gốc độ
bút đặt nghiêng khoảng 45 độ so với mặt giấy, và tạo một góc 15 độ cao so với

dòng kẻ dọc của trang giấy, bút đặt úp ngịi. Khi viết các em dùng ba ngón tay
lia bút từ trái sang phải. Lúc ấy cổ tay, khuỷu tay và cánh tay cử động mềm mại.

* Cách cầm sách khi đọc bài:
- Học sinh cầm sách bằng 2 tay, tay trái đặt dưới gáy sách, tay phải đặt
trên trang phải và ở giữa trang sách, khi đọc bài không để sách quá gần làm ảnh
hưởng mắt dễ bị cận thị.
* Cách đặt tập:
- Khi viết đặt tập nghiêng so với mép bàn một góc khoảng 30 độ nghiêng
về phía bên phải.
* Chuẩn bị trước khi viết:
- Giai đoạn viết bút chì, cần chuẩn bị chu đáo cho đầu nét bút chì hơi nhọn
đúng tầm. Nếu quá nhọn dẫn đến nét chữ mảnh, có khi chọc thủng giấy. Ngược
lại, đầu nét quá ù nét chữ sẽ to đậm, chữ viết rất xấu khi chuyển sang bút mực,
giáo viên yêu cầu học sinh thống nhất viết bút mực màu tím. Mỗi học sinh ln
có 2 cây bút.

8


- Việc chuẩn bị tinh thần khi viết rất cần thiết, trạng thái phải phấn chấn,
hứng thú. Không viết khi quá mệt mỏi, buồn ngủ, uể oải, tránh tư tưởng viết
nhanh cho xong.
3.2.2. Quan tâm đến cơ sở vật chất và đồ dùng học tập trong tiết học:
- Về cơ sở vật chất:
Giáo viên nên quan tâm đến ánh sáng trong phòng, đảm bảo đủ ánh sáng
trong phòng để các em khơng bị dị tật sau này. Phịng học thống mát, bảng
phụ tranh ảnh được treo ở độ cao vừa phải ngang tầm đầu của học sinh ngồi
trong lớp.
- Về đồ dùng học tập:

+ Bảng viết của học sinh:
Phải có kẻ ơ li rõ và có độ nhám để khi các em viết có điểm tựa. Nhiều
học sinh sử dụng bảng làm bằng chất liệu mica màu trắng, dụng cụ viết bằng bút
dạ. Dùng loại bảng và bút này có nhiều hạn chế, bảng trơn, học sinh viết không
chủ động mực ra đậm nhạt khơng đều, khi xóa dễ gây bẩn, mất vệ sinh.
+ Vở tập viết:
Vở tập viết do Nhà xuất bản Giáo dục ấn hành hàng năm là phương tiện
luyện tập, thực hành quan trọng của học sinh. Vở tập viết in sẵn chữ mẫu thể
hiện nội dung và yêu cầu của bài tập viết. Giáo viên cần nắm vững yêu cầu và
đặc điểm từng bài viết để hướng dẫn cách viết thích hợp.
+ Cây bút:
Cây bút phải có trọng lượng và độ dài phù hợp với tay cầm của học sinh.
Không được quá ngắn hoặc quá dài, trọng lượng của cây viết cũng không được
quá nặng, nếu sử dụng cây viết khơng phù hợp thì học sinh sẽ mau mỏi tay dẫn
đến việc các em không thể viết một cách thoải mái, vì vậy chữ viết sẽ xấu và
không đúng mẫu.
3.2.3. Sử dụng tốt các phương pháp và hình thức học tập trong các
tiết dạy:
Giáo viên lựa chọn và sử dụng linh hoạt các phương pháp giảng dạy nhẹ
nhàng phù hợp với đối tượng học sinh sẽ phát huy tính tích cực, chủ động và
9


giúp các em tiếp thu bài một cách vững vàng. Những phương pháp được đặc biệt
chú ý khi giảng dạy Học vần là: phương pháp hỏi đáp, phương pháp phân tích,
tổng hợp, phương pháp quan sát, sử dụng đồ dùng trực quan, đàm thoại, gợi mở,
rèn luyện theo mẫu, tổ chức trò chơi luyện tập thực hành.
* Phương pháp hỏi đáp:
- Khi soạn bài giáo viên cần chuẩn bị một hệ thống câu hỏi, các câu hỏi
này tập trung hỏi về nội dung kiến thức của bài học, không hỏi dài dòng. Câu

hỏi phải được dành riêng cho từng đối tượng học sinh. Trong tiết dạy giáo viên
chú ý vận dụng phương pháp phù hợp, đúng lúc, đúng chỗ như:
+ Hỏi để rút ra từ khóa, tiếng khóa mới trong bài.
+ Hỏi để phân tích tiếng mới trong bài, tìm tiếng từ mới có chứa vần
vừa học.
+ Luyện viết: Hỏi để học sinh nắm độ cao và khoảng cách các con chữ.
+ Hỏi trong phần luyện nói.
Ví dụ: Dạy vần "ang".
- Giáo viên cho học sinh quan sát "lá bàng" rút ra tiếng "bàng".
- Giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích tiếng "bàng" rút ra vần "ang"
giáo viên hỏi:
+ Tiếng "bàng" có âm đầu gì dấu gì em đã học rồi ?
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tổng hợp tiếng "bàng" giáo viên hỏi:
+ Có vần "ang" muốn có tiếng "bàng" ta làm sao ?
- Giáo viên kết hợp phương pháp đàm thoại, gợi mở, tổ chức tìm tiếng và
từ mới có chứa vần vừa học.
+ Đối với học sinh nắm được âm: Giáo viên cho xem vật thật, tranh
ảnh như "cái bảng", "màu vàng", "bánh tráng" gợi ý cho học sinh tìm tiếng.
+ Đối với học sinh mức độ hiểu biết nhanh: Giáo viên gợi ý cho các em
tìm từ.
- Đến phần luyện nói giáo viên gợi ý để học sinh luyện nói tự nhiên
theo chủ đề.
- Đọc tên chủ đề luyện nói: Buổi sáng.
1
0


- Giáo viên hướng dẫn học sinh xem tranh, nêu câu hỏi gợi ý thực hành
hỏi đáp theo cặp, theo nhóm hoặc trả lời cá nhân. Khi trả lời giáo viên nên
hướng dẫn các em nói trịn câu.

+ Trong tranh vẽ gì ?
+ Trong bức tranh, buổi sáng mọi người đang đi đâu ?
+ Em quan sát buổi sáng thấy những người trong nhà em làm những việc
gì? (học sinh mức độ hiểu biết nhanh trả lời).
Trong tiết dạy, giáo viên sử dụng phương pháp này rất hiệu quả vì nó giúp
học sinh tìm hiểu bài mới một cách sinh động, tích cực chủ động. Nhờ đó các
em nắm vững vần vừa học, hứng thú học tập. Qua đó giáo viên phân loại học
sinh theo nhóm và áp dụng phương pháp giảng dạy phù hợp với từng đối tượng
học sinh.
* Phương pháp phân tích, tổng hợp:
- Phân tích trong dạy Học vần là tách các hiện tượng ngôn ngữ theo: từ tiếng - vần. Tổng hợp là ghép các yếu tố ngơn ngữ đã tách đó trở lại dạng ban
đầu thành tiếng. các thao tác tách và ghép này phải được phối hợp nhuần
nhuyễn. Phương pháp này được áp dụng khi giảng bài mới. Giáo viên cho học
sinh phân tích từ - tiếng - vần, khi các em nắm được vần mới thì tổng hợp trở lại
và đọc trơn. Để sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp đạt hiệu quả giáo viên
phải kết hợp với phương pháp hỏi đáp.
Ví dụ: Dạy vần mới "ia"
- Phân tích từ khóa "lá mía".
- Giáo viên hỏi: từ "lá mía" tiếng nào em đã học rồi ? (tiếng "lá").
- Giáo viên nêu: tiếng "lá" học rồi, giáo viên xóa tiếng "lá" cịn tiếng mới
là tiếng "mía".
- Phân tích tiếng khóa "mía".
- Giáo viên hỏi: tiếng "mía" có âm đầu là gì và dấu gì đã học rồi? (âm "m"
và dấu sắc).
- Giáo viên xóa âm "m" và "dấu sắc" cịn lại vần mới là vần "ia".
- Phân tích vần "ia".
1
1



- Giáo viên hỏi: Vần "ia" gồm có mấy âm ghép lại? Học sinh nêu vị trí của
từng âm. Sau đó cho học sinh phân tích vần "ia" vào bảng con i- a, cả lớp đánh
vẩn, giáo viên nhận xét, sửa sai cho học sinh.
Tương tự, sau khi phân tích xong cho học sinh tổng hợp lại vần "ia", tiếng
"mía", từ "lá mía". Cuối cùng cho học sinh đọc trơn vần, tiếng, từ.
Trong quá trình sử dụng phương pháp này, chúng tôi nhận thấy học sinh
nắm chắc được vần đã học, tiếp thu kiến thức một cách chủ động.
* Phương pháp quan sát, sử dụng đồ dùng trực quan:
- Đây là phương pháp quan trọng trong quá trình hướng dẫn học sinh nắm
vững các vần đã học. Đối với học sinh lớp 1 khả năng tư duy còn kém, phần lớn
các em phải dựa trên mơ hình vật thật, tranh, ảnh.Vì thế, đồ dùng trực quan đóng
vai trị quyết định hiệu quả của mỗi tiết dạy, nó giúp các em chú ý vào bài học,
hứng thú học tập, nhất là những em học hiếu động.
Ví dụ: Dạy vần "ung".
- Đồ dùng trực quan: bông súng.
Giáo viên cho học sinh quan sát "bông súng" rất đẹp để thu hút sự chú ý
của các em, sau khi quan sát các em tự tìm ra từ "bơng súng", rồi rút ra tiếng
khóa "súng", có tiếng khóa rồi tự tìm ra âm đầu "s" và "dấu sắc" đã học rồi để
rút ra vần "ung".
- Bộ chữ là đồ dùng trực quan, học sinh dùng bộ chữ ghép vần "ung",
tiếng "súng" giúp khắc sâu kiến thức đã học.
Giáo viên tổ chức trò chơi để củng cố kiến thức bằng cách cho học sinh thi
đua tìm nhiều tiếng có chứa vần vừa học qua bộ đồ dùng của học sinh hoặc của
giáo viên, trưng bày lên bàn một số vật thật và tranh ảnh giáo viên chuẩn bị sẵn
như (bông súng, bông hồng, vải mùng, lá bàng, cái thùng, trái sung, củ lang),
cho học sinh tìm những đồ vật nào có tên có chứa vần "ung" vừa học, qua đó
giúp các em nhớ vần lâu hơn và hứng thú học tập khắc sâu kiến thức tốt hơn.
* Phương pháp luyện tập thực hành:
- Phương pháp này đưa ra kiến thức từ đơn giản đến phức tạp, từ dễ đến
khó dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh vận dụng kiến thức đã học rèn

1
2


luyện kỹ năng phát âm. Tăng cường luyện tập thực hành để phát triển kỹ năng
nghe, nói, đọc, viết cho học sinh nhằm đạt được yêu cầu của giai đoạn Học vần.
Ở phương pháp này giáo viên kết hợp nhuần nhuyễn với các phương pháp
như: hỏi đáp, trực quan thì tiết học sẽ đạt kết quả cao.
Ví dụ: Dạy vần "am".
- Học sinh thực hành ghép chữ qua bộ đồ dùng:
- Giáo viên cho học sinh đọc trơn vần "am". Học sinh ghép tiếng "cam".
- Giáo viên hỏi: Có vần "am" muốn có tiếng "cam" ta làm sao ?
- Sau khi học sinh tìm tiếng mới có vần "am": Giáo viên hỏi: trong tiếng
"cam" âm nào đứng trước vần "am"? Vậy muốn tìm tiếng có vần "am" ta làm
sao? (Học sinh nêu: muốn tìm tiếng có vần "am" ta tìm âm đứng trước ghép với
vần "am" sau đó thêm dấu thanh đặt trên hoặc dưới âm a). Học sinh thực hành tìm
âm đứng trước ghép với vần "am" và thêm dấu thanh để tạo thành tiếng mới như:
(lam, thảm, tám, chàm). Đối với học sinh nắm chưa vững vần giáo viên yêu cầu
các em lấy một âm trong bộ đồ dùng như: (b, h, c, n, đ, t, l) ghép lại với vần "am"
và thêm dấu thanh đặt trên hoặc dưới âm a rồi cho học sinh đánh vần, đọc trơn.
Ngoài việc ghép chữ qua bộ đồ dùng, giáo viên còn cho học sinh viết lại
các vần đã học, viết lại các tiếng đã học. Từ đó các em biết tìm viết tiếng và từ
có chứa vần vừa học. Với phương pháp này giáo viên giúp cho học sinh khắc
sâu kiến thức vừa học, góp phần hình thành các kỹ năng đọc và viết một cách
chính xác và phát triển được những đặc trưng tâm lý lứa tuổi, nhất là phát triển
khả năng quan sát.
Tóm lại: Mỗi phương pháp đều có những ưu điểm riêng phù hợp với từng
tiết dạy, từng hoạt động trong học tập. Nếu giáo viên biết vận dụng, phối hợp hài
hòa các phương pháp trong tiết học sẽ giúp học sinh phát huy được tính tích cực
học tập, từ đó tiết học trở nên nhẹ nhàng và có hiệu quả tốt hơn.

- Trong q trình thực hiện một tiết dạy, tôi luôn sử dụng linh hoạt các
phương pháp phù hợp với từng đối tượng học sinh, đến từng bàn quan sát, uốn
nắn kịp thời để học sinh hồn thành cơng việc đúng thời gian.
* Phương pháp giúp học sinh nắm chắc luật chính tả:
1
3


Trong tiết dạy, giáo viên hướng dẫn các em tìm tiếng mới có chứa vần
vừa học, khi học sinh tìm tiếng không phải bất cứ âm nào đều cũng ghép được
với vần. Vì vậy khi tìm tiếng mới tơi cần lưu ý cho học sinh những vần có âm
đứng trước là e, ê, i các vần như: (eo, ênh, et, êt, inh, iêng) thì sẽ khơng ghép
được với các âm như: c, g, ng mà chỉ ghép được các âm k, gh, ngh.
Để giúp học sinh ghép hoặc viết đúng các tiếng, giáo viên cần cho học
sinh nắm vững các luật chính tả như sau:
- Luật chính tả âm c/k:
+ Viết bằng chữ "c" khi đứng trước các vần có âm bắt đầu là a, ă, â, o, ô, ơ,
u, ư.
Ví dụ: cái, cam, cân, cung, cánh
+ Viết bằng chữ "k" khi đứng trước các vần có âm bắt đầu là e, ê, i.
Ví dụ: kênh, kính, kẻng, kéo
- Luật chính tả âm g/gh:
+ Viết bằng chữ "g" khi đứng trước các vần có âm bắt đầu là a, ă, â, o,
ơ, ơ, u, ư.
Ví dụ: gấm, gánh, gừng
+ Viết bằng chữ "gh" khi đứng trước các vần có âm bắt đầu là e, ê, i.
Ví dụ: ghen, ghềnh, ghét
- Luật chính tả âm ng/ ngh:
+ Viết bằng chữ "ng" khi đứng trước các vần có âm bắt đầu là a, ă, â, o, ơ,
ơ, u, ư.

Ví dụ: ngang, ngỗng, ngắm
+ Viết bằng chữ "ngh" khi đứng trước các vần có âm bắt đầu là e, ê, i.
Ví dụ: nghiêng, nghẹn, nghênh, nghìn
Sau khi giáo viên hướng dẫn cho học sinh nắm luật chính tả, giáo viên đưa
ra một số cặp từ cho các em thi đua điền chữ vào chỗ chấm để kiểm tra mức độ
nắm luật chính tả của học sinh.
Ví dụ:
- Điền chữ c hoặc k vào chỗ chấm ?
1
4


Ông trồng ....ây cảnh, Bà .....ể chuyện.
- Điền chữ g hoặc gh vào chỗ chấm ?
Nhà ....a , cái ....ế.
- Điền chữ ng hoặc ngh vào chỗ chấm ?
Con .....ỗng , củ ........ệ.
Trong tiết dạy tôi hướng dẫn học sinh điền như sau: Muốn điền vào chỗ
chấm cho đúng, trước hết phải quan sát xem âm đứng liền sau dấu ba chấm được
ghi bằng âm gì, nếu âm đó ghi bằng chữ e, ê, i thì điền vào chỗ chấm đó là chữ
k, gh, ngh, cịn nếu như đã ghi bằng chữ a, ă, â, o, ô, ơ, u, ư thì điền vào chỗ
chấm đó là chữ c, g, ng.
Tóm lại, giáo viên cần chốt lại cho các em nhớ là:
Âm c đứng trước e, ê, i thì được viết bằng chữ k.
Âm g đứng trước e, ê, i thì được viết bằng chữ gh.
Âm ng đứng trước e, ê, i thì được viết bằng chữ ngh.
- Bên cạnh đó giáo viên cần giúp học sinh nắm chắc quy tắc dấu thanh
như: những vần có âm cuối c, t, p, ch thì khơng ghép được với thanh huyền, hỏi,
ngã, thanh ngang mà chỉ ghép được với thanh sắc và thanh nặng.
Ví dụ: nhạc, bát, tháp, gạch

- Đối với những vần bắt đầu bằng u như: (ut, c) khi tìm tiếng các em
có thể ghép với âm qu thì giáo viên nên giải thích là âm qu đứng trước nhưng vì
hai âm u đứng liền nhau nên lược bỏ bớt một âm u.
Ví dụ: quyết, quốc.
3.2.4. Hình thành và phát triển kỹ năng: Nghe, nói, đọc, viết Tiếng Việt:
Trước hết ta cần xác định rằng:Yêu cầu cơ bản của tiếng Việt là hình
thành và phát triển kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết tiếng Việt. Để đạt được những
kỹ năng trên khi dạy môn Tiếng Việt giai đoạn Học vần, chúng tôi hướng dẫn
học sinh nắm vững các yêu cầu sau:
* Yêu cầu về kỹ năng nghe:

1
5


- Nghe là thu nhận thông tin, muốn cho học sinh nghe hiểu tốt thì giáo viên
phải nói to, rõ, câu hỏi phải rõ ràng, phù hợp với năng lực của từng đối tượng và
đúng với nội dung bài.
- Học sinh phải tập trung lắng nghe để nắm được câu hỏi và yêu cầu của
giáo viên từ đó các em nghe và hiểu đúng yêu cầu cần làm.
Ví dụ: Khi giáo viên hướng dẫn học sinh cách đánh vần tiếng "tía" là:
"tờ ia tia sắc tía" thì các em phải tập trung chú ý lắng nghe để hiểu và đánh
vần đúng.
* Yêu cầu về kỹ năng nói:
- Giáo viên rèn cho học sinh nói to, rõ ràng, nói phải trịn câu khi trả lời
câu hỏi hoặc khi phát biểu.
- Yêu cầu học sinh nhận xét lời phát biểu của bạn, từ đó rút ra những vần
đọc chưa đúng để phát âm đúng hơn, khuyến khích học sinh phát biểu ý kiến của
mình, rèn cho học sinh mạnh dạn tự tin trước tổ, nhóm, trước lớp.
* Yêu cầu về kỹ năng đọc:

- Đọc thành tiếng: Đọc đúng và trơn tiếng, đọc liền từ, đọc cụm từ và câu,
tập ngắt, nghỉ hơi đúng chỗ. Biết cầm sách đọc đúng tư thế.
- Đọc và hiểu nghĩa các từ thông thường, hiểu ý được diễn đạt trong câu
đã học.
* Yêu cầu về kỹ năng viết:
- Học sinh viết đúng, đều, đẹp, liền nét, đúng độ cao đơn vị, viết đúng dấu
thanh và đặt dấu thanh đúng vị trí.
- Biết viết đúng chính tả các bài đã học.
3.2.5. Phối hợp với phụ huynh học sinh:
Để học sinh học tốt giai đoạn Học vần, giáo viên cần phải kết hợp chặt chẽ
với phụ huynh học sinh:
- Nhắc nhở các em đi học phải mang đầy đủ dụng cụ học tập, đi học đều
và đúng giờ, nếu nghỉ học phải có lý do chính đáng.

1
6


- Tổ chức các cuộc họp phụ huynh học sinh 3 lần/ năm thông báo kết quả
học tập qua từng giai đoạn. Để có hướng giáo dục tốt hơn, tạo mối quan hệ giữa
nhà trường và gia đình chặt chẽ.
3.2.6. Thường xuyên ôn luyện các vần đã học:
- Để giúp học sinh nắm vững các vần, ngoài việc dạy cho học sinh phát
âm đúng và đọc nhiều lần các vần đã học, giáo viên phải cho học sinh luyện tập
vào buổi chiều, cho học sinh viết lại tiếng, từ đã học và tìm một số từ mới. Từ
đó các em khắc sâu hơn vần mới học và các vần đã học.
- Đặc biệt hỗ trợ học sinh đọc, viết còn chậm, phát âm các vần còn lẫn
lộn. Trong mỗi tiết dạy chúng tôi luôn chú ý phát âm mẫu thật chuẩn để rèn cho
học sinh đọc đúng, viết đúng, biết nhận dạng, so sánh nêu sự giống nhau, khác
nhau hoặc cho xem tranh ảnh để phân biệt các vần. Bên cạnh đó, vào buổi chiều

giáo viên ơn lại các vần dễ nhầm lẫn, chúng tơi liệt kê các nhóm vần để rèn học
sinh như: (oi- ôi, ui- uôi, ay- ây, au- âu, ưu- ươu, ăn- ăng, ân- âng, un- uôn, ongông, ên-ênh, om- ôm, ăm- âm, it- iêt, ut-uôt, op- ôp, ip- iêp, ơp- ươp, oăn- oăng)
nhằm giúp các em nắm vững các vần, giáo viên ghi các vần đó trên bảng phụ
trước khi ra về cho cả lớp đọc lại, viết lại. Mỗi ngày đều cho các em luyện tập
thường xuyên để đọc đúng và viết đúng.
Ví dụ: tiếng nói- tiếp nối
cúi đầu- cuối cùng
dưới đáy- thế đấy
rau cải – chịm râu
hưu trí- con hươu
mặt trăng – con trăn
vần thơ- vầng trăng
bên ngồi- bập bênh
đom đóm- chó đốm
tấm bảng- tắm biển
con vịt- tiếng việt
bút chì- lạnh buốt
1
7


họp nhóm- hộp bánh
con ong – ơng bà
cơ tiên – căn tin
trái tim – tiêm ngừa
tuyên dương – tiên tiến
duyệt binh – tiêu diệt
tuần lễ - từng ngày
- Phần dặn dò về nhà giáo viên nhắc các em xem lại các vần đã học và luyện đọc
lại, viết lại, từ đó giúp học sinh nhớ bài lâu hơn.

3.2.7. Phân loại học sinh để có kế hoạch phụ đạo và bồi dưỡng.
- Đối với học sinh mức độ hiểu biết nhanh:
Tôi thường xuyên kiểm tra sự tiếp thu bài của học sinh, với vốn kiến thức
các em đã nắm được, giáo viên có hướng nâng dần những kỹ năng cơ bản về
nghe, nói, đọc, viết; biết tìm nhiều tiếng, từ, câu có chứa vần vừa học để học tốt.
Ví dụ: Bài vần "am".
Học sinh tìm tiếng: cam, thảm, làm, tám.
Học sinh tìm từ: quả cam, thảm cỏ, số tám, đi làm.
Sau khi học sinh đã tìm tiếng, từ xong giáo viên ghi bảng, học sinh đọc lại
các tiếng, từ đó gợi ý học sinh nói được câu có chứa vần vừa học dựa vào những
từ mà mình vừa tìm được.
Ví dụ: Các em vừa tìm được từ quả cam thì giáo viên hướng dẫn học sinh
dựa vào từ quả cam nói mở rộng thêm thành một câu nói để người khác nghe,
hiểu vả biết được.
Học sinh tìm câu: Quả cam ăn ngon và bổ.
Nhà em có trồng cây cam.
- Đối với học sinh chưa nắm vững vần:
Đặc biệt đối với những em chưa nắm vững vần do các em nắm âm chưa
chắc chắn. Do đó, giáo viên sắp xếp cho các em ngồi ngay đầu bàn để tiện việc
theo dõi, uốn nắn, giúp đỡ kịp thời trong lúc học. Giáo viên cần hướng dẫn để
các em nhớ lại các âm đã học bằng cách sử dụng tranh, ảnh, vật thật gợi ý, từ đó
1
8


hướng dẫn ghép âm để tạo thành vần, ghép âm đầu với vần và dấu thanh để tạo
thành tiếng, hướng dẫn cách đánh vần, tổng hợp tiếng, nâng dần tìm được tiếng
mới, từ mới có chứa vần vừa học, giúp các em đạt được yêu cầu của tiết học.
Đồng thời thực hiện tốt phong trào "Đơi bạn cùng tiến".
Ví dụ: Khi học bài vần ao, học sinh viết được vần ao, tiếng sao, nhưng khi

tìm tiếng thì khơng tìm được, giáo viên cần hướng dẫn để tìm được tiếng mới
bằng cách: thêm dấu thanh vào thì được tiếng mới. Hoặc giáo viên yêu cầu xóa
âm s thay vào âm b ta được tiếng mới.
- Tăng cường, tuyên dương, khen thưởng học sinh dù có tiến bộ khơng
nhiều, nhằm giúp các em mạnh dạn, tự tin hơn trong học tập.
3.2.8. Kiểm tra, nhận xét:
- Giáo viên hỏi xem đôi bạn cùng học như thế nào kể lại cho cả lớp cùng
nghe (động viên, khen thưởng).
- Ở lớp 1, đa số các em rất ham chơi nên thường phát sinh nhàm chán
trong giờ học. Vì vậy giáo viên phải động viên, kể chuyện vui và thường xuyên
theo dõi, nhắc nhở với lời nhận xét nhẹ nhàng như: Em có tiến bộ và em cần
nghe cô giáo đọc để phát âm chuẩn hơn. Em đọc đúng vần nhưng em cần đọc to
và rõ hơn.
3.2.9. Tạo sự thoải mái trong giờ học:
Trong quá trình giảng dạy, nhằm giúp cho học sinh nắm vững các vần
được tốt thơng qua các trị chơi vận động giữa tiết, giúp các em bớt mệt mỏi,
đem lại giờ học vui tươi, thoải mái tạo sự chú ý trong tiết học được thể hiện qua
các hoạt động sau:
- Giáo viên cho học sinh nghỉ giữa tiết: Ca hát tập thể.
- Chọn một em hát hay trong lớp lên điều khiển cho cả lớp vừa hát vừa
múa bài hát mà các em đã học hoặc chơi trị chơi.
Ngồi ra để tạo sự hứng thú trong quá tình học tập, giáo viên sử dụng thời
gian củng cố trong tiết học để tổ chức các trò chơi nhằm giúp các em nắm vững
các vần đã học. Sau đây là những trò chơi chúng tơi thường áp dụng có hiệu quả.
* Trị chơi tiếp sức: "Thi đua tìm tiếng có vần vừa học".
1
9


+ Mục tiêu: Giúp học sinh mở rộng vốn từ, nắm chắc vần vừa học, khắc

sâu kiến thức.
+ Hình thức chơi: Giáo viên chia học sinh thành 2 nhóm, mỗi nhóm 5 em
xếp thành 2 hàng:
Giáo viên gõ một nhịp thước học sinh cả hai nhóm bắt đầu lên bảng viết,
em thứ nhất viết xong chuyền phấn cho em thứ hai viết tiếp cứ như thế đến em
cuối cùng.
Học sinh cịn lại nhận xét, tun dương nhóm viết nhanh và đúng.
Ví dụ: Dạy vần "ua- ưa"
Học sinh tìm được tiếng, từ có chứa vần vừa học như: cà chua, nơ đùa, thi
đua, ngựa gỗ, quả dưa, tre nứa, xưa kia.
* Trị chơi: "Ghép tiếng mới có vần vừa học".
+ Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố kiến thức, rèn luyện tính nhanh nhẹn.
+ Hình thức chơi: Giáo viên chọn 1 em làm nhóm trưởng, các em khác
trong nhóm lần lượt thay phiên nhau trao đổi học tập với các bạn trong nhóm
theo nội dung được phân cơng.
Nội dung 1: Ghép tiếng mới.
Ví dụ: Bài vần "ương"
Nhóm trưởng hơ ghép với : l, c, n, m, s, ch, kh, th
Bạn A nói "lương"
Bạn B nói "cương"
Bạn C nói "nương"
Tương tự như hình thức trên với một số tiếng cịn lại.
Nội dung 2: Nghe đọc tìm tiếng có vần vừa học.
Ví dụ: Bài vần "ach"
Nhóm trưởng nói: "sạch sẽ"; "viên gạch"; "cây bạch đàn"
Bạn A nói: tiếng "sạch" là tiếng có chứa vần "ach"
Tương tự như hình thức trên với một số từ cịn lại.
* Trị chơi: "Ong tìm mật".

2

0


+ Mục tiêu: Giúp cho học sinh củng cố kiến thức đồng thời rèn luyện tính
nhanh nhẹn, năng lực quan sát, phát hiện yếu tố trong một nhóm từ.
Giáo viên chuẩn bị 2 bông hoa và một số con ong có ghi sẵn các tiếng,
từ chứa vần đang học.
Giáo viên đính 2 bơng hoa và các con ong có ghi sẵn đó lên bảng để học
sinh tìm. Sau đó giáo viên hướng dẫn các em cách chơi "Ong tìm mật".
+ Cách chơi: Giáo viên chia lớp thành 2 đội, đại diện mỗi đội 1 em lên thi
đua. Hai em sẽ thi đua tìm các con ong có ghi tiếng, từ chứa vần vừa học
mà giáo viên yêu cầu riêng cho mỗi đội phải tìm và ghép vào các cánh hoa
để cả lớp cùng theo dõi, nhận xét. Đội nào tìm nhanh, đúng thì thắng cuộc.
Ví dụ: Dạy bài vần "en, ên".
Đội 1 tìm các tiếng, từ có chứa vần "en".
Đội 2 tìm các tiếng, từ có chứa vần "ên".
Đại diện mỗi đội 1 em lên chơi "Ong tìm mật" trong thời gian 1 phút.
Sau đó các em trình bày lên bảng cho giáo viên và cả lớp nhận xét.

en

ên

2
1


áo len

con

nhện

dế mèn

mũi
tên

lá sen

nền nhà

2
2


Tóm lại, các trị chơi này thường được tiến hành ở phần củng cố bài học,
giúp học sinh nắm vững các vần đã học, biết phân biệt những vần có âm phát ra
gần giống nhau, nắm được cấu tạo của tiếng, hiểu được nghĩa của tiếng, từ mà
các em được học.Trên cơ sở đó biết vận dụng tìm thêm tiếng mới, từ mới. Ngoài
ra trong tiết học giáo viên sử dụng linh hoạt các phương pháp và hình thức dạy
học nhẹ nhàng, phù hợp với đối tượng học sinh nhằm khắc sâu kiến thức để đọc
đúng, viết đúng tiếng Việt giai đoạn Học vần làm nền tảng chuyển sang giai
đoạn Tập đọc, và các môn học khác. Đồng thời phát triển các kỹ năng: nghe,
nói, đọc, viết cơ bản để giao tiếp trong cuộc sống.

2
3


4. Kết quả so sánh:

Trong q trình giảng dạy tơi áp dụng các kinh nghiệm trên cho học sinh
lớp 1B trường Tiểu học Bàu Năng B, chất lượng ở giai đoạn Học vần đạt được
như sau:
- Học sinh nhớ và nắm vững các vần đã học.
- Đọc và viết được các vần đã học.
- Biết ghép âm đầu, vần và dấu thanh để tạo thành tiếng,
- Biết đọc trơn tiếng, từ, cụm từ và câu.
Tổng số học
sinh
28
Trước khi thực
hiện đề tài
Sau khi thực
hiện đề tài

Phát âm chuẩn

Phát âm chưa

Việc ghi nhớ vần

chuẩn
SL
TL

còn chậm
SL
TL

SL


TL

08/28

28,6%

11/28

39,3%

27/28

96,4%

01/28

3,6%

09/28

32,1%

Qua việc áp dụng những “Kinh nghiệm giúp học sinh học tốt môn
Tiếng Việt giai đoạn Học vần lớp 1B trường Tiểu học Bàu Năng B ” từ
tuần 8 đến tuần 24, chúng tôi nhận thấy chất lượng phân môn Học vần lớp tôi
tăng lên rõ rệt. Số học sinh phát âm đúng chuẩn tăng 27/28, việc ghi nhớ vần
đạt 28/28. Các em nắm vững các vần đã học; đọc, viết các vần đúng, nhanh.
Đây là kết quả nỗ lực của thầy và trò lớp 1B.
5. Phạm vi áp dụng:

Đề tài đã được áp dụng có hiệu quả cho học sinh lớp 1B, nhân rộng cả
khối 1 của trường Tiểu học Bàu Năng B và được phổ biến trong xã, cụm trường.

2
4


III. KẾT LUẬN
1. Bài học kinh nghiệm:
Qua quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài “Kinh nghiệm giúp học
sinh học tốt môn Tiếng Việt giai đoạn Học vần” chúng tôi rút ra bài học
kinh nghiệm sau:
- Quan tâm và uốn nắn học sinh trong từng tiết dạy, đồng thời phát huy
được khả năng độc lập của học sinh.
- Tổ chức trò chơi để học sinh hứng thú trong tiết học và để các em ln có
cảm giác thoải mái, tự tin trong học tập.
- Trong việc dạy cho học sinh ở giai đoạn Học vần, giáo viên luôn tạo
không khí vui tươi, sinh động. Bài dạy phải quán triệt tinh thần “Từ trực quan
sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn” nhằm phát
huy tính tích cực của trẻ. Ngồi ra khơng được quên yêu cầu liên hệ giáo dục
trong giai đoạn Học vần. Giáo viên khéo léo sử dụng những tư liệu mà sách giáo
khoa cung cấp để giúp các em có những vốn hiểu biết ban đầu về nhà trường,
gia đình, thiên nhiên, đất nước. Có như thế thì việc dạy học mới đem lại hiệu
quả cao.
- Giáo viên phải biết sử dụng các phương pháp và hình thức dạy học phù
hợp với nội dung từng bài và từng đối tượng học sinh để phát huy tính chủ động,
sáng tạo của các em trong học tập. Từ đó các em sẽ nắm vững các vần đã học.
- Giáo viên chủ nhiệm phải kết hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh.
- Phải thực sự yêu nghề mến trẻ, luôn quan tâm chăm chút cho từng đối
tượng học sinh, có như vậy mới giúp học sinh nắm vững các vần, từ đó tạo điều

kiện cho các em đọc trôi chảy các bài học theo chuẩn kiến thức kỹ năng môn
Tiếng Việt lớp 1.
- Khi lên lớp, đồ dùng dạy học phải đầy đủ, phải chu đáo, tạo mọi điều kiện
thuận lợi nhất cho các em học tập. Tổ chức tiết học sao cho nhẹ nhàng, uốn nắn
từng đối tượng học sinh để các em chiếm lĩnh kiến thức và còn là tiền đề để học
sinh học tốt sang phần luyện tập tổng hợp.
2. Hướng phổ biến áp dụng đề tài:
2
5


×