A. MỞ ĐẦU
Tên đề tài: “ KINH NGHIỆM GIÚP HỌC SINH LỚP 8 HỌC TỐT
CHUYỂN CÂU TRỰC TIẾP SANG GIÁN TIẾP ”
1. Lý do chọn đề tài:
Hiện nay, tiếng Anh đã trở thành ngôn ngữ phổ biến trên toàn thế giới
và hơn bốn mươi quốc gia sử dụng nó như một ngôn ngữ chính và gần 400
triệu người dùng nó như một ngôn ngữ thứ hai trong giao tiếp. Ở Việt Nam,
tiếng Anh được xem là một ngoại ngữ chính trong các trường phổ thông hiện
nay.
Là giáo viên dạy bộ môn Tiếng Anh, chúng tôi luôn mong muốn học
sinh của mình có thể hiểu bài một cách nhanh nhất, chủ động nhất, đặc biệt
các em có thể vận dụng những kiến thức đã học vào giao tiếp thực tế. Muốn
vậy, chúng ta cần phải đổi mới phương pháp giảng dạy sao cho mỗi tiết lên
lớp học sinh đều hứng thú học tập tích cực rèn luyện và nhớ được bài ngay
tại lớp.
Chúng ta đều biết bất cứ một thứ tiếng nào trên thế giới, muốn giao
tiếp được với nó, đòi hỏi chúng ta phải có một vốn kiến thức nhất định nào
đó. Trong tiếng Anh, câu trực tiếp và gián tiếp đóng môt vai trò quan trọng.
Hiểu được cách thức chuyển từ câu trực tiếp sang gián tiếp sẽ giúp học sinh
nâng cao các kĩ năng : nghe, nói, đọc và viết.
1
Thật vậy, nếu không biết cách thức chuyển từ câu trực tiếp sang gián
tiếp, các em sẽ không thể phát triển tốt các kỹ năng nghe, nói, đọc và viết
cho dù các em có nắm vững kiến thức ngữ pháp khác và từ vựng.
Do vậy, giúp học sinh nắm vững cách thức chuyển từ câu trực tiếp
sang gián tiếp đã học để vận dụng vào việc rèn luyện các kỹ năng là việc làm
rất quan trọng khiến tôi trăn trở và quyết định thực hiện đề tài :
“Kinh nghiệm giúp học sinh lớp 8 học tốt chuyển câu trực tiếp sang
gián tiếp”
2. Đối tượng nghiên cứu:
- Các tiết học môn Tiếng Anh 8 có giới câu trực tiếp và gián tiếp.
- Khách thể: Học sinh lớp 8, Trường THCS Sơn Trường
3. Phạm vi nghiên cứu :
Áp dụng giảng dạy cho học sinh khối 8, trường THCS Sơn Trường.
4. Phương pháp nghiên cứu :
a. Phương pháp nghiên cứu tài liệu:
- Tham khảo sách giáo viên, sách bồi dưỡng thường xuyên, tài liệu
workshop và các loại sách tham khảo.
- Quán triệt các công văn , chỉ đạo của Bộ, Sở, Phòng Giáo dục - Đào tạo,
kế hoạch hoạt động của trường và của tổ chuyên môn.
b. Phương pháp điều tra, đối chiếu
Kết hợp dự giờ, thực nghiệm, kiểm tra đối chiếu các kết quả học tập
của học sinh, hầu rút ra được phương pháp dạy tốt nhất cho các em.
2
B. NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
Như chúng ta đã biết, năm học 2008-2009 là năm học thứ ba toàn
ngành giáo dục ta thực hiện cuộc vận động “Hai không” với bốn nội dung
nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Ở trường trung học cơ sở giáo viên dạy
học sinh các môn học khác nhau trên cơ sở trang bị cho học sinh hệ thống
những kỹ năng , kỹ xảo cần thiết, nhằm đào tạo đội ngũ lao động có tri thức,
có tay nghề, có kỹ năng thực hành, năng động và sáng tạo …
Với mục tiêu giáo dục phổ thông là “ Giúp học sinh phát triển toàn
diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển
năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con
người Việt Nam Xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công
dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động,
tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc”.
Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo quyết định số
16/2006/QĐ – BGDĐT ngày 05/05/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào
tạo cũng đã nêu:“Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của
học sinh , phù hợp với đặc trưng môn học, đặc điểm đối tượng học sinh, điều
kiện từng lớp học, bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng
hợp tác, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tế, tác động đến tình
cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh”.
3
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN
1. Thuận lợi
- Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi về
cơ sở vật chất và tài liệu chuyên môn phục vụ cho việc giảng dạy bộ môn :
bộ tranh lớp 8, máy cassette, máy chiếu đa năng …
- Chính quyền địa phương và các đoàn thể trong và ngoài nhà trường
luôn hỗ trợ giáo viên trong quá trình công tác.
- Bản thân giáo viên bộ môn luôn nhận được sự hỗ trợ từ các giáo viên
cùng tổ chuyên môn và các đồng nghiệp.
- Đa số các em học sinh trong lớp đều yêu thích học Tiếng Anh và chuẩn
bị tốt sách vở, đồ dùng cho việc học tập.
- Phần lớn phụ huynh học sinh luôn quan tâm và tạo điều kiện để con em
mình học tập.
2. Khó khăn
- Đa số các em chưa có phương pháp học cách thức chuyển từ câu trực
tiếp sang gián tiếp thật sự hiệu quả. Về phía phụ huynh, cũng rất khó khăn
trong việc kiểm tra hoặc hướng dẫn các em tự học ở nhà bởi môn ngoại ngữ,
không phải phụ huynh nào cũng biết.
- Một số học sinh nhất là các học sinh nam thường xao lãng và ít quan
tâm đến việc học tập cũng như cách thức chuyển từ câu trực tiếp sang gián
tiếp
4
- Một số học sinh ít có thời gian học bài ở nhà vì ngoài giờ học các em
còn phải phụ giúp cha mẹ làm việc nhà, việc đồng áng …
- Các em ít có điều kiện để giao tiếp bằng tiếng Anh và các em cũng ngại
giao tiếp, trao đổi nhau bằng tiếng Anh ngoài giờ học.
- Đa số các học sinh trong lớp đều có hoàn cảnh khó khăn nên các em ít
có sách tham khảo để nâng cao kiến thức đã học.
III. NỘI DUNG VẤN ĐỀ
1.Vấn đề đặt ra
Để phát huy tốt tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh trong học
tập, thì chúng ta cần tổ chức quá trình dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt
động của người học, trong quá trình dạy và học, giáo viên chỉ là người
truyền tải kiến thức đến học sinh, học sinh muốn lĩnh hội tốt những kiến
thức đó, thì các em phải tự học bằng chính các hoạt động của mình.
Để làm tốt các bài tập chuyển câu trực tiếp sang gián tiếp, học sinh cần
vững các cấu trúc ngữ pháp và từ vựng như: thì, ngôi, các trạng từ chỉ thời
gian Sự thay đổi này tùy thuộc vào ngữ cảnh cụ thể, không có một khuôn
mẫu nhất định nên học sinh thường gặp nhiều khó khăn ban đầu. Vì vậy,
ngay từ đầu, giáo viên cần lưu ý cho học sinh những thay đổi cần thiết khi
chuyển câu trực tiếp sang gián tiếp.
5
2. Giải pháp thực hiện
Để giúp học sinh học tốt loại bài tập chuyển câu trực tiếp sang gián tiếp,
giáo viên cần trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản về câu trực tiếp
và gián tiếp.
2.1. Giới thiệu
Trong lời nói trực tiếp chúng ta ghi lại chính xác những từ, ngữ của
người nói dùng.
Lời nói trực tiếp thường được thể hiện bởi: các dấu ngoặc kép " " - tức
là lời nói đó được đặt trong dấu ngoặc.
Ví dụ: 1- He said “I learn English”.
2- "I love you". She said.
Trong lời nói trực tiếp thông tin đi từ người thứ nhất đến thẳng người
thứ hai (người thứ nhất nói trực tiếp với người thứ hai).
Ví dụ: He said "I bought a new motorbike for myself yesterday".
Trong câu gián tiếp thông tin đi từ người thứ nhất qua người thứ hai đến
với người thứ ba. Khi đó câu có biến đổi về mặt ngữ pháp:
He said he had bought a new motorbike for himself the day before.
2.2. Cách chuyển câu trực tiếp sang gián tiếp
Để biến đổi một câu trực tiếp sang câu gián tiếp chúng ta cần thực hiên
những bước sau:
6
2.2.1. Đổi thì của câu
Thì của các động từ trong lời nói gián tiếp thay đổi theo một nguyên tắc
chung là lùi về quá khứ (các thì xuống cấp).
Thì trong Lời nói trực tiếp Thì trong Lời nói gián tiếp
- Hiện tại đơn
- Hiện tại tiếp diễn
- Hiện tại hoàn thành
- Hiện tại hoàn thành tiếp diễn
- Quá khứ đơn
- Quá khứ hoàn thành
- Tương lai đơn
- Tương lai tiếp diễn
- Is/am/are going to do
- Can/may/must do
- Quá khứ đơn
- Quá khứ tiếp diễn
- Quá khứ hoàn thành
- Quá khứ hoàn thành tiếp diễn
- Quá khứ hoàn thành
- Quá khứ hoàn thành (không đổi)
- Tương lai trong quá khứ
- Tương lai tiếp diễn trong quá khứ
- Was/were going to do
- Could/might/had to do
7
Hãy xem những ví dụ sau đây:
Câu trực tiếp Câu gián tiếp
He does…….
He is doing…….
He has done…….
He has been doing……
He did……
He was doing……
He had done……
He will do……
He will be doing……
He will have done……
He may do……
He may be doing……
He can do……
He can have done……
He did……
He was doing……
He had done……
He had been doing……
He had done……
He had been doing……
He had done……
He would do……
He would be doing……
He would have done……
He might do ……
He might be doing……
He could do……
He could have done……
8
He must do/have to do…… He had to do……
Cho đến chương trình tiếng anh 8, các em chỉ mới học các thì: hiện tại
đơn, hiện tại tiếp diễn, tương lai đơn, tương lai gần, quá khứ đơn, quá khứ
tiếp diễn, hiện tại hoàn thành. Vì vây, việc chuyển câu tường thuật từ trực
tiếp sang gián tiếp mới chỉ thực hiện ở thì hiện tại đơn và hiện tại tiếp diễn.
9
2.2.2. Các thay đổi khác
a. Thay đổi Đại từ
Các đại từ nhân xưng và đại sở hữu khi chuyển từ lời nói trực tiếp sang
lời nói gián tiếp thay đổi như bảng sau:
Đại từ Chức năng Trực tiếp Gián tiếp
an
Đại từ
nhân xưng
Chủ ngữ
I he, she
we they
you they
Tân ngữ
me him, her
Us them
you them
Đại từ
Phẩm định
my his, her
our their
your their
Định danh
mine his, her
ours theirs
yours Theirs
Ngoài quy tắc chung về các thay đổi ở đại từ được nêu trên, người học
cần chú ý đến các thay đổi khác liên quan đến vị trí tương đối của người
đóng vai trò thuật lại trong các ví dụ sau:
Ví dụ: Jane, "Tom, you should listen to me."
+ Jane tự thuật lại lời của mình:
I told Tom that he should listen to me.
+ Người khác thuật lại lời nói của Jane:
Jane told Tom that he should listen to her
10
+ Người khác thuật lại cho Tom nghe:
Jane told you that he should listen to her.
+ Tom thuật lại lời nói của Jane:
Jane told me that I should listen to her.
b. Các thay đổi ở trạng từ không gian và thời gian
Trực tiếp Gián tiếp
This
That
These
Here
Now
Today
Ago
Tomorrow
The day after tomorrow
Yesterday
The day before yesterday
That
That
Those
There
Then
That day
Before
The next day / the following day
In two day’s time / two days after
The day before / the previous day
Two day before
11
Next week
Last week
Last year
The following week
The previous week / the week before
The previous year / the year before
Ví dụ:
Trực tiếp: "I saw the school-boy here in this room today."
Gián tiếp: She said that she had seen the school-boy there in that room that
day.
Trực tiếp: "I will read these letters now."
Gián tiếp: She said that she would read those letters then.
Ngoài quy tắc chung trên dây, người học cần chớ rằng tình huống thật và
thời gian khi hành động được thuật lại đóng vai trò rất quan trọng trong khi
chuyển từ lời nói trực tiếp sang lời nói gián tiếp.
2.2.3. Câu hỏi trong lời nói gián tiếp
Câu hỏi trong lời nói gián tiếp được chia làm loại:
a. Câu hỏi bắt đầu với các trợ động từ: Ta thêm if/whether
Ví dụ:
Trực tiếp: "Does John understand music?" he asked.
Gián tiếp: He asked if/whether John understood music.
12
b. Câu hỏi bắt đầu who, whom, what, which, where, when, why, how: Các từ
để hỏi trên sẽ được giữ nguyên trong câu gián tiếp
Ví dụ:
Trực tiếp: "What is your name?" he asked.
Gián tiếp: He asked me what my name was.
c. Các dạng đặc biệt của câu hỏi trong lời nói gián tiếp
- Shall/ would dùng để diễn tả đề nghi, lời mời:
Ví dụ:
Trực tiếp: "Shall I bring you some tea?" he asked.
Gián tiếp: He offered to bring me some tea.
Trực tiếp: "Shall we meet at the theatre?" he asked.
Gián tiếp: He suggested meeting at the theatre.
- Will/would dùng để diễn tả sự yêu cầu:
Ví dụ:
Trực tiếp: Will you help me, please?
Gián tiếp: He asked me to help him.
Trực tiếp: Will you lend me your dictionary?
Gián tiếp: He asked me to lend him my dictionary.
13
2.2.4. Câu mệnh lệnh và câu yêu cầu trong lời nói gián tiếp.
Ví dụ:
Trực tiếp: Go away!
Gián tiếp: He told me/The boys to go away.
Trực tiếp: Listen to me, please.
Gián tiếp: He asked me to listen to him.
2.2.5. Câu cảm thán trong lời nói gián tiếp.
Ví dụ:
Trực tiếp: What a lovely dress!
Tuỳ theo xúc cảm và hình thức diễn đạt, chúng ta có thể dùng nhiều hình
thức khác nhau như sau:
Gián tiếp: She exclaimed that the dress was lovely.
She exclaimed that the dress was a lovely once.
She exclaimed with admiration at the sight of the dress.
2.2.6. Các hình thức hỗn hợp trong lời nói gián tiếp.
Lời nói trực tiếp có thể bao gồm nhiều hình thức hỗn hợp: câu khẳng
định, câu hỏi, câu mệnh lệnh, câu cảm thán:
Ví dụ:
Trực tiếp: She said, "can you play the piano?” and I said ”no”
Gián tiếp: She asked me if could play the piano and I said that I could not
2.3. Một số bài tập về chuyển câu trực tiếp sang gián tiếp
14
1. “ Do you realized what the time is?” asked Chris
2. “Can the children get dinner at school?” I asked him.
3. “Do you see what I see, Mary?” said the young man.
4. “Are you going to see him off at the station?” I asked her.
5. “Is there a good art department at school?” he asked me.
6. “Does this train stop at York?” asked the old woman.
7. “I don’t have enough money for a drink.” She said.
8. “I’ll come with you as soon as I am ready.” He replied.
9. I told Jenny, “It is pouring outside.”
10.Jerry said “I am quite a good cook and I do all my washing and
mending too.”
11.Frank said to me, “We can still get the tickets to the game.”
12.“Do you play for your school team?” Tom asked me.
13.“I am very proud of my study results.” He said.
14.What places have you already visited?” She asked me.
15.“Have you ever been to Phong Nha Cave?” She asked Tom.
16. “As soon as I hear from him, I will let you know.” My neighbor said
to me.
17. The mother said to her son, “Sit still, please.”
18. John said to his friend, “ Come and spend a week with us.”
19. Father said, “The taxi is coming now. Is everyone ready?”
20. “Do you come again next weekend?” The host said to the visitor.
15
Keys:
1. Chris asked if/whether he/she/they realized what the time was.
2. I asked him if/whether the children could get dinner at school.
3. The young man asked Mary if she saw what he saw.
4. I asked her if/whether she was going to see him off at the station.
5. He asked me if there was a good art department at school.
6. The old woman if/whether that train stop at York.
7. She said that she didn’t have enough money for a drink.
8. He said he would come with me/ her as soon as he was ready.
9. I told Jenny that it was pouring outside.
10. Jerry said she was quite a good cook and she did all her washing and
mending too.
11. Frank told me that they/we could still get the tickets to the game.
12. Tom asked me if/whether I played for my school team.
13. He said he was very proud of his study results.
14. She wanted to know/asked what places I had already visited.
15. She asked Tom if he had ever been to Phong Nha Cave.
16. My neighbor told me he would let me know as soon as he heard from
him./ My neighbor promise to let me know as soon as he heard from
him.
17. The mother told her son to sit still.
18. John asked his friend to come and spend a week with him.
16
19. Father said the taxi was coming then and asked if everyone was
ready.
20. The host invited the visitor to come again the following week.
3. Kết quả thực hiện
Qua quá trình áp dụng đề tài vào thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy học sinh
ngày càng có nhiều tiến bộ về học tập.
- Các em học sinh yếu kém có thể chuyển những câu trực tiếp đơn
giản sang gián tiếp. Những học sinh khá có thể chuyển những câu
phức tạp hơn.
17
- Các em không còn lung túng khi chuyển các đại từ cũng như trạng từ
chỉ thời gian….
Sau đây là bảng thống kê chất lượng học tập Học kì I cuả học sinh ở
lớp áp dụng đề tài và lớp học không áp dụng đề tài
LỚP TSHS GIỎI KHÁ TRUNG
BÌNH
YẾU
SL TL SL TL SL TL SL TL
8A 32 0
0%
2 6,3% 23 71,9% 7 21,9%
8B 32 1 3,1% 7 21,9% 23 71,9% 1 3,1%
Với kết quả cụ thể trên chúng ta đều thấy rằng chất lượng học tập của
học sinh ở lớp 8 - lớp có áp dụng đề tài cao hơn hẳn so với lớp 8A. Điều đó
cho thấy đề tài mà tôi đang nghiên cứu phần nào đã mang lại hiệu quả trong
quá trình giảng dạy thực tế .
4. Đánh giá rút kinh nghiệm
Yêu cầu đối với HS là phải siêng năng , chăm chỉ và kiên trì trong học
tập. Phải có ý thức đúng đắn về việc học của mình . Phải xem việc học là
nhiệm vụ hàng đầu và quyết tâm đạt kết quả cao .
GV bộ môn Tiếng Anh không nên thụ động trong quá trình giảng dạy mà
phải tìm tòi, sáng tạo để tìm ra cho mình những cách dạy hay hơn, gây hứng
18
thỳ nhm to khụng khớ sụi ng cho tit dy-hc. Tuy nhiên, đối với đối t-
ợng học sinh yếu, thì các em vẫn còn gặp một số khó khăn vì đây là phần
kiến thức liên quan chặt chẽ với các phần kiến thức khác đặc biệt là các thì
tiếng Anh.Vì vậy, khi dạy phần kiến thức này, tôi đã yêu cầu học sinh nhắc
lại kiến thức đã học trong phần các thì tiếng Anh và các kiến thức có liên
quan khác.
GV ch nhim phi cú trỏch nhim vi HS lp mỡnh , liờn lc vi GV b
mụn nm bt kp thi tỡnh trng nhng em thng xuyờn khụng thuc
bi. Giỳp ph huynh hc sinh theo dừi gi gic hc tp , qun lý vic hc
nh v lp ca cỏc em.
C.KT LUN
Trờn õy l phng phỏp dy hc cựng vi thc t ging dy ca bn
thõn tụi. Tụi nhn thy rng trong quỏ trỡnh dy hc, giỏo viờn cn c gng
ỏp dng cỏc phng phỏp mt cỏch linh hot sao cho phự hp vi ni dung
bi v phự hp vi i tng hc sinh. Bờn cnh ú, giỏo viờn cng cn
19
khéo léo sử dụng các thủ thuật sư phạm nhằm kích thích hứng thú học tập
của học sinh và giúp cho các em học tập có kết quả.
Để phát huy tốt tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh trong học
tập, thì chúng ta cần tổ chức quá trình dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt
động của người học, trong quá trình dạy và học, giáo viên chỉ là người
truyền tải kiến thức đến học sinh, học sinh muốn lĩnh hội tốt những kiến
thức đó, thì các em phải tự học bằng chính các hoạt động của mình.
Về phía học sinh, bên cạnh một số em học hành nghiêm túc, có không
ít học sinh chỉ học qua loa, không khắc sâu được từ vựng vào trong trí nhớ,
không tập đọc, tập viết thường xuyên, không thuộc nghĩa hai chiều nên giáo
viên cần khuyến khích và hướng các em tích cực tham gia vào quá trình học
tập.
Để đáp ứng tốt yêu cầu đổi mới phương pháp giáo dục ở cấp THCS,
ngoài những yếu tố ngoại cảnh như chương trình, thời gian, trình độ của học
sinh, khả năng chuyên môn của giáo viên. Điều quan trọng nhất là phương
thức tổ chức của giáo viên trong một tiết dạy.
Để hưởng ứng phong trào đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ
thông, với tư cách là một giáo viên dạy bộ môn ngoại ngữ tôi rất mong
muốn đóng góp một phần nhỏ bé của mình cùng với các thầy cô giáo và các
bạn đồng nghiệp xây dựng phương pháp dạy học mới ngày càng chuẩn mực,
có hiệu quả hơn giúp cho các em học sinh ngày càng thích học ngoại ngữ, có
thể học tập chủ động, giao tiếp tự tin bằng chính khả năng của mình.
20
Đề xuất:
Là một giáo viên trẻ, giảng dạy cha lâu, kinh nghiệm cha nhiều. Vì
vậy, tôi rất mong nhận đợc sự tham gia xây dựng của các thầy cô, đồng
nghiệp để vấn đề tôi đa ra đợc hoàn thiện hơn, có hiệu quả hơn trong quá
trình giảng dạy.
Xin chân thành cảm ơn!
Hng Sn, ngày 17 tháng 4 năm 2010
Ngời viết
Phan Th Tuyt Nhung
TI LIU THAM KHO
1. Bi tp Ting anh 8 Nh xut bn Giỏo dc
2. Ting anh 8 Nh xut bn Giỏo dc
3. Sỏch giỏo viờn Nh xut bn Giỏo dc
4. ễn tp v kim tra Ting anh 8 - Nh xut bn i hc Quc gia
H Ni
21
5. Hướng dẫn ôn tập và làm bài thi môn Tiếng anh - Nhà xuất bản
Đại học Quốc gia Hà Nội
MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU Trang 01
B. NỘI DUNG
I. Cơ sở lý luận Trang 03
22
II. Cơ sở thực tiễn Trang 04
III. Nội dung vấn đề
1.Vấn đề đặt ra Trang 05
2. Giải pháp thực hiện Trang 06
2.1. Giới thiệu Trang 06
2.2. Cách chuyển câu trực tiếp sang gián tiếp Trang 06
2.3. Một số bài tập về chuyển câu trực tiếp sang câu gián tiếp
Trang 15
3. Kết quả thực hiện Trang 18
4. Đánh giá rút kinh nghiệm Trang 19
C. KẾT LUẬN Trang 20
TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………Trang 22
23