Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

SKKN kinh nghiệm giúp học sinh học tốt phân môn tập làm văn lớp 4a

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (208.28 KB, 32 trang )

BẢN TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Tên đề tài: “Kinh nghiệm giúp học sinh học tốt phân môn Tập làm văn
lớp 4A”.
Họ và tên: Nguyễn Văn Hải.
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Phước Ninh B.
1. Lý do chọn đề tài:
- Xuất phát từ mục tiêu giáo dục là đào tạo học sinh trở thành một con người
toàn diện.
- Xuất phát từ thực tế giảng dạy là học sinh lớp mình phụ trách có nhiều em
không biết làm tập làm văn, làm tập làm văn chưa hay.
- Xuất phát từ mục tiêu của phân môn Tập làm văn là rèn luyện cho học sinh
kĩ năng viết văn, viết đúng, viết hay; giúp các em yêu thích phân môn Tập làm văn,
học tốt môn phân môn Tập làm văn cũng là học tốt môn Tiếng Việt và các môn học
khác.
2. Đối tượng, phương pháp nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là Kinh nghiệm giúp học sinh học tốt phân
môn Tập làm văn lớp 4A.
- Các phương pháp nghiên cứu.
- Nghiên cứu tài liệu, thống kê, điều tra.
3. Đề tài đưa ra giải pháp mới:
- Cung cấp kiến thức mới (vốn từ) một cách khoa học.
- Hướng dẫn học sinh nắm cách viết văn, sử dụng các biện pháp tu từ.
- Giúp học sinh viết được một bài văn hoàn chỉnh và hay.
- Sử dụng nhiều hình thức học tập nhằm tạo hứng thú cho học sinh.
- Dùng phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm.
4. Hiệu quả áp dụng:
Trang 1


Qua việc vận dụng sáng kiến kinh nghiệm, tôi nhận thấy có hiệu quả cao,
chất lượng tăng so với đầu năm.


5. Phạm vi áp dụng:
- Học sinh lớp 4A, Trường Tiểu học Phước Ninh B.
- Sẽ phổ biến ra ở khối 4, 5 Trường Tiểu học Phước Ninh B.
Phước Ninh, ngày 13 tháng 3 năm 2015
Người thực hiện

Nguyễn Văn Hải
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
1 . Lý do chọn đề tài:
Giáo dục Tiểu học là một bậc học khó nhất. Nó là nền móng đầu tiên để giúp
các em học tập, đặc biệt là môn Tiếng Việt có vị trí rất quan trọng trong tất cả các
môn học ở trường, nó hình thành khả năng giao tiếp, là cơ sở để phát triển tư duy
cho trẻ tiếp thu vào các môn học khác.
Môn Tiếng Việt ở Tiểu học gồm nhiều phân môn: Tập đọc, Luyện từ và câu,
Kể chuyện, Tập làm văn, Chính tả, ... Mỗi phân môn đều có một chức năng riêng,
dạy tiếng Việt cho học sinh tức là trang bị vốn kiến thức cho học sinh để học văn
và học các môn học khác.
Phân môn Tập làm văn mang tính tổng hợp vì ngoài nhiệm vụ dạy học nó
còn có nhiệm vụ trau dồi kiến thức về Tiếng việt cho học sinh (về cách dùng từ
ngữ, cách đặt câu, cách dùng các biện pháp tu từ: nhân hóa, so sánh, sử dụng các
giác quan, ...) kiến thức bước đầu về viết văn bản, về đời sống và giáo dục tình cảm
Trang 2


thẩm mỹ. Phân môn Tập làm văn ở tiểu học nói chung và ở lớp 4 nói riêng đặt ra
một nhiệm vụ quan trọng. Trong các giờ học tập làm văn, học sinh biết làm bài phù
hợp với từng thể loại văn, phù hợp với đề bài tạo cho các em sự say mê hứng thú và
để lại một vốn kiến thức đáng kể cho trẻ em. Để làm được các bài tập làm văn các
em phải có kiến thức hiểu biết về các vùng miền của đất nước, hiểu được hoạt động
sản xuất của các tầng lớp nhân dân lao động, hiểu được các phong tục, tập quán,

truyền thống quý báu của ông cha ta. Đồng thời phải có vốn từ phong phú, biết
cách đặt câu, biết liên kết các câu thành một đoạn văn, biết thể hiện cảm xúc của
người viết trong bài văn, biết cảm nhận cái hay, cái đẹp trong bài văn, bài thơ, cuộc
sống xung quanh và thể hiện cái đẹp, hình ảnh bằng ngôn ngữ viết,…
Phân môn Tập làm văn có tác dụng mạnh mẽ trong giáo dục tình cảm, tình
yêu: Học sinh yêu cái đẹp, rung cảm trước cái đẹp trong thiên nhiên, cái đẹp trong
xã hội, cái đẹp trong văn chương. Phân môn này có thể rèn luyện cho học sinh tư
duy trừu tượng và cả tư duy logic. Giờ tập làm văn ngoài việc hướng dẫn học sinh
viết đoạn văn, viết bài văn, còn giúp các em biết cách sử dụng từ. Dùng từ như thế
nào để viết được câu văn phù hơp, câu văn hay, câu văn có hình ảnh. Các câu văn
trong một đoạn văn có sự liên kết với nhau về ý. Ngoài ra học sinh còn được rèn
luyện óc tưởng tượng, ghi nhớ.
Phân môn Tập làm văn không chỉ có nhiệm vụ trên mà còn kết hợp chặt chẽ
với chương trình Tiếng việt. Qua các bài văn chọn lọc học sinh vừa cảm thụ được
cái hay, cái đẹp vừa học được cách sử dụng từ chính xác, cách đặt câu văn gãy gọn,
sinh động, có hình ảnh, đúng chính tả.
Nhận thức được tầm quan trọng đặc biệt của phân môn Tập làm văn mỗi
giáo viên phải nhận thức rõ các phương pháp giảng dạy của mình.
Trong quá trình dạy Tập làm văn lớp 4, tôi nhận thấy chất lượng làm tập làm
văn của học sinh lớp 4 nói chung và của lớp tôi nói riêng còn yếu. Đặc biệt ngày
nay xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu đòi hỏi về tri thức con người ngày càng
Trang 3


cao, trong đó việc viết văn bản là vô cùng cần thiết cho mỗi người. Muốn thành
công không phải tự nhiên mà có được, phải trải qua một quá trình rèn luyện kiên trì
ngay từ đầu. Để góp phần nâng cao chất lượng viết văn cho học sinh, tôi mạnh dạn
chọn đề tài « Kinh nghiệm giúp học sinh học tốt phân môn Tập làm văn ở lớp
4A» để thực hiện.
2. Mục đích nghiên cứu:

Ở bậc tiểu học nói chung và lớp 4 nói riêng phân môn Tập làm văn có các yêu
cầu là:
- Rèn kĩ năng dùng từ, viết câu văn, viết đoạn văn.
- Rèn kĩ năng viết một bài văn hoàn chỉnh.
Học phân môn Tập làm văn, việc làm được một bài văn là rất khó.
Thật vậy, học sinh có làm được bài văn hay không là nhờ vào sự hiểu bài, nắm
được cấu tạo của từng thể loại văn và biết cách dùng từ, đặt câu, có nghĩa là đã hiểu
tường tận về cách làm văn. Điều đó khẳng định rằng trong tiết dạy Tập làm văn lớp
4, việc luyện rèn kĩ năng viết văn cho học sinh là rất cần thiết. Trong giờ học, học
sinh viết được một bài văn hoàn chỉnh theo đề bài thì tiết học mới có hiệu quả cao
và mới thể hiện được tầm quan trọng của phân môn.
So với lớp học dưới, học sinh lớp 4 có điều kiện và kĩ năng làm văn tốt hơn
nhưng chỉ ở mức độ ban đầu (viết một bài văn đơn giản, như: văn viết thư; kể
chuyện; miêu tả đồ vật, cây cối, con vật; trao đổi ý kiến với người thân; giới thiệu
hoạt động địa phương; điền vào giấy tờ in sẵn). Học sinh được thực hành luyện tập
từng bước để có thể đáp ứng nhu cầu cao hơn ở lớp 5 và các lớp trên.
3. Đối tượng nghiên cứu:
- Học sinh lớp 4A, giáo viên dạy lớp 4 Trường Tiểu học Phước Ninh B năm
học 2014 - 2015.
- Chương trình phân môn Tập làm văn lớp 4.
Trang 4


- Kinh nghiệm giúp học sinh học tốt phân môn Tập làm văn ở lớp 4A.
4. Phạm vi nghiên cứu :
- Phân môn Tập làm văn lớp 4.
- Nghiên cứu ở lớp 4A Trường Tiểu học Phước Ninh B năm học 2014 2015.
- Nghiên cứu phương pháp dạy tập làm văn cho học sinh.
5. Phương pháp nghiên cứu :
- Phương pháp quan sát: Quan sát cách học, cách làm văn của học sinh.

- Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cách làm văn của học sinh, cách dạy
của đồng nghiệp. Nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến rèn kĩ năng làm tập làm
văn ở lớp 4:
+ Sách giáo khoa, sách giáo viên Tiếng Việt 4; Sách hướng dẫn thực hiện
chuẩn kiến thức, kĩ năng các môn học ở Tiểu học lớp 4, của Nhà xuất bản Giáo
dục; Sách hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học các môn học cấp Tiểu
học, của nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam; Chương trình Giáo dục Phổ thông cấp
Tiểu học, của Nhà xuất bản Giáo dục; Tài liệu bồi dưỡng giáo viên dạy các môn
học lớp 4 – tập 1, của Nhà xuất bản Giáo dục; Giáo trình phương pháp dạy học
Tiếng Việt của Nhà xuất bản Đại học sư phạm năm 2006; Các loại sách, báo, …
- Phương pháp đàm thoại: Đàm thoại trực tiếp với học sinh; họp tổ, dự giờ
trao đổi với đồng nghiệp.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Thực nghiệm dạy theo cách đang
nghiên cứu.
- Phương pháp thống kê toán học: Kiểm tra, thống kê, tổng hợp, đối chiếu
kết quả thực nghiệm với kết quả ban đầu và đưa ra kết quả thu được.
6. Giả thuyết khoa học:
Trang 5


Nếu giáo viên có sự đầu tư thích đáng và chọn được những phương pháp dạy
học phù hợp trong các giờ dạy Tập làm văn thì nhất định chất lượng bài tập làm
văn của học sinh lớp 4A sẽ ngày càng tốt hơn.

II. PHẦN NỘI DUNG
1 . Cơ sở lý luận của đề tài:
- Trong quá trình dạy học trên lớp, làm thế nào để học sinh viết được một bài
văn hoàn chỉnh và hay là một việc làm không mấy dễ dàng. Chúng ta là người trực
tiếp dạy dỗ các em hàng ngày, giúp các em học, đồng thời cũng là người chịu trách
nhiệm về kết quả học tập của các em. Vì thế, ngay từ đầu năm học, giáo viên phải

rèn cho học sinh cách làm tập làm văn để hình thành thói quen cho các em. Bên
cạnh việc chịu khó rèn cách viết văn, đòi hỏi các em phải có năng khiếu. Ngoài ra,
hiểu bài cũng giúp cho các em làm văn tốt. Khi thấy các em làm bài chưa tốt, giáo
viên có thể dành nhiều thời gian cho các em làm bài. Không vì hết thời gian mà
giáo viên bỏ qua hoặc thu bài, mặc kệ các em làm được bao nhiêu thì làm. Có thể
Trang 6


chấp nhận dạy trễ rồi sau đó dạy bù cho các em. Làm như vậy tuy hơi mất thời gian
nhưng các em nắm chắc được cách làm, các em làm văn được, từ đó ham thích học
phân môn Tập làm văn, yêu phân môn Tập làm văn và cũng có thể trở thành người
viết văn hay.
- Để thực hiện được điều đó, giáo viên phải bám sát vào các văn bản chỉ đạo
của ngành như: Công văn số 640/KH-PGD&ĐT ngày 29 tháng 8 năm 2014 kế
hoạch năm học 2014 – 2015 của Phòng Giáo dục và Đào tạo Dương Minh Châu;
Công văn số 662/PGD&ĐT-CMTH ngày 06 tháng 9 năm 2014 về việc hướng dẫn
thực hiện nhiệm vụ giáo dục tiểu học năm học 2014 – 2015 của Phòng Giáo dục và
Đào tạo Dương Minh Châu; Công văn số 5842/BGDĐT-VP ngày 01 tháng 9 năm
2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc điều chỉnh nội dung dạy học
giáo dục phổ thông; Công văn 642/PGD&ĐT-TH của Phòng Giáo dục và Đào tạo
về việc tổ chức thực hiện chuyên đề “Đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng
dạy học.”; Công văn 896/BGD&ĐT-GDTH ngày 13 tháng 02 năm 2006 về hướng
dẫn điều chỉnh việc dạy và học cho học sinh Tiểu học; Quyết định số 16/2006/QĐBGD&ĐT ngày 05 tháng 5 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban
hành Chương trình Giáo dục Phổ thông cấp Tiểu học; Công văn số
9832/BGD&ĐT-GDTH ngày 01 tháng 9 năm 2006 về việc hướng dẫn thực hiện
chương trình cấp Tiểu học; Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 8 năm
2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành quy định đánh giá
học sinh Tiểu học; Công văn số 59/PGD&ĐT-CMTH ngày 27 tháng 01 năm 2015
về việc tổng hợp đánh giá và khen thưởng học sinh tiểu học theo Thông tư 30/TTBGDĐT; Chuẩn kiến thức kĩ năng các môn học bậc Tiểu học ở lớp 4. Tất cả các
văn bản trên rất cần thiết và quan trọng, là cơ sở giúp giáo viên có định hướng

đúng đắn về chuẩn kiến thức cơ bản tối thiểu của từng môn học, bài học; đồng thời
cũng giúp người giáo viên có cơ sở đánh giá học sinh đạt ở mức độ nào mà có kế
hoạch dạy học cho phù hợp.
2. Cơ sở thực tiễn của đề tài:
Trang 7


Từ năm học 2008 – 2009 đến nay tôi được trực tiếp giảng dạy các em học
sinh lớp 4, cũng như quá trình quan sát, dự giờ việc dạy và học của các đồng
nghiệp và của học sinh trong thời gian trước đây tôi thấy có những nhận xét sau:
Về người dạy học: Giáo viên khá tôn trọng việc đổi mới phương pháp dạy
học: “Thầy thiết kế, trò thi công” lấy học sinh làm trung tâm. Giáo viên cố gắng
tìm tòi nghiên cứu để giảng dạy tốt phân môn Tập làm văn. Khi dạy riêng từng
phần thì giáo viên có quan tâm đến: mở bài trực tiếp hay gián tiếp; thân bài: tả bao
quát, tả chi tiết, có sử dụng các biện pháp nghệ thuật nhân hóa hay so sánh; kết bài
mở rộng hay không mở rộng, ... Nhưng khi học sinh làm một bài văn hoàn chỉnh thì
giáo viên chỉ quan tâm đến bài văn có đủ ba phần: mở bài, thân bài, kết bài hay
không, có hướng dẫn học sinh cách sử dụng từ, cách đặt câu, sử các giác quan, các
biện pháp so sánh, nhân hóa, ... nhưng chỉ lướt qua. Thể hiện rõ nhất là ở tiết trả bài
văn viết.
Về người học: Đa số học sinh đã viết được mở bài, thân bài, kết bài. Số học
sinh còn lại thì không biết viết tới đâu là mở bài, tới đâu là thân bài, tới đâu là kết
bài. Cả một bài văn chỉ có một đoạn, không có chấm xuống hàng lần nào. Thậm chí
cả một bài văn không có dấu chấm, phẩy nào cả.
Đa số học sinh đều làm bài văn rất ngắn và chậm so với thời gian quy định
của tiết học. Ý thì sơ sài; câu văn không hay, câu văn lủng củng, câu văn không rõ
ý; dùng từ không hay, lặp lại từ, thường là các từ: và, còn, ... và viết sai lỗi chính tả.
Qua điều tra khảo sát chất lượng của học sinh ngay từ đầu năm học, tôi thấy
học sinh làm tập làm văn rất sơ sài, viết hết một ý các em không biết xuống hàng,
viết ý nọ lẫn sang ý kia, câu văn lủng củng, sai nhiều lỗi chính tả, ... nên đạt điểm

rất thấp, chỉ có điểm trung bình trở xuống, không có điểm khá, giỏi.
Cụ thể tôi điều tra chất lượng làm tập làm văn của học sinh lớp 4A đầu năm
học 2014 -2015 này, tính riêng phần Tập làm văn với thanh điểm là 5 điểm, đem
nhân với 2 để có được thang điểm là thang điểm 10, như sau:
TSHS

Điểm 1-2

Điểm 3-4

Điểm 5-6

Điểm 7-8

Điểm 9-10
Trang 8


TS
%
TS
%
TS
%
TS
%
TS
%
21
4

19,1
2
9,5
15
71,4
Trước thực trạng đó, tôi đã phân tích và tự đặt ra cho mình câu hỏi: Phải làm
gì? Làm như thế nào? Để khắc phục tình trạng đó cần có biện pháp kịp thời để nâng
cao chất lượng phân môn Tập làm văn cho các em. Nhằm giúp các em có một kĩ
năng làm tập làm văn vững vàng, tối thiểu nhất cũng đạt được yêu cầu chuẩn kiến
thức, kĩ năng của phân môn Tập làm văn, đồng thời cũng giúp giáo viên và nhà
trường đạt chỉ tiêu kế hoạch năm học.
3. Nội dung vấn đề :
a. Vấn đề đặt ra:
Từ yêu cầu thực tiễn của việc dạy Tập làm văn cho học sinh lớp 4A, tôi đã tự
đặt cho mình một nhiệm vụ là phải nhận thức đầy đủ tầm quan trọng, yêu cầu của
bộ môn, đặc biệt về nội dung và phương pháp rèn kĩ năng làm tập làm văn để đáp
ứng yêu cầu đề ra.
Trong giảng dạy phân môn Tập làm văn, qua nhiều năm gần đây, tôi đã tích
cực nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm giảng dạy, cách truyền thụ kiến thức, đặc biệt
là việc rèn luyện kĩ năng làm tập làm văn cho học sinh. Muốn rèn cho học sinh làm
văn tốt, trước hết trong mọi tiết Tập làm văn giáo viên cần hướng dẫn kĩ cho học
sinh từng bước một:
Đầu tiên, giáo viên giúp học sinh hiểu được khái niệm, rồi cấu tạo, cách viết
các phần: mở bài, thân bài, kết bài và cuối cùng là viết thành một bài văn hoàn
chỉnh của từng loại tập làm văn: Viết thư; Kể chuyện; Miêu tả đồ vật, cây cối, con
vật; Trao đổi ý kiến với người thân; Luyện tập giới thiệu địa phương; Điền vào giấy
tờ in sẵn.
b. Quá trình thực hiện giải pháp khoa học:
Để đạt được những yêu cầu trên tôi đã tiến hành các biện pháp rèn tập làm
văn cho học sinh như sau:

* Biện pháp 1: Phân loại học sinh
Trang 9


- Sau khi nhận lớp, tôi đã ổn định tổ chức lớp. Qua tìm hiểu điều tra để nắm
chắc các đối tượng học sinh và lựa chọn, phân loại học sinh theo các đối tượng:
+ Đối tượng 1: Học sinh biết làm tập làm văn và viết hay.
+ Đối tượng 2: Học sinh viết được ba phần: mở bài, thân bài, kết bài của bài
tập làm văn nhưng chưa hay.
+ Đối tượng 3: Học sinh viết không có phần mở bài hoặc không có phần kết
bài.
+ Đối tượng 4: Học sinh viết không tách ra được phần mở bài, thân bài, kết
bài.
- Dựa vào đó, tôi đã sắp xếp chỗ ngồi cho học sinh: Những em làm tập làm
văn chưa hoàn thành ngồi cạnh những em làm tập làm văn đã hoàn thành để học
tập cách làm văn của bạn và em học tốt kèm chỉ cho bạn học chưa tốt cách làm tập
làm văn, tạo thành đôi bạn cùng tiến. Tôi tiến hành công việc tiếp theo là giới thiệu
chương trình phân môn Tập làm văn để các em nắm được các chủ điểm chính trong
từng học kì và cả năm học. Đồng thời nêu tầm quan trọng, yêu cầu cơ bản của phân
môn Tập làm văn giúp các em hiểu từng chủ điểm. Hướng dẫn mỗi em đóng một
quyển sổ tay để ghi chép những câu văn hay, những đoạn văn hay để học hỏi và áp
dụng vào bài làm văn của mình.
* Biện pháp 2: Sự chuẩn bị của học sinh:
- Trước khi học tập làm văn, tôi dặn học sinh đọc trước bài mới ở nhà, tìm
hiểu các yêu cầu của từng bài tập, dự kiến các câu trả lời hoặc cách làm bài trong
sách giáo khoa (Phần dự kiến trả lời câu hỏi hoặc cách làm bài không nhất thiết
phải đúng 100%, nếu đúng thì càng tốt, còn nếu sai cũng không sao – Tôi động
viên các em lần sau chuẩn bị bài kĩ hơn. Mục đích là tập cho các em biết cách
chuẩn bị bài, rồi dần dần hình thành thói quen biết chuẩn bị bài trước khi đến lớp.
Đó cũng là tập cho các em biết cách tự học, tự nghiên cứu. Nếu các em làm tốt

được như vậy là sự thành công của giáo viên đã được một nửa rồi.).
 Tiến hành bài dạy:
Trang 10


- Trước tiên, tôi cho học sinh nắm vững khái niệm và cấu tạo của từng thể
loại tập làm văn, sau đó rèn cho học sinh viết đoạn văn ở phần thân bài và cuối
cùng rèn cho học sinh viết đoạn mở bài, kết bài rồi ghép lại thành một bài văn hoàn
chỉnh.
+ Để làm được điều đó, sau khi học sinh tìm hiểu kiến thức và rút ra khái
niệm, cấu tạo của từng thể loại tập làm văn, tôi yêu cầu học sinh phải học thuộc để
nhớ và khi làm bài phải thể hiện đủ các phần trong cấu tạo của từng thể loại tập làm
văn đó.
+ Rèn viết phần thân bài:
Thông thường phần thân bài gồm có hai phần:
 Viết thư:
 Thăm hỏi
 Kể tình hình học tập của bản thân, cuộc sống gia đình,…
 Kể chuyện: Gồm nhiều sự việc nối tiếp nhau theo một trình tự thời
gian. Mỗi sự việc được viết thành một đoạn.
 Miêu tả đồ vật, cây cối, con vật:
Thông thường gồm có 2 phần: Tả bao quát và tả chi tiết (nhưng riêng mỗi
loại văn cũng có đôi chút khác nhau, như: Tả đồ vật, có thể tả từ ngoài vào trong
hoặc từ trong ra ngoài (trường hợp này ít). Tả cây cối, có thể tả theo từng thời kỳ
phát triển của cây hay từng bộ phận của cây, hoặc cũng có thể tả từ xa tới gần, từ
gần đến xa. Tả con vật, có thể tả hình dáng rồi tới tả hoạt động của con vật hoặc có
thể tả hình dáng và hoạt động lồng vào nhau.)
 Trao đổi ý kiến với người thân: thì phải nói làm sao cho người thân của
mình đồng tình với ý kiến mình đưa ra, ủng hộ mình.
 Luyện tập giới thiệu địa phương: Muốn giới thiệu được địa phương của

mình, phải có kiến thức thức hiểu biết về cuộc sống, hoạt động sản xuất của dân địa
phương, về những phong tục tập quán, ...

Trang 11


 Điền vào giấy tờ in sẵn: Đây là loại tập làm văn có mẫu sẵn, chỉ cần
hiểu những yêu cầu của văn bản để điền đúng.
+ Rèn viết phần mở bài: Mở bài trực tiếp và mở bài gián tiếp
+ Rèn viết phần kết bài: Kết bài mở rộng và kết bài không mở rộng
Thực hiện những điều ở trên, đòi hỏi người giáo viên phải kiên trì và bền bỉ
vì đây là một công việc rất khó khăn. (Đa phần học sinh không thích học Tập làm
văn.) Tôi đã tiến hành những biện pháp để giúp học sinh học tốt phân môn Tập làm
văn như sau:
 Cung cấp các kiến thức văn học:
Từ ngữ là nhân tố cơ bản để xây dựng câu văn, các câu văn liên kết với nhau
về ý tạo thành đoạn văn, nhiều đoạn văn liên kết tạo thành bài văn. Do đó nó có
một vị trí và ý nghĩa vô cùng quan trọng. Hiểu được từ ngữ, sử dụng đúng, sử dụng
hay mới có thể diễn đạt và diễn đạt tốt nội dung, ý kiến của mình, làm cho bài văn
phong phú, hấp dẫn người đọc, người nghe. Học sinh lớp 4 của tôi vốn từ rất ít ỏi.
Điều này khiến tôi suy nghĩ rất nhiều, làm thế nào để giúp các em có thể viết văn
được hay? Phải bằng mọi cách bổ sung thêm vốn từ cho các em. Cách làm nhanh
nhất là thông qua phân môn Tập đọc, phân môn Luyện từ và câu. Tôi cho các em
nêu và tập giải nghĩa tất cả các từ ngữ mà các em chưa hiểu, sau đó tôi yêu cầu các
em ghi vào sổ tay từ ngữ và tập đặt câu cho quen. Cùng một từ có thể đặt nhiều câu
khác nhau, sau đó thay các từ cùng nghĩa hoặc gần nghĩa vào, tạo ra sự phong phú
về câu. Giúp các em đặt câu viết thành một đoạn văn một cách dễ dàng, không sợ
bị lặp lại từ hoặc câu văn và biến những từ ngữ đó thành vốn từ của mình.
 Ví dụ:
 Bài: Sầu riêng (Tiếng Việt lớp 4, tập 2, trang 34), tôi yêu cầu các em sau

giờ học ghi vào sổ tay bổ sung vào vốn từ của mình các từ ngữ, hình ảnh:
- khẳng khiu, cao vút, thẳng đuột, chiều quằn, chiều lượn.
- nhỏ như vảy cá, giống cánh sen con, giống những tổ kiến.

Trang 12


- thơm mùi thơm của mít chín, béo cái béo của trứng gà, ngọt cái vị của
mật ong già hạn.
 Bài: Con chuồn chuồn nước (Tiếng Việt lớp 4, tập 2, trang 127)
- Từ: lấp lánh, long lanh, bay vọt lên, mênh mông, thung thăng, cao vút.
- Đặt câu:
+ Đồng lúa mênh mông.
+ Mặt biển mênh mông.
+ Cánh đồng bát ngát.
+ Biển rộng bao la.
Các từ: mênh mông, bát ngát, bao la đều nói về rộng.
Vậy qua phân môn Tập đọc học sinh tích lũy được rất nhiều từ ngữ có ít cho
phân môn Tập làm văn. Ngoài ra cuối mỗi tiết Tập đọc, tôi thường cho học sinh
tìm những câu văn hay trong bài, những câu văn mang tính nghệ thuật cao để các
em vận dụng vào bài văn của mình.
 Ví dụ:
- Lá xanh um, mát rượi, ngon lành như lá me non.
- Lá ban đầu xếp lại, còn e ấp, dần dần xòe ra cho gió đưa đẩy.
(Hoa học trò)
- Dải mây trắng đỏ dần trên đỉnh núi
Sương hồng lam ôm ấp nóc nhà gianh
Trên con đường viền trắng mép đồi xanh.
(Chợ Tết)


 Luyện điền từ, chọn từ:
Cùng với việc tích lũy vốn từ qua phân môn Tập đọc và phân môn Luyện từ
và câu. Trong tiết luyện viết đoạn văn, tôi thường cho các em củng cố về từ ngữ
qua dạng bài luyện từ.
* Điền từ để câu văn giàu hình ảnh:
- Giải mây trắng (đỏ dần) trên đỉnh núi.
Trang 13


- Người, ngựa (dập dìu) trong sương núi (tím nhạt).
- Cái đầu (tròn) và hai con mắt (long lanh) như thủy tinh.
- Bận làm, bận học như thế mà cánh diều của chú vẫn (bay cao), tiếng sáo
vẫn (vi vút) tầng mây.
- Cây cao (cao vút).
- Gió thổi (rì rào) trong đám lá.
- Những chùm thảo quả đỏ (chon chót).
- Những quả cam (vàng ửng), da (căng mọng) như mời gọi người đến thưởng
thức.
- Đôi mắt chỉ bằng (hột cườm, đen nhánh hạt huyền), lúc nào cũng (long
lanh) đưa đi đưa lại như có nước.
Việc chọn từ điền vào câu văn, giáo viên để học sinh làm bài thoải mái,
không ép hay áp đặt. Sau mỗi lần học sinh chọn từ điền tôi yêu cầu học sinh khác
nhận xét xem câu nào hay hơn. Các em học chưa tốt môn văn có thế học hỏi được
nhiều từ, câu của các bạn học tốt. Bài tập này đa dạng và dễ giáo viên khuyến
khích học sinh nên làm tốt. Với những câu khó giáo viên có thể gợi ý.

 Dạy viết câu có kết cấu đơn giản:
Cái tháp cao nào cũng bắt đầu xây từ mặt đất lên. Trước khi viết câu văn
mang tính nghệ thuật, đòi hỏi các em phải viết được những câu văn đơn giản dựa
theo các dạng câu mà các em đã học: Ai làm gì? Ai thế nào? Ai là gì?, câu khiến,

câu hỏi, câu cảm, …
Loại câu này không khó, qua các tiết Luyện từ và câu. Học sinh xác định các
yêu cầu cơ bản và thường xuyên luyện tập để củng cố.
 Câu phải có hai bộ phận chính: chủ ngữ, vị ngữ.
- Chủ ngữ trả lời câu hỏi: Ai? Cái gì? Con gì?
- Vị ngữ trả lời câu hỏi: Làm gì? Thế nào? Là gì?
Sau khi dạy lý thuyết, tôi cho học sinh luyện viết câu, phân tích tìm chủ ngữ,
vị ngữ, lấy ngay các từ học sinh đã học được trong tiết Tập đọc để đặt câu:
Trang 14


Ví dụ: Sau khi học xong bài “Hoa học trò” (Tiếng Việt 4, tập 2)
+ Học sinh cần tích lũy các từ: xanh um, mát rượi, e ấp, đưa đẩy, phơi phới,
chói lọi.
+ Đặt câu và phân tích:
 Cây bàng/ cao lớn, xanh um tỏa bóng mát khắp cả sân trường.
CN
VN
 Sân nhà em/ có hai cây sanh lúc nào cũng tỏa bóng mát rượi.
VN
CN
Cứ như vậy, luyện tập nhiều sẽ giúp học sinh có một kiến thức vững chắc về
câu.

 Dạy viết một vài dạng câu có kết cấu phức tạp:
Nếu một đoạn văn chỉ viết bằng một loại câu đơn thì không hấp dẫn người
đọc. Bởi vậy, ta cần trang bị những kiến thức nâng cao về câu cho những nhà văn
tương lai. Một số dạng câu phù hợp với lứa tuổi học sinh là:
- Câu có trạng ngữ.
- Câu có nhiều chủ ngữ, nhiều vị ngữ.

a. Với câu có trạng ngữ:
Đầu tiên tôi nên cho học sinh tiếp xúc với các loại câu này, tập tìm chủ ngữ,
vị ngữ.
Trên sân trường, các bạn học sinh đang nô đùa vui vẻ.
Học sinh rất dễ nhầm lẫn “Trên sân trường” là chủ ngữ nếu chưa tiếp xúc với
loại câu này. Bởi vậy, tôi cho học sinh đặt câu hỏi:
+ Ai đang nô đùa vui vẻ? (con “các bạn học sinh”, vậy “các bạn học sinh” là
chủ ngữ).
+ Các bạn học sinh làm gì? (“đang nô đùa vui vẻ”, vậy “đang nô đùa là vị
ngữ” là vị ngữ”).
Vậy “Trên sân trường” là bộ phận gì? Học sinh sẽ rút ra đó là bộ phận phụ
nói rõ các bạn đang nô đùa ở đâu.
Trang 15


Tương tự như vậy, tôi hướng dẫn học sinh hiểu về các trạng ngữ còn lại để
học sinh có thể đặt câu:
Ví dụ: - Buổi sáng hôm nay, mùa đông đột nhiên đến, không báo cho biết
trước.
- Vì vắng tiếng cười, vương quốc nọ buồn chán kinh khủng.
- Nhằm giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh, các trường
đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực.
b. Câu có nhiều chủ vị:
Tôi hướng dẫn học sinh thay thế nhiều câu thành một câu.
Ví dụ: - Cây bầu nói bằng quả.
- Cây bí nói bằng quả.
Có thể viết gộp lại thành một câu như sau: Cây bầu, cây bí nói bằng
quả.
Hoặc: - Cây khoai nói bằng củ.
- Cây khoai nói bằng rễ.

Có thể viết gộp lại thành một câu như sau: Cây khoai nói bằng củ,
bằng rễ.
Bằng cách này, bài văn sẽ không bị lặp lại từ và bớt đi sự cứng nhắc, khô
khan, kể lể. Học sinh có thể viết câu văn hay hơn.
- Hoa lan, hoa cúc, hoa huệ đua nhau khoe sắc.
- Các thầy giáo, cô giáo đã dìu dắt, dạy dỗ chúng em nên người.
- Chúng em ca hát, nhảy múa.
Sau khi được luyện tập nhiều, học sinh có thói quen kết hợp để diễn đạt. Bài
văn không rời rạc, khô khan bởi chỉ được viết từ các câu đơn.

 Dạy các biện pháp nghệ thuật:
Một bài văn hay là một bài văn có tính nghệ thuật. Để đưa nghệ thuật vào
trong văn có rất nhiều biện pháp. Nhưng đối với học sinh ở lứa tuổi này, chỉ sử
dụng hai biện pháp nghệ thuật là so sánh và nhân hóa.
Trang 16


A. Biện pháp so sánh:
Tôi hướng dẫn học sinh các câu có biện pháp so sánh trong các bài tập đọc
đã học.
Ví dụ:
- Thân cây cao vút, thẳng như một cột nước từ trên trời rơi xuống.
- Lá trám đen chỉ to bằng bàn tay đứa trẻ lên ba, nhưng dài chừng một gang.
- Cây gạo như treo rung rinh hàng ngàn nồi cơm gạo mới.
- Với những cánh tay quều quào xòe rộng, nó như con quái vật già nua cau
có và khinh khỉnh đứng giữa đám bạch dương tươi cười.
- Cà chua ra quả, xum xuê, chi chít, quả lớn quả bé vui mắt như đàn gà mẹ
đông con.
Với những câu văn này, tôi sẽ giới thiệu để các em nắm chắc được biện pháp
so sánh bằng cách sau:

Ví dụ: Câu “Bông hướng dương như vầng mặt trời vãi tung tóe những tia
nắng vàng rực rỡ.” Tôi phân tích cách sử dụng biện pháp so sánh, tác giả lấy hình
ảnh mặt trời để tả bông hướng dương.
Để thấy được tính ưu việt của biện pháp nghệ thuật này tôi lấy một câu khác
để mô tả bông hướng dương.
“Bông hướng dương rất to, màu vàng, có rất nhiều cành nhỏ.” và yêu cầu
học sinh nhận xét xem câu nào hay hơn. Dĩ nhiên là câu thứ nhất, 100% học sinh
được hỏi đều trả lời như vậy. “Hay hơn vì sao?”. Các em trả lời: “Vì sử dụng biện
pháp nghệ thuật so sánh.” Muốn các em vững vàng hơn về cách so sánh, tôi lại đưa
ra một câu văn nữa.
“Bông hướng dương như chiếc đĩa màu vàng.”
Yêu cầu học sinh nhận xét, so sánh với câu thứ nhất. Khi các em khẳng định
câu thứ ba không hay bằng câu đầu, tôi đặt câu hỏi:
“Tại sao cả hai câu đều sử dụng biện pháp so sánh mà câu đầu lại hay hơn?”
và giải thích “ở câu thứ nhất tác giả dùng hình ảnh mặt trời đang tỏa nắng” một
Trang 17


hình ảnh đẹp, sinh động và rất độc đáo để so sánh vì vậy đã làm cho bông hoa
hướng dương tươi đẹp hẵn lên. Còn câu thứ ba so sánh với cái đĩa có đặc điểm
giống bông hướng dương song đơn điệu và giảm đi giá trị vẻ đẹp của bông hoa. Từ
đó giúp học sinh hình thành sự hiểu biết. Khi so sánh muốn làm cho một sự vật
đẹp hơn phải so sánh với sự vật khác giống nhưng đẹp hơn, có những nét độc đáo,
nổi bật hơn và ngược lại.
Việc này học sinh phải được luyện tập thường xuyên, vì nếu không luyện tập
thì các kiến thức đó cũng mai một dần. Sau đây là một vài dạng bài tập mà tôi đã
xây dựng trong tiết “Luyện tập xây dựng đoạn văn”:
a. Nhận xét những hình ảnh so sánh trong đoạn văn, câu văn.
So sánh như vậy giúp các em cảm nhận được điều gì mới mẻ của sự vật?
Mặt trời xuống biển như hòn lửa

Cá thu Biển Đông như đoàn thoi
Biển cho ta cá như lòng mẹ.
Bốn cái cánh như giấy bóng. Cái đầu tròn và hai con mắt long lanh như thủy
tinh. Thân chú nhỏ và thon vàng như màu vàng của nắng mùa thu.
Dạng bài này không khó đối với học sinh nhưng không phải học sinh nào cũng
cảm nhận được cái đẹp, cái mới mẻ trong đoạn văn, đa phần các em chỉ nhận ra
hình ảnh so sánh.
b. Diền từ thích hợp vào chỗ trống tạo thành câu văn có hình ảnh so sánh
gợi tả.
- Mùa xuân, lá bàng mới nảy trông … những ngọn lửa xanh.
- Những trái chuối cong cong … vầng trăng khuyết.
- Những chiếc gai … những chú lính đứng trang nghiêm gác cho nàng công
chúa hoa hồng.
Ở dạng bài này hướng dẫn các em chọn các từ sau để điền: như, giống như,
tựa, tựa như, tựa hồ, như là, giống hệt.

Trang 18


c. Hãy thêm vế câu để được hình ảnh so sánh thích hợp vào mỗi chỗ trống
để mỗi dòng dưới trở thành câu văn có ý nghĩa mới mẻ, sinh động.
- Lá cọ xòe ra nhiều phiến nhọn dài, trông xa như (bàn tay vẫy hoặc mặt trời
mới mọc)
- Hoa bỏng treo lủng lẳng từng chùm trên cây như (những chiếc đèn lồng nhỏ
xíu hoặc chùm quả).
- Đôi cánh mẹ gà xòe ra như (hai mái nhà hoặc chiếc ô dù vững chải) che chở
cho các chú gà con.
- Ánh mắt dịu hiện của mẹ là (ngọn lửa sưởi ấm cuộc đời con hoặc ngôi sao
dẫn đường cho con đi lên phía trước).
Với dạng bài này, tôi giúp học sinh thường xuyên luyện tập chọn từ điền thoải

mái, không áp đặt. Sau đó nhận xét tìm ra những từ ngữ hay nhất, khen học sinh
chọn từ để cho học sinh hứng thú học văn.
d. Tập so sánh.
Nâng cao hơn, tôi yêu cầu các em tìm hình ảnh so sánh và tự diễn đạt câu.
Tôi đưa ra những sự vật ví dụ như:
- Hoa thược dược, hoa cẩm chướng, hoa loa kèn, hoa xoan.
- Con đường, bãi cỏ, đồng lúa chín.
- Tàu dừa, vầng trăng (tròn, khuyết), mặt hồ.
Loại bài tập này khó hơn, nó đòi hỏi học sinh có trí tưởng tượng phong phú
lẫn kĩ năng diễn đạt mới có thể chọn ra những câu văn hay. Bởi vậy, tôi thường đưa
ra những câu tham khảo khi học sinh đã trình bày hết ý kiến mà vẫn chưa có được
những câu văn có thể tích lũy được để làm tư liệu. Ví dụ:
- Hoa xoan bồng bềnh như một chùm mây tim tím ngủ quên trên cành.
- Bãi cỏ như một tấm thảm khổng lồ xanh mơn mởn.
- Mặt hồ phẳng lặng như một tấm gương lớn in sắc mây, trời.
- v.v.

Trang 19


Cứ với cách làm như vậy thì trí tưởng tượng của học sinh sẽ ngày một phong
phú, khả năng diễn đạt câu văn cũng ngày một nâng cao.
B. Biện pháp nhân hóa:
Tuy đây là biện pháp quen thuộc với các em. Các em được tiếp xúc từ khi
còn rất nhỏ qua lời ru mẹ: cái cò, cái ốc. Rồi những chuyện cổ tích các em thường
đọc, thường nghe kể, các em đã được tiếp xúc với cả một thế giới phong phú của
nghệ thuật nhân hóa. Nhưng các em không để ý, bây giờ ta chỉ cần nhắc lại là các
em sẽ nhanh chóng nắm được ngay.
Để học sinh thấy được sự ưu việt của biện pháp nghệ thuật này, tôi cho các
em so sánh các cặp câu:

1. Thân chuối màu đen khô ráp vì nắng gió.
2. Chị chuối thật giản dị trong bộ áo đen khô ráp vì nắng gió.
1. Những con gà chạy lung tung khắp nơi.
2. Những bé gà hiếu động tung tăng chạy khắp nơi.
1. Gốc hồng màu đen xám.
2. Gốc hồng như một người mẹ già đi trong bộ áo xám đen nhường sắc non
xanh cho hoa, cho lá.
1. Nắng chiếu đầy vòm lá.
2. Những tia nắng tinh nghịch đùa trên vòm lá.
v.v.
Không khó khăn cho học sinh trong việc lựa chọn, tất cả đều có chung một
câu trả lời: Câu văn thứ hai hay hơn câu văn thứ nhất.
“Nó hay hơn vì sao?”. Nhiều học sinh lúng túng trước câu hỏi này. Giáo viên
lí giải: Câu thứ hai hay hơn vì đã sử dụng biện pháp nhân hóa: Chị Mái Mơ, chị
chuối, bé gà, cụ hồng nhung, … trở nên sinh động, đáng yêu vì đã có những suy
nghĩ, tính cách của con người.
Sau khi các em nắm được tác dụng của biện pháp này, tôi giới thiệu cho các
em cách nhân hóa sự vật.
Trang 20


a. Gọi tên sự vật.
Chúng ta có thể gọi tên sự vật như khi gọi tên người: Cụ trăng, chị gió, bác
mặt trời, anh gà trống, chị Mái Mơ, bác mèo mướp, chị chuối tiêu.
b. Gắn suy nghĩ, tính cách, hoạt động của người vào sự vật.
- Phong lan yểu điệu.
- Chị Mái Mơ hiền lành.
- Những bé gà ngơ ngác.
- Nắng nhảy nhót.
- Trăng tinh nghịch nhòm qua cửa sổ. v.v.

Trong tiết sinh hoạt tập thể, tôi còn dành thời gian đọc cho các em nghe
những câu chuyện có sử dụng nhiều biện pháp nhân hóa như: Dế Mèn phiêu lưu kí,
Võ sĩ Bọ Ngựa, Hai con ngỗng của nhà văn Tô Hoài.
Nhắc học sinh liên tưởng đến các câu chuyện cổ tích có các con vật đáng yêu
thông minh, tinh nghịch. Đó là những câu mẫu cho học sinh tập để nắm được cách
sử dụng biện pháp nghệ thuật này.
Học sinh có được những hiểu biết rõ ràng về biện pháp nghệ thuật này ta cho
các em luyện tập ngay một số dạng bài tâp:
1. Tập nhân hóa các con vật, cây cối, đồ vật xung quanh.
2. Nêu tâm trạng của các loài hoa vào mùa xuân.
3. Tưởng tượng ra cuộc trò chuyện của bầy chim, những chú chó, mèo.
4. Chị Mái Mơ rất giống một người mẹ hiền. Em hãy tưởng tượng những cử
chỉ, lời nói, việc làm của chị chứng tỏ điều đó.
Dựa vào những câu chuyện đã được nghe, những bộ phim hoạt hình đã được
xem thì những bài tập trên không khó lắm đối với học sinh. Tuy nhiên giáo viên
cần lưu ý chủ đề viết. Có thể gợi ý học sinh như sau:
- Bác mặt trời tỏa tia nắng ban mai hồng tươi.
- Chị gió tinh nghịch nô đùa cùng đám lá.
- Mèo mướp lười biếng nằm sưởi nắng ở dưới sân.
Trang 21


- Cụ gà mái đảm đang dẫn đàn con đi kiếm mồi.
- Chị chim sâu chăm chỉ lách chách chuyền cành.
- Hồng nhung lộng lẫy trong chiếc áo đỏ thắm mịn màng.
Bằng cách luyện tập này thì việc vận dụng biện pháp nhân hóa vào bài tiến
bộ rõ rệt.

 Dạy viết bài văn:
Mục tiêu của việc dạy tập làm văn là học sinh viết được một bài văn hoàn

chỉnh, hay. Một bài viết hay là một bài văn được kết hợp hài hòa nhiều yếu tố: Nội
dung, nghệ thuật, cảm xúc. Nhiệm vụ của người giáo viên là làm sao để bài văn của
học sinh cần có tất cả các yếu tố đó. Muốn vậy trong mỗi tiết làm văn ta tập chung
giải quyết 3 nhiệm vụ.

 Xây dựng nội dung.
Một bài văn hay, việc đầu tiên nội dung phải được phong phú. Điều này
tương đối khó nên giáo viên cần hướng dẫn kĩ. Khi dạy giáo viên cần lưu ý hệ
thống câu hỏi trong sách giáo khoa vì chương trình tập làm văn được soạn theo
trình độ phổ cập. Đích đầu tiên học sinh cần đạt là phải hoàn thiện về bố cục (có đủ
ba phần: mở bài, thân bài, kết bài) ý phong phú có trọng tâm.
Khi đã hoàn thiện về bố cục. Tôi tiếp tục chú ý đến nội dung bài văn. Muốn
làm văn phong phú học sinh phải biết cách trả lời câu hỏi. thường mỗi câu hỏi học
sinh phải trả lời bằng một đoạn văn chứ không phải một câu. ví dụ như câu hỏi:
- Thân cây thế nào? (trong bài quan sát cây hoa hồng). Tôi không bằng lòng
với câu trả lời kiểu: “Thân cây khẳng khiu, cành đâm ra mọi phía.” Ở đây, tôi đòi
hỏi ở học sinh sự quan sát tỉ mỉ (màu sắc, độ cao, to, cách bố trí, các cành, cành
non, cành già, gai) và trả lời bằng một đoạn văn.
- Thân cây thâm thấp, màu xanh tươi. Cành cây khẳng khiu đan chéo vào
nhau, vươn ra mọi phía. Đôi ba mầm non mới trồi lên mập mạp đầy sức sống. Rải
rác trên cành là những chú gai nhọn hoắt đứng nghiêm trang như những chú lính
gác cho nàng công chúa hoa hồng.
Trang 22


Rèn luyện thói quen quan sát nhiều góc cạnh của sự vật sẽ giúp học sinh có
được những bài văn hay, nhiều ý. Tuy nhiên không thể dàn trải mênh mông mà bài
văn phải có trọng tâm. Học sinh biết lựa chọn chi tiết nổi bật để viết. Ví dụ bài: Tả
cây hoa hồng. Học sinh phải tả kĩ. Nhìn bao quát cây, tổng thể hoa trên cây, nhìn
chi tiết từng bông: Bông nở to, bông chúm chím, nụ. Phát hiện vẻ đẹp riêng của

chúng, so sánh chúng. Quan sát kĩ từng cành hoa, cách cấu tạo và điều quan trọng
nhất là phải làm nổi bật hình ảnh loài hoa, cây hoa mình quan sát.

 Đưa nghệ thuật vào bài văn.
Ở lớp 4 nghệ thuật đơn giản chỉ là việc chọn lọc từ ngữ, hình ảnh và sử dụng
các biện pháp nhân hóa, so sánh. Bởi vậy nó cũng rất gần gũi quen thuộc với các
em vì các em đã có được cả một quá trình học tập và rèn luyện.
Trong quá trình tập diễn đạt nội dung, giáo viên có thể gợi ý bằng các câu
hỏi:
- Ta có thể tả màu sắc hoa hồng nhung bằng từ nào? (đỏ thẫm, đỏ thắm).
- Gốc hồng làm nhiệm vụ gì?
Tuy nó sần sùi màu nâu và khô cằn. Em có thể dùng biện pháp so sánh hay
nhân hóa để làm nổi bật nét đẹp trong hình thức xấu xí của nó được không? (gốc
cây như người mẹ giản dị trong bộ áo nâu xám. Nhường sắc xanh tươi cho lá, cho
hoa).
- Những chiếc gai có thể nhân hóa được không? (nhân hóa như những người
lính).
- Tàu lá chuối có thể so sánh với cái gì? (Cái quạt khổng lồ, tấm lụa màu
xanh lục).
- Những quả chuối cong cong giống cái gì? (Vầng trăng khuyết).
Bằng cách gợi mở, dẫn dắt như vậy học sinh sẽ nêu ra những ý kiến của
mình. Sau khi nghe phần trình bày của các em, tôi sẽ rút ra một số từ ngữ, hình
ảnh, câu văn hay để cả lớp có thể học tập và đưa vào bài của mình.

 Đưa cảm xúc vào bài văn.
Trang 23


Một bài văn hấp dẫn, gây ấn tượng với người đọc không thể thiếu “cảm xúc”
của người viết. Cảm xúc không chỉ có ở phần kết bài. Nó phải được lồng vào trong

từng câu của bài văn. Đối với học sinh nhỏ thì điều này thật là trừu tượng.
Bởi vậy, giáo viên nên gợi ý cụ thể như sau:
- Hoa hồng đẹp đến khó tả được. Khi ngắm nhìn hoa em cảm thấy như thế
nào? (hoa đẹp lộng lẫy, say đắm lòng người).
- Hương chuối chín thơm lừng gợi cho em cảm giác như thế nào? (thèm,
muốn ăn)
- Được ăn trái ngon em có suy nghĩ gì về người trồng? (biết ơn)
Tương tự như vậy ta cần bắt học sinh đưa ra những suy nghĩ, nhận xét cảm
xúc của mình trước một vật, sự việc. Bài văn sẽ không đơn giản là sự liệt kê. Nó
thấm đẫm các suy nghĩ, cảm xúc của người viết.
Kết hợp được ba yếu tố trên: Nội dung, nghệ thuật, cảm xúc thì bài văn của
học sinh cũng đạt tới một thành công lớn.
4. Kết quả đề tài:
Qua quá trình giảng dạy, nhờ sự kiên trì bền bỉ áp dụng những biện pháp rèn
kĩ năng làm tập làm văn như đã nêu ở trên. Tôi đã tiến hành khảo sát, lấy riêng
phần Tập làm văn ở hai thời điểm đầu năm học và cuối học kì I với thang điểm là
điểm 5. Để có được thang điểm 10, tôi lấy thang điểm 5 đó nhân với 2 và có số liệu
như sau:
Thời điểm

TS

Đầu năm
Cuối HKI

21
21

Điểm 1-2
TS

%
4 19,1

Điểm 3-4
TS
%
2
9,5
2
9,5

Điểm 5-6
TS
%
15 71,4
9 42,9

Điểm 7-8
TS
%
6

28,6

Điểm 9-10
TS
%
4

19,0


Qua kết quả khảo sát, tôi nhận thấy từ khi áp dụng “Kinh nghiệm giúp học
sinh học tốt phân môn Tập làm văn lớp 4A” học sinh học có tiến bộ hơn, số lượng
học sinh ở các điểm 1 – 2; 3 – 4; 5 – 6 đều giảm và có khá nhiều học sinh đạt các
Trang 24


điểm 7 – 8; 9 - 10. Tôi thấy phấn khởi hơn khi nhìn thấy trong các tiết Tập làm văn
học sinh say mê học, lớp học sôi nổi, kỹ năng làm văn được nâng cao rõ rệt. Có
nhiều em đầu năm học không biết đặt câu, không biết dùng từ để diễn đạt, không
viết được bài văn gãy gọn, mạch lạc. Nay viết được câu văn tương đối hay, giàu
hình ảnh, ý phong phú hơn, tự tin hơn, đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng của Bộ Giáo
dục và Đào tạo quy định. Làm nền tảng vững vàng cho các em học phân môn Tập
làm văn ở lớp 5. Tuy kết quả chưa được mỹ mãn, như ý còn hai học sinh chưa hoàn
thành nhưng đó cũng là thành công trong bước đầu nghiên cứu, mày mò tìm ra biện
pháp rèn kĩ năng viết tập làm văn cho học sinh của lớp mình.
5. Phạm vi áp dụng:
Đề tài đã được áp dụng ở lớp 4A Trường Tiểu học Phước Ninh B năm học
2014 – 2015 với kết quả khả quan, có thể vận dụng cho cả khối 4 và khối 5 của
trường.

Trang 25


×