Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ỨNG DỤNG “LÀM THẾ NÀO ĐỂ HỌC SINH HỌC TỐT PHÂN MÔN TẬP LÀM VĂN LỚP 9”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (95.55 KB, 9 trang )


MỤC LỤC

I/ PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục đích nghiên cứu.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
4. Phương pháp nghiên cứu.
II/ NỘI DUNG ĐỀ TÀI VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.
Chương I: Cơ sở lý luận của vấn đề.
Chương II: Thực trạng của đề tài nghiên cứu
1. Đặc điểm của Trường THCS Nguyên Hồng Sơn
2. Thực trạng của đề tài nghiên cứu.
3. Nguyên nhân của thực trạng
Chương III: Biện pháp, giải pháp chủ yếu để thực hiện đề tài
1. Các biện pháp tác động.
2. Kết quả đạt được.
III/ KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ:
1. Kết luận
2. Kiến nghị
TRƯỜNG THCS NGUYỄN HỒNG SƠN
TỔ: NGỮ VĂN

ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ỨNG DỤNG
“LÀM THẾ NÀO ĐỂ HỌC SINH HỌC TỐT
PHÂN MÔN TẬP LÀM VĂN LỚP 9”
I PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nói đến phân môn Tập làm văn thì mỗi chúng ta không ai có thể phủ
nhận đây là một môn học khó và rất khó đối với học sinh và việc dạy của


giáo viên.
Thật vậy! Tập làm văn là thành quả của các phân môn:Văn học, Tiếng
Việt. Học đã khó mà dạy làm sao để học sinh viết được một bài văn hay mới
thật khó hơn. Chính vì những điều đó, đòi hỏi người giáo viên chúng ta luôn
luôn tìm tòi những kinh nghiệm nào đó để giúp các em làm tốt Tập làm văn,
có hứng thú khi học đến phân môn này. Nhận thức được tầm quan trọng của
phân môn Tập làm văn, thấy được những khó khăn cơ bản đối với việc học
và việc dạy, tôi đã nghiên cứu tìm tòi và rút ra một số kinh nghiệm để giúp
học sinh học tốt phân môn Tập làm văn lớp 9.
1. Mục đích nghiên cứu.
Tìm hiểu tình hình học tập phân môn Tập làm văn lớp 9 ở Trường
THCS Nguyễn Hồng Sơn qua việc rèn luyện hình thành các kỹ năng của học
sinh. Nhằm góp phần nâng cao chất lượng học tập phân môn Tập làm văn
cho các em học sinh lớp 9.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:
- Tình hình học tập phân môn Tập làm văn lớp 9 Trường THCS
Nguyễn Hồng Sơn
- Số lượng học sinh lớp 9C- 9D năm học 2011- 2012.
4. Phương pháp nghiên cứu:
-Dùng phương pháp tổng kết kinh nghiệm, ngoài ra còn sử dụng một số
phương pháp sau:
+ Phương pháp điều tra.
+ Phương pháp nghiên cứu sản phẩm.
+ Phương pháp trò chuyện.
II. NỘI DUNG ĐỀ TÀI VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU:
Chương I: Cơ sở lý luận của đề tài:
Theo chương trình môn Ngữ văn lớp 9, dạy Tập làm văn không chỉ giúp
các em nắm vững lý thuyết làm bài theo từng thể loại mà còn đòi hỏi học
sinh thực hành, luyện tập nhằm mục đích tạo lập được một văn bản cụ thể
(nói hoặc viết) . Nhưng để có một bài văn hay đòi hỏi học sinh phải thành

thạo nhiều kỹ năng như:
+ Tìm hiểu đề, tìm ý.
+ Sắp xếp ý, lập dàn bài.
+ Trình bày, diễn đạt.
+ Sữa chữa bài, rút kinh nghiệm.
Trong đó: tìm hiểu đề, tìm ý rồi sắp xếp ý lập thành một dàn bài là một trong
những kỹ năng quan trọng để viết được một bài văn hay. Nhưng trong thực
tế, qua quá trình giảng dạy tôi nhận thấy các em còn yếu và lúng túng khi
vận dụng các kỹ năng này. Từ đó, một nhiệm vụ được đặt ra cho bản thân
là:Làm sao? Làm thế nào để rèn luyện các kỹ năng này cho các em? Chính
vì thế nên tôi đã nghiên cứu, tìm tòi và rút ra một số kinh nghiệm giúp học
sinh học tốt phân môn Tập làm văn lớp 9. Tôi mong muốn những kinh
nghiệm này sẽ giúp các em học tốt phân môn Tập làm văn.
II: THỰC TRẠNG CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU:
1. Đặc điểm của Trường THCS Nguyễn Hồng Sơn.
Trường THCS Nguyễn Hồng Sơn nằm trên đường Nguyễn Hồng Sơn,
cách trung tâm thị xã Sông Cầu khoảng 2 km về phía nam. Học sinh chủ
yếu ở các khu phố: Dân Phước, Vạn Phước, Mỹ Hải (thuộc phường Xuân
Thành). Khu phố Long Phước Đông (Phường Xuân Phú), thôn Long Phước,
thôn Cao Phong (Xã Xuân Lâm). Thành phần học sinh lớp 9 rất đa dạng, chủ
yếu là con em nông dân và làm biển.
2. Thực trạng của đề tài nghiên cứu:
Học sinh còn yếu và lúng túng mỗi khi vận dụng kỹ năng vào làm bài,
nên hầu hết bài viết của các em đều có chung một nhận xét “ Ý nghèo nàn,
nội dung khô khan”.
Để làm rõ hơn về nguyên nhân này, tôi lập tức tiến hành khảo sát chất
lượng riêng cho phân môn Tập làm văn. Thời gian vào tuần lễ đầu của năm
học. Kết quả như sau:
CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM MÔN TẬP LÀM VĂN LỚP 9C- 9D
Lớp Sĩ số

Chất lượng môn Tập làm văn
Giỏi (9-10đ) Khá (7-8 đ) TB (5-6) Yếu (dưới 5)
SL TL SL TL SL TL SL TL
9C 36 01 2,8 07 19,4 24 66,7 04 11,1
9D 35 0 0 08 22,9 23 65,7 04 11,4
TC 71 01 1,4 15 21,1 47 66,2 08 11,3

3. Nguyên nhân của thực trạng:
Với kết quả đáng lo ngại như trên, tôi đã tiến hành điều tra và tìm ra
những nguyên nhân cơ bản sau:
+ Giáo viên còn ngại khó và lúng túng khi rèn các kỹ năng tìm hiểu
đề, tìm ý, sắp xếp ý và lập dàn ý.
+ Việc cảm thụ văn học của học sinh còn hạn chế.
+ Học sinh chưa biết cách quan sát sự vật hiện tượng.
+ Vốn từ ít nên chưa có ý hay, khả năng diễn đạt còn hạn chế.
+ Sắp xếp ý còn lộn xộn nên bài còn thiếu ý, khô khan.
CHƯƠNG III: BIỆN PHÁP, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ THỰC HIỆN
ĐỀ TÀI.
1. Các biện pháp tác động;
Từ tình hình thực tế của lớp và những nguyên nhân mà tôi đã khảo sát
được. Với nhiệm vụ đặt ra cho tôi: phải giải quyết những thực trạng trên. Từ
đó, một số biện pháp mà tôi đã áp dụng và giải quyết như sau:
* Biện pháp 1:
Để giúp các giáo viên không còn ngại khó, lúng túng khi rén các kỹ
năng làm bài Tập làm văn. Tôi đã mở chuyên đề dạy Tập làm văn cho giáo
viên trong tổ dự và học tập. Qua chuyên đề các giáo viên se hiểu và nắm
chắc cách hướng dẫn học sinh vận dụng các kỹ năng làm văn.
* Tiến trình thực hiện biện pháp 1:
+ Tổ thống nhất giáo án. Cử giáo viên dạy minh họa.
+ Lần lượt từng giáo viên thực hiện.

+ Rút ra được phương pháp rèn kỹ năng chung cho học sinh.
* Biện pháp 2:
Bồi dưỡng vốn từ và cảm thụ văn học qua các tác phân môn: Văn học,
Tiếng Việt. Như chúng ta đã biết, muốn giỏi Tập làm văn phải tích lũy được
một số “vốn” văn học đáng kể, mà ở lứa tuổi các em điều này thật không dễ.
Nếu không có “ Vốn ” thì bài viết sẽ trở nên nghèo ý, khô khan. Để làm tốt
vấn đề này, tôi tiến hành như sau:
Qua các giờ dạy văn học, Tiếng Việt tôi đã hướng dẫn cho các em về cách
dùng từ viết câu có hình ảnh, tích lũy các tư liệu văn học.
Ngoài ra, để giúp học sinh viết câu văn sinh động, tôi còn hướng dẫn học
sinh những bài tập dùng các biện pháp nghệ thuật như: so sánh, nhân hóa,
liên tưởng tưởng tượng …
Bên cạnh đó tôi còn giúp các em tập so sánh hai đoạn văn. Tại sao đoạn văn
này hay hơn đoạn văn kia? Những hình ảnh từ ngữ nào làm cho đoạn văn
sinh động?
* Kết quả:
Sau những giờ học trên lớp, học sinh thường đến Thư Viện trường để đọc
sách nên vốn từ của các em ngày càng phong phú. Hơn nữa, trong những giờ
học các em học tập sôi nổi và có hứng thú học môn Văn. Khả năng diễn đạt
của các em trong những bài viết được lưu loát, rành mạch, sinh động và hấp
dẫn hơn .
* Biện pháp 3:
Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề, tìm ý.
Bài văn nghèo ý, nội dung ít phong phú, có khi lạc đề, viết lan man là do các
em chưa biết cách tìm hiểu đề, tìm ý. Vì thế hướng dẫn học sinh cách tìm
hiểu đề, tìm ý là biện pháp hữu hiệu mà tôi đã thực hiện và có kết quả tốt.
Cụ thể, tôi đã hưỡng dẫn các em trước khi làm bài cần: đọc kỹ đề, đề thuộc
loại gì? Đề nêu hiện tượng sự việc gì? Đề yêu cầu làm gì? Tìm ý là tìm hiểu
ý nghĩa của sự việc, của vấn đề. Tìm hiểu nội dung của vấn đề.
Để tìm hiểu đề, tìm ý cho đề bài: Hãy kể về một lần em trót xem nhật kí

riêng của ban. Tôi đã hướng dẫn học sinh như sau:
- Nội dung chính là kể lại chuyện mình đã trót xem nhật kí riêng của bạn
như thế nào ( Vào lúc nào, ở đâu, diễn ra như thế nào, bạn có biết không,
có ai thấy không, đã đọc được những gì, có nói cho người khác, biết nội
dung nhật kí của bạn hay không?...)
- Nội dung kết hợp các yếu tố miêu tả nội tâm và lập luận là việc miêu tả
những suy nghĩ, tình cảm của mình sau khi đã trót hành động như trên (ân
hận, xấu hổ như thế nào…) những suy nghĩ, dằn vặt, trăn trở… và rút ra bài
học cho mình.
* Kết quả:
Học sinh biết cách tìm hiểu đề, tìm ý, diễn đạt đúng trọng tâm vấn đề,
khong lạc đề.
* Biện pháp 4:
Hướng dẫn học sinh sắp xếp ý, lập dàn bài.
Trong quá trình tìm ý, học sinh tìm và ghi ra rất nhiều ý không cần theo thứ
tự. Nhưng khi làm bài, các ý sẽ được sắp xếp lại cho hợp lý. Có ý giữ lại,
có ý bỏ đi. Việc sắp xếp ý phải theo một trình tự nhất định, bảo đảm tính
hợp lý chặt chẽ.
- Muuốn có một bài văn hay phải có một dàn bài phong phú.
- Ỏ mỗi thể loại hay kiểu bài, sách giáo khoa thường giới thiệu một dàn
bài chung ( Đại cương) để từ đó học sinh tập vận dụng vào một bài văn cụ
thể. Sau đây là phần hướng dẫn học sinh lập dàn bài:
+ Trước tiên học sinh viết bố cụ bài văn gồm có ba phần:
- Mở bài.
- Thân bài.
- Kết bài.

×