Tải bản đầy đủ (.doc) (41 trang)

đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của mặt trận tổ quốc theo tinh thần của đại hội 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (287.25 KB, 41 trang )

TRƯỜNG ĐÀO TẠO CÁN BỘ LÊ HỒNG PHONG
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
–––––––

TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP
TRUNG CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ HÀNH CHÍNH k11- a10
ĐỀ TÀI:
ĐỔI MỚI NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG THỨC HOẠT ĐỘNG CỦA
MẶT TRẬN TỔ QUỐC QUẬN ĐỐNG ĐA TRONG GIAI ON HIN NAY

Họ tên học viên
Đơn vị công tác
Giáo viên hớng dẫn

: Nguyễn Thị Anh Thu
: Uỷ ban MTTQ quận Đống Đa.
: Nguyễn Thị Bích Nga
Phó Trởng Ban Dân vận
Truờng đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong

H Ni, thỏng 4 – 2012

MỤC LỤC



MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là một tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp
tự nguyện của tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội
và các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp và tầng lớp xã hội, các dân tộc các


tôn giáo và người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
Đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam là vấn đề rất quan trọng, có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc nhằm cải tiến các
hình thức biện pháp và cách tiến hành các hoạt động để thực hiện tốt các chức
năng nhiệm vụ của Mặt trận Tổ quốc; khắc phục những nhược điểm, phát huy
trí tuệ và tính chủ động sáng tạo của mỗi thành viên làm cho hoạt động của
Mặt trận Tổ quốc ngày càng thiết thực hơn.
Đổi mới phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, bên
cạnh việc khắc phục tình trạng hành chính quan liêu, bệnh hình thức, xa rời
thực tế, điều cốt yếu phải đổi mới các hình thức và phương pháp hoạt động
công tác mặt trận nhằm thực hiện tốt hơn sự phối hợp thống nhất hành động
giữa các tổ chức thành viên; giữa Mặt trận với chính quyền dưới sự lãnh đạo
của Đảng. Đây chính là một trong những yêu cầu khách quan của đổi mới hệ
thống chính trị, gắn liền với cuộc cải cách nền hành chính nhà nước, làm cho
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thực sự là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với nhân
dân, tập hợp khối đại đoàn kết toàn dân xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Việc đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc
đã được đưa vào nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII và được cụ
thể hoá trong nghị quyết Đại hội V Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (Nhiệm kỳ
1999-2004), cho đến nay đã thu được kết quả nhất định nhưng vẫn cịn bộc lộ
một số thiếu sót hạn chế. Do vậy, việc nghiên cứu lý luận và tổng kết thực
tiễn ở cấp cơ sở (quận, huyện) là hết sức cần thiết góp phần để Mặt trận Tổ
quốc làm trịn nhiệm vụ của mình trong hệ thống chính trị và trong đời sống
xã hội.
1


Trong những năm qua, cùng với nhân dân cả nước, nhân dân quận
Đống Đa dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ địa phương đã thu được nhiều thành
tựu đáng kể trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hố, xã hội, an ninh quốc

phịng; đã và đang góp phần thiết thực trong cơng cuộc đổi mới đất nước. Có
được những thành tựu đó, trước hết nhờ Đảng bộ ln coi trọng công tác đổi
mới và chỉnh đốn Đảng, trong đó có việc đổi mới và tăng cường cơng tác Mặt
trận. Tuy nhiên, đứng trước yêu cầu nhiệm vụ mới ngày càng nặng nề và từ
đặc thù của một quận lớn nhất của Hà Nội - Thủ đô của cả nước, có vị trí
chiến lược về kinh tế - chính trị - xã hội - văn hoá, việc tiếp tục tăng cường và
đổi mới công tác Mặt trận là vấn đề có ý nghĩa quan trọng và cấp bách.
Để góp phần đánh giá đúng kết quả hoạt động của Mặt trận Tổ quốc
Quận trong thời gian qua làm cơ sở cho việc đề ra phương hướng tiếp tục đổi
mới nội dung và phương thức hoạt động của của Mặt trận Tổ quốc Quận
trong thời gian tới. Tôi xin nghiên cứu đề tài " Đổi mới nội dung và phương
thức hoạt động của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc quận Đống Đa trong giai đoạn
hiện nay", làm tiểu luận tốt nghiệp lớp trung cấp lý luận chính trị của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài.
- Đánh giá đúng thực trạng hoạt động của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc
quận Đống Đa thời gian qua – Kết quả đạt được, hạn chế thiếu sót, nguyên
nhân và bài học kinh nghiệm
- Đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm đổi mới nội dung và
phương thức hoạt động của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc quận Đống Đa trong
thời gian tới.
3. Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài tập trung nghiên cứu đánh giá hiệu quả hoạt động của Mặt trận
Tổ quốc quận Đống Đa giai đoạn 2008 – 2012. Xác định phương hướng, mục
tiêu giai đoạn 2012 – 2015. Từ đó đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm đổi
mới nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc quận trong những
năm tới.
2


4. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu chung của đề tài là dựa trên cơ sở phương
pháp luận của Chủ nghĩa Mác- Lênin là phương pháp duy vật biện chứng và
duy vật lịch sử. Trong đó coi trọng các phương pháp cụ thể: phương pháp lịch
sử và phát triển. Đặc biệt coi trọng hệ thống tư liệu qua nhiều kênh thơng tin,
văn bản, Nghị quyết Đảng, chính quyền từ Trung ương tới các cấp ở địa
phương. Tổng hợp và phân tích tư liệu dựa trên quan điểm của Chủ nghĩa
Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trị quần chúng và công tác vận
động quần chúng. Nghiên cứu của tiểu luận còn được thể hiện qua khảo sát
thực tế ở địa phương.
5. Kết cấu tiểu luận:
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo. Tiểu
luận được kết cấu 3 chương.
- Chương1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc đổi mới nội dung và
phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc.
- Chương 2: Kết quả hoạt động của Mặt trận Tổ quốc quận Đống Đa
trong giai đoạn 2008-2012. Thực trạng, nguyên nhân và kinh nghiệm.
- Chương 3: Phương hướng và giải pháp đổi mới nội dung phương
thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Quận Đống Đa trong giai đoạn hiện nay.

3


Ch¬ng I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC ĐỔI MỚI NỘI DUNG VÀ
PHƯƠNG THỨC HOẠT ĐỘNG CỦA MẶT TRẬN TỔ QUỐC.

1.1 Tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt
Nam về vai trò của Mặt trận Tổ quốc.
Lịch sử phát triển của xã hội loài người đã trải qua các chế độ xã hội khác
nhau: Cộng sản nguyên thuỷ, chiếm hữu nô lệ, phong kiến, Tư bản chủ nghĩa và

xã hội chủ nghĩa. Nhân tố quyết định trong sự vận động và phát triển của dịng
chảy lịch sử khơng ngừng đó chính là nhân dân lao động. Phạm trù quần chúng
nhân dân là một phạm trù rộng lớn biến đổi theo thời gian lịch sử, nhưng xét về
bản chất: Quần chúng nhân dân bao giờ cũng là lực lượng làm nên lịch sử.
Chủ nghĩa yêu nước, ý thức tự lực tự cường, tự tin dân tộc, tư tưởng
hoà đồng nhân ái trong cơ cấu xã hội Nhà - Làng - Nước... là truyền thống vơ
cùng q báu của dân tộc ta. Trong đó đồn kết được coi là chuẩn mực đạo lý
tạo nên sức vô địch để chiến thắng kẻ thù và xây dựng đất nước. Truyền
thống cực kỳ quý báu đó được Bác Hồ và Đảng ta kế thừa và tiếp tục phát huy
ở tầm cao mới, dựa trên nền tảng lý luận của Chủ nghĩa Mác-Lênin.
Từ những năm 20 của thế kỷ XX. Khái niệm quần chúng trong suy
nghĩ của Hồ Chí Minh đã là rất rộng lớn và sâu sắc. Quần chúng trong tư
tưởng của Người bao gồm cả dân tộc Việt Nam, là đồng bào Việt Nam gồm
các giai cấp, tầng lớp, lứa tuổi, các dân tộc, các tôn giáo v.v...
Chủ tịch Hồ Chí Minh đánh giá rất cao vai trò của quần chúng nhân
dân. Nhân dân là quý nhất, quan trọng trên hết, dân là gốc của nước, của cách
mạng. "Trong bầu trời khơng có gì q bằng nhân dân, trong thế giới khơng
có gì mạnh bằng lực lượng đồn kết của nhân dân"; "Dân chúng đồng lịng,
việc gì làm cũng được. Dân chúng khơng ủng hộ, việc gì cũng khơng nên",
"nước lấy dân làm gốc, gốc có vững cây mới bền, xây lầu thắng lợi trên nền
nhân dân" (Hồ Chí Minh tồn tập, CTQG, ST, H, 1995 t 5, tr 77).

4


Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII xác định đổi mới nội
dung và phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc như sau: “Củng cố, mở
rộng tổ chức và hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, một tổ chức liên
minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của các đồn thể chính trị- xã hội và các cá
nhân tiêu biểu trong các giai cấp và tầng lớp xã hội, các dân tộc, các tôn giáo.

Mặt trận và các tổ chức thành viên là cơ sở chính trị của chính quyền nhân
dân, nơi phối hợp thống nhất hành động của các tầng lớp nhân dân thực hiện
đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, thực hiện và giám
sát việc thực hiện dân chủ, chăm lo và bảo vệ lợi ích chính đáng của các tầng
lớp nhân dân; bảo vệ Đảng và Chính quyền, thực hiện các nhiệm vụ kinh tế,
văn hoá, xã hội, quốc phịng, an ninh, đối ngoại; góp phần tăng cường mối
liên hệ mật thiết giữa nhân dân với Đảng và Nhà nước” (Văn kiện ĐH Đảng
toàn quốc lần thứ VIII- trang 127-128).
Về mặt hình thức , Đảng cộng sản Việt Nam là hạt nhân đứng ra tập
hợp lực lượng, thực hiện liên minh chính trị trong một Mặt trận thống nhất.
Đảng nhận xứ mệnh lãnh đạo Mặt trận, nhưng không phải đứng trên hay đứng
ngoài Mặt trận mà là một thành viên tích cực nhất của Mặt trận, bình đẳng
như mọi thành viên khác. Do vậy, việc đổi mới nội dung phương thức hoạt
động của Mặt trận Tổ quốc gắn liền với sự nghiệp đổi mới của Đảng. Khơng
có đổi mới của Đảng, không thể đổi mới được Mặt trận. Xét về thực chất
Đảng thơng qua Mặt trận để đồn kết các giai cấp, tầng lớp, huy động sức
mạnh toàn xã hội vào việc thực hiện đường lối chủ trương của Đảng.
Mặt trận chẳng những quan trọng để tập hợp quần chúng tăng cường
khối đại đoàn kết toàn dân mà còn là nơi để phát huy dân chủ , là diễn đàn
dân chủ của nhân dân. Tâm tư nguyện vọng của quần chúng được Mặt trận
tập hợp phản ánh. Trên cơ sở đó Đảng có sự điều chỉnh đường lối chủ trương,
đường lối chính sách của mình, đảm bảo chính sách đồn kết dân tộc, điều
hồ lợi ích các giai cấp, dân tộc, các tầng lớp trên cơ sở lợi ích toàn dân tộc.

5


1.2 Vị trí vai trị của MTTQViệt nam trong sự nghiệp cách mạng
của Đảng.
Khoản 1 điều 1 Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quy định “Mặt trận

Tổ quốc Việt Nam là một tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của
tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội và các cá nhân
tiêu biểu trong các giai cấp và tầng lớp xã hội, các dân tộc, các tôn giáo và
người Việt Nam định cư ở nước ngồi”.
Liên minh chính trị là liên kết các lực lượng chính trị – xã hội với nhau
thành một khối thống nhất để thực hiện mục tiêu chính trị chung là giành, giữ
chính quyền, sử dụng chính quyền để bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ thành quả cách
mạng, xây dựng và phát triển kinh tế – xã hội đem lại cuộc sống ấm no, hạnh
phúc cho nhân dân. Việc xác định Mặt trận Tổ quốc là một tổ chức liên minh
chính trị đã phản ánh đúng bản chất của tổ chức Mặt trận, nhấn mạnh tính
chính trị của tổ chức Mặt trận. Trong giai đoạn hiện nay, Đại hội IX của Đảng
đã chỉ rõ: “Thực hiện đại đồn kết các dân tộc, tơn giáo, giai cấp, tầng lớp,
thành phần kinh tế, mọi giới, mọi lứa tuổi, mọi vùng của đất nước, người
trong Đảng và người ngồi Đảng, người đang cơng tác và người đã nghỉ hưu,
mọi thành viên trong đại gia đình dân tộc Việt Nam dù sống trong nước hay ở
nước ngoài” “Lấy mục tiêu giữ vững độc lập, thống nhất, vì dân giầu, nước
mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh làm điểm tương đồng; tôn trọng
những ý kiến khác nhau không trái với lợi ích chung của dân tộc, xố bỏ mặc
cảm, định kiến, phân biệt đối xử về quá khứ, giai cấp, thành phần, xây dựng
tinh thần cởi mở, tin cậy lẫn nhau, hướng tới tương lai” (Đảng Cộng sản Việt
Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb CTQG, H, 2001, tr
123-124). Khối đại đoàn kết toàn dân trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam luôn
luôn được củng cố và phát triển sâu rộng trên cơ sở liên minh vững chắc giai
cấp công nhân với giai cấp nơng dân và đội ngũ trí thức.
- Tổ chức liên minh chính trị bao gồm:
Tổ chức chính trị là: Đảng Cộng sản Việt Nam.
6


Các tổ chức chính trị - xã hội là: Tổng liên đoàn lao động Việt Nam,

Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam,
Hội Nông dân Việt Nam, Hội cựu chiến binh Việt Nam, và các tổ chức xã hội
nghề nghiệp khác.
Quân đội nhân dân Việt Nam- tiền thân là Đội Việt Nam tuyên truyền
giải phóng quân- là thành viên của Mặt trận Việt Minh, nay kế tục truyền
thống đó là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Các cá nhân tiêu biểu là người có uy tín cao, có quan hệ và ảnh hưởng
tốt có sức thuyết phục đối với một giai cấp, một tầng lớp xã hội, mỗi dân tộc,
mỗi tôn giáo và cộng đồng người Việt Nam định cư ở nước ngồi…Thơng
qua những các nhân tiêu biểu này, Mặt trận Tổ quốc có thể tập hợp, lơi cuốn
lớp người mà họ có quan hệ và ảnh hưởng tham gia vào khối đại đoàn kết dân
tộc, cùng nhau thực hiện chương trình phối hợp thống nhất hành động chung
vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
khơng có hội viên, chỉ có thành viên, bao gồm thành viên có tổ chức và thành
viên cá nhân.
- Là tổ chức liên minh chính trị, hệ thống tổ chức của Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam theo cấp hành chính: Trung ương; tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương (gọi chung là cấp tỉnh); huyện, quận, thị xã thành phố trực thuộc tỉnh
(gọi chung là cấp huyện); cấp xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã). Ở
mỗi cấp hành chính, có Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Dưới cấp xã có
Ban cơng tác Mặt trận ở cộng đồng dân cư (thôn, làng, ấp, bản).
Mặt trận Tổ quốc tổ chức theo nguyên tắc liên hiệp tự nguỵên của các
thành viên. Các thành viên tham gia Mặt trận đều có địa vị bình đẳng và độc
lập về tổ chức. Phối hợp và thống nhất hành động là nguyên tắc cơ bản trong
hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, là mối liên hệ hữu cơ giữa Mặt
trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên.
Khoản 2 điều 1 Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khẳng định: “Mặt
trận Tổ quốc Việc Nam là một bộ phận của hệ thống chính trị của nước Cộng
7



hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, là cơ
sở chính trị của chính quyền nhân dân, nơi thể hiện ý trí nguyện vọng, tập hợp
khối đại đoàn kết toàn dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, nơi hiệp
thương phối hợp và thống nhất hành động của các thành viên, góp phần giữ
vững độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ, thực hiện
thắng lợi sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước vì mục tiêu dân
giầu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh”.
Như vậy, trong giai đoạn mới của cách mạng với nền dân chủ ngày
càng phát triển, vai trò của Mặt trận và các đoàn thể ngày càng quan trọng,
càng được mở rộng. Nâng cao vai trò, tác dụng của Mặt trận trong hệ thống
chính trị và đời sống xã hội là một yêu cầu khách quan có ý nghĩa quan trọng
đến sự ổn định chính trị xã hội của đất nước.
1.3 Nhiệm vụ của quận Đống Đa và những vấn đề đặt ra đối với
hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Quận.
Những năm qua Đảng, Nhà nước, Thành phố và Quận đã ban hành
nhiều chủ trương, chính sách chỉ thị nghị quyết về phát huy dân chủ, tăng
cường củng cố mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân. Trên địa bàn quận sự
nghiệp cơng nghiệp hố - hiện đại hoá tiếp tục đạt được những kết quả to lớn:
Kinh tế xã hội liên tục phát triển, an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội ln
được đảm bảo, các lĩnh vực văn hố, y tế giáo dục có nhiều tiến bộ, đời sống
dân sinh ngày càng được cải thiện. Tình hình trên là nguồn cổ vũ, động viên
lớn lao các tầng lớp nhân dân, phát huy tinh thần đoàn kết, truyền thống yêu
nước, tin tưởng và hăng hái tham gia cơng cuộc đổi mới đất nước vì mục tiêu
“Dân giầu nước mạnh- xã hội công bằng – dân chủ văn minh”.
1.3.1 Tính đặc thù trong hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Quận
Đống Đa.
Trong quá trình đổi mới và phát triển cũng nẩy sinh nhiều khó khăn,
phức tạp. Quận có tới hơn 55 dự án giải phóng mặt bằng với hàng nghìn hộ
dân phải di chuyển nơi ở; trong khi chủ trương tái định cư và chính sách đền

8


bù cịn có những bất cập. Đống Đa cịn là Quận có nhiều làng, khu tập thể
lớn, có nhiều trường đại học, cơ quan doanh nghiệp của Trung ương và Thành
phố. Thành phần dân cư đa dạng, số hộ KT2, KT3, nhất là học sinh, sinh viên
khá đông. Những mặt trái của nền kinh tế thị trường cũng làm nẩy sinh nhiều
tiêu cực và tệ nạn xã hội; Các thế lực thù địch khơng ngừng tìm mọi thủ đoạn
chống phá cách mạng nước ta, như sự kiện đòi đất của Dòng chúa Cứu thế
nhà thờ Thái Hà, những yếu tố đó đã ảnh hưởng khơng nhỏ đến sự nghiệp đại
đồn kết toàn dân trong những năm qua.
1.3.2 Yêu cầu của nhiệm vụ Quận Đống Đa trong giai đoạn hiện
nay.
Cùng với những thuận lợi chung của Thủ đô trong sự phát triển mạnh
mẽ trên các lĩnh vực, những năm qua, Đống đa đã có những chuyển biến quan
trọng và đang tiếp tục được các cấp tập trung từng bước cải tạo về đô thị.
Nhưng trong những năm tới với đặc điểm là quận đông dân, hạ tầng kỹ thuật
đô thị vẫn thiếu và yếu đã và đang chi phối trực tiếp đến tình hình phát triển
kinh tế- xã hội, giao thơng đô thị, an ninh trật tự, đến nâng cao đời sống vật
chất, tinh thần của nhân dân.
Xuất phát từ đặc điểm, tình hình của Quận, cần tập trung vào 3 việc
“Đẩy mạnh đầu tư cải tạo một bước hạ tầng đơ thị; chăm lo cải thiện mơi
trường văn hố xã hội, giải quyết những vấn đề xã hội bức xúc; cải cách hành
chính, nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị, năng lực của đội
ngũ cán bộ cơ sở”.(B/c chính trị trình Đại hội Đại biểu Đảng bộ Quận Đống
Đa nhiệm kỳ 2005-2010).
1.3.3 Một số vấn đề đặt ra đối với hoạt động của Mặt trận Tổ quốc
Quận Đống Đa từ nay đến 2015..
Căn cứ vào nghị quyết của đại hội đại biểu lần thứ XXV Đảng bộ
Quận Đống Đa, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, các tổ chức chính trị - xã hội

tiếp tục:

9


- Hướng mạnh về cơ sở, động viên cán bộ hội viên tham gia cuộc vận
động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh"; đề cao trách
nhiệm của khối liên minh chính trị tăng cường tuyên truyền giáo dục, quán
triệt và thực hiện nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật trong cán bộ, hội
viên đồn viên và nhân dân, phát huy vai trò mặt trận và các đồn thể trong hệ
thống chính trị của Đảng.
- Phát huy vai trị của mặt trận và các đồn thể trong việc giám sát và
thực hiện pháp lệnh dân chủ cơ sở, tăng cường giám sát của nhân dân đối với
cán bộ, công chức, đảng viên ở khu dân cư.
- Phối hợp chặt chẽ với HĐND và UBND, tham gia tổ chức cuộc bầu
cử Đại biểu Quốc hội khoá XIII và cuộc bầu cử HĐND các cấp. Đề cao
trách nhiệm của Mặt trận trong việc thực hiện các bước quy trình đúng luật,
hiệp thương dân chủ lựa chọn giới thiệu người ra ứng cử, đảm bảo đúng tiêu
chuẩn tham gia cơ quan quyền lực Nhà nước trong giai đoạn mới. Đổi mới
và nâng cao chất lượng các cuộc tiếp xúc cử tri: Phát huy vai trò cử tri đại
diện, đề cao trách nhiệm đại biểu dân cử trong cuộc họp tiếp xúc cử tri;
nghiêm túc nghiên cứu tiếp thu, phối hợp giải quyết, giải đáp các kiến nghị
của cử tri bằng văn bản.
- Phối hợp với chính quyền giải quyết kịp thời đơn thư, khiếu nại tố cáo
tránh xảy ra tình trạng khiếu kiện đơng người, vượt cấp. Tham gia cơng tác
giải phóng mặt bằng: vận động nhân dân chấp hành chủ trương, chính sách
của Đảng, pháp luật của nhà nước, bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng của
nhân dân trong việc giải phóng mặt bằng.
- Phối hợp đẩy mạnh phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc,
củng cố quốc phịng tồn dân. Tiếp tục tun truyền và vận động thực hiện

nghị quyết trung ương 8 (khố IX) về "Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong
tình hình mới"; tăng cường thực hiện nghị quyết liên tịch giữa Trung ương
MTTQ với Bộ Công an về "Phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc"
lấy trọng tâm phối hợp phòng chống tội phạm ma tuý, các tệ nạn xã hội, tham
10


nhũng; quản lý giáo dục các đối tượng tiền án tiền sự nhằm giữ vững ổn định
chính trị, trật tự an toàn xã hội trong Quận; lấy đẩy mạnh thực hiện tự phòng,
tự quản làm cơ sở gắn thế trận an ninh nhân dân với thế trận quốc phịng tồn
dân; chú trọng tham gia tuyên truyền giáo dục kiến thức quốc phòng, tinh
thần cảnh giác cách mạng, quyền và nghĩa vụ cho cán bộ và nhân dân, đặc
biệt là đối với thanh niên, động viên tuyển quân hàng năm đồng thời thực hiện
tốt chính sách hậu phương quân đội.
Những mục tiêu đó là cơ sở vững chắc cho sự ổn định và phát triển
kinh tế- xã hội của Quận trong những năm đổi mới. Hoạt động của Mặt trận
và các đoàn thể nhân dân, các tổ chức xã hội cùng các thành viên trong hệ
thống chính trị đang từng bước đổi mới. Tổ chức, nội dung, phương thức hoạt
động đạt hiệu quả thiết thực hơn. Quyền làm chủ của nhân dân trên các lĩnh
vực chính trị, tư tưởng kinh tế, văn hoá xã hội được phát huy. Những vấn đề
cơ bản về lợi ích của các giai cấp, các tầng lớp xã hội được chăm lo, giải
quyết, các tầng lớp nhân dân trong Quận ngày càng gắn bó trong sự nghiệp
"Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh".
Tuy nhiên, thực trạng những năm qua công tác vận động quần chúng
cịn bộc lộ nhiều thiếu sót, nhược điểm. Mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân
có lúc có nơi giảm sút khá nghiêm trọng. Một bộ phận cán bộ, Đảng viên
giảm sút lý tưởng, tha hoá về phẩm chất, quan liêu mệnh lệnh, xa rời quần
chúng... Công tác vận động quần chúng chưa đáp ứng kịp thời những vấn đề
thực tế đặt ra trong quá trình thực hiện đường lối của Đảng. Chưa làm rõ mối
quan hệ giữa quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi người và các tầng lớp dân cư

trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần. Tư tưởng coi nhẹ công tác quần
chúng cịn khá phổ biến. Cơng tác quần chúng chưa thực sự thể hiện trong các
chương trình hành động của các tổ chức Đảng, chính quyền. Sức mạnh chiến
đấu của một số tổ chức cơ sở Đảng bị suy yếu, quyền làm chủ của nhân dân ở
một số nơi bị vi phạm. Vấn đề chăm lo đời sống, giải quyết việc làm và bồi

11


dưỡng sức dân cịn nhiều bất cập. Sự phân hố giàu nghèo giữa các tầng lớp
dân cư tăng lên.
Trong khi đó, tổ chức và hoạt động của Mặt trận và các đồn thể nhân
dân tuy có đổi mới nhưng nhìn chung còn rất lúng túng về xác định chức năng
nhiệm vụ, xây dựng tổ chức, phương thức hoạt động cho kịp với sự vận động
của nền kinh tế thị trường vốn rất sôi động và phức tạp. Hầu hết các đoàn thể
quần chúng đều được tổ chức theo khu vực hành chính tương ứng với các cơ
quan lãnh đạo của Đảng và Chính quyền các cấp. Hệ thống tổ chức và chức
danh cán bộ đoàn thể cũng sắp xếp theo kiểu Nhà nước. Tính chất hoạt động
của cán bộ đồn thể là tính chất của người "Làm cơng ăn lương" hơn là tính
chất của người hoạt động xã hội... nên mang nặng tính chất hành chính, hoạt
động kém hiệu quả, chưa quan tâm đúng mức đến lợi ích của đồn viên, hội
viên, vì thế đồn viên, hội viên đến với tổ chức tỷ lệ cịn thấp, ít gắn bó...
Những hạn chế trên ảnh hưởng rất lớn đến công tác vận động, tập hợp
quần chúng. Việc tổ chức đưa quần chúng vào các chương trình hoạt động
cách mạng cần phải nhận thức sâu sắc rằng công tác vận động quần chúng là
một nội dung công tác quan trọng không phải chỉ của Đảng mà phải của cả hệ
thống chính trị. Đảng nắm dân, liên hệ với dân không phải chỉ thông qua hệ
thống tổ chức của Đảng, thông qua đội ngũ cán bộ, Đảng viên mà cịn được
thực hiện thơng qua Nhà nước và các đồn thể chính trị - xã hội, các tổ chức
từ thiện và nhân đạo. Mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân là mối quan hệ đa

phương nhưng thống nhất theo cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân
dân làm chủ thông qua các tổ chức đồn thể của mình. Cho nên, việc đổi mới
công tác quần chúng và tăng cường mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân là
một việc hết sức quan trọng, có ý nghĩa chiến lược... góp phần quyết định
thắng lợi của sự nghiệp giữ vững độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

12


13


Chơng II
Thực trạng hOT NG CA MT TRN T QUC
QUN ĐỐNG ĐA TRONG GIAI ĐOẠN 2008-2012.
2.1 Tổ chức và hoạt động của MTTQ Quận Đống Đa trong giai
đoạn 2008-2012.
Quận Đống Đa nằm phía Tây Nam Thành phố Hà nội, diện tích hơn 1
vạn ha với tổng số dân gần 40 vạn người. Đặc điểm dân cư chủ yếu là cán bộ
hưu trí, lực lượng vũ trang, cán bộ cơng chức, viên chức, cơng nhân lao động.
Là quận có nhiều di tích Đình, đền, chùa, nhà thờ. Trải qua 5 năm hoạt động
có nhiều thuận lợi nhưng cũng gặp khơng ít khó khăn, trước tình hình đó,
dưới sự lãnh đạo của Quận uỷ, phối hợp của chính quyền và hướng dẫn của
MTTQ Thành phố Hà nội, Uỷ ban MTTQ, các tổ chức thành viên và các tầng
lớp nhân dân quận Đống Đa tiếp tục phát huy truyền thống anh hùng, đoàn
kết, tích cực thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của nhà
nước, thực hiện mục tiêu chung là: góp phần đảm bảo an ninh chính trị, trật tự
an toàn xã hội, tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền quận Đống
Đa vững mạnh.
2.1.1 Thn lỵi:

Trong q trình những năm đổi mới, tình hình kinh tế - chính trị - xã
hội của cả nước có nhiều chuyển biến tốt. Tình hình Thủ đơ và quận Đống Đa
ổn định, có bước phát triển mới, kinh tế phát triển mạnh, tốc độ đơ thị hố
nhanh, cơ sở hạ tầng được cải tạo và nâng cấp.
Trong hồn cảnh có nhiều khó khăn thử thách do ảnh hưởng của khủng
hoảng tài chính - tiền tệ trên tồn thế giới, tình hình cạnh tranh thị trường
ngày càng gay gắt, dưới sự lãnh đạo của Quận uỷ, điều hành của Chính
quyền, sự vận động tích cực của Mặt trận Tổ quốc và các Đoàn thể, quận
Đống Đa tiếp tục tăng trưởng về kinh tế, quy hoạch xây dựng và quản lý đơ
thị có nhiều tiến bộ.
14


Có được kết quả như vậy là do từ sau đại hội VI của Đảng đến nay,
công tác Mặt trận, chính sách Mặt trận đã được đổi mới từng bước, phù hợp
với q trình đổi mới hệ thống chính trị và đổi mới kinh tế. Đảng đã ban
hành, sửa đổi, bổ xung một số chính sách Mặt trận như: Nghị quyết 8B Khố
VI về “Đổi mới cơng tác quần chúng của Đảng, tăng cường mối quan hệ giữa
Đảng với nhân dân” Nghị quyết 07 của Bộ Chính trị về “Đại đoàn kết dân tộc
và tăng cường Mặt trận dân tộc thống nhất”, các nghị quyết về Thanh niên, về
Phụ nữ; Pháp lệnh Tín ngưỡng Tơn giáo, nghị quyết 22 về Dân tộc và miền
núi, nghị quyết về người Việt Nam định cư ở nước ngồi…
Đây là những chính sách Mặt trận trực tiếp đối với mỗi giai cấp, mỗi
tầng lớp xã hội, thể hiện sự quan tâm đến lợi ích chính đáng của nhân dân, là
cơ sở để củng cố và tăng cường đoàn kết toàn dân tộc.
Sự quan tâm của chính quyền đối với cơng tác Mặt trận đã có chuyển
biến tiến bộ, sự phối hợp giữa cơ quan Nhà nước với Mặt trận Tổ quốc ngày
một chặt chẽ và có hiệu quả. Nhà nước đã ban hành Hiến pháp năm 1992,
được sửa đổi bổ xung năm 2001 và nhiều đạo luật, chính sách chăm lo lợi ích
của các tầng lớp nhân dân. Tháng 6- 1999 đã ban hành Luật Mặt trận Tổ

quốcViệt Nam… Luật Mặt trận Tổ quốcViệt Nam và nhiều đạo luật khác đã
khẳng định vai trò vị trí của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong hệ thống chính
trị và đời sống xã hội.
Trong hệ thống bốn cấp của Mặt trận, Mặt trận Tổ quốc xã, phường thị
trấn (gọi tắt là Mặt trận Tổ quốc cơ sở) có vị trí quan trọng:
Cơ sở là nơi tập trung các tầng lớp nhân dân không phân biệt giai cấp,
dân tộc tôn giáo, nghề nghiệp v.v; nơi trực tiếp thực hiện chủ trương chính
sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước và chương trình hành động của Mặt
trận. Cuộc sống là ở cơ sở, cách mạng cũng từ cơ sở; nhân dân đoàn kết làm
chủ trước nhất và trực tiếp nhất cũng từ cơ sở, thành lập Ban công tác mặt
trận tại khu dân cư dưới phường, coi đó là địa bàn hoạt động chủ yếu của Mặt

15


trận cơ sở; lấy gia đình là đối tượng vận động xây dựng cuộc sống mới là nội
dung cuộc vận động.
Song song với quá trình thực hiện các nhiệm vụ cơng tác Mặt trận
cũng là q trình củng cố kiện toàn bộ máy Mặt trận bao gồm: Uỷ ban Mặt
trận Tổ quốc các cấp, Ban Thường trực, bộ máy chuyên trách các hội đồng
tư vấn đội ngũ cộng tác viên, các tổ chức thành viên. Trong nhiệm kỳ 20082013 toàn quận có Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc 21phường với 740 người tham
gia uỷ viên uỷ ban Mặt trận, uỷ viên thường trực gồm 101 vị với 269 Ban
công tác Mặt trận gồm 3.228 người tham gia. Thành phần Uỷ ban Mặt trận
phường bao gồm:
+ Đại diện cấp uỷ Đảng và đứng đầu các tổ chức thành viên cùng cấp.
+ Các trưởng ban công tác Mặt trận khu dân cư.
+ Một số cá nhân tiêu biểu là những người có uy tín và khả năng hoạt
động thiết thực đối với nơi ở và đối tượng họ vận động.
Về tổ chức của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Quận có 56 vị, trong đó
* Ngồi đảng: 14/56 = 25%

* Nữ: 18/56 = 32%
* Tái cử: 40/56 = 71,4%
* Mới: 16/56 = 28,6%
Trình độ chính trị:
• Cao cấp 17/56 = 30,3%
• Trung cấp 19/56 = 33,9%
• Sơ cấp 12/56 = 21,4%
Trình độ chun mơn
• Đại học, cao đẳng: 40/56 = 71%
• Trung cp: 5/56 = 10,7%
Tui bỡnh quõn: 57,8 tui.
2.1.2 Khó khăn:
Vic tập hợp thu hút các tầng lớ nhân dân tham gia các tổ chức chính
trị xã hơi, các Hội quần chúng còn những hạn chế nhất định. Nội lực, tiềm

16


năng trong các tầng lớp nhân dân rất to lớn nhưng chưa được vận động phát
huy một cách toàn diện, mạnh mẽ. Hoạt động của MTTQ còn hạn chế so với
chức năng, nhiệm vụ và yêu cầu của sự nghiệp đổi mới đất nước, nhất là việc
thực hiện chức năng giám sát của MTTQ và các đoàn thể tuy đã có nhiều cố
gắng song hiệu quả chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu và nguyện vọng của
nhân dân. Công tác tuyên truyền vận động nhân dân đẩy mạnh phong trào thi
đua yêu nước chưa thật sâu rộng. Chưa thường xuyên gắn việc thực hiện quy
chế dân chủ, quy ước ở tổ dân phố với phong trào và cuộc vận động. Nhiều
chủ trương, chính sách chưa được phổ biến kịp thời. Việc tổ chức tiếp xúc các
Đại biểu cử tri và đại biểu Quốc hội, Đại biểu HĐND các cấp có nơi chưa đổi
mới hình thức.
2.2 Kết quả hoạt động của MTTQ quận:

Có thể nói, ngay sau khi củng cố lại tổ chức Mặt trận cấp cơ sở,
phương thức công tác mặt trận hướng về địa bàn khu dân cư đã được khẳng
định. Hoạt động của Mặt trận tập trung vào các vấn đề sau:
2.2.1. Tham gia các phong trào yêu nước: Mặt trận Tổ quốc và các tổ
chức thành viên đã triển khai sâu rộng cuộc vận động "Học tập và làm
theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", tổ chức nhiều đợt học tập tư tưởng,
đạo đức của Bác, Hội thi kể chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh,
được cán bộ hội viên và đảng viên tham gia hưởng ứng. Mặt trận và các tổ
chức thành viên từ quận đến cơ sở đã tham gia các đợt học tập nghị quyết của
Đảng, đặc biệt là học tập Nghị quyết Trung ương V về "Đổi mới và nâng cao
chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở", nhiều chỉ thị, Nghị quyết quan trọng
của Đảng được xây dựng thành chương trình phối hợp cơng tác giữa Hội đồng
nhân dân - Uỷ ban nhân dân - Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc và chương trình phối
hợp với các tổ chức thành viên tuyên truyền vận động nhân dân học tập nghị
quyết của Ban chấp hành Đảng bộ Quận Đống Đa để cụ thể hố thành chương
trình hành động hàng năm. Thường xuyên nắm vững các quan điểm chỉ đạo

17


vận dụng vào chương trình hoạt động của Mặt trận làm cho hoạt động luôn
đúng hướng sát thực tiễn đi vào cuộc sống nhân dân, .
2.2.2. Mặt trận tổ quốc phối hợp với chính quyền tổ chức cuộc bầu
cử Đại biểu Quốc Hội khoá XII và bầu cử Hội đồng nhân dân 3 cấp nhiệm
kỳ 2004-2009 thành công tốt đẹp; thực hiện dân chủ, đúng luật, an toàn, tiết
kiệm. Đã phối hợp đổi mới nội dung, phương thức tiếp xúc cử tri trước và sau
các kỳ họp Hội đồng nhân dân các cấp. Trong 5 năm qua, Mặt trận Tổ quốc
Quận và Mặt trận Tổ quốc các phường đã tổ chức trên 300 cuộc tiếp xúc cử
tri với Đoàn đại biểu Quốc hội Hà Nội, với Đoàn đại biểu Hội đồng nhân dân
Thành phố và Đại biểu Hội đồng nhân dân quận tại các đơn vị bầu cử của

Quận; trên 1000 cuộc tiếp xúc cử tri với Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp
phát huy dân chủ tạo điều kiện để cử tri đề đạt tâm tư, nguyện vọng chính
đáng và các vấn đề bức xúc cần giải quyết.
2.2.3. Tham gia giải quyết và giám sát giải quyết đơn thư khiếu nại,
tố cáo: Trong 5 năm qua Mặt trận Tổ quốc quận, phường và Thanh tra nhân
dân đã nhận được 113 đơn thư khiếu nại, tố cáo, nội dung chủ yếu là cơng tác
giải phóng mặt bằng; tranh chấp đất đai; trật tự xây dựng; quản lý đô thị. Mặt
trận Tổ quốc đã chuyển đến Uỷ ban nhân dân, các cơ quan chức năng 87 đơn
thư, đã giải quyết được 71 trường hợp.
2.2.4. Tham gia thực hiện pháp luật dân chủ ở cơ sở: Mặt trận tổ
quốc đã tích cực tham gia thực hiện chỉ thị 30/BCT về thực hiện quy chế dân
chủ cơ sở, phối hợp triển khai thực hiện pháp lệnh 34/ CP, tham gia xây dựng
các quy chế về tài chính cơng, quy chế bảo vệ tài sản công, quy chế thanh tra
nhân dân. Phối hợp cùng chính quyền hướng dẫn các tổ dân phố xây dựng và
thực hiện quy ước, tuyên truyền phổ biến, giám sát thực hiện pháp lệnh 34
của Chính phủ, nâng cao ý thức của nhân dân thực hiện chức năng phản biện,
giám sát góp phần xây dựng bảo vệ Nhà nước pháp quyền, đồng thời bảo vệ
quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân. Đã chỉ đạo triển khai thí điểm việc

18


thực hiện nghị quyết liên tịch 05/2006 của Chính phủ và Uỷ ban Trung ương
MTTQ Việt nam về việc giám sát cán bộ, công chức, đảng viên ở khu dân cư.
2.2.5. Lấy phiếu tín nhiệm các chức danh chủ chốt do HĐND bầu :
theo thông tư 06/TT của MTTQ Trung ương, chỉ thị 34/CT của thành uỷ và
Chỉ thị 23/CT của Quận uỷ, Ban Thường trực MTTQ Quận đã phối hợp với
chính quyền chỉ đạo chặt chẽ Mặt trận các phường tiến hành lấy phiếu tín
nhiệm đối với các chức danh chủ chốt do HĐND phường bầu theo đúng quy
trình. Việc lấy phiếu tín nhiệm đã có tác dụng tốt trong việc xây dựng giám

sát chính quyền động viên các đồng chí cán bộ chủ chốt của phường phát huy
mặt tốt, khắc phục mặt hạn chế đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ của từng
đồng chí.
2.2.6. Tham gia cơng tác quản lý đơ thị: MTTQ và các đồn thể đã
tham gia vận động nhân dân thực hiện trật tự kỷ cương văn minh đô thị, tập
trung xây dựng 14 tuyến phố văn minh thương mại, thực hiện chủ trương Nhà
nước và nhân dân cùng làm, tiến hành chỉnh trang đường phố, vệ sinh mơi
trường, góp phần giữ vững an tồn giao thơng, đường thơng hè thống. Cơng
tác giải phóng mặt bằng quy hoạch đô thị được coi là một trong những trọng
tâm cơng tác của Mặt trận và các đồn thể. Năm năm qua, trong Quận đã có
55 dự án với số vốn đầu tư trên 2000 tỷ đồng đã liên quan trực tiếp đến chỗ ở
di dời trên 8.500 hộ dân và 53 cơ quan, vì vậy đã dẫn đến một số khiếu kiện
trong nhân dân. Mặt trận và các đoàn thể quận, phường đã phối hợp với Hội
đồng giải phóng mặt bằng quận tuyên truyền vận động góp phần quan trọng
giải quyết trên 30 dự án lớn phức tạp khó khăn tồn tại từ nhiều năm như: nút
giao thơng Ngã Tư Sở, Ngã Tư Vọng, Ơ Chợ Dừa, Đường Láng, Trần Quý
Cáp, Văn Chương.
2.2.7. Phối hợp đẩy mạnh phong trào quần chúng bảo vệ An ninh
Quốc phòng Trong nhiều năm qua, trên địa bàn quận Đống Đa có một số
điểm nóng tiềm ẩn yếu tố phát sinh tội phạm phức tạp như tội phạm liên quan
tới ma tuý. MTTQ và các đoàn thể đã phối hợp chặt chẽ với Công an ký kết
19


chương trình phối hợp tuyên truyền giáo dục, vận động cán bộ và nhân dân
thực hiện "Chương trình quốc gia phịng chống tội phạm”; "Tồn dân tham
gia bảo vệ an ninh Tổ quốc trong tình hình mới"; Đề án của Bộ Cơng an về:
"Động viên nhân dân tham gia phịng ngừa phát hiện, tố giác tội phạm";
"Cảm hoá, giáo dục cải tạo người có quá khứ lầm lỗi tại cộng đồng"
Để đưa các nghị quyết, đề án trên vào cuộc sống, MTTQ các phường

đã phối hợp với Công an tham gia khảo sát tình hình tội phạm và tệ nạn xã
hội ở khu dân cư, kiện toàn các ban hoà giải, vận động nhân dân ký kết thực
hiện kế hoạch "3 tự phịng - 5 tự quản", lập đội tình nguyện viên phòng chống
ma tuý - HIV - AIDS ở khu dân cư trong các chương trình phối hợp hoạt
động giữa cơng an- MTTQ và các đồn thể, các trường học trong quận, tham
gia các chốt phòng chống hoạt động ma tuý như các phường Trung Phụng,
Thổ Quan, Khâm Thiên.
Sức mạnh tổng hợp đó thể hiện:
- Tổ chức Liên đồn lao động quận: với 18.970 đồn viên Cơng đồn là
tổ chức đại diện cho quyền lợi giai cấp công nhân hoạt động đổi mới liên tục,
tích cực đẩy mạnh phong trào thi đua “Lao động giỏi- người tốt việc tốt” là
đơn vị xuất sắc đã được tặng Huân chương Lao động hạng ba.
- Hội Người cao tuổi quận: với trên 33.000 hội viên, là tổ chức có đơng
hội viên nhất so với các tổ chức quần chúng trong quận, tích cực tham gia trên
mọi lĩnh vực hoạt động trong quận, là nòng cốt trong mọi cuộc vận động của
MTTQ các phường, nhất là phong trào “Tuổi cao gương sáng” do Trung ương
Hội phát động.
- Hội Liên hiệp Phụ nữ quận: với 26.963 hội viên đã phát huy vai trò
tham gia quản lý nhà nước, phấn đấu đạt danh hiệu: Trung hậu- Sáng tạođảm đang- Thanh lịch. Các cấp Hội thường xun đẩy mạnh phong trào “Phụ
nữ thủ đơ tích cực học tập lao động sáng tạo, xây dựng gia đình văn minhhạnh phúc”. Cơng tác từ thiện và xố đói giảm nghèo luôn được chú trọng,

20


mang lại hiệu quả thiết thực. được Chính phủ tặng Bằng khen và tặng Huân
chương Lao động hạng nhì.
- Hội Cựu chiến binh quận: với 4.700 hội viên đã phát huy truyền
thống "Anh bộ đội Cụ Hồ" mẫu mực trong cuộc sống, năng động kiên cường
trên các lĩnh vực hoạt động chính trị - an ninh - quốc phịng. Mỗi năm Hội 3,5
tỷ đồng cho gần 1000 hội viên vay để phát triển sản xuất, kinh doanh dịch vụ,

tạo việc làm cho hơn 1000 lao động và đã được Chính phủ tặng Huân chương
Lao động hạng ba.
- Đoàn TNCS - HCM quận: với trên 14.000 Đoàn viên và với trên
30.000 Thanh niên trong Liên hiệp thanh niên đã đẩy mạnh giáo dục truyền
thống Cách mạng, định hướng lý tưởng mục tiêu chiến đấu; Đã phát huy vai
trị xung kích trong nhà máy, trường học và trên nhiều mặt hoạt động xã hội văn hoá - thể dục thể thao; Đã tổ chức tốt phong trào Thanh niên tình nguyện,
phong trào 4 đồng hành, 5 xung kích, đặc biệt là các hoạt động nhân đạo từ
thiện hiến máu cứu người. Quận Đoàn đã được tặng nhiều Bằng khen của
Trung ương Đoàn và được Chính phủ tặng Huân chương Lao động hạng ba.
- Hội Chữ thập đỏ quận: với 14.435 hội viên đi đầu trong phong trào
cứu trợ nhân đạo, phát huy truyền thống nhân ái cao đẹp của dân tộc đi sâu
vào các tầng lớp dân nghèo trong quận, đã có thành tích xuất sắc cứu trợ cho
trên 1 vạn lượt người số tiền 1,3 tỷ đồng; Quyên góp ủng hộ vùng thiên tai
bão lụt, phối hợp với ngành y tế tham gia chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho
nhân dân, phịng chống dịch bệnh, vệ sinh mơi trường, chống tệ nạn xã hội
ma tuý HIV- AIDS . Đã được nhiều Bằng khen của Chính phủ, Trung ương
Hội Chữ thập đỏ Việt Nam.
Ngồi ra trong quận Đống Đa cịn một số tổ chức khác như Hội Luật
gia, Hội Y học dân tộc cổ truyền, Ban đại diện Phật giáo, Ban đoàn kết Cơng
giáo, Hội người mù,.v.v.. và nhiều mơ hình Câu lạc bộ là những tổ chức mở
rộng hoạt động của MTTQ quận, tăng cường đoàn kết tạo sức mạnh tổng hợp
của các tầng lớp nhân dân trong quận, phối hợp thống nhất hành động. Đó là
21


sức mạnh của quần chúng trên các lĩnh vực hoạt động trong quận - và là thắng
lợi, đổi mới trong cơng tác vận động quần chúng của Đảng - Chính quyền –
Mặt trận Tổ quốc và các Đoàn thể trong quận Đống Đa.
2.3. Nguyên nhân của những kết quả
- Mặt trận Tổ quốc và các Đoàn thể trong quận đã được thường xuyên

kiện toàn, củng cố, phát triển và mở rộng tổ chức, đổi mới nội dung và
phương thức hoạt động. Mặt trận ln ln phát huy vai trị là tổ chức liên
minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị
- xã hội, các tổ chức xã hội và các cá nhân tiêu biểu trong quận, phát huy sức
mạnh toàn dân, đoàn kết phối hợp, thống nhất hành động với các tổ chức
thành viên, tham gia xây dựng Đảng, xây dựng giám sát và bảo vệ chính
quyền, vận động nhân dân thực hiện chính sách, pháp luật, làm trịn nghĩa vụ
cơng dân, hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu kinh tế, các nhiệm vụ văn hoá - xã
hội của quận.
- Tham gia xây dựng Đảng vững mạnh được coi là một trong những
nhiệm vụ quan trọng của Mặt trận. Mặt trận đã tham gia góp ý vào dự thảo
các văn kiện của Đảng, vận động thực hiện các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng,
vận động đưa Chính sách, Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống; Tham gia "Tự
phê bình, phê bình chỉnh đốn Đảng". Mặt trận Tổ quốc và các Đoàn thể đã
thực sự là cầu nối giữa Đảng và các tầng lớp nhân dân trong quận.
- Về xây dựng chính quyền: Mặt trận Tổ quốc quận đã tham gia hiệp
thương giới thiệu vào HĐND các cấp và vận động bầu cử. Vận động trên 1,2
vạn cử tri họp tham gia các cuộc tiếp xúc, thực hiện nghiêm túc 5 bước quy
định bầu cử, đảm bảo cuộc bầu đúng thời gian, đúng luật. Để việc phối hợp
đạt hiệu quả thiết thực, Mặt trận Tổ quốc đã xây dựng quy chế phối hợp công
tác giữa Uỷ ban Mặt trận với Uỷ ban nhân dân và Hội đồng nhân dân.
Mặt trận đã tổng hợp ý kiến cử tri tham gia với HĐND, giám sát việc
giải quyết những khiếu nại của các cơ quan nhà nước với dân.

22


Một trong những chức năng quan trọng của Mặt trận là hoạt động phản
biện và giám sát; thông qua Ban TTND phường là tổ chức do Mặt trận chỉ
đạo bầu từ cơ sở và ra Quyết định thành lập, để giám sát phát hiện những vi

phạm chính sách pháp luật của các cán bộ, cơ quan, đơn vị trên địa bàn
phường và có kiến nghị kịp thời với UBND về những vấn đề có liên quan đến
đời sống của nhân dân.
- Mặt trận Tổ quốc quận xác định: Mặt trận Tổ quốc quận mạnh là phải
có Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc các phường và ban công tác Mặt trận các khu
dân cư mạnh; là phải có các tổ chức thành viên từ quận đến cơ sở mạnh, mới
tạo thế lực tổng hợp phát huy dân chủ tham gia xây dựng Đảng, xây dựng bảo
vệ Chính quyền, thống nhất hành động thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ
chính trị - kinh tế - xã hội trên toàn địa bàn quận. Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc
các phường hoạt động tích cực, đổi mới nội dung và phương thức hoạt động,
thiết thực đi vào cuộc sống, chăm lo lợi ích chính đáng của nhân dân cùng các
thành viên phát huy vai trị tích cực của mình. Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc quận
và các phường đã thể hiện được vai trị, vị trí của mình và được các tổ chức
thành viên, các tầng lớp nhân dân tin cậy.
2.4 Những hạn chế và nguyên nhân.
*Hạn chế:
Tuy nhiên, bên cạnh những thắng lợi và kết quả to lớn trên, các mặt
công tác của Mặt trận Tổ quốc quận Đống Đa còn một số tồn tại cần được
khắc phục:
- Chưa tham gia tốt việc tổ chức, vận động nhân dân tiến lên toàn diện
kinh tế - xã hội, phát huy sức mạnh của mọi thành phần kinh tế. Do vậy, trong
những năm qua nền kinh tế của Đống Đa có đi lên mạnh nhưng giá trị sản
phẩm công nghiệp chưa đạt chỉ tiêu, tốc độ tăng trưởng chậm. Việc quản lý
nhà nước về kinh tế còn lúng túng. Việc lập lại kỷ cương trong xây dựng quản
lý đơ thị cịn biểu lộ nhiều yếu kém.

23



×