Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Bài thực tập nhóm quản trị chiến lược hãng hàng không vietnam airlines

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (173.62 KB, 18 trang )

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
---o0o---

BÀI TẬP NHÓM

Đơn vị thực tập:
HÃNG HÀNG KHÔNG VIETNAM AIRLINES

Giáo viên hướng dẫn
Nhóm thực hiện
Môn

:
:
:

Vũ Ngọc Thắng
Fury
Quản trị chiến lược


HÀ NỘI MỤCLỤC


1. Giới thiệu về doanh nghiệp, lịch sử của hãng hàng
không Vietnam Airlines.
1.1.
-

Giới thiệu chung về Vietnam Airlines


Giới thiệu về doanh nghiệp:
+ Vietnam airlines là hãng hàng không quốc gia của nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam, là thành phần nòng cốt của Tổng công ty hàng không
Việt Nam. Hãng nằm dưới sự quản lý của một hội đồng 7 người do Thủ
tướng Việt Nam chỉ định, có các đường bay đến khu vực Đông Nam
Á, Đông Á, châu Âu và châu đại dương, với 46 điểm đến ở 19 quốc gia.
Trụ sở chính được đặt tại hai sân bay lớn nhất Việt Nam: Sân bay quốc tê
Nội Bài và Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất
+ Vietnam Airlines là cổ đông lớn nhất với tỷ lệ nắm giữ cổ phần
69,93% Jetstar Pacific Airlines. Hãng nắm 49% trong Cambodia Angkor
Air, hãng hàng không quốc gia Campuchia, và 100% trong VASCO, một
hãng bay nhỏ chuyên bay ở khu vực miền Nam Việt Nam.
+ Hãng được đánh giá 3 sao, theo tiêu chuẩn của Skytrax. Ngày 10 tháng
6 năm 2010, hãng chính thức gia nhập liên minh SkyTeam, trở thành hãng
hàng không đầu tiên của Đông Nam Á gia nhập liên minh này.[2]
+ Cho đến cuối năm 2011, tổng công ty chiếm khoảng 80% thị phần thị
trường hàng không nội địa tại Việt Nam và khoảng 40% thị phần khách du

-

lịch bay đến và rời Việt Nam.
Lịch sử:
+ Thời kỳ đầu tiên
 Lịch sử của Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam bắt đầu từ
tháng Giêng năm 1956, khi Cục Hàng không Dân dụng được Chính
phủ thành lập, đánh dấu sự ra đời của Ngành Hàng không Dân dụng
ở Việt Nam. Vào thời điểm đó, đội bay còn rất nhỏ, với vẻn vẹn 5
chiếc máy bay cánh quạt IL 14, AN 2, Aero 45… Chuyến bay nội
địa đầu tiên được khai trương vào tháng 9/1956.
3



 Giai đoạn 1976 - 1980 đánh dấu việc mở rộng và khai thác hiệu quả
nhiều tuyến bay quốc tế đến các các nước châu Á như Lào, Cam-puchia, Trung Quốc, Thái Lan, Phi-lip-pin, Ma-lai-xi-a và Xinh-ga-po.
Vào cuối giai đoạn này, hàng không dân dụng Việt Nam trở thành
thành viên của Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO).
Tháng 4 năm 1993, Hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam
Airlines) chính thức hình thành với tư cách là một đơn vị kinh doanh
vận tải hàng không có quy mô lớn của Nhà nước. Vào ngày
27/05/1995, Tổng Công ty Hàng không Việt Nam được thành lập
trên cơ sở liên kết 20 doanh nghiệp hoạt động kinh doanh dịch vụ
hàng không, lấy Vietnam Airlines làm nòng cốt.
 Vào ngày 20/10/2002, Vietnam Airlines giới thiệu biểu tượng mới
- Bông Sen Vàng, thể hiện sự phát triển của Vietnam Airlines để trở
thành Hãng hàng không có tầm cỡ và bản sắc trong khu vực và trên
thế giới. Đây là sự khởi đầu cho chương trình định hướng toàn diện
về chiến lược thương hiệu của Vietnam Airlines, kết hợp với những
cải tiến vượt trội về chất lượng dịch vụ, mở rộng mạng đường bay và
đặc biệt là nâng cấp đội máy bay.
 Tháng 10/2003, Vietnam Airlines tiếp nhận và đưa vào khai thác
chiếc máy bay hiện đại với nhiều tính năng ưu việt Boeing 777 đầu
tiên trong số 6 chiếc Boeing 777 đặt mua của Boeing. Sự kiện này
đánh dấu sự khởi đầu của chương trình hiện đại hóa đội bay của
hãng. Hiện nay, Vietnam Airlines trở thành một trong những hãng
hàng không có đội bay trẻ và hiện đại nhất trong khu vực với độ tuổi
trung bình của đội bay là 5,4 năm.
1.2.
-

Lĩnh vực, ngành, nghề kinh doanh của Tổng công ty.

Vận chuyển hàng không đối với hành khách, hành lý, hàng hóa, bưu kiện, bưu
phẩm, thư;
4


-

Bảo dưỡng tàu bay, động cơ, phụ tùng, thiết bị hàng không và các thiết bị kỹ thuật
khác; sản xuất linh kiện, phụ tùng, vật tư tàu bay và các thiết bị kỹ thuật khác;
cung ứng các dịch vụ kỹ thuật và vật tư phụ tùng cho các hãng hàng không trong
nước và nước ngoài;

-

Xuất, nhập khẩu tàu bay, động cơ, phụ tùng, thiết bị hàng không (thuê, cho thuê,
thuê mua và mua, bán) và những mặt hàng khác theo quy định của Nhà nước;

-

Cung ứng các dịch vụ phục vụ kỹ thuật thương mại mặt đất; các dịch vụ tại nhà ga
hành khách, ga hàng hoá; dịch vụ giao nhận hàng hóa; dịch vụ thương nghiệp, bán
hàng miễn thuế tại nhà ga hàng không và tại các tỉnh, thành phố; các dịch vụ phục
vụ sân đỗ tại các cảng hàng không, sân bay và các dịch vụ hàng không khác;

-

Dịch vụ đại lý cho các hãng hàng không; các nhà sản xuất tàu bay, động cơ, thiết
bị, phụ tùng tàu bay; các công ty vận tải, du lịch trong nước và nước ngoài;

-


Hoạt động hàng không chung (bay chụp ảnh địa hình, khảo sát địa chất, bay hiệu
chuẩn các đài dẫn đường hàng không, sửa chữa bảo dưỡng đường điện cao thế,
phục vụ dầu khí, trồng rừng, kiểm tra môi trường, tìm kiếm cứu nạn, cấp cứu y tế,
bay phục vụ cho nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng...);

-

Sản xuất, chế biến, xuất, nhập khẩu thực phẩm để phục vụ trên tàu bay, các dụng
cụ phục vụ dây chuyền vận tải hàng không; xuất - nhập khẩu và cung ứng xăng
dầu, mỡ hàng không (bao gồm nhiên liệu, dầu mỡ bôi trơn và chất lỏng chuyên
dùng) và xăng dầu khác tại các cảng hàng không, sân bay và các địa điểm khác;

-

Tài chính, cho thuê tài chính, ngân hàng;

-

In, xây dựng, tư vấn xây dựng, xuất, nhập khẩu lao động và các dịch vụ khoa học,
công nghệ.

-

Đầu tư ra nước ngoài:
5


+ Mua, bán doanh nghiệp
+ Góp vốn, mua cổ phần hoặc chuyển nhượng vốn góp, bán cổ phần theo quy

định của pháp luật;
-

1.3.
-

Các lĩnh vực, ngành, nghề khác theo quy định của pháp luật.
Phạm vi kinh doanh: trong nước và ngoài nước.
Thị trường phân tích.
Thị trường hàng không nội địa hiện có 5 hãng khai thác gồm Vietnam Airlines,
Jetstar Pacific, Vasco, Air Mekong và VietjetAir. Theo thống kê gần đây của
CAPA (Centre for Aviation) Vietnam Airlines đang dẫn đầu thị trường hàng
không nội địa với 67,5 %, tiếp sau đó là Vietjet Air (16,1%), Jetstar
Pacific (13%), Air Mekong (3,4%).

-

Thị phần các hàng hàng không nội địa tại Việt Nam

-

Thị

trường

hàng

không

nội


địa

hiện



5

hãng

khai

thác

gồm Vietnam Airlines, Jetstar Pacific, Vasco,Air Mekong và VietjetAir. Tổng

6


khách hàng đạt hơn 12 triệu khách/năm, mức tăng trưởng bình quân trên
15%/năm.
-

Điểm qua tình hình kinh doanh hàng không nội địa hiện nay sẽ thấy,
nhóm Vietnam Airlines, Vasco và Jetstar Pacific chiếm gần 80% thị trường. Trong
đó, ngoài Vasco, mới đây Vienam Airlines đã nhận chuyển nhượng gần 70% cổ
phần Jetstar Pacific từ tay Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước
(SCIC). Thương vụ này được đánh giá là có lợi cho cả 2 vì Vietnam Airlines được
tăng thêm thị phần nội địa, còn Jetstar Pacific từ ngày bay dưới cánh của anh cả

này đã có dấu hiệu khởi sắc.

-

Như vậy, khối tư nhân chỉ còn lại Air Mekong và VietjetAir và cuộc chiến
giành thị phần giữa 2 hãng này cũng khá khốc liệt. Cuối năm 2011, VietjetAir
chính thức bay thương mại nhưng rút kinh nghiệm của Air Mekong, Hãng không
đi theo chiến lược ngách mà phát triển ngay trục bay Bắc Nam.
Sau hơn 1 năm khai thác, VietjetAir đã phát triển với đội bay lên tới 5 chiếc A320
cùng mạng bay nội địa gồm 9 điểm đến. Ngày 10.2 tới đây, Hãng sẽ chính thức
bay quốc tế từ Thành phố Hồ Chí Minh tới Bangkok và theo kế hoạch sẽ mở tiếp
các đường bay giá rẻ đến Trung Quốc và Hàn Quốc trong năm 2013.

2. Phân tích mô hình 5 lực lượng cạnh tranh và ảnh
hưởng của môi trường vĩ mô đến Vietnam Airlines.
2.1.

Đối thủ cạnh tranh hiện tại.
Trong nhiều năm trở lại đây, thị trường vận tải hàng không Việt Nam đã thực sự
bùng nổ khi liên tiếp các hãng hàng không tư nhân và nhà nước ganh đua giành
giật thị phần trong cuộc chiến cạnh tranh về giá.
Vietnam Airline bị cạnh tranh cao ở các hãng hàng không trong nước như
VietJetAir, JetStarAir.. Trong tương lai, dịch vụ hàng không giá rẻ tiếp tục mở
rộng và mức độ cạnh tranh ngày càng cao.
7


Cùng với cạnh tranh tại thị trường nội địa, VietNam Airline còn phải gồng mình
cạnh tranh với các hãng bay đến từ các quốc gia trong và ngoài khu vực. Trong
năm 2013, giá vé các đường bay từ châu Âu đến Việt Nam đã giảm đáng kể. Nếu

như trước đây các đường bay này VNA cạnh tranh chủ yếu với các hãng hàng
không của Pháp và Đức thì giờ đây, khi các hãng hàng không của Đức phải
nhường chỗ cho các hãng hàng không đến từ Trung Đông thì VNA buộc phải cạnh
tranh với đối thủ rất mạnh, khó cân sức. Trong khi VNA chỉ có 4 đường bay tới
Tây Âu (Paris, Frankfurt, London, Matxcơva) thì các hãng hàng không Trung
Đông đã có đường bay đến tất cả các thành phố ở châu Âu.
2.2.

Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn.
Ta có thể phân chia các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn của Vietnam Airlines ra làm 2
nhóm chính gồm: nhóm các hãng hàng vừa và nhỏ trong khu vực, nhóm các hãng
hàng không lớn trên thế giới.

-

Các hãng hàng không vừa và nhỏ.
+ Đây chủ yếu là các hãng hàng không mới thành lập trong nước hoặc các
hãng hàng không nhỏ trong khu vực mới mở các đường bay tại Việt Nam,
nhóm các hãng này thường tận dụng các lợi thế như sau để cạnh tranh:
+ Quy mô vừa và nhỏ, bộ máy quản lý gọn nhẹ dẫn đến chi phí thấp.
+ Công nghệ kỹ thuật tiên tiến giúp giảm chi phí (tận dụng Internet cho việc
bán vé, sử dụng các loại máy bay thế hệ mới linh hoạt hơn). Ví dụ: Air
Mekong sử dụng loạt máy bay phản lực Bombardier CRJ 900, nhờ đó đã
làm những việc chưa có tiền lệ như bay thẳng Hà Nội – Phú Quốc, Pleiku,
Côn Đảo
+ Chọn các đường bay ngắn, tích cực xây dựng đường bay mới chưa được
Vietnam Airlines khai thác.
+ Chia chặng bay dài thành các chặng ngắn một cách hợp lý ( Ví dụ: Với lộ
trình HCM-Bangkok thì một hãng hàng không của Campuchia có thể mở
một đường bay HCM-Siemrep-Bangkok để tận dụng nhóm khách hàng

thích du lịch với mong muốn một chuyến có thể đến 2 nơi).

8


+ Thành lập theo mô hình hãng hàng không giá rẻ (tối thiểu hóa chi phí bằng
nhiều cách như: đồng nhất các hạng ghế, chỉ dùng một loại máy bay, loại
bỏ các dịch vụ ăn uống, báo chí miễn phí, muốn được phục vụ thì tự trả
thêm tiền ) Ví dụ một số hãng đã được thành lập: Công ty cổ phần Hàng
-

không VietJet (VietJetAir) hoặc Air Mekong.
Các hãng hàng không lớn trên thế giới.
+ Vì thị trường hàng không Việt Nam khá nhỏ nên nhóm các hãng hàng
không lớn này thường không xây dựng đường bay thẳng cũng như bay
trong nội địa Việt Nam.
+ Tuy nhiên các hãng này có thể cạnh tranh với Vietnam Airlines bằng cách:
 Xây dựng đường bay đến Việt Nam có chuyển tiếp qua một nước
khác có thị trường ổn định hơn (ví dụ như Thái Lan hoặc Singapore)
nhờ đó với chiều bay ngược lại từ Việt Nam họ sẽ có thể hạ giá rất
nhiều

nhằm

quảng



thương


hiệu,

triệt

hạ

đối

thủ nhưng lợi nhuận cũng không ảnh hưởng quá nhiều.
 Sử dụng tiềm lực tài chính mạnh để tiến hành giảm giá mạnh nhằm
xây dựng tên tuổi, tạo lập niềm tin trong khách hàng, gây cho những
đối thủ nhỏ rất nhiều khó khăn thậm chí có thể phá sản.
 Liên kết với một hãng hàng không nội địa qua các hình thức góp vốn
(Hiện nay chính sách mới của chính phủ rất thông thoáng, không chỉ
khuyến khích thành lập hãng hàng không tư nhân, Việt Nam còn sẽ
kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài tham gia liên kết với điều kiện có
người đại diện pháp luật là công dân Việt Nam, số vốn điều lệ của
hãng nước ngoài không quá 49%.) Ví dụ: Qantas Airways đã từng
mua 30% cổ phần và trở thành cổ đông chiến lược của Jetstar, nhờ
có tiềm lực rất mạnh nên Quantas Airways đã giúp Jetstar đưa ra
những mức giá gần như không tưởng.
2.3.

Phân tích nhà cung cấp.
Với khoảng 300 chuyến bay mỗi ngày, việc Vietnam Airlines mua sản phẩm của
Nhà máy Lọc dầu Dung Quất sẽ giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm về chi phí vận
9


chuyển, kho bãi và không chịu sức ép về ngoại tệ trong bối cảnh nền kinh tế như

hiện nay. Đồng thời góp phần làm giảm cán cân nhập siêu cho đất nước.
Từ tháng 8/2010 đến nay, Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn đã xuất bán cho các đối
tác trong và ngoài nước hơn 28.600 tấn xăng máy bay Jet A1. Theo ước tính, mỗi
năm Nhà máy Lọc dầu Dung Quất sẽ sản xuất khoảng 400.000 tấn xăng Jet A1,
đáp ứng khoảng 35% - 40% nhu cầu nhiên liệu hiện tại cho Vietnam Airlines
2.4.

Phân tích khách hàng.

2.4.1. Đối với khách hàng cá nhân.
-

Vietnam Airlines đã có những hình thức hỗ trợ cho khách hàng như:
Đối với chuyến bay sớm và tối muộn Vietnam Airlines sẽ sử dụng mức giá chung
là 1.450.000 VND/chiều (chưa thuế và phí kèm theo) cho đường bay Hà Nội- TP

-

Hồ Chí Minh, mức giá này đã giảm so với mức thông thường 34%.
Giảm giá vé cho người già, khách hàng là công dân Việt Nam từ đủ 60 tuổi trở
lên, khi mua vé trên các đường bay nội địa do Vietnam Airlines và Vasco khai

-

-

thác sẽ được giảm 15% từ mức giá trần hạng phổ thông do Nhà nước quy định
Giá vé dành cho trẻ em:
+ Đối với Vietnam Airlines.
 Em bé dưới 2 tuổi: 10% giá vé người lớn

 Trẻ em từ 2 tuổi đến dưới 12 tuổi: 75% giá vé người lớn
+ So sánh với Jet Star:
 Em bé dưới 2 tuổi: miễn phí
 Trẻ em từ 2 tuổi đến dưới 12 tuổi: 100% giá vé người lớn
Đó là một trong số những biện pháp mà Vietnam Airlines đang tiến hành nhằm
đáp ứng yêu cầu về giá của khách hàng.

2.4.2. Đối với khách hàng doanh nghiệp.
Hợp tác khai thác và phát triển cùng các hãng hàng không khác như: Japan
Airlines, China Airlines, Cathay Pacific….
2.5.

Sản phẩm và dịch vụ thay thế.
Dự báo của IDC về việc đi công tác ngày càng tăng là tin tốt lành cho ngành hàng
không và khách sạn vì họ phục vụ cho phân khúc đối tượng khách hàng này. Đây
cũng là cơ hội cho những công ty cung cấp các dịch vụ thay thế hiệu quả cho việc
10


đi công tác, như web, dịch vụ hội thảo qua video. Tại sao phải tiêu cả đống tiền và
lãng phí thời gian quý giá để bay đi dự họp trong khi có thể gặp nhau qua mạng
hoặc qua video? Nhưng sự thành công của các dịch vụ thay thế này lại là mối đe
dọa trực tiếp cho ngành hàng không và khách sạn.
2.6.

Tác động của môi trường vĩ mô.

2.6.1. Các yếu tố kinh tế.
Hoặt động kinh doanh vận tải hàng hóa của Vietnam Airlines không tránh khỏi sự
ảnh hưởng của những biến động trong nền kinh tế, chẳng hạn như các yếu tố tốc

độ tang trưởng GDP, tỷ lệ lạm phát, mức độ kiểm soát và cải cách thâm những,
tình trạng khan hiếm nguồn nhiên liệu, chính phủ thực hiện các cam kết của AFTA
và cam kết khi gia nhập WTO,…sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn hàng hóa trao
đổi mua bán trên thị trường có nghĩa là sẽ tác động đến sản lượng vận chuyển
hàng hóa của Vietnam Airlines. Tuy nhiên, nếu kinh tế Việt Nam trong những
năm qua mặc dù bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á năm
1997, dịch viêm đường hô hấp cấp (SARS) năm 2002, dịch cúm gia cầm năm
2004 – 2006, đợt khủng hoảng thị trường dầu hỏa làm cho giá nhiên liệu tang liên
tục đột biến từ năm 2004 đến nay nhưng Vietnam Airlines vẫn không ngừng lớn
mạnh và có tốc độ tang trưởng vượt trội so với toàn ngành giao thông vận tải trong
nước. Theo đánh giá của cơ quan hợp tác Nhật Bản (JOC), nếu mực tang trưởng
GDP hàng năm là 8% thì mức tang trưởng vận tải đường hàng không trung bình từ
5% đến 7%. Cũng như “Cập nhập Triển vọng phát triển Châu Á năm 2006” của
ADB dự báo, tốc độ tang trưởng kinh tế Việt Nam sẽ đạt 7,8% trong năm và đạt
8,0% trong năm tài khóa 2007, báo cáo đánh giá cao Việt Nam với dự kiến đạt tốc
độ tăng trưởng mạnh mẽ vì có sự cải thiện trong môi trường kinh doanh và triển
vọng trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Rõ rang khi
nền kinh tế xã hội phát triển, lượng đầu tư trong nước cũng như nước ngoài gia
tăng sẽ làm tăng lượng hàng hóa trao đổi mua bán trên thị trường đồng nghĩa với
nhu cầu vận chuyển sẽ gia tăng. Với những tín hiệu về triển vọng nền kinh tế Việt
Nam như trên chắc chắn sẽ làm gia tăng lưu lượng hàng hóagiao dịch thông qua
11


các cảng hàng không, điều đó sẽ góp phần làm cho Vietnam Airlines đạt tỷ lệ tăng
trưởng cao trong những năm tới.
2.6.2. Các yếu tố chính trị xã hội
Sự ổn định hệ thống chính trị chính là một trong nhưng yếu tố ảnh hưởng rất lớn
đến sự phát triển nền kinh tế của một quốc gia cũng như chiến lược kinh doanh
của các doanh nghiệp, yếu tố này thường được đưa ra xem xét trước khi doanh

nghiệp quyết định đầu tư mở rộng thị trường đặc biệt trong định hướng phát triển
mạng đường bay của nhưng doanh nghiệp vận tải hàng không. Chẳng hạn như tình
hình an ninh tại Iraq, tại Libang, Thailand vừa qua, các hãng hàng không thường
hủy các tuyến đường bay đến các khu vực này vì lý do an ninh và hệ thống chính
trị bất ổn, do kinh doanh hàng không ở những khu vực này thường có mức độ rủi
ro cao.
Vietnam Airlines nằm trong số các công ty trực thuộc sự quản lý của Chính phủ,
đây chính là ưu thế do được hậu thuẫn về vốn, bảo hộ kinh doanh, các chính sách
về tài chính đặc biệt trong các thời kỳ băọ khó khăn do tác động của khủng bố,
chiến tranh và dịch bệnh và giá nhiên liệu,… hiện đang giữ vị thế độc quyền khai
thác tại Việt Nam. Tuy nhiên, hệ thống pháp luật trong nước từng bước được điều
chỉnh hoàn thiện, minh bạch hơn và phù hợp với xu hướng hội nhập (ASEAN,
APEC,WTO,…), đặc biệt là luật hàng không quốc tế tham gia kinh doanh tại Việt
Nam, điều này sẽ làm hạn chế sự bảo hộ của Nhà nước đối với Vietnam Airlines,
tuy nhiên đấy cuãng là cơ hội để Vietnam Airlines khẳng định lại vị thế của mình
trước các đối thủ cạnh tranh trên thị trường khai thác vận tải hàng không. Việt
Nam đang được xem là điểm đến an toàn trong khu vực, đây cũng là tín hiệu cho
biết số lượng khách du lịch và các nhà đầu tư sẽ đến tham quan và thăm dò thị
trường đầu tư, triển vọng lượng đầu tư sẽ tăng cao trong những năm tới và lượng
hàng hoá trao đổi trên các thị trường cũng sẽ gia tăng.

12


2.6.3. Các yếu tố tự nhiên - xã hội
Vị trí địa lý của Việt Nam khá thuận lợi cho sự phát triển của ngành Hàng không,
với vị trí nằm rìa Đông Nam Châu Á, nằm giữa con đường hàng không quốc tế nối
từ đông sang tây, từ bắc xuống nam thích hợp cho việc xây dựng mạng đường bay
giữa Mỹ-Úc với các chuyến bay ngắn trong khu vực Đông Nam A và nội địa của
Việt Nam.

Với những đặc điểm trên mạng đường bay của Vietnam Airlines xây dựng theo
mô hình "trục- nan" với tần suất khai thác cao, dịch vụ trung chuyển tốt tại Hà
Nội và thành phố Hồ Chí Minh, tạo ưu thế cạnh tranh với các luồng vận chuyển
hàng hoá quốc tế đi/đến Đông Dương, Đông Nam á; từng bước đưa Việt Nam
thành trung tâm trung chuyển hàng không khu vực, cạnh tranh trực tiếp với các
trung tâm trung chuyển lớn như Hongkong, Bangkok, Singapore. Vietnam
Airlines sẽ chủ động hợp tác thương mại song phương với các hãng hàng không
quốc tế, mở rộng các đường bay, khắc phục những hạn chế chủ quan, từng bước
lựa chọn đối tác tiến tới gia nhập liên minh toàn cầu phù hợp xu thế phát triển
chung của thế giới và năng lực thực tế của Vietnam Airlines, nếu vận dụng tốt vị
thế các yếu tố tự nhiên của Việt Nam sẽ góp phần gia tăng đáng kể sản lượng khai
thác hàng hoá của hãng trên các thị trường này, tuy nhiên Vietnam Airlines vẫn
chưa khai thác triệt để lợi điểm này.
2.6.4. Các yếu tố về công nghệ và khoa học kỹ thuật
Đặc thù của ngành vận tải hàng không là tốc độ ứng dụng công nghệ mới, công
nghệ tiên tiến vì đây là loại hình kinh doanh đặc biệt đòi hỏi phải có độ an toàn
khai thác cao, nếu x ảy ra sơ suất dẫn đến tai nạn thì hậu quả rất thảm khốc và hầu
như không phục hồi được phần tài sản bị hư hỏng. Đội máy bay của Vietnam
Airlines luôn được nâng cấp theo công nghệ hàng không mới, chủ yếu sử dụng
công nghệ của các hãng sản xuất máy bay nổi tiếng như AIRBUS, BOEING,…
kết hợp với công tác cải tiến về cấu trúc, thân máy bay, động cơ, hệ thống điều
khiển để nâng cao hiệu suất khai thác và tầm hoạt động của máy bay.
13


Sự phát triển về khoa học công nghệ đã tạo ra những thế hệ máy bay mới có các
thông số kỹ thuật đáp ứng tốt hơn yêu cầu vận chuyển hàng không dân dụng như
tầm hoạt động xa hơn, sức đẩy của động cơ mạnh hơn, sức chứa máy bay lớn hơn,
độ ồn thấp hơn, tiết kiệm nhiên liệu hơn,.... Đó chính là thế hệ các loại máy bay
Boeing 777, Boeing 767, Airbus A320, A321,… mà Vietnam Airlines đang khai

thác. Đây là một trong những nhân tố quan trọng quyết định đến chất lượng, hiệu
quả kinh tế cũng như lợi thế cạnh tranh của sản phẩm vận tải hàng không.

3. Phân tích ma trận SWOT của hãng hàng không
Vietnam Airlines.
3.1.

Điểm mạnh (S):
-

Có thể nói điểm mạnh nhất của Vietnam airlines là sự hậu thuẫn của Chính phủ
với mạng đường bay trải rộng khắp toàn quốc và toàn cầu. Quy mô tài chính
lớn cùng đội hình máy bay hiện đại, đa dạng tạo cho Vietnam airlines thế mạnh
về hình ảnh, độ tin cậy. Vietnam airlines đã được người dân khắp nước biết
đến từ hàng chục năm nay, do vậy, không cần phải quảng bá nhiều cũng đã
được lựa chọn trong đầu khách hàng. Vietnam airlines là thành viên chính thức
của liên minh hàng không Skyteam do vậy mạng đường bay quốc tế sẽ rộng

-

hơn.
Tận dụng thời cơ những năm qua VN airlines đã đẩy nhanh tiến độ các dự án
mua máy bay .Tính đến thới điểm này các dự án của VNa đã cơ bản hoàn
thành với đội bay gồm :5 máy bay tầm xa B777,20 máy bay tầm trung
(B767,A320,A321) 11 chiếc máy bay tầm ngắn như foker70 và atr72 và trong
tương lai đội bay của hãng càng được bổ sung ,VNa đủ điều kiện cạnh tranh

-

với các nước trong khu vực

Cơ sở hạ tầng của VN airlines được hoàn thiện ,đảm bảo chất lượng quốc tế
,đủ điều kiện phục vụ chuyến bay quốc tế đi và đến .Ccác dịch vụ bảo dưỡng

14


máy bay tại các xí nghiệp A75,A76 ngày càng được nâng cao về chất lượng đủ
-

khả năng bảo dưỡng các máy bay hiện đại
Điểm mạnh nữa của VN là được sự hỗ trợ của hệ thống mặt đất, sân bay, tiếp

-

vận, xăng dầu, kho bãi…nên khả năng cạnh tranh rất cao
Hệ thống công nghệ thông tin rất tiên tiến về bảo mật, tiện dụng : add infant
không phải qua hãng, qua email sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian. Hệ thống

-

này cho phép Jetstar phát triển đại lý rất nhiều mà không sợ mất kiểm soát.
Cung cấp dịch vụ bảo hiểm dành cho khách hàng đi tới bất kỳ điểm đến nào
của Hãng Hàng không VNA. An tâm tận hưởng chuyến bay của bạn với bảo
hiểm. Với mức phí hợp lý từ du khách sẽ hoàn toàn an tâm cho những tình

-

huống xảy ra ngoài dự kiến với những quyền lợi thiết thực
Thương hiệu mạnh được nhiều người biết đến. Đội ngũ nhân viên chuyên
nghiệp, nhiệt tình, chu đáo. Thời gian vận chuyển nhanh, thời gian quay vòng

hoạt động nhanh. Chiếm thị phần lớn đối với thị trường hàng không trong
nước.

3.2.

Điểm yếu (W):
-

Vietnam airlines: cơ chế điều hành nhà nước có thể dẫn đến việc ra quyết định

-

chậm, phụ thuộc. Mức độ linh hoạt trong điều hành chắc chắn sẽ không cao.
Mạng đường bay quốc tế quá ít, nhất là các tuyến bay dài so với các hãng lớn
khác của khu vực. Không tạo được điểm trung chuyển chính cho những sân

-

bay quốc tế lớn ở VN như các nước khác trong vùng.
Giá vé của Việt Nam airlines quá cao. Không chỉ ở những đường bay nội địa,
trên đường bay quốc tế, giá vé của Vietnam Airlines cũng cao hơn nhiều hãng
trong khu vực. Cùng một chặng bay Hà Nội - Kuala Lumpur nhưng giá vé của
Vietnam Airlines cao hơn so với Malaysia Airlines tới 20 USD (420 USD so
với 400 USD, khứ hồi trong vòng 14 ngày). Ở chặng Hà Nội - Quảng Châu,
nếu đi máy bay của Vietnam Airlines, hành khách sẽ phải trả 308 USD/vé khứ
hồi (trong vòng 45 ngày) nhưng cũng chặng bay trên, hãng hàng không
Phương Nam (Trung Quốc) chỉ bán với giá 298 USD/vé.

15



3.3.

Cơ hội (O):

-

Sự kiện Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới – WTO đã tạo tiền đề cho

-

ngành vận tải hàng không nước ta có những bước tiến xa hơn trong tương lai.
Vietnam airlines đang có cơ hội trải rộng đường bay khắp toàn cầu và các đường
bay trong nước. Với việc sở hữu nhiều lợi thế và đường bay, cũng như hậu thuẫn
của chính phủ, Vietnam airlines nếu biết tận dụng sẽ trở thành tập đoàn lớn trên

-

châu lục.
Công nghệ phát triển:
+ Công nghệ thông tin truyền thông hiện đại giúp VNA quảng bá hình ảnh
doanh nghiệp tốt hơn.
+ Hiện đại hóa phương thức thanh toán nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu

-

khách hàng, đặt vé nhanh chóng tiện lợi. VD: Booking online,…
+ Tiếp cận các dòng máy bay tiên tiến.
Du lịch phát triển tốt cùng tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế trong môi trường an
ninh, chính trị ổn định. Nhu cầu du lịch ngày càng gia tăng là cơ hội cho việc phát

triển tour ngắn ngày phục vụ du khách có nhu cầu nghỉ dưỡng cuối tuần. Đồng

-

thời cũng là cơ hội để mở rộng đường bay quốc tế trong các dịp lễ lớn.
Theo hiệp hội vận tải Hàng không quốc tế (IATA) tương lai của ngành hàng
không Việt Nam rất khả quan. Vào năm 2014, Việt Nam được dự kiến sẽ trở thành
thị trường vận chuyển hành khách, hàng hóa quốc tế phát triển nhanh thứ ba trên
thế giới (sau Trung Quốc, Brazil) và là thị trường vận chuyển hành khách nội địa
phát triển nhanh thứ hai sau Trung Quốc.

3.4.

Nguy cơ – Thách thức(T):
-

Chính sách “mở của bầu trời” tạo thuận lợi cho các hãng hàng không quốc tế
thâm nhập vào thị trường vận tải hàng hóa xuất khẩu của nước ta. Chỉ trong
vòng 4 năm từ năm 2002 đến năm2006, số lượng hãng hàng không có mặt tại
Việt Nam đã tăng từ 19 hãng lên 31 hãng, tạo áp lực cạnh tranh to lớn đối với

-

Vietnam Airlines.
Thị trường khách bên ngoài vào VN đang có sự cạnh tranh khá mạnh mẽ. Tổng
thị trường châu Âu ra vào VN giảm, do có sự cạnh tranh của các hãng hàng
không Trung Đông đang ồ ạt vào VN.
16



-

VNA chỉ có bốn đường bay từ Tây Âu (Paris, Frankfurt, London, Matxcơva),
nếu hành khách từ các thành phố lớn khác ở châu Âu đến VN họ phải di
chuyển đến bốn điểm này. Trong khi các hãng hàng không Trung Đông đang
bay đến tất cả các thành phố ở châu Âu. Chẳng hạn hãng Emirates bay đến 33
thành phố ở châu Âu với tần suất 1-2 chuyến/ngày, họ gom khách về các nước
Trung Đông sau đó bay về VN với tần suất một chuyến/ngày bằng máy bay

-

lớn. Điều này đã ảnh hưởng trực tiếp đến các hãng hàng không khác.
Vietnam airlines có nguy cơ bị cạnh tranh gay gắt, mất dần thị phần khi các
doanh nghiệp khác tham gia như: Mekong air, Trãi nguyên, VietJet airasia,

-

Indochina airlines…
Nhiều năm qua, Vietnam Airlines không được ngân sách cấp thêm vốn. Vốn
nhà nước gần đây tăng lên chủ yếu do ghi nhận vốn góp khi chuyển Công ty
Vinapro về Vietnam Airlines; do chuyển phần vốn nhà nước tại Jetstar Pacific
từ SCIC về. Nhà nước chỉ cấp vốn cho dự án của Vietnam Airlines lập Công ty
Hàng không Cambodia Angkor Air. Tổng cộng các khoản, vốn nhà nước tại

-

Vietnam Airlines vẫn thấp hơn vốn chủ sở hữu.
Giá xăng dầu tăng cao làm tăng chí phí giảm lợi nhuận khi hãng không tăng
giá vé.


3.5.

Bảng kết hợp ma trận S.W.O.T của Vietnam Airlines.
CÁC CƠ HỘI (O)

MA TRẬN SWOT

1. Tận dụng tốt sự hỗ
trợ của Nhà nước
2. Tận dụng tốt những
yếu tố kinh tế trong
nước.
3. Đáp ứng tốt nhu cầu
của khách du lịch.
4. Tận dụng tốt các yếu
tố về xã hội Việt
Nam

17

CÁC NGUY CƠ (T)
1. Phản ứng chậm với
hàng không giá rẻ
2. Việc áp dụng các thành
tựu khoa học còn chậm
3. Phụ thuộc lớn vào nhà
cung cấp.
4. Chưa tận dụng tốt yếu
tố tự nhiên.
5. Chưa thu hút được

những khách hàng lớn.


CÁC ĐIỂM MẠNH (s)
1. Đội máy bay có tuổi thọ thấp
2. Đội ngũ lao động kỹ thuật
ngày càng có chuyên môn
sâu.
3. Mức độ an tòan trong khai
thác khá cao.
4. Hệ thống đại lý bán vé giữ
chỗ tương đối rộng
5. Hệ số ghế khai thác cao.

Giải pháp mạng đường bay
Giải pháp đội bay
Giải pháp hệ thống phân
phối

Giải pháp Hàng không giá rẻ
Giải pháp chính sách khai thác

CÁC ĐIỂM YẾU (w)
1. Đội máy bay còn nhỏ so với
các đối thủ.
2. Trình độ đội ngũ nhân viên
Giải pháp sân bay
chưa có nhiều kinh nghiệm
Giải pháp sản phẩm, dịch vụ
trong họat động hàng không.

3. Chất lượng dịch vụ chưa cao.
4. Mạng đường bay chưa rộng
khắp.
5. Tiềm lực tài chính của Tổng
công ty Hàng không Việt
Nam còn hạn chế.

18

Giải pháp liên minh



×