Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP môn BẢN SẮC VĂN HÓA VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (501 KB, 25 trang )

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP BẢN SẮC VĂN HÓA VIỆT NAM
Câu 1: Bản sắc văn hóa và những đặc trưng cơ bản của bản sắc văn hóa Việt
Nam.
Trả lời:
Bản sắc văn hóa là tổng thể các giá trị đặc trưng của văn hóa dân tộc được
hình thành, tồn tại và phát triển suốt quá trình lịch sử lâu đời của đất nước, với các
giá trị mang tính bền vững, trường tốn, trừu tượng và tiềm ẩn.
Nói đến bản sắc văn hóa của Việt Nam tức là nói đến giá trị gốc cốt lõi hạt
nhân trong văn hóa của dân tộc được thể hiện trong cuộc sống của người Việt.
Những đặc trưng cơ bản của Bản sắc văn hóa Việt Nam:
• Sống quần tụ và có tình nghĩa: Việt Nam có một nền văn hóa phong phú và
đa dạng trên tất cả các khía cạnh. Người Việt cùng cộng đồng 54 dân tộc có những
phong tục đúng đắn, tốt đẹp. Và từ lâu đời, có những lễ hội nhiều ý nghĩa sinh hoạt
cộng đồng, những niềm tin bền vững trong tín ngưỡng, sự khoan dung trong tư
tưởng giáo lý khác nhau của tôn giáo, tính cặn kẽ và ẩn dụ trong giao tiếp truyền
đạt của ngôn ngữ, từ truyền thống đến hiện đại của văn học , nghệ thuật.
• Bản sắc không ngẫu nhiên mà hình thành, nó là kết quả tất yếu của con
người với môi trường tự nhiên. Bản sắc văn hóa Việt Nam gắn liền với các đặc thù
của mình. Xét về vị trí địa lý, Việt Nam nằm ở gọc tận cùng của phía Đông Nam
nên thuộc loại hình văn hóa nông nghiệp điển hình. Trong cách ứng sử với môi
trường tự nhiên, nghề trồng lúa nước buộc người dân phải sống định cư, canh tác.
Do đó, có ý thức tôn trọng và ước mong sống hòa bình với thiên nhiên. Về mặt tình
cảm cộng đồng, con người nông nghiệp với lối sống trọng tình, trọng nghĩa, dẫn tới
các biểu hiện trọng đức, trọng văn, trọng phụ nữ. Do lối sống định cư lâu dài, gắn
bó nên ý thức coi trọng cộng đồng luôn được đề cao. Tuy nhiên, mặt trái của lối
sống sinh hoạt là sự tùy tiện trong cuộc sống.
• Trong lối ứng sử với môi trường xã hội: người Việt Nam có thái độ dung
hợp, tôn trọng tiếp nhận, đối phó với những yếu tố ngoại lai mềm mỏng, hiền hòa.
• Văn hóa Việt Nam có nền tảng là văn hóa Đông Nam Á cổ đại nhưng lại bị
tác động theo thời gian với sự tiếp xúc sâu sắc với các nền văn hóa lớn trên thế
giới.


• Nằm ở ngã ba của nền văn minh Trung Quốc, Ấn Độ và phương Tây (sau
này), tính giao lưu của văn hóa Việt Nam thể hiện ở trong ngôn ngữ, văn tự ….
Văn hóa Việt Nam luôn có sự tiếp nhận. Tuy nhiên tính đặc trưng cơ bản nhất,
1


quan trọng nhất là tính bản địa của nền văn hóa Việt Nam. Người Việt Nam luôn
tiếp thu một cách có chọn lọc và biến đổi đầy sáng tạo để biến cái của người thành
cái của ta.
Câu 2: Những đặc trưng cơ bản của ẩm thực Việt Nam và atViệt Nam trong
hoạt động du lịch.
Trả lời:
Ẩm thực Việt Nam là cách gọi của phương thức chế biến món ăn, nguyên lý
pha trộn gia vị và những thói quen ăn uống nói chung của mọi người Việt trên đất
nước Việt Nam. Tuy hầu như có ít nhiều có sự khác biệt, ẩm thực Việt Nam vẫn
bao hàm ý nghĩa khái quát nhất để chỉ tất cả những món ăn phổ biến trong cộng
đồng các dân tộc thiểu số nhưng đã tương đối phổ thông trong cộng đồng người
Việt.
Yếu tố hữu hình bao gồm các món ăn thức uống đã hình thành và phát triển và
định hình với những đặc điểm rất đa dạng và phong phú. Trong hệ thống các món
ăn Việt Nam tồn tại bốn loại chính:
- Món ăn thuần Việt, những món ăn này mặc dù trải qua nhiều biến cố
thăng trầm của lịch sử, vẫn không thay đổi, mang đậm nét Việt Nam.
- Món ăn ảnh hưởng của văn hóa ẩm thực Trung Quốc: cách thức chế biến
sử dụng nhiều mỡ hoặc dầu thực vật đã ảnh hưởng mạnh mẽ từ Trung Quốc, cách
điều vị đặc trưng (dùng các vị thuốc bắc).
- Món ăn ảnh hưởng của văn hóa ẩm thực Pháp: cách thức chế biến có sử
dụng các loại sốt. Các món ăn được sử dụng nhiều loại sốt và nước dùng: sốt chua
ngọt, sốt chua cay, nước dùng trong.
- Món ăn ảnh hưởng của văn hóa ẩm thực Ấn Độ và các nước Đông Nam Á

do chịu ảnh hưởng của các gia vị có nguồn gốc từ Ấn Độ.
Món ăn Việt Nam được chế biến theo nguyên tắc hài hòa âm dương. Đặc điểm
này cho rằng người Việt Nam phân biệt thức ăn theo năm mức âm dương, ứng với
ngũ hành: Hàn (Thủy), nhiệt (Hỏa), ôn (Mộc), lương (Kim) và bình (Thổ). Để tạo
ra sự hài hòa âm dương đó, có vai trò của nhiều loại gia vị khác nhau: chua, cay,
mặn, ngọt và các loại rau gia vị khác.
Ngoài ra, atViệt Nam còn có những đặc trưng cơ bản:
1. Hòa đồng đa dạng: Người Việt dễ dàng tiếp thu văn hóa ẩm thực của các dân
tộc khác, vùng miền khác để từ đó chế biến thành của mình. Đây cũng là điểm nổi
bật của ẩm thực của nước ta từ Bắc chí Nam.

2


2. Ít mỡ: Các món ăn Việt Nam chủ yếu làm từ rau, củ, quả nên ít mỡ, không
dùng nhiều thịt như các nước phương Tây, cũng không nhiefu dầu mỡ như món
của người Hoa.
3. Đậm đà hương vị: Khi chế biến thức ăn, người Việt Nam thường dùng nước
mắm để nêm, lại kết hợp với rất nhiều gia vị khác nên món ăn rất đậm đà. Mỗi
món khác nhau đều có nước chấm tương ứng phù hợp với hương vị.
4. Tổng hòa nhiều chất, nhiều vị: Các món ăn Việt Nam thường bao gồm nhiều
loại t5huwjc phẩm như thịt, tôm, cua cùng với các loại rau, đậu, gạo. ngoài ra còn
có sự tổng hợp của nhiều vị như chua, cay, mặn, ngọt ….
5. Ngon và lành: ẩm thực Việt Nam là sự kết hợp giữa các món, các vị lại để
tạo nên nét đặc trưng riêng. Những mát như thịt vịt, ốc thường được chế biến với
các gia vị ấm nóng như gừng, rau răm…. Đó là cách cân bằng âm dương rất thú vị,
chỉ có người Việt Nam mới có.
6. Dùng đũa: Gắp là một nghệ thuạt, gắp sao cho khéo, cho chặt đừng để rơi
thức ăn. Đôi đũa Việt có mặt trong mọi bữa cơm gia đình, ngay cả khi quay nướng,
người Việt cũng ít khi dùng nĩa để xiên thức ăn như người phương Tây.

7. Cộng đồng: tính cộng đồng thể hiện rất rõ trong atViệt Nam, bao giwof
trong bữa cơm cũng có bát nước mắm hay bát canh chung, hoặc được múc riêng ra
từ bát chung ấy.
8. Hiếu khách: Trong mỗi bữa ăn người Việt thường có thói quen mời. lời mời
thể hiện sự giao thiệp, tình cảm, hiếu khách, mối quan tâm trân trọng người khác.
9. Dọn thành mâm: Người Việt có thói quen dọn sắn thành mâm, dọn nhiều
món ăn trong một bữa lên cùng một lúc chứ không như phương Tây ăn món nào
mới mang ra.
Ẩm thực Việt Nam trong du lịch:
Văn hóa ẩm thực có những vai trò nhất định và góp phần tạo nên thành công
cho hoạt động xúc tiến, làm tăng hiệu quả của hoạt động này. Vai trò đó được thể
hiện qua những điểm sau:
- Văn hóa ẩm thực là một yếu tố cấu thành của hoạt động tuyên truyền để
thu hút khách du lịch.
Văn hóa ẩm thực được chắt lọc qua các món ăn, đồ uống đặc trưng và cách
thức ăn uống tiêu biểu là một yếu tố cấu thành của hoạt động xúc tiến quảng bá du
lịch, cung cấp thông tin, tạo cơ hội cho khách du lịch được trải nghiệm những khía
cạnh văn hóa truyền thống và từ đó kích thích nhu cầu đi du lịch của khách.
- Văn hóa ẩm thực góp phần đa dạng hóa, tăng sức hấp dẫn cho hoạt động
xúc tiến du lịch.
3


Bên cạnh nhiều hoạt động trải nghiệm có thể được tổ chức như tham gia
làm đồ thủ công mỹ nghệ, tham gia diễn xướng các loại hình văn hóa nghệ thuật
truyền thống, một hoạt động mà khách có nhiều cơ hội trải nghiệm, đó là tham gia
chế biến và thưởng thức các món ăn truyền thống dân tộc.
- Văn hóa ẩm thực truyền thống là một nội dung thông tin quan trọng.
Hoạt động xúc tiến du lịch không chỉ là việc cung cấp thông tin đơn thuần
mà cần phải có nhiều nội dung khác nhau để tạo ra một hệ thống các hoạt động

mang tính tổng hợp tác động đến tâm lý, kích thích tính tò mò và kích cầu khách
du lịch tiềm năng.
Thông tin tuyên truyền du lịch được khách du lịch quan tâm rất đa dạng, cụ
thể là khách sạn, điểm du lịch, cảnh quan, các phương tiện vận chuyển, điều kiện
giao thông, và yếu tố ẩm thực (thể hiện qua danh mục các món ăn). Như vậy, thông
tin về vấn đề ăn uống không kém phần quan trọng vì nhiều khách du lịch rất quan
tâm đến vấn đề này.
Các hoạt động khai thác các giá trị văn hóa ẩm thực để xúc tiến quảng bá du
lịch của Du lịch Việt Nam hiện nay
- Các hoạt động tuần lễ văn hóa du lịch tại nước ngoài
Hoạt động tuần lễ văn hóa Việt Nam tại nước ngoài được tổ chức thường
xuyên trong thời gian qua. Trong nội dung, nhiều hoạt động được triển khai như
cung cấp các ấn phẩm, biểu diễn văn hóa nghệ thuật truyền thống, chế biến và giới
thiệu các món ăn của Việt Nam.
- Các hội chợ triển lãm
Tại các hội chợ triển lãm, ban tổ chức đã giới thiệu các món ăn tiêu biểu
thông qua chế biến trực tiếp và tạo cơ hội cho khách du lịch thưởng thức. Ở đây, có
khi việc xúc tiến các món ăn chỉ được thực hiện qua các ấn phẩm bằng tranh ảnh
hoặc các đoạn video clip.
- Các kênh truyền hình quốc tế
Các phim phóng sự hoặc các đoạn phim quảng cáo được ngành du lịch đầu
tư để tổ chức đưa lên các kênh truyền hình quốc tế với nội dung đề cập đến nhiều
thông tin, trong đó hình ảnh về các món ăn của Việt Nam cũng được đăng tải.
- Mạng Internet
Các món ăn Việt Nam cũng được sử dụng để đưa lên các trang thông tin
điện tử. Tại đây, nhiều hình ảnh đẹp, hấp dẫn của các món ăn ba miền, đồng thời
hệ thống các nhà hàng cũng được đăng tải để phục vụ nhu cầu thông tin về ăn uống
cho khách du lịch.

4



Câu 3: Bản sắc văn hóa Việt Nam thể hiện trong trang phục và văn hóa mặc
với hoạt động du lịch.
Trả lời:
Bắt đầu từ mục đích che chắn bảo vệ cơ thể người trước những bất lợi của
thiên nhiên thời tiết và những bất tiện do đồng loại gây ra. Trang phục đã từng
bước đạt đến độ lưỡng tiến, vừa che chắn vừa làm đẹp cho con người, vừa có giá
trị vật thể và phi vật thể trở thành di sản văn hóa.
Hầu hết các dân tộc trên lãnh thổ Việt Nam đều có những bộ trang phục riêng
mang đậm bản sắc truyền thống của dân tộc mình. Mỗi dân tộc mang đậm nét một
bản sắc văn hóa độc đáo. Do đó, trang phục nói chung của từng tộc người nói riêng
thật phong phú đa dạng và đầy tính năng qua từng thời kỳ của lịch sử Việt Nam từ
trước đến ngày nay.
Thông qua cái nhìn lịch sử kết hợp với đồng đại, ta thấy trang phục người Việt,
từ dạng kiểu đơn sơ, giản dị, đẹp như tâm hồn người Việt cổ tiếp tục phát triển, hài
hòa với môi trường khắc nghiệt của thiên nhiên nhiệt đới, khỏe khoắn với bao cuộc
chiến tranh chống ngoại xâm liên miên. Trang phục người Việt là một trong những
gì thân thiết nhất đối với con người Việt Nam.
Trang phục là một nhu cầu vật chất quan trọng trong đời sống của nhân dân ta.
Với tính chất thực dụng, nó là một sản phẩm; dưới góc độ thẩm mỹ, nó lại là một
tác phẩm. Chức năng cơ bản trước nhất của nó là bảo vệ con người. Về mặt này,
trang phục dân tộc Việt đã đạt được hiệu quả cao.
Cái riêng trong cách mặc của người Việt là cái chất nông nghiệp, mà chất nông
nghiệp thì thể hiện rõ nhất trong chất liệu may mặc. Để đối phó hữu hiệu với môi
trường tự nhiên, người Việt tận dụng các chất liệu có nguồn gốc thực vật là sản
phẩm của nghề trồng trọt, cũng là những chất liệu may mặc mỏng, nhẹ, thoáng, rất
phù hợp với xứ nóng. Những chất liệu như là tơ tằm, đay, bông, vải tơ chuối….
Mùa lạnh ở Việt Nam, bên cạnh cách mặc đơn giản và rẻ tiền nhất là mặc lồng
nhiều áo vào nhau, người ta may độn bông vào áo cho ấm (áo bông, áo mền).

Người nông thôn còn dùng loại áo làm bằng lá gồi, gọi là áo tơi mặc đi làm đồng
vừa tránh rét,tránh mưa, vừa tránh gió.
Theo chủng loại và chức năng, trang phục gồm có đồ mặc phía trên, đồ mặc
phía dưới, đồ đội đầu, đồ đi chân và đồ trang sức. Theo mục đích, có trang phục
lao dộng và trang phục lễ hội. Theo giới tính, thì có sự phân biệt trang phục nam và
trang phục nữ. Cách thức trang phục của người Việt qua các thời đại bị chi phối
bởi hai nhân tố chính, của môi trường tự nhiên hoặc có nguồn gốc từ môi trường tự

5


nhiên - đó là: khí hậu nóng bức của vùng nhiệt đới và công việc lao động nông
nghiệp trồng lúa nước.
Về mặt màu sắc. màu ưa thích truyền thống của người miền Bắc là màu nâu gụ
- màu của đất; màu ưa thích của người Nam Bộ là màu đen - màu của bùn; người
xứ Huế thì ưa màu tím trang nhã. Mấy chục năm gần đây, do ảnh hưởng của
phương Tây, màu sắc trang phục đã trở nên hết sức đa dạng. Tuy nhiên, trong quan
niệm nhân dân thì màu hồng, màu đỏ vẫn là màu của sự may mắn, tốt đẹp, màu
"đại cát".
Bên cạnh hai bộ phận cơ bản là đồ mặc trên và dưới, trang phục ViệtNam còn
có những bộ phận khác không kém điển hình như thắt hông, đồ đội đầu, đồ trang
sức.
Trang phục Việt nam từ xưa đến nay ngày càng phát triển phong phú, đa dạng
về mặt mẫu mã, màu sắc cũng như hình dạng. Từ những chiếc khố của đàn ông hay
những chiếc váy sơ khai của phụ nữ trong thời kỳ Hùng Vương. Dần dần, nó phát
triển nên những bộ trong phục mang đậm bản sắc văn hóa Việt Nam như yếm, áo
tứ thân, áo mớ ba mớ bảy, những bộ quấn áo âu hóa ….. và đặc biệt là chiếc áo dài
– trang phục truyền thống của Việt Nam.
Ngoài ra, phải kể đến những bộ trang phục mang đậm bản sắc của các dân tộc
khác như: Chăm, Tày, Ê Đê, Nùng, Thái….. nó cũng góp phần to lớn tạo nên bẳn

sắc văn hóa trang phục Việt.
Như vậy, qua hàng ngàn năm văn hiến, cùng với sự biến động của lịch sử, đặc
trưng trang phục dân tộc qua từng thời kỳ cũng có nhiều thay đổi. Tuy nhiên, vượt
qua mưu đồ đồng hóa của quân xâm lược Trung Hoa, trang phục Việt nói riêng và
nền văn hóa Việt Nam nói chung vẫn giữ được những nét đẹp riêng độc đáo, trong
đó không thể không kể đến những tinh hoa văn hóa kết tinh trên những bộ “quốc
phục” mang đậm nét thẩm mỹ và ứng dụng cao.
Văn hóa mặc với hoạt động du lịch:
Đối với du lịch, trang phục được coi là tiềm năng thu hút khách du lịch bởi vì
nó làm nên sự độc đáo và tính chất văn hóa của người Việt, đặc biệt là các bộ trang
phục của các dân tộc Việt như Chăm, Tày, Thái……
Trang phục với những giá trị thẩm mỹ của nó đã góp phần đáng kể làm tăng
thêm sắc thái văn hóa của các dân tộc trên lãnh thổ nước ta.
Chiếc áo dài truyền thống của dân tộc ta đã và đang được khai thác để thu hút
khách du lịch bởi vì nó chứa đựng tất cả những tinh hoa văn hóa trong đời sống và
sinh hoạt của người dân Việt. Chiếc áo dài có những đặc điểm rất đặc biệt, nó
mang tính cá nhân hóa rất cao: mỗi chiếc chỉ may riêng cho một người, dành cho
riêng người đó; không thể có một công nghệ "sản xuất đại trà" cho chiếc áo dài.
6


Người đi may được lấy số đo thật kỹ. Khi may xong phải qua một lần mặc thử để
sửa nhỏ nữa mới hoàn thiện. Chiếc áo dài với sự thướt tha, quyến rũ, gợi cảm
nhưng lại kín đáo. Chính vì thế, áo dài tạo nên sự cuốn hút lạ thường đối với du
khách.
Bên cạnh đó, những bộ trang phục dân tộc hay những loại vải dệt và nhuộm
thủ công của các dân tộc cũng trở nên quan trọng trong việc thu hút khách du lịch
như vải thổ cẩm, nó thể hiện được sự tinh tế, khéo léo trong thẩm mỹ của những
người con gái dân tộc.
Nhưng ngày nay, do có sự tiếp xúc lẫn nhau dữa các nền văn hóa, trang phục

dần dần biến đổi đa dạng và có thể nó sẽ mất đi những nét riêng vốn dĩ của nó. Vì
thế, cần có các chính sách bảo tồn và phát triển các bộ trang phục truyền thống.
Giữ lại những nét riêng, độc đáo trong trang phục Việt.

Câu 4: Bản sắc văn hóa Việt Nam trong ở, đi lại? Những giá trị trong văn hóa
ở được khai thác dưới goác độ du lịch?
Trả lời:
1. Về ở:
Ở là thành tố văn hoá gắn liền với hoạt động sản xuất và sinh hoạt văn hoá tinh
thần của các tộc người. Các tộc người ở Việt Nam sống trong nhiều loại hình nhà
khác nhau phù hợp với điều kiện tự nhiên, địa hình. Người Việt đã sớm biết tận
dụng các vật liệu có sẵn trong tự nhiên (tre, gỗ, lá) để tạo nên cư trú phù hợp với
môi trường sông nước và nhiệt đới gió mùa.
Việc làm nhà cửa và các công trình kiến trúc thể hiện sự đối phó với môi
trường tự nhiên. Cuộc sống định cư là đặc điểm nổi bật của cư dân nông nghiệp lúa
nước. Ở những vùng thấp bằng phẳng thường làm nhà trệt, bằng cốt tre hoặc gỗ.
gắn với môi trường sông nước thì có những ngôi nhà thuyền, nhà bè, lập nên
những xóm chài, làng chài. ở những vùng núi cao có những ngôi nhà sàn vừa ứng
phó với lũ lụt hàng năm, vừa tránh thú dữ.
Việc chọn hướng nhà, chọn đất vừa liên quan đến thuật phong thủy vừa là cách
tận dụng tối đa thế mạnh của môi trường tự nhiên để ứng phó với nó. Hướng nhà
thường được chọn là hướng Nam “lấy vợ hiền hòa làm nhà hướng Nam”. Vì Việt
Nam ở gần biển, trong khu vực gió mùa trong bốn hướng chỉ có hướng Nam hoặc
Đông Nam là tốt nhất. Vừa tránh được cái nóng từ phía Tây, cái bão từ phía Đông,
và gió lạnh thổi về vào mùa rét từ phía Bắc, lại tận dụng được gió mát thổi đến vào
phía Nam vào mùa nóng.
Về mặt kiến trúc theo lối nhà cao cửa rộng, nhà ba gian, hai trái. Ngôi nhà còn
là tấm gương phản ánh đặc điểm của truyền thống văn hóa dân tộc. Trước hết là
môi trường sông nước phản ánh qua cách làm nhà sàn với mái nghiêng và mái
7



cong hình thuyền. Người Việt Nam có truyền thống thờ cúng tổ tiên và hiếu khách
cho nên ngôi nhà Việt Nam dành ưu tiên gian giwuax cho 2 mục đích: phía trong là
nơi đặt bàn thờ, phía ngoài là nơi tiếp khách.
2. Về đi lại:
Để ứng phó với địa bàn cư trú, điều kiện tự nhiên khác nhau mà các tộc người
trên lãnh thổ Việt Nam có những phương thức đi lại khác nhau. Đối với cư dân ở
vùng đồng bằng chiêm trũng, phương tiện đi lại phổ biến là đi bộ, đi bằng thuyền,
ghe xuồng. Đối với những cư dân cư trú ở vùng núi, vùng rẻo cao, do đặc thù của
địa hình nên người ta đi lại của yếu là đi bộ, tận dụng sức kéo của ngựa, voi.
Do địa hình Việt Nam nhiều đồi núi, mặt khác cuộc sống nông nghiệp của
người dân Việt Nam là đi gần – từ nhà ra đồng, từ nhà ra nương ….. nên giao
thông đường bộ kém phát triển. Bù lại Việt Nam là vùng sông nước, nơi đây có hệ
thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt và bờ biển rất dài bởi vậy mà thuận lợi cho
việc giao thông đường thủy. sách Lĩnh Nam trích quái chép rằng người Việt cổ
“lặn giỏi, bơi tài, thạo thủy chiến, giỏi dùng thuyền”. Phương tiện giao thông và
chuyên chở hết sức phong phú: thuyền, ghe, xuồng, bè, tàu phà …..
Ngày nay trước những biến đổi sâu sắc về tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội
của đất nước, vấn đề ăn, ở, đi lại của các tộc người ở Việt Nam đã và đang có sự
cách tân, biến đổi một cách toàn diện và sâu sắc. Bên cạnh các phương tiện truyền
thống nhiều phương tiện hiện đại được sử dụng phổ biến.
Những giá trị trong văn hóa ở được khai thác dưới goác độ du lịch:
Trong du lịch, Bản sắc văn hóa Việt Nam trong ở và đi lại được khai thác dưới
hình thức du lịch trải nghiệm, homestay. Nó quảng bá cho hình ảnh người dân lao
động Việt Nam, cho du khách thấy và cảm nhận được cuộc sống lao đông, cách ở
và đi lại sinh hoạt hằng ngày của người dân Việt. Từ đó tạo nên sự hấp dẫn, lôi
cuốn khách du lịch với sự trải nghiệm chân thật, giúp cho du khách hiểu thêm về
bsViệt NamViệt Nam.
Các loại hình giao thông độc đáo và đặc biệt như cưỡi voi, đi thuyền, bè ….

Mang đến cho du khách cảm giác mới lạ, hấp dẫn. hay việc ở trên trong những nhà
sàn, nhà bè cũng được tận dụng trệt để cho sự phát triển của du lịch. Sự mộc mạc,
đơn giản nhưng vẫn mang đầy tính nghệ thuật thẩm mỹ trong cách xây dựng cũng
như trang trí trong những ngôi nhà như vậy cũng là nhân tố quan trọng trong việc
thu hút khách du lịch.
Tuy vậy, hiện nay vẫn chưa đạt được hiểu quả cao cũng như chưa được phổ
biến các loại hình du lịch có thể phát triển dựa vào Bản sắc văn hóa Việt Nam
trong ở và đi lại. Vì thế, cần có những chính sách khai thác đi đôi với việc bảo tồn
các nơi có lưu lại những đặc trưng riêng như nhà sàn Tây Nguyên, các làng chài
…..

8


Câu 5: Tín ngưỡng phồn thực trong tục thờ và lễ hội ở Việt Nam? Những vấn
đề đặt ra trong quản lý và khai thác nó trong du lịch?
Trả lời:
Thời xa xưa, để duy trì và phát triển sự sống, ở những vùng sinh sống bằng
nghề nông cần phải có mùa màng tươi tốt và con người được sinh sôi nảy nở.
Những trí tuệ sắc sảo thì tìm các quy luật khoa học để lý giải hiện thực và họ xây
dựng nên triết lý âm dương, còn những trí tuệ bình dân thì nhìn thấy ở thực tiễn đó
một sức mạnh siêu nhiên, bởi vậy mà họ sùng bái nó như thần thánh và xây dựng
nên tín ngưỡng phồn thực (phồn: nhiều, thực: nảy nở)
Thờ sinh thực khí
Thờ sinh thực khí (sinh = đẻ, thực = nảy nở, khí = công cụ) là thờ các cơ quan
sinh sản được đặc tả để nói về ước vọng phồn sinh. Người xưa, qua trực giác, tin
rằng năng lượng thiêng ở thiên nhiên hay ở con người có khả năng truyền sang vật
nuôi và cây trồng. Do vậy tín ngưỡng phồn thực, với nhiều nghi thức thờ cúng,
phát sinh và phát triển đa dạng.
Hình nam nữ với bộ phận sinh dục phóng đại được tìm thấy trên tượng đá với

niên đại hàng nghìn năm tr. CN ở Văn Điển (Hà Nội), ở những hình khắc trên đá
trong thùng lũng Sa-pa, ở nhà mồ Tây Nguyên...
Việc thờ sinh thực khí còn thể hiện ở việc thờ các loại cột (cột đá tự nhiên hoặc
cột đá được tạc ra, có thể có khắc chữ dựng trước cổng đền miếu, đình chùa) và
các loại hốc (hốc cây, hốc đá trong các hang động, các kẽ nứt trên đá).
Thờ hành vi giao phối
Bên cạnh việc thờ sinh thực khí giống như nhiều dân tộc nông nghiệp khác, cư
dân nông nghiệp lúa nước với lối tư duy chú trọng tới quan hệ còn có tục thờ hành
vi giao phối, tạo nên một dạng tín ngưỡng phồn thực độc đáo, đặc biệt phổ biến ở
khu vực Đông Nam á.
Trên nắp thạp đồng tìm được ở Đào Thịnh (Yên Bái, niên đại 500 năm tr.CN),
xung quanh hình mặt trời với các tia sáng là tượng 4 đôi nam nữ đang giao hợp.
Thân thạp khắc chìm hình những con thuyền, chiếc sau nối đuôi chiếc trước khiến
cho hai con cá sấu - rồng được gắn ở mũi và lái của hai chiếc thuyền chạm vào
nhau trong tư thế giao hoan. Hình chim, thú, cóc,... giao phối tìm thấy ở khắp nơi.
Giã gạo
Từ thời xa xưa, chày và cối - bộ công cụ thiết thân của người nông nghiệp
Đông Nam á - đã là những vật tượngtrưng cho sinh thực khí nam và nữ, còn việc
giã gạo là tượng trưng cho hành động giao phối. Không phải ngẫu nhiên mà trong
vô vàn cách khác nhau được tách vỏ trấu khỏi hạt gạo, người Đông Nam á đã chọn
cách này; trên các trống đồng khắc rất nhiều những hình nam nữ giã gạo từng đôi.
Không gắn việc giã gạo với tín ngưỡng phồn thực, sẽ không thể nào hiểu được trò
cướp cầu - một trò chơi Việt Nam rất độc đáo đặc biệt phổ biến ở vùng đất tổ
9


Phong Châu (Vĩnh Phú) và các khu vực xung quanh: Hai phe tranh nhau một quả
cầu màu đỏ (dương), ai cướp được thì mang về thả vào hố (âm) của bên mình. Với
cùng ước mong phồn thực, cầu may, cầu hạnh phúc là hàng loạt trò chơi như tung
còn, ném cầu, đánh phết. đánh đáo....

Cảnh sinh hoạt trên trống đồng
Vai trò của tín ngưỡng phồn thực trong đời sống của người Việt cổ lớn tới mức
chiếc trống đồng - biểu tượng sức mạnh, quyền lực cũng đồng thời biểu tượng toàn
diện cho tín ngưỡng phồn thực. Cách đánh trống đồng theo lối cầm chày dài mà
đâm lên mặt trống được khắc trên chính các trống đồng và còn được bảo lưu ở
người Mường hiện nay là mô phỏng động tác giã gạo - động tác giao phối. Trên
tâm mặt trống là hình mặt trời với những tia sáng biểu trưng cho sinh thực khí
nam, và giữa các tia sáng là một hình lá với khe ở giữa biểu trưng cho sinh thực
khí nữ. Xung quanh mặt trống thường gắn các tượng cóc - con cóc trong ý thức của
người Việt là "cậu ông trời", mang theo mưa, khiến cho mùa màng tốt tươi, cũng là
một dạng biểu trưng của tín ngưỡng phồn thực.
Ngay cả những hiện tượng tưởng chừng rất xa xôi như chùa Một Cột (dương)
trong cái hồ vuông (âm), tháp Bút (dương) và đài Nghiên (âm) ở cổng đền Ngọc
Sơn (Hà Nội), cửa sổ tròn (dương) trên gác Khuê Văn (tượng trưng cho sao Khuê)
soi mình xuống hồ vuông (âm) Thiên Quang Tỉnh trong Văn Miếu vv..., cũng đều
liên quan tới tín ngưỡng phồn thực.
Cũng không phải ngẫu nhiên mà ở các nơi thờ cúng thường gặp thờ ở bên trái
là cái mõ và bên phải là cái chuông: Sự việc đơn giản này là biểu hiện của cả lí
luận "Ngũ hành" lẫn tín ngưỡng phồn thực - cái mõ làm bằng gỗ (hành Mộc) đặt ở
bên trái (phương Đông) là dương, cái chuông làm bằng đồng (hành Kim) đặt ở bên
phải (phương Tây) là âm. Tiếng mõ trầm phải hòa với tiếng chuông thanh nếu
không có nam nữ, âm dương hòa hợp sẽ không có cuộc sống vĩnh hằng.
Những vấn đề đặt ra trong quản lý và khai thác nó trong du lịch?
Tín ngưỡng phồn thực và các lễ hội của nó ra đời không phải vì mục đích du
lịch nhưng lại mang tính du lịch rõ nét. Chính vì vậy giữa tín ngưỡng, lễ hội và du
lịch có mối quan hệ chặt chẽ tác động chi phối lẫn nhau, trong khi đó xã hội không
ngừng phát triển, chất lượng cuộc sống nâng cao, con người ngày càng muốn tìm
hiểu yếu tố tâm linh, trở về cuội nguồn dân tộc vì vậy nhu cầu tín ngưỡng, lễ hội
ngày càng trở nên thiết yếu. Do đó du lịch đã trở thành một cầu nối gắn kết giữa
các tín ngưỡng, lễ hội lại với nhau, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người.

Vì thế sự tác động của du lịch đến các tín ngưỡng phồn thực được thể hiện rất rõ
nét:
Nhờ có du lịch mà các giá trị văn hóa trong tín ngưỡng phồn thực được bảo tồn
và phát huy. Vì khi xã hội ngày càng phát triển diễn ra sự giao lưu nền văn hóa
10


Việt hội nhập với các nền văn hóa khác sẽ tạo ra ảnh hưởng tiếp thu tư tưởng mới
mà dần lãng quên đi những lễ hội cổ truyền. Những giá trị, yếu tố tâm linh trong
tín ngưỡng phồn thực cũng từ đó dần mai một đi. Chính vì thế cần đẩy mạnh du
lịch tín ngưỡng – lễ hội để đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch.
Nhờ có du lịch mà các lễ hội cổ truyền được phục hồi. Những lễ hội cổ truyền
về tín ngưỡng phồn thực từ xa xưa thì giá trị tâm linh còn được đến ngày nay rất
mờ nhạt nhưng nhờ có du lịch đã khôi phục, dựng nên lại toàn bộ những yếu tố đó
bằng những chính sách, bằng những kinh phí đầu tư cho các tín ngưỡng, lễ hội.
Không những thế lễ hội của các tín ngưỡng phồn thực còn đem đến một nguồn lợi
kinh tế cho địa phương, tạo ra một khối lượng việc làm cho con người nơi đây như
thông qua các dịch vụ vận chuyển khách, dịch vụ trông giữ xe, bán hàng hóa, đồ
lưu niệm, các nhà hàng, khách sạn phục vụ cho ăn uống và lưu trú của khách.
Lễ hội còn là nền móng cho du lịch phát triển bền vững.
Nó là thành tố quan trọng để liên kết các điểm du lịch với nhau, hình thành nên
các tuyến điểm du lịch,giúp cho việc xây dựng các chương trình,các tuor du lịch.Lễ
hội càng độc đáo, đặc sắc thì tuor du lịch đó càng hấp dẫn. Nếu như du lịch đem lại
nguồn lợi kinh tế lớn cho địa phương_ nơi có những tín ngưỡng lễ hội thì ngược lại
cũng đem đến cho du lịch một nguồn thu lớn và làm cho du lịch ngày càng trở nên
phổ biến, rộng rãi hơn.
Tuy nhiên song song với thuận lợi mà du lịch đem lại cho lễ hội thì bên cạnh
đó vẫn còn một số vấn đề tồn đọng như:
Khai thác du lịch tới đâu sẽ làm ảnh hưởng, thay đổi đôi khi làm đảo lộn các
hoạt động bình thường của những nơi có tổ chức lễ hội.Du khách với nhiều thành

phần lại là những người có điều kiện và nhu cầu khác nhau, hoạt động của họ có
thể tác động không nhỏ đến tình hình trật tự an toàn nơi có lễ hội.Nếu không tổ
chức, điều hành, quản lý lễ hội chu đáo sẽ dẫn đến sự lộn xộn trong quản lý, điều
hành, xã hội…
Xuất hiện các hiện tượng tệ nạn, xã hội như móc túi, tăng giá các sản phẩm bày
bán, những sản phẩm như các loại thuốc được bày bán không rõ xuất xứ,các loại
sách được in ấn, phát hành một cách đại trà không rõ xuất xứ, nhiều thông tin gây
nhiễu về tín ngưỡng, lễ hội ảnh hưởng trực tiếp đến khách du lịch…
Chính vì vậy, cần phải có sự quy hoạch trong du lịch cũng như đấy mạnh công
tác quản lý và khai thác sao cho phù hợp và có hiệu quả.

11


Câu 6: Diễn xướng dân gian? Diễn xướng dân gian trong hoạt động du lịch?
(Khai thác và quản lý).
Trả lời:
Nghệ thuật diễn xướng dân gian là một loại hình của văn hóa phi vật thể, giá trị
văn hóa của nó được bảo tồn và lưu truyền trong các hoạt động biểu diễn mang
tính tập thể, vì vậy nó mang tính dân gian đặc thù. Diễn xướng là sự liên kết, gắn
bó tất cả mọi người tham gia, hình thành nên cộng đồng bền vững với ý thức cùng
chung sống. Như vậy, diễn xướng mang tính nguyên hợp không phân tách, gồm
hai thành tố cơ bản đặc hữu cùng tham gia theo dẫn giải:
- Diễn: Hành động xảy ra
- Xướng: Hát lên, ca lên.
Với nội hàm trên, khái niệm diễn xướng có nghĩa sau:
Diễn xướng là tổng thể các phương thức nghệ thuật, cùng thể hiện đồng nhất giữa
ca hát và hành động của con người theo chiều thẩm mỹ. Diễn xướng dân gian là
sinh hoạt văn nghệ của người dân sáng tạo ra trong quá trình lao động, tiếp xúc với
thiên nhiên. Bằng lối: nói, kể, ví, vè, hát, hò, trò, múa, ca, vũ, lễ, nhạc, họa... họ thể

hiện tất cả những tâm trạng trong lúc vui, lúc buồn của cuộc sống sinh hoạt hàng
ngày. Diễn xướng dân gian đã thể hiện rất phong phú và đa dạng cuộc sống của
người dân...
Tính độc đáo trong văn hóa dân gian của người Việt được thể hiện ở các loại
hình dân ca gắn với các hình thức diễn xướng, các loại hình nghệ thuật biểu diễn
như dân ca quan họ Bắc Ninh, chèo, tuồng, ca trù, hát xoan, ví dặm ở Nghệ tĩnh,
múa rối nước... Trong đó thì chèo, ca trù và múa rối nước là những loại hình sân
khấu diễn xướng mang đậm bản sắc văn hóa của người Việt, đặc biệt là ở vùng
đồng bằng Bắc Bộ.
Trong kho tàng nghệ thuật dân gian Việt Nam, múa rối nước là một trong
những loại hình độc đáo nhất. Với sân khấu là mặt nước, diễn viên là các con rối,
cộng với hiệu quả của ánh sáng và pháo hoa đã tạo ra những màn biểu diễn hấp
dẫn và huyền ảo. Nghệ thuật múa rối nước là loại hình nghệ thuật dân gian đặc sắc
của vùng đồng bằng sông Hồng Việt Nam gắn với nền văn minh lúa nước.
Chèo là một loại hình nghệ thuật sân khấu dân gian Việt Nam. Loại hình sân
khấu này phát triển cao, giàu tính dân tộc. Chèo mang tính quần chúng và được coi
là một loại hình sân khấu của hội hè với đặc điểm sử dụng ngôn ngữ đa thanh, đa
nghĩa kết hợp với cách nói ví von giàu tính tự sự, trữ tình. Chèo bắt nguồn từ âm
nhạc và múa dân gian, Nội dung của các vở chèo lấy từ những truyện cổ tích,
truyện Nôm; được nâng lên một mức cao bằng nghệ thuật sân khấu mang giá trị
hiện thực và tư tưởng sâu sắc.
Hát ru là hình thức diễn xướng có tính chất bảo thủ nhất so với hò, lý. Kho
tàng hát ru trong các thời điểm khác nhau là vốn liếng và cơ sở quan trọng để từ đó
12


các nghệ nhân hò hát sử dụng và sáng tạo nên những sáng tác mới cho các hoạt
động diễn xướng khác. Đối với mỗi người, hát ru là những hạt giống đầu tiên được
ông bà, cha mẹ và có thể cả anh chị em của mình ươm mầm cho khả năng sáng tạo
thơ ca sau này.

Dân ca là loại hình nghệ thuật dân gian gồm nhiều lối hát phong phú, đa dạng.
Thành quả sưu tầm dân ca để lại đến nay một kho tàng lớn hệ thống làn điệu.
Những làn điệu chèo lới lơ, con gà rừng mộc mạc, trong sáng, bình dị đậm màu sắc
văn hóa làng. Điều này cho thấy sinh hoạt nghệ thuật dân gian tự phát trong đời
sống hàng ngày. Đặc biệt ở nông thôn, miền núi, trong nhiều bản làng, làn điệu dân
ca luôn cuốn hút mạnh mẽ mọi người, mặc dù bộ phận tầng lớp thanh thiếu niên
chịu ảnh hưởng làn sóng ca khúc mới.
Diễn xướng dân gian trong hoạt động du lịch?
Ngày nay khi du lịch ngày càng phát triển mạnh, nhu cầu thưởng thức những
loại hình nghệ thuật cổ truyền của khách du lịch ngày càng cao thì nó càng giúp
tôn vinh bản sắc văn hóa Việt Nam. Từ đó cho thấy bản săc văn hóa Việt Nam rất
đa dạng và phong phú, thu hút được nhiều khách du lịch tới khám phá và thưởng
thức. Hiện nay, có nhiều loại hình diễn xướng đã và đang được khai thác trong du
lịch như chèo, múa rối nước,…. Nhưng bên cạnh đó vẫn còn nhưng loại hình chưa
có sự quan tâm sâu sắc để khai thác và phát triển.
Khai thác diễn xướng dân gian trong du lịch cần phải khai thác dưới khía cạnh
bền vững, đi liền với công tác bảo tồn, tránh cho các loại hình dần bị mai một hay
sử dụng sai mục đích do mục đính thương mại. Vì thế, cần có những chính sách
khai thác và quản lý, tổ chức sao cho hợp lý và có hiệu quả.

Câu 7: Bảo tồn và khai thác các loại hình diễn xướng, ca nhạc truyền thống
trong hoạt động du lịch?
Trả lời:
Thời gian qua, những giá trị văn hóa dân gian truyền thống đặc sắc gắn với con
người, vùng miền, các địa phương đã và đang được khôi phục, khai thác có hiệu
quả. Mỗi dân tộc có một bản sắc văn hóa riêng. Điều đó tạo nên sự hấp dẫn đối với
khách nước ngoài. Do đó, để phát triển du lịch, chúng ta cần phải khai thác tốt hơn
nữa yếu tố truyền thống văn hóa của dân tộc.
Có nhiều loại hình nghệ thuật truyền thống, nhiều di tích văn hóa, lịch sử của
Việt Nam thu hút sự quan tâm của du khách đặc biệt là khách quốc tế. Nghệ thuật

truyền thống của Việt Nam với 3 loại hình lớn là nghệ thuật ngôn từ: văn học dân
gian; nghệ thuật biểu diễn: âm nhạc; múa, sân khấu và nghệ thuật tạo hình. Trong
đó, nghệ thuật biểu diễn có giá trị du lịch lớn nhất bởi đó là tài nguyên du lịch

13


động, du khách có thể được tham gia trực tiếp để thẩm nhận chúng một cách chân
thực và chuẩn xác nhất.
Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, nhưng ở các huyện miền núi, nhiều trò chơi,
trò diễn dân gian cũng được các địa phương quan tâm khôi phục và trở thành món
ăn tinh thần của người dân
Xác định rõ tầm quan trọng của các trò diễn dân gian trong đời sống tinh thần
của người dân, nhiều năm qua, các địa phương luôn quan tâm khôi phục và phát
huy hiệu quả hoạt động của các loại hinh diễn xướng dân gian này. Với truyền
thống văn hóa lâu đời, phong phú, độc đáo, cùng với việc tổ chức các hoạt động
văn hóa tâm linh tại các di tích lịch sử, văn hóa, huyện cũng luôn coi trọng đến
việc tổ chức tốt các lễ hội văn hóa truyền thống, nhất là các loại hình diễn xướng
dân gian như các điệu dân ca, chèo, múa rối nước.... và đã thu hút đông đảo nhân
dân và khách du lịch nước ngoài tham gia.
Diễn xướng dân gian là sinh hoạt văn nghệ của người dân sáng tạo ra trong quá
trình lao động, tiếp xúc với thiên nhiên. Bằng lối: nói, kể, ví, vè, hát, hò, trò, múa,
ca, vũ, lễ, nhạc, họa... họ thể hiện tất cả những tâm trạng trong lúc vui, lúc buồn
của cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Diễn xướng dân gian đã thể hiện rất phong phú
và đa dạng cuộc sống của người dân... Ở đó, người xem thấy được cuộc sống, thấy
được tâm hồn của con người mỗi địa phương và cũng là nét đặc trưng để phân biệt
văn hóa vùng, miền.
Ngày nay khi du lịch phát triển, nhu cầu thưởng thức nghệ thuật của người đi
du lịch ngày một cao thì nghệ thuật biểu diễn truyền thống như các loại hình diễn
xướng dân gian – cái tạo nên bản sắc văn hóa Việt đang góp phần quan trọng vào

việc thu hút du khách. Mặc dù, việc khai thác lợi thế ấy hiện nay đã được các cơ
quan quản lý, các doanh nghiệp lữ hành chú trọng hơn tuy nhiên hiệu quả còn hạn
chế. Nhưng trước hết cần tái hiện lại các loại hình nghệ thuật biểu diễn, sưu tầm, tư
liệu hóa các thể loại diễn xướng dân gian trong các lễ hội truyền thống, trong sinh
hoạt văn hóa dân gian.
Trước đây, các loại hình diễ xướng ở mỗi vùng miền đều mang tính truyền
miệng, nhỏ lẻ, chưa có quy mô vì vậy cơ quan quản lý cần mở các lớp đào tạo có
quy mô, gồm những nhạc sỹ, diễn viên và nghệ sỹ dân gian để truyền thụ những
loại hình diễn xướng cho thế hệ sau. Có như vậy mới nâng cao được hiệu quả của
quá trình bảo lưu chúng.

14


Câu 8: Bản sắc văn hóa trong làng nghề? Làng nghề với hoạt động du lịch?
Trả lời:
Việt Nam là một đất nước có nhiều nghề thủ công truyền thống, đặc biệt là
vùng châu thổ sông Hồng. Với đặc trưng của nền sản xuất nông nghiệp mùa vụ
và chế độ làng xã, nghề thủ công xuất hiện khá sớm và gắn liền với lịch sử thăng
trầm của dân tộc. Các làng nghề đã hình thành, tồn tại và phát triển cùng với sự
phát triển của xã hội, của đời sống cộng đồng và dần dần được qui về các khái
niệm như nghề truyền thống, nghề cổ truyền, nghề gia truyền, nghề phụ, nghề
thủ công...
Làng nghề Việt Nam là một thuật ngữ dùng để chỉ các cộng đồng cư dân,
một thực thể vật chất và tinh thần được tồn tại cố định về mặt địa lý, ổn định về
nghề nghiệp hay một nhóm các nghề có mối liên hệ mật thiết với nhau, chủ yếu
chủ yếu ở các vùng ngoại vi thành phố và nông thôn Việt Nam, có chung truyền
thống sản xuất các sản phẩm thủ công cùng chủng loại, có bề dày lịch sử và
được tồn tại lưu truyền trong dân gian tại Việt Nam. Làng nghề thường mang
tính tập tục truyền thống đặc sắc, đặc trưng, không chỉ có tính chất kinh tế mà

còn bao gồm cả tính văn hóa, đặc điểm du lịch tại Việt Nam.
Khái niệm về làng nghề theo cách nhìn văn hoá bao gồm các nội dung cụ
thể, như:
- Là một địa danh gắn với một cộng đồng dân cư có một nghề truyền thống
lâu đời được lưu truyền và có sức lan toả mạnh mẽ.
- Ổn định về một nghề hay một số nghề có quan hệ mật thiết với nhau trong
quá trình sản xuất ra một loại sản phẩm.
- Có một đội ngũ nghệ nhân và thợ có tay nghề cao, có bí quyết nghề nghiệp
được lưu truyền lại cho con cháu hoặc các thế hệ sau.
- Sản phẩm vừa có ý nghĩa kinh tế để nuôi sống một bộ phận dân cư và quan
trọng hơn là nó mang những giá trị vật thể và phi vật thể phản ánh được lịch sử,
văn hoá và xã hội liên quan tới chính họ.
Dù nhiều làng nghề truyền thống đã biến mất cùng với thời gian, nhưng hiện
nay, các con số thống kê cho thấy, Việt Nam còn có gần 2.000 làng nghề thuộc
các nhóm nghề chính như: sơn mài, gốm sứ,vàng bạc, thêu ren, mây tre đan,
cói, dệt, giấy, tranh dân gian, gỗ, đá...
Làng nghề đã tạo ra một môi trường kinh tế, văn hóa, xã hội và công nghệ
lâu đời. Ở đây thể hiện rất rõ tính cộng đồng, tình làng nghĩa xóm sâu sắc. Từ
lâu mỗi làng nghề đã có những hương ước để giữ kỷ cương và gắn kết cộng
đồng.
Làng nghề Việt Nam mang tính tập tục truyền thống, đặc sắc, có tính kinh tế
bền vững, mang đến nhu cầu việc làm tại chỗ và những lợi ích thiết thực cho các
cộng đồng cư dân nhỏ lẻ trên mọi miền đất nước, đồng thời góp phần vào sự
nghiệp phát triển chung của toàn xã hội.
Với cách đặt vấn đề trên, tiếp cận từ góc độ văn hoá, chúng tôi muốn bàn
đến một số đặc điểm của làng nghề ViệtNam như sau:
Một là, làng nghề nước ta phản ánh cuộc sống của cư dân nông nghiệp gắn
liền với cơ chế sản xuất mùa vụ, mang đặc trưng của chế độ làng xã, trong đó
bao gồm cả yếu tố dòng họ. Mặt khác, từ sản phẩm, chúng ta cũng nhận thấy
15



gốc tích nông nghiệp như nguyên vật liệu, công cụ chế tác, giá trị sử dụng và
đặc biệt là nó phản ánh được tính chuyên dụng và sinh hoạt cộng đồng của cư
dân nông nghiệp trên các sản phẩm đó.
Hai là, làng nghề truyền thống Việt Nam còn tồn tại đến ngày nay hầu hết là
những nghề lâu đời ở những làng cổ dựa trên hai yếu tố rất cơ bản là vùng
nguyên liệu và điều kiện giao thông, mà đường thuỷ là chính. Do ở thời nào con
người cũng cần công cụ lao động, cần ăn, ở, mặc, đi lại và các hoạt động văn
hoá khác.
Ba là: Làng nghề Việt Nam không chỉ phản ánh mối quan hệ giữa "nghề"
với "nghiệp" mà còn chứa đựng những giá trị tinh thần đậm nét, được phản ánh
qua các tập tục, tín ngưỡng, lễ hội và nhiều quy định khác. Điều đầu tiên phải
nói đến đó là các "qui lệ" của các làng nghề . Qui lệ là các qui ước, luật lệ để gìn
giữ bí quyết nghề, để bảo tồn nghề của dòng họ hay của cộng đồng làng xã. Có
thể nói tất cả các nghề thủ công đều có bí quyết. Việc giữ "bí quyết
nghề" không chỉ đơn thuần là giữ nghề mà nó còn chi phối cả các quan hệ xã
hội khác như quan hệ hôn nhân, không lấy người địa phương khác, hoặc việc
truyền nghề chỉ đóng khung trong một số đối tượng cụ thể, như chỉ truyền cho
con trai, hoặc chỉ truyền cho con trưởng hoặc cháu đích tôn.
Làng nghề với hoạt động du lịch?
Phát triển du lịch làng nghề chính là một hướng đi đúng đắn và phù hợp,
được nhiều quốc gia ưu tiên trong chính sách quảng bá và phát triển du lịch.
Những lợi ích to lớn của việc phát triển du lịch làng nghề không chỉ thể hiện ở
những con số tăng trưởng lợi nhuận kinh tế, ở việc giải quyết nguồn lao động
địa phương mà hơn thế nữa, còn là một cách thức gìn giữ và bảo tồn những giá
trị văn hoá của dân tộc.
Du lịch làng nghề truyền thống ngày càng hấp dẫn du khách và đang là một
hướng phát triển du lịch ở nhiều quốc gia trên thế giới. Bên cạnh những lợi ích
về kinh tế, xã hội, hình thức du lịch này còn góp phần bảo tồn và phát huy

những bản sắc văn hoá độc đáo của từng vùng miền, địa phương.
Trong những năm gần đây, loại hình du lịch làng nghề truyền thống ở Việt
Nam ngày càng hấp dẫn du khách, đặc biệt là du khách nước ngoài, bởi những
giá trị văn hóa lâu đời và cách sáng tạo sản phẩm thủ công đặc trưng ở mỗi
vùng.
Nguồn tài nguyên du lịch làng nghề truyền thống đang được khai thác tích
cực ở khía cạnh là điểm đến đặc trưng của Việt Nam. Tuy nhiên chức năng sản
xuất hàng hoá phục vụ du lịch thì vẫn còn chưa được khai thác một cách thực sự
hiệu quả.
Một địa phương muốn thu hút khách du lịch, tạo ra nhiều loại hình du lịch
hấp dẫn đáp ứng nhu cầu đa dạng của du khách thì phải bắt tay vào việc xây
dựng và phát triển các sản phẩm du lịch gắn liền với việc khai thác có chiều sâu
và khai thác đúng tài nguyên du lịch của địa phương đó.
Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ, đáp ứng các nhu cầu trong quá
trình đi du lịch của du khách, bao gồm:
16


- Sản phẩm du lịch đặc trưng: đó là những sản phẩm hấp dẫn khách du lịch,
tạo ra mục đích của khách du lịch tại điểm đến như: danh lam thắng cảnh, di tích
lịch sử văn hóa, nơi nghỉ mát, chữa bệnh, thăm quan ...
- Sản phẩm du lịch cần thiết: là những sản phẩm phục vụ các nhu cầu thiết
yếu trong quá trình đi du lịch như: phương tiện vận chuyển, ăn, nghỉ...
- Sản phẩm du lịch bổ sung: là những sản phẩm phục vụ các nhu cầu phát
sinh trong quá trình đi du lịch như: cắt tóc, giặt là, massage, mua sắm hàng lưu
niệm...
Như vậy, làng nghề vừa là sản phẩm du lịch đặc trưng khi làng nghề đó có
khả năng hấp dẫn, thu hút khách, vừa là sản phẩm du lịch bổ sung khi tạo ra
những mặt hàng lưu niệm cho du khách.
Để phát triển du lịch làng nghề, chúng ta phải “đáp ứng” được nhu cầu của

du khách. Muốn vậy, các cơ sở sản xuất tại làng nghề phải đầu tư nghiên cứu thị
trường từng đối tượng khách để sản xuất ra những sản phẩm có mẫu mã, màu
sắc phù hợp. Trước mắt là tổ chức bán hàng sản phẩm thủ công truyền tại các
điểm du lịch. Còn lâu dài, muốn làng nghề trở thành điểm du lịch, chúng ta cần
có quy hoạch, đầu tư về hạ tầng giao thông, cơ sở đón tiếp khách, điểm trình
diễn; đào tạo nguồn nhân lực, xúc tiến quảng bá.
Để phát triển làng nghề gắn với du lịch có tính xã hội hóa cao, yếu tố hạ
tầng cơ sở, giao thông chiếm vị trí rất quan trọng. Theo bà Loan cần đẩy mạnh
thực hiện theo đúng quy hoạch, chỗ nào xã hội hóa thì đưa vào xã hội hóa, chỗ
nào Nhà nước hỗ trợ thì đưa vào hỗ trợ.
Tuy nhiên, hiện nay, hầu hết các công ty du lịch lữ hành mới chỉ dừng lại ở
việc đưa khách đến tham quan các sản phẩm của làng nghề, rồi giới thiệu về lịch
sử làng nghề, nghĩa là chỉ khai thác những giá trị “bề nổi” của làng nghề.
Việc quản lý làng nghề còn chồng chéo, không thống nhất dẫn đến không có
người chịu trách nhiệm cụ thể. Đó là chưa kể việc chèo kéo khách ô nhiễm môi
trường tại làng nghề khiến khó hấp dẫn du khách”
Việc khai thác và quản lý du lịch làng nghề hiện nay vẫn còn chưa đạt được
hiểu quả cao. Người dân tại các làng nghề hiện nay chưa được trang bị cách ứng
xử với khách du lịch, chưa được hướng dẫn cách làm ra những sản phẩm hấp
dẫn để cuốn hút du khách. Khách du lịch đến tham quan, nhưng không biết tham
quan cái gì, không hiểu gì về văn hóa cũng như tập quán sản xuất của địa chỉ
tham quan, do đó họ không thấy thú vị. Chưa kể nhiều khách tham quan còn bị
"chặt chém", bị đối xử thiếu lịch sự. Nhiều chuyên gia cũng nhận định rằng, để
thu hút khách, bản thân khối làng nghề cần phải thay đổi để tạo môi trường thân
thiện với khách hàng. Không chỉ môi trường xã hội, môi trường tự nhiên cũng là
điều cần được quan tâm. Người dân các làng nghề vẫn giữ thói quen xả chất thải
bừa bãi khắp các con đường.
Phát triển, quảng bá du lịch làng nghề đã khó, gìn giữ được bản sắc, những
nét tinh hoa của làng nghề cũng như môi trường sống của người dân còn khó
hơn nhiều. Nếu chỉ chú trọng tới làm du lịch, làm kinh tế mà quên mất những

điều căn bản đó thì sẽ tự làm mất đi một phần di sản văn hóa lớn nhất của mình
đó là các làng nghề.
Các phương hướng đặt ra:
17


Một là, cùng với việc thống kê, nghiên cứu, quy hoạch bảo tồn và phát triển
làng nghề Việt Nam cần thiết bảo tồn giá trị văn hóa phi vật thể của làng nghề.
Đó là kho tàng các kinh nghiệm, kỹ thuật, bí quyết nghề nghiệp từ việc sử dụng
nguyên vật liệu, kỹ thuật chế tác đến chủ đề sáng tạo cho từng sản phẩm của mỗi
làng nghề.
Hai là, việc tôn vinh các nghệ nhân của các làng nghề cũng là một yêu cầu
đặt ra đối với việc bảo tồn di sản văn hoá dân tộc. Có thể thẳng thắn thừa nhận
rằng việc này còn là một thiếu sót.
Ba là, cần tiến hành nghiên cứu để bảo tồn tục thờ tổ nghề và các lễ hội gắn
liền với các sinh hoạt cộng đồng, sinh hoạt tinh thần của các làng nghề ở nước
ta. Tục thờ tổ nghề và lễ hội làng nghề được cư dân làng nghề và xã hội coi
trọng. Thờ tổ nghề là một nét văn hoá truyền thống chứa đựng ý nghĩa lịch sử xã
hội, đời sống và con người. Từ đặc trưng văn hóa này cho phép chúng ta mở
rộng sự nghiên cứu về “nghề”, về "nghiệp", về yếu tố"bản địa", “sự thiên di”
hay khả năng lan toả của mỗi nghề hay mỗi làng nghề. Cùng với tục thờ tổ nghề
là các lễ hội dân gian đa dạng và phong phú. Lễ hội dân gian chính là những
sinh hoạt cộng đồng. Lễ hội đó phản ánh đặc trưng của nghề, của cơ cấu làng
nghề và những qui lệ.
Câu 9: Chùa của người Việt? Những đặc điểm và kiến trúc chùa thời kỳ
nho giáo hưng thịnh?
Trả lời:
Phật giáo Việt Nam, đã có nhiều đóng góp lớn cho văn hoá dân tộc, đã là
một dòng Thiền độc đáo mang đậm bản sắc dân tộc với hệ thống tổ chức và kinh
điển như của một tôn giáo riêng biệt. Đạo Phật đi vào quần chúng bình dân một

cách mạnh mẽ và và hầu như đã để lại dấu ấn ở khắp nơi bằng những ngôi chùa.
Điểm nổi bật của chùa Việt là bao giờ cũng có xu hướng gần dân, gắn với làng
xóm. Tín đồ đạo Phật Việt chủ yếu là nông dân nên chùa đã phản ánh đậm nét tư
duy nông nghiệp, từ đó có thể thấy chùa là một trung tâm văn hóa làng.
Việt Nam hiện có 14.775 ngôi chùa, chiếm 36% tổng số di tích Việt
Nam. Chùa là cơ sở hoạt động và truyền bá Phật giáo. Tuy nhiên, một số chùa
Việt Nam ngoài thờ Phật còn thờ thần.
Theo câu tục ngữ Việt Nam "đất vua, chùa làng", các ngôi chùa đa số là
thuộc về cộng đồng làng xã. Xây chùa bao giờ cũng là một việc trọng đại đối với
làng quê Việt Nam. Việc chọn đất xây chùa thường bị chi phối bởi quan
niệm phong thủy. "Xây dựng chùa, phải chọn đất tốt, ngày tốt, giờ tốt.
Các Chùa Việt Nam thường được xây dựng bằng các thứ vật liệuquen thuộc
như tre, tranh cho đến gỗ, gạch, ngói... Nhưng người ta thường dành cho chùa
những vật liệu tốt nhất có thể được. Vật liệu cũng như tiền bạc dùng cho việc
xây dựng chùa thường được quyên góp trong mọi tầng lớp dân cư, gọi là của
"công đức". Trên những cột gỗ lim không bị mối mọt, một số chùa khắc rõ tên
người đóng góp. Ngoài ra các tên này cũng được ghi ở các bàn thờ bằng đá hoặc
trên các đồ sành, sứ như bát hương, bình hoa, chân đèn... trong một danh sách
dài.
18


Ngày bắt đầu xây dựng chùa cũng như ngày khánh thành đều là những thời
điểm có ý nghĩa trong đời sống nhân dân làng quê Việt Nam. Thường có những
nghi lễ đặc biệt trong những ngày này.
Chùa Việt Nam thường không phải là một công trình mà là một quần
thể kiến trúc, gồm những ngôi nhà sắp xếp cạnh nhau hoặc nối vào nhau. Tùy
theo cách bố trí những ngôi nhà này mà người ta chia thành những kiểu chùa
khác nhau. Tên các kiểu chùa truyền thống thường được đặt theo các chữ
Hán có dạng gần với mặt bằng kiến trúc chùa.

Phân loại theo cấu trúc
Chùa chữ Đinh, có nhà chính điện hay còn gọi là thượng điện, là nhà đặt các
bàn thờ Phật, được nối thẳng góc với nhà bái đường hay nhà tiền đường ở phía
trước. Một số chùa tiêu biểu kiểu kiến trúc này là chùa Hà, chùa Bộc (Hà
Nội); chùa Nhất Trụ, chùa Bích Động(Ninh Bình); chùa Trăm Gian (Hà
Nội);chùa Dư Hàng (Hải Phòng),...
Chùa chữ Công là chùa có 'nhà chính điện và nhà bái đường song song với
nhau và được nối với nhau bằng một ngôi nhà gọi là nhà thiêu hương, nơi sư
làm lễ. Có nơi gọi gian nhà nối nhà bái đường với Phật điện này là ống muống.
Tiêu biểu kiểu kiến trúc này là chùa Cầu (Hội An); chùa Keo (Thái Bình),...
Chùa chữ Tam là kiểu chùa có ba nếp nhà song song với nhau, thường được
gọi là chùa Hạ, chùa Trung và chùa Thượng. Chùa Kim Liên, chùa Tây
Phương ở Hà Nội có dạng bố cục như thế này.
Chùa kiểu Nội công ngoại quốc là kiểu chùa có hai hành lang dài nối
liền nhà tiền đường ở phía trước vớinhà hậu đường (có thể là nhà tổ hay nhà
tăng) ở phía sau làm thành một khung hình chữ nhật bao quanh lấy nhà thiêu
hương, nhà thượng điện hay các công trình kiến trúc khác ở giữa. Bố cục mặt
bằng chùa có dạng phía trong hình chữ Công, còn phía ngoài có khung bao
quanh như chữ khẩu hay như ở chữ Quốc.
Đây là các dạng bố cục của các công trình kiến trúc chính. Ngoài ra, trong
chùa còn có những ngôi nhà khác như nhà tổ, là nơi thờ các vị sư từng trụ trì ở
chùa nay đã tịch, hoặc nhà tăng, nơi ở của các nhà sư và một số kiến trúc khác
như gác chuông, tháp và tam quan.
Chùa kiểu chữ Công là phổ biến hơn cả. Tuy nhiên có một số ngoại lệ, tiêu
biểu là chùa Một Cột ở Hà Nội có hình dáng một bông sen nở trên mặt nước,
hay ngôi chùa mới được xây cất như chùa Vĩnh Nghiêm có hai tầng ở Thành
phố Hồ Chí Minh mang trong mình cả những nét truyền thống Phật giáo và cả
những thành tựu của kiến trúc. Nhưng những ngoại lệ như vậy không nhiều.
Kiến trúc
Kiến trúc chùa Việt Nam được xây dựng và phát triển khá đa dạng qua các

thời kỳ lịch sử khác nhau và không gian khác nhau, ở các phong cách kiến trúc
địa phương. Chùa kiểu chữ Tam phổ biến hơn miền Nam hơn ở miền Bắc. Chùa
của người Mường làm bằng tranh tre đơn giản. Chùa của người Khmer xây theo
kiến trúc của Campuchia và Thái Lan - vốn ảnh hưởng văn hóa của đế chế
Khmer. Chùa của người Hoa cũng có sắc thái kiến trúc riêng.
Tam quan
19


Tam quan là bộ phận không thể thiếu trong thành phần chùa Việt Nam, là
cổng vào chùa, thường là một ngôi nhà với ba cửa vào. Có nhiều chùa có hai
tam quan, một tam quan nội và một tam quan ngoại. Tầng trên của Tam quan có
thể dùng làm gác chuông.
Sân chùa
Qua Tam quan là đến sân chùa. Sân của nhiều chùa thường được bày đặt
các chậu cảnh, hòn non bộ với mục đích làm tăng thêm cảnh sắc thiên nhiên cho
ngôi chùa. Diện tích của sân chùa phụ thuộc vào những điều kiện và đặc điểm
riêng của từng chùa. Trong sân chùa, đôi khi có các ngọn tháp được xây dựng ở
đây như ở chùa Dâu, chùa Thiên Mụ.
Bái đường
Từ dưới sân chùa, lớp kiến trúc đầu tiên của ngôi chùa là nhà bái đường
(hay còn gọi là tiền đường, nhà thiêu hương). Để đi được đến đây thường phải đi
lên một số bậc thềm. Ở nhà bái đường có thể đặt một số tượng, bia đá ghi sự tích
của ngôi chùa, có thể đặt cả chuông, khánh nếu như ngoài cửa Tam quan không
xây gác chuông. Giữa bái đường là hương án, nơi thắp hương chính. Thông
thường người đến lễ chùa thắp hương ở đây. Số gian của bái đường tùy thuộc
vào qui mô của chùa, nhỏ nhất là 3 gian, thông thường là 5 gian.
Chính điện
Qua nhà bái đường là chính điện. Giữa bái đường và chính điện có một
khoảng trống không rộng lắm, để cho ánh sáng tự nhiên chiếu sáng. Nhà chính

điện là phần quan trọng nhất của ngôi chùa vì nơi đây bày những pho tượng Phật
chủ yếu của điện thờ Phật ở Việt Nam.
Hành lang
Chạy song song với chính điện, nối chính điện với hậu đường là hai gian
hành lang, tạo thành một nhà ba gian.
Hậu đường
Qua nhà chính điện, theo đường hành lang ta đến nhà tăng đường (còn gọi là
nhà hậu đường), cũng còn gọi là nhà tổ. Nhà hậu đường ở một số chùa trong
miền nam Việt Nam liền sát sau nhà chính điện, ngay sau phía bàn thờ Phật.
Trong thực tế, chùa có nhiều biến thể khác nhau. Ở một số chùa, phía sau
điện thờ Phật còn có điện thờ Thần, đó là loại chùa tiền Phật hậu Thần phổ biến
ở miền Bắc Việt Nam. Có chùa có gác chuông ở phía trước, có chùa có gác
chuông ở phía sau, có chùa gác chuông ở ngay trên cửa Tam quan, có chùa gác
chuông lại ở trên nhà tổ. Một số chùa có ngôi tháp lớn ở trước mặt, như chùa
Dâu ở tỉnh Bắc Ninh,chùa Phổ Minh ở tỉnh Nam Định, nhưng một số chùa khác
lại đặt các tháp ở hai bên chùa hay có vườn tháp riêng như chùa Trấn Quốc ở Hà
Nội, chùa Bút Tháp ở Bắc Ninh, Chùa Bổ Đà ở tỉnh Bắc Giang...
Ngoài công trình chính, chùa Việt Nam thường có vườn cây, vườn hoa được
trồng và chăm chút cẩn thận. Nhiều chùa có cả giếng, ao, hồ sen...
Bài trí tượng thờ trong chùa
Do lịch sử truyền nhập Phật giáo ở Việt Nam, phần lớn chùa Việt Nam là
chùa Đại thừa. Do đó, ở nhà chính điện cũng như các tòa nhà khác trong chùa,
chúng ta thấy có nhiều tượng Phật, Bồ Tát cùng với các tượng thuộc những hệ
phái Phật giáo khác.
20


Tượng bày trong chính điện
Chính điện bao giờ cũng là nơi trung tâm của sự thờ cúng trong chùa. Ở đây
có nhiều lớp bàn thờ làm thành bậc từ cao xuống thấp. Vị trí các tượng được

thay đổi linh hoạt theo từng chùa. Các lớp bàn thờ được sắp xếp theo nguyên tắc
sau: lớp bàn thờ cao nhất ở sâu trên cùng giáp mái chùa, sau đó các lớp bàn thờ
đặt tượng cứ thấp dần, tiếp sau lớp bệ thờ cuối cùng bao giờ cũng là hương án.
Nguyên tắc bài trí khá uyển chuyển và linh hoạt đối với mỗi chùa.
Tượng bày trong bái đường
Trong nhà tiền đường (gian bên cạnh của nhà bái đường) thường có hai
tượng Hộ Pháp là những vị thần bảo vệ Phật Pháp, mặc giáp trụ, cầm vũ khí,
đứng hoặc ngồi trên lưng sấu, một loại sư tử huyền thoại. Ở phía Đông nhà bái
đường có ban thờ tượng Thổ địa thần, có một số chùa đưa tượng này ra thờ riêng
ở một miếu bên cạnh chùa. Phía Tây nhà bái đường thường có pho tượng Thánh
tăng. Tượng này được bày nhiều nhất ở nhà tăng đường (nhà tổ). Ở nhà bái
đường, đôi khi còn có các bàn thờ mười vị Diêm Vương, được gọi là thập điện
Diêm Vương, tức mười vị vua cai quản mười tầng địa ngục.
Tượng bày ở nhà hành lang
Nhà hành lang có thể là hai dãy nhà chạy song song ở hai bên nhà chính
điện. Cũng có thể là hai dãy như vậy mà chung mái với nhà điện chính và mang
đúng nghĩa là hành lang, theo hai lối hành lang này có thể đi tiếp vào hậu đường.
Người ta thường bày tượng 18 vị Tổ truyền đăng, mỗi bên 9 tượng.
Tượng bày ở nhà tăng đường
Nhà tăng đường còn gọi là nhà hậu đường vì nằm sau chính điện, có thể
được xây tách rời hoặc liền sát với chính điện. Cách bố trí tượng thờ ở nhà hậu
đường cũng khá đa dạng, nhưng có thể hình dung một công thức sau: Gian giữa
của nhà tăng đường thường có bày tượng Thánh tăng (còn gọi là A-nan-đà) và
tượng Đức tổ Tây. Đức tổ Tây có pháp danh là Bồ-đề-đạt-ma. Ngài được coi là
sư tổ thứ nhất của Thiền tông ở Trung Quốc.
Ở nhà hậu đường của một số chùa còn bày tượng Quan Âm tống tửvà Quan
Âm tọa sơn. Hai bên tượng Quan Âm tống tử thường có hai tượng Kim
đồng và Ngọc Nữ, hay hai tượng Thiện tài và Long nữ.
Chùa Việt Nam còn có một điều đặc biệt đó là có các bàn thờ chư vị tức là
các vị thánh của Đạo giáo và tín ngưỡng dân gian. Đó là bàn thờ Mẫu, tức nữ

thần mẹ. Có nhiều Mẫu như: Mẫu Thượng Ngàn,Mẫu Thoải, Mẫu Địa Phủ, Mẫu
Liễu, Tứ pháp...

Câu 10: Những đặc trưng cơ bản của thành, lăng tẩm của người Việt?
Trả lời:
Thành
Nhận thức về âm – dương, ngũ hành trong kiến trúc truyền thống: Việt Nam
là nước có nền văn hóa nông nghiệp cho nên xét duwois góc độ triết lí âm –
dương thì đây là nền văn hóa trọng âm với những đặc trưng như con người sống
21


nặng về tình cảm, sống hài hòa với thiên nhiên. Vì thế nên kiến trúc Việt Nam
cũng mang đăc trưng của nền văn hóa nông nghiệp. Kiến trúc truyền thống
(thành lũy, lăng tẩm …) thường được xây dựng với bố cục hài hòa, tỷ lẹ tương
xứng. Triết lí âm – dương chi phối rất nhiều đến kiến trúc truyền thống Việt
Nam ở vị trí, hướng xây dựng, các lien kết theo lối ghép âm – dương, với quan
niệm số lẻ là số phát triển, phù hợp nền văn hóa nông nghiệp.
- Thành lũy: là công trình xây dựng kiên cố, vững chắc để bảo vệ, thành
xây có nhiều lớp bao bọc để bảo vệ phòng thủ một vị trí quan trọng của một tổ
chức hay một hệ thống xã hội.
- Thành quách: là công trình xây dựng kiên cố bằng những vật liệu kiên cố
như gạch, đá, vững chắc để bảo vệ, thành xây có nhiều lớp bao bọc để bảo vệ
phòng thủ một vị trí quan trọng của một tổ chức hay một hệ thống xã hội.
Những kiến trúc thành lũy xuất hiện là một phát minh lịch sử đấu tranh giai
cấp của loài người, là phương tiện tự vệ có giá trị cùng với nhưng tiến bộ về vật
liệu kỹ thuật, kiến trúc ngày càng được cải tiến và phát triển phong phú.
Từ thời sơ khai, kiến trúc thành lũy rất đơn sơ. Nhưng về sau, với mục đích
bảo vệ dân làng, bảo vệ tổ quốc khỏi giạc ngoại xâm, kiến trúc thành đã được
cải thiện và phát triển rất nhiều.

Những kiến trúc thành cổ Việt Nam có mặt bằng bố cục gồm các hình như:
hình vuông, hình chữ nhật, hình đa giác đều, hình tròn, hình ngôi sao và những
hình đặc biệt khác. Vật liệu xây dựng các loại hình kiến trúc này rất phong phú.
Ở miền núi, người ta sử dụng phiến đá xanh có đẽo gọt hoặc không; ở miềntrung
du, người ta sử dụng đá ong; ở miền đồng bằng sử dụng đất hoặc gạch và vôi
vữa xây thành.
Về ý nghĩa, tính chất: Ngoài những kiến trúc thành lũy với mục đích tạo
dựng làm căn cứ quân sự, chống giặc ngoại xâm dựa theo địa hình hiểm trở làm
nơi xây dựng như thành nhà Mạc, lũy Trường Dục … Còn có những thành lũy là
trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa của cả nước. Thương là thành lũy bao bọc
một kinh đô của một triều đại như thành Cổ Loa, Hoa Lư, Thăng Long…
Lăng tẩm
- Lăng tẩm: gồm những nơi dùng để an táng các vị vua, chúa của những
triều đại phong kiến. Khu vực lăng là nơi an táng thi hài nhà vua, khu vực tẩm là
chỗ xây nhiều miếu điện, lầu gác… Để lúc còn sống nhà vua thỉnh thoảng rời
cung lên đây tiêu khiển. Có thể xem khu vực tẩm là hoàng cung thứ hai của
những ông vua đang tại vị.
Tất cả các lăng tẩm đều có điểm giống nhau, đó là đều có hàng tượng văn võ
bá quan, rồi binh lính voi ngựa. Rồi lăng nào cũng có nhà bia. Đó là bố cục
giống nhau nhưng cũng tùy theo từng thời kỳ mà có lối kiến trúc khác nhau.
Lăng tẩm nào cũng phải theo đúng quy luật lien quan đến địa lý tự nhiên:
sông, núi, ao, hồ… Dựa theo thuyết phong thủy, mỗi lăng xây trên một quả đồi
lớn. Nhưng toàn bộ chiếm cả một quần thể đồi núi, có núi chắn ở trước mặt làm
bình phong, có núi chắn cả hai bên làm tay ngai. Và ngay trước khu lăng tẩm
phải có ngòi lạch chảy lượn từ trái qua phải.
- Cả vùng rộng lớn trong mỗi cảnh lăng được coi như vùng cấm. Ngay trong
khu vực lăng và tẩm cũng có chu vi hàng nghìn mét. Quy mô mỗi lăng tẩm rất rõ
22



ràng, chiếm cả một vùng đồi rộng. Bố cục mặt bằng có nhiều ý nghĩa thể hiện sự
chuyên chế của chế độ phong kiến.
Mỗi lăng tẩm là một công trình kiến trúc tiêu biểu cho nền mỹ thuật Việt
Nam. Và mang phong cách của từng vị quân vương, là bảo tàng mỹ thuật sống
động. Gìn giữ những giá trị quý giá về văn hóa và kiến trúc của một triều đại.
Câu 11: Phân tích những đặc trưng cơ bản của văn hóa làng của người
Việt? Việc kế thừa và phát huy văn hóa làng trong đời sống tinh thần hiện
nay?
Trả lời:
Làng là đơn vị cư trú cơ bản của nông thôn người Việt và đã hình thành từ
rất sớm (trước khi có nhà nước). Đầu tiên làng là điểm tụ cư của những người
cùng huyết thống, sau đó để phù hợp với sự phát triển của xã hội và lịch sử ,
làng còn là điểm tụ cư của những nhóm người cùng nghề nghiệp, bao gồm nhiều
dòng họ khác nhau. Khi Nhà nước ra đời, làng là một đơn vị hành chính cơ sở
của nhà nước và là một tổ chức tự quản, quân sự và văn hoá khá hoàn chỉnh.
Cùng với việc xuất hiện làng trong lịch sử Việt Nam, văn hoá làng cũng ra đời,
trở thành nét đặc trưng của văn hoá dân tộc.
Văn hoá làng: Khái niệm gắn với hình ảnh làng xã cổ truyền ở Việt Nam với
3 đặc trưng cơ bản: ý thức cộng đồng làng (ý thức dân chủ làng xã, cộng đồng
trong sản xuất bảo vệ xóm làng, xây dựng văn hoá, lối sống, đạo đức...); ý thức
tự quản (thể hiện rõ nhất trong việc xây dựng hương ước); và tính đặc thù độc
đáo, rất riêng của mỗi làng (có khi hai làng gần nhau nhưng không hề giống
nhau). Văn hóa làng mang những giá trị đẹp giàu tính truyền thống, đồng thời
cũng cần xoá bỏ những tập tục cổ hủ, lạc hậu.
- Ý thức cộng đồng: Do gắn với nền văn hóa lúa nước, cùng nhau sản xuất,
cùng nhau thu hoạch, cũng như làm việc cùng nhau trong việc bảo vệ mùa
màng, bảo vệ nhà cửa trước thiên tai bão lũ nên văn hóa làng có tính cộng đồng
sâu sắc. Tính cộng đồng có vai trò gắn kết các thành viên trong làng lại với nhau
thông qua các biểu tượng mang tính truyền thống, như cây đa, bến nước, sân
đình. Hầu hết, mọi làng của người Việt đều hội tụ cả ba biểu tượng này. Phải nói

rằng, cây đa chính là nơi hội tụ giao tiếp của làng với thế giới bên ngoài, là chốn
nghỉ chân của lữ khách qua đường hay của những người dân sau một ngày lao
động nơi đồng ruộng. Bên cạnh cây đa, bến nước chính là nơi tập trung cho sinh
hoạt thường nhật của dân làng, đặc biệt là những người phụ nữ. Đây chính là
chỗ giao lưu, tâm sự chuyện trò của chị em phụ nữ trong khi tắm cho con, vo
gạo, rửa rau… Nếu như, bến nước là nơi tập trung của phụ nữ trong làng thì
cánh đàn ông của làng lại thường tập trung ở sân đình. Sân đình chính là trung
tâm hành chính, văn hoá xã hội của làng. Về mặt kiến trúc, đình làng được xây
dựng trên những nguyên tắc của thuật phong thuỷ và thường được xây dựng tại

23


trung tâm của làng. Thường thì mỗi làng thờ một vị Thành hoàng làng nhưng
cũng có những làng thờ đến hai ba vị và được gọi chung là phúc thần.
- Ý thức tự quản: Cùng với tính cộng đồng, tính tự trị cũng là một đặc
trưng gốc rễ trong văn hoá làng của người Việt. Tính tự trị nhấn mạnh đến sự
khác biệt, là nền tảng tạo nên tính độc lập cộng đồng. Mỗi làng có những quy
ước được ghi nhận thành lệ làng riêng biệt, được đúc kết trong hương ước của
mỗi làng. Các thành viên trong làng phải tuân theo và bảo vệ lệ làng. Đối với
làng, biểu tượng truyền thống của tính tự trị là luỹ tre làng. Luỹ tre trở thành
thành luỹ kiên cố của làng bất khả xâm phạm. Đối với người Việt, bên ngoài luỹ
tre làng là cả một thế giới khác cho nên có người cả đời không bước ra khỏi luỹ
tre làng. Do tính chất khép kín dẫn đến làng người Việt luôn mang trong mình
tính bảo thủ, địa phương cục bộ như Trống làng nào làng đấy đánh, Thánh làng
nào làng nấy thờ. Tính tự trị cũng tạo cho người Việt tính gia trưởng tôn ti hay
óc bè phái tư hữu ích kỷ. Bởi vậy trong làng, người ta coi trọng họ to họ nhỏ,
con trưởng con thứ, tư tưởng thứ bậc, thói gia đình chủ nghĩa.
- Tính độc đáo: Với đặc trưng vừa mang tính cộng đồng vừa mang tính tự
trị cho nên làng của người Việt có tinh thần đoàn kết hỗ trợ lẫn nhau nhưng cũng

luôn khép kín bảo thủ. Làng là tổ chức xã hội cơ sở đặc biệt của người Việt mà
từ đó tạo nên tính cách của người Việt, mà một trong những tính cách mạng,
tính truyền thống ngàn đời đó chính là ý thức độc lập và lòng yêu nước. Tính
cộng đồng làng xóm tạo nên tinh thần đoàn kết toàn dân bởi vậy mới có: Bầu ơi
thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn và cao hơn là
Nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng.
Như vậy xét một cách sâu xa, tinh thần đoàn kết toàn dân, ý thức độc lập dân tộc
và lòng yêu nước được xuất phát và hun đúc từ truyền thống làng của người Việt
Nam.
Việc kế thừa và phát huy văn hóa làng trong đời sống tinh thần hiện nay?
Mặc dù văn hóa làng đã trở thành bản sắc, thành một hằng số của văn hóa
Việt Nam, nhưng theo thời gian, không có cái gì là không biến đổi. Với cuộc
sống đang hiện đại hóa, với xã hội đang công nghiệp hóa và đô thị hóa, với thế
giới đang toàn cầu hóa và hội nhập, hàng loạt 'trai quê', 'gái quê' Việt Nam đã đi
vào thành phố, đi ra nước ngoài. Nạn bạo lực cùng nhiều tệ nạn xã hội khác
đang thâm nhập vào từng thôn xóm, làng bản. Văn hóa làng trong đời sống nông
thôn Việt Nam hôm nay đang biến đổi rất nhanh chóng, mạnh mẽ và sâu sắc.
Cái tốt hiển hiện, cái xấu cũng bộc lộ rõ nét hơn.
Văn hóa, văn minh làm hình thành phong cách sống, phong cách tư duy.
Nhìn ra nước ngoài, ta càng thấy rõ hơn đặc điểm tư duy của người làm nông
nghiệp Việt Nam và Ðông-Nam Á. Ðó là tính linh hoạt, mềm dẻo, nhiều khi đến
mức tùy tiện, thiên về tình cảm. Ðố kỵ cào bằng là tâm lý phổ biến của lối sản
xuất nhỏ, trong khi đó tinh thần cạnh tranh lành mạnh thì yếu kém. Phong cách
tư duy thiên về phân tích, lối sống chặt chẽ, rành mạch... là cái rất cần cho xã hội
công nghiệp, đó lại là cái mà người Việt Nam rất thiếu.

24


Trong bản sắc văn hóa làng, cũng là bản sắc của văn hóa Việt Nam, những

gì đến bây giờ vẫn còn giá trị thì vẫn cần phải giữ lại. Người Việt cần gìn giữ
những nét bản sắc tốt đẹp của văn hóa làng, nhưng đồng thời cần phát huy ý
thức xã hội, tinh thần trách nhiệm, tạo điều kiện để con người cá nhân phát triển,
hướng đến một xã hội dân chủ hài hòa, sống tôn trọng pháp luật kỷ cương. Tính
sáng tạo, linh hoạt truyền thống của người Việt Nam cần giữ lại, song cần chấm
dứt thói tùy tiện.
Từ bao đời nay, sức sống của nền văn hoá truyền thống Việt Nam được lưu
giữ và thể hiện mạnh mẽ nhất ở văn hoá làng, do vậy vấn đề bảo vệ và kế thừa
văn hoá làng luôn được Đảng và nhà nước ta quan tâm . Tuy nhiên trong thời
điểm hiện nay, muốn thực hiện tốt việc kế thừa văn hoá làng, trước hết chúng ta
phải chỉ ra được những tiêu cực còn tồn tại ở làng từng đè nặng lên mỗi con
người và cản trở sự phát triển của xã hội.
Ví dụ như:
- Làng là nơi thường có khuynh hướng tự cung, tự cấp nên giao lưu có phần
tự nhiên mà ít chủ động mở rộng, để tạo cho người dân tư tưởng bảo thủ, "kháng
cự" với những cái mới…
- Sự tranh giành địa vị, những phong tục lạc hậu tồn tại lâu dài trong làng
làm ảnh hưởng tới mỗi con người và sự phát triển chung của làng.
- Một số quan niệm cần được nhìn nhận lại để điều chỉnh cho phù hợp với
cuộc sống mới như "phép vua thua lệ làng", "suy bụng ta ra bụng người"…
Nếu loại bỏ được những tiêu cực còn tồn tại, phát huy được những "thuần
phong mỹ tục ", lựa chọn được những nội dung phù hợp với xã hội hiện đại tức
là chúng ta đã góp phần một cách tích cực vào công cuộc bảo tồn và chấn hưng
văn hoá dân tộc, đồng thời cũng làm cho văn hoá làng thêm những giá trị và sức
sống mới.

25



×