Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

ĐỀ KIỂM TRA 90 PHÚT NGỮ VĂN LỚP 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.91 KB, 4 trang )

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ
MÔN NGỮ VĂN 7
Phần trắc nghiệm: Chọn phương án đúng nhất trong các câu sau :
Câu 1 : Văn bản Mẹ tôi của Ét-môn-đô A-mi-xi là bức thư thể hiện mong muốn của người cha
về việc gì?
A. Con phải chăm làm.

B. Con phải biết quan tâm tới cha mẹ.

C. Con phải chăm học.

D. Con phải có thái độ lễ độ và tình cảm kính yêu, biết ơn

đối với mẹ
Câu 2 : Văn bản Cuộc chia tay của những con búp bê (Khánh Hòai) thuộc kiểu văn bản nào?
A. Tự sự.

B. Miêu tả.

C. Biểu cảm.

D. Nghị luận.

Câu 3 : Bài thơ Qua đèo Ngang (Bà Huyện Thanh Quan) được viết theo thể thơ nào?
A. Thất ngôn tứ tuyệt B. Lục bát.

C. Thất ngôn bát cú.

D. Song thất

lục bát..


Câu 4 : Từ lom khom thuộc loại từ láy nào?
A. Từ láy toàn bộ.

B. Từ láy bộ phận

C. Từ láy toàn bộ giữ nguyên thanh điệu.

D. Từ láy toàn bộ thay đổi thanh điệu

Câu 5 : Bài thơ Sông núi nước Nam ra đời trong hoàn cảnh nào?
A. Trong cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán (thế kỉ 10).
B. Trong cuộc kháng chiến chống quân Tống (thế kỉ 11).
C. Trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông (thế kỉ 13).
D. Trong cuộc kháng chiến chống quân Minh (thế kỉ 15).
Câu 6 : Câu nào sau đây trong bài thơ Bánh trôi nước (Hồ Xuân Hương) có vận dụng thành
ngữ?
A. Thân em vừa trắng lại vừa tròn.

B. Bảy nổi ba chìm với nước non.

C. Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

D. Mà em vẫn giữ tấm lòng son.

Câu 7 : Bố cục bài thơ Bạn đến chơi nhà (Nguyễn Khuyến) là:
A. 2-2-2-2

B. 2-4-2

C. 2-5-1


D. 1-6-1

Câu 8 : Trong bài thơ Bạn đến chơi nhà, tình bạn chân thành thắm thiết của Nguyễn Khuyến
được thể hiện trong câu thơ:
A. Đã bấy lâu nay bác tới nhà.

B. Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa

C. Đầu trò tiếp khách, trầu không có

D. Bác đến chơi đây, ta với ta.


Câu 9: Trong bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh (Tĩnh dạ tứ) Lí Bạch đã sử dụng bút
pháp lãng mạn trong câu thơ:
A. Sàng tiền minh nguyệt quang

B. Cử đầu vọng minh nguyệt.

C. Nghi thị địa thượng sương.

D. Đê đầu tư cố hương.

Câu 10: Trong văn bản Một thứ quà của lúa non: Cốm, Thạch Lam đã miêu tả và so sánh cốm
trong sự tương hợp với sự vật nào?
A. Hoa cỏ.

B. Lá sen.


C. Ánh nắng.

D. Hồng.

Câu 11: Văn bản "Một thứ quà của lúa non: Cốm" thuộc thể loại gì?
A. Ký sự

B. Hồi ký

C. Truyện ngắn

D. Tuỳ bút

Câu 12: Nghệ thuật đắc sắc trong văn bản "Một thứ quà của lúa non: Cốm"là:
A. Giọng văn tinh tế nhẹ nhàng

B. Sử dụng nhiều biện pháp tu từ

C. Lập luận chặt chẽ, sắc sảo.

D. Ngôn ngữ kể chuyện tự nhiên

Phần tự luận (7 đ)
Câu 1: Viết một đoạn văn trình bày cảm nhận của em về bài ca dao:
Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều.
Câu 2: Cảm xúc về khu vườn nhà em.

ĐÁP ÁN – HƯỚNG DẪN CHẤM



Phần 1: (4 điểm)
Câu
P.án

1
D

2
A

3
C

4
B

5
B

6
B

7
D

8
D

9

B

10
D

11
D

12
A

Phần 2: (6 điểm)
Bài 1: (2 điểm)
Bài ca dao biểu hiện tâm trạng người con gái lấy chồng xa quê gắn với thời gian: buổi
chiều, không gian: ngõ sau; gợi cảnh ngộ cô đơn trong nỗi buồn riêng.
Bài 2: (4 điểm)
Hình thức
-

Đúng kiểu bài biểu cảm

-

Trình bày rõ bố cục 3 phần

-

Diễn đạt rõ ràng, trôi chảy

Nội dung

-

Mở bài: giới thiệu khu vườn nhà em

-

Thân bài: Vẻ đẹp của khu vườn
+ Khu vườn rau xanh tốt
+ Vườn hoa khoe sắc, tỏa hương
+ Vườn cây ăn trái sum suê

Cảm xúc của em mỗi khi thăm vườn
-

Kết bài: Tình yêu đối với khu vườn, với quê hương.

BIỂU ĐIỂM
-

Điểm 4: Đảm bảo tốt theo các yêu cầu. Lời văn mạch lạc, giàu cảm xúc. Rất ít lỗi chính
tả, dùng từ.

-

Điểm 3: Đảm bảo cơ bản các yêu cầu. Ít lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

-

Điểm 2: Thực hiện đủ các yêu cầu. Lời văn có thể còn lủng củng một số chỗ.


-

Điểm 1: Bài viết chưa đảm bảo yêu cầu, sơ sài.

-

Điểm 0: Lạc đề hoặc bỏ giấy trắng.




×