Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

XÂY DỰNG HỆ THỐNG PHẦN MỀM QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI TẠI BẾN XE KHÁCH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (551.93 KB, 28 trang )

TỔNG CỤC ĐƯỜNG BỘ VIỆT NAM
————————

ĐỀ ÁN

XÂY DỰNG HỆ THỐNG PHẦN MỀM
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI TẠI
BẾN XE KHÁCH

HÀ NỘI - 2015


MỤC LỤC
I. BỐI CẢNH DỰ ÁN....................................................................................................3
II. CƠ SỞ PHÁP LÝ.........................................................................................................4
1. Luật Giao Thông Đường Bộ (Luật số 23/2008/QH12)...............................................4
2. Nghị định 86/2014/NĐ-CP về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô
tô........................................................................................................................................4
3. Thông tư 63/2014/TT-BGTVT Quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng
xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ.......................................................................4
4. Thông tư 10/2015/TT-BGTVT thay thế cho thông tư 55/2013 quy định trách nhiệm
và xử lý vi phạm trong hoạt động vận tải bằng xe ô tô....................................................4
5. Thông tư 49/2012/TT-BGTVT về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Bến Xe Khách. 4
6. Thông tư liên tịch 152/2014/TTLT-BTC-BGTVT Hướng dẫn thực hiện giá cước vận
tải bằng xe ô tô và giá dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ...................................................4
7. Quy hoạch chi tiết tuyến vận tải hành khách cố định liên tỉnh đường bộ đến năm 2020
...........................................................................................................................................4
III. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ VÀ Ý NGHĨA CỦA ĐỀ ÁN:.........................................4
1. Mục đích của đề án:.....................................................................................................4
2. Nhiệm vụ của đề án:.....................................................................................................4
3. Ý nghĩa của đề án:........................................................................................................5


2. Yêu cầu chung...............................................................................................................6
VI. ĐỀ XUẤT LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ....................................................................8
1. Phân tích hệ thống.........................................................................................................8
1.1. Nhu cầu dịch vụ..................................................................................................8
1.2. Dữ liệu ước tính..................................................................................................9
2. Lựa chọn công nghệ......................................................................................................9
2.1. Kiến trúc hệ thống phần mềm............................................................................9
2.2. Nền tảng công nghệ..........................................................................................11
2.3. Hệ điều hành.....................................................................................................12
2.4. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu..................................................................................13
2.5. Bộ font chữ tiếng Việt......................................................................................14
VII. PHÂN TÍCH CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CỦA CÁC TÁC NHÂN TRONG HỆ
THỐNG:..........................................................................................................................14
3.2. Chức năng.........................................................................................................17
4. Hạ tầng cơ sở...............................................................................................................20
4.1. Mô hình luận lý................................................................................................20
4.2. Giải pháp ảo hóa (cloud)..................................................................................20
4.3 Cấu hình máy chủ yêu cầu tối thiểu..................................................................21
VIII. KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI:..................................................................................22
IX. DỰ TOÁN KINH PHÍ..............................................................................................23
X. NGUỒN VỐN VÀ ĐỀ XUẤT PHỐI HỢP TRIỂN KHAI THỰC HIỆN...............27
2


I. BỐI CẢNH DỰ ÁN
Hiện nay trên cả nước có tổng cộng 457 bến xe trong đó có hơn 200 bến xe từ loại 4 trở
lên. Vấn đề quản lý, giám sát các phương tiện giao thông công cộng một cách thống nhất,
đồng bộ trong cả nước đang là một yêu cầu bức thiết. Với mật độ giao thông ngày càng dày
đặc ở Việt Nam thì việc đi lại bằng các phương tiện công cộng ngày càng được khuyến khích.
Vấn đề đặt ra là làm sao để nâng cao chất lượng phục vụ của các phương tiện công cộng ngày

càng tốt hơn với mục tiêu khuyến khích người dân đi lại bằng các phương tiện công cộng
ngày càng nhiều. Để làm việc đó trước hết phải nâng cao chất lượng quản lý các hệ thống bến
xe, các hãng xe, phải tạo được cổng thông tin kết nối giữa hành khách và các cơ quan quản lý,
phải làm sao nắm bắt được nhu cầu của người dân.
Hệ thống quản lý và kiểm soát bến xe điện tử thông mình là một hệ thống ra đời với mục
đích nâng cao chất lượng phục vụ của các phương tiện công cộng. Như chúng ta đã biết hiện
nay các bến xe và bãi đổ trên cả nước mỗi nơi đều có cách quản lý khá độc lập và chưa thống
nhất, hệ thống quản lý khá rườm rà và đa số phụ thuộc vào con người. Ví dụ cụ thể như việc
tra cứu thông tin và lịch trình của các tuyến xe công cộng đều được thực hiện qua các lệnh
vận chuyển khá lạc hậu. Việc liên lạc và quản lý thời gian xuất phát cũng như thời gian đến
giữa các bến với nhau căn cứ chủ yếu vào lệnh vận chuyển của xe. Việc quản lý này tuy có
thể kiểm soát được hành trình của xe, tuy nhiên các thông tin chi tiết như: lịch trình của xe
xuất phát lúc mấy giờ, đi có đúng lịch trình không, tài xế nào phụ trách, thì buộc phải mở lệnh
vận chuyển …, trong khi đó việc quản lý thống kê dữ liệu khá rời rạc, không theo thời gian
thực. Muốn kiểm tra thông tin xe bất kỳ lúc nào thì hầu như không thể, do đó nhu cầu đặt ra là
làm sao xây dựng được một hệ thống thông tin liên lạc giữa các bến xe một cách đơn giản,
thông tin được quản lý đồng bộ thống nhất và có thể truy xuất tìm kiếm thông kê bất kỳ ở đâu.
Các bến xe trên cả nước hiện nay đều chưa có một hệ thống quản lý thông tin liên lạc thống
nhất và hệ thống này đều do các bến xe tự tổ chức chưa có một chuẩn mực chung. Với tính
cấp bách của tình hình hiện nay, từ năm 2012 đến nay, Bộ Giao Thông Vận Tải đã ban hành
một loạt các thông tư số có nói đến yêu cầu ứng dụng công nghệ thông tin vào trong công tác
quản lý điều hành của bến xe đối với doanh nghiệp kinh doanh bến xe, Sở Giao Thông Vận
Tải, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải hành khách. Trong thông tư 49/2012/TTBGTVT về “Ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bến xe khách” kèm theo quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia QCVN 45 : 2012/BGTVT đưa ra các quy định cụ thể về quản lý và điều hành
các bến xe khách một cách hệ thống và đồng bộ, trong đó có yêu cầu áp dụng các giải pháp tự
động hóa và công nghệ thông tin thực hiện xây dựng các phần mềm quản lý bến xe khách
theo mô hình bến xe điện tử cho phép kết nối internet giữa các bến xe khách có liên quan với
nhau và với cơ quan quản lý tuyến, đồng thời thực hiện quản lý và báo cáo qua phần mềm
theo quy định.
Vì vậy nhu cầu xây dựng một hệ thống phần mềm mang có tính quản thống nhất từ Bộ

Giao Thông Vận Tải, Tổng Cục Đường Bộ và các Sở Giao Thông Vận Tải cả nước nhằm mục
3


đích chuẩn hóa dữ liệu, xây dựng hệ thống báo cáo và kiểm tra thống nhất từ trung ương đến
địa phương, tạo chuẩn kết nối đối với của phần mềm để dựa trên cơ sở
Về hiệu quả kinh tế: hiện đại hóa hệ thống quản lý các phương tiện giao thông vận tải, đơn
giản hóa trong việc quản lý các phương tiện vận tải hành khách, giảm thiểu các thao tác của
con người.
Về hiệu quả xã hội: các cơ quan chức năng kiểm soát tốt hành trình đi lại của các tuyến xe
đảm bảo đi đúng tuyến, giảm thiểu các tai nạn giao thông xảy ra.
Từ những yêu cầu đặt ra đó “PHẦN MỀM QUẢN LÝ BẾN XE TOÀN QUỐC” sẽ đáp
ứng được yêu cầu cấp thiết là cần phải xây dựng bến xe điện tử đạt QCVN 45 : 2012/BGTVT.

II. CƠ SỞ PHÁP LÝ
1. Luật Giao Thông Đường Bộ (Luật số 23/2008/QH12)
2. Nghị định 86/2014/NĐ-CP về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô
3. Thông tư 63/2014/TT-BGTVT Quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe
ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ
4. Thông tư 10/2015/TT-BGTVT thay thế cho thông tư 55/2013 quy định trách nhiệm và
xử lý vi phạm trong hoạt động vận tải bằng xe ô tô
5. Thông tư 49/2012/TT-BGTVT về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Bến Xe Khách
6. Thông tư liên tịch 152/2014/TTLT-BTC-BGTVT Hướng dẫn thực hiện giá cước vận
tải bằng xe ô tô và giá dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ
7. Quy hoạch chi tiết tuyến vận tải hành khách cố định liên tỉnh đường bộ đến năm 2020

III. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ VÀ Ý NGHĨA CỦA ĐỀ ÁN:
1. Mục đích của đề án:

Đề xuất giải pháp nhằm:

a) Đổi mới công tác quản lý hoạt động vận tải tại các bến xe khách đáp ứng yêu
cầu nhanh chóng, hiệu quả, ổn định.
b) Giúp tăng cường công tác quản lý nhà nước tại từng bến xe cũng như hoạt
động của toàn bộ các bến xe trong phạm vi cả nước.
c) Làm cơ sở cho công tác giám sát, theo dõi, thanh tra, kiểm tra công tác quản
lý, điều hành hoạt động của các bến xe khách.
2. Nhiệm vụ của đề án:
Đề xuất mô hình, phương pháp, lộ trình và chi phí để thực hiện việc:
a) Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về bến xe khách trong phạm vi cả nước.
4


b) Áp dụng công nghệ thông tin vào quá trình quản lý hoạt động vận tải của các
bến xe khách.
3. Ý nghĩa của đề án:
a) Giúp nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý và điều hành vận tải tại bến xe
khách.
b) Giúp cơ quan quản lý nhà nước nâng cao hiệu quả quản lý đối với các bến xe
khách.
c) Nâng cao hiệu quả quản lý về mặt vĩ mô của cơ quan quản lý nhà nước về mặt
quy hoạch mạng lưới bến xe, định hướng về mặt phát triển của hệ thống vận tải hành
khách liên tỉnh.
d) Tạo tiền đề xử lý các thủ tục hành chính trong vận tải hành khách cố định
bằng các công cụ trực tuyến tạo sự thuận lợi cho các đơn vị kinh doanh và cơ quan
quản lý nhà nước trong hoạt động và điều hành.
IV. CÁC BƯỚC THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
1. Tìm hiểu các ứng dụng phù hợp của công nghệ thông tin trong lĩnh vực quản
lý, điều hành bến xe.
2. Xem xét tính khả thi của các yêu cầu trong ứng dụng;
3. Phân tích các yêu cầu của phần mềm quản lý bến xe khách;

4. Xác định thời gian thực hiện và hoàn thành xây dựng phần mềm quản lý bến
xe khách;
5. Xây dựng kế hoạch thực hiện;
6. Tổ chức triển khai thực hiện.
V. TỔNG QUAN HỆ THỐNG
1. Mục tiêu chung
a) Áp dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý hoạt động vận tải tại bến
xe nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý, điều hành của các bến xe
khách.
b) Tăng cường công tác quản lý của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành
đối với hoạt động của hệ thống bến xe trong toàn quốc
c) Cung cấp kịp thời các thông tin cần thiết về hoạt động vận tải tại các bến xe
cho các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành để phục vụ cho công tác quản lý, tổ
chức hoạt động vận tải trên các tuyến vận tải hành khách.
5


d) Thực hiện công khai, minh bạch công tác quản lý và tổ chức hoạt động của
từng bến xe.
đ) Làm cơ sở cho công tác thanh tra, kiểm tra trong hoạt động vận tải tại các bến
xe.
2. Yêu cầu chung
Xây dựng hệ thống phần mềm quản lý bến xe khách đáp ứng các yêu cầu như
sau:
a) Thông tin về hoạt động vận tải tại bến xe khách được cập nhật liên tục trong
quá trình hoạt động của bến xe; giữa các bến xe với nhau; giữa bến xe với Sở Giao
Thông Vận Tải, Tổng Cục Đường Bộ, Bộ Giao Thông Vận Tải.
b) Tự động tổng hợp, phân tích, xử lý các dữ liệu; thống kê, báo cáo các dữ liệu
tổng hợp về tình hình hoạt động của từng bến xe cũng như của toàn bộ các bến xe
khách trong phạm vi toàn quốc theo yêu cầu của Sở Giao thông vận tải, Tổng cục

Đường bộ Việt Nam và Bộ Giao thông vận tải
c) Xây dựng phần mềm quản lý bến xe khách đáp ứng yêu cầu đơn giản, dễ sử
dụng.
d) Đảm bảo lưu trữ dữ liệu và không bị gián đoạn khi có sự cố đường truyền.
đ) Phù hợp với các bến xe khách trong toàn quốc.
3. Mục tiêu cụ thể
a) Xây dựng Hệ thống phần mềm quản lý bến xe, hình thành cơ sở dữ liệu các
thông tin về hoạt động của các bến xe, các doanh nghiệp vận tải hành khách tuyến cố
định tại Tổng cục đường bộ Việt Nam nhằm chuẩn hóa và thống nhất dữ liệu về hoạt
động của các bến xe trên toàn quốc.
b) Thống nhất quy trình quản lý xe ra vào bến trong toàn quốc nhằm đơn giản
hóa thủ tục hành chính, giảm thời gian làm thủ tục tại bến của lái xe đồng thời quản lý
chặt chẽ xe ra vào bến.
c) Kết nối thông tin giữa Bộ Giao thông vận tải, Tổng cục đường bộ, các Sở
Giao thông vận tải và các bến xe đáp ứng yêu cầu quản lý thường xuyên hoạt động của
hệ thông bến xe trong toàn quốc.
d) Tổng hợp, thống kê, báo cáo kịp thời, đầy đủ các số liệu cần thiết phục vụ cho
công tác quản lý của bến xe và cơ quan quản lý nhà nước.
đ) Tạo thuận lợi cho người dân tra cứu, tìm hiểu các thông tin cần thiết nhằm đáp
ứng nhu cầu đi lại của người dân.
6


4. Yêu cầu cụ thể.
4.1. Báo cáo các thông tin tổng hợp của bến xe gồm:
a) Tên bến xe, địa điểm bến xe; tên cơ quan chủ quản; tên đơn vị quản lý bến xe;
loại bến xe; số lượng cán bộ , nhân viên làm việc tại bến (phân ra theo trình độ chuyên
môn: đại học, cao đẳng, trung cấp, phổ thông) tổng diện tích bến; diện tích khu vực đón
trả khách; số vị trí xe vào đón trả khách; diện tích khu vực phòng khách chờ; số chỗ
ngồi khu vực phòng khách chờ; hệ thống điều hoà khu vực phòng khách chờ (có,

không); diện tích khu vực xe chờ vào đón khách; diện tích khu vực xe đậu qua đêm;
diện tích bãi đỗ xe cho khách; diện tích khu vực vệ sinh; các dịch vụ khác tại bến và
diện tích tương ứng của các dịch vụ này.
b) Danh mục các tuyến vận tải hành khách hoạt động tại bến.
c) Danh mục các doanh nghiệp, hợp tác xã hoạt động tại bến
d) Danh mục các doanh nghiệp, hợp tác xã hoạt động trên từng tuyến tại bến
đ) Số lượng phương tiện hoạt động tại bến và trên từng tuyến.
e) Lịch xe xuất bến của từng tuyến hoạt động tại bến
g) Giá vé và mức chất lượng dịch vụ đã đăng ký của từng giờ xe chạy tại bến
4.2. Theo dõi, cập nhật thường xuyên các xe ra, vào bến đối với từng bến xe
và các thông tin kèm theo:
- Biển số xe, loại xe, sức chứa thiết kế
- Họ tên lái xe
- Tên doanh nghiệp, hợp tác xã quản lý, điều hành xe
- Tuyến đường xe chạy
- Giờ xe đến bến, xuất bến
- Số lượng hành khách xuất bến.
4.3. Thống kê báo cáo các số liệu:
a) Báo cáo tình hình hoạt động của từng bến và tổng hợp các bến theo phạm
vi tỉnh (thành phố), toàn quốc theo các khoảng thời gian tùy ý và theo định kỳ
hàng tháng, quý, 6 tháng và hàng năm.
Nội dung: tổng hợp toàn bến và phân theo từng tuyến đường với các số liệu cụ
thể như sau:
- Số lượng lượt xe xuất bến;
7


- Số ghế thiết kế thông qua bến;
- Số lượng khách xuất bến;
- Số vé đã bán (phân ra xe tự bán vé, xe ủy thác bến bán vé);

- Số xe không đủ điều kiện cho phép đón khách tại bến.
- Số trung bình của các tiêu chí trên trong khoảng thời gian tùy ý.
b) Báo cáo xe vi phạm :
Nội dung: biển số xe, đơn vị quản lý, tuyến đường hoạt động, hành vi vi phạm,
ngày, giờ vi phạm; hình thức xử lý.
VI. ĐỀ XUẤT LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ
1. Phân tích hệ thống
1.1. Nhu cầu dịch vụ
Để đạt được mục tiêu xây dựng Hệ thống phần mềm quản lý bến xe toàn quốc
với lượng dữ liệu cực lớn và hệ thống đồng bộ hóa dữ liệu giữa Bộ Giao Thông Vận
Tải, Tổng cục Đường bộ, các Sở Giao thông vận tải, các bến xe thì hệ thống này cần
phải đáp ứng các yếu tố sau:
a) Hệ thống phải có khả năng chịu tải lớn: hệ thống phải có khả năng xử lý một
lượng lớn dữ liệu và các quy tắc nghiệp vụ phức tạp. Hệ thống cũng phải có khả năng
đáp ứng một lượng lớn người dùng truy cập cùng lúc và rất nhiều kết nối ở cùng một
thời điểm.
b) Đáp ứng nhu cầu xử lý theo thời gian thực (real time): Dữ liệu được chỉnh sửa
từ hệ thống phần mềm cục bộ sẽ được chuyển tải tức thời tới hệ thống của Tổng cục
đường bộ và ngược lại. Do đó, dữ liệu luôn được đồng nhất giữa các cơ quan quản lý,
các bến xe và các Doanh nghiệp vận tải.
c) Hệ thống phải đáp ứng nhu cầu mở rộng và nâng cấp dễ dàng: Kiến trúc của
hệ thống phần mềm đang chạy phải dễ dàng đáp ứng nhu cầu mở rộng và nâng cấp hạ
tầng phần cứng.
d) Dự phòng thảm họa và mang tính sẵn sàng cao: Khi một instance trong hệ
thống gặp sự cố, khả năng failover sẽ tự động chuyển các kết nối đến các instance
khác. Do đó đảm bảo thời gian ngừng hoạt động của hệ thống là thấp nhất và dữ liệu
luôn trong trạng thái sẵn sàng.
8



đ) Đảm bảo tính an toàn và toàn vẹn dữ liệu: Đảm bảo các instance trong hệ
thống phải đồng bộ dữ liệu với nhau vì vậy khi một instance gặp sự cố, dữ liệu vẫn
được cập nhật bởi các instance khác. Do đó, đảm bảo an toàn dữ liệu trước những thảm
họa không lường trước được.
e) Quản lý tập trung và dễ dàng: Giúp cho việc quản lý các máy chủ dễ dàng và
tập trung hơn.
g) Tận dụng nguồn tài nguyên, tiết kiệm chi phí đầu tư: Khi có nhu cầu mở rộng
và nâng cấp, không cần phải trang bị lại hệ thống mới. Điều này giúp tiết kiệm chi phí
đầu tư.
1.2. Dữ liệu ước tính
Với nhu cầu triển khai một hệ thống phần mềm quản lý bến xe toàn quốc, dựa
trên số lượng bến xe hiện có, có thể ước tính được lượng người dùng truy cập tại cùng
một thời điểm và lượng dữ liệu sẽ phát sinh hàng năm.
a) Số lượng người dùng truy cập tại một thời điểm:
- Tổng cục Đường bộ: 10 người dùng
- Sở Giao thông vận tải: 2 người dùng * 64 tỉnh thành = 128 người dùng
- Bến xe: 2 người dùng * 500 bến xe = 1.000 người dùng
- Tổng cộng gần 1.200 người dùng tham gia sử dụng hệ thống này
- Ước tính số lượng người dùng truy cập tại cùng một thời điểm (Concurrent
user - CCU): 50% * 1.200 = 600 CCU
b) Dữ liệu bến xe phát sinh hàng năm:
- Ước tính lượng xe ra vào bến trung bình: 200 lượt xe / ngày
- Dung lượng mẩu tin cơ sở dữ liệu (database records): 200 * 10KB = 2MB /
ngày
- Tổng dung lượng cơ sở dữ liệu trong 1 năm: 2MB * 365 = ~ 750MB / năm
- Tổng dung lượng cơ sở dữ liệu trong 1 năm của 500 bến xe = 750MB / năm
* 500 bến xe = 375.000MB / năm tương đương 375GB / năm
2. Lựa chọn công nghệ
2.1. Kiến trúc hệ thống phần mềm
Dựa trên phân tích nhu cầu sử dụng dịch vụ và dữ liệu ước tính, Hệ thống phần

mềm quản lý bến xe toàn quốc không thể sử dụng máy chủ Web thông thường. Việc sử
dụng kiến trúc dựa trên nền tảng socket mang tới khả năng mở rộng quy mô (scalable),
chạy đa tiến trình (multi process), không bị giới hạn bởi lượng lớn người dùng truy cập
cùng một thời điểm (CCU), gửi nhận dữ liệu theo thời gian thực (real-time)...

9


Với khả năng mở rộng và kế thừa cao, kiến trúc framework này cũng cung cấp
việc mở rộng và kế thừa hệ thống trên hạ tầng phần cứng rất dễ dàng. Kiến trúc này là
một kiến trúc phân phối (distributed), vì vậy hệ thống phần mềm dựa trên kiến trúc này
có thể khởi động cực kỳ nhanh chóng với một lượng tài nguyên cực kỳ ít.

a) Máy chủ connector: khác với máy chủ web với các kết nối ngắn (short
connection), các kết nối giữa các máy khách và các máy chủ là các kết nối dài (long
connection) và không đứt quãng. Bản thân các kết nối cần được duy trì các tài nguyên
cần thiết. Hệ thống phần mềm quản lý bến xe toàn quốc sử dụng giao thức websocket
để thành lập các kết nối giữa các máy khách và máy chủ. Máy chủ connector được sử
dụng để duy trì các kết nối này, và trao đổi các thông điệp giữa các máy khách và máy
chủ. Trạng thái kết nối giữa máy khách và máy chủ được duy trì bởi các abstract
session. Session là xác nhận trên dịch vụ được sử dụng để duy trì trạng thái đăng nhập
của người dùng, các thông tin cơ bản của người dùng và các thông tin về kết nối này.
b) Máy chủ gate: Chức năng chính của máy chủ gate là cung cấp một phương
thức kết nối websocket thống nhất cho người dùng và hồi đáp quá trình chứng thực
người dùng cũng như chuyển tiếp thông tin tới các máy chủ connector. Không giống
như các máy chủ connector, chỉ có một máy chủ gate trong Hệ thống phần mềm quản
lý bến xe toàn quốc. Máy chủ gate sẽ đưa ra một giao tiếp websocket cố định cho tất cả
các máy khách. Khi một người dùng đăng nhập vào hệ thống, người dùng sẽ kết nối
với gate-server trước. Sau khi hoàn tất việc chứng thực, người dùng sẽ được cung cấp
thông tin về máy chủ connector được gán bởi máy chủ gate. Sau đó, máy khách sẽ ngắt

10


kết nối với máy chủ gate. Máy trạm sẽ kết nối với máy chủ connector tương ứng và sử
dụng các dịch vụ tương ứng.
c) Máy chủ authentication: máy chủ này hồi đáp việc xác thực và phân quyền
người dùng. Đây là phương thức đồng nhất trong việc xác thực và phân quyền người
dùng, cung cấp các giao tiếp xác thực người dùng tới các máy chủ khác. Mục đích
chính của máy chủ này là bảo vệ thông tin chi tiết của việc xác thực và phân quyền.
d) Máy chủ logic: trong Hệ thống phần mềm quản lý bến xe toàn quốc, tốc độ
và thời gian tải được quan tâm hàng đầu. Một trong phần lõi của hệ thống là khả năng
xử lý các quy tắc nghiệp vụ phức tạp. Máy chủ logic hồi đáp các yêu cầu dịch vụ cần
thiết từ các máy khách thông qua một tập các Giao tiếp lập trình ứng dụng (API) và
chuyển tiếp tới các máy khách thông qua các máy chủ connector.
2.2. Nền tảng công nghệ
Với kiến trúc phần mềm như trên, việc lựa chọn công nghệ cần phải đáp ứng
được các yêu cầu: phát triển nhanh chóng, chuẩn hóa, mang tính bảo mật, dễ dàng sửa
chữa, dễ dàng nâng cấp và mở rộng hệ thống.
a) Java: đang dần trở thành một nền tảng lập trình thông dụng trong các dự án
lớn do yêu cầu đòi hỏi tính bảo mật, khả năng đáp ứng xử lý lớn, nguồn mở,… Java
cũng là lựa chọn đầu bảng đảm đương phần back-end cho các websites. Các hãng lớn
như Google, Facebook, Twitter, Amazon, Ebay… cũng đều lựa chọn Java bên cạnh
việc sử dụng các nền tảng lập trình khác.
b) Spring framework: là một trong những framework của Java được sử dụng
phổ biến nhất tính đến thời điểm này. Spring nổi bật ở cách nó liên kết các thành phần
trong hệ thống lại với nhau. Sự liên kết được thực hiện bởi hai đặc tính cơ bản và quan
trọng nhất của Spring là Dependency Injection và Inversion of Control (IoC). Nhờ
những đặc tính vượt trội, ưu việt, Spring tạo lợi thế lớn trong việc tạo ra các ứng dụng
đòi hỏi sự bộ phận hóa và có khả năng tái sử dụng cao.
c) RESTful web service: REST định nghĩa các quy tắc kiến trúc để thiết kế Web

services chú trọng vào tài nguyên hệ thống, bao gồm các trạng thái tài nguyên được
định dạng như thế nào và được chuyển tải qua HTTP thông qua số lượng lớn người
dùng và được viết bởi những ngôn ngữ khác nhau. Nếu tính theo số dịch vụ mạng sử
dụng, REST đã nổi lên trong vài năm qua như là một mô hình thiết kế dịch vụ chiếm
ưu thế. Trong thực tế, REST đã có những ảnh hưởng lớn và gần như thay thế SOAP và
WSDL vì nó đơn giản và dễ sử dụng hơn rất nhiều.
d) AngularJS framework: là một trong những framework do Google phát triển.
AngularJS cung cấp khả năng phát triển và chuẩn hóa ứng dụng trên nền tảng web theo
mô hình MVVM tích hợp dễ dàng với RESTful Web service một cách nhanh chóng.
11


đ) OAuth: là một giao thức mở cung cấp API dùng trong việc xác thực quyền
truy cập. Đây cũng là phương thức chia sẻ tài nguyên giữa các ứng dụng mà không
phải đưa ra “giấy thông hành” là username và password. Chứng thực với OAuth là quá
trình người dùng cho phép Consumer truy xuất thông tin cá nhân của mình tại Service
Provider.
e) Socket.IO: là một thư viện máy khách JavaScript cung cấp một Giao thức lập
trình ứng dụng (API) riêng, tương tự như WebSocket, để kết nối đến một máy chủ từ
xa để gửi và nhận thông báo bất đồng bộ. Bằng cách cung cấp một API chung,
Socket.IO hỗ trợ một số kiểu truyền tải: WebSocket, Flash Sockets, long-polling,
streaming, forever Iframes (các khung nội tuyến vô hạn) và JSONP polling. Socket.IO
phát hiện ra các khả năng của trình duyệt và cố gắng lựa chọn kiểu truyền tải tốt nhất
có thể. Thư viện Socket.IO tương thích với hầu hết tất cả các trình duyệt (bao gồm cả
các trình duyệt cũ, chẳng hạn như IE 5.5) cũng như các trình duyệt di động. Nó cũng có
các tính năng như các nhịp hoạt động (heartbeat), thời gian chờ, ngắt kết nối và xử lý
lỗi.
2.3. Hệ điều hành
Hệ thống phần mềm cần được triển khai trên một nền tảng cụm máy chủ và hệ
điều hành ổn định, ít rủi ro, mang tính bảo mật cao, dễ nâng cấp. Với thị phần máy chủ

chiếm tới 67.1% trong thị trường máy chủ, Linux được lựa chọn là nền tảng triển khai
cho cụm máy chủ của Hệ thống phần mềm quản lý bến xe toàn quốc.
a) Ổn định: Đối với hệ thống máy chủ, tính ổn định là ưu tiên hàng đầu. Việc
reboot máy chủ sẽ làm gián đoạn thời gian sử dụng và chưa kể vô số các rủi ro phát
sinh. Không giống như Windows, phải luôn lên lịch reboot máy. Linux chỉ phải reboot
khi nâng cấp kernel và thay đổi một vài tham số quan trọng, còn lại, cài driver mới,
ứng dụng mới, thay đổi kích thước ổ đĩa, hay update phần mềm không yêu cầu phải
reboot.
b) Hiệu năng cao: Các ứng dụng chạy trên máy chủ Linux nhanh và khoẻ hơn
Windows với cùng một cấu hình tương đương. Việc không cần giao diện người dùng
và một loạt các service không cần thiết như Windows, giúp Linux tiết kiệm tài nguyên
cho mục đích chính của hệ thống.
c) An toàn, bảo mật: Xét đơn giản, virus chạy trên máy khách hoàn toàn có thể
nhiễm vào máy chủ Window, và cần phải có anti-virus bảo vệ cho máy chủ như bất kỳ
máy khách nào. Linux không phải không có trojan hay virus, nhưng rất hiếm và ít khi
phải cài anti-virus. Nhiều máy chủ Linux cài đặt anti-virus không phải bảo vệ nó mà là
bảo vệ người sử dụng nó (ví dụ như anti-virus cho email).
d) Scripting mạnh mẽ: Bash và shell script là công cụ đắc lực trên Linux. Mọi
việc cần đến sự tự động, thí dụ như thực hiện thao tác tự backup hệ thống và copy bản
12


backup sang một máy khác, được thực hiện dễ dàng và nhanh hơn rất nhiều so với
Windows.
đ) Chi phí vận hành và sở hữu: Thấp hơn so với Windows.
2.4. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu
a) Oracle: được sử dụng cho Hệ thống phần mềm quản lý bến xe toàn quốc
- Oracle là hệ thống mạnh nhất về nhiều phương diện. Oracle có khả năng kết
hợp nhiều máy chủ với nhau, cùng truy xuất vào một cơ sở dữ liệu vật lý được lưu trữ
trên hệ thống lưu trữ dùng chung. Việc kết hợp nhiều máy chủ cùng hoạt động và xử lý

chung một cơ sở dữ liệu sẽ đảm bảo tăng hiệu suất của hệ thống đồng thời đảm bảo
tính sẵn sàng trong trường hợp một hay nhiều máy chủ gặp sự cố, các kết nối sẽ tự
động chuyền về các máy chủ còn lại.
- Oracle có thể chạy tốt trên nhiều nền tảng hệ điều hành khác nhau. Đặc biệt là
các hệ điều hành họ *nix.
- Cơ chế bảo mật dữ liệu cao và cơ chế đảm bảo tính toàn vẹn của dữ liệu.
- Khả năng chịu tải cao và được sử dụng nhiều trong các ứng dụng yêu cầu
nguồn dữ liệu cực lớn từ vài trăm GB tới vài TB.
- Khả năng kết hợp giữa phần mềm và phần cứng chạy trên cụm máy chủ Oracle
được thiết kế riêng giúp tối ưu hóa khả năng lưu trữ, khả năng truy xuất dữ liệu, khả
năng đồng bộ hóa dữ liệu.
- Các ứng dụng được cung cấp riêng bởi Oracle như Oracle Enterprise Manager,
Oracle Grid Control, Oracle Server Control Utility (SRVCTL), giúp cho việc quản lý
các máy chủ cơ sở dữ liệu dễ dàng và tập trung hơn.
- Appliance Manager được tích hợp trong Oracle Database Appliance sẽ giúp dễ
dàng triển khai, kiểm tra, đánh giá, theo dõi hệ thống cơ sở dữ liệu. Khi phát hiện sự cố
trên cơ sở dữ liệu Auto Service Request sẽ tự động gửi cảnh báo và mở Service
Request để yêu cầu Oracle hỗ trợ.
b) MS SQL Server:
- Tính tiện dụng của hệ thống và khả năng tích hợp tốt với các ứng dụng trên
môi trường Windows đã nhanh chóng chiếm lĩnh được thị phần lớn ở trên thế giới và ở
cả Việt Nam.
- MS SQL Server có thể quản lý dữ liệu tới hàng chục GB với số lượng bản ghi
không hạn chế. Các ứng dụng tầm trung thì MS SQL Server là sự lựa chọn hợp lý.
- Phần cốt lõi của MS SQL Server tích hợp sẵn khả năng mở rộng, tính sẵn sáng
và an toàn bảo mật cho thành phần lưu trữ dữ liệu.
- Tính sẵn sàng cao: MS SQL Server Express Edition hỗ trợ các tính năng như
clustering, các khung nhìn được chỉ định hóa và hỗ trợ bộ nhớ lớn để cho phép mở
rộng các mức hiệu năng yêu cầu bởi các hệ thống lớn.
- Dễ dàng cài đặt, triển khai và quản trị. Chi phí phù hợp với các bến xe.

13


2.5. Bộ font chữ tiếng Việt
Theo yêu cầu của Bộ Khoa học và Công nghệ, từ ngày 01//01/2003, các cơ quan
nhà nước phải dùng mã tiếng Việt TCVN 6909:2001 theo chuẩn mã UNICODE. Việc
dùng mã UNICODE không những mang lại một sự thống nhất để có thể giao tiếp dữ
liệu mà còn có thể thể hiện tính chính xác văn bản trên môi trường Web.
VII. PHÂN TÍCH CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CỦA CÁC TÁC NHÂN TRONG
HỆ THỐNG:
1. Cấu trúc của hệ thống:

1.1.

Tổng cục ĐBVN:

a) Thiết lập hệ thống máy chủ để tiếp nhận và phân tích dữ liệu từ các bến xe
trên địa bàn cả nước truyền về.
b) Xây dựng phần mềm tiếp nhận và phân tích dữ liệu sử dụng thống nhất trong
toàn quốc.
c) Phân quyền khai thác hệ thống (cung cấp tài khoản truy cập) cho các Sở
GTVT địa phương để quản lý hoạt động đối với các bến xe trên địa bàn.
1.2.

Sở GTVT địa phương:

a) Cập nhật dữ liệu về bến xe trên địa bàn vào hệ thống cơ sở dữ liệu của Tổng
cục ĐBVN gồm:
Tên bến xe, địa điểm bến xe; tên cơ quan chủ quản; tên đơn vị quản lý bến xe;
loại bến xe; số lượng cán bộ , nhân viên làm việc tại bến (phân ra theo trình độ chuyên

môn: đại học, cao đẳng, trung cấp, phổ thông) tổng diện tích bến; diện tích khu vực đón
trả khách; số vị trí xe vào đón trả khách; diện tích khu vực phòng khách chờ; số chỗ
ngồi khu vực phòng khách chờ; hệ thống điều hoà khu vực phòng khách chờ (có,
không); diện tích khu vực xe chờ vào đón khách; diện tích khu vực xe đậu qua đêm;
diện tích bãi đỗ xe cho khách; diện tích khu vực vệ sinh; các dịch vụ khác tại bến và
diện tích tương ứng của các dịch vụ này.
b) Được cung tài khoản truy cập và hệ thống để quản lý, giám sát quá trình tác
nghiệp của các bến xe và tình hình hoạt động của các tuyến vận tải khách cố định tại
các bến xe trên địa bàn.
c) Khai thác và truy xuất các báo cáo trên hệ thống để phục vụ công tác quản lý
nhà nước.
d) Xử lý các trường hợp vi phạm (nếu có).
1.3.

Đơn vị kinh doanh bến xe:
14


a) Đầu tư trang thiết bị phần cứng, phần mềm quản lý bến xe, trang thiết bị khác
và đường truyền internet để phục vụ công các quản lý bến xe khách theo quy định.
b) Cập nhật dữ liệu của toàn bộ các tuyến vận tải khách cố định đang hoạt động
tại bến đã được Sở GTVT công bố vào phần mềm quản lý bến xe khách của đơn vị, bao
gồm:
- Lịch xe xuất bến của toàn bộ các tuyến.
- Danh sách các doanh nghiệp, hợp tác xã hoạt động trên từng tuyến tại bến
- Biển số xe của từng phương tiện hoạt động trên từng tuyến.
- Giá vé và mức chất lượng dịch vụ đã đăng ký của từng giờ xe chạy tại bến
c) Cập nhật các thông tin có liên quan của toàn bộ các chuyến xe ra, vào bến khi
phương tiện hoạt động kinh doanh vận tải tại bến gồm:
- Biển số xe, loại xe, sức chứa thiết kế

- Họ tên lái xe
- Tên doanh nghiệp, hợp tác xã quản lý, điều hành xe
- Tuyến đường xe chạy
- Giờ xuất bến theo biểu đồ và giờ xe đến bến, xuất bến thực tế
- Số lượng hành khách xuất bến.
d) Thực hiện truyền các dữ liệu nêu tại điểm b và c nêu trên về máy chủ của
Tổng cục ĐBVN.
đ) Cập nhật và truyền dữ liệu về máy chủ của Tổng cục ĐBVN các trường hợp
phương tiện không đủ điều kiện hoạt động khai thác trên tuyến.
e) Cập nhật và truyền dữ liệu về máy chủ của Tổng cục ĐBVN các trường hợp vi
phạm tại bến gồm: biển số xe, đơn vị quản lý, tuyến đường hoạt động, hành vi vi phạm,
ngày, giờ vi phạm; hình thức xử lý.
2. Chức năng của hệ thống

a) Module quản trị hệ thống
- Quản lý và phân quyền người dùng
- Quản lý sao lưu và phục hồi dữ liệu
b) Module quản trị danh mục
- Danh mục địa phương quản lý
- Danh mục bến xe
- Danh mục đơn vị VT
- Danh mục tuyến (trong đó có chất lượng dịch vụ và giá vé).
15


- Danh mục xe (biển kiểm soát, sức chứa, thời hạn đăng kiểm)
- Danh mục Giấy phép lái xe (số giấy phép, hạng giấy phép, ngày hết hạn)
- Danh mục biểu đồ chạy xe
- Danh mục chất lượng dịch vụ của các tuyến.
- Xử lý vi phạm

c) Module Tổng cục Đường bộ: bao gồm các chức năng được sử dụng bởi
người dùng của Bộ Giao thông vận tải và Tổng cục Đường bộ
- Quản lý thông tin về mạng lưới bến xe khách trong toàn quốc
- Quản lý mạng lưới tuyến vận tải hành khách toàn quốc (đồng bộ dữ liệu
với phần mềm quản lý vận tải đường bộ).
- Quản lý biểu đồ chạy xe toàn quốc (đồng bộ với phần mềm quản lý vận
tải đường bộ).
+ Liên tỉnh
+ Nội tỉnh
+ Quốc tế
- Tổng hợp xử lý xe vi phạm
- Các loại báo cáo
d) Module Sở Giao thông vận tải: bao gồm các chức năng được sử dụng bởi
người dùng của các Sở Giao thông vận tải
- Quản lý việc công bố bến xe trên địa bàn địa phương
- Quản lý mạng lưới tuyến vận tải hành khách tại địa phương (đồng bộ dữ
liệu với phần mềm quản lý vận tải đường bộ).
- Quản lý biểu đồ chạy xe tại địa phương (đồng bộ với phần mềm quản lý
vận tải đường bộ).
+ Tuyến liên tỉnh
+ Tuyến nội tỉnh
+ Tuyến quốc tế
- Xử lý xe vi phạm
- Các loại báo cáo
đ) API Bến xe: bao gồm các chức năng được sử dụng bởi người dùng của các
bến xe
- Xác nhận khi phương tiện bến đến, xuất bến.
- Khai báo tình trạng xe, lái xe, chất lượng dịch vụ trước khi xe xuất bến.
- Quản lý thông tin về tuyến
- Quản lý thông tin về xe, lái xe

- Quản lý thông tin về giá dịch vụ xe ra vào bến.
- Cập nhật các trường hợp từ chối phục vụ.
- Các loại báo cáo
e) Module Báo cáo:

16


- Báo cáo tổng hợp về số lượng bến xe trên địa bàn (thực hiện theo cấp
QG và cấp Sở GTVT).
- Báo cáo chi tiết danh sách bến xe tại từng địa phương.
- Báo cáo tổng hợp tình hình hoạt động của bến xe (thực hiện báo cáo
theo cấp QG, cấp Sở GTVT, Cấp đơn vị vận tải hoặc theo từng tuyến, chi
tiết theo từng xe).
- Báo cáo tình hình vi phạm của các phương tiện hoạt động tại bến.
- Báo cáo những trường hợp thiết bị giám sát hành trình không có dữ liệu
trên hệ thống của Tổng cục ĐBVN.
3. Hệ thống quản lý bến xe nội bộ
3.1. Mô tả
Hệ thống phần mềm quản lý bến xe nội bộ được triển khai và sử dụng ở tất cả
các bến xe. Tùy vào điều kiện đầu tư hạ tầng cơ sở có thể lựa chọn chức năng kết nối
phần cứng hoặc không có chức năng này.
Hệ thống này bao gồm các chức năng quản lý thông tin bến xe, điều hành hoạt
động bến xe và hệ thống kiểm soát xe ra vào bến. Hệ thống này cũng sử dụng các API
được cung cấp từ Hệ thống phần mềm quản lý bến xe toàn quốc để truy xuất dữ liệu,
cập nhật dữ liệu và đồng bộ hóa dữ liệu theo thời gian thực (real-time).
3.2. Chức năng
a) Module quản trị hệ thống
- Quản lý và phân quyền người dùng
- Quản lý sao lưu phục hồi cơ dữ liệu

b) Module quản trị danh mục: lấy dữ liệu danh sách cần thiết từ hệ thống phần
mềm quản lý bến xe toàn quốc
- Danh sách doanh nghiệp vận tải
- Danh sách các tuyến đường khai thác
- Phân loại xe
- Danh sách xe
- Danh sách đăng ký mới, tăng cường, điều chỉnh xe thay thế
- Danh sách tăng giảm tần suất xe trên tuyến
- Danh sách ngừng, tạm ngừng khai thác tuyến
- Danh sách nhà xe
- Danh sách tài xế
- Quản lý xe vi phạm

17


c) Module lệ phí và dịch vụ: phương pháp áp giá và cách tính đối với các loại
hình dịch vụ xuất bến (cho phép lưu giá cũ và thời hạn áp dụng giá mới. Khi hết thời
hạn áp dụng giá mà chưa có điều chỉnh thì tiếp tục áp dụng đơn giá mới)
- Phân loại dịch vụ
- Thiết lập loại xe có cần in phiếu thu hay không, thiết lập loại xe không
thu tiền nếu đi vòng (1,2,3…)
- Quản lý giá đối với cổng chính và cổng xe máy
- Quản lý giá đối với cổng thồ hàng
- Quản lý giá các loại dịch vụ khác
- Quản lý giá vé các tuyến của DNVT
- Nhập và chỉnh sửa tỉ lệ giảm giá cho xe khi có chấp thuận giảm giá (ghi
chú rõ văn bản chấp thuận)
d) Module điều độ: điều hành hoạt động cho xe xuất bến
- Nhập và điều chỉnh thời gian xuất bến, biển số xe, đăng kiểm…

- Kiểm tra và chấp thuận hoặc không chấp thuận cho xe xuất bến (nếu
không chấp thuận thì phải có lý do)
- Xác nhận bến đến
- Danh sách xe tạm ra trong ngày
- Danh sách xe xuất bến
- Quản lý kế hoạch xuất bến hàng ngày, hàng tháng
- Danh sách vòng xe xuất bến (xe xuất bến tài 1, tài 2, tài 3...)
- Cho phép xe tạm ra nếu xe xin phép ra để sửa chữa hoặc về đơn vị đậu
đỗ (phải có lý do)
- Chỉnh sửa thông tin nếu trả khách hoặc cổng chính nhập sai biển số
- Điều chính tuyến đường trường hợp trong trường hợp đột xuất
- Lịch trình xe trung chuyển
đ) Module báo cáo:
- Báo cáo tổng số đơn vị tham gia và ngừng tham gia tại Bến xe
- Báo cáo đơn vị tham gia
- Báo cáo đơn vị ngừng tham gia
- Báo cáo tổng hợp đơn vị tham gia khai thác trên tuyến
- Báo cáo đơn vị tham gia khai thác các tuyến
- Báo cáo đơn vị tham gia khai thác các tuyến liên tỉnh
- Báo cáo đơn vị tham gia khai thác các tuyến nội tỉnh
- Báo cáo đơn vị ngừng tham gia khai thác các tuyến
- Báo cáo đơn vị ngừng tham gia khai thác các tuyến liên tỉnh
- Báo cáo đơn vị ngừng tham gia khai thác các tuyến nội tỉnh
- Báo cáo tổng hợp tuyến liên tỉnh, nội tỉnh
- Báo cáo tuyến liên tỉnh
- Báo cáo tuyến nội tỉnh
- Báo cáo tuyến liên tỉnh ngừng hoạt động
- Báo cáo tuyến nội tỉnh ngừng hoạt động
18



- Báo cáo danh sách xe theo đơn vị
- Báo cáo danh sách xe ngừng theo đơn vị
- Báo cáo danh sách xe theo tuyến đường
- Báo cáo danh sách xe ngừng theo tuyến đường
- Báo cáo danh sách xe theo loại xe
- Báo cáo danh sách xe - giờ xuất bến và chuyến đăng ký
- Báo cáo đơn vị ủy thác
- Báo cáo đơn vị không ủy thác
- Báo cáo đơn vị vừa ủy thác và không ủy thác
- Báo cáo giá dịch vụ xe ra vào bến
- Báo cáo dịch vụ hoa hồng bán vé
- Báo cáo dịch vụ phục vụ hành khách
- Báo cáo tình hình tăng, giảm giá vé
- Báo cáo tăng, giảm số chuyến đăng ký và giờ xuất bến
- Báo cáo tăng, giảm, thay thế phương tiện
- Báo cáo xe vi phạm về điều kiện kinh doanh vận tải bằng ô tô
- Báo cáo xe xuất bến
- Báo cáo xe bỏ phiên, không thực hiện hằng ngày
- Báo cáo chấm công xe thực hiện theo nốt giờ
- Báo cáo thực hiện hành trình chạy xe
- Báo cáo trường hợp không cho xe vận chuyển khách
- Báo cáo xe tạm ngừng và các lý do khác
- Báo cáo tổng hợp doanh thu hàng ngày, hàng tháng, hàng năm
- Báo cáo chấm công tổng hợp xuất bến hàng tháng (thiếu đủ, dư công)
e) Module quản lý các cổng bao gồm hệ thống cổng chính, cổng xe máy,
cổng thồ hàng và các loại hình quản lý xe (điều độ và lệ phí có sử dụng thẻ)....: Khi
áp dụng mô hình này bảo đảm cho các xe tuyến không cần phải trình lệnh xuất bến khi
ra cổng. Đồng thời, xe bảo đảm các khoản thu luôn chính xác.
- Kết nối phần cứng: dùng để kết nối với các phần cứng liên quan

+ Kết nối với barrie, vòng từ
+ Kết nối với camera & xử lý hình ảnh
+ Kết nối với đầu đọc thẻ
- Module cổng chính
+ Nhận diện biển số
+ Xác lập loại xe (tương ứng với loại giá, xe tuyến, xe tháng, xe
miễn phí….)
+ Tính tiền xe vào ra (ngày và đêm)
- Module cổng xe máy
+ Nhận diện biển số
+ Xác lập loại xe (tương ứng xe lượt, xe tháng, xe miễn phí)
+ Tính tiền xe vào ra (ngày và đêm)
- Module cổng thồ hàng
19


+ Nhận diện biển số
+ Xác lập loại xe (tương ứng xe lượt, xe tháng, xe miễn phí)
+ Tính tiền xe vào ra (ngày và đêm)
- Module thẻ cho trả khách, điều độ, lệ phí: Bảo đảm tính chính xác
của xe theo lệnh
- Module quản lý thẻ chung: Dùng để phân loại thẻ áp dụng cho từng loại
cổng, đối tượng áp dụng.
4. Hạ tầng cơ sở
4.1. Mô hình luận lý
Dựa trên kiến trúc phần mềm, phân tích dữ liệu ước tính, hạ tầng cơ sở của Hệ
thống quản lý bến xe được thiết kế như sau để đáp ứng các yêu cầu về cân bằng tải, về
lượng user truy cập tại cùng một thời điểm, đồng bộ hóa dữ liệu và tốc độ thực thi.
a) Hệ thống quản lý bến xe toàn quốc được truy cập qua internet bằng các thiết
bị có thể kết nối với internet.

b) Firewall được đặt trước gateway server để bảo vệ toàn bộ hệ thống và ngăn
chặn các truy cập vào hệ thống điều khiển.
c) Các máy chủ caching được đặt ở nhiều lớp để lưu lại cache, giúp giảm tải
công việc của các máy chủ và tăng tốc độ xử lý.

4.2. Giải pháp ảo hóa (cloud)
Ảo hóa là công nghệ được thiết kế để tạo ra tầng trung gian giữa hệ thống phần
cứng máy chủ và phần mềm chạy trên nó. Công nghệ ảo hóa máy chủ là từ một máy
vật lý đơn lẻ có thể tạo thành nhiều máy ảo độc lập. Mỗi một máy ảo đều có một thiết
lập nguồn hệ thống riêng rẽ, hệ điều hành riêng và các ứng dụng riêng.
a) Tính sẵn sàng
- Dữ liệu lưu trữ tập trung trên hệ thông SAN không lưu trên máy chủ vật

- Dữ liệu được backup đều đặn
20


- Nếu có một máy chủ vật lý bị lỗi, hệ thống vẫn hoạt động ổn định
b) Khả năng mở rộng
- Khả năng mở rộng là ngay lập tức khi có nhu cầu
- Hạ cấp máy chủ khi cảm thấy không cần sử dụng nhiều tài nguyên như
thế
- Khả năng sử dụng tài nguyên linh hoạt giúp tiết kiệm chi phí
Giải pháp ảo hóa được lựa chọn và triển khai cho Hệ thống phần mềm quản lý
bến xe toàn quốc như sau:
- 2 máy chủ thật được ảo hóa thành 1 hệ thống data center với có cài đặt
HAProxy.
- Tất cả các máy chủ logic được cài đặt lên các máy ảo nằm trong cụm data
center.
- Các máy ảo được cân bằng tải trên 2 máy chủ vật lý, chỉ khi 1 máy chủ trục

trặc, các máy ảo sẽ tự động dồn về 1 máy chủ vật lý để chạy.
- Dữ liệu của các máy chủ nằm hoàn toàn trên SAN
- NAS được dùng để backup các máy chủ theo lịch trình định sẵn.
4.3 Cấu hình máy chủ yêu cầu tối thiểu
- Authentication server: CPU 8 cores Intel Xeon E7, 64G RAM
- Gate server: CPU 8 cores Intel Xeon E7, 64G RAM
- Connector server(s): CPU 8 cores Intel Xeon E7, 32G RAM
- Logic server: CPU 8 cores Intel Xeon E7, 128G RAM
- Database server: CPU 8 cores Intel Xeon E7, 128G RAM

21


VIII. KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI:
STT

Nội dung công việc

Thời gian
thực hiện
(tuần)

Thời điểm Thời điểm
dự kiến
dự kiến
bắt đầu
kết thúc

1


Hệ thống quản lý bến xe toàn quốc
● Module quản trị hệ thống
● Module quản trị danh mục
● Module Tổng cục đường bộ
● Module Sở GTVT
● API Bến xe

10

11/2015

01/2016

2

Hệ thống quản lý bến xe cục bộ
● Module quản trị hệ thống
● Module quản trị danh mục
● Module lệ phí và dịch vụ
● Module điều độ
● Module lựa chọn thêm triển khai
kết nối với phần cứng (camera,
barrie)

10

11/2015

01/2016


22


3

Triển khai hệ thống quản lý bến xe
toàn quốc tại Tổng cục đường bộ

1

01/2016

01/2016

4

Triển khai thí điểm hệ thống quản lý
bến xe cục bộ tại 3 bến xe

3

01/2016

02/2016

5

Tổ chức tập huấn đào tạo tập trung
toàn quốc cho 3 khu vực


2

02/2016

02/2016

6

Triển khai toàn quốc

4

03/2016

03/2016

IX. DỰ TOÁN KINH PHÍ
TT

Nội dung

Dự toán
(đồng)

Ghi chú

Dịch vụ Tư vấn lập hồ sơ
thiết kế, thẩm tra

0


1

Khảo sát, lập báo cáo nghiên
cứu khả thi, thiết kế sơ bộ

Theo định mức quy định tại
Quyết định số 993/QĐ0 BTTTT ngày 01/07/2011;
Công văn số 1951/BTTTTUDCNTT ngày 04/07/2013

2

Thẩm tra tính khả thi của dự
án

Theo định mức quy định tại
0 Quyết định số 993/QĐBTTTT ngày 01/07/2011

3

Lập thiết kế thi công và tổng
dự toán

Theo định mức quy định tại
0 Quyết định số 993/QĐBTTTT ngày 01/07/2011

4

Thẩm tra thiết kế thi công và
tổng dự toán


Theo định mức quy định tại
0 Quyết định số 993/QĐBTTTT ngày 01/07/2011

II

Hạ tầng Công nghệ thông
tin

0

1

Máy chủ: 02 máy

0

2

Thiết bị lưu trữ

0

3

Thiết bị phụ trợ (mạng, chỗ
thuê đặt máy chủ, cấu hình
hệ thống...)

0


I

III Phần mềm toàn quốc

1,200,000,000
23


1

Module quản trị hệ thống

150,000,000 Tính theo Công văn số

-

Quản lý và phân quyền người
dùng

100,000,000

-

Quản lý sao lưu và phục hồi
dữ liệu

2

Module quản trị danh mục


240,000,000

-

Danh mục cơ bản (quốc gia,
tỉnh thành, quận huyện, loại
xe, loại bến xe, loại tuyến,
loại phù hiệu, loại chấp
thuận, hạng giấy phép lái xe,
loại hình kinh doanh vận tải
ô tô, loại nốt tài, hình thức xử
phạt, loại vi phạm)

120,000,000

-

Danh mục Sở GTVT

20,000,000

-

Danh mục Bến xe

20,000,000

-


Danh mục Doanh nghiệp VT

20,000,000

-

Danh mục DNVT

20,000,000

-

Danh mục xe

20,000,000

-

Danh mục tài xế

20,000,000

3

Module Tổng cục đường bộ

-

Quản lý mạng lưới tuyến vận
tải hành khách liên tỉnh / nội

tỉnh / quốc tế

80,000,000

-

Các loại báo cáo

30,000,000

4

Module Sở GTVT

-

Quản lý biểu đồ chạy xe
tuyến vận tải hành khách liên
tỉnh / nội tỉnh / quốc tế

80,000,000

-

Xử lý xe, doanh nghiệp vi
phạm

80,000,000

50,000,000


110,000,000

450,000,000

24


-

Chấp thuận đăng ký mới,
tăng cường, điều chỉnh xe
thay thế

80,000,000

-

Chấp thuận ngừng, tạm
ngừng khai thác tuyến

65,000,000

-

Chấp thuận tăng giảm tần
suất xe trên tuyến

65,000,000


-

Các loại báo cáo

80,000,000

5

API kết nối Hệ thống quản lý
bến xe nội bộ

-

Xác nhận bến đến

50,000,000

-

Khai báo tình trạng xe xuất
bến

50,000,000

-

Thông tin tài xế, chương
trình tập huấn nghiệp vụ, lịch
sử vi phạm, lịch sử điều độ


50,000,000

-

Thông tin xe, lịch sử phù
hiệu, lịch sử hoạt động, lịch
sử điều độ

-

Xác thực bến xe

IV Phần mềm nội bộ bến xe

250,000,000

2589/BTTTT-UDCNTT
ngày 24/08/2011 về việc
50,000,000
hướng dẫn xác định chi phí
phát triển, nâng cấp phần
mềm nội bộ
50,000,000
1,360,000,000

1

Module quản trị hệ thống

150,000,000


-

Quản lý và phân quyền người
dùng

100,000,000

-

Quản lý sao lưu và phục hồi
dữ liệu

2

Module quản trị danh mục

405,000,000

-

Danh mục cơ bản (quốc gia,
tỉnh thành, quận huyện, loại
xe, loại bến xe, loại tuyến,

230,000,000

50,000,000

25



×