Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Phân tích khổ 4 bài thơ Đoàn thuyền đánh cá

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (71.11 KB, 3 trang )

Phân tích khổ 4 bài thơ
1. Khái quát : Đoạn thơ là một khúc hát hào hứng, phấn khởi, say mê của người
dân lao động. Họ hát để ca ngợi biển cả, ca ngợi cuộc sống mới.
2. Phân tích
Cá nhụ cá chim cùng cá đé
Cá song lấp lánh đuốc đen hồng
Chỉ trong một câu thơ, Huy Cận đã liệt kê tên của ba loài cá. Thành ngữ dân
gian thường có câu "Chim, thu, nhụ, đé" .Với thành ngữ đó, cha ông muốn nói đến
sự giàu có của biển Hạ Long. Huy Cận đã vận dụng sáng tạo thành ngữ dân gian để
biến thành câu thơ mềm mại và uyển chuyển. Với lời thơ này, nhà thơ muốn khẳng
định sự giàu có của biển Hạ Long. Đó là một vùng biển phong phú với muôn loại
cá.
Nếu câu thơ trên Huy Cận liệt kê tên của nhiều loài cá thì câu thơ dưới tác giả
miêu tả cụ thê loài cá song. Nghệ thuật miêu tả kết hợp với thủ pháp so sánh giúp
người đọc hình dung hình ảnh những chú cá song với màu sắc rực rỡ. Trên mình cá
có màu hồng điểm xuyết màu đen. Màu hồng ấy khiến cho những chú cá như ngọn
đuốc. Từ những chấm màu đen, màu hồng trên thân cá, nhà thơ đã tạo nên một
hình ảnh tuyệt đẹp.Hình ảnh ấy vừa mang nghĩa tả thực, vừa giàu sắc thái biểu
cảm. Trong phút chốc, những chú cá song đã biến thành những ngọn đuốc sống
luôn luôn di chuyển càng làm cho biển lung linh huyền ảo.


Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe
Đêm thở sao lùa nước Hạ Long
Hình ảnh trong thơ Huy Cận thường độc đáo, sáng tạo đến bất ngờ. Câu thơ
này cũng là một minh chứng cho điều đó. Huy Cận đã gọi những chú cá ấy là em tiếng gọi vô cùng thân thương trìu mến khiến cho cả đàn cá trở nên gần gũi với con
người hơn. Dường như Huy Cận không phải đang ở trên đất liền mà ông đang ở
giữa mặt biển bao la. Chỉ có như vậy mới có sự cảm nhận tinh tế đến từng sự
chuyển động của loài cá. Nhà thơ đã có cách miêu tả chuyển động của loài cá vừa
sinh động vừa thú vị. Đuôi cá quẫy trong nước biển khiến ánh trăng tan ra nên ta
có cảm giác đuôi cá quẫy trong ánh trăng. Khung cảnh trở nên vô cùng lung linh,


huyền ảo.Ánh trăng dát vàng trên mặt biển bao la. Mặt biển luôn sao động đối với
đuôi cá quẫy.Biết như vậy nhà thơ vừa miêu tả được vẻ đẹp giàu có của biển khơi,
vừa diễn tả được sức sống dồi dào, âm thầm điềm tàng trong lòng biển. Nếu như
khi hoàng hôn biển rực rỡ tráng lệ thì giờ đây biển trở nên huyền ảo lung linh.
Người đọc có cảm giác buâng khuâng khi đọc tiếp những lời thơ của ông.
Câu thơ cuối tác giả sử dụng nghệ thuật nhân hóa để diễn tả thành công nhịp sống
của thiên nhiên vũ trụ. Khi vũ trụ đi vào sự nghỉ ngơi thì những ngọn gió, những
ngọn sóng trở thành nhịp thở của đêm. Giờ đây vũ trụ đang sống với nhịp thở êm
đềm. Lời thơ còn gợi sự liên tưởng thú vụ: Muôn ngàn vì sao lung linh trên trời cao
phản chiếu xuống mặt biển nhưng mặt biển không tĩnh mà luôn luôn chuyển động.


Qua dòng chảy của biển, ta thấy như sao đang lùa nước. Lời thơ còn gợi ra một
cách kiểu khác. Trên dòng chảy ấy có một thế giới sống động. Nhịp sống ở đó
đang tiếp diễn, đang sinh sôi. Trong nhịp thở êm đềm của biển đêm, con người
đang hăng say làm việc. Chứng kiến cảnh lao động ấy nên trăng và sao ở trên trời
cao cách mặt biển hàng nghìn dặm cũng sà xuống giúp người dân lùa cá vào lưới.
Thiên nhiên cũng như hòa nhập cùng với nhịp điệu lao động của con người, nâng
đỡ con người, giúp người lao động lùa cá vaofd lưới.
* Đánh giá nâng cao:

- Vẻ đẹp của biển đêm
- Con người lao động. Bức tranh có sự hoà nhịp kỳ diệu

giữa thiên nhiên và con người lao động.



×