Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Hậu quả cuả biến đổi khí hậu được đề cập trên báo in

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 26 trang )

Hậu quả cuả biến đổi khí hậu được đề cập trên báo in
(Qua khảo sát 3 báo: Thanh niên, Tiền phong,
Tuổi trẻ thành phố Hồ chí Minh năm 2011)
A: ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU
Giải thích thuật ngữ:
- Biến đổi khí hậu ( BĐKH): là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm
khí quyển, thủy quyển, sinh quyển, sinh quyển, thạch quyển bởi các nguyên
nhân tự nhiên và nhân tạo. Sự biến đổi khí hậu có thể là sự biến đổi bình
quân hay sự thay đổi phân bố các sự kiện thời tiết quanh 1 mức trung bình.
Nó có thể giới hạn trong 1 vùng nhất định hay trên toàn địa cầu. Hiện nay,
biến đổi khí hậu được gọi chung là biến đổi toàn cầu.
- Thông điệp truyền thông: là nội dung thông tin mà ta muốn chuyển
tải đến đối tượng nhằm một mục đích nhất định. Các dạng thông điệp thường
sử dụng là: Tình cảm - Lý trí; Lạc quan - Bi quan; Đám đông - Cá nhân; Hài
hước - Nghiêm trang; Một chiều - Hai chiều; Chắc chắn - Mở ngõ.
I/ Lý do chọn đề tài
Biến đổi khí hậu (viết tắt là BĐKH), mà trước hết là sự nóng lên toàn
cầu và mực nước biển dâng, là một trong những thách thức lớn nhất đối với
nhân loại trong thế kỷ 21. Thiên tai và các hiện tượng khí hậu cực đoan khác
đang gia tăng ở hầu hết các nơi trên thế giới, nhiệt độ và mực nước biển trung
bình toàn cầu tiếp tục tăng nhanh chưa từng có và đang là mối lo ngại của các
quốc gia trên thế giới.
Nguyên nhân: chính làm gia tăng biến đổi khí hậu, tiêu biểu là sự nóng
lên toàn cầu đã được khẳng định là do hoạt động của con người. Kể từ thời kỳ
tiền công nghiệp ( khoảng từ 1970), con người đã sử dụng ngày càng nhiều
năng lượng, chủ yếu của các nguyên liệu hóa thạch ( than, dầu, khí đốt ), qua
đó đã thải vào khí quyển ngày càng tăng các chất khí gây hiệu ứng nhà kính
của khí quyển, dẫn đến tăng nhiệt độ của trái đất.

1



Thực trạng:Những số liệu về hàm lượng khí C02 trong khí quyển được
xác định từ các lõi băng được khoan ở Greeland và Nam cực cho thấy, trong
suốt chu kỳ băng hà và gian băng ( khoảng 18 nghìn năm trước), hàm lượng
khí CO2 trong khí quyển c hỉ khoảng 180 – 200ppm ( phần triệu), nghĩa là chỉ
khoảng 70% so với thời kỳ tiền công nghiệp ( 280ppm). Từ khoảng năm
1800, hàm lượng khí CO2 bắt đầu tăng lên vượt con số 300ppm và đạt
379ppm và năm 2005, nghĩa là tăng khoảng 31% so với tiền kỳ tiền công
nghiệp, vượt xa mức khí CO2 tự nhiên trong khoảng 650 nghìn năm qua. Hàm
lượng các khí nhà kính khác mê tan ( CH4), ô xít ni tơ ( N2O ) cũng tăng lần
lượt từ 715ppb ( phần tỷ) và 270ppb trong thời kỳ tiền công nghiệp lên
1774ppb (515%) và 319ppb (17%) vào năm 2005. Riêng các khí chlorofluoro
carbon ( CFCs) vừa là khí nhà kính với tiềm năng làm nóng lên toàn cầu lớn
gấp nhiều lần khí CO2, vừa là chất phá hủy tầng ozon bình lưu. Từ năm 1840
đến 2004, tổng sản lượng khí thải CO2 của các nước giầu chiếm tới 70% tổng
lượng phát thải khí CO2 toaanf cầu, trong đó ở Hoa Kỳ và Anh trung bình
mỗi người dân phát thải 1100 tấn, gấp khoảng 17 lần Trung Quốc và 48 lần
ẤN Độ. Riêng năm 2004, lượng khí thải CO2 của Hoa Kỳ là 6 tỷ tấn, bằng
khoảng 20% toàn cầu. Trung Quốc thải 5 tỷ tấn CO2, tiếp theo là Liên Bang
Nga, Đức và Nhật Bản...năm 1990, Việt Nam phát thải 21,4 triệu tấn CO2.
Năm 2004 phát thải khoảng 98,6 triệu tấn CO2, tăng gấp 5 lần, bình quân đầu
người 1,2 tấn 1 năm ( trung bình của thế giới là 4,5 tấn/năm, singapo 12,4 tấn.
Malaixia 7,5 tấn, Thái Lan 4,2 tấn, Trung Quốc 3,8 tấn. In đô nê xi a 1,7 tấn,
phi lip pn 1 tấn....) như vậy phái thải của Việt Nam tăng khá nhanh trong 15
năm qua, song vẫn ở mức thấp so với trung bình toàn cầu và nhiều nước trong
khu vực. Dự tính lượng phát thải các khí nhà kính của VN sẽ đạt 233,3 triệu
tấn C02 tương đương vào năm 2020, tăng 93% so với năm 1998. ( số liệu của
bộ TN&MT, tổng cục MT)

2



Ngày nay BĐKH đang bắt đầu có những biến đổi thất thường như hiện
tượng thời tiết cực đoan và thiên tai cả về số lượng và cường độ. Nóng lên
gay gắt kèm theo hạn hán trên diện rộng, các cơn bão có cường độ mạnh cũng
xuất hiện nhiều hơn, có quỹ đạo di chuyển thất thường, khó dự đoán. Theo
các chuyên gia bề mặt trái đất tăng từ 0,3 – 0,5 0C trong năm 2010, và từ 1 –
20C trong năm 2020. Nhiệt độ trung bình 50 năm qua ( 1952 – 2000), nhiệt độ
trung bình của VN tăng thêm 0,7 0C. Lượng mưa trong 9 thập kỷ vừa
qua( 1911- 2000) không rõ rệt theo các thời kỳ, có giai đoạn tăng lên và có
gia đoạn giảm xuống. Ngoài ra BĐKH còn gây rất nhiều ảnh hưởng tới sức
khỏe con người, kinh tế, sản xuất, đất đai.....( số liệu của bộ TN&MT, tổng
cục MT).
Trong 1 cuộc khảo sát gần đây, người ta thấy số lượng các bài báo về
BĐKH do con người tạo ra tại các nước đang phát triển ít hơn nhiều so với
nước phát triển. Tại Mỹ hơn 1/3 số bài viết vế vấn đề liên quan được xuất bản
trong thời gian nghiên cứu, trong khi đó tại Ấn Độ, Brazil và TQ con số
không đến 8%. Các tờ báo của Brazil và Ấn Độ và TQ chỉ đưa ra 3 bài xã
luận trong khi chỉ riêng tờ báo tạo tại Mỹ lại đưa tới 13 bài xã luận.
Theo Báo cáo Phát triển con người năm 2007/2008 của Chương trình
Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) thì người dân ở những vùng nông thôn
nghèo có nguy cơ bị tổn thương cao do biến đổi khí hậu; biến đổi khí hậu sẽ
ảnh hưởng trực tiếp tới những tài nguyên trong hệ sinh thái mà họ phải dựa
vào để gìn giữ sinh kế (như các cây trồng, thủy sản, nguyên liệu, nhiên liệu,
v.v…) Hơn thế nữa, các thành tựu đạt được của Các Mục tiêu Phát triển Thiên
niên kỷ cũng có thể bị huỷ hoại.
Ngay cả tầng lớp trung lưu tại các nền kinh tế mới nổi cũng có thể bị
ảnh hưởng nghiêm trọng trong vài thập kỉ sắp tới do các tác động về kinh tế
và xã hội của những thiên tai như lụt lội, hạn hán và bão xảy ra ngày càng
nhiều và với mức độ ngày càng nghiêm trọng, và kéo theo đó là những ảnh

hưởng đến sức khoẻ của con người.
3


Ở Việt Nam, trong khoảng 50 năm qua, nhiệt độ trung bình năm đã
tăng khoảng 0,7oC, mực nước biển đã dâng khoảng 20 cm. Hiện tượng ElNino, La-Nina ngày càng tác động mạnh mẽ đến Việt Nam. BĐKH thực sự đã
làm cho các thiên tai, đặc biệt là bão, lũ, hạn hán ngày càng ác liệt. Theo tính
toán, nhiệt độ trung bình ở Việt Nam có thể tăng lên 3oC và mực nước biển
có thể dâng 1 m vào năm 2100. Theo Bộ TN&MT, nếu mực nước biển dâng 1
m, khoảng 40 nghìn km2 đồng bằng ven biển Việt Nam sẽ bị ngập hàng năm,
trong đó 90% diện tích thuộc các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long bị ngập hầu
như hoàn toàn.
Là một bán đảo thuộc khu vực nhiệt đới gió mùa Đông Nam Á, Việt
Nam được xác định là một trong những quốc gia có nhiều khả năng chịu các
tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu (bđkh). Trên thực tế Việt Nam đã có
những biểu hiện của bđkh về các yếu tố khí hậu cơ bản (nhiệt độ, lượng
mưa...) cũng như các yếu tố thời tiết cực đoan (bão, mưa lớn, hạn hán...).
Theo kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam do Bộ Tài
nguyên và Môi trường công bố năm2009,nhiệt độ trên tăng ít nhất 1,1 –
1,90C, nhiều nhất 2,1 – 3,60C,lượng mưa tăng ít nhất 1,0 – 5,2% và nhiều
nhất từ 1,8 – 10,1%,mực nước biển dâng ít nhất 65 cm, nhiều nhất 100 cm so
với trung bình thời kỳ 1980-1999.
Tác động tiềm tàng bđkh ở Việt Nam thể hiện trong tất cả các lĩnh vực
chủ yếu: tài nguyên nước, nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, năng lượng,
giao thông vận tải, sức khỏe.
-Hậu quả của BĐKH đối với Việt Nam là nghiêm trọng và là một nguy
cơ hiện hữu cho mục tiêu xoá đói giảm nghèo, cho việc thực hiện các mục
tiêu thiên niên kỷ và sự phát triển bền vững của đất nước. Các lĩnh vực,
ngành, địa phương dễ bị tổn thương và chịu tác động mạnh mẽ nhất của biến
đổi khí hậu là: tài nguyên nước, nông nghiệp và an ninh lương thực, sức khoẻ;

các vùng đồng bằng và dải ven biển.

4


Nhìn chung, tác động của biến đổi khí hậu là nghiêm trọng nhất đối với
nông nghiệp và tài nguyên nước.Báo chí có tác động mạnh đến việc nhận thức
của cộng đồng về mọi vấn đề của xã hội và biến đổi khí hậu cũng không phải
ngoại lệ. Báo chí đã đăng tải các vấn đề về biến đổi khí hậu trong đó nguyên
nhân chính làm tàn phá môi trường tự nhiên của con người. Nhắc lại vụ vi
phạm nổi cộm gây bức xúc trong dư luận được báo chí đề cập quyết liệt đó là
vấn nạn ô nhiễm môi trường từ Công ty Vedan. Nhiều nhà báo đã lên tiếng,
hối thúc vì môi trường quá ô nhiễm. Không chỉ một mà hiện nay, nhiều khu
công nghiệp, doanh nghiệp cứ hoạt động không theo quy luật và gây ô nhiễm
môi trường với tính chất, mức độ ngày càng tinh vi, nguy hiểm hơn. Trao đổi
vấn đề này, một nhà báo cho rằng, trong quá trình công nghiệp hóa, đô thị
hóa, ô nhiễm về môi trường là khó tránh khỏi.Để báo chí thực sự là kênh
thông tin quan trọng trong công tác BVMT, thời gian qua, báo chí đã phối
hợp với ngành tài nguyên và môi trường(TN-MT) tăng cường, nâng cao hiệu
quả tuyên truyền, phổ biến, nhận thức cộng đồng về quản lý, khai thác, sử
dụng hợp lý, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên gắn với BVMT, góp phần nâng
cao hiệu lực, hiệu quảcông tác quản lý Nhà nước về TN-MT, bảo đảm mục
tiêu phát triển bền vững và nâng cao chất lượng cuộc sống.
BĐKH có thể nói BĐKH đang là vấn đề đang được toàn thế giới quan
tâm.Tuy nhiên,đó mới chỉ dừng lại ở những hội thảo,hội nghị nhằm đề
phòng,ứng phó .
Ở VN hiện nay cũng vậy, báo chí mới chỉ dừng lại ở mức độ nhìn nhận
những vấn đề đang xảy ra trước mắt, những biểu hiện nhãn tiền mà không
thấy hiểm họa tương lai.
Vấn đề cốt lõi là cần nâng cao nhận thức cho người dân về BĐKH còn

chưa được quan tâm tuyên truyền nhất là trên những phương tiện thông tin đại
chúng đặc biệt là báo chí .Người dân chưa hiểu rõ được tác hại của BĐKH
hay có hiểu cũng chỉ dừng lại ở mức độ nhất định nào đó. Chỉ khi người dân

5


hiểu rõ vấn đề này ho mới bắt đầu thay đổi lối sống, chuẩn bị tư thế để đối
phó giảm thiểu tác hại của nó trong tương lai.
Chính vì thế “ thông điệp về BĐKH” của báo chí hiện nay là vô cùng
quan trọng. Tìm hiểu được mức độ xuất bản của các thông cáo báo chí có ảnh
hưởng thế nào đến nhận thức thay đổi hành vi người dân là vấn đề hàng đầu.
Ông Trần Phong, Giám đốc Trung tâm Đào tạo và Truyền thông môi
trường cho rằng: Hiện nay,các hoạt động về môi trường đã rất rộng về phạm
vi, đa dạng về vấn đề,liên quan tới rất nhiều người và những tổ chức khác
nhau. Nếu không có vai trò của truyền thông đại chúng thì sẽ khó giải quyết
những vấn đề liên quan tới môi trường. Các cơ quan có liên quan cũng cần nỗ
lực trong việc chia sẻ thông tin với báo chí cũng như cung cấp thông tin cho
người dân bằng cách đưa báo chí đến với người dân.Nếu người dân ở khu dân
cư được tiếp cận nhiều hơn với báo chí thì nhận thức về BVMT của họ sẽ
được nâng cao, hiệu quả của phong trào“Toàn dân tham gia BVMT” mới thực
sự đạt hiệu quả.
Vì vậy,với hi vọng là nâng cao nhận thức của người dân về BDKH để
từ đó đưa ra những điều chỉnh hành vi phù hợp với BĐKH,chúng tôi hi vọng
rằng cuộc điều tra này có thể giúp mọi người có cái nhìn toàn diện về thông
điệp của BDKH đối với đời sống của mình trên báo in-một trong những
phương tiện tuyền thông gần gũi với cuộc sống.
II/ Tổng quan tài liệu:
BĐKH( thiên tai,lũ lụt,hạn hán,sa mạc hóa …)đang được coi là hiểm
họa đối với toàn thế giới.Vì vậy,nghiên cứu,tuyên truyền,phổ biến về BĐKH

không phải là trách nhiệm của cá nhân nào mà đó là trách nhiệm của toàn
thế giới.Với thông điệp”Hãy chung tay ứng phó với BĐKH”,cả thế giới đang
bắt tay vào nghiên cứu,tìm hiểu về BĐKH.
- Việt Nam được coi là một trong năm Quốc gia trên thế giới chịu ảnh
hưởng nặng nề nhất do BDKH. Riêng năm 2007,tổng thiệt hại do thiên tai gây
ra trên toàn quốc ước tính lên đến 11600 tỷ đồng.Theo số liệu thống kê của
6


cục Bảo trợ xã hội Bộ LDTBXH cục trồng trọt-thủy lợi Bộ NN và PTNT cho
thấy thiệt hại do thiên tai gây ra ở nước ta giai đoạn 2006-2010 là:
Số người chết và mất tích trung bình hang năm là 415
Số người bị thương trung bình là 807
Số nhà bị đổ,sập,trôi là 19803…
Tổng thiệt hại trung bình hàng năm là 13802 tỉ đồng.
-Trong bài luận văn thạc sĩ truyền thông đại chúng”vấn đề tuyên truyền
BDKH trên báo in VN”của Nguyễn Thị Bích Hạnh-HVBC-TT đã trình bày
những vấn đề cơ bản về BDKH toàn cầu,thực trạng và dự báo về BDKH ở
VN;cơ sở pháp lý và tầm quan trọng của vấn đề tuyên truyền BDKH.Thực
trạng công tác tuyên truyền BDKH trên báo in hiện nay:đánh giá thực trạng
công tác tuyên truyền trên báo in về nội dung và hình thức tuyên truyền.Từ đó
nêu lên một số nhận xét về yêu cầu,chất lượng và hiệu quả của các bài
báo.Tuy nhiên,các bài chuyên nghiệp còn rất ít, ít thông tin khoa học về
BDKH ;nội dung thông tin rời rạc,sơ sài.Một số vấn để đặt ra và những
khuyến nghị nhằm nâng cao công tác tuyên truyền BDKH trên báo in hiện
nay: nêu lên chủ trương,chnhs sách của Đảng và Nhà nước với BDKH.Đánh
giá chung thực trạng tuyên truyền và những yêu cầu đặt ra trong thời kỳ mới
đối với công tác này.
- Ông Nguyễn Hữu Ninh,Giam đốc trung tâm nghiên cứu GD và PT
môi trường CERED-người đầu tiên được xướng tên trong lễ trao giải Nobel

hòa bình năm 2007 đã nói”môi trường và khí hậu quyết định sự tồn vong của
lòai người.Vì thế tôi cho rằng đây là một nghiên cứu tổng hợp,khó,hấp dẫn và
mạng lại lợi ích cho tất cả mọi người”.Theo lời ông nói,khí hậu và môi trường
vô cùng quan trọng đối với cuộc sống của chúng ta.Vì vậy,chúng ta cần có
những hiểu biết về chúng.
- Ngày 26/2/2008 hội bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam tổ
chức hội thảo”BĐKH toàn cầu và giải pháp ứng phó của Việt Nam”nhằm xin
ý kiến của các nhà khoa học xây dựng chương trình mục tiêu Quốc gia về
7


BĐKH và thống nhất thông tin cho cộng đồng hiểu đúng và đầy đủ về vấn đề
này.
Hay trong đề án biên soạn tài liệu,tập huấn và xây dựng mạng lưới
tuyên truyền,nâng cao nhận thức về BDKH cho đoàn viên,sinh viên trường
ĐHSP,ĐH Đà Nẵng cho thấy:49% người được phỏng vấn không biết về chính
sách và quá trình của Nhà nước,72%không biết các kế hoạch chuẩn bi phòng
chống thiên tai..Vì thế không có khả năng lên kế hoạch và chuẩn bị ứng phó
với thiên tai do Đông tây hộ ngộ(EMWF)công bố trong kết quả nghiên cứu
việc thích ứng với BDKH ở Quảng Nam,với mục đích là đưa ra một bộ tài
liệu hướng dẫn để lập kế hoạch cho các chương trình BDKH.
- Dasgupta và các cộng sự (2007) đã công bố 1 nghiên cứu chính sách
do ngân hàng thế giới – WB xuất bản đã xếp Việt Nam nằm trong nhóm 5
quốc gia chịu ảnh hưởng cao nhất do biến đổi khí hậu. Trong đó tại VN,2
đồng bằng: ĐBSH và ĐBSCL ảnh hưởng nặng nhất. Khi nước biển dâng cao
1m,ước chừng 5,3% S nông nghiệp và 28,9% vùng đất thấp sẽ bị ảnh hưởng .
- Ngày 29/11 năm 2010,tổ chức ActionAid quốc tế VN đã phối hợp với trung
tâm NC Tài nguyên và môi trường,ĐHQGHN tổ chức giới thiệu “Báo cáo của
BĐKH đến người nghèo VN và những ứng phó của cộng đồng”
- Năm 2009, trung tâm STAR vùng ĐNA (ĐH Chulalongkora, Thái

Lan) và viện nc biến đổi khí hậu (ĐH Cần Thơ) đã phối hợp chạy mô hình khí
hậu Precis với kịch bản A2 và B2, dựa vào chuỗi số liệu khí hậu gđ 19802000 để phỏng đoán gđ 2030- 2042
Theo các nghiên cứu vừa công bố ngày 8/1, tình trạng ấm lên nhanh
chóng ở châu Âu khiến nhiều loài bướm và chim không thể thích nghi và phải
chuyển đến những vùng khí hậu mát mẻ hơn, đồng thời gây ra lo ngại nghiêm
trọng về sự sinh tồn của nhiều loài thực vật trên dãy núi Apls,.Các nghiên cứu
trên tạp chí Nature Climate Change (Biến đổi khí hậu trong thiên nhiên) là
nghiên cứu lớn nhất ở dạng này được tai sư Vincent Devictor của Trung tâm
quốc gia nghiên cứu khoa học Pháp (CNRS) dẫn đầu phát hiện ra rằng trong
8


giai đoạn 1990-2008, nhiệt độ trung bình ở châu Âu đã tăng thêm một độ C.
Mức tăng này đặc biệt cao, hơn khoảng 25% so với mức tăng trung bình trên
toàn cầu trong cả thế kỷ vừa qua.Theo nghiên cứu, để tồn tại trong điều kiện
mới, các loài quen khí hậu lạnh sẽ phải di cư đến 249km về phía bắc. Tuy
nhiên, do nhiều cản trở, những loài bướm chỉ di chuyển được 114km và các
loài chim là 37km.Các kết luận này được rút ra từ những quan sát của mạng
lưới hàng nghìn nhà tự nhiên học nghiệp dư, tương đương với số thời gian ấn
tượng 1,5 triệu giờ làm việc thực địa
Nghiên cứu của tác giả Giáo sư Phạm Huy Dũng,nguyên viện trưởng
viện sức khỏe môi trường phối hợp cùng diễn đàn các nhà báo môi trường
Việt Nam( VFFJ) và mạng lưới Báo chí Trái Đất thực hiện dưới sự tài trợ của
V.Kann Rasmussen Foundation và Quỹ Germeshausen Nghiên cứu trên 5 tờ
báo in ở Việt Nam.Từ năm 2006 đến nay, Giáo sư Dũng đều thực hiện nghiên
cứu về biến đổi khí hậu và sự nhận thức của giới truyền thông Việt Nam đối
với vấn đề này. Các cuộc khảo sát được thực hiện hàng năm trong thời gian 2
tháng (tháng 9 và 10) tại 5 tờ báo in hàng ngày gồm Lao động, Tuổi trẻ, Nhân
dân, Hà Nội mới, Báo Đồng Nai và các chương trình phát sóng: Tài nguyên
và Môi trường phát hàng ngày của Đài Tiếng nói Việt Nam và Tạp chí Môi

trường và Tài nguyên phát hàng tuần trên Đài Phát thanh và Truyền hình Hà
Nội.
Nhìn chung, biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng rất lớn tới cuộc sống của
toàn nhân loại. Trong bài này, cá nhân tôi chỉ tìm hiểu và làm rõ thực trạng
đăng tải hậu quả về biến đổi khí hậu trên 3 đầu báo: tuổi trẻ thành phố Hồ Chí
Minh, Thanh niên và báo Tiền phong.
III/ Mục đích nghiên cứu
-Thấy được mức độ của truyền thông báo chí đối với thực trạng và
những hậu quả của biến đổi khí hậu toàn cầu với cuộc sống của nhân loại.
-Thấy được sức ảnh hưởng của những thông điệp mà báo chí đưa ra đã
tác động đến nhận thức của công chúng ra sao?
9


*Nhiệm vụ nghiên cứu:
+Đọc tài liệu và các đề tài liên quan
+Phân tích,đánh giá nội dung các bài viết liên quan
IV/ Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: thông điệp về biến đổi khí hậu trên báo chí hiện
nay
Khách thể nghiên cứu: 3 tờ báo in: tuổi trẻ TPHCM,Thanh Niên,Tiền
Phong năm 2011
Phạm vi nghiên cứu: thư viện quốc gia
V/ Phương pháp nghiên cứu
Trong đề tài sử dụng cả 2 phương pháp nghiên cứu định tính và định
lượng.
-Phương pháp nghiên cứu định lượng:
Tiến hành đọc và thu thập thông tin trên 3 đầu báo:Thanh niên, Tiền
phong và Tuổi trẻ thành phố Hồ Chí Minh.
+ Một nhóm có 20 người, cử ra 12 người chia làm 3 nhóm lên thư viện

quốc gia để tìm đọc các số báo ra trong năm 2011, trong đó:
1 nhóm 4 người tìm đọc báo Thanh niên
1 nhóm 4 người tìm đọc báo Tuổi trẻ Thành phố Hồ Chí Minh
1 nhóm 4 người tìm đọc báo Tiền Phong.
+ Cách chia trong 1 nhóm:11 nhóm 4 người thì mỗi người sẽ tìm đọc
và phân tích số báo ra trong 1 quý.Mỗi người tìm và thu thập thông tin sau:
Tên báo, năm xuất bản, ngày xuất bản, tháng xuất bản, tên bài báo, số trang,
chuyên mục, tóm tắt nội dung, địa điểm được đề cập đến (xã,quận,huyện,
tỉnh, thành phố,quốc gia,khu vực). Sauk hi lấy được các thông tin trên, trên cơ
sở đó xây dựng bảng mã hoá rồi nhập thông tin trên bảng excel . Bước cuối
cùng là xử lý số liệu trên spss
-Phương pháp nghiên cứu định tính: tiến hành phỏng vấn sâu

10


Nhóm sẽ cử ra khoảng 10 người đi liên hệ và phỏng vấn với nhà báo,
tổng biên tập của các báo đã tìm đọc.
Bài phỏng vấn sâu được tiến hành trên cơ sở hướng dẫn phỏng vấn sâu
B1: Cần chuẩn bị kỹ trước khi phỏng vấn:
Địa điểm phỏng vấn ( yên tính, diện tích rộng, đủ cho 2 người ngồi
thoải mái). Vị trí đi lại thuận tiện không nên chọn vị trí ồn ào gần đường
B2: Người phỏng vấn giải thích mục đích của phỏng vấn sâu
-Mức độ quân tâm của người được phỏng vấn về biến đổi khí hậu
-Cách thức truyền thông của báo hiện nay đến bạn đọc về vấn đề biến
đổi khí hậu
-Những cách thức truyền thông mà báo dự kiến trong tương lai
B3: Phóng viên phải giải thích rõ với người tham gia phỏng vấn sâu và
lưu ý với người phỏng vấn sâu:
-Người được phỏng vấn rất tò mò và thường xuyên hỏi thêm, chưa hài

lòng với những câu trả lời đầu tiên của người tham gia và người được phỏng
vấn . Người phỏng vấn tìm cách khai thác sâu thêm, đặt câu hỏi về từng chủ
đề cụ thể theo cách thức luôn thay đổi, được phép nhắc lại ý / câu hỏi của
mình
-Vấn đề không phải chỉ là lần lượt xử lý một vài vấn đề được đặt ra
trong bản hướng dẫn phỏng vấn hoặc trong 1 cuộc phỏng vấn mà tìm hiểu thật
nhiều các yếu tố nói lên nhận thức của người được phỏng vấn về biến đổi khí
hậu.
B4: Tiến hành phỏng vấn
CHỈ BÁO HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI
1.Sự trả lời của Trái Đất đối với việc làm của con người với môi trường
a.Thiên tai thường xuyên xảy ra
Bão lụt
Hạn hán
11


Sa mạc hóa
b.Nước biển dâng cao
Triều cường dâng
Lốc xoáy
c.Trái Đất nóng lên
Nhiệt độ trung bình của không khí tăng
Nhiệt độ trung bình của đại dương tăng
2.Chính sách tuyên truyền và ứng phó với BDKH của Nhà nước.
a.Chính sách tuyên
Trên truyền hình
Trên báo
Trên Internet
b.Biện pháp ứng phó nâng cao nhận thức của người dân

Đầu tư xây dựng CSHT-VCKT
Mở các lớp tập huấn.
VI/ Câu hỏi nghiên cứu
-Hậu quả của biến đổi khí hậu đến đời sống kinh tế-xã hội của con
người
- Số lượng các bài báo viết về hậu quả của biến đổi khí hậu là như thế
nào?
- Đầu báo nào nói đến hậu quả của biến đổi khí hậu nhiều nhất?
- Các bài báo thường được đề cập dưới thể loại nào?
B: BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Biến đổi khí hậu đang ngày càng thể hiện rõ những ảnh hưởng của nó.
Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này chủ yếu là do các hoạt động sinh
hoạt và sản xuất của con người. Những tác động của nó không chỉ để lại nhiều
hậu quả cho kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia mà còn ảnh hưởng sâu sắc tới
sức khỏe và sự tồn tại của toàn nhân loại.
12


1. Số lượng bài báo đề cập đến hậu quả của biến đổi khí hậu
Bảng 1.1. Tác động của biến đổi khí hậu đến điều kiện tự nhiên, tài nguyên
thiên nhiên
Số lượng Tỉ lệ phần Tỉ lệ phần
bài báo

trăm (%)

trăm (%)

61


14.0

50.0

34

7.8

27.9

20

4.6

16.4

6

1.4

4.9

121

27.8

100.0

314


72.2

435

100.0

Tác động của biến đổi khí hậu
đến điều kiện tự nhiên và tài
nguyên khí hậu
Tác động của biến đổi khí hậu
đến tài nguyên đất
Tác động của biến đổi khí hậu
đến tài nguyên nước
Tác động của biến đổi khí hậu
đến tà nguyên không khí
Không

Tổng
Tổng

đề cập
Tổng

Nhìn bảng trên ta thấy, trong tổng số 435 bài báo được nghiên cứu chỉ
có 121 bài báo đề cập đến hậu quả/ ảnh hưởng của bến đổi khí hậu chiếm
27.8% trong tổng số 100% các bài báo được nghiên cứu, trong đó số lượng
bài đề cập đến ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến điều kiện tự nhiên và tài
nguyên khí hậu là nhiều nhất, chiếm 61 bài báo với 14.0%. Xếp thứ 2 là ảnh
hưởng của biến đổi khí hậu tới tài nguyên đất với 34 bài chiếm 7.8 %. Tiếp
đến là ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tới tài nguyên nước chiếm 20 bài báo

với 4.6 % trong tổng số các bài báo được nghiên cứu. Tỉ lệ thấp nhất với chỉ 6
bài báo chiếm 1.4 % đó chính là ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tới tài
nguyên không khí. Dưới đây là biểu đồ minh họa cho kết quả này:
13


Bảng1.2. Tác động của biến đổi khí hậu đến các lĩnh vực kinh tế
Số lượng Tỉ lệ phần
các bài báo trăm (%)

Tỉ lệ phần
trăm (%)

Tác động của biến đổi khí
hậu đến nông-lâm-thủy sản

63

14.5

70.8

Tác động của biến đổi khí
hậu đến công nghiệp

4

0.9

4.5


Tác động của biến đổi khí
hậu đến năng lượng

5

1.1

5.6

Tác động của biến đổi khí
hậu đến du lịch

5

1.1

5.6

Tác động của biến đổi khí
hậu đến giao thông vận tải

11

2.5

12.4

Tổng


89

20.1

100.0

Không đề
346
79.9
cập
Tổng
435
100.0
Trong lĩnh vực kinh tế, biến đổi khí hậu cũng tác động mạnh mẽ, ảnh
hưởng ở hầu hết các mặt: ở lĩnh vực nông-lâm-thủy sản, có 63 bài báo chiếm
14.5 % trong tổng số 435 bài báo được nghiên cứu đề cập đến vấn đề này.
Xếp thứ 2 với 11 bài, chiếm 2.5 % là ảnh hưởng của bến đổi khí hậu đến giao

14


thông vận tải. Tiếp đến là tác động của biến đổi khí hậu đến năng lượng và
đến du lịch xếp ngang bằng nhau, mỗi lĩnh vực có 5 bài viết đề cập đến,
chiếm 1.1 %. Thấp nhất chính là tác động của biến đổi khí hậu đến công
nghệp với 4 bài, chiếm 0.9 %. Kết quả được minh họa như sau:

Bảng 1.3. Tác động của biến đổi khí hậu đến các lĩnh vực xã hội

15



Số lượng Tỉ lệ phần Tỉ lệ phần
các bài báo trăm (%)

trăm (%)

Tác động của biến đổi khí hậu
đến cuộc sống, sức khỏe cộng

75

17.2

69.4

24

5.5

22.2

9

2.1

8.3

108

24.8


100.0

327

75.2

435

100.0

đồng
Tác động của biến đổi khí hậu
đến cơ sở hạ tầng
Tác động của biến đổi khí hậu
đến giáo dục, việc làm
Không

Tổng
Tổng

đề cập
Tổng

Nhìn vào bảng trên có thể thấy, biến đổi khí hậu có ảnh hưởng to lớn
tới các lĩnh vực xã hội, đặc biệt là tác động của nó tới cuộc sống, sức khỏe
cộng đồng với 75 bài viết chiếm 17.2%. Thứ 2 là tác động của biến đổi khí
hậu tới cơ sở hạ tầng với 24 bài, chiếm 5,5%. Cuối cùng là tác động của biến
đổi khí hậu tới giáo dục, việc làm,có 9 bài viết đề cập đến vấn đề này chiếm
2.1% trong tổng số các bài báo được nghên cứu.


16


Như vậy, trong tổng số 435 bài báo được nghiên cứu, ta thấy tác động
của biến đổi khí hậu đến điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên là được đề
cập nhiều nhất, với 121 bài báo, chiếm 27,8%. Đứng thứ 2 là tác động của
biến đổi khí hậu tới các lĩnh vực xã hội với 108 bài báo chiếm 24,8 %. Xếp
cuối cùng, trong lĩnh vực kinh tế, chỉ có 89 bài báo đề cập đến biến đổi khí
hậu, chiếm 20,1%.

17


2. Tác động của biến đổi khí hậu được đề cập trên 3 đầu báo: Tuổi
trẻ, Thanh niên, Tiền phong
Hình2.1. Tác động của biến đổi khí hậu đến các lĩnh vực xã hội

Hình 2.2.Tác động của biến đổi khí hậu đến các lĩnh vực kinh tế

18


Hình2.3. Tác động của biến đổi khí hậu đến điều kiện tự nhiên, tài nguyên
thiên nhiên

3. Hậu quả của biến đổi khí hậu được đăng tải bởi các nguồn: cá
nhân/ nhà báo, trích từ nguồn trong nước, trích/dịch từ nguồn nước
ngoài


19


Hình 3.1. Tác động của biến đổi khí hậu tới điều kiện tự nhiên, tài
nguyên thiên nhiên

Hình 3.2. Tác động của biến đổi khí hậu tớ các lĩnh vực kinh tế

20


Hình 3.3. Tác động của biến đổi khí hậu đến các lĩnh vực xã hội

21


22


4. Hậu quả của biến đổi khí hậu chủ yếu được đề cập đến ở dạng
tin, phóng sự, ghi nhanh,…
Hình 4.1. Tác động của biến đổi khí hậu đến điều kiện tự nhiên, tài
nguyên thiên nhiên

Hình 4.2. Tác động của biến đổi khí hậu tới các lĩnh vực kinh tế

23


Hình 4.3. Tác động của biến đổi khí hậu đến các lĩnh vực xã hội


24


C. KẾT LUẬN

Qua khảo sát 3 báo tuổi trẻ, thanh niên, tiền phong, chúng ta thấy rằng:
- Số lượng các bài báo đề cập đến hậu quả của biến đổi khí hậu còn
quá ít so với thực tế.
- Tiền phong là đầu báo đề cập đến hậu quả của bến đổi khí hậu nhiều

nhất, tiếp đến là báo Thanh niên và cuối cùng là báo tuổi trẻ.
- Hậu quả của biến đổi khí hậu được đề cập trong bài viết chủ yếu là
do cá nhân/ nhà báo viết, cũng có các bài được trích nhưng chủ yếu là trích
hoặc dịch từ nước ngoài.
- Các bài viết đề cập đến vấn đề biến đổ khí hậu thuộc thể loại tin và
phóng sự là nhiều nhất, ở các thể lọa khác còn rất hạn chế như bình luận,
chuyên luận,…

25


×