Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

sáng kiến kinh nghiệm mầm non, một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ nhà trẻ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (168.32 KB, 20 trang )

phát tri ển ngôn ng ữcho tr ẻnhà tr ẻ
ĐẶT VẤN ĐỀ
Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ Như chúng ta đã biết, ngôn ngữ được hình
thành rất sớm. Trẻ em không có ý thức về ngôn ngữ nhưng bằng cách bắt
chước có tính chất bản năng, trẻ sẽ học được cách nói của những người xung
quanh mình.
Học thuyết Mác – Lê nin đã chỉ ra rằng: Ngôn ngữ bắt đầu từ lao động, bắt
nguồn từ nhu cầu giao tiếp giữa con người với con người trong lao động và
trong cuộc sống. Ở đứa trẻ, ngôn ngữ phát triển trong nhu cầu giao tiếp giữa
trẻ với môi trường xung quanh. Trẻ bắt chước mọi người nói và được mọi
người dạy.
Lúc đầu, ngôn ngữ của trẻ chỉ là những từ riêng lẻ xuất phát từ nhận thức thế
giới xung quanh trẻ chưa thể nói thành câu hoàn chỉnh. Qua quá trình tiếp
xúc với mọi người, vốn ngôn ngữ của trẻ tăng lên, trẻ học được cách nói của
người lớn, lúc đó trẻ mới nói được thành câu hoàn chỉnh.
Muốn dạy nói cho trẻ đạt kết quả, cô giáo phải đảm bảo các nguyên tắc trong
giáo dục học: Tính khoa học, tính hệ thống, tính trực quan, nguyên tắc vừa
sức tiếp thu và nguyên tắc lý luận kết hợp với thực tiễn. Ngoài ra, cô giáo là
người chịu trách nhiệm chỉ bảo cho trẻ mọi điều và việc qua trọng hơn cả là
phải chú ý, quan tâm đến trẻ hơn về mọi mặt để xem trẻ phát âm có chuẩn
không, nói có đầy đủ bộ phận không. Đối với lứa tuổi nhà trẻ qua quan sát
những giờ hoạt động học và giờ hoạt động vui chơi, tôi thấy các cháu rất


thích được giao tiếp, thích được trò chuyện và thích được nói, nhưng vì ngôn
ngữ của trẻ còn hạn chế, nên tôi thấy mình cần phải tìm nhiều biện pháp tác
động để kích thích ngôn ngữ của trẻ phát triển.
Việc phát triển vốn từ luyện phát âm và dạy trẻ nói đúng ngữ pháp
không thể tách rời giữa các môn học cũng như các hoạt động của trẻ. Tuy trẻ
còn nhỏ nhưng trẻ rất hiếu động, thích tìm tòi, khám phá mọi thứ xung quanh.
Trẻ thường có nhiều thắc mắc trước những đồ vật, hiện tượng mà trẻ nhìn


thấy, nghe thấy. Trẻ luôn đặt ra rất nhiều câu hỏi như: Ai đấy? Cái gì…
Để giúp trẻ giải đáp được những thắc mắc hàng ngày, người lớn cần trả lời
những câu hỏi của trẻ rõ ràng, ngắn gọn đồng thời cần cung cấp cho trẻ thêm
những hiểu biết về thế giới xung quanh bằng ngôn ngữ giao tiếp mạch lạc.
Chính vì vậy mà mỗi giáo viên mầm non chăm sóc giáo dục trẻ cần chú
trọng đến việc phát triển ngôn ngữ trẻ mầm non cho trẻ là nhiệm vụ quan
trọng hàng đầu. Bởi ngôn ngữ là phương tiện để trẻ tiếp thu kiến thức về thế
giới xung quanh được dễ dàng và hiệu quả nhất. Là một giáo viên mầm non
tôi luôn trăn trở làm sao để sự phát triển ngôn ngữ của trẻ, giúp trẻ phát
triển ngôn ngữ đặc biệt là trẻ nhà trẻ. Chính vì vậy, tôi đã chọn đề tài: “sáng
kiến kinh nghiệm mầm non, Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho
trẻ nhà trẻ”
1.

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

2.

CƠ SỞ LÝ LUẬN:
Con người có khả năng truyền đạt kinh nghiệm của mình cho người

khác và vận dụng kinh nghiệm của người khác vào hoạt động của mình, làm


cho con người có những khả năng to lớn, nhận thức và nắm được những lực
lượng bản chất của tự nhiên, xã hội và bản thân… chính là nhờ ngôn ngữ.
Ngôn ngữ là quá trình mỗi cá nhân sử dụng một thứ tiếng (tiếng nói) nào đó
để giao tiếp. Hay nói cách khác, ngôn ngữ là sự giao tiếp bằng tiếng
nói. Ngôn ngữ dùng để chỉ sự vật, hiện tượng, tức là làm vật thay thế cho
chúng. Nhờ vậy, con người có thể nhận thức được sự vật, hiện tượng ngay cả

khi chúng không có trước mặt, tức ở ngoài phạm vi nhận thức cảm tính.
Trường mầm non phát triển tất cả các khả năng, thiên hướng của trẻ nhỏ và
trong tất cả các khả năng thiên hướng non trẻ ấy, không có cái nào quan trọng
hơn và cần thiết bằng khả năng ngôn ngữ. Vì vậy, việc trẻ chậm phát triển
ngôn ngữ có hệ thống, có phương pháp là cơ sở của công tác giáo dục
ở trường mầm non, nó được tiến hành trong tất cả các hoạt động, các môn
học.
Với trẻ mầm non nói chung và lứa tuổi trẻ nhà trẻ nói riêng thì việc sự phát
triển ngôn ngữ của trẻ 0 – 6 tuổi và phát âm đúng từ ngữ là rất quan trọng
vì ở lứa tuổi này cơ quan phát âm của trẻ đang phát triển và hoàn thiện dần.
Chính vì thế, việc phát âm của trẻ còn gặp nhiều khó khăn như: Nói ngọng,
nói chưa đủ câu vì vậy cô giáo và những người lớn là người củng cố, uốn nắn
trẻ nói đúng, nói chuẩn, nói đủ câu để trẻ phát triển được ngôn ngữ cũng như
tư duy một cách tốt nhất.
Chính vì vậy phải cho trẻ có nhiều cơ hội được quan sát, khám phá thế giới
xung quanh thông qua các giờ học, giờ chơi. Tôi luôn suy nghĩ tạo ra xung
quanh trẻ một môi trường lớp học với nhiều hình ảnh bắt mắt và góc chơi
mở phù hợp với trẻ, để ở đó trẻ có thể lĩnh hội được kiến thức thông qua các
góc hoạt động.


Nhận được tầm quan trọng nói trên tôi đã chọn đề tài: “Một số biện pháp
phát triển ngôn ngữ cho trẻ nhà trẻ ở lớp D1 trường mầm non A xã
Đông Mỹ” để làm đề tài sáng kiến.
1.

CƠ SỞ THỰC TIỄN:

Trường mầm non A xã Đông Mỹ – Huyện Thanh Trì thuộc ngoại thành Hà
Nội. Trường có 8 lớp trong đó có 2 lớp nhà trẻ và 6 lớp mẫu giáo.

Năm học 2013 – 2014 tôi được BGH nhà trường phân công dạy lớp nhà trẻ
D1. Lớp có 3 cô phụ trách, 1 cô đạt trình độ trên chuẩn, còn 2 cô đạt trình độ
chuẩn, với 32 cháu, trong đó có 19 nam và 13 nữ.
Trong quá trình thực hiện Phát triển ngôn ngữ cho trẻ nhà trẻ tôi nhận thấy
có những khó khăn, thuận lợi sau:
1.

Thuận lợi:

Được sự quan tâm giúp đỡ của phòng giáo dục và đào tạo Huyện Thanh Trì,
của ban giám hiệu nhà trường đã tạo điều kiện về mọi mặt, trang thiết bị đầy
đủ cơ sở vật chất, đồ dùng, đồ chơi.
Phòng học rộng rãi thoáng mát, lớp học sạch đẹp mang tính sư phạm nên trẻ
rất thích đi học, thuận lợi cho việc dạy trẻ.
Giáo viên nhiệt tình, có ý thức học hỏi đồng nghiệp và qua các phương tiện
thông tin đại chúng.
Trẻ ngoan có nề nếp, thích hoạt động và vui chơi.


Phụ huynh quan tâm đến con em mình, nhiệt tình ủng hộ cùng tôi trong việc
dạy dỗ các cháu và thường xuyên ủng hộ những nguyên vật liệu để làm đồ
dùng dạy học và vui chơi cho các cháu.
2. Khó khăn:

Do trình độ nhận thức không đồng đều, đa số trẻ lớp tôi mới lần đầu đến
trường nên việc truyền thụ kiến thức đến trẻ còn gặp rất nhiều khó khăn.
Do ảnh hưởng của từng địa phương mà ngữ pháp của trẻ còn gặp nhiều lỗi.
Trẻ nói ngọng rất nhiều, nói trống không, nói câu cụt…
Trí nhớ của trẻ còn hạn chế, trẻ chưa biết hết khối lượng các âm tiếp thu cũng
như trật tự các từ trong câu. Vì thế trẻ bỏ bớt từ, bớt âm khi nói.

Trẻ còn nhút nhát, chưa mạnh dạn, nói còn nhỏ, nói còn ngọng.
Đa số phụ huynh bận công việc hoặc một lí do khách quan nào đó ít có thời
gian trò chuyện với trẻ và nghe trẻ nói. Trẻ được đáp ứng quá đầy đủ về nhu
cầu mà trẻ cần, như: Trẻ chỉ cần nhìn vào đồ dùng, đồ vật nào là được đáp
ứng ngay mà không cần dùng lời để yêu cầu hoặc xin phép. Một số phụ
huynh có nhận định cho rằng trẻ còn bé không cần học chỉ cần cho trẻ ăn,
ngủ điều độ và đảm bảo là được. Đây cũng là một trong những nguyên nhân
của việc chậm phát triển ngôn ngữ.
Với những khó khăn như trên tôi đã suy nghĩ tìm ra được một số biện pháp
để phát triển ngôn ngữ cho trẻ lớp tôi như sau “phát triển ngôn ngữ là gì“:
III. CÁC BIỆN PHÁP:


Biện pháp 1: Đặc điểm phát triển ngôn ngữ của trẻ (sự phát triển

1.

ngôn ngữ của trẻ ấu nhi)
Trước hết việc cần thiết đối với một giáo viên mầm non chủ nhiệm lớp như
tôi là phải tìm hiểu đặc điểm phát triển ngôn ngữ của trẻ (sự phát triển ngôn
ngữ của trẻ mẫu giáo).
Trong công tác giáo dục thế hệ mầm non cho đất nước, chúng ta thấy rất rõ
vai trò của ngôn ngữ đối với việc giáo dục trẻ thơ. Ngôn ngữ là tiền đề để cho
trẻ phát triển về mọi mặt. Ngôn ngữ có vai trò rất lớn trong việc giáo dục trí
tuệ cho trẻ là phương tiện giúp trẻ nhận thức thế giới xung quanh.
Trong quá trình nhận thức những sự vật hiện tượng, muốn cho các cháu phân
biệt các vật này với vật khác, biết được tên gọi, hình dạng, công dụng và
những thuộc tính cơ bản của vật, nếu chỉ cho các cháu quan sát mà không
dùng từ ngữ để giải thích, hướng dẫn và khẳng định những kết quả đã quan
sát được thì những tri thức mà các cháu thu được đó sẽ hời hợt, nông cạn, có

khi

còn

sai

lệch.

Trong

khi

nhận thức các sự vật đó, trẻ phải dùng từ để gọi tên sự vật, tên các chi tiết,
đặc điểm, công dụng của sự vật, từ đó trẻ biết phân biệt sự vật này với sự vật
khác. Khi đứa trẻ đã lớn nhận thức của trẻ phát triển, trẻ không chỉ nhận thức
những sự vật, hiện tượng trẻ trực tiếp nhìn thấy mà trẻ còn muốn biết cả về
quá khứ và tương lai của mình… Để đáp ứng nhu cầu đó không có cách nào
khác là thông qua lời kể của người lớn, thông qua các tiết học kết hợp với các
hình ảnh trực quan và từ những kinh nghiệm nhận thức của trẻ.


Đặc điểm phát triển vốn từ của trẻ:


Ở lứa tuổi nhà trẻ các bé luôn có nhu cầu giao tiếp với mọi người, trẻ thích
tìm hiểu những điều mới lạ trong cuộc sống xung quanh, những từ các cháu
được sử dụng hầu hết là những từ chỉ tên gọi, những gì gần gũi xung quanh
trẻ mà hàng ngày trẻ tiếp xúc. Ngoài ra, trẻ cũng nói được một số từ chỉ hành
động, chỉ công việc của bản thân và những người xung quanh. Trẻ nói được
tên gọi, mối quan hệ của mọi người xung quanh đối với trẻ như: Trẻ nhìn

thấy ông, bà, bố, mẹ thì biết đấy là ông, bà, bố, mẹ và biết gọi tên bố…
Về cây cối trẻ nói được tên một số loại cây đơn giản như: Cây hoa hồng, lá
màu xanh, hoa màu đỏ, màu vàng…
Về con vật thì trẻ nói được màu sắc, hình dáng, hành động, nơi sống như: con
cá màu vàng, sống ở dưới nước…
Vào giờ ăn thì trẻ chỉ nói được “Ăn cơm à”, “Xúc cho con”, “Ăn xong rồi”
Ngôn ngữ của trẻ chỉ được hình thành và phát triển qua giao tiếp với
con người và sự vật hiện tượng ở thế giới xung quanh. Để làm được điều đó
tôi đã phải dạy trẻ thông qua các hoạt động khác nhau như qua các giờ học,
dạo chơi ngoài trời và các hoạt động hàng ngày. Để rèn luyện và giúp trẻ
phát triển ngôn ngữ cho trẻ cần tập cho trẻ biết nghe, hiểu và phát âm chính
xác các âm của tiếng mẹ đẻ, hướng dẫn cho trẻ biết cách diễn đạt ý muốn của
mình cho người khác hiểu. Khi cho trẻ tiếp xúc với các sự vật hiện tượng thì
phải cho trẻ biết gọi tên, đặc điểm đặc trưng của từng đối tượng, dạy trẻ biết
nói cả câu, phát âm đúng các âm chuẩn của tiếng việt.


Đặc điểm ngữ pháp của trẻ:


Do ảnh hưởng của từng địa phương mà ngữ pháp của trẻ còn gặp nhiều lỗi.
Trẻ nói ngọng rất nhiều, nói trống không, nói câu cụt như: Ăn ơm à, học bài
à…
Khi trẻ hỏi cô trẻ không nói được câu đầy đủ như: “Cô ơi, cái gì đây ?” Hoặc:
“Cô ơi, cô làm gì đấy ?” mà chỉ nói được: “Cái gì đây”, “Làm gì đấy”
Một phần cũng do điều kiện sống ngày một phát triển nên khi mà trẻ cần gì,
chỉ vào đâu là được đáp ứng ngay mà không cần nói nên trẻ không có điều
kiện để được nói ra, được mở rộng vốn từ để phát triển ngôn ngữ. Vì vậy, mà
ngữ pháp của trẻ thường lộn xộn, lời nói thường không phù hợp với ngữ
cảnh, không mạch lạc. Để hạn chế được những lỗi trên thì yêu cầu những

người lớn xung quanh phải phát âm chuẩn để trẻ bắt chước. Cô giáo cần phải
chú ý phát triển ngôn ngữ cho trẻ nhà trẻ ở mọi lúc mọi nơi.
Hiểu được đặc điểm của việc phát triển ngôn ngữ của trẻ (sự phát triển ngôn
ngữ của trẻ 0 – 6 tuổi)ngay từ đầu năm học tôi đã thường xuyên theo dõi,
quan sát và nhận thấy: Trẻ lớp tôi nói còn ngọng, nói chưa đủ câu, ngôn ngữ
của trẻ chưa phát triển hoàn thiện. Từ đó, tôi xây dựng chương trình kế
hoạch giúp trẻ phát triển ngôn ngữ.
Để giúp trẻ phát triển ngôn ngữ một cách tốt nhất tôi đã lập “Kế hoạch theo
dõi trẻ hàng ngày” và ghi vào sổ nhật ký.
Hàng tuần tôi lập kế hoạch cho trẻ, hướng dẫn trẻ thực hiện tôi theo dõi quan
sát về sự phát triển ngôn ngữ ở trẻ, nếu trẻ nào chưa thực hiện được trong
ngày, trong tuần, tôi đưa vào tuần sau để thực hiện tốt hơn.


Sau khi tìm hiểu đặc điểm của sự phát triển ngôn ngữ lớp tôi, tôi đã áp dụng
biện pháp trên và nhận thấy lớp tôi có sự tiến bộ rõ rệt, đa số các cháu phát
âm đúng, nói đủ câu và bước đầu biết cách sử dụng từ ngữ.
1.

Biện pháp 2: Sử dụng đồ dùng vào các hoạt động

Đồ dùng trực quan là nền tảng để thực hiện việc phát triển ngôn ngữ của trẻ.
Vì vậy, tôi thường xuyên sử dụng đồ dùng trực quan vào các tiết học. Hệ
thống các câu hỏi mà cô đưa ra phải rõ ràng, ngắn gọn, khi trẻ trả lời cô
hướng dẫn trẻ nói đúng từ, đủ câu, không nói cụt lủn hoặc cộc lốc.
Trong các tiết học tôi thường đặt câu hỏi kết hợp với đồ dùng trực quan:
Đồ chơi, tranh ảnh, vật thật về môi trường xung quanh, về các chủ đề cụ thể,
các đồ dùng đồ chơi gần gũi với trẻ hàng ngày. Khi sử dụng đồ dùng trong
các tiết học tôi sử dụng một cách triệt để, có tính khoa học, gọn nhẹ tránh
rườm rà để trẻ dễ quan sát. Khi cho trẻ quan sát tôi gợi ý các câu hỏi để trẻ trả

lời đúng nội dung câu hỏi của cô. Qua đó vốn từ của trẻ ngày càng mở rộng
hơn dần dần trẻ sẽ chủ động tích cực sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp hơn.
Tôi nhận thấy rằng ngôn ngữ của trẻ đang phát triển nhưng còn hạn chế, khả
năng chú ý của trẻ còn yếu, không đều, không ổn định vì vậy nhiều trẻ chưa
chú ý đến cách phát âm, cách sử dụng từ ngữ, các thành phần trong câu.
Trí nhớ của trẻ còn hạn chế, trẻ chưa biết hết khối lượng các âm tiếp thu cũng
như trật tự các từ trong câu, vì thế trẻ bỏ bớt từ, bớt âm khi nói.
VD: Trong giờ nhận biết tập nói : “Con cua – Con cá”


Trẻ biết tên gọi con cua, biết con cua có 8 cẳng, 2 càng… biết con cua sống ở
dưới nước.
Tôi cho trẻ quan sát mô hình, tranh các con vật và hỏi trẻ:
+ Đây là con gì? (Con cua)
+ Con cua có đặc điểm gì? (Màu sắc, môi trường sống, …)
+ Tương tự đưa câu hỏi đối với con cá.
Trẻ phải trả lời “Con thưa cô con cua ạ” nhưng đa số trẻ chỉ nói được “Con
cua”, “Cua” chứ không nói được cả câu, có cháu thì nói ngọng chỉ nói được
“Con ua”. Chính vì thế tôi đã nhắc lại câu trả lời, cho trẻ nhắc lại nhiều lần,
gọi bạn khác để giúp trẻ phát triển ngôn ngữ.
Tôi cố gắng gọi nhiều cá nhân trẻ trả lời sau đó đến cả lớp nói. Qua đó trẻ
phải tư duy, suy nghĩ để trả lời các câu hỏi của cô, rèn sự phát âm, cung cấp
thêm các vốn từ cho trẻ. Ngoài việc cho trẻ phát âm, gọi tên con cua – con cá,
tôi còn gây hứng thú cho trẻ bằng cách hỏi trẻ: “Con cá bơi như thế nào?”,
“Con cua bò như thế nào?”, sau đó cho trẻ tập bơi giống như con cá, rồi làm
hai tay chụm lại làm con cua, vừa làm con cua vừa đọc bài thơ ngắn:
“ Con cua tám cẳng
Nghênh ngang hai càng
Đeo chiếc yếm trắng
Dạo chơi đầu làng”



Như vậy, trẻ sẽ được khắc sâu hình ảnh con cua – con cá, đồng thời vốn từ
của trẻ cũng được cung cấp thêm, nó không chỉ dừng lại ở việc gọi tên con
vật mà còn biết rõ các đặc điểm, cách di chuyển của con vật.
VD: Ở tiết nhận biết tập nói tôi cho trẻ quan sát một số loại quả như: “Quả
chuối – Quả cam”.
Tôi đưa quả cam cho trẻ quan sát và hỏi trẻ:
+ Đây là quả gì? ( Đây là quả cam ạ)
+ Quả cam có màu gì? (Quả cam có màu xanh)
+ Vỏ quả cam như thế nào? (Tôi cho trẻ lên sờ vào quả cam và trẻ nói được
“Vỏ quả cam sần sùi ” )
Tôi bổ quả cam ra hỏi trẻ:
+ Bên trong quả cam có gì? (Bên trong quả cam có múi, có hạt ạ)
+ Cho trẻ nếm xem quả cam có vị gì? (Khi nếm trẻ sẽ nói được quả cam có
vị chua hay ngọt)
Tôi dùng đồ dùng trực quan là vật thật để cho trẻ quan sát lúc đó trẻ được sờ,
nếm vị của các loại quả. Trẻ không chỉ phát triển ngôn ngữ của mình mà còn
phát triển được các giác quan: xúc giác, cảm giác, vị giác… Từ đó trẻ nói lên
được nhận xét của mình về các loại quả, màu sắc, hình dạng. Ngoài 2 loại


quả mà tôi cho trẻ làm quen tôi còn cho trẻ kể tên những loại quả mà trẻ biết,
qua đó làm phong phú thêm vốn từ cho trẻ.
Khi trẻ trả lời các câu hỏi thì sẽ phát triển ở trẻ khả năng quan sát và sự chú
ý, ghi nhớ có chủ định. Với những câu hỏi cô đặt ra cho trẻ khi cho trẻ đi dạo
quan sát đều khích lệ ở trẻ nhu cầu giao tiếp, truyền đạt bằng ngôn ngữ của
mình. Trẻ được nói lên suy nghĩ, nhận xét của mình về các sự vật hiện tượng
trong cuộc sống làm tăng thêm số lượng từ cho trẻ. Không những thế để tăng
thêm vốn từ của trẻ và gây hứng thú cho trẻ trong giờ học tôi còn sử dụng đồ

dùng tự tạo.
Với những chất liệu rất đơn sơ, dễ kiếm như: Vỏ hộp bánh, vỏ hộp sữa chua,
xốp, lõi giấy vệ sinh…tôi đã sử dụng để làm rất nhiều đồ dùng, đồ chơi sáng
tạo cho trẻ.
VD: Ở chủ đề “Đồ dùng đồ chơi của bé” tôi đã sử dụng những nguyên vật
liệu sẵn có như: Xốp để làm hộp thả hình ở góc hoạt động với đồ vật, vỏ hộp
bánh để làm tủ lạnh, lò vi sóng ở góc bán hàng, vỏ chai nhựa, vỏ hộp sữa …
để làm đồ dùng, đồ chơi cho các cháu. Ở chủ đề “Chúc mừng năm mới” tôi
đã dùng vỏ hộp bánh để làm bánh chưng, lõi giấy vệ sinh để làm giò, giấy
màu để làm cành đào, cành mai…và một số đồ dùng, đồ chơi sáng tạo ở góc
vận động như: quả tạ, cổng chui…
Những đồ dùng, đồ chơi sáng tạo với màu sắc đa dạng, sinh động thu hút trẻ
tập trung chú ý, tận dụng được ưu điểm này nên ở mọi lúc mọi nơi tôi thường
sử dụng đồ chơi sáng tạo để dạy trẻ giúp trẻ nhà trẻ nhận biết được tên gọi,
đặc điểm, công dụng của các đồ dùng đồ chơi làm giàu vốn từ, từ đó giúp trẻ


nhà trẻ phát triển về ngôn ngữ. Trong những giờ học và giờ chơi có sử dụng
đồ chơi sáng tạo tôi thấy các cháu rất hứng thú, trẻ được nói nhiều hơn, thích
chơi đồ chơi cùng với cô và
các bạn.
1.

Biện pháp 3: Phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua các tiết học.

Văn học là một phương tiện hiệu quả mạnh mẽ không chỉ đối với việc giáo
dục trí tuệ, đạo đức, thẩm mĩ mà nó có ảnh hưởng vô cùng to lớn đến sự phát
triển ngôn ngữ của trẻ để trẻ có đủ vốn từ nói lưu loát, đủ câu, sử dụng từ
ngữ đúng lúc, đúng chỗ. Thông qua nội dung các tác phẩm văn học giáo dục
trẻ biết ngoan ngoãn, vâng lời người lớn. Xuất phát từ những vai trò cụ thể đó

tôi thấy hoạt động dạy trẻ làm quen với văn học là môn học không thể thiếu
trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ.
Với trẻ mầm non nói chung và trẻ nhà trẻ nói riêng, thời gian học ở trường
mầm non chiếm rất nhiều thời gian trong ngày. Vì thế tôi thấy phát triển
ngôn ngữ cho trẻ nhà trẻ là rất cần thiết và phù hợp tại trường mầm non.
Quá trình phát triển ngôn ngữ cho trẻ được thực hiện chủ yếu thông qua các
tiết học.
VD: Qua giờ LQVH: Truyện: “Thỏ con không vâng lời”
Cô kể lần 1: Hỏi trẻ tên truyện, tên các nhân vật trong truyện.
Cô kể lần 2: Giới thiệu nội dung câu chuyện: Câu chuyện Thỏ con không
vâng lời nói về thỏ con, thỏ mẹ và bác gấu. Thỏ mẹ dặn thỏ con không được
đi chơi xa, thỏ con mải chơi quá quên cả lối về cuối cùng Bác Gấu đã phải
đưa thỏ con về nhà.


Sau đó tôi đàm thoại, trích dẫn để trẻ hiểu nội dung câu chuyện:
+ Thỏ mẹ dặn thỏ con như thế nào?
+ Ai đã đưa thỏ con về nhà?
+ Các con thấy thỏ con có ngoan không?
GD trẻ ngoan ngoãn, biết vâng lời ông bà, bố mẹ
Khi trẻ trả lời các câu hỏi của cô thì sẽ phát triển ở trẻ sự chú ý, ghi nhớ có
chủ định. Với những câu hỏi cô đặt ra cho trẻ trong câu chuyện đều khích lệ
ở trẻ nhu cầu giao tiếp, truyền đạt bằng ngôn ngữ của mình, trẻ được nói lên
suy nghĩ, nhận xét của mình về nhân vật Thỏ con trong câu chuyện từ đó làm
tăng thêm số lượng từ cho trẻ nhà trẻ.
Ngoài những câu chuyện ra, thơ ca cũng giúp cho trẻ nhà trẻ phát triển ngôn
ngữ rất nhiều. Thơ ca đến với trẻ ngay từ khi mới ra đời, qua các lời ru tiếng
hát của bà, của mẹ. Thơ ca mang tính nhịp điệu, vần điệu cao. Khi lớn lên trẻ
được đến lớp được cô giáo dạy cho các bài thơ. Vì vậy, khi đọc thơ cô cần
đọc chậm rãi vừa phải, chú ý ngắt giọng sau mỗi câu và nhấn vào các từ

mang vần để giúp trẻ nhà trẻ cảm nhận được vần điệu, nhịp điệu của tiếng
việt.
Trước khi dạy trẻ thuộc các bài thơ tôi đã giảng giải cho trẻ hiểu nội dung của
các bài thơ. Sau đó, tôi chú ý rèn luyện cho trẻ bằng cách cho trẻ nhà trẻ đọc
mọi lúc, mọi nơi, chú ý sửa sai kịp thời cho trẻ. Trẻ nhà trẻ rất thích thú khi
đọc các bài thơ cùng cô, cùng các bạn.


VD: Qua giờ LQVH thơ: “Gà gáy”
Tôi dẫn dắt giới thiệu tên bài thơ, tên tác giả.
Cô đọc lần 1 kết hợp cử chỉ điệu bộ. Sau đó hỏi trẻ:
+ Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì? (Bài gà gáy ạ)
Cô đọc lần 2 kết hợp với tranh minh họa. Giảng nội dung bài thơ: Bài thơ
“Gà gáy” nói về chú gà trống, hàng ngày thường gáy sáng để đánh thức mọi
người dạy.
Trích dẫn đàm thoại để trẻ hiểu nội dung bài thơ:
+ Bài thơ nhắc đến con gì? (Con gà trống ạ)
+ Con gà trống thường gáy vào lúc nào? (Vào sáng sớm ạ)
+ Con gà trống gáy như thế nào? (Ò ó o o….)
(Cho trẻ bắt chước tiếng gà trống gáy)


GD trẻ: Phải biết chăm sóc và bảo vệ gà, cho gà ăn để gà mau lớn. Mỗi
buổi sáng còn gáy để đánh thức chúng mình dạy đi học cho đúng giờ.

1.

Biện pháp 4: Phát triển ngôn ngữ cho trẻ nhà trẻ ở mọi lúc mọi nơi
thông qua các hoạt động giao tiếp trong khi chơi.



Giao tiếp là hoạt động không thể thiếu được đối với trẻ trong các hoạt động
hàng ngày, khi chơi ở các góc chơi, trẻ chơi cùng nhau, phát triển các mối
quan hệ, hành động chơi.
Ở các góc chơi tôi chuẩn bị rất nhiều đồ dùng đồ chơi gây sự hứng thú, ham
hiểu biết cho trẻ.
VD: Trẻ chơi ở góc bế em. Cô trò chuyện với trẻ:
+ Con chơi ở góc bế em, con sẽ đóng vai gì?
+ Con đóng vai bố con sẽ làm gì? (Con cho em bé đi chơi)
+ Con đóng vai mẹ con làm gì? (Con bế em, cho em bé ăn)
+ Khi em bé khóc con làm gì? (Con dỗ em, yêu thương em, cho em đi chơi)
+ Em bé đói con phải làm thế nào? (Con cho em bé ăn)
+ Cho em bé ăn xong thì con làm gì? (Con rửa mặt, lau mồm cho em)
1.

Biện pháp 5: Phối kết hợp với phụ huynh:

Như chúng ta đã thấy môi trường tiếp xúc của trẻ chủ yếu là nhà trường và
gia đình. Chính vì vậy việc kết hợp giữa gia đình và nhà trường là một biện
pháp rất quan trọng. Để phát triển ngôn ngữ cho trẻ nhà trẻ một cách tốt nhất
tôi đã có kế hoạch rõ ràng ngay từ buổi họp phụ huynh đầu năm về tình hình
ngôn ngữ của trẻ và thông báo chương trình dạy học theo từng chủ đề của các


con, nội dung các bài thơ, câu chuyện trong chương trình để phụ huynh kết
hợp dạy con ở nhà.
VD: Tôi trao đổi với phụ huynh về những câu chuyện, bài thơ mà trẻ được
học ở lớp, yêu cầu phụ huynh về nhà cho trẻ đọc lại những bài thơ, kể lại 1 số
lời thoại đơn giản, ngắn gọn của các nhân vật trong truyện mà trẻ được học.
Như vậy ngôn ngữ của trẻ được phát triển một cách phong phú và đa dạng.

Hàng ngày tôi thường trao đổi, động viên phụ huynh cố gắng dành thời gian
để tâm sự với trẻ và lắng nghe trẻ nói. Khi trò chuyện với trẻ phải nói rõ ràng
mạch lạc, tốc độ vừa phải để trẻ nghe cho rõ.
Hình ảnh: Cô giáo đang trao đổi với phụ huynh
Trao đổi với phụ huynh trong giờ đón trẻ, trả trẻ nhắc trẻ không chỉ chào mẹ
chào cô khi đi học mà còn biết chào ông bà khi anh chị khi đi học về. Ngoài
ra khi đi ra đường gặp ai cũng phải chào hỏi thì mới là bé ngoan.
VD: Khi gặp ông già thì phải biết khoanh tay chào: “Cháu chào ông ạ !”
Khi gặp các bà thì phải biết khoanh tay chào: “Cháu chào bà ạ !”
Hình ảnh: Cháu Dương khoanh tay chào cô khi đến lớp
Có thể nói công tác tuyên truyền với phụ huynh là một việc làm rất quan
trọng trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Sau khi thực hiện biện pháp này
tôi nhận thấy trẻ lớp tôi đã đạt được kết quả như sau: Mối quan hệ giữa cô
giáo và phụ huynh gần gũi hơn, thân thiện hơn.


Trẻ không chỉ học các bài thơ, câu truyện ở lớp mà về nhà cũng được học nên
ngôn ngữ của trẻ cũng phát triển hơn rất nhiều.
1.

KẾT THÚC VẤN ĐỀ

2.

Kết quả đạt được sau khi thực hiện đề tài:

Sau những biện pháp mà tôi đưa ra và thực hiện tôi thấy ngôn ngữ của các
cháu tăng lên rõ rệt.
1.


Đối với giáo viên:

Cô giáo được trau dồi thêm kiến thức hiểu sâu hơn về cách thực hiện chuyên
đề phát triển ngôn ngữ cho trẻ nhà trẻ.
Cô hiểu thêm được về đặc điểm tâm sinh lý của học sinh.
Bản thân tôi cũng tự tin hơn rất nhiều khi lên lớp.
2. Đối với học sinh:

Các cháu lớp tôi rất phấn khởi hào hứng tham gia học tập. Trẻ mạnh dạn tự
tin, chú ý tập trung phát triển khả năng ghi nhớ chú ý có chủ định và phát
triển ngôn ngữ của trẻ nhà trẻ như: Câu nói của trẻ đã rõ ràng và mạch lạc
hơn.
Trẻ đã ít sử dụng câu đơn thay vào đó trẻ đã sử dụng được nhiều kiểu câu
khác nhau.
Trong các câu chuyện trẻ có khả năng kể lại chuyện với những lời thoại đơn
giản, ngắn gọn.


Chính điều đó làm cho tôi thấy phấn khởi, yêu nghề, mến trẻ giúp cho tôi có
nghị lực hơn trong công tác.
Trẻ ngoan, có nề nếp biết thể hiện ngôn ngữ của mình đúng lúc, đúng chỗ.
Các phụ huynh thì có những biến chuyển rõ rệt, biết quan tâm đến con em
mình nhiều hơn.
1.

Cơ sở vật chất

Nhà trường trang bị đồ dùng, đồ chơi đầy đủ.
Giáo viên màm non làm được rất nhiều đồ dùng đồ chơi sáng tạo ở góc vận
động: Quả tạ làm bằng lõi chỉ, các bánh xe tôi sơn vào để các cháu lăn, các

cổng chui làm từ ống nhựa, bowling làm từ các chai nhựa… Ở chủ đề
phương tiện giao thông tôi làm thêm một số ô tô bằng vỏ hộp sữa, làm đoàn
tàu bằng vỏ hộp sữa chua, làm xe đạp bằng xốp, làm máy bay bằng chai
nhựa…
Đồ dùng, đồ chơi sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp.
1.

Bài học kinh nghiệm

Việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ ở lứa tuổi nhà trẻ là rất quan trọng, nó
được thể hiện rõ ở các hoạt động trong ngày của trẻ mầm non. Qua một thời
gian tìm tòi và thực hiện các biện pháp trên, trẻ lớp tôi đã có kết quả tốt. Có
được kết quả như vậy là sự nỗ lực phấn đấu của bản thân tôi kết hợp với sự
giúp đỡ của đồng nghiệp và đặc biệt là ban giám hiệu nhà trường luôn dự giờ


các hoạt động của lớp tôi để đưa ra những biện pháp phù hợp với khả năng
nhận thức của trẻ. Để có kết quả đó tôi rút ra bài học kinh nghiệm sau:
Cô giáo phải thật sự là tấm gương sáng để cho trẻ noi theo, luôn giàu tình
thương yêu, luôn chú ý trong mọi hành vi lời nói của mình đối với trẻ để tạo
tâm lý thoải mái cho trẻ thực hiện tốt hành vi cũng như hoạt động giao tiếp
nhằm giúp trẻ từng bước hình thành nhân cách của mình.
Cô yêu nghề, mến trẻ tận tụy với công việc của mình, luôn tìm tòi nghiên cứu
các hình thức, biện pháp dạy trẻ phù hợp đạt kết quả cao.
Rèn kỹ năng cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi. Luôn tạo cho trẻ cơ hội để phát triển
ngôn ngữ của mình.
phát triển ngôn ngữ trẻ mầm non chính là cung cấp vốn từ cho trẻ, làm cho
vốn từ của trẻ phong phú hơn. Giúp cho trẻ tự tin trong giao tiếp, có khả năng
diễn đạt tốt, biết thể hiện ý muốn của mình bằng lời nói. Tất cả những cái đó
là tiền để để sự phát triển ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo.

Trên đây là một số ý kiến của tôi vận dụng vào để dạy trẻ, để các đồng
nghiệp tham khảo và đóng góp thêm những ý kiến cho tôi. Tôi luôn cố gắng
phấn đấu, tìm tòi và học hỏi để tu dưỡng bản thân mình trở thành một người
giáo viên gương mẫu.
Tôi xin chân thành cảm ơn!



×