Tải bản đầy đủ (.doc) (114 trang)

Thực trạng một số phần hành kế toán tại Công ty TNHH Tân Phong Vina

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.23 MB, 114 trang )

Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội

Khoa: Kế toán – Kiểm toán

BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
KHOA KẾ TOÁN-KIỂM TOÁN

BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
CÔNG TY TNHH TÂN PHONG VINA

Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Thu Thủy
Sinh viên thực hiện: Phạm Thị Huyền
Lớp:

KT5

Khóa: K9
Mã sinh viên: 0974070396

HÀ NỘI – 2015

Sinh viên: Phạm Thị Huyền
Lớp: KT5 – K9

1

Báo cáo tốt nghiệp


Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội



Khoa: Kế toán – Kiểm toán

MỤC LỤC
MỤC LỤC........................................................................................................2
DANH MỤC SƠ ĐỒ.......................................................................................4
DANH MỤC BẢNG BIỂU.............................................................................5
LỜI MỞ ĐẦU..................................................................................................6
1.1. Sự hình thành và phát triển của Công ty TNHH Tân Phong Vina..........8
1.1.1. Khái quát về sự hình thành của Công ty........................................9
1.2. Cơ cấu bộ máy quản lí của công ty.......................................................10
1.2.1. Mô hình tổ chức bộ máy...............................................................10
1.2.2. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công Ty................................10
1.2.3 . Chức năng và nhiệm vụ mỗi phòng ban.....................................11
1.3. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty..............................12
1.4. Đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty .............13
PHẦN 2...........................................................................................................16
THỰC TRẠNG MỘT SỐ PHẦN HÀNH KẾ TOÁN CHỦ YẾU TẠI
CÔNG TY TNHH TÂN PHONG VINA.....................................................16
2.1. Những vấn đề chung về công tác kế toán của đơn vị ...........................16
2.1.1. Các chính sách kế toán chung......................................................16
2.1.2. Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán.............................17
2.1.3. Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán............................19
2.1.4. Trình tự ghi sổ kế toán như sau:..................................................19
2.1.5. Tổ chức vận dụng hệ thống sổ sách kế toán................................21
2.1.6. Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán................................................22
2.1.7. Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty..............................................23
Chức năng nhiệm vụ và mối quan hệ của các bộ phận........................23

Sinh viên: Phạm Thị Huyền

Lớp: KT5 – K9

2

Báo cáo tốt nghiệp


Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội

Khoa: Kế toán – Kiểm toán

2.2. Thực trạng kế toán các phần hành chủ yếu của Công ty TNHH Tân
Phong Vina...................................................................................................26
2.2.1. Kế toán vốn bằng tiền tại Công ty TNHH Tân Phong Vina.......26
2.2.1.1. Nguyên tắc hạch toán vốn bằng tiền.........................................26
2.2.1.2. Kế toán tiền mặt..........................................................................26
2.2.1.3. Kế toán tiền gửi Ngân hàng của Công ty TNHH Tân Phong
Vina..........................................................................................................33
2.2.2. Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH
Tân Phong Vina...........................................................................................53
2.2.2.1. Tình hình kế toán tiền lương tại công ty...................................54
2.2.2.2. Các hình thức trả lương và cách tính lương của Công ty
TNHH Tân PhongVina...........................................................................55
2.2.2.3. Chế độ, quy định của đơn vị về trích, chi trả các khoản trích
theo lương của đơn vị..............................................................................57
2.2.3. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.................70
2.2.3.1. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:............................70
2.2.3.2. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp:....................................84
2.2.3.3. Hạch toán chi phí sản xuất chung:...........................................89
2.2.3.4. Hạch toán thành phẩm..............................................................94

Stp + Sd.................................................97
2.3. Nhận xét về tổ chức quản lý và công tác kế toán................................106
2.3.1. Nhận xét về tổ chức quản lý tại công ty.....................................106
2.3.2. Nhận xét về công tác kế toán tại đơn vị.....................................109
2.3.3. Khuyến nghị................................................................................109
KẾT LUẬN..................................................................................................111
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN........................................114

Sinh viên: Phạm Thị Huyền
Lớp: KT5 – K9

3

Báo cáo tốt nghiệp


Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội

Khoa: Kế toán – Kiểm toán

DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ dồ 1.1: Tổ chức bộ máy của Công Ty....................................................... 10
Sơ đồ 1.2 : Khái quát trình tự nhận sản phẩm...……………………………..12
Sơ đồ 1.3 : Quy trình sản xuất sản phẩm…………………………………….12
Sơ đồ 2.1: Ghi sổ theo hình thức sổ kế toán Nhật ký chung.......................... 19
Sơ đồ 2.2: Mô hình tổ chức kế toán tại Công ty TNHH Tân Phong Vina ……22
Sơ đồ 2.3: Xử lý và luân chuyển chứng từ thu tiền mặt……………………..27
Sơ đồ 2.4: Xử lý và luân chuyển chứng từ thu tiền mặt……………………. 29
Sơ đồ 2.5: Quy trình ghi sổ kế toán tiền mặt……………………………….. 32
Sơ đồ 2.6: Quy trình luân chuyển chứng từ thu TGNH của công ty………. 34

Sơ đồ 2.7: Quy trình luân chuyển chứng từ chi TGNH của công ty………...37
Sơ đồ 2.8: Quy trình ghi sổ kế toán tiền gửi ngân hàng……………………. 38
Sơ đồ 2.9: Quy trình luân chuyển chứng từ kế toán tiền lương của Công ty..57
Sơ đồ 2.10. Sơ đồ quy trình ghi sổ kế toán tiền lương tại công ty………….59
Sơ đồ 2.11. Sơ đồ quy trình ghi sổ kế toán giá thành…………………….. 75
Sinh viên: Phạm Thị Huyền
Lớp: KT5 – K9

4

Báo cáo tốt nghiệp


Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội

Khoa: Kế toán – Kiểm toán

Sơ đồ 2.11. Sơ đồ quy trình ghi sổ kế toán giá thành…………………….. 97

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Kết quả kinh doanh của công ty trong một số năm gần đây……...13
Bảng 2.1: Bảng tính xếp loại nhân viên……………………………………..56
Bảng 2.3: Quy trình xuất nguyên vật liệu sản xuất………………………… 68
Bảng 2.4: Danh mục các loại vật liệu tại đơn vị…………………………….
69

Sinh viên: Phạm Thị Huyền
Lớp: KT5 – K9

5


Báo cáo tốt nghiệp


Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội

Khoa: Kế toán – Kiểm toán

LỜI MỞ ĐẦU

Sinh viên: Phạm Thị Huyền
Lớp: KT5 – K9

6

Báo cáo tốt nghiệp


Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội

Khoa: Kế toán – Kiểm toán

Sản xuất ra của cải vật chất là điều kiện cho sự tồn tại và phát triển của
Xã hội loài người. Cùng với xã hội, các hoạt động sản xuất kinh doanh của
các doanh nghiệp đã, đang được mở rộng và ngày càng phát triển không
ngừng.
Ngày nay, trong điều kiện nền kinh tế thị trường có sự quản lý vĩ mô
của Nhà nước, các doanh nghiệp đang có một môi trường sản xuất kinh doanh
thuận lợi: các doanh nghiệp được tự do phát triển, tự do cạnh tranh và bình
đẳng trước pháp luật, thị trường trong nước được mở cửa; Song cũng vấp phải

không ít khó khăn từ sự tác động của quy luật cạnh tranh của cơ chế mới. Để
vượt qua quá trình chọn lọc, đào thải khắt khe của thị trường các doanh
nghiệp phải giải quyết tốt các vấn đề liên quan đến hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp mình trong đó việc đẩy mạnh sản xuất và tiêu thụ sản
phẩm là vấn đề mang tính sống còn của doanh nghiệp.
Thực hiện sản xuất kinh doanh trong cơ chế thị trường, kế toán là một
trong những công cụ quản lý đắc lực ở các doanh nghiệp. Công tác kế toán
bao gồm nhiều khâu, nhiều phần hành khác nhau nhưng giữa chúng có mối
quan hệ hữu cơ gắn bó tạo thành một hệ thống quản lý hiệu quả.
Xuất phát từ tầm quan trọng đó, thông qua sự hướng dần tận tình của
cô giáo Nguyễn Thị Thu Thủy và tập thể cán bộ phòng tài chính – kế toán
của Công ty TNHH Tân Phong Vina em đã hiểu biết thêm được tình hình
thực tế và hoàn thành báo cáo thực tế kế toán về công tác tại Công ty. Nội
dung báo cáo gồm
Phần 1: Tổng quan chung về Công ty TNHH Tân Phong Vina.
Phần 2: Thực trạng một số phần hành kế toán tại Công ty TNHH
Tân Phong Vina.
Với vốn kiến thực học tập tại trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội và
việc tìm hiểu thực tế trong quá trình thực tập tại Công ty TNHH Tân Phong
Vina. Cùng với sự hướng dẫn tận tình của cô giáo hướng dẫn Nguyễn Thị

Sinh viên: Phạm Thị Huyền
Lớp: KT5 – K9

7

Báo cáo tốt nghiệp


Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội


Khoa: Kế toán – Kiểm toán

Thu Thủy và các anh chị phòng kế toán tại công ty đã giúp em hoàn thành
bài báo cáo thực tập.
Em xịn chân thành cảm ơn !
Sinh viên
Phạm Thị Huyền

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH TÂN PHONG VINA
1.1. Sự hình thành và phát triển của Công ty TNHH Tân Phong Vina
Sinh viên: Phạm Thị Huyền
Lớp: KT5 – K9

8

Báo cáo tốt nghiệp


Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội

Khoa: Kế toán – Kiểm toán

1.1.1. Khái quát về sự hình thành của Công ty.
- Tên công ty: Công ty TNHH Tân Phong Vina.
- Địa chỉ trụ sở chính: Xã Vân Côn, Huyện Hoài Đức, TP. Hà Nội
- Số điện thoại: 04.39994882
- Fax: 04.39994984
- Số tài khoản ngân hàng: 1112397034 tại Ngân hàng Thương mại cổ phần
công Thương Việt Nam – Vietinbank – chi nhánh hoàng quốc Việt.

- Mã số thuế: 0106382013
- Thành lập ngày 29/04/2008 theo quyết định: Số 1350QĐUB ngày
29/04/2008 của Sở kế hoạch và đầu tư Thành Phố Hà Nội.
- Vốn điều lệ: 5.500.000.000 đồng.
- Hình thức hoạt động: Công ty hoạt động theo luật doanh nghiệp và các
quyết định khác của nhà nước, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng theo
mẫu quy định.
- Phương thức sở hữu: công ty trách nhiệm hữu hạn.
- Ngành nghề kinh doanh: Hàng may mặc ;, phụ tùng dệt may;, Sản xuất
phụ liệu may , đổ nhựa kim loại; Buôn bán đường , nước khoáng…..
Loại hình doanh nghiệp: công ty tránh nhiệm hữu hạn.Số lao động hiện tại:
Trên 200 lao động. Ttrình độ lao động: cao đẳng , đại học…
1.1.2. Khái quát về sự phát triển của công ty
Từ năm 2008 đến năm 2014, với đội ngũ nhân viên đầy kinh nghiệm,
chuyên nghiệp, năng động, nhiệt tình và sáng tạo, trong những năm qua công
ty đã cung cấp rất nhiều sản phẩm của mình đến khách hàng ở Hà Nội và các
tỉnh lân cận. Công ty luôn nỗ lực hết mình để mang đến cho khách hàng
những sản phẩm tốt nhất, giá cả phải chăng. Các sản phẩm của công ty luôn
hướng tới những giải pháp tiết kiệm năng lượng, chất lượng, thân thiện với
môi trường và cộng đồng.
Sinh viên: Phạm Thị Huyền
Lớp: KT5 – K9

9

Báo cáo tốt nghiệp


Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội


Khoa: Kế toán – Kiểm toán

Năm 2014 - 2015, tuy chịu ảnh hưởng của cơn bão suy thoái kinh tế toàn cầu
nhưng công ty vẫn nỗ lực phát triển và mở thêm một số văn phòng giao dịch,
cửa hàng, với những nhân viên có trình độ, năng động, nhiệt tình, nhiều năm
kinh nghiệm đã đem lại cho khách hàng niềm tin và sự hài lòng.
Dự kiến đầu năm 2016, công ty thành lập thêm chi nhánh tại Quảng Ninh,
Hải Phòng, và trong thời gian gần nhất, công ty quyết tâm trở thành một trong
những doanh nghiệp kinh doanh hàng may mặc hàng đầu Việt Nam với hệ
thống đảm bảo chất lượng tốt nhất, giá cả hợp lý, hiệu quả cao nhất.
Từ khi thành lập cho đến nay, công ty đã có những bước đi đúng đắn, phù
hợp với những biến đổi của nền kinh tế thị trường, đặc biệt là trong công tác
quản lý nhằm đưa công ty ngày một phát triển tạo thêm việc làm và thu nhập
cho người lao động, góp phần vào phát triển vào nền kinh tế của thành phố Hà
Nội nói riêng và cả nước nói chung.
1.2. Cơ cấu bộ máy quản lí của công ty
Giám đốc
1.2.1. Mô hình tổ chức bộ máy

Phó Giám đốc
Công ty TNHH Tân Phong Vina tổ chức bộ máy hoạt động theo mô hình tập
chung. Đứng đầu là Giám đốc, trợ giúp cho giám đốc là Phó giám đốc. Tham
mưu cho Giám đốc và phó giám đốc là bộ phận kinh doanh, bộ phận kế toán

Phòng tổ chức
hành chính

Phòng
kế toán
tài

chính

Phòng kỹ thuật
công nghệ

Phòng kế
hoạch sản xuất

và bộ phận sản xuất.

1.2.2. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công Ty

Phân xưởng sản
xuất 4

10

Phân xưởng sản
xuất 3

Phân xưởng
hoàn thiện lắp
đặt

Phân xưởng sản
xuất 2

Phân xưởng sản
xuất 1


Sinh viên: Phạm Thị Huyền
Lớp: KT5 – K9

Báo cáo tốt nghiệp


Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội

Khoa: Kế toán – Kiểm toán

1.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công Ty
1.2.3 . Chức năng và nhiệm vụ mỗi phòng ban
Giám Đốc : Là người quyết định phương hướng, kế hoạch dự án sản xuất
kinh doanh và chủ trương lớn của Công Ty, quyết định những vấn đề tổ chức
bộ máy điều hành để đảm bảo kết quả.
Phó giám đốc : Có chức năng quản lý theo dõi và ra quyết định, về kỹ thuật ,
quản lý thiết bị.

Sinh viên: Phạm Thị Huyền
Lớp: KT5 – K9

11

Báo cáo tốt nghiệp


Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội

Khoa: Kế toán – Kiểm toán


Phòng kế hoạch sản xuất: Xây dựng các kế hoạch kinh doanh ngắn, trung
hạn và dài hạn, tiếp nhận, quản lý và cung ứng đầy đủ vật tư cho sản xuất,
tổng hợp kết quả thực hiện kế hoạch báo cáo cho giám đốc.
Phòng kế toán tài chính: Kiểm tra, giám sát, thu thập, xử lý thông tin, số
liệu các khoản thu, chi tài chính, các nghĩa vụ thu, nộp, thanh toán nợ; kiểm
tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản; phát hiện và
ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán. Phân tích
thông tin, số liệu kế toán; tham mưu, đề xuất các giải pháp phục vụ yêu cầu
quản trị và quyết định kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán. Định kỳ lập các
báo cáo tài chính cung cấp thông tin cho việc quản lý và điều hành Công Ty.
Cho ra sản phẩm cuối cùng là Báo cáo Tài chính hoàn hảo
Phòng kĩ thuật công nghệ : Có nhiệm vụ tư vấn và triển khai các phương án
kỹ thuật phục vụ sản xuất
Phòng tổ chức hành chính : Có chức năng tham mưu giúp giám đốc trong
công tác quản lý hành chính, soạn thảo công văn, lưu trữ các văn bản, sử dụng
và quản lý các con dấu
1.3. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty.
Công ty có quy trình công nghệ sản xuất liên tục, bao gồm nhiều giai
đoạn công nghệ cấu thành với hai hình thức sản xuất kinh doanh chủ yếu là
gia công theo đơn đặt hàng và hình thức mua nguyên liệu tự sản xuất để bán.
Trong trường hợp gia công thì quy trình công nghệ thực hiện theo hai
bước:
Bước 1: Nhận tài liệu kỹ thuật và sản phẩm mẫu do khách hàng gửi
đến, phòng kĩ thuật sẽ nghiên cứu tài liệu và làm thử sản phẩm mẫu sau đó
khách hàng kiểm tra, nhận xét góp ý.

Tài liệu kỹ
Bộ phận kỹ
thuật và sản
thuật nghiên

phẩm mẫu
cứu
Sinhkhách
viên:hàng
Phạm Thị Huyền
Lớp: KT5
– K9
gửi đến

12

Bộ phận
làm sản
phẩm mẫu

Gửi sản
phẩm mẫu
cho khách
Báo cáo tốt nghiệp
hàng kiêm
tra và duyệt


Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội

Khoa: Kế toán – Kiểm toán

Sơ đồ 1.2 : Sơ đồ khái quát trình tự nhận sản phẩm
Bước 2: Sau khi được khách hàng chấp nhận và các yếu tố của sản phẩm mẫu
mới đưa xuống các xí nghiệp thành viên để sản xuất sản phẩm theo mẫu hàng.

Đơn đặt hàng được khách hàng duyệt theo kế hoạch và hợp đồng được đã
được kí kết. Quá trình sản xuất được khép kín trong từng xí nghiệp.
Kho phụ liệu

Kỹ thuật ra sơ đồ

Kỹ thuật hướng dẫn

Xưởng SX

Cắt, may

Kho nguyên vật liệu

Hoàn Thiện

KCS kiểm tra

Đóng gói, đóng hòm

Xuất sản phẩm

Sơ đồ 1.3 : sơ đồ quy trình sản xuất sản phẩm

1.4. Đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty

Sinh viên: Phạm Thị Huyền
Lớp: KT5 – K9

13


Báo cáo tốt nghiệp


Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội

Khoa: Kế toán – Kiểm toán

Bảng 1.1: Một số chỉ tiêu trên báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty
Chỉ tiêu
Năm 2012
Năm 2013
Năm 2014

Số vốn kinh doanh

5.500.000000

7.000.000.000

10.000.000.000

Doanh thu bán hàng

10.700.000.000

12.200.500.000

13.000.300.000


TN chịu thuế TNDN
Số lượng CNV
TN bq 1 người/ tháng
Chi phí lãi vay
Lợi nhuận trước thuế

185.455.000
50
2.535.500
132.000.000
1.286.000.000

202.604.545
90
3.857.235
141.000.000
1.324.000.000

208.535.333
150
4.250.000
158.000.000
1.460.000.000

Qua những chỉ tiêu trên .như vậy trong 3 năm 2012-2013- 2014 tình
hình sản xuất kinh doanh của Công Ty có hướng phát triển tốt, các chỉ tiêu đạt
được năm sau đều cao hơn năm trước cụ thể như sau:
- Chỉ tiêu doanh thu bán hàng: Năm 2012 chỉ tiêu Doanh thu bán hàng
là 10.700.000.000 đ thì sang tới năm 2013 đã tăng lên 12.200.500.000
đ (14 %), năm 2013 chỉ tiêu doanh thu bán hàng 12.200.500.000đ thì

sang tới năm 2014 đã tăng lên 13.000.300.000đ (7%). Như vậy công ty
đã có những bước tăng trưởng và đạt kế hoạch đã đề ra, mặc dù nền
kinh tế thị trường vẫn đang còn khó khan và có chiều hướng đi xuống.
-

Chỉ tiêu số lượng lao động: Do nhu cầu mở rộng quy mô sản xuất nên
số lương lao động cũng tăng lên được thể hiện qua các năm như sau:
Năm 2012 số lượng lao động là 50 nhân viên, sang năm 2013 số lượng
đã tăng lên 113 (tỷ lệ tăng thêm 26%), Năm 2014 số lượng tăng lên 163
(tỷ lệ tăng thêm 44%), Như vậy dẫn đến lương của lao động bình quân
cũng tăng lên được thể hiện như sau: Năm 2012 lương bình quân là

Sinh viên: Phạm Thị Huyền
Lớp: KT5 – K9

14

Báo cáo tốt nghiệp


Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội

Khoa: Kế toán – Kiểm toán

2.535.500, Năm 2013 lương bình quân tăng 3.857.235, sang năm 2014
lương bình quân đã tăng 4.250.000đ.
- Chỉ tiêu chi phí lãi vay: Do công ty đã mở rộng quy mô và thị trường
nên đã được bên ngân hàng xét duyệt hồ sơ năng lực và cho vay vốn để
phát triển kinh doanh trong các năm tiếp theo, nên các chi phí lãi vay
cũng đã tăng lên thể hiện qua các năm như sau: Năm 2013 so với năm

2012 chi phí lãi vay tăng lên 9trđ (tương ứng tỷ lệ 6.8%), năm 2014
cũng đã tăng lên 17trđ so với năm 2013 (tương ứng tỷ lệ 12.6%).
- Chỉ tiêu thuế TNDN: Trong những năm qua công ty đã thực hiện tốt
các chính sách thuế với cơ quan thuế và luôn nộp thuế chính xác kịp
thời và đầy đủ vào ngân sách nhà nước. Chính vì vậy công ty đã có
những bước phát triển rõ ràng được thể hiện qua các năm đóng góp vào
ngân sách nhà nước như sau: Năm 2013 so với năm 2012 tăng
17.149.545đ (tương ứng tỷ lệ 9%). Năm 2014 so với năm 2013 tăng
đáng kể là: 5.930.788 (tương ứng tỷ lệ 3%).
- Chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế: Mặc dù nền kinh tế còn khó khăn, nhưng
ban quản trị và nhân viên trong công ty luôn biết cách hoàn thành kế
hoạch đã đề ra và phát triển mở rộng thị trường. Kết quả được thể hiện
qua các năm như sau: Năm 2012 lợi nhuận trước thuế là:
1.286.000.000, sang năm 2013 tăng lên 1.324.000.000 ( Tỷ lệ tăng
2.95%), Sang năm 2014 lợi nhuận trước thuế tăng 1.460.000.000 (Tỷ lệ
tăng 10.27%). Sở dĩ các chỉ tiêu tăng là do Công Ty đã sử dụng các
biện pháp tăng cường quản lý nâng cao năng suất lao động mang lại
hiệu quả kinh tế cao. Nhờ đó mà trong những năm qua Công Ty luôn
hoàn thành kế hoạch đặt ra.

Sinh viên: Phạm Thị Huyền
Lớp: KT5 – K9

15

Báo cáo tốt nghiệp


Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội


Khoa: Kế toán – Kiểm toán

PHẦN 2
THỰC TRẠNG MỘT SỐ PHẦN HÀNH KẾ TOÁN CHỦ YẾU TẠI
CÔNG TY TNHH TÂN PHONG VINA
2.1. Những vấn đề chung về công tác kế toán của đơn vị
2.1.1. Các chính sách kế toán chung
*Chế độ kế toán công ty đang áp dụng : Thông tư số 200/2014/TT-BTC
ngày 22/12/2014, các chuẩn mực và các thông tư hướng dẫn chế độ kế toán
hiện hành.
- Niên độ kế toán: bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 hàng năm và kết thúc
vào ngày 31 tháng 12 năm dương lịch.
- Kỳ kế toán: là một tháng, cuối tháng lập báo cáo quyết toán và gửi
báo cáo theo quy định.
- Hình thức sổ kế toán áp dụng: Sổ Nhật ký chung
- Đơn vị tiền tệ sử dụng: Việt Nam Đồng.
- Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng: Theo phương pháp khấu trừ.
- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho:
+ Hàng tồn kho được ghi nhận theo giá thực tế
+ Hàng tồn kho đượchạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên.
+ Giá trị hàng tồn kho cuối kỳ = Giá trị hàng tồn kho đầu kỳ + Giá trị
nhập trong kỳ - Giá trị xuất trong kỳ ( Tính giá hàng xuất kho theo phương
pháp bình quân gia quyền)
- Nguyên tắc ghi nhận TSCĐ (TSCĐ hữu hình, vô hình, thuê tài chính):
+ TSCĐ được ghi nhận theo 3 chỉ tiêu: Nguyên giá, hào mòn lũy kế và
giá trị.

Sinh viên: Phạm Thị Huyền
Lớp: KT5 – K9


16

Báo cáo tốt nghiệp


Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội

Khoa: Kế toán – Kiểm toán

+ Nguyên giá của TSCĐ được xác định là toàn bộ chi phí mà đơn vị bỏ
ra để có được tài sản đó tính đến thời điểm đưa tài sản đó vào vị trí sẵn sàng
sử dụng.
- Phương pháp khấu hao TSCĐ: TSCĐ được khấu hao theo thời gian
sử dụng ước tính và tính khấu hao theo phương pháp khấu hao đường thẳng.
2.1.2. Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán
Hệ thống chứng từ sử dụng, cách tổ chức và quản lý hệ thống chứng từ
trong Doanh nghiệp được lập và tuân theo quy định của Luật kế toán và Nghị
định số 129/2004/NĐ- CP ngày 31 tháng 5 năm 2004 của Chính phủ.
*Nội dung chứng từ kế toán bao gồm:
- Nhóm chứng từ về tiền mặt, gồm có:
+ Giấy đề nghị thanh toán (mẫu số 05-TT),
+ Phiếu thu (mẫu số 01-TT),
+ Phiếu chi (mẫu số 02-TT),
+ Biên lai thu tiền (mẫu số 06-TT),
+ Bảng kê chi tiền (mẫu số 09-TT),…
- Nhóm chứng từ về hàng tồn kho, gồm có:
+Phiếu Nhập kho (mẫu số 01-VT),
+ Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ (mẫu số 03XKNB),
+ Biên bản kiểm nghiệm (mẫu số 03-VT),
+ Phiếu Xuất kho (mẫu số 02-VT)

+ Biên bản kiểm kê (mẫu số 05-VT),
+ Thẻ kho (mẫu số 06-VT),…
- Nhóm chứng từ về lao động - tiền lương, bao gồm:
+ Bảng chấm công (mẫu số 01a-LĐTL),
+ Bảng kê các khoản trích lập theo lương (mẫu số 10-LĐTL),

Sinh viên: Phạm Thị Huyền
Lớp: KT5 – K9

17

Báo cáo tốt nghiệp


Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội

Khoa: Kế toán – Kiểm toán

+ Bảng thanh toán tiền lương (mẫu số 02-LĐTL),
+ Bảng thanh toán tiền thưởng (mẫu số 03-LĐTL),
+ Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội (mẫu số 11-LĐTL)
- Nhóm chứng từ về bán hàng, bao gồm:
+ Phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý (mẫu số 04HGDL),
+ Hóa đơn giá trị gia tăng (mẫu số 01GTGT),
- Nhóm chứng từ về TSCĐ, gồm có:
+ Biên bản thanh lý TCSĐ (mẫu số 05-TSCĐ),
+ Biên bản giao nhận TSCĐ (mẫu số 01-TSCĐ),
+ Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ (mẫu số 06-TSCĐ),…
*Trình tự luân chuyển chứng từ kế toán:
- Tất cả các chứng từ kế toán do doanh nghiệp lập hoặc từ bên ngoài

chuyển đến đều phải tập trung vào bộ phận kế toán doanh nghiệp. Bộ phận kế
toán kiểm tra những chứng từ kế toán đó và chỉ sau khi kiểm tra và xác minh
tính pháp lý của chứng từ thì mới dùng những chứng từ đó để ghi sổ kế toán.
-Trình tự luân chuyển chứng từ kế toán bao gồm các bước sau:
+Kế toán sẽ Lập, tiếp nhận, xử lý chứng từ kế toán. Sau đó in ra thành
các liên.
+ Sau đó kế toán sẽ trình các chứng từ kế toán cùng tài liệu liên quan
lên cho Kế toán viên, kế toán trưởng kiểm tra và ký chứng từ kế toán hoặc
trình Giám đốc doanh nghiệp ký duyệt.
+ Kế toán nhận lại các chứng từ kế toán để Phân loại, sắp xếp định
khoản và ghi sổ kế toán;
+ Kế toán sẽ lưu trữ và bảo quản các chứng từ kế toán.

Sinh viên: Phạm Thị Huyền
Lớp: KT5 – K9

18

Báo cáo tốt nghiệp


Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội

Khoa: Kế toán – Kiểm toán

2.1.3. Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán
Hệ thống tài khoản kế toán công ty đang sử dụng tuân theo Thông tư số
200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014. Để phù hợp với đặc điểm hoạt động sản
xuất kinh doanh và yêu cầu quản lý của công ty, các tài khoản được sử dụng
cũng được áp dụng linh hoạt và hợp lý.

Hệ thống tài khoản gồm các loại tài khoản như sau.
Tài khoản loại 1; loại 2 là tài khoản tài sản
Tài khoản loại 3: Tài khoản nợ phải trả
Tài khoản loại 4: Tài khoản Vốn chủ sở hữu
Tài khoản loại 5: Tài khoản doanh thu
Tài khoản loại 6: Tài khoản chi phí sản xuất kinh doanh
Tài khoản loại 7: Tài khoản thu nhập khác
Tài khoản loại 8: Tài khoản chi phí khác
Tài khoản loại 9: Tài khoản xác định kết quả kinh doanh
Ngoài ra, Công ty còn mở thêm một số tài khoản cấp 2, cấp 3 hoặc gắn thêm
mã để tiện trong quá trình theo dõi và hạch toán. Những tài khoản nào cần
phân loại và quản lý theo nhóm đối tượng thì Công ty sẽ mở tài khoản cấp 2,
cấp 3. Bao gồm các tài khoản như sau:
- TK 1311: Phải thu khách hàng
- TK 1312: Khách hàng trả tiền trước
- TK 3311: Phải trả người bán
- TK 3312: Trả trước tiền cho người bán
- TK 1521: Nguyên vật liệu chính
- TK 1522: Nguyên vật liệu phụ
- TK 1523: Chi phí nhiên liệu
2.1.4. Trình tự ghi sổ kế toán như sau:

Sinh viên: Phạm Thị Huyền
Lớp: KT5 – K9

19

Báo cáo tốt nghiệp



Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội

Khoa: Kế toán – Kiểm toán

Chứng từ gốc

Sổ NK đặc
biệt

Sổ NK chung

Sổ cái

Sổ thẻ kế toán
chi tiết

Bảng tổng
hợp chi tiết

Bảng cân đối
số phát sinh

BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Sơ đồ 2.1: Ghi sổ theo hình thức sổ kế toán Nhật ký chung
Ghi chú:
Ghi hằng ngày
Ghi cuối tháng hoặc định kỳ
Quan hệ đối chiếu
* Giải thích:

Hằng ngày, kế toán viên căn cứ vào chứng từ gốc được dùng làm căn
cứ ghi sổ, trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung. Sau đó căn
cứ số liệu đã ghi trên sổ Nhật ký chung để ghi vào sổ Cái theo các tài khoản
kế toán phù hợp. Đồng thời với việc ghi sổ Nhật ký chung các nghiệp vụ phát

Sinh viên: Phạm Thị Huyền
Lớp: KT5 – K9

20

Báo cáo tốt nghiệp


Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội

Khoa: Kế toán – Kiểm toán

sinh được ghi vào các sổ chi tiết, và các sổ nhật ký đặc biệt như Nhật ký thu
tiền, Nhật ký chi tiền, Nhật ký bán hàng và Nhật ký mua hàng.
Cuối tháng, cuối quý, cuối năm, từ số liệu phòng kế toán nhập hàng
ngày, kế toán sẽ tự động tổng hợp số liệu để lập các sổ như Sổ Cái, Bảng cân
đối số phát sinh. Sau khi kế toán tổng hợp đã kiểm tra đối chiếu khớp đúng
với số liệu ghi trên các Sổ Cái và Bảng tổng hợp chi tiết thì từ các sổ này sẽ
được dùng để lập Báo cáo tài chính…
2.1.5. Tổ chức vận dụng hệ thống sổ sách kế toán
Công ty áp dụng hình thức sổ kế toán : Nhật ký chung
Tất cả hệ thống sổ tổng hợp và sổ chi tiết của Công ty đều theo quy
định chung của Bộ tài chính. Hệ thống sổ bao gồm:
- Sổ chi tiết:
+ Sổ qũy tiền mặt (Mẫu S07-DN)

+ Sổ Tiền gửi Ngân hàng (Mẫu S08-DN)
+ Sổ chi tiết thanh toán với người mua( người bán)(Mẫu S31-DN)
+ Sổ Chi tiết các TK 141,334,338,… (Mẫu S38- DN)
+ Sổ chi tiết nguyên vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa( Mẫu S10-DN)
+ Sổ tài sản cố định (Mẫu S21-DN)
…….
- Sổ tổng hợp:
+ Sổ Nhật ký thu tiền( Mẫu S03a1- DN)
+ Sổ Nhật ký chi tiền (Mẫu S03a1- DN)
+ Sổ Nhật ký chung (Mẫu S03a-DN)
+ Sổ cái các TK 111, 112, 152, 156, 131,331, 138, 334, 338…. (Dùng cho
hình thức Nhật ký chung) (Mẫu S05-DN)

Sinh viên: Phạm Thị Huyền
Lớp: KT5 – K9

21

Báo cáo tốt nghiệp


Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội

Khoa: Kế toán – Kiểm toán

2.1.6. Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán
* Lập và nộp BCTC
- Định kỳ Công ty lập và nộp các BCTC theo quy định của Bộ tài chính
Gồm có:
+ Bảng Cân đối kế toán – Mẫu số B01-DN Ban hành theo Thông tư số

200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ trưởng BTC
+ Báo cáo Kết quả kinh doanh - Mẫu số B02-DN Ban hành theo Thông
tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ trưởng BTC
+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ - Mẫu số 03-DN Ban hành theo Thông tư
số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ trưởng BTC
+ Thuyết minh báo cáo tài chính - Mẫu số 09-DN Ban hành theo Thông
tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ trưởng BTC
- Để phục tốt hơn cho quản lý và theo dõi tình hình thực hiện các mục
tiêu kinh doanh, Công ty TNHH Tân Phong Vina còn có hệ thống Báo cáo
riêng do Công ty quy định với một số BCTC và Báo cáo quản trị.
- Hàng quý, năm Công ty phải lập BCTC theo chế độ quy định hiện
hành của Nhà nước và công ty
- Hàng tháng, quý, năm các đơn vị phụ thuộc phải lập BC kế toán ,
thống kê theo quy định của Công ty

Sinh viên: Phạm Thị Huyền
Lớp: KT5 – K9

22

Báo cáo tốt nghiệp


Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội

Khoa: Kế toán – Kiểm toán

2.1.7. Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty.
Kế toán trưởng


Thủ
quỹ

Kế toán
vốn
bằng
tiền

Kế toán
TSCĐ,
VL,
CCDC

Kế toán
tiền
lương và
BHXH

Kế toán
tập hợp
chi phí và
tính giá
thành

Kế toán
tổng hợp

Sơ đồ 2.2: Mô hình tổ chức kế toán tại Công ty TNHH Tân Phong Vina
Chức năng nhiệm vụ và mối quan hệ của các bộ phận
*Kế toán trưởng: Chịu trách nhiệm trước cấp trên về toàn bộ hoạt động

tài chính của công ty, trực tiếp quản lý toàn bộ công tác kiểm tra, giám soát,
giúp Giám đốc thực hiện tốt các nhiệm vụ quản lý.
- Quyền hạn:
+ Có quyền kiểm tra định kỳ hay đột xuất việc chấp hành các quy định
về công tác kế toán, thống kê, vốn, tài sản…Xem có tuân theo đúng các chế
độ đối với người lao động ở các đơn vị trong công ty hay không.
+ Có quyền yêu cầu cung cấp, hoàn thiện đầy đủ các hóa đơn, chứng từ
trước khi lập phiếu thu, chi, thanh quyết toán.
+ Quan hệ ngang cấp với các phòng ban chức năng khác, đơn vị sản
xuất để chắp mối, bàn bạc giải quyết công việc liên quan đến nhiệm vụ của
phòng. Được tham gia các hội nghị có liên quan đến nhiệm vụ của phòng do
công ty hoặc cấp trên tổ chức.

Sinh viên: Phạm Thị Huyền
Lớp: KT5 – K9

23

Báo cáo tốt nghiệp


Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội

Khoa: Kế toán – Kiểm toán

+ Được quan hệ trực tiếp với các đơn vị ngoài công ty, kỳ các văn bản
pháp lý và chịu trách nhiệm về nội dung văn bản đó nếu được giám đốc ủy
quyền.
- Trách nhiệm :
+ Chịu trách nhiệm theo sự phân công của giám đốc công ty về quản lý

giá thành, quản lý các hoạt động tài chính của công ty và các đơn vị phụ
thuộc: quản lý phát triển các nguồn vốn, quản lý các quỹ của công ty cùng
đồng chí phó giám đốc xã hội.
+ Chịu trách nhiệm chức năng kế toán trưởng theo quy định của pháp luật.
+ Phân công nhiệm vụ cho các phó phòng, CBNV của phòng
+ Phổ biến hướng dẫn kịp thời văn bản quy định về chế độ thống kê kế
toán tài chính, của các cơ quan Nhà nước, của cấp trên cho CBCNV đơn vị để
thực hiện.
+ Giải quyết kịp thời các đề nghị, kiến nghị của CBCN dưới quyền
trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
*Thủ quỹ: Có nhiệm vụ thu, chi tiền mặt và ghi chép việc chi tiêu các
tài khoản tiền của toàn công ty thông qua các sổ quỹ, báo cáo quỹ. Thực hiện
một số hoạt động của kế toán vốn bằng tiền
*Kế toán vốn bằng tiền: Hàng ngày có trách nhiệm theo dõi các nghiệp
vụ thu chi căn cứ vào các chứng từ như: Hóa đơn, phiếu thu, giấy đề nghị
thanh toán, giấy đề tạm ứng, phiếu chi…để nhập liệu vào máy và ghi vào sổ
sách liên quan như sổ: Sổ chi tiết tiền tiền gửi ngân hàng, sổ chi tiết phải thu,
phải trả, sổ quỹ, sổ cái các tài khoản liên quan. Định kỳ báo cáo số dư tiền
gửi, tiền vay ngân hàng cho phụ trách văn phòng. Hàng tháng tính lãi vay
ngân hàng, định kì kế toán thanh toán có trách nhiệm lập biên bản đối chiếu
công nợ và gửi cho khách hàng.

Sinh viên: Phạm Thị Huyền
Lớp: KT5 – K9

24

Báo cáo tốt nghiệp



Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội

Khoa: Kế toán – Kiểm toán

*Kế toán TSCĐ: Ghi chép, phản ánh tổng hợp số liệu một cách chính
xác kịp thời về số lượng hiện trạng, giá trị TSCĐ hiện có, tình hình tăng giảm
di chuyển TSCĐ trong nội bộ công ty, giám sát chặt chẽviệc mua sắm đầu tư
sử dụng bảo quản TSCĐ của công ty, phản ánh kịp thời giá trị hao mòn TSCĐ
trong quá trình sử dụng.
*Kế toán nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ: Có nhiệm vụ tổ chức
đánh giá, phân loại theo yêu cầu thống nhất của công ty, tổ chức phản ánh ghi
chép tổng hợp về tình hình bảo quản, sử dụng nguyên vật liệu, công cụ dụng
cụ trong quá trình sản xuất kinh doanh.
*Kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm: Tổ chức theo dõi phản
ánh chính xác đầy đủ, kịp thời và giám đốc chặt chẽ tình hình hiện có và sự
biến động của từng loại sản phẩm trên cả hai mặt hiện vật và giá trị.
*Kế toán tiền lương và BHXH: Có nhiệm vụ phản ánh đầy đủ, chính
xác thời gian và kết quả lao động của cán bộ công nhân viên toàn công ty..
Quản lý chặt chẽ việc sử dụng, chi tiêu quỹ lương, tính toán phân bổ hợp lý,
chính xác chi phí về tiền lương và trích BHXH, BHYT, KPCĐ cho các đối
tượng sử dụng có liên quan (tập hợp để tính giá thành và xác định kết quả
kinh doanh).
*Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm: Có nhiệm vụ
xác định đối tượng tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm. Sau đó kế toán
tập hợp chi phí theo đối tượng đã xác định chính xác về khối lượng sản phẩm
dở dang đầu kỳ, thực hiện tính giá thành kịp thời theo từng đối tượng tính giá
thành và phương pháp tính giá thành. Tiến hành phân tích thực hiện định mức
dự toán chi phí sản xuất.

Sinh viên: Phạm Thị Huyền

Lớp: KT5 – K9

25

Báo cáo tốt nghiệp


×