Tải bản đầy đủ (.doc) (125 trang)

TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ QUANG THẮNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (19.23 MB, 125 trang )

Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội

Khoa Kế Toán – Kiểm Toán

LỜI MỞ ĐẦU
Trong giai đoạn hiện nay, Việt Nam đang mở cửa để hội nhập với nền
kinh tế khu vực và thế giới. Do đó, tính cạnh tranh ngày càng gay gắt và quyết
liệt, đòi hỏ mỗi doanh nghiệp phải không ngừng hoàn thiện và nâng cao chất
lượng hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
Cùng chung với sự đổi mới toàn diện của đất nước, hệ thống kế toán Việt
Nam cũng có những bước đổi mới, tiến bộ đáng kể nhằm phù hợp với yêu cầu
của nền kinh tế đang phát triển. Với tư cách là một công cụ quản lý góp phần
đảm bảo hiệu quả kinh doanh, công tác kế toán trở thành mối quan tâm hàng
đầu của doanh nghiệp, vì kế toán đóng vai trò rất quan trọng và không thể thiếu
trong mỗi doanh nghiệ, mỗi đơn vị cũng như toàn bộ nền kinh tế.
Trong nền kinh tế thị trường xu thế cạnh tranh là tất yếu, việc Sản xuất ra
cái gì? Sản xuất cho ai? Sản xuất như thế nào? Và làm thế nào để tối đa hóa lợi
nhuận? Là những bài toán luôn được đặt ra đòi hỏi các doanh nghiệp phải tìm
được đáp án thỏa đáng nhất. Đứng trên góc độ kế toán, để giải quyết vấn đề này
thì doanh nghiệp cần phải có tổ chức công tác kế toán phù hợp.
Nhận thức được vai trò quan trọng và ý nghĩa thiết thực đó, qua quá trình
học tập trong nhà trường, quá trình tại Công ty TNHH Sản xuất Thương Mại
Dịch vụ Quang Thắng, cũng như được sự giúp đỡ của phòng Kế toán của công
ty và sự hướng dẫn của cô giáo Nguyễn Thị Dư - giáo viên khoa Kế toán –
Kiểm toán trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội đã giúp em nâng cao kiến thức
về các hoạt động quản lý và công tác hạch toán kế toán tại công ty.

SVTH: Nguyễn Tiến Dũng
MSV: 0974070341

1


Báo Cáo Thực Tập


Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội

Khoa Kế Toán – Kiểm Toán

Với những kiến thúc thu thập được, em xin viết bài “Báo cáo thực tập”.
Nội dung bài Báo cáo ngoài phần mở đầu và kết luận, gồm ba phần chính :
PHẦN THỨ NHẤT :TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT
THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ QUANG THẮNG
PHẦN THỨ HAI : THỰC TRẠNG MỘT SỐ PHẦN HÀNH KẾ TOÁN CHU
YẾU TẠI CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ QUANG
THẮNG
PHẦN THỨ BA :

NHẬN XÉT VÀ KHUYẾN NGHỊ VỀ TỔ CHỨC QUẢN

LÝ VÀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT
THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ QUANG THẮNG
Do trình độ lý luận và thời gian tiếp cận còn hạn chế nên báo cáo của em
còn nhiều sai sót. Em mong nhận được sự góp ý từ cô và Quý công ty để báo
cáo của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên
Nguyễn Tiến Dũng

SVTH: Nguyễn Tiến Dũng
MSV: 0974070341


2
Báo Cáo Thực Tập


Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội

Khoa Kế Toán – Kiểm Toán

CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT:
Từ viết tắt

Giải thích

BH & CCDV
TM
SX
HĐKD
STT
LN
ĐVT
TNHH
GTGT
TK
TKĐƯ
TSCĐ
BHXH
BHYT
KPCĐ
BHTN
QLDN

NG
BCTC
VNĐ
QĐ-BTC
TNDN

Bán hàng và cung cấp dịch vụ
Thương mại
Sản xuất
Hoạt động kinh doanh
Số thứ tự
Lợi nhuận
Đơn vị tính
Trách nhiệm hữu hạn
Giá trị gia tăng
Tài khoản
Tài khoản đối ứng
Tài sản cố định
Bảo hiểm xã hội
Bảo hiểm y tế
Kinh phí công đoàn
Bảo hiểm thất nghiệp
Quản lý doanh nghiệp
Nguyên giá
Báo cáo tài chính
Việt Nam đồng
Quyết định – Bộ Tài Chính
Thu nhập doanh nghiệp

SVTH: Nguyễn Tiến Dũng

MSV: 0974070341

3
Báo Cáo Thực Tập


Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội

Khoa Kế Toán – Kiểm Toán

DANH MỤC SƠ ĐỒ
1.1. Sơ đồ bộ máy quản lý Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Dịch vụ
Quang Thắng.
1.2. Sơ đồ tổ chức sản xuất tại Công ty TNHH Sản xuât Thương mại Dịch vụ
Quang Thắng.
1.3. Sơ đồ quy trình gia công sản xuât kính cường lực.
2.1. Quy trình ghi sổ kế toán tại Công ty TNHH Sản xuất Thương Mại Dịch vụ
Qung Thắng.
2.2. Sơ đồ bộ máy kế toán tại Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Dịch vụ
Quang Thắng.
2.3. Sơ đồ hạch toán kế toán NVL, CCDC tại Công ty.
2.4. Sơ đồ quy trình xử lý và luân chuyển chứng từ kê toán nhập kho NVL.
2.5. Sơ đồ quy trình xử lý và luân chuyển chứng từ kế toán xuất kho NVL.
2.6. Sơ đồ quy trình ghi sổ kế toán vốn bằng tiền tại Công ty.
2.7. Sơ đồ quy trình xử lý và luân chuyển chứng từ kế toán thu tiền.
2.8. Sơ đồ quy trình xử lý và luân chuyển chứng từ kế toán chi tiền.
2.9. Sơ đồ quy trình tính, trích các khoản theo lương và phát lương.
2.10. Sơ đồ ghi sổ kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương.

SVTH: Nguyễn Tiến Dũng

MSV: 0974070341

4
Báo Cáo Thực Tập


Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội

Khoa Kế Toán – Kiểm Toán

MỤC LỤC
PHẦN I:......................................................................................................................................6
1.2. Cơ cấu bộ máy quản lý của Công ty:............................................................................13
1.2.1. Sơ đồ khối về cơ cấu bộ máy quản lý và mối quan hệ giữa các bộ phận:..............13
1.2.2. Chức năng và nhiệm vụ của từng phòng ban bộ phận trong Công ty:...................14
1.3. Cơ cấu, đặc điểm tổ chức sản xuât của Công ty:...........................................................16
1.3.1. Nhiệm vụ của bộ phận sản xuất:............................................................................16
1.3.2. Sơ đồ tổ chức bộ máy sản xuất:..............................................................................16
1.3.3. Quy trình sản xuất kinh doanh:..............................................................................16
Quy trình gia công thực hiện chủ yếu qua 5 bước chính, bao gồm:.....................................18
Bước 1. Cắt kính...................................................................................................................18
Bước 2. Gia công trên tấm kính...........................................................................................18
Bước 3. Rửa, sấy khô và kiểm tra........................................................................................19
Bước 4. Gia nhiệt.................................................................................................................19
Bước 5. Thành phẩm............................................................................................................19
1.4. Đánh giá khái quát kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của Công ty Sản xuất
Thương mại Dịch vụ Quang Thắng:....................................................................................19
2.1. Những vấn đề chung về công tác kế toán tại Công ty:..................................................24
2.1.1. Các chính sách kế toán chung:...............................................................................24
2.1.2. Hệ thống chứng từ sổ sách kế toán của Công ty:...................................................25

2.2. Thực trang các phần hành kế toán chủ yếu tại Công ty TNHH Sản xuất Thương mại
Dịch vụ Quang Thắng:.........................................................................................................37
2.2.1. Hạch toán kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại Công ty:.........................37
2.2.3. Hạch toán kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH
Sản xuất Thương mại Dịch vụ Quang Thắng:................................................................105
3.1.1. Ưu điểm:...............................................................................................................120
3.1.2. Nhược điểm:.........................................................................................................120
3.2. Nhận xét về công tác tổ chức kế toán tại Công ty:......................................................121
3.2.1. Ưu điểm:...............................................................................................................121
3.2.2. Nhược điểm:.........................................................................................................122
3.3. Khuyến nghị về tổ chức quản lý và công tác kế toán tại đơn vị:................................122
KẾT LUẬN............................................................................................................................124
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................................125

SVTH: Nguyễn Tiến Dũng
MSV: 0974070341

5
Báo Cáo Thực Tập


Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội

Khoa Kế Toán – Kiểm Toán

PHẦN I:
TỔNG QUAN VÊ
CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN
SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ QUANG THẮNG
1.1. Sư hình thành và phát triển của Công ty:

1.1.1. Sơ lược chung về Công ty:
Công ty TNHH Sản Xuất Thương Mại Dịch Vụ Quang Thắng là một
doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất – thương mại, chuyện cung cấp
các sản phẩm kính trắng, thép hộp, thanh nhôm tĩnh điện các loại,…
• Tên công ty: CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN SẢN XUẤT THƯƠNG
MẠI DỊCH VỤ QUANG THẮNG.
• Tên tiếng anh: QUANG THANG SERVICES TRADING PRODUCTION
COMPANY LIMITED.
• Người đại diện theo pháp luật: Ông Nguyễn Văn Dĩnh
• Mã số thuế: 0105940836
ngày cấp: 10/07/2012
• Giấy phép ĐKKD: 01059940836
ngày cấp: 10/07/2012
• Ngày đi vào hoạt động: 09/07/2012
• Địa chỉ: số 231, đường Lĩnh Nam, phường Vĩnh Hưng, quận Hoàng Mai, Hà
Nội.
• Ngành nghề kinh doanh chủ chính: sản xuất – thương mại.
• Vốn điều lệ: 1.000.000.000 VNĐ
• Lĩnh vực kinh doanh: cung cấp các loại kính trắng, thép hộp, thanh nhôm, tĩnh
điện các loại, …
1.1.2. Sư hình thành, phát triển, chức năng và nhiệm vụ của Công ty:
a.
Sự hình thành và phát triển của Công ty:

SVTH: Nguyễn Tiến Dũng
MSV: 0974070341

6
Báo Cáo Thực Tập



Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội

Khoa Kế Toán – Kiểm Toán

Công ty TNHH Sản xuất thương mại Quang Thắng là một doanh nghiệp
hoạt động chính trong lĩnh vực sản xuất – thương mại. Công ty chuyên cung cấp
các sản phẩm liên quan đến các công trình xây dựng như kính trắng, thép hộp,
thép tĩnh điện. Được thành lập ngày 09/07/2012 và chính thức đi vào hoạt động
theo giấy phép đăng ký kinh doanh số 010590836 cấp ngày 10/07/2012.
Trong giai đoạn ban đầu sau ngày thành lập. Công ty đã gặp không ít khó
khăn trong việc sản xuất kinh doanh cũng như quá trình tiếp cận thị trường. Tuy
nhiên, do sáng suốt của đạo công ty. Tình hình sản xuất, kinh doanh của công ty
ngày cảng được cải thiện. Trên đà phát triển đó, công ty đang mở rộng sản xuất,
tằng cường không ngừng quá trình kinh doanh của mình.
Dưới đây là giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của Công ty TNHH
Sản xuất Thương mại Quang Thắng.

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp ( nguồn: Công ty Kế toán Hà nội)

SVTH: Nguyễn Tiến Dũng
MSV: 0974070341

7
Báo Cáo Thực Tập


Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội

SVTH: Nguyễn Tiến Dũng

MSV: 0974070341

Khoa Kế Toán – Kiểm Toán

8
Báo Cáo Thực Tập


Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội

SVTH: Nguyễn Tiến Dũng
MSV: 0974070341

Khoa Kế Toán – Kiểm Toán

9
Báo Cáo Thực Tập


Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội

SVTH: Nguyễn Tiến Dũng
MSV: 0974070341

Khoa Kế Toán – Kiểm Toán

10
Báo Cáo Thực Tập



Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội

SVTH: Nguyễn Tiến Dũng
MSV: 0974070341

Khoa Kế Toán – Kiểm Toán

11
Báo Cáo Thực Tập


Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội

b.

Khoa Kế Toán – Kiểm Toán

Chức năng :
Với chức năng chính là sản xuất – kinh doanh các loại vật liệu cho các

công trình xây dựng. Xuất phát từ chức năng trên, công ty hướng tới việc :
Tổ chức bộ máy quản lý, tổ chức sản xuất kinh doanh theo chức năng
ngành nghề đã đăng ký kinh doanh.
Tìm nguồn cung, tìm đối tác tin cậy cung cấp nguyên nhiên liệu đảm bảo
chất lượng để phục vụ quá trình sản xuất.
Đảm bảo vật tư, cơ khí, máy móc, phụ tùng được cung cấp đầy đủ, kịp
thời không để ảnh hưởng gây ách tắc dây chuyền sản xuất.
Xây dựng uy tín và thương hiệu sản phẩm, đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu
và thị hiếu của khách hàng.
Hoạt động kinh doanh độc lập, thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch về sản

lượng chất lượng sản phẩm do công ty đề ra hàng năm. Thực hiện chế độ chính
sách, nghĩa vụ đối với nhà nước và người lao động như: nộp thuế, đóng bảo
hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và đóng góp các quỹ xã hội khác…
Thực hiện nghiêm túc đầy đủ chế độ tài chính kế toán, sử dụng, bảo toàn
và phát triển vốn có hiệu quả trong sản xuất kinh doanh, đảm bảo việc làm, thu
nhập cho cán bộ CNV lao động, từng bước nâng cao đời sống và đóng góp ngân
sách nhà nước, xây dựng Công ty ngày càng phát triển.
c.
Nhiệm vụ:
Sản xuất kinh doanh có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn.
Tận dụng năng lực thiết bị hiện có, ứng dụng khoa học công nghệ, bồi dưỡng
nâng cao trình độ quản lý, cải tiến thiết bị, tăng năng suất lao động, tiết kiệm
nguyên nhiên vật liệu, động lực. Nâng cao chất lượng, hạ giá thành tăng sức
cạnh tranh của sản phẩm.

SVTH: Nguyễn Tiến Dũng
MSV: 0974070341

12
Báo Cáo Thực Tập


Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội

Khoa Kế Toán – Kiểm Toán

Bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ cán bộ CNVLĐ không ngừng nâng cao tay
nghề bậc thợ, chuyên môn nghiệp vụ, trình độ chính trị đáp ứng yêu cầu nhiệm
vụ sản xuất kinh doanh và mở rộng thị trường.
Thực hiện quy chế dân chủ và chế độ làm việc theo năng lực, hưởng theo

kết quả, hiệu quả sản xuất kinh doanh. Phấn đấu đảm bảo hài hoà lợi ích của
nhà nước, của doanh nghiệp, nhà đầu tư và người lao động trong doanh nghiệp.
Hoạt động sản xuất kinh doanh phải thực hiện theo hành lang của pháp luật quy
định, phải đảm bảo bảo toàn vốn, bảo vệ tài sản của Công ty, của Nhà nước.
Đấu tranh chống mọi biểu hiện tham nhũng lãng phí và vi phạm pháp luật.
Tập thể cán bộ công nhân viên lao động trong Công ty chấp hành nghiêm
chỉnh kỷ luật, nội quy lao động, quy trình, quy phạm kỹ thuật an toàn vệ sinh
lao động. Thực hiện nghiêm chỉnh các chính sách của Đảng và Nhà nước, xây
dựng nếp sống văn minh, đảm bảo môi trường trong sạch.
1.2. Cơ cấu bộ máy quản lý của Công ty:
1.2.1. Sơ đồ khối về cơ cấu bộ máy quản lý và mối quan hệ giữa các bộ
phận:
Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Quang Thắng là một công ty vừa
và nhỏ. Mọi hoạt động của công ty đều do giám đốc là người quản lý cao nhất.
Ông NGUYỄN VĂN DĨNH : giám đốc công ty kiêm người đại diện theo
pháp luật.
Công ty TNHH Sản xuất thương mại Quang Thắng được tổ chức và hoạt
động theo luật doanh nghiệp và theo điều lệ tổ chức, hoạt động của công ty theo
nguyên tắc sau :
Tự nguyện cùng có lợi, dân chủ, bình đẳng và tuân thủ pháp luật :
Nhìn vào sơ đồ tổ chức bộ máy quản ký của Công ty ta thấy rõ mối quan hệ chỉ
đạo và quan hệ chức năng:
Quan hệ chỉ đạo: Là quan hệ giữa giám đốc điều hành các phòng, phòng
kế toán, phòng kỹ thuật, phòng kinh doanh và hơn nữa là quan hệ giữa giám đốc
và các cán bộ nhân viên cấp dưới. Mọi mệnh lệnh chỉ thị công tác đều được phó
giám đốc và các trưởng phòng ban cũng như toàn thể cán bộ công nhân viên

SVTH: Nguyễn Tiến Dũng
MSV: 0974070341


13
Báo Cáo Thực Tập


Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội

Khoa Kế Toán – Kiểm Toán

trong công ty chấp hành. Mọi thành viên có thể trình bày, đề xuất ý kiến, tâm tư,
nguyện vọng của cá nhân, nhưng trước hết là phải chấp hành nghiêm chỉnh mọi
quyết định của Giám đốc.
Quan hệ chức năng: Là quan hệ giữa các phòng với nhau mỗi phòng đều
có chức năng nhiệm vụ riêng nhưng đặt dưới sự điều hành chung của giám đốc
những công việc cụ thể theo chức năng của phòng ban khi thực thi phải có sự
trao đổi liên kết về trách nhiệm với nhau. Các văn bản về quản lý của công ty
đều do Giám đốc ký ban hành.
BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY

Giám Đốc

Phòng
kinh
doanh

Phòng
kế
hoạch
vật tư

Phòng

tổ
chức
hành
chính

Phòng
kế
toán

Phòng
kỹ
thuật

Phòng
điều
hành
sản
xuất

Sơ đồ 1.1 : Sơ đồ bộ máy quản lý Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Dịch vụ Quang Thắng
(nguồn: Công ty Kế toán Hà Nội)
1.2.2. Chức năng và nhiệm vụ của từng phòng ban bộ phận trong Công ty:
Giám đốc Công ty: Là người điều hành mọi hoạt động của Công ty, tổ
chức bộ máy thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của đơn vị và trực tiếp chỉ
đạo phòng Kế toán. Giám đốc là người đại diện cho Công ty về mặt pháp lý,
vừa đại diện cho cán bộ công nhân viên, quản lý theo chế độ một thủ trưởng.
Giám đốc có quyền tiến hành mọi hoạt động của Công ty theo đúng chế độ,
SVTH: Nguyễn Tiến Dũng
MSV: 0974070341


14
Báo Cáo Thực Tập


Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội

Khoa Kế Toán – Kiểm Toán

chính sách pháp luật của nhà nước. Giám đốc Công ty chịu trách nhiệm trước
tập thể cán bộ công nhân viên về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
Bộ máy văn phòng: Bộ máy văn phòng được chuyên môn hoá các chức
năng quản lý. Có nhiệm vụ tham mưu giúp Ban Giám đốc đề ra các quyết định,
theo dõi hướng dẫn bộ phận sản xuất và cấp dưới thục hiện nhiệm vụ đã được
phân công. Các bộ phận chức năng không những phải hoàn thành nhiệm vụ của
mình được giao mà còn phối hợp với nhau trong hoạt động sản xuất của Công
ty được tiến hành thường xuyên, liên tục và có hiệu quả.
• Phòng Tổ chức Hành chính : Tham mưu giúp cho Giám đốc về các mặt công
tác tổ chức cán bộ và nhân sự, công tác lao động tiền lương, giải quyết các
chế độ chính sách đối với cán bộ công nhân viên, thực hiện các công việc
hành chính, quản trị Công ty.
• Phòng Kế hoạch Vật tư: lập kế hoạch cho sản xuất, điều phối các hoạt động
thu mua nguyên liệu đầu vào, quản lý mua bán đầu tư, hàng hóa và nguyên
nhiên liệu của công ty, kiểm soát sản lượng đầu ra.Theo dõi đôn đốc các
phân xưởng thực hiện các kế hoạch sản xuất kinh doanh, giúp Giám đốc đề
ra nhiệm vụ sản xuất của Công ty.
• Phòng Kinh doanh : điều phối các hoạt động thu mua nguyên liệu đầu vào và
tiêu thụ sản phẩm bao gồm: giao dịch khách hàng, tiếp thị sản phẩm, thu đòi
công nợ.
• Phòng kỹ thuật : Giải quyết các vấn đề kỹ thuật, công nghệ, thiết kế các mẫu
mã sản phẩm, ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, xử lý

các sự cố kỹ thuật trong dây chuyền, kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi
xuất xưởng. Đề ra kế hoạch sửa chữa bảo dưỡng định kỳ máy móc thiết bị
của Công ty.
• Phòng Kế toán : Tham mưu cho Giám đốc và giúp Giám đốc quản lý về mặt
kế toán thống kê tài chính trong Công ty.
• Phòng Điều hành sản xuất : Có nhiệm vụ quản lý và tổ chức sản xuất theo
yêu cầu nhiệm vụ và kế hoạch của Giám đốc giao cho.

SVTH: Nguyễn Tiến Dũng
MSV: 0974070341

15
Báo Cáo Thực Tập


Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội

Khoa Kế Toán – Kiểm Toán

1.3. Cơ cấu, đặc điểm tổ chức sản xuât của Công ty:
1.3.1. Nhiệm vụ của bộ phận sản xuất:
Công ty có ba phân xưởng sản xuất chịu sự quản lý trực tiếp của công
ty, có nhiệm vụ sản xuất khi có lệnh của công ty, chịu trách nhiệm về chất
lượng sản phẩm trước công ty và ban giám đốc.Trong xưởng chia làm nhiều tổ
trực tiếp vận hành theo nội quy của phân xưởng.
1.3.2. Sơ đồ tổ chức bộ máy sản xuất:
Ở Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Dịch vụ Quang Thắng, các phân
xưởng sản xuất được tổ chức theo dây truyền khép kín. Đứng đầu phân xưởng
sản xuất là quản đốc.Có nhiệm vụ nhận bàn giao công việc từ phòng kế hoạch
và Ban giám đốc truyền đạt và đặt ra kế hoạch làm việc cho các tổ trưởng của

từng tổ sản xuất. Đôn đốc và thúc đẩy quá trình làm việc cũng như kiểm soát
mọi hoạt động dưới phân xưởng sản xuất. Các tổ sản xuất chịu trách nhiệm sản
xuất các loại sản phẩm mà tổ mình đảm nhiệm theo kế hoạch đã đề ra.
Bộ máy sản xuất được tổ chức theo sơ đồ sau:
Phòng Điều hành sản xuất

Phân
xưởng 3

Phân
xưởng 1

Sơ đồ 1.2 : Sơ đồ tổ chức sản xuất tại Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Dịch vụ Quang Thắng
(nguồn : Công ty Kế toán Hà Nội)

1.3.3. Quy trình sản xuất kinh doanh:
Tổ 1

Tổ 2

Tổ 3

Về công tác bán hàng,Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Quang
Thắng Showroom trưng bày sản phẩm là nơi trưng bày và bán lẻ các sản phẩm
của Công ty. Với đội ngũ nhân viên tư vấn sản phẩm được đào tạo chuyên
nghiệp, nhiều kinh nghiệm đã có thâm niên nên rất hiểu rõ tính ưu việt giữa các

SVTH: Nguyễn Tiến Dũng
MSV: 0974070341


16
Báo Cáo Thực Tập


Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội

Khoa Kế Toán – Kiểm Toán

dòng sản phẩm, thái độ niềm nở, uy tín và được lòng tin với khách hàng trong
toàn quốc . Đặc biệt chú trọng đến hoạt động dịch vụ chăm sóc khách hàng, thể
hiện sự quan tâm của công ty đối với khách hàng.
Về công tác sản xuất, Công ty thực hiện việc sản xuất sản phẩm theo một
quy trình công nghệ khép kín. Máy móc được vận hành theo thời gian cứ quy
trình này được hoàn thành thì tiếp theo quy trình khác được tiến hành đảm bảo
cho quá trình sản xuất được diễn ra nhanh hơn đảm bảo cả về chất lượng lẫn số
lượng. Các nguyên – nhiên liệu đượclựa chọn cẩn thận sau đó mới đưa vào quá
trình sản xuất
QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT KÍNH CƯỜNG LỰC:
Kính cường lực là loại kính được
sử dụng rất nhiều trong các công trình
xây dựng đặc biệt là làm vách ngăn hay
cửa kính. Đây là một trong những sản
phẩm chủ yếu của công ty TNHH sản
xuất thương mại Quang Thắng. Kính
được sản xuất trên dây truyền công nghệ
áp dụng phương pháp gia cường giao
động ngang hay còn được gọi là công
nghệ xử lý nhiệt nhằm tạo ra độ bền và

Hình 1.2 : một khâu trong quy trình gia công

kính cường lực.
( nguồn : Công ty Kế Toán Hà Nội

tính chịu lực cao.

SVTH: Nguyễn Tiến Dũng
MSV: 0974070341

17
Báo Cáo Thực Tập


Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội

Khoa Kế Toán – Kiểm Toán

Các bước trong quy trình sản xuất kính cường lực đó là:
Cắt kinh

Gia công thô
trên kính

Rửa kính, sấy
khô, gia công
chi tiết, kiểm
tra

Thành phẩm

Gia nhiệt


Quy trình gia công thưc hiện chủ yếu qua 5 bước chính, bao gồm:
Sơ đồ 1.3 : sơ đồ quy trình gia công, sản xuất kính cương lực
Bước
1. Cắt
kính ty Kế toán Hà Nội)
( nguồn
: Công
Tấm kính nguyên bản sẽ được đưa lên máy cắt để cắt theo kích thước
khác nhau tùy vào từng đơn đặt hàng của khách hàng. Khi cắt kính có thể sử
dụng bàn cắt kính thông thường, bàn cắt kính tự động, hoặc dây chuyền cắt kính
tự động khi số lượng gia công lớn. Sau khi cắt xong theo kích thước, tấm kính
có thể được khoan khoét theo như cầu sử dụng của đơn hàng.
Bước 2. Gia công trên tấm kính
Kính thông thường khá nguy hiểm đặc biệt là tấm kính sau khi được cắt
bởi có độ sắc của các cạnh cao, do đó dễ dàng gây sát thương cho con người. Để
hạn chế và loại bỏ điều này, ngay sau khi các tấm kính được cắt xong và trước
khi bước vào phần tôi nhiệt đều được xử lý bằng cách mài bề mặt. Có thể sử
dụng máy mài đơn cạnh, máy mài song cạnh, máy mài vát, hoặc máy mài trục
khuỷu tùy theo yêu cầu của khách hàng. Ngoài ra tủy vào yêu cầu của khách
hàng mà tấm kính có thể in logo trên bề mặt bằng loại sơn men.

SVTH: Nguyễn Tiến Dũng
MSV: 0974070341

18
Báo Cáo Thực Tập


Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội


Khoa Kế Toán – Kiểm Toán

Bước 3. Rửa, sấy khô và kiểm tra
Tấm kính sau khi gia công sẽ được rửa sạch và sấy khô để tránh những
khuyết tật tại bề mặt tấm kính sau khi tôi. Đây cũng là bước kiểm tra kính có đặt
yêu cầu hay không? Đây là bước rất quan trọng bởi vì sau khi đưa vào gia nhiệt
trở thành kính cường lực thì không thể gia công được nữa khi đó nếu có sai sót
chỉ còn cách làm cái khác thay thế.
Bước 4. Gia nhiệt
Sau khi hoàn thành xong quá trình sấy khô và kiểm tra tấm kính được đưa
tới hệ thống gia nhiệt bằng hệ thống bàn con lăn. Tại đây, tấm kính sẽ được gia
nhiệt đến nhiệt độ khoảng 700 độ C đồng đều trên toàn bộ bề mặt tấm kính và
hóa mềm. Có 3 phương pháp gia nhiệt khác nhau được sử dụng
Gia nhiệt bức xạ, tức là tấm kính được gia nhiệt trực tiếp bằng hệ thống
dây mayxo.
Gia nhiệt bức xạ và đối lưu: Tức là tấm kính được gia nhiệt trực tiếp bằng
hệ thống mayxo kết hợp với hệ thống quạt gió để lưu chuyển nhiệt đều trên bề
mặt tấm kính.
Gia nhiệt đối lưu hoàn toàn: Tức là luồng khí nóng được thổi đều tới tất
cả các điểm trên bề mặt tấm kính bằng hệ thống quạt từ buồng gia nhiệt.
Sau khi gia nhiệt tấm kính được làm nguội bằng luồng khí lạnh một cách
đồng đều và chính xác thông qua hệ thống quạt thổi công suất lớn.
Bước 5. Thành phẩm
Sau khi gia nhiệt thành công, kính thành phẩm được lấy ra khỏi dây
chuyền và chuyển sang bộ phận kiểm tra xuất xưởng. Nghĩa là đây là giai đoạn
cuối cùng để kính cường lực bước vào sử dụng.
1.4. Đánh giá khái quát kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của Công
ty Sản xuất Thương mại Dịch vụ Quang Thắng:
Dưới đây là báo cao kết quả kinh doanh của Công ty TNHH Sản xuất

Thương Mại Dịch vụ Quang Thắng qua giai đoạn 2013 – 2014.

SVTH: Nguyễn Tiến Dũng
MSV: 0974070341

19
Báo Cáo Thực Tập


Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội

Khoa Kế Toán – Kiểm Toán

Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Dịch vụ Quang Thắng
(nguồn : Công ty Kế toán Hà Nội)

SVTH: Nguyễn Tiến Dũng
MSV: 0974070341

20
Báo Cáo Thực Tập


Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội

Khoa Kế Toán – Kiểm Toán

Bảng tính so sánh báo cáo kết quả kinh doanh trong 2 năm 2013 và 2014:
STT
1

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15

chỉ tiêu
2
doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
các khoản giảm trừ doanh thu
doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch
vụ
giá vốn hàng bán
lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ
doanh thu hoạt động tài chính
chi phí tài chính
chi phí lãi vay
chi phí quản lý kinh doanh
lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
tổng lợi nhuận kế toán trước thuế

chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
lợi nhuận sau thuế
ROA
ROE
Hệ số tài trợ

3
[01]
[02]

1,395,266,650

2013
số tiền
4
376,653,150

[10]

1,395,266,650

376,653,150

1,018,613,500

270%

[11]
[20]
[21]

[22]
[23]
[24]
[30]
[50]
[51]
[61]

1,373,297,432
21,969,218
98,000

355,545,581
21,107,569
61,000

286%
4%
61%

161,171,263
-139,104,405
-139,104,405

80,322,320
-59,153,751
-59,153,751

-139,104,405
-17.78%

-17.78%
1

-59,153,751
-7.56%
-7.56%
1

1,017,751,851
861,649
37,000
0
0
80,848,943
-79,950,654
-79,950,654
0
-79,950,654
-10.22%
-10.22%
-

mã số

21
SVTH: Nguyễn Tiến Dũng
MSV: 0974070341

Báo Cáo Thực Tập


2014

chênh lệch
tuyệt đối
tương đối
5
6
1,018,613,500
270%
0

101%
135%
135%
135%
135.16%
135.16%
-


Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội

Khoa Kế Toán – Kiểm Toán

NHẬN XÉT:
Được cấp phép hoạt đông vào ngày 07/09/2012. Là một doanh nghiệp
mới thành lập. Nên doanh nghiệp không thể tránh được những thua lỗ trong
kinh doanh của một doanh nghiệp mới bắt đầu đặt nền móng trên thị trường.
Trong giai đoan kinh doanh của các năm 2012 và 2013 là những giai
đoạn khó khăn đối với doanh nghiệp. Sự non trẻ của doanh nghiệp, dẫn đến sự

thua lỗ trong hoạt động đầu tư sản xuât. Điều này dễ nhận thấy được trên báo
cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. tuy nhiên chỉ qua báo cáo kết quả
kinh doanh chúng ta không thể đánh giá được hết hoạt động của doanh nghiệp.
Nó chỉ nói lên một phần nào đó trong bức tranh toàn cảnh của doanh nghiệp
trong năm.
Cụ thể, qua báo cáo kết quả kinh doanh:
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịnh vụ năm 2014 là 1,395,266,650
đồng, so với năm 2013 chỉ là 376.653.150 đồng. Có nghĩa là doanh thu bán
hàng và cung cấp dịch vụ đã tăng lên 1.018.613.500 đồng. Tốc độ tăng của chỉ
tiên này là cực cao, nó lên tới 270%. Nếu doanh nghiệp thu được nhiều lợi
nhuận từ hoạt động bán hàng thì điều này là tốt. Tuy nhiên, doanh thu bán hàng
và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp tăng cao kéo theo một loạt chi phí cũng
tăng cao. Khiến cho lợi nhuận của doanh nghiệp thấp.

Đầu tiên phải nói đên

là giá vốn hàng bán. Khoản mục này cũng tăng cao như doanh thu bán hàng và
cung cấp dịch vụ. Trong năm 2013 giá vốn hàng bán chỉ là 320.525.581 đồng.
Sang đến năm 2014 là 1.373.297.432 đồng. Tăng lên 1.017.751.851 đồng. Với
cùng tốc độ tăng.
Doanh thu bán hàng cao, nhưng giá vốn hàng bán cũng tăng cao không
kém. Điều này làm cho lợi nhuận gộp cũng chẳng khả quan. Với một tốc độ
tăng cực nhỏ so với tốc độ tăng của hai chỉ tiên trên. Cụ thể là lợi nhuận gộp chỉ
SVTH: Nguyễn Tiến Dũng
MSV: 0974070341

22
Báo Cáo Thực Tập



Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội

Khoa Kế Toán – Kiểm Toán

tăng lên 4% tương đương với 861.649 đồng. Điều này có nghĩa là doanh nghiệp
cần xem lại quả trình hoạt động của mình trong năm.
Chi phí quản lý kinh doanh tăng cao. Trong giai đoạn này doanh thu quản
lý kinh doanh đã tăng lên 80.848.943. Việc chi phí kinh quản lý kinh doanh tăng
cao xảy ra hai khả năng. Một là, doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động bán hàng
của mình trong năm, khiến cho chi phí cũng tăng theo. Hai là, khâu quản lý
trong doanh nghiệp còn nhiều yếu kém, khiến cho chi phí này tăng vọt lên như
vậy.
Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế: doanh thu bán hàng của doanh nghiệp
khá cao. Tăng một cách đáng kể. Tuy nhiên, giá vốn hàng bán cũng tăng cao.
Kèm theo đó là chi phí quản lý kinh doanh của doanh nghiệp của tăng cao.
Khiến cho lợi nhuận kế toán trước thuế của doanh nghiệp âm ( - ). Cụ thể là, lợi
nhuận kế toán trước thuế của doanh nghiệp trong năm 2013 chỉ là (139.104.405)
đồng. Điều này khiến cho doanh nghiệp không nằm trong diện chịu thuế. Thậm
chí còn nằm trong diện được hoàn thuế.
ROA, ROE < 0:khả năng thu hồi vốn cũng như khả năng thu lợi nhuận từ
vốn bỏ ra của doanh nghiệp là không có. Điều nay cho thấy khả năng sử dụng
vố của doanh nghiệp là rất kém ( ROA, ROE = -17,78% năm 2014).
Hệ số tài trợ của doanh nghiệp qua hai năm 2013, 2014 là không có thay
đổi, vẫn ở mức 100%. Doanh nghiệp chỉ sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu. Điều
này làm cho rủi ro tài chính của doanh nghiệp gần như là không có. Doanh
nghiệp có khả năng tự chủ về tài chính. Nhưng điều này cũng không hẳn là tốt.
Nếu doanh nghiêp không chịu chấp nhận rủi ro thì khả năng sinh lời cũng kém
đi.

SVTH: Nguyễn Tiến Dũng

MSV: 0974070341

23
Báo Cáo Thực Tập


Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội

Khoa Kế Toán – Kiểm Toán

PHẦN II:
THỰC TRẠNG MỘT SỐ PHẦN HÀNH KẾ TOÁN CHỦ YẾU TẠI
CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN
SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ QUANG THẮNG
2.1. Những vấn đề chung về công tác kế toán tại Công ty:
2.1.1. Các chính sách kế toán chung:
2.1.1.1. Chế độ kế toán áp dụng:
Công ty áp dụng chế độ kế toán Việt Nam theo quyết định số
48/2006/QĐ – BTC ngày 14 tháng 09 năm 2006 cuả Bộ trưởng bộ tài chính.
Nghị định số 60/2012/NĐ – CP của Chính phủ: quy định chi tiết thi hành
nghị quyết 29/2012/QH13 về ban hành một số chính sách thuế nhằm tháo gỡ
khó khăn cho tổ chức cá nhân.
Thông tư số 42/2012/TT-BTC (Gọi tắt là Thông tư 42) hướng dẫn về việc
gia hạn nộp thuế Thu nhập doanh nghiệp (TNDN).
Luật số 03/2003/QH11 của Quốc hội : Luật kế toán.
Niên độ kế toán: Bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng
năm.
Kỳ kế toán quy định: 1 tháng.
Hình thức sổ kế toán áp dụng: nhật ký chung.
Đơn vị tiền tệ áp dụng: Việt Nam Đồng (VNĐ).

2.1.1.2. Phương pháp kế toán:
Phương pháp tính thuế: tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ,
tính thuế TNDN theo Thông tư số 123/2012/TT-BTC và tính thuế TNCN theo
Thông tư số 140/2012/TT-BTC ngày 21/08/2012 của Bộ Tài chính.
• Phương pháp kế toán TSCĐ

SVTH: Nguyễn Tiến Dũng
MSV: 0974070341

24
Báo Cáo Thực Tập


Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội

Khoa Kế Toán – Kiểm Toán

Nguyên giá: Bao gồm giá mua và các khoản chi phí liên quan trực tiếp
đến việc đưa TSCĐ đó vào sử dụng
Khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng; tỷ lệ khấu hao theo QĐ
số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12 /2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính
• Phương pháp kế toán hàng tồn kho: Theo phương pháp kê khai thường
xuyên
• Phương pháp tính toán các khoản dự phòng, tình hình trích lập dự phòng:
dựa vào tình hình thực tế, giá cả thị trường có thể tiêu thụ được để lập dự
phòng.
• Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận doanh thu: Doanh thu được ghi nhận
trên nguyên tắc sau khi đã xuất hàng hóa để bán và được khách hàng thanh
toán hoặc chấp nhận thanh toán.
• Hạch toán nguyên vật liệu theo phương pháp nhập trước xuất.

2.1.2. Hệ thống chứng từ sổ sách kế toán của Công ty:
Công ty sử dụng mẫu quy định chung theo QĐ 48/2006/QĐ – BTC ban
hành ngày 14 tháng 09 năm 2006. Hệ thống chứng từ của công ty bao gồm các
loại chứng từ trong các lĩnh vực như :
Lao động tiền lương gồm : bảng chấm công, bảng thanh toán tiền lương,
bảng thanh toán tiền làm thêm giờ, bảng phân bổ lương và BHXH, bảng tổng
hợp chi phí tiền lương – BHXH, BHYT,…
Hàng tồn kho : phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, hóa đơn kiêm phiếu xuất
kho, biên bản kiểm nghiệm vật tư, hàng hóa,bảng kê bán hàng,…
Tiền tệ : phiếu thu, phiếu chi, giấy đề nghị thanh toán, giấy đề nghị tạm
ứng, biên lai thu tiền, bảng kiểm kê quỹ, bảng kê chi tiết,…

SVTH: Nguyễn Tiến Dũng
MSV: 0974070341

25
Báo Cáo Thực Tập


×