Tải bản đầy đủ (.doc) (47 trang)

ĐỀ tài NGHIÊN cứu PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ kết QUẢ dạy và học BẰNG TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN xây DỰNG THÍ điểm một hệ THỐNG KHẢO THÍ TRỰC TUYẾN TRÊN MẠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (360.72 KB, 47 trang )

ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ DẠY VÀ HỌC BẰNG TRẮC NGHIỆM
KHÁCH QUAN. XÂY DỰNG THÍ ĐIỂM MỘT HỆ THỐNG KHẢO THÍ TRỰC TUYẾN TRÊN MẠNG.

Nghiên cứu phương pháp đánh giá kết
quả dạy và học bằng trắc nghiệm khách
quan. Xây dựng thí điểm một hệ thống
khảo thí trực tuyến trên mạng.
I.

TỔNG QUAN VÀ SO SÁNH CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ
THÀNH QUẢ HỌC TẬP. NGHIÊN CỨU QUI TRÌNH ĐÁNH GIÁ KẾT
QUẢ DẠY VÀ HỌC BẰNG PHƯƠNG PHÁP TRẮC NGHIỆM KHÁCH
QUAN.

Hiện nay có rất nhiều phương pháp kiểm tra, đánh giá đã được sử dụng trong
quá trình dạy học như kiểm tra, đánh giá bằng hình thức thi viết, thi thực hành, thi vấn
đáp, kiểm tra thông qua các hình thức đề tài, đề án, dự án, đánh giá thông qua phương
pháp tích luỹ, hồ sơ lưu trữ… Trong đề tài này, chúng tôi(gồm 2 sinh viên : Ngô Chí
Công,Trần Trung Hiếu thuộc khoa CNPM ĐHCNTT ĐHQG TPHCM),đánh giá các ưu,
nhược điểm của các phương pháp kiểm tra, đánh giá đang được sử dụng hiện nay
trong quá trình dạy học, qua đó nghiên cứu qui trình đánh giá kết quả dạy và học bằng
phương pháp trắc nghiệm khách quan và xây dựng phần mềm trắc nghiệm khách quan
khảo thí trực tuyến trên mạng.

Nhóm sinh viên thực hiện:
01. Ngô Chí Công
02. Trần Trung Hiếu

MSSV: 06520053
MSSV: 065200



ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ DẠY VÀ HỌC BẰNG TRẮC NGHIỆM
KHÁCH QUAN. XÂY DỰNG THÍ ĐIỂM MỘT HỆ THỐNG KHẢO THÍ TRỰC TUYẾN TRÊN MẠNG.

1. TỔNG QUAN VỀ CÁC PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ ĐÃ
ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH DẠY VÀ HỌC.

i. Giới thiệu chung
Hiện nay trong quá trình đào tạo, có rất nhiều phương pháp kiểm tra, đánh giá
được áp dụng khi kết thúc quá trình học (kết thúc chuyên đề, môn học, khoá học, kết
thúc học kỳ, năm học…) phụ thuộc vào mục đích học tập, giá trị pháp lý và các vấn đề
có liên quan khác. Các phương pháp kiểm tra, đánh giá khả năng tiếp thu, kiến thức
được cung cấp trong quá trình đào tạo hy vọng giảm tối thiểu những bất lợi có thể xẩy
ra trong quá trình kiểm tra, xác định chính xác trình độ của người học viên (học sinh,
sinh viên…).
Có rất nhiều phương pháp thực hiện như: tự luận, thực hiện nhiệm vụ, phương
pháp tích luỹ hồ sơ, làm đồ án riêng biệt, làm đồ án theo nhóm, làm luận án, thi, thi
thực hành và phương pháp tự đánh giá, so sánh với những học viên khác...
-

Phương pháp tự luận: hình thức là trả lời các câu hỏi cho trước dưới dạng
bài văn xuôi nhằm kiểm tra khả năng thảo luận, đánh giá, phân tích, tổn
quát và phê bình. Tuy nhiên phương pháp này có nhược điểm là học viên dễ
dàng sao chép của nhau, và phụ thuộc nhiều vào cách diễn tả, cách viết và
ngữ pháp.

-

Phương pháp thực hiện nhiệm vụ: phương pháp này cho phép học viên
chú trọng tự nghiên cứu từng phần khác nhau của chương trình học. Kết quả

phụ thuộc vào bản chất của nhiệm vụ như cách báo cáo (báo cáo miệng hay
viết), các tài liệu sử dụng: báo, tạp chí, chương trình, video…nỗ lực bản thân
khi nghiên cứu, phương thức giải quyết… Tuy nhiên khi thực hiện phuơng
pháp này cần chú trọng đến các thông tin, tài liệu sử dụng, thời gian thực
hiện…nhằm so sánh với những gì học viên đã được học trong quá trình đào
tạo. Ưu điềm của phương pháp này là có thể phát huy khả năng làm việc
nhóm của học viên và giảm trách nhiệm của người hướng dẫn. Tuy nhiên
phương pháp này cần lưu ý các vấn đề như xác định hình thức thực hiện
công việc giữa các thành viên trong nhóm, vai trò, trách nhiệm của từng
thành viên, sự phân công công việc, thưởng, phạt…

Nhóm sinh viên thực hiện:
01. Ngô Chí Công
02. Trần Trung Hiếu

MSSV: 06520053
MSSV: 065200


ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ DẠY VÀ HỌC BẰNG TRẮC NGHIỆM
KHÁCH QUAN. XÂY DỰNG THÍ ĐIỂM MỘT HỆ THỐNG KHẢO THÍ TRỰC TUYẾN TRÊN MẠNG.

-

Phương pháp tích luỹ hồ sơ: phương pháp này gần giống với phương
pháp thực hiện nhiệm vụ. Hình thức kiểm tra này là một sự đánh giá theo
phương pháp tích lũy nhằm thể hiện một việc làm của học viên và lưu lại hồ
sơ những việc làm đó. Trong khi hình thức kiểm tra bằng đề tài chỉ tập trung
vào một chủ đề đơn lẻ, còn phương pháp kiểm tra này có thể chứa đựng bất
kỳ hình thức đánh giá nào. Ngoài ra còn có những tài liệu phụ như: phiếu

chấm công, hồ sơ lưu trữ văn phòng và những thông tin được viết bởi chính
học viên. Những hồ sơ lưu trữ này có thể bao gồm những bản thảo, những
chứng chỉ, điểm, những đề xuất, sơ yếu lý lịch và nhật ký. Một hồ sơ lưu trữ
được sử dụng nhằm giới thiệu công việc tốt nhất của học viên, chỉ ra công
việc của học viên tiến bộ như thế nào qua thời gian và chứa khá đầy đủ tất
cả việc làm của học viên. Tuy nhiên phương pháp đánh giá này cũng có
những khó khăn trong việc chấm điểm (như có nhiều loại giấy tờ đính kèm
khác nhau…), đánh giá: khó có thể áp dụng một cách tổng quát phương
thức đánh giá và quy trình làm việc từ một bộ phận này đến một bộ phận kế
tiếp và từ hồ sơ này đến hồ sơ tiếp theo.

-

Phương pháp làm đồ án riêng biệt: học viên chọn đề tài làm đồ án độc
lập từ danh sách các đồ án đã được hội đồng khoa học thông qua. Gần
giống như phương pháp thực hiện nhiệm vụ khi làm đồ án, tuy nhiên sư
khác biệt chủ yếu là trách nhiệm của học viên khi chọn các thông tin cần
thiết vầ đầy đủ cho báo cáo của mình (học viên không cần phải chọn đầy đủ
các thông tin, kiến thức được cung cấp trong quá trình học cho đồ án của
mình). Kết quả của đồ án có ý nghĩa rất lớn đối với học viên khi vận dụng
các kiến thức và làm các đồ án riêng biệt.

-

Phương pháp làm đồ án theo nhóm: một nhóm các học viên cộng tác với
nhau thực hiện đồ án. Ưu điểm của phương pháp này tăng cường khả năng
làm việc nhóm và giảm tối thiểu khả năng can thiệp của người hướng dẫn
vào đồ án. Có nhiều hình thức xác định công việc của từng thành viên trong
đồ án như vai trò của từng thành viên, sự phân công công việc, thưởng, phạt
công bằng…Cách thể hiện theo phương pháp này thường được sử dụng là

mỗi thành viên thực hiện từng phần của đồ án, người hướng dẫn giám sát
công việc, mỗi học viên cố gắng thực hiện tốt nhất phần công việc của mình,
để có thể trở thành thành viên quan trọng nhất trong đồ án.

-

Phương pháp làm luận án: là hình thức mở rộng của phương pháp tự
luận, đòi hỏi phải được bố trí, sắp xếp theo các yêu cầu cụ thể. Nội dung của
luận án phản ánh sự tìm tòi và kết quả của quá trình nghiên cứu. Phương
pháp làm luận văn cần giải quyết một số vấn đề giống như thực hiện một đồ
án riêng biệt.

Nhóm sinh viên thực hiện:
01. Ngô Chí Công
02. Trần Trung Hiếu

MSSV: 06520053
MSSV: 065200


ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ DẠY VÀ HỌC BẰNG TRẮC NGHIỆM
KHÁCH QUAN. XÂY DỰNG THÍ ĐIỂM MỘT HỆ THỐNG KHẢO THÍ TRỰC TUYẾN TRÊN MẠNG.

-

Phương pháp thi: Có nhiều hình thức tổ chức thi. Phần lớn thời gian thi
diễn ra tương đối ngắn và các điều kiện trong khi thi bảo đảm học viên có
thể thực hiện một mình (một vài hình thức thi cho phép học viên có thể
mang câu hỏi thi về nhà để chuẩn bị). Một trong những nhược điểm của các
phương pháp này là thời gian thi ngắn do đó các câu trả lời của học viên

không đủ để đánh giá đầy đủ các kiến thức của người học và một phần nào
đó nó cổ vũ cho hình thức trả lời bằng học thuộc lòng, học vẹt. Có thể tránh
các trường hợp học thuộc lòng, học vẹt này nếu như học viên trả lời câu hỏi
khi không được biết trước trên nền kiến thức đã được học. Có những hình
thức thi phổ biến như sau:
 Được chuẩn bị trước: học viên biết trước câu hỏi và chuẩn bị câu trả lời
trước khi thi. Hình thức này giảm thiểu cách học tủ, học lệch, giảm sự lo
lắng và tăng cường khả năng học của học viên. Thông thường hình thức
tổ chức dạng thi này là thi viết.
 Được mở tài liệu: cho phép học viên được quyền sử dụng một số tài liệu
học hoặc tham khảo trong quá trình thi. Hình thức này nhằm giảm thiểu
khả năng học thuộc lòng, giảm sự lo lắng của học viên và các câu hỏi thi
nằm trong những kiến thức mà học viên đã học. Hình thức tổ chức dạng
thi này thường là dạng thi viết.
 Không biết trước và không được dùng tài liệu : nhằm làm cho học viên có
thể ôn lại những kiến thức đã được học trong chương trình và bất cứ phần
nào của những kiến thức đã học cũng có thể xuất hiện trong câu hỏi thi.
Phương pháp này có nhược điểm là người học có thể học tủ, học lệch, học
may rủi. Có nhiều cách thức thi như: thi viết, thi vấn đáp, thi trắc nghiệm.
 Thi viết là hình thức mà học viên lựa chọn hay soạn thảo một câu trả lời
đối với một gợi ý. Trong hầu hết những trường hợp, sự gợi ý bao gồm
những loại tài liệu in ấn. Tuy nhiên nó cũng có thể là một đối tượng,
một sự kiện hay là một kinh nghiệm. Có những yêu cầu đối với học viên
trong việc trả lời câu hỏi là yêu cầu viết vào một thời điểm nhất định và
hoàn thành nó trong một khoản thời gian nhất định. Các điều kiện bắt
buộc khi làm bài kiểm tra của học viên được chuẩn hoá đồng thời làm
tăng khả năng so sánh kết quả giữa những học viên và những nhóm
học viên. Có 3 loại đánh giá viết: một là việc lựa chọn những câu trả
lời, 2 loại còn lại bao gồm viêc xây dựng câu trả lời . Loại đầu tiên là
dạng những bài kiểm tra trắc nghiệm (sẽ đề cập ở phần sau), được sử

dụng chủ yếu cho việc thu thập thông tin về kiến thức thực tế hoặc khả
năng tính toán cụ thể trong toán học. Các cách này có thể được sử
dụng để đánh giá nhiều loại suy nghĩ và kĩ năng giải quyết vấn đề. Tuy
nhiên cũng cần phải có những kĩ năng đáng kể để phát triển những bài
kiểm tra nhằm mục đích đo lường được sự phân tích, đánh giá và
những kĩ năng liên quan khác ở mức độ cao hơn.

Nhóm sinh viên thực hiện:
01. Ngô Chí Công
02. Trần Trung Hiếu

MSSV: 06520053
MSSV: 065200


ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ DẠY VÀ HỌC BẰNG TRẮC NGHIỆM
KHÁCH QUAN. XÂY DỰNG THÍ ĐIỂM MỘT HỆ THỐNG KHẢO THÍ TRỰC TUYẾN TRÊN MẠNG.

 Thi vấn đáp là hình thức thi mà học viên trả lời bằng lời nói. Có thể kết
hợp phương pháp này với bất cứ phương pháp nào khác đã được đề
cập ở trên. Trong một khoảng thời gian ngắn cần kiểm tra học viên về
kiến thức đã học và chiều sâu nhận thức của học viên.
 Thi trắc nghiệm là hình thức thi mà ở đó học viên có thể lựa chọn câu
trả lời chính xác từ hàng loạt khả năng lựa chọn của các câu hỏi. Đây là
hình thức kiểm tra khá hiệu quả, trong một khoản thời gian ngắn, học
viên chỉ cần đánh dấu bằng bút chì hoặc thi bằng máy tính lên dãy
các câu trả lời chính xác nhất. Phương pháp này thuận tiện cho học
viên có thể dễ dàng xem xét lại toàn bộ chương trình học. Nhược điểm
của phương pháp này là soạn một câu hỏi tốt thì rất khó (phần này sẽ
đề cập cụ thể sau).

-

Phương pháp thi thực hành: hình thức này yêu cầu học viên chứng tỏ
khả năng để thực hiện những kỹ năng nhất định. Loại đánh giá này bao quát
một phạm vi khá rộng như bao gồm việc thiết kế sản phẩm hay làm thử
nghiệm, thu thập thông tin, lập bảng biểu và phân tích dữ liệu, đánh giá kết
quả và chuẩn bị báo cáo hay giới thiệu. Kiểm tra bằng phương pháp thi thực
hành đặc biệt thu hút những nhà đào tạo nghề bởi vì chúng có thể được sử
dụng để bắt chước, tập làm quen với những đòi hỏi và mục tiêu của nghề
nghiệp thực tế như học viên tốt nghiệp thi biễu diễn nghệ thuật qua tác
phẩm, học viên nghề y tá tập đo huyết áp…Những kĩ năng được thể hiện
trong thi thực hành có thể biến đổi rất nhiều. Những nhà đào tạo nghề đã
dựa vào những chiến lược đánh giá, dựa vào bài thực hành của học viên để
đánh giá mức độ thành thạo về kĩ năng nghề nghiệp cụ thể của học viên.
Học viên cũng có thể sử dụng một số công cụ cho bài thi thực hành của
mình như ghi lại các hành động cụ thể bằng các thiết bị như audio, video…
Tuy nhiên, việc kiểm tra đánh giá trở nên ngày càng phức tạp, vì thế việc trả
lời câu hỏi của học viên cũng trở nên phức tạp hơn, việc chấm điểm cũng
khó khăn hơn. Gần đây, những nhà nghiên cứu đã phát triển những bài kiểm
tra thực hành cho phép có thể quản lý và chấm điểm bằng máy tính, cụ thể
như máy tính đang được sử dụng để tạo dựng nên những vấn đề giống như
trong thế giới thực (mô hình hoá, mô phỏng thế giới thực…) hoặc hỗ trợ đề
có thể xem xét và chấm điểm những câu trả lời được xây dựng…

-

Phương pháp tự đánh giá, so sánh với những học viên khác: phương
pháp này cho phép các học viên tự xác định những lợi ích của mình khi theo
học. Không có cách đánh giá nào ở đây giống nhau và thậm chí nó có thể
kết hợp nhiều cách đánh giá khác nhau mà học viên biết và chọn lựa cho

mình. Điều quan trọng ở đây là học viên cố gắng ứng dụng những kiến thức
đã học cho tự bản thân họ: tự làm một bài tập do họ nghĩ ra, ứng dụng
những kiến thức đã học cho công việc của họ, tự đánh giá và xém xét về khả
năng của họ, kết hợp với các học viên khác báo cáo công việc cho mọi người
biết…

Nhóm sinh viên thực hiện:
01. Ngô Chí Công
02. Trần Trung Hiếu

MSSV: 06520053
MSSV: 065200


ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ DẠY VÀ HỌC BẰNG TRẮC NGHIỆM
KHÁCH QUAN. XÂY DỰNG THÍ ĐIỂM MỘT HỆ THỐNG KHẢO THÍ TRỰC TUYẾN TRÊN MẠNG.

ii. Các phương pháp đánh giá, kiểm tra đang được sử dụng hiện
nay cho quá trình dạy và học tại thành phố.
Hiện nay tại thành phố có rất nhiều cơ quan, tổ chức, các trường đại học, cao
đẳng, trung học phổ thông, trung học cơ sở, các viện nghiên cứu, các trung tâm đào
tạo tham gia giảng dạy dưới nhiều hình thức đào tạo khác nhau từ các hệ đào tạo chính
quy (phổ thông, cao đẳng, đại học, sau đại học…) đến các hình thức đào tạo phi chính
quy, ngắn hạn, đào tạo chuyên đề, đào tạo theo đơn đặt hàng, theo yêu cầu. Tất cả
các hình thức đào tạo đó đều được đánh giá, kiểm tra khi kết thúc chương trình đào
tạo (đào tạo ngắn hạn, chuyên đề…), hoặc kiểm tra, đánh giá nhiều lần (đào tạo chính
quy, đào tạo dài hạn…).
Các phương pháp kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy và học là những
phương pháp đánh giá đã được nêu ở trên. Tuy nhiên tại thành phố, phương pháp kiểm
tra, đánh giá được áp dụng nhiều nhất là phương pháp thi. Có rất nhiều hình thức thi

đã được áp dụng cho các cơ sở đào tạo tại thành phố như thi viết, thi thực hành, thi
vấn đáp, thi trắc nghiệm…
Trong thời gian qua, tại thành phố Hồ Chí Minh nhằm nâng cao chất lượng dạy
(người thầy) và chất lượng học (học viên) ở các cơ sở đào tạo chính quy, phi chính quy,
đào tạo dài hạn Bộ Giáo Dục và Đào tạo đã phối hợp với nhiều tổ chức, cơ quan chính
phủ, phi chính phủ tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo đánh giá các quá trình đào tạo,
phương pháp giảng dạy và kiểm tra, đánh giá nhằm từng bước nâng cao chất lượng
giảng dạy và đào tạo đạt trình độ khu vực và quốc tế. Trong các cuộc hội thảo, hội nghị
được tổ chức, rất nhiều nhà quản lý, nhà chuyên môn đề cập đến các hình thức tổ chức
kiểm tra, đánh giá nhằm qua đó có thể đánh giá chính xác chất lượng đào tạo, phương
pháp truyền đạt kiến thức của người dạy, khả năng tiếp thu kiến thức của người học.
Phương pháp kiềm tra, đánh giá bằng trắc nghiệm khách quan là phương pháp
hiện nay đang rất được các cơ quan, tổ chức, quản lý về đào tạo quan tâm vì nó có thể
đáp ứng được phần lớn các yêu cầu đặt ra khi đánh giá chất lượng và khả năng tiếp
thu kiến thức của người học.

2. ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH DẠY VÀ HỌC BẰNG PHƯƠNG PHÁP TRẮC
NGHIỆM.

i. Tổng quan.

Nhóm sinh viên thực hiện:
01. Ngô Chí Công
02. Trần Trung Hiếu

MSSV: 06520053
MSSV: 065200


ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ DẠY VÀ HỌC BẰNG TRẮC NGHIỆM

KHÁCH QUAN. XÂY DỰNG THÍ ĐIỂM MỘT HỆ THỐNG KHẢO THÍ TRỰC TUYẾN TRÊN MẠNG.

Trắc nghiệm là một phương pháp kiểm tra, đánh giá quá trình tiếp thu kiến thức
của người học. Nó có thể đo lường khả năng của người học ở bất kỳ cấp học nào, bất
cứ môn học nào trong lĩnh vực khoa học tự nhiên hay khoa học xã hội. Hình thức thi
trắc nghiệm này đã có từ lâu và đã trở nên phổ biến trên thế giới, nhưng tại nước ta thì
chưa được áp dụng rộng rãi và còn ít được sự quan tâm của mọi người. Trong thời gian
gần đây, nhiều cơ quan, tổ chức đào tạo được sự khuyến khích của các cơ quan quản lý
nhà nước (Bộ Giáo Dục và Đào Tạo, Sở Giáo Dục và Đào Tạo…) đã đưa hình thức thi
trắc nghiệm vào quá trình đánh giá, kiểm tra người học nhằm từng bước thay thế cho
các hình thức thi khác đã được sử dụng từ trước tới nay (thi viết, thi vấn đáp, tự
luận…).
Theo đánh giá của các chuyên gia đào tạo, khi tổ chức thi trắc nghiệm khách quan
(các dạng thi trắc nghiệm sẽ được đề cập đến sau) sẽ có các những thuận lợi sau:
- Giảm được chi phí giấy, mực ở mỗi lần thi ( nếu thi trên máy tính sẽ không
cần giấy, mực).
- Không cần phải huy động nhiều cho việc gác thi.
- Tình trạng học viên lật tài liệu sẽ không còn.
- Trong lúc thi các câu hỏi được lấy ngẫu nhiên, do đó hạn chế được tình trạng
xem bài lẫn nhau (thi trên máy tính, đề thi sẽ do máy tính lấy ngẫu
nhiên từ ngân hàng đề thi).
-

Việc chấm bài không phải mất nhiều thời gian vì chương trình thực hiện tự
động và có kết quả lập tức ngay sau khi thi xong. Đảm bảo được tính công
bằng và chính xác khi chấm điểm.

Nhóm sinh viên thực hiện:
01. Ngô Chí Công
02. Trần Trung Hiếu


MSSV: 06520053
MSSV: 065200


ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ DẠY VÀ HỌC BẰNG TRẮC NGHIỆM
KHÁCH QUAN. XÂY DỰNG THÍ ĐIỂM MỘT HỆ THỐNG KHẢO THÍ TRỰC TUYẾN TRÊN MẠNG.

Phương pháp thi viết hay thi trắc nghiệm (hoặc là các phương pháp kiểm tra,
đánh giá khác) đều có những điểm tương đồng là:
1. Các phương pháp kiểm tra, đánh giá bằng thi viết, thi trắc nghiệm hay bất kỳ hình
thức thi nào khác đều có thể đo lường hầu hết mọi thành quả học tập quan trọng
mà một bài khảo sát bằng lối viết có thể khảo sát được.
2. Các hình thức kiểm tra đều có thể được sử dụng để khuyến khích học viên học tập
nhằm đạt đến các mục tiêu: hiểu biết các nguyên lý, tổ chức và phối hợp các ý
tưởng, ứng dụng kiến thức trong việc giải quyết các vấn đề.
3. Các phương pháp kiểm tra, đánh giá này đều đòi hỏi sự vận dụng ít nhiều phán
đoán chủ quan.
4. Giá trị của mỗi hình thức kiểm tra tuỳ thuộc vào tính khách quan và độ tin cậy của
chúng.
Những ưu và nhược điểm khi sử dụng phương pháp kiểm tra, đánh giá bằng hình
thức trắc nghiệm.
1. Một trong những nhược điểm thường được gán cho phương pháp này là học viên

có thể đoán mò các câu trả lời trên một bài thi trắc nghiệm khách quan. Xét về
mặt lý thuyết, một học viên có thể đoán mò các câu trả lời trên một bài trắc
nghiệm khách quan. Nếu đó là một bài trắc nghiệm ngắn và gồm toàn
những câu có hai lựa chọn : Đúng – Sai, thì học viên ấy có cơ may đạt được
điểm tối đa, hoàn toàn bằng lối đoán mò, một lần trong hàng nghìn lần thử. Nếu
học viên ấy không được chuẩn bị tốt cho kỳ thi, và nếu bài trắc nghiệm quá khó,

học viên ấy có thể, bằng lối đoán mò, tình cờ đạt được điểm số cao hơn là nếu
học viên cẩn thận suy nghĩ về từng câu hỏi để cố gắng đưa ra câu trả lời đúng.
Tuy nhiên, trong thực tế, ít học viên có kỳ vọng đạt được điểm cao trên một bài
trắc nghiệm dài, gồm nhiều câu hỏi và một câu có nhiều lựa chọn. Do đó,
tuy rằng học viên có thể đoán mò với một bài trắc nghiệm, lối đoán mò ấy rất
hiếm khi đem đến lợi lộc gì cho họ. Thật ra, không phải lúc nào học viên cũng áp
dụng lối đoán mò. Học viên chỉ đoán mò trong một bài thi khi họ không có chút
kiến thức nào liên quan đến câu hỏi, khi đã gần hết thời gian qui định cho bài thi,
hoặc khi họ không còn hứng thú để cố gắng lựa chọn câu trả lời có suy nghĩ.
Thông thường hơn, học viên không đoán mò mà chỉ không chắc chắn hoàn toàn
về câu trả lời lựa chọn, sau khi đã suy nghĩ. Nếu học viên có chút hiểu biết nào đó
liên quan đến câu hỏi và nếu học viên ấy vận dụng tối đa sự hiểu biết của mình
để tìm ra câu trả lời thì lối giải đáp câu hỏi của học viên cũng đóng góp một cách
hiệu quả vào việc đo lường thành quả học tập của học viên đó.
Một trong các phương pháp tìm hiểu xem các học viên có đoán mò hay
không là xem xét độ tin cậy của bài trắc nghiệm ấy. Nếu tất cả học viên đều đoán
mò thì hệ số tin cậy của bài trắc nghiệm là 0. Do đó nếu bài trắc nghiệm có hệ số
tin cậy cao, có thể tin tưởng rằng sự đoán mò chỉ đóng góp một phần rất nhỏ vào
các điểm số của học viên. Dẫu sao, việc ngăn ngừa sự đoán mò, cũng như các kỹ
Nhóm sinh viên thực hiện:
01. Ngô Chí Công
02. Trần Trung Hiếu

MSSV: 06520053
MSSV: 065200


ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ DẠY VÀ HỌC BẰNG TRẮC NGHIỆM
KHÁCH QUAN. XÂY DỰNG THÍ ĐIỂM MỘT HỆ THỐNG KHẢO THÍ TRỰC TUYẾN TRÊN MẠNG.


thuật sửa chữa sự đoán mò vẫn là mối quan tâm đặc biệt của các nhà nghiên cứu
trắc nghiệm hiện đại.
2. Một đặc điểm nữa khi sử dụng phương pháp kiểm tra, đánh giá bằng thi trắc
nghiệm là hình thức trắc nghiệm này chỉ đòi hỏi học viên ” nhận” ra những gì đã
học qua các câu trả lời cho sẵn, thay vì ”nhớ” các thông tin ấy và viết ra trên giấy.
Quan niệm như vậy là hoàn toàn không đúng, vì khả năng nhớ các thông tin, tuy
là cần thiết nhưng đó là lĩnh vực kiến thức thấp nhất. Một bài kiểm tra, dù là sử
dụng hình thức thi viết hay trắc nghiệm (hoặc bất kỳ hình thức kiềm tra nào
khác), không chỉ nhằm mục đích khảo sát khả năng ”nhớ” lại những gì đã nghe,
đã đọc, mà còn phải hướng đến các khả năng cao hơn thế.
Để tìm hiểu về vấn đề này, các nhà nghiên cứu trắc nghiệm đã thực hiện
nhiều công trình nghiên cứu thực nghiệm trong các thập niên 1960 và 1970, bằng
cách so sánh trắc nghiệm với với các hình thức thi khác nhau như so sánh trắc
nghiệm với hình thức thi viết và các nhà nghiên cứu đã chứng minh rằng trắc
nghiệm cũng có khả năng tiên đoán thành quả học tập tổng quát của học viên
không thua kém gì các hình thức thi khác. Nhiều công trình nghiên cứu khác cũng
đã đi đến kết luận rằng có sự tương quan gần như hoàn toàn giữa các điểm số
của học viên về các hình thức khảo sát ấy.
3. Nhiều người nghĩ rằng hình thức thi viết mới khảo sát được các quá trình tư duy
cao, còn trắc nghiệm chỉ khảo sát được khả năng nắm vững thông tin mang tính
chất sự kiện mà thôi. Điều này chỉ đúng với những bài trắc nghiệm soạn thảo cẩu
thả hay do người soạn thảo chưa nắm vững các mục tiêu giảng dạy và đánh giá.
Các quá trình tư duy cao có thể được mô tả bằng nhiều cách, chẳng hạn như: suy
luận, khái quát hoá, suy luận trừu tượng, suy diễn, quy nạp, phán đoán, tưởng
tượng…
Đối với trắc nghiệm thì các khả năng nói trên là những mục tiêu khảo sát mà
người soạn trắc nghiệm phải quan tâm đến đầu tiên trước và trong khi soạn thảo
các câu trắc nghiệm, và kỹ thuật phân tích yếu tố hiện đại có thể giúp cho các nhà
làm trắc nghiệm phân tích được những khả năng nào mà bài trắc nghiệm họ soạn
thảo đã có thể khảo sát được.

4. Người ta vẫn thường cho rằng hình thức thi viết khuyến khích sự sáng tạo và thi

trắc nghiệm không khuyến khích khả năng sáng tạo. Với phương pháp thi viết học
viên có quyền tự do diễn tả ý tưởng của mình bằng văn viết, trong khi trắc
nghiệm chỉ cho phép họ lựa chọn trong số các giải đáp cho sẵn. Trên nguyên tắc,
bài văn viết cho phép học viên tổ chức các ý tưởng của mình và trình bày các ý
tưởng ấy bằng chính ngôn ngữ của mình, thay vì diễn tả lại như vẹt những gì đã
có sẵn từ các nguồn thông tin khác. Do đó hình thức thi viết có thể khêu gợi tinh
thần sáng tạo và phát huy khả năng ấy. Đây là một trong các ưu điểm của hình
thức thi viết. Tuy nhiên trong thực tế, nhất là trong các kỳ thi được tổ chức ở
nước ta, các bài thi bằng hình thức thi viết thường chỉ nhằm khảo sát khả năng
”nhớ” hay thuộc lòng những gì học viên đã học hay đã đọc qua các bài giảng hay
Nhóm sinh viên thực hiện:
01. Ngô Chí Công
02. Trần Trung Hiếu

MSSV: 06520053
MSSV: 065200


ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ DẠY VÀ HỌC BẰNG TRẮC NGHIỆM
KHÁCH QUAN. XÂY DỰNG THÍ ĐIỂM MỘT HỆ THỐNG KHẢO THÍ TRỰC TUYẾN TRÊN MẠNG.

sách vở. Khả năng sáng tạo, khả năng đưa ra những tư tưởng độc đáo ít khi được
khuyến khích, trái lại có khi gây bất lợi cho học viên.
Hình thức thi trắc nghiệm hoàn toàn khách quan gồm những câu hỏi với câu
trả lời cho sẵn mà học viên chỉ việc lựa chọn, và điểm số của học viên ấy là tổng
số các câu trả lời đúng. Như vậy, một bài trắc nghiệm hoàn toàn khách quan khó
có thể khảo sát khả năng sáng tạo. Gần đây, các nhà nghiên cứu trắc nghiệm
thường xen vào bài trắc nghiệm những câu hỏi thuộc loại điền khuyết

(completion) hay câu trả lời ngắn (short answer test). Các câu trả lời này được
đánh giá theo mức độ đạt được các tiêu chuẩn sáng tạo đã định sẵn. Như vậy,
trắc nghiệm loại này không còn hoàn toàn khách quan nữa, vì có các yếu tố chủ
quan xen vào. Hình thức trắc nghiệm này được xem như là một sự phối hợp cả
trắc nghiệm khách quan lẫn hình thức thi viết. Tuy nhiên các cố gắng khảo sát khả
năng sáng tạo theo hình thức trắc nghiệm này vẫn còng đang ở trong giai đoạn
nghiên cứu và thử nghiệm cho nên vẫn chưa được áp dụng rộng rãi.

ii. Hình thức các câu hỏi trắc nghiệm.
Có 2 loại trắc nghiệm là trắc nghiệm khách quan và trắc nghiệm chủ quan.

1. Trắc nghiệm khách quan.
Mục đích của trắc nghiệm khách quan.
Một bài trắc nghiệm khách quan có thể phục vụ cho nhiều mục đích. Nhưng
bài trắc nghiệm ích lợi và có hiệu quả nhất khi nó được soạn thảo để nhằm phục
vụ cho một mục đích chuyên biệt nào đó. Nếu bài trắc nghiệm là một bài thi cuối
kỳ, nhằm cho điểm và xếp hạng học viên thì các câu hỏi phải được soạn thảo làm
sao để cho các điểm số được phân tán rộng, như vậy mới phát hiện ra được học
viên giỏi và học viên kém. Ngược lại nếu bài trắc nghiệm chỉ là một bài kiểm tra
thông thường, nhằm kiểm tra những điều hiểu biết tối thiểu về một thành phần
nào đó của giáo trình thì người soạn sẽ soạn những câu hỏi sao cho hầu hết học
viên đạt điểm tối đa. Ngoài ra, trắc nghiệm khách quan còn dùng để chẩn đoán,
tìm ra những chỗ mạnh, chỗ yếu của học viên để giúp đỡ quy hoạch việc giảng
dạy cần thiết sao cho có hiệu quả hơn. Với loại trắc nghiệm này, các câu trắc
nghiệm phải được soạn thảo làm sao để tạo cơ hội cho học viên phạm tất cả mọi
sai lầm có thể về môn học, nếu chưa học kỹ. Bên cạnh đó trắc nghiệm khách quan
còn dùng với mục đích tập luyện, giúp cho học viên hiểu thêm bài học và cũng có
thể làm quen với lối thi trắc nghiệm.

Trắc nghiệm khách quan được sử dụng khi:



Khảo sát thành quả học tập của một số đông học viên, hay muốn bài
khảo sát ấy được dùng lại vào lúc khác.



Khi muốn có những điểm số đáng tin cậy, không phụ thuộc vào chủ
quan của người chấm bài.

Nhóm sinh viên thực hiện:
01. Ngô Chí Công
02. Trần Trung Hiếu

MSSV: 06520053
MSSV: 065200


ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ DẠY VÀ HỌC BẰNG TRẮC NGHIỆM
KHÁCH QUAN. XÂY DỰNG THÍ ĐIỂM MỘT HỆ THỐNG KHẢO THÍ TRỰC TUYẾN TRÊN MẠNG.



Khi các yếu tố công bằng, vô tư, chính xác là những yếu tố quan trọng
nhất của việc thi cử.



Khi có nhiều câu trắc nghiệm tốt đã được dự trữ sẵn để có thể lựa
chọn và soạn lại một bài trắc nghiệm mới, và muốn chấm nhanh để sớm công

bố kết quả.



Khi muốn ngăn ngừa nạn học tủ, học vẹt và gian lận thi cử.



Đo lường thành quả học tập.



Khảo sát khả năng hiểu và áp dụng các nguyên lý.



Khảo sát khả năng suy nghĩ có phê phán.



Khảo sát khả năng giải quyết các vấn đề mới.




Khảo sát khả năng lựa chọn những sự kiện thích hợp và các nguyên
tắc để phối hợp chúng lại với nhau nhằm giải quyết những vấn đề phức tạp.
Khuyến khích học tập để nắm vững kiến thức.

Một số điểm khác biệt giữa thi viết và trắc nghiệm khách quan.


Nhóm sinh viên thực hiện:
01. Ngô Chí Công
02. Trần Trung Hiếu

MSSV: 06520053
MSSV: 065200


ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ DẠY VÀ HỌC BẰNG TRẮC NGHIỆM
KHÁCH QUAN. XÂY DỰNG THÍ ĐIỂM MỘT HỆ THỐNG KHẢO THÍ TRỰC TUYẾN TRÊN MẠNG.

1. Một câu hỏi thuộc loại thi viết đòi hỏi học viên phải tự mình soạn câu trả lời và
diễn tả nó bằng ngôn ngữ của chính mình. Tuy nhiên một câu hỏi trắc nghiệm
buộc học viên phải lựa chọn câu trả lời đúng nhất trong một số câu đã cho sẵn.
2. Một đề thi viết sẽ bao gồm số câu hỏi tương đối ít và có tính cách tổng quát,
đòi hỏi học viên phải triển khai câu trả lời bằng lời lẽ dài dòng, trong khi một
bài trắc nghiệm thường gồm nhiều câu hỏi có tính cách chuyên biệt chỉ đòi hỏi
những câu trả lời ngắn gọn.
3. Trong khi thi viết học viên phải bỏ ra phần lớn thời gian để suy nghĩ và viết.
Mặt khác, trong khi làm một bài trắc nghiệm, học viên dùng nhiều thì giờ để
đọc và suy nghĩ.
4. Chất lượng của một bài trắc nghiệm được xác định một phần lớn do kỹ năng
của người soạn thảo bài trắc nghiệm ấy; ngược lại, chất lượng của một đề
thi viết tuỳ thuộc chủ yếu vào kỹ năng của người chấm bài.
5. Một bài thi viết tương đối dễ soạn, nhưng khó chấm và khó cho điểm chính xác,
trong khi một bài thi trắc nghiệm khó soạn, nhưng việc chấm và cho điểm
tương đối dễ dàng và chính xác hơn.
6. Với loại hình thức thi viết, học viên có nhiều tự do bộc lộ cá tính của mình trong
câu trả lời, và người chấm bài cũng có tự do cho điểm và các câu trả lời theo xu

hướng riêng của mình. Mặt khác, với một bài trắc nghiệm, người soạn thảo có
nhiều tự do bộc lộ kiến thức và các giá trị của mình qua việc đặt các câu hỏi,
nhưng chỉ cho học viên quyền tự do chứng tỏ mức hiểu biết của mình qua tỷ lệ
câu trả lời đúng.
7. Trong các câu hỏi trắc nghiệm, nhiệm vụ học tập của người học, và cơ sở trên
đó giảm khảo thẩm định mức độ hoàn thành các nhiệm vụ ấy, được phát biểu
một cách rõ ràng hơn là trong các loại hình thức thi khác.
8. Một bài trắc nghiệm cho phép khuyến khích sự phỏng đoán.
9. Sự phân bố điểm số ở một bài thi dạng viết có thể được kiểm soát một phần
lớn do người chấm (điểm tối đa và tối thiểu). Ngược lại, với bài trắc nghiệm thì
phân bố điểm số học viên hầu như hoàn toàn được quyết định do bài trắc
nghiệm.

 Loại câu trắc nghiệm Đúng – Sai (true-false)
Loại này được trình bày dưới dạng một câu phát biểu và học viên trả lời bằng cách
lựa chọn Đúng (Đ) hai Sai (S). Loại câu hỏi này rất thông dụng vì nó có vẻ như dễ
sử dụng, nhưng cũng là loại bị chỉ trích nhiều nhất vì:


Khuyết điểm trước tiên của loại câu Đúng – Sai là với loại câu
này học viên có may rủi 50% chọn đúng câu trả lời hoàn toàn bằng lối đoán
mò.

Nhóm sinh viên thực hiện:
01. Ngô Chí Công
02. Trần Trung Hiếu

MSSV: 06520053
MSSV: 065200



ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ DẠY VÀ HỌC BẰNG TRẮC NGHIỆM
KHÁCH QUAN. XÂY DỰNG THÍ ĐIỂM MỘT HỆ THỐNG KHẢO THÍ TRỰC TUYẾN TRÊN MẠNG.



Các câu trắc nghiệm loại này thường bị chê là tầm thường, sáo
ngữ. Điều này có thể xảy ra, nếu người soạn thảo trích ra những câu có sẵn
trong sách giáo khoa, rồi chép nguyên văn các câu ấy làm câu trắc nghiệm.



Những câu Đúng – Sai được trích ra từ sách giáo khoa có thể
khuyến khích và tưởng thưởng những học viên học thuộc lòng như vẹt mà chưa
hiểu thấu đáo, hay chỉ nhận ra một số chữ quen thuộc trong sách cũng đủ biết
câu nào đúng hay sai.



Có những câu phát biểu thoạt tiên trông có vẻ như là đúng,
hoặc sai, dưới con mắt của người soạn trắc nghiệm, nhưng khi đem ra sử dụng
thì lại gặp những thắc mắc nhiều khi rất chính đáng của học viên về tính cách
đúng hay sai của các câu phát biểu ấy.



Không giống như loại câu có nhiều lựa chọn, các câu Đúng – Sai
bị tách khỏi bản văn và không có căn bản để so sánh và thẩm định tính cách
đúng hay sai tương đối của chúng.


Tuy nhiên các câu hỏi dạng này cũng có những ưu điểm sau:


Có thể đặt được nhiều câu hỏi trong một bài trắc nghiệm với thời gian
được ấn định, như vậy có thể làm tăng lên tính tin cậy của bài trắc nghiệm ấy,
nếu như các câu trắc nghiệm Đúng – Sai được soạn thảo kỹ càng, không tối
nghĩa, và tránh được sự đoán mò.



Viết các câu trắc nghiệm loại Đúng – Sai trông có vẻ dễ dàng vì người
soạn không cần phải tìm ra thêm nhiều câu phát biểu khác nữa để học viên so
sánh và lựa chọn. Thật ra, viết được một câu trắc nghiệm tốt loại này không
phải là việc làm đơn giản. Người soạn phải lựa chọn những phát biểu, hay
mệnh đề, quan trọng để làm căn bản cho các câu trắc nghiệm, phải sử dụng lối
hành văn độc đáo để câu phát biểu trở nên khó khăn hơn đối với những học
viên chỉ học vẹt mà chưa hiếu thấu đáo, đồng thời cũng phải lựa chọn những từ
ngữ chính xác sao cho tránh được lối phát biểu nhập nhằng, nước đôi. Nếu
thực hiện được các điều này, người soạn trắc nghiệm sẽ nhận thấy rằng các
câu trắc nghiệm loại Đúng – Sai có cấu trúc đơn giản hơn các loại câu khác cho
nên lối viết cũng tương đối đơn giản hơn, do đó ít phạm những lỗi lầm về mặt
kỹ thuật hơn so với các loại câu trắc nghiệm khác.

Do những ưu và khuyết điểm trên, các câu trắc nghiệm dạng Đúng – sai chỉ nên
sử dụng loại trắc nghiệm khi:
 Chỉ nên sử dụng loại này một cách dè dặt, nhất là với các người soạn câu hỏi
trắc nghiệm chưa có nhiều kinh nghiệm về trắc nghiệm. Trong nhiều trường
hợp, có thể chuyển đổi những loại câu Đúng – Sai ra thành những loại câu có
nhiều lựa chọn mà vẫn không làm giảm đi tính chất chính xác của việc đo
lường.

 Lựa chọn những câu phát biểu nào mà một người có khả năng trung bình
không thể nhận ra ngay là đúng hay sai nếu không có đôi chút suy nghĩ.
Nhóm sinh viên thực hiện:
01. Ngô Chí Công
02. Trần Trung Hiếu

MSSV: 06520053
MSSV: 065200


ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ DẠY VÀ HỌC BẰNG TRẮC NGHIỆM
KHÁCH QUAN. XÂY DỰNG THÍ ĐIỂM MỘT HỆ THỐNG KHẢO THÍ TRỰC TUYẾN TRÊN MẠNG.

 Những câu phát biểu cần phải dựa trên những ý niệm căn bản mà tính cách
đúng hay sai phải chắc chắn, không tuỳ thuộc vào quan niệm riêng của từng
người, từng tác giả hay dựa trên một giả định đặc biệt hay bất thường nào đó.
 Mỗi câu trắc nghiệm chỉ nên diễn tả một ý tưởng độc nhất, tránh những câu
phức tạp, bao gồm quá nhiều chi tiết. Không nên chép nguyên văn những câu
trích từ các sách giáo khoa, vì làm như vậy chỉ khuyến khích học thuộc lòng
một cách máy móc.
 Tránh dùng những tư như ”tất cả”, ”không bao giờ”, ”không một ai”, ”không
thể nào”… Những câu có các từ ấy thường là những câu sai. Cũng vậy, những
từ như ”thường thường”, ”đôi khi”, ”một số người”, ”có khi”… bộc lộ một sự dè
dặt nào đó, nên thường hay được dùng với các câu đúng. Học viên có nhiều
kinh nghiệm có thể khám phá ra điều này một cách dễ dàng.
Áp dụng công thức để điều chỉnh sự đoán mò do học viên có 50% hy vọng để trả
lời.
Công thức chấm điểm là:

N là số lựa chọn, trường hợp loại đúng sai: N là 2.

Nên công thức tính điểm là:
Số điểm = số câu đúng - số câu sai.

Hình thức.
Loại này gồm có một câu văn trưng dẫn, học viên phải quyết đoán ”đúng” – ”sai”
hay ”có” – ”không” hay ”cùng nghĩa” – ”trái nghĩa”. Đây cũng là loại trắc nghiệm
có 2 lựa chọn: có một lựa chọn đúng và một lựa chọn sai.

Kỹ thuật soạn thảo.
 Nên soạn số câu đúng và sai bằng nhau. Những khuynh hướng cho câu đúng
hay câu sai nhiều hơn sẽ khiến cho học viên khám phá ra điều đó.
 Tránh dùng câu giống hệt trong sách. Biến đổi một câu trong sách làm cho học
viên đoán biết công việc trên mà học thuộc lòng các câu trong sách giáo khoa.
 Mỗi một câu nên hỏi một điểm mà thôi. Điều này khiến cho độ khó của các câu
hỏi đồng đều nhau, nên sự chấm điểm dễ hơn.
 Nên tránh hai lần phủ định trong một câu.
 Tránh những câu mơ hồ.
 Tránh những câu gồm quá nhiều mệnh đề.
 Tránh dùng những chữ quyết định được câu trả lời (như đã nêu ở trên).
 Nếu một câu được dùng để đo sự đúng hay sai của một lý do thì mệnh đề
chính phải đúng và lý do có thể là đúng hay sai.

 Loại câu trắc nghiệm có nhiều lựa chọn (multiple-choice).
Nhóm sinh viên thực hiện:
01. Ngô Chí Công
02. Trần Trung Hiếu

MSSV: 06520053
MSSV: 065200



ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ DẠY VÀ HỌC BẰNG TRẮC NGHIỆM
KHÁCH QUAN. XÂY DỰNG THÍ ĐIỂM MỘT HỆ THỐNG KHẢO THÍ TRỰC TUYẾN TRÊN MẠNG.

Trắc nghiệm loại nhiều lựa chọn được sử dụng nhiều nhất trong loại trắc nghiệm
khách quan. Loại này có thể dùng để đo lường thành tích một cách hữu hiệu. Loại này
có thể thẩm định được khả năng của học viên như: phân biệt, tuyển chọn, ứng dụng…
những điều đã học. Nó cũng có thể đo lường sự hiểu biết, diễn đạt, suy luận tiềm tàng
của học viên.
Đây là loại kiểm tra có giá trị nhất trong các loại kiểm tra của trắc nghiệm khách
quan do:
 Người ra đề thi biết học viên có ký ức về các điều đã học trước đây. Học viên
nhận ra được một điều đã học giữa một mớ sự kiện hỗn tạp. Khả năng nhận ra
là khả năng rất quan trọng cần học tập
 Học viên có lý luận, phán đoán và ứng dụng kiến thức. Vì thế loại này có giá trị
cao hơn loại điền khuyết chỉ đo lường được ký ức mà thôi.
 Người ra đề thi có thể hỏi về sự hiểu biết của học viên về các nguyên tắc căn
bản, khả năng xét đoán, khả năng áp dụng lý thuyết.
 Lối cho điểm loại trắc nghiệm này được khách quan và công bình.
 Là loại trắc nghiệm có thể được sử dụng ở nhiều môn học.
Vì vậy, việc chấm điểm loại này nên áp dụng công thức điều chỉnh sự đoán mò:
soá ñieåm = soá caâu ñuùng −

soá caâu sai
N −1

N là số lựa chọn
Tuy nhiên, nếu áp dụng công thức điều chỉnh sự đoán mò làm cho việc chấm
điểm và tính điểm trở nên phức tạp vì có thể có điểm âm. Hơn nữa, học viên đoán mò
để hy vọng có được điểm trung bình thật là mong manh.


Hình thức.
Loại trắc nghiệm lựa chọn gồm có 2 phần:

Phần gốc: nêu ra một vấn đề, một câu hỏi hoặc chỉ là một câu nửa chừng.
Phần lựa chọn: có thể gồm các giải pháp cho vấn đề nêu ra ở phần thứ nhất
hoặc liệt kê các câu trả lời cho câu hỏi hoặc ghi những chữ có thể nối thêm vào
câu hỏi nửa chừng. Trong các câu này chỉ có một câu đúng hay đúng nhất, còn
tất cả các câu khác chỉ là mồi nhử. Khi đặt câu trắc nghiệm loại này điều quan
trọng là phải khéo léo ở câu mồi nhử, nghĩa là các câu này cũng phải có vẻ hấp
dẫn như câu trả lời đúng.
Loại nhiều lựa chọn có các hình thức sau:

Hình thức thông thường.
 Đó là hình thức mà phần gốc nêu ra một vấn đề, một câu hỏi hoặc một câu nửa
chừng.
Nhóm sinh viên thực hiện:
01. Ngô Chí Công
02. Trần Trung Hiếu

MSSV: 06520053
MSSV: 065200


ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ DẠY VÀ HỌC BẰNG TRẮC NGHIỆM
KHÁCH QUAN. XÂY DỰNG THÍ ĐIỂM MỘT HỆ THỐNG KHẢO THÍ TRỰC TUYẾN TRÊN MẠNG.

Hình thức điền khuyết.
 Phần gốc gồm một câu văn có để trống một số chữ nhất định và đánh số trên
các khoảng đó.

 Phần lựa chọn: tương đương với các số ấy có những câu trả lời mà học viên
phải lựa chọn.

Hình thức phân tích.
 Phần gốc gồm một câu văn có gạch dưới các chữ quan trọng phải quyết định tự
loại hay ý nghĩa.
 Phần lựa chọn chỉ gồm các giải đáp.

Hình thức kết hợp.
 Hình thức này nhằm kết hợp các câu trả lời được cho là đúng.
 Phần gốc gồm một câu văn với nhiều giải pháp được đánh số La mã. Các giải
pháp này biến đổi có phần đúng và có phần sai.
 Phân lựa chọn gồm những sự kết hợp một hay nhiều giải pháp ở trên mà học
viên phải cân nhắc lựa chọn.

Hình thức biến đổi của loại sánh đối.
 Phần gốc là những câu văn chính cho những câu trắc nghiệm.
 Phần lựa chọn gồm những lựa chọn được dùng để trả lời chung cho nhiều câu
trắc nghiệm.

Kỹ thuật soạn thảo.
1. Nội dung câu hỏi phải rõ ràng. Nên cố gắng diễn ý dễ hiểu. Phần gốc, phần lựa
chọn càng ngắn gọn càng tốt.

2. Mỗi câu trắc nghiệm nên hỏi một ý mà thôi.
3. Những câu trắc nghiệm trong bộ trắc nghiệm nên độc lập nhau. Nếu không,
học viên sẽ nhờ câu này mà trả lời câu khác.

4. Nên tránh dùng thể phủ định trong câu hỏi. Tuy nhiên, theo nhiều nhà trắc
nghiệm, người soạn thảo có thể dùng thể phủ định để đo lường sự phán đoán

nhanh nhẹn.

5. Các câu mồi nhử phải hấp dẫn, hợp lý và phải đồng nhất về nội dung, nghĩa là
các câu mồi nhữ phải không quá xa vấn đề muốn hỏi.

6. Tránh sơ hở về văn phạm. Học viên có thể dựa vào những sơ hở đó để biết câu
đúng.

7. Chiều dài các câu lựa chọn nên tương xứng với nhau. Hơn nữa, cũng nên tránh
câu đúng là một câu trau chuốt, đầy đủ, còn các câu mồi nhử lại lơ là, cẩu thả.

Nhóm sinh viên thực hiện:
01. Ngô Chí Công
02. Trần Trung Hiếu

MSSV: 06520053
MSSV: 065200


ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ DẠY VÀ HỌC BẰNG TRẮC NGHIỆM
KHÁCH QUAN. XÂY DỰNG THÍ ĐIỂM MỘT HỆ THỐNG KHẢO THÍ TRỰC TUYẾN TRÊN MẠNG.

8. Khi những câu lựa chọn đều có phần đúng, ở phần gốc nên đặt thêm chữ ”hơn
hết ”, ”nhất ”, ”đầu tiên ”,….

9. Tránh để câu đúng ở một vị trí nhất định. Thông thường người soạn thảo câu

trắc nghiệm ưa có khuynh hướng để câu đúng ở vị trí b, c hay d, ít khi để ở a
hay e (giả sử có 5 phương án trả lời là a, b, c, d, e). Tuy nhiên, có người soạn
trắc nghiệm có khuynh hướng để câu đúng ở một chỗ nhất định mà không thay

đổi. Theo lý thuyết thống kê, câu đúng nên đặt đồng đều ở mọi vị trí để tránh
sự đoán mò. Thí dụ: nếu bài trắc nghiệm có 120 câu và mỗi câu có 5 đáp án thì
mỗi chữ a, b, c, d, e có cơ hội ở vị trí đúng 24 lần.

10.

Các câu ”tất cả đều đúng”, ”cả 3 hay 4 đều đúng” cũng có thể thêm
vào để cho đầy đủ số lựa chọn. Câu này được sử dụng khi các câu khác cũng
phải khéo léo, nếu không, học viên chỉ cần biết chắc hai câu đúng là họ không
ngần ngại chọn câu “ tất cả đều đúng ”. Để hỏi về ký ức, có thể dùng hình thức
này. Dù sao, đây không phải là hình thức tốt nhất.

11.

Về việc sử dụng câu ”tất cả đề sai” đòi hỏi những người soạn thảo
phải thận trọng. Câu ”tất cả đều sai” rất thích hợp với các môn cần tính toán, vì
trước khi trả lời, học viên phải làm lại bài toán để kiểm chứng. Trong các
trường hợp này, câu lựa chọn có thể hoặc là đúng hoặc là sai.

 Loại đối chiếu cặp đôi (matching).
Loại đối chiếu cặp đôi (matching) thực ra cũng là một dạng đặc biệt của hình thức
trắc nghiệm với nhiều lựa chọn nói trên đây. Người làm bài phải chọn, trong cùng một
tập hợp các lựa chọn, câu nào, hay từ nào phù hợp nhất với mỗi câu trắc nghiệm đã
cho.
Hai lỗi thông thường trong việc soạn các câu trắc nghiệm loại này cần phải được
chú ý:
 Đặt số lựa chọn ở cột bên phải bằng số câu trắc nghiệm ở cột bên trái. Nếu số
câu ở hai cột bằng nhau thì trong trường hợp học viên biết được hầu hết các
câu hỏi ngoại trừ một hai câu còn lại, học viên có thể đoán đúng được các câu
còn lại ấy. Muốn tránh sai lầm này, người soạn thảo câu hỏi trắc nghiệm nên

dành ở cột bên phải số lựa chọn nhiều hơn số câu hỏi ở cột bên trái.
 Cột câu hỏi cũng như cột lựa chọn quá dài, như thế học viên mất nhiều thì giờ
đọc và tìm câu tương ứng để cặp đôi. Cứ mỗi câu hỏi họ lại phải đọc lại hết tất
cả các câu lựa chọn đã cho, trong đó có nhiều lựa chọn rõ ràng là không thích
hợp và thừa thãi.
Kết luận: Loại trắc nghiệm khách quan có giá trị và tính tin cậy cao, nên đây là loại
thông dụng trong các phương pháp đánh giá, kiểm tra và thẩm định thành tích học tập
của học viên.

2. Trắc nghiệm chủ quan.
Nhóm sinh viên thực hiện:
01. Ngô Chí Công
02. Trần Trung Hiếu

MSSV: 06520053
MSSV: 065200


ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ DẠY VÀ HỌC BẰNG TRẮC NGHIỆM
KHÁCH QUAN. XÂY DỰNG THÍ ĐIỂM MỘT HỆ THỐNG KHẢO THÍ TRỰC TUYẾN TRÊN MẠNG.

Trắc nghiệm chủ quan 3 loại trắc nghiệm thường dùng là: trắc nghiệm luận đề,
trắc nghiệm câu trả lời tự do và trắc nghiệm điền khuyết. Đây là loại trắc nghiệm mà
học viên được tự do trình bày tư tưởng của mình và người chấm bài phán đoán giá trị
theo với sự hiểu biết của mình. Người chấm bài cũng có thể đặt ra tiêu chuẩn, ấn định
số điểm mỗi phần, nhưng phần lớn sự gia giảm số điểm là do họ toàn quyền ấn định.
Việc hoạch định một bài trắc nghiệm chủ quan thật quan trọng đến chiều hướng
của đề tài cho học viên, nghĩa là, nó cũng liên quan đến cách trả lời của học viên. Trắc
nghiệm chủ quan chỉ được coi là phương thức hợp lý và hiệu quả cho mục tiêu định
sẵn, đồng thời liên quan tới nội dung học viên có thể biết hay đã học.

 Định mục tiêu: Đặt lại vấn đề mục tiêu của trắc nghiệm trước khi soạn đề tài trắc
nghiệm luận đề rất quan trọng. Các mục tiêu của loại trắc nghiệm luận đề như sau:
Khả năng ghi nhớ số dữ kiện đã học; Khả năng suy luận; Khả năng sáng tạo, trình
bày, tổ chức tư tưởng; Khả năng so sánh, diễn đạt các tài liệu; Các mục tiêu còn tuỳ
thuộc theo trình độ học viên, người soạn đề thi trắc nghiệm cần biết mỗi chương
trình đào tạo có những mục tiêu nào là chính yếu và mục tiêu nào kém quan trọng
hơn.
 Định nội dung: Thường thường các vấn đề đòi hỏi học viên trả lời quá rộng rãi,
điều này gây khó khăn cho học viên khi làm bài và đồng thời gây khó khăn cho
người chấm bài. Vì vậy, trước khi soạn đề thi, người soạn đề thi trắc nghiệm nên xác
định nội dung mình sẽ đặt ra cho học viên. Để có thể hợp lý và chắc chắn, người
soạn cần phải ấn định nội dung mà đề thi phải bao quát.
Đối với trắc nghiệm chủ quan, nội dung liên quan đến sự quyết định loại trắc
nghiệm sử dụng. Nếu như người soạn đề thi trắc nghiệm chỉ muốn hỏi khả năng ghi
nhớ dữ kiện, thì nên dùng loại trắc nghiệm câu trả lời ngắn (short answer types) hay
loại điền khuyết (completion types) - câu hỏi có chỗ trống để học viên trả lời hay điền
vào - để thay thế loại câu hỏi luận đề (essay types) đòi hỏi học viên phải nhớ cả phần
bố cục (dàn bài).

 Trắc nghiệm luận đề (Essay test).
Là loại trắc nghiệm có hình thức chủ quan nhất. Với loại này học viên trả lời bằng
cách hành văn, tổ chức tư tưởng, suy luận… để chứng minh khả năng mình. Đó chính
là khả năng của học viên. Nếu khéo hoạch định, loại trắc nghiệm luận đề sẽ là cách đo
lường thể hiện được sự thông minh của học viên. Trắc nghiệm luận đề rất thích hợp
cho việc xác định xem học viên có biết xắp đặt sự hiểu biết, trình bày lý lẽ và hiểu biết
của học viên.
Những ưu và nhược điểm của phương pháp trắc nghiệm luận đề.

Ưu điểm:
 Học viên phải sắp đặt tư tưởng và lo liệu mọi câu trả lời.

 Khuyến khích sáng tạo, có tính cách độc đáo. Học viên phải sắp đặt tư tưởng
và diễn tả tư tưởng theo cách riêng của mình. Học viên được dịp biểu lộ cá
nhân.
Nhóm sinh viên thực hiện:
01. Ngô Chí Công
02. Trần Trung Hiếu

MSSV: 06520053
MSSV: 065200


ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ DẠY VÀ HỌC BẰNG TRẮC NGHIỆM
KHÁCH QUAN. XÂY DỰNG THÍ ĐIỂM MỘT HỆ THỐNG KHẢO THÍ TRỰC TUYẾN TRÊN MẠNG.

 Tạo điều kiện học tập đứng đắn, nghĩa là học tập những tương quan, suy luận,
trình bày, phán đoán, chứ không phải chỉ có ký ức.
 Sát với sinh hoạt thực tiễn, tức là phản ảnh theo hoàn cảnh, ý nghĩa cho cuộc
sống.
 Soạn thảo dễ dàng.
 Giảm bớt sự gian lận vì mỗi người có thể trả lời theo cách riêng của mình.

Nhược điểm:
 Thiếu khách quan, vì có nhiều cách trả lời nên người chấm khó đồng đều trong
sự phê phán nên ảnh hưởng sự cho điểm.
 Ít chắc chắn và giá trị. Học viên phải trả lời đầy đủ (bề sâu) của đề tài nên
những tiêu chuẩn để thẩm định khó thiết lập đầy đủ.
 Khuyến khích sự mập mờ. Nhiều học viên chỉ biết mập mờ, nhưng cũng cố
gắng trả lời nên giáo viên chấm bài phải sáng suốt nhận ra. Ngoài ra, những
yếu tố như chữ viết, văn phạm, … là những yếu tố mập mờ, vì bài trắc nghiệm
không có ý thẩm định phương diện này.

 Đòi hỏi quá đáng thì giờ học viên. Vấn đề sắp đặt nội dung và diễn đạt tư
tưởng quả là phí thời giờ. Một khi để ý đến diễn tả và tố chức tư tưởng thì
không đủ thời giờ bao quát đề tài.
Tùy theo mục tiêu loại trắc nghiệm luận đề có 2 hình thức:
- Loại câu hỏi không hạn chế hay loại luận đề chính thức : loại này nhấn mạnh
đến khía cạnh và phạm vi sự hiểu biết và tự do diễn tả, suy luận, phê bình của
chính học viên. Loại này có nhược điểm là khó đo lường được sự chắc chắn.
- Loại câu hỏi hạn chế hay câu hỏi ngắn: loại này đặc biệt để ý đến tin tức, tài
liệu được tổ chức một cách đàng hoàng. Cũng có thể nhắm vào chiều sâu sự
hiểu biết và sự hợp lý. Học viên không trả lời dài dòng mà phải trả lời thẳng vào
câu hỏi. người chấm đề thi trắc nghiệm dễ dàng đánh giá phần trả lời của học
viên.

Kỹ thuật soạn thảo đề thi trắc nghiệm luận đề.
Khi thảo đề tài trắc nghiệm luận đề, người soạn đề thi trắc nghiệm chủ quan dạng
này nên để ý đến các điểm sau đây:

1. Bài trắc nghiệm phải liên quan đến phạm vi bài học. Người soạn đề thi phải
soạn một dàn bài đầy đủ chỉ rõ những điểm chính và mục tiêu của mỗi điểm
chính đó. Dàn bài phải kết hợp được với chương trình học.

2. Bài trắc nghiệm phải xác đáng và có ý nghĩa, nghĩa là phải phát hiện được mục
tiêu. Dàn bài bao giờ cũng quan trọng hơn nội dung giảng dạy, vì nội dung chỉ
là phương tiện để đạt đến mục tiêu.
Nhóm sinh viên thực hiện:
01. Ngô Chí Công
02. Trần Trung Hiếu

MSSV: 06520053
MSSV: 065200



ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ DẠY VÀ HỌC BẰNG TRẮC NGHIỆM
KHÁCH QUAN. XÂY DỰNG THÍ ĐIỂM MỘT HỆ THỐNG KHẢO THÍ TRỰC TUYẾN TRÊN MẠNG.

3. Xác định sự phân minh của suy luận và diễn tả trắc nghiệm luận đề là phương
tiện hiệu nghiệm xác định mức độ phân minh của suy luận và diễn tả, sự sắp
đặt đề tài và tư tưởng, nhưng không xác định rõ được sự hiểu thấu đề tài hay
năng lực học viên trong những đơn vị học tập rộng rãi.

4. Những câu hỏi nên ngắn gọn và rõ ràng. Nên dùng những chữ ”tại sao”, ”bằng
cách nào”, ”với những hậu quả nào”, …. Đừng chép nguyên văn một đề tài
trong sách giáo khao. Nên đổi lại câu văn nếu muốn dùng câu văn trong sách.
Nên đặt câu hỏi cách nào để học viên trả lời theo ý của người soạn đề thi.

5. Liên kết câu hỏi với thời gian. Thời gian lý tưởng cho một bài trắc nghiệm luận
đề không hạn chế là một giờ, thời gian tối đa cho câu hỏi ngắn là 15 hay 20
phút. Phải cẩn thận để cho học viên có đủ thời gian làm các câu hỏi. Đừng cho
dư thời gian.

6. Không cho lựa chọn câu hỏi. Nếu được lựa chọn học viên sẽ chọn câu hỏi dễ,
như vậy, họ có điểm bằng học viên có thể trả lời tất cả các câu hỏi.

7. Bao gồm những câu hỏi khó lẫn dễ. Để mọi học viên xuất sắc lẫn học viên kém
thi thố tài năng. Bài trắc nghiệm luận đề nên gồm cả những câu hỏi dễ cho học
viên kém và câu hỏi khó cho học viên xuất sắc.

Phương thức để chấm điểm bài trắc nghiệm luận đề.

1. Xác định căn bản chấm điểm cho rõ ràng, nghĩa là người soạn đề thi phải lập

thang điểm, liệt kê những điểm đặc biệt mà học viên phải biết và ghi điểm cho
mỗi mục. Có thể ghi thêm số ý chính, và số điểm của mỗi ý.

2. Giữ kín tên học viên. Người chấm bài thi có thể dùng mật mã thay thế tên trên
bài làm và rọc phách.

3. Đọc tất cả các bài qua một lượt, xếp làm 3 nhóm (khá, trung bình, kém), có thể
xếp làm 5 nhóm (xuất sắc, trên trung bình, trung bình, dưới trung bình, kém).
Rồi bắt đầu chấm từng bài trong một nhóm. Người chấm bài thi cũng có thể
linh động cho một bài lên nhóm trên hay nhóm dưới.

4. Phải đồng nhất trong việc chấm. Phải chấm mọi bài trắc nghiệm theo cùng một
phương pháp, cùng cách định điểm hay cách xếp vào một nhóm. Người chấm
bài thi cũng không nên để thời gian chấm những nhóm bài cách nhau quá xa.
Nếu hai, ba ngày sau mới trở lại chấm tập bài đang chấm dở dang thì nên xem
một số nhiều bài đã chấm rồi để cho có liên tục.

5. Cho điểm về một câu hỏi của tất cả học viên rồi mới chuyển sang chấm một
câu hỏi khác.

6. Dùng những câu giải đáp của học viên làm kiểu mẫu. Khi trả bài, sửa lỗi học
viên, người chấm bài thi nên chọn những bài hay câu hỏi có điểm số cao nhất
như là những kiểu mẫu để đọc cho học viên khác biết.
Nhóm sinh viên thực hiện:
01. Ngô Chí Công
02. Trần Trung Hiếu

MSSV: 06520053
MSSV: 065200



ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ DẠY VÀ HỌC BẰNG TRẮC NGHIỆM
KHÁCH QUAN. XÂY DỰNG THÍ ĐIỂM MỘT HỆ THỐNG KHẢO THÍ TRỰC TUYẾN TRÊN MẠNG.

7. Vấn đề chủ quan trong việc chấm điểm bài trắc nghiệm luận đề khó tránh nổi.
Người chấm bài thi nên cải tiến sự phán đoán và nhận xét của chính mình trước
nhất.

8. Tránh trừ điểm bài trắc nghiệm khi học viên viết chữ xấu hay đặt câu không
gọn (nếu bài trắc nghiệm không có mục tiêu chữ viết hay hành văn).

9. Để ý việc học viên có thể mất hàng trang giấy ngoài đề tài để đánh lừa người
chấm bài.

 Loại Trắc nghiệm câu trả lời ngắn (Short answer tests).
Loại này dễ soạn thảo và học viên chỉ cần trả lời thêm vào bên cạnh. Nó cũng dễ
chấm. Những điều kiện bắt buộc của thời gian và địa điểm thi thường cho phép người
chấm bài dùng bài trắc nghiệm có những câu trắc nghiệm loại này.
Những nhược điểm khi sử dụng loại trắc nghiệm câu trả lời ngắn
 Sự tập trung trong bài trắc nghiệm một số sự kiện không liên hệ với nhau.
 Trắc nghiệm một số sự kiện rời rạc khiến người chấm bài không đo lường được
nhiều mục tiêu quan trọng.
 Không phải mọi câu trắc nghiệm đều thích hợp với học viên và những câu này
phải được xét đoán trước thích hợp hay không thích hợp.

Hình thức.


Trắc nghiệm có câu trả lời ngắn là loại câu hỏi chỉ đòi hỏi học viên trả lời
bằng một tiếng hay một câu ngắn. Đó là hình thức câu hỏi trực tiếp.


Kỹ thuật soạn thảo.
 Lựa chọn và xác định câu hỏi thế nào để cho học viên trả lời bằng một tiếng
hay một câu ngắn.
 Lựa chọn và đặt câu loại trả lời ngắn làm sao để cho chỉ có một hay một số rất
ít câu trả lời.
 Loại trắc nghiệm điền khuyết

(Completion tests)

Là một dạng của loại trắc nghiệm câu trả lời ngắn. Loại này đòi hỏi học viên phải
nhớ những sự kiện đã học để điền vào chỗ trống thích hợp. Học viên trả lời bằng
cách viết chữ, ngày tháng hay vẽ thêm.
Loại trắc nghiệm này có thể khảo sát về nhiều vấn đề trong nhiều môn học khác
nhau. Cũng vì thế, loại này có khả năng phân biệt hơn kém của học viên. Các yếu
tố đoán mò do sự may rủi rất ít trong loại câu hỏi này. Thông thường loại này chỉ
đo lường ký ức sự kiện và phải thật khéo léo mới có thể đo lường khả năng áp
dụng kiến thức của học viên.

Hình thức.
Nhóm sinh viên thực hiện:
01. Ngô Chí Công
02. Trần Trung Hiếu

MSSV: 06520053
MSSV: 065200


ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ DẠY VÀ HỌC BẰNG TRẮC NGHIỆM
KHÁCH QUAN. XÂY DỰNG THÍ ĐIỂM MỘT HỆ THỐNG KHẢO THÍ TRỰC TUYẾN TRÊN MẠNG.


 Loại này có thể là những câu riêng biệt nhau hoặc một đoạn văn có nhiều câu
liên tiếp nhau.
 Trong một đoạn văn có nhiều câu hỏi liên tiếp và có chừa nhiều chỗ trống để
học viên điền vào. Học viên muốn trả lời những chỗ trống sau phải dựa vào
những chỗ trống trước.

Kỹ thuật soạn thảo.
 Nên đặt những câu hay đoạn văn một cách rõ ràng, mạch lạc. Tránh những câu
mơ hồ, vì như vậy học viên không hiểu và sẽ trả lời khác nhau rất xa.
 Trong một câu nên bỏ trống chữ ở gần cuối câu để học viên dễ hiểu câu hỏi
hơn.
 Trong câu hỏi nên bỏ trống những yếu tố chính hơn là những chi tiết vụn vặt,
nghĩa là những chữ đó phải có ý nghĩa nhất trong câu. Tuy nhiên, không nên
bỏ trống động từ, liên từ, tĩnh từ, trạng thái hay cả một mệnh đề.
 Không nên chép y nguyên một câu trong sách làm loại câu điền khuyết, vì như
vậy học viên đã học câu đó sẽ điền vào một cách nhanh chóng và chắc chắn.
 Trong một câu không nên chừa trống quá 3 chữ. Học viên chỉ trả lời được câu
này khi học thuộc lòng cả câu. Nên dùng một câu ngắn và để trống một chữ
chính yếu mà thôi.
 Mỗi chỗ trống, chỉ có một chữ thích hợp để điền vào. Nếu có những chữ đồng
nghĩa thì phải ghi những chữ này vào thang điểm của người chấm.
 Vì mỗi chỗ trống cho 1 điểm nên bề dài của các chỗ trống phải bằng nhau.
 Các hình vẽ phải rõ ràng và hỏi trên các phần của hình vẽ ấy.

Kết luận: Qua cách chuẩn bị và cách soạn thảo các loại trắc nghiệm chủ quan,
giá trị đặc biệt của loại trắc nghiệm này vẫn còn giá trị. Dù là tính chất chủ quan vẫn
chiếm phần ưu thế, các loại trắc nghiệm trên tỏ ra rất quan trọng vì đo lường được ký
ức sự kiện, và đặc biệt loại trắc nghiệm luận đề đo lường được suy luận, phán đoán,
sáng tạo… Ngày nay, dù là trắc nghiệm khách quan được tiêu chuẩn hoá và được phổ

biến, nhưng qua một thời gian sử dụng, nhiều nhà soạn thảo trắc nghiệm cũng vẫn còn
ưa chuộng loại trắc nghiệm chủ quan. Đây là bằng chứng cho thấy tính khả dụng của
trắc nghiệm chủ quan. Sự cải tiến và soạn thảo công phu, các loại trắc nghiệm chủ
quan cũng là dụng cụ đo lường hữu ích trong giáo dục.

Sự khác biệt và tương đồng giữa trắc nghiệm khách quan và chủ
quan.
Điểm khác biệt.
1. Một câu hỏi thuộc loại trắc nghiệm chủ quan đòi hỏi học viên phải tự mình soạn

thảo câu trả lời và diễn tả nó bằng ngôn ngữ của chính mình. Mặt khác, một
câu hỏi trắc nghiệm buộc học viên phải lựa chọn câu trả lời đúng nhất trong
một số câu cho sẵn.

Nhóm sinh viên thực hiện:
01. Ngô Chí Công
02. Trần Trung Hiếu

MSSV: 06520053
MSSV: 065200


ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ DẠY VÀ HỌC BẰNG TRẮC NGHIỆM
KHÁCH QUAN. XÂY DỰNG THÍ ĐIỂM MỘT HỆ THỐNG KHẢO THÍ TRỰC TUYẾN TRÊN MẠNG.

2. Một bài trắc nghiệm chủ quan gồm số câu hỏi tương đối ít có tính cách tổng
quát, đòi hỏi học viên phải triển khai câu trả lời bằng lời lẽ dài dòng, trong khi
một bài trắc nghiệm thường gồm nhiều câu hỏi có tính cách chuyên biệt chỉ đòi
hỏi những câu trả lời ngắn gọn.


3. Trong khi làm một bài trắc nghiệm chủ quan, học viên phải bỏ ra phần lớn thời

gian để suy nghĩ và viết. Mặt khác, trong khi làm một bài trắc nghiệm, học viên
phải dùng nhiều thời giờ để đọc và suy nghĩ.

4. Chất lượng của một bài trắc nghiệm được xác định một phần lớn do kỹ năng
của người soạn thảo bài trắc nghiệm ấy; ngược lại, chất lượng của một bài trắc
nghiệm chủ quan phụ thuộc chủ yếu vào kỹ năng của người chấm bài.

5. Một bài thi theo lối trắc nghiệm chủ quan tương đối dễ soạn thảo nhưng khó

chấm và khó cho điểm chính xác, trong khi một bài trắc nghiệm thì khó soạn
nhưng cho điểm tương đối dễ dàng và chính xác hơn.

6. Với loại trắc nghiệm chủ quan, học viên có nhiều tự do bộc lộ cá tính của mình

trong câu trả lời, và người chấm bài cũng có tự do cho điểm các câu trả lời theo
xu hướng riêng của mình. Mặt khác, với một bài trắc nghiệm, người soạn thảo
có nhiều tự do bộc lộ kiến thức và các giá trị của mình qua việc đặt các câu hỏi,
nhưng chỉ cho học viên quyền tự do chứng tỏ mức độ hiểu biết của mình qua tỷ
lệ câu trả lời đúng.

7. Trong các câu hỏi trắc nghiệm, nhiệm vụ học tập của người học, và cơ sở trên
đó giám khảo thẩm định mức độ hoàn thành các nhiệm vụ ấy, được phát biểu
một cách rõ ràng hơn là trong các bài trắc nghiệm luận đề.

8. Một bài trắc nghiệm cho phép, và đôi khi khuyến khích sự phỏng đoán. Ngược
lại, một bài trắc nghiệm luận đề cho phép, và đôi khi khuyến khích sự ”lừa
phỉnh” (chẳng hạn như bằng những ngôn từ hoa mỹ hay bằng cách đưa ra
những bằng chứng khó có thể xác định được).


9. Sự phân bố điểm số của một bài trắc nghiệm luận đề có thể được kiểm soát
một phần lớn do người chấm (ấn định điểm tối đa và tối thiểu). Ngược lại, với
bài trắc nghiệm khách quan thì phân bố điểm số học viên hầu như hoàn toàn
được quyết định do bài trắc nghiệm.

Điểm tương đồng.
1. Trắc nghiệm khách quan hay trắc nghiệm chủ quan đều có thể đo lường hầu
hết mọi thành qủa học tập quan trọng mà một bài khảo sát bằng lối viết có thể
khảo sát được.

2. Dù là trắc nghiệm khách quan hay trắc nghiệm chủ quan, tất cả đều có thể
được sử dụng để khuyến khích học viên học tập nhằm đạt đến mục tiêu: hiểu
biết các nguyên lý, tổ chức và phối hợp các ý tưởng, ứng dụng kiến thức trong
việc giải quyết các vấn đề.
Nhóm sinh viên thực hiện:
01. Ngô Chí Công
02. Trần Trung Hiếu

MSSV: 06520053
MSSV: 065200


ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ DẠY VÀ HỌC BẰNG TRẮC NGHIỆM
KHÁCH QUAN. XÂY DỰNG THÍ ĐIỂM MỘT HỆ THỐNG KHẢO THÍ TRỰC TUYẾN TRÊN MẠNG.

3. Cả hai loại, trắc nghiệm chủ quan và trắc nghiệm khách quan, đều đòi hỏi sự
vận dụng ít nhiều phán đoán chủ quan.

4. Giá trị của cả hai loại, trắc nghiệm khách quan và trắc nghiệm luận đề, tuỳ

thuộc vào tính khách quan và độ tin cậy của chúng.

5. Khả năng giải quyết vấn đề mới.
6. Khuyến khích học tập để nắm vững kiến thức.

iii. Phân cách câu trắc nghiệm: độ phân cách và độ khó.
Phân tích các câu trả lời của học viên trong một bài trắc nghiệm là việc làm rất
cần thiết và rất hữu ích cho người soạn trắc nghiệm. Nó giúp cho người soạn thảo:
 Biết được những câu nào là quá khó, câu nào là quá dễ.
 Lựa ra các câu có độ phân cách cao, nghĩa là phân biệt được học viên giỏi với
học viên kém.
 Biết được lý do vì sao câu trắc nghiệm không đạt được hiệu quả mong muốn và
cần phải sửa đổi như thế nào cho tốt.
Một bài trắc nghiệm, sau khi đã được sửa đổi trên căn bản của sự phân tích như
nói trên, có khả năng đạt được tính tin cậy cao hơn là một bài trắc nghiệm có cùng số
câu hỏi nhưng chưa được thử nghiệm và phân tích.

Độ phân cách của câu trắc nghiệm.
Phân tích câu trắc nghiệm là một phương thức nhằm gia tăng tính tin cậy và giá
trị của một bài trắc nghiệm bằng cách đánh giá từng câu để xác định xem câu ấy có
phân biệt được học viên giỏi với học viên kém giống như mục đích đã được đặt ra cho
toàn bài trắc nghiệm hay không. Thí dụ: khi ra một bài trắc nghiệm về một môn học
nào đó, câu hỏi đặt ra cho là: phải chăng những học viên đạt được điểm số cao trên
toàn bài trắc nghiệm có khuynh hướng làm đúng một câu trắc nghiệm nào đó hơn là
những học viên có điểm số thấp về toàn bài trắc nghiệm ấy? Nếu quả đúng như vậy,
câu trắc nghiệm ấy có khả năng phân cách tốt, do đó, nó đóng góp vào sự gia tăng
tính tin cậy và giá trị của bài trắc nghiệm.
Có rất nhiều phương pháp xác định độ phân cách của câu trắc nghiệm.

Phương pháp đơn giản áp dụng ở lớp học.

Sau khi đã chấm điểm bài trắc nghiệm, người ra đề có thể áp dụng phương pháp
đơn giản dưới đây để phân tích câu trắc nghiệm. Công việc phân tích này được thực
hiện theo 5 công đoạn:

1. Xếp đặt các bản trả lời đã được chấm theo điểm số từ cao đến thấp.
2. Phân chia các bảng trả lời theo hai nhóm: Nhóm cao gồm có xấp xỉ 27% của
toàn nhóm có điểm số cao nhất, nhóm thấp gồm có số bài tương đương
27% có điểm số cao nhất.

Nhóm sinh viên thực hiện:
01. Ngô Chí Công
02. Trần Trung Hiếu

MSSV: 06520053
MSSV: 065200


ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ DẠY VÀ HỌC BẰNG TRẮC NGHIỆM
KHÁCH QUAN. XÂY DỰNG THÍ ĐIỂM MỘT HỆ THỐNG KHẢO THÍ TRỰC TUYẾN TRÊN MẠNG.

3. Ghi số lần trả lời của học viên trong mỗi nhóm, cao và thấp cho mỗi lựa chọn
của mỗi câu trắc nghiệm.

4. Cộng tần số câu trả lời đúng (có đánh dấu *) của nhóm cao và nhóm thấp, chia
tổng số này với tổng số bài của cả hai nhóm gộp lại nhân với 100 thì sẽ có chỉ
số khó của câu hỏi này.

5. Lấy tần số người làm đúng trong nhóm cao trừ cho số người làm đúng trong
nhóm thấp, rồi chia hiệu số này với hiệu số tối đa của nó. Thương số này là chỉ
số phân cách của câu trắc nghiệm.


Phương pháp này áp dụng công thức D = (C -T)/n để tính chỉ số phân cách ký
hiệu là D, trong đó C là số người trong nhóm cao trả lời đúng câu trắc nghiệm, T là số
người trong nhóm thấp trả lời đúng câu trắc nghiệm ấy, n là hiệu số tối đa.
Một phương pháp gọn hơn để tính chỉ số D là lấy tỉ lệ phấn trăm làm đúng câu
trắc nghiệm trong nhóm cao trừ cho tỉ lệ phấn trăm làm đúng trong nhóm thấp.
Phương pháp này cũng sẽ có trị số của D giống như với phương pháp trên (tỉ lệ phần
trăm làm đúng câu trắc nghiệm trong mỗi nhóm cũng chỉ là số khó của câu trắc nghiệm
đối với nhóm ấy. Vậy thì, D cũng là hiệu số giữa các chỉ số khó của nhóm cao và nhóm
thấp về câu trắc nghiệm. Một bài trắc nghiệm, theo dự tính, là phải khó đối với người
kém hơn là đối với người giỏi, vì vậy mỗi câu trắc nghiệm cũng phải đo lường theo
chiều hướng ấy, nghĩa là nó cũng phải khó đối với nhóm thấp hơn là với nhóm cao. Mục
tiêu nhắm tới trong khi soạn một bài trắc nghiệm là viết được những câu trắc nghiệm
có chỉ số phân cách cao)

Thế nào là chỉ số phân cách tốt.
Các chuyên gia đã đưa ra một thang đánh giá chỉ số phân cách để giúp các người
soạn trắc nghiệm lựa chọn các câu trắc nghiệm tốt:
Chỉ số D

Đánh giá câu trắc nghiệm

Từ 0.40 trở lên

Rất tốt

0.30 đến 0.39

Khá tốt nhưng có thể làm cho tốt hơn


0.20 đến 0.29

Tạm được, có thể cần phải hoàn chỉnh

Dưới 0.19

Kém, cần loại bỏ hay sửa chữa lại cho tốt hơn.

Trong khi lựa chọn các câu trắc nghiệm căn cứ vào chỉ số phân cách, cần phải nhớ
một điều là chỉ số phân cách D càng cao thì càng tốt. Với hai bài trắc nghiệm tương tự
như nhau, bài trắc nghiệm nào có chỉ số trung bình cao nhất thì bài trắc nghiệm ấy sẽ
là bài tốt nhất, nghĩa là đáng tin cậy nhất.

Phương pháp tính chỉ số phân cách với máy tính.
a.

Hệ số tương quan câu hỏi tổng điểm.

Tương quan câu hỏi tổng điểm được giải thích y hệt như chỉ số phân cách D:
Nhóm sinh viên thực hiện:
01. Ngô Chí Công
02. Trần Trung Hiếu

MSSV: 06520053
MSSV: 065200


×