Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Nghệ thuật điêu khắc chăm pa, văn hóa sa huỳnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (185.96 KB, 7 trang )

VĂN HÓA SA HUỲNH VÀ NGHỆ THUẬT ĐIÊU KHẮC CHAMPA
Thánh địa Mỹ Sơn (tỉnh Quảng Nam), cách Đà Nằng 69 km về phía Đông Nam,
đã từng là hoàng cung dưới triều đại Chăm, từ thế kỷ 4-13. Với tầm quan trọng
về lịch sử và điêu khắc và kiến trúc, nó được coi là một trong những trung tâm
tháp đài chính của đạo Hindu ở khu vực Đông Nam Á và là di sản duy nhất của
thể loại này tại Việt Nam, được công nhận là di sản văn hóa thế giới.
Đi ngang qua cầu bắc ngang qua suối Thẻ, rồi đi theo một đường mòn chạy dọc
theo một có suối để vào trong thung lũng, khu Thánh địa Mỹ Sơn. Trên đường đi
vào, cũng có nhiều cây rừng, đền tháp lẻ tẻ, cảm giác như chuẩn bị đi thăm một
đống đổ nát. Nhưng đến khi vào khu Thánh địa, sẽ thực sự bị cuốn hút bởi
những kiến trúc lạ lẫm nơi đây.
Tượng thần Siva (bộ sưu tầm tư nhân của Lê Phước)


Tò mò nhất là bộ Linga – Yony, làm bằng đá hoặc gạch cổ xưa. Trong đó Linga
biểu trưng cho sinh lực phái nam, còn Yony thì biểu trưng cho sinh lực phái nữ.
Nói chung, nhìn chẳng khác gì ở ngoài thực tế!, nhưng cái biểu trưng của phái
Nam thì giống hơn, còn của nữ thì chắc là không giống lắm, vì bên dưới cái
Linga, là cái Yony, hình dạng hơi tròn tròn, hơi ô van một tý, và đôi khi lại là hẳn
một cái bệ hình vuông hay hình ngũ giác, nhìn rất khác thường. Có rất nhiều bộ
Linga-Yony như thế ở các kích thước khác nhau. Người Chăm rất chú trọng đến
các biểu trưng này vì họ coi đây là những biểu tượng sáng tạo ra sự sinh sôi của
thần Sinva. Thần Siva theo tiếng Phạn là “tốt lành“, được gọi là thần Hủy diệt,


hủy diệt cái cũ để sáng tạo ra cái mới. Vài năm 1996, chúng ta đã phát hiện ra
bộ Linga-Yony lớn nhất Việt Nam.

Cái biểu trưng thứ hai, đó là tượng tượng các vũ nữ “gần như khoả thân, ngực
căng tròn, cặp đùi thon, hông rộng, cổ tay tròn lẳn. Động tác múa tạo nên một
hình khối cân đối và chặt chẽ. Người Chăm còn cố tình đặc tả hàng vú đẹp như


một “vòng xuyến các quả đu đủ, nhìn rất khó hiểu, vì hấp dẫn! (xem hình).

Nghệ thuật điêu khắc Chăm pa và Nghệ thuật kiến trúc Chăm pa qua các đền
tháp bằng gạch được xây dựng rất kỳ lạ. Nghệ thuật điêu khắc Chăm (thế kỷ 515) tại Việt Nam đã được tổ chức triển lãm tại Guimet – Bảo tàng hàng đầu thế
giới về nghệ thuật châu Á (Paris, Pháp) từ hồi tháng 10/2005. Vào tháng


10/2005, Viện Khảo cổ học Việt Nam đã tiến hành khám phá những phế tích
chưa hề có trong các tư liệu Khảo tả vẻ Tháp Chăm cách dây 1 thế kỷ.
Phạm Ngọc Tới (Nhà Nghiên cứu nghệ thuật, Paris, Pháp), đã viết:
The age-old relics of art and culture of a people is the embodiment of the past of
that people, and also is a part of the past of mankind. Mankind needs this past to
contemplate on themselves and others. Art and culture is like a mirror reflecting
history, humanity or inhumanity; thus mankind of any era and any culture to
appreciate its universal beauty“
Tạm dịch:
Những dấu tích văn hóa, nghệ thuật thuộc những thời đại xa xưa của một dân
tộc là hiện thân của cái dĩ vãng của dân tộc đó, đồng thời cũng là một phần dĩ
vãng của nhân loại. Con người cần cái dĩ vãng đó để nhìn lại mình và kẻ khác.
Nó như một tấm gương, nhìn vào đó người ta thấy được lịch sử, thấy được nét
nhân bản, hay không nhân bản, trong một nền văn hóa, nghệ thuật, và từ đó
nhận ra được những cái đẹp phổ biến, mà con người dù ở thời đại nào, thuộc
nền văn hóa nào, cũng đều có thể cảm thụ được.
Với những bức phù điêu vũ nữ Apsara, những tượng nữ thần Shiva ngực trần,
cặp vú rắn chắc, căng trào sự sống, thân hình mềm mại ,uyển chuyển …cùng
những tượng Linga, Yoni, lớn lao vĩ đại – biểu tượng của khao khát trường tồn,
vĩnh cửu tạo nên sắc màu riêng biệt, lôi cuốn, thu hút người thưởng thức đến với
nghệ thuật Chăm Pa đầy bí ẩn cách ngày nay hàng ngàn năm.



Tượng vũ nữ Chăm Pa
ĐIỂN NGỮ VĂN HÓA CHĂM
* Agni : Thần lửa; thần canh hướng đông – nam (dikpâla)
* Amâravatê : Một vùng ở miền Nam Ấn Độ, nơi có trường phái nghệ thuật Phật
giáo phát triển từ sau thế kỷ 11
* Amitâbha : Phật A-di-đà, vị Phật của “ánh sáng vĩnh cửu” trong Phật giáo Đại
Thừa và Kim Cương Thừa; Vị Phật trú ở Tây Phương Tịnh Độ. Đức Bồ tát Quán
thế âm là một hiện thân của ngài.
* Angkor : Di tích kỳ vĩ của Campuchia gồm nhiều đền tháp đồ sộ bằng đá, đạt
đến tuyệt đỉnh của nghệ thuật Khmèr vào thế kỷ XII – XIV
* Avalokitésvara : Đức Quán Thế âm Bồ Tát, vị bồ tát tượng trưng cho từ bi và trí
tuệ, rất phổ biến trong Phật giáo Đại Thừa và Kim Cương Thừa.
* Apsarâ : Vũ nữ thiên tiên, thường xuất hiện trên các đài thờ trong điêu khắc
Champa.
* Bodhisattva : Bồ tát; Tự tánh (Sattva) của bậc giác ngộ (Bodhi) hạnh nguyện tái
sinh vào luân hồi để cứu độ chúng sinh. Một hình tượng đặc trưng của Phật giáo
Đại Thừa.
* Brahmâ : Thần sáng tạo, một trong ba vị thượng đẳng thần (Trimurti) của Ấn
Độ giáo Cakra. Bánh xe hoặc cái đĩa, vật cầm tay của thần Visnu. Trong Phật
giáo Cakra là vật tượng trưng cho Pháp luân.
* Devi : Nữ thần giết quỉ đầu trâu còn gọi là Mahisâsuramardini hay Dtưgâ


* Dharmapâla : Thần Hộ Pháp canh giữ đền tháp trong di tích Phật giáo Đại thừa
(Đồng Dương) Dhoti. Y phục cua đàn õng choàng từ bụng đến bàn chân.
* Dikpâla : Thần canh giữ phương hướng, thờ trong những miếu nhỏ chung
quanh đền thờ chính (Kalan)
* Gandharva : Ca công trên cõi trời, thường ca hát và nhảy múa với Apsarâ
* Ganesa : Thần hanh phúc và may mắn, đầu voi mình người, con trai của thần
Siva và nữ thần Parvati

* Gajasimha : Voi – Sư Tử, vật cưỡi của thần Siva. thường bảo vệ đền tháp.
* Garuda : Chim thần, vật cưỡi của thần Visnu, tượng trưng cho sự bình an
* Hamsa : Thiên nga, vật cưỡi của thần Brahmâ, tượng trưng cho trí thức
* Hanuman: Khỉ thần giúp hoàng tử Râmâ đánh thắng quỷ vương Râvana, cưới
được công chúa Sitâ
* Hinayâna : Phật giáo Tiểu Thừa, kinh điển chủ yếu bằng tiếng Pàli Indra. Thần
sấm sét, cai quản ba mươi cõi trời; thần canh giữ hướng đông (Dikpâla)
* ívara : Thượng đế, đấng toàn năng, thần Siva, thần canh giữ hướng đông
(Dikpâla).
* Jatâmukuta : Một kiểu tóc kết thành hình chóp với một cái miện
* Jakata : Bốn sinh kinh, bộ kinh nói về các tiền kiếp của Phật Thích Ca
(Sakyamuni).
* Kailâsa : Một ngọn núi trong dãy Himalaya theo thần thoại là chỗ ở của thần
Siva.
* Kâla : Thần thời gian, biểu hiện bằng những mặt quái vật hung dữ trên các đài
thờ và đền – tháp Champa
* Kalan : Đền thờ (tiếng Chăm)
* Kubera : Thần Tài lộc và Sức khỏe; thần canh giữ hướng bắc (dikpâla)
* Laksmi : Nữ thần phú quý, sắc đẹp và hạnh phúc, vợ thần Visnu
* Linga : Bộ sinh thực khí, tượng trưng cho thần Siva, biểu tượng dương tính
(kết hợp với Yoni, biểu tượng âm tính) là năng lực sáng tạo. Linga trong điêu
khắc Champà thường có ba phần : Phần dưới hình vuông : tượng trưng cho
thần Brahmâ, phần giữa hình bát giác : tượng trưng cho thần Visnu, phần trên
hình tròn : tượng trưng cho thần Siva.
* Lokapâla : Những vị Phật trú ở các thế giới trong Phật giáo Đại Thừa, thờ trong
những đền thờ nhỏ quanh phật đường chính ở di tích Phật giáo Đồng Dương.
* Mahâyna : Phật giáo Đại thừa, một tông phái nhấn mạnh lý tưởng Bồ Tát
* Mákara : Con thú thần thoại, một loài thuỷ quái có nanh nhọn và vòi dài, vật
cưỡi của nữ thần Ganga và thần Vurana thường xuất hiện trên các đài thờ và
đền tháp Champa

* Mukhalinga : Linga có hình mặt thần Siva
* Nâga : Một loài rắn sống ở thủy cung
* Nandin : Bò thần, vật cưỡi của thần Siva


* Prajnâpâpâramitâ : Bồ Tát Đại Trí Huệ Bát Nhã, mẹ của chư phật dưới hình
thức nữ trong Phật giáo Đại Thừa
* Râhu :ác quỷ nuốt mặt trời và mặt trăng, tạo nên nhật thực và nguyệt thực.
Biểu hiện bằng những mặt nạ hung dữ trong điêu khắc Champa
* Rsi : Đạo sĩ thấu thị tiên tri
* Rudra : Thần Bão tố và Hủy diệt
* Sarasvati : Nữ thần thi ca và nghệ thuật, vợ thần Brahmâ
* Séra : Rắn thần bảy đầu, tượng trưng cho sự bất diệt
* Siva : Một trong ba vị thượng đẳng thần của Ấn Độ giáo (Trimurti); thần hủy
diệt và sáng tạo, vị thần chính của phái Saiva
* Tândava : Điệu múa của thần Siva biểu thị sự vận hành của vũ trụ
* Umà : Nữ thần, vợ Siva, cũng được biết dưới nhiều tên gọi khác
* Uroja : Vú phụ nữ, nữ thần đựng nước, gốc rễ của vương quốc Champa. Ngài
thường được biểu hiện trên các đài thờ bằng hình tượng những bộ vú phụ nữ.
* Vaìrayâna : Kim Cương Thừa, một tông phái thuộc Phật giáo Đại Thừa, chú
trọng hành trì chú thuật Mạn-đà-la
* Vurana: Thần canh giữ hướng tây (Dikpâla)
* Vâyu : Thần gió, thần canh giữ hướng tây bắc (Dikpâla)
* Visnu : Một trong ba vị thượng đẳng thần của Ấn Độ giáo, thần bảo tồn vũ trụ.
Vị thần chính của phái Vaisnava
* Yaksa : Một vị á thần Yama. Thần chết, thần canh giữ hướng nam (dikpâla)
* Yoni : Bộ sinh thực khí, biểu tuợng âm tính, kết hợp với Linga thành một bàn
thờ đặt giữa lòng tháp. Yoni trong điêu khắc Champa thường biểu hiện bằng
hình tròn hoặc hình vuông.




×