Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Phân tích nhân vật vũ nương trong Chuyện người con gái Nam Xương hay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88.56 KB, 4 trang )

Phân tích nhân vật Vũ Nương trong « Chuyện người con gái Nam Xương »
1.Mở bài
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác.
- Giới thiệu nhân vật và đặc điểm nhân vật : Vũ Nương là người phụ nữ
xinh đẹp đức hạnh nhưng cuộc đời bi thảm.
2. Thân bài :
2.1 :Khái quát những phẩm chất của Vũ Nương
2.2 Phân tích :
a. Vũ Nương là người phụ nữ xinh đẹp, đức hạnh.
* Là người phụ nữ tư dung tốt đẹp, tính thùy mị nết na, khéo cư xử. Dù phải lấy
người chồng vô học, đa nghi và cả ghen nhưng do nàng khéo cư xử nên vợ chồng
ăn ở êm ấm, không lúc nào xảy ra chuyện thất hòa.
* Đằm thằm thiết tha với chồng : Khi chồng ra trận, nàng đã rót chén rượu đầy tiễn
và căn dặn ân cần .
Lời dặn của nàng : "Chàng đi chuyến này thiếp chẳng dám mong … ... … mang
theo hai chữ bình yên".
- Bày tỏ sự lo lắng khi chồng phải đối diện với nguy hiểm, chết chóc " Chỉ em việc
quân khó liệu … … … lo lắng.
- Bày tỏ sự sự nhớ nhưng của người vợ phải xa chồng " Nhìn trăng soi thành cũ …
… … cánh hồng bay bổng".


-> Lời dặn tha thiết của nàng khiến cho ai cũng phải rơi lệ
* Đảm đang tháo vát : Một mình nàng sinh con, nuôi con, chăm sóc mẹ già. Không
những thế nàng còn phải quán xuyến gia đình nhà cửa, chăm sóc phần mộ tổ tiên.
* Là người con dâu hiếu thảo :
- Khi mẹ còn sống nàng đối xử ân cần, khi bà ốm nàng chăm sóc, thuốc thang, lễ
bái thần phật và dùng mọi lời khôn khéo khuyên lơn mong bà chóng khỏi bệnh.
- Khi mẹ chồng mất nàng lo ma chay tế lễ chu đáo như cha mẹ đẻ của mình. Lời
trăng trối của bà trước lúc ra đi " Sau này trời xét lòng thành ban cho phúc đúc …
…. … đã chẳng phụ mẹ" chính là lời khẳng định cho sự hiếu thảo của nàng.


* Là người mẹ thương con:
- Chăm sóc con chu đáo
- Đêm đêm nàng thường cái bóng trên tường và bảo đó là cha Đản -> Mong con
cảm nhận được hình ảnh của người cha, cảm nhận được không khí gia đình đầm
ấm.
* Thủy chung, tiết hạnh
+ Suốt ba năm chồng đi lính nàng đã sống trong sự nhớ thương và khắc khoải đợi
chờ " Mỗi khi thấy bướm … … … ngăn được".
+Nàng một mực thủy chung với chồng " Cách biệt ba năm giữ gìn một tiết … …
… bén gót.


+ Khi bị chồng nghi ngờ là thất tiết nàng đã một mực thanh minh. Cuối cùng nàng
đã tự tử để khẳng định tấm lòng trinh bạch của mình.
* Trọng tình nghĩa, nhân hậu, vị tha
+ Khóc khi nghe Phan Lang kể chuyện gia đình, quê hương.
+Tuy sống dưới thủy cung đầy đủ và sung sướng nhưng nàng vẫn không nguôi nhớ
về gia đình, chồng con, vẫn lo lắng cho phần mộ tổ tiên, vẫn khao khát phục hồi
danh dự.
+ Nàng đã trở về tha thứ cho TS - người đã trực tiếp cướp đi cuộc sống của nàng.
b. Vũ Nương là người phụ nữ có số phận bi thảm.
* Vũ Nương bị cướp đi quyền yêu, quyền hạnh phúc : Là cô gái xinh đẹp nết na
nhưng con nhà kẻ khó nên phải lấy một người chồng vừa cả ghen, vô học lại đa
nghi. Vì vậy trong cuộc sống vợ chồn nàng luôn phải giữ gìn để gia đình yên ấm.
* Phải xa chồng, chấp nhận cuộc sống của người chinh phụ: Tuy chỉ có khát vọng
giản dị là thú vui nghi gia, nghi thất nhưng "vợ chồng chưa thỏa tình chăn gối đã
phải chia phôi vì động việc lửa binh". Từ đó nàng sống trong nỗi cô đơn vò võ,
khắc khoải đợi chờ trong niềm hi vọng mong manh: Mỗi khi thấy bướm… ngăn
được.
* Phải sống vất vả, khổ cực: Chồng đi lính, nàng phải một mình sinh con, nuôi con,

chăm sóc gia đình, quán xuyến nhà cửa ruộng vườn. Tất cả mội gánh nặng gia đình
đều dồn lên đôi vai mảnh mai yếu ớt của nàng.


* Bị nghi oan, bị bức tử: Nhưng nỗi đau khổ lớn nhất của nàng là bị nghi oan. TS
đi lính xa nhà dẫn đến hiểu lầm vợ mình thất tiết. Từ đó chàng ra sức mắng nhiếc,
đánh đập và cuối cùng đuổi vợ ra khỏi nhà. Vũ Nương vô cùng đau đớn vì bị
chồng chà đạp lên cả thể xác và tinh thần. Nàng bị nghi oan, đau đớn hơn nữa là bị
nghi ngờ điêuf mà nàng hết sức giữ gìn và coi trọng hơn cả mạng sống của mình.
Không những thế nàng còn không biết được lí do, không được thanh minh. Cuối
cùng vì quá đau đớn nàng đã phải gieo mình xuống sông tự tử để minh oan cho
tấm lòng trinh bạch của mình.
2.3. Đánh giá nâng cao:
- Ngòi bút nhân đạo của Nguyễn Dữ, sự cảm thông của ông với những người phụ
nữ bất hạnh.
- Số phận của VN cũng là số phận chung của những người phụ nữ trong xã hội pk.
- Nguyễn Dữ đã khái quát số phận của người phụ nữ trong xã hội PK bằng hai câu
thơ nỏi tiếng trong TK:
Đau đớn thay phận đàn bà
Lời ràng bạc mệnh cũng là lời chung.
3. Kết bài:
- Khẳng định giá trị của truyện và hình ảnh nv VN.
- Nêu cảm nghĩ bản thân.
…………………………………………………..



×