MỤC LỤC
MỤC LỤC ................................................................................................ 1
LỜI NÓI ĐẦU .......................................................................................... 4
CHƢƠNG 1 .............................................................................................. 4
ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................... 4
CHƢƠNG 2 ............................................................................................. 7
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU................................................... 7
2.1. Khái quát dự án trồng mới 5 triệu ha rừng .................................... 7
2.2. Trên thế giới ................................................................................... 8
2.3. Ở Việt Nam..................................................................................... 9
2.3.1. Những nghiên cứu về chính sách liên quan đến phát triển
trồng rừng ......................................................................................... 9
2.3.2. Một số nghiên cứu liên quan đến dự án trồng mới 5 triệu ha
rừng ................................................................................................. 11
2.3.3. Những kết luận rút ra phục vụ cho đề tài nghiên cứu............ 12
Chƣơng 3 ................................................................................................ 14
MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ .......................................... 14
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................... 14
3.1. Đối tƣợng, địa điểm nghiên cứu.................................................... 14
3.1.1. Đối tượng ................................................................................... 14
Nghiên cứu cơ sở và tình hình thực hiện chính sách để thúc đẩy trồng
rừng theo khuôn khổ Dự án phát triển lâm nghiệp Sơn La của xã Lóng
Sập – Huyện Mộc Châu – Tỉnh Sơn La............................................... 14
3.1.2. Địa điểm ..................................................................................... 14
Tại Xã Lóng Sập – Mộc Châu – Sơn La.............................................. 14
3.2. Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................... 14
3.3. Nội dung nghiên cứu..................................................................... 14
3.3.1. Điều tra các điều kiện tự nhiên kinh tế, xã hội của địa điểm
nghiên cứu ....................................................................................... 14
1
3.3.2. Nghiên cứu cơ sở chính sách liên quan đến trồng rừng sản
xuất trong ........................................................................................ 14
3.3.3. Tình hình vận dụng chính sách và thực hiện trồng rừng sản
xuất (hiệu quả, trồn tại, nguyên nhân) ............................................ 14
3.3.4. Đƣa ra các giải pháp về mặt chính sách, tổ chức quản lý để
thúc đẩy trồng rừng sản xuất tại địa phƣơng. ................................. 15
3.4. Phƣơng pháp nghiên cứu.............................................................. 15
3.4.1. Ngoại nghiệp .......................................................................... 15
3.4.2. Nội nghiệp .............................................................................. 16
3.2.3. Tình hình sản xuất ................................................................. 19
Chƣơng 4 ................................................................................................ 20
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...................................................................... 20
4.1. Cơ sở chính sách liên quan đến dự án trồng rừng sản xuất theo
khuôn khổ dự án ................................................................................. 20
4.1.1 Cơ sở lý luận ........................................................................... 20
4.1.2. Chính sách của nhà nƣớc ....................................................... 22
4.2. Chính sách của địa phƣơng .......................................................... 29
4.2.1. Chính sách về đất đai ............................................................. 29
4.2.2. Chính sách về khoa học công nghệ......................................... 30
4.2.3. Những tồn tại và nguyên nhân của hệ thống chính sách ....... 30
4.3. Tình hình tổ chức quản lý, thực hiện trồng rừng theo khuôn khổ
dự án tại địa phƣơng ........................................................................... 31
4.3.1. Tình hình tổ chức quản lý dự án ............................................ 32
4.3.2 Quá trình thực hiện trồng rừng sản xuất trong khuân khổ dự
án W7 tại địa phƣơng ...................................................................... 32
4.4. Đánh giá về sự tham gia ............................................................... 32
4.5. Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển trồng rừng sản xuất của
khu vực ............................................................................................... 33
4.5.1. Chính sách đất đai ................................................................. 33
2
4.5.2. Chính sách thị trƣờng nông lâm sản và hƣởng lợi ................. 34
4.5.3. Chính sách về khoa học công nghệ ........................................ 35
4.5.4. Chính sách môi trƣờng .......................................................... 35
KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ ..................................................................... 37
1. Kết luận ........................................................................................... 37
2. Kiến nghị ......................................................................................... 38
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................... 39
3
LỜI NÓI ĐẦU
Để hoàn thành khoá học 2011- 2013, đồng thời đánh giá kết quả học tập,
gắn lí thuyết với thực hành, bước đầu làm quen với công tác nghiên cứu khoa
học, được sự nhất chí của Khoa Nông lâm và bộ môn Nông lâm kết hợp tôi
lựa chọn đề tài: "Nghiên cứu cơ sở và tình hình thực hiện chính sách để
thúc đẩy trồng rừng theo khuôn khổ Dự án W7 của xã Lóng Sập -Mộc
Châu - Sơn La" làm chuyên đề tốt nghiệp.
Dưới sự hướng dẫn trực tiếp của thây giáo Chu Văn Tiệp, cùng với sự nỗ
lực của bản thân, tôi đã hoàn thành quá trình thực tập, làm chuyên đề tốt
nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong bộ môn Nông lâm kết
hợp, đặc biệt là thây giáo Chu Văn Tiệp đã giúp tôi thực hiện chuyên đề này.
Qua đây cho tôi bày tỏ lòng biết ơn tới cán bộ, người dân địa phương xã
Lóng Sập, cán bộ lâm trường Mộc Châu, UBND huyện Mộc Châu đã tạo điều
kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện chuyên đề.
Do năng lực, trình độ và thời gian hạn chế do vậy chuyên đề của tôi
không khỏi có những thiếu sót. Tôi rất mong được sự quan tâm bổ xung của
các thầy cô để báo cáo chuyên đề tốt nghiệp của tôi được hoàn thiên hơn
Lóng Sập, Ngày…tháng…..Năm 2013
Sinh Viên thực hiên:
Lương Thị Lan
CHƢƠNG 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
4
Rừng có ý nghĩa quan trọng đối với đời sống con người, ngoài việc
cung cấp gỗ và các lâm sản ngoài gỗ, rừng còn là nơi để con người nghiên
cứu và tham quan du lịch. Trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hoá hiện
nay thì rừng càng trở nên cần thiết đối với đời sống con người.
Trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, diện tích rừng đang
ngày càng bị suy giảm một cách nghiêm trọng cả về số lượng và chất lượng.
Năm 1943, diện tích rừng nước ta có 14,29 triệu ha với độ che phủ là 43%.
Đến năm 1990, diện tích rừng giảm xuống chỉ còn 9,3 triệu ha, với độ che phủ
27,2%. Tuy nhiên từ năm 1990 trở lại đây, diện tích rừng đã tăng lên đáng kể
nhờ công tác trồng rừng và phục hồi rừng tự nhiên. Tuy diện tích rừng có tăng
nhưng chất lượng rừng tự nhiên và rừng trồng còn thấp, chưa đáp ứng được
nhu cầu sản xuất và phòng hộ.
Nhận thấy được tầm quan trọng của việc mất rừng, những năm gần đây
Chính phủ Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong công tác trồng và bảo vệ rừng. Dự
án trồng mới 5 triệu ha rừng (W7) được ra đời theo quyết định W7/ QĐ -TTg
ngày 29/07/1998 với mục tiêu: trồng mới 5 triệu ha rừng cùng bảo vệ diện tích
rừng hiện có để tăng độ che phủ của rừng góp phần đảm bảo an ninh về môi
trường.
Cùng với việc ban hành quyết định W7/QĐ -TTg Nhà nước đã ban
hành hàng loạt và áp dụng nhiều chính sách, nhiều giải pháp nhằm đẩy mạnh
tốc độ trồng rừng, phát triển kinh tế của các tỉnh miền núi nơi người dân sống
gần rừng và phụ thuộc vào rừng. Quá trình triển khai Dự án đạt kết quả gắn
liền tính phù hợp của chính sách và công tác thực hiện các chính sách. Tuy
nhiên, sự quan tâm của chúng ta trong thời gian qua lại tập trung chủ yếu vào
2 đối tượng là rừng đặc dụng và rừng phòng hộ mà chưa thực sự chú ý quan
tâm nhiều đến rừng trồng sản xuất. Do đó, thực tiễn sản xuất hiện nay đã đang
đặt ra nhiều vấn đề cần quan tâm như kỹ thuật, chính sách, thị trường, ... gây
ảnh hưởng trực tiếp tới người trồng rừng.
5
Lóng sập là một trong những xã nằm trong Dự án W7 của huyện Mộc
Châu, Sơn La tỷ lệ đói nghèo cao, đời sống nhân dân còn phụ thuộc vào rừng.
Việc thực hiện Dự án ở đây mới tập trung vào hoạt động khoanh nuôi xúc tiến
tái sinh rừng và trồng rừng phòng hộ. Việc trồng rừng sản xuất chưa được
triển khai đồng bộ đúng Dự án. Vậy nguyên nhân dẫn đến Dự án chậm trễ
như vậy có phải là do yếu tố chính sách và chính sách có ảnh hưởng tới hoạt
động của Dự án tại địa phương.
Xuất phát từ thực tế trên, tôi tiến hành nghiên cứu chuyên đề: "Nghiên
cứu cơ sở và tình hình thực hiện chính sách để thúc đẩy trồng rừng theo
khuôn khổ Dự án W7 của xã Lóng Sập – Huyện Mộc Châu – Tỉnh Sơn
La".
6
CHƢƠNG 2
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Khái quát dự án trồng mới 5 triệu ha rừng
Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng ( hay còn gọi là dự án phát triển lâm
nghiệp sơn la ) ra đời theo quyết định số VW7/QĐ-TTG ngày 29/7/1998 của
thủ tướng chính phủ về việc thực thi dự án trồng mới 5 triệu ha rừng. Đây là
dự án quan trọng nhằm bảo vệ diện tích rừng hiện có và tăng độ che phủ của
rùng lên 43% góp phần bảo đảm an ninh môi trường, giảm nhẹ thiên tai...
- Mục tiêu cụ thể:
1. Trồng mới 5 triệu ha rừng cùng với bảo vệ diện tích rừng hiện có độ
tăng độ che phủ của rừng lên 43%, góp phần đảm bảo an ninh môi trường, giảm
nhẹ thiên tai tăng khả năng sinh thuỷ, bảo tồn nguồn gen và tính đa dạng sinh học.
2. Sử dụng có hiệu quả diện tích đất trống, đồi núi trọc, tạo thêm nhiều
việc làm cho người lao động, góp phần xóa đói, giảm nghèo, định canh, định
cư, tăng thu nhập cho dân cư sống ở nông thôn miền núi, ổn định chính trị xã hội, quốc phòng, an ninh, nhất là ở vùng biên giới.
3. Cung cấp gỗ làm nguyên liệu để sản xuất giấy, ván nhân tạo, đáp ứng
nhu cầu gỗ, củi và các lâm đặc sản khác cho tiêu dùng trong nước và sản xuất
hàng xuất khẩu, cùng với phát triển công nghiệp chế biến lâm sản, đưa lâm
nghiệp trở thành một ngành kinh tế quan trọng, góp phần phát triển kinh tế xã hội miền núi.
- Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng là một dự án dài hạn (giai đoạn 1998
- 2010) có phạm vi trong cả nước, trong đó quy hoạch cho trồng mới 2 triệu
ha rừng đặc dụng, phòng hộ và 3 triệu ha rừng sản xuất. Trong quá trình thực
hiện dự án khi cần nhà nước có thể đổi mới các chỉ tiêu, thể chế chính sách
sao cho phù hợp với điều kiện thực tiễn. Đặc biệt trong giai đoạn này Quốc
hội và Chính phủ đã ban hành một loạt các hệ thống luật pháp và những chính
7
sách quan trọng nhằm tăng cường công tác bảo vệ phát triển rừng và quản lý
rừng bền vững đó là:
+ Luật bảo vệ và phát triển rừng (1991)
+ Luật đất đai (1993) và bổ sung luật đất đai vào các năm (1998, 2001)
và năm 2003 ban hành luật đất đai sửa đổi.
+ Nghị định 02/CP (1994) của Chính phủ về giao đất lâm nghiệp cho tổ
chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích lâm nghiệp.
+ Nghị định 01/CP (1995) của Chính phủ về việc giao khoán sử dụng đất
lâm nông nghiệp vào mục đích sản xuất nông lâm ngư nghiệp trong các doanh
nghiệp Nhà nước.
+ Quyết định 264/CP (1992) của Chính phủ về tín dụng vay vốn ưu đãi
để trồng rừng sản xuất.
+ Quyết định 245/1998/QĐ/TTg ngày 21/12//1998 của Thủ tướng
Chính phủ về thực hiện trách nhiệm quản lý Nhà nước của các cấp về
rừng và đất rừng.
+ Nghị định 163/1999/NĐ/TTg của Thủ tướng Chính phủ về giao
đất, cho thuê đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng
lâu dài vào mục đích lâm nghiệp (thay thế cho Nghị định 02/CP, 1994).
+ Quyết định 327/QĐ/CT ngày 15 tháng 9 năm 1992 của Chủ tịch Hội
đồng bộ trưởng (nay là Thủ tướng chính phủ) ban hành một số chủ trương,
chính sách sử dụng đất trống, đồi núi trọc, rừng, bãi bồi ven biển và mặt
nước.
+ Quyết định 202/TTg ngày 2 tháng 5 năm 1994 của Thủ tướng
Chính phủ về quy định khoán bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng.
+ Quyết định 08/2001/QĐ-TTg, của Thủ tướng Chính phủ về việc ban
hành quy chế quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất là rừng tự
nhiên.
2.2. Trên thế giới
8
Trong nhiều thập kỷ qua, trên thế giới nhất là các nước đang phát triển
đã nhận thức rõ tài nguyên rừng có hạn và đang bị suy giảm nghiêm trọng,
nhất là tài nguyên rùng tự nhiên. Nếu như theo đà hiện nay thì mỗi năm diện
tích rùng sẽ mất khoảng 15 triệu ha thì hơn 100 năm nữa diện tích rừng nhiệt
đới sẽ hoàn toàn biến mất loài người sẽ phải gánh chịu nhiều thảm họa có thể
xảy ra như lũ lụt, hạn hán và đặc biệt là hiện tượng trái đất đang nóng lên đã
và đang đe dọa cuộc sống của con người.
Để đối phó với tình hình trên, nhằm hạn chế sự mất rừng cộng đồng
quốc tế đã thành lập nhiều tổ chức, nhiều hội nghị, đề xuất và cam kết nhiều
công ước bảo vệ rừng. Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng được nhiều nước thực
hiện nhằm hạn chế sự suy giảm về rừng, gia tăng trữ lượng...
Bên cạnh đó hiệu quả của công tác trồng rừng chính là hiệu quả về mặt
kinh tế. Sản phẩm của trồng rừng phải có thị trường, phục vụ được cả mục
tiêu trước mắt lẫn lâu dài. Đồng thời phương thức canh tác phải phù hợp với
bản địa và dễ áp dụng với người dân địa phương.
Theo Thom R.Waggener (2000), để phát triển trồng rừng đạt hiệu quả
kinh tế cao, nhoài sự đầu tư tập trung về kinh tế, kỹ thuật còn phải chú ý đến
những vấn đề có liên quan đến chính sách và thị trường. Nhận biết được đó là
điều then chốt các nghiên cứu về kinh tế lâm nghiệp ở cấp quốc gia tai các
nước phát triển như Mỹ, Nhật, Canada... hiện nay được tập trung hiện nay
được tập trung vào thị trường và khả năng cạnh tranh sản phẩm.
2.3. Ở Việt Nam
2.3.1. Những nghiên cứu về chính sách liên quan đến phát triển trồng rừng
Cùng với đổi mới chiến lược phát triển Lâm nghiệp. Chính phủ đã ban
hành hàng loạt các chính sách về quản lý rừng như Luật đất đai, Luật bảo vệ
và phát triển rừng, các nghị định 01/CP; 02/CP; 163/CP về việc giao đất, cho
thuê đất Lâm Nghiệp; các chính sách về đầu tư, tín dụng như Luật khuyến
khích đầu tư trong nước, nghị định 43/1999/NĐ-CP, nghị định 50/1999/NĐCP, tín dụng ưu đãi, tín dụng thương mại, chính sách thuế, chính sách hưởng
9
lợi… Các chính sách trên đã có tác động mạnh đến phát triển sản xuất Lâm
nghiệp, đặc biệt là trồng rừng sản xuất.
Nghìn chung, những nghiên cứu về chính sách để phát triển trồng rừng
ở Việt Nam trong thời gian gần đây đã được quan tâm nhiều hơn, mỗi chính
sách nghiên cứu đều có cách tiếp cận riêng và có những nhận định riêng về
tác động của chính sách này đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở
vùng trung du và miền núi. Trong những nghiên cứu đó có những nghiên cứu
có thể giải quyết được nhiều vấn đề, tuy nhiên vấn còn nhiều tôn tại và cần
tiếp tục nghiên cứu.
Năm 1998, Việt Nam chính thức tham gia " Chương trình hoạt động
lâm nghiệp nhiệt đới" của cộng đồng quốc tế. Dự án " Tổng quan về lâm
nghiệp Việt Nam " với mã hiệu VIE - 08 - 037 đã được tiến hành và kết thúc
năm 1991, dự án đã đóng góp quý báu vào việc đánh giá hiện trạng lâm
nghiệp Việt Nam thời điểm lúc đó và đưa ra những khuyến cáo về việc định
hướng phát triển ngành lâm nghiệp cho đến năm 2000 và một số năm tiếp theo.
Dự án " Đổi mới chiến lược ngành lâm nghiệp ", đay là dự án xuất phát
từ yêu cầu cấp bách đối với nước ta sau khi luận bảo vệ và phát triển rừng đã
được ban hành ( 1991 ), mục tiêu của dự án là tìm hiểu học tập và hợp tác để
tìm ra các giải pháp chiến lược thực thi có hiệu quả mục tiêu phát triển ngành
lâm nghiệp, trong điều kiện hoàn cảnh của Việt Nam.
Đề tài " nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn góp phân xay dựng chính
sách quản lý và khuyến khích phát triển rừng của các hộ gia đinh nông dân "
của nhóm tác giả Nguyễn Đinh Tư và Nguyễn Văn Tuấn ( 1999 ), đã tiến
hành nghiên cứu phân tích các cơ sở lý luận vào cơ sở thực tiến của việc xây
dựng hệ thống chính sách, chế độ khuyến khích và phát triển rừng cho các hộ
nông dân. Trên cơ sở tổng kết đánh giá hệ thống chinh sách, chế độ hiện hành
bước đầu đề xuất các khuyến nghị về việc hoàn thiện hệ thống chế độ chính
sách quản lý và khuyến khích phát triển rừng của các hộ nông dân.
10
Hội thảo với chủ đề " Chủ rừng và lợi ích của chủ rừng trong kinh
doanh rừng trồng " do vụ chính sách, vụ hợp tác quốc tế, Cục phát triển lâm
nghiệp - bộ PT và PTNT phối hợp tổ chức từng Ngày 13 - 15 / 07/1998 tại
tỉnh Sơn La đã xem xét khuân khổ pháp lý và tác động của hệ thống pháp lý
đang tồn tại đối với từng loại khu rừng và nhận thấy còn một số vấn đề sau:
- Cần xác định rõ địa vị pháp lý của các loại chủ rừng bao gồm: Hộ gia
đình, cá nhân, doanh nghiệp tư nhân kinh doanh trồng rừng, lâm trường quốc
doanh, ban quản lý rừng đặc dụng, phòng hộ, các khu rừng là công ty liên
doanh, các khu rừng là nhà đầu tư nước ngoài, các cộng đồng dân cư,…
- Cần xác định rõ hơn quyền hạn của họ đối với đất đã giao, đất cho
thuê để trồng rừng trong hàng chục năm, những khuyến nghị trên nhằm góp
phần tạo nên những đọng lực mới đẩy mạnh các hoạt động trồng rừng ở nước
ta trong thời gian tới.
Đỗ Doãn Triệu (1997), với nghiên cứu xây dựng một số luận cứ khoa
học và thực tiễn góp phần hoàn thiện các chính sách khuyến khích đầu tư
nước ngoài vào trồng rừng nguyên liệu công nghiệp. Tác giả Lê Quang Trung
và các cộng sự (2000), đã nghiên cứu và phân tích các chính sách khuyến
khích trồng rừng Thông nhựa đã đưa ra 10 khuyến nghị mang tính định hướng
để phát triển loại hình rừng này.
Tác giả Vũ Long (2000), đã đánh giá hiệu quả sử dụng đất sau khi giao
và khoán đất lâm nghiệp ở các tỉnh miền núi phía Bắc; Đỗ Đình Sâm, Lê
Quang Trung(2003), đã đánh giá hiệu quả trồng rừng nông nghiệp ở Việt
Nam. Tác giả Võ Đai Hải và tác giả Nguyễn Xuân Quát (2003), đã đánh giá
thực tế triển khai thực hiện chính sách về quyền hưởng lợi (QĐ 178).
Tác giả Nguyễn Bá Ngãi (2001), với đề tài “Nghiên cứu cơ sở khoa học
và thực tiễn cho quy hoạch nông, lâm nghiệp cấp xã vùng trung tâm miền núi
phía Bắc Việt Nam” có đề cập đến chính sách như là một trong những cơ sở
để quy hoạch và sử dụng đất một cách hợp lý.
2.3.2. Một số nghiên cứu liên quan đến dự án trồng mới 5 triệu ha rừng
11
Đề tài cấp nhà nước "Nghiên cứu những vấn đề kỹ thuật lâm sinh nhằm
thực hiện có hiệu quả đề án 5 triệu ha rừng và hướng tới đóng cửa rừng tự
nhiên" của tác giả Đỗ Đình Sâm và tác giả Phạm Văn Tuấn cùng một số cộng
sự (2001). Các tác giả đã tập trung nghiên cứu năng suất rừng trồng bạch đàn
Urophylla, bạch đàn Camaldulensis và Tereticornis, Keo Mangium, Keo lai,...
tại vùng Đông Bắc Bộ, Đông Nam Bộ và Tây Nguyên. Kết quả là giải quyết
được nhiều vấn đề về cơ sở khoa học cho việc thâm canh rừng trồng qua đó
làm nâng cao năng suất cây trồng.
Đề tài "Nghiên cứu thử nghiệm phục hồi rừng và gây trồng trên núi đá
vôi tại các tỉnh Tây Bắc" của tác giả Hoàng Kim Ngũ và tác giả Bùi Thế Đồi Trường Đại Học Lâm Nghiệp" (2000-2003). Đề tài đã tiến hành và đề xuất ra
được một số loài cây trồng rừng trên núi đá vôi đồng thời cũng xây dựng
được một số giải pháp kỹ thuật lâm sinh và cơ chế chính sách để phục hồi và
phát triển rừng trên núi đá vôi.
2.3.3. Những kết luận rút ra phục vụ cho đề tài nghiên cứu
Các công trình nghiên cứu trên thế giới được triển khai tương đối toàn
diện và có quy mô lớn trên mọi lĩnh vực từ khâu kỹ thuật cho tới kinh tế,
chính sách, xã hội... những nghiên cứu về chính sách và thị trường đã được
tiến hành đồng bộ, tạo cơ sở lý luận, khoa học cho sự phát triển trồng rừng ở
nước ta, góp phần ổn định sản xuất, nâng cao đời sống người dân và phát triển
kinh tế - xã hội cả đất nước.
Ở nước ta vấn đề chính sách để thúc đẩy trồng rừng trong những năm
gần đây đang được tập chung nghiên cứu, nhất là từ sau khi chúng ta thực
hiện chủ chương đóng cửa rừng, phát triển các nhà máy giấy và khu công
nghiệp lớn. Tuy các công trình đó đã đáp ứng một phần nào về việc nâng cao
hiệu quả chất lượng rừng nhưng vấn đề ảnh hưởng của cơ chế chính sách tới
công tác trồng rừng chưa thực sự được quan tâm.
Lóng sập một trong những xã có diện tích rừng tương đối lớn, diện tích
rừng không tập trung, đa phần diện tích do người dân tự quản lý. Việc thực
12
hiện chính sách ở đây mới chỉ nhằm nâng cao trữ lượng rừng mà chưa thực sự
chú ý đến chất lượng rừng. Do đó đây một vấn đề đòi hỏi cần phải được quan
tâm chú trọng và giải quyết nhằm nâng cao hiệu quả trồng rừng đối với từng
địa phương.
13
Chƣơng 3
MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tƣợng, địa điểm nghiên cứu
3.1.1. Đối tượng
Nghiên cứu cơ sở và tình hình thực hiện chính sách để thúc đẩy trồng
rừng theo khuôn khổ Dự án phát triển lâm nghiệp Sơn La của xã Lóng Sập –
Huyện Mộc Châu – Tỉnh Sơn La
3.1.2. Địa điểm
Tại Xã Lóng Sập – Mộc Châu – Sơn La
3.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Phân tích cơ sở, căn cứ về mặt chính sách đối với trồng rừng sản xuất
trong khuôn khổ dự án W7.
- Đánh giá hiệu quả đạt được, tồn tại, nguyên nhân trong việc thực hiện
triển khai chính sách và thực hiện trồng rừng trong khuôn khổ dự án tại địa
phương.
- Đề xuất giải pháp nhằm thúc đẩy trồng rừng sản xuất trong khuôn khổ
dự án W7
3.3. Nội dung nghiên cứu
3.3.1. Điều tra các điều kiện tự nhiên kinh tế, xã hội của địa điểm nghiên cứu
- Điều kiện tự nhiên.
- Điều kiện kinh tế xã hội.
3.3.2. Nghiên cứu cơ sở chính sách liên quan đến trồng rừng sản xuất
trong khuôn khổ dự án (cơ chế đầu tư, cơ chế hưởng lợi, cá quy định về tổ
chức thực hiện...)
3.3.3. Tình hình vận dụng chính sách và thực hiện trồng rừng sản xuất
(hiệu quả, tồn tại, nguyên nhân)
14
3.3.4. Đưa ra các giải pháp về mặt chính sách, tổ chức quản lý để thúc đẩy
trồng rừng sản xuất tại địa phương.
3.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
3.4.1. Ngoại nghiệp
- Lựa chọn đối tượng nghiên cứu:
+ Qua tìm hiểu tài liệu thứ cấp
- Phương pháp thu thập số liệu, nghiên cứu tài liệu có sẵn:
+ Các tài liệu liên quan tới vùng nghiên cứu như điều kiện tự nhiên,
điều kiện kinh tế xã hội, báo cáo tổng kết kế hoạch các năm của khu vực. Các
tài liệu đã được công bố được thu thập tại ban quản lý dự án huyện Mộc
Châu, Uỷ ban nhân xã, xã Lóng Sập,
+ Các chính sách đã được công bố và áp dụng vào khu vực nghiên cứu của
nhà nước, của tỉnh, huyện, xã như quyết định W7/CP, nghị định 02/CP, 163/CP,
01/CP... Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 1991, luật đất đai năm 2003.
+ Các tài liệu có liên quan đến Dự án: Kế hoạch hàng năm, kết quả
thực hiện hàng năm, các tài liệu giám sát thường kỳ, bản đồ Dự án, Nghị
định, Nghị quyết của Nhà nước ban hành.
- Điều tra hiện trường:
+ Sử dụng phương pháp phỏng vấn bán định hướng đối với các đối
tượng: cán bộ, hộ gia đình.
Phỏng vấn cán bộ: Phỏng vấn 2 cán bộ ban quan lý dự án huyện Mộc
Châu (giám đốc lâm trường, cán bộ kỹ thuật), 3 cán bộ xã Lóng Sập bằng
phương pháp phỏng vấn trực tiếp cá nhân về tình hình chung của khu vực, của
xã có liên quan đến trồng rừng sản xuất theo dự án. Từ đó đưa ra ưu điểm,
hạn chế về vấn đề trồng rừng có liên quan đến dự án.
Phỏng vấn hộ gia đình: Tiến hành phỏng vấn 30 hộ nhằm tìm hiểu tình
hình kinh tế chung của các hộ gia đình, mức độ tác đọng ảnh hưởng của dự án
tới người dân. Có thể lựa chọn hộ gia đình theo nhóm hộ, theo chỉ tiêu phân
15
loại hộ gia đình. Tiến hành phỏng vấn theo nhóm hộ nghèo, trung bình, khá
để thu thập thông tin. Tiến hành thảo luận nhóm, nhóm thảo luận gồm 5 người
bao gồm cả cán bộ thôn và người dân.
+ Khảo sát thực địa trên khu vực Dự án, hoạt động trồng rừng thuộc Dự án.
3.4.2. Nội nghiệp
Sau khi đã thu thập được các số liệu tiến hành hệ thống hoá phân tích
số liệu theo hướng chọn lọc.
- Tổng hợp, phân tích các chính sách của Đảng, Nhà nước đã ban hành
có liên quan đến Dự án về các mặt: nội dung, điểm mạnh, điểm yếu.
- Tổng hợp phân tích các chính sách của địa phương đã và đang vận
dụng chính sách đó vào việc trồng rừng.
- Xem xét các tác động của các chính sách đó, đến sự phát triển kinh tế
xã hội môi trường.
16
Chƣơng 4
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI CỦA KHU VỰC
4.1 Điều kiện tự nhiên
- Vị trí:
Lóng Sập là xã vùng III biên giới của huyện Mộc Châu cách trung tâm
huyện 30 km về phía tây nam, có đường biên giới Việt - Lào khoảng 18 km.
tổng diện tích tự nhiên của xã theo địa giới hành chính là 11026 ha, gồm 14
bản. Có vị trí giám danh như sau:
+ Phía Bắc giáp xã Chiềng Khừa và Mường Sang.
+ Phía Đông giáp xã Chiêng Sơ.
+ Phía Nam giáp Nước CHDCND Lào.
+ Phái Tây giáp Chiềng Khừa và Nước CHDCND Lào.
- Địa hình:
Địa hình của xã chia cắt phức tạp, có 3 dạng địa hình như sau:
Địa hình đồi núi cao, tập trung ở khu vực tiếp giáp với xã Chiềng Khừa và
khu vực giáp với biên giới Việt - Lào, độ cao trung bình khoảng 1200 - 1300
m so với mực nước biển.
Địa hình đồi thấp và các phiêng bãi, có độ cao trùng bình so với mực nước
biển từ 700 - 850 m, dạng địa hình phân bố ở các bản Pha Nhiên, Co Cháy, Pu
Nhan...
Địa hình tương đối bằng phẳng, có độ cao trung bình so với mực nước
biển từ 500 - 600 m, nằm ven suối và xen kẽ giữa các đồi, núi cao, được nhân dân
khai thác trồng lúa nước và bố trí khu dân cư xây dựng các công trình công cộng.
Dạng địa hình này, tập trung ở các bản Bó Sập, bản Phát, bản A Má...
- Khí hậu :
Mang đặc trưng khí hậu của vung cao nguyên Mộc Châu: Theo số liệu
quan trắc của trạm khí tượng thủy văn khu vực Mộc Châu, các yếu tố khí hậu.
thời tiết đo được như sau:
- Nhiệt độ trung bình trong năm là 18,5o C.
17
- Độ ẩm trung bình là 80%.
- Tổng lượng mưa bình quân 140 mm/ tháng.
- Tổng số giờ nắng trung bình năm 1.950 giờ / năm
Gió thịnh hành theo 2 hướng gió chính: gió mùa đông nam kéo dài
từ tháng 05 đến tháng 10. Gió mùa đông bắc kéo dài từ tháng 11 đến tháng 03
năm sau. Trong các tháng mùa lạnh lược bốc hơi cao, đặc biệt vào các tháng
mùa lạnh nhiệt độ có năm xuống thấp từ 2 o
-
5o ảnh hưởng đến năng suất
cây trồng và vật nuôi.
4.2: Điều kiện kinh tế xã hội.
4.2.1. Dân số: toàn xã có 952 hộ với tổng số 4330 khẩu.
4.2.2. Tình hình y tế, giáo dục và cơ sở hạ tầng
- Về y tế: Trên địa bàn xã có 1 Trạm y tế với 5 giường bệnh, có 3 y sỹ, 01
dược sĩ, điều dưỡng 2 đồng chí trạm đảm bảo chế độ trực 24/24 giờ.
Nhìn chung tinh thần ý thức phục vụ của đội ngũ cán bộ, nhân viên trong
trạm nhiệt tình, hòa nhã, có trách nhiệm cao với bệnh nhân, chất lượng khám
chữa bệnh ngày càng được nâng lên. Trong năm không có dịch bệnh lớn sảy
ra trên địa bàn.
- Về giáo dục: Hệ thống cơ sở trường, lớp trên địa bàn xã được đầu tư xây
dựng tạm ổn định, toàn xã hiện có 3 trường học gồm có:
- Trường THCS: 9 lớp với 26 giáo viên 230 học sinh
- Trường Tiểu học: 49 lớp học với 49 giáo viên 432 học sinh.
- Trường mầm non: 39 lớp với 30 giáo viên 365 cháu. Các trang thiết bị
giảng dạy và đồ dùng học tập còn thiếu thốn, chính vì vậy mà công tác giảng
dạy và học tập còn gặp nhiều khó khăn.
- Về cơ sở hạ tầng:
+ Hệ thông giao thông: Toàn xã hiện có 97,57 ha đường giao thông, đầu
năm ra quân xã chỉ đạo tu sửa được 33 km đường liên bản.
+ Cơ sở văn hóa thể dục thể thao: Phong trào hoạt động văn háo văn
nghệ, thể dục thể thao luôn được cấp ủy, chính quyền quan tâm, số lượng
18
người tham gia và chất lượng hoạt động ngày càng được nâng cao lên, nét đẹp
văn hóa của các dân tộc được khơi dậy, các thủ tục lạc hậu như cưới xin, từng
bước được loại bỏ.
Bảng 01: Hiện trạng sử dụng đất đai của xã
T
Hiện trạng sử dụng đất
Diện tích (ha)
1
Tổng diện tích đất tự nhiên
2
Đất trồng cây hàng năm
3
Đất trồng lúa
4
Đất trồng cây lâu năm
5
Đất lâm nghiệp
6
Đất rừng sản xuất
304,97
7
Đất chuyên dùng
120,67
8
Đất ở
9
Đất chưa sử dụng
4097,27
1
Đất trường học
25842,3
T
11026
1,355.33
249,26
51,27
8167,73
34,79
0
(Nguồn UBND xã Lóng Sập)
4.2.3. Tình hình sản xuất
a. Đất sản xuất nông nghiệp: Trong tổng quỹ đất sản xuất nông nghiệp
hiện đang sử dụng là 1231,75 ha; trong đó đất trồng cây hàng năm chiếm
97,5%(1200,84 ha), đất trồng cây lâu năm chiếm 2,51%(30,91 ha) điều này
cho thấy quỹ đất sản xuất nông nghiệp cơ bản đáp ứng nhu cầu phát triển
ngành nông nghiệp của xã hiện nay. Vậy trong thời gian tới cần bố trí thêm
quỹ đất cho quy hoachj trồng cây lâu năm ( cây ăn quả), để thực hiện thành
công chuyển dịch cơ cấu cây trồng nâng cao hiệu quả sử dụng đất và tăng thu
nhập cho người dân.
b. Đất lâm nghiệp: Diện tích đất lâm nghiệp toàn diện xã có 5501,35 ha
chiếm 49,89% tổng diện tích tự nhiên, tăng nhanh trong những năm gần đây.
19
Có thể thấy việc khoanh nuôi bảo vệ rừng và trồng rừng trên địa bàn đã và
đang được trú trọng và đạt được những kết quả nhất định, đât đai, cảnh quan
môi trường được bảo vệ cải tạo tốt hơn.
Chƣơng 5
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
5.1. Cơ sở chính sách liên quan đến dự án trồng rừng sản xuất theo
khuôn khổ dự án
5.1.1 Cơ sở lý luận
Chính sách và pháp luật của Nhà nước là công cụ quan trọng để điều
chỉnh mọi hành vi của con người trong xã hội. Mọi chủ trương chính sách của
Nhà nước có tác động mạnh đến ý thức và hành động của con người, thông
qua đó tác động đến sự biến đổi mọi điều kiện phát triển kinh tế xã hội và môi
trường. Tuỳ theo điều kiện kinh tế, điều kiện tự nhiên, trình độ nhận thức của
từng vùng, mà các chủ trương chính sách của Nhà nước có ảnh hưởng ở
những mức độ khác nhau đến các hoạt động của con người.
Chính sách của Đảng và Nhà nước dù ở thời kỳ nào, giai đoạn nào cũng đã
định hướng cơ bản cho sự phát triển kinh tế xã hội nói chung, cũng như kinh tế
lâm nghiệp nói riêng. Đối với ngành lâm nghiệp những chủ trương chính sách
về lâm nghiệp đã cung cấp, hướng dẫn cho ngành thực hiện các nội dung về tổ
chức, quản lý, khai thác sử dụng tài nguyên rừng trên toàn quốc. Mục đích của
chính sách lâm nghiệp quốc gia là quản lý bảo vệ tài nguyên thiên nhiên của
đất nước một cách bền vững. Trên cơ sở đáp ứng các nhu cầu về các sản phẩm
cho xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, đồng thời nâng cao sản lượng, cải tiến
sản xuất, giảm bớt những lãng phí, nâng cao lợi ích kinh tế xã hội và xuất khẩu.
Hệ thống chính sách của Đảng và Nhà nước có ảnh hưởng rất mạnh mẽ
đến công tác quản lý sử dụng tài nguyên rừng bền vững. Mục tiêu quản lý và
sử dụng tài nguyên thiên nhiên nói chung và tài nguyên rừng nói riêng là xoá
đói giảm nghèo, nâng cao đời sống người dân và phát triển bền vững tài
nguyên thiên nhiên.
20
Nhìn chung toàn bộ cơ chế chính sách của Nhà nước đã được ban hành, đánh
dấu những nét cơ bản trong định hướng phát triển kinh tế xã hội, quản lý bảo vệ tài
nguyên thiên nhiên nói chung và tài nguyên rừng nói riêng. Đồng thời cũng đã đánh
dấu về việc thực hiện chuyển quyền sử dụng đất đai, bảo vệ và phát triển nguồn tài
nguyên rừng.
Trong giai đoạn trước năm 1986, với cơ chế quản lý kinh tế tập trung, bao cấp,
quốc doanh độc quyền, sản xuất tách rời với cơ chế thị trường, do công tác tổ chức chỉ
đạo không đồng bộ, xem nhẹ lợi ích của người lao động nên những chủ trương chính
sách chưa đi vào cuộc sống, chưa mang lại hiệu quả thiết thực cho người dân. Chủ
trương chính sách về cơ chế lợi ích chưa được rõ ràng, chưa thông thoáng đối với các
đối tượng sản xuất kinh doanh lâm nghiệp. Vì vậy, chưa động viên khuyến khích sự
tham gia nhiệt tình, tự giác của người dân vào các hoạt động quản lý bảo vệ và phát
triển tài nguyên rừng.
Thực hiện đường lối đổi mới kinh tế của Đảng, ngành lâm nghiệp đã
chuyển từ nền lâm nghiệp Nhà nước thuần tuý sang lâm nghiệp cộng đồng.
Chuyển từ nền lâm nghiệp lấy khai thác lợi dụng rừng là chính sang nền lâm
nghiệp xây dựng phát triển rừng, sản xuất nông lâm kết hợp. Từ nền lâm
nghiệp Nhà nước lấy quốc doanh làm nòng cốt sang nền lâm nghiệp phát triển
kinh tế nhiều thành phần, sản xuất hàng hoá theo cơ chế thị trường có sự điều
tiết của Nhà nước.
Từ những năm đầu của thập kỷ 90 đến nay, các chính sách của Đảng và
Nhà nước đã không ngừng thay đổi để cải thiện các quan hệ trong các hoạt
động sản xuất Nông Lâm nghiệp. Nhằm góp phần nâng cao đời sống của nhân
dân, đáp ứng dần nguyện vọng của người dân nông thôn miền núi. Tuy nhiên
những chính sách trên của Đảng và Nhà nước đã vận dụng vào thực tế song
cũng không ít những khó khăn, thử thách, có những bất cập trong quá trình
phát triển kinh tế xã hội. Chính sách giao đất, giao rừng đã phát huy được vai
trò làm chủ của người dân trong công tác quản lý sử dụng tài nguyên rừng
nhưng cũng không ít hộ gia đình sau khi nhận đất nhận rừng do điều kiện
21
thiếu vốn, thiếu lao động, thiếu sự hiểu biết về kỹ thuật đã tác động những
biện pháp kỹ thuật không hợp lý dẫn đến những hậu quả không tốt đối với tài
nguyên rừng. Chính vì vậy, mặc dù chính sách đã được đưa vào thực thi
nhưng tài nguyên rừng vẫn chưa phục hồi nhanh chóng, tình hình kinh tế xã
hội và môi trường vẫn chưa được ổn định. Nguyên nhân của những bất cập
tồn tại trên một phần do chính sách đất đai chưa phù hợp, chính sách về đầu
tư hỗ trợ kinh tế có nhiều điểm chưa thoả mãn với điều kiện kinh tế xã hội và
môi trường. Đồng thời chưa phát huy được những kinh nghiệm, những tiềm
năng sẵn có của người dân trong lĩnh vực quản lý bảo vệ và sử dụng tài
nguyên rừng.
Một số chính sách còn nặng tính áp đặt hơn là khuyến khích người dân
tham gia công tác quản lý sử dụng rừng. Một số chính sách về quyền lợi và
trách nhiệm của người dân trong quản lý sử dụng đất đai, tài nguyên rừng
chưa phù hợp với từng vùng, từng đối tượng. Chính vì vậy, vai trò của cộng
đồng trong công tác quản lý bảo vệ và sử dụng tài nguyên rừng còn nhiều hạn
chế, không phát huy được tính tích cực của quần chúng nhân dân.
5.1.2. Chính sách của nhà nước
5.1.2.1. Các chính sách đất đai
Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương dưới sự chỉ
đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Tổng cục Địa chính có
trách nhiệm rà soát lại quỹ đất lâm, nông nghiệp xây dựng quy hoạch sử dụng
đất trống, đồi núi trọc cho dự án trồng 5 triệu ha rừng ở tỉnh, huyện, xã; xác
định cụ thể rừng đặc dụng, rừng phòng hộ ở vùng rất xung yếu, xung yếu, ít
xung yếu và rừng sản xuất theo quy chế của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn; chỉ đạo việc giao đất, cho thuê đất và cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân theo quy định tại Nghị
định số 02/CP ngày 15 tháng 01 năm 1994 của Chính phủ như sau:
1. Giao đất lâm nghiệp gắn với giao rừng và cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất đối với rừng đặc dụng, rừng phòng hộ.
22
a) Giao đất lâm nghiệp gắn với giao rừng được quy hoạch xây dựng rừng
đặc dụng cho các ban quản lý rừng đặc dụng để bảo vệ và xây dựng theo dự
án đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
b) Giao đất được quy hoạch để trồng rừng phòng hộ ở vùng rất xung yếu
và xung yếu cho các ban quản lý rừng phòng hộ. Ban quản lý rừng phòng hộ
giao khoán đất cho các tổ chức (kể cả lâm trường, hộ gia đình và cá nhân) để
trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng.
c) Giao đất và cho thuê đất được quy hoạch xây dựng rừng phòng hộ ở
khu vực ít xung yếu để bảo vệ và trồng cây lâm, nông kết hợp với mục đích
sản xuất lâm, nông sản làm chính, có kết hợp làm chức năng phòng hộ theo
phương thức giao, cho thuê như đối với rừng sản xuất.
2. Giao đất, cho thuê đất và cấp giấy chứng nhập quyền sử dụng đất được
quy hoạch để trồng rừng sản xuất cho các tổ chức thuộc các thành phần kinh
tế, hộ gia đình và cá nhân.
a) Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp
với các Bộ liên quan rà soát lại quỹ đất lâm, nông nghiệp đã giao cho các lâm,
nông trường trước đây, đồng thời kết hợp với việc sắp xếp tổ chức lại hoạt
động của các lâm, nông trường quốc doanh để xác định mức diện tích và ranh
giới đất giao cho các lâm, nông trường. Phần diện tích đất lâm nghiệp còn lại
phải tiến hành giao xong trước năm 2000 cho các tổ chức, hộ gia đình và cá
nhân để trồng rừng.
b) Giao đất và cho thuê đất trống, đồi núi trọc cho các tổ chức, hộ gia
đình và cá nhân để trồng rừng. Ưu tiên giao đất cho các hộ gia đình sống tại
địa phương.
3. Hạn mức và thời hạn giao đất, cho thuê đất được quy định như sau:
a) Hạn mức giao đất, cho thuê đất đối với các tổ chức căn cứ vào dự án
đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Hạn mức giao đất, giao rừng cho
hộ gia đình và cá nhân do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương quy định phù hợp với tình hình cụ thể của địa phương.
23
b) Thời hạn giao đất cho thuê đất cho các tổ chức và giao đất, giao rừng
cho hộ gia đình, cá nhân là 50 năm.
Khi hết thời hạn quy định trên, nếu tổ chức, hộ gia đình. và cá nhân vẫn
có nhu cầu và sử dụng đúng mục đích thì được Nhà nước giao hoặc cho thuê
thời hạn tiếp theo. Nếu trồng các loại cây có chu kỳ trên 50 năm thì sau 50
năm được Nhà nước giao hoặc cho thuê tiếp đến khi thu hoạch.
5. Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo việc
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức, hộ gia đình và cá
nhân ngay sau khi được giao đất và cho thuê đất. Các tổ chức, hộ gia đình, cá
nhân được Nhà nước giao đất hoặc cho thuê đất phải sử dụng đất đúng mục
đích và trồng rừng theo tiến độ của dự án được duyệt.
* Một số sửa đổi về luật đất đai:
1. Năm 2007, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
hoàn thành việc rà soát, quy hoạch lại 3 loại rừng theo Chỉ thị số 38/2005/CTTTg, ổn định lâm phận quốc gia trên bản đồ và trên thực địa.
Đối với những diện tích rừng đặc dụng, rừng phòng hộ trước đây đã được
nhà nước đầu tư theo Chương trình 327 và Dự án W7, sau rà soát quy hoạch
không bảo đảm tiêu chí là rừng đặc dụng và rừng phòng hộ chuyển sang rừng
sản xuất sẽ giao hoặc cho thuê đối với tổ chức, hộ gia đình, cộng đồng dân cư
thôn để quản lý, bảo vệ và phát triển sản xuất lâm nghiệp.
2. Sau khi rà soát quy hoạch lại 3 loại rừng, các tỉnh tiến hành đóng mốc
ranh giới các loại rừng trên thực địa; rà soát, điều chỉnh lại các dự án cơ sở
trồng mới 5 triệu ha rừng; sắp xếp, đổi mới hoạt động của các lâm trường
quốc doanh; rà soát và đẩy mạnh việc giao, cho thuê rừng và đất lâm nghiệp
cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư sử dụng ổn định lâu
dài vào mục đích lâm nghiệp; khuyến khích các thành phần kinh tế trong và
ngoài nước tham gia bảo vệ và phát triển rừng.
5.1.2.2. Chính sách hưởng lợi, đầu tư tín dụng
24
- Tại mục II, Thông tư số 08/2009/TT-BNN, ngày 26/02/2009 của Bộ
Nông nghiệp và PTNT, về Hỗ trợ thông qua khoán chăm sóc, bảo vệ rừng,
giao rừng và giao đất để trồng rừng sản xuất đã nêu: đối với diện tích đất
trống được quy hoạch để trồng rừng, cụ thể:
+ Đối với trồng rừng phòng hộ đặc dụng được đầu tư bình quân là 10
triệu đồng /ha (bao gồm cả trồng và chăm sóc đến khi thành rừng). Việc thanh
toán căn cứ vào thực tế, trên cơ sở dự toán dự án đầu tư do cấp có thẩm quyền
phê duyệt. Sau 4 năm đầu tư trồng và chăm sóc, nếu đạt tiêu chuẩn thành rừng
thì tiếp tục chuyển sang khoán bảo vệ với mức 200.000 đồng/ha/năm.
+ Đối với trồng rừng sản xuất được giao cho hộ gia đình, cá nhân: được
hỗ trợ cây giống, phân bón và 1 phần nhân công với mức hỗ trợ từ 02 - 05
triệu đồng /ha (mức hỗ trợ cụ thể tuỳ thuộc vào điều kiện địa hình, đất đai,
mức độ khó khăn khi thi công, giá giống của từng địa phương và do Chủ tịch
Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định).
1. Vốn đầu tư từ nguồn ngân sách Nhà nước
a) Tiếp tục thực hiện chính sách bảo vệ rừng đặc dụng, rừng phòng hộ ở
vùng rất xung yếu và xung yếu trên diện tích khoảng 2 triệu ha đã thực hiện
theo Chương trình 327 với mức được phân bổ cho các tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương không quá 50.000 đồng/1ha/năm, thời hạn không quá 5
năm.
- Khoán khoanh nuôi tái sinh kết hợp trồng bổ sung không quá 1 triệu
đồng/ha, thời hạn khoản 6 năm. Tỷ lệ vốn được phân bổ hàng năm theo quy
trình khoanh nuôi tái sinh rừng kết hợp trồng bổ sung do Bộ Nông nghiệp và
phát triển Nông thôn quy định.
b) Trồng rừng phòng hộ ở vùng rất xung yếu và xung yếu với mức đầu tư
trực tiếp đến người trồng rừng, bình quân là 2,5 triệu đồng/ha, gồm trồng mới
và chăm sóc theo quy trình kỹ thuật của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chỉ đạo các địa phương tổ
chức thí điểm đấu thầu cho các tổ chức kinh tế kể cả lực lượng thanh niên
25