Tải bản đầy đủ (.pdf) (140 trang)

nghiên cứu cơ sở khoa học hình thành khu công nghệ cao tại khu kinh tế mở chu lai - quảng nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.77 MB, 140 trang )

Viện Chiến lợc và Chính sách KHCN








Báo cáo tổng kết đề tài:

Nghiên cứu cơ sở khoa học hình thành
khu công nghệ cao tại khu kinh tế mở
Chu Lai-Quảng Nam


Cnđt: Hoàng Xuân Long










8038

Hà nội 2010


BẢNG CHỮ VIẾT TẮT
- CNC: Công nghệ cao
- CNH, HĐH: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
- HEPPZA: Ban quản lý các khu công nghiệp - khu chế xuất
- KH&CN: Khoa học và Công nghệ
- NC&PT: Nghiên cứu và phát triển
- NICs: Các nước mới công nghiệp hóa
- FDI: Đầu tư trực tiếp nước ngoài
- OECD:
Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế
- UBND: Ủy ban nhân dân
- UNTAD: Diễn đàn Thương mại và Phát triển của Liên hiệp quốc

MỤC LỤC
Lời nói đầu 1
Phần một: Một số lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về khu công nghệ cao 3
1.1 Một số lý luận về khu công nghệ cao 3
1.1.1 Khái niệm về công nghệ cao, khu công nghệ cao 3
1.1.2 Mối quan hệ giữa nghiên cứu và sản xuất trong khu công nghệ cao 6
1.2 Kinh nghiệm phát triển Khu công nghệ cao trên thế giới 9
1.2.1 Một số kinh nghiệm về phát triển khu CNC nói chung 9
1.2.2 Kinh nghiệm phát tri
ển khu CNC trong khu chế xuất.Error! Bookmark not
defined.
1.3 Kinh nghiệm phát triển của các khu CNC đã diễn ra ở Việt Nam 19
1.3.1 Phải giải quyết vấn đề về mô hình khu CNC phù hợp 19
1.3.2 Ảnh hưởng của việc lựa chọn địa điểm 20
1.3.3 Vai trò của chính quyền địa phương Error! Bookmark not defined.
1.3.4 Cần chú ý tiến hành các điều chỉnh quy hoạch qua thực tế tiến hành xây
dựng khu CNC……………………………………………………………………22

1.3.5 Vấn đề thu hút FDI
Error! Bookmark not defined.
Phần hai: Điều kiện trong nước liên quan tới phát triển Khu CNC tại Khu kinh tế
mở Chu Lai Error! Bookmark not defined.
2.1 Bối cảnh chung quốc gia Error! Bookmark not defined.
2.1.1 Phát triển CNC ở Việt Nam Error! Bookmark not defined.
2.1.2 Những hạn chế về trình độ KH&CN và trình độ phát triển CNC Error!
Bookmark not defined.
2.2 Bối cảnh của Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, Tỉnh Quảng Nam và Khu
kinh tế mở Chu Lai có liên quan tới phát triển khu CNC 31
2.2.1 Định hướ
ng phát triển liên quan tới CNC của Vùng kinh tế trọng điểm miền
Trung 31
2.2.2 Định hướng phát triển có liên quan tới CNC của Quảng Nam Error!
Bookmark not defined.
2.2.3 Điều kiện phát triển của Khu kinh tế mở Chu Lai Error! Bookmark not
defined.
2.3 Một số điểm tóm lại 42
Phần ba: Nội dung về xây dựng và quản lý Khu công nghệ cao tại Khu kinh tế mở
Chu Lai Error! Bookmark not defined.
3.1 Sự cần thi
ết, mục tiêu và chức năng của Khu công nghệ cao tại Khu kinh tế mở
Chu Lai …………………………………………………………………… …….44
3.1.1. Sự cần thiết phải có một Khu công nghệ cao tại Khu kinh tế mở Chu Lai 44
3.1.2 Định dạng Khu CNC tại Khu kinh tế mở Chu Lai….….… ………………49
3.1.3 Mục tiêu của Khu công nghệ cao tại Khu kinh tế mở Chu Lai 53
3.1.4 Chức năng chủ yếu của Khu công nghệ cao tại Khu kinh tế mở Chu Lai 57
3.2 Sản phẩm chủ yếu, quy mô Khu công nghệ cao tại Khu kinh tế mở Chu Lai 58
3.2.1 Sả
n phẩm chủ yếu của Khu công nghệ cao tại Khu kinh tế mở Chu Lai 58

3.2.2 Quy mô của Khu Công nghệ cao tại Khu kinh tế mở Chu Lai 61
3.3 Các mối quan hệ cơ bản và các phân khu chức năng của Khu công nghệ cao tại
Khu kinh tế mở Chu Lai 66
3.3.1 Xác định mối quan hệ cơ bản của Khu công nghệ cao tại Khu kinh tế mở
Chu Lai………………………………………………………………………… .66
3.3.2 Mô hình quản lý và điều hành Khu công nghệ cao tại Khu kinh tế mở Chu
Lai…………………………………………………………………………………72
3.3.3 Các phân khu chức năng của Khu công nghệ cao tại Khu kinh tế mở Chu
Lai…… ……………………………………………………………………… 76
3.4 Lựa chọn địa điểm Khu công nghệ cao tại Khu kinh tế mở Chu Lai…………81
3.5 Vốn và nhân lực phục vụ cho Khu công nghệ cao tại Khu kinh tế mở Chu
Lai ………………………………………… ………………………………… 87
3.5.1 Nhu cầu vốn xây dựng Khu công nghệ cao tại Khu kinh tế mở Chu Lại 87
3.5.2 Nguồn nhân lực cần thiết cho Khu công nghệ cao tạ
i Khu kinh tế mở Chu
Lai……………………………………………………………………………… 90
Phần bốn: Dự báo các tác động chính của Khu công nghệ cao tại Khu kinh tế mở
Chu Lai 94
4.1 Quan điểm đánh giá 94
4.2 Một số vấn đề cụ thể đối với Khu CNC tại Khu kinh tế mở Chu Lai 97
4.2.1 Về hiệu quả và tác động kinh tế 97
4.2.2 Về hiệu quả và tác động KH&CN 99
4.2.3 Về hiệu quả và tác động xã hội 99
4.2.4 Về tác động môi trường 100
Phần năm: Chính sách đối với Khu công nghệ cao tại Khu Kinh tế mở Chu Lai và
một số kiến nghị của Đề tài 101
5.1 Chính sách ưu đãi dành cho Khu công nghệ cao tại Khu Kinh tế mở Chu Lai
101
5.2 Một số kiến nghị về xây dựng Khu công nghệ cao tại khu kinh tế mở Chu
Lai…………………………………………………………………………… 107

Tài liệu tham khảo chính 112
Phần phụ lục
117



1
LỜI NÓI ĐẦU
Ngày nay, với sự gắn kết giữa nghiên cứu và sản xuất trở nên hết sức chặt chẽ,
hoạt động kinh tế dựa trên công nghệ cao diễn ra phổ biến, áp dụng nhanh chóng và
sáng tạo công nghệ cao là yếu tố quyết định đối với cạnh tranh của nền kinh tế, thì
khu công nghệ cao ngày càng có ý nghĩa rõ rệt và to lớn. Trên thế giới đã có hàng loạt
khu công nghệ cao được hình thành, trong đó nhiề
u khu phát huy tác dụng tốt như:
Silicon Valley (Mỹ), Khu công nghệ cao Thuận Nghĩa (Trung Quốc), Khu công nghệ
cao Quang Trung Thôn (Trung Quốc), Khu công nghệ cao BangKok (Thái Lan), Khu
công nghệ cao Tân Trúc (Đài Loan), Khu công nghệ cao Kulim, Technology Park
Adelaid (Úc),
Ở Việt Nam, Khu công nghệ cao cũng đang thu hút sự chú ý của nhiều cấp,
nhiều địa phương. Trên thực tế đã có một số loại hình khu công nghệ cao đã phát triển
như khu công nghệ cao đa chức năng, khu công nghiệp công nghệ cao, khu nông nghiệp
công nghệ cao, khu phần mề
m,
Quảng Nam là tỉnh nằm trong Vùng trọng điểm kinh tế miền Trung và đang xúc
tiến mạnh mẽ quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Quá trình này đòi hỏi công
nghiệp của Tỉnh phải phát triển theo hướng dựa trên công nghệ cao. Trên địa bàn Tỉnh
có Khu kinh tế mở Chu Lai với vai trò thử nghiệm mô hình kinh tế mở cho cả nước.
Đây là khu kinh tế tổng hợp, đa ngành, lĩnh vực với trọng tâm là phát triển công nghiệp
có quy mô lớ
n bao gồm: công nghiệp cơ khí, đóng và sửa chữa tàu biển, hoá chất, các

ngành công nghiệp luyện cán thép, sản xuất xi măng, sản xuất container và các ngành
công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, sản xuất và xuất khẩu. Khu kinh tế mở Chu Lai
cũng được xác định là một trong những động lực thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá,
hiện đại hoá khu vực miền Trung và cả nước.
Có thể thấy mối quan hệ hai chiều giữa phát triển Khu kinh tế mở Chu Lai và
khu Công nghệ cao: khu công nghệ cao phục vụ cho Khu kinh tế mở Chu Lai (giải
quyết những vấn đề NC&PT và sản xuất, thông qua Khu công nghệ cao để hấp dẫn các
nhà đầu tư đến với Chu Lai); khu công nghệ cao tranh thủ điều kiện của Khu Kinh tế
mở Chu Lai để phát triển (nguồn kinh phí, nguồn kỹ thuật, nhu cầu về R&D, trình độ
năng lực quản lý, cơ sở hạn tầng, chính sách ưu đãi của nhà nước). Từ đó đặt ra yêu cầu
tiến hành nghiên cứu xây dựng Khu công nghệ cao tại Khu kinh tế mở Chu Lai.
Nghiên cứu cơ sở khoa học hình thành Khu công nghệ cao tại Khu kinh tế mở Chu
Lai - Quảng Nam là Đề tài cấp nhà nước thuộc loại Nhiệm vụ KH&CN đột xuất mới
phát sinh do Viện Chiến lược và Chính sách KH&CN chủ trì. Mục tiêu củ
a Đề tài là:
Nghiên cứu cơ sở khoa học và đề xuất những kiến nghị với UBND tỉnh Quảng Nam và
các cơ quan trung ương về hình thành Khu công nghệ cao tại Khu kinh tế mở Chu Lai -
Quảng Nam.
Trong quá trình thực hiện, Đề tài đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu như:
phương pháp nghiên cứu liên ngành; phương pháp phân tích hệ thống; phương pháp sử
dụng chuyên gia nghiên cứu; phương pháp phân tích, đánh giá, so sánh, tổng hợp;
phương pháp khảo sát thực đị
a.

2
Phù hợp với mục tiêu và phương pháp nghiên cứu trên, Báo cáo kết quả nghiên
cứu của đề tài được kết cấu làm các phần chính:
- Phần một: Một số lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về khu công nghệ cao.
- Phần hai: Điều kiện trong nước liên quan tới phát triển Khu CNC tại Khu kinh
tế mở Chu Lai.

- Phần ba: Nội dung về xây dựng và quản lý Khu công nghệ cao tại Khu kinh tế
mở Chu Lai.
- Phần bốn: Dự báo các tác độ
ng chính của Khu công nghệ cao tại Khu kinh tế
mở Chu Lai.
- Phần năm: Chính sách đối với Khu công nghệ cao tại Khu Kinh tế mở Chu Lai
và một số kiến nghị của Đề tài
Công trình này được thực hiện bởi nhóm nghiên cứu gồm các thành viên chính là:
Hoàng Xuân Long, Phan Văn Chức, Nguyễn Văn Lúa, Đặng Thu Giang, Nguyễn
Phương Mai, Chu Đức Dũng, Nguyễn Lan Anh và một số cộng tác viên khác.
Nhóm nghiên cứu cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ của Ban Khoa học và Công nghệ
đị
a phương (Bộ Khoa học và Công nghệ), Sở Khoa học và Công nghệ Quảng Nam, Ban
Quản lý Khu kinh tế mở Chu Lai và nhiều đơn vị, cá nhân khác trong thời gian qua đã
giúp đỡ và hỗ trợ Đề tài.
Mặc dù có nhiều cố gắng, chắc chắn công trình nghiên cứu không tránh khỏi
những thiếu sót. Nhóm tác giả xin hoan nghênh và trân trọng các ý kiến góp ý, bổ sung
đối với sản phẩm của mình.

















Hà Nội, ngày 25 tháng 6 năm 2010

Nhóm thực hiện Đề tài

3
Phần một: MỘT SỐ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ
KHU CÔNG NGHỆ CAO
1.1 Một số lý luận về khu công nghệ cao
1.1.1 Khái niệm về công nghệ cao, khu công nghệ cao
a. Công nghệ cao
Hiện đang có nhiều định nghĩa về công nghệ cao (CNC):
- OECD (năm 1986) đã đưa ra một định nghĩa: “CNC là các ngành công nghệ có
một số đặc điểm là: đòi hỏi một nỗ lực lớn trong NC&PT; có ý nghĩa chiế
n lược đối với
quốc gia; các sản phẩm và quy trình công nghệ phải được đổi mới nhanh chóng; có tác
động mạnh mẽ trong hợp tác và cạnh tranh quốc tế trong NC&PT, trong sản xuất và tìm
kiếm thị trường trên quy mô thế giới”.
- Theo Trung tâm về Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế của Mỹ (CSIS, 1998),
CNC là công nghệ tiên tiến, công nghệ hàng đầu với các đặc điểm: công nghệ tạo điều
kiện thuận lợ
i cho sự phát triển các sản phẩm giá trị gia tăng, có đổi mới quan trọng;
công nhân phải có trình độ cao để có thể phát triển công nghệ; việc nghiên cứu, phát
triển, thử nghiệm, thương mại hoá, sản xuất và phân phối các sản phẩm tạo ra đòi hỏi
chi phí lớn.
- Tài liệu của Chương trình hợp tác GEER-PIAP II
1

định nghĩa CNC là công
nghệ mới có ảnh hưởng to lớn về quân sự, kinh tế, có ý nghĩa xã hội to lớn, hoặc hình
thành một ngành nghề mới. Theo đó, CNC không chỉ là công nghệ mũi nhọn mà còn là
công nghệ mới có mục đích kinh tế trực tiếp, cho ra một sản phẩm giá trị gia tăng cao
chiếm lĩnh được thị trường.
- Ở Trung Quốc, trong một số tài liệu, CNC được coi là công nghệ có các đặc
đ
iểm như tính sáng tạo, tính trí tuệ, tính ảnh hưởng, tính chiến lược, tính rủi ro và tính
thời gian.
2

- Tại Canada, CNC được phân biệt với công nghệ trung bình hay thấp thông qua
những tiêu chí về chi phí cho NC&PT, các tiêu chí liên quan đến nhân lực công nghệ
được nhúng trong các sản phẩm cuối cùng và dịch vụ.
3

- Ở Việt Nam cũng đã có các định nghĩa về CNC như: “CNC là công nghệ được
tích hợp từ các thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến, có khả năng tạo ra sự gia
tăng đột biến về năng suất lao động, tính năng, chất lượng và giá trị gia tăng của sản
phẩm hàng hoá, hình thành các ngành sản xuất hoặc dịch vụ mới có hiệu quả kinh tế -
xã hội cao, có ảnh hưở
ng, có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội và an ninh
- quốc phòng” (Khoản 1, Điều 1 của Nghị định 99/2003/NĐ-CP ngày 28/08/2003 về
việc ban hành Quy chế Khu công nghệ cao); “CNC là công nghệ có hàm lượng cao về
nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; tạo ra các sản phẩm, dịch vụ có chất
lượng và giá trị gia tăng cao; có khả năng hình thành các ngành sản xuất, dịch vụ mới
hoặc hiện đại hoá ngành sản xuấ
t, dịch vụ hiện có” (Khoản 3, Điều 3 của Luật Chuyển

1

Tài liệu tham khảo của Tổ nghiên cứu kinh tế đối ngoại. Chương trình GEEP-PIAP - 2002.
2
Tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ tỉnh Hải Nam - 2002.
3
Chorney, H. New Canadian perspectives - 2004.

4
giao công nghệ - được Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua
tại kỳ họp thứ 10, Khoá XI); “CNC là công nghệ có hàm lượng cao về nghiên cứu khoa
học và phát triển công nghệ; được tích hợp từ thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại;
tạo ra sản phẩm có chất lượng, tính năng vượt trội, giá trị gia tăng cao, thân thiện với
môi trường; có vai trò quan trọng đối với việc hình thành ngành sả
n xuất, dịch vụ mới
hoặc hiện đại hóa ngành sản xuất, dịch vụ hiện có” (Khoản 1, Điều 3 của Luật Công
nghệ cao - được Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua tại kỳ
họp thứ 4, Khoá XII).
Tồn tại nhiều định nghĩa là bởi tính chất mới và phức tạp của CNC. Chính vì vậy,
tài liệu của Chương trình hợp tác GEER-PIAP II
4
đã nhận định CNC là một khái niệm
tương đối. Dù khác nhau nhưng các định nghĩa đều cố gắng thể hiện bản chất của CNC,
qua đó chúng ta có thấy những đặc trưng cơ bản của CNC trên các mặt: ý nghĩa kinh tế,
ý nghĩa chiến lược, đặc điểm NC&PT, điều kiện kinh tế và nhân lực để thực hiện.
5

Mặt khác, không chỉ là khái niệm thuần túy học thuật, CNC còn liên quan tới các
hoạt động thực tế. Cụ thể là chúng ta đang thực hiện một nghiên cứu về hình thành Khu

4
Tái liệu tham khảo của Tổ nghiên cứu kinh tế đối ngoại. Chương trình GEEP-PIAP - 2002.

5
Có thể hình dung rõ hơn các đặc trưng này qua các lĩnh vực CNC cụ thể. Đến nay, trên thế giới đã cơ bản thống
nhất với nhau có 6 lĩnh vực công nghệ cao sau đây để nghiên cứu phát triển trong thế kỷ XXI là:
- Công nghệ thông tin là chỉ các ngành khoa học và công nghệ liên quan đến thông tin và các quá trình xử lý
thông tin. Theo đó, công nghệ thong tin là hệ thống các tri thức khoa học, các kỹ thuật và phương tiện hiện đại để
thu thập, x
ử lý, lưu trữ, sản xuất và truyền thông tin nhằm khai thác và sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên thông
tin vào mọi lĩnh vực hoạt động của con người. Công nghệ thông tin chính là lực lượng nòng cốt và xung kích của
cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, dẫn dắt nhân loại bước vào kỷ nguyên trí tuệ.
- Công nghệ sinh học tập hợp các ngành khoa học (sinh học phân tử, di truyền học, vi sinh vật, sinh hóa học
và công nghệ
học) nhằm tạo ra các công nghệ khai thác ở quy mô công nghiệp các hoạt động sống của các vi sinh
vật, tế bào thực vật và động vật. Sản phẩm đặc trưng là giống cây, con, vi sinh vật có chất lượng cao và các sản
phẩm chưa từng có dùng trong nông nghiệp, công nghiệp, y tế Cùng với các ngành công nghệ mũi nhọn khác
(công nghệ thông tin và công nghệ vật liệu mới), CNSH sẽ góp phần khai thác tối ưu các nguồn lực của đất nướ
c
phục vụ phát triển sản xuất, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân và chuẩn bị những tiền đề cần thiết về
mặt công nghệ trong thế kỷ XXI.
- Công nghệ vật liệu mới dựa trên khoa học vật liệu, khoa học về cấu trúc các hệ đông đặc, khoa học mô phỏng
hệ nguyên tử v.v Sản phẩm chủ yếu của nó là các vật liệu ch
ức năng (ví dụ: vật liệu bán dẫn, siêu dẫn, laze ),
vật liệu siêu bền, siêu cứng, siêu chịu nhiệt, vật liệu compozit, vật liệu nanô Với công nghệ nanô, con người có
khả năng thao tác vật liệu ở mức phân tử hay nguyên tử, mở ra khả năng điều khiển cấu trúc vật liệu. Nó cho phép
chế tạo những vật liệu có các chức năng rất đặc thù như thăm dò môi sinh và xử lý thông tin. V
ật liệu được thao
tác ở cấp nanô sẽ có tiềm năng rất lớn do có các tính chất hoàn toàn khác với những vật liệu chế tạo trước đó.
- Công nghệ năng lượng mới bao gồm năng lượng hạt nhân, năng lượng mặt trời, năng lượng địa nhiệt, năng
lượng hải dương v.v., trong đó đặc biệt là lợi dụng sự phát triển của nă
ng lượng hạt nhân và năng lượng mặt trời,
nhằm thoát khỏi sự ràng buộc vào loại năng lượng hóa thạch (dầu mỏ và than đá), mở ra một thời đại năng lượng

mới. Song, đến nay hầu hết các nước trên thế giới rất coi trọng công nghệ năng lượng hạt nhân. Công nghệ này
dựa trên vật lý học hạt nhân, năng lượng học, v.v Sản phẩm chủ yếu là nhà máy nhiệ
t, nhà máy điện hạt nhân,
các phương tiện giao thông vận tải dùng năng lượng hạt nhân, các thiết bị y tế dùng năng lượng hạt nhân
- Công nghệ hàng không vũ trụ dựa trên các thành tựu hiện đại của khoa học về Vũ trụ, về vật lý địa cầu, vật lý
khí quyển và vùng lân cận trái đất, vật lý thiên văn của Thái dương hệ v.v Các sản phẩm điển hình: vệ tinh nhân
tạo, tàu vũ
trụ, tàu con thoi …. Công nghệ hàng không vũ trụ tạo ra một loạt các sản phẩm, dịch vụ chưa từng có:
thông tin viễn thám, thông tin liên lạc toàn cầu, thông tin địa lý toàn cầu v.v
- Công nghệ hải dương bao gồm việc sử dụng, khai thác tài nguyên sinh vật, khoáng vật, hoá học, động lực
v.v trong lòng các đại dương.
(Bộ Khoa học và Công nghệ - Trung tâm Thông tin tư liệu KH&CN Quốc gia: Tổng luận Khoa học – Công nghệ -
Kinh tế, số 1- 2003 “Tổng quan công nghệ cao”).


5
CNC tại Khu kinh tế mở Chu Lai. Do đó cần sử dụng định nghĩa phù hợp với môi
trường pháp lý nhất định. Ở đây chúng ta sẽ sử dụng khái niệm CNC theo quy định nêu
trong Luật Công nghệ cao.
b. Khu công nghệ cao
Có thể nêu ra các định nghĩa khác nhau về Khu CNC:
- Khu CNC là khu vực tập trung các tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển
công nghệ, các phòng thí nghiệm, các tổ chức đào tạo, các doanh nghiệp CNC và các tổ
chức dịch vụ n
ội bộ khu và các đối tượng nằm ngoài khu. Khu CNC là trung tâm ươm
tạo công nghệ, gắn KH&CN hiện đại với sản xuất các sản phẩm CNC. Khu CNC định
hướng hoạt động của mình vào việc thu hút các nhà đầu tư nước ngoài và trong nước để
tiến hành các hoạt động chuyển giao công nghệ, nghiên cứu nhằm phát triển các CNC,
không chỉ nhằm phục vụ mục đích xuất khẩu, mà chủ yếu nhằm tạo ra năng l
ực công

nghệ trong nước, biến đổi cơ cấu công nghiệp và dịch vụ trong nước. Do vậy, Khu CNC
phải có một môi trường thuận lợi để sáng tạo ra công nghệ mới trong lĩnh vực công
nghệ mũi nhọn, luôn luôn được đổi mới bằng những thành tựu KH&CN tiên tiến nhất.
6

- Khu CNC là một địa điểm có môi trường tốt nhất để: đầu tư CNC; chuyển giao
CNC; nghiên cứu và phát triển CNC; sản xuất các sản phẩn CNC; tăng cường năng lực
công nghệ nội sinh của đất nước; đào tạo, huấn luyện kỹ năng CNC.
7

- Khu CNC nhằm vào phát triển công nghiệp CNC, thu hút chất xám để tạo ra
sản phẩm có hàm lượng khoa học cao hơn hẳn các khu công nghiệp hay khu chế xuất,
nhằm tạo ra những bước đột phá quan trọng để phát triển công nghệ và công nghiệp
trong nước.
8

- Khu CNC là khu kinh tế - kỹ thuật đa chức năng, có ranh giới xác định, do Thủ
tướng Chính phủ quyết định thành lập, nhằm nghiên cứu - phát triển và ứng dụng CNC,
ươm tạo doanh nghiệp CNC, đào tạo nhân lực CNC và sản xuất, kinh doanh sản phẩm
CNC. Trong Khu CNC có thể có khu chế xuất, kho ngoại quan, khu bảo thuế và khu
nhà ở (Khoản 2, Điều 2 của Nghị định 99/2003/NĐ-CP ngày 28/08/2003 về việc ban
hành Quy chế
Khu công nghệ cao).
- Khu CNC là nơi tập trung, liên kết hoạt động nghiên cứu và phát triển, ứng
dụng CNC; ươm tạo CNC, ươm tạo doanh nghiệp CNC; đào tạo nhân lực CNC; sản
xuất và kinh doanh sản phẩm CNC, cung ứng dịch vụ CNC (Khoản 1, Điều 31 của Luật
Công nghệ cao).
Nhìn chung, đặc trưng của khu CNC được phân biệt khá rõ với khu công nghiệp,
khu chế xuất
9

ở ý nghĩa, vai trò, tính chất liên kết giữa NC&PT và sản xuất. Cũng giống

6
Bộ Khoa học và Công nghệ - Trung tâm Thông tin tư liệu KH&CN Quốc gia: Tổng luận Khoa học - Công nghệ -
Kinh tế, số 1- 2003 “Tổng quan công nghệ cao”.
7
Ban Quản lý Dự án Khu CNC Hòa Lạc: “Xây dựng và phát triển khu CNC ở Việt Nam”, Nhà xuất bản Khoa học
và Kỹ thuật, Hà Nội – 1999, trang 31.
8
:2056/home/database/an_pham_dien_tu/MagazineName.2004-04-
22.2018/2007/2007_00002/MItem.2007-01-16.0714/MArticle.2007-01-19.0730/marticle_view
9
Khu công nghiệp (Industrial Zone, Industrial Park) là một quần thể liên hoàn các xí nghiệp công nghiệp xây
dựng trên một vùng đất có thuận lợi về các yếu tố địa lý tự nhiên, về kết cấu hạ tầng, về xã hội và nhân văn để thu
hút đầu tư và hoạt động theo một cơ cấu hợp lý các doanh nghiệp công nghiệp và các doanh nghiệp dịch vụ nhằm
đạt hiệu quả cao trong hoạt động sản xuất công nghiệp và kinh doanh. Khu chế xuất (Export Processing Zone) là

6
như khái niệm về CNC, chúng ta cần tham khảo các định nghĩa khác nhau để hiểu rõ về
bản chất của Khu CNC, đồng thời sẽ dùng định nghĩa trong Luật Công nghệ cao để
tương thích với các chính sách hiện hành.
Khu CNC còn bao gồm các loại hình khác nhau. Tùy theo cách/nguyên tắc phân
biệt dựa trên chức năng, lĩnh vực hoạt động theo ngành kinh tế (nông nghiệp, công
nghiệp …), đánh giá xếp loại cấp quốc gia hay địa phương, … mà có thể chia ra các loại
khu CNC đặc thù
10
. Ngoài ra người ta cũng nói tới các thế hệ khu CNC khác nhau theo
các giai đoạn lịch sử: thế hệ thứ nhất là các khu CNC ở thập niên 50 - 60 của thế kỷ XX
(như là Silicon Valley) và thế hệ thứ ba là các khu CNC xuất hiện gần đây trong bối
cảnh toàn cầu hóa.

1.1.2 Mối quan hệ giữa nghiên cứu và sản xuất trong khu công nghệ cao
Lao động sản xuất vốn là hoạt động mang tính sáng tạo của con người. Dù cấp
độ cộ
ng đồng hay cá nhân, trong quá trình tạo ra của cải vật chất, con người thường nỗ
lực suy nghĩ và tích cực tiến hành cải tiến nhằm tăng hiệu quả và giảm nặng nhọc. Tuy
nhiên, sự sáng tạo này không giống nhau giữa các thời kỳ lịch sử.
Các sáng tạo áp dụng vào sản xuất ở thời kỳ đầu hoàn toàn dựa vào cải tiến kỹ
thuật. Văn minh Hy Lạp từng tạo ra nhiều thành t
ựu trong lĩnh vực kỹ thuật, đặc biệt là
kỹ thuật nông nghiệp, thuỷ lợi, xây dựng và hàng hải. Nhưng kiến thức về các thành tựu
đó thì còn rất mơ hồ. Cụ thể, các văn bản kỹ thuật không bao giờ đề cập đến công thức
chung và chứng minh các kết quả mà chỉ nêu lên cách thực hành, thao tác. Trong suốt
thời kỳ Trung đại, những bước tiến về kỹ thuật thực chất cũng chỉ là sự kế tục, phát
triển hệ thống kỹ thuật thời kỳ cổ đại về quy mô áp dụng, trình độ nghề nghiệp trong lao
động, trình độ tinh xảo của sản phẩm.
Mặc dù nghiên cứu khoa học đã có từ rất sớ
m (tri thức khoa học từng nở rộ từ
thời kỳ cổ đại ở cả phương Đông và phương Tây), nhưng giữa nghiên cứu khoa học và
sản xuất chưa có mối quan hệ trực tiếp. Khoa học hoạc tập trung vào nghiên cứu chủ đề
cách biệt hoàn toàn với sản xuất hiện tại, hoạc đi sau lý giải các hiện tượng kỹ thuật
Cho đến thế kỷ 18, khoa h
ọc mới bắt đầu đóng vai trò cơ sở cho kỹ thuật. Quan
hệ mới giữa khoa học và kỹ thuật đã mở ra cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất
nhưng chưa hẳn mở ra phương thức hoạt động khoa học mới: nghiên cứu khoa học định
hướng vào phục vụ sản xuất. Hơn nữa, nhiều phát minh kỹ thuật quan trọng như máy

i nước của J.Watt, vẫn chỉ có thể coi là kết quả chủ yếu của "mầy mò kỹ thuật".
Cùng với sự phát triển của KH&CN và của kinh tế, mối quan hệ giữa nghiên cứu
khoa học và sản xuất ngày càng gắn bó và trở nên thực sự chặt chẽ trong CNC. Nét mới
của gắn kết nghiên cứu và sản xuất trong CNC là:


một đặc khu công nghiệp và dịch vụ đặt trên một diện tích được khép kín, thường ở trong cảng hoặc gần cảng để
nhập các nguyên liệu miễn thuế, chế biến các nguyên liệu này nhằm mục đích xuất khẩu. Khu chế xuất nhằm thu
hút các nhà đầu tư nước ngoài thực hiện những hoạt động sản xuất và dịch vụ xuất khẩu, được hưởng những ưu
đãi nhất định của Nhà nước (thuế, điều kiện thương mại) liên quan đến tận dụng các nguồn lực trong nước để tiến
hành các hoạt động sản xuất và dịch vụ xuất khẩu.
10
Ví dụ xem: Ban Quản lý Dự án Khu CNC Hòa Lạc “Xây dựng và phát triển khu CNC ở Việt Nam”, Nhà xuất
bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội – 1999, trang 36 …;
:2056/home/database/an_pham_dien_tu/MagazineName.2004-04-
22.2018/2007/2007_00002/MItem.2007-01-16.0714/MArticle.2007-01-19.0730/marticle_view.

7
- Thời gian từ nghiên cứu khoa học đến công nghệ và đưa sản phẩm ra thị trường
đã rút ngắn đáng kể. Khoảng thời gian này ở thế kỷ 19 phải mất 60 - 70 năm, nửa đầu
thế kỷ 20 là 30 năm và đến thập niên 1990, với CNC chỉ còn 3 năm Đồng thời một
phát minh khoa học thường được ứng dụng vào nhiều ngành, lĩnh vực sản xuất khác
nhau.
Tốc độ rút ngắn từ nghiên cứu đến sản xuất có liên quan với thay đổi trong quy
trình ứng dụng sản phẩm nghiên cứu khoa học. Khi cạnh tranh còn chưa gay gắt, khoa
học chưa phát triển, các hoạt động thường diễn ra theo tuần tự như: phát minh khoa học
được nối tiếp bởi nghiên cứu ứng dụng để chế tạo ra mẫu đầu tiên của sản phẩm sẽ đưa
ra thị trường; thành công trong hoàn tất mẫu đầu tiên được nối tiếp bởi việc hình thành
quy trình chế tạo sản phẩm. Ngày nay khoa học không còn xa lạ với công nghệ nữa, trái
lại, quan niệm về sản phẩm và quy trình chế tạo ra nó đã gắn liền với khoa học thông
qua nghiên cứu cơ bản. Trên thực tế, xuất hiện rất nhiều các dự án nghiên cứu chung
giữa tổ chức NC&PT và doanh nghiệp, trong đó, các giáo sư và nhà doanh nghiệp phối
hợp chặt chẽ với nhau từ khâu lập dự án qua khâu thực hiện và đến khâu đánh giá kết
quả.
- Nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng là những phần của quá trình liên

tục, đan xen và nhiều khi các ranh giới trở nên rất mờ nhạt. Xét về một khía cạnh, việc
khám phá ra enzyme cắt và nối các nucleotide ADN là kết quả của sự khao khát muốn
hiểu biết cách thức các tế bào làm việc ở mức độ phân tử và là một thành tựu nổi bật
của khoa học cơ bản. Nhưng
ở khía cạnh khác, những phát hiện tương tự đã ngay lập
tức tạo ra công nghệ then chốt, xây dựng nên cả một ngành công nghiệp mới là "công
nghệ sinh học". Cũng không dễ dàng có được định nghĩa chính xác về Nanotech. Một
số nanotech không phải là nano, khi hoạt động ở thang micro, tức 1000 lần lớn hơn. có
khi nanotech không phải là công nghệ, vì nó liên quan tới các nghiên cứu cơ bảnở
những cấu trúc có ít nhất một chiều từ m
ột tới hàng trăm nm. Một ví dụ khác nữa, muốn
sử dụng tia la de trong liên lạc viễn thông, các nhà khoa học phải tìm cách chế tạo các
sợi thuỷ tinh tinh khiết. Họ phải tiến hành những công trình nghiên cứu cơ bản về tính
chất những khuyết tật hoặc những tạp chất của thuỷ tinh để nhằm vào các mục đích thực
tiễn rất cụ thể.
- Gắn kết nghiên cứu và sản xuất trong CNC
được thực hiện trong những hình
thức cụ thể như sản phẩm CNC, doanh nghiệp CNC, ngành công nghiệp CNC.
Sản phẩm CNC là sản phẩm được tạo ra nhờ CNC thông qua quá trình thiết kế
hoặc sản xuất sản phẩm. Sản phẩm CNC thường phải có các đặc điểm: chứa đựng hàm
lượng cao về nghiên cứu và phát triển; có ý nghĩa chiến lược đối với quốc gia; sản phẩm
được
đổi mới nhanh chóng; dầu tư lớn, độ rủi ro cao, nhưng khi thành công sẽ đem lại
lợi nhuận khổng lồ; thúc đẩy năng lực cạnh tranh và hợp tác trong NC&PT, sản xuất và
tìm kiếm thị trường trên quy mô toàn cầu. Theo Luật Công nghệ cao: “Sản phẩm CNC
là sản phẩm do công nghệ cao tạo ra, có chất lượng, tính năng vượt trội, giá trị gia tăng
cao, thân thiện với môi trường” (Khoản 3, Điều 3).
Doanh nghiệ
p CNC thường dành nhiều nguồn lực cho việc cải tiến, sáng tạo
công nghệ và sản phẩm. Đây là loại hình doanh nghiệp khai thác nghiên cứu cơ bản cực

nhậy, đưa công nghệ mới thành sản phẩm nhanh hơn và rẻ hơn so với mô hình doanh

8
nghiệp truyền thống. Theo luật Công nghệ cao: “Doanh nghiệp CNC là doanh nghiệp
sản xuất sản phẩm công nghệ cao, cung ứng dịch vụ công nghệ cao, có hoạt động
nghiên cứu và phát triển công nghệ cao” (Khoản 4, Điều 3).


Ngành công nghiệp CNC có những đặc điểm chủ yếu là sự tích hợp các thành
tựu KH&CN. Do vậy, trong lĩnh vực CNC, các ngành công nghiệp gắn liền với nhau và
liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau. Chẳng hạn, lĩnh vực vật liệu mới liên quan
nhiều đến điện tử, tin học, cơ-điện tử, sinh học và năng lượng mới.
Trong ngành công nghiệp CNC có sự đổi mới liên tục các công ngh
ệ, sản phẩm.
Tại các nước công nghiệp hoá, các ngành công nghiệp CNC là những nơi tạo ra việc
làm cho đội ngũ nhân công có năng lực, được trả lương cao hơn so với mức trung bình.
Các ngành này cũng có tỷ lệ tăng trưởng cao hơn so với nền kinh tế nói chung và chiếm
một tỷ trọng ngày càng tăng trong thương mại nội địa và quốc tế, là phần đóng góp chủ
yếu cho xuất khẩu hàng công nghiệp ở hầu hết các nước. Ngoài ra, các ngành này còn
có hàm lượng vốn, NC&PT cao và rất có hiệu quả trong việc sáng tạo ra tri thức và
công nghệ mới. Chúng hoạt động dựa trên một tốc độ phát triển NC&PT nhanh, thường
xuyên đưa ra thị trường các hàng hoá và dịch vụ mới.
Ngành công nghiệp CNC còn được gọi là ngành công nghiệp dựa trên khoa học
và công nghệ với ý nghĩa khoa học và công nghệ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp,
sản phẩm có hàm lượng khoa học cao, năng suất lao động rất cao
11
. Theo luật Công
nghệ cao: “Công nghiệp CNC là ngành kinh tế - kỹ thuật sản xuất sản phẩm CNC, cung
ứng dịch vụ CNC (Khoản 6, Điều 3).
Quan hệ gắn bó mang tính tích hợp giữa nghiên cứu và sản xuất chính là đặc

trưng phân biệt khu CNC với khu công nghiệp, khu chế xuất. Quan hệ giữa nghiên cứu
và sản xuất trong khu CNC bao hàm các nội dung như đã nêu trên đối với CNC bởi khu
CNC gắn với CNC, sản phẩm CNC, doanh nghiệp CNC, công nghi
ệp CNC. Đồng thời,
gắn kết nghiên cứu và sản xuất trong khu CNC cũng có một điểm nổi bật riêng:
- Hoạt động ươm tạo công nghệ và doanh nghiệp công nghệ luôn được coi trọng
trong các khu CNC. Đây là quá trình có nội dung gắn kết giữa nghiên cứu và sản xuất
khá cụ thể như “hoàn thiện, thương mại hóa công nghệ cao từ ý tưởng công nghệ, kết
quả nghiên cứu khoa học hoặc từ công nghệ cao ch
ưa hoàn thiện” (Khoản 7, Điều 3 của
Luật Công nghệ cao).
- Trong khu CNC thường có các khu chức năng khác nhau như: khu sản xuất –
thương mại, khu NC&PT và đào tạo, vườn ươm doanh nghiệp công nghệ. Mối quan hệ
gắn kết nghiên cứu và sản xuất đươc thể hiện cả trong từng phân khu và đồng thời cả
trong quan hệ giữa các phân khu. Trên thực tế, quan hệ giữa các phân khu luôn có ý
nghĩa quyết định đến sự thành bại của một khu CNC
12
.

11
Theo UNESCO, hạng mục “công nghệ” được xác định dưới hình thức “hàm lượng NC&PT” ở các ngành công
nghiệp thuộc lĩnh vực chế tạo, trong đó chi phí NC&PT được tính theo tỷ lệ phần trăm của một biến số kinh tế
khác, thường là giá trị sản phẩm (doanh thu) của ngành đó. Hàm lượng NC&PT cao (high-tech) tương ứng với tỷ
số chi phí NC&PT/doanh thu ≥ 4%; hàm lượng NC&PT trung bình (medium-tech) có chi phí NC&PT/doanh thu =
1- 4%; và hàm lượng NC&PT thấp (low-tech) khi chi phí NC&PT/doanh thu ≤1%
.
12
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra một trong những nguyên nhân chính dẫn tới thất bại của các khu CNC là không thiết
lập được mối quan hệ giữa phân khu NC&PT và phân khu sản xuất. Gần đây, trong Kế hoạch Chiến lược Quốc


9
1.2 Kinh nghiệm phát triển Khu công nghệ cao trên thế giới
1.2.1 Một số kinh nghiệm về phát triển Khu công nghệ cao nói chung
Khu CNC được hình thành đầu tiên tại Mỹ (Silicon Valley) vào năm 1950 và sau
đó xuất hiện ở nhiều nơi trên thế giới.
Ở Châu Á, khu CNC đầu tiên được xây dựng tại Nhật Bản vào đầu những năm
1970 với “Thành phố khoa học” Tsukuba, sau nữa là hàng loạt các khu khác như: Khu
CNC Hsinchu (Đài Loan), Công viên khoa học thuộc Đại học quốc gia (Singapore),
Công viên khoa học Selangoge, Công viên công nghệ phần mềm Bangalore và Công
viên công nghệ quốc tế Bangalore (Ấn Độ), … Tính đến nay, trên thế giới đã có trên
800 khu CNC.
Từ các khu CNC từng tồn tại qua nhiều giai đoạn lịch sử, nhiều quốc gia khác
nhau, có thể rút ra một số kinh nghiệm đáng chú ý sau:
a. Sự đa dạng của các khu CNC theo các nền kinh tế khác nhau và mỗi nước cần
xây dựng khu CNC phù hợp với đặc điểm của mình
Có sự khác nhau trong phát triể
n khu CNC giữa các nước phát triển và đang phát
triển
13
. Biểu hiện rõ là giữa các nước ở cùng Châu Á. Tại một vài nước kinh tế phát
triển như Nhật Bản, Hàn Quốc, các khu CNC được xây dựng sớm, bắt đầu từ thập niên
70 của thế kỷ XX, với số lượng nhiều, đa dạng về hình thức, về quy mô và mỗi khu có
những nhiệm vụ chiến lược khác nhau. Ở Nhật Bản tính đến năm 1993 có trên 105 khu
CNC (kể cả một vài khu đang trong giai
đoạn lập kế hoạch và thiết kế), trong đó có 53
khu đang vận hành, được xây dựng theo các mô hình đa dạng từ Thành phố khoa học
cho đến Công viên khoa học.
Ở các nước châu Á khác, do trình độ NC&PT thấp, nền kinh tế chưa phát triển
mạnh, nên số lượng các khu CNC ít hơn. Các khu CNC ở những nước này được xây
dựng theo các mô hình rất đa dạng, khác nhau về quy mô và khác nhau về nhiệm vụ.

Các khu CNC có thể được xây dựng dưới dạ
ng Trung tâm công nghệ hoặc Trung tâm

gia về KH&CN Thái Lan (2004-2013) (The National Science and Technology Strategic Plan 2004-2013), cũng
nhấn mạnh “Một trong những đặc điểm đáng chú ý của công viên khoa học là năng lực liên kết các khu vực học
thuật (đặc biệt là các viện nghiên cứu và các trường đại học) với các khu công nghiệp” (“Phát triển bền vững và
sức cạnh tranh của Thái Lan dựa vào KH&CN”, trang 15).
13
Sự khác nhau này gắn liền với sự phong phú vốn có của khu CNC. Chẳng hạn, theo ông Glenn A Mitchell,
Tổng Giám đốc Khu công nghệ cao Edmonton (General manager, Edmonton Research Park), mô hình của các
Science Park rất đa dạng tuỳ thuộc loại hình sở hữu, nhiệm vụ chức năng và lịch sử hoạt động.
Nếu phân theo loại hình sở hữu và cơ cấu tổ chức thì có các mô hình sau:
-Mô hình làng khoa học do Nhà nước lập kế hoạch và đầu tư xây dựng, và dùng cơ chế trợ giúp (thường thấy
ở Châu Âu, Đài Loan);
- Mô hình làng khoa học được xây dựng nên do sự bành trướng của các trường đại học đóng trên địa bàn (ví
dụ Silicon Valey do trường đại học Stanford), sau đó được khuyến khích phát triển bởi chính sách của Nhà nước;
- Mô hình làng khoa học được xây dựng nên do có sự kết hợp giữa các Công ty lớn và các Trường đại học,
các tổ chức nghiên cứu lớn, lúc này các công ty đóng vai trò quan trọng hàng đầu trong việc đầu tư và các tổ chức
nghiên cứu có vai trò quan trọng thứ hai.
Nếu phân theo chức năng nhiệm vụ của Làng khoa học thì có các mô hình sau:
- Mô hình thúc đẩy: Thực hiện vai trò là hạ
t nhân mới của nền công nghệ trong hoàn cảnh cần đổi mới nền
công nghiệp
- Mô hình thu hút: Thực hiện các mục tiêu tăng cường khả năng cạnh tranh của nền công nghiệp hơn là mục
tiêu nâng cao chất lượng của nền khoa học.

10
đổi mới công nghệ chú trọng thương mại hóa các kết quả nghiên cứu và tạo việc làm,
như các khu CNC ở Singapo, Malaixia, Thái Lan. Trung Quốc xây dựng những khu thử
nghiệm ở dạng mô hình “vườn ươm doanh nghiệp”. Thái Lan xây dựng theo mô hình

Công viên đổi mới công nghệ với mục đích phát triển vùng, tạo các Đô thị công nghệ
(Technolopole).
Các khu CNC phụ thuộc vào chiến lược phát triển, điều kiện cụ thể, đặc điểm
hoạt động KH&CN và kinh tế của mỗi nước. Chẳng hạn:
- Ở Nhật Bản các hoạt động khoa học trình độ cao được tập trung tại các trường
đại học, nhưng việc xây dựng các khu CNC dựa trên cơ sở các trường lại gặp khó khăn
và phức tạp, do vấn đề về sử dụng đất và quyền sở hữu sáng chế; vì vậy, người ta chú
trọng đến trao đổi, chuyể
n giao công nghệ hơn là tiến hành NC&PT, và các khu CNC
được xem là phương thức thúc đẩy phát triển vùng.
- Tại các khu CNC của các nước mới công nghiệp hóa (NICs) và Malaixia, các
trường đại học đóng một vai trò tương đối yếu so với các khu CNC ở Mỹ và Châu Âu.
14

- Trong khi các khu CNC ở Hàn Quốc chủ yếu để phục vụ cho NC&PT, thì các
khu này ở Singapo và Đài Loan lại chú trọng chủ yếu vào ngành công nghiệp CNC.
Việc xác định khu CNC phù hợp với điều kiện của đất nước có ý nghĩa rất quan
trọng, đồng thời cũng khá công phu. Có thể thấy rõ điều này qua mô hình khu CNC
mang bản sắc Trung Quốc. Ngay từ đầu, để tiến hành phát triển các khu CNC, Trung
Quốc đã tiến hành đồng thời hai hoạt động là tiến hành các điều tra cơ bản và đi thăm
quan học tập ở bên ngoài. Theo ý kiến của các nhà nhà khoa học Trung Quốc, họ đã
tổng hợp được kinh nghiệm phát triển khu CNC của thế giới và kết hợp được với đặc
thù của Trung Quốc. Đặc trưng v
ề bản sắc Trung Quốc đã được thể hiện ở Khu Trung
Quan Thôn, với chiến lược phát triển Tự chủ sáng tạo, mà hạt nhân chủ yếu là doanh
nghiệp KH&CN cao và mới.
b. Sự đa dạng, phong phú của các khu CNC trong một nền kinh tế có tác dụng
thúc đẩy sự phát triển chung
Có nhiều loại khu CNC khác nhau có thể cùng tồn tại và phát huy tác dụng trong
một nền kinh tế. Ví dụ như ở Trung Quốc, giữa các khu CNC có sự cạnh tranh mạnh mẽ

với nhau và thông qua cạnh tranh, mỗi khu CNC tìm ra được nét riêng của mình. Không
nói đến các khu CNC cấp địa phương, ngay cả 53 khu CNC quốc gia, mỗi khu đều có
những mầu sắc riêng. Các khía cạnh khác nhau là: (i) Khác nhau về ngành nghề; (ii)
Khác nhau về mức độ ưu đãi; (iii) Khác nhau về chủ thể chính của KH&CN: KH&CN
của Bắc Kinh chủ yếu nằm trong các trường đại học - KH&CN của Thượng Hải thuộc
về doanh nghiệp đầu tư nước ngoài - KH&CN của Thẩm Quyến nằm ở doanh nghiệp
trong nước; (iv) Khác nhau về cách thức thu hút nhân tài: Bắc Kinh thu hút từ các
trường địa học và lưu h
ọc sinh từ bên ngoài, Thẩm Quyến thu hút từ các địa phương
khác và thành lập Đại học "ảo".
Có thể ra một số so sánh giữa các khu CNC điển hình:
- Khu CNC Trung Quan Thôn đã chú ý đến 3 thế mạnh mà các khu khác không
có được là: (i) Nằm ở trung tâm Bắc Kinh là trung tâm chính trị, văn hoá, kinh tế,

14
Theo Asia-Pacific Development Journal, No.2/2005.

11
KH&CN của cả nước; (ii) Có nhiều người tài (trong khu có 39 trường đại học, 200 đơn
vị nghiên cứu, 40 vạn giáo sư và phó giáo sư); (iii) Tính tự chủ sáng tạo cao. Khai thác
các thế mạnh này, Trung Quan Thôn đã có các biện pháp như: vừa chú ý thu hút, vừa
chú ý đào tạo nhân tài, học sinh ở đây được đào tạo cả về mặt kiến thức và về mặt lập
nghiệp; tạo điều kiện để để các doanh nghiệp
đầu tư nước ngoài đến được sử dụng
nguồn nhân lực chất lượng cao với giá rẻ; liên kết chặt chẽ giữa trường đại học với
doanh nghiệp; không ngừng đổi mới về văn hoá, về cơ chế hoạt động NC&PT, phát
triển các ngành nghề mới.
- Thẩm Quyến không có nhiều cơ sở KH&CN (cả Thành phố mới có một trường
đại học đạt tầ
m quốc gia), do đó muốn thúc đẩy KH&CN Thành phố nàu phải tận dụng

nguồn lực KH&CN từ bên ngoài. Cũng vì thiếu cơ sở nghiên cứu nên Thẩm Quyến đã
quan tâm phát triển KH&CN trong doanh nghiệp. Trên địa bàn Thành phố đang có khá
nhiều doanh nghiệp trẻ vừa thành đạt về kinh tế và vừa có tiềm lực KH&CN mạnh. Một
trong các điển hình là Công ty trách nhiệm hữu hạn Shenzhen Mindray Bio - Medical
Electronis mới thành lập từ năm 1992 nhưng đã có các sả
n phẩm được cả thế giới biết
đến; Công ty này hiện có 37% số nhân lực làm việc trong lĩnh vực NC&PT, đầu tư cho
NC&PT chiếm tới 10% doanh thu
- Có thể nêu lên nhận định khái quát: KH&CN phục vụ phát triển CNC của Bắc
Kinh chủ yếu nằm trong các trường đại học, của Thượng Hải thuộc về doanh nghiệp
đầu tư nước ngoài, của Thẩm Quyến nằm ở doanh nghiệp trong nước.
Sự
đa dạng vốn rất có ý nghĩa: đa dạng là cơ sở để mở rộng quan hệ phối hợp với
nhau; đa dạng còn là cần thiết khi chưa tìm ra và xác định được mô hình phát triển
chung; đa dạng là cần thiết để phát huy sáng kiến và gắn với điều kiện đặc thù của từng
vùng, từng khu. Thông qua từng trường hợp mà Trung Quốc phát hiện ra những tiềm
năng phát triển khu CNC. N
ếu như Bắc Kinh chỉ ra tiềm năng liên kết của các trường
đại học với doanh nghiệp, thì Thẩm Quyến chỉ ra tiềm năng của doanh nghiệp trong
phát triển CNC
15

c. Đề cao vai trò của nhà nước và sự phối hợp giữa các cấp
Phát triển khu CNC đòi hỏi phải có sự quyết tâm của cấp cao nhất. Sự quyết tâm
này dựa trên nhận thức về ý nghĩa và tính cấp bách tiến hành xây dựng khu CNC nhằm
phát triển đất nước
16
.
Trên thực tế, trong bất kỳ trường hợp nào trên thế giới, sự tham gia trực tiếp hoặc
gián tiếp của Nhà nước vào chương trình xây dựng cũng như hoạt động của khu CNC là

yếu tố/điều kiện quyết định thành công của Khu. Trong trường hợp gián tiếp, Nhà nước
(trung ương hoặc địa phương) ban hành các quy định ưu tiên cho khu CNC, hỗ trợ việc

15
Hiện nay đầu tư cho KH&CN Thẩm Quyến chiếm 3,6% GDP, trong đó nguồn từ xã hội (chủ yếu là doanh
nghiêp) chiếm 95%.
16
Nghị Quyết 864 của Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc ngày 1- 4 -1986 về việc thành lập 5
khu công nghệ cao quốc gia ra đời chỉ sau có 3 ngày khi ông Đặng Tiểu Bình nhận được bức thư của 4 viện sĩ
Viện hàn lâm Trung Quốc viết về đề nghị thành lập khu CNC tại Trung Quốc, trong đó nhấn mạnh: " nếu Chính
phủ kịp thời lập các khu phát triển công nghệ cao thì đến đầu thế
kỷ 21, hàng hoá Trung Quốc không thể cạnh
tranh và không thể bán được trên thị trường thế giới, " ("Sự hình thành và phát triển các khu CNC trên thế giới -
Vai trò quan trọng của khu CNC thúc đẩy sự phát triển khoa học và công nghệ mới", Dương Minh Tâm - Ban
Quản lý Khu CNC Thành phố Hồ Chí Minh, trang 12).

12
điều hành và tác nghiệp. Trong trường hợp trực tiếp, Nhà nước tiến hành hầu như toàn
bộ các khâu từ khảo sát thị trường cho tới lập kế hoạch xây dựng, điều hành cụ thể các
hoạt động của khu CNC.
Có thể nêu ra nhiều dẫn chứng về vai trò nhà nước trong hình thành và phát triển
khu CNC như:
- Khu CNC Tân Trúc (Đài Loan):
Trong giai đoạn thành lập khu, Nhà nước đã tiến hành hàng loạt các hoạt động
đâu t
ư với mục đích: mua đất, xây dựng hạ tầng cơ sở, xây dựng sẵn nhà xưởng cho
thuê, cung cấp nhà cho chuyên gia hoặc người Hoa về nước, xây dựng trường đại học
tiếng Trung và song ngữ, xây dựng khu giải trí. Vốn ban đầu Nhà nước bỏ ra (vào
khoản đất và xây lắp) là 500 triệu USD.
Sau gần 20 năm hoạt động, tổng đầu tư cho khu Tân Trúc lên tới 7 tỷ USD, trong

đó Chính phủ Đài Loan đã đầu tư
đến 1 tỷ USD (chiếm 15%). Các khoản chi cho
NC&PT trong Khu một phần do Chính phủ tài trợ, một phần do dịch vụ của các công ty.
Có những dự án Chính phủ hỗ trợ tới 50% kinh phí (như dự án chế tạo CPU máy tính
486 với tổng kinh phí là 11 triệu USD). Ngoài ra còn có các hỗ trợ khác từ nhà nước
như: công ty trong Khu có thể xin hỗ trợ về vấn cho NC&PT từ Hội đồng KH Quốc gia;
Chính phủ mua công nghệ nước ngoài để chuyển giao cho các doanh nghiệp trong Khu.
Trực ti
ếp chỉ đạo Khu là Uỷ ban Khoa học Kỹ thuật Nhà nước Đài Loan. Để đảm
bảo cho hoạt động của Khu được thuận lợi, Đài Loan đã lập Cục Quản lý Khu để điều
hành và hỗ trợ các công ty trong Khu hoạt động theo đúng các mục tiêu và đinh hướng
vạch ra đối với Khu
- Khu CNC Kulim (Malaixia):
Mặc dù điều hành hoạt động trong Khu là một công ty phụ (theo kiều công ty tư
nhân) do Tổng công ty Phát triể
n Bang Kedah thành lập để khai thác điều hành Khu,
nhưng Chính quyền Bang Kedah cũng thành lập Hội đồng Quản lý Khu CNC thực hiện
theo cơ chế một cửa để giải quyết yêu cầu của các nhà đầu tư trong khu. Hội đồng này
còn là cơ quan thực hiện chức năng đối ngoại, liên kết các cơ quan Nhà nước để giải
quyết mọi vấn đề liên quan cũng như hoạch định phương hướng phát tri
ển của Khu.
- Khu CNC Tsukuba (Nhật Bản):
Việc xây dựng ở thành phố Tsukuba một Technopolis được Thủ tướng K. Ikeda
quyết định. Công việc xây dựng đã kéo dài gần 2 thập niên và Nhà nước đã bỏ ra 5,5 tỷ
USD. Một trong điểm đáng chú ý là Tsukuba được xác định chủ yếu là nhằm vào
nghiên cứu cơ bản nên Chính phủ lúc đầu đã không kêu gọi tư nhân đầu tư.
- Công viên khoa học Singapo (Singapo):
Hội đồng Khoa học Quố
c gia được giao nhiệm vụ xây dựng kế hoạch thành lập
và phát triển Công viên khoa học. Hội đồng này đã thay mặt Nhà nước đứng ra thành

lập Hội đồng quản trị của Công viên khoa học. Hội đồng quản trị bao gồm một mạng
lưới phi hình thức các đại diện của các cơ quan chính phủ và của những thành viên chủ
chốt của Công viên khoa học. Hội đồng quản trị có trách nhiệm soạn th
ảo và thực hiện
các quy chế áp dụng trong Công viên. Các thành viên nhất thiết phải có các hoạt động
liên quan tới lĩnh vực nghiên cứu của Công viên.

13
Phân cấp và phối hợp giữa cấp trung ương và địa phương trong phát triển khu
CNC được nhiều nước chú ý. Để phân tích, có thể lấy trường hợp Trung Quốc làm minh
họa.
Ở Trung Quốc, các khu CNC cấp địa phương do các địa phương quyết định (kể
cả tiêu chí xét duyệt doanh nghiệp vào khu CNC). Đối với 53 khu CNC quốc gia (vốn
do Quốc vụ viện quyết định công nhận), chính quyền trung ương có chính sách chung;
tuy nhiên, từng địa phương lại có những sự cụ thể hoá trên cơ sở vận dụng quy định
chung vào hoàn cảnh đặc thù của mình. Ví dụ, quy định chung đối với các doanh nghiệp
m
ới thành lập ở các khu CNC quốc gia là "3 miễn - 3 giảm" (3 năm đầu được miễn thuế,
3 năm tiếp theo được giảm thuế), nhưng giảm bao nhiêu phần trăm là do các địa phương
quy định để có thể thu hút được nhiều doanh nghiệp vào khu CNC trên địa bàn của
mình.
Có thể đề cao vai trò, trách nhiệm của chính quyền địa phương đối với các khu
CNC, kể cả các khu đã được xếp vào cấp quốc gia, là bởi vì các khu CNC này đóng góp
trực tiếp cho sự phát triển của địa phương (Trung Quang Thôn đang đóng góp 60% vào
phát triển kinh tế của Thành phố Bắc Kinh). Một khi khu CNC đã góp phần phát triển
địa phương thì chính quyền địa phương phải có trách nhiệm đầu tư và hỗ trợ cho các
khu CNC trên địa bàn phát triển. Ở Trung Quốc người ta cho rằng quan hệ giữa khu
CNC và địa phương đã trở nên chặt chẽ: nếu địa phương hỗ trợ khu CNC phát tri
ển tốt
sẽ được hưởng lợi, ngược lại thì phải trả giá. Chính vì vậy, gần đây Chính phủ không

còn là nguồn cung cấp tài chính cho các khu CNC và thay vào đó là xu hướng là các
chính quyền địa phương đảm nhiệm hầu hết các hỗ trợ tài chính (dưới nhiều hình thức
khác nhau). Đây được coi là một bước điều chỉnh quan trọng phù hợp với trình độ phát
triển mới của kinh tế và KH&CN. Được biết, hiện nay Trung Quốc đang nghiên cứu để
các khu CNC tự phát hành trái phiếu của khu.
Đồng thời, nhấn mạnh các cấp địa phương không có nghĩa là Chính phủ từ bỏ vai
trò của mình. Trái lại, những gì có thể và cần thíêt phải quản lý cụ thể thì Chính phủ đều
cố gắng thực hiện - ví dụ như: đưa ra danh mục hơn 2000 sản phẩm thuộc lĩnh vực
CNC; đưa ra tiêu chí đánh giá doanh nghiệp CNC; đưa ra tiêu chí đánh giá các khu
CNC quốc gia; trong một số trường h
ợp, Chính phủ Trung Quốc có những can thiệp cụ
thể như đầu tư xây dựng cơ sở KH&CN ở Khu Trung Quan Thôn, hỗ trợ kinh phí cho
phòng thí nghiệm của một số doanh nghiệp trong khu CNC,
d. Phát triển khu CNC được đặt trong mối quan hệ chặt chẽ với chiến lược phát
triển CNC, các chương trình phát triển CNC nói chung
Tại Nhật Bản, khu CNC đầu tiên là “Thành phố khoa học” Tsukuba đã được
thành lập như một mô hình của Chương trình “Các
đô thị công nghệ” của Nhật Bản và
nối tiếp bởi những cố gắng khác, như Dự án Cực công nghệ, chiến lược các “Tâm
nghiên cứu vùng” của những thập niên 1980 và 1990.
Ở Hàn quốc, cách tiếp cận phát triển công nghệ theo giai đoạn đã được chấp
nhận áp dụng cho hoạt động phát triển công nghệ và phát triển tiêu điểm công nghệ từ
những năm 1970. Tiêu điểm công ngh
ệ bao gồm công viên KH&CN và công viên
KH&CN công nghiệp. Quá trình phát triển tiêu điểm công nghệ được chia thành 3 giai
đoạn riêng biệt: (i) xây dựng thành phố khoa học quốc gia tại Taedok những năm 1970

14
và 1980, (ii) các chương trình tiêu điểm công nghệ từ năm 1989, và (iii) các công viên
công nghiệp CNC địa phương từ đầu những năm 1990. Trong đó Thành phố khoa học

Taedok (TST) – giai đoạn 1 được thành lập năm 1970 với các mục tiêu chính: tạo nền
tảng cho việc gia nhập hàng ngũ các nước tiên tiến vào thế kỷ 21 dựa trên cơ sở phát
triển KH&CN; nuôi dưỡng các mối liên kết gần gũi hơn giữa các tổ chức nghiên cứu và
công nghiệ
p thông qua việc sắp xếp công việc một cách hợp lý cho các trường đại học
và viện nghiên cứu Nhà nước và tư nhân; thành lập một thành phố vườn khoa học
không ô nhiễm có các cơ sở hạ tầng phục vụ nhu cầu về văn hóa.
17

1.2.2 Kinh nghiệm phát triển khu công nghệ cao trong khu chế xuất, khu kinh tế mở
a. Sự cần thiết và ý nghĩa của của khu công nghệ cao đối với khu chế xuất, khu
kinh tế mở
Trên thế giới, khu chế xuất, khu kinh tế mở. Khu chế xuất (Export Procescing
Zone) ra đời đầu tiên vào năm 1956 ở khu vực sân bay Shan non (thuộc Ai-rơ-len) và
sau đó phát triển ở nhiều nơi khác. Hình thành và phát triển các khu chế xuất đã từng
gắn liề
n với chiến lược công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu của các nước đang phát
triển, trong đó khu chế xuất được coi là một khâu quan trọng thu hút nguồn vốn và kỹ
thuật từ bên ngoài, đồng thời là một cửa ngõ đánh thông con đường thâm nhập thị
trường thế giới. Một cách chung nhất, mục đích của việc thiết lập khu chế xuất đối với
các nước đang phát tri
ển là thu hút nguồn vốn và kỹ thuật của nước ngoài, chủ yếu của
các công ty xuyên quốc gia để vừa xâm nhập thị trường thế giới và vừa tạo nên những
điều kiện cần thiết cho công cuộc công nghiệp hóa đất nước.
Cùng với xu hướng phát triển kinh tế và cạnh tranh kinh tế dựa trên những thành
tựu của cách mạng KH&CN, nhiệm vụ thu hút nguồn lực KH&CN từ bên ngoài của các
khu chế xuấ
t ngày càng nổi bật.
Trong khi đó, các cách thức thường được sử dụng để thu hút kỹ thuật của thế
giới tỏ ra không mấy hiệu quả. Đây là các cách thức thông qua:

- Liên doanh, hợp doanh với đầu tư nước ngoài vốn có tiềm lực tài chính và công
nghệ.
- Đào tạo, gửi cán bộ và công nhân đi học. Ví dụ các khu chế xuất của Hàn Quốc
rất tích gửi hàng nghìn cán bộ công nhân kỹ thuật thuộc nhiều ngành ngh
ề, đặc biệt là
ngành điện tử, ra nước ngoài để đào tạo. Trong những chuyên gia kỹ thuật có trình độ
cao đã được đào tạo, có nhiều người quay về làm việc trong các doanh nghiệp lớn ở nội
địa và góp phần quan trọng cải tiến cơ cấu công nghệ, nâng cao năng suất công nghiệp
của Hàn Quốc.
- Thành lập viện nghiên cứu trong khu chế xuất. Ví dụ như cùng với thành lập
khu ch
ế xuất ở cảng Pasie Gudang để cạnh tranh với Xingapore, chính quyền liên bang
Malaixia đã thành lập Viện nghiên cứu và ứng dụng vi điện tử MIMOS (Malaysian
Institute of Microelectronic Systems).

17
Zong Tae-Bae, “Lập kế hoạch và các quy tắc cho xây dựng các công viên KH&CN công nghiệp: Cách tiếp cận
của Hàn quốc (Hàn quốc, KAIST, 1999), trang 32
.

15
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra hạn chế cơ bản của các cách thức trên là kết quả
chuyển nhượng kỹ thuật trong các khu chế xuất không đáng kể vì các công ty xuyên
quốc gia thường chuyển nhượng những công nghệ lỗi thời. Động cơ của các công ty
xuyên quốc gia vào các khu chế xuất là nhằm vào các mục tiêu như: giảm chi phí sản
xuất dựa trên các yếu tố giá nhân công rẻ, giảm các khoản chi phí về vậ
n chuyển
nguyên vật liệu, về chống ô nhiễm môi trường, về bảo hiểm xã hội, …; tranh thủ những
lợi ích do có ưu đãi thuế quan và những chính sách ưu đãi khác của các nước có khu chế
xuất về các phương diện tài chính, ngân hàng; động cơ mở rộng địa bàn cạnh tranh; …

Đó là những động cơ không hề bắt buộc các công ty xuyên quốc gia phải tích cực góp
phần nâng cao năng lực KH&CN của nước s
ở tại. Đây là hiện tượng phổ biến ở các khu
chế xuất tại Philippin, Xrilanca, Pakistang, Bangladet, Ấn Độ, …
Có thể lấy Thẩm Quyến làm ví dụ minh họa. Sau giai đoạn đầu 5 năm hoạt động,
đặc khu kinh tế Thẩm Quyến cùng với khu công nghiệp Shekou được đánh giá là rất
thịnh vượng và thành công trong thu hút đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, thành công
trong thu hút kỹ thuật cao lại thấp hơn dự kiến rất nhiều. Một trong những lý do là các
công ty có kỹ thuật cao nước ngoài cho rằng khuyến khích về thuế, công lao động thấp
và phí ưu đãi không phải là những yếu tố biến Trung Quốc thành nơi hấp dẫn đầu tư. Từ
kinh nghiệm của đặc khu kinh tế Thẩm Quyến có thể thấy rằng tiền công thấp, khuyến
khích về thuế và vốn đầu tư đã thu hút một số loại đầu tư nhất định, nhưng không phải
loại mong muốn trong ngành CNC.
Mặt khác, cũng không phải không có những cơ hội để khai thác công nghệ bên
ngoài. Dưới tác động của cách mạng KH&CN và xu hướng quốc tế hóa hoạt động
KH&CN, các công ty xuyên quốc gia buộc phải chuyển giao một số công nghệ mới
cho các nước sở tại. Đáng tiếc là hiếm khi những có hội này được tận dụng, bởi để thu
hút các doanh nghiệp CNC nước ngoài cần phải có những điều ki
ện nhiều hơn những gì
hiện có ở các khu chế xuất.
Thực tế ở một số nước cho thấy việc hình thành các khu CNC trong khu chế xuất,
khu kinh tế mở đã khắc phục được những hạn chế trên:
- Thành công thường được nói tới của các khu chế xuất ở Đài Loan và Hàn Quốc
chính là gắn liền với xuất hiện những khu CNC đảm bảo cho việc chuyển lên những
trình độ cao hơn về công nghiệp chế biến
18
.
- Trung Quốc với sự phát triển các Khu khai phát kinh tế kỹ thuật trong các
Thành phố mở cửa vùng duyên hải phía nam là một ví dụ nổi bật về thành công của ý
đồ phát triển khu CNC trong khu chế xuất.


18
Có một số ý kiến cho rằng, thành công của các khu chế xuất của Đài Loan và Hàn Quốc bắt nguồn từ chỗ các
khu chế xuất này thuộc thế hệ đầu tiên, xuất hiện trong một thời điểm có nhiều thuận lợi nhất. Do đó những khu
chế xuất này có nhiều lợi thế trong việc mặc cả đối với các công ty xuyên quốc gia nhằm hướng những công ty
này đi theo các mục tiêu phát triể
n của họ, mặt khác lại chưa phải cạnh tranh với nhiều khu chế xuất khác trong
thu hút vốn và kỹ thuật của nước ngoài. Lý do này có mặt đúng nhưng chưa đầy đủ. Các khu chế xuất ở Ấn Độ,
Philippin đều xuất hiện sớm nhưng không đạt được những lợi ích như Đài Loan và Hàn Quốc. Rõ ràng thời điểm
sớm hay muộn không quan trọng bằng các yếu tố khác … (Việ
n Kinh tế thế giới “Thông tin chuyên đề Khu chế
biến xuất khẩu: một biện pháp chiến lược “mở cửa” và công nghiệp hóa”, Hà Nội – 1989, trang 98-99)

16
- Đang có sự cạnh tranh giữa các khu chế xuất thuộc các nước khác nhau. Khu
CNC trong khu chế xuất tỏ rõ tác dụng đóng góp vào việc tạo ra khác biệt mang lại lợi
thế trong cạnh tranh này.
b. Khả năng phát triển khu công nghệ cao trong khu chế xuất, khu kinh tế mở
Một vấn đề đặt ra là khu CNC có thể phát triển được trong những khu chế xuất,
khu kinh tế mở như thế nào. Trước đây điều này thường
được lý giải dựa trên sự khác
biệt theo giai đoạn phát triển của khu chế xuất, khu kinh tế mở. Trong một công trình
nghiên cứu về các khu chế xuất ở Pháp năm 1987
19
có phân chia vòng đời của khu chế
xuất (Cycle de vie) theo 3 giai đoạn:
- Giai đoạn đầu hay còn gọi là giai đoạn phát triển, khu chế xuất có mục tiêu thu
hút các nhà đầu tư nước ngoài với những điều kiện hấp dẫn nhất làm sao cho các chi phí
ban đầu được hoàn vốn toàn bộ hoặc một phần, tạo ra được công ăn việc làm càng nhiều
càng tốt, khuyến khích nhập công nghệ dùng nhiều nhân công.

- Giai đoạn hai là giai đo
ạn trưởng thành (Période de Maturite) với những đặc
điểm như: chuyển dần những công nghệ dùng nhiều nhân công, đầu tư vốn ít sang
những công nghệ đầu tư vốn lớn, những ngành công nghiệp như hóa chất, điện tử, … để
có khả năng đưa công nghệ tiên tiến vào nước chủ nhà; mối quan hệ giữa các công
nghiệp trong khu với công nghiệp quốc gia được hình thành qua các quan hệ gia công;
ưu đãi khuyến khích
được chuyển dần sang những ngành công nghiệp có hàm lượng
KH&CN cao.
- Giai đoạn ba hay giai đoạn hòa nhập (Période D’integration), khu chế xuất mất
dần tính chất một khu vực khép kín vì nền công nghiệp chế biến nội địa đã phát triển
đạt được tiêu chuẩn cạnh tranh trên thị trường thế giới và các công ty nước ngoài đầu tư
nhiều trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân cũng được hưởng những ưu đãi và quyề
n lợi
dành cho các doanh nghiệp trong khu chế xuất. Đồng thời khu chế xuất có thể chuyển
thành khu CNC.
Với cách phân đoạn này, các khu chế xuất, khu kinh tế mở phải tuần tự trải qua
ba bước và đến bước phát triển cao mới có thể xuất hiện khu CNC. Đó là trường hợp
của các khu chế xuất ở Hàn Quốc và Đài Loan (điển hình là khu Hsinchu của Đài
Loan
20
).
Lý thuyết về vòng đời của khu chế xuất, khu kinh tế mở đúng với một số trường
hợp nhưng vẫn có những trường hợp khác mà điển hình là các Thành phố mở cửa của
Trung Quốc ngay từ đầu đã chú ý thành lập khu CNC. Ở đây khác biệt không phải về
giai đoạn phát triển mà là liên quan tới mục tiêu, chiến lược của khu chế xuất. Về bề
ngoài, mụ
c tiêu của khu chế xuất, khu kinh tế mở Trung Quốc dường như giống với các
khu chế xuất trên thế giới: phát triển hợp tác kinh tế, xúc tiến trao đổi kỹ thuật, mở rộng
xuất khẩu, thu ngoại tệ, tăng thêm việc làm, tạo liên kết với những cơ sở kinh tế nội địa


19
Pascal Lerot, Thierry Sehwob: “les Zones Franohes duns le monde” - Documentation Francsise, 1987 (Bản lược
thuật của Thông tấn xã Việt Nam “Những khu miễn thuế trên thế giới và vai trò của chúng” Tài liệu tham khảo, số
2/1989, trang 8-9).
20
Khu chế xuất tại Hsinchu gần Đài Bắc rộng 2000 ha, trong đó 200 ha là khu vực miễn thuế, số còn lại dung để
xây dựng các khu công nghiệp và các tổ chức nghiên cứu. Mục đích ở đây là nhập khẩu công nghệ cao, thúc đẩy
các ngành công nghiệp công nghệ cao của đất nước. Những ngành công nghiệp được ưu tiên bao gồm ngành sản
xuất đồ điện tử, công cụ chính xác, ngành năng lượng.

17
để thúc đẩy toàn bộ nền kinh tế quốc dân … Tuy nhiên về thực chất, việc thu hút công
nghệ tiên tiến từ bên ngoài, hấp thu công nghệ để chuyển giao vào “nội địa”, hình thành
mô hình mới về kết hợp kinh tế và KH&CN là những mục tiêu được đặc biệt chú ý
trong phát triển các Thành phố mở cửa
21
.
c. Một số đặc điểm của khu công nghệ cao trong khu chế xuất, khu kinh tế mở
Một là, khu CNC trong khu chế xuất, khu kinh tế mở phụ thuộc vào mục tiêu của
khu chế xuất. Theo kinh nghiệm thế giới, có thể tổng hợp những mục tiêu chính được
đặt ra khi lập các khu chế xuất, khu kinh tế mở như sau:
(i) Thu hút nguồn vốn và kỹ thuật tiên tiến từ bên ngoài đi đôi vớ
i đột phá cửa ải
thâm nhập thị trường thế giới (tập trung vào những thị trường có dung lượng lớn).
(ii) Tạo nguồn thu nhập ngoại tệ mạnh.
(iii) Tạo thêm công ăn việc làm.
(iv) Thúc đẩy phát triển vùng lãnh thổ kinh tế mới.
(v) Đào tạo công nhân lành nghề nắm bắt được kỹ thuật công nghệ tiên tiến và
hiện đại cũng như góp phần đào tạo đội ngũ cán b

ộ quản lý và họat động kinh tế đối
ngoại.
(vi) Tạo những mối liên kết kinh tế tích cực (trực tiếp và gián tiếp) giữa những
cơ sở trong khu chế xuất với những có sở của nền kinh tế quốc dân nằm ngoài khu chế
xuất; đi từ khai thác cung cấp nguyên liệu tại chỗ, gia công chế biến, cung cấp bán
thành phẩm và dịch vụ tại chỗ đến mở r
ộng diện đầu tư của công ty xuyên quốc gia
trong khu chế xuất sang những khu vực khác trong nền kinh tế nước chủ nhà (Backward
linkages).
Những mục tiêu chung này cũng có sự phân biệt tùy theo hoàn cảnh:
- Đứng về lợi ích lâu dài của nước sở tại thì mục tiêu (i), (v), (vi) là có ý nghĩa
quan trọng nhất. Đó là tiêu chuẩn cơ bản để nhìn nhận, đánh giá sự thành công hay thất
bại của việc lập khu chế xuất và là những mụ
c tiêu có ý nghĩa chiến lược quán xuyến
nhất đòi hỏi nước chủ nhà phải có đối sách linh hoạt và khôn ngoan để đạt được.
- Có sự khác nhau về vận dụng các muc tiêu này ở các nước khác nhau tùy theo ý
đồ chiến lược phát triển quốc gia. Ở Ấn Độ, khu chế xuất mang ý nghĩa là một khu biệt
lập thực hiện chế độ mậu dịch tự do với thị trường thế giới. Trong một thờ
i gian dài, các
khu này chỉ được coi như một trong những chính sách điều chỉnh kinh tế của chủ nghĩa
tư bản nhà nước nhằm thúc đẩy quá trình phát triển nền công nghiệp bản xứ theo chiến
lược thay thế nhập khẩu. Đối với những đặc khu kinh tế và các thành phố mở cửa của
Trung Quốc, mục tiêu (i), (iv), (v), (vi) là những mục tiêu được quan tâm nhất.
Như vậy, có thể thấy, khả nă
ng xây dựng khu CNC trong khu chế xuất, khu kinh
tế mở là rất khác nhau thuộc vào sự khác nhau trong xác định mục tiêu chủ yếu của các
khu chế xuất. Có thể xuất hiện khu CNC trong các khu chế xuất vốn nhấn mạnh vào
một số mục tiêu phát triển kinh tế dựa trên KH&CN, mở rộng quan hệ lan tỏa công
nghệ ra toàn nền kinh tế, … và cũng là mục tiêu mang tính chiến lược, lâu dài. Ngược


21
“Thành phố mở cửa là một hệ thống khu vực không gian có dân số tập trung, kinh tế tập trung, khoa học kỹ
thuật tập trung, là thành phố kiểu mở…” Thái Văn Long – Cốc Thư Đường: “Thành phố mở của (Lý luận và thực
tiễn cải cách thể chế kinh tế ở Trung Quốc)”, Nhà xuất bản Sự Thật, Hà Nội – 1991, trang 6-7

18
lại, không thể có khu CNC trong khu chế xuất, khu kinh tế mở khi giữa chúng không
tồn tại mối quan hệ nhất định về mục tiêu.
Hai là, khu CNC trong khu chế xuất, khu kinh tế mở phải có những hình thức
phù hợp, mang tính sáng tạo. Phát triển khu CNC nói chung là vấn đề phức tạp đòi hỏi
những sự sáng tạo. Đồng thời, với trường hợp khu CNC trong khu chế xuất, khu kinh tế
mở thì yêu cầu về tìm tòi, sáng tạo càng nổi bậ
t. Các khu khai thác kinh tế kỹ thuật ở
Trung Quốc là chính là ví dụ điển hình.
Tại các Thành phố mở cửa, Chính phủ Trung Quốc chủ trương xây dựng những
“Khu khai thác kinh tế kỹ thuật”. Đây không phải là đặc khu kinh tế nhưng thể hiện một
số chính sách của đặc khu kinh tế. Nhiệm vụ chính của Khu khai thác kinh tế kỹ thuật là
xây dựng cơ cấu nghiên cứu khoa học trên cơ sở hợp tác v
ới nước ngoài để tiến hành
nghiên cứu khoa học, khai thác công nghệ mới, nghiên cứu chế tạo sản phẩm mới,
nghiên cứu chế tạo sản phẩm cao cấp, tăng nguồn thu nhập ngoại hối bằng con đường
xuất khẩu, giới thiệu và cung cấp công nghệ mới, kinh nghiệm quản lý tiên tiến cho nội
địa. Người ta thấy rõ những nội dung này được xác định dựa trên những kinh nghiệm
củ
a Hàn Quốc và mô phỏng theo hình thức Trung tâm nghiên cứu khoa học công nghệ
ở Singapore và Đài Loan. Tuy nhiên, những người lãnh đạo Trung Quốc không chờ đến
khi khu chế xuất đã phát triển lên một giai đoạn cao và đã phát huy đầy đủ tác dụng tích
cực đối với nội địa, đến khi nền công nghiệp trong cả nước đã đạt tới trình độ tiên tiến
một cách phổ biến mới đặt ra loại hình hợp tác về nghiên cứ
u và triển khai những công

nghệ tiến tiến với nước ngoài …
Việc áp dụng kinh nghiệm bên ngoài theo kiểu “đi tắt đón đầu” của Trung Quốc
một phần là dựa trên những phân tích về bối cảnh quốc tế. Các nhà thiết kế chính sách
Trung Hoa đã nhấn mạnh tới những tình hình mới nổi bất liên quan tới KH&CN: sự
chuyển hóa từ KH&CN sang sản xuất trở nên nhanh chóng hơn bao giờ hết; kinh tế phát
tri
ển dựa nhiều vào KH&CN. Tình hình mới đặt các đặc khu kinh tế, Thành phố ở của
cua Trung Quốc đứng trước các thách thức và Khu khai thác kinh tế kỹ thuật được xây
dựng để đón nhận và đáp lại những thách thức đó.
Ba là, vai trò quan trọng của sự phối hợp, lồng ghép về hạ tầng, vốn, … giữa khu
chế xuất, khu kinh tế mở và khu CNC trong khu chế xuất, khu kinh tế mở.
Có sự giống nhau gi
ữa khu CNC và khu chế xuất, khu kinh tế mở về tập trung ưu
tiên theo giới hạn không gian. Đối với các nền kinh tế chậm phát triển, việc tập hợp và
kiến tạo được đầy đủ ngay một lúc trên phạm vi rộng rãi những điều kiện và yếu tố để
có được những sản phẩm công nghiệp có thế mạnh cạnh tranh về giá cả và chất lượng
trên thị trường thế
giới là điều không đơn giản. Đây chính là một trong những bế tắc của
“Chiến lược công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu” mà các nước đang phát triển theo
đuổi. Việc thành lập khu chế xuất trên cơ sở tập trung kiến tạo những điều kiện, yếu tố
lý tưởng nhất có thể có được trên một địa bàn nhỏ hẹp được khoanh vùng là một giải
pháp khôn ngoan thoát khỏi bế tắc trên.
Tương tự, phát triển CNC đòi hỏi những điều kiện nhất định vốn không hề dễ
dàng đối với các nước đang phát triển. Khu CNC có ý nghĩa là sự ưu tiên tạo ra môi
trường tập trung thuận lợi để thu hút CNC từ bên ngoài, nghiên cứu CNC, thương mại
hóa CNC, …

19
Lợi dụng những tương thích về cơ sở hạ tầng sẵn có của khu chế xuất, khu kinh
tế mở sẽ tạo những lợi thế như hạ chi phí đầu tư của các khu CNC

22
, tăng cường tính
khả thi của các đề án về xây dựng khu CNC.
1.3 Kinh nghiệm phát triển của các Khu công nghệ cao đã diễn ra ở Việt Nam
Phát triển các khu CNC đã và đang là mối quan tâm lớn của Đảng, Nhà nước và
nhiều địa phương ở nước ta. Trên thực tế, một số khu CNC đã được xây dựng nhằm
mục tiêu góp phần phát triển đất nước:
- Về khu CNC đa chức năng có Khu CNC Hòa Lạc và Khu CNC Thành phố Hồ
Chí Minh.
- Về khu (công viên, trung tâm) phần mềm hiện có hơn 10 khu đang hoạt động, tập
trung ở một số thành phố l
ớn như: Công viên phần mềm Quang trung, Trung tâm công
nghệ phần mềm Thành phố Hồ Chí Minh, Trung tâm công nghệ phần mềm Đà Nẵng,
Trung tâm công nghệ phần mềm Cần Thơ, Trung tâm công nghệ phần mềm Huế, Trung
tâm công nghệ phần mềm Hải Phòng, Khu công nghệ phần mềm Đại học quốc gia
Thành phố Hồ Chí Minh, Trung tâm công nghệ phần mềm Hà Nội.
- Về Khu Nông nghiệp ứng dụng CNC có hơn 10 khu ở Thành phố Hồ Chí
Minh, Hà Nội, Thái Nguyên, Cần Thơ, Hải Phòng, Đà Lạt, Ninh Thuận,
Từ thực tế phát triển khu CNC ở nước ta trong thời gian vừa qua, có thể rút ra
một số kinh nghiệm nổi bật dưới đây.
1.3.1 Phải giải quyết vấn đề về mô hình khu công nghệ cao phù hợp
Quá trình tiến hành xây dựng khu CNC ở nước ta vừa qua cho thấy cần phải giải
quyết những vấn đề khá cơ bản. Với khu CNC Hòa Lạ
c (mặc dù được sự hỗ trợ tích cực
của đội ngũ chuyên gia quốc tế trong quá trình khi xây dựng dề án) sau một thời gian
triển khai trên thực tế đã bộc lộ các vướng mắc về mô hình xây dựng khu CNC, cơ chế
quản lý khu CNC, quy hoạch các bước phát triển khu CNC, … Trả lời phỏng vấn phóng

22
Bản thân khu chế xuất thường phải bỏ khá nhiều kinh phí cho việc xây dựng hạ tầng:

- Chi phí theo het ta:
Theo tính toán của chuyên gia Mỹ Carl Godenez, xây dựng một khu chế xuất 100 ha sẽ tốn kém 25 – 40
triệu USD theo thời giá 1982.
Cụ thể chi phí của khu chế xuất trong một số nước Châu Á chọn lọc là:

Khu chế xuất Chi phí phát triển
(triệu USD)
Chi phí phát triển
(Nghìn USD/ha)
Chittagong, Băngladét 8,0 30
Kandla, Ấn Độ (đến tháng 12.1982) 18,0 6,5
Penang, Malaixia 10,0 20
Karachi, Pakixtan (đến tháng 6.1985) 26,3 (a) 13
Bataan, Philippin 208,2 602,9
Nasan, Hàn Quốc (đến 1979) 28,8 35
Lat Krabang, Thái Lan 9,8 36
- Thời gian tính toán dự trù tài chính cho một khu chế xuất thường trải qua 20 – 25 năm (tức là sau 20 –
25 năm là hoàn vốn).

20
viên Báo Tuổi trẻ Chủ nhật, ông Nguyễn Văn Lạng - Thứ trưởng Bộ Khoa học Công
nghệ, Trưởng ban quản lý Khu CNC Hoà Lạc đã nhấn mạnh một trong những lý do
khiến nhiều năm qua Khu Hoà Lạc trì trệ, không “lên” được là “Cái khó của một Khu
CNC như Hoà Lạc là chúng ta chưa có mô hình nào về khu CNC. Làm khu công nghiệp
thì đơn giản, chỉ san lấp mặt bằng, làm đường sá, hạ tầng xong rồi mời người ta vào, cứ
công nghiệp thì cho vào. Còn khu CNC thì phả
i làm thật bài bản. Chúng ta chọn mô
hình cho Hoà Lạc là đào tạo nguồn lực, nghiên cứu triển khai, công viên phần mềm,
khu công nghiệp CNC và các khu dịch vụ đáp ứng yêu cầu CNC, khu vui chơi, giải
trí…”

23
.
Ví dụ khác là trong số 20 vấn đề được Hội đồng thẩm định Nhà nước về Quy
hoạch tổng thể và Báo cáo nghiên cứu khả thi Khu CNC Thành phố Hồ Chí Minh đặt ra,
có các vấn đề như:
24

- Trong hoàn cảnh các nhà đầu tư nước ngoài là chủ sở hữu công nghệ, dây
chuyền công nghệ đang vận hành sản xuất, thì bằng cách nào, cơ chế nào và tổ chức
thực hiện như thế nào để các nhà nhà khoa học, doanh nghiệp Việt Nam làm chủ, thích
nghi, cải tiến để phát triển, sáng tạo CNC.
- Mối liên hệ cụ thể giữa công nghiệp CNC và đào tạo trong khu CNC.
- Quan hệ giữa đầu ra và đầu vào của Khu CNC mang tính chất là m
ối quan hệ
mở, tạo điều kiện thuận lợi thu hút CNC từ bên ngoài và lan tỏa CNC ra ngoài.
- Song song với việc thu hút FDI trong thời gian đầu, cần chú trọng ươm tạo các
doanh nghiệp hoạt động trên cơ sở các kết quả nghiên cứu trong Khu CNC được thương
mại hóa.
- Việc hình thành thị trường CNC cần được chuẩn bị hình thành ngay từ giai
đoạn đầu.
- Xây dựng và phát triển CNC cần có sự tham gia của nhiều thành phầ
n kinh tế
thông qua các phương thức đầu tư khác nhau “gây mầm” ban đầu và thúc đẩy phát triển
bằng cách đưa ra các chính sách phù hợp.
- Mối quan hệ hợp tác và liên kết với các khu CNC khác trong và ngoài nước.
Đồng thời, cũng giống như kinh nghiệm của Trung Quốc và nhiều nước khác,
tình hình ở nước ta vừa qua cho thấy các nội dung cơ bản của mô hình khu CNC phù
hợp sẽ dần sáng tỏ thông qua một quá trình gắn với những hoạt động thực tế
.
1.3.2 Ảnh hưởng của việc lựa chọn địa điểm

Khi phân tích về tình trạng chậm tiến độ trong triển khai khu CNC Hòa Lạc, một
nguyên nhân thường được nhắc tới là: xét về các điều kiện cần và đủ để xây dựng Khu
CNC Hòa Lạc thì vị trí/địa điểm xây dựng Khu này là một bất lợi (một trong những
điều kiện quan trọng là Khu CNC cần được xây dựng gần các thành ph
ố lớn, tập trung
nhiều tổ chức nghiên cứu - phát triển, đào tạo và doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh

23

24
UBND Thành phố Hồ Chí Minh- Ban Quản lý Dự án Khu Công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh: “Nghiên
cứu hoàn thiện quy hoạch tổng thể Khu Công nghệ cao TP. Hồ Chí Minh” (Báo cáo tổng hợp) – Thành phố Hồ
Chí Minh, tháng 4 – năm 2005, trang 1-2.

21
vực CNC). Đó cũng hợp với ý kiến trước đây của nhiều chuyên gia đã cảnh báo về
những khó khăn khi thực hiện phương án này.
Trái với Khu CNC Hòa Lạc, nhiều phân tích đã gắn việc triển khai có phần thuận
lợi hơn của Khu CNC Thành phố Hồ Chí Minh với sự lựa chọn ví trí chỉ cách trung tâm
thành phố, cảng Sài Gòn và sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất khoảng 15km, nằm ở giữa 43
khu công nghiệ
p và khu chế xuất, gần Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh và các
viện nghiên cứu công nghệ.
Thậm chí, trong quá trình xem xét Dự án xây dựng Khu CNC Thành phố Hồ Chí
Minh, các chuyên gia nước ngoài (Mỹ, Thụy Điển và Nhật Bản) có nhiều kinh nghiệm
về thành công và thất bại của một số khu đặc thù loại này, đã nhất trí khuyến nghị
Thành phố Hồ Chí Minh chọn địa điểm Khu CNC Thành phố Hồ Chí Minh tại Quận 9,
n
ằm kề bên khu các đại học. Do vậy, dù chi phí đền bù giải tỏa tương đối cao thì lợi thế
địa điểm khu đất vẫn được chọn.

1.3.3 Vai trò của chính quyền địa phương
Vai trò của cấp địa phương đã được khẳng định trong kinh nghiệm quốc tế. Ở
Viêt Nam, điều này cũng đáng được coi là một bài học.
Quá trình triển khai xây dựng dự án Khu CNC Hòa Lạc đã gặp nhiề
u khó khăn,
đặc biệt liên quan đến giải phóng mặt bằng và phân công, phân cấp trách nhiệm và phối
hợp thực hiện giữa các cơ quan liên quan. So với Khu CNC Hòa Lạc, ở Khu CNC
Thành phố Hồ Chí Minh sự cam kết của chính quyền địa phương rõ ràng hơn. Ủy ban
nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã có nhiều nỗ lực trong việc phân công các cơ quan
ban ngành hỗ trợ giải quyết các vấn đề giải phóng mặt bằng, cam kết phân bổ ngân sách
đầu t
ư cơ sở hạ tầng và kêu gọi đầu tư vào Khu CNC. Mặc dù vậy, khi kiểm điểm tình
hình và trước yêu cầu phải đẩy nhanh tiến độ của Khu CNC, vai trò của địa phương vẫn
được đặc biệt chú trọng.
Điển hình là trong buổi làm việc của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng với đại diện
lãnh đạo Ủy ban nhân dân và Ban quản lý Khu CNC Thành phố Hồ Chí Minh (ngày 25
tháng 4 năm 2007, tại Khu CNC Thành phố H
ồ Chí Minh) để nghe báo cáo về tình hình
và bàn biện pháp đẩy nhanh tiến độ xây dựng Khu công CNC Thành phố Hồ Chí Minh,
Thủ tướng đã nhấn mạnh: “Lãnh đạo thành phố cần xác định rõ việc xây dựng Khu
CNC là một trong những nhiệm vụ chính trị trọng tâm trong thời gian tới của Thành
phố Hồ Chí Minh để phát huy tiềm năng, lợi thế lớn của thành phố, là khâu đột phá góp
phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế của thành phố, c
ủa khu vực phía Nam và là tiền đề
phát triển ngành công nghiệp công nghệ cao của đất nước”; Thủ tướng cũng đồng ý trao
thêm quyền cho Thành phố: “Để đảm bảo tiến độ theo yêu cầu, trong trường hợp cần
thiết, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh có thể tiến hành chỉ định thầu thực hiện
một số dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trong Khu CNC có tính chất quan trọng,
c
ấp bách. Việc chỉ định thầu phải thực hiện theo đúng các quy định pháp luật hiện hành;

đồng ý ủy quyền Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh phê duyệt nhiệm vụ và đồ
án điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Khu CNC Thành phố Hồ Chí Minh tỷ lệ
1/5000 trên cơ sở ý kiến của Bộ Xây dựng theo quy định; căn cứ vào tình hình thực tế
triển khai xây dựng Khu CNC, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh được quyền

×