Tải bản đầy đủ (.pdf) (38 trang)

Nghiên cứu kiến thức bản địa trong việc khai thác và sử dụng các côn trùng làm thực phẩm tại xã mường giôn huyện quỳnh nhai tỉnh sơn la

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (868.49 KB, 38 trang )

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành chương trình đào tạo khóa học 2011-2013 và đánh giá
kết quả học tập của học sinh, sinh viên trước khi ra trường, được sự nhất trí của
khoa Nông Lâm và Trường Cao Đẳng Sơn La em được về địa phương thực tập
tại xã Mường Giôn và để hoàn thành đề tài “ Nghiên cứu kiến thức bản địa
trong việc khai thác và sử dụng các loài côn trùng làm thực phẩm tại Xã Mường
Giôn – Huyện Quỳnh Nhai – Tỉnh Sơn La “đến nay em đã hoàn thành luận văn.
Đầu tiên em xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới cô giáo hướng dẫn Th.s
Hoàng Thị Hồng Nghiệp đã tận tình giúp đỡ em trong quá trình thực tập và thực
hiện đề tài. Qua đây em xin bày tỏ lời cảm ơn tới các bác , cô ,chú ,anh ,chị
trong ủy ban xã Mường Giôn, các bạn bè đồng nghiệp, người dân tại địa phương
và gia đình đã giúp đỡ và động viên em trong suốt quá trình thực tập và thực
hiện đề tài tốt nghiệp này.
Vì điều kiện thời gian nghiên cứu có hạn và những khó khăn khách
quan khác nên luận văn này không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong
nhận được những ý kiến của các thầy, cô giáo và các bạn bè đồng nghiệp để luận
văn của em hoàn thiện và đầy đủ hơn.
Em xin cam đoan nghiên cứu này là của cá nhân em.các tài liệu thu
thập kết quả nghiên cứu trong đề tài là hoàn toàn có thật, em xin chịu hoàn toàn
trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sơn La, ngày….tháng…. năm….
HỌC SINH

Lò Thị Bửa

1


Chƣơng 1
ĐẶT VẤN ĐỀ


Côn trùng là một lớp phong phú nhất trong giới động vật chúng phân bố
hầu hết khăp mọi nơi (trừ trong nước biển), có số lượng lớn chiếm ½ tổng số
loài sinh vật cư trú trên hành tinh chúng ta, côn trùng có vai trò rất quan trọng
trong chu trình tuần hoàn vật chất côn trùng tham gia vào quá trình cải tạo đất .
Từ lâu côn trùng đã dược người dân biết cách sử dụng côn trùng làm thực phẩm
và làm dược liệu. Tuy nhiên sự suy giảm về chất lượng của côn trùng đặc biệt là
côn trùng “thiên địch” có ích do người dân tai bản địa săn bắt quá nhiều dể phục
vụ cho bữa ăn hằng ngày của họ và mang ra thị trường trao đổ mua bán ở chợ.
Vậy vấn đề đó, tỉnh Sơn La đã hưởng ứng và khuyến khích người dân bảo vệ,
không săn bắt ,nhân nuôi những loài côn trùng tại bản địa vừa là để phục vụ cho
kinh tế của người dân tại bản địa sống phụ thuộc vào thiên nhiên, do có sư
hướng dân tận tình của các cán bộ lâm nghiệp đã mang lại hiệu quả trong việc
nuôi cá loài côn trung mang lại giá trị về kinh tế rất cao một số loại côn trùng
như con dễ mèn, châu chấu, ong mật ...
Côn trùng có những ưu điểm vượt trội như: Thích nghi với một số dạng
lập địa trong vùng phân bố; Ít bị tổn hại bởi các tác nhân gây tổn hại nên có tính
ổn định cao, các món ăn được chế biến từ côn côn trùng đang được mọi người
ưa thích, tây bắc là nỏi có nhiều loại thực phẩm được đấy từ thiên nhiên hiện
nay loài côn trùng đang được trú trọng là đặc sản có giá trị cao và được mua bán
trên các chợ xã rộng rãi.
Trong phát triển nông lâm nghiệp, côn trùng là một nhóm động vật được
con người quan tâm bởi chúng có ảnh hưởng lớn tới hoạt động của họ. Côn
trùng là nhóm động vật có rất nhiều bí ẩn, với sự phong phú đa dạng không một
nhóm sinh vật nào sánh kịp nên côn trùng trở thành đối tượng nghiên cứu của rất
nhiều nhà khoa học cũng như những người yêu thích thiên nhiên.
Côn trùng là một thành phần không thể thiếu được của hệ sinh thái rừng
với các mặt tích cực như góp phần thụ phấn cho nhiều loài cây ví dụ loài ong

2



mật, loài bướm cung cấp dinh dưỡng cho các loài động vật, kìm hãm các sinh
vật gây hại góp phần tạo nên cân bằng sinh thái.
Côn trùng cũng có thể tạo ra những ảnh hưởng tiêu cực khi chúng có cơ
hội phá hại. Tuy vậy sự có mặt của các loài côn trùng trên những loài cây bản
địa ít được quan tâm, chú trọng. Vậy để biết được thành phần, mật độ, diễn biến
của chúng ra sao chúng em tiến hành “Nghiên cứu kiến thức bản địa trong việc
khai thác và sử dụng các loài côn trùng làm thực phẩm tại xã Mường Giôn huyện Quỳnh Nhai - tỉnh Sơn La”. Qua nghiên cứu này nhằm đạt được những
kết quả mong muốn trong quá trình nghiên cứu.

3


Chƣơng 2
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Trên thế giới
Ngay từ khi loài người mới xuất hiện, đặc biệt là từ lúc con người bắt đầu
biết trồng trọt và chăn nuôi, họ đã va chạm với sự phá hoại nhiều mặt của côn
trùng. Do đó con người phải bắt tay vào tìm hiểu và nghiên cứu về côn trùng.
Những tài liệu nghiên cứu về côn trùng rất nhiều và phong phú. Trong một cuốn
sách cổ của Xêri viết vào năm 3000 TCN đã nói tới những cuộc bay khổng lồ và
sự phá hoại khủng khiếp của những đàn châu chấu sa mạc.
Trong các tác phẩm nghiên cứu của ông nhà triết học cổ Hy Lạp
aristoteles (384 - 322 TCN) đã hệ thống hoá được hơn 60 loài côn trùng. Ông đã
gọi tất cả những loài côn trùng ấy là những loài chân có đốt. Nhà tự nhiên học vĩ
đại người Thụy Điển Carl von Linne được coi là người đầu tiên đưa ra đơn vị
phân loại và đã tập hợp xây dựng được một bảng phân loại về động vật và thực
vật trong đó có côn trùng. Sách phân loại thiên nhiên của ông đã được xuất bản
tới 10 lần. Liên tiếp các thế kỉ sau như thế kỉ XIX có Lamarck, thế kỉ XX có
Handlirich, Krepton 1904, Ma-tư-nốp 1928, Weber 1938 tiếp tục cho ra những

bảng phân loại côn trùng của họ. Hội côn trùng học đầu tiên trên thế giới được
thành lập ở nước Anh năm 1745. Hội côn trùng ở Nga được thành lập năm 1859.
Nhà côn trùng Nga Keppen (1882 - 1883) đã xuất bản cuốn sách gồm 3 tập về
côn trùng lâm nghiệp trong đó đề cập nhiều đến côn trùng thuộc Bộ Cánh cứng.
Những cuộc du hành của các nhà nghiên cứu côn trùng Nga như Potarin
(1899- 1976), Provorovski (1895- 1979), Kozlov (1883 - 1921) đã xuất bản
những tài liệu về côn trùng ở trung tâm châu á, Mông Cổ và miền Tây Trung
Quốc. Đến thế kỉ XIX đã xuất bản nhiều tài liệu về côn trùng ở Châu Âu, châu
Mỹ (gồm 40 tập) ở Madagatsca (gồm 6 tập) quần đảo Haoai, ấn Độ và nhiều
nước khác trên thế giới.
Ở Nga trước Cách mạng tháng Mười vĩ đại đã xuất hiện nhiều nhà côn
trùng nổi tiếng. Họ đã xuất bản những tác phẩm có giá trị về những loài như

4


Sâu róm thông, Sâu đo ăn lá, Ong ăn lá, các loài thuộc Bộ Cánh cứng ăn lá thuộc
họ Chrysomelidae, Mọt, Vòi voi, Xén tóc đục thân.
Về phân loại năm 1910 - 1940 Volka và Sonkling đã xuất bản một tài liệu
về côn trùng thuộc Bộ Cánh cứng (Coleoptera) gồm 240.000 loài in trong 31
tập. Trong đó đã đề cập đến hàng nghìn loài cánh cứng thuộc bọ lá
chrysomelidae. Năm 1948 A.I. Ilinski đã xuất bản cuốn "Phân loại côn trùng
bằng trứng, sâu non và nhộng của các loài sâu hại rừng" trong đó có đề cập đến
phân loại một số loài Họ Bọ lá. Năm 1964 giáo sư V.N Xegolop viết cuốn “
Côn trùng học” có giới thiệu loài Sâu cánh cứng khoai tây Leptinotarsa
decemlineata Say là loài hại nguy hiểm đối với cây khoai tây và một số loài cây
nông nghiệp khác.
Năm 1965 Viện hàn lâm khoa học Nga đã xuất bản 11 tập phân loại côn
trùng phần thuộc châu Âu, trong đó có tập thứ 5 chuyên về phân loại Bộ Cánh
cứng (Coleoptera) trong tập này đã xây dựng bảng tra 1350 giống thuộc Họ Bọ

lá chrysomelidae.
Năm 1965 và năm 1975 N.N Pađi, A.N Boronxop đã viết giáo trình “Côn
trùng rừng” trong các tác phẩm này đã đề cập đến nhiều loài côn trùng Bộ Cánh
cứng hại rừng như: mọt, xén tóc, sâu đinh và bọ lá.
Năm 1966 Bey - Bienko đã phát hiện và mô tả được 300.000 loài côn
trùng thuộc Bộ Cánh cứng. ở Trung Quốc môn côn trùng lâm nghiệp đã được
chính thức giảng dạy trong các trường Đại học lâm nghiệp từ năm 1952, từ đó
việc nghiên cứu về côn trùng lâm nghiệp được đẩy mạnh.
Năm 1959 Trương Chấp Trung đã cho ra đời cuốn “Sâm lâm côn trùng
học” liên tiếp từ năm 1965 giáo trình “Sâm lâm côn trùng học” được viết lại
nhiều lần. Trong các tác phẩm đó đã giới thiệu hình thái, tập tính sinh hoạt và
các biện pháp phòng trừ nhiều loài bọ lá phá hoại nhiều loài cây rừng.
Năm 1987 Thái Bang Hoa và Cao Thu Lâm đã xây dựng một bảng tra của ba họ
phụ của Họ Bọ lá (Chrysomelidae) cụ thể họ phụ Chrysomelinea đã giới thiệu
35 loài, họ phụ Alticinae đã giới thiệu 39 loài và họ phụ Galirucinae đã giới
thiệu 93 loài. ở Rumani năm 1962 M.A. Ionescu đã xuất bản cuốn “Côn trùng
5


học”trong đó có đề cập đến phân loại Họ Bọ lá Chrysomelidae. Tác giả cho biết
trên thế giới đã phát hiện được 24.000 loài bọ lá và tác giả đã mô tả cụ thể được
14 loài. ở Mỹ theo tài liệu sách hướng dẫn về lĩnh vực côn trùng ở Bắc châu Mỹ
thuộc Mêhicô của Donald.J.Borror và Richard. E. White (1970 - 1978) đã đề cập
đến đặc điểm phân loại của 9 họ phụ thuộc Họ Bọ lá Chrysomelidae. Đó là điểm
qua về một số mốc lịch sử nổi bật sự phát triển nghiên cứu về côn trùng của thế
giới. Vì côn trùng là một lớp phong phú nhất trong giới động vật nên các tài liệu
nghiên cứu về côn trùng cũng vô cùng phong phú.
2.2. Tại Việt Nam
Ở Việt Nam phong trào ăn côn trùng mới chỉ phát triển trong vài năm gần
đây với một số lọa côn trùng như ; Bọ xít, cào cào, châu chấu, bọ cạp, dế mèn ...

đây là những món ăn đặc sản thu hút nhiều du khách đến Việt Nam.
Bọ xít là món ăn ngon nhất. Theo các chuyên gia đây là loại thức ăn bổ
dưỡngvà nên khuyên khích sử dụng và thu hút nhiều thực khách bọ xít được chế
biến các món ăn xào, được sử lý rất sạch.
Bọ ngựa là loài côn trùng có ích vừa có thể chế biến làm món ăn bọ ngựa
chiên giòn.
Châu chấu có khoảng 20.000 loài là thức ăn bổ hơn cả thịt gà, món châu
chấu sử dụng châu chấu làm thành phần chính, được sử dụng rất nhiều ở các
quốc gia phương tây, châu chấu là nguyên liệu chính ngày càng được ưa chuộng,
châu chấu có hai loại được dùng làm thuốc chữa bệnh là châu chấu lúa và châu
chấu tre lưng vàng.
Hà nội châu chấu cào cào món ăn đặc sản, xu thế sử dụng châu chấu cào
cào nói riêng và các loài côn trùng làm thực phẩm đang trở nên phổ biến.
Bùi Công Hiển giám đốc trung tâm ứng dụng côn trùng dại học khoa học
tự nhiên Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết thức ăn từ côn trùng hội tụ cả yếu tố
lạ và bổ dưỡng axitamin giúp dễ tiêu hóa, song hiện nay việc làm thức ăn bằng
côn trùng với quy mô nhỏ.
Một số chứng minh các loài côn trùng như trên giàu các chất vi lượng,
axitamin, protein.
6


Chƣơng 3
ĐỐI TƢỢNG, ĐỊA ĐIỂM, MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tƣợng và địa điểm nghiên cứu
- Đối tượng: Kiến thức bản địa trong việc khai thác và sử dụng cac loài
côn trùng làm thực phẩm
- Địa điểm: Xã Mường Giôn – Quỳnh Nhai - Sơn La
3.2. Mục tiêu nghiên cứu

- Lập được danh lục các loài côn trùng được sử dụng làm thực phẩm tại
khu vực nhgiên cứu.
- Đánh giá được hiện trạng khai thác, sử dụng kiến thức bản địa liên quan
đến khai thác sử dụng
- Đề xuất được các giải pháp phát triển và quản lý côn trùng làm thực phẩm.
3.3. Nội dung nghiên cứu
- Xác định thành phần loài, trữ lượng của các loài côn trùng được sử dụng
là thành phần tại khu vực nghiên cứu.
- Nghiên cứu hiên trạng khai thác, sử dụng kiến thức bản địa liên quan
đến khai thác sử dụng.
- Đề xuất được các giải pháp phát triển và quản lý côn trùng làm thực phẩm.
3.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện các nội dung trên, chúng tôi tiến hành các bước như sau:
3.4.1. Công tác ngoại nghiệp
Điều tra về cách thức bảo tồn và sử dụng các loài côn trùng làm thực
phẩm, quá trình điều tra được tiến hành theo các phương pháp sau:
3.4.1
-Các nguồn cung cấp tài liệu:
Các cơ quan chính quyền địa phương
+Các tài liệu xuất bản có liên quan đến địa phương.
-Phương pháp thu thập số liệu.

7


Liệt kê các số liệu, thông tin cần thiết có thể thu thập, hệ thống hóa theo
nội dung hay địa điểm thu thập và dự kiến địa điểm cơ quan cung cấp thông tin.
Liên hệ với các cơ quan cung cấp thông tin.
Tiến hành thu thập bằng cách ghi chép sao chụp.
iểm tra tính thực tiến của thông tin thông qua quan sát trực tiếp và

kiểm tra chéo.
3.4.1
Sử dụng phương pháp PRA thông qua phỏng vấn bán định hướng. Thông
qua phỏng vấn bán đinh hướng để thu thập các thông tin có liên quan đến các
vấn đề của các loài côn trùng được dùng làm thực phẩm như các chính sách,
phong tục tập quán, việc khai thác, sử dụng, bảo tồn, những thuận lợi và khó
khăn trong việc bảo tồn và sử dụng các loài côn trùng làm thực phẩm tại địa
phương. Xây dựng phiếu điều tra chung giúp người dân có thể cung cấp thông
tin một cách dễ dàng (Theo mẫu biểu 3.1; 3.2 ở phần phụ lục).
Sơ chế.
Cách thức khai thác.
khoảng thời gian khai thác.
Địa điểm khai thác.
Cách thức và bộ phận được sử dụng.
inh nghiệm khai thác.
-Lựa chọn cá nhân thông tin viên chính, nhóm nông dân để phỏng vấn:
cán bộ người dân trong xã.
-Các bản lựa chọn để điều tra với 6 bản (5 phiếu/bản). Tổng số hộ phỏng
vấn là 30 hộ.
-Sử dụng câu hỏi mở để đạt được giải thích và quan điểm của nông dân.
-Ghi chép chi tiết nội dung các cuộc phỏng vấn lên sổ theo d i công việc
hiện trường.
-

iểm tra tính thực tiến của thông tin thông qua quan sát trực tiếp và

kiểm tra chéo.

8



3.4.1
Tiến hành đi theo người dân trong quá trình khai thác và sử dụng một số
loài côn trùng được dùng làm thực phẩm để tìm hiểu, phỏng vấn kinh nghiệm
khai thác ngoài thực tế.
3.4.1.4
Phương pháp này được tiến hành chưng cầu

kiến của các chuyên gia để

thu được kết quả chính xác nhất và nhằm.
Điều chỉnh và hoàn thiện các giải pháp được hình thành trong phân tích
nội nghiệp.
Xác định một cách chính xác tên khoa học các loài côn trùng được sử
dụng làm thực phẩm bảo tồn và sử dụng tại địa phương.
3.4.2. Công tác n i nghiệp
- Xác định các loài chính ưu tiên trong khai thác và phát triển
Từ việc tổng hợp kết quả phiếu phỏng vấn và phân tích số liệu điều tra thực địa
xác định ra các loài chính ưu tiên trong khai thác và phát triển với các tiêu chí
đánh giá:
+ Loài rất hay gặp tại địa phương;
+ Loài có trữ lượng lớn, thời gian thu bắt trong năm dài;
Loài được sử dụng làm thực phẩm một cách phổ biến;
Loài được đánh giá là rất ngon khi sử dụng và được coi là món ăn ưa
thích của nhiều người, nhiều thành phần trong xã hội;
Loài được buôn bán rộng rãi trên thị trường, có giá thành cao và rễ tiêu thụ.
Phân tích SWOT: Tìm ra điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của
việc nhân nuôi phát triển côn trùng thực phẩm tại Sơn La.

9



Chƣơng 4
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, X Ã HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU
4.1. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu
Vị trí địa lý xã Mường Giôn nằm ở phía Đông Bắc huyện Quỳnh Nhai,
cách trung tâm huyện lỵ 15- 30 km
+ Phía Bắc giáp với xã Chiềng Khay huyện Quỳnh Nhai
+ Phía Nam giáp với xã Pắc ma pha khinh, nậm giôn huyện Quỳnh Nhai
+ Phía Đông giáp với xã Tà Hừa huyện Than Uyên
+ Phía Tây giáp với xã Chiềng ơn huyện Quỳnh Nhai
Địa hình bị chia cắt mạnh, phức tạp chủ yếu là núi cao và núi trung bình
thấp dần từ Tây Sang Đông và từ Bắc xuống Nam, có độ cao trung bình từ 500 –
900 so với mực nước biển.
Khí hậu, thời tiết là xã vùng cao của huyện nên huyện Mường Giôn mang
đặc trưng khí hậu á nhiệt đới, nhiệt độ trung bình năm 20C.
- Thủy văn xã có hệ thống thủy văn tương đối dày, bao gồm các suối lớn
như: Suối Nặm Giôn, Suối Nặm Xanh, Suối Huổi Tra,…
Các nguồn tài nguyên
- Tài nguyên đất theo kết quả tổng hợp từ bản đồ thổ nhưỡng tỉnh sơn la
tỷ lệ 1:100.000, bao gồm 4 loại đất sau: Đất phù sa, đất feralit màu đỏ vàng trên
đá sét, đất feralit màu vàng nhạt trên đá cát.
- Tài nguyên nước nguồn nước mặt: Nguồn nước mặt của xã khá phong phú,
với các con suối lớn như: Nậm Giôn, Nậm Xanh và các con các con suối nhỏ.
- Nước ngầm: Nguồn nước ngầm hiện tại chưa có điều kiện thăm dò,
khảo sát đầy đủ.
- Tài nguyên rừng do tình trạng phá rừng làm nương rẫy trước đây nên
tài nguyên rừng của xã nghèo, chất lượng rừng bị suy giảm hiện nay chủ yếu là
rừng phục hồi, rừng nghèo và rừng hỗn giao trữ lượng thấp. Toàn xã hiện có
7.934,04 ha.

- Tài nguyên khoáng sản hiện nay trên địa bàn xã chưa có khảo sát về
tài ngyên khoáng sản trong lòng đất.
10


-Tài nguyên nhân văn trên địa bàn xã có 4 dân tộc cùng sống đó là thái,
kinh ,mông,kháng.
Thực trạng môi trường
Cảnh quan môi trường của xã còn khá tốt, trong lành và giữ được nét đẹp
tự nhiên của vùng núi Tây Bắc. Tuy nhiên trong những thập niên gần đây có
nhiều nơi diện tích rừng bị khai thác quá mức, sản xuất nông nghiệp theo hình
thức bóc lột đất không có biện pháp bồi bổ cải tạo đất xảy ra khá phổ biến đã
làm giảm độ phì của đất.
4.2. tình hình dân sinh kinh tế - xã hội
Dân số, lao động, việc làm, thu nhập và đời sống dân cư
- Dân số:
Dân số toàn xã năm 2010 là 1.251 người với 1.991 hộ, quy mô hộ 3,2-7,1
người / hộ , gồm 26 bản. Mật độ dân số trung bình của xã 53, 54 người / km2 có
4 dân tộc chính là: háng, Thái, Mông, kinh trong đó dân tộc Thái chiếm tỷ lệ
cao nhất . Tỷ lệ phát triển dân số là 1, 50% / năm.
- Lao động việc làm và thu nhập: toàn xã có 5. 536 lao động chiếm 54%
dân số .
- Đời sống dân cư: năm 2010 số hộ nghèo giảm còn 598 hộ, chiếm 30%
tổng số hộ ( số hộ nghèo được tính theo tiêu chí mới) giảm 20 hộ so với năm
2009, trong xã không còn hộ đói. Thu nhập bình quân đầu người đạt 4 triệu đồng
/ người / năm.
Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng
- Thực trạng của hệ thống hạ tầng kỹ thuật
+,Giao thông
Mạng lưới giao thông trên địa bàn xã bao gồm: Quốc lộ 279, tuyến đường

nhựa trục chính từ đường từ đường QL 279 vào qua xã đến chiềng khay và
tuyến đường QL 279 đến phú luông giáp huyện Mường La đang được xây dựng,
nâng cấp và các tuyến đường nội bản.
+, Thủy lợi, cấp thoát nước

11


Bao gồm hệ thống mương thoát nước chạy dọc tuyến mương nội đồng
tổng chiều dài 15 km, các tuyến mương trên thường xuyên được tu sửa , nạo vét
( Hiện nay 60% S kênh mương đã được kiên cố).
, Năng lượng
Hệ thống điện lưới quốc được xây dựng trên địa bàn xã gồm: Đường dân
35KV với 50 km , đường dây 0,4KVA và 9 trạm biến áp. Đến nay 85% só hiện
xã dùng điện lưới sinh hoạt.
, Bưu cính biến thông
Hiện nay trên địa bàn xã có 4 nhà mạng ( Vinaphone, Viettel, Mobifone
và efone) tham gia vào hoạt động thông tin liên lạc 60% số hộ trong bản xã được
dùng điện thoại( 2.150 điện thoại bàn và điện thoại di động) đạt 10 mảng điện
thoại / 100 dân.
- Thực trạng của hệ thống hạ tầng xã hội
Giáo dục
Hệ thống giáo dục đã có bước phát triển cả về cơ sở vật chất và chất lượng
giảng dạy, đáp ứng cơ bản nhu cầu học tập của con em trong xã, góp phần nâng
cao trình độ dân trí trong cộng đồng dân cư.
- Thực trạng phát triển Kinh Tế - Xã Hội
Tăng cường kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Tốc độ tăng cườngkinh tế bình quân trong 5 năm qua đạt 16%. Cơ cấu
sản xuất nông lâm nghiệp 78, 35% , giảm 12, 3% so với năm 2005; dịch vụ
thương mại đạt 15, 28%, tăng 6, 5% so với năm 2005; tiểu thủ công nghiệp và

xây dựng 6, 38% tăng 2, 8% so với năm 2005. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội
trong 5 năm ước đạt 200 tỷ đồng. Thu nhập bình quân đầu người đạt 4 triệu
đồng/ người/ năm vượt 21, 8% 4 ( Nghị quy Đ i Hộ XVIII
t từ 3, tri u đồng /
n 3,5 tỷ ồ

n cuối nhi m kỳ

ời / ăm). Thu ngân sách đạt từ 4, 1 tỷ đồng ( NQ là từ

/ ăm ).

Nông lâm nghiệp, thủy sản: Từ năm 2005 – 2010, GDP ngành nông lâm
nghiệp , thủy sản giảm bình quân 4, 4% / năm.Tuy nhiên trên tốc độ tăng trưởng
trên đều thấp hơn tốc độ tăng trưởng bình quân của nền kinh tế . Vì vậy tỷ trọng
12


của ngành 82, 3% ( năm 2005) giảm xuống năm 2010 có 78, 35% giá trị tuyệt
đối của ngành vẫn tăng liên tục .
Công nghiệp - xây dựng : Từ năm 2005 – 2010, phát triển mạnh, tốc độ
tăng trưởng không lớn tỷ trọng GDP của của ngành giao động, trong khoảng 4 –
4, 8% / năm. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2005 – 2010 đạt 10% .
- Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
Khu vực kinh tế nông, lâm nghiệp
Trong những năm qua, ngành nông nghiệp có những chuyển biến tích
cực. Gía trị sản xuất của ngành nông nghiệp năm 2010 ước đạt 59, 98 tỷ đồng,
trong đó: Trồng trọt là 66, 0%, ngành chăn nuôi chiếm 33, 49% và lâm nghiệp
chiếm 0, 51%.
- Về trồng trọt : Năm 2010 tổng diện tích gieo trồng 2. 150, 0 ha (

trong đó: lúa213, 63 ha; ngô 1,515 ha, sắn130 ha, đậu đỗ các loạ 40 và 30 ha rau
hoa màu các loại) cây công nghiệp hàng năm 250 ha (cây đậu tương) cây công
nghiệp lâu năm) (cà phê) 3,6 ha. Diện tích cây ăn quả các loại là 110 ha.
Về chăn nuôi: Năm 2010 đàn trâu , bò có 4, 835 con, đần lợn có 4.100 con,
gia cầm có 53, 400 con, dê có 5. 615 con, ngựa 311 con , … thủy sản 13,8 ha.
Lâm nghiệp:Giai đoạn 2006 – 2010 xã đã trồng mới được 316 ha rừng , (
phần lớn là keo tếch, thông, … ).
Khu vực kinh tế công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
Tuy còn nhiều khó khăn nhưng đã được sắp xếp đi dần vào thế ổn định ,
đã xây dựng các cơ sở sơ chế nông sản , 500 hộ đã có máy xay sát, đồ gỗ ( 2
cơ sở ), … và trên địa bàn xã có 3 doanh nghiệp tham gia hoạt động sản xuất
kinh doanh ( công ty cổ phần Đông Hải , Hợp tác xã Hợp Thành, … ). Với nhiều
sản phẩm đa dạng phong phú, đáp ứng được nhu cầu xây dựng của địa phương
và các vùng lân cận sản như: Xuất gạch đạt 1,9 triệu viên, khai thác cát sỏi các
loại đạt 1. 470 m3, đá các loại đạt 21. 000m3.
Khu vực kinh tế thương mại, dịch vụ
Hoạt động dịch vụ thương mại trên địa bàn phát triển phát triển chưa
tương xứng vị thế của xã, chủ yếu là các loại hình dịch vụ như cung ứng hàng
13


tiêu dùng ( 30 hộ kinh doanh), có trên 30 xe tham gia vận tải vận chuyển hàng
hóa ( có 5 cơ sở ) , … phát triển nhanh chóng đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời
sống của người dân.

14


Chƣơng 5
KẾT QỦA NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

5.1. Thành phần loài, trữ lƣợng của các loài côn trùng đƣợc sử dụng làm
thực phẩm tại xã Mƣờng Giôn.
Qua thời gian thực tập, thu thập tài liệu và mẫu tại xã Mường Giôn , dựa
vào các dạng địa hình, hướng phơi và sinh cảnh khác nhau, kết hợp với nghiên
cứu tài liệu phân loại côn trùng làm thực phẩm đã xác định được 8 loại côn trùng
thuộc 5 bộ và thuộc 8 họ khác nhau kết quả điều tra trong bảng dưới đây:
Bảng 5.1: Danh lục các loài côn trùng thu c đối tượng nghiên cứu

TT Tên khoa học

Tên Việt Nam

I

ORTHOPTERA

BỘ CÁNH THẲNG

1

Acridiae

Họ Châu chấu

Độ

Số lần bắt

P


gặp/ngày

%

2-5

3,0

xx

7

3,3

x

3

3,0

x

1-2

3,0

xx

8-10


3,3

x

bắt
gặp

Oxyachinensis

2

Thunberg

Châu chấu lúa

Gryllidae

Họ Dế mèn

Brachytrupes
Portentosus L

Dế mèn nâu lớn

Gryllotalpidae

Họ Dế dũi

Gryllotalpa Orienta


Dế dũi

II

MANTIDAE

BỘ BỌ NGỰA

4

Mantodae

Họ Bọ ngựa thưòng

Tenodera Sinensis

Bọ Ngựa Trung Quốc

3

BỘ NỬA CÁNH
III

HEMIPTERA

CỨNG

5

Pentatomidae


Họ Bọ xít vải

Tessaratoma papillosa Bọ xít nhãn vải
IV

COL EOPTERA

BỘ CÁNH CỨNG
15


6

Cerambycidae

Họ Xén tóc

Plocaederus ruficornis Xén tóc
V

HOMOPERA

BỘ CÁNH ĐỀU

7

Gcadiea

Họ ve sầu

Ve sầu

VI

COLEOTERA

BỘ CÁNH CỨNG

8

Rutelidae

Họ Bọ hung

Holotrichia sinensis

Bọ hung nâu lớn

3

3,0

x

5-7

3,3

xx


1-3

3,0

x

5.1.1. Sự phân bố của các loài côn trùng trong khu vực nghiên cứu
Qua bảng 5.1 danh lục trên cho biết sự đa dạng về phân bố của các loài
côn trùng được sử cụng làm thực phẩm. Môi trường sống của chúng rất đa dạng
và phong phú , mỗi loài có những đặc tính riêng phân bố cũng khác nhau, có loài
sống ở dưới đất, có loài sống trên các đồng cỏ, đồng ruộng , bụi dậm và rừng cây, có
loài sống trong các khu vực trồng cây nông nghiệp quanh khu dân cư.
Sự phân bố của các loài côn trùng không những phụ thuộc vào nguồn thức
ăn, nơi cư trú mà còn phụ thuộc chặt chẽ vào các yếu tố môi trường như: Nhiệt
độ, độ ẩm, gió mưa, ánh sáng … các yếu tố này thay đổi theo vị trí địa l , địa
hình khác nhau nên các loài côn trùng phân bố khác nhau.
5.1.2. Đa dạng về phân bố côn trùng theo điểm điều tra.
Hệ thống với 8 loài côn trùng , được bố trí 8 điểm điều tra sinh cảnh
khác nhau, vì vậy các loài côn trùng thu thập được tại 8 điểm điều tra là khác
nhau. Để thấy được sự phân bố các loài côn trùng the điểm điều tra em đã tiến
hành lập thdạng bảng thống kê các loài côn trùng đã thu thập được như sau:
Bảng 5.2: Số lƣợng các loài côn trùng thu thập đƣợc tại điểm điều tra
STT

Số lƣợng loài

Tỷ lệ %

1


1

11.11

2

1

5.55

3

1

4.44

4

1

5.55
16


5

1

3.33


6

1

2.22

7

1

11.11

8

1

5.55

Qua bảng 5.2 cho thấy điều tra các loài côn trùng Châu chấu , Ve sầu,
Dế mèn, Bọ ngựa Trung Quốc, Bọ trĩ là những loài điêu tra tại các điểm khác
nhau có số lượng loài nhiều nhất, trong đó những loài của các điểm ít hơn so với
các loài ở các điểm trên.
5.1.3. Sự phân bố của của côn trùng theo hướng phơi .
Hướng phơi có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phân bố của các loài côn trùng
. Hướng phơi khác nhau có chế độ nhiệt, ánh sáng, độ ẩm khác nhau (hướng
Đông Bắc, Đông Nam, Tây Bắc) kết quả điều tra được thể hiện trong bảng dưới
đây ;
Bảng 03: Kết quả điều tra sự ảnh hưởng của hướng phơi đến các loài côn trùng
STT


Hướng phơi

Số lượng loài

Tỷ lệ %

1

Tây Bắc

2

20

2

Đông Nam

4

30

3

Đông Bắc

2

20


Sự phân bố theo dạng sinh cảnh khác nhau do tập tính của chúng cũng
như có sự ảnh hưởng của của yếu tố môi trường. Đa số các loài côn trùng phân
bố ở những khu vực như cád đồng cỏ, ruộng, dưới đất...
5.1.4. Mô tả các loài côn trùng được sử dụng làm thực phẩm
* Châu chấu lúa (Oxyachinensis Thunberg)

Thuộc họ Châu chấu (Acrdiae), bộ cánh thẳng (Orthoptera)
- Hình thái
Sâu trưởng thành thân thể dài 38 – 45 mm, miệng gặm nhai, mắt kép, râu đầu
hình sợi có 21 đốt. Mảnh lưng của phần ngực có một vết gờ chạy dọc. Cánh
màu xám có nhiều chấm đen, khi không bay cánh chập lại thành một vạt dài trên

17


lưng. Có 3 đôi chân, chân sau là chân nhảy, đùi to khoẻ, có gai ở đốt chày, có 2
đôi cánh.
- Tập tính sinh hoạt
Châu chấu là loài đa thực. Một năm có 2 vòng đời, thuộc kiểu biến thái
không hoàn toàn. Giai đoạn phá hại chủ yếu là giai đoạn sâu non, giai đoạn
trưởng thành ăn bổ sung.
* Dế mèn nâu lớn (Brachtrupes Protentosus)
Thuộc họ dế mèn (Gryllidae), bộ cánh thẳng (Orthoptera)
- Hình thái
Sâu trưởng thành có thân dài 40 – 50 mm , rộng 13mm, màu nâu
sẫm. Đầu và mảnh bụng ngực trước phát triển to rộng hơn thân có hai mắt đơn
nằm trên ngấn trán, râu đầu hình sợi chỉ dài bằng thân, cánh trên con đực có
nếp nhăn, cánh phủ hết bụng, sâu non con có 5 tuổi, lúc mới nở màu trắng
xám, đến 4 tuổi, tuổi 5 biến thành màu nau nhạt. Trứng hình quả bí đao dài
khoảng 4, 5mm.

- Tập tính sinh hoạt
+ Dế mèn nâu lớn là loài đa thực, phá hoại mạnh từ 2 – 4. Sâu trưởng
thành giao phối vào tháng 10
+ Sâu non từ 1đến tuổi 3 thường sống tập trung cùng một hang rồi lớn lên
mỗi con đào một hang dài từ 0, 5 – 1m, trên miệng hang có nhiều đất vụn
+ Ban ngày dế mèn nâu lớn nằm trong hang, ban đêm chúng ra khỏi hang
cắn hại cây con . Thời giao phối dế đực và dế cái ở cùng một hang .
+ Dế mèn nâu nhỏ có tính xu hoá mạnh , xu quang yếu
* Dế dũi (Gryllotalpa orientalis)
Thuộc họ dế dũi (Gryllotalpidae), bộ cánh thẳng (Orthoptera)
- Hình thái
Sâu trưởng thành có thân dài 30 – 40mm, màu nâu sẫm hay màu nâu
vàng nhạt. Đầu hình tam giác có hai mắt đơn ở đỉnh đầu. Chân trước có dạng
đào bới, bàn chân có 3 đốt.
`

Râu đầu hình sợi chỉ ngắn hơn thân, mảnh lưng ngực trước hình cái nơm.
18


+ Cánh ngắn không phủ hết các đốt bụng.
+ Sâu non mới nở có màu trắng sữa sau chuyển dần sang màu nâu vàng,
đến tuồi 4, tuổi 5 mầm cánh xuất hiện.
+ Trứng dài khoảng 2mm rộng 1,2mm, mới đẻ có màu tráng nhạt, khi sắp
nở có màu nâu xám.
- Tập tính sinh hoạt
+ Dế dũi phá hại từ tháng 4 đến tháng 10 mạnh nhất là tháng 5, tháng 6,
ban ngày ẩn nấp dưới đất, trú ở các đống cỏ khô, lớp thảm mục.
+ Dế con và dế trưởng thành ban đêm thường cày những đường hầm
ngang dọc trên mặt luống để ăn rễ, cắt đứt rễ cây làm ảnh hưởng đến sinh trưởng

của cây.
* Bọ ngựa Trung Quốc (Tenodera sinensis )
Họ bọ ngựa thường (Mantidea), bộ bọ ngựa (Mantodea)
- Hình thái
Sâu trưởng thành có thân thể dài từ 7-7,5cm, chiều rộng từ 1-1,5cm. Toàn
thân màu xanh lá mạ, hoặc màu lá mốc. Con đực có hình dáng mảnh hơn con cái.
Nhìn đối diện đầu hình tam giác, có hai mắt kép to, màu nâu đen óng ánh.
Râu đầu hình lông cứng dài bằng ½ thân thể, rất mảnh và có nhiều đốt,
đốt chân râu lớn. Cánh trước hình lá, từ mạch mép trước màu xanh lá mạ, dày,
còn từ mạch mép trước về sau nhạt dần trong suốt. Chân trước là chân bắt mồi,
chân giữa và chân sau dài, mảnh. Bàn chân có 5 đốt, bụng nhìn từ dưới có 6 đốt,
đốt cuối có 2 lông cứng.
Trứng có chiều dài 2-2,5cm, chiều rộng từ 1-1,5cm, màu nâu, cứng. Khi
sắp nở có màu đỏ nâu, trứng liên kết với nhau thành một khối lớn có từ 100-120
trứng, lỗ vũ hoá hướng lên phía trên.
Sâu non qua 5 lần lột xác, khi mới nở bò rất nhanh, sau mỗi lần lột xác
chúng lớn về kích thước, màu sắc thường ít thay đổi về cơ bản cũng như sâu
trưởng thành, chỉ khác là chưa có cánh.
- Tập tính sinh hoạt

19


Bọ ngựa xanh phân bố rộng trên nhiều loại lâm phần và trên nhiều loài
cây. Chúng ăn nhiều loài sâu hại, động vật đa túc và nhiều loài sâu có ích khác,
chúng còn có hiện tượng ăn thịt lẫn nhau. Tháng 10, 11 xuất hiện nhiều bọ ngựa
trưởng thành, chúng giao phối và bắt đầu đẻ trứng. Trứng thường được đẻ ở thân
cây, cành cây theo từng khối. Sau khi giao phối thì con cái ăn thịt con đực. Bọ
ngựa qua đông ở giai đoạn trứng. Trứng nở vào tháng 3,4 đến tháng 6,7 trở
thành sâu trưởng thành và bắt đầu đẻ trứng. Một năm bọ ngựa có 2 thế hệ.

Bọ ngựa xanh có khả năng bắt mồi rất kỳ diệu, chúng giả làm bông hoa
hoặc cành cây để dụ con mồi. Khả năng chống kẻ thù của bọ ngựa xanh cũng rất
cao, hai chân bắt mồi giơ cao, cánh dương lên và rung để doạ kẻ thù.
* Bọ xít nhãn vải
Họ bọ xít vải (Pentamomidae), bộ nửa cánh cứng (Hemipera)
- Hình thái
- Sâu trưỏng thành thân thể dài khoảng từ 20 - 25mm, rộng 10 – 12mm.
Toàn thân có màu vàng ngực phủ 1 lớp trắng, đ ốt bàn chân có màu nâu đen,
mắt kép, râu đầu hình sợi chỉ, miệng chích hút và có đốt
Cánh trên phủ hết chiều dài bụng. Sâu non có màu đỏ tía và không có cánh
- Tập tính sinh hoạt
Bọ xít nhãn , vải là loài đa thực, phá hoại chủ yếu cây nhãn, vải, một năm
có một vòng đời. Cả này và đêm chúng chỉ ở trên cây nhãn hay vải đến khi nào
nó chích hút xong chúng tự chuyển sang cây từ tháng 5 – 6 chúng bắt đầu giao
phối cuối tháng 6 chung đẻ chúng khi đẻ trứng xong những con trưởng thành
chết đi.
* Xén tóc
Thuộc họ xén tóc (Cerambycidae). Bộ cánh cứng (Coleoptera)
- Hình thái
Sâu trưởng thành chiều dài thân từ 50 – 62mm. phần cánh dài đến bụng
có màu nâu xám và có chấm màu vàng nhạt, mép hai bên dưói phần cánh dọc
từ râu đầu xuống hết phần bụng có sọc màu trắng, chân có 6 chân bàn chân có 3

20


đốt dưói các đốt có các gai nhọn bám vào cây rất tốt, hai phần vai có 2 cái gai,
râu đầu hình sợi chỉ có các đốt roi, tương đối điều nhau.
Sâu non qua 2 lần đột xác, lúc mới nở chúng ở trong các cây gỗ và chúng
ăn hết các chất dinh dưỡng trong cây làm đổ các cây gỗ, có thể bị thối chết giai

đoạn sâu non khác hoàn toàn với sâu trưởng thành về màu sắc và cơ thể .
- Tập tính sinh hoạt.
Xén tóc từ giai đoạn sâu non chúng bắt đầu chíc hút các chất ding dưỡng
phá hoại nhiều cây gỗ, từ tháng 6 – 8 xuất hiện xén tóc trưởng thành chúng bắt đầu
giao phối và đẻ trứng. Trứng tường được đẻ vào trong các thân cây gỗ sau khi đẻ
trứng Sâu trưởng thành bắt đầu chết đi, vào tháng 9 – 12 trúng bắt đầu nở.
* Ve Sầu
Thuộc họ ve sầu( Gcaliae), bộ cánh đều ( Homotpe te ra).
- Hình thái.
Sâu trưởng thành. Thân dài từ 30 – 43mm, rộng từ 11 – 13mm. có đặc
điểm của bọn hút dịch cây, râu đầu ngấn và roi râu dạng lông cứng các đốt nhỏ
dần, bàn chân có 3 đốt có khả năng nhảy rất tốt bằng chân sau. Cánh được xếp
dạng mái nhà trên lưng.
Trứng luôn đẻ bằng ống dạng khoan vào mô thực vật .
- Tập tính sinh hoạt .
Ve sầu là loài đa thực, giai đoạn phá hoại sâu non, sâu trưởng thành để
tích chất dinh dưỡng, chủ yếu là hút dịch cây rừng. Ban ngày chúng bám vào
các thân cây để chích hút nhựa cây, ban đêm chúng ngủ tại các cành cây , khi hút hết
nhựa cây này chúng bắt đầu chuyển sang cây khác, tháng có nhiều nhất là tháng 46 chúng bắt đầu giao phối và đẻ trứng , một năm có 1 vòng đời .
* Bọ hung nâu lớn
Thuộc bộ cánh cứng (Hemipte ra),
- Hình thái .
Sâu trưởng thành chiều dài thân thể từ 26 – 28mm, rộng từ 10 -12mm .
Toàn thân màu nâu sẫm , có 6 chân 2 chân ở trên cổ, 4 chân ở trước ngực, bụng
có 3 đốt, có 2 cái râu ngắn đối diện từ mắt sang.
21


Trứng đẻ vào tháng 6 thường trứng thường được đẻ vao dưới các lớp đất
gốc cây .

Sâu non trải qua 3 lần đột xác, lúc mới nở màu trắng xám trải qua giai
đoạn sâu bắt đầu vào nhộng và trở thành sâu trưởng thành.
- Tập tính sinh hoạt
+ Bọ hung nâu lớn là loài đa thực, phá hoại mạnh vao tháng 4 – 5. Sâu
trưởng thành giao phối vào tháng 6- 7 .
+ Ban ngày chúng nằm im dưới các lớp đất ở các gốc cây, bam đêm
chúng ra ngoài để ăn các lá cây . Thời kỳ giao phối cũng là thời điểm chúng ra
ngoài kiếm ăn .
5.2. Hiện trạng khai thác, sử dụng kiênthức bản điạ liên quan đến khai
thác sử dụng..
5.2.1. Kinh nghiệm thu bắt, thời gian thu bắt, số lân thu bắt
* kinh nghiệm thu bắt
Trước khi thu bắt khi khai thác
- Dùng các vật như lọ , ếp , cái giỏ để đựng các con côn trùng nếu không
có vật trên cắt 1 đốt tre và khoát một đỗ to bằng ngón tay cái để đựng., và các
dụng cụ chuyên cần cuốc ,dao, thuổng đẻ đào
- cách khai thác các loài côn trùng chúng sống trên các đồng cỏ, đồng
ruộng lúa, bụi dậm, có loài sống trong đất, dưới các lớp bùn. Theo quan sát các
loài chủ yếu dùng tay bắt từng con một và vật để đựng và dùng các dụng cụ như
dao, cuốc, thuổng để đào 0,5 – 1m vào hang của chúng. Theo người dân khi đào
chúng phải rất cẩn thận vì rễ lạc mất đỗ, khi sắp thấy chúng có rất nhiều lá cây
và khi đấy côn trùng có rất nhiều cục phân khi đào chúng có hai đường dẫn đến
con vật thường thì con vật ở đường thẳng dùng tay kéo hai chân của chúng nhẹ
nhàng vì chân côn vật dễ đứt.
* kinh nghiệm thời gian thu bắt, số lần
Côn trùng có vòng đời khác nhau, như loài châu chấu 1 nămcó 2 vòng đời
vào tháng 5 – 6 và tháng 9 – 10 xuất hiên nhiều sâu trưỏng thành đây chính thời
điểm tốt nhất đẻ thu bắt chúng là thích hợp nhất. Dế mèn có 1 vòng đời trong
22



một năm thời gian thu bắt từ tháng 9 – 10 thời gian này xuất hiện nhiều sâu
trưởng thành con đực và con cái giao phối. Dế dũi thời gian thu bắt từ tháng 4 –
5 chúng có 1 vòng đòi trong một năm. Bọ ngựa Trung Quốc thời gian rhu bắt
10 -11. bọ xít thu bắt từ 3 – 5 hàng năm, ve sầu từ 3 – 6 là mùa thu bắt. Xén tóc
thu bắt đầu lớn thu bắt vào tháng 4 – 5. Đây các thời điêmthu bắt của các côn
trùng mà em đã thu thập được từ người dân địa phương .các côn trùng sống
ngoài tự nhiên nên số lượng tương đối ít, số lần thu bắt cũng ít từ 1 -2 ,2-5 , 3-6
lần trong các tháng của năm và khi thu bắt rất khó khăn và tốn nhiều thời gian.
5.2.2. Kinh nghiệm sửu dụng và chế biến các loài côn trùng làm thực phẩm
Sau khi thu bắt được nhiều côn trùng về nếu bắt được nhiều có thể mang
đi bán tuỳ theo người có nhu cầu bán có thể bán với giá từ 6.000 đ/1 lạng trở lên.
* Cách chế biến châu chấu như sau.
Sau khi bắt về ta đổ châu chấu vào nồi nước nóng và đậy vung nồi lại cho
cho đến khi chúng đã chết hết rồi rửa sạch ta nhặt chúng ra sau đó mang mang đi
chế biến, cho ướp vói mì chính muối tuỳ vào cố lượng châu chấu nhiều hay ít rồi
chuẩn bị xào khô hay xào với dưa muối ta, chiên giòn ta có thể chế biến theo 3
cách cụ thể như sau:
- Cách 1: xào khô ta ướp với mì chính muối trong vài giây tuỳ theo số
lượng châu chấu nhiều hay ít cho ít nước sạch đểnó chín kỹ, khi cho vào nồi nên
đậy vung kín lại đến khi hết nước ta dùng đũa để đảo khoảng từ 3 – 5 lần sau
khi chín ta cho mỡ vào koảng môt thìa tuỳ theo số lượng châu chấu nhiều hay ít
đơi sau khi nó đã khô cho ra đĩa.
- Cách 2: xào với dưa muối ta cho ít mỡ vào chảo đợi mỡ nóng lên rồi lần
lượtcho chấu chấu vào gần chín ta cho cho dưa và mì chính muối vào tùy từng
sở thích mỗi người sau khi chín ta thái hành lá vào hoàn thành món ăn.
- Cách 3: chiên giòn cho gia vị cần thiết vào sau đó ta đấy tay hay đũa để
đảo lên đảm bảo cho độ mặn ngọt, rồi cho mỡ vào tùy thuộc vào số lượng châu
chấu cần chiên, cho châu chấu đổ vào cho đến khi nó có màu vang nhạt ta mới
cho ra có thể cho ít rau thơm cho lên phần trên của châu chấu .

* Cách chế biến dế mèn và dế rũi
23


Sau khi bắt về ta đổ vào chậu nước khoảng 0,3 – 0,5 lít rồi lấy toàn bộ
ruột trong ra ngoài từng con rồi rửa sạch nhặt ra từng con và chuẩn bị xào với
măng chua, kho .với 2 cách chế biến sau:
- Cách 1: xào với măng chua ta cho mỡ vào chảo khi mỡ nóng cho cả dế
và măng chua vào cùng một lúc cho mì chính , muối cho vừa khi chín ta thái
hành lá hay ớt vào có thể đấy ít rau để ăn gém.
- Cách 2: Dế kho ta cho mì chính muối và thái tỏi, hành,xả, gừng ,ớt cho
ít nước sạch và ch vào nồi khi kho phải cho lửa cháy không quá cho nó ở mức
nhỏ nhất khoảng 20- 30 phút sẽ chín vì như thế đảm bảo mùi thơm của món ăn.
* Cách chế biến bọ ngựa Trung Quốc.
Khi bắt về ta đổ vào nước nóng rồi cho ra ngoài từng con vào tay vặt của
nó đi hay dùng kéo để cắt rửa lại với nước mang đi chuẩn bị chế biến, với 1
cách như sau;
Xào khi xào cho ít mỡ cho nửa thìa rồi cho ít mì chính độ vừa phải khi
mỡ nóng ta ch bọ ngựa vào dùng đũa đẻ đảo sau30 phút khi chín ta cho xuống
để nguội rồi mới cho ra đĩa dùng. Vậy ta có được món bọ ngựa thơm ngon giàu
dinh dưỡng
* Cách chế biến bọ xít nhãn vải
Sau khi bắt về ta dung kéo cắt hết cánh của nó đi và đổ vào chậu nhỏ để ngâm
từ 15 – 30 phút để cho nó thải hêt nước đái của nó hết rồi đem rửa sạch mang đi
Xào khô khi xào ta cho mì chính muối vào chộn đều cho ít nước chờ khi
cạn nước nó có độ giòn nhất định ta cho ít mỡ nửa thìa sau khi dã khô cho ra đĩa
ta được món bọ xít xào khô hoàn chỉnh ngon.
* Cách chế biến xén tóc, ve sầu và bọ hung nâu lớn
Đa số các loài này đều có cánh nên khi bắt về ta đổ chúng vào các chậu
hay nồi nước rồi cắt cánh từng con , sau đó cho rửa sạch chuẩn bị chế biến các

loài này chủ yếu xào khô và nướng trên than
-Cách 1: xào khi xào ta cho mì chính muối và ít nước sạch rồi cho vào
chảo dùng đũa đảo khoảng 30 phút chín cho thêm ít mỡ cho nó khô và cho ra
đĩa như thế ta được món xào ngon bổ dưỡng.
24


- cách 2: Rất đơn giản cho ra lò than và đặt chúng trên than và thường
xuyên đổi bên cho ta có món nướng hoàn chỉnh.
5.2.3.Gía trị dinh dưỡng, sức khỏe, hiệu quả kinh tế
Qua thời gian nghiên cứu và phỏng vấn tại khu vực nhiên cứu em nhận
thấy các loài côn trùng làm thực phẩm mang lại giá trị đặc sản, các loài côn
trùng được sử dụng tại địa phương và nói rộng hơn cả trên thế giới. côn trùng
không có độc rát tốt cho sức khỏe con người, bổ dưỡng hội tụ cả yếu tố lạ và
các chất vi lượng protein , Axítamin giúp tiêu hóa.
Gía trị kinh tế hiện nay các loài côn trùng sử dụng rất nhiều, trên thị
trường hiện nay được buôn bán rất nhiều , tại chợ Mường Giôn đang được bán
theo điều tra do số lượng côn trùng ít và hiếm nên giá của côn trùng bán rất
chạy và đắt khách được giá cao 8.000đ/ 1 lang côn trùng trở lên.
5.2.4. kết quả phỏng vấn qua điều tra
Qua phỏng vấn số lượng người đưa ra thông tin được thống kê qua các
bảng dưới đây.
* Phiếu thu thập kiến thức bản địa
Bảng 5.4: Ý kiến về hiện trạng của côn trùng tại khu vực nghiên cứu
STT

Nội dung

Rất hay


Thỉnh

gặp

thoảng

Ít gặp

Hiếm

gặp

1

Châu chấu

5

4

0

0

2

Dế mèn

5


2

0

1

3

Dế dũi

0

3

1

0

4

Bọ ngựa Trung Quốc

0

2

2

0


5

Bọ xít

5

2

0

0

6

Xén tóc

0

4

1

0

7

Ve sầu

6


0

2

0

8

Bọ hung nâu lớn

2

2

0

0

Bảng 5.5: Tình hình sử dụng tại địa phƣơng

25


×