Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn ngữ văn có đáp án hay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.49 KB, 5 trang )

Thời gian làm bài: 90 phút
Câu 1: (2 điểm)
a

Tiếng Việt (1 điểm)
Chỉ ra và nói rõ tên các thành phần biệt lập trong phần trích dẫn sau:

- Chào anh – Đến bậu cửa, bỗng nhà họa sĩ già quay lại chụp lấy tay người
thanh niên lắc mạnh. – Chắc hẳn rồi tôi sẽ trở lại. Tôi ở với anh ít hôm được
chứ?
(Nguyễn Thành Long – Lặng lẽ Sa Pa)
b

Văn học (1 điểm)

Chép chính xác khổ thơ đầu trong bài thơ “Viếng lăng Bác ” của Viễn Phương
Câu 2: (3 điểm)
Viết một văn bản nghị luận ngắn (khoảng 20 dòng) về tầm quan trọng và
hiệu quả của việc tự học ở nhà.
Câu 3: (5 điểm)
Cảm nhận và suy nghĩ của em về đoạn thơ sau:
“Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến.


Một mùa xuân nho nho
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc.”


(Trích “Mùa xuân nho nho” – Thanh Hải – Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục).

HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI
Câu 1 (2 đ)
a

Tiếng Việt: (1 đ)

* Yêu cầu: Chỉ ra đúng các thành phần biệt lập trong phần tích dẫn
*Cho điểm: HS chỉ ra hai trong ba thành phần biệt lập.


Thành phần gọi đáp (0.25 đ): Chào anh(0.25 đ)



Thành phần tình thái (0.25): Chắc chắn(0.25 đ)



Hoặc: Thành phần phụ chú(0.25): Nguyễn Thành Long – Lặng lẽ Sa Pa 0.25
đ)

b

Văn học (1 đ)

Câu 2; (3 đ) Hiệu quả của việc tự học ở nhà.
A. Mở bài: Nêu vấn đề nghị luận.



Muốn học tốt phải tự học ở nhà. Càng dành nhiều thời gian cho việc tự học ở
nhà thì kết quả học tập càng cao. Tự học ở nhà phải tự mình ý thức, tự lập kế
hoạch, phận phối thời gian cho từng môn và tự quản lý chính bản thân mình.
B. Thân bài:
LĐ1: Tự học ở nhà là cách học chủ động, tích cực, giúp phát triển năng
lực, khả duy tư duy độc lập, mau tiến bộ.
- Tự học ở nhà phải có ý thức tự giác cao, phải có kế hoạch cho từng ngày,
tự lên lịch học, thực hiện đúng lịch đề ra.
- Tự xem trước lý thuyết, tự giải bài tập, đọc trước sách giáo khoa sẽ thấy
mình tiến bộ từng ngày. Có tự học sẽ thấy yên tâm, thoải mái và hứng thú khi đến
lớp.
LĐ2: Không tự học ở nhà không thể nào tiếp thu bài mới ở lớp tốt được.
Bởi vì:
- Không ôn luyện kiến thức cũ, không đào sâu được chương trình học, không
thể đạt trình độ khá, gioi.
- Không đọc trước sách giáo khoa đến lớp không bắt nhịp được sự hướng
dẫn của thầy giáo, khó tiếp thu bài mới.
LĐ3: Phế phán hiện tượng lười học ở nhà:
- Có bạn đến lớp không thuộc bài, không làm bài tập, học đối phó, tiếp thu
một chiều, luôn “lo sợ”, rất mệt moi.


- Có khi, bản thân tôi, vì một lý do nào đó, không tự học ở nhà, thì cũng như
các bạn, thiếu tự tin, đến lớp không tự chủ được.
C. Kết bài: Nêu quyết tâm tăng cường tự học ở nhà.
Câu 3 (5 điểm)
2/ Yêu cầu về nội dung:HS trình bày suy nghĩ và cảm nhận về đoạn thơ trong mạch
cảm xúc của bài thơ: từ cảm xúc của mùa xuân thiên nhiên, của đất nước, nhà thơ
bày to suy nghĩ và ước nguyện thiết tha:

- m niệm, ước nguyện của tác giả là khát vọng được hòa nhập vào cuộc sống của
đất nước, cống hiến phần tốt đẹp – dù bé nho của mình cho cuộc đời chung, cho
đất nước.
- Tác giả đề cập đến một vấn đề lớn của nhân sinh quan, đó là mối quan hệ giữa cá
nhân với cộng đồng.
- Ước nguyện chân thành, giản dị là mang đến cho cuộc đời chung một nét riêng.
Cái phần tinh túy của riêng mình, làm một nốt trầm trong bản hòa ca, dâng hiến
hòa nhập nhưng không là mất đi nét riêng của mình, làm một nốt trầm nhưng phải
là nốt trầm ‘xao xuyến”.
- Các từ ngữ, hình ảnh ẩn dụ, hoán dụ, phép đảo ngữ, điệp ngữ…đặc sắc như: ta
làm con chim hót; ta làm một cành hoa; một nốt trầm xao xuyến; Một mùa xuân
nho nhỏ; lặng lẽ; dù là; tuôi hai mươi; tóc bạc ….


- Nét đặc sắc nghệ thuật: Âm hưởng thơ nhẹ nhàng, tha thiết; hình ảnh tự nhiên,
giản dị nhưng đẹp, đặc sắc và giàu ý nghĩ biểu trưng, khái quát; giọng điệu phù
hợp với tâm trạng, cảm xúc cuả tác giả…
-

Nêu cảm nhận chung về giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ.

…………………………………………………………………………..



×