Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của chế phẩm sinh học ORGAMIC đến sinh trưởng phát triển và năng suất của giống đậu tương DT84 tại xã chiềng mung huyện mai sơn tỉnh sơn la vụ xuân năm 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.9 MB, 60 trang )

Báo cáo thực tập tốt nghiệp



Lò Thị Diên lớp CĐ KHCT K47

…………………………………………………………………………………………….

PHẦN I: MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Đậu tương có tên khoa học là Glycine Max.(L) Merrill, thuộc họ đậu
(Fabasene), còn gọi là đậu nành. Đậu tương có giá trị dinh dưỡng cao, và giá trị
kinh tế lớn. Chính vì vậy đậu tương là cây thực phẩm quan trọng cho người và
gia súc. Ngoài ra, trong cây đậu tương còn có tác dụng cải tạo đất, tăng năng
suất các cây trồng khác. Điều này có được là nhờ hoạt động cố định đạm N2 của
loài vi khuẩn Rhizobium cộng sinh trên rễ cây họ Đậu. Vì vậy việc nghiên cứu
những biện pháp nhằm tăng năng suất đậu tương cho từng vùng sinh thái có ý
nghĩa thực tiễn đặc biệt đối với khu vực còn nhiều diện tích bỏ hóa và đất chủ
yếu canh tác một vụ như vùng Tây Bắc.
Ở Việt Nam trong những năm gần đây cây đậu tương đã phát triển khá nhanh về
diện tích và sản lượng, nhưng sản xuất đậu tương ở nước ta chưa được cao, năng
suất thấp hơn nhiều so với thế giới.
Hiện nay Sơn La có tiềm năng đất đai lớn đặc biệt là vùng cao nguyên Nà
Sản, Mộc Châu, Sông Mã, vùng Dọc Sông Mã...Rất phù hợp với việc trồng cây
đậu tương, ở khu vực này cây đậu tương tuy chưa phải là cây trồng chính song
nó đang được người nông dân trồng khá phổ biến. Tuy nhiên do trình độ dân trí
chưa cao, diện tích trồng còn manh mún, nhỏ lẻ, nên việc áp dụng những thành
tựu tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản suất còn rất hạn chế. Vì vậy năng
suất cây trồng nói chung và năng suất cây đậu tương nói riêng còn chưa cao.
Để tăng năng suất, chất lượng cây đậu tương, đồng thời hạn chế sự tác


động xấu của phân hóa học đến môi trường đặc biệt là môi trường đất thì sử
dụng phân bón có nguồn gốc sinh học là hướng đi chính đang được quan tâm.
Việc sử dụng các chế phẩm sinh học vào trong sản suất cây đậu tương là hướng
có nhiều triển vọng để nâng cao năng suất và chất lượng cây đậu tương.
Nhận thức được thực tiễn và tầm quan trọng của việc ứng dụng các chế
phẩm sinh học vào trong sản xuất cây đậu tương, với vai trò là một sinh viên
đang thực tập tốt nghiệp, được sự phân công của khoa Nông Lâm- Trƣờng
Cao Đẳng Sơn La, dưới sự hướng dẫn tận tình của cô giáo Nguyễn Thị Thanh
1


Báo cáo thực tập tốt nghiệp



Lò Thị Diên lớp CĐ KHCT K47

…………………………………………………………………………………………….

tôi tiến hành thực hiện đề tài : “Nghiên cứu ảnh hưởng của chế phẩm sinh học
ORGAMIC đến sinh trưởng phát triển và năng suất của giống đậu tương
DT84 tại xã Chiềng Mung - huyện Mai Sơn - tỉnh Sơn La vụ Xuân năm
2013”
1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài
1.2.1. Mục đích :
Trên cơ sở tìm hiểu ảnh hưởng của nồng độ, liều lượng phun chế phẩm
sinh học ORGAMIC và các thời kỳ xử lý chế phẩm ORGAMIC đến sinh trưởng
phát triển và năng suất, chất lượng đậu tương giống ĐT84 trồng trên đất Chiềng
Mung – Mai Sơn – Sơn La, từ đó đề xuất biện pháp kỹ thuật ứng dụng chế phẩm
ORGAMIC vào thực tiễn sản xuất nhằm nâng cao năng suất cây trồng nói chung

và cây đậu tương nói riêng.
1.2.2. Yêu cầu :
Xác định được ảnh hưởng của liều lượng chế phẩm sinh học ORGAMIC
đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng của đậu tương giống DT84.
1.3. Ý nghĩa khoa học thực tiễn của đề tài
1.3.1.Ý nghĩa khoa học của đề tài
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ bổ sung thêm các dẫn liệu khoa học về
ảnh hưởng của chề phẩm ORGAMIC đến sinh trưởng, phát triển và năng suất
đậu tương.
Kết quả nghiên cứu của đề tài là tài liệu tham khảo phục vụ công tác
giảng dạy, nghiên cứu về cây đậu tương dưới tác động của chế phẩm
ORGAMIC.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Đề tài góp phần hoàn thiện quy trình kỹ thuật thâm canh cho cây đậu
tương ở đất Chiềng Mung - Mai Sơn - Sơn La.
1.4. Giới hạn của đề tài
Đề tài chỉ giới hạn nghiên cứu ảnh hưởng của chế phẩm ORGAMIC đến
giống đậu tương DT84 vụ Xuân Hè tại xã Chiềng Mung - Mai Sơn - Sơn La.

2


Báo cáo thực tập tốt nghiệp



Lò Thị Diên lớp CĐ KHCT K47

…………………………………………………………………………………………….


PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Yêu cầu về sinh thái của đậu tƣơng
2.1.1. Yêu cầu về nhiệt độ
Đậu tương được trồng rải ở nhiều nước trên thế giới có thể trồng tới 470 vĩ
Bắc (Ngô Thế Dân và cs, 1999)[1]. Đậu tương có nguyên sản ở Trung Quốc nên
nói chung đậu tương là một loại cây ưa nhiệt độ ấm. Nhiều tài liệu nghiên cứu
cho rằng, muốn trồng cây đậu tương phải có nhiệt độ đầy đủ trong các thời kỳ
sinh trưởng hay tổng tích ôn không nhỏ quá 24000C (Nguyễn Danh Đông)[3].
Đậu tương có thể trồng được trong những vùng nào có tổng tích ôn trong suốt
thời gian sinh trưởng từ 1700 đến 29000C và nhiệt độ ban đêm không thấp dưới
150C (Lawn, 1982)[37]. Cây ưa nhiệt độ cao nhưng tùy thời kỳ sinh trưởng khác
nhau mà yêu cầu nhiệt độ cũng khác nhau.
Thời kỳ nẩy mầm
Đậu tương thường nẩy mầm ở biên độ nhiệt độ từ 10 - 400C. Hạt của
những giống chịu lạnh có thể nẩy mầm ở dưới 6 - 80C. Đậu tương có thể nẩy
mầm ở điều kiện nhiệt độ 2 - 40C (Lawn và William,1987)[39]. Sự nẩy mầm có
sự tương tác giữa nhiệt độ, giống và sâu lấp hạt, cây mọc nhanh nhất ở nhiệt độ
25 - 300C. Ở điều kiện nhiệt độ thấp, hạt nẩy mầm chậm và cây con mọc chậm.
Sinh trưởng sinh dưỡng
Ở nhiệt độ -40C cây con không chết. Nhưng đối với một số giống, cây con
có thể chết ở -60Ctrong thời gian ngắn. Nhiều kết quả nghiên cứu với các cây
trồng vùng nhiệt đới, kể cả đậu tương cho thấy cây trồng có thể bị tổn thương
khi gặp nhiệt độ 10 - 150C.
Sự sinh trưởng của cây đậu tương gồm nhiều quá trình khác nhau yêu cầu
nhiệt độ thích hợp khác nhau. Nhiệt độ thích hợp cho sinh trưởng toàn cây có
thể rất khác nhau so với nhiệt độ của từng quá trình từng bộ phận.
Chẳng hạn, quang hợp của mỗi lá đậu tương tăng với sự tăng với nhiệt độ
từ 35 - 400C và sau đó bắt đầu giảm. Trong khi hô hấp thường tăng với nhiệt độ
cao hơn mức thích hợp cho quang hợp. Nhưng sự tích lũy chất khô trong cây bắt
3



Báo cáo thực tập tốt nghiệp



Lò Thị Diên lớp CĐ KHCT K47

…………………………………………………………………………………………….

đầu giảm khi nhiệt độ không khí trên 300C.

Nhiệt độ thấp giảm làm giảm sự vận chuyển sản phẩm quang hợp vào hạt.
Nhiều kết quả thí nghiệm cho thấy: Ở nhiệt độ vùng rễ 250C thì sự sinh trưởng
của cây và nốt sần hạt mức tối đa. Ở điều kiện nhiệt độ thấp, nốt sần hình thành
chậm và hoạt động yếu.
Nhiệt độ vùng rễ thấp làm giảm sự hút nước của cây đậu tương và gây ra
thiếu nước, giảm tốc độ ra lá. Ở nhiệt độ 200C và 14,50C dòng nước tương ứng
đi qua rễ chỉ đạt 60% và 30% so với nhiệt độ 250C. Như vậy, sự hấp thụ của các
ion khoáng vào dòng nước đến mặt rễ sẽ giảm.
Sinh trưởng sinh thực
Nhìn chung người ta chú ý ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự ra hoa, làm quả,
phát triển hạt hơn so với ảnh hưởng của qung chu kỳ. Tuy nhiên, nhiều nghiên
cứu cho thấy tầm quan trọng của sự tương tác giữa hai yếu tố tới sự ra hoa và
làm quả.
Thomas và Raper (1983) với sự thí nghiệm trên giống Ransom, trồng ở
nhiệt độ ngày/đêm là 26/220C và 22/180C cho thấy hoa, quả nhiều hơn ở nhiệt
độ 30/260C và 18/140C. Ở mức chênh lệch nhiệt độ ngày/đêm là 18/140C và
30/260C quả hình thành ít mặc dù hoa rất nhiều. Chứng tỏ nhiệt độ cao và thấp
đã dẫn đến rụng hoa nhiều (Ngô Thế Dân và cs,1999). Ở nhiệt độ trung bình.

Cây có nhiều đốt hoa và số quả trên đốt. Tương tự, giống cảm quang ra hoa
chậm cũng sinh nhiều đốt, cành, tăng số quả và năng suất.
Nhiều giống đậu tương, ở nhiệt độ thấp hơn 150C không hình thành quả
mặc dù có một số giống có thể cho quả ở nhiệt độ 100C. Dựa vào kết quả nghiên
cứu 10 năm, Lawn và Hume (1985) công bố nhiệt độ thích hợp cho ra hoa, đậu
quả của đậu tương là 170C.
Nhiệt độ tối ưu cho đậu tương chín là 250C ban ngày và ban đêm 150C.
Nhiệt độ quá cao trong thời gian quả chín làm giảm chất lượng nẩy mầm của hạt.
Điều này giải thích cho sự biến động về tính nẩy mầm và sự sống của cây con từ
năm này qua năm khác. Sương mù xuất hiện trong thời gian quả chín gây tổn
thương hạt. Nguy cơ tổn thương do sương mù giảm khi hàm lượng nước trong
4


Báo cáo thực tập tốt nghiệp



Lò Thị Diên lớp CĐ KHCT K47

…………………………………………………………………………………………….

hạt giảm. Ở quả xanh, hàm lượng nước chiếm khoảng 65% và hạt sẽ bị tổn
thương nếu gặp nhiệt độ -20C, trong khi đó vỏ quả vẫn chuyển sang màu quả
chín. Khi hàm lượng nước trong hạt khoảng 35% thì hạt không bị tổn thương
mặc dù nhiệt độ có thể xuống tới -120C.
2.1.2. Yêu cầu về nước và độ ẩm
Trong cả vụ, nhu cầu nước đối với cây đậu tương dao động từ khoảng 350
tới 800mm(Mayr và cs,1992)[43]. Trong suốt thời gian sinh tưởng nhu cầu nước
của cây không đồng đều qua các giai đoạn. Ở giai đoạn nẩy mầm và cây con, tỷ

lệ sử dụng nước thấp do tán cây còn nhỏ và phần lớn số nước mất đi do bay hơi
trên mặt đất , nhu cầu nước của cây đậu tương tăng dần khi cây ở giai đoạn từ 3
- 5 lá kép, tăng nhanh và cao nhất ở giai đoạn sinh trưởng sinh thực từ khi cây ra
hoa cho đến khi vào quả chắc. Giai đoạn quả bắt đầu chín, nhu cầu nước lại
giảm đi cùng với sự tàn của lá và lượng nước bay hơi giảm. Ảnh hưởng của
nước có thể do thừa nước gây tổn thương bộ rễ (thiếu không khí) hoặc có thể do
thiếu nước dẫn đến cây bị héo. Nước ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây bao
gồm về cả sinh lý, sinh hóa, hình thái và giải phẫu của cây nên thiếu hay thừa
nước đều dẫn đến năng suất giảm.
Giai đoạn nẩy mầm, lượng nước cần hút bằng 100 - 150% khối lượng khô
cuả hạt giống. Nếu độ ẩm đất quá thấp sẽ làm hạt giống bị thối, không mọc mầm
được. Nếu độ ẩm quá cao sẽ làm giảm lượng khi oxy trong đất, ảnh hưởng xấu
đến hô hấp của hạt giống.
Sinh trưởng của cây phụ thuộc vào cường độ quang hợp, hiệu suất quang
hợp, tổng diện tích lá và thế năng quang hợp (thời gian lá xanh). Tất cả các quá
trình này đều bị ảnh hưởng nếu thiếu nước. Tổng sản phẩm quang hợp của cây
bị thiếu nước sẽ làm giảm so với tỷ lệ CO2 hấp thụ trên một đơn vị diện tích lá,
diện tích quang hợp giảm do lá phát triển kém và chóng tàn (Lawn, 1983)[37].
Giai đoạn sinh trưởng sinh thực, cây rất nhạy cảm với thiếu nước. Phần
lớn biến động về lương nước cho cây trong thời kỳ ra hoa, đậu quả. Thiếu nước
dẫn đến rụng hoa, rụng quả và làm giảm kích thước hạt. Trong thời gian xảy ra
thiếu nước, quang hợp giảm. Nếu thiếu nước xảy ra trước giai đoạn hạt phát
5


Báo cáo thực tập tốt nghiệp



Lò Thị Diên lớp CĐ KHCT K47


…………………………………………………………………………………………….

triển, sau đó đủ nước thì quang hợp có thể phục hồi, sinh trưởng có thể trở lại
bình thường và hạt có thể phát triển tới kích thước bình thường.
2.1.3. Yêu cầu về ánh sáng
Đậu tương là cây ngày ngắn tương đối điển hình. Ánh sáng là yếu tố ảnh
hưởng lớn đến hình thái của đụ tương. Theo nghiên cứu của tác giả Lưu Thị
Xuyến, đậu tương trồng vụ đông có các chỉ số như thời gian sinh trưởng chiều
cao cây, số cành cấp 1, số đốt, chỉ số diện tích lá... đều thấp hơn vụ xuân [23]. lý
giải cho điều này, tác giả đã giải thích thông qua cường độ và thời gian chiếu
sáng trong ngày.
Theo nhiều kết quả nghiên cứu, mức độ bão hòa ánh sáng đối với cây đậu
tương là 1800 - 2700lux. Số cành, số đốt và năng suất đậu tương sẽ giảm tới
60% nếu cường độ ánh sáng giảm 50% so với điều kiện bình thường [15].
Cây đậu tương mẫn cảm với quang chu kỳ. Quang chu kỳ ảnh hưởng đến
sinh trưởng sinh thực ở cả giai đoạn trước và sau khi hoa nở trong tất cả các giai
đoạn sinh trưởng sinh thực, sự hình thành mầm hoa là ít mẫn cảm với quang chu
kỳ nhất. Tuy nhiên trong điều kiện ngày ngắn liên tục, ra hoa rất nhanh chỉ trong
7 - 10 ngày, ngọn của giống có tập tính sinh trưởng hữu hạn cũng ra hoa[ 4].
Quang chu kỳ có ảnh hưởng tới sự tích lũy N lớn hơn tích lũy C trong hạt.
Nồng độ N trong hạt giảm khi quang chu kỳ tăng. Tỷ lệ tích lũy N giảm trong
hạt do quang chu kỳ ngày dài có liên quan chặt với sự tích lũy N trong lá và làm
cho lá xanh lâu, không bị rụng khi quả chín. Ngược lại, hàm lượng
cacbonhydrate không cấu trúc ở lá trong giai đoạn sinh thực lại cao ở điều kiện
quang chu kỳ ngắn [4].
2.1.4. Yêu cầu đất đai
Cây đậu tương không yêu cầu nghiêm khắc về đất trồng, nói chung loại
đất nào trồng các cây hoa màu nhất là ngô đều trồng được cây đậu tương. Loại
đất thích hợp nhất đối với cây đậu tương là loại đất có tầng canh tác sâu, giàu

chất hữu cơ, Ca, K, pH trung tính, mực nước ngầm sâu, giữ ẩm tốt, dễ thoát
nước, trong đó khả năng giữ nước và thoát nước có ảnh hưởng nhiều nhất đến
khả năng sinh trưởng phát triển, năng suất cây đậu tương.
6


Báo cáo thực tập tốt nghiệp



Lò Thị Diên lớp CĐ KHCT K47

…………………………………………………………………………………………….

Đậu tương chịu mặn và chịu chua kém hơn so với nhiều loại cây trồng

khác. Độ pH cho cây đậu tương có thể phát triển bình thường được là từ 5,0 8,0. Độ pH thích hợp nhất là 6,0 - 7,0. pH dưới 4,0 và trên 9,5 đậu tương không
sống được. Ở nước ta đậu tương có thể trồng trên nhiều loại đất như đất phù sa,
đất đỏ bazan, đất xám, đất vàng đỏ (Tây Nguyên và miền núi Đông Nam Bộ) đất
lúa (thịt nhẹ và trung bình)...
2.2. Tình hình sản xuất trong nƣớc và trên thế giới
2.2.1. Tình hình sản xuất đậu tương trong nước
Ở nước ta, cây đậu tương là cây trồng cổ truyền, thích nghi với vùng sinh
thái, khí hậu khác nhau. Trước đây đậu tương chủ yếu được trồng ở các tỉnh
miền núi (Cao Bằng, Hà Giang, Lạng Sơn...) với diện tích hẹp bằng các giống
đậu tương địa phương sau đó được lan rộng ra khắp cả nước. Sau 1954 mặc dù
có những điều kiện thuận lợi, nhưng những nghiên cứu về đậu tương vẫn còn
hạn chế (Nguyễn Ngọc Thành,1996)[17].
Vùng trung du, đồng bằng bắc bộ đến thanh hóa hàng năm, trong điều
kiện có tưới hoàn toàn có khả năng sản xuất 3 vụ cây xứ nóng trong năm như:

lúa Xuân - lúa Mùa sớm - cây vụ Đông (ngô, khoai lang, đậu tương...) hoặc 4 vụ
trong năm như: lúa Xuân - lúa Mùa sớm - đậu tương Đông – Rau các loại, trong
tương lai lúa Đông Xuân và lúa mùa chính hay mùa muộn của vùng này sẽ được
thu hẹp lại (Viện khoa học kỹ thuật nông nghiêp Việt Nam,1988)[22].
Hiện tại cả nước đã hình thành 7 vùng sản xuất đậu tương. Trong đó, diện
tích trồng lớn nhất là trung du miền núi phía Bắc (chiếm 37,1% diện tích trồng
cả nước), tiếp theo là vùng đồng bằng Sông Hồng với diện tích là 27,21% (Ngô
Thế Dân và cs 1999). Năng suất đậu tương cao nhất nước ta là vùng đồng bằng
sông Cửu Long, bình quân 22,29 tạ/ha trong vụ Đông Xuân và 29,71 tạ/ha trong
vụ Mùa. Vùng trung du và miều núi phía Bắc, nơi có diện tích đậu lớn nhất nước
ta lại là nơi có năng suất thấp nhất, chỉ đạt 10 tạ/ha. Theo nghiên cứu của Lê
Quốc Hưng (2007), nước ta có tiềm năng lớn để mở rộng diện tích trồng đậu
tương ở cả 3 vụ: Xuân, Hè và vụ Đông với diện tích có thể đạt được là 1,5 triệu
ha, trong đó miền núi phía Bắc khoảng 400 nghìn ha.
7




Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Lò Thị Diên lớp CĐ KHCT K47

…………………………………………………………………………………………….

Bảng 2.1. Diện tích, năng suất và sản lƣợng đậu tƣơng ở Việt Nam trong
những năm gần đây.
Diện tích (nghìn

Năng suất


ha)

(tạ/ha)

2001

140,3

12,38

173,70

2002

158,6

12,96

205,60

2003

165,6

13,27

219,70

2004


183,8

13,38

183,80

2005

204,1

14,34

292,70

2006

185,6

13,91

258,10

2007

187,4

14,70

275,50


2008

192,1

13,93

276,60

2009

147,0

14,64

215,20

2010

197,8

15,01

296,90

2011

215,0

16,00


350,00

Năm

Sản lƣợng (nghìn tấn)

(Nguồn: FAOSAT.FAO.ORG. cập nhật ngày 21 tháng 12 năm 2011)
Số liệu bảng 2.1 cho thấy, diện tích trồng và năng suất đậu tương tăng
đáng kể nên sản lượng đậu tương của cả nước tăng trên 1,7 lần chỉ trong 11 năm.
Tuy nhiên năng suất trung bình của nước ta còn thấp hơn rất nhiều so với năng
suất trung bình của thế giới (25,55 tạ/ha), (Binke and Teruo Higa, 2003). Vì vậy,
phải tìm biện pháp nâng cao diện tích của đậu tương trong nước và đẩy mạnh
công tác chọn tạo giống năng suất cao và hoàn thiện kỹ thuật thâm canh cho cây
đậu tương mang tính chiến lược và bền vững.
2.2.2. Tình hình sản xuất đậu tương trên thế giới
Cây đậu tương có khả năng thích ứng rộng nên được trồng ở khắp các
châu lục cũng như các nước trên thế giới. Cây đậu tương được trồng tập trung ở
các nước có vĩ độ từ 480 vĩ độ Bắc đến 300 vĩ độ Nam (Nguyễn Xuân Hiểm,
2000).
Đậu tương là cây quan trọng hàng đầu trong những cây được sử dụng để
lấy dầu trên thế giới, có giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế cao. Những năm
8


Báo cáo thực tập tốt nghiệp



Lò Thị Diên lớp CĐ KHCT K47


…………………………………………………………………………………………….

1970, diện tích trồng đậu tương trên thế giới tăng ít nhất 2 lần so với những cây
trồng lấy dầu khác.
Bảng 2.2. Diện tích, sản lƣợng và năng suất đậu tƣơng trên thế giới.
Sản lƣợng

Năm

Diện tích (triệu ha)

Năng suất (tạ/ha)

2001

76,80

23,20

178,25

2002

78,96

23,00

181,68


2003

83,64

22,79

190,65

2004

91,59

22,44

205,51

2005

92,52

23,18

214,48

2006

95,28

23,29


221,92

2007

90,13

24,37

219,68

2008

96,44

23,98

231,22

2009

99,37

22,44

222,99

2010

102,38


25,55

261,58

(triệu tấn)

(Nguồn: FAOSAT.FAO.ORG. cập nhật ngày 21 tháng 12 năm 2011)
Số liệu thống kê tại bảng 2.2 cho thấy: diện tích gieo trồng, năng suất và
sản lượng đậu tương toàn thế giới cơ bản tăng liên tục từ năm 2001 đến năm
2010. đến năm 2010, diện tích gieo trồng và sản lượng đậu tương thế giới gấp
1,5 lần so với năm 2001, đạt tốc độ gia tăng trung bình 2,6% năm về diện tích và
8,3% năm về sản lượng.
Hiện nay, sản xuất đậu tương đã được mở rộng ở nhiều quốc gia khác
nhau trên thế giới, tuy nhiên vẫn tập chung chủ yêu ở các nước: Hoa Kỳ, Braxin,
Achentina và Trung Quốc, chiếm 90 - 95% tổng sản lượng đậu tương trên thế
giới (Ngô Thế Dân và cs 1999). Tính đến năm 2001, diện tích đậu tương của thế
giới là 76,13 triệu ha, tập chung nhiều nhất ở châu Mỹ (73,03%), tiếp đến là
chây Á (23,15%). Các nước có nhiều diện tích trồng đậu tượng là: Hoa Kỳ,
Braxin, Achentina, Trung Quốc, Indonexia, Nhật Bản và Liên Xô cũ,…(Trần
Văn Lài và Cs, 1993). Cây đậu tương trở thành 1 trong 4 cây trồng chính đứng
sau lúa mì, lúa nước và ngô (Trần Văn Điền, 2007) có tốc độ tăng trưởng cao cả
9




Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Lò Thị Diên lớp CĐ KHCT K47


…………………………………………………………………………………………….

về diện tích, năng suất và sản lượng.

Như vậy, trong vòng 10 năm từ năm 2001 đến năm 2010 diện tích gieo
trồng đậu tương trên thế giới đã tăng 25,8 triệu ha, năng suất 1,1 lần và sản
lượng tăng trên 83,33 triệu tấn đã khẳng định hiệu quả, vai trò của cây đậu
tương trong nền nông nghiệp thế giới.
Bản 2.3. Diện tích, năng suất và sản lƣợng của một số nƣớc trên thế giới 3
năm trở lại đây
Năm 2008

Tiêu chí

Năm 2009

Diện

Năng

Sản

tích

suất

lượng tích

Diện


Năm 2010

Năng

Sản

suất

lượng tích

Diện

Năng

Sản

suất

lượng

(Triệu (ta/ha) (Triệu (Triệu (ta/ha) (Triệu (Triệu (ta/ha) (Triệu
Nước

ha)

Hoa Kỳ

30,22

Braxin


tấn)

ha)

tấn)

ha)

26,72

80,75

30,91

21,25

28,16

59,83

Achentina

16,39

28,22

Trung Quốc

9,13


12,03

tấn)

29,58

91,42

31,05

29,22

90,61

21,75

26,36

57,43

23,29

29,42

68,52

46,24

16,77


18,48

30,99

18,13

29,05

52,68

15,54

9,19

16,3

14,98

8,52

17,71

15,08

(Nguồn: FAOSAT.FAO.ORG. cập nhật ngày 21 tháng 12 năm 2011)
Xét trên cả 3 mặt: Diện tích trồng, năng suất và sản lượng đậu tượng trên
toàn thế giới, Hoa Kỳ là nước đứng đầu. Cụ thể: Cho tới năm 2010, diện tích
gieo trồng đậu tương của Hoa Kỳ lớn gần xấp xỉ 4 lần, năng suất cao gấp 1,6 lần
và sản lượng cao gấp 6 lần so với diện tích, năng suất và sản lượng của Trung

Quốc (Quốc gia đứng đầu Châu Á về đậu tương). Hiện nay, Hoa Kỳ vẫn là quốc
gia xuất khẩu đậu tượng lớn nhất thế giới, chiếm gần 60% thị trường xuất khẩu
thế giới.
Đứng thứ 2 sau Hoa Kỳ là Braxin. So với Trung Quốc, diện tích gieo
trồng đậu tương của Braxin lớn gấp 2,7 lấn, năng suất cao gấp 1,7 lần và sản
lượng cao gấp 4,5 lần khi xét tới số liệu thống kê năm 2010.
Achentina là nước sản xuất đậu tương lớn thứ 3 thế giới. Vào đầu những
năm 70 của thế kỷ XX, năng suất đậu tương của Achentina đạt tới 2,3 tạ/ha. So
với Trung Quốc, năm 2010 diện tích gieo trồng đậu tương của Achentina cao
10


Báo cáo thực tập tốt nghiệp



Lò Thị Diên lớp CĐ KHCT K47

…………………………………………………………………………………………….

gấp 2,2 lần, gấp 1,64 lần về năng suất và 3,49 lần về sản lượng.

Ngoài 4 nước nói trên thì Pháp, Úc, Ấn Độ, Nhật Bản là những nước sản
xuất đậu tương lâu đời. 1990 diện tích trồng đậu tương của Pháp đạt 135.000 ha,
năng suất rất cao (đạt 36,5 tạ/ha), sản lượng 492.750 tấn (Viện Khoa học Kỹ
thuật Nông nghiệp Việt Nam, 2000).
Tại Nhật Bản, theo Nogata (2000), cây đậu tương tuy đã được đưa vào
khoảng 200 năm trước Công nguyên, nhưng phải đến năm 1960 là 340 nghìn ha,
năng suất 78,5 tạ/ha cao nhất thế giới với giống Miyagishironma, năm 1997 diện
tích đạt tới 832 nghìn ha (Nguyễn Văn Luật, 2005).

Ở Ấn Độ, đậu tương là cây trồng được chú ý phát triển khá mạnh. Năm
1997 diện tích trồng đậu tương là 5,1 triệu ha, năng suất 10,5 tạ/ha và sản lượng
là 5,35 triệu tấn. Thành công đáng kể trong những năm gần đây của Ấn Độ là áp
dụng giống mới và kỹ thuật thâm canh nên năng suất bình quân đã tăng gấp 2,5
lần đạt 26,7 tạ/ha (Saleh.N and Sumarno, 2002).
2.3. Một số kết quả nghiên cứu về sử dụng phân bón cho cây đậu tƣơng
2.3.1. Một số kết quả nghiên cứu trong nước
Với sự phát triển của các ngành khoa học, trong đó có khoa học Nông
nghiệp, rất nhiều giống cây trồng có tiềm năng năng suất cao được chọn tạo, đòi
hỏi sử dụng nhiều chất dinh dưỡng. Tuy nhiên nguồn dinh dưỡng trong đất có
hạn, không đủ cung cấp cho cây trồng đạt năng suất tối đa. Vì vậy, trong sản
xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất đậu tương nói riêng, việc sử dụng phân
bón là tất yếu.
Cây đậu tương có khả năng cố định N trong không khí nhờ sự cộng sinh
với vi khuẩn Rhizobium japonicum. Vì vậy, lượng phân đạm bón cho cây là
không nhiều (mặc dù nhu cầu N của cây đậu tương rất lớn) bởi nguồn N tự tổng
hợp có thể đáp ứng được 40 - 60% nhu câu N của cây.
Theo tác giả Vũ Đình Chính(1998), việc bón kết hợp N,P trên đất bạc
màu nghèo dinh dưỡng với mức 90KgP2O5/ha trên nền 40KgN/ha làm tăng số
lượng nốt sần, số quả chắc và năng suất hạt.
Tác giả Trần Danh Thìn khi nghiên cứu về biện pháp kỹ thuật thâm canh
11


Báo cáo thực tập tốt nghiệp



Lò Thị Diên lớp CĐ KHCT K47


…………………………………………………………………………………………….

cho cây đậu tương ở một số tỉnh rung du, miền núi cho biết với đát đồi chua,
nghèo dinh dưỡng bón lượng phân 100kgN + 100 - 150kgP2O5 + K2O + 400kg
vôi/ ha sẽ cho năng xuất và hiệu quả kinh tế cao[5].
Vũ Quang Sáng và cs nghiên cứu về bón phân lá PISENBAO (PSB) phun
cho đậu tương DT12 cho thấy: PSB có ảnh hưởng tốt đến sinh trưởng, phát triển
của cây, năng suất từ 0,81 - 2,74 tạ/ha so với đối chứng. Phương thức bón PSB
vào 3 thời kỳ (trước phân cành + trước ra hoa + quả non) cho hiệu quả cao nhất.
Năm 1966 tác giả Võ Minh Kha kết luận: Trên đất đồi chua hàm lượng
Fe3+, Al3+ cao, bón phân lân và phân đạm có tác dụng nâng cao năng suất đậu
tương rõ rệt.
Năm 2001 khi nghiên cứu ảnh hưởng liều lượng bón lân năng suất và khả
năng cố định N của đậu tương trên đất đồi Trung du phía Bắc, tác giả Trần Văn
Điền đã kết luận: khi hàm lượng phân lân bón cho đậu tương tăng lên, với giống
đậu tương không có nốt sần hầu như không có tác dụng cho năng suất, còn với
giống đậu tương có nốt sần thì có tác dụng tăng năng suất rõ rệt.
2.3.2. Một số kết quả nghiên cứu trên thế giới
Bên cạnh với việc nghiên cứu chọn tạo giống đậu tương có tiềm năng
năng suất cao, phẩm chất tốt việc nghiên cứu hoàn thiệt quy trình kỹ thuật thâm
canh trong đó có biện pháp sử dụng phân bón nói chung và phân bón lá nói riêng
cho cây đâu tương là việc làm rất quan trọng để phát huy hiệu quả của giống.
Trên thế giới đã có nhiều các nhà khoa học nghiên cứu và đã chỉ rõ được vai trò
của từng nguyên tố dinh dưỡng đối với cây đậu tương.
Đối với cây trồng nói chung và cây đậu tương nói riêng, N là nguyên tố
dinh dưỡng quan trọng bậc nhất, ảnh hưởng rõ rệt đến sinh trưởng, phát triển và
tạo năng suất. Đậu tương là cây trồng có khả năng cố định N tự do nên khi trồng
đậu tương lượng N bón cho đậu tương là không nhiều.
Theo kết quả nghiên cứu của Harper (1974) [31], nếu dư thừa NO3 sẽ làm
giảm năng suất vì lúc đó sự cố định N2 bị ức chế. Bón N quá nhiều hoặc bón

không đúng thời kỳ sẽ ức chế sự hình thành, phát triển và hoạt động của vi
khuẩn nốt sần. Việc cố định N2 và sử dụng nitrate (NO3-) có ý nghĩa hết sức
12


Báo cáo thực tập tốt nghiệp



Lò Thị Diên lớp CĐ KHCT K47

…………………………………………………………………………………………….

quan trọng với cây đậu tương để thu được năng suất tối đa. Trong trường hợp
đất giàu dinh dưỡng, đáp ứng đủ nhu cầu NO3- thì việc bón N cho đậu tương
không có tác dụng tăng năng suất. Trường hợp đất nghèo mùn, khả năng thoát
nước kém, sử dụng N với lượng 50 - 110kg/ha sẽ có tác dụng tăng năng suất.
P là nguyên tố dinh dưỡng có tác dụng làm giảm tỷ lệ rụng nụ, rụng hoa,
tăng tỷ lệ hạt chắc và tăng năng suất rõ rệt. Dikson và cs (1987) [26] đã tiến
hành những thí nghiệm về bón P cho các cánh đồng trồng đậu tương tại vùng
Queen – Saland ở Australia và cho rằng: năng suất đậu tương được tăng lên
đáng kể khi được bón P, sự mẫn cảm của đậu tương đối với P phụ thuộc vào độ
chua của đất, hàm lượng chất hữu cơ và thành phần cơ giới đất [26]. Ở
Indonexia, bón phân cho đất có hàm lượng P dễ tiêu dưới 18ppm làm tăng năng
suất đáng kể, thiếu P dễ tiêu thường gắn liền với đất chua, hàm lượng Al, Fe,
Mn cao gây trở ngại cho sinh trưởng phát triển và hình thành năng suất [20].
Nhiều tác giả còn cho rằng, đất nhiệt đới giàu Fe, Al, thì supe lân sẽ bị cố
định thành phốt phát sắt, nhôm khó hòa tan nên cây trồng khó sử dụng. Điều đó
cho thấy đất chua có khả năng giữ chặt P thường cao, gây nên hiện tượng thiếu P
giảm khả năng hấp thu các nguyên tố dinh dưỡng khác. Việc bón vôi nhằm nâng

cao pH sẽ làm tăng hàm lượng P dễ tiêu, nâng cao hiệu quả sử dụng P của cây
đậu tương.
R.E. Lamond và T.L.Wesley đã tiến hành thí nghiệm bón bổ sung N trong
thời kỳ hình thành quả trên cây đậu tương trong các năm 1994 -1995 tại 4 địa
điểm với liều lượng N gồm: 22,7 - 45,5 kg N/ha, bón vào thời kỳ sinh trưởng
R3(tức lúc những quả đầu dài 0,64 - 1,27cm), loại phân N sử dụng bao gồm:
urea ammonium nitrate (UAN), urea, urea + NBPT, ammonnium nitrate
(NH4 NO3). Kết quả cho thấy bón N muộn vào thời kỳ quả lớn đã làm tăng năng
suất đậu tương có tưới. Các loại phân đạm đã thể hiện hiệu lực gần như nhau, trừ
liều 45,4 kg N/ha của loại phân UAN, vì đã gây ra cháy lá và giảm năng suất.
Với năng suất cao hơn 2750kg/ha, cây đậu tương không tự cung cấp đủ lượng N
trong suất thời kỳ quả lớn và việc áp dụng bón bổ sung khoảng 22,7kg N/ha như
đã nói trên là cần thiết.
13


Báo cáo thực tập tốt nghiệp



Lò Thị Diên lớp CĐ KHCT K47

…………………………………………………………………………………………….

Vì vậy cần xác định liều lượng bón một cách cân đối giữa các loại phân,

cũng như phương pháp bón hợp lý sẽ góp phần đáng kể tăng năng suất, chất
lượng đậu tương.
Hiện nay đậu tương có vị trí quan trọng trong sản xuất nông nghiệp trên
thế giới. Ngoài nghiên cứu chọn tạo giống đậu tương thì việc nghiên cứu hoàn

thiện biện pháp kỹ thuật thâm canh trong đó có nghiên cứu xác định công thức
bón phân phù hợp cho từng giống trên từng loại đất khác nhau là một việc làm
cần thiết để góp phần nâng cao năng suất và sản lượng.
2.4. Cơ sở khoa học và sử dụng phân sinh học cho cây trồng qua đất.
2.4.1. Nghiên cứu, sử dụng phân hữu cơ sinh học qua đất trên thế giới
và Việt Nam.
Để đạt được năng suất cao, phẩm chất tốt thì cây đậu tương cần được bón
đầy đủ phân hữu cơ và các loại phân bón khác, vì nó chỉ sinh trưởng phát triển
tốt khi được đáp ứng đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết, theo Phạm Văn
Thiều (2006). Lượng phân bón trong thực tế sản xuất tùy thuộc vào từng chân
đất, cây trồng trước, giống cụ thể mà bón cho phù hợp, không thể có công thức
bón chung cho tất cả các vùng, các loại đất khác nhau (Trần Thị Trường và Cs,
2006).
Theo tác giả Võ Minh Kha (1997), khi nghiên cứu tại Việt Nam cho thấy
trên đất đồi chua, hàm lượng sắt, nhôm cao bón phân lân và phân đạm có tác
dụng nâng cao năng suất đậu tương rõ rệt. Theo các tác giả trên đất tương đối
nhiều dinh dưỡng, bón đạm cũng làm tăng năng suất đậu tương lên 10 - 20%,
trên đất thiếu dinh dưỡng bón đạm tăng năng suất 40 - 50%. Bón đạm có tầm
quan trọng để có năng suất tối đa nhưng bón nhiều có thể gây dư thừa NO3 trong
đất và cây, ảnh ảnh đến sức khỏe con người nên cần có những nghiên cứu để
đưa ra các khuyến cáo có tác dụng bền vững.
Tác giả Luân Thị Đẹp và cs (1999) khi nghiên cứu về ảnh hưởng của liều
lượng và thời kì bón đạm đến khả năng cố định đạm và năng suất đậu tương tại
Thái Nguyên cho thấy: bón đạm cho giai đoạn 4 - 5 lá kép với lượng từ 20 - 50
kg N/ha sẽ làm tăng sự phát triển của rễ cũng như tăng lượng nốt sần.
14


Báo cáo thực tập tốt nghiệp




Lò Thị Diên lớp CĐ KHCT K47

…………………………………………………………………………………………….

Bón lân làm tăng khả năng hình thành nốt sần cây đậu tương. Hiệu lực

của lân tùy thuộc vào giống, thời tiết và giai đoạn phát triển của cây. Đất chua
thường thiếu lân do hàm lượng Fe, AL, Mn cao. Vùng nhiệt đới thường sản xuất
đậu tương trên đất dốc, đất chua và khô hạn. Trên các loại đất này, hàm lượng
độc tố và nhôm do đất chua là các yếu tố hạn chế cơ bản cho các loại cây trồng.
Các độc tố này ảnh hưởng đến sự phát triển của rễ và đặc biệt khả năng hút lân
của cây, theo Alva A. K (1987).
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Dần (1996), trên đất bạc màu Hà Bắc bón lân
cho lạc và đậu tương đem lại hiệu quả kinh tế cao. Nghiên cứu của Nguyễn Tử
Xiêm và Thái Phiên (1998), cho biết hiệu quả của việc bón các loại phân N, P, K
cho cây trồng trên đất đồi chua được xác định là P cho hiệu quả cao nhất. P cũng
là một trong các yếu tố hạn chế đến năng suất các cây trồng cạn như sắn, lạc,
đậu tương và lúa mỳ.
Hiệu lực của K thường liên quan tới P. Năng suất đậu tương tăng khi bón
P và K riêng biệt, năng suất cao nhất khi bón kết hợp P, K. Theo Vũ Đình Chính
(1998), trên đất dốc bạc màu nghèo dinh dưỡng, bón phân cho đậu tương với
mức 90kg P 2O5/ha trên nền phân 40 kg N/ha đã làm tăng lượng nốt sần, số quả
chắc/cây và năng suất hạt. Tác giả cho biết tổ hợp phân khoáng thích hợp nhất
cho giống đậu tương xanh lơ trong điều kiện vụ hè tại Hà Bắc là: 20 kg N + 90
kg P2O5 + 90 kg K2O.
Theo tác giả Ngô Thế Dân và cs (1999), thì ở đất nghèo kali, đất cát đậu
tương phản ứng rõ rệt với phân kali, nhưng đối với các vùng trồng đậu tương tại
đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long do đất tương đối giàu lượng kali nên

hiệu quả bón phân ở vùng này thấp.
Tác giả Đỗ Thị Xô và cs (1996), nghiên cứu về phân bón cho đậu tương
trong cơ cấu 2 lúa 1 đậu tương hè trên đất bạc màu vùng Hà Bắc cho biết công
thức phân bón cho hiệu quả kinh tế cao là 8 tấn phân chuồng + 40 kg N + 60 kg
P2O5 + 40 kg K2O.
Theo Dickson (1987), đã đưa ra kết luận hàm lượng lân dễ tiêu trong đất
thấp là yếu tố quan trọng nhất gây ra năng suất thấp ở nhiều nước châu Á
15


Báo cáo thực tập tốt nghiệp



Lò Thị Diên lớp CĐ KHCT K47

…………………………………………………………………………………………….

(Dickson.T.P, Moody.W and Haydon. G. F, 1987), nhiều vùng sản xuất đậu đỗ ở
Thái Lan có hàm lượng lân dễ tiêu trong đất thấp, khi được bón bổ xung lân,
năng suất tăng lên gấp 2 lần.
Theo Nguyễn Văn Bộ (2001), ở Việt Nam trên đất phèn nếu không bón
phân lân cây chỉ hút được 40 - 50 kgN/ha, xong nếu bón đủ lân thì cây trồng có
thể hút được 120 -130 kgN/ha.
Theo tác giả Phạm Thị Ngọc Lan (2010), thử nghiệm phân lân sinh học
trên cây lạc cho thấy chế phẩm sinh học có ảnh hưởng tốt đến các chỉ tiêu chiều
cao cây, trọng lượng tươi, hàm lượng carotenoid, năng suất sinh học và năng
suất thực thu.
Phân lân hữu cơ sinh học do Noble Hilter sản xuất đầu tiên tại Đức năm
1986 và đặt tên là Nitragin. Thành phần của lân hữu cơ sinh học gồm: phân lân

nung chảy hoặc apatit hay photphorit chộn đều với phân hữu cơ bao gồm phân
chuồng hoai mục, than bùn lên men, chủng vi sinh vật có khả năng phát triển
trong môi trường có chứa canxi photphat; nhôm photphat; sắt photphat; bộ
xương, apatit, photphorit hoặc các hợp chất lân không tan khác (Phạm Văn Toản,
2005).
Trong sản xuất nông nghiệp hiện nay, nhu cầu sử dụng phân hữu cơ sinh
học ngày càng tăng. Xuất phát từ những ưu điểm vượt trội của phân hữu cơ sinh
học so với phân hóa học. Đảm bảo tăng năng suất cây trồng, không gây ô nhiễm
môi trường, tăng lượng vi sinh vật trong đất có tác dụng cải tạo đất, tăng hàm
lượng mùn trong đất, giảm các yếu tố độc hại trong đất. Góp phần tăng chất
lượng nông sản, nâng cao giá thành đầu ra.
Chế phẩm sinh học EM do giáo sư Teruo Higa, trường Đại học Tổng hợp
Ryukysu, Okinawa của Nhật Bản nghiên cứu và phát minh ra vào những năm 70
của thế kỷ 20. Teruo Higa đã nghiên cứu, phân lập, nuôi cấy, trộn lấn 5 nhóm vi
sinh vật có ích là vi khuẩn quang hợp, vi khuẩn lactic, nấm men, xạ khuẩn và
nấm sợi được tìm thấy trong tự nhiên tạo ra chế phẩm Effective Microorganisms
(EM) (Binke and teruo Higa, 2003). Các vi sinh vật trong chế phẩm EM có một
hoạt động chức năng riêng của chúng. Do đều là các vi sinh vật có lợi, cùng
16


Báo cáo thực tập tốt nghiệp



Lò Thị Diên lớp CĐ KHCT K47

…………………………………………………………………………………………….

chung sống trong một môi trường, sống cộng sinh với nhau, cùng hỗ trợ cho

nhau nên hoạt động tổng thể của chế phẩm EM tăng lên rất nhiều ( Nguyễn
Quang Thạch và ctv, 2001).
Trong sản xuất nông nghiệp, EMINA có tác dụng đối với nhiều loại cây
trồng (cây lượng thực, cây rau màu, cây ăn quả,...) ở mọi giai đoạn sinh trưởng
phát triển khác nhau. Những thử nghiệm ở tất cả các châu lục cho thấy rằng
EMINA có tác dụng kích thích sinh trưởng, làm tăng năng suất và chất lượng
cây trồng, cải tạo chất lượng đất.
2.5. Cơ sở khoa học và sử dụng dinh dƣỡng qua lá cho cây trồng
2.5.1. Cơ sở khoa học của việc sử dụng dinh dưỡng qua lá
Thông thường bộ rễ của cây làm nhiệm vụ hút nước và hút khoáng là
chính song lá cũng đóng vai trò quan trong trong việc hấp thu chất dinh dưỡng
thông qua khí khổng và các lỗ siêu nhỏ trên tầng cutin của lá nhưng cơ bản hấp
thu dinh dưỡng qua lá là quá trình hấp thu bị động. Cây trồng có tổng diện tích
bề mặt lá tiếp xúc với các chất dinh dưỡng cao gấp 8 - 10 lần diện tích tán cây
che phủ. Vì vậy, cây trồng có khả năng hấp thu chất dinh dưỡng qua lá rất cao
(đạt 90 - 95%), trong khi nếu bón qua đất cây chỉ sử dụng được 40 - 45% lượng
phân bón.
Tuy nhiên, sự hấp thu các nguyên tố khoáng dưới dạng ion từ dung dịch
gặp khó khăn hơn vì tầng cutin của lá cản trở. Tầng cutin này có thể dày, mỏng
khác nhau thay đổi theo từng loại cây cũng như tuổi của cây. Các ion khoáng có
khả năng xâm nhập qua lỗ siêu nhỏ trên tầng cutin, đường kính các lỗ này lớn
hơn 1nm và mật độ các lỗ rất cao 1010 lỗ/dm2 lá, những phân tử có kích thước
lớn như ure, chất hữu cơ ... qua lỗ siêu nhỏ này khó khăn hơn. Nhìn chung các
cation qua các lỗ nhỏ này theo gradient nồng độ hấp thu mạnh hơn các anion
(NH4+ hấp thu tốt hơn N03- , hay Mg2+, K+ > các anion).
Vì vậy, hiệu quả bón phân qua lá phụ thuộc vào đặc điểm giải phẫn lá của
từng loại cây, giai đoạn sinh trưởng và điều kiện ngoại cảnh... Để tăng khả năng
hấp thu chất dinh dưỡng phun qua lá phải tạo ra một lớp mỏng dinh dưỡng trên
bề mặt lá. Điều kiện nhiệt độ, ánh sáng... cũng ảnh hưởng đến hấp thu dinh
17



Báo cáo thực tập tốt nghiệp



Lò Thị Diên lớp CĐ KHCT K47

…………………………………………………………………………………………….

dưỡng qua lá, để hấp thu dinh dưỡng tốt cần phun vào lúc râm mát, không mưa
(Nguyễn Văn Phú, 2001). Cung cấp dinh dưỡng qua lá có hiệu quả nhanh và rõ
nhất khi cây trồng trên vùng đất nghèo dinh dưỡng, đất khô hạn không thể cung
cấp dinh dưỡng vào đất hay trong đất có hiện tượng đối kháng ion. Sự hấp thu
chất khoáng qua rễ bị hạn chế thì đây là biện pháp hỗ trợ để bổ sung dinh dưỡng
cho cây tốt nhất giúp cây sinh trưởng, phát triển tốt. Khi cây chuyển từ giai đoạn
sinh trưởng sinh dưỡng sang giai đoạn sinh trưởng sinh thực cây rất cần dinh
dưỡng song hút qua rễ rất khó khăn do bộ rễ già hóa và kém phát triển thì biện
pháp phun dinh dưỡng qua lá sẽ giải quyết được sự mất cân bằng dinh dưỡng
của cây, giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt cho năng suất, chất lượng cao.
Theo Vũ Hữu Yêm (1998), về mặt số lượng nguyên tố vi lượng cây cần không
nhiều những mỗi nguyên tố đều có vai trò xác định và không thể thay thế trong
đời sống của cây. Chúng có vai trò xúc tác, là nhóm ngoài của enzim hoặc là
chất hoạt hóa của emzim, làm thay đổi đặc tính lý hóa của chất nguyên sinh tế
bào cây và ảnh hưởng đến tốc độ, chiều hướng của phản ứng sinh hóa (Hoàng
Đức Cự và Cs ,1995). Còn theo Đường Hồng Dật (2002), đối với cây có 6
nguyên tố vi lượng được xem là thiết yếu: Fe, Zn, Mn, Cu, Bo, Mo ảnh hưởng
rất lớn đến sinh trưởng, phát triển và năng suất cây trồng.
Bên cạnh những ưu thế của việc cung cấp dinh dưỡng cho cây qua lá còn
tồn tại những hạn chế là: cung cấp lượng nhỏ chất dinh dưỡng mà chủ yếu là các

nguyên tố trung lượng và vi lượng, dung dịch sau khi phun qua lá cần tạo một
lớp màng mỏng trên mặt lá với thời gian tồn tại lâu nên khi phun phải chọn lúc
trời râm mát, dung dịch dinh dưỡng dễ bị rửa trôi khỏi lá nên hiệu quả hấp thu
phụ thuộc vào thời tiết, có thể gây cháy lá cục bộ do mất cân bằng dinh dưỡng
nên cần sử dụng đúng nồng độ khi phun qua lá. Theo Nguyễn Hạc Thúy (2001),
không nên phun phân bón lá khi cây đang ra hoa, lúc trời đang nắng sẽ làm rụng
hoa, quả và làm giảm hiệu lực của phân bón.
Sự hấp thu dinh dưỡng qua lá qua 5 bước cơ bản như sau:
Bước 1: Làm ướt bề mặt lá bằng dung dịch dinh dưỡng:
Vách ngoài của những tế bào lá được bao phủ bởi lớp cutin và một lớp
18


Báo cáo thực tập tốt nghiệp



Lò Thị Diên lớp CĐ KHCT K47

…………………………………………………………………………………………….

sáp có đặc tính chống thấm nước rất mạnh. Để hấp thu các chất dinh dưỡng dễ
dàng, ta có thể bỏ thêm các chất phụ gia để làm giảm sức căng bề mặt.
Bước 2: Sự thâm nhập xuyên qua lớp biểu bì của vách tế bào:
Sự xâm nhập của chất lỏng xuyên qua bề mặt có sức căng cao và các khí
khổng nên cần tạo các giọt nhỏ liên kết với sự bốc hơi. Khi sự bốc hơi xảy ra,
mức độ xâm nhập đạt cao nhất và sự hấp thu liên tục xảy ra với phần chất rắn
còn lại.
Bước 3: Sự xâm nhập chất dinh dưỡng vào các thành vách tế bào
(apoplast) bên trong lá cây:

Các apoplast rất quan trọng để chứa các chất dinh dưỡng trước khi chúng
được hấp thu vào bên trong từng tế bào. Các chất dinh dưỡng sẽ vào những
apoplast này sau khi xâm nhập từ bên ngoài qua lớp biểu bì lá cũng như được
hấp thu từ rễ qua các mao mạch trong thân cây.
Bước 4: Sự hấp thu chất dinh dưỡng vào bên trong tế bào:
Việc hấp thu chất dinh dưỡng khoáng từ các apoplast vào bên trong từng
tế bào lá cũng giống như sự hấp thu từ rễ và tốc độ hấp thu như sau:
- Những phân tử nhỏ nhanh hơn những phân tử lớn (urea > Fe-Chelates).
- Những phân tử không mang điện nhanh hơn các ion tĩnh điện.
- Những ion hoá trị một nhanh hơn các ion đa hoá trị.
- Độ pH của không bào (apoplast) thấp sẽ hấp thu các anion nhanh hơn.
- Độ pH của không bào (apoplast) cao sẽ hấp thu các cations nhanh hơn..
- Khả năng hấp thu của các tế bào lá cây cũng bị ảnh hưởng bởi các yếu tố
ngoại vi như độ ẩm, nhiệt độ, ánh sáng…
Khi áp dụng những chất dinh dưỡng lưu động (mobile nutrients) cho các
lá non, lá còn đang phát triển thì sự chuyển dịch xuống rễ chậm hơn, điều này
kích thích sự hấp thu dinh dưỡng từ rễ do bộ lá phát triển và quang hợp tốt hơn.
Các chất dinh dưỡng bất động (immobile nutrients) áp dụng trên cả lá già
và lá non sẽ chuyển dịch chậm xuống rễ, như vậy không gây nên sự thay đổi nào
hoặc có thể làm gia tăng lượng dinh dưỡng hấp thu từ rễ.

19


Báo cáo thực tập tốt nghiệp



Lò Thị Diên lớp CĐ KHCT K47


…………………………………………………………………………………………….

Bước 5: Sự phân bổ từng chất dinh dưỡng riêng biệt bên trong và chuyển

dịch chúng ra ngoài lá:
Sau khi phun phân bón thì tùy thuộc vào từng mô libe và tính cơ động của
hệ mao dẫn. Các chất dinh dưỡng lưu động libe (phloem mobile nutrients) như
N, P, K, Mg được phân bố vào mỗi mô mao dẫn cũng như mỗi mô libe bên
trong lá cây, và một tỷ lệ lớn các chất dinh dưỡng đã hấp thu sẽ được vận
chuyển ra khỏi lá tới các bộ phận khác của cây nơi có nhu cầu cao.
Ngược lại các chất dinh dưỡng có khả năng cơ động nhưng bị giới hạn bởi
libe (nutrients with a restricted phloem mobility) như Ca, Cu, Fe, Mn, Zn sẽ
được phân bố chính cho mỗi mô mao dẫn bên trong lá cây và không có sự
chuyển dịch đáng kể nào ra ngoài.

20


Báo cáo thực tập tốt nghiệp



Lò Thị Diên lớp CĐ KHCT K47

…………………………………………………………………………………………….

PHẦN III: VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Đối tƣợng và vật liệu nghiên cứu
3.1.1. Giống đậu tương DT84

Giống đậu tương DT84 – 9(DT84): Được chọn tạo bằng phương pháp xử
lý lột biến dòng 33 – 3(tổ hợp lai của DT84 x DT76) tác nhân Gamma –Co 60,
18Kv, tại Viện di truyền Nông Nghiệp. chiều cao cây trung bình 40 - 45cm, ít
phân cành, cây sinh trưởng khoảng thời gian sinh trưởng khoảng 90 ngày.
Hạt to, khối lượng hạt từ 160 - 165g, hạt tròn, vỏ hạt màu vàng sáng đẹp,
năng suất trung bình 13 - 15 tạ/ha. Khả năng chống chịu sâu bệnh ở mức trung
bình.
Thời vụ gieo trồng: ở đồng bằng trung du bắc bộ có thể trồng được cả 3 vụ,
nhưng hè là thích hơp nhất. vụ xuân từ 15/2 - 10/3, vụ hè từ 15/6 - 5/7 và vụ
đông từ 5 - 2/9.
3.1.2. Chế phẩm ORGAMIC
ORAGAMIC được cung cấp từ Viện sinh học nông nghiệp –Trường Đại
Học Nông Nghiệp Hà Nội.
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
Địa điểm nghiên cứu: tại Vườn Thực Nghiệm Khoa Nông Lâm - Chiềng
Mung - Mai Sơn - Sơn La
Thời gian nghiên cứu: 14/02/2013 - 28/4/ 2013
3.3. Nội dung nghiên cứu
Đánh giá ảnh hưởng của nồng độ và liều lượng chế phẩm sinh học
ORGAMIC đến sinh trưởng phát triển, năng suất và chất lượng đậu tương giống
DT84
3.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
3.4.1. Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh (RCB) gồm 4
công thức và 3 lần nhắc lại, tổng số ô thí nghiệm là 12 ô.
- Diện tích ô là 10m2 giữa các ô được ngăn cách nhau bằng dải bảo vệ
rộng 20cm, xung quanh bờ là dải bảo vệ rộng 1m.
21



Báo cáo thực tập tốt nghiệp



Lò Thị Diên lớp CĐ KHCT K47

…………………………………………………………………………………………….

- Tổng diện tích ô thí nghiệm là 10m2 x 12ô = 120m2 (không kể rãnh và

hàng dải bảo vệ)
- Công thức 1: phun nước lã (Đối chứng)
- Công thức 2: Phun chế phẩm ORGAMIC nồng độ 0,5%
- Công thức 3: Phun chế phẩm ORGAMIC nồng độ 0,75%
- Công thức 4: Phun chế phẩm ORGAMIC nồng độ 1%
Các công thức được tiến hành bố trí trên một nền chung (tính cho 1ha) là:
650kg phân hữu cơ vi sinh Sông Giang + 40kg N +100kg P 2O5 + 60kgK2O; Chế
phẩm ORGAMIC được phun vào các thời kì 3 - 4 lá, ra hoa rộ và thời kì quả
non.
Thể tích dung dịch chế phẩm tính trên ha : 300 – 600lít/lần phun tùy theo
từng giai đoạn:
+ Giai đoạn 3 - 4 lá thật 10 lít/sào Bắc bộ
+ Các giai đoạn sau: 20 lít/ sào Bắc bộ
Các chế phẩm được phun vào lúc trời mát (sáng sớm hoặc chiều tối),
không phun vào lúc mưa hoặc nắng to.
Các thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nghiên đầy đủ (RCB) với 4
công thức và 3 lần nhắc lại. diện tích mỗi ô thí nghiệm là 10m². Mật độ trồng vụ
xuân hè là 42,8 cây/m² ( khoảng cách hàng – hàng:) 35 - 40 cm, khoảng cách
cây - cây: 7 - 8cm
3.4.2.Các chỉ tiêu theo dõi

* Các chỉ tiêu về sinh trưởng, phát triển
- Chiều cao thân chính (cm): Theo dõi vào thời kì quả chắc (khoảng 80%),
mỗi ô thí nghiệm theo dõi 10 cây theo ngẫu nhiên
- Số lá trên cây(lá/cây): Đếm số lá kép mở hẳn trên cây, mỗi ô thí nghiệm
theo 10 cây vào thời kì quả chắc khoảng (80%) theo ngẫu nhiên.
- Số cành cấp I trên cây (cành trên cây): Mỗi ô thí nghiệm theo dõi 10 cây
vào thời kì quả chắc theo ngẫu nhiên.
- Diện tích lá và chỉ số diện tích lá LAI; Diện tích lá được xác định theo
phương pháp cân trực tiếp: Lấy ngẫu nhiên 5 cây ở mỗi ô. Cân toàn bộ lá, được
22


Báo cáo thực tập tốt nghiệp



Lò Thị Diên lớp CĐ KHCT K47

…………………………………………………………………………………………….

P1g. Ở mỗi cây cân 1dm² lá, tính trung bình khối lượng của 1dm² lá ở 5 cây
được P2g. Diện tích lá/cây được tính theo công thức:
S = P1/P2(dm²)
Chỉ số diện tích lá được tính theo công thức:
LAI(m² lá/m² đất) = Diện tích lá/cây(m²/cây) x mật độ (cây/m² đất)
Diện tích lá và chỉ số diện tích lá được theo dõi sau khi tác động bằng các
vật liệu thí nghiệm 7 ngày.
Chỉ số hàm lượng diệp lục (sử dụng máy SPAD)và gọi là chỉ số SPAD.
Chỉ số SPAD tỷ lệ thuận với hàm lương diệp lục trong lá.
Tích lũy chất khô(g/cây): lấy ngẫu nhiên 5 cây ở mỗi ô, rửa sạch, cho vào

tủ sấy ở nhiệt độ 1050C cho đến khi khối lượng không đổi sau đó cân khối lượng.
Tích lũy chất khô được theo dõi sau khi tác động bằng các vật liệu thí
nghiệm 7 ngày.
Hiệu suất quang hợp thuần:
NRA = P1-P2/ 1/2(S1-S2)x T

(g chất khô/m2lá/ngày đêm)

P1,P2, S1,S2 và T lần lượt là: Khối lượng chất khô trung bình(g), diện tích
lá trung bình (m2) ở lần đo thứ nhất, thứ hai và khoảng thời gian giữa lần đo thứ
nhất và lần đo thứ hai(ngày)
Khả năng hình thành nốt sần: Lấy ngẫu nhiên ở mỗi ô thí nghiệm 10 cây.
Đếm số nốt sần/cây và tỷ lệ nốt sần hữu hiệu. nốt sần hữu hiệu là số nốt sần hoạt
động có màu hồng, căng mọng.Các nốt sần vô hiệu (không hoạt động hoặc hoạt
động kém hiệu quả) lép, màu đen. Tỷ lệ nốt sần hữu hiệu được tính như sau:
Tỷ lệ nốt sần hữu hiệu(%) = N1/ N2x 100%
Trong đó N1và N2 lần lượt là tổng số nốt sần/cây và số nốt sần hữu hiệu /cây
Khả năng hình thành nốt sần được theo dõi sau khi tác động bằng các vật liệu
thí nghiệm 7 ngày.
 Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất:
- Tổng số cây thực thu/ô
- Tổng số quả trên cây
- Tỷ lệ quả chắc trên cây(%): Mỗi ô đếm số quả /5cây, tính trung bình.
23




Báo cáo thực tập tốt nghiệp


Lò Thị Diên lớp CĐ KHCT K47

…………………………………………………………………………………………….

- Tỷ lệ quả một hạt, ba hạt (5 cây/ô, tính % với số quả chắc).
- Xác định số hạt chắc/quả(5cây/ô)
Tổng hạt chắc
- Hạt chắc/quả =
Tổng quả chắc
- Khối lượng 1000 hạt(g): Lấy ba mẫu ngẫu nhiên/ô, mỗi mẫu 1000 hạt
(ẩm độ khoảng 12%) cân khối lượng, tính trung bình.
- Năng suất lý thuyết(NSLT): Được tính theo các yếu tố cấu thành năng
suất (tạ/ha)
Quả chắc/cây x hạt chắc/quả x M1000 hạt x mật độ
NSLT =
10.000
- Năng suất thực thu(NSTT)
Năng suất ô
- NSTT =
Diện tích ô
- Thu riêng từng ô, phơi khô, đập lấy hạt khô sạch, cân khối lượng từng ô,
trung bình cho mỗi công thức quy ra tạ/ha.
Hiệu quả kinh tế : Lãi thuần = Tổng thu – Tổng chi
3.5. Phƣơng pháp xử lý số liệu
Số liệu thí nghiệm một nhân tố xử lý bằng phần mềm IRRISAT và
Microsoft Excel.

24



Báo cáo thực tập tốt nghiệp



Lò Thị Diên lớp CĐ KHCT K47

…………………………………………………………………………………………….

PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Ảnh hƣởng chế phẩm ORGAMIC đến các chỉ tiêu sinh trƣởng phát
triển của giống đậu tƣơng DT84 tại xã Chiềng Mung – Mai Sơn – Sơn La
tuần 1.
Bảng 4.1. Ảnh hưởng của chế phẩm ORGAMIC đến một số chỉ tiêu sinh
trưởng của đâu tương DT84 theo dõi ở tuần 1.

Công thức

Chiều cao thân

Đƣờng kính

chính (cm)

thân cây

Số lá trên

(mm)

cây


Công thức 1

13,9

0,24

3,5

Công thức 2

14,4

0,27

3,6

Công thức 3

14,0

0,26

3,6

Công thức 4

14,5

0,28


3,7

CV%

1,8

3,6

3,3

Ghi chú:
- Công thức 1: phun nước lã (Đối chứng)
- Công thức 2: Phun chế phẩm ORGAMIC nồng độ 0,5%
- Công thức 3: Phun chế phẩm ORGAMIC nồng độ 0,75%
- Công thức 4: Phun chế phẩm ORGAMIC nồng độ 1%
Bảng số liệu cho thấy:
Chiều cao thân chính, đường kính thân cây và số lá trên cây ở các công
thức xử lý chế phẩm ORGAMIC ở tuần 1 đều cao hơn so với công thức đối
chứng . Chiều cao thân chính ở công thức 4 cao hơn công thức đối chứng là
0,6cm (công thức xử lý ORGAMIC nồng độ 1%,). Ở mức xử lý nồng độ khác
nhau các chỉ tiêu của cây cũng khác nhau nhìn chung các công thức xử lý chưa
có sự thay đổi nhiều so với công thức đối chứng.

25


×