Tải bản đầy đủ (.pdf) (54 trang)

Điều tra thành phần sâu hại, thiên địch của chúng và diễn biến mật độ dâu hại trên cây dưa chuột vụ xuân năm 2013 tại bản thẳm phường chiềng sinh thành phố sơn la

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.91 MB, 54 trang )

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp



Và A Sềnh lớp CĐ KHCT K47

.............................................................................................................................................

Phần I
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Rau là một nguồn thực phẩm không thể thiếu trong đời sống hằng ngày
của mỗi chúng ta. Trong mỗi bữa ăn của chúng ta thì rau đóng một vai trò rất
quan trọng, vì chúng cung cấp cho chúng ta một lượng lớn các chất thiết yếu như
protein, lipit, gluxit, vitamin, các chất khoáng, các chất vi lượng và nhiều chất
dinh dưỡng cho mọi hoạt động sống của chúng ta. Vì thế trong khẩu phần ăn
hàng ngày, nếu ăn đầy đủ rau xanh sẽ rất có lợi cho sức khỏe.
Một trong các loại thực phẩm được trồng phổ biến của con người, thì
không thể ta không nhắc đến cây dưa chuột.
Dưa chuột (Cucumis Sativus L), thuộc họ bầu bí (Cucubitaceae) là loại
cây rất quen thuộc và được người dân trồng rất lâu đời ở nước ta, cũng là một
trong các loại rau ăn quả của mỗi con người chúng ta .
Cây dưa chuột có giá trị sử dụng cao. Nó cho quả ăn tươi, chế biến được
nhiều món ăn ngon. Quả dưa chuột được chế biến thành nhiều mặt hàng đa dạng
(đóng lọ, thái lát, muối chua, muối mặn...) để xuất khẩu sang Đài Loan, Hồng
Kông, Nhật Bản, Singapore và một số nước Đông Âu. Như vậy, ngoài việc làm
bữa ăn hàng ngày cây dưa chuột còn đóng một vai trò rất quan trọng trong đời
sống kinh tế của người dân.
Đặc biệt, trong quả dưa chuột có chứa hàm lượng vitamin C thiên nhiên
khá cao và một số men có lợi cho kích thích tiêu hoá, rất tốt cho sức khỏe.


Ngoài nhiệm vụ làm rau ăn kèm trong các bữa ăn, dưa chuột còn có tác
dụng chữa bệnh như:
Vỏ dưa chuột là nguồn tuyệt vời của chất xơ, giúp giảm táo bón và bệnh
trĩ - những vấn đề mà nhiều thai phụ phải đối mặt.
Dưa chuột dồi dào kali, rất quan trọng trong quá trình điện phân, giúp duy
trì huyết áp ổn định trong thai kỳ.
Nước tự nhiên trong dưa chuột giúp phòng tránh nguy cơ mất nước trong
thời kỳ mang thai.
Dưa chuột còn chứa nhiều thành phần chống oxy hóa, cũng như giàu
vitamin C, A, beta-caroten, zea-xathin và lutein làm tăng miễn dịch ở phụ nữ
mang thai, giúp thai phụ tránh các bệnh nhiễm trùng.
1


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp



Và A Sềnh lớp CĐ KHCT K47

.............................................................................................................................................

Vitamin K có trong dưa chuột giúp xương của bà bầu chắc khỏe. Bên cạnh

đó, dưa chuột còn nhiều vitamin nhóm B, axit folíc, các chất khoáng như canxi,
sắt, magiê và kẽm, hỗ trợ thai phát triển tốt.
Để các loại rau ăn hàng ngày tránh được sự phá hoại của sâu hại thì các
nhà sản xuất đã sử dụng những chế phẩm thuốc bảo vệ thực vật với số lượng lớn,
liên tục gây nguy cơ phá vỡ cân bằng sinh thái, gây ô nhiễm môi trường, gây
tính chống thuốc của sâu hại và đặc biệt còn để lại dư lượng thuốc bảo vệ thực

vật trong rau. Đây là vấn đề đang cần được quan tâm một cách đặc biệt nhằm
bảo vệ môi trường và tạo nên một nền nông nghiệp sạch. Chính vì vậy hiện nay
biện pháp phòng chống dịch hại có hiệu quả và thích hợp là biện pháp phòng trừ
tổng hợp IPM. Biện pháp này ngày càng được coi trọng và là một chiến lược tốt
nhất. Muốn xây dựng và thực hiện biện pháp IPM thì trước hết chúng ta phải
hiểu biết nhất về mối quan hệ giữa cây trồng - sâu hại và thiên địch của chúng.
Do vậy, để nhằm nâng cao năng suất, sản lượng đối phó với an ninh lương thực
đồng thời nâng cao hiệu quả canh tác vượt qua thách thức và hiệu quả xã hội.
Việc bảo vệ thực vật là một trong những quá trình nghiên cứu quan trọng trong
thời đại ngày nay.
Xuất pháp từ những thực tế trên được phân công của các thầy cô giáo
trong khoa Nông lâm, dưới sự hướng dẫn của ThS. Lê Thị Thảo chúng tôi tiến
hành chuyên đề:" Điều tra thành phần sâu hại, thiên địch của chúng và diễn
biến mật độ sâu hại chính trên cây dưa chuột vụ Xuân năm 2013 tại bản
Thẳm phường Chiềng Sinh thành phố Sơn La"
1.2. Mục đích và yêu cầu
1.2.1. Mục đích
Trên cơ sở điều tra thành phần sâu hại chính trên cây dưa chuột để đề ra
biên pháp quản lý thích hợp, nhằm tạo ra sản phẩm rau an toàn phục vụ nhu cầu
tiêu dùng trong nước và xuất khẩu
1.2.2. Yêu cầu
- Điều tra thành phần sâu hại, thiên địch của chúng trên cây dưa chuột và
xác định loài gây hại chủ yếu vụ Xuân năm 2013 tại bản Thẳm - phường Chiềng
Sinh - thành phố Sơn La.
- Điều tra diễn biến mật độ sâu hại chính trên cây dưa chuột tại các địa
điểm, thời vụ trồng và giai đoạn sinh trưởng.
2


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp




Và A Sềnh lớp CĐ KHCT K47

.............................................................................................................................................

Phần II
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

2.1. Tình hình nghiên cứu ở nƣớc ngoài
2.1.1. Nghiên cứu chung trên cây dưa chuột
Dưa chuột là thực phẩm thông dụng của nhiều quốc gia, là loại rau ăn quả
được trồng rộng rãi trên thế giới như: Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ, Nhật Bản,
Hà Lan, Ấn Độ…
Nguồn gốc
Qua nhiều tài liệu cho thấy dưa chuột có nguồn gốc từ miền Tây Ấn Độ.
Cũng có ý kiến cho rằng dưa chuột có nguồn gốc ở Nam Á và được trồng trọt
khoảng 3000 năm trước. Sau đó dưa chuột được truyền bá đến một số vùng
thuộc Tây châu Á, Bắc phi và Nam Âu...
Trong thời kỳ La Mã, dưa chuột là cây trồng có giá trị và trồng dưới mái
che. Thế kỷ XIII, dưa chuột được đưa vào nước Anh. Columbus đã gieo và trồng
những cây dưa chuột ở Haiiti trong chuyến du lịch đường biển lần thứ 2 của ông
[31]. Từ thế kỷ XVI, người Tây Ba Nha đã phát hiện ra cây dưa chuột ở các
thuộc địa họ thống trị.
Với khí hậu khắc nghiệt ở nước Anh (Xứ sở của sương mù) và sự mẫn
cảm của dưa chuột với nhiệt độ, người Anh đã sáng tạo ra phương pháp trồng
dưa chuột không hạt trong nhà kính.
Đecanoole (1992) cho rằng vùng xuất xứ của dưa chuột là Tây bắc Ấn Độ,
từ đây nó được phát triển lên phía tây (Trung Quốc) và sau đó lên phía Đông

Nam Á [32].
Theo Vavilop (1926), G.Taracanov (1968) lại cho rằng khu vực miền núi
phía bắc Việt Nam giáp với Lào là nơi phát sinh cây dưa chuột hoang dại. Do
các giống dưa chuột Trung Quốc có hàng loạt các tính trạng lặn có giá trị như:
Qủa dài, tạo quả không qua thụ tinh (Hiện tượng Partenogenez), gai quả trắng
không đắng…nên Xalo cho rằng Trung Quốc là trung tâm thứ hai hình thành cây
dưa chuột [47]
Phân loại
Dưa chuột thuộc họ bầu bí Cucurbitaceae, chi Cucumis, loài Sativusl. Đã
được nhiều tác giả tiến hành phân loại.
3


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp



Và A Sềnh lớp CĐ KHCT K47

.............................................................................................................................................

Teachenko (1967) đã phân loại Cucumis Sativus L. thành 3 thứ dưa: dưa

chuột thường, dưa chuột lưỡng tính và dưa chuột hoang dại…[46].
Theo I.B Libner Nonneck (1989), Cucumis Sativus L. chỉ là một dạng
hình của dưa chuột, là cây rau thương mại quan trọng. Những cây khác cũng gọi
là dưa chuột như: : C. j lexuosus và C. melo (dưa chuột rắn); dưa chuột Ấn Độ
(Gherkin) C.anguria L; dưa chuột tròn C. prrophetarum; dưa chuột trắng Trung
Quốc Var.conmon hoặc dưa chuột sao: Sicyos angulatus [40].
Theo Raymond A.T .George (1989) dưa chuột có nhiều hình dạng và kích

cỡ phong phú. Loài trồng trọt có thể chia ra làm 4 nhóm chính [43]:
+ Dưa chuột sản xuất ngoài đồng với đặc điểm nổi bật là gai trắng hoặc
đen.
+ Dưa chuột trồng trong nhà kính như giống dưa chuột Anh, dạng hình
quả, không gai có thể sản xuất quả đơn tính.
+ Giống Sik kim nguồn gốc Ấn Độ, quả có màu hơi đỏ hoặc vàng da cam.
+ Dưa chuột quả nhỏ dùng để dầm giấm, muối chua.
Dưa chuột còn được phân loại theo cách sử dụng: cắt lát hoặc muối chua,
ăn tươi hoặc chế biến. Theo Mark J.Bestt (1986) dưa chuột dùng để muối chua
tỷ lệ chiều dài / đường kính (L/D) phải nhỏ hơn dưa chuột dùng để thái lát. L/D
qủa dưa muối chua từ 2,8-3,2. Tỷ lệ này thay đổi theo mật độ trồng [29].
Theo bảng phân loại của X.Gabaev (1932) loài Csativus được chia thành 3
loài phụ [48]:
Loài phụ Đông Á
Loài phụ Tây Á
Dưa chuột hoang dại: Ssp.Agrotis Gab, Var, Hardwickii (Royla) Alef.
Theo đặc điểm quả và vùng phân bố, các loài phụ trên chia tiếp thành 14 chi
(loài phụ Đông Á 8 chi, loài phụ Tây Á 5 chi và chi hoang dại). Bảng phân loại
này của X.Gabaev khá chi tiết nhưng không thật hoàn chỉnh, rất khó sử dụng
trong chọn giống. Trên cơ sở nghiên cứu về tiến hóa sinh thái, nhà thực vật học
A.Filov (1940) đưa ra bảng phân loại chính xác. Theo bảng phân loại này dạng
hoang dại được xếp vào một trong các loài phụ Ssp.Agrostis Gab. Còn lại các
dạng khác là trồng trọt và tập trung vào 6 loài phụ mang đặc trưng của sự phân
hóa sinh thái rõ rệt [28].

4


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp




Và A Sềnh lớp CĐ KHCT K47

.............................................................................................................................................

Nhà di truyền học Ba Lan Kubieki (1969) [38] chia C.sativus thành 3 thứ

(Varietes):
Var.Vulgaris - Dưa chuột trồng gồm 2 nhóm sinh thái địa lý, Đông và Tây
Á
Var.Hermafroius - Dưa chuột lưỡng tính
Var.Hardwikii - Dưa chuột hoang dại.
2.1.2. Nghiên cứu sâu bệnh trên cây dưa chuột
Cây dưa chuột là một loại cây thực phẩm có nhiều sâu gây hại phá hoại
khác nhau của nhiều nước trên thế giới.
Tại Florida, những côn trùng gây hại trong các loại rau quả được điều tra
và nghiên cứu kỹ càng, được xác định là rầy mềm (aphids), bọ cánh phấn
(whiteflies), nhện nhỏ (spider mites), dòi đục lá (leafminers), sâu hại cuống trái
cà chua (tomato worm), bọ trĩ (thrips)... (Hochmuth, 2010) [35].
Hiện nay nhiều Công ty trên thế giới trong việc sản xuất rau sạch, rau an
toàn theo hướng chủ đạo của hệ thống phòng trừ dịch hại tổng hợp IPM đã được
nhiều công ty trên thế giới như Green Spot (Nottingham), IPM Laboratories
(Locke), Koppert Inc. (Romulus), Sygenta Bioline (Oxnard, California) BioBest
Biological Systems... đã có quy trình công nghệ sản xuất các loài thiên địch trên
quy mô lớn và có những thành tựu trong việc ứng dụng thiên địch phòng trừ sâu
hại cây trồng (Raymond A.Cloyd, 2000) [43].
Năm 1964, Paul DeBach và Evert I. Schliner (Division of Biological
Control, University of California, Riverside, USA) xuất bản quyển sách với tiêu
đề: “Biological Control of Insect Pest and Weeds” và sau đó nó trở thành nguồn

tham khảo chính cho hoạt động cộng đồng về kiểm soát sinh học ở California và
trên thế giới [42].
Tại Châu Âu, thiên địch được sử dụng rất sớm (California, North
Carolina, Kansas, Texas...) từ năm 1970 trên các loại cây trồng (Ravensberg,
1992) [44].
Tại châu Á (1966), kiểm soát sinh học cũng đã trở thành một hệ thống căn
bản trong kiểm soát côn trùng gây hại và tiết kiệm lao động sản xuất (Mori và
Shinkaji, 1977) [39].
Tại Florida, có nhiều nhà sản xuất thiên địch để kinh doanh phục vụ cho
sản xuất rau, hoa và trái cây. Những nông dân sản xuất rau, hoa và trái cây thỉnh
5


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp



Và A Sềnh lớp CĐ KHCT K47

.............................................................................................................................................

thoảng gia tăng sự kiểm soát côn trùng gây hại bằng cách mua thiên địch ăn mồi
(predator), thiên địch ký sinh (parasitoid) để thả vào đồng ruộng. Thì người
nông dân phải tuân thủ những nguyên tắc đặc biệt và những phương pháp quản
lý hiệu quả, chỉ được sử dụng một số lượng rất nhỏ thuốc trừ sâu (Hugh
A.Smith, 2000) [36]. Để sử dụng thiên địch có hiệu quả, đầu tiên phải xác định
được côn trùng gây hại, nghiên cứu và hiểu thật kỹ đặc tính sinh học, tập tính
sinh sống và thói quen gây hại của chúng, những phương cách du nhập vào đồng
ruộng, khả năng sinh sản và khả năng gây hại trên cây trồng. Đó là những thông
tin rất quan trọng trong quản lý côn trùng gây hại và dùng thiên địch góp phần

giảm thiệt hại cho cây trồng [35].
Một cuộc khảo sát năm 1981 trên 106 nông dân sử dụng kiểm soát sinh
học trên cà chua và dưa chuột ở phía Tây Canada, cho thấy họ đã giảm 60-80%
thời gian dành cho phun thuốc trị bọ cánh phấn (whiteflies) hoặc nhện đỏ (spider
mites); sản lượng cây trồng tăng lên 23% và giảm 38% chi tiêu (Elliott, 1982;
Linda A.Gilkeson, 1984) [33].
Tại Hà Lan, kiểm soát sinh học, sử dụng thiên địch được thương mại hóa
từ năm 1982, nông dân Hà Lan đã phát triển 550 hecta trồng cà chua và 600
hecta trồng dưa chuột và được nhiều công ty sinh học như công ty Koppert ở Hà
Lan đã sản xuất hàng loạt nhện bắt mồi, ong ký sinh… cung cấp cho nông dân
thả trên đồng ruộng trồng dưa chuột mang lại hiệu quả cao trong phòng trừ nhện
đỏ, rệp muội. Các sản phẩm rau, quả rất an toàn vì người nông dân Hà Lan
không phải dùng tới bất cứ loại thuốc hóa học nào, là một thời từng là niềm mơ
ước của nhiều nhà khoa học (Gilkeson, 1984) [34].
Tại Nhật Bản, đầu năm 1970, một công ty hóa chất đã bắt đầu sản xuất
thương mại ong ký sinh để kiểm soát các loài côn trùng gây hại trên các loại cây
trồng thực phẩm. Chỉ 5 năm sau đó, khi mà nhện ăn mồi (Phytoseiulus
persimilis), một loài nhện thiên địch đã được sử dụng trên khắp thế giới để kiểm
soát nhện nhỏ gây hại thì việc sử dụng thiên địch thương mai được chấp nhận tại
Nhật (Takafuji và Amano, 2002) [45].
Tại Nhật Bản bọ phấn (GHWF) (Trialeurodes vaporariorum Westwood)
là một đối tượng gây hại nguy hiểm từ lâu, loài này làm giảm sản sản lượng, thời
gian bảo quản nông sản cũng như khả năng làm trung gian truyền bệnh virus.
GHWF gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng đối với vùng biển tây của bắc Mỹ, nơi
6


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp




Và A Sềnh lớp CĐ KHCT K47

.............................................................................................................................................

mà bọ phấn gây hại làm giảm sản lượng nhiều loại cây trồng gồm rau và trái cây
các loại đặc biệt là dâu tây. Bọ phấn gây hại làm giảm sản lượng trầm trọng
ngoài ra chúng còn truyền bệnh virus Begomovirus (Geminiviridae) mà loài bọ
phấn chính có khả năng đó là Bemisia tabaci (Gennadius). Ngoài ra, B. tabaci
còn truyền các loại virus khác với mức độ lây nhiễm thấp như Carlavirus,
Ipomovirus (Potyviridae), and Crinivirus (Closteroviridae) (William, 2004) [30].
Để hạn chế tác nhân trung gian truyền bệnh virus là ứng dụng các loại ong
ký sinh thuộc giống Encarsia và Erectmocerus. Trong đó Encarsia formosa có
hiệu quả cao trong việc làm giảm mật số của bọ cánh phấn và duy trì khả năng
kiểm soát bọ cánh phấn trong khoảng thời gian dài. Điều này đã ứng dụng hữu
ích nhằm kiểm soát bọ cánh phấn trên cà chua, dưa leo và nhiều loại cây trồng
nhà lưới, nhà kính khác (theo Hoddle và cộng sự,1998) [37].
Thế giới, nhện bắt mồi được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay là loài
Phytoseiulus Persimilis A-H cũng như nhện bắt mồi khác, p.Persmilis [41].
2. 2. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc
2.2.1. Nghiên cứu chung về cây dưa chuột
Dưa chuột, miền Nam gọi cây dưa leo có tên khoa học Cucumis Sativus L,
thuộc họ bầu bí Cucubitaceae, tên tiếng Anh Cucuber [3].
Theo PGS.TS.Tạ Thu Cúc, giáo trình cây rau của NXB Trường đại học
Nông nghiệp I Hà Nội (2000). Ở Việt Nam cây dưa chuột đã trở thành loại rau
xuất khẩu quan trọng và được trồng ở cả 3 miền: Bắc, Trung, Nam. Hàng năm
có thể gieo trồng 2 đến 3 vụ [3].
Nguồn gốc
Ở nước ta tài liệu sớm hơn cả có nhắc đến cây dưa chuột là sách "Nam
phương thỏa mộc trạng" của Kế Hàm có từ năm Thái Khang thứ 6 (285) giới

thiệu "…cây dưa chuột hoa vàng, quả dài cỡ ngang tay, ăn mát vào mùa hè…"
Mô tả kỹ hơn cả trong phần cuốn sách "Phủ biên tạp lục" (1775) Lê Qúy Đôn đã
ghi rõ tên dưa chuột và vùng trồng là từ Quảng Bình đến Hà Tuyên và Bắc Bộ.
ThS. Trần Thị Ba, bộ môn Khoa Học Cây Trồng. Khoa Nông Nghiệp &
Sinh học ứng dụng, Trường ĐHCT. Dưa leo được biết ở Ấn Độ cách đây hơn
3.000 năm, sau đó được lan truyền dọc theo hướng Tây Châu Á, Châu Phi và
miền Nam Châu Âu [2]. Dưa leo được trồng ở Trung Quốc từ thế kỹ thứ 6 và
hiện nay được trồng rộng rãi khắp nơi trên thế giới. Dưa chuột là loại rau ăn quả
7


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp



Và A Sềnh lớp CĐ KHCT K47

.............................................................................................................................................

thương mại được các nhà khoa học xác định có nguồn gốc ở Việt Nam, tồn tại ở
nước ta hàng nghìn năm nay. Trong quá trình giao lưu buôn bán nó được trồng
phổ biến sang Trung Quốc (Trần Khắc Thi) [23].
Giống dưa chuột
Theo PGS.TS. Tạ Thu Cúc) [3], sách giáo trình cây rau NXB (2000) của
Trường đại học Nông nghiệp I Hà Nội. Việc chọn tạo các giống dưa chuột cho
năng suất cao, phẩm chất tốt, thích ứng với điều kiện ngoại cảnh…là việc làm
cần thiết nhằm tạo ra những giống mới thay thế giống truyền thống. Các giống
dưa chuột ở Việt Nam là:
Giống Yên Mỹ là giống địa phương, thân mảnh nhỏ, lá màu xanh vàng,
cao 2 – 2,5m. Thời gian sinh trưởng 90 – 100 ngày. Khối lượng quả trung bình

93 – 102g, năng suất trung bình đạt 26,9 – 28,0 tấn/ha [3].
Giống Phú Thịnh là giống địa phương màu xanh nhạt, cây cao 2,28 – 2,65
m. Thời gian sinh trưởng 74 – 80 ngày, số quả trên cây 11 – 14 quả, khối lượng
quả trung bình 107 – 119,6 g. Năng suất trung bình 41,1 – 51,4 tấn/ha [3].
Giống Tam dương là giống địa phương, cây sinh trưởng trung bình. Thời
gian sinh trưởng 65 – 80 ngày. Quả 10 cm, đường kính quả 2,5 – 3cm, năng suất
đạt 15 – 20 tấn/ha. Giống này thích hợp đóng hộp [23].
Giống 266 là giống nhập Đài Loan, thích nghi vùng sinh thái Thanh Hóa.
Chiều cao 2,6 – 2,95 m, sinh trưởng khỏe. Thời gian sinh trưởng 84 -85 ngày. Số
lượng quả 17 – 19 quả/cây, khối lượng trung bình 124 – 125 g, năng suất 65 – 70
tấn/ha. Giống này Gieo trồng được cả 2 vụ xuân hè và thu đông (Đoàn Ngọc
Lân, 2004) [18]. Giống lai F1 SM 2075, cây cao, thân lá phát triển tốt, nhánh
sinh trưởng khỏe. Sau khi gieo 35 – 37 ngày thì được thu hoạch. Quả dài trung
bình 18 – 20 cm, quả tròn thon, màu xanh đẹp [3].
Giống lai F1 SM3001 cây cao, sinh trương phát triển tốt ở nhiều vụ trong
năm, bộ lá gọn. Sau khi gieo 35 – 36 ngày thì được thu hoạch. Quả dài 15 – 17
cm, quả màu xanh nhạt. Có thể bảo quản 7 -10 ngày sau khi thu hoạch [3].
Giống lai F1 Mỹ Trắng, cây nhánh phát triển tốt cho đến khi thu hoạch.
Gieo 35 – 36 ngày thì được thu hoạch. Quả dài 15 – 17 cm, tròn thon đều, quả
màu xanh có sọc hơi trắng [3]. Các giống như: Giống Sao xanh 1, giống PC1,
giống lai H1 là do các tác giả của Trường đại học Nông nghiệp I Hà Nội và các
cơ sở nghiên cứu khoa học lai tạo và nghiên cứu thêm chi tiết [10]. Cơ cấu giống
8


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp



Và A Sềnh lớp CĐ KHCT K47


.............................................................................................................................................

phục vụ cho chế biến công nghiệp, xuất khẩu của nước ta hầu như chưa có mà
thường phải nhập nội, nên giá thành cao và không chủ động trong sản xuất. Còn
các giống dùng cho ăn tươi, tiêu thụ nội địa còn thiếu và chất lượng kém. Vậy,
trong những năm gần đây để khắc phục tình trạng trên các nhà nghiên cứu về
chọn tạo giống dưa chuột ở Việt Nam đã thu được một số kết quả sau:
Các tác giả: GS.VS. Vũ Tuyên Hoàng, Đào Xuân Thắng, Trần Khắc Thi,
Đỗ Thị Dung, Đào Văn Hợi chọn lọc từ năm 1991-1994 đã tạo ra giống dưa
chuột H1. Đây là kết quả từ cặp lai HN1 x CP1572, áp dụng phương pháp chọn
dòng của Guliaev kết hợp với phương pháp thụ phấn đồng dạng của giáo sư viện sĩ. Vũ Tuyên Hoàng. Giống H1 có thời gian sinh trưởng trung bình từ 90100 ngày, năng suất đạt 26-30 tấn/ha, dạng hình sinh trưởng khỏe, khả năng
chống bệnh khá với 4 loại bệnh hại chủ yếu (sương mai, phấn trắng, héo
rũ…)[11].
Các tác giả: Trần Đình Long, Đoàn Ngọc Lân tiến hành nghiên cứu những
yếu tố ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng của dưa chuột 226 đã kết luận:
giống dưa chuột F 1 266 nhập nội từ Đài Loan thích nghi được với điều kiện đất
đai, thời tiết khí hậu vụ xuân hè và vụ đông tại các vùng chuyên màu phía bắc
Thanh Hóa, nếu thâm canh tốt sẽ cho năng suất cao. Ở điều kiện nhiệt độ dưới
120C hạt không nảy mầm và cây con bị chết 90-95%. Nhiệt độ thích hợp để cây
sinh trưởng phát triển, tỉ lệ đậu quả cao, cho năng suất và chất lượng tốt nhất là
21-290C. Nhiệt độ 320C kéo dài liên tục sẽ ảnh hưởng xấu đến năng suất của loại
dưa chuột này. Không nên trồng độc canh giống dưa chuột trong nhiều vụ mà
cần phải thường xuyên luân canh với các cây trồng khác họ để tránh mầm mống
sâu bệnh và cho năng suất cao [20].
Các tác giả ở Viện Cây lương thực và cây thực phẩm tiến hành nghiên cứu
trong điều kiện vụ xuân 1994 ở vườn dòng con lai F 1 từ tổ hợp lai DL15 x
CP1583 kết luận: giống dưa chuột Sao xanh 1 có khả năng sinh trưởng, phát
triển khỏe, chống chịu sâu bệnh tốt, thích hợp trồng cả 2 vụ xuân hè và thu đông,
giống cho năng suất cao 40 - 42 tấn/ha, có nơi đạt năng suất trên 50 tấn/ha. Quả

có dạng hình đẹp, dài 22-25 cm, đường kính quả 2,8-3,0 cm, vỏ xanh vừa, cùi
dày, giòn thơm, thích hợp cho ăn tươi, đặc biệt thích hợp cho muối mặn xuất
khẩu. Giống dưa chuột lai Sao xanh 1 góp phần bổ sung và làm phong phú cơ
cấu giống dưa chuột ở nước ta [10].
9


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp



Và A Sềnh lớp CĐ KHCT K47

.............................................................................................................................................

Các tác giả ở Viện Cây lương thực và cây thực phẩm: GS.VS. Vũ Tuyên

Hoàng, Đào Xuân Thắng, Đỗ Thị Dung, Đào Xuân Cảnh đã tiến hành nghiên
cứu và chọn tạo từ năm 1995-1998 đưa giống PC1. Đây là giống tạo ra bằng con
đường sử dụng ưu thế lai F 1 sinh trưởng, phát triển khỏe, phân nhánh tốt, chống
chịu sâu bệnh khá, thích hợp trồng cho cả 2 vụ xuân hè và thu đông. Giống cho
năng suất cao cả 2 vụ đạt 35-40 tấn/ha, quả có dạng hình đẹp, vỏ quả màu xanh
sáng, cùi dày ít hạt, quả ngắn (dài 9-12 cm) chuyên dùng cho chế biến đóng lọ
muối chua rất tốt, ngoài ra còn dùng cho ăn tươi, dưa bao tử, dầm dấm [11].
Các tác giả: Đào Xuân Cảnh, Đào Xuân Thắng, Nguyễn Tấn Hinh chọn
tạo giống dưa chuột lai PC4, giống được công nhận năm 2004. Giống PC4 được
phát triển mạnh trong sản xuất. Giống có khả năng sinh trưởng phát triển khỏe,
chống chịu sâu bệnh khá, năng suất trên 50 tấn/ha/vụ, chất lượng tốt thích hợp
cho ăn tươi và chế biến muối mặn xuất khẩu [5].
Theo Ths. Nguyễn Thị Kim Liên - Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ khoa học

và công nghệ Vĩnh Phúc cho biết: dưa chuột CN516 là giống nhập nội vào nước
ta và được phân phối độc quyền bởi công ty TNHH Chánh Nông. Đây là giống
dưa chuột có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, thời gian sinh trưởng 70 - 75
ngày, sau khi gieo khoảng 30 ngày cây bắt đầu cho thu hoạch quả. Thời gian thu
quả kéo dài 40 - 45 ngày. Chiều dài quả 20 - 25 cm, đường kính quả 3 - 3,5cm.
Thích hợp cho ăn tươi và chế biến xuất khẩu [16].
Giá trị kinh tế
Dưa chuột là cây trồng có lịch sử phát triển lâu đời, trong quá trình giao
lưu buôn bán nó được trồng phổ biến sang Trung Quốc và từ đây nó được phát
triển sang Nhật Bản, Châu Âu, Ấn Độ. Những thập kỷ của thế kỷ 20, dưa chuột
là cây rau chiếm vị trí quan trọng trong sản xuất rau thế giới và được xếp hàng
thứ 6 trong các cây rau trồng hiện nay trên thế giới cả về diện tích và sản lượng.
Theo tổ chức lương thực thế giới FAO: năm 1992 diện tích trồng dưa
chuột là 880.000 ha, đến năm 1993 là 117.800 ha tăng hơn so với năm trước là
298.000. [3]. Theo FAO (2003), diện tích dưa chuột là 2.337.888 ha, tăng gấp 2
lần so với năm 1993 [3]. Năm 2003 các nước có sản dưa chuột lớn nhất thế giới
là: Trung Quốc: 24.345.098 tấn, Thổ Nhĩ Kì: 1.879.000 tấn, Mỹ: 1.055.763 tấn,
Nhật Bản: 745.320 tấn, Hà Lan: 423.780 tấn. Châu Á là khu vực sản xuất dưa
chuột chủ yếu của thế giới, sản lượng chiếm 76 – 78% [3].
10


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp



Và A Sềnh lớp CĐ KHCT K47

.............................................................................................................................................


Diện tích trồng dưa chuột hiện nay được trồng chủ yếu ở Bắc Giang, Hải

Dương, Hưng Yên, Hải Phòng, Hà Nam, Bắc Ninh. Và một số thị trường xuất
khẩu chủ yếu như Nhật Bản, Đài Loan, Singapore...[3].
Theo số liệu tổng công ty rau quả Việt Nam, khối lượng dưa chuột được
các nhà máy thực phẩm xuất khẩu phía Bắc chế biến với 2 mặt hàng chủ yếu là
muối chua nguyên quả và chẻ nhỏ xuất khẩu sang Châu Âu (năm 1992 là 1100
tấn, năm 1993 là 2184 tấn, năm 1995 là 3159 tấn). Đặc biệt trong những năm
gần đây (2000-2005) dưa chuột chế biến, ngoài thị trường truyền thống (Nga và
Đông Âu) còn xuất sang thị trường Nhật Bản, Đài Loan, Singapore với khối
lượng lớn hàng chục nghìn tấn. Ngoài doanh nghiệp nhà nước còn có các công ty
tư nhân, liên doanh cùng tham gia xuất khẩu dưa chuột. Do vậy, trồng dưa chuột
xuất khẩu mang lại hiệu quả kinh tế cao (1 ha thu nhập 30 - 35 triệu đồng), lãi
thuần từ 10 - 15 triệu đồng. Còn trong năm 2001 của Tổng công ty Rau quả Việt
Nam, diện tích sản lượng dưa chuột toàn quốc khoảng 27.000 ha, sản lượng đạt
437.000 tấn. Năng suất dưa chuột các vùng đạt trung bình 50 – 60 tấn/ha. Còn
các sản phẩm dưa chuột được xuất khẩu vào các thị trường: Trung Quốc, Đài
Loan, Nhật Bản, Tiệp Khắc, Đức, Mỹ, Nga và Singapore…[49].
Diện tích trồng dưa chuột xuất khẩu dao động từ 40 - 45 tấn (loại quả
ngắn) và 20-22 tấn/ha (loại bao tử), sản lượng đạt 50-60 nghìn tấn quả tươi. Mặc
dù vậy giống dành cho xuất khẩu ở nước ta còn nghèo nàn, phần lớn các giống
dưa chuột chế biến phải nhập từ nước ngoài với ngoại tệ (300-400 USD/kg) [49].
Giá trị dinh dưỡng
Thực phẩm cho sức khỏe của thế giới dẫn nguồn. Dưa chuột cung cấp cho
chúng ta với một loạt các hỗ trợ sức khỏe dinh dưỡng thực vật [3].
+ Trong số các chất dinh dưỡng thực vật là chất flavonoid (apigenin,
luteolin,

quercetin


kaempferol),

lignans

(pinoresinol,

lariciresinol,



secoisolariciresinol), và triterpenes (cucurbitacins A, B, C, và D) [3].
+ Dưa chuột là một nguồn tuyệt vời chống viêm vitamin K. Họ cũng là
một nguồn rất tốt của molypden enzyme đồng yếu tố. Chúng cũng là một nguồn
tốt của các gốc tự do nhặt rác vitamin C, sức khỏe tim mạch kali và magiê,
mangan xây dựng xương, và vitamin B5 sản xuất năng lượng. Chúng cũng chứa
tăng cường sức khỏe quan trọng silica khoáng sản [3].

11


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp



Và A Sềnh lớp CĐ KHCT K47

.............................................................................................................................................

Theo bảng thành phần hóa học thức ăn Việt Nam (1972) thì thành phần


các chất trong quả dưa chuột như sau: Cứ 100g phần ăn được của quả dưa chuột
có chứa 95g H2O; 0,8g protit; 3g gluxit; 0,7g xenlulo; 0,5g tro; 16g calo; 23mg
P; 1mg Fe; 0,3 mg Caroten; 0,03mg vitamin B1; 0,04mg vitamin B2; 0,1 mg PP;
5mg C.
Dưa chuột là loại rau truyền thống được trồng lâu đời trên thế giới và trở
thành thực phẩm thông dụng của nhiều dân tộc. Là loại rau ăn quả tươi, dung để
giải khát rất tốt, dưa chuột cũng có thể dung trộn xa lát, muối chua, muối mặn
hoặc đóng hộp. Trong dưa chuột có các thành phần chủ yếu: vitamin A, axit
ascorbic, các chất khoáng K, Ca và P, ngoài ra còn có thiamin, riboflavin và
Niacin và một số chỉ tiêu khác như: hàm lượng chất khô 4 – 7%, đường tổng số
1,75 – 2,19%, vitaminC 5 – 6,25mg% [3].
Kết quả nghiên cứu được xử lý của Nguyễn Thị Hải Linh cho thấy: ở gần
cuống và trong vỏ dưa chuột, có một loại hoạt chất vị đắng, thực nghiệm cho
thấy có tác dụng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư. Trong trái dưa chuột
tươi có chứa một số propanol và alcohol, có tác dụng ức chế sự chuyển hóa các
chất đường kéo thành chất mỡ. Do đó, thường xuyên ăn dưa chuột có thể giảm
béo. Trong quả dưa chuột tươi còn chứa một số loại men (enzym) hoạt tính sinh
lý cao, có tác dụng xúc tiến quá trình trao đổi chất. Tuy nhiên thành phần hóa
học và giá trị dinh dưỡng trong quả dưa chuột là không ổn định, nó thay đổi tùy
theo điều kiện ngoại cảnh, biện pháp chăm sóc, đặc điểm của giống, thời gian
thu hoạch… Thành phần hóa học của một số giống dưa chuột đang phổ biến ở
vùng đồng bằng sông Hồng như sau: chất khô 4-7%, đường tổng số 1,75-2,19%,
vitamin C 5-6,25mg%. Giống dưa chuột Yên Mỹ có: chất khô 4,0%; đường tống
số 2,19%; vitamin C 5,25% [17].
ThS. Trần Thị Ba, bộ môn Khoa Học Cây Trồng Khoa Nông Nghiệp &
Sinh học ứng dụng, Trường ĐHCT. Dưa leo cung cấp nhiều vitamin và khoáng
chất. Trái dưa leo chứa 96% nước và 100g trái tươi cho 14 calo; 0,7 mg protein;
24 mg calcium; vitamin A 20 IU; vitamin C 12 mg; vitamin B1 0,024 mg;
vitamin B2 0,075 mg và niacin 0,3 mg [2].
2.2.2. Nghiên cứu sâu bệnh trên cây dưa chuột

Theo PGS.TS. Nguyễn Đức Khiêm, sách giáo trình côn trùng Nông
nghiệp của NXB Trường đại học Nông nghiệp I Hà Nội (2006). Dưa chuột là
12


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp



Và A Sềnh lớp CĐ KHCT K47

.............................................................................................................................................

những cây được trồng quanh năm ở nước ta và mang lại thu nhập tương đối cao
cho người nông dân. Tuy nhiên, qua thực tế cho thấy dưa chuột trong quá trình
trồng trọt thường bị hại bởi một số loài sâu, nhện hại sau: Bọ trĩ (Thrips palmi
Karny), Thrips flavus Schrrank, nhện đỏ Tetranychus cinnabarinus (Boisduval),
rệp bông (Aphis gossypii Glover), bọ phấn trắng (Trialeurodes vaporaorum
Westwood), bọ bầu vàng (Aulacophora fermralis chinensis Weisse), bọ ăn lá
Epilahna beetles, sâu đo (plusia peponis Fabrricius), ruồi đục quả (Dacus
cucurbitae Cquilett), bọ xít dài lưng đỏ…Chính những loài dịch hại này đã làm
cho người nông dân phải phun nhiều loại thuốc và phun nhiều lần trong mùa vụ
điều này đã gây ô nhiêm môi trường và tăng chi phí sản xuất [15].
Theo PGS.TS. Tạ Thu Cúc (2000). Sâu hại dưa chuột gồm có: Sâu xám,
sâu đục quả, rệp, nhện đỏ, ruồi đục quả, ruồi đục lá, bọ trĩ, bọ xít nâu. Còn các
loại sâu phá hoại nghiên trọng như: Ruồi đục lá, bọ trĩ ống, rệp, bọ dừa và ruồi
đục quả [3].
Kỹ sư: Mai Thị Bích Liên, Trần Thị Ba viết sâu gây hại dưa chuột gồm:
Bọ trĩ hay bù lạch (Thrips palmi), bọ rầy dưa (Aulacophora similis), rệp dưa, rầy
nhớt (Aphis spp.), nhện đỏ, rệp muội, ruồi đục quả hay sâu vẽ bùa (Liriomyza

spp) [19].
- Bọ trĩ gây hại: Thường tập trung gây hại nặng trên cây dưa ở giai đoạn
cây con đến khi cây ra hoa kết trái non. Bọ trĩ tập trung gây hại các bộ phận non
của cây, gây hại ở bộ phận gần gân lá, mặt dưới lá làm cho lá xoăn có mầu vàng.
+ Ở thân: Bọ trĩ tập trung ở búp non làm cho búp chậm phát triển sau đó
khô và chết.
+ Trên hoa quả non: Bọ trĩ chích hút làm rụng hoa quả, bọ trĩ còn là môi
giới truyền bệnh vi rút gây hiện tượng xoăn, chùn ngọn.
- Nhện đỏ: Có cơ thể rất nhỏ bé, màu hồng, đỏ di chuyển nhanh nhẹn, bám
nhiều ở mặt lá dưới. Nhện phát triển rất nhanh nhất là khi thời tiết khô âm u mưa
to. Nhện dùng vòi chích hút làm cho lá chuyển màu xanh bạc, xanh nâu sau đó
vàng khô và rụng lá.
- Rệp muội: Là côn trùng chích hút cơ thể nhỏ màu xanh vàng, sống thành
đám trên đọt non, lá, hoa. Rệp có 2 dạng có cánh và không có cánh. Rệp chích
hút dịch cây làm cho cây không phát triển. Nếu hại ở giai đoạn hoa, quả làm hoa
quả non bị rụng, là môi giới truyền bệnh vi rút gây bệnh khảm lá trên dưa.
13


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp



Và A Sềnh lớp CĐ KHCT K47

.............................................................................................................................................

- Ruồi đục quả: Ruồi cái dùng vòi đẻ trứng chọc thủng vỏ quả đẻ trứng

vào phần trong vỏ quả. Tại lỗ đục của ruồi nước và dịch cây chảy ra, tạo điều

kiện cho nấm bệnh xâm nhập gây thối quả. Sau vài ngày trứng nở ra dòi, dòi
chui vào thịt quả gây hại làm quả rụng thối.
Các tác giả : Chu Thị Thơm, Phạm Thị Lài, Nguyễn Văn Tó của sách
hướng dẫn phòng chống sâu bệnh hại cây thực phẩm, NXB lao động Hà Nội
(2006). Sâu xám (Agrotis Ypslou) thuộc bộ ngài ăn đêm, bộ cánh vẩy. Sâu đục
quả cà chua, dưa chuột thuộc loài Heliothis armigera H, bộ cánh phấn. Rệp
muội (Rrevicoryne brassicae L.) là loài hại lá chủ yếu. Sâu ăn tạp hay sâu xám,
sâu đất là loài đa ký chủ gây hại trên các loại rau màu, họ bầu bí, dưa chuột. Sâu
vẽ bùa (Liriomyza -sp), nông dân gọi là vẽ bùa. Là loại ruồi nhỏ, dài 1,4 mm,
màu đen bóng trên ngực có vét vàng. Nhện đỏ (Tetranychus sp), cơ thể nhỏ hơn
1 mm, hình bầu dục, nhiều lông mịn, có tám chân, miệng chích hút, di chuyển
nhanh và nhả tơ trắng mở mặt dưới lá [25].
Các nguồn tài liệu và thông tin từ các cơ quan quản lý ngành nông nghiệp
(Phòng Nông nghiệp, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Chi cục Bảo vệ
thực vật Thành phố Hồ chí Minh và một số tỉnh trong liên kết rau an toàn, 2010)
cho thấy đối tượng sâu hại phổ biến trên rau bao gồm: Sâu khoang (Spodoptera
litura), sâu xanh bướm trắng (Pieris rapae), sâu tơ (Plutella xylostella), bọ nhảy
(Phyllotreta sp), các loài rệp cây, rầy mềm, rệp muội (Aphis spp), ruồi dục lá
(Liriomyza huidobrensis), bọ cánh phấn (Whiteflies), các loài nhện nhỏ (Mites)
Bọ trĩ (Thrips). Các loài sâu hại nguy hiểm cho cây trồng như: sâu đo xanh
(Anomis flava), sâu khoang (Spodoptera litura), sâu xanh (Heliothis armigera),
sâu đục quả đậu (Maruca testulalis), sâu xanh đầu bé (Plusia chalcites), sâu cắn
gié (Leucania separata)… là đối tượng tấn công và là thức ăn của BXBM
(Nguyễn Xuân Thành, 1994) [22].
Bọ cánh phấn (whitefly) là một loài côn trùng gây hại tại châu Á. Đây là
đối tượng gây thiệt hại trên nhiều loại cây trồng do sức đề kháng cao với hầu hết
các thuốc trừ sâu, ấu trùng bọ cánh phấn sản xuất số lượng lớn các sáp trên và
xung quanh bề mặt lưng của nó, làm giảm tác dụng bám dính của thuốc. Bọ cánh
phấn phát triển qua 6 giai đoạn tính từ trứng đến trưởng thành. Trưởng thành
thường thấy trên đọt non và đẻ trứng ở mặt dưới lá. Khi các đọt non bị nhiễm vi

khuẩn, trưởng thành sẽ bay đi và quay lại mặt dưới lá để đẻ. Cả hai trưởng thành
14


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp



Và A Sềnh lớp CĐ KHCT K47

.............................................................................................................................................

và ấu trùng bọ cánh phấn đều chích hút dinh dưỡng từ cây trồng. Điều này ảnh
hưởng đến quá trình sinh lý của cây và có thể làm giảm sinh trưởng. Bọ cánh
phấn là loại côn trùng chích hút, là tác nhân lan truyền virus bệnh xoăn vàng lá
cà chua. Khả năng phòng trị là rất khó do bọ cánh phấn thường ở mặt dưới lá,
đồng thời tạo một lớp phấn bên ngoài cơ thể nên thuốc rất khó tiếp xúc mặc dù
sử dụng với liều lượng rất cao. Đây là vấn đề nan giải và mất rất nhiều công sức
và chi phí để phòng trị. Đây cũng là đối tượng được nông dân quan tâm lưu ý là
khó trị và xuất hiện phổ biến trên nhiều loại cây trồng (Ngô Thị Xuyên và
Nguyễn Văn Đĩnh, 2005) [27].
Nhìn nhận về hiệu quả thực tế của biện pháp (IPM) dùng côn trùng tiêu
diệt côn trùng được các nhà khoa học Việt Nam thừa nhận đây là biện pháp
“thiên địch” bảo vệ cây trồng được áp dụng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới,
trong đó có Trung Quốc và Hà Lan đã đem lại cho các nước này những tiến bộ
vượt bậc trong sản xuất nông nghiệp.
PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Oanh (2005) đã nghiên cứu đặc điểm sinh thái
sinh học của hai loại ong Cotesia plutellae (Kurdjumov) và Diadromus collaris
Gravenhorst ký sinh trên sâu tơ Plutella xylostella (Linnaeus) ở ngoại thành Hà
Nội [12]. Nguyễn Văn Huỳnh (2005) đã tiến hành điều tra thành phần loài, khảo

sát khả năng bắt mồi và chu kỳ sinh trưởng của dòi ăn rầy mềm thuộc họ
Syrphidae (Diptera)[9]. Trần Thị Thiên An (2007) đã nghiên cứu một số thiên
địch phòng trừ ruồi đục lá rau Liriomyza (Agromyzidae - Diptera) tại Tp. Hồ Chí
Minh [1]. Trần Tấn Việt (2007) đã nghiên cứu và du nhập thành công ong ký
sinh Asecodes hispinarum trị bọ cánh cứng hại dừa tại các tỉnh phía Nam [26].
Nguyễn Thị Chắt (2007) đã bước đầu nghiên cứu sử dụng một số thiên địch ăn
rệp sáp giả phòng trừ rệp sáp tại thành phố Hồ Chí Minh và các vùng phụ cận[4].
Tại California, năm 1970 các nhà khoa học đã dùng Ong mắt đỏ (OMĐ)
và ong vàng để phòng trừ sâu xanh Heliothis zea đạt hiệu quả từ 53-85%
(Nguyễn Thị Thùy, 2004) [21]
Các nhà khoa học nghiên cứu như PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Oanh,
GS.T.S. Nguyễn Văn Đĩnh, GS.TS. Hà Quang Hùng (2009) ở trường Đại học
Nông nghiệp I Hà Nội thực hiện nhân nuôi nhện và bọ xít bắt mồi. Qua điều tra
cho thấy, loài nhện bắt mồi (Amblyseius sp), xuất hiện rất phổ biến trên các cây
trồng bị nhện đỏ gây hại ở Việt Nam, kết quả nhân nuôi trong phòng thí nghiệm
15


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp



Và A Sềnh lớp CĐ KHCT K47

.............................................................................................................................................

và ngoài đồng ruộng đều cho thấy loài này có tỷ lệ tăng tự nhiên cao, có sức ăn
nhện hại lớn và hoàn toàn có khả năng khống chế số lượng nhện đỏ gây hại
ngoài tự nhiên. Đặc biệt, việc nhân nuôi nhện bắt mồi lại rất thuận lợi với khí
hậu miền Bắc nước ta [14].

Bọ xít bắt mồi có nhiều loài đang được một số nước trên thế giới nghiên
cứu, là thiên địch của nhiều loài côn trùng gây hại. Tại Việt Nam, nhóm các nhà
khoa học thuộc Bộ môn côn trùng, thuộc Đại học Nông nghiệp I Hà Nội cũng
tiến hành nhân nuôi bọ xít bắt mồi Orius sauteri để tiêu diệt bọ trĩ có kích thước
nhỏ gây hại trên cà tím, bầu, bí xanh, đậu đỗ, dưa chuột, khoai tây... So với cách
phun thuốc trừ sâu, việc sử dụng thiên địch dường như còn mới mẻ và lạ lẫm với
bà con nông dân ở nước ta. Trong tương lai, việc phát triển nhân nuôi các loài
nhện và bọ xít bắt mồi sẽ giúp cho giá thành sản phẩm phù hợp với túi tiền của
bà con và phải hạ thấp hơn so với chi phí mua thuốc trừ sâu, giải quyết được áp
lực ô nhiễm thuốc BVTV do sử dụng thuốc trừ sâu ngày càng nhiều, đảm bảo an
toàn cho người tiêu dùng (Báo Nông nghiệp Việt Nam, 2009) [24].
Các tác giả : Nguyễn Văn Đình, Đỗ Tấn Dũng, Hà Quang Hùng, Phạm
Văn Lầm, Phạm Bình Quyền, Ngô Thị Xuân của sách giáo trình biện pháp sinh
học bảo vệ thực vật NXB (2007) của trường Đại học nông nghiệp I Hà Nội. Bọ
xít Cyrtorhinus lividipennis là loài bắt mồi phổ biến trên đồng ruộng. Sau 24 giờ
trưởng thành cái và đực loài bọ xít mù xanh có thể ăn 20 và 10 trứng rầy nâu.
Sâu cuốn lá nhỏ bị tiêu diệt bởi các loài bắt mồi khoảng 70%. Các bọ rùa
Micraspis crocea và Harmonia octomaculata rất tích cực tiêu diệt trứng sâu, sau
24 giờ chúng tiêu diệt hơn 30% trứng sâu cuốn lá nhỏ. Các dế Metioche
vittaticollis, Anaxipha longipennis đóng vai trò quan trọng trong tiêu diệt trứng
sâu. Trung bình 24 giờ một cá thể ấu trùng dế Metioche vittaticollis, Anaxipha
longipennis có thể ăn tới 53 trứng hay 5,6 sâu non cuốn lá nhỏ. Một trưởng
thành cái hay đực có thể ăn tưng ứng là 86,6 trứng hay 9,3 sâu non (Bandong
et.al.,1986 ; Kamal, 1981 ; N.T. Loc et al., 1997 ; Oio et al., 1994). Hà Quang
Hùng (2005) xác định bọ xít bắt mồi bọ trĩ gây hại rau, dưa chuột, chúng thuộc
họ Anthocoridae, Miridae, Pentamidae. Loài bọ xít bắt mồi xuất hiện thường
xuyên có ý nghĩa trong điều kiện hòa số lượng bọ trĩ Thips Palml hại rau, dưa
chuột [7].

16



Chuyên đề thực tập tốt nghiệp



Và A Sềnh lớp CĐ KHCT K47

.............................................................................................................................................

Phần III
ĐỊA ĐIỂM THỜI GIAN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
3.1.1. Địa điểm nghiên cứu

Đề tài được thực hiện tại: Bản Thẳm - Chiềng Sinh - thành phố Sơn La và
tại Bộ môn Khoa học cây trồng - Khoa Nông lâm - Trường Cao Đẳng Sơn La
3.1.2. Thời gian nghiên cứu
Đề tài được tiến hành từ ngày 18/2 – 28/4 năm 2013
3.2. Vật liệu và dụng cụ nghiên cứu
- Vật liệu nghiên cứu
+ Cây dưa chuột
- Dụng cụ nghiên cứu
+ Vợt bắt côn trùng
+ Bông, cồn, kéo, giấy thấm
+ Sổ, bút ghi chép số liệu
3.3. Đối tƣợng nghiên cứu
Các loại sâu hại và thiên địch của chúng trên cây dưa chuột.
3.4. Nội dung nghiên cứu
- Điều tra xác định thành phần sâu hại và thiên địch của chúng trên cây

dưa chuột.
- Điều tra diễn biến mật độ do loài sâu gây hại chính trên cây dưa chuột.
3.5. Phƣơng pháp nghiên cứu
3.5.1. Phương pháp nghiên cứu ngoài đồng ruộng
* Phương pháp điều tra xác định thành phần sâu hại và thiên địch của
chúng trên cây dưa chuột
- Điều tra theo phương pháp tự do, số điểm càng nhiều càng tốt, mỗi tuần
điều tra một lần trên các ruộng dưa chuột. Thu bắt toàn bộ sâu hại và thiên địch
có trên cây điều tra.
* Phương pháp điều tra diễn biến số lượng sâu hại chính và thiên địch
của chúng trên đồng ruộng.
- Điều tra 1 tuần 1 lần. Việc điều tra diễn ra trong suốt thời gian sinh
trưởng của cây dưa chuột.

17


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp



Và A Sềnh lớp CĐ KHCT K47

.............................................................................................................................................

- Điều tra trên các ruộng đại diện cho mỗi loại cây về địa điểm, thời vụ

trồng, giai đoạn sinh trưởng.
+ Điều tra diễn biến mật độ bọ bầu vàng trên 2 thời điểm trồng dưa chuột
vụ xuân năm 2013 tại bản Thẳm – phường Chiềng Sinh – thành phố Sơn La

+ Điều tra diễn biến mật độ bọ ánh kim đen trên 2 thời điểm trồng dưa
chuột vụ xuân năm 2013 tại bản Thẳm – phường Chiềng Sinh – thành phố Sơn
La
+ Điều tra diễn biến mật độ sâu xanh trên 2 thời điểm trồng dưa chuột vụ
xuân năm 2013 tại bản Thẳm – phường Chiềng Sinh – thành phố Sơn La
+ Điều tra diễn biến mật độ bọ xít xanh trên 2 thời điểm trồng dưa chuột
vụ xuân năm 2013 tại bản Thẳm – phường Chiềng Sinh – thành phố Sơn La
- Điều tra diễn biến mật độ sâu hại chính (bọ bầu vàng, bọ ánh kim đen,
bọ xít xanh) chúng tôi tiến hành điều tra theo phương pháp của cục BVTV. Điều
tra theo 5 điểm chéo góc, mỗi điểm 1m2. Quan sát và đếm số sâu hại chính trên
cây dưa chuột.
3.5.2. Chỉ tiêu theo dõi, tính toán và xử lý số liệu
3.5.1.1 Chỉ tiêu theo dõi và tính toán
- Lập danh mục bảng thành phần sâu hại và kẻ thù tự nhiên của chúng
theo mẫu vật và mức độ phổ biến.
Tổng số điểm điều tra có sâu hay
thiên địch
Tần suất xuất hiện (%) =

x

100

2

Tổng diện tích điều tra (m )
Mức độ phổ biến được lượng hoá theo tần suất xuất hiện như như sau:
-:

Xuất hiện rất ít ( Tần suất xuất hiện < 20%)


+:

Xuất hiện rất ít ( Tần suất xuất hiện ≥ 20 - 40%)

++: Xuất hiện trung bình (Tần suất xuất hiện > 40 - 60%)
+++: Xuất hiện nhiều (Tần suất xuất hiện > 60%
Tổng số sâu bắt gặp (con)
Mật độ sâu (con/m2) =
3.5.1.2 Xử lý số liệu

Tổng diện tích điều tra (m2)
Toàn bộ số liệu được xử lý theo phương pháp thống kê thông thường

(EXCEL)
18


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp



Và A Sềnh lớp CĐ KHCT K47

.............................................................................................................................................

Phần IV
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của vùng nghiên cứu


Sơn La là tỉnh miền núi cao nằm ở phía Tây Bắc Việt Nam nay là thành
phố Sơn La, có diện tích tự nhiên 14.055 km2, (chiếm 4,27%); diện tích cả nước.
Trong đó diện tích đất nông nghiệp là 190.070 ha, (chiếm 13,52%); diện tích đất
lâm nghiệp có rừng là 331.120 ha, (chiếm 23,55%); diện tích đất chuyên dùng là
22.327 ha, (chiếm 1,53%); diện tích đất ở là 5.756 ha, (chiếm 0,39%); diện tích
đất chưa sử dụng và sông suối là 856.227 ha, (chiếm 59,02%).
Thành phố Sơn La cách thủ đô Hà Nội 320 km về phía Tây Bắc và có
250km đường biên giới với nước bạn Lào. Thành phố có 7 phường, là phường
Quyết Tâm, Quyết Thắng, Tô Hiệu, Chiềng Lề, Chiềng Sinh, Chiềng An, Chiềng
Cơi và 5 xã gồm Chiềng Cọ, Chiềng Đen, Chiềng Ngần, Chiềng Xôm, Hua La.
Trong nhiều năm qua hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp của tỉnh đã phát triển
theo chiều hướng tích cực, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế. Trong sản
xuất nông nghiệp, ngành đã góp phần giải quyết việc làm, thu hút nguồn lao
động, tiếp cận sản xuất mới, nâng cao trình độ dân trí, từng bước cải thiện được
đời sống nhân dân, góp phần xóa đói giảm nghèo, ổn định an ninh chính trị, an
ninh lương thực và bảo vệ môi trường sinh thái, đặc biệt là đảm bảo đa dạng sinh
học phục vụ nghiên cứu khoa học và phát triển kinh tế tỉnh nhà.
Về vị trí địa lý: Thành phố Sơn La nằm ở tọa độ 21015' - 21031' Bắc và
103045' - 104000' kinh độ Đông. Thành phố Sơn La giáp với các huyện xung
quanh, phía Tây và phía Bắc giáp huyện Thuận Châu, phía Đông giáp huyện
Mường La, phía Nam giáp huyện Mai Sơn. Quốc lộ 6 đi qua thành phố, nối
thành phố Sơn La với thành phố Điện Biên Phủ và thành phố Hòa Bình. Thành
phố Sơn La giáp với các tỉnh thành, phía Bắc giáp hai tỉnh Yên Bái, Lào Cai,
phía Đông giáp Hòa Bình, Phú Thọ, phía Tây giáp Lai Châu, Điện Biên, phía
Nam giáp Thanh Hóa.
Diện tích, dân số: Thành phố Sơn La rộng 324,93 km² với số dân là
91.720 người. Trong đó, thành thị là 61,98 người, nông thôn là 38,02 người với
mật độ đạt 282 người/km² (2009).

19



Chuyên đề thực tập tốt nghiệp



Và A Sềnh lớp CĐ KHCT K47

.............................................................................................................................................

Kinh tế - Xã hội - Văn hóa: Thành phố Sơn La là trung tâm hành chính,

kinh tế, văn hoá, giáo dục, y tế của cả tỉnh, có hệ thống giao thông đường bộ khá
thuận lợi tạo điều kiện cho thành phố trong việc giao lưu thông thương hàng hoá,
trao đổi thông tin kỹ thuật, tiếp thu các thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến
và khả năng thu hút vốn đầu tư của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh. Tại
thành phố Sơn La có trường Đại học Tây Bắc, bệnh viện đa khoa tỉnh. Tuy nhiên
vẫn còn một số xã ở các huyện, cơ sở hạ tầng chậm phát triển, đời sống của cộng
đồng dân cư còn gặp nhiều khó khăn, số hộ nghèo đói, lao động trong nông thôn
còn thiếu việc làm.
Địa hình: Thành phố Sơn La nằm trong vùng kaste hóa mạnh, địa hình
chia cắt phức tạp, núi đá cao xen lẫn đồi, thung lũng, lòng chảo. Diện tích đất
canh tác nhỏ hẹp, thế đất dốc dưới 250 chiếm tỷ lệ thấp. Một số khu vực có các
phiêng bãi tương đối bằng phẳng thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, tập trung ở
các xã Chiềng Ngần, Chiềng Đen, Chiềng Xôm và phường Chiềng Sinh. Độ cao
bình quân từ 700 – 800 m so với mực nước biển .
Khí hậu thủy văn: Thành phố Sơn La chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt
đới gió mùa, mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều; mùa đông khô lạnh, ít mưa.
Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 9. Lượng mưa tập trung nhiều nhất vào
tháng 7, 8, 9. Do địa hình nghiêng dốc, nên vào các tháng này thường có lũ lụt,

đất bị rửa trôi mạnh, bạc màu nhanh.
Mùa khô từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau cộng với gió Tây khô nóng gây
thiếu nước nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển kinh tế đặc biệt
sản xuất nông - lâm nghiệp gặp rất nhiều khó khăn.
Nhiệt độ không khí: Trung bình 220C. Cao nhất 370C. Thấp nhất 20C.
Độ ẩm không khí: Trung bình: 81%. Thấp nhất: 25%.
Nắng: Tổng số giờ nắng là 1885 giờ.
Mưa: Lượng mưa bình quân: 1.299 mm/năm, số ngày mưa: 137 ngày.
Lượng bốc hơi: Bình quân 800 mm/năm.
Gió theo 2 hướng gió chính: Gió mùa Đông Bắc từ tháng 10 đến tháng 2
năm sau; gió Tây Nam từ tháng 3 đến tháng 9. Từ tháng 3 đến tháng 4 còn chịu
ảnh hưởng của gió Tây (nóng và khô). Một số khu vực của thị xã còn bị ảnh
hưởng của sương muối từ tháng 12 đến tháng 1 năm sau.

20


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp



Và A Sềnh lớp CĐ KHCT K47

.............................................................................................................................................

4.2. Tình hình sản xuất dƣa chuột tại Bản Thẳm - phƣờng Chiềng Sinh - TP
Sơn La
Phường Chiềng Sinh là một xã thuộc tỉnh, thành phố Sơn La với diện tích
là 22,69 Km2 với dân số là 11.163 người và mật độ dân số đạt 492 người/Km2.
Địa giới hành chính phường Chiềng Sinh: Phía Đông giáp với Chiềng Ngần,

phía Tây giáp với Chiềng Cơi, xã Hua La, phường Quyết Tâm, phía Nam giáp
huyện Mai Sơn phía Bắc giáp xã Chiềng Mai, Chiềng Ban - Mai Sơn.
Bản Thẳm là một bản thuộc phường Chiềng Sinh thành Sơn La với diện
tích tự nhiên là 63,3 ha. Trong đó rừng 50 ha (chiếm 78.9%), ruộng là 2,7 ha
(chiếm 4.26%), nương là 8,2 ha (chiếm 12.9%), đất cộng đồng là 0.6 ha (chiếm
0.94 %), đất thổ cư là 1,8 ha (chiếm 2.84%). Số hộ dân là 75 hộ với dân số là
343 người với mật độ dân số đạt 5.41 người/Km2 (2013). Người dân ở đây
chuyên sản xuất trồng các loại cây công nghiệp như cà phê, đậu tương, lạc,.v.v.,
cây ăn quả như nhãn, đu đủ, chuối, xoài, đào, bưởi, mít,.v.v. cây lương thực như
lúa nước, ngô, sẵn. Còn về cây rau như cà chua, su hào, cải bắp, cải mèo các loại
mướp và nhiều loại cây rau khác. Ngoài các loại cây trồng trên cây dưa chuột
được người dân ở đây trồng 2 vụ/năm phổ biến nhất là vụ Xuân Hè. Ở đây cây
dưa chuột là cây truyền thống và là loại cây trồng phổ biến nhất vào mùa Xuân
với thu nhập 10 – 12.000đ/Kg và người dân ở đây không có nghề phụ chủ yếu
chỉ dựa vào nghề sản xuất nông nghiệp là chính. Đất đai ở đây rất màu mỡ và là
một thế mạnh lớn để người dân có thể phát triển nông nghiệp. Nhờ đó mà khu
vực Chiềng Sinh có nền kinh tế vững mạnh với các sản phẩm nổi tiếng này. Các
sản phẩm này mở ra cho người dân hướng sản xuất mới, nâng cao đời sống
người dân và nhu cầu xã hội loài người.
Để tìm hiểu vùng trồng rau trong bản chúng tôi tiến hành bằng phiếu điều
tra thăm dò 10 hộ dân trong vùng trồng cây dưa chuột. Kết quả điều tra được thể
hiện trong bảng 4.1.

21


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp




Và A Sềnh lớp CĐ KHCT K47

.............................................................................................................................................

Bảng 4.1. Tình hình sản xuất dƣa chuột tại Bản Thẳm - phƣờng Chiềng
Sinh – thành phố Sơn La
STT
CHỈ TIÊU
KẾT QUẢ
1

Thâm niên sản xuất

Chân đất cao

2

Thời vụ trồng

Hại vụ/năm

3

Phân bón /kg/sào/Vụ

8 – 12 kg NPK + 2 -3 Kg urê

4

Hình thức thu hoạch


Thu hái quả

5

Phương thức để giống

Mua giống (hạt) ở các chở, cửa hàng

6

Phương pháp gieo

Trồng vào hố, khóm 3 - 4 hạt / hố

7

Nơi tiêu thụ
Giá bán

8

Sâu hại chính

9

Loại thuốc BVTV

10


Hiệu lực thuốc

11

Trồng xen

- DRAGO 585 EC, DACONIL 75WP
- Phun 1 - 2 lần/vụ.
Thuốc có hiệu lực cao trong phòng trừ sâu,
bệnh hại
Cà chua, mướp đắng, ớt, hành, tỏi

12

Lên giàn

Khi cây lớn 20 – 25 ngày

13

Thuận lợi

14

Khó khăn

15

Kiến nghị


Bán ở chợ Xi Măng, chợ Noong Đúc khu vực
Chiềng Sinh – Sơn La
10 - 12.000đ/Kg
Bọ bầu vàng, sâu xanh, sâu đo xanh, ánh kim

Gần đường quốc lộ 6 và nằm giữa hai
phường chiềng Ngần và chiềng Sinh dễ vận
chuyển ra đường
Không có nguồn nước để tưới tiêu
- Để đảm bảo và chủ động cho quá trình sản
xuất phải đủ nguồn nước cho quá trình chăm
sóc của người dân
- Tìm cho người dân loaị thuốc, giống cho
quả nhanh nhiều

Qua bảng 4.1 cho thấy dưa chuột là một loại cây trồng chân đất cao, trồng
bằng hạt và phải bón lót, tưới nước trước khi trồng. Trong quá trình chăm sóc
phải tưới nước đầy đủ cho cây kết hợp với bón thúc, làm cỏ và lên giàn khi cây
có 20 – 25 ngày, ở đây họ làm giàn theo hình chữ nhật và phổ biến nhất là hình
chữ A. Để tận dụng đất đai cũng như phòng tránh sâu bệnh hại người dân cũng
trồng xen với các loại cây trồng như cà chua, mướp đắng và trồng làm dãi bảo vệ
với các loại cây như ớt, hành, tỏi, rau mùi và thay thế luôn phiên với một số cây
trồng theo mùa vụ trong năm như cải bắp, cải mèo, cà chua, mướp đắng, muớp
22


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp




Và A Sềnh lớp CĐ KHCT K47

.............................................................................................................................................

ngọt, gừng…và nhiều loại cây trồng có giá trị khác như cây lương thực. Cây dưa
chuột là một loại cây trồng thuộc họ bầu bí có rất nhiều thành phần sâu hại khác
nhau, từ khi cây mọc mầm đến khi sinh trưởng, ra hoa kết quả. Để cây dưa chuột
tránh bị bệnh và sâu hại người dân ở đây phải dùng các loại thuốc BVTV phun
trong một thời điểm nhất định là khi sâu bệnh xuất hiện (phun trước khi cây ra
hoa kết quả), phun từ 1 - 2 lần/vụ. Kết quả thu hoạch, người dân ở đây thu hoạch
dưa chuột rất nhiều lần trong vụ, cụ thể ở đây là 3 - 5 lứa quả/vụ, để bán, làm rau
ăn hàng ngày. Sau khi họ thu hái lứa quả đầu họ có thể bón phân và lấp đất, kết
hợp làm cỏ và loại bỏ lá già, lá bị bệnh đi. Tiêu thụ, bán ở những nơi tập trung
đông dân cư như chợ Xi Măng, chợ Noong Đúc với giá 10 – 12.000đ/Kg. Nhưng
bên cạnh những mặt đạt được thì trong quá trình chăm sóc như hệ thống tưới
tiêu khó khăn làm cho người dân ở đây không chủ động được theo tiến độ và
nhu câu xã hội của người dân. Kết quả thực hiện tại bảng 4.1
Qua điều tra cho thấy người dân thường dùng thuốc hóa học để bảo vệ cây
trồng, phòng trừ sâu bệnh hại. Vì người dân còn ít hiểu biết đến tác hại cũng như
hậu quả của thuốc BVTV đến sức khỏe con người. Xét cho cùng người dân vẫn
chưa có ý thức trong việc bảo vệ sức khỏe con người và toàn xã hội.
4.3. Thành phần sâu hại dƣa chuột vụ Xuân năm 2013 tại bản Thẳm –
phƣờng Chiềng Sinh – thành phố Sơn La
Cây dưa chuột là một loại cây rau ăn quả. Qua nhiều tài liệu nghiên cứu
cho thấy cây dưa chuột thuộc họ bầu bí bị hại bởi rất nhiều thành phần sâu hại
khác nhau trong suốt thời gian sinh trưởng: cây non, ra hoa, kết quả. Do vậy,
việc tìm hiểu nghiên cứu đến đối tượng sâu hại và thiên địch của chúng là một
việc làm cấp thiết nhằm đưa ngành sản xuất rau nói chung và cây dưa chuột nói
riêng ở bản Thẳm và khu vực Chiềng Sinh ngày càng phát triển và chiếm lĩnh thị
trường.

Để tìm hiểu thành phần sâu hại cây dưa chuột chúng tôi tiến hành điều tra
trong vụ Xuân năm 2013 tại bản Thẳm – phường Chiềng Sinh – thành phố Sơn
La. Kết quả được trình bày tại bảng 4.2
Qua bảng 4.2 chúng tôi thấy thành phần sâu hại dưa chuột khá phong phú
và đầy đủ của họ bầu bí, đã thu thập được 26 loài, tập trung 7 bộ, 15 họ côn
trùng. Trong đó bộ cánh cứng 6 loại (chiếm 23.08%), bộ cánh vảy 10 loại (chiếm
38.46%), bộ cánh nửa 4 loại (chiếm 15.38%), bộ cánh đều 2 loại (chiếm 7.69%),
23


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp



Và A Sềnh lớp CĐ KHCT K47

.............................................................................................................................................

bộ cánh thẳng 2 loại (chiếm 7.69%), bộ hai cánh 1 loại (chiếm 3.85%), bộ cánh
tơ 1 loại (chiếm 3.85%).
Bảng 4.2. Thành phần sâu hại cây dƣa chuột vụ Xuân năm 2013 tại bản
Thẳm – phƣờng Chiềng Sinh – thành phố Sơn La
STT

Tên Việt Nam

Tên Khoa Học

Bộ/họ


I

Bộ cánh cứng

1

Bọ bầu vàng

Aulacophora similes Oliver

Chrysomelidae

2

Ánh kim đen

Aulacophora sp

Chrysomelidae

3

Bọ ánh kim ăn lá

Galerucella griescen Joanis

Chrysomelidae

4


Ban miêu đỏ

Epicauta gorhama Mareul

Meloidae

5

Câu cấu xanh lớn

Hypomeces squamosus F

Curculionidae

6

Câu cấu xanh nhỏ

Platymycterus sieversi Deiter

Curculionidae

II

Bộ cánh vảy

7

Sâu khoang


Spodoptera liruta. Fabr

Loctuidae

8

Sâu xanh

Helicoverpaarmigera Hiibner

Loctuidae

9

Sâu xanh

Heliothis assulta Guenee

Loctuidae

10

Sâu róm nâu

Amsacta sp

Loctuidae

11


Sâu đo nâu

Trichoplusi lectura (Wallker)

Loctuidae

12

Sâu đo xanh

13

Sâu đo xanh

14

Sâu

xanh

Coleoptera

Lepidoptera

Thysanoplusia orichatcea
Fabricius
Plusiachal cites Esper
bướm Pieris rapae Linneus

Loctuidae

Loctuidae
Pyralidae

trắng

15

Sâu róm 4 gù vàng

Orgyia postica Walker

Lymaltriidae

16

Sâu cuốn lá

Omiodes indicata F

Pyradidae

III

Bộ cánh nửa

17

Bọ xít hai vai nhọn

Cletus punctiger Dallas


Coareidae

18

Bọ xít xanh

Nezara viridula (L)

Pentatomidae

19

Bọ xít đen

Scotinophora lurida Burn

Pentatomidae

20

Bọ xít dài

Leptocorisa acuta (Thunberg)

Hemiptera

24

Coareidae

Alydidae


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp



Và A Sềnh lớp CĐ KHCT K47

.............................................................................................................................................

IV

Bộ cánh đều

21

Rệp

Aphis gossypii Glover

Aphididae

22

Bọ phấn

Pmissa tapaci (Genna dlus)

Aleyrodidae


V

Bộ cánh thẳng

23

Châu chấu lúa

Oxya velox Fabr

Acrididae

24

Cào cào nhỏ

Atractomopha chinensis Boliver

Acrididae

VI

Bộ cánh tơ

25

Bọ trĩ

VII


Bộ hai cánh

26

Ruồi đục lá

Homoptera

Orthoptera

Thysanptera
Thripspalmi Karny

Thrypirae
Diptera

Liryomyza satyvae Blanchard

Agromyzidae

Theo kết quả điều tra và theo dõi bộ cánh vảy xuất hiện muộn khi cây sinh
trưởng mạnh, sau trồng 25 – 30 ngày nhưng mức gây hại của chúng mạnh nhất
so với các bộ khác, chúng hại búp, lá non, cuống hoa, quả điển hình là sâu xanh,
sâu khoang, sâu đo xanh và cả sâu cuốn lá. Tiếp đến là bộ cánh cứng xuất hiện
sớm nhất với các loài phổ biến như: Bọ bầu vàng, ánh kim đen, ánh kim ăn lá
làm ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng rồi đến bộ hai cánh là ruồi đục lá
xuất hiện sớm từ đầu đến cuối vụ, chúng ăn hại diệp lục để lại những đường đục
ngoằn nghoèo trên mặt phiến lá, còn nhóm chích hút như bọ xít, rệp chúng hút
dịch cây làm biến dạng thô giòn cây cằn cỗi ngoài ra còn một số loài sâu khác

cũng làm ảnh hưởng đến chất lượng của dưa chuột.

25


×