Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

Đánh giá hiệu quả rừng phục hồi sau nương rẫy tại bản pá kach, xã mường lạn huyện sốp cộp tỉnh sơn la

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (554.14 KB, 61 trang )

LỜI CẢM ƠN
Được sử đồng ý của BGH, Phòng Đào tạo, Khoa nông lâm, Trường Cao
đẳng Sơn La. Ngày tháng 02 Năm 2013 em đã dược về thực tập tốt nghiệp tại
địa phương, của xã Mường Lạn- Huyện Sốp Cộp, Tỉnh Sơn La.
Em xin chân thành bày tỏ lòng cảm ơn quý thầy, cô giáo khoa Nông Lâm
đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ để em hoàn thành khóa luận. Đặc biệt, là cô
giáo Nguyễn Thị Loan, người trực tiếp hướng dẫn và chỉ bảo em trong quá trình
thực hiện khóa luận.
Nhân dịp này, em xin được bày tỏ lòng cảm ơn tới cô và các cô, bác và anh,
chị trong lãnh đạo của UBND xã Mường Lạn đã tận tình giúp đỡ em trong quá
trình thu thập tư liệu cho chuyên đề:
“Đánh giá hiệu quả rừng phục hồi sau nương rẫy của bạn Pá Kach, Xã
Mường Lạn – Huyện Sốp Cộp- Tỉnh Sơn La”
Do nhiều hạn chế, của bạn thân chắc chắn khóa luận không thể tránh khỏi
những thiếu sót, em rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp bổ ích, quý báu
của các thầy,cô giáo cùng bạn bè để chuyên đề em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

Sơn La,ngày 23 tháng 04 năm 2013
Sinh Viên

Sộng A Tồng

1


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN............................................................................................... 1
MỘT SỐ KÝ HIỆU DÙNG TRONG ĐỀ TÀI .............................................. 4
CHƢƠNG I................................................................................................... 5
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................... 5


CHƢƠNG II ................................................................................................. 7
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU....................................................... 7
2.1. Trên thới giới ...................................................................................... 7
2.2. Ở Việt Nam ......................................................................................... 9
CHƢƠNG III.............................................................................................. 12
MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................ 12
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu........................................................................ 12
3.1.1. Địa điểm nghiên cứu .................................................................. 12
3.1.2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................... 12
3.1.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................... 12
3.1.4. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................ 12
3.1.5 Với số liệu tầng cây cao và cây tái sinh ........................................ 14
CHƢƠNG IV.............................................................................................. 17
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN CỦA KHU VỰC NGHIÊN CỨU ....................... 17
4.1 . Điều kiện tự nhiên ............................................................................ 17
4.1.1. vị trí địa lý................................................................................... 17
4.1.2. Địa hình ...................................................................................... 18
4.1.3 Khí hậu, thời tiết ........................................................................... 18
4.1.4. Đặc điểm thủy văn ....................................................................... 19
4.1.5. Tài nguyên ................................................................................... 19
4.1.6 Thảm thực vật, hệ động vật ........................................................... 19
4.2. Thực trạng phát triển kinh tế của khu vực xã .................................. 20
4.2.1. Trồng trọt .................................................................................... 20
4.2.2. Chăn nuôi .................................................................................... 21
4.2.3. Lâm nghiệp.................................................................................. 22
2


4.2.4. Đời sống dân sinh ........................................................................ 22
4.2.5. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng ................................................ 22

4.3. Một số đánh giá chung ...................................................................... 23
4.3.1. Thuận lợi .................................................................................... 23
4.3.2. Khó khăn .................................................................................... 23
CHƢƠNG V ............................................................................................... 26
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ......................................................................... 26
5.1. Đặc điểm sinh trƣởng và cấu trúc tầng cây gỗ lớn............................ 26
5.1.1. Đặc điểm sinh trưởng .................................................................. 26
5.1.2. Cấu trúc tổ thành tầng cây gỗ lớn ................................................ 27
5.2. Nghiên cứu đặc điểm tái sinh ............................................................ 28
5.2.1. Mật độ cây tái sinh ...................................................................... 28
5.2.2. Cấu trúc tổ thành tầng cây tái sinh .............................................. 28
5.2.2. Chất lượng cây tái sinh ................................................................ 29
5.2.3. Nguồn gốc cây tái sinh................................................................. 30
5.2.4. Nghiên cứu số cây tái sinh theo chiều cao.................................... 31
CHƢƠNG VI .............................................................................................. 33
KẾT LUẬN- TỒN TẠI- KIẾN NGHỊ ........................................................ 33
6.1. Kết luận ............................................................................................ 33
6.1.1. Tầng cây cao................................................................................ 33
6.1.2. Kết quả nghiên cứu số cây tổ thành của tầng cây cao................... 33
6.1.3 Quy Luật phân bố ......................................................................... 33
6.1.4. Tầng cây tái sinh.......................................................................... 33
6.1.5. Đề xuất một số giải pháp quản lý bảo vệ tài nguyên rừng ............. 34
6.2. Tồn tại............................................................................................... 35
6.3. Kiến nghị........................................................................................... 35
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 36
PHỤ BIỂU .................................................................................................. 37

3



MỘT SỐ KÝ HIỆU DÙNG TRONG ĐỀ TÀI
STT

Số thứ tự

D1,3

Đường kính thân cây tại vị trí 1,3m (cm)

Dt

Đường kính tán cây (m)

Hvn

Chiều cao vút ngọn (m)

Hdc

Chiều cao dưới cành (m)

N/ha

Mật độ (cây/ha)

N%

Tỷ lệ % số cây

N/D1,3


Phân bố số cây theo đường kính

N/Hvn

Phân bố số cây theo chiều cao vút ngọn

Hvn /D1,3

Tương quan chiều cao vút ngọn và đường kính ngang ngức

OTC

Ô tiêu chuẩn

ODB

Ô dạng bản

ĐT

Đông tây

NB

Nam Bắc

TB

Trung bình


Xn2

Tiêu chuẩn khi bình phương

Nopt

Mật độ tối ưu

%

Tỷ lệ phần trăm

m

Số tổ

k

Cự ly tổ

n

Dung lượng mẫu

fi

Tần số của trị quan sát

4



CHƢƠNG I
ĐẶT VẤN ĐỀ
Rừng là một tài nguyên vô cùng quý báu và rất đa dạng của nhiều dạng
thực vật sống khác nhau, từ cây gỗ đến cây cỏ cùng sống trong môi trường, là
một kho báu vô cùng quý giá cua mỗi quốc gia trong đó có Việt Nam. Vì Việt
Nam nằm trong vành đai của khí hậu nhiệt đới gió mùa, nên có một hệ thống
rừng tự nhiên rất phong phú, đa dạng cả loài và trữ lượng. Rừng là tài sản vô giá
đã tích lũy được trong cả một thời gian dài có khoảng 1000 loài thực vật, trong
đó có hơn 700 loài thực vật than gỗ thuộc khoảng 100 họ thực vật khác nhau,
gần khoảng 150 loài tre ở nước ta và hơn 100 loài thực vật đặc sản, nhiều cây
thuốc quí hiếm khác. Thực vật là một cơ sở vật chấtrất quý giá, không thể thiếu
trong công tác nghiêm cứu khoa học của ngành lâm nghiệp nước ta.
Tài nguyên rừng nước ta mới được nghiên cứu từ cuối thế kỷ XIX đến
đầu thế kỷ 20. Trong những năm đầu thế kỷ XX độ che phủ nguyên sinh khoảng
70% nhưng đến giữa thế kỷ XX độ che phủ chỉ còn 43% đến những năm 1979 1981 độ che phủ chỉ còn 24%. Vì vậy trong tình trạng đó nhiều nhà nghiên cứu
nổi tiếng công tắc tại viện nghiên cứu khoa học lâm nghiệp ở Việt Nam đã có
những công trình nghiên cứu về tài nguyên rừng tự nhiên như: Trần Ngũ
Phương.
Bước đầu nghiên cứu rừng tự nhiên miền Bắc của việt Nam, ngoài ra còn
có nhiều công trình nghiên cứu khác về lĩnh vực lâm nghiệp được thực hiện.
Rừng còn cung cấp cho con người chúng ta nhiều giá trị trong cuộc sống:
Gỗ củi than làm các loại công trình xây dựng hàng ngày con người, ngoài gỗ, tài
nguyên rừng cho chúng ta nhiều thương phẩm “làm thuốc chữa bệnh” trên thế
giới con người sủ dụng thuốc hơn 80% có nguồn gốc từ thực vật - động vật
rừng. Ngoài những dẫn chứng trên tài nguyên rừng còn được xem là “Lá phổi
xanh” của thế giới ,giúp điều hòa khí hậu làm dịu bớt nhiệt độ của luồng khí
nóng ban ngày, đồng thời duy trì độ ẩm cho đất.
Bản Pá Kạch, Xã Mường Lạn - Huyện Sốp Cộp - Tỉnh Sơn La. Xã

Mường Lạn nằm ở phía Tây Bắc của Việt Nam, cách tỉnh Sơn La khoảng 190km
5


ranh giới giáp với nước bạn (Lào) là một xã đặc biệt khó khăn, với diện tích đất
của toàn xã là: 54,85419 ha. Rừng tự nhiên của địa bàn Pá Kạch khá đa dạng và
phong phú cả loài, trữ lượng lớn hiện trạng rừng tự nhiên phục hồi sau nương
rẫy của bản pá kạch phát triển tốt có nhiều cây gỗ lớn có trữ lượng đáng kẻ, đã
góp phần đánh giá cấu trúc hiện trạng phục hồi sau nương rẫy khu vực bản.
Để hoàn thiện hơn về việc đánh giá cấu trúc rừng tự nhiên và phục hồi sau
nương rẫy của bản, em tiến hành thực hiện chuyên đề: “Đánh giá hiểu quả
rừng phục hồi sau nương rẫy tại bản Pá Kạch, Xã Mường Lạn - Huyện Sốp
Cộp - Tỉnh Sơn La”.

6


CHƢƠNG II
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Trên thới giới
Đặc điểm tái sinh rừng được nhiều nhà khoa học quan tâm đến là thế hệ
cây tái sinh có tổ thành giống hay khác biệt với tổ thành tầng cây cao.
Qua đó đã làm sáng tỏ thêm khái niêm về tái sinh rừng, tử nhiên sau khai
thác kiệt hoặc sau nương rẫy, góp phần tạo cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu
tái sinh rừng.
Ở rừng nhiệt đới số lượng loài cây trên một đơn vị diện tích rừng khá lớn,
tổ thành các loài cây khá phức tặp, nên kinh doanh các loài cây là rất khó có thể
mang lại hiểu quả kinh tế, như mong muốn. Trong thực tiễn ngành lâm sinh
người ta chỉ tập trung trú trọng vào nghiên cứu những loài cây đáp ứng được
mục tiêu kinh doanh và nhu cầu thị trường.

Các công trinh nghiên cứu về phân bố tái sinh tự nhiên ở rừng nhiệt đới, đáng
chú ý nhất là công trình nghiên cứu của P.W.Richards 1952 ở Châu Phi trên cơ
sở số liệu thu thập được; Taylor 1 954 ; Bennard 1955; Xác định cây tái sinh
trong rừng nhiệt đới thiếu hụt, rừng nhiệt đới Châu Á như: Budowski 1956; Bara
1954; Catinot 1965 lại có nhận định rằng: Dưới tán rừng nhiệt đới, nhìn chung
có đủ số lượng cây tái sinh có giá trị kinh tế cao, do vậy cần có các biện pháp kỹ
thuật lâm sinh đề ra cần thiết để bảo vệ các loài cây tái sinh sẵn có dưới tán rừng
tốt hơn.
Ngoài ra theo nhận xết của A.Obrevin 1938; Khi nghiên cứu các khu vực
rừng nhiệt đới ở Châu Phi, còn đưa ra lí luận bức khả tuần hoàn hay lí luận tái
sinh tuần hoàn.
Rất nhiều công trình nghiên cứu đã được kiểm nghiệm, phân tích sử ảnh
hưởng của các nhân tố ngoại cạnh đến tái sinh rừng tự nhiên. Trong đó nhân tố
được đề cập nhiều nhất là ánh sáng, thông qua độ tàn che của rừng, độ ẩm của
đất, các cây bụi, dây leo và thảm tươi là những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến
qua trình tái sinh rừng. Trong rừng nhiệt đới, sử thiếu hụt ánh sáng ảnh hưởng

7


đến phát triển của cây con, còn với sử nẩy mầm và phát triển của mầm non
thường không rõ, Baur 1962; Khi nghiên cứu tái sinh rừng tử nhiên.
Các nhà nghiên cứu nhận định rằng thảm cỏ và cây bụi ảnh hưởng tới các
cây tái sinh than gỗ khá lớn. Những lâm phần đã khép tán, tuy thảm cỏ có giảm
về phát triển nhưng còn cạnh tranh về dinh dưỡng vẫn ảnh hưởng dến tái sinh
rừng dưới tán rừng.
Những lâm phần đã qua khai thác, thảm cỏ có điều kiện phát triển khá
mạnh là nhân tố ảnh hưởng xấu đến tái sinh rừng. Ghent.A.W 1969; Đề nghị
thảm mục chế độ thuỷ nhiệt tầng đất mặt với tái sinh rừng tự nhiên cần phải làm
rõ.

Phương pháp điều tra cây tái sinh nhiều tác giả đã sử dụng cách lấy mẫu
OTC vuông theo hệ thống do Lowdermilk 1927; Đề nghị với diện tích Ô đo đếm
thong thường là từ 1 - 4 m2 diện tích đo đếm như vậy thuận lợi trong điều tra
những dung lượng mẫu OTC đo đếm đủ lớn mới phản ánh được hiện trạng tái
sinh. Phương pháp điều tra theo dải hẹp cũng được sử dụng với các Ô đo đếm có
diện tích từ 10 - 100m2, phương pháp này trong điều tra cây tái sinh sễ khó xác
định quy luật phân bố lớp cây tái sịnh trên bền mặt đất rừng.
Để giảm sai số Banrard 1950 đã đề nghị một phương pháp “điều tra
chuẩn đoán” mà theo đó Ô đo đếm có thể thây đổi theo từng giai đoạn phát
triển của cây tái sinh ở các trạng thái rừng tử nhiên khác nhau.
Các công trình nghiên cứu được trích dẫn trên đây đã phần nào làm sáng
tỏ đặc điểm tái sinh rừng tự nhiên ởcác khu vực nhiệt đới từ đó là những cơ sở
để xây dựng các phương thức tái sinh rừng tử nhiên.
Trong công việc nghiên cứu, đánh giá, điều tra cây tái sinh cần lựa chọn
những phương pháp phù hợp với đối tượng nghiên cứu, cần phân chia các giai
đoạn tái sinh và các nhân tố ảnh hưởng đến cây tái sinh tử nhiên.
Trong những điều kiện nhất định, cần xác định đối tưởng và giới hạn
nghiên cứu cho từng loại hình dạng của rừng cụ thể.

8


2.2. Ở Việt Nam
Đã có nhiều nhà khoa học nổi tiếng nghiên cứu về tái sinh rừng tự nhiên,
cấu trúc của rừng tự nhiên ở nước ta như: Trần Ngũ Phương “Bước đầu nghiên
cứu rừng tự nhiên của miền Bắc Việt Nam” tái sinh dưới tán rừng trồng và tự
nhiên ở nước ta, là kết quả nghiên cứu về tái sinh thường được đề cập trong các
công trình nghiên cứu về thảm thực vật, trong các báo cáo khoa học và một phần
được công bố trong các tập chí.
Ở miền Bắc nước ta từ 1962 - 1969 viện điều tra quy hoạch rừng đã điều

tra tình hình tái sinh tự nhiên theo các “loại hình thực vật ưu thế” rừng thứ sinh
ở Yên Bái 1965; Hà Tĩnh 1966; Quảng Bình 1969; và Lạng Sơn 1969. Đáng chú
ý là công trình điều tra tái sinh tự nhiên ở vùng Sông Hiếu(1962-1964) bằng
phương pháp đo đếm điển hình .
Kết quả điều tra đã được Vũ Đình Huề 1975; Tổng kết trong báo cáo khoa
học “khái quát về tình hình tái sinh tự nhiên miền Bắc Việt Nam”. Theo báo
cáo đó tái sinh tự nhiên ở rừng tự nhiên miền Bắc của nước ta cũng mang lại
những đặc điểm tái sinh tự nhiên rừng nhiệt đới, cụ thể ở rừng nguyên sinh tổ
thành các loại cây tái sinh tương tự tầng cây gỗ dưới tán rừng thứ sinh, tồn tại
nhiều loài cây gỗ mềm kếm, chất lượng, giá trị kinh tế thấp. Hiện tượng tái sinh
theo đám được thể hiện rõ nết tạo sử phân bố số cây không đồng đều trên mặt
đất rừng.
Từ kết quả đó, tác giả xây dựng biểu đánh giá tái sinh rừng cây lá rộng
của miền Bắc nước ta.
Khi nghiên cứu về thảm thực vật rừng Việt Nam, Thái văn Trừng 1978;
Đã nhấn mạnh tới ý nghĩa của điều kiện ngoại cạnh đến các giai đoạn phát triển
cây tái sinh tự nhiên. Theo tác giả ánh sáng là nhân tố khống chế và điều khiểm
quá trình tái sinh tự nhiên cả rừng nguyên sinh và lẫn rừng thứ sinh.
Trần Ngũ Phương 1970; Khi nghiên cứu về kiểu rừng nhiệt đới gió mùa,
mưa nhiều hơn nên cây lá rộng thường xanh, đã có nhận xết “Rừng tự nhiên
dưới tác động của con người khai thác hoặc làm nương rẫy, lặp lại nhiều lần thì
kết quả cuối cùng hình thành đất trống đòi núi trọc. Nếu chúng ta để lại thảm
9


thực vật hoang dã tự nó phát triển lại thì sau một thời gian dài trảng cây bui,
trảng cỏ chuyển dần lên những dạng thực bì cao hơn thông qua, quá trình tái
sinh tự nhiên và cuối cùng rừng có thể phục hồi dưới dạng gần giống trạng thái
rừng tự nhiên ban đầu”
Ảnh hưởng của các biện pháp kỹ thuật lâm sinh tới tái sinh rừng tự nhiên

của quần xã thực vật còn được một số tác giả nghiên cứu như: Phùng Ngọc Lan
1984; Hoàng Kim Ngũ 1984; Nguễn Duy Chuyên 1985…
Công trình nghiên cứu của Nguyễn Văn Trương 1983; Đã được đề cập
đến mối liên hệ giữa cấu trúc rừng và tái sinh rừng tự nhiên trong rừng hỗn loài.
Hiện tượng tái sinh lỗ trống ở các rừng thứ sinh, vùng Hương Sơn - Hà
Tĩnh đã được Phạm Đình Tam 1987; Làm sáng tỏ. Theo tác giả, số lượng cây
tái sinh xuất hiện khá nhiều dưới các lỗ trống khác nhau. Lỗ trống càng lớn
lượng cây tái sinh càng nhiều và hơn hẳn những nơi kín tán.
Từ đó tác giả đề xuất áp dụng phương thức khai thác chọn, tái sinh tử
nhiên.
Khi nghiên cứu về rừng tái sinh tự nhiên, chặt chọn ở lâm trường Hương
Sơn - Hà Tĩnh, Trần Xuân Thiệp 1995; Đã định lượng các cây tái sinh tự nhiên
trong các trạng thái rừng khác nhau. Để đảm bảo độ tái sinh của vốn rừng ở ngả
đồi cần giữ trữ lượng ở mức tối thiệu từ 170 - 200m3/ha (trạng thái rừng IIIa3).
Tác giả còn thống kê các cây tái sinh theo 6 cấp chiều cao, trong đó cây tái sinh
có triển vọng là những cây có chiều cao > 1,5m, khi nghiêm cứu tái sinh tự
nhiên sau khai thác chọn tại lâm trường Hương Sơn -Hà Tĩnh, Trần Cẩm Tú
1998; Cho rằng: Áp dụng phương thức xúc tiến tái sinh tự nhiên có thể đảm bảo
khôi phục vốn rừng, đáp ứng mục tiêu quản lý, sử dụng tài nguyên rừng bền
vững, tuy nhiên các giải pháp kỹ thuật lâm sinh tác động điều phải có tác dụng
thúc đẩy cây tái sinh mục đích sinh trưởng và phát triển tốt, khai thác phải đồng
nghĩa với tái sinh, phân bố đều trên toàn diện tích.
Để cải thiện tổ thành rừng, loại bỏ các loại cây có giá trị kinh tế thấp, trữ
lượng xấu cần thực hiện các giải pháp kỹ thuật lâm sinh (chặt mở tán, phát dây
leo cây bụi …) trước khi khai thác và dọn vệ sinh rừng ngay sau khi khai thác.
10


Nguyễn Minh Đức (1998) đã nghiên cứu đặc điểm một số nhân tố sinh
thái dưới tán rừng và ảnh hưởng của chúng đến tái sinh loài Lim xanh tại Vườn

quốc gia Bến En - Thanh Hóa theo tác giả việc tác động vào lớp cây tái sinh nói
chung, cây tái sinh Lim xanh nói riêng phải dựa vào mối quan hệ giữa cường độ
ánh sáng và độ ẩm dưới tán rừng thông qua việc điều chỉnh độ tàn che. Từ đó,
tác giả đề xuất biện pháp nuôi dưỡng và xúc tiến tái sinh loài Lim xanh.
Bùi Văn Chúc (1996) đã nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng phòng hộ đầu
nguồn tại lâm trường Sông Đà ở các trạng thái rừng tự nhiên II A, IIIA1 và rừng
trồng, tác giả cũng đề cập đến tái sinh nhưng mới chỉ xác định tổ thành, mật độ.
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu về tái sinh trên đây mới chỉ đề cập
đến một số nghiên cứu liên quan đến đề tài. Nhưng vấn đề này gần đây được
nhiều tác giả quan tâm hơn. Xu hướng nghiên cứu cũng chuyển dần từ định tính
sang định lượng, từ nghiên cứu lý thuyết sang ứng dụng thực tiễn.
Những nghiên cứu của đề tài này sẽ góp phần vào việc xác định cơ sở lý
luận cho các tác động lâm sinh, từ đó đưa ra những đề xuất cụ thể nhằm xúc tiến
tái sinh tự nhiên, nuôi dưỡng rừng, đáp ứng mục tiêu kinh doanh, nâng cao năng
lực và chất lượng phòng hộ của rừng, bảo vệ môi trường sinh thái trong khu vực
và các vùng lâm cận.

11


CHƢƠNG III
MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Rừng phục hồi sau nương rẫy.
3.1.1. Địa điểm nghiên cứu
Tại bản Pá Kạch, xã Mường Lạn, Sốp Cộp, Sơn La
3.1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá trạng thái rừng phục hồi sau nương rẫy, tại bản Pá Kạch, xã
Mường Lạn, từ đó đưa ra đề xuất quản lý, bảo vệ rừng, xúc tiến tái sinh rừng tự
nhiên sau nương rẫy của khu vực bản Pá Kạch - Mường Lạn.

3.1.3. Nội dung nghiên cứu
+ Nghiên cứu hiện trạng và phân bố tài nguyên rừng trong khu vực nghiên
cứu.
+ Nghiên cứu các chỉ tiêu sinh trưởng và cấu trúc tầng cây gỗ lớn
+ Nghiên cứu đặc điểm cây tái sinh rừng tự nhiên sau nương rẫy.
+ Đề xuất một số biện pháp quản lý rừng tại xã.
3.1.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
* Phương pháp thu thập số liệu
+ Kế thừa số liệu, điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội và các vấn đề liên
quan tới rừng tại bản Pá Kạch, xã Mường Lạn.
* Phương pháp điều tra
- Lập 6 OTC rải rác phân bố trên diện tích khu điều tra
SOTC = 1000 m2 tại các khu vực rừng tái sinh tự nhiên của khu vực
nghiên cứu ( 1000 m2 = 20 x 50 m).
* Điều tra các chỉ tiêu sau
- Tầng cây cao: D1.3, Hvn, Hdc.
+ Trong OTC điển hình ta tiến hành điều tra đo đếm toàn bộ các cá thể
cây tái sinh tự nhiên sau nương rẫy có đường kính từ 6 cm trở lên và đếm các
chỉ tiêu sau: đường kính tại vị trí 1,3 m ( D1.3, chiều cao Hvn, Hdc ).

12


+ Để đo đường kính vị trí D1.3 chúng ta tiến hành đo trực tiếp bằng thước
kẹp kính.
+ Đo đường kính dưới tán bằng thước dây.
Hai chỉ tiêu Hvn, Hdc chúng ta dùng phương pháp mục trắc thông qua
việc đo chính xác một số cây bằng sào đo cao, kết quả được ghi vào biểu 01 sau:
Biểu 01: Điều tra tổ thành cây cao.
Số hiệu OTC……..


Hướng phơi…….

Vị trí………..

Tuổi cây…….

Độ dốc……….

Ngày điều tra………

Trạng thái rừng……….

ST

STên loài
cây

Người điều tra………

D1.3
Đ
N
ĐT NB TB

T
Hvn

DT
Phẩm

H
H
Đ
N
T chất
Hdc
ĐT NB TB A,B,C

1
2
3
4
Để xác định trạng thái rừng chúng ta dựa vào tiêu chuẩn phân loại của
Loatchaus (1963) tiêu chuẩn phân loại như sau:
* Kiểu I: trảng cỏ và cây bụi, có thể đã xuất hiện một số loại cây tái sinh.
Ia: trảng cỏ
Ib: trảng cây bụi
Ic: trảng cỏ và cây bụi đã xuất hiện một số loại tái sinh.
* Kiểu II: Rừng thứ sinh phục hồi đang tiếp tục phát triển.
IIa : cây còn non

D1.3 < 10 cm

IIb : cây còn non

D1.3 ( Tb = < 10 cm)

* Kiểu III: Rừng đã bị tác động ở nhiều mức độ khác nhau kết cấu rừng đã bị
phá vỡ và khả năng cung cấp ít nhiều bị hạn chế.
IIIa : tổng (S) ngang < 21 m3/ha.


13


IIIa1: Rừng nghèo kiệt kết cấu bị phá vỡ hoàn toàn độ tàn che < 0,3 ,
tầng trên còn một số cây kém chất lượng, phẩm chất xấu. nhiều dây leo.
IIIa2: Rừng có thời gian phục hồi nên hình thành 1 tầng cây tương tự
lại > rừng có 2 tầng ngang D1.3 >= 40 cm.
IIIb: Rừng có trữ lượng tương đối khá lớn, nhiều cây có đường kính >
40 cm. Rừng có 2 tầng hoặc nhiều tầng, độ che phủ > 0,7 tổng diện tích ngang
D1.3 >= 40cm từ 25m2/ha.
* Điều tra tầng cây tái sinh:
+ Trong OTC điển hình tạm thời chúng ta tiến hành lập các ô dạng bảng
(ODB) diện tích mỗi ODB là 4m2 (2 x 2). Tổng diện tích của các ODB chiếm
khoảng 10% diện tích mỗi OTC. Như vậy tổng số ODB trong 1 OTC là 25 ô.
Trong đó các ODB trong các OTC tiến hành điều tra đo đếm các cây tái sinh có
đường kính D1.3 < 6 cm ghi vào biểu 02 sau:
Biểu 02: Điều tra cây tái sinh.

ST

Số hiệu OTC……..

Hướng phơi…….

Vị trí………

Tuổi cây…….

Độ dốc……….


Ngày điều tra………

Trạng thái rừng……….

Người điều tra………

Tên
loài
cây

Nguồn tái
sinh

Hvn (m)
<0,5 0,5-1

11,5

>1,
5

Chồi Hạt

1
2
3
3.1.5 Với số liệu tầng cây cao và cây tái sinh
* Sử dụng phần mềm ứng dụng: Word, Excel
* Ứng dụng thống kê toán học trong lâm nghiệp.


14

Chất lƣợng
Tốt

TB

Xấu

Ghi
chú


- Tính mật độ: N= nxSotc
1000

Trong đó:

N là số cây.
n là số cây trong OTC.

* Tỷ lệ phần trăm cây tái sinh theo phân cấp chất lượng.
Tỷ lệ % (T,TB,X) =

n(T , TB, X ).100
N

n là tổng số cây (Tốt,TB, Xấu).
N là tổng số cây trong

* Tỉ lệ phần trăm về nguòn gốc cây tái sinh.
Tỉ lệ % (Chồi, hạt) =

n.100
N

n là số cây tái sinh, chồi, hạt
N là tổng số cây tái sinh
Ứng dụng phần mềm thống kê kế toán học trong lâm nghiệp trên máy tính
bằng Excel cho phép loại bỏ những chỉ số đặc thù có thể sai khi quan sát số liệu.
Tiến hành chia tổ ghép nhóm các trị số quan sát theo công thức
m=5.log(n)
k=(Xmax-Xmin)/m
Trong đó:
m : Là số tổ được chia
n : Dung lượng mẫu quan sát
k: Cự ly tổ
Xmax, Xmin là trị số quan sát lớn nhất và bé nhất trong dãy quan sát
Bảng tính các đặc trƣng mẫu
Xi

fi

Xi fi


15

Xi 2fi



Xi: Cỡ D1.3; Hvn; HDC; DT
fi: Tần suất thực nghiệm
Tính các đặc trưng mẫu.
X= 1

n

 fi, Xi

Trong đó: Xi: trị số giữa tổ
fi : tần số tương ứng với mỗi tổ.
n

- Trung bình mẫu: xi  1  fi . xi với n: số cây
n

- Phương sai: S 2 

i 1

( fi.xi) 2
O2 x
với O2 x   fi.xi 2 
n
n 1

- Sai tiêu chuẩn: S  S 2
S
xi


- Hệ số biến động: S %  .100
- Sai số tuyệt đối:   1,96
- Sai số tương đối: % 

s
n


.100
xi

16


CHƢƠNG IV
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN CỦA KHU VỰC NGHIÊN CỨU
4.1 . Điều kiện tự nhiên
4.1.1. vị trí địa lý
- Mường Lạn Là một xã biên giới,ở phía Tây Nam của huyện Sốp Cộp với
Toạ độ địa lý: “Từ 20 0 39/ 15// đến 20 0 52/ 20// vĩ độ Bắc
Từ 103 0 35/ 10// đến 103 0 42/ 10// kinh độ đông”.
+ Phía Bắc một nửa giáp với xã Mường Và, một nửa giáp với xã Mường
Cai( huyện Sông Mã)
+ Phía Đông giáp một nửa giáp với xã Mường Cai( huyện Sông Mã), một
nửa giáp với đường biên giới Việt – Lào
+ Phía Nam giáp đường biên giới Việt- Lào.
+ Phía Tây giáp với xã Mường Và.
+ Nên có tổng diện tích tự nhiên 25.199ha,vị trí địa lý đặc biệt khó khăn,
nằm xa các trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội của huyện. Với đường biên giới

dài 50,8 km, giáp với huyện Mường Ét( tỉnh Sầm Nưa- Lào), 4 mốc trên đường
biên là D4, D5, D6 và D7, đã tạo cho Mường Lạn có một vị trí chiến lược về an
ninh quốc phòng. Việc phát triển kinh tế xã hội của xã phải được gắn chặt với an
ninh quốc phòng, an toàn biên giới và hợp tác hữu nghị với nước bạn Lào. Và là
xã có người dân cư trú ở vùng biên giới chủ yếu là người Hmông.
+ Là một xã vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới đặc biệt khó khăn của tỉnh
Sơn La. Có diện tích tiếp giáp dài với nước bạn Lào nên được xác định là địa
bàn có vị trí quan trọng đặc biệt về quốc phòng, an ninh.
+Toàn xã Mường Lạn có 16 bản, và 2 cụm dân cư bao gồm các bản như:
Xã Mường Lạn, Bản Pá Kạch, Bản Nà Vạc, Bản Nà Khi, Bản Nà Ản, Huổi Pá,
Bản Cang Cói, Bản Phiêng Pen, Bản Huổi Lè, Bản Pu Hao, Bản Huổi Men, Bản
Cống, Bản Noong Phu, Bản Nậm Lạn, Bản Co Muôn, Bản Khá,và 2 cụm dân cư
Huổi Khi, Co Hạ.
17


+ Tổng số hộ là 1.551 hộ; 16 bản, 02 Cụm dân cư, tổng dân số toàn xã:
8.152 người, với 07 dân tộc anh em cùng sinh sống. Trong đó, dân tộc Thái: 475
hộ/2.082 khẩu = 30,6% số hộ; dân tộc Lào: 460 hộ/2.146 khẩu = 29,7% số hộ;
dân tộc Mường: 13 hộ/50 khẩu = 0,8% số hộ; dân tộc Kinh: 11 hộ/22 khẩu =
0,7% số hộ; dân tộc Mông: 467 hộ/3.188 khẩu = 30,0% số hộ; dân tộc Tày: 03
hộ/14 khẩu = 0,2% số hộ; dân tộc Khơ mú: 122 hộ/643 khẩu = 8,0% số hộ.
4.1.2. Địa hình
Mường Lạn có một địa hình khá phức tạp, chia cắt mạnh, nhiều dãy núi cao
nằm ở bản Pá Kạch, Mường Lạn, Nông phụ, Nậm Lạn, Nà Vạc, Vùng núi thấp ỏ
phần cuối của xã Mường Lạn, Phiêng Pen, Bản Cống, Huổi Men, Bản Khá, Nà
Khi, Nà Ản Cang Cói. Các dãy núi đều đứt gẫy theo hướng Tây Bắc – Đông
Nam tạo nên các hướng chảy của các con suối lớn trong vùng.
Hệ thống các con suối có độ dốc lớn tạo cho vùng này có nguồn nước
tương đối đa dạng thích hợp cho việc phát triển nông - lâm nghiệp, nhất trồng

lúa nước.
4.1.3 Khí hậu, thời tiết
Khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của gió Lào và do
nằm sâu trong khu vực nên cũng ảnh hưởng mạnh về mưa bão vào mùa hè. Chế
độ gió mùa có độ tương phản rõ rệt, gió mùa Tây Nam kéo dài từ tháng 5 đến
tháng 10, mùa hè trùng với gió mùa Đông Nam, thời tiết nóng ẩm nhiều. Mùa
Đông trùng với mùa Đông Bắc kéo dài từ tháng 11 đế tháng 3 năm sau, thời tiết
lạnh, khô và mưa ít.
Diễn biến thời tiết và khí hậu có những đặc trưng chính sau đây:
22,70c

+Nhiệt độ trung bình trong năm

:

+Nhiệt độ cao trung bình trong năm

: 29,20c

+Nhiệt độ thấp trung bình trong năm :

18,70c

Các tháng 11, 12, 1 và 2 nhiệ độ xuống rất thấp ảnh hưởng mạnh đến việc
phát triển và sinh trưởng của cây trồng.
18


Lượng mưa trung bình hàng năm 1.087mm/ năm, thấp nhất là 385
mm/năm, phân bố không đồng đều trong năm, thường tập trung vào mùa hè và

mùa thu, lượng mưa các tháng chiếm 85-90% lượng mưa cả năm, mưa lớn vào
các tháng 6, 7 và 8 ( Lượng mưa đều trên 200 mm/ tháng). Ngược lại, mùa ít
mưa từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau ( thường mưa thấp 20 mm/ tháng).
4.1.4. Đặc điểm thủy văn
Trên địa bàn không có sông chảy qua, chỉ có các suối nhỏ và vừa nên phần
nào ảnh hưởng tới việc không có nhiều phù sa để phát triển lúa nước, làm thiếu
hụt và hạn chế nguồn thực phẩm dưới nước như tôm, cua, cá trong đời sống của
người dân.
Hệ thống suối thì gồm có 2 con suối chính sau đây:
Suối Nậm Sọi chảy qua các bản Pá Kạch, Nà Vạc, Nà Khi, Nà Ản, Cang
Cói và một phần của xã Mường Lạn.
Suối Nậm Lạn chảy qua các bản Nậm Lạn, Co Muông, Bản Khá và xã
Mường Lạn.
Hai con suối này gặp nhau ở cuối của xã Mường Lạn, chảy qua Phiêng Pen
và Bản Cống rồi ra Sông Mã (huyện Sông Mã)
Hai suối này chảy quanh năm và có lưu lượng nước lớn đã góp phần tốt cho
việc trồng lúa nước dọc hai bên suối, làm ao nuôi cá của người dân các bản
trong xã.
4.1.5. Tài nguyên
Trên địa bàn xã gồm có các loại đất như: đất phù sa do 2 con suối bồi đắp,
đất vàng đỏ trên đá sét, đất mùn đỏ trên đá sét, đất đỏ vàng trên đá cát, đất đỏ
vàng biến đồi do trồng lúa nước, đất thung lũng dốc tụ, đất mùn vàng nhạt trên
đá cát. Trong đó, đất phù sa, đất mùn và đất dốc hội tụ được sử dụng nhiều trong
sản xuất nông - lâm nghiệp.
4.1.6 Thảm thực vật, hệ động vật

19


Tập đoàn cây rừng hiện còn, cây gỗ tạp như Dùng, Kháo, cây Lùm Bụi.

Đặc biệt còn có một khu rừng già ở trên núi Pá Hốc của bản Pá Kạch giáp bản
Nậm Lạn với nhiều loại cây gỗ quý như: Giổi lông, Hổi, Chò, Đinh hương, Lát
hoa Vối thuốc...., Tuy nhiên những cây gỗ quý này cũng còn rất ít. Các loại cây
dược liệu có đẳng Sâm, ba kích, ý dĩ, cốt bổ toái,…Ngoài ra, còn có nhiều loại
cây gỗ tạp khác và với rất nhiều tre, nứa, mây,…phục vụ cho đan lát và các đồ
dùng trong sinh hoạt gia đình.
Động vật có Gấu, Sơn Dương, Khỉ, Sóc, Nhím và nhiều loài chim như Gà
rừng, Gà Lôi, Công, Bồ Câu Xanh và đỏ… Nhưng do săn bắn quá nhiều của
người dân nơi đây trong thời gian qua nên hiện còn rất ít. Những năm gần đây
Nhà nước có chính sách mới cấm súng; Động thực vật mới nhiều dần trở lại.
Hai con suối Nậm Lạn và Nâm Sọi cũng còn có nhiều cá nhất là vào mùa
mưa và sau mùa mưa khi nước rút.
4.2. Thực trạng phát triển kinh tế của khu vực xã
4.2.1. Trồng trọt
Tổng diện tích gieo trồng theo chỉ tiêu giao là: 2.309 ha, thực hiện được
2.302 ha, đạt 99,7% so với chỉ tiêu giao.
Tổng sản lượng theo chỉ tiêu giao là: 9.549,8 tấn, trong năm 2012 đã thực
hiện được 3.767 tấn, chiếm 39,4% so với chỉ tiêu giao.
* Trong đó:
- Lúa đông xuân: Tổng diện tích giao là 153 ha, thực hiện được 154 ha, đạt
100,6% so với chỉ tiêu năng suất bình quân đạt 53 tạ/ha, tổng sản lượng đạt
816,2 tấn, tăng 0,1 % so với chỉ tiêu giao.
- Lúa mùa: Tổng diện tích giao là 285 ha, thực hiện được 285 ha, đạt 100% so
với chỉ tiêu.
- Lúa nương: Tổng diện tích giao là 630 ha, thực hiện được là 630 ha, đạt 100%
so với chỉ tiêu.
- Cây ngô: Tổng diện tích giao là 700 ha, thực hiện được là 700 ha, đạt 100% so
với ; năng suất bình quân đạt 31 tạ/ha, tổng sản lượng đạt 2.700 tấn, giảm 22,9%
so với chỉ tiêu giao.
20



- Cây sắn: Tổng diện tích giao là 420 ha, thực hiện được là 420 ha, đạt: 100% so
với kế hoạch giao năng suất bình quân đạt 150 tạ/ha, tổng sản lượng đạt 630 tấn,
tăng 1,3% so với chỉ tiêu giao.
- Khoai các loại: Tổng diện tích giao là 08 ha, thực hiện được là 08 ha, đạt:
100% so với kế hoạch giao đầu năm; năng suất bình quân đạt 50 tạ/ha, tổng sản
lượng đạt 40 tấn, tăng 1,6 % so với chỉ tiêu giao.
- Cây lạc: Tổng diện tích giao là 36 ha, thực hiện được là 36 ha, đạt: 100% so
với kế hoạch giao đầu năm; năng suất bình quân đạt 11,5 tạ/ha, tổng sản lượng
đạt 41,4 tấn, tăng 1,4 % so với chỉ tiêu giao.
- Rau màu các loại: Tổng diện tích giao là 12 ha, thực hiện được là 12 ha, đạt:
100 % so với kế hoạch giao; năng suất bình quân đạt 12 tạ/ha, tổng sản lượng
đạt 14,4 tấn, đạt 100% so với chỉ tiêu giao.
- Cây ăn quả: Tổng diện tích giao là 55 ha, thực hiện được là 55 ha, đạt: 100%
so với kế hoạch giao; năng suất bình quân đạt 10 tạ/ha, tổng sản lượng đạt 55
tấn, đạt 100% so với chỉ tiêu giao.
4.2.2. Chăn nuôi
- Tổng đàn trâu theo chỉ tiêu giao của đầu năm 2012 là 2.685 con, đã thực hiện
được là 2.508 con, đạt: 93,4% so với chỉ tiêu giao đầu năm.
- Tổng đàn bò theo chỉ tiêu giao của đầu năm 2012 là 2.177 con, đã thực hiện
được: 2.335 con, đạt: 100,7% so với chỉ tiêu giao đầu năm.
- Tổng đàn dê theo chỉ tiêu giao của đầu năm 2012 là 795 con, đã thực hiện
được là 795 con, đạt: 100% so với chỉ tiêu giao.
- Tổng đàn ngựa theo chỉ tiêu giao của đầu năm 2012 là 268 con, đã thực hiện
được là 268 con, đạt: 100% so với chỉ tiêu giao.
- Tổng đàn lợn 2 tháng tuổi trở lên, theo chỉ tiêu giao của đầu năm 2012 là
3.990 con, đã thực hiện được là 3.383 con, đạt: 85% so với chỉ tiêu giao đầu
năm.
- Tổng đàn gia cầm theo chỉ tiêu giao của đầu năm 2012 là 40.283 con, đã thực

hiện được là 40.283 con, đạt: 100% so với chỉ tiêu giao.

21


- Tổng số ao cá theo chỉ tiêu giao của đầu năm 2012 là 40 ha đã thực hiện được
là 40 ha, đạt: 100% so với chỉ tiêu giao.
4.2.3. Lâm nghiệp
UBND xã đã quán triệt và làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân
dân tăng cường công tác chăm sóc, bảo vệ, quản lý rừng, ngăn chặn việc khai
thác lâm sản trái phép; tăng cường bảo vệ diện tích rừng trồng, phòng hộ và
rừng tái sinh; tổ chức vận động nhân dân phát dọn thực bì để trồng rừng mới
với tổng diện tích là 155 ha, trong đó bản Nà Ản là 100 ha, tại khu vực Chom
Cúp và bản Nà Khi là 55 ha, tại khu vực Huổi Cọt Kẹt.
Làm tốt công tác phòng chống cháy rừng, bảo vệ rừng từ xã đến bản, vận
động nhân dân các bản tổ chức phát đường băng cản lửa đối với các khu rừng có
nguy cơ cháy rừng cao. Tuyên truyền, vận động nhân dân các bản luôn có tinh
thần chủ động và sẵn sàng ứng phó, dập tắt các đám cháy, không để việc cháy
rừng xảy ra trên diện rộng.
4.2.4. Đời sống dân sinh
Đa số người dân trên toàn địa bàn xã mường Lạn sống bằng nền kinh tế tự
cung tự cấp, trồng trọt và chăn nuôi là chính………
Dân tộc H‟Mông thường sống ở vùng núi cao, điều kiện sản xuất còn rất
nhiều khó khăn, lương thực chính là cây ngô, cây lúa và thu nhập chính từ chăn
nuôi. Đây là cộng đồng dân tộc đông thứ 2 của Xã Mường Lạn, sau dân tộc
thái, ít giao tiếp với bên ngoài, bất đồng ngôn ngữ với các dân tộc khác, có nhiều
thủ tục lạc hậu như tảo hôn, ma chay tốn kém... Điều kiện đi lại khó khăn, địa
hình phức tạp, tỷ lệ người H‟Mông thạo tiếng phổ thông là không nhiều.
Người H‟Mông chủ yếu nuôi 4 loại vật nuôi chính: Trâu, Bò, lợn và gà,
trong đó con gà được thể hiện sức sống, sức sinh sôi của đồng bào H‟Mông, khi

khánh thành gia thất hay đến nơi ở mới phải có đàn gà làm giống. Trong các dịp
ma chay, lễ tết, cưới xin hoặc các hoạt động tín ngưỡng, làng bản người
H‟Mông không thể thiếu tiếng gà gáy. Thịt gà là thức ăn bắt buộc khi phụ nữ
sinh nở trong tháng đầu.
4.2.5. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng
22


Cơ sở hạ tầng so với trước đã được cải thiện hơn nhưng vẫn còn khó khăn
cụ thể như: Điện thắp sáng, điện lưới quốc gia mới đến được một số bản.
* Giao thông
Đường giao thông của
Xã có 4 trục đường chính từ trung tâm xã đến các bản có đường ô tô.
Trục đường Mường Lạn – Pu Hao.
Trục đường Mường Lạn – Pá Kach.
Trục đường Mường Lạn – Nậm Lạn.
Trục đường Mường Lạn – huyện Sốp Cộp.
Tóm lại: Đời sống kinh tế văn hóa xã hội đã có nhiều chuyển biến tích
cực được Đảng và nhà nước quan tâm. Tuy nhiên xem xết toàn diện thì đơù sống
nhân dân khó khăn còn nhiều, đường đi lại còn khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo cao,
phong tục tập quán nguqowif dân sống cạnh rừng chủ yếu sống phụ thuộc vào
rừng nhiều: khai thác gỗ, gia dụng, củi đốt phat rừng làm nương rẫy …..
4.3. Một số đánh giá chung
4.3.1. Thuận lợi
Luôn nhận được sự lãnh đạo của Thường trực huyện uỷ, HĐND- UBND
huyện và các cấp các ngành trong huyện, trực tiếp là sự lãnh đạo chỉ đạo, giám
sát của Thường trực Đảng uỷ, HĐND xã và sự phấn đấu không ngừng của nhân
dân các dân tộc trong xã, đời sống của nhân dân đã được cải thiện rõ rệt và đã
từng bước đi lên, tình hình an ninh chính trị được giữ vững, biên giới quốc gia
được đảm bảo.

4.3.2. Khó khăn
Trong công tác sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp, việc áp dụng khoa học
kỹ thuật tuy đã được phổ biến kiến thức cho nhân dân nhưng chưa được nhân
dân thực hiện đồng đều; việc đưa giống mới có năng xuất để tăng thêm sản
lượng để thu nhập cho gia đình còn rất hạn chế, chủ yếu giống cũ, giống thuần,
giống địa phương đã canh tác nhiều năm. Công tác khuyến nông, khuyến ngư
23


hoạt động còn hạn chế. Công tác quốc phòng – an ninh vẫn tiềm ẩn yếu tố có thể
gây ảnh hưởng đến tình hình an ninh chính trị trên địa bàn; việc trộm cắp, buôn
bán, sử dụng chất ma tuý, học truyền đạo trái phép, di dịch cư tự do, phát phá
rừng trái phép, xâm canh, xâm cư vẫn còn xảy ra trên địa bàn; do địa bàn rộng,
địa hình phức tạp, lực lượng ít người nên hoạt động của lực lượng Dân quân và
lực lượng của Ban công an xã, Công an viên các bản còn nhiều hạn chế.
Mường Lạn Là một xã biên giới, có đời sống kinh tế đặc biệt khó khăn.
Đây là xã nằm xa các trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội của huyện. Với đường
biên giới dài 50,8 km, giáp với huyện Mường Ét (tỉnh Sầm Nưa- Lào), 4 mốc
trên đường biên là D4, D5, D6 và D7, đã tạo cho Mường Lạn có một vị trí chiến
lược về an ninh quốc phòng, nhất là an ninh biên giới. Với Mường Lạn và Sốp
Cộp, phát triển kinh tế xã hội phải gắn chặt với an ninh quốc phòng, an toàn biên
giới và tăng cường hợp tác hữu nghị với nước bạn Lào.
Sau năm 1979 khi Việt Nam và Lào chính thức có quy chế về đường biên,
mốc giới Bởi bên cạnh những tác động tích cực về quan hệ tộc người, phát triển
kinh tế-xã hội, văn hóa truyền thống tốt đẹp cũng như quan hệ hữu nghị Việt –
Lào, nó cũng tiềm ẩm những tác động tiêu cực đên cuộc sống của người dân và
an ninh vùng biên.
Ảnh hưởng không ít tới sự phát triển kinh tế vùng biên (các dự án đang
thực hiện ở địa phương), văn hoá, xã hội của vùng; Quan hệ hữu nghị Việt – Lào
vùng biên; Quản lý hộ tịch, hộ khẩu; Quản lý dân số (di cư tự do, xâm canh,

xâm cư,…); Quản lý và phòng ngừa tội phạm (buôn bán thuộc phiện - ma
túy,săn bắt các loại độn- thực vật, trộm cắp tài nguyên,…); Ngăn chặn hoạt
động của các tổ chức phản động (phỉ, truyền đạo trái phép, …); Chính sách cấm
trồng thuốc phiện của Việt Nam; Phát triển văn hóa vùng biên và bảo tồn văn
hóa dân tộc người;…
Giải quyết tình trạng trên, nhiều năm qua chính quyền địa phương, biên
phòng, quân đội, công an,… đã thực thi nhiều chính sách quan trọng của Đảng,
Nhà nước. Song hiệu quả vẫn chưa như mong muốn. Vì thế, vấn đề cần phải
được tìm hiểu cặn kẽ hơn bao giờ hết. Sự phối hợp công tác giữa các cơ quan,
24


ban, ngành, các cấp,… cần chặt chẽ hơn. Để tăng cường mối quan hệ hữu nghị
Việt – Lào.
Tuy nhiên, cần phải dựa trên các nguyên tắc đảm bảo sự phát triển kinh tế
vững mạnh, công bằng xã hội, mỗi quan hệ giữa kinh tế và xã hội, phát huy và
bảo tồn nền văn hoá tộc truyền thống tộc người, an ninh quốc phòng và hợp tác
hữu nghị giữa hai nước khu vực biên giới ngày càngđậm đà hơn.

25


×