Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

.Bài tìm hiểu về di tích lịch sử địa phương: Căn Cứ Huyện Ủy_ ĐỊA ĐẠO NHƠN TRẠCH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (30.14 MB, 14 trang )

Căn Cứ
Ủy

TỔ 2
| Lớp _ 12A4 |

Huyện

Niên khóa _ 2016-2017

ĐỊA ĐẠO NHƠN
TRẠCH

.BÀI TÌM HIỂU VỀ DI TÍCH LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG . |


BÀI TÌM HIỂU VỀ DI TÍCH LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG . | TỔ 2


BÀI TÌM HIỂU VỀ DI TÍCH LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG . | TỔ 2

Lời Nói D ầu
Tiếng đồn Cát Lái Đồng Nai
Tháng giêng đóng ván, tháng hai đóng thuyền.

Đốn cây cắm cọc ngăn tàu
Lòng sông Vũng Gấm, Bà Hào, Phước An
Làm cho quân giặc hoang mang
Không cho khủng bố ruồng càn chiến khu.

Chỉ vài câu thơ cũng đã cho ta thấy được phần nào chiến công lịch sử vang dội nơi


mãnh đất Nhơn Trạch nhỏ bé này. Nơi đây là quê hương của những anh hùng chiến sĩ cứu
nước trong cuộc kháng chiến chống Mỹ đẩm máu. Khu rừng nguyên sinh Phước An- Nhơn
Trạch xưa kia_ nơi trú chân của Trung Đoàn 10 Rừng Sác anh hùng, từng gây cho địch bao
phen điên đảo_ là nơi ghi dấu bao trang sử hào hùng oanh liệt. Đây chính là địa điểm mà
Huyện Ủy Nhơn Trạch đặt Căn cứ hoạt động cùng với hệ thống địa đạo, giao thông hào, ô ụ
chiến đấu và nơi làm việc làm bằng lán trại trên mặt đất.

Sau quá trình tìm hiểu và đi thực tế, chúng em xin được phép giới thiệu đến mọi
người một di tích mang nhiều giá trị và ý nghĩa lịch sử tại chính địa phương nơi chúng ta
đang sinh sống.Một di tích được xếp hạng cấp quốc gia nhưng lại ít người biết đến_Căn cứ
Huyện Ủy- Địa đạo Nhơn Trạch hay còn có tên gọi khác là Chiến khu Phước An.


BÀI TÌM HIỂU VỀ DI TÍCH LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG . | TỔ 2

Sơ lược về vùng đất anh hùng Nhơn
9/9/1960, Nhơn Trạch được chính quyền nhà nước thời Mỹ- Diệm thành
lập dưới danh nghĩa là một quận thuộc huyện Long Thành đồng thời cũng lập
ra “Khu trù mật Hang Nai” để chia cắt lực lượng cách mạng khu Lòng Chảo.
Có một thời gian Nhơn Trạch thuộc tỉnh Bà Chợ (tỉnh Bà Rịa và Chợ Lớn sáp
nhập lại từ năm 1951 đến 1954). Sau đó lại được chuyển sang nhiều tỉnh
thành khác như Biên Hòa, Bà Biên, Phân khu 4, Phân khu Bà Rịa – Long
Khánh,... Tiếp đó Nhơn Trạch lại trải qua hai lần tách- nhập với Long Thành
(cụ thể là lần 1 vào 10/1966 – 10/1972 và lần 2 vào 1976- 1994), cuối cùng
Nhơn Trạch đã chính thức là 1 huyện độc lập với 12 xã.
Là một vùng đất giàu truyền thống văn hóa- lịch sử bên cạnh đó còn là
một huyện năng động trong kinh tế- xã hội, Nhơn Trạch đang từng bước vươn
lên trong các lĩnh vực về sản xuất chế tạo. Tuy nhiên về mặt dịch vụ du lịch
lại còn quá hạn chế, đặc biệt là các chiến tích vang dội nơi đây vẫn còn quá
mờ nhạt ngay cả đối với người dân địa phương của chính mãnh đất này.

Những di tích giá trị- tài sản văn hóa quí báu ngay tại nơi ta sinh ra và lớn
lên, nơi về nguồn đầy ý nghĩa nhằm giáo dục truyền thống cho các thế hệ
mai sau nhưng lại vô tình bị quên lãng.
Miền đất Nhơn Trạch vốn có truyền thống anh hùng trong kháng chiến
chống Pháp, chống Mỹ. Chiến khu Rừng Sác ghi vào lịch sử chống ngoại xâm
của dân tộc nhiều chiến công oanh liệt, Rạch Thiềng Liềng ghi dấu các trận
thủy chiến từ thời Nguyễn Huệ đánh Nguyễn Ánh đến thời quân dân Biên Hòa
tổ chức chống Pháp đánh chìm nhiều tàu chiến của Mỹ, di tích Căn cứ Sở chỉ
huy Đặc khu Quân sự Rừng Sác và Đoàn 10 Đặc công Rừng Sác, Địa đạo
Nhơn Trạch- Địa đạo Phú Hội_di tích còn trong lòng đất là di sản chứng minh
những kỳ công kháng chiến của địa phương, đình Phú Mỹ với 3 bức hoành phi
mở đầu bằng tên gọi Hồ Chí Minh ngang nhiên trước mặt địch thể hiện lòng
dân với Bác Hồ là tài sản văn hóa quốc gia đã được công nhận, di tích kiến
trúc cổ xưa như Chùa Ông ở Phước Thiền cùng với các nếp sống cổ truyền
như nghề làm giá Phước Thọ, Phước Long, nghề bún Phước Lai,... Cùng với
các di tích khác như Đền thờ chiến sĩ Đặc công Rừng Sác, đình Phước Thiền,
Địa điểm Vụ thảm sát Giồng Sắn...
Sau những chiến công oanh liệt trong hai cuộc kháng chiến, Nhơn
Trạch đã giành được nhiều thành tích vẻ vang. Được Nhà nước phong tặng 80
danh hiệu Bà Mẹ Việt Nam Anh Hùng (nhiều nhất trong tỉnh). Bên cạnh đó, có
một số đơn vị thuộc địa bàn được tuyên dương danh hiệu Anh hùng lực lượng


BÀI TÌM HIỂU VỀ DI TÍCH LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG . | TỔ 2

vũ trang nhân dân như Đội dân quân du kích xã Phước An (06/11/1978), Đội
quân du kích xã Phú Hội (06/11/1978), Nhân dân và lực lượng vũ trang xã
Phú Hữu(20/12/1994), Nhân dân và lực lượng vũ trang xã Long Thọ
(29/01/1996), Nhân dân và lực lượng vũ trang huyện Nhơn Trạch
(29/01/1996), xã Phước Khánh (08/04/2000), xã Long Tân (08/04/2000), xã

Phú Đông (08/04/2000),.. Ngoài ra nơi đây còn có các chiến sĩ được tuyên
dương Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân như Nguyễn Quyết Chiến,
Dương Văn Thì, Nguyễn Văn Quang.

Con đường dẫn vào Địa đạo Nhơn Trạch
Di tích lịch sử Địa đạo Nhơn Trạch nằm gần Căn cứ Sở Chỉ huy Đặc khu
Quân sự Rừng Sác và Đoàn 10 Đặc công Rừng Sác_nơi Sở Chỉ huy Đặc khu
Quân sự Rừng Sác chọn là nơi đóng chân từ năm 1966 đến năm 1967 và Sở
Chỉ huy Đoàn 10 Đặc công Rừng Sác chọn làm nơi đóng chân từ năm 1967
đến 1973 thuộc khu vực Rừng Sác, xã Phước An, huyện Nhơn Trạch, tỉnh
Đồng Nai.
Từ trung tâm Biên Hòa đến ngã ba Vũng Tàu, theo quốc lộ 51 đến ngã
3 Tỉnh lộ 25B vào huyện Nhơn Trạch rẽ phải rồi đến Ngã 4 Hiệp Phước rẽ trái
hoặc từ trung tâm thành phố Hồ Chí Minh, theo hướng Xa lộ Hà Nội đến Ngã
ba Cát Lái, qua phà Cát Lái theo đường Tỉnh lộ 25B, đến Ngã tư Hiệp Phước rẽ
phải theo Hương lộ 19 đi đến UBND xã Phước An, tiếp đến rẽ trái về cảng
Công ty Vật liệu Xây dựng Biên Hòa. Lên thuyền đi khoảng 4 km sẽ đến di
tích. Qua tìm hiểu trên bản đồ, chúng em mày mò tìm đến khu di tích. Chỉ
trong khoảng từ 10-15 phút đi xe máy, rẽ vào Ngã ba Dầu khí, khu đô thị mới
Nhơn Trạch cũng hiện ra. Chúng em cùng rẽ vào Khu công nghiệp Nhơn
Trạch, thẳng tiến về xã Phước An. Con đường vào xã là đường lộ xuyên ngang
khu công nghiệp trãi nhựa thẳng tắp, những vòng xoay và lối đi trồng nhiều
cây cảnh đẹp đến ngỡ ngàng. Sau quá trình dò hỏi và tìm kiếm đường, cuối
cùng chúng em cũng đặt chân đến Khu di tích địa đạo Nhơn Trạch.
Nằm đối diện với Địa đạo Nhơn Trạch (Căn cứ Huyện ủy) là Đền thờ liệt
sĩ Rừng Sác và ngăn cách nhau bởi một con đường trãi nhựa nhỏ với khoảng
cách chỉ vài bước chân. Công trình Đền thờ Liệt sĩ huyện Nhơn Trạch được
khởi công xây dựng vào ngày 10/11/1998 và khánh thành đi vào hoạt động
vào ngày 1/9/1999 nhân dịp kỷ niệm 5 năm tái thành lập huyện Nhơn Trạch.
Công trình là một quần thể gồm Cổng Tam quan, Nhà văn Bia, Tượng đài



BÀI TÌM HIỂU VỀ DI TÍCH LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG . | TỔ 2

chiến sỹ đặc công Rừng Sác, Đền thờ, hội trường và hoa viên cây cảnh nằm
trên

diện tích 20.000m2. Cổng Nhà thờ nằm yên tĩnh trong không gian bao quanh
là cây xanh, thoáng và đẹp như một công viên nhỏ. Nơi đây đang thờ cúng
hơn 2.300 liệt sĩ huyện Nhơn Trạch, trong đó có 860 chiến sĩ rừng Sác đã
hi sinh anh dũng trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Đền thờ Liệt sĩ_biểu
tượng sáng ngời của truyền thống cách mạng vẻ vang và tấm lòng son sắt
thủy chung của quê hương Nhơn Trạch anh
hùng. Cùng với di tích lịch
sử - văn hóa Địa đạo Nhơn Trạch, Đền thờ
Liệt sĩ là nơi để giáo dục
truyền thống cách mạng cho đời sau và là một địa điểm tham quan lý
tưởng.Thắp nén nhang thơm tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống
cho bình yên hôm nay, tôi bồi hồi xúc động. Trên tường nhà thờ, ốp kín danh
sách các liệt sĩ đã sống, chiến đấu và hi sinh tại Nhơn Trạch, Tên, tuổi của các
anh được trân trọng khắc ghi lên tường đền thờ để con cháu ngày sau có thể
đến viếng thăm, hương khói.
Không chỉ vậy, trong không gian chung của Đền thời Liệt sĩ huyện và Di
tích lịch sử địa đạo Nhơn Trạch còn được xây dựng một Công viên Nghĩa
trang liệt sĩ. Kiến trúc công trình thể hiện sự tôn vinh, tưởng nhớ đối với các
Anh hùng Liệt sĩ đã hy sinh trong cuộc đấu tranh vì độc lập dân tộc. Công
viên Nghĩa trang Liệt sĩ huyện Nhơn Trạch là nơi cải táng hài cốt của các Liệt
sĩ, chôn cất các Mẹ Việt Nam Anh hùng, Anh hùng lực lượng vũ trang trên địa
bàn đã hy sinh trong hai cuộc kháng chiến về đây
an nghỉ. Công trình

được xây dựng theo nguyện vọng của các cán bộ lão thành cách mạng
và nhân dân trong huyện, các đồng chí đồng đội Tiểu đoàn 2, Trung đoàn 4,
Sư đoàn 5 cùng Đại đội C240. Đây cũng là nơi để nhân dân về thăm viếng,
dâng hương. Huyện cũng đang tiến hành tìm kiếm hài cốt của hơn 80 Liệt sĩ
đã hy sinh trong trận đánh với Tiểu đoàn Mãng Xà Vương - Thái Lan vào năm
1967. Công trình này chỉ vừa được khởi công vào 9/01/2013 và khánh thành
ngày 25/04/2015 vừa qua. Với quy mô rộng trên 5000 m 2, Công viên nghĩa
trang liệt sĩ được xây dựng nhằm mục đích chào mừng Đại hội Đảng bộ
huyện Nhơn Trạch lần thứ IV nhiệm kỳ 2015-2020. Công trình triển khai với
tổng kinh phí đầu tư là 15 tỷ đồng được thiết kế bao quanh là tường rào bê
tông, bên trong là khuôn viên nghĩa trang, đài tưởng niệm liệt sĩ, hệ thống
sân nền, hàng rào, các bia mộ, cây xanh,…


BÀI TÌM HIỂU VỀ DI TÍCH LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG . | TỔ 2

Đầu

Trang sử hào hùng nơi Căn cứ huyện ủy

năm
1961, theo yêu cầu nhiệm vụ chiến trường miền Nam, tỉnh Biên Hòa quyết
định tách huyện Long Thành làm 2 là huyện Long Thành và huyện Nhơn
Trạch. 2/1962, trong cuộc họp của Ban thường vụ Huyện uỷ, sau khi đánh giá
tình hình của địch và ta đã có chủ trương phát triển từ hầm bí mật thành địa
đạo trong lòng đất để vừa trú ẩn, vừa đánh địch và khi cần sẽ thoát khỏi chỗ
nguy hiểm đến một nơi khác an toàn. Cuối cùng đã đi đến thống nhất chọn
địa điểm có tọa độ 106o56’25” vĩ tuyến Đông và 10o40’45” vĩ tuyến đến Bắc
thuộc thửa 81-82 và 12-13 trên bản đồ địa chính huyện để làm địa đạo vì đây
là vùng có nhiều tre rừng lẫn với nhiều cây

lớn. Rễ tre đan bện với
nhau dưới mặt đất, pháo bom cùa địch khó
phá được sâu. Địa đạo ít bị
sạt lở, dễ làm lỗ thông hơi và ngách bí mật. Vùng có nhiều cây cao, máy bay
địch khó phát hiện được ta. Hơn nữa, chọn tọa độ trên thì Huyện uỷ sẽ ở gần
với căn cứ Huyện đội và xã điểm Phước An khi tác chiến sẽ thuận lợi, hỗ trợ
cho nhau. Sau khi họp bàn, Ban thường vụ Huyện ủy đi đến quyết định giao
cho đồng chí Nguyễn Văn Thông chịu trách nhiệm nghiên cứu, chuẩn bị và
triển khai việc đào địa đạo.
12/1962, đồng chí Nguyễn Văn Thông- người được bổ nhiệm làm bí thư
huyện Nhơn Trạch. Căn cứ Huyện uỷ được đặt tại khu vực rừng Lòng Chảo –
là nơi địa đạo ngày nay. Rừng Lòng Chảo tọa lạc tại xã Phước An, có chiều
ngang 8km chiều dài 13km, nằm lọt giữa hai trục đường giao thông quan
trọng (lộ 17 và lộ 19). Do vị trí và tính chất chiến lược của khu rừng Lòng
Chảo nên trong cả hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, Huyện uỷ Nhơn
Trạch đều chọn nơi đây làm căn cứ cách mạng để lãnh đạo nhân dân hoàn
thành nhiệm vụ của Đảng, góp phần cùng quân dân của cả nước đánh đuổi
giặc ngoại xâm, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Trong tình hình
chiến trận khẩn trương, dưới mưa bom, bão đạn của kẻ thù ngày đêm máy
bay vần vũ, dưới mặt đất, từng đoàn xe ủi của Mỹ - Ngụy với quyết tâm san
bằng rừng Lòng Chảo để triệt phá cơ quan đầu não Huyện ủy ta.
Với sự kiên cường bất chấp mọi hiểm nguy, một lực lượng gồm khoảng
20 chiến sĩ cách mạng nơi chiến địa Nhơn Trạch đã bí mật khởi công địa đạo
vào đúng kỉ niệm 73 năm ngày sinh của Bác_ 19/05/1963. Các chiến sĩ luân
phiên nhau ngày đêm đào bới với những dụng cụ thô sơ như lấy dây leo năng
đan thành ki, dùng cuốc xẻng đào và xúc đất. Nhờ sự miệt mài, một đêm


BÀI TÌM HIỂU VỀ DI TÍCH LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG . | TỔ 2


trung bình cả đội đào được từ 10m đến 15m đường địa đạo. Từ 5/1963 đến
cuối năm 1964, vừa làm nhiệm vụ canh phòng bọn biệt kích thám báo vào
khu vực căn cứ, vừa chiến đấu-vận chuyển lương thực và để làm lán trại cho
cơ quan Huyện uỷ làm việc trên mặt đất việc đào địa đạo phải tạm ngưng.
Đường địa đạo có tổng chiều dài 1,5km với độ sâu từ 5m đến 7m, cao từ
1,6m đến 1,8 m và rộng từ 1m đến 1,2m tùy từng đoạn, căn địa đạo ẩn
mình dưới tam giác đều của khu Căn cứ huyện ủy bố trí theo dạng zíc zắc
được chống đỡ với những cây rừng chắc chắn xếp ngang qua đường xương
sống có nhiều ngách rẽ sang hai bên. Có khả năng chứa được từ 300 đến 500
người với sức chịu đựng lực công phá của bom 250kg, địa đạo Nhơn Trạch trở
thành nơi bám trụ dài ngày của 500 cán bộ chiến sĩ Đoàn 10 Rừng Sác, là nơi
xuất phát đánh địch ở các hướng sông Lòng Tàu, kho bom Thành Tuy Hạ,…
gây cho địch nhiều tổn thất nặng nề.
Và trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ oai hùng của quân và dân Nhơn
Trạch, đây cũng chính là nơi đã từng diễn ra trận đấu ác liệt bảo vệ toàn vẹn
cho căn cứ Huyện ủy và các cán bộ chủ chốt an toàn. 01/07/1965, đội du kích
Phước An bám ụ chiến đấu, vận động dưới địa đạo đánh địch buộc chúng rút
lui với 67 tên chết, 30 tên bị thương trong đó có 4 cố vấn Mỹ. Với chiến công
dưới lòng địa đạo_“7 ngày đêm ngoan cường chống Mỹ” từ khoảng 6 giờ
ngày mồng 7 Tết tức 27/01/1966 đến ngày 13 Tết tức 02/02/1966, quân dân
Nhơn Trạch đánh bật các đợt tấn công quy mô lớn của địch, 20 chiến sĩ của
Văn phòng Huyện uỷ đã tiêu diệt 167 tên lính Mỹ, bắn rơi 6 trực thăng, bắn
cháy 5 xe tăng. Bên cạnh đó cũng thiệt hại đoạn địa đạo dài 10m , một số ụ,
giao thông hào phía ngoài và một số ấp quanh khu căn cứ. Từ 21/02 đến
23/03/1970, rừng Lòng Chảo bị phá hủy nặng nề
trong trận ủi phá rừng
của địch, nhưng đội quân cách mạng tại đây đã
khiến cho kẻ thù phải
trả giá đắt với 43 xe tăng- xe ủi bị cháy, gần 20 máy bay bị bắn rơi, diệt hằng
trăm lính Mỹ.

Địa đạo Nhơn Trạch được hình thành và tồn tại hơn một thập kỷ (19621975) mà quân thù không phát hiện được, là nơi trú ẩn vững chắc của các cơ
quan lãnh đạo, đặc biệt còn là nơi an toàn cho các cán bộ, chỉ huy nhiều
chiến dịch mà địch đánh phá bình định cấp tốc vào năm 1974, cũng từ đó
quân và dân ta tạo thêm thế lực mới trên chiến trường Nhơn Trạch với lối
đánh thọc sâu táo bạo, bộ đội ta đã chiếm đồi Bình Phú thuộc xã Long Tân và
xây dựng lên trận pháo 130 ly vào đêm 29/4/1975 tại đồi Bình Phú và cũng
tại nơi đây, lần đầu tiên pháo ta nã đạn dồn dập vào sân bay Tân Sơn Nhất
tạo điều kiện cho các binh chủng Trung ương phát huy thế mạnh, góp phần
tô điểm thêm trang sử hào hùng của quân và dân Nhơn Trạch trong cuộc
kháng chiến chống Mỹ đến ngày toàn thắng thống nhất đất nước 30/4/1975.


BÀI TÌM HIỂU VỀ DI TÍCH LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG . | TỔ 2

Những dấu tích lịch sử bên trong Địa đạo
Do hậu quả của sự tàn phá mà chiến tranh mang lại, hệ thống địa đạo
Nhơn Trạch đã không còn giữ được nguyên vẹn đồng thời khu rừng nguyên
sinh Lòng Chảo cũng dần biến mất, nơi làm việc của Huyện ủy Nhơn Trạch
trên mặt đất_Căn cứ huyện ủy cũng bị xóa dấu vết do thời gian và bom đạn
chiến tranh. Sau quá trình tu bổ và hồi phục, lấy lại được khoảng 200m
đường địa đạo, tái dựng theo hồi cố của các nhân chứng lịch sử về Căn cứ
huyện ủy cùng với rừng tre, lán trại, giao thông hào, lỗ châu mai,… Khu căn
cứ xưa kia như được tái hiện lại một lần nữa. Hiện tại khu địa đạo có tổng
diện tích là 18.200m² trong đó gồm có địa đạo (150m), tam giác trung tâm
chỉ huy, nhà nghỉ, trạm giao liên, nhà bảo vệ, bếp Hoàng Cầm, hào chiến
đấu, nhà trưng bày hiện vật - hình ảnh,...
Nhờ sự hướng dẫn tận tình của
các cô chú thuyết minh viên và
Ban quản lý Di tích, chúng em may
mắn có cơ hội được bước vào

không gian lịch sử cùng các vị anh hùng nơi đây. Cánh cửa khu nhà chính mở
ra đập vào mắt là tượng đài Hồ Chí Minh cùng các văn bằng được đặt hai
bên.Không gian nhà truyền thống được chia làm 3 mảng chính, liên hoàn với
nhau, giáp một vòng tròn gồm mô hình tái dựng lại công cuộc đào địa đạo
ngày trước và hệ thống hóa phần lớn các cột mốc cũng như những sự kiện
quan trọng về cuộc kháng chiến chống Mỹ của quân và dân Nhơn Trạch, tiếp
đó là tái hiện lịch sử hình thành và những cuộc chống càn Mỹ - Ngụy của Tiểu
đoàn anh hùng D240, cuối cùng là mô hình cùng tư liệu lịch sử về Trung đoàn
10 đặc công rừng Sác. Đây là nơi trưng bày các tư liệu lịch sử liên quan đến
quá trình chiến đấu chống Mỹ của Nhơn Trạch, lưu giữ hơn 300 hiện vật khác
nhau của các chiến sĩ đã từng sống, chiến đấu và hi sinh tại Nhơn Trạch.
Nhìn lên bản đồ ranh giới huyện hoàn thành từ năm 1969, chúng em được
nghe kể về Nhơn Trạch những ngày tháng anh dũng đấu tranh chống Mỹ, về
nơi đã từng một thời là đất lửa. Ngoài ra nơi đây còn có bản đồ Rừng Sác, Sơ
đồ tổ chức C240 năm 1966, sơ đồ tổ chức Căn cứ huyện ủy (1962-1966), sơ
đồ và bản chiến lược các trận đánh, sổ nhật kí ghi chép chiến công, danh
sách và chân dung các chiến sĩ Trung đoàn 10 Rừng Sác-Bí thư huyện ủyChứng nhân lịch sử-Liệt sĩ tìm được hài cốt-anh hùng địa đạo Nhơn Trạch-bà
mẹ Việt Nam anh hùng,… Đặc biệt là Sa bàn diễn biến trận đánh Mỹ tại Căn
cứ huyện ủy Nhơn Trạch (27/01 đến 02/02/1966),


BÀI TÌM HIỂU VỀ DI TÍCH LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG . | TỔ 2

Sau
khi tham quan toàn bộ phòng trưng bày, chúng em được
cho phép xuống thăm căn hầm địa đạo như mong muốn. Đặt bước chân đầu
tiên xuống lòng địa đạo tối om, cảm giác hồi hộp đến lạ. Do điều kiện bất lợi
nên đèn điện hỏng hóc khá nhiều, chúng em cùng nhau mò mẫm lần từng
bước bằng ánh sáng điện thoại. Bên dưới không khí khá ngột ngạt, cảm giác
nóng bức là không thể tránh khỏi. Lũ dơi từ đâu bay lẫng

quẫng
xung quanh khiến chúng em giật mình. May mắn vì chưa vào
mùa mưa
nên lối đi
khô ráo và không bị trơn trượt, nhiều đoạn khá thấp nên
phải
cúi
người mới có thể đi qua. Có rất nhiều lối ra rãi rác quanh
khu vực từ Căn cứ sang Đền thờ liệt sĩ, nhưng một số lối phải khóa do có
nhiều người thiếu ý thức vào phá hoại và ăn cắp dây cáp dẫn điện. Bước lên
bậc thang dẫn đến lối ra, cảm giác thoải mái hơn khi được hít thở khí trời
trong lành. Nhờ thế chúng em mới hiểu được sự kiên cường của những chiến
sĩ kiên trung, gan dạ ngày ấy phải chịu cảnh ngột
ngạt oi ả để bám
sâu trong lòng đất đánh địch, phía trên bầu trời là
máy bay địch quần
thảo, mặt đất là những chiếc máy ủi, phá rừng, xới đất, ngay cả khí trời cũng
không thể tự do hít thở.
Bên trên hầm địa đạo là những căn nhà chòi mái lá dã chiến tạm bợ
phục dựng lại giữa rừng cây - nơi che mưa nắng, sinh
hoạt, trú ẩn đồng
thời cũng là căn cứ Huyện ủy, chỉ đạo bao cuộc đấu
tranh chống Mỹ
của lãnh đạo Nhơn Trạch. Bước vào khu lán trại, chúng em cảm nhận được
đâu đó cái đói khổ khốc liệt thời kháng chiến năm xưa. Chúng em còn được
các chú chỉ cho xem nào là hệ thống giao thông hào và những lỗ châu
mai để chống địch càn quét, hầm trú ẩn, bếp Hoàng Cầm,… Khung cảnh
thật sự chân thật như đang bước vào khu Căn cứ xưa.

Cảm nghĩ sau chuyến viếng thăm Địa đạo

Nhờ có chuyến đi thực tế tìm hiểu về di tích lịch sử-văn hóa Địa
phương này, chúng em có cơ hội được biết thêm nhiều điều về lịch sử
của chính mãnh đất quê hương. Qua đó học hỏi thêm được nhiều
điều, mở mang được hiểu biết của bản thân, biết đến những thành tựu lịch sử
vẻ vang của các chiến sĩ anh dung nơi quê nhà. Nhơn
Trạch_vùng đất của những anh hùng, là điều mà mỗi người
con
Nhơn Trạch nói riêng và Đồng Nai chúng ta nói chung có thể
tự hào
kể với bè bạn xa gần về nơi quê hương ta, về bề dày lịch sử
mà đất
và người Nhơn Trạch đã trãi qua.
Việc tìm hiểu về quá trình xây dựng phát triển lịch sử địa phương là
một điều thiết yếu, đặc biệt là với tầng lớp học sinh-sinh viên chúng ta_mầm


BÀI TÌM HIỂU VỀ DI TÍCH LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG . | TỔ 2

non trẻ của đất nước, nhưng có vẻ như còn quá hạn chế. Không ít những
người dân thuộc địa bàn Long Thành-Nhơn Trạch biết đến những di tích vẻ
vang này, điều đó thật sự là một thực tế đáng buồn và cần phải khắc phục
càng sớm càng tốt. Cần có một đội ngũ tuyên truyền và giáo dục kiến thức
về lịch sử địa phương, trau dồi thêm tư liệu-sách tham khảo về nguồn gốc
lịch sử của từng chiến tích, bên cạnh bản đồ giấy xây dựng thêm bản đồ trực
tuyến cụ thể về các địa điểm danh thắng-di tích tại xã thuộc Nhơn Trạch và
các huyện lân cận thuộc địa bàn tỉnh Đồng Nai, giới thiệu các nét văn hóa
đặc sắc cùng nhiều hình ảnh chân thật của quê hương Nhơn Trạch bằng tiếng
Việt và cả tiếng Anh, Trung, Nhật, Hàn trên các trang mạng internet để bạn
bè quốc tế gần xa biết đến,…


Bề dày lịch sử không thể lãng quên, không chỉ với người dân trong
huyện mà còn mở rộng ra cả với huyện lân cận như Long Thành hay thậm chí
là các tỉnh gần xa, cả nước và quốc tế. Học lịch sử phải học từ chính quê
hương của mình. Thế hệ học sinh-sinh viên chúng em là những lớp trẻ đang
còn ngồi trên ghế nhà trường, luôn muốn được học những bài học lịch sử về
chính địa phương nơi chúng em sinh sống. Như câu Bác Hồ đã từng dạy: “dân
ta phải biết sử ta” là cách dạy lịch sử vừa đơn giản vừa hiệu quả, lại đáp ứng
được mục đích chính của môn lịch sử, giáo dục lòng tự hào về truyền thống
và giáo dục đạo đức tư cách của thế hệ trẻ qua mỗi bài học lịch sử. Điều đó
sẽ giúp chúng em thêm yêu miền quê nghèo nhưng có muôn vàng chiến
công vang dội.

Một số hình ảnh trong chuyến đi thực tế vừa

Văn bằng đặt hai phía tượng Hồ
Chí Minh
nằm ở trung tâm nhà Truyền
Các di vật được tìm thấy và cất giữ trong phòng trưng bày

Khu rừng tre thời kháng
chiến
được tái hiện lại


BÀI TÌM HIỂU VỀ DI TÍCH LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG . | TỔ 2


BÀI TÌM HIỂU VỀ DI TÍCH LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG . | TỔ 2

Các vũ khí được sử dụng trong

kháng chiến

Chân dung các anh hùng chiến sĩ các
cấp

tượng các chiến sĩ trước
Hình tượng các chiến sĩHình
đang
chế tạo vũ khí giờ xuất kích đánh kho xăng

Đền thờ liệt sĩ

Tượng đài liệt sĩ


BÀI TÌM HIỂU VỀ DI TÍCH LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG . | TỔ 2

DANH SÁCH CÁC THÀNH VIÊN
Nguyễn Tố U yên

Nguyễn Thị Bích V i

Nghiêm Ngọc Kim Thy

Lê Ngọc Loan

1

Dỗ Văn Trưởng


Vũ Dức Trường
Trần Thanh H iếu

Nguyễn M
Nguyễn Q

ai Trâm

uỳnh Như
à

Nguyễn Văn Thành

H



×