Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

Cải thiện kỹ năng nói tiếng anh tại lớp sư phạm tiếng anh k46 nhóm 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (409.21 KB, 28 trang )

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành tốt đề tài nghiên cứu khoa học này và đạt đƣợc thành công
chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Hội đồng nghiên cứu khoa học
Trƣờng cao đẳng Sơn La, các thầy cô giáo trong khoa Ngoại ngữ và đặc biệt cô
giáo Trần Thị Bích Hạnh đã tận tình hƣớng dẫn, giúp đỡ để chúng tôi có cơ hội
học hỏi, trải nghiệm và hoàn thành đƣợc đề tài nghiên cứu này. Trong quá trình
hoạt động học tập, nghiên cứu chắc hẳn còn nhiều hoạt động cũng nhƣ phƣơng
pháp nghiên cứu, mức độ áp dụng đạt hiệu quả chƣa cao. Vì vậy rất mong nhận
đƣợc ý kiến đóng góp chân thành của quý vị! Trân trọng!

Sơn la, ngày ….. tháng 05 năm 2012
Tác giả

Hà Văn Thủy
Lƣờng Văn Vân

1


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ..................................................................................................... 4
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI.............................................................................. 4
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .......................................................... 4
3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: ................................................................... 5
4. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:..................................................................... 5
5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:............................................................. 5
6. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU:.................................................................. 6
7. PHẠM VI NGHIÊN CỨU: ....................................................................... 6
8. CẤU TRÚC ĐỀ TÀI: ............................................................................... 6
9. KẾ HOẠCH THỜI GIAN: ........................................................................ 7
NỘI DUNG .................................................................................................. 8


Chƣơng 1: Cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cứu ............................................. 8
1. 1. Kỹ năng nói tiếng Anh ........................................................................... 8
1.1.1 Khái niệm kỹ năng nói .......................................................................... 8
1.1.2 Sự phát triển của kỹ năng nói ................................................................ 8
1.2. Quan điểm về học nói trong nhóm .......................................................... 8
1.2.1. Khái niệm về học nhóm ....................................................................... 9
1.2.2 Lợi ích của việc học nhóm.................................................................... 9
1. 2.3 Phƣơng pháp hình thành và quản lý nhóm hiệu quả ............................... 9
1.2.4 Áp dụng họat động nhóm vào học kỹ năng nói ...................................... 10
1.2.5 Áp dụng học nhóm vào việc học nói của sinh viên tại lớp sƣ phạm
tiếng Anh k46- nhóm 1.................................................................................. 10
Chƣơng 2: Thực trạng về việc khả năng sử dụng tiếng Anh giao tiếp tại lớp sƣ
phạm Tiếng Anh k46 (nhóm 1)...................................................................... 11
2.1. Vài nét về khách thể nghiên cứu ............................................................. 11
2.1.1. Sinh viên chuyên ngành SPTA K46 .................................................... 11
2.1.2. Quá trình học tập ................................................................................ 11
2


2.2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu................................................................. 12
2.2.1. Những điểm mạnh trong khả năng sử dụng tiếng Anh giao tiếp............... 12
2.2.2. Những yếu kém trong khả năng sử dụng tiếng Anh giao tiếp .................. 12
2.2.3. Nguyên nhân của vấn đề. ..................................................................... 15
Chƣơng 3 : Một số biện pháp cải thiện khả năng thực hành giao tiếp tiếng Anh
cho sinh viên nhóm 1, lớp sƣ phạm tiếng Anh K46......................................... 17
3.1. Các biện pháp cải thiện kỹ năng giao tiếp tiếng Anh cho sinh viên nhóm 1,
lớp sƣ phạm tiếng Anh K46........................................................................... 17
3.1.2. Biện pháp 2: Tạo thói quen tƣ duy bằng tiếng Anh................................ 18
3.1.3. Biện pháp 3: Sử dụng tiếng Anh ở mọi lúc mọi nơi. .............................. 19
3.1.4. Biện pháp 4: Tham gia vào các câu lạc bộ tiếng Anh, các trung tâm

tiếng Anh và các buổi ngoại khóa tiếng Anh .................................................. 21
3.2. Một số lời khuyên đối với sinh viên đang theo đuổi công việc học
ngoại ngữ (tiếng Anh). .................................................................................. 22
Kết luận và kiến nghị .................................................................................... 24
1. Kết luận ................................................................................................... 24
1.1. Kết quả nghiên cứu. ............................................................................... 24
1.1.1. Kết quả đạt đƣợc thông qua hoạt động theo nhóm ................................ 24
1.1.2. Kết quả thu đƣợc thông qua hoạt động cặp .......................................... 24
1.2. Tổng hợp kết quả điểm trung bình cộng học phần nói của nhóm 1
lớp sƣ phạm tiếng Anh k46 giữa trƣớc và sau nghiên cứu. .............................. 24
2. Kiến nghị.................................................................................................. 25
2.1. Với trƣờng CĐSL: ................................................................................. 25
2.2. Với khoa Ngoại Ngữ ............................................................................. 25
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 27
PHỤ LỤC .................................................................................................... 28

3


MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Hiện nay tiếng Anh là một ngôn ngữ phổ biến và có tầm quan trọng trong
xã hội, là cầu nối cho mối quan hệ giữa con ngƣời với con ngƣời, cho sự phát
triển của kinh tế và nền văn hoá xã hội, xoá dần đi những khoảng cách về văn
hoá, và những bất đồng về giao tiếp ngôn ngữ. Hiện nay, tiếng Anh đã và đang
trở thành ngôn ngữ thứ hai của hầu hết các quốc gia trên toàn thế giới. Việt nam
cũng không phải là ngoại lệ, tiếng Anh đang ngày một trở thành nhu cầu tất yếu
trong mọi hoạt động kinh tế, văn hoá, giáo dục, y tế…của nƣớc ta. Việc đào tạo
và chuẩn hoá nguồn nhân lực để phục vụ cho sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã
hội phù hợp với xu hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nƣớc cũng nhƣ

xu thế phát triển của toàn thế giới là cần thiết.
Trƣờng cao đẳng Sơn La là một đơn vị đào tạo nhiều chuyên ngành trong
đó chuyên nghành sƣ phạm tiếng Anh là một trong những chuyên nghành cơ bản
và chính quy của nhà trƣờng. Trên thực tế sinh viên chuyên ngành tiếng Anh của
trƣờng còn nhiều hạn chế trong việc học ngôn ngữ và thiếu tự tin vào khả năng
của bản thân trong hoạt động học và giao tiếp tiếng Anh.
Vì những lý do trên chúng tôi đã quyết định chọn đề tài “Cải thiện kĩ
năng nói tiếng Anh tại lớp sư phạm tiếng Anh K46 – nhóm 1” và đề xuất một
số phƣơng pháp học và giao tiếp tiếng Anh nhằm giúp sinh viên chuyên ngành
tiếng Anh đạt đƣợc kết quả học tập tốt nhất.
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Từ khi tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trên toàn thế giới đã có rất
nhiều nhà khoa học, nhà ngôn ngữ học nghiên cứu về việc làm thế nào để ngƣời
học đạt đƣợc kết quả cao trong việc học ngoại ngữ. Tuy nhiên vấn đề nghiên
cứu còn mang tính khái quát chƣa thực sự phù hợp với từng đối tƣợng ở những
địa điểm địa phƣơng cụ thể. Ví nhƣ đề tài: Cái nhìn tổng quát về việc dạy và
học kĩ năng nói tiếng Anh của trƣờng Hà Nội Amsterdam cũng đã nêu lên
4


những khó khăn và thực trạng của ngƣời học tiếng Anh, đồng thời cũng đề xuất
một số biện pháp để cải thiện vấn đề. Nhƣng những vấn đề đó chƣa thực sự
đúng với thực trạng của ngƣời học ngoại ngữ ở Sơn La, cụ thể là sinh viên khoa
ngoại ngữ trƣờng cao đẳng Sơn La. Do đó chúng tôi quyết định nghiên cứu đề
tài này để ứng dụng cho sinh viên trƣờng CĐSL.
3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
Qua quá trình tìm hiều thực tế và tình hình học tập cụ thể của sinh viên
nhóm 1 (lớp sƣ phạm tiếng Anh K46), nhóm nghiên cứu chúng tôi thực hiện
nghiên cứu đề tài này nhằm:
- Giúp sinh viên học đƣợc cánh nói ngoại ngữ lƣu loát và đi sâu hơn vào

các vấn đề khác.
- Sinh viên làm chủ đƣợc ngôn ngữ nói của bản thân trong các tình huống
hay các cuộc đối thoại bằng tiềng Anh.
- Giúp sinh viên xây dựng một phần câu hỏi và câu trả lời một cách đơn
giản nhất đƣợc bản thân sinh viên sử dụng trong tình huống giao tiếp.
- Giúp sinh viên thoát khỏi cái tôi rụt rè về khoảng cách ngôn ngữ để hoà
nhập với môi trƣờng học tiếng Anh một cách tốt nhất.
4. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:
- Tìm hiểu tình hình, quá trình học tập và giao tiếp tiếng Anh của nhóm 1
(lớp sƣ phạm tiếng Anh k46).
- Phân tích mặt mạnh, yếu của vấn đề và đƣa ra phƣơng pháp giải quyết.
- Áp dụng kế hoạch cụ thể vào tình hình giao tiếp tiếng Anh của nhóm 1,
lớp sƣ phạm tiếng Anh K46.
- Theo dõi tiến độ của quá trình thực hiện nghiên cứu.
- Nghiệm thu và đối chiếu kết quả trong và sau quá trình nghiên cứu.
5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
*) Phƣơng pháp phỏng vấn:
- Đây là một phƣơng pháp thu thập thông tin dựa trên cơ sở quá trình giao tiếp
bằng lời nói có tính đến mục đích đặt ra. Trong cuộc phỏng vấn, ngƣời phỏng
5


vấn nêu những câu hỏi đã đƣợc chuẩn bị sẵn dựa trên những cơ sở mà vấn đề
nghiên cứu yêu cầu. Khi sử dụng phƣơng pháp này chúng tôi đã:
- Đƣa ra vấn đề nghiên cứu (nội dung nghiên cứu) trƣớc tập thể đối tƣợng
nghiên cứu để đối tƣợng nhận ra đƣợc cốt lõi của vấn đề nghiên cứu (thực trạng
nói tiếng Anh của bản thân mỗi sinh viên).
- Thực hiện đối thoại tìm hiểu thực tế sinh viên trong nhóm về những khó
khăn, trở ngại, cũng nhƣ sự hài lòng về kĩ năng giao tiếp tiếng Anh của mình.
- Thu thập chứng kiến về vấn đề nghiên cứu (quan điểm, ý kiến, đề xuất).

Nhóm nghiên cứu đã tổng hợp tất cả những ý kiến của các bạn sinh viên để dựa
vào đó tìm ra những giải pháp để cải thiện kĩ năng nói của nhóm đƣợc tốt hơn. .
*) Phƣơng pháp thực nghiệm:
Phƣơng pháp thực nghiệm là Phƣơng pháp khoa học dựa trên quan sát,
phân loại, nêu giả thuyết và kiểm nghiệm giả thuyết bằng thí nghiệm. Với
phƣơng pháp này chúng tôi đã:
- Áp dụng kế hoạch vào thực tế nhóm 1, tức là đƣa những giải pháp đã
đƣợc nhóm đề xuất vào thực tế nhóm.
- Sinh viên học cách giao tiếp và tự bản thân xây dựng tinh huống giao
tiếp (có hƣớng dẫn của chủ nhiệm nghiên cứu).
- Nghiệm thu kết quả của quá trình áp dụng kế hoạch bằng cách quan sát
vào tình huống giao tiếp thực tế giữa các bạn sinh viên với nhau.
6. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU:
- Kĩ năng nói và thực hành tiếng Anh.
7. PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
- Sinh viên lớp sƣ phạm tiếng Anh K46- nhóm 1.
8. CẤU TRÚC ĐỀ TÀI:
Chƣơng I: Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu
Chƣơng II: Thực trạng học và giao tiếp tiếng Anh tại lớp sƣ phạm Tiếng
Anh k46- nhóm 1 (Tìm hiểu nguyên nhân của thực trạng trên).
Chƣơng III: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả học giao tiếp Tiếng Anh.
6


9. KẾ HOẠCH THỜI GIAN:
- Từ 29/8/2011 đến 10/9/2011 Hoàn thành đề cƣơng nghiên cứu.
- Từ 12/9/2011 đến 20/9/2011 Báo cáo thuyết minh đề cƣơng.
- Từ 22/9/2011 đến 30/9/2011 Thu thập tài liệu tham khảo, xây dựng phiếu điều
tra.
- Từ 01/10/2011 đến 20/10/2011 Xây dựng báo cáo tiến độ nghiên cứu.

- Từ 22/10/2011 đến 30/12/2011 Tổ chức triển khai phiếu điều tra, đƣa lý thuyết
nghiên cứu vào thực tiễn (triển khai kế hoạch), viết hoàn thiện phần mở đầu.
- Từ 01/01/2012 đến 01/02/2012 phân tích số liệu, áp dụng các biện pháp cải
thiện vấn đề vào khách thể nghiên cứu, viết hoàn thiện chƣơng 1, chƣơng 2.
- Từ 02/02/2012 đến 02/3/2012 Hoàn thiện chƣơng 3 khảo nghiệm các biện
pháp đề xuất. Xử lí kết quả khảo nghiệm.
-Từ 04/3/2012 đến 30/4/2012, Hoàn thành đề tài.

7


NỘI DUNG
Chƣơng 1: Cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cứu
1. 1. Kỹ năng nói tiếng Anh
1.1.1 Khái niệm kỹ năng nói
Kỹ năng nói là kỹ năng dùng âm thanh để diễn tả ý nghĩ, ý kiến, lời nói của
mình nhằm mục đích bày tỏ ý kiến, trò chuyện, giao tiếp với ngƣời nghe. Thông
qua cuộc trò chuyện ngƣời nói và ngƣời nghe trao đổi thông tin lẫn nhau.
Tiếng Anh là một ngôn ngữ đa âm tiết có rất nhiều điểm khác biệt với tiếng
Việt, một ngôn ngữ đơn âm. Kỹ năng nói là một trong bốn kỹ năng cơ bản đóng
vai trò quan trọng trong việc học và giao tiếp tiếng Anh.Việc nói lƣu loát, thành
thạo đánh dấu bƣớc thành công trong việc học ngôn ngữ, nhƣng, nhìn chung trở
ngại đầu tiên khi học giao tiếp tiếng Anh là ngƣời học chƣa nắm vững đƣợc hệ
thống âm và cách phát âm tiếng Anh nhƣ nối âm, nuốt âm, đồng hóa âm…dẫn
đến kết quả học tập chƣa đạt kết quả nhƣ mong đợi. Vì vậy cần có những biện
pháp phù hợp và tích cực nhằm phát triển hoàn thiện kỹ năng này.
1.1.2 Sự phát triển của kỹ năng nói
Có rất nhiều phƣơng pháp để phát triển kỹ năng nói. Sinh viên có thể học
nói trong nhóm hoặc tự học. Ngƣời nói hiệu quả cần có kiến thức về ngữ pháp,
trình độ ngôn ngữ, tính chiến lƣợc… Do vậy, ngƣời học Tiếng Anh nên phát triển

từ vựng, ngữ pháp, ngữ âm…,đây là nền tảng cơ bản của kỹ năng nói. Đối với
nhóm 1 của lớp sƣ phạm tiếng Anh k46 thì việc phát triển kỹ năng nói chƣa thực
sự có hiệu quả. Đặc biệt là việc áp dụng các phƣơng pháp, hình thức học hợp lí
vào thực tế của nhóm chƣa đƣợc áp dụng thƣờng xuyên và mang lại hiệu quả, nhƣ
hoạt động cặp, nhóm...
1.2. Quan điểm về học nói trong nhóm
Để việc học ngoại ngữ có hiệu quả thì việc học nhóm là cần thiết. Nhóm nghiên
cứu chúng tôi cũng đã sử dụng hình thức nhóm này để áp dụng vào khách thể
nghiên cứu, bên cạnh những hình thức mà nhóm đã áp dụng.
8


1.2.1. Khái niệm về học nhóm
Học nhóm: Khoảng 3- 5 sinh viên làm việc học tập cùng nhau để chia sẻ
thông tin, kiến thức, và giúp đỡ lẫn nhau nhằm đạt đƣợc những thành công trong
học tập. (Theo Michael Sprouted “Speech-Making”)
1.2.2 Lợi ích của việc học nhóm
Lợi ích đầu tiên đó là tạo đƣợc sự hợp tác. Các thành viên trong nhóm có
thể trao đổi phƣơng pháp học tập cũng nhƣ kinh nghiệm học tập lẫn nhau. Học
cách làm việc với những ngƣời khác, đây là bƣớc rèn luyện cần thiết trƣớc khi ra
ngoài cuộc sống. Học nhóm còn là môi trƣờng tốt cho mỗi thành viên thực hành
trƣớc khi bƣớc vào kỳ thi, đó là khoảng thời gian để cá nhân kiểm tra lại sự tự tin,
khả năng của mình thông qua những lời góp ý của các thành viên trong nhóm.
Bên cạnh đó, mỗi thành viên có thể phát huy đƣợc các kỹ năng khác trong cuộc
sống thông qua việc học nhóm nhƣ: kỹ năng hợp tác, phân tích, bình luận…
1. 2.3 Phương pháp hình thành và quản lý nhóm hiệu quả
Học nhóm mang lại hiệu quả lớn nếu đƣợc tổ chức đúng cách. Tuy nhiên
nó cũng mang lại nhiều bất lợi nếu không biết cách tổ chức sắp xếp. Sau đây là
một vài gợi ý nhằm tổ chức quản lý nhóm hiệu quả hơn:



Chọn 3-5 sinh viên thực sự nghiêm túc trong học tập. Con số lý tƣởng của
một nhóm là 3 sinh viên bởi vì nếu nhóm quá đông các thành viên sẽ không có
điều kiện để thực hành nói.



Trao đổi thông tin về các thành viên. Các thành viên trong một nhóm nên là
những ngƣời bạn đã từng học tập cùng nhau. Nhƣ vậy sẽ thuận lợi hơn trong học
tập. Mỗi thành viên nên có lực học khác nhau nhằm giúp đỡ lẫn nhau.



Thiết lập thời gian, địa điểm để học nhóm.



Thiết lập những nguyên tắc cơ bản trong nhóm.



Chọn nhóm trƣởng, ngƣời chịu trách nhiệm quản lý nhóm cũng nhƣ những
việc phải làm trong nhóm.

9


1.2.4 Áp dụng họat động nhóm vào học kỹ năng nói



Hoạt động thảo luận: Đây là hoạt động cơ bản và hiệu quả để thực
hành nói. Nhóm trƣởng có thể đƣa ra chủ đề nóivà các thành viên cùng thảo luận.
Một vài hoạt động thảo luận nhƣ: tả tranh, đóng vai, kể chuyện…nên đƣợc áp
dụng.



Nghe băng, đĩa: Các thành viên trong nhóm nên nghe băng cùng nhau
và có thể bắt chƣớc. Đây là phƣơng pháp thích hợp để sửa lỗi và nâng cao về ngữ
âm.



Tổ chức ngoại khoá: Có thể tổ chức những buổi ngoại khoá, tạo điều
kiện cho mọi ngƣời thực hành giao tiếp tiếng Anh với ngƣời bản xứ.
1.2.5 Áp dụng học nhóm vào việc học nói của sinh viên tại lớp sư phạm
tiếng Anh k46- nhóm 1.
Từ những khó khăn cụ thể nhƣ vậy, chúng ta có thể thấy rằng, học nhóm thực
sự hữu ích và thích hợp với sinh viên vì hầu hết đều sống trong ký túc xá, hoặc các
khu trọ gần kề nhau, do vậy họ có thể gặp gỡ và học tập cùng nhau dễ dàng. Hơn
nữa, học nhóm còn giúp cho mỗi sinh viên thêm tự tin , mạnh dạn hơn.

10


Chƣơng 2
Thực trạng về việc khả năng sử dụng tiếng Anh giao tiếp tại lớp sƣ phạm
Tiếng Anh k46 (nhóm 1)
2.1. Vài nét về khách thể nghiên cứu
2.1.1. Sinh viên chuyên ngành SPTA K46

Tổng số sinh viên tại nhóm 1_ lớp sƣ phạm tiếng Anh k46: 34 sinh viên.
Trong đó: Nam: 8, Nữ: 26. Dân tộc: Thái: 27, Kinh: 5, Mƣờng: 2.
Sinh viên lớp sƣ phạm tiếng Anh k46 (nhóm 1) chủ yếu là những sinh viên
dân tộc thiểu số đến từ nhiều vùng, huyện khác nhau. Do vậy, sinh viên gặp rất
nhiều khó khăn trong việc học tiếng Anh, nhất là học nói.
Khó khăn đầu tiên là trình độ tiếng Anh của sinh viên nhìn chung còn rất
thấp. Một vài sinh viên chƣa từng học tiếng Anh trƣớc khi bắt đầu vào trƣờng
(sinh viên cử tuyển, hiện nhóm 1 có 2 sinh viên) .
Ngoài ra, hầu hết sinh viên không có đủ điều kiện để đi đến các trung tâm
tiếng Anh, hoặc gặp gỡ tiếp xúc với ngƣời nứơc ngoài để thực hành nói. Do vậy
mà kĩ năng nói không đƣợc phát triển.
Bên cạnh đó, sinh viên thƣờng xuyên bị ảnh huởng bởi tiếng mẹ đẻ. Hơn
nữa, họ phải cùng một lúc học tiếng Anh và tiếng Việt( một số môn chung). Măt
khác, phần lớn sinh viên chƣa đủ tự tin để nói ngôn ngữ khác tự nhiên và lƣu loát
do đặc thù là lớp sƣ phạm.
2.1.2. Quá trình học tập
Sang đến kì III sinh viên nhóm 1 _ lớp sƣ phạm tiếng Anh k46 mới đƣợc
tiếp xúc với học phần nói, một trong những môn thuộc chuyên nghành đào tạo.
Trên lớp sinh viên chƣa có nhiều cơ hội để thực hành tiếng, sinh viên rụt rè, ít
phát biểu ý kiến, ngại đám đông, việc thảo luận vẫn còn mang tính cá nhân chƣa
có sự hợp tác, trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau, dẫn đến lớp hơi trầm. Cùng với
đó, môi trƣờng học tiếng của sinh viên chƣa thực sự đƣợc phát huy, sinh viên
vẫn sử dụng tiếng mẹ đẻ trong quá trình học tập cũng nhƣ giao tiếp hàng ngày.
11


Các chủ đề học nói chƣa dồi dào, phƣơng pháp học tập chƣa hợp lí, dẫn đến kết
quả học nói của lớp nói chung, nhóm 1 nói riêng là chƣa hiệu quả.
2.2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu.
2.2.1. Những điểm mạnh trong khả năng sử dụng tiếng Anh giao tiếp

Sinh viên lớp sƣ phạm tiếng Anh k46 nói chung và nhóm 1 nói riêng có
một lòng khao khát học ngoại ngữ, họ rất muốn cải thiện và nâng cao khả năng
ngoại ngữ của mình. Đặc biệt, để phục vụ cho công việc sau này ( giáo viên dạy
tiếng Anh), một số sinh viên khá mạnh dạn, luôn sôi nổi phát biểu ý kiến góp
phần tạo nên những giờ học thành công. Bên cạnh đó sinh viên có khả năng tƣ
duy, sáng tạo cao trong giao tiếp bằng ngoại ngữ, sử dung thành thạo các phƣơng
tiện trong phòng Lab để phục vụ cho việc học tập. Những ƣu điểm đó góp phần
không nhỏ trong việc tiếp thu và sử dụng thành thạo ngôn ngữ mà họ đang hƣớng
đến.
2.2.2. Những yếu kém trong khả năng sử dụng tiếng Anh giao tiếp
Để thấy rõ đƣợc thực trạng việc sử dụng kỹ năng nói tiếng Anh và để tìm
hiểu thái độ của sinh viên đối với kỹ năng nói, phƣơng pháp học nhóm của sinh
viên K46, nhóm nghiên cứu chúng tôi đã tiến hành phát phiếu điều tra gồm 10
câu hỏi cho 34 sinh viên thuộc nhóm 1, lớp cao đẳng sƣ phạm tiếng Anh K46.
Bảng câu hỏi điều tra tập trung vào những khía cạnh sau:
2.1.3.1 Những trở ngại sinh viên gặp phải khi học nói Tiếng Anh(%).

12


tất cả khó khăn trên
diễn đạt ý
6%

6%
phát âm
22%

không có ý
6%


từ vựng và cấu trúc
60%
2.1.3.2. Những khó khăn sinh viên gặp phải khi thực hành nói trong nhóm ở
nhà(%) .

sắp xếp thời gian

cả hai khó khăn

8%
Trên 8%

84%

tìm chủ đề nói

13


2.1.3.3. Những khó khăn sinh viên gặp phải khi thực hành nói trong nhóm
trên lớp(%).
khó khăn khác,

36%

không có cơ hội

để nói, 64%
Qua biểu đồ thứ nhất 2.1.3.1 chúng ta nhận thấy có nhiều nguyên nhân

khiến sinh viên gặp trở ngại khi nói tiếng Anh nhƣ: diễn đạt ý 6%, không có ý
6%, phát âm là 22%, không có cơ hội để nói 60%. Nhƣ vậy tới quá nửa số sinh
viên (60%) chƣa có cơ hội tiếp xúc nhiều với việc thực hành nói tiếng Anh. Đây
là một hạn chế lớn đối với khả năng học hỏi và giao tiếp bằng ngôn ngữ ở phần
lớn sinh viên của trƣờng. Ở biểu đồ thứ hai: Những khó khăn sinh viên gặp phải
khi thực hành nói trong nhóm ở nhà thì việc tìm chủ đề để nói là rất khó (84%),
vấn đề này do nhiều nguyên nhân khác nhau nhƣng chủ yếu là do sinh viên chƣa
có môi trƣờng để thực hành nhiều nên đa số khi học ở nhà sinh viên chỉ tập trung
vào một số đề tài quen thuộc, chƣa mở rộng đƣợc nội dung và chủ đề nói . Sang
biểu đồ thứ ba, ta nhận thấy rằng hoạt động thảo luận theo nhóm chƣa phát huy
đƣợc hiệu quả, tỉ lệ sinh viên không có cơ hội để nói đạt đến 64% điều này phần
nào đã cho thấy kỹ năng tổ chức hoạt động nhóm của sinh viên chƣa phong phú.
Từ cuộc điều tra, chúng ta có thể nhận thấy rằng bên cạnh những ƣu điểm
đáng khích lệ còn tồn tại khá nhiều khó khăn đối với sinh viên theo học bộ môn
tiếng Anh chuyên ngành tại trƣờng CĐSL. Tôi xin đƣợc đề cập đến những

14


nguyên nhân của vấn đề để hiểu rõ hơn và có cách khắc phục sao cho thật hiệu
quả.
2.2.3. Nguyên nhân của vấn đề.
- Nguyên nhân chủ quan:
+ Vốn từ của sinh viên còn thiếu trong quá trình giao tiếp, thực tế thấy
rằng một số bạn sinh viên thiếu vốn từ một cách trầm trọng, các bạn rất muốn
bày tỏ ý kiến của mình trong giờ học, song do thiếu vốn từ mà các bạn trở nên
trầm, ít phát biểu và dần dần rơi vào tình trạng “ lì”. Bên cạnh đó cách phát âm
của các bạn sinh viên chƣa thực sự rõ ràng, mạch lạc hay bị ảnh hƣởng của ngôn
ngữ mẹ đẻ (tức là tƣ duy và suy nghĩ bằng tiếng mẹ đẻ).
+ Tính tự học trong sinh viên chƣa thực sự mang tính tự giác, sinh viên

hay bỏ bê việc học, sa đà vào các cuộc vui chơi, rƣợu chè, vấn đề này không chỉ
tồn tại ở lớp sƣ phạm tiếng Anh mà còn ở hầu hết các lớp. Cùng với đó là khả
năng tự trang bị đồ dùng học tập, thiết bị phục vụ học tập nhƣ máy tính vẫn rất
hạn chế.
+ Sinh viên chƣa thực sự phát huy hết khả năng của bản thân trong quá
trình nói tiếng Anh, ví dụ: cách gợi mở, dẫn dắt và giải quyết tình huống giao
tiếp còn nhiều lúng túng, ngôn ngữ chƣa thực sự rõ ràng, rành mạch. Nguyên
nhân này cũng xuất phát từ một phần từ môi trƣờng học tiếng. Khi môi trƣờng
chƣa thực sự lôi cuốn lòng ham học của ngƣời học thì ắt hẳn sẽ kéo theo sự giảm
sút tinh thần học tập ở mỗi sinh viên, nhƣ vậy kết quả học tập sẽ không đạt hiệu
quả cao.
- Nguyên nhân khách quan:
Đặc thù là lớp sƣ phạm, và cũng là khóa sƣ phạm đầu tiên nên khả năng
tiếp xúc với tiếng Anh còn nhiều hạn chế môi trƣờng giao tiếp chƣa đáp ứng
đƣợc yêu cầu, mong muốn của sinh viên, nguồn tài liệu hỗ trợ việc dạy và học
còn hạn chế, thực tế cho thấy số đầu sách tham khảo thuộc chuyên nghành sƣ
phạm tiếng Anh trên thƣ viên nhà trƣờng vẫn còn hạn chế, chƣa đáp ứng đƣợc

15


nhu cầu học của sinh viên. Hơn nữa việc học giao tiếp tiếng Anh vẫn còn mang
tính truyền thống:
Nội dung tiết học chỉ gói gọn trong sách giáo trình, chƣa thực sự biết tìm
tòi, sáng tạo, và liên hệ với tình hình thực tế.
Hoạt động cặp nhóm chƣa thực sự mang lại hiệu quả do chƣa nắm bắt
đƣợc đầy đủ đặc điểm tâm sinh lý và khả năng của từng sinh viên.
Từ những nguyên nhân trên ta thấy rằng sinh viên lớp sƣ phạm tiếng Anh
nói chung và nhóm 1 nói riêng đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc học ngôn
ngữ của mình đang theo đuổi, để giải quyết đƣợc thực trạng này rất cần sự quan

tâm của khoa và nhà trƣờng cũng nhƣ sự thay đổi ở chính bản thân mỗi sinh
viên đối với công việc học của mình.

16


Chƣơng 3
Một số biện pháp cải thiện khả năng thực hành giao tiếp tiếng Anh cho sinh
viên nhóm 1, lớp sƣ phạm tiếng Anh K46
3.1. Các biện pháp cải thiện kỹ năng giao tiếp tiếng Anh cho sinh viên nhóm
1, lớp sƣ phạm tiếng Anh K46
3.1.1. Biện pháp 1: Thực hành nói tiếng Anh theo nhóm, cặp.
a. Mục đích của biện pháp
Các bạn sinh viên có cơ hội trao đổi phƣơng pháp, kinh nghiệm, khả năng
tự tin ngôn ngữ cũng nhƣ tạo thói quen hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau. Học nhóm là
môi trƣờng tốt cho mỗi thành viên thực hành một cách tự tin trƣớc khi bƣớc vào
kỳ thi nói. Bên cạnh đó, mỗi thành viên có thể phát huy đƣợc các kĩ năng khác
trong cuộc sống thông qua việc học nhóm nhƣ: kĩ năng hợp tác, phân tích, bình
luận…Hoạt động cặp cũng vậy, mức độ thực hành giao tiếp sẽ đƣợc tăng lên đáng
kể.
b. Nội dung của biện pháp
* Đối với hoạt động nhóm có thể chia lớp thành 11 nhóm, trong đó: 10
nhóm có 3 thành viên, 01 nhóm có 4 thành viên. Các nhóm học tập này đƣợc
phân chia dựa vào khả năng học tập, mức độ hợp tác và hiểu nhau giữa các thành
viên trong nhóm, có tinh thần giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Nhƣ vậy nhóm nghiên
cứu không phân chia nhóm một cách ngẫu nhiên, hay có sự tự chọn của các bạn
sinh viên. Để làm đƣợc điều này chúng tôi cũng phải nghiên cứu qua đặc điểm
tâm sinh lí của từng bạn sing viên trong nhóm, đây cũng là điểm khác biệt so với
cách phân chia nhóm mà chúng ta hay làm, sau đó các thành viên trong nhóm sẽ
tự bầu nhóm trƣởng cho nhóm mình. Ngƣời nhóm trƣởng sẽ đóng vai trò là chủ

trò của cuộc thảo luận chứ không phải là giáo viên nữa, đây cũng là điểm tiến bộ
của phƣơng pháp học nói theo nhóm. Nhƣ vậy yếu tố đặc điểm tâm lí đã đƣợc
chúng tôi lấy làm cơ sở phân chia.

17


* Đối với hoạt động cặp cũng vậy, với 34 sinh viên có thể chia thành 17
cặp và yếu tố đặc điểm tâm lí cũng đƣợc lấy làm cơ sở. Cụ thể: sinh viên hay nói,
có khí chất mạnh dạn, sôi nổi sẽ ghép với bạn sinh viên trầm, ít hoạt động, sinh
viên lƣời học với chăm học,...Bên cạnh đó nhóm còn ghép các bạn sinh viên có
học lực tốt với các bạn có học lực kém để các bạn sinh viên có cơ hội giúp đỡ lẫn
nhau, cùng nhau tiến bộ trong học tập. Và sau khi áp dụng hình thức cặp, nhóm
vào nhóm 1 của lớp sƣ phạm tiếng Anh thì hiệu quả mang lại thật sự rõ nét, đây là
biện pháp chủ yếu mà nhóm nghiên cứu đã áp dụng bên cạnh các biện pháp khác
góp phần cho sự thành công của việc nghiên cứu áp dụng thực tế.
c. Cách thức tiến hành
Trong những tiết của học phần nói các khi có lệnh của giáo viên hoạt động
theo hai hình thức trên thì các bạn sinh viên đã đƣợc phân chia sẵn sẽ tự giác ngồi
theo nhóm, hay tìm cặp của mình nhƣ đã đƣợc nhóm phân chia sẵn. Ngay khi
nhận đƣợc chủ đề thực hành nói các bạn sinh viên sẽ cùng nhau đóng góp ý kiến,
xây dựng ý tƣởng cho bài nói của nhóm mình, lúc này ngƣời nhóm trƣởng có vai
trò rất quan trọng quyết định đến mức độ thành công của bài nói. Sauk hi thảo
luận xong đại diện cho nhóm sẽ đứng lên trình bày sản phẩm của nhóm trƣớc tập
thể lớp, đến lƣợt thảo luận tiếp theo là thành viên tiếp theo trong nhóm, cứ lần
lƣợt cho đến hết rồi quay lại.
3.1.2. Biện pháp 2: Tạo thói quen tƣ duy bằng tiếng Anh
a. Mục đích của biện pháp
Một trong những sai lầm nghiêm trọng là chúng ta có khuynh hƣớng
"dịch" (từ tiếng mẹ đẻ sang tiếng Anh) trƣớc khi nói. Việc này ngay lập tức sẽ

tạo ra một rào cản ngôn ngữ. Ví dụ, khi chúng ta muốn bỏ một cuộc hẹn, chúng
ta sẽ nghĩ trong đầu: "tôi muốn huỷ bỏ cuộc hẹn đó". Sau đó chúng ta dịch câu
đó sang tiếng Anh. Chúng ta sẽ gặp vấn đề vì chúng ta có thể không nhớ hoặc
không biết các từ "cancel" và "appointment" để hình thành câu "I would like to
cancel the appointment". Nếu chúng ta nghĩ bằng tiếng Anh, chúng ta sẽ không
gặp phải vấn đề này và có nhiều cách diễn đạt tình huống này bằng tiếng Anh, ví
18


dụ: "I'm sorry. I'm not free tomorrow" hay "I am afraid I can't come tomorrow",
v.v…Nhƣ vậy, nếu áp dụng đƣợc biện pháp này sẽ giúp sinh viên sa đà vào việc
tƣ duy theo tiếng mẹ đẻ. Lôi cuốn sinh viên vào lối tƣ duy theo ngôn ngữ đang
theo học.
b. Nội dung của biện pháp
Suy nghĩ bằng tiếng Anh tức là khi giải quyết vấn đề sinh viên luôn tƣ
duy và diễn đạt theo ngôn ngữ tiếng Anh, thoát khỏi hoàn toàn lối tƣ duy theo
ngôn ngữ mẹ đẻ. Khi áp dụng biện pháp này ngƣời giáo viên phải biết cách kích
thích, hƣớng sinh viên của mình tƣ duy theo ngôn ngữ tiếng Anh, nghĩa là các
câu hỏi mà ngƣời giáo viên đạt ra phải thực sự rõ nghĩa, hƣớng trả lời rõ ràng,
phù hợp vơi khả năng của sinh viên. Nhƣng để đạt đƣợc điều này cũng rất cần
sự khổ công tôi luyện của mỗi bản thân sinh viên để chiếm lĩnh đƣợc ngôn ngữ.
c. Cách thức tiến hành
Biện pháp này có thể áp dụng cho cả bốn kĩ năng nghe, nói, đọc, viết. Đối
với kĩ năng nói, để sinh viên không sa vào lối tƣ duy theo ngôn ngữ mẹ đẻ thì
điều đầu tiên là tạo môi trƣờng tiếng trong lớp, hoàn thiện các nhiệm vụ bài học
bằng 100% tiếng Anh, nếu sinh viên chƣa hiểu thì giáo viên có thể tìm cách diễn
đạt khác dễ hiểu hơn mà vẫn đảm bảo tính sử dụng ngôn ngữ 100%. Thêm vào
đó, mỗi sinh viên cần tự bổ sung kiến thức từ vựng cho mình; có một vốn từ
vựng phong phú, sinh viên sẽ nâng cao đƣợc khả năng sử dụng ngôn ngữ và ứng
biến với tình huống.

3.1.3. Biện pháp 3: Sử dụng tiếng Anh ở mọi lúc mọi nơi.
a. Mục đích của biện pháp
Thực tế trong các giờ học tiếng Anh, trong các hoạt động giao tiếp hay
ngoài giờ hầu hết sinh viên lớp sƣ phạm tiếng Anh K46 đều sử dụng tiếng Việt.
Điều này thực sự ảnh hƣởng đến khả năng ngôn ngữ ở mỗi sinh viên. Khi áp
dụng biện pháp này sẽ tạo thói quen ngôn ngữ cho ngƣời học, do đó mà họ sẽ tự
hình thành khả năng tƣ duy bằng tiếng Anh cho bản thân. Đồng thời điều này

19


cũng tạo ra một môi trƣờng tiếng lành mạnh, hữu ích cho công việc học của sinh
viên.
b. Nội dung của biện pháp
Sử dụng tiếng Anh ở mọi lúc mọi nơi là đem ngôn ngữ mà mình đang
theo học vào các cuộc giao tiếp. Sinh viên sử dụng ngôn ngữ ở mọi lúc mọi thời
điểm. Nhƣ vậy biện pháp này hƣớng sinh viên sử dụng hoàn toàn ngôn ngữ mà
mình theo đuổi.
c. Cách thức thực hiện
Phƣơng pháp này có thể đƣợc thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau
nhƣ:
* Hát các bài hát tiếng Anh
Nếu bạn hát đi hát lại các bài hát tiếng Anh, tự khắc bạn sẽ nhớ đƣợc các
từ, cụm từ tiếng Anh. Ví dụ: khi một ai đó nói "Let's sing 'Happy Birthday' ",
ngay lập tức mọi ngƣời sẽ hát bài hát đó một cách chính xác. Hát các bài hát
tiếng Anh còn giúp bạn nói tiếng Anh tự nhiên hơn và thực hành phát âm nhiều
hơn. Ngoài ra nó còn giúp bạn giải trí và thêm yêu ngôn ngữ mà bạn đang theo
đuổi.



Xem các chương trình dạy tiếng Anh, các bộ phim hay các chương

trình có sử dụng tiếng Anh
Bạn có thể thƣờng xuyên cập nhật các trang web học tiếng Anh trực tuyến
nhƣ: học tiếng Anh online.com; tiếng Anh 123.com; tiếng Anh miễn
phí.org.com...khi học bằng hình thức này bạn vừa đƣợc giải trí vừa học có hiệu
quả. Cách khác các bạn cũng có thể xem các chƣơng trình dạy ngoại ngữ trên
kênh VTV2 của Đài truyền hình Việt Nam. Xem phim cũng là một sự lựa chọn
hoàn hảo, tại sao chúng ta thích thú với các bộ phim nhƣ thế lại không xem các
bộ phim có sử dụng ngôn ngữ mà mình đang theo học.
* Luôn trò chuyện, giao tiếp bằng tiếng Anh
Giữa các bạn sinh viên với nhau, giữa sinh viên với giáo viên có thể thực
hiện các cuộc giao tiếp, trò chuyện bằng tiếng Anh ở các giờ ra chơi, hay các
20


cuộc hẹn uống nƣớc ngoài vỉa hè…điều này góp phần tạo thói quen sử dụng cho
sinh viên.
Bạn có thể gọi điện cho bạn bè, đồng nghiệp, v.v để nói chuyện. Các cuộc
nói chuyện chỉ kéo dài một vài phút, nhƣng cơ hội để thực hành tiếng Anh tăng
lên rất nhiều. Kết quả là bạn có thể phát triển khả năng nghe và hiểu ngƣời khác
mà không cần gặp họ. Cách học này giúp bạn rèn luyện phản xạ suy nghĩ, nghe
và nói bằng Tiếng Anh.
3.1.4. Biện pháp 4: Tham gia vào các câu lạc bộ tiếng Anh, các trung tâm
tiếng Anh và các buổi ngoại khóa tiếng Anh
a. Mục đích của biện pháp
Thực tế hiện nay trong trƣờng cao đẳng Sơn La chƣa có câu lạc bộ học
tiếng Anh, cho nên mức độ giao lƣu, học hỏi lẫn nhau giữa các bạn sinh viên
còn kém, sinh viên chƣa có “sân chơi” để thể hiện khả năng ngôn ngữ của mình,
nhƣ vậy nếu có đƣợc một câu lạc bộ tiếng Anh giành riêng cho sinh viên khoa

ngoại ngữ thì hứa hẹn sẽ mang lại hiệu quả học tập rất cao.
b. Nội dung của biện pháp
- Tham gia các câu lạc bộ tiếng Anh, các trung tâm tiếng Anh và các buổi
ngoại khóa tiếng Anh sẽ tạo dựng đƣợc môi trƣờng tốt để rèn luyện tiếng Anh,
và giúp các bạn sinh viên có sự tự tin khi sử dụng tiếng Anh nhƣ một ngôn ngữ
thứ hai.
- Sinh viên sẽ nhận đƣợc sự giúp đỡ nhiệt tình từ phía những ngƣời tổ
chức, là những thành viên có khả năng sử dụng ngôn ngữ thành thạo và nhuần
nhuyễn.
- Tạo nên sân chơi bổ ích cho sinh viên của trƣờng, đồng thời thông qua
đó để nâng cao kỹ năng và khả năng sử dụng tiếng Anh trong các tình huống
giao tiếp thông thƣờng.
- Tạo điều kiện tốt để từng cá nhân phát triển toàn diện không chỉ về kiến
thức học thuật và ngôn ngữ mà còn về kỹ năng mềm, hiểu biết về văn hóa...

21


sinh viên có cơ hội đƣợc kết nối dựa trên điểm tƣơng đồng: niềm đam mê học
hỏi tiếng Anh.
c. Cách thức tiến hành:
Câu lạc bộ có thể hoạt động mỗi tháng một lần vào buổi tối thứ sáu. Mỗi
một lần hoạt động cá nhân hoặc nhóm sẽ đƣa ra ý kiến, quan điểm của mình về
một vấn đề nóng của xã hội, để cùng nhau tìm cách giải quyết vấn đề. Cùng với
đó câu lạc bộ cũng thành lập một trang web riêng để các thành viên cập nhật
đƣợc thông tin nóng của xã hội, các tài liệu học tiếng Anh, phƣơng pháp học
tiếng Anh mới, cũng nhƣ chủ đề tiếp theo mà câu lạc bộ sẽ hoạt động, để có
đƣợc sự chuẩn bị tốt nhất và buổi thảo luận thực sự hữu ích.
3.2. Một số lời khuyên đối với sinh viên đang theo đuổi công việc học ngoại
ngữ (tiếng Anh).

Ngoài những biện pháp mà chúng tôi đã đề xuất ở trên, chúng tôi xin đƣa ra một
số lời khuyên với các bạn sinh viên đang theo đuổi ngành học tiếng Anh nhƣ sau:
- Sinh viên không nên tự ti về khả năng Tiếng Anh của mình.
Đây là vấn đề mà các bạn sinh viên hay mắc phải, dần dần trở nên “Chai”
không chịu thực hành cùng các thành viên khác. Nếu vƣợt qua đƣợc điều này,
tôi tin rằng bạn sẽ cải thiện đƣợc khả năng ngoại ngữ của mình.
Ví dụ: khi bạn đƣợc hỏi "How is your English?", bạn không nên trả lời: " Oh,
my English is very poor, I have no chance to practice", bạn nên trả lời: " I love
to speak English" or "My English is improving". Những câu trả lời nhƣ thế này
sẽ tạo cho bạn cảm giác tự tin. Khi bạn tự tin, bạn sẽ không còn sợ nói tiếng Anh
nữa.
- Rèn luyện thường xuyên khả năng diễn đạt lưu loát và chính xác.
Khi học nói tiếng Anh, chúng ta cần phải kết hợp hai loại bài tập: các bài
tập rèn luyên khả năng diễn đạt lƣu loát (phân vai, đối thoại, trao đổi nhóm,...)
và các bài tập rèn luyện độ chính xác (trắc nghiệm, điền từ, viết câu...). Các bài
tập rèn luyện sự lƣu loát giúp bạn diễn đạt tiếng Anh tự nhiên và không phải để
ý đến những tiểu tiết nhỏ. Thực hành các bài tập rèn luyện độ chính xác, bạn sẽ
22


nắm đƣợc cách diễn đạt và văn phong của tiếng Anh. Hoàn thành đƣợc việc này
bạn đã thành công đƣợc 50% khả năng nói của mình.
- Thường xuyên học cách để nhớ từ mới và cụm từ
Khi học nói tiếng Anh, bạn phải nhớ từ mới và các cụm từ. Bạn nên có
một danh sách từ mới ở bên mình và sử dụng chúng trong các cuộc nói chuyện
hàng ngày. Một lời khuyên là các bạn có thể học 5 từ trên một ngày, nhƣ vậy lấy
5 từ mỗi ngày này nhân với số ngày trong ba năm học thì con số sẽ rất khá, và
bạn sẽ sở hữu một kho tàng từ mới khổng lồ.
Hãy trở thành một ngƣời nói tiếng Anh tự tin; hãy luyện tập bất cứ khi
nào và bất cứ ở đâu có thể, quan trọng là xây dựng đƣợc sự tự tin; hãy cố gắng

trải nghiệm thực tế với những ngƣời Anh mà bạn biết; hãy sử dụng những từ và
cụm từ bạn biết trong những tình huống mới; hãy cố gắng trả lời những gì ngƣời
khác nói chuyện với bạn bằng tiếng Anh; đừng dịch sang ngôn ngữ của bạn,
điều này sẽ làm bạn mất nhiều thời gian và làm bạn thêm do dự; hãy cố gắng thƣ
giãn khi bạn nói, bạn sẽ thấy mình nói tiếng Anh một cách tự nhiên hơn.

23


Kết luận và kiến nghị
1. Kết luận
1.1. Kết quả nghiên cứu.
Sau một thời gian nghiên cứu một cách nghiêm túc nhóm nghiên cứu đã
thu đƣợc những kết quả đáng khích lệ, đồng thời nhận ra cốt yếu của thực trạng
vấn đề nghiên cứu. Điển hình là qua hai hình thức làm việc theo nhóm và cặp.
1.1.1. Kết quả đạt được thông qua hoạt động theo nhóm
Trƣớc khi áp dụng các hình thức vào khách thể nghiên cứu chúng tôi đã
nghiên cứu và sắp xếp những sinh viên có đặc điểm khí chất, tinh thần học tập
tƣơng đồng và có khả năng hợp tắc tốt với nhau để lập thành một nhóm, đây
cũng chính là điểm cốt lõi đem lại kết quả nhƣ mong đợi( nhóm nghiên cứu đã
chia nhóm 1 thành 11 nhóm, một nhóm bốn và 10 nhóm 3 sinh viên). Từ đó sinh
viên có đƣợc sự hợp tác, tự tin và lƣu loát trong ngôn ngữ nói và đi sâu hơn vào
các vấn đề liên quan, làm chủ đƣợc ngôn ngữ nói của bản thân trong các tình
huống , các cuộc đối thoại bằng tiềng Anh. Sinh viên thoát khỏi cái tôi rụt rè về
khoảng cách ngôn ngữ để hoà nhập với môi trƣờng học tiếng Anh một cách tốt
nhất.
1.1.2. Kết quả thu được thông qua hoạt động cặp
Để hoạt động theo cặp có hiệu quả mức độ hợp tác giữa hai đối tắc hoạt
động cũng rất quan trọng. Nhƣ vậy để hoạt động tốt ngƣời hƣớng dẫn(giáo
viên), phải hiểu đƣợc tâm lí của từng sinh viên, từ đó có sự gắn ghép hợp lí.

Chúng tôi cũng đã chia lớp thành 17 cặp dựa trên tiêu trí có tinh thần học tập và
cộng tác với đối tác với nhau và sinh viên có lực học tốt với sinh viên có học lực
yếu, rõ nhất là trong học phần nói 4 “For and Against”, hai sinh viên trực tiếp
tranh luận với nhau để bàn về một vấn đề xã hội đang đƣợc quan tâm (một bên
đồng tình và một bên không đồng tình về nội dung chủ đề nói).
1.2. Tổng hợp kết quả điểm trung bình cộng học phần nói của nhóm 1 lớp sư
phạm tiếng Anh k46 giữa trước và sau nghiên cứu.
24


- Trƣớc nghiên cứu:
Xếp loại học lực: Xuất sắc: 9.0%; Giỏi: 22%; Khá: 30 %; Trung bình:
39%; Yếu: không.
- Sau nghiên cứu;
Xếp loại học lực: Xuất sắc: 21%; Giỏi: 39%; Khá: 30%; Trung bình:
10%; yếu: Không.
Nhƣ vậy, thông qua kết quả xếp loại học lực ta có thể thấy rằng tỉ lệ phần
trăm của điểm khá giỏi đã tăng lên rõ rệt, cụ thể điểm xuất sắc tăng từ 9.0%
(trƣớc nghiên cứu) lên 21% (sau nghiên cứu); điểm giỏi tăng từ 22%(trƣớc
nghiên cứu) lên 39% (sau nghiên cứu). Qua kết quả đạt đƣợc nhƣ trên đã nói lên
rằng việc áp dụng các biện pháp cải thiện kĩ năng nói tiếng Anh ở nhóm 1 của
lớp sƣ phạm tiếng Anh k46 của nhóm nghiên cứu đã phát huy đƣợc tác dụng và
đạt kết quả, đồng thời kết quả này cũng nói lên rằng trong việc dạy học việc nắm
bắt tâm lí và thực trạng của sinh viên là rất cần thiết để từ đó có đƣợc các biện
pháp giáo dục đạt kết quả cao.
2. Kiến nghị
2.1. Với trường CĐSL:
- Bổ sung tài liệu tham khảo để phuc vụ cho học phần nói Tiếng Anh của
sinh viên nói chung cũng nhƣ các học phần khác.
- Trang bị thêm nhiều thiết bị phục vụ cho việc học ngoại ngữ nhƣ laptop,

máy chiếu, phòng thực hành tiếng…để giúp sinh viên học ngoại ngữ tốt hơn.
- Tạo cơ hội để sinh viên khoa ngoại ngữ tiếp xúc và giao lƣu với ngƣời
nƣớc ngoài nhằm trao đổi kinh nghiệm học tiếng Anh và làm quen với môi
trƣờng tiếng Anh nhiều hơn.
2.2. Với khoa Ngoại Ngữ
- Cần sự quan tâm sát sao hơn nữa từ quí thầy cô.
- Giảng viên nên sử dụng thêm nhiều phƣơng pháp dạy học thú vị và lôi
cuốn hơn nữa.

25


×