Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu làm giảm tỷ lệ sinh con thứ 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.57 KB, 24 trang )

PHẦN THỨ NHẤT
ĐẶT VẤN ĐỀ
Vấn đề DS-KHHGĐ là một bộ phận quan trọng của chiến lược phát
triển đất nước, là một trong những vấn đề kinh tế - xã hội hàng đầu của nước
ta, là một yếu tố cơ bản để nâng cao chất lượng cuộc sống của từng người,
từng gia đình và của toàn xã hội. Song sự gia tăng dân số quá nhanh mà còn
được gọi là "Bùng nổ dân số" trong thời gian đã có ảnh hưởng không nhỏ đến
sự phát triển chung của thế giới. Để khống chế tốc độ gia tăng quy mô và
từng bước nâng cao chất lượng dân số, các quốc gia trên thế giới đều có
những chính sách riêng nhằm điều chỉnh sự gia tăng dân số phù hợp với điều
kiện thực tiễn trong từng giai đoạn cụ thể của mỗi đất nước.
Với Việt Nam, Chương trình DS-KHHGĐ đã được triển khai từ những
năm đầu thập kỷ 60 thế kỷ trước. Thực hiện đường lối lãnh đạo của Đảng về
công tác DS-KHHGĐ, hơn chục năm qua, Nhà nước đã đầu tư nguồn lực tập
trung tổ chức thực hiện qua chương trình mục tiêu quốc gia DS-KHHGĐ nên
đạt được những hiệu quả rất rõ rệt, đã khống chế được tốc độ tăng sinh và
từng bước giảm sinh trên hầu hết các địa phương trong cả nước. Mô hình gia
đình có 1 hoặc 2 con được đông đảo người dân chấp nhận. Kết quả đó đã góp
phần không nhỏ vào thành tựu phát triển kinh tế - xã hội, tăng thu nhập bình
quân đầu người hàng năm, đẩy nhanh tốc độ xoá đói giảm nghèo và nâng cao
mức sống của nhân dân.
Tuy nhiên, những năm gần đây có tình trạng tăng sinh trở lại (đặc biệt
là sinh con thứ 3+) trên phạm vi nhiều địa phương, trong đó có cả những cán
bộ, đảng viên, đã gây tiêu cực đến thực hiện chính sách DS-KHHGĐ, làm
chậm thời gian đạt mức sinh thay thế. Huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang cũng
nằm trong bối cảnh chung đó. Là một huyện miền núi, kinh tế nghèo, sản xuất
nông nghiệp là chủ yếu, dân số đông, có nhiều phong tục tập quán lạc hậu còn
nặng nề trong nhân dân (trong đó có tâm lý trọng con trai, mô hình gia đình
đông con....), tình trạng tăng sinh và tăng sinh con lần thứ 3 + có ở hầu hết các



xã trong huyện nên đã làm tăng gánh nặng kinh tế - xã hội một cách đáng kể
cho địa phương.
Trước tình hình đó, ngày 21/2/2005, Ban bí thư Trung ương Đảng ban
hành chỉ thị số 49/CT - TW về xây dựng gia đình thời kỳ công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đất nước; ngày 22/3/2005, Bộ Chính trị đã ban hành nghị quyết
số 47/NQ-TW về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách dân số và kế hoạch
hoá gia đình;
Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Giang đã có nghị quyết số 13/2007/NQHĐND ngày 129/7/2007 về việc ban hành quy định chế độ khen thưởng và xử
lý vi phạm trong công tác Dân số - Kế hoạch hoá gia đình trên địa bàn tỉnh;
Huyện uỷ Tân Yên có Kế hoạch số 84/KH-HU ngày 28/6/2005 của Ban
thường vụ Huyện uỷ về việc thực hiện nghị quyết số 47/NQ-TW của Bộ
chính trị.
Trong điều kiện hiện nay, tình hình kinh tế - xã hội của huyện Tân Yên
có nhiều thay đổi; để thực hiện tốt sự chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh về
chính sách DS-KHHGĐ đạt mục tiêu chiến lược dân số đã đề ra, huyện cần
phải có những giải pháp mới phù hợp, đúng quy định của Pháp luật hiện hành,
kịp thời ngăn chặn nguy cơ tăng sinh con lần thứ 3, tiếp tục duy trì mức giảm
sinh hàng năm, tiến tới đạt mức sinh thay thế của tỉnh vào năm 2010, góp
phần thực hiện tốt các nghị quyết, chỉ thị của Đảng về công tác DS-KHHGĐ;
đẩy mạnh thực hiện chính sách DS-KHHGĐ của tỉnh Bắc Giang nói chung,
huyện Tân Yên nói riêng giai đoạn 2006-2010, đáp ứng ngày càng tốt hơn các
yêu cầu nhiệm vụ về phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện trong giai
đoạn mới.
Xuất phát từ taầmquan trọng nêu trên và tình hình thực tế hiện nay ở
địa phương, với góc độ trách nhiệm được phân công là tham mưu được những
giải pháp tích cực giúp Đảng bộ và chính quyền huyện lãnh đạo, chỉ đạo thực
hiện tốt công tác DS-KHHGĐ, thực hiện các chỉ tiêu giảm sinh và giảm tỷ lệ
sinh con thứ 3 trên địa bàn huyện nói riêng; Sau thời gian 2 tháng tham gia



khoá học bồi dưỡng nghiệp vụ DS-KHHGĐ tại Viện Dân số & các vấn đề xã
hội, trường Đại học Kinh tế Quốc dân; với kiến thức tiếp thu được tại trường,
kết hợp với điều kiện và tình hình thực tế của địa phương, tôi mạnh dạn chọn
đề tài: "Thực t rạng và một số giải pháp chủ yếu làm giảm tỷ lệ sinh con thứ 3
trở lên ở huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang" làm tiểu luận cuối khó học.
Trong quá trình học tập, bồi dưỡng kiến thức tại Viện Dân số & các
vấn đề xã hội, tôi đã được các thầy giáo, cô giáo truyền đạt cho những kiến
thức cơ bản, có hệ thống về công tác DS-KHHGĐ. Tuy nhiên, với thời gian
có hạn, tôi chỉ chọn một vấn đề nhỏ đang được coi là nổi cộm ở địa phương
làm nội dung thu hoạch cuối khoá.
Tôi xin chân thành cảm ơn Vụ tổ chức Cán bộ - Tổng cục Dân số - Kế
hoạch hoá gia đình; Viện Dân số & các vấn đề xã hội, trường Đại học Kinh tế
Quốc dân cùng toàn thể các thẩy giáo, cô giáo đã giúp tôi hoàn thành khoá
học và bài tiểu luận này;
Hy vọng với những giải pháp đưa ra, từng bước làm giảm tỷ lệ sinh con
thứ 3 trên địa bàn huyện, góp phần chung vào việc thực hiện các chỉ tiêu giảm
sinh và thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của huyện Tân Yên nói
riêng và của tỉnh Bắc giang nói chung.
Nội dung của đề tài gồm 5 phần:
Phần I: Đặt vấn đề
Phần II: Mục tiêu - phương pháp nghiên cứu
Phần III: Thực trạng vấn đề sinh con thứ 3 ở huyện Tân Yên, tỉnh Bắc
Giang trong những năm 2005 - 2008.
Phần IV: Nguyên nhân
Phần V: Một số giải pháp cơ bản góp phần làm giảm tỷ lệ sinh con thứ
3 trên địa bàn huyện Tân Yên, tỉnh Bắc giang.
Tài liệu tham khảo
Nghiên cứu dựa vào lý thuyết đã học trên lớp;
Số liệu từ các báo cáo công tác DS-KHHGĐ của huyện Tân Yên;



Pháp lệnh Dân số
Nghị quyết số 13/NQ-HĐND của hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Giang
khoá 17.
Thông tin từ các phương tiện thông tin đại chúng…
* Các từ viết tắt trong đề tài:
DS-KHHGĐ: Dân số - Kế hoạch hoá gia đình;
CSSKSS: Chăm sóc sức khoẻ sinh sản.
KHHGĐ: Kế hoạch hoá gia đình.


PHẦN THỨ HAI
MỤC TIÊU, PHƯƠNG PHÁP VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU.
1. Mục tiêu nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu, tìm hiểu cơ sở lý luận và thực tiễn công tác DSKHHGĐ; vị trí, vai trò của công tác DS-KHHGĐ trong phát triển kinh tế - xã
hội. Qua đó đánh giá kết quả thực hiện công tác DS-KHHGĐ, tỷ lệ sinh con
thứ 3 của huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang từ năm 2005 đến nay, đồng thời đề
ra một số giải pháp nhằm giảm sinh, giảm tỷ lệ sinh con thứ 3 trong giai đoạn
2008 - 2010.
2. Phương pháp nghiên cứu
Dùng phương pháp so sánh (so sánh theo thời gian, so sánh theo không
gian) và phương pháp phân tích hồi cứu là chủ yếu.
3. Địa bàn nghiên cứu
Đề tài này chỉ nghiên cứu trong phạm vi địa bàn huyện Tân Yên, tỉnh
Bắc Giang - nơi có mức sinh con thứ 3 đang tăng trở lại.


PHẦN THỨ BA
THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH SINH CON THỨ 3 TẠI HUYỆN
TÂN YÊN, TỈNH BẮC GIANG NHỮNG NĂM 2005- 2008.

1. Về điều kiện tự nhiên:
Tân Yên là một huyện miền núi, cách trung tâm thành phố Bắc giang
15 km về phía Tây bắc của tỉnh Bắc Giang. Phía bắc giáp huyện Yên Thế;
phía đông giáp huyện Lạng Giang; phía nam giáp thành phố Bắc Giang và
huyện Việt Yên; phía Tây giáp huyện Hiệp Hoà và huyện Phú Bình tỉnh Thái
Nguyên. Huyện có 22 xã và 2 thị trấn, gồm 21 xã, thị trấn là miền núi và 3 xã
trung du. Diện tích tự nhiên: 20.330ha, trong đó: đất nông nghiệp là: 11.300
ha, chiếm 55,6% diện tích tự nhiên; đất lâm nghiệp; 2.300 ha, chiếm 11,3%
diện tích tự nhiên; đất chuyên dùng là: 2.700 ha, chiếm 13,3% diện tích tự
nhiên; đất ở 1.560ha, chiếm 7,7% diện tích tự nhiên; đất công nghiệp - dịch
vụ: 195 ha, chiếm gần 1% diện tích tự nhiên, đất chưa sử dụng là: 2.275ha,
chiếm 11,1%.
2. Về kinh tế - xã hội.
Tân Yên là một huyện thuần nông giàu truyền thống cách mạng, nhân
dân Tân Yên cần cù, chịu khó, năng động sáng tạo, luôn chấp hành tốt chính
sách pháp luật của Đảng và Nhà nước.
Tân Yên là huyện nông nghiệp thuần tuý, nông nghiệp giữ vai trò quan
trọng trong nền kinh tế của huyện, nông nghiệp chiếm 88% trong cơ cấu kinh
tế, tạo việc làm và thu nhập cho 92% dân cư nông thôn.
Cơ sở hạ tầng: điện, đường, trường, trạm được cấp uỷ chính quyền
quan tâm đầu tư xây dựng đáp ứng nhu cầu của nhân dân địa phương; 24/24
xã, thị trấn có lưới điện quốc gia, 100% thôn, xóm có điện sinh hoạt và sản
xuất. Trình độ dân trí dần được nâng cao, đời sống nhân dân được cải thiện,
không có trẻ em thất học mù chữ, có trên 90% hộ gia đình có phương tiện


nghe nhìn, trên 70% hộ gia đình có xe máy, tỷ lệ hộ gia đình nghèo theo
chuẩn mới chỉ chiếm hơn 10%.
Với lợi thế của 2 tuyến đường quốc lộ chính là 284 và 295 nối Tân Yên
với trung tâm tỉnh Bắc giang và với các tỉnh Bắc Ninh, Thái nguyên, Lạng

Sơn; tạo mối giao lưu kinh tế, chính trị thuận lợi. Với cơ chế vận dụng thông
thoáng và kịp thời, đến nay đã và đang thu hút các doanh nghiệp tại địa bàn
huyện và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đầu tư vào các khu công
nghiệp của huyện, làm cho nền kinh tế của huyện đang dần thay đổi và khởi
sắc.
Những năm gần đây, đời sống của nhân dân đã được cải thiện đáng kể
nhưng cũng còn nhiều thách thức , đó là: kinh tế phát triển chưa ngang tầm
với tiềm naăg có được; các tệ nạn xã hội như cờ bạc, mại dâm, buôn bán ma
tuý, nghiện ngập, ly hôn đã len lỏi về tận các thôn xóm và có chiều hướng gia
tăng. Đặc biệt một số giá trị đạo đức bị xói mòn, băng hoại làm ảnh hưởng
không nhỏ đến đời sống kinh tế - xã hội của mỗi người dân và là những lực
cản lớn của công tác DS-KHHGĐ của huyện nhà.
3. Về giáo dục - đào tạo:
Toàn huyện có 24 trường mầm non, 27 trường Tiểu học, 24 trường
Trung học cơ sở và 5 trường trung học phổ thông. Chất lượng giáo dục đào
tạo ngày càng được nâng cao, có nhiều học sinh đạt giải quốc gia và giải tỉnh
ở các môn học. Tỷ lệ người trong độ tuổi 15 - 18 có bằng tốt nghiệp trung học
cơ sở đạt 98,18%; ở độ tuổi 18 - 21 có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông,
bổ túc trung học phổ thông đạt 62% , tuy nhiên tỷ lệ có bằng nghề còn thấp.
4. Về công tác y tế:
Huyện có hệ thống mạng lưới y tế gồm:
Trung tâm y tế dự phòng : có khoa CSSKSS/KHHGĐ.
Phòng Y tế : có 2 bác sỹ, một cử nhân điều dưỡng, 1 dược sĩ trung học.
Bệnh viện đa khoa huyện: có 120 giường bệnh.


24 đơn vị xã, thị trấn: 100% số xã, thị trấn có trạm y tế, trong đó có
15/24 xã đạt chuẩn quốc gia về y tế có đủ bác sĩ, y sỹ sản nhi, đủ trang thiết bị
chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân, đặc biệt là có đủ trang thiết bị trình độ
chuyên môn kỹ thuật thực hiện dịch vụ CSSKSS/KHHGĐ: đặt dụng cụ tử

cung, khám chữa phụ khoa và thực hiện tư vấn về SKSS/KHHGĐ.
5. Về dân số và vấn đề sinh con thứ 3:
Năm 2000, dân số Tân Yên khoảng 15,4 vạn người, đến nay đã tăng lên
trên 17 vạn người, trong đó có khoảng 80% dân số thuần nông.
Dưới đây là bảng số liệu quy mô dân số từ năm 2005 - 2008.
Năm
2005
2006
2007
2008 (10 tháng)

Số sinh
2.126
2.223
2.477
1.969

Dân số trung bình
165.573
167.434
169.987
171.947

Theo bảng số liệu trên ta thấy: Dân số Tân Yên tăng đột biến trở lại từ
năm 2007. Sự biến động quy mô dân số này có sự biến động dân số tự nhiên
và biến động cơ học. Biến động quy mô dân số về cơ học diễn ra nhanh, với
quy mô lớn. Trung bình mỗi năm số người nhập cư đến huyện khoảng 1.000
người. Tốc độ đô thị hoá của huyện gần đây tăng nhanh do mở rộng các khu
công nghiệp và hệ quả của nó là số dân nhập cư tới huyện ngày càng nhiều.
Sự di cư này chủ yếu là di cư tự do và làm cho nhà quản lý địa phương rất

khó kiểm soát.
Dưới đây là bảng số liệu biến động dân số từ năm 2005 - 2008:
Năm
2005
2006
2007
2008 (10 tháng)

Số di
540
617
850
1.150

Số đến
605
737
1.110
1.550

Số người chuyển đi có tăng nhưng tăng chậm, ngược lại thì dòng
chuyển đến tăng nhanh. So sánh giữa năm 2008 với năm 2005 thì năm 2008


đã tăng gấp 6 lần so với năm 2005. Dòng người lưu chuyển đến huyện đa số
đang ở tuổi lao động và đây cũng chính là những nhóm người trong độ tuổi
sinh đẻ (từ 15 - 49 tuổi), có mức sinh sản cao, nhóm người này cũng chính là
một trong những nguyên nhân làm tăng dân số của huyện. Đây thực sự là một
thách thức lớn đối với những người làm công tác DS - KHHGĐ của huyện.
Việc đô thị hoá nhanh vượt trước cả trình độ dân trí của người địa

phương vốn là những người nông dân nay không đất để canh tác nhưng lại
sẵn đồng tiền được đền bù khi đất nông nghiệp bị thu hồi nên rất nhiều vấn đề
xã hội đã nảy sinh như: tệ nạn cờ bạc, nghiện hút, mại dâm. Trong khi đó tư
tưởng lạc hậu "Trọng nam khinh nữ" vẫn tồn tại cũng là những thách thức lớn
cho chính quyền địa phương.
Cùng với sự chuyển động về quy mô dân số theo hướng gia tăng dân số
trở lại thì vấn đề đáng quan tâm là mức sinh con thứ 3 cũng có chiều hướng
gia tăng:
Năm

Tổng số sinh

Trong đó sinh

Chiếm tỷ lệ (%)

con thứ 3
2005
2.126
203
9,5
2006
2.223
224
10,0
2007
2,477
278
11,2
2008 (10 tháng)

1.969
245
12,4
Như vậy, khẳng định rằng có tình trạng sinh con thứ 3 ở Tân Yên và
tình trạng này ngày một gia tăng, đặc biệt từ năm 2007. Tình trạng này xuất
hiện ở hầu hết các xã trong địa bàn huyện, điển hình là xã Ngọc Châu, chiếm
tới 20%, xã Ngọc Vân: chiếm 18% , xã Ngọc Lý: chiếm 16,6% ….và đã tác
động xấu đến công tác DS-KHHGĐ của huyện nhà.
Điều đáng chú ý là trong số những đối tượng sinh con thứ 3 cũng có
người là cán bộ công chức, đảng viên, kể cả những người có nhận thức. Đối
tượng này chiếm khoảng 12% còn lại là nông dân. Tuy chiếm một tỷ lệ nhỏ ở
địa phương nhưng đối tượng sinh con thứ 3 là cán bộ, công chức, đảng viên
đã tạo nên một cản trở cho việc tuyên truyền, giáo dục người dân thực hiện


chính sách DS-KHHGĐ, làm cho người dân thiếu tin tưởng và thực hiện đúng
chính sách.
Vấn đề sinh con thứ 3 đang tăng trở lại ở Tân Yên nói riêng cũng như ở
các địa phương khác trong cả nước nói chung, đã làm cho việc thực hiện mục
tiêu đạt được mức sinh thay thế vào năm 2008 như chiến lược Dân số Việt
Nam năm 2001 - 2010 đã đề ra và ổn định quy mô dân số đã khó khăn lại
càng khó khăn hơn.
Sinh con thứ 3 cũng như dân số đang tăng trở lại đã kéo theo một loạt
các vấn đề cần giải quyết ở Tân Yên. Đó là việc làm cho người lao động, sự
quá tải về cơ sở hạ tầng, đường giao thông xấu, mật độ giao thông lớn. Nước
sạch khan hiếm, không đủ cung cấp cho nhu cầu của người dân, phần lớn
người dân vãn dùng nước giếng tự đào, tự khoan. Các trạm y tế, bệnh viện đa
khoa thường xuyên xảy ra tình trạng quá tải bệnh nhân. Trường học với cơ sở
vật chất còn thiếu thốn, số học sinh đến lớp bị quá tải so với khả năng của
trường lớp khiến cho việc dạy và học không đảm bảo chất lượng. Sự xuống

cấp của môi trường xung quanh như bụi, tiếng ồn, rác thải; không gian xanh
bị thu hẹp, khu vui chơi giải trí cho các cháu không đủ.
Diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp, người nông dân địa phương chưa
được đào tạo nghề thay thế nên tỷ lệ thất nghiệp ngày càng gia tăng, các tệ
nạn xã hội vì thế cũng gia tăng theo như: cờ bạc, nghiện hút, mại dâm…


PHẦN THỨ TƯ
NGUYÊN NHÂN CỦA TÌNH HÌNH TRÊN
Nguyên nhân dẫn đến sinh con thứ 3 ở Tân Yên có nhiều, trong đó tập
trung ở những nguyên nhân cơ bản sau:
1. Thiếu sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền:
Trong thời gian vừa qua, công tác DS-KHHGĐ chưa nhận được sự
quan tâm sâu sát, chỉ đạo kịp thời của các cấp uỷ đảng, chính quyền, đoàn thể.
Tâm lý chủ quan, thoả mãn với những kết quả bước đầu dẫn đến trì trệ, buông
lỏng lãnh đạo, chỉ đạo và không kiên định thực hiện chính sách DS-KHHGĐ
ở các cấp, các ngành. Không nhận thức đầy đủ tính chất khó khăn, phức tạp,
lâu dài của công tác DS-KHHGĐ trong bối cảnh kinh tế, văn hoá, tâm lý của
người dân hiện nay. Nhiều nơi còn cho rằng công tác DS-KHHGĐ không
quan trọng bằng những công tác khác. Không những thế một số cấp uỷ chính
quyền chưa thực sự quan tâm mà chỉ thể hiện trên lý thuyết và quan điểm
chung chung chứ không có chương trình hành động, cơ chế chính sách cụ thể.
Một số cán bộ, công chức, đảng viên cũng không nhận thức đầy đủ về chính
sách DS-KHHGĐ nên đã sinh con thứ 3. Điều đó càng gây khó khăn cho
công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về DS-KHHGĐ đối với
người dân.
Từ nhận thức chưa đầy đủ, sự lãnh đạo không kịp thời nen hoạt động
DS-KHHGĐ cũng chưa nhận được sự quan tâm đầu tư thoả đáng về nguồn
lực, vật lực cũng như ngân sách tài chính cho hoạt động này. Việc đầu tư chưa
phù hợp đối với chương trình dân số không chỉ ở Tân Yên mà ở phạm vi cả

tỉnh, cả nước.
Chế độ phụ cấp động viên, khuyến khích đội ngũ cán bộ làm công tác
DS-KHHGĐ ở cơ sở còn rất nhiều hạn chế, nhất là đối với đội ngũ công tác
viên - những con người khởi đầu cho sự thành công của công tác DSKHHGĐ. Hiện nay, mỗi cộng tác viên chỉ mới nhận từ 40.000 -


50.000đồng/tháng là quá thấp và không phù hợp với giá cả thị trường, mức
sinh hoạt tối thiểu. Các cuộc họp quan trọng của xã cán bộ dân số không được
mời tham dự vì coi công tác DS-KHHGHĐ không quan trọng; có nơi còn
chưa có phương tiện cũng như phòng làm việc.
2. Do nhận thức chưa đúng về câu từ trong Pháp lệnh dân số:
Chúng ta đều biết, dư luận vừa qua có rất nhiều ý kiến, nhất là tại địa
phương đều cho rằng nguyên nhân chính dẫn đến sinh con thứ 3 là do Pháp
lệnh dân số, cụ thể là điều 10: "Mỗi cặp vợ chồng và cá nhân có quyền: quyết
định về thời gian sinh con, số con và khoảng cách giữa các lần sinh phù hợp
với lứa tuổi, tình trạng sức khoẻ, điều kiện học tập, lao động, công tác, thu
nhập và nuôi dạy con của cá nhân, cặp vợ chồng trên cơ sở bình đẳng".
Điều 10 là điều quy định về quyền và nghĩa vụ của mỗi cặp vợ chồng,
cá nhân trong việc thực hiện KHHGĐ. Quyền thì như vậy, nhưng nghĩa vụ
cũng chỉ là sử dụng biện pháp tránh thai (Điểm a, khoản 2, điều 10), tránh các
bệnh lây qua đường tình dục (điểm b, khoản 2, điều 10) và "Thực hiện các
nghĩa vụ khác liên quan đến CSSKSS, KHHGĐ". Trở lại điều 4 của pháp lệnh
cũng chỉ là những nghĩa vụ chung chung, trong đó đáng chú ý là "Thực hiện
KHHGĐ; xây dựng quy mô gia đình ít con, no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh
phúc và bền vững" (Điểm a, khoản 2, điều 4). Đến phần định nghĩa về
KHHGĐ tại khoản 9, điều 3 và điều 9 pháp lệnh cũng không thấy quy định từ
1 - 2 con và trong cả pháp lệnh không thấy nói đến quy mô gia đình ít con thế
nào.
Như vậy, người dân thì cứ nói rằng Pháp lệnh quy định được đẻ thoải
mái và pháp lệnh có giá trị pháp lý cao hơn nghị định, nghị định không được

quy định trái tinh thần pháp lệnh.
3. Do công tác thông tin tuyên truyền chưa đạt hiệu quả cao:
Như trên đã trình bày về việc nhận thức chưa đúng về pháp lệnh dân số
của một bộ phận người dân. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần xem xét về công


tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật của những cán bộ làm công tác truyền
thông DS-KHHGĐ.
Chúng ta đều biết, cách hiểu và suy diễn văn bản pháp luật như vậy của
một bộ phận người dân là không đúng và những người làm công tác DSKHHGĐ càng hiểu rõ điều đó hơn ai hết và phải giải thích cho người dân hiểu
được đúng nội dung và tinh thần pháp lệnh. Nhưng ở đây, hoạt động truyền
thông đã không làm tốt việc đó và cũng lúng túng chờ sự hướng dẫn từ cấp
trên trong khi đó có những địa phương khác đã làm tốt công tác tuêyn truyền
này.
Có nhiều lúc công tác truyền thông còn nghèo nàn, nhàm chán về nội
dung và hình thức, nhiều khi không phù hợp với đối tượng, chưa tổ chức hoạt
động sâu rộng tại cơ sở, chưa kêu gọi được sự tham gia của các ban, ngành,
đoàn thể ở địa phương, chưa tập trung vào những đối tượng có vai trò ảnh
hưởng lớn trong cộng đồng, chưa phân định được cá đối tượng cụ thể để có
biện pháp tuyên truyền thích hợp, có hiệu quả. Nội dung truyền thông nhạt
nhẽo, chưa có sức thuyết phục cao nên rất khó khăn trong việc khắc phục tư
tưởng trọng nam khinh nữ, bất bình đẳng giới của số không nhỏ các cặp vợ
chồng ở vùng nông thôn như hiện nay.
Công tác thông tin, truyền thông còn nhiều hạn chế như vậy nên là một
trong những nguyên nhân quan trọng làm tăng tỷ lệ sinh con thứ 3 trên địa
bàn huyện Tân Yên trong mấy năm qua.
4. Do tư tưởng trọng nam khinh nữ, tâm lý muốn sinh con trai để nối
dõi tông đường; đông con nhiều của nên muốn sinh thêm con:
Đây là nguyên nhân rất quan trọng vì dù họ đã được tuyên truyền, vận
động, giáo dục chính sách pháp luật về dân số nhưng tư tưởng muốn sinh

thêm con trai để nối dõi đã in sâu vào tiềm thức của họ, do vậy họ cố tình sinh
con; kể cả những gia đình đã có đủ con trai, con gái hoặc 2 con trai họ cũng
vẫn muốn sinh thêm con, theê con thêm của. Những gia đình này sinh thêm
con thứ 3 được thì những gia đình có 2 con là gái càng khát khao sinh thêm


con để có "quý tử" nối dõi tông đường, thờ cúng cha mẹ, ông bà, như vậy mới
"dài đời hơn".
Theo kết quả tổng hợp ở Tân Yên có tới hơn 905 trường hợp sinh con
thứ 3 là sinh con một bề (gái) và họ cố sinh thêm 1 con trai đề nối dõi tông
đường. Một tỷ lệ nhỏ còn lại thì mong muốn có cả con trai lẫn con gái.
Và kết quả điều tra mẫu tháng 12/2007 trên 1000 mẫu ở huyện Tân Yên
do Uỷ ban DS-GĐ-TE huyện điều tra khi được hỏi có nhất thiết phải có con
trai hay không thì có 55% trả lời là "có".
Như vậy, tâm lý "trọng con trai" còn khá phổ biến.
Một điều đáng quan tâm là tỷ lệ coa lại là khu vực 2 thị trấn, 1 thị tứ nơi vẫn được coi là trình độ dân trí cao hơn, chiếm 61,4% trong số các câu trả
lời "có" , các xã còn lại là 38,6%. Điều này cũng liên quan tới hiện tượng hiện
nay là một bộ phận người dân có điều kiện về kinh tế lại rất muốn có thêm
con, dù họ đã có 2 con (cả trai, cả gái hoặc 2 con trai).Vì vậy, chúng ta cần có
nghiên cứu nghiêm túc và sâu hơn về vấn đề này. Như vậy, trong một đất
nước còn có những ảnh hưởng nhất định của tư tưởng Nho giáo thì tâm lý
trọng nam vẫn còn tồn tại và nó là một trong những nguyên nhân quan trọng
làm tăng mức sinh nói chung và sinh con lần thứ 3 nói riêng hiện nay.
Do nhận thức không đúng , do tư tưởng lệch lạc khi sinh con đã in sâu
vào suy nghĩ của họ, kết hợp với tính lạc hậu, bảo thủ của người nong dân thì
dù có tích cực tuyên truyền, vận động đến đâu cũng không phải trong một
sớm một chiều mà dễ dàng thay đổi được họ. Đây cũng là khó khăn lớn của
huyện Tân Yên trong công tác tuyên truyền, vận động thực hiện giảm sinh.
5. Do chưa xử lý nghiêm các cán bộ, công chức, đảng viên vi phạm
chính sách DS- KHHGĐ:

Người Đảng viên là tấm gương để nhân dân noi theo. Do vậy khi cán
bộ đảng viên sinh con thứ 3 mà không bị xử lý, kỷ luật đã gây dư luận không
tốt trong quần chúng nhân dân, và đây cũng là nguyên nhân quan trọng góp
phần làm tăng tỷ lệ sinh con thứ 3 của huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang trong


những năm gần đây. Trong những năm 2002- 2007 tỷ lệ sinh con thứ 3 trong
đội ngũ cán bộ, công chức có xu hướng tăng nhẹ. Mặc dù con số này không
nhiều so với tổng số sinh con thứ 3 trên địa bàn nhưng nó có ảnh hưởng rất
lớn đến công tác vận động thực hiện chính sách DS-KHHGĐ. Mặt khác,
những cán bộ, công chức, đảng viên khi sinh con thứ 3 tức là đã vi phạm
chính sách, pháp luật của nhà nước về dân số nhưng chưa bị xử lý, kỷ luật
nghiêm theo quy định mặc dù tỉnh uỷ, HĐND tỉnh Bắc Giang đã quy định rõ
hình thức kỷ luật đối với cán bộ, công chức, đảng viên và cán bộ lãnh đạo vi
phạm chính sách dân số nhưng giữa các huyện trên địa bàn tỉnh lại áp dụng
các hình thức xử lý rất khác nhau. Trong nguyên nhân này, nguyên nhân sâu
xa là do có nhiều nhận thức sai cho rằng từ khi pháp lệnh dân số ra đời thì
những quy định của tỉnh không còn hiệu lực, nên việc xử lý cán bộ, đảng viên
sinh con thứ 3 không kiên quyết như trước.
6. Việc cung cấp dịch vụ biện pháp tránh thai còn chưa đa dạng, thuận
tiện cho người sử dụng:
Hiện nay vẫn còn tồn tại hình thức giao/áp chỉ tiêu kế hoạch từ trên
xuống mà ít xem xét điều kiện thực tiễn tại cơ sở. Trong đó đáng chú ý là giao
chỉ tiêu thực hiện biện pháp đình sản. Khi tư vấn cho đối tượng sử dụng còn
chưa cung cấp đầy đủ thông tin, ít quan tâm đến tính đặc thù riêng của từng
địa phương để lựa chọn biện pháp tránh thai cho phù hợp.
Trên đây là nhữgn nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng sinh con thứ
3 tăng trở lại. Những nguyên nhân này không chỉ đúng với Tân yên mà gần
như mang tính điển hình đối với tất cả các địa phương khác trong tỉnh Bắc
giang.



PHẦN THỨ NĂM
MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN GÓP PHẦN LÀM GIẢM TỶ LỆ
SINH CON LẦN THỨ 3 TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TÂN YÊN, TỈNH
BẮC GIANG.
Từ những nguyên nhân ở Tân Yên nêu trên cũng như xem xét trong
một số địa phương khác, để ngăn chặn tình trạng sinh con thứ 3 đang gia tăng,
theo tôi ngành DS-KHHGĐ dịa phương cần chú trọng những giải pháp cơ bản
sau:
1. Giải pháp về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và các
cấp chính quyền:
Tăng cường sự lãnh đạo của cấp uỷ Đảng và chính quyền các cấp về
công tác DS-KHHGĐ, tập trung tổ chức thực hiện tốt nội dung nghị quyết số
47 - NQ/TW ngày 22/3/2005 của Bộ Chính trị về "Tiếp tục đẩy mạnh thực
hiện chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình", các văn bản hướng dẫn
thực hiện ban khoa giáo Trung ương; chương trình hành động số 74 - CTr/TU
ngày 25/7/2005 của tỉnh uỷ, quyết định số 27/QĐ-UBND của UBND tỉnh Bắc
giang ngày 6/4/2006 về việc thực hiện quyết định số 09 của thủ tướng chính
phủ và kế hoạch số 84/KH-HY ngày 28/6/2005 của ban thường vụ Huyện uỷ
Tân yên về việc thực hiện nghị quyết số 47/NQ-TW.
Xây dựng các chỉ tiêu về phát triển dân số, về sinh con thứ 3 vào kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm của mõi ngành, mỗi cấp, mỗi đơn
vị có biện pháp kiểm soát được sự gia tăng sinh con thứ 3 và khống chế ở
mức 8% năm 2010.
Tăng cường công tác kiểm tra giám sát, đưa công tác DS - KHHGĐ trở
thành một nội dung quan trọng trong chương trình hoạt động của các cấp, các
ngành trong huyện, gắn kết quả thực hiện các nhiệm vụ có liên quan tới công
tác DS - KHHGĐ vào phong trào thi đua chung của mỗi địa phương, đơn vị.



2. Giải pháp truyền thông nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi
thực hiện chính sách DS-KHHGĐ:
Công tác truyền thông có vai trò quan trọng, quyết định 505 sự thành
công của chương trình DS-KHHGĐ. Một trong những nguyên nhân gây tăng
sinh giai đoạn vừa qua là do ý thức trọng nam còn tồn tại nặng nề trong nhân
dân, vì vậy giải pháp truyền thông phải là giải pháp được ưu tiên hàng đầu để
nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi sinh đẻ của nhân dân, khắc phục
những phong tục tập quán lạc hậu, tư tưởng trọng nam khinh nữ...Vì vậy, cần
tiếp tục làm tốt công tác truyền thông trong thời gian tới. Tuy nhiên phải đổi
mới phương pháp và lựa chọn đối tượng ưu tiên phù hợp để nâng cao hiệu
quả truềyn thông, cụ thể như sau:
a. Về đối tượng truyền thông.
Cần tuyên truyền sâu rộng tới mọi đối tượng nhân dân, tuy nhiên trong
điều kiện các nguồn lực còn nhiều hạn chế, cần phải chọn các nhóm ưu tiên
để có biện pháp và nội dung truyền thông phù hợp. Cần lựa chọn các nhóm
đối tượng ưu tiên sau:
- Nhóm đối tượng là cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý các cấp, cán bộ
đảng viên: đây là nhóm đối tượng nòng cốt để lãnh đạo và truyền thông. Qua
nhóm đối tượng này sẽ triển khai tuyên truyền, phổ biến các quy định và tổ
chức thực hiện ở các cấp cơ sở theo đúng chủ trương, đường lối của đảng,
những quy định của nhà nước và páhp luật. Qua nhóm đối tượng này, các chỉ
tiêu về thực hiện chính sách DS-KHHGĐ sẽ được xay dựng trong các chương
trình kế hoạch công tác của từng địa phương, đơn vị hàng năm; đồng thời
nâng cao vai trò trách nhiệm của cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý các cấp
trong việc gương mẫu chấp hành chính sách DS-KHHGĐ của Đảng và Nhà
nước.
- Nhóm đối tượng là nam giới, đặc biệt là nam giới trong các gia đình
có 2 con là gái (đây là nhóm đối tượng không được ưu tiên quan tâm tuyên
truyền trong giai đoạn vừa qua).



- Nhóm đối tượng là nông dân, ở nông thôn, ưu tiên khu vực đồng bằng
đông dân. Đây là nhóm đối tượng có mức sinh cao nhát, đồng thời cũng là đối
tượng không được hưởng ưu tiên trong công tác truyền thông tư vấn của
chương trình trong thời gian qua.
- Nhóm phụ nữ đã có 2 con là gái trong độ tuổi từ 25 đến 35 tuổi.
b. Về nội dung truyền thông.
-Tuyên truyền về quan điểm, chủ trương, đường lối của đảng, chính
sách pháp luật và các quy định của nhà nước về công tác DS-KHHGĐ. Tuyên
truyền giáo dục về dân số và phát triển, về xây dựng mô hình gia đình ít con
(có từ 1 đến 2 con), no ấm, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc; về vai trò của gia
đình và thực hiện bình đẳng giới trong lĩnh vực chăm sóc SKSS/KHHGĐ.
- Tuyên truyền nâng cao kiến thức về chăm sóc SKSS/KHHGĐ, về các
bệnh lênh truyền qua đường tình dục, về những nguy cơ ảnh hưởng đến sức
khoẻ trong quá trình chửa đẻ, đặc biệt là chửa đẻ nhiều lần....
- Tuyên truyền về sử dụng các biện pháp tránh thai: cung cấp đầy đủ
thông tin về các phương tiện tránh thai (những lợi ích và những hạn chế, tai
biến có thể xảy ra) cho các đối tượng có nhu cầu để họ có khả năng tự lựa
chọn biện pháp phù hợp với điều kiện cụ thể của mình.
- tư vấn trực tiếp đến các nhóm đối tượng, tập trung vào các nhóm có
nguy cơ sinh con lần thứ 3 cao, sinh con một bề, nhóm phụ nữ đang nuôi con
nhỏ dưới 2 tuổi và bà mẹ đang mang thai về các kiến thức KHHGĐ, nuôi con
theo khoa học.
- Tăng cường tuyên truyền tư vấn tới nhóm đối tượng, vùng tôn giáo
còn nhận thức yếu về công tác DS-KHHGĐ. Thực hiện điều chỉnh tốt các lần
sinh của các cặp vợ chồng, đối tượng có nguy cơ sinh thêm.
c. Phương pháp truyền thông.
Tuỳ từng đối tượng để có phương pháp truyền thông phù hợp, coi trọng
truyền thông trực tiếp, truyền thông nhóm. Người làm công tác truềyn thông



phải đựoc tập huấn, đào tạo để có kỹ năng tổ chức tốt các cuộc truyền thông
đạt hiệu quả cao.
3.Giải pháp về tổ chức:
Kiện toàn tổ chức bộ máy của trung tam DS-KHHGĐ tuyến huyện và
ổn định đội ngũ cán bộ chuyên trách theo thông tư 04/2008/TT-BYT. Mỗi cấp
phải có đủ cán bộ và có năng lực để hoàn thành nhiệm vụ. Cán bộ DSKHHGĐ phải được đào tạo cơ bản để nâng cao hiệu quả quản lý, có chế độ
thù lao phù hợp, hỗ trợ và thu hút cán bộ để đội ngũ cán bộ đủ mạnh và ổn
định để đáp ứng các nhiệm vụ theo yêu cầu mới. (Hiện nay trung tâm DSKHHGĐ cấp huyện mới chỉ có 4 biên chế; cán bộ chuyên trách cấp xã: 1
người với mức tiền phụ cấp hàng tháng thấp; cấp thôn có 1 công tác viên,
mức trợ cấp 40.000 - 50.000đ/tháng, cộng tác viên lại dễ bị thay đổi nên
không thể đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ).
Nên lồng ghép chức năng nhiệm vụ cho một cán bộ cơ sở thôn xóm,
khu phố làm 3 nhiệm vụ: màng lưói y tế thôn, cộng tác viên dinh dưỡng, cộng
tác viên dân số. Đội ngũ này phải được ổn định lâu dài, được đào tạo những
kiến thức phổ cập để hoạt động.
4. Giải pháp về mở rộng, nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc
SKSS/KHHGĐ:
Nâng cao chất lượng các cơ sở dịch vụ của nhà nước hiện có (các cơ sở
y tế nhà nước, hệ thống cung ứng dịch vụ thuộc trung tâm DS-KHHGĐ
huyện, y tế cơ sở), khuyến khích mở rộng các dịch vụ tư nhân trong khuôn
khổ của pháp luật, hạn chế tối đa có thai ngoài ý muốn, giảm nhanh nạo phá
thai, từng bước nâng cao chất lượng dân số.
Lồng ghép dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ với truyền thông giáo dục
thay đổi hành vi nâng cao nhận thức, trách nhiệm chấp nhận các biện páp
tránh thai, trên cơ sở cung cấp thông tin một cách dầy đủ, chính xác về các
biện pháp tránh thai giúp người dân có cơ hội lựa chọn biện pháp t6ránh thai
phù hợp, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ bà mẹ trẻ em.



5. Giải pháp đẩy mạnh xã hội hoá:
Đẩy mạnh công tác xác hội hoá trong lĩnh vực công tác DS-KHHGĐ,
huy động sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội tham gia công tác DS-KHHGĐ,
tạo điều kiện thuận lợi để mỗi cá nhân, gia đình và cộng đồng tự nguyện và
chủ động tham gia. Đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động "toàn dân đoàn kết
xây dựng đời sống văn hoá" mà nòng cốt là xây dựng gia đình văn hoá với 4
tiêu chuẩn, trong đó có tiêu chí "Thực hiện kế hoạch hoá gia đình, mỗi cặp vợ
chồng chỉ sinh 1 đến 2 con".
6. Giải pháp về giáo dục
Dân số và giáo dục có mối quan hệ mật thiết, tác động lẫn nhau. Do đó
giảm tỷ lệ gia tăng dân số phải đi đôi với phát triển giáo dục, ổn định quy mô
dân số gắn với đầu tư phát triển giáo dục là một giải pháp chiến lược lâu dài,
có tính bền vững. Tăng nguồn lực đầu tư cho giáo dục, tiếp tục thực hiện phổ
cập giáo dục trung học phổ thông, từng bước đưa chương trình giáo dục dân
số và giáo dục giới tính vào chương trình giáo dục trong nhà trường phù hợp
với từng độ tuổi học sinh. Tạo mọi điều kiện và cơ hội để phụ nữ và trẻ em
tiếp cận và sử dụng các dịch vụ giáo dục. Nâng cao trình độ học vấn cho phụ
nữ và trẻ em gái, nhất là phụ nữ và trẻ em gái ở vùng khó khăn, miền núi.


ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ
Đề nghị các cấp uỷ đảng quan tâm lãnh đạo công tác DS-KHHGĐ,
tránh tư tưởng chủ quan, buông lỏng trong lãnh đạo. Đề nghị tỉnh uỷ, Huyện
uỷ ra nghị quyết hoặc chỉ thị lãnh đạo các cấp uỷ đnảg tăng cường sự lãnh đạo
thực hiện tốt công tác DS-KHHGĐ, thực hiện tốt các chỉ tiêu kế hoạch của
địa phương về công tác DS-KHHGĐ, xử lý nghiêm đối với cán bộ, đảng viên
vi phạm chính sách DS-KHHGĐ.
Đề nghị trung ương, tỉnh tiếp tục ổn định tổ chức bộ máy làm công tác
DS-KHHGĐ các cấp đủ về số lượng, chất lượng chuyên môn để hoạt động có

hiệu quả.
Đề nghị UBND huyện tăng cường công tác chỉ đạo và tổ chức thực
hiện lồng ghép các nhiệm vụ chính trị của từng địa phương , đơn vị với công
tác DS-KHHGĐ ; tăng cường công tác kiểm tra giám sát việc tổ chức thực
hiện các chương trình mục tiêu, trong đó có chương trình DS-KHHGĐ.
Đề nghị Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh đầu tư kinh phí hỗ trợ địa phương
thực hiện các hoạt động truyền thông của chương trình DS-KHHGĐ tới các
đối tượng ưu tiên của huyện: vùng nông thôn, nam giới và phụ nữ trong độ
tuổi sinh đẻ đã có 2 con gái, vùng có mức sinh con thứ 3. Cụ thể: tiếp tục đầu
tư, thay thế trang thiết bị tuyên truyền hiện đại, phương tiện truyền thông
phục vụ công tác DS-KHHGĐ.
Đề nghị các cấp chính quyền có cơ chế khuyến khích động viên các tập
thể, cá nhân thực hiện tốt chính sách DS-KHHGĐ; đồng thời có biện pháp xử
lý nghiêm các trường hợp vi phạm chính sách DS-KHHGĐ theo nghị quyết
số 47/NQ - TW (xây dựng tăng thêm các mức khen thưởng, xử phạt đối với
các mức độ khác nhau: 3 năm, 5 năm, 10 năm).
Đề nghị mặt trận tổ quốc và các đoàn thể nhân dân tăng cường công tác
tuyên truyền vận động nhân dân và các hội viên của tổ chức mình chấp hành
và thực hiện tốt chính sách DS-KHHGĐ của đảng và Nhà nước nói chung và


các quy định của tỉnh, huyện nói riêng. Thực hiện quy mô gia đình ít con (có
1 hoặc 2 con), xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc.
KẾT LUẬN
Công tác DS-KHHGĐ nhằm thể hiện tốt chính sách dân số với mục
tiêu quy mô gia đình ít con, xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng , hạnh phúc,
tiến bộ và bền vững, có một ý nghĩa hết sức quan trọng to lớn trong đời sống
con người và xã hội, làm cho mỗi cá nhân, mỗi gia đình, toàn xã hội được
khẻo mạnh, có cơ hội, có điều kiện thuận lợi tham gia vào các hoạt động kinh
tế, văn hoá, chính trị, xã hội, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội ngày càng

phát triển, đất nước, xã hội phồn vinh.
Làm tốt công tác DS-KHHGĐ đòi hỏi phải có sự nỗ lực phấn đấu của
toàn đảng, toàn dân, toàn xã hội, ở mỗi giai đoạn, mỗi địa phương có những
đặc thù riêng. Đòi hỏi cơ quan quản lý nhà nước về công tác DS-KHHGĐ từ
trung ương đến từng địa phương phải nghiên cứu đóng góp, tham mưu tích
cực, sát thực cho lãnh đạo Đảng, chính quyền các cấp có hướng đi, giải pháp
thích hợp mới thực hiện được thắng lợi mục tiêu chiến lược dân số và giữ
vững thành quả, góp phần đắc lực vào chiến lược phát triển kinh tế - xã hội
của địa phương, đất nước.
Sinh con thứ 3 trở lên là một thực trạng đang được quan tâm trong công
tác DS-KHHGĐ của nước ta. Tân Yên - một huyện ngoại thành của tỉnh Bắc
Giang, không hẳn là nơi có trình độ dân chí thấp hay kinh tế - xã hội kém phát
triển nhưng cũng phải đối mặt với tình trạng sinh con thứ 3 trở lên. Nhận thức
và thực hiện quy mô gia đình ít con, khoẻ mạnh, xây dựng gia đình no ấm,
binhg đẳng, hạnh phúc và tiến bộ đã được đại bộ phận nhân dân chấp nhận và
tự giác thực hiện. Tuy nhiên còn một bộ phận rất nhỏ trong đó có cả cán bộ
đảng viên do thực tế khách quan hay chủ quan vẫn muốn sinh con thứ 3 hoặc


cố tìm kiếm để có con trai nối dõi tông đường. Do vậy làm cho mức sinh ở
huyện Tân Yên trong những năm qua đang tăng trở lại.
Để làm tốt công tác DS-KHHGĐ chúng ta cần phải làm tốt hơn nữa
công tác truyền thông giáo dục vận động làm chuyển biến mạnh mẽ nhận
thức, trách nhiệm thay đổi hành vi thực hiện tốt chính sách DS-KHHGĐ, để
tăng nhanh số người sử dụng các biện pháp tránh thai, giảm nhanh tỷ suất
sinh nhất là tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên "Gia đình ít con, tiến tới ổn định quy
mô dân số ở mức hợp lý để xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc, bình đẳng,
tiến bộ", nâng cao chất lượng dân số, phát triển nguồn lực chất lượng cao.
Đồng thời nhà nước, lãnh đạo địa phương tạo ra môi trường xã hội tốt hơn,
an toàn hơn. Kết hợp với các chính sách, chế độ phù hợp với lòng dân để

nhân dân thực hiện tốt hơn nữa công tác DS-KHHGĐ ở mọi đối tượng, mọi
tầng lớp nhân dân. Đặc biệt là lớp trẻ mới lớn lên và độ tuổi đang sinh đẻ
được nhận thức đúng, đầy đủ, chính xác về nội dung chăm sóc sức khoẻ sinh
sản, chính sách DS-KHHGĐ để biết chăm lo sức khoẻ nói chung, cùng với
các thành viên trong gia đình được chăm sóc và đảm bảo quyền lợi bình đẳng,
xoá bỏ tập tục trọng nam khinh nữ, đảm bảo quy mô gia đình ít con, khoẻ
mạnh, hạnh phúc, bình đẳng, bền vững. Thực hiện tốt công tác DS-KHHGĐ
phải đồng thời kết hợp chặt chẽ với công tác xây dựng chăm sóc bảo vệ giáo
dục gia đình và trẻ em chuẩn mực, cùng với các vấn đề xã hội khác để bảo
đảm chất lượng cuộc sống tốt đẹp cho toàn dân, góp phần vào việc phát triển
kinh tế -xã hội. Nâng cao chất lượng dân số Việt Nam, tạo nguồn lực đáp ứng
nhu cầu công nghiệp hoá - hiện đại hoá, hội nhập quốc tế, để Việt Nam trở
thành nước giàu mạnh, văn minh, bền vững.
Với thời gian học tập nghiên cứu không dài, do trình độ chuyên môn và
kiến thức của bản thân còn hạn chế nên đề tài còn có nhiều thiếu sót. Tôi rất
mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy, cô giáo và các đồng nghiệp
để giúp đỡ tôi hoàn thiện đầy đủ hơn cho nội dung của đề tài.
Xin trân trọng cảm ơn.


MỤC LỤC



×