Tải bản đầy đủ (.ppt) (37 trang)

một số biện pháp rèn đọc diễn cảm cho học sinh lớp 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1023.17 KB, 37 trang )

PHÒNG GD-ĐT TP. BẠC LIÊU
TRƯỜNG : TH PHƯỜNG 2

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM :
MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN ĐỌC DiỄN CẢM
CHO HỌC SINHLỚP 5
GV : NGUYỄN THỊ MINH NGUYỆT
THÁNG 3/NĂM 2011


I-LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI :
1-Đặt vấn đề :

-Trong trường Tiểu học phân môn Tập
đọc có vị trí đặc biệt quan trọng.
-Nó hình thành và phát triển cho học
sinh kĩ năng đọc.
-Làm cơ sở, nền móng cho mọi sự
phát triển, đặc biệt là cơ sở, nền móng
để tiếp thu các môn học khác.
-Dạy đọc chiếm phần lớn thời gian trên
lớp đối với học sinh.


-Biết đọc con người đã nhân khả năng
tiếp nhận lên nhiều lần.
-Đọc giúp cho con người hiểu biết, tiếp
thụ được nền văn minh của loài người.
-Đọc giúp con người bồi dưỡng tâm hồn,
tình cảm, có thể tự học cả đời.
-Đọc là cầu nối của mọi tri thức, của mọi


môn học.
Vì vậy dạy đọc đúng, đọc hiểu và đọc
hay (đọc diễn cảm) là việc làm cần thiết và
có ý nghĩa rất quan trọng.


2-Thực trạng :
Trong thực tế hiện nay, ở trường Tiểu học
việc dạy đọc, bên cạnh những thành công,
còn nhiều hạn chế. Học sinh chưa đọc
được như mong muốn, kết quả đọc của
các em chưa đáp ứng được yêu cầu của
việc hình thành kĩ năng đọc. Các giờ Tập
đọc thì hầu như học sinh chỉ mới biết đọc
đúng, đọc trơn, số lượng học sinh biết đọc
diễn cảm tốt còn rất ít.


-Giáo viên khi dạy Tập đọc còn gập một số
lúng túng, chưa xác định rõ được trọng tâm
tiết dạy, những phương pháp cụ thể hướng
dẫn rèn đọc diễn cảm cho học sinh Tiểu học
cũng chưa được quan tâm đúng mức.
Vậy để giúp HS đọc đúng, đọc diễn cảm,
hiểu và cảm thụ được bài văn, bài thơ thì đòi
hỏi người GV phải đổi mới phương pháp
dạy học theo định hướng mới đó là “Mọi học
sinh đều phải tích cực tham gia vào hoạt
động học tập và người giáo viên tạo mọi
điều kiện cho HS cả lớp được tham gia đọc”.



-Có nhiều chuyên đề, phương pháp đặt ra
nhằm đưa chất lượng đọc của các em nâng
lên. Các lớp đầu cấp tập trung đọc đúng,
đọc trôi chảy là được. Còn ở các lớp cuối
cấp, tập trung nhận xét cách đọc đúng, đọc
trơn chưa chú trọng nhiều để có biện pháp
cụ thể dành cho việc luyện đọc diễn cảm.
Qua thực tế giảng dạy và khảo sát tôi nhận
thấy : một số học sinh mới chỉ ở mức độ
đọc đúng, đọc trơn, đọc to, đọc nhanh là
được chưa quan tâm đến đọc diễn cảm bài
văn, bài thơ.


Qua tìm hiểu tôi rút ra được một số nguyên
nhân chủ yếu như:
- Do cách phát âm theo phương ngữ,
thường phát âm lệch chuẩn viết, cụ thể các
em thường mắc lỗi sau :
+ Các lỗi phụ âm đầu : s/x ; tr/ch ; v/d và
r/g. Ví dụ : sổ/xổ, sứ/xứ,… ; chao/trao,… ;
vàng/dàng, … ; rổ/gỗ,…
+ Các lỗi về âm cuối : n/ng và t/c. ví dụ :
man/mang, bàn/bàng, … ; bát/bác, mắt/mắc,



- Các lỗi về thanh : Các em đọc còn nhầm

lẫn giữa thanh ngã và thanh hỏi. Ví dụ : suy
nghĩ/ suy nghỉ ; nghĩ kĩ/ nghỉ kỉ…
- Do các em chưa nắm vững cách ngắt hơi,
nghỉ hơi, ngữ điệu, chưa biết nhấn giọng, lên
giọng hạ giọng những từ cần thiết.
- Do các em chưa siêng năng đọc sách
không chịu khó rèn đọc.
Đầu năm học, trong phạm vi nghiên cứu,
tôi đã thống kê chất lượng đọc của học sinh
lớp 5/2 như sau :


Bảng 1: Chất lượng khảo sát phân môn
Tập đọc lớp 5/2
Số em đọc
chưa đạt
Tổng yêu cầu
Lớp số
HS
SL
%

Số em đọc
đạt trung
bình

Số em đọc
đúng, rõ
ràng


Số em đọc
diễn cảm
tốt

SL

%

SL

%

SL

%

5/2

12

32,4

10

27,0

6

16,2


37

9

24,3

Tỉ lệ HS đọc chưa đạt yêu cầu và HS đọc trung
bình chiếm hơn 50%. Tỉ lệ HS đọc diễn cảm còn
thấp. Từ lí do trên tôi nghiên cứu tìm “Biện pháp
nâng cao hiệu quả dạy đọc diễn cảm cho học sinh
lớp 5”.


II-MỘT SỐ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN NHƯ
SAU :
1-Các biện pháp thực hiện :
Biện pháp 1 : Phân loại học sinh theo
mức độ như sau :
-Mức độ 1 : đọc to, đọc trôi chảy, có giọng
đọc diễn cảm.
-Mức độ 2 : Đọc to, đọc trối chảy nhưng
chưa hay.
-Mức độ 3 : Đọc to, còn vấp.
-Mức độ 4 : Đọc nhỏ, trôi chảy.
-Mức độ 5 : Đọc vấp, còn phải đánh vần.


Tùy mỗi mức độ tôi có biện pháp luyện đọc
cho phù hợp như :
Ví dụ :

+ Em đọc ở mức độ 2 : Yêu cầu em nắm
vững nội dung chính của bài.
+ Em đọc ở mức độ 3 : Khuyến khích em
đọc truyện, sách, báo.
+ Em đọc ở mức độ 4 : Động viên, khuyến
lệ.
+ Em đọc ở mức độ 5 : Rèn đọc câu văn, 1
dòng thơ.


Biện pháp 2 : Hướng dẫn học sinh luyện
đọc đúng một cách linh hoạt, khéo léo.
a) Luyện đọc đúng
-Trước khi tiến hành luyện đọc, chia văn
bản thành các đoạn đọc phù hợp với trình độ
đọc của học sinh. Ví dụ : Khi dạy bài “Thầy
Cúng đi bệnh viện”.
- Dựa vào số đoạn, giáo viên chỉ định trước
số học sinh tham gia đọc nối tiếp ở mỗi vòng
đọc.


- Giáo viên nên hướng dẫn học sinh đọc
nối tiếp qua 3 vòng:
+ Vòng 1: HS đọc nối tiếp, GV kết hợp
nghe và phát hiện để rèn HS phát âm đúng
từ HS đọc chưa chính xác.
+ Vòng 2: HS đọc nối tiếp, kết hợp HS
nắm nghĩa của từ ở chú giải hoặc từ khó và
rèn cho HS đọc đúng.

+ Vòng 3: HS đọc theo cặp. Từ đó, HS giúp
đỡ, đánh giá lẫn nhau và GV đánh giá sự
tiến bộ của HS.


b) Các hình thức luyện đọc :
- Đọc cá nhân
- Đọc theo cặp
- Đọc theo phân vai
2. Khai thác giọng đọc của học sinh
thông qua việc tìm hiểu nội dung bài.
- Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài nhằm
trao đổi kĩ năng đọc - hiểu. Nắm được nội
dung chính của bài. Ví dụ: Bài đọc với giọng
nhẹ nhàng, tha thiết, vui tươi, mạnh mẽ…


-Giáo viên nêu câu hỏi để định hướng cho
học sinh đọc thầm hoặc đọc thành tiếng và
trả lời đúng nội dung. Ví dụ: Giáo viên yêu
cầu học sinh đọc thầm khổ thơ 1 trong bài
“Hành trình của bầy ong” (tập 1) để trả lời
câu hỏi: Những chi tiết nào trong khổ thơ
đầu nói lên hành trình vô tận của bầy ong ?
-Giáo viên có thể chia tách câu hỏi thành
các ý nhỏ hoặc bổ sung câu hỏi phụ có tác
dụng dẫn dắt học sinh trả lời được các câu
hỏi.



- Ví dụ: Câu hỏi 1 trong bài “Trồng rừng ngập
mặn” (lớp 5) nên tách thành 2 ý nhỏ để học
sinh dễ trả lời.
+Nêu nguyên nhân của việc phá rừng ngập
mặn ?
+Nêu hậu quả của việc phá rừng ngập mặn?


-Bằng nhiều hình thức khác nhau, GV tạo
điện kiện cho HS luyện tập một cách tích cực.
Sau khi nắm được nội dung, ý nghĩa bài
đọc. Giáo viên yêu cầu học sinh đọc thật tốt
một đoạn nhằm “thăm dò” khả năng thể hiện
sự cảm nhận nội dung bằng giọng đọc của
học sinh.
Từ đó, giáo viên dẫn dắt, gợi ý để học sinh
tự tìm ra cách đọc hợp lý. Ví dụ: Đoạn vừa
rồi đọc với giọng điệu như thế nào? Để nêu
đặc điểm của nhân vật, em cần chú ý nhấn
giọng ở những từ ngữ nào? …


Hoặc: Qua nội dung bài, em hãy xác định
giọng đọc chung của toàn bài?
3.Giáo viên đọc mẫu diễn cảm
-GV “đọc mẫu” phải đúng là “mẫu”.
-Đọc mẫu diễn cảm là sử dụng ngữ điệu để
phô diễn cảm xúc của bài đọc.
-Đọc mẫu đòi hỏi GV phải đọc đúng, rõ
ràng, ngữ điệu đọc phù hợp.

-GV đọc mẫu nhằm minh hoạ, gợi ý hoặc
“tạo tình huống” cho học sinh nhận xét, giải
thích, tự tìm ra cách đọc.


4.Luyện tập thực hành đọc diễn cảm
văn bản
- Đối với loại hình văn bản nghệ thuật : GV
dẫn dắt, gợi mở giúp HS hiểu biết thể hiện
tình cảm, thái độ qua giọng đọc phù hợp với
sự việc, hình ảnh cảm xúc, tính cách nhân
vật trong bài…
- Đối với loại hình văn bản phi nghệ thuật:
Giáo viên hướng dẫn học sinh xác định ngữ
điệu đọc sao cho phù hợp với mục đích
thông báo.


- Luyện đọc diễn cảm các câu tiêu biểu trong
bài. Theo các bước sau :
+ GV đưa ra câu cần luyện đọc (đã ghi sẵn
ở bảng phụ).
+ HS đọc và xác định giọng đọc.
+ HS luyện đọc theo nhóm, tổ, cá nhân.
- Luyện đọc diễn cảm đoạn văn hoặc khổ thơ.
GV cho HS luyện đọc theo trình tự các
bước:
+ HS đọc và nêu giọng đọc, từ nhấn giọng
trong đoạn (khổ thơ).
+ 1 HS đọc mẫu.



+ HS luyện đọc theo cặp.
+Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm trước
lớp.
- Học sinh luyện đọc diễn cảm cả bài.
+Giáo viên tiến hành các bước như trên.
+Học sinh đọc cá nhân – HS và GV nhận
xét đánh giá.
* Đối với những văn bản có từ hai nhân vật
trở lên, tổ chức cho học sinh thể hiện giọng
đọc theo nhân vật của văn bản hoặc cho học
sinh đọc phân vai.


Giáo viên nên hướng dẫn như sau :
- Cho học sinh đọc bài và tìm trong bài có
mấy nhân vật.
- Giáo viên giúp học sinh chỉ ra từng tính
cách của từng nhân vật và xác định giọng
đọc phù hợp với từng nhân vật
- Giáo viên thực hiện đọc mẫu lời các nhân
vật bằng giọng đọc của mình (hoặc có thể gọi
học sinh có năng lực đọc tốt thể hiện)
- Học sinh luyện tập nhiều lần theo hướng
dẫn của giáo viên.


5.Tổ chức các trò chơi học tập trong
giờ Tập đọc

a) Thi đọc tiếp sức:
* Chuẩn bị: 1 đồng hồ, SGK, giáo viên
dự kiến số nhóm tham gia chơi.
* Tiến hành:
- GV yêu cầu, hướng dẫn cách chơi.
- GV quy định các nhóm có số lượng
học sinh bằng nhau.
- Từng nhóm lên bảng đứng thành
hàng ngang. Mỗi em cầm một cuốn SGK, đã
mở sẵn trong đó có bài văn sẽ thi đọc.


+ GV hướng dẫn cách chơi, cách vi phạm
luật chơi và cho học sinh tham gia trò chơi
thử 1 lượt
- Giáo viên tiến hành cho từng nhóm thi
đọc, tính thời gian của mỗi nhóm cho điểm
nhóm “đọc tiếp sức” mỗi câu văn đọc đúng
cho một điểm, không cho điểm các trường
hợp vi phạm.
- Giáo viên cùng cả lớp nhận xét, chọn và
tuyên dương nhóm đọc tiếp sức nhanh
nhất, hay nhất.


b) Thả thơ:
* Chuẩn bị: GV viết vào phiếu câu thơ
đầu (hoặc giữa) ở mỗi khổ thơ, hoặc 1- 2 từ
đầu của mỗi câu thơ. Ví dụ bài: Hành trình
của bầy ong (TĐ–HTL, lớp 5). GV làm các

phiếu như sau:
Phiếu 1: Với đôi cánh…………sắc màu
Phiếu 2: Tìm nơi………………không tên
Phiếu 3: Bầy ong……………...mật thơm


×