Tải bản đầy đủ (.pdf) (41 trang)

Báo cáo lựa chọn sinh kế và quy trình lập kế hoạch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.12 MB, 41 trang )

Báo cáo lựa chọn sinh kế và
quy trình lập kế hoạch


Chịu trách nhiệm xuất bản:
Deutsche Gesellschaft für
Internationale Zusammenarbeit (GIZ) GmbH
Dự án Bảo tồn và Quản lý bền vững nguồn tài nguyên
thiên nhiên khu vực Vườn quốc gia Phong Nha- Kẻ Bàng
Địa chỉ 09 Đường Quang Trung
Thành phố Đồng Hới
Tỉnh Quảng Bình
Việt Nam
E-mail
Web www.giz.de
www.pnkb-quangbinh.org.vn
Tác giả
Christian Schön, Mesopartner
Chịu trách nhiệm
Jens Kallabinski

@GIZ, tháng 3 năm 2014


Báo cáo lựa chọn sinh kế và quy trình lập
kế hoạch
Dự án “Bảo tồn và Quản lý bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên khu vực
Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng”
Christian Schoen ()
Mục lục
Mục lục ....................................................................................................................................... 1


Tóm tắt ....................................................................................................................................... 2
Thuật ngữ viết tắt ....................................................................................................................... 4
1.

2.

3.

4.

Thông tin cơ sở và các mục tiêu ......................................................................................... 5
1.1

Thông tin cơ sở ........................................................................................................................ 5

1.2

Cơ sở thực hiện và Mục tiêu ................................................................................................... 7

Mô tả sơ lược về quy trình điều phối ................................................................................. 8
2.1

Quy trình lựa chọn sinh kế ...................................................................................................... 8

2.2

Tiêu chí lựa chọn sơ bộ và tiêu chí lựa chọn chính thức ....................................................... 11

Các kết quả của quy trình điều phối ................................................................................. 14
3.1


Các mô hình sinh kế rút ngắn ................................................................................................ 14

3.2

Các mô hình sinh kế ưu tiên .................................................................................................. 16

3.3

Kế hoạch Hành động ............................................................................................................. 18

3.4

Sơ đồ phân tích các bên liên quan ........................................................................................ 18

Kết luận và kiến nghị ......................................................................................................... 20

Phụ lục 1: Chương trình hội thảo Lựa chọn và Lập kế hoạch phát triển sinh kế ..................... 22
Phụ lục 2: Các câu hỏi lựa chọn sinh kế ................................................................................... 25
Phụ lục 3: Thành phần tham gia Hội thảo ................................................................................ 26
Phụ lục 4: Các đặc điểm chính của các mô hình sinh kế được lựa chọn sơ bộ ........................ 28
Phụ lục 5: Kế hoạch hành động về phát triển các mô hình sinh kế ......................................... 32
Phụ lục 6: Các hình ảnh lựa chọn ............................................................................................. 38

Báo cáo dự thảo

1

2/2014



Lựa chọn và Lập kế hoạch phát triển sinh kế

Dự án khu vực PNKB

Tóm tắt
Đợt tư vấn này được thực hiện vào tháng 2 năm 2014 theo yêu cầu của Dự án “Bảo tồn và
quản lý bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên Khu vực Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ
Bàng” (viết tắt: Dự án khu vực Phong Nha Kẻ Bàng” do GIZ và KfW đồng thực hiện để đảm
bảo quy trình lựa chọn các mô hình sinh kế trong vùng đệm VQG PNKB một cách có tổ chức,
phác thảo xây dựng chuỗi giá trị trước đây (VCD) và các kinh nghiệm phát triển kinh tế địa
phương (LED) ở Việt Nam.
Đợt công tác nhằm hỗ trợ dự án xác định và lựa chọn các mô hình sinh kế thay thế đạt các
tiêu chuẩn về kinh tế, xã hội và đa dạng sinh học, và lập kế hoạch các biện pháp hỗ trợ ban
đầu. Dự án hỗ trợ thực hiện các mô hình sinh kế thay thế cho các cộng đồng khó khăn nhằm
đóng góp vào việc giảm áp lực lên VQG PNKB và khu vực vùng đệm.
Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng là một khu vực có ý nghĩa quan trọng toàn cầu về đa
dạng sinh học, trong đó có nhiều loài đặc hữu cao, cảnh quan karst rộng lớn cùng với hệ
thống hang động kỳ vĩ. Tuy nhiên, tài nguyên thiên nhiên của PNKB đang gặp phải những áp
lực do đời sống của cộng đồng địa phương vùng đệm.
Trong những giai đoạn trước, Dự án đã bước đầu hỗ trợ các cơ quan ban ngành của tỉnh
thiết lập các điều kiện cấu trúc cần thiết để quản lý đa dạng sinh học tốt hơn trong vùng lõi
cùng với phát triển kinh tế theo định hướng bảo tồn trong vùng đệm. Trong giai đoạn cuối
của Dự án, các điều kiện sinh sống của người dân trong vùng đệm sẽ tiếp tục được cải thiện
cùng với những mục tiêu bảo tồn ĐDSH của VQG PNKB. Các hoạt động hỗ trợ của dự án sẽ
tập trung hơn đến các sản phẩm thân thiện với ĐDSH và các nhóm người nghèo nhất trong
cộng đồng, đặc biệt là phụ nữ và các nhóm người dân tộc thiểu số. Việc lựa chọn các hoạt
động sinh kế tiềm năng và thân thiện với ĐDSH cho các đối tượng mục tiêu phù hợp rất cần
thiết và quan trọng trong giai đoạn này. Hơn nữa, một phương pháp phù hợp để hỗ trợ các
hộ gia đình mà có thể giúp phát triển các giải pháp sinh kế trở nên bền vững, mang tính định

hướng thị trường hơn sẽ luôn được đánh giá cao.
Với mục tiêu trên, Dự án khu vực Phong Nha - Kẻ Bàng đã phối hợp với Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn nhằm tổ chức tổ chức cuộc Hội thảo "Lựa chọn và lập Kế hoạch phát
triển sinh kế thân thiện với ĐDSH tại Vùng đệm Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng" vào
ngày 20 tháng 02 năm 2014 tại thành phố Đồng Hới. Hội thảo và các hoạt động chuẩn bị hội
thảo đã lựa chọn trong danh sách được đề xuất các sản phẩm sinh kế thay thế tiềm năng từ
17 mô hình xuống còn 4-6 mô hình mà sẽ được dự án hỗ trợ. Nhóm thực hiện đã thống nhất
sử dụng hai bộ tiêu chí lựa chọn. Bộ đầu tiên bao gồm 5 tiêu chí lựa chọn sơ bộ ra danh sách
10 mô hình sinh kế. Bộ thứ hai bao gồm 11 tiêu chí lựa chọn ưu tiên có sự tham gia tại hội
thảo (5 tiêu chí về kinh tế, 4 tiêu chí về xã hội và 2 tiêu chí về môi trường).
Hội thảo được chia thành 02 phần: (1) lựa chọn các sản phẩm/ dịch vụ sinh kế tiềm năng,
thân thiện với ĐDSH và (2) Trên cơ sở các kết quả lựa chọn sản phẩm, các đại biểu tham gia
sẽ cùng nhau xây dựng kế hoạch hỗ trợ thực hiện các sản phẩm này tại địa phương. Kết quả
hội thảo cho thấy mô hình chăn nuôi gà đạt điểm cao nhất theo tất cả các bộ tiêu chí. Đứng

Báo cáo dự thảo

2

Tháng 2 - 3 năm 2014


Lựa chọn và Lập kế hoạch phát triển sinh kế

Dự án khu vực PNKB

thứ hai là mô hình các sản phẩm lưu niệm từ mây, tre và nuôi ong lấy mật. Cả hai mô hình
này có số điểm bằng nhau. Tiếp theo, mô hình trồng nấm là hoạt động sinh kế thứ tư. Mặc
dù Dự án khu vực PNKB cam kết phát triển chỉ bốn mô hình sinh kế, dự án cũng đang cân
nhắc lựa chọn hai hoạt động đứng vị trí ưu tiên thứ 5 và 6: Trồng khoai lang và các mô hình

nông lâm kết hợp.
Phần hai của hội thảo đã thảo luận và dự thảo về các kế hoạch hành động có cấu trúc cho 6
mô hình sinh kế được ưu tiên nhất. Do thời gian có hạn, phần lập kế hoạch hành động vào
buổi chiều của hội thảo, các kế hoạch khác nhau đã cho thấy các chất lượng khác nhau. Bên
cạnh kế hoạch phát triển các sản phẩm lưu niệm từ mây tre đan, tất cả các kế hoạch khác là
những bản dự thảo ban đầu cần tiếp tục hoàn thiện.
Một phần nội dung của đợt tư vấn này cũng bao gồm lập sơ đồ phân tích các bên liên quan
trong khu vực dự án. Sơ đồ đã được phác thảo sơ bộ ban đầu mang tính nội bộ với sự tham
gia của GIZ, KfW và đại diện của Sở NNPTNT tỉnh Quảng Bình và sau đó được các thành phần
tham dự hội thảo xem xét lại sâu hơn tại Hội thảo Lựa chọn và lập Kế hoạch phát triển sinh
kế thân thiện với ĐDSH tại Vùng đệm Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.
Tư vấn quốc tế có các đề xuất về các bước tiếp theo như sau:
 Dự án cần cân nhắc hỗ trợ nhiều hơn 4 mô hình để đảm bảo khi thực hiện có một số
mô hình không thành công (thì dự án vẫn còn 4 loại mô hình theo đúng yêu cầu đề
ra). Mô hình trồng khoai lang và nông lâm kết hợp đứng thứ 5 và 6 theo thứ tự ưu
tiên có số điểm gần bằng nhau. Đối với hai mô hình này, bên cạnh các nguồn lực cần
thiết có sẵn, có thể thảo luận và tìm hiểu thêm về các hỗ trợ khác.
 Việc có một số lượng lớn các mô hình sinh kế được lựa chọn để hỗ trợ (>4) đã đem
lại cơ hội thử nghiệm các mô hình khác nhau tại các huyện khác nhau. Điều này là do
ba huyện và 13 xã vùng đệm có các đặc điểm khác nhau.
 Đối với một số mô hình sinh kế, đặc biệt là nuôi ong lấy mật và sản phẩm lưu niệm từ
mây tre đan, sự tham gia của các lĩnh vực tư nhân là quan trọng về cả vốn lẫn chuyên
môn. Điều này cần được đưa vào xem xét khi hiệu chỉnh các kế hoạch hành động và
bắt đầu triển khai.
 Để có thể mở rộng các hoạt động dự án đến đa phần người dân sinh sống và làm việc
trong vùng đệm, việc ký hợp đồng phụ với người dân địa phương trên diện rộng
được ưu tiên và điều này đã được chứng minh rõ ràng.
 Quan điểm phát triển chuỗi giá trị được đề xuất áp dụng phát triển các sản phẩm
được xác định và lựa chọn cho các hỗ trợ sinh kế do định hướng thị trường khắt khe
và các tác động tích cực đã được chứng minh về giảm nghèo.

 Sơ đồ các bên liên quan được dự án phác thảo và được xem lại tại hội thảo các bên
liên quan đã cho phép hiểu nhanh về hệ thống kinh tế địa phương hiện nay bao gồm
các bên thực hiện và mối tương quan giữa các bên. Dự án cần tiếp tục sử dụng sơ đồ
này bên cạnh quy trình lựa chọn các mô hình sinh kế và cập nhật thường xuyên để
phản ánh các thay đổi thực tế.

Báo cáo dự thảo

3

Tháng 2 - 3 năm 2014


Lựa chọn và Lập kế hoạch phát triển sinh kế

Dự án khu vực PNKB

Thuật ngữ viết tắt
BMZ
CBT
NNPTNT
GIZ
KfW
LED
VQG
PACA
PNKB
PPR
TC
TRC

VCD

Báo cáo dự thảo

Bộ Hợp tác Kinh tế và Phát triển Liên Bang Đức
Du lịch cộng đồng
Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức
Ngân hàng tái thiết Đức
Phát triển kinh tế địa phương
Vườn quốc gia
Phương thức Đánh giá lợi thế cạnh tranh có sự tham gia
Phong Nha - Kẻ Bàng
Báo cáo tiến độ dự án
Hợp tác kỹ thuật
Đơn vị tư vấn về quy hoạch và phát triển du lịch
Phát triển chuỗi giá trị

4

Tháng 2 - 3 năm 2014


Lựa chọn và Lập kế hoạch phát triển sinh kế

Dự án khu vực PNKB

1. Thông tin cơ sở và các mục tiêu
1.1 Thông tin cơ sở
Tổng quan dự án

Đợt tư vấn này được thực hiện theo yêu cầu của Dự án “Bảo tồn và quản lý bền vững nguồn
tài nguyên thiên nhiên Khu vực Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng” (viết tắt: Dự án khu
vực Phong Nha Kẻ Bàng” để điều tiết quy trình lựa chọn các mô hình sinh kế trong vùng đệm
VQG PNKB một cách có hệ thống, phác thảo xây dựng chuỗi giá trị trước đây (VCD) và các
kinh nghiệm phát triển kinh tế địa phương (LED) ở Việt Nam.
Dự án khu vực PNKB là dự án Hợp tác Phát triển Việt - Đức, được khởi xướng bởi chính phủ
Việt Nam hợp tác với Bộ Hợp tác kinh tế và phát triển Đức (BMZ). Dự án được bởi Ủy ban
nhân dân tỉnh Quảng Bình thực hiện với sự hỗ trợ của hai tổ chức phát triển Đức: Hợp tác
Quốc tế Đức (GIZ) và Ngân hàng Tái thiết Đức KfW. Mục tiêu tổng quát của Dự án là “đóng
góp vào bảo tồn khu vực Bắc Trường Sơn, tính đa dạng sinh học và các dịch vụ sinh thái gắn
liền với phát triển bền vững về kinh tế - xã hội”. Mục tiêu cụ thể của Dự án là “giảm áp lực
lên VQG PNKB và cải thiện thu nhập hợp pháp của người dân địa phương sống trong vùng
đệm VQG”. Tổng thời gian thực hiện dự án là 8 năm, từ 10/2007 - 9/2015 (với 3 giai đoạn)
đối với hợp phần hợp tác kỹ thuật (GIZ) và từ 8/2016 - 9/2016 đối với hợp phần hợp tác tài
chính (KfW).
Giai đoạn II của hợp phần hợp tác kỹ thuật, dự án khu vực PNKB đã kết thúc vào ngày
30/09/2013. Trong những giai đoạn trước, dự án đã đạt được phần lớn các mục tiêu thỏa
thuận và được đề xuất tiếp tục giai đoạn tiếp theo như đã được thống nhất giữa UBND Tỉnh
Quảng Bình và Đợt đánh giá giữa kỳ của GIZ (PPR).
Hợp phần hợp tác tài chính (KfW) hiện đang ở giai đoạn II, nhằm hỗ trợ công tác quản lý
VQG PNKB và thúc đẩy thực thi pháp luật, đầu tư sinh kế trong khu vực vùng đệm để đóng
góp cho công tác Bảo tồn Di sản Thiên nhiên Thế giới.
Dự án đã bước đầu hỗ trợ các cơ quan ban ngành của tỉnh thiết lập các điều kiện cấu trúc
cần thiết để quản lý đa dạng sinh học tốt hơn trong vùng lõi (Kế hoạch Quản lý Vườn Quốc
gia) cùng với phát triển kinh tế theo định hướng bảo tồn trong vùng đệm (Kế hoạch Phát
triển Du lịch, Quy hoạch Phát triển Vùng đệm). Hơn nữa, các Kế hoạch phát triển kinh tế xã
hội có sự tham gia ở cấp thôn, xã và Kế hoạch sử dụng đất đã được xây dựng tại 13 xã vùng
đệm đã góp phần vào sự phát triển tích cực về mặt thu nhập của các cộng đồng địa phương.
Có hơn 1,000 hộ dân được giao đất rừng và gần 800 hộ được hỗ trợ phát triển sản xuất nông
nghiệp (trồng măng, chăn nuôi gà, trồng rau, khoai lang, chăn nuôi lợn nái) và phát triển du

lịch. Mục đích của các hỗ trợ này là nhằm góp phần nâng cao thu nhập của người dân địa
phương thông qua sản xuất nông nghiệp và các dịch vụ liên quan thay thế việc lệ thuộc khai
thác nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Trong giai đoạn tiếp theo của Dự án, các điều kiện sinh sống của người dân trong vùng đệm
sẽ tiếp tục được cải thiện cùng với những mục tiêu bảo tồn ĐDSH của VQG PNKB. Bên cạnh
Báo cáo dự thảo

5

Tháng 2 - 3 năm 2014


Lựa chọn và Lập kế hoạch phát triển sinh kế

Dự án khu vực PNKB

đó, chính quyền địa phương sẽ tiếp tục được nâng cao năng lực trong việc giám sát tác động
của phát triển kinh tế - xã hội trong vùng đệm đối với ĐDSH. So với các giai đoạn trước của
dự án, các hoạt động hỗ trợ của dự án sẽ tập trung hơn đến các sản phẩm thân thiện với
ĐDSH và các nhóm người nghèo nhất trong cộng đồng, đặc biệt là phụ nữ và các nhóm
người dân tộc thiểu số. Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và các cơ quan trực thuộc
Sở tại các cấp được xác định là đối tác chính thực hiện hoạt động này trên cơ sở năng lực
chuyên môn, kinh nghiệm và hệ thống vận hành hoàn chỉnh của cơ quan này ở các cấp.
Với mục tiêu của giai đoạn là "Các phương pháp tiếp cận và kinh nghiệm học hỏi về bảo tồn
thiên nhiên khu vực Phong Nha - Kẻ Bàng sẽ được sử dụng để quản lý địa phương và hoạch
định chính sách quốc gia", dự kiến rằng kết quả, phương pháp tiếp cận và kinh nghiệm của
dự án giai đoạn cuối sẽ được tài liệu hóa và lồng ghép vào hệ thống hiện hành của các cơ
quan ban ngành liên quan trong phát triển sinh kế cho các hộ gia đình trong vùng đệm và các
khu vực khác. Phát triển sinh kế trong vùng đệm đòi hỏi một biện pháp đặc thù để liên kết
bảo tồn ĐDSH trong vùng lõi VQG PNKB. Việc lựa chọn các hoạt động sinh kế tiềm năng và

thân thiện với ĐDSH cho các đối tượng mục tiêu phù hợp rất cần thiết và quan trọng trong
giai đoạn này. Hơn nữa, để đạt được các mục tiêu của dự án, cần có một phương pháp bền
vững, mang tính định hướng thị trường hơn để hỗ trợ các hộ gia đình phát triển các giải
pháp sinh kế được chọn.
Tổng quan kinh tế - xã hội
Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng là một khu vực có ý nghĩa quan trọng toàn cầu về đa
dạng sinh học, trong đó có nhiều loài đặc hữu cao, cảnh quan karst rộng lớn cùng với hệ
thống hang động kỳ vĩ. Tuy nhiên, tài nguyên thiên nhiên của PNKB đang gặp phải những áp
lực do đời sống của cộng đồng địa phương vùng đệm. Với diện tích khoảng 225.000ha trên
địa bàn của 13 xã, vùng đệm là nơi sinh sống của khoảng 65.000 người, bao gồm nhiều tộc
người thuộc hai nhóm Bru-Vân kiều và Chứt. Là những xã có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất tỉnh,
dân cư trong vùng đệm phần lớn là hộ nghèo, có ít cơ hội việc làm và sinh kế chính phụ
thuộc vào nguồn TNTN trong khu vực VQG PNKB từ bao đời nay. Diện tích đất nông nghiệp
chỉ chiếm khoảng 2% trong tổng diện tích khu vực VQG PNKB, trong khi, người dân vùng
đệm sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp.
Đa dạng sinh học của VQG PNKB đang bị đe doạ bởi tình trạng khai thác quá mức trong khi
các giải pháp phát triển sinh kế thay thế cho người dân người dân còn hạn chế. Ngoài ra,
trong khi ngành du lịch đang phát triển mạnh tại khu vực VQG PNKB thì đa số người dân
vùng đệm chưa được hưởng lợi từ các hoạt động du lịch. Để bảo tồn được những giá trị
ĐDSH quan trọng của VQG cần cấp thiết hỗ trợ người dân địa phương tiếp cận được với các
nguồn thu nhập thay thế và các cơ hội phát triển mới. Hơn nữa, cần thiết phải có được
những nỗ lực hỗ trợ nhằm kết nối các mục tiêu bảo tồn trong vùng lõi VQG với nhu cầu phát
triển của cộng đồng sống trong vùng đệm, qua đó góp phần giảm áp lực lên nguồn TNTN của
VQG và đồng thời cải thiện sinh kế của người dân địa phương một cách bền vững.Vấn đề này
đã được chú trọng và đề cập trong Nghị định 117, Quyết định 24 của Chính phủ.
Hiện nay, trong vùng đệm có khá nhiều các sản phẩm và hoạt động tạo thu nhập được hỗ trợ
bởi các dự án/chương trình khác nhau cho người dân địa phương. Những sản phẩm này có
tiềm năng lớn để phát triển và hỗ trợ liên kết thị trường. Điều quan trọng là cần tận dụng các
kiến thức địa phương và làm thế nào để hỗ trợ các bên liên quan trong việc đánh giá và lựa


Báo cáo dự thảo

6

Tháng 2 - 3 năm 2014


Lựa chọn và Lập kế hoạch phát triển sinh kế

Dự án khu vực PNKB

chọn những sản phẩm, dịch vụ tiềm năng nhất để thúc đẩy với sự hỗ trợ của dự án trong
thời gian tới.

Hình 1: Bản đồ khu vực Phong Nha - Kẻ Bàng
Nguồn: TRC (2010). Quy hoạch phát triển du lịch bền vững, 2010 to 2020, Khu vực VQG Phong
Nha - Kẻ Bàng, 9/2010

1.2 Cơ sở thực hiện và Mục tiêu
Đảm bảo sinh kế bền vững là mối quan tâm hàng đầu đối với các cộng đồng sinh sống trong
khu vực vùng đệm và cũng là điều kiện tiên quyết của công tác bảo tồn VQG PNKB. Tài
nguyên thiên nhiên trong vùng đệm VQG chiếm hơn 80% đất lâm nghiệp, trong khi đó đất
nông nghiệp lại rất hạn chế. Do đó, việc thiếu đất sản xuất nương rẫy trong vùng đệm đã
khiến các cộng đồng địa phương phải tìm kiếm nguồn thu nhập chính từ rừng. Phụ thuộc vào
rừng đã mang lại các khó khăn lớn cho cuộc sống của người dân và gây áp lực lên nguồn
TNTN và đa dạng sinh học của VQG. Có 3 cách có thể giảm áp lực lên nguồn TNTN của VQG
bao gồm: nâng cao nhận thức cho các cộng đồng địa phương, thực thi pháp luật và quy định
để có thể hạn chế khai thác rừng và các sản phẩm từ rừng, và phát triển các mô hình sinh kế
thay thế cho cộng đồng địa phương. Để có tác động tích cực và hiệu quả cần kết hợp cả ba
phương án đồng thời với nhau (xem Hình 2 dưới đây).

Dự án PNKB cùng với các dự án/chương trình khác trong khu vực hỗ trợ phát triển mô hình
sinh kế cho các cộng đồng địa phương thông qua quảng bá các sản phẩm địa phương của
vùng đệm được chuyên môn hóa và tạo cơ hội tiếp cận thị trường đối với những sản phẩm
này.

Báo cáo dự thảo

7

Tháng 2 - 3 năm 2014


Lựa chọn và Lập kế hoạch phát triển sinh kế

Dự án khu vực PNKB

Trong giai đoạn cuối của dự án, lựa chọn và phát triển các mô hình sinh kế thay thế phù hợp
có sự tham gia và có hệ thống là sự tiếp nối và phát huy các hoạt động trước đây của dự án
nhằm phát triển các sản phẩm tạo thu nhập cho khu vực. Sự tham gia của các bên liên quan
từ các cấu trúc hỗ trợ và những đối tượng hưởng lợi địa phương của các xã trong việc lựa
chọn các sản phẩm địa phương là cần thiết.

Hình 2: Logic về hỗ trợ sinh kế trong khu vực vùng đệm

Dự án đã được một chuyên gia tư vấn quốc tế có kinh nghiệm hỗ trợ tổng hợp các thông tin
đầu vào có sẵn và điều phối quy trình lựa chọn và lập kế hoạch có sự tham gia để lựa chọn ra
các sản phẩm được thúc đẩy trong những năm tới. Hơn nữa, một yêu cầu khác của đợt công
tác này là việc lập biểu đồ các bên liên quan để xác định vai trò và sự tham gia của các bên
liên quan chính trong toàn bộ quy trình. Đợt công tác nhằm hỗ trợ dự án áp dụng các yếu tố
lựa chọn của phương pháp PACA1 để xác định và lựa chọn các mô hình sinh kế thay thế mà

đáp ứng các tiêu chuẩn kinh tế, xã hội và ĐDSH quan trọng và lập kế hoạch các biện pháp hỗ
trợ ban đầu. Các hỗ trợ của dự án về các mô hình sinh kế thay thế cho các cộng đồng nghèo
sẽ đóng góp đáng kể vào việc giảm áp lực lên VQG và khu vực vùng đệm.

2. Mô tả sơ lược về quy trình điều phối
2.1 Quy trình lựa chọn sinh kế
Quy trình lựa chọn sinh kế bao gồm 6 bước như sau:

1

PACA (Phương thức Đánh giá lợi thế cạnh tranh có sự tham gia) là phương thức phân tích nhanh về kinh tế địa
phương, cơ quan trực thuộc hoặc chuỗi giá trị. Phương pháp này nhằm xác định các tiềm năng và thách thức
kinh tế cũng như tạo động lực cho người dân nắm vai trò chủ động ở các động cơ LED. A pro-poor variety of
PACA đã được GIZ và Mesopartner xây dựng và thí điểm thực tế tại Việt Nam từ 2009 đến 2012 tại hai tỉnh
Thanh Hóa và Đăk Nông (xem />Báo cáo dự thảo

8

Tháng 2 - 3 năm 2014


Lựa chọn và Lập kế hoạch phát triển sinh kế

Dự án khu vực PNKB

1. Xem lại các báo cáo dự án hiện có và các mô hình sinh kế ưu tiên với mục tiêu của dự
án;
2. Xây dựng khái niệm và cấu trúc hội thảo một ngày “Lựa chọn và lập kế hoạch phát
triển sinh kế thân thiện với ĐDSH tại vùng đệm VQG PNKB” dựa trên chuỗi giá trị và
khái niệm LED, bao gồm phương pháp PACA;

3. Điều phối cuộc họp có sự tham gia nội bộ của các cán bộ dự án và các đối tác chính
để đưa ra một danh sách rút gọn các sản phẩm và dịch vụ tiềm năng và thống nhất
danh sách ngắn về các tiêu chí lựa chọn;
4. Điều phối lập bản đồ các bên liên quan với sự tham gia của các cán bộ dự án và đối
tác chính;
5. Chuẩn bị và trình bày các đầu vào tại hội thảo lựa chọn và lập kế hoạch phát triển
sinh kế với sự tham gia của 50 đại biểu tham dự hội thảo và điều phối quy trình lựa
chọn các sản phẩm và lập kế hoạch;
6. Tài liệu hóa tiến trình hội thảo và các kết quả đạt được trong báo cáo hội thảo sau
đợt công tác.
Một phần của các hoạt động chuẩn bị hội thảo là lập sơ đồ nội bộ các bên liên quan kinh tế
trong khu vực dự án (bước 4) được thực hiện vào ngày 18/02/2014. Sơ đồ này là công cụ có
ích để hiểu được cấu trúc của các bên thực hiện có liên quan đến kinh tế địa phương. Áp
dụng phương pháp lập bản đồ “trên nền nhà” (hoặc trong trường hợp này là trên bàn lớn),
nhóm đã thảo luận và vẽ sơ đồ các bên liên quan kinh kế chủ chốt và các hoạt động chính
trong vùng đệm VQG PNKB. Kết quả có được là sơ đồ các bên liên quan kinh tế của VQG
PNKB thể hiện các bên đóng vai trò kinh tế chủ đạo và các mối quan hệ với nhau trong nền
kinh tế tại địa phương. (xem Hình 7 dưới đây). Đây là lần đầu tiên xây dựng được sơ đồ các
bên liên quan một cách hệ thống cho khu vực vùng đệm theo phương pháp có sự tham gia.
Sơ đồ đã được nhóm dự án GIZ và KfW cũng như đại diện Sở NNPTNT Quảng Bình phác thảo
ban đầu và sau đó được các đại biểu tham dự hội thảo xem xét hoàn thiện nghiêm túc tại hội
thảo. Tuy nhiên, sơ đồ này cũng được sử dụng để xác định các đại biểu tham gia hội thảo
Lựa chọn và lập kế hoạch phát triển sinh kế và sẽ được tiếp tục sử dụng cho các mục đích
khác của dự án.
Bước 3 và 5 với tính liên tục ở trên tạo thành quy trình lựa chọn chính, được trực quan hóa
trong hình 3 sau đây. Quy trình này đã giúp thu hẹp danh sách các mô hình sinh kế thay thế
tiềm năng (17) xuống còn (4-6) mô hình sinh kế được chọn mà sẽ được dự án tạo điều kiện
hỗ trợ.

Báo cáo dự thảo


9

Tháng 2 - 3 năm 2014


Lựa chọn và Lập kế hoạch phát triển sinh kế

Dự án khu vực PNKB

Hình 3: Quy trình lựa chọn sinh kế

Toàn bộ quy trình là sự tham gia rộng lớn. Trong bước sàng lọc trước của cán bộ dự án và
đại diện của đối tác đã loại ra 7 mô hình ít phù hợp nhất. Tại hội thảo, có 4 - 6 mô hình sinh
kế thay thế phù hợp nhất đã được đại diện các nhóm của hơn 50 đại biểu tham dự đến từ
các cơ quan hành chính các cấp, tổ chức tư nhân và người dân (xem danh sách thành phần
tham dự ở Phụ lục 3) lựa chọn. Dựa theo kết quả lựa chọn các mô hình sản phẩm/dịch vụ
này, phần lập kế hoạch phát triển cũng đã được thực hiện ở phần 2 của hội thảo để chuẩn bị
triển khai.
Trong hội thảo lựa chọn sơ bộ được tổ chức nội bộ vào ngày 17/02/2014, các thành viên dự
án GIZ và KfW cũng như đại diện Sở NNPTNT đã đề xuất các mô hình sinh kế tiềm năng cho 3
huyện và 13 xã vùng đệm cũng như danh sách các tiêu chí để cân nhắc khi lựa chọn các mô
hình phù hợp. Sau đó, 17 mô hình đã được đánh giá dựa theo 05 tiêu chí đánh giá2 (xem
phần 2.2 để biết thêm về tiêu chí lựa chọn sơ bộ). Để có 10 mô hình sinh kế được đem ra
thảo luận tại hội thảo Lựa chọn và Lập kế hoạch phát triển sinh kế, 7 mô hình có điểm thấp
nhất đã bị loại. Kết quả của đợt lựa chọn sơ bộ này được thể hiện trong bảng ở trang 15
dưới đây.
Hội thảo lựa chọn và lập kế hoạch phát triển sinh kế ngày 20/02/2014 được chia thành 2
phần (xem Phụ lục 1 về chương trình hội thảo chi tiết):
 Phần 1 (Lựa chọn): Lựa chọn các sản phẩm/dịch vụ sinh kế tiềm năng thân thiện với

đa dạng sinh học;
 Phần 2 (Lập kế hoạch): Dựa theo các kết quả lựa chọn sản phẩm/dịch vụ sinh kế,
phần lập kế hoạch được thực hiện với sự tham gia của các đại biểu hội thảo để chuẩn
bị cho công tác triển khai những sản phẩm này tại các cộng đồng địa phương.

2

mô hình hoàn toàn đáp ứng một tiêu chí (Có = 1), chỉ đáp ứng một phần (một phần = 2) hoặc không đáp ứng
(không = 0).
Báo cáo dự thảo

10

Tháng 2 - 3 năm 2014


Lựa chọn và Lập kế hoạch phát triển sinh kế

Dự án khu vực PNKB

Khi bắt đầu phần 1 của hội thảo, tư vấn quốc tế và quản lý hợp phần sinh kế của GIZ đã giải
thích về bảng câu hỏi lựa chọn mô hình sinh kế (các mô hình được lựa chọn, tiêu chí lựa
chọn) và nhiệm vụ của các đại biểu tham gia, cách điền vào bảng câu hỏi. Trong phần giải
thích, mỗi nhóm được phát một bảng câu hỏi và bên cạnh đó, bảng câu hỏi này cũng được
chiếu trên màn hình cho các đại biểu dễ thấy. Đối với mỗi câu hỏi, các đại biểu tham gia
được yêu cầu lựa chọn ba mô hình sinh kế mà họ tin là phù hợp nhất đối với các tiêu chí đưa
ra (xem phần 2.2 dưới đây để biết thêm danh sách các tiêu chí lựa chọn). Các đại biểu tham
dự được yêu cầu liệt kê các mô hình theo thứ tự ưu tiên, mô hình nào có thứ tự ưu tiên cao
nhất đứng đầu (xem bảng câu hỏi ở Phụ lục 2). Trong phần thảo luận nhóm kéo dài 30 phút
(5-6 đại biểu cho mỗi nhóm), trước khi đưa ra các quyết định lựa chọn của nhóm, các đại

biểu tham dự đã có cơ hội bổ sung 3 mô hình khác không thuộc danh sách 10 mô hình sinh
kế thay thế ban đầu. Mỗi nhóm cử một đại diện nhóm trình bày vắn tắt các kết quả chính
của thảo luận nhóm. Song song với những bài trình bày tóm tắt này, tư vấn quốc tế đã xử lý
các bảng câu hỏi trong phần phản hồi ngắn của mỗi nhóm, tính toán các kết quả tổng quát
trong MS Excel và trình bày kết quả này vào cuối phần 1 của hội thảo.
Đối với phần hai của hội thảo, các đại biểu làm việc nhóm theo từng mô hình sinh kế. Mỗi
nhóm bao gồm các thành phần khác nhau có các kiến thức và kinh nghiệm để thảo luận về 1
trong 6 mô hình sinh kế được ưu tiên, nhằm trả lời các câu hỏi sau:
 Đối với các hỗ trợ ban đầu cho các mô hình sinh kế, cần có những biện pháp,
bước thực hiện nào?
 Các biện pháp nào nói trên là khả thi và thực tế?
 Sắp xếp thứ thự ưu tiên về thời gian để triển khai thực hiện các biện pháp cụ thể?
Một hoạt động bổ sung của phần 2 của hội thảo là các đại biểu tham dự hội thảo cùng xem
lại sơ đồ các bên liên quan (phác thảo vào ngày 18/02/2014), có các ý kiến đóng góp, đề xuất
cải thiện, bổ sung các bên liên quan còn thiếu và các mối quan hệ của họ.
2.2 Tiêu chí lựa chọn sơ bộ và tiêu chí lựa chọn chính thức
Để có được các kết quả hợp lý, nhóm nội bộ phải suy nghĩ và thống nhất các tiêu chí kinh tế,
xã hội và sinh thái mà phù hợp cho từng tình huống và mục đích cụ thể. Bộ tiêu chí được
dùng trước đây3 cũng đã được lấy làm ví dụ, thảo luận nội bộ trong nhóm, sửa đổi, điều
chỉnh để phù hợp nhất đối với yêu cầu cụ thể này. Nhóm đã thống nhất sử dụng hai bộ tiêu
chí như được trình bày dưới đây. Bộ 5 tiêu chí đầu tiên được dùng để lựa chọn sơ bộ các mô
hình sinh kế và bộ 11 tiêu chí thứ hai được dùng trong hội thảo (được chia theo nhóm: 5 tiêu
chí kinh tế, 4 tiêu chí xã hội và 2 tiêu chí môi trường). Tiêu chí duy nhất có cả trong hai bộ
tiêu chí là thân thiện với ĐDSH do tầm quan trọng đặc biệt của tiêu chí này trong bối cảnh dự
án. Hộp 1 thể hiện chi tiết hơn về 11 tiêu chí áp dụng cho quy trình lựa chọn sinh kế được
dùng trong hội thảo.
Tiêu chí lựa chọn sơ bộ (hội thảo nội bộ)
1. Sáng tạo (mới trong khu vực)
2. Quan trọng và tiềm năng nhân rộng
3. Các kỹ năng/năng lực có sẵn tại cộng đồng

3

Xem Making Markets Work Better for the Poor (tạm dịch: tạo thị trường thuận lợi hơn cho người nghèo)
(M4P) (2007) và Hướng dẫn phương pháp PACA vì người nghèo, phiên bản 1.3, Schoen (2012)
Báo cáo dự thảo

11

Tháng 2 - 3 năm 2014


Lựa chọn và Lập kế hoạch phát triển sinh kế

Dự án khu vực PNKB

4. Lợi thế cạnh tranh (so với các nơi khác)
5. Thân thiện với ĐDSH
Tiêu chí lựa chọn (Hội thảo lựa chọn)
Tiêu chí kinh tế
1. Nhu cầu thị trường
2. Tiếp cận thị trường
3. Tiềm năng có các giá trị bổ sung
4. Tính bền vững
5. Năng lực của các dịch vụ hỗ trợ
Tiêu chí xã hội
6. Lực lượng lao động
7. Các cơ hội cho phụ nữ
8. Phù hợp với truyền thống văn hóa
9. Phù hợp với các chiến lược của chính quyền
Tiêu chí môi trường

10. Thân thiện với Đa dạng Sinh học
11. Giảm áp lực cho VQG PNKB

Báo cáo dự thảo

12

Tháng 2 - 3 năm 2014


Lựa chọn và Lập kế hoạch phát triển sinh kế

Dự án khu vực PNKB

Hộp 1: Mô tả các tiêu chí lựa chọn
1. Nhu cầu thị trường: Số lượng khách tiêu dùng/những người sử dụng cuối cùng có sẵn và
đủ - là những người muốn mua và có thể mua sản phẩm. Được biết qua xu hướng phát
triển trong những năm gần đây và/hoặc nhu cầu thị trường chưa được đáp ứng
2. Tiếp cận thị trường: Những người sản xuất địa phương có thể tham gia thị trường bằng
cách vượt qua các trở ngại về địa lý, tổ chức, các cơ cấu quyền lực cạnh tranh
3. Tiềm năng có các giá trị bổ sung: Những người sản xuất địa phương có thể thêm giá trị
vào sản phẩm ban đầu hoặc trung gian mà họ đã và đang sản xuất (liên kết dọc trong chuỗi
giá trị).
4. Tính bền vững: Những người sản xuất địa phương sẽ có khả năng tiếp tục sản xuất một
sản phẩm nhất định nào đó ngay cả sau khi các hỗ trợ của dự án và các nguồn hỗ trợ khác
kế thúc do các lợi ích kinh tế
5. Năng lực của các dịch vụ hỗ trợ: Các trung tâm khuyến nông và các cơ cấu hỗ trợ khác có
thể đưa ra các khuyến nghị và các hỗ trợ khác đến những người sản xuất địa phương liên
quan đến một sản phẩm nhất định nào đó.
6. Lực lượng lao động: Việc sản xuất tại địa phương yêu cầu một số lượng lớn nguồn lực lao

động, do đó, tạo thu nhập cho nhiều người hơn
7. Các cơ hội cho phụ nữ: Phụ nữ có thể tham gia vào quy trình sản xuất, do đó, tạo các cơ
hội thu nhập cho họ
8. Phù hợp với truyền thống văn hóa: bản chất, các phương án sử dụng và quy trình sản xuất
một sản phẩm không mâu thuẫn với giá trị hoặc truyền thống của những người sản xuất
địa phương, đặc biệt là các đồng bào dân tộc thiểu số
9. Phù hợp với các chiến lược của chính quyền: Một sản phẩm hoặc phân ngành phù hợp với
định hướng kinh tế chiến lược của chính quyền các cấp khác nhau (cấp tỉnh, huyện, xã,
thôn bản).
10. Thân thiện với Đa dạng Sinh học: Hoạt động sinh kế đóng góp vào công tác duy trì tính đa
dạng sinh học tự nhiên ở trong và xung quanh khu vực VQG hoặc ít nhất thì cũng không
thay đổi các loài, cấu tạo tự nhiên và môi trường sống.
11. Giảm áp lực cho VQG PNKB: Có các động cơ khác để tạo thu nhập từ các nguồn hợp pháp
trong môi trường ngoài VQG.
Ở giai đoạn II, Dự án khu vực PNKB đã hỗ trợ các hoạt động sinh kế ngắn hạn, ví dụ: chăn
nuôi gà (lấy trứng và thịt), trồng măng, trồng rau, trồng cỏ làm thức ăn gia súc và trồng khoai
lang. Tuy nhiên, những hỗ trợ trước đây của các mô hình sinh kế thay thế được xem là không
có liên quan để tiếp tục các biện pháp hỗ trợ cho sản phẩm tương tự hoặc phân ngành đó.
Do đó, không có tiêu chí lựa chọn tương ứng, ví dụ: “tiếp tục các hỗ trợ trước đây” được cân
nhắc trong quá trình lựa chọn sơ bộ hoặc lựa chọn cuối cùng.
Sau đó các mô hình sinh kế được lựa chọn sơ bộ và bộ tiêu chí lựa chọn được sử dụng để
chuẩn bị bảng câu hỏi lựa chọn phục vụ hội thảo (xem Phụ lục 2). Nhóm thực hiện cũng cần
quyết định liệu có cho điểm tiêu chí theo tầm quan trọng hay không. Việc sử dụng tiêu chí
không có thang điểm có nghĩa là ta giả định rằng tất cả các tiêu chí đều có tầm quan trọng
ngang nhau. Dĩ nhiên, cũng có phương án cho thang điểm cao hơn đối với tất cả các tiêu chí
xã hội và/hoặc các tiêu chí môi trường. Việc cho thang điểm đối với các tiêu chí có thể thay
đổi các kết quả cuối cùng một cách đáng kể. Tuy nhiên, nhóm nội bộ quyết định không cho
Báo cáo dự thảo

13


Tháng 2 - 3 năm 2014


Lựa chọn và Lập kế hoạch phát triển sinh kế

Dự án khu vực PNKB

thang điểm quan trọng đối với các tiêu chí và để việc này minh bạch đối với cộng đồng địa
phương tại hội thảo.

3. Các kết quả của quy trình điều phối
3.1 Các mô hình sinh kế rút ngắn
10 mô hình sinh kế dưới đây đã được lựa chọn sơ bộ thông qua thảo luận nội bộ. Những mô
hình này đạt điểm 6 trở lên. Tất cả 10 mô hình được mô tả chi tiết hơn ở Phụ lục 4 về các
điểm thuận lợi và khó khăn của từng mo hình, kinh nghiệm dự án trước đây và các xã phù
hợp để triển khai. Các sản phẩm du lịch từ mây tre đan gần thành đạt điểm tối đa trong quá
trình lựa chọn sơ bộ (10 điểm), bởi vì, theo đánh giá của các cán bộ dự án và đối tác, hoạt
động sinh kế này đã đáp ứng được tất cả các tiêu chí lựa chọn. Trong thực tế, mô hình sản
phẩm lưu niệm từ mây tre đan là chuỗi giá trị bao gồm các hoạt động sinh kế khác nhau, bao
gồm trồng mây tre, thu hoạch mây tre, xử lý thô và sản xuất các mặt hàng lưu niệm và bán
cho du khách đến khu vực VQG PNKB và xuất khẩu.
Tổng danh sách các mô hình lựa chọn sơ bộ như sau:
A. Các sản phẩm lưu niệm từ mây, tre
B. Nuôi ong lấy mật
C. Trồng măng
D. Trồng cỏ (chăn nuôi gia súc)
E. Trồng khoai lang
F. Chăn nuôi gà
G. Các mô hình nông – lâm kết hợp

H. Trồng cây dược liệu
I. Trồng nấm
J. Trồng rau sạch
7 mô hình khác (với thang điểm từ 5 hoặc ít hơn) không đạt yêu cầu (xem bảng ở trang tiếp
theo và bảng đánh giá ở phần hình ảnh tại Phụ lục 6). Bao gồm du lịch dựa vào cộng đồng
(DLCĐ) - là mô hình sáng tạo và có tính cạnh tranh nhưng mô hình này chỉ có thể được thực
hiện ở phạm vi nhỏ trong khu vực và hầu như không có tiềm năng nhân rộng. Các cộng đồng
địa phương cũng còn thiếu kỹ năng và năng lực để cung cấp dịch vụ DLCĐ.
Chăn nuôi lợn có thể quan trọng về các tiềm năng nhân rộng, và người dân địa phương cũng
có nhiều kinh nghiệm. Tuy nhiên, điểm yếu của mô hình này là thiếu tính sáng tạo, lợi thế
cạnh tranh và quan trọng hơn cả là thân thiện với đa dạng sinh học. Hỗ trợ các hoạt động
chăn nuôi và bán lợn hợp pháp có thể khuyến khích săn bắt trái phép và mua bán lợn rừng
từ các khu vực được bảo vệ.

Báo cáo dự thảo

14

Tháng 2 - 3 năm 2014


1

1

0

0

0


1

0

2

0

2

2

1

0

2

2

2

2

2

2

1


2

1

2

0

1

2

2

2

2

0

2

2

2

2

2


1

1

2

2

1

2

1

2

1

2

2

2

0

0

0


0

1

0

0

0

0

1

0

1

0

1

2

2

1

1


1

1

0

1

2

1

1

1

2

0

2

1

1

10

7


5

6

6

6

4

7

6

3

5

4

7

2

7

5

7


Trọng
Hóa,
Trường
Sơn, Tân
Trạch,
Thượng
Trạch

Hòa
Sơn,
Trọng Hóa,
Thượng
Hóa, Xuân
Trạch, Phúc
Trạch,
Trọng Hóa,
Trường
Sơn,
Thượng
Trạch

Sơn Trạch,
Xuân
Trạch,
Phúc
Trạch, Tân
Trạch,
Thượng
Trạch,

Trọng Hóa,
Dân Hóa,
Trường
Sơn

Sơn Trạch,
Xuân
Trạch,
Phúc
Trạch, Tân
Trạch,
Thượng
Trạch,
Trọng Hóa,
Dân Hóa,
Trường
Sơn

Xuân
Trạch,
Phúc
Trạch,
Sơn
Trạch,
Hưng
Trạch

Sơn
Trạch,
Xuân

Trạch,
Phúc
Trạch,
Trọng
Hóa,
Thượng
hóa,
Hòa
Sơn

Phúc
Trạch,
Sơn
Trạch,
Xuân
Trạch

15

Xuân
Trạch,
Sơn
Trạch
Trung
Hóa,
Thượng
Hóa,
Trường
Sơn


2/2014

Dân
Hóa,
Trọng
Hóa,
Tân
Trạch,
Thượng
Trạch,
Trường
Sơn

Đót

Lúa nương

Trồng
măng

Trồng nấm

0

Trồng cây
dược liệu

Trồng
chuối


1


Các
hình nông
– lâm kết
hợp

Chăn nuôi


1

Trồng tiêu

Trồng rau
sạch

1

Báo cáo dự thảo

Chăn nuôi


Nuôi lợn

2

Trồng cỏ


0

lịch
Du
cộng đồng

Trồng
khoai lang

Nuôi ong
lấy mật

2

sản phẩm
lưu niệm
mây, tre
Sáng tạo
Quan trọng và
tiềm
năng
nhân rộng
kỹ năng/năng
lực có sẵn tại
cộng đồng
Lợi thế cạnh
tranh
Thân thiện với
ĐDSH

Tổng
Các xã phù
hợp

Sơn
Trạch,
Xuân
Trạch,
Phúc
Trạch,
Hưng
Trạch


Nuôi cá ở vùng đệm khu vực VQG PNKB, Quảng Bình là mô hình không có tính sáng tạo và
không có lợi thế cạnh tranh so với các khu vực khác. Xét với ba tiêu chí lựa chọn sơ bộ khác,
mô hình này khá trung lập, tổng điểm của các tiêu chí chỉ đạt 3 điểm.
Mô hình trồng chuối khả thi về tiêu chí nhân rộng và các nguồn lực có sẵn. Tuy nhiên mô
hình này không sáng tạo và thiếu tính cạnh tranh, tiêu chí thân thiện với đa dạng sinh học chỉ
trong giới hạn mà thôi. Số điểm của mô hình trồng tiêu rất giống với mô hình trồng chuối,
nhưng tính khả thi để nhân rộng lại thấp hơn.
Mô hình lúa nương có số điểm thấp nhất trong tất cả các mô hình sinh kế ở giai đoạn lựa
chọn sơ bộ. Mô hình này không sáng tạo, thiếu tính cạnh tranh và tiềm năng nhân rộng.
Thậm chí mô hình này không thân thiện với ĐDSH (do nhu cầu về đất canh tác dẫn đến hoạt
động đốt rừng làm rẫy của người dân). Mô hình này chỉ có điểm mạnh là người dân đã có
sẵn kinh nghiệm và kỹ năng trồng lúa nương.
Cuối cùng, mô hình trồng đót làm chổi cũng trung tính về mặt đa dạng sinh học, nhưng lại
thiếu tính sáng tạo và lợi thế cạnh tranh. Tuy nhiên, năng lực và ý nghĩa phát triển mô hình
được đào tạo và hỗ trợ.
3.2 Các mô hình sinh kế ưu tiên

Hình 4 đến 6 cho thấy kết quả lựa chọn mô hình sinh kế có sự tham gia tại hội thảo Lựa chọn
và lập kế hoạch phát triển sinh kế thân thiện với đa dạng sinh học được tổ chức tại thành
phố Đồng Hới vào ngày 20/02/2014. Hình 4 thể hiện kết quả đánh giá tổng quan trung bình
trên toàn tiêu chí, trong khi đó, hình 5 và 6 tập trung về các kết quả có được từ đánh giá tiêu
chí kinh tế hoặc đánh giá tiêu chí môi trường/xã hội.

Hình 4: Đánh giá chung các mô hình sinh k ế (trên tất cả các tiêu chí)

Mô hình sinh kế có số điểm cao nhất được thể hiện rõ ràng trên biểu đồ dựa theo tất cả các
bộ tiêu chí đánh giá là mô hình chăn nuôi gà. Tiếp theo là các sản phẩm lưu niệm từ mây tre
đan và nuôi ong lấy mật. Cả hai mô hình này có số điểm gần bằng nhau. Theo sau các mô

Báo cáo dự thảo

16

2/2014


Lựa chọn và Lập kế hoạch phát triển sinh kế

Dự án khu vực PNKB

hình đó là mô hình trồng nấm đạt yêu cầu là hoạt động sinh kế thứ 4 nhằm kêu gọi hỗ trợ
của dự án.
Mặc dù dự án khu vực PNKB chỉ cam kết phát triển bốn mô hình sinh kế, tuy nhiên, dự án
đang cân nhắc lựa chọn hoạt động đứng thứ 5 và 6 trong biểu đồ: mô hình trồng khoai lang
và mô hình nông lâm kết hợp. Điều này là bởi vì có một hoặc hai mô hình thay thế có thể rất
có ích trong trường hợp một hoặc hai mô hình được lựa chọn ban đầu bị thất bại. Nói tóm
lại, nhóm dự án cuối cùng quyết định hỗ trợ toàn diện cho các mô hình sinh kế sau: chăn

nuôi gà, các sản phẩm lưu niệm từ mây tre đan, nuôi ong lấy mật, trồng nấm và chú ý hỗ trợ
mô hình trồng khoai lang và mô hình nông lâm kết hợp.

Hình 5: Đánh giá tiêu chí kinh t ế chung đối với các mô hình sinh k ế

Xét về mặt kinh tế (xem hình 5 ở trên), mô hình chăn nuôi gà lại dẫn đầu. Tiếp theo cũng là
mô hình nuôi ong và sản phẩm lưu niệm từ mây tre đan, nhưng thứ tự hai mô hình này bị
đảo ngược so với kết quả tổng quát ở trên. Mô hình trồng khoai lang đứng vị trí thứ 4 (trong
đánh giá tổng quát thì mô hình này đứng vị trí thứ 5). Mô hình trồng nấm, đứng vị trí thứ 4 ở
bảng đánh giá tổng quát, ở đây lại chỉ đạt vị trí thứ 6. Mô hình nông lâm kết hợp có vẻ ít
triển vọng về kinh tế hơn cho thấy trong kết quả của bảng đánh giá tổng quát (vị trí thứ 6).
Chỉ trong quá trình đánh giá chỉ tiêu kinh tế, một trong các hoạt động sinh kế bổ sung được
đề xuất lọt vào danh sách 10 mô hình, đó là mô hình trồng hoa đứng ở vị trí thứ 8.
Xét về đánh giá kết quả tiêu chí xã hội và mô trường, mô hình chăn nuôi gà lại đứng vị trí dẫn
đầu (xem hình 6 dưới đây). Tuy nhiên, khoảng cách giữa vị trí thứ 2 là chuỗi giá trị các sản
phẩm lưu niệm từ mây tre đan với vị trí thứ nhất nhỏ hơn nhiều so với kết quả đánh giá tổng
quát. Mô hình nuôi ong lấy mật đứng ở vị trí thứ 3. Và theo sau là mô hình trồng khoai lang,
với số điểm gần bằng với mô hình nông lâm kết hợp và mô hình trồng nấm - đứng ở vị trí thứ
5 và 6. Khi chỉ cân nhắc các yếu tố xã hội/môi trường và không bao gồm các khía cạnh kinh tế
và kinh doanh thì mô hình trồng rau sạch và trồng cây dược liệu đạt các kết quả khả quan
(đứng vị trí thứ 6 và 7)

Báo cáo dự thảo

17

Tháng 2 - 3 năm 2014


Lựa chọn và Lập kế hoạch phát triển sinh kế


Dự án khu vực PNKB

Tuy nhiên, mô hình chăn nuôi gà và nuôi ong lấy mật là hai hoạt động đáp ứng tốt nhất đối
với tiêu chí môi trường. Cả hai mô hình này đều nhận được 6 đề cử phù hợp tiêu chí môi
trường.

Hình 6: Đánh giá tiêu chí xã h ội và môi trường đ/v các mô hình sinh kế

Bên cạnh hoạt động trồng hoa, một số các hoạt động khác được các đại biểu tham dự hội
thảo đề xuất bổ sung chỉ nhận được các điểm thấp, ví dụ: thả cá, nuôi lợn, trồng tiêu và
trồng rừng.
3.3 Kế hoạch Hành động
Các kế hoạch hành động đã được thảo luận và dự thảo ở phần hai của hội thảo đối với 6 mô
hình sinh kế đạt điểm cao. Tất cả các kế hoạch hành động đều theo một cấu trúc giống nhau:
các hoạt động, trách nhiệm, các đơn vị, tổ chức hỗ trợ, thời gian triển khai và các nguồn lực
cần thiết.
Tuy nhiên, do thời gian có hạn trong phần lập kế hoạch hành động vào buổi chiều của hội
thảo, các kế hoạch khác nhau, được thể hiện ở Phụ lục 5, cho thấy chất lượng khác nhau. Kế
hoạch chi tiết và tỉ mỉ nhất chắc chắn là kế hoạch hành động của các sản phẩm lưu niệm từ
mây tre đan. Tất cả các kế hoạch khác giống như là các bản dự thảo ban đầu và cần được
hoàn thiện hơn.
3.4 Sơ đồ phân tích các bên liên quan
Sơ đồ phân tích các bên liên quan trong Hình 7 mô tả các bên liên quan từ các tổ chức công tư và xã hội dân sự có liên quan đến các hoạt động kinh tế và cơ cấu hỗ trợ của họ trong khu
vực vùng đệm VQG PNKB tỉnh Quảng Bình. Người dân là đối tượng hưởng lợi chính được thể
hiện ở phần trọng tâm của sơ đồ [hình tròn], bao gồm các mối tương thích quan trọng với
tất cả các bên liên quan khác. Cấu trúc hỗ trợ hành chính rộng lớn ở các cấp tỉnh, huyện, xã
hỗ trợ người dân được thể hiện ở phần trên của sơ đồ. Các tổ chức công khác nhau hỗ trợ
tham vấn hoặc chỉ đạo người dân (đường vạch liền) hoặc phối hợp với người dân (vạch nét
đứt).


Báo cáo dự thảo

18

Tháng 2 - 3 năm 2014


UBND
Sở LĐTBXH

Sở KHCN

Sở NN&PTNT

Sở KHĐT

BQL VQG
PNKB

Sở TNMT

UBND huyện
Sở
Tổ
chức VHTT
quần DL
chúng

Sở CT


Ban
Dân
tộc

TT ứng
dụng
KHCN

KV

nhân

CC
Thú y

CC
PTNT

CC
Lâm
nghiệp

CC
Kiểm
Lâm

3
phòng
NN

huyện

CC
BVTV

TT
giống
vật
nuôi

TT
khuyến
nông

TT
giống
cây
trồng

CC
BV
rừng

Nhà cung cấp đầu
vào

Dịch vụ Du Lịch

Người thu mua


Nhà hàng, khách
sạn

Công ty Vạn Xuân

BQL Động Thiên
Đường

TT cứu
hộ,
Bảo
tồn, PT
SV

Phòng Phòng
TNMT KHTC
Trạm
KN
huyện

UBND 13 xã VĐ

Hạt
kiểm
lâm
VQG

TT Du
lịch


Dự
án
Tiểu
vùng
s Mê
Kông

GIZ,
Dự
án
PNKB

KfW,
Dự
án
PNKB

Nông
dân

DV tài
chính

Dạy nghề
Các tổ chức NGOs

Hình 7: Sơ đồ các bên liên quan trong khu v ực vùng đệm VQG PNKB

Báo cáo dự thảo


19

2/2014


Lựa chọn và Lập kế hoạch phát triển sinh kế

Dự án khu vực PNKB

Các dịch vụ tài chính, trung tâm đào tạo nghề, các tổ chức phát triển và phi chính phủ cũng phối hợp
hoặc đưa ra các dịch vụ cho người dân. Các tổ chức tư nhân phối hợp với người dân theo mối quan hệ
qua lại trong chuỗi giá trị hoặc theo thị trường (đường vạch chấm).
Vị trí của Sở NNPTNT và các đơn vị trực thuộc sở giữa các sở ban ngành hành chính cấp tỉnh và huyện
trở nên rõ ràng khi nói đến việc phát triển sinh kế. Tất cả các mô hình sinh kế được lựa chọn sơ bộ
hoặc lựa chọn chính thức đều có liên quan đến nông nghiệp và lâm nghiệp.

4. Kết luận và kiến nghị
Dựa vào mô tả quy trình ở trên và sau khi cân nhắc, tư vấn có các kiến nghị đối với các bước tiếp theo.
 Quy trình lựa chọn sinh kế được thực hiện theo hai giai đoạn theo phương pháp tập thể áp
dụng 15 tiêu chí đánh giá khác nhau liên quan đến kinh tế, xã hội và môi trường. Các mô hình
sinh kế được ưu tiên được lựa chọn một cách có hệ thống và có sự tham gia cao. Do đó, dự án
khu vực PNKB có các cân chỉnh cần thiết và cơ sở để hỗ trợ các mô hình đứng đầu với các hỗ
trợ kỹ thuật và tài chính. Các hoạt động sinh kế được hỗ trợ bao gồm: chăn nuôi gà, các sản
phẩm lưu niệm từ mây tre đan, nuôi ong lấy mật và trồng nấm.
 Bốn mô hình này chắc chắn sẽ được hỗ trợ thực hiện. Tuy nhiên, dự án cần cân nhắc hỗ trợ
nhiều hơn 4 mô hình trên, phòng khi 1 trong 4 mô hình đó không thành công. Mô hình trồng
khoai lang và các mô hình nông lâm kết hợp đứng ở vị trí thứ 5 và 6 có số điểm gần bằng nhau
cũng được xem xét. Đối với cả hai mô hình này, cần thảo luận và tìm kiếm các hỗ trợ bên cạnh
các nguồn lực cần thiết có sẵn.
 Bên cạnh đó, lựa chọn nhiều loại mô hình sinh kế để hỗ trợ mang lại các cơ hội thử nghiệm các

mô hình khác nhau ở các huyện, địa bàn khác nhau. Ba huyện và 13 xã vùng đệm cho thấy các
đặc điểm khác nhau về địa hình, điều kiện đất đai, dân số, kinh nghiệm với từng lĩnh vực kinh
tế nhất định... Việc cân nhắc các đặc điểm khác nhau trong hội thảo sẽ trở nên phức tạp,
nhưng ta cần cân nhắc các yếu tố này khi lựa chọn các mô hình phù hợp nhất cho mỗi huyện
và các xã.
 Đối với một số mô hình sinh kế, đặc biệt là mô hình nuôi ong lấy mật và sản phẩm lưu niệm từ
mây tre đan, sự tham gia của các lĩnh vực tư nhân là rất quan trọng về mặt cung cấp vốn và
chuyên môn. Đẩy mạnh các hoạt động kinh tế này ở các xã vùng đệm có nghĩa là cố gắng lôi
kéo sự tham gia của các nhà đầu tư tư nhân. Do đó, một phần của các biện pháp hỗ trợ là
quảng bá thu hút đầu tư. Điều này cần được nhấn mạnh hơn nữa trong các kế hoạch hành
động và theo dõi hoạt động.
 Bên cạnh với việc thu hút các công ty tư nhân là việc thúc đẩy các mô hình hợp đồng sản xuất.
Để cho phép nhiều người dân sống và sản xuất trong khu vực vùng đệm tiếp cận các hoạt động
của dự án, việc hợp đồng với người dân địa phương, ví dụ: những người đan lát và nghệ nhân
khác để sản xuất các sản phẩm (các sản phẩm thủ công) trên diện rộng là hợp lý và dự án cần
đề xuất và hỗ trợ. Việc này cũng bao gồm các đầu tư ban đầu đối với các kỹ năng và công cụ để
người dân địa phương trở thành một phần của quá trình sản xuất hàng lưu niệm. Những mô
hình như thế đã và đang được thực hiện tốt ở Quảng Bình và những nhà sản xuất hàng thủ
công tư nhân áp dụng khá thành công. Phương pháp này có thể được xem xét và áp dụng.
 Khía cạnh phát triển chuỗi giá trị được đề xuất áp dụng trong quá trình phát triển sản phẩm mà
được xác định và lựa chọn để hỗ trợ sinh kế do định hướng thị trường nghiêm ngặt và các tác
động tích cực thấy rõ lên công tác giảm nghèo. Mục tiêu cuối cùng là cải thiện sự tham gia của
Báo cáo dự thảo

20

Tháng 2 - 3 năm 2014


Lựa chọn và Lập kế hoạch phát triển sinh kế


Dự án khu vực PNKB

người nghèo trong chuỗi giá trị được gấp 3. Đầu tiên, để tăng tổng số lượng và giá trị sản phẩm
mà người nghèo sản xuất và bán trong thị trường cạnh tranh, ví dụ, bằng cách tăng năng suất
và/hoặc chất lượng sản phẩm hoặc giảm chi phí sản xuất. Việc này sẽ mang lại thu nhập cao
hơn cho những người tham gia vào chuỗi giá trị đó. Thứ hai, đảm bảo tính bền vững về chia sẻ
giá trị của người nghèo trong chuỗi giá trị đó hoặc thậm chí tăng phần của người nghèo trong
giá sản phẩm bán ra tại thị trường tiêu thụ, ví dụ: bằng cách tạo điều kiện cho người nghèo
thêm giá trị vào các sản phẩm ban đầu hoặc trung gian mà họ sản xuất trước đây (liên kết dọc).
Thứ ba, đẩy mạnh sự tham gia của người nghèo trong thị trường cạnh tranh thông qua thu
thập các thông tin thị trường tốt hơn, cập nhật kiến thức kỹ thuật, kỹ năng tiếp thị sản phẩm và
thong qua xây dựng năng lực bằng cách tương tác với những người tham gia khác trong chuỗi.
 Sơ đồ các bên liên quan được dự án dự thảo và các đại biểu tham dự hội thảo xem xét đã đem
lại cái nhìn tổng quan về hệ thống kinh tế địa phương hiện nay bao gồm các bên thực hiện liên
quan và các mối quan hệ của các bên với nhau. Khuyến khích dự án (1) tiếp tục sử dụng sơ đồ
này không chỉ cho mình quy trình lựa chọn sinh kế và (2) thỉnh thoảng cập nhật sơ đồ để thể
hiện các thay đổi trong thực tế. Cập nhật trong cả hai ngôn ngữ và không chỉ thực hiện cập
nhật trên các bảng và bản cứng, mà còn cập nhật trong phần mềm, ví dụ: Microsoft Visual để
dễ dàng quản lý và trình bày trong các báo cáo và bài trình bày.

Báo cáo dự thảo

21

Tháng 2 - 3 năm 2014


Lựa chọn và Lập kế hoạch phát triển sinh kế


Dự án khu vực PNKB

Phụ lục 1: Chương trình hội thảo Lựa chọn và Lập kế hoạch phát triển sinh kế
Thời gian

Nội dung

08:00 - 08:25

Đăng ký đại biểu

8:25 – 8:30

Giới thiệu đại biểu

08:30 - 08:40

Phát biểu Khai mạc

08:40 - 08:50

Phát biểu chào mừng (bao gồm giới Tiến sỹ Jens Kallabinski, Cố vấn
thiệu mục tiêu và chỉ số của dự án trưởng Hợp tác kỹ thuật Dự án Khu
trong giai đoạn, một số kết quả về vực PNKB
phát triển sinh kế trong vùng đệm)

08:50 – 08:55

Giới thiệu chương trình hội thảo


8:55 – 9: 30

Trình bày một số phân tích về các Ông Christian – Tư vấn
hoạt động sinh kế thay thế trong vùng Phiên dịch
đệm; các tiêu chí lựa chọn và phương
pháp luận

9:30 – 9:40

Trình bày quá trình lựa chọn các hoạt Ông Christian – Tư vấn
động sinh kế và biểu mẫu thảo luận Phiên dịch
nhóm

9:40 – 10:00

Nghỉ giải lao

10:00 – 10:40

Thảo luận nhóm về việc lựa chọn các Các đại biểu sẽ được chia thành các
sản phẩm sinh kế thân thiện đa dạng nhóm nhỏ (5 người/nhóm)
sinh học
Tư vấn và GIZ hỗ trợ thảo luận

10:40 - 11:10

Trình bày kết quả thảo luận nhóm Hỏi Các nhóm
& Đáp

11:10 - 11:30


Trình bày kết quả tổng hợp danh sách Ông Christian - Tư vấn
các sản phẩm sinh kế thân thiện đa Phiên dịch
dạng sinh học tiềm năng đã được lựa
chọn . Hỏi & Đáp

11:30 – 13:15

Ăn trưa

13:15 – 13:20

Giới thiệu chương trình buổi chiều

13:20 – 14:00

Thảo luận về các giải pháp thực hiện Nhóm thảo luận (mỗi nhóm 01 sản
đối với các sản phẩm sinh kế đã được phẩm)
lựa chọn
Tư vấn và GIZ hỗ trợ thảo luận

14:00 – 14:20

Trình bày kết quả thảo luận nhóm

14:20 – 14:50

Trình bày và thảo luận nhằm hoàn Ông Christian - Tư vấn
thiện sơ đồ phân tích các bên liên GIZ
quan (dự thảo đã chuẩn bị trước)


Báo cáo dự thảo

Chịu trách nhiệm

Ông Phan
NN&PTNT

22

Văn

Khoa,



Sở

GIZ

GIZ

Nhóm

Tháng 2 - 3 năm 2014


Lựa chọn và Lập kế hoạch phát triển sinh kế

Dự án khu vực PNKB


Thời gian

Nội dung

Chịu trách nhiệm

14:50 – 15:00

Trình bày biểu mẫu lập kế hoạch

GIZ

15:00 - 15:20

Nghỉ giải lao

15:20 – 16:00

Thảo luận lập kế hoạch thực hiện

Các nhóm thảo luận , Tư vấn và GIZ
hỗ trợ

16:00 – 16:20

Các nhóm trình bày

Các nhóm


16:20 - 16:45

Tóm tắt các kết quả Hội thảo và bế GIZ
mạc Hội thảo

Báo cáo dự thảo

23

Tháng 2 - 3 năm 2014


×