Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

ĐỀ 18 8 2015 moontv20162 xử lí cơ bản bài TOÁN đốt CHÁY hợp CHẤT hữu cơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (607.92 KB, 2 trang )

Hà nội, ngày 18 tháng 8 năm 2015

rongden_167 - />
"MOL & QUY ĐỔI”
XỬ LÍ CƠ BẢN BÀI TOÁN ĐỐT CHÁY HỢP CHẤT HỮU CƠ
 Đốt cháy mỗi loại hợp chất đều có những tính chất, những công thức riêng và đặc trưng. Tuy nhiên, điểm
chung và cái đích cuối cùng, cũng có thể nói nhiệm vụ cơ bản + đơn giản nhất của đốt cháy chính là “định
lượng, định tính”. Xác định C + H2 + O + … (thành phần). Còn lại, xem xét các chất có trong hỗn hợp để khai
thác, biện luận tiếp.
Câu 1. [65993]: Khử 1,6 gam hỗn hợp hai anđehit no bằng khí hiđro thu được hỗn hợp hai rượu. Đun nóng hai
rượu này với H2SO4 đặc được hỗn hợp hai olefin là đồng đẳng kế tiếp. Đốt cháy hai olefin này được 3,52 gam
CO2. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Công thức của hai anđehit là
A. CH3CHO và C2H5CHO.
B. C2H5CHO và CH2(CHO)2.
C. C2H5CHO và C3H7CHO.
D. HCHO và CH3CHO.
Câu 2. [94990]: Hỗn hợp X gồm propin, propan và propilen có tỉ khối so với hiđro là 21,2. Đốt cháy hoàn toàn
15,9 gam X, sau đó hấp thụ toàn bộ sản phẩm vào bình đựng 1 lít dung dịch Ba(OH)2 0,8M; thấy khối lượng
bình tăng m gam và có a gam kết tủa. Giá trị của m và a lần lượt là
A. 42,4 và 157,6.
B. 71,1 và 93,575.
C. 42,4 và 63,04.
D. 71,1 và 73,875.
Câu 3. [33767]: Đốt cháy hỗn hợp X gồm 0,22 gam một axit cacboxylic no đơn chức với oxi vừa đủ thu được
hỗn hợp khí và hơi có số mol lớn hơn số mol hỗn hợp X là 0,005 mol. Vậy công thức phân tử của axit là
A. CH2O2.
B. C2H4O2.
C. C3H6O2.
D. C4H8O2.
Câu 4. [B-14]: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol một ancol đơn chức trong 0,7 mol O2 (dư), thu được tổng số mol
các khí và hơi bằng 1 mol. Khối lượng ancol ban đầu đem đốt cháy là


A. 9,0 gam.
B. 8,6 gam.
C. 6,0 gam.
D. 7,4 gam.
Câu 5. [125480]: Hỗn hợp X gồm ancol etylic và 2 ankan là đổng đẳng kế tiếp. Đốt cháy hoàn toàn 9,45 gam X
thu được 13.05 gam nước và 13,44 lít CO2 (đktc). Phần trăm khối lượng của ancol etylic trong X là
A. 52,92%.
B. 38,09%.
C. 24,34%.
D. 22,75%.
Câu 6. [78816]: Hỗn hợp E gồm ancol X không no, đơn chức, có một nối đôi C=C; ete Y no, đơn chức (X, Y
đều mạch hở) và anken C3H6. Đốt cháy hoàn toàn 8,08 gam E cần 0,62 mol O2 thu được 0,43 mol khí CO2.
Phần trăm khối lượng của ancol X có trong hỗn hợp E gần nhất với
A. 45%.
B. 40%.
C. 50%.
D. 55%.
Câu 7. [40693]: Hỗn hợp Z gồm 2 axit no đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Đốt cháy hoàn toàn một
lượng hỗn hợp Z thu được CO2 có khối lượng lớn hơn khối lượng H2O là 2,73 gam. Nếu lấy cùng một lượng
hỗn hợp Z như trên cho tác dụng với NaOH vừa đủ thì sau phản ứng thu được lượng muối khan là 3,9 gam.
Công thức 2 axit là
A. HCOOH và CH3COOH.
B. CH3COOH và C2H5COOH.
C. C2H5COOH và C3H7COOH.
D. C3H7COOH và C4H9COOH.
Câu 8. [27672]: Đem đốt cháy m gam hỗn hợp X gồm 0,01 mol HCOONa và 2 muối natri của hai axit
cacboxylic no đơn chức mạch hở đồng đẳng liên tiếp thu được 2,65 gam Na2CO3 và khối lượng CO2 lớn hơn
khối lượng nước là 3,51 gam. Vậy m có giá trị là
A. 5,20 gam.
B. 4,94 gam.

C. 5,02.
D. 4,49.
Câu 9. [148087]: Đốt cháy hoàn toàn 46 gam hỗn hợp X gồm axit fomic, axit axetic, axit acrylic, axit oxalic và
axit ađipic thu được 33,6 lít CO2 (đktc) và m gam H2O. Mặt khác, khi cho 46 gam hỗn hợp X phản ứng hoàn
toàn với dung dịch NaHCO3 dư, thu được 17,92 lít CO2 (đktc). Giá trị của m là
A. 21,6.
B. 23,4.
C. 25,2.
D. 27,0.

Biên soạn: Phạm Hùng Vương.


Hà nội, ngày 18 tháng 8 năm 2015

rongden_167 - />
Câu 10. [152176]: Hỗn hợp X gồm axit ađipic (HOOC[CH2]4COOH) và glixerol (C3H8O3). Đốt cháy hoàn toàn
4,03 gam X cần vừa đủ 18,76 lít không khí (chứa 20% oxi, còn lại là nitơ). Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy thu
được qua dung dịch Ba(OH)2 dư thấy tạo m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 23,64.
B. 39,40.
C. 29,55.
D. 31,52.
Câu 11. Hỗn hợp M gồm CH3CH2OH, CH2=CHCH2OH, CH3COOH, CH2=CHCOOH, HCOOCH3. Đốt cháy
hoàn toàn m gam M cần dùng vừa đủ 0,4 mol O2, thu được 0,35 mol CO2 và 0,35 mol H2O. Mặt khác, cho m
gam M trên tác dụng vừa đủ với 50 gam dung dịch Ba(OH)2 nồng độ x%. Giá trị của x là
A. 68,40.
B. 17,10.
C. 34,20.
D. 8,55.


Biên soạn: Phạm Hùng Vương.



×