Tải bản đầy đủ (.doc) (135 trang)

Luận văn thạc sĩ báo chí học,. chuyên ngành báo chí học Khai thác và sử dụng hình ảnh về phòng, chống tội phạm trong chương trình truyền hình vì an ninh tổ quốc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (630.4 KB, 135 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG HÌNH ẢNH
VỀ PHỊNG, CHỐNG TỘI PHẠM TRONG CHƯƠNG TRÌNH
TRUYỀN HÌNH “VÌ AN NINH TỔ QUỐC”
(Khảo sát các Đài phát thanh – truyền hình tỉnh Kiên Giang,
An Giang và Cà Mau năm 2014)

LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC

CẦN THƠ - 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG HÌNH ẢNH
VỀ PHỊNG, CHỐNG TỘI PHẠM TRONG CHƯƠNG TRÌNH
TRUYỀN HÌNH “VÌ AN NINH TỔ QUỐC”
(Khảo sát các Đài phát thanh – truyền hình tỉnh Kiên Giang,
An Giang và Cà Mau năm 2014)

Ngành

: Báo chí học


Mã số

: 60 32 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC
Người hướng dẫn khoa học:

CẦN THƠ - 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của
riêng tôi; các số liệu nêu trong luận văn là trung thực;
những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được cơng
bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Tác giả luận văn

Trầm Hoàng Tùng


MỤC LỤC
Trang
1

MỞ ĐẦU

Chương 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG
HÌNH ẢNH VỀ PHỊNG, CHỐNG TỘI PHẠM TRONG
CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH


1.1. Khái niệm
1.2. Nội dung và các dạng thức hình ảnh về phịng, chống tội phạm
trên truyền hình
1.3. Vai trị của hình ảnh truyền hình trong thơng tin về vấn đề phịng,
chống tội phạm
1.4. Những u cầu trong khai thác và sử dụng hình ảnh truyền hình
thơng tin về phịng, chống tội phạm

15
15
23
30
33

Chương 2: THỰC TRẠNG VIỆC KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG
HÌNH ẢNH VỀ PHỊNG, CHỐNG TỘI PHẠM TRONG
CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH “VÌ AN NINH TỔ QUỐC”

(Khảo sát ở Đài PTTH tỉnh Kiên Giang, An Giang và
Cà Mau năm 2014)
2.1. Tổng quan về chương trình truyền hình “Vì an ninh Tổ quốc”
2.2. Khảo sát việc khai thác và sử dụng hình ảnh thơng tin về phịng,
chống tội phạm trong chương trình truyền hình “Vì an ninh Tổ
quốc” thuộc diện khảo sát
2.3. Đánh giá chung về việc khai thác và sử dụng hình ảnh thơng tin
về phịng, chống tội phạm trong chương trình truyền hình “Vì an
ninh Tổ quốc”

41
41


50

70

Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG VIỆC
KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG HÌNH ẢNH VỀ PHỊNG CHỐNG
TỘI PHẠM TRONG CHƯƠNG TRÌNH “VÌ AN NINH TỔ
QUỐC”

3.1. Giải pháp chung
3.2. Những yêu cầu và kiến nghị cụ thể

92
92
108

KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

112
114
118

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


BTV
ĐB.SCL

PT - TH
PV

:
:
:
:

Biên tập viên
Đồng bằng sông Cửu Long
Phát Thanh - Truyền hình
Phóng viên


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Trang
Bảng 2.1:

Đánh giá sự đa dạng, hấp dẫn của hình ảnh thơng tin
về phịng, chống tội phạm trong chương trình “Vì an
ninh Tổ quốc” của các Đài PTTH Kiên Giang, An
Giang, Cà Mau (năm 2014)
Đánh giá của khán giả về chất lượng hình ảnh được khai
thác, sử dụng trong thơng tin về phịng, chống tội phạm
trong chương trình “Vì an ninh Tổ quốc” các Đài PTTH
Kiên Giang, An Giang, Cà Mau (năm 2014)
Đánh giá về tính khách quan, chân thật và tính thời sự
của hình ảnh được khai thác, sử dụng trong thơng tin
về phịng, chống tội phạm trong chương trình “Vì an
ninh Tổ quốc” các Đài PTTH Kiên Giang, An Giang,

Cà Mau (năm 2014)
Đánh giá về chất lượng của hình ảnh được khai thác,
sử dụng trong thơng tin về phịng, chống tội phạm
trong chương trình “Vì an ninh Tổ quốc” các Đài
PTTH Kiên Giang, An Giang, Cà Mau (năm 2014)
Đánh giá về cách kết cấu và bố cụ hình ảnh tring
chương trình “Vì an ninh Tổ quốc”
Yếu tố quyết định tới chất lượng hình ảnh
Sự ảnh hưởng của cơ chế chính sách đến chất lượng
hình ảnh trong chương trình truyền hình “Vì an ninh
Tổ quốc”
Mức độ cung cấp thơng tin của hình ảnh trong
chương trình “Vì an ninh tổ quốc” ở các Đài PTTH
bán đảo Cà Mau1

106

Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ sử dụng các loại hình ảnh trong chương trình Vì
an ninh Tổ quốc của ba đài được khảo sát
Biểu đồ 2.2: Thể hiện việc sử dụng hình ảnh tư liệu của các Đài
Biểu đồ 2.3: Tỷ lệ sử dụng các hình ảnh

58
62
66

Bảng 2.2:

Bảng 2.3:


Bảng 2.4:

Bảng 2.5:
Bảng 2.6:
Bảng 2.7:

Bảng 3.1:

72

73

75

79
81
85

87


1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
So với các loại hình truyền thơng khác, truyền hình mãi đến đầu thế kỉ
XX mới ra đời. Mặc dù “sinh sau đẻ muộn” nhưng do biết phát huy, lựa chọn
những tinh hoa của các loại hình truyền thơng đại chúng trước đó như hội
họa, nhiếp ảnh, báo in, phát thanh đặc biệt là điện ảnh, nên truyền hình đã
nhanh chóng chiếm được vị trí quan trọng trong cơng chúng.
Sự xuất hiện của truyền hình như một điều thần kỳ trong sáng tạo của

con người. Nhiều tài liệu đã xếp truyền hình là một trong một số ít phát minh
vĩ đại của thế kỷ XX, bởi nó đã góp phần làm thay đổi cơ bản phương thức
sống và phương thức tư duy của con người, đưa nền văn minh của con người
lên một tầm cao mới. Nhờ có hình ảnh và âm thanh, truyền hình đã chuyển tải
đến cơng chúng những thơng tin - những “món ăn tinh thần” chân thực, sinh
động hấp dẫn.
Điều làm nên sự khác biệt lớn nhất giữa truyền hình và các loại hình báo
chí khác đó chính là hình ảnh. Hình ảnh là “chính ngơn” - là ngơn ngữ chính
để truyền đạt nội dung thơng tin. Người ta ví, hình ảnh là tín hiệu vạn năng, ai
xem cũng có thể hiểu được. Trong một tác phẩm truyền hình, hình ảnh là
phương tiện chủ yếu cung cấp thông tin, lời bình và âm thanh khác có nhiệm
vụ bổ sung. Hình ảnh đảm nhiệm vai trò miêu tả, tái hiện bức tranh hiện thực
sinh động của cuộc sống. Chỉ cần qua hình ảnh, khán giả có thể nhận biết, có
được thơng tin về ai, sự kiện gì, nó xảy ra ở đâu… Hình ảnh giúp khán giả
chứng kiến, giao tiếp với con người thật, sự việc thật với tâm trạng thực.
Chính điều này đã tăng tính chân thực, tạo nên sức thuyết phục hơn hẳn các
loại hình truyền thơng khác.
Nhận thức được tầm quan trọng như vậy của hình ảnh truyền hình nên
thực tế cho thấy nhiều chương trình truyền hình trên thế giới cũng như trong
nước; ở các chương trình chính luận hay giải trí... việc lựa chọn và sử dụng
hình ảnh để làm nên sản phẩm truyền hình rất được chú trọng.


2
Tuy nhiên, thực tiễn cũng cho thấy nhiều nội dung có thể dễ dàng
chuyển tải tới cơng chúng thơng qua các loại hình báo chí như báo viết, phát
thanh, báo mạng điện tử nhưng cũng thơng tin đó việc khai thác hình ảnh để
chuyển tải nội dung khơng dễ dàng. Chẳng hạn như với những vấn đề nhạy
cảm, những vấn đề liên quan đến an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an tồn xã
hội, trong đó có nội dung thơng tin về phịng, chống tội phạm...

Kể từ khi truyền hình xuất hiện vào đầu thế kỉ thứ XX và phát triển với
tốc độ như vũ bão nhờ sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật và công nghệ, tạo ra
một kênh thông tin quan trọng trong đời sống xã hội. Ngày nay, truyền hình là
phương tiện thiết yếu cho mỗi gia đình, mỗi quốc gia, dân tộc. Truyền hình
trở thành công cụ sắc bén trên mặt trận tư tưởng văn hóa cũng như các lĩnh
vực kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng.
Ở thập kỉ 50 của thế kỉ XX, truyền hình chỉ được sử dụng như là cơng
cụ giải trí, rồi thêm chức năng thơng tin, dần dần truyền hình đã trực tiếp
tham gia vào quá trình quản lý và giám sát xã hội, tạo lập và định hướng dư
luận, giáo dục và phổ biến kiến thức, phát triển văn hóa quảng cáo và các
dịch vụ khác.
Ở Việt Nam, cùng với bước chuyển biến mạnh mẽ của sự nghiệp đổi mới
đất nước theo con đường XHCN do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, những
năm qua hệ thống báo chí nói chung, phát thanh, truyền hình (PT-TH) nói
riêng trong cả nước đang ngày càng phát triển về số lượng và chất lượng góp
phần xây dựng, củng cố chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà
nước, phát triển kinh tế đất nước và hoàn thiện hơn trong lĩnh vực văn hóa xã
hội, đảm bảo an ninh quốc phịng.
Khi nền kinh tế càng phát triển thì phát thanh và truyền hình nước ta
cũng khơng ngừng đổi mới, năng động và sáng tạo hơn trong tác nghiệp.
Truyền hình ngày càng bám sát đời sống xã hội, thông tin nhanh chóng các tin
tức sự kiện, đường lối chính sách của Đảng và Chính phủ đến quần chúng


3
nhân dân, góp phần tuyên truyền nâng cao ý thức quần chúng nhân dân trong
công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Cùng với hệ thống phát thanh, truyền hình trong cả nước, hoạt động của
các Đài PTTH hình thuộc Bán đảo Cà Mau - vùng cực Nam của Tổ quốc hiện
nay đang trong xu hướng ổn định và ngày càng phát triển. Các Đài không chỉ

tăng cường thời lượng phát sóng, diện phủ sóng, mà cịn nỗ lực cải tiến chất
lượng nội dung, hình thức thể hiện chương trình... Một trong những nội dụng
quan trọng mà các Đài PTTH thuộc Bán đảo Cà Mau đang thực hiện là tăng
cường chất lượng những chương trình về cơng tác giữ gìn an ninh trật tự, đặc
biệt là thông tin về vấn đề phịng, chống tội phạm. Thơng qua thực hiện
chương trình “Vì an ninh tổ quốc”, các Đài đã thơng tin kịp thời những vấn
đề ANTT trên địa bàn, những thủ đoạn hoạt động của tội phạm và phương
pháp phòng ngừa... qua đó tuyên truyền nâng cao nhận thức, ý thức pháp luật,
nâng cao tinh thần cảnh giác, tố giác tội phạm của người dân trên địa bàn.
Tuy nhiên, trong thực tế, khi thực hiện những chương trình này, các Đài vẫn
còn lúng túng, đặc biệt là trong việc khai thác và sử dụng hình ảnh - loại
phương tiện cơ bản, quan trọng để chuyển tải nội dung thông tin. Làm thế nào
để hạn chế những bất cập ấy, đồng thời nâng cao chất lượng hoạt động của
Đài nói chung, chất lượng về các chương trình thơng tin về cơng tác giữ gìn
ANTT, đặc biệt là các chương trình phịng, chống tội phạm trên sóng PTTH
nói riêng nhằm xứng đáng với vai trị là cơ quan ngơn luận, vũ khí sắc bén
của Đảng và chính quyền tỉnh trong cơng cuộc đảm bảo an ninh chính trị và
trật tự an tồn xã hội?.
Đó là những câu hỏi đặt ra trong thực tiễn cần được lý giải. Đó chính là
lý do tác giả chọn đề tài “Khai thác và sử dụng hình ảnh về phịng, chống tội
phạm trong chương trình truyền hình Vì An ninh Tổ quốc” (Khảo sát các đài
phát thanh - truyền hình Kiên Giang, An Giang và Cà Mau năm 2014) làm
luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ báo chí của mình.


4
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Thời gian qua, đã có nhiều tài liệu đề cập đến việc khai thác và sử dụng
một số phương tiện truyền thông, một số nội dung ở các lĩnh vực khác nhau
vào trong một cơng việc cụ thể nào đó nói chung. Có thể kể đến như: “khai

thác và sử dụng internet”(Châu Minh Khoa, NXB Cần Thơ, 2012), “Khai
thác và sử dụng tài ngun mơi trường” (Nghị định 102/2008/NĐ-CP của
chính phủ về việc thu thập, quản lý, khai thác và sử dụng dữ liệu về tài
nguyên và môi trường), “Khai thác và sử dụng hình ảnh trong dạy học mơn
Giáo dục công dân ở Trường THCS Ngọc Sơn”(Trần Thị Thanh Hảo, Hội thi
thuyết trình sáng kiến kinh nghiệm, 2014),”Khai thác và sử dụng cơ sở dữ
liệu quốc gia về pháp luật” (Nghị định 52/2015/NĐ-CP quy định về xây
dựng, quản lý, duy trì, cập nhật, khai thác và sử dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia
về pháp luật), “Đánh giá hoạt động khai thác và sử dụng thư viện nhà trường
phục vụ cho việc học tập của sinh viên năm cuối hệ đại học chính quy, học
viên chính trị - hành chính quốc gia Hồ Chí Minh” (Lê Thu hồi, luận văn
thạc sỹ quản lý giáo dục, 2010)…v.v.
Trong lĩnh vực truyền hình, số lượng những cơng trình nghiên cứu về
việc khai thác và sử dụng loại hình này nói chung và những yếu tố của truyền
hình nói riêng vào hoạt động nghiệp vụ và trong cuộc sống đã có nhưng chưa
nhiều, đặc biệt là khai thác và sử dụng hình ảnh. Tuy nhiên, qua khảo sát
bước đầu cũng có thể thấy những cơng trình khoa học liên quan gần đến đề tài
nghiên cứu của luận văn này có thể phân loại thành 02 nhóm sau đây:


Nhóm thứ nhất: Những cuốn sách liên quan đến loại hình truyền hình
nói chung, ngơn ngữ hình ảnh nói riêng:
+ “Ngơn ngữ điện ảnh” của tác giả Mác-Xen Mác-Tanh (Cục điện ảnh

năm 1984, dịch giả Nguyễn Hậu)
Cuốn sách này đã đi sâu vào phân tích và trình bày một cách có hệ thống
những vấn đề quan trọng nhất của ngôn ngữ điện ảnh cùng với những đặc


5

trưng của nó. Trong đó, tác giả đã đề cập đến yếu tố hình ảnh và những yêu tố
liên quan khác như cỡ cảnh, ánh sáng, màu sắc, khn hình..v.v. Tuy nhiên,
quyển sách này chỉ dừng lại ở khía cạnh khai thác hình ảnh trong điện ảnh truyền
hình. Chưa đi sâu phân tích về khía cảnh sử dụng hình ảnh trong truyền hình.
+ “Nghệ thuật quay phim và Video” của dịch giả Trần Văn Cang (Nhà
xuất bản Thông tin, năm 1991)
Cuốn sách này đề cập đến nghệ thuật quay phim, làm sao để tạo được
một cuốn phim lý thú, có ý nghĩa. Bố cục hình ảnh ra sao? Góc độ thu hình
thế nào? Các kỹ thuật chuyên nghiệp để dựng phim…Tuy nhiên, luận văn
cũng chỉ đề cập đến khía cạnh khai thác hình ảnh nói chung.
+“Ảnh báo chí” của tác giả Brian Horton, Nhà xuất bản Thông tấn, năm
2004, dịch giả Trần Đức Tài.
Bên cạnh những lý thuyết về kỹ thuật nhiếp ảnh, cách vận hành máy ảnh,
độ sáng, bố cục hình ảnh, tác giả đi sâu phân tích những tinh hoa của nhiếp
ảnh, về tiến trình tư duy của một nhà nhiếp ảnh. Tuy nhiên, đó chỉ là những
trình bày về đặc điểm của hình ảnh và cách khai thác, sử dụng hình ảnh tĩnh.
+ “Nghệ Thuật tạo hình nhiếp ảnh” của tác giả Nguyễn Tiến Mão, Nhà xuất
bản Hà Nội, năm 2013
Cuốn sách này đề cập đến các yếu tố kỹ thuật tạo hình, nhiếp ảnh. Trong
đó tác giả tập trung phân tích về bố cục ảnh và phương thức tạo dựng bố cục
ảnh, các yếu tố quyết định đến chất lượng một bức ảnh như: màu sắc, ánh
sáng, đường nét, nhịp điệu…Tuy nhiên, cũng giống như cuốn “Ảnh báo chí”
của tác giả Brian Horton, Nhà xuất bản Thông tấn, năm 2004, dịch giả Trần
Đức Tài (đã nêu ở trên) cuốn sách“Nghệ Thuật tạo hình nhiếp ảnh” của tác
giả Nguyễn Tiến Mão chủ yếu tập trung ở mảng hình ảnh tĩnh, khơng có phần
nào nói tới hình ảnh động - hình ảnh truyền hình.
+ “Giáo trình Báo chí truyền hình” của tác giả Dương Xuân Sơn, Nhà
xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội, năm 2010.



6
Cuốn sách tập trung trình bày những vấn đề khái qt của loại hình báo
chí Truyền hình như lịch sử ra đời phát triển, đặc trưng của loại hình, quy
trình sáng tạo tác phẩm… Về ngơn ngữ truyền hình cũng đã được tác giả đề
cập đó là ngơn ngữ, hình ảnh và âm thanh. Tuy nhiên đây là một cuốn sách
mang tính khái qt chung về loại hình báo chí truyền hình nên ngơn ngữ
hình ảnh mặc dù có được nhắc tới nhưng dung lượng rất khiêm tốn trong tổng
thể cuốn sách.
+ “Sản xuất chương trình truyền hình” của tác giả Trần Bảo Khánh, Nhà
xuất bản Văn hóa thơng tin, Hà Nội (2003)
Cuốn sách này đề cập chủ yếu đến các phương pháp sản xuất chương
trình truyền hình, các yếu tố cấu thành một sản phẩm truyền hình. Đặc biệt,
cuốn sách trình bày tương đối kỹ lưỡng tới quy trình sản xuất các thể loại
trong truyền hình như: ký sự, phóng sự, cầu truyền hình, tin truyền hình…v.v.
Bên cạnh đó, tác giả cịn đề cập sơ lược q trình quay phim và dựng hình.
Tuy nhiên, cuốn sách hầu như cịn để cập rất sơ lược tới ngơn ngữ hình ảnh ngơn ngữ chính làm nên tác phẩm truyền hình.


Nhóm thứ hai: Là những đề tài, cơng trình khoa học đề cập tới vấn đề
khai thác và sử dụng hình ảnh truyền hình nhưng ở một góc độ hẹp.
Nổi bật là các cơng trình sau:
+ Luận văn thạc sĩ “Nâng cao chất lượng hình ảnh chương trình thời sự

của Đài Truyền hình Việt Nam” của tác giả Nguyễn Việt Anh, (Bảo vệ tại
Học viện Báo chí và Tuyên truyền năm 2011)
Luận văn này đề cập đến yếu tố hình ảnh trong tác phẩm báo chí truyền
hình, tiêu chí đánh giá hình ảnh trong tác phẩm truyền hình. Tuy nhiên, tác
giả đề cập yếu tố hình ảnh trong các chương trình thời sự của Đài Truyền hình
Việt Nam. Đặc biệt, tác giả của luận văn này cho rằng chất lượng hình ảnh
trong chương trình thời sự phụ thuộc vào trình độ quay phim, kỹ năng xử lý

hình ảnh, đạo diễn hình ảnh và công nghệ và phương tiện kỹ thuật.


7
+ Luận văn thạc sĩ “Chương trình truyền hình Vì An ninh Tổ quốc ở các
tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long” của Lê Hoàng Giang (Bảo vệ tại Học viện
Báo chí và Tuyên truyền năm 2012);
Tác giả của luận văn này đã phân tích thực trạng chất lượng các chương
trình truyền hình Vì An ninh Tổ quốc ở các tỉnh Đồng bằng sơng Cửu Long
nói chung (nội dung, hình thức chương trình), trong đó có một phần đề cập tới
chất lượng hình ảnh của chương trình Vì An ninh tổ quốc. Tuy nhiên phần
phân tích về hình ảnh chỉ chiếm một dung lượng cũng như phân tích nhỏ bởi
nó chỉ là một yếu tố trong một nội dung lớn của cả luận văn.
+ Luận văn thạc sĩ “Tuyên truyền An ninh xã hội trên kênh truyền hình
Cơng an nhân dân” của Nguyễn Thị Lệ Hồng (Bảo vệ tại Học viện Báo chí
và Tuyên truyền) (năm 2013);
Tác giả luận văn này đề cập đến công tác tuyên truyền về An ninh xã hội
của nước ta hiện nay, chú trọng vào nội dung và hình thức chương trình, các
chuyên mục nhằm nâng cao tinh thần cảnh giác và hướng dẫn quần chúng đấu
tranh phòng, chống tối phạm. Cũng như các luận nêu trên, luận văn của tác
giả Lệ Hồng chưa đi sâu phân tích khía cạnh khai thác và sử dụng hình ảnh phần này chỉ chiếm một dung lượng rất nhỏ bé trong tổng thể một luận văn.
+ Luận văn Thạc sỹ “Đặc điểm chương trình Hành trình phá án trên
ANTV” của Lê Bá Trường, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, năm 2013.
Luận văn tập trung vào việc phân tích thực trạng và đề ra những giải
pháp nhằm cải tiến, nâng cao chất lượng chương trình “Hành trình phá án”
nói riêng và các chương trình về pháp luật, tuyên truyền về phịng, chống tội
phạm nói chung. Chất lượng chương trình được thể hiện thông quá sự đánh
giá của bộ phận cơng chúng, từ đó có thể điều chỉnh về nội dung và hình thức
chương trình. Trong luận văn này, tác giả cũng đã có đề cập tới vai trị của
hình ảnh trong việc góp phần làm nên một tác phẩm truyền hình có ý nghĩa.

Tuy nhiên, phần trình bày về hình ảnh có dung lượng rất nhỏ.


8
+ Khóa luận “Hình ảnh trong Tin truyền hình” (Khảo sát thể loại Tin
trong các Bản tin thời sự 19h40’ của Đài Phát thanh - Truyền hình Bắc Giang
từ 15/1 đến 15/4 năm 2014), của tác giả Trần Thị Nga, khóa luận tốt nghiệp
Đại học, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hà Nội, tháng 5/2014.
Với tôi, đến thời điểm này, đây là cuốn tài liệu mới nhất nghiên cứu về
hình ảnh truyền hình mà tơi biết. Khóa luận đã có những phân tích khái qt về
vai trị, đặc trung của hình ảnh truyền hình; chỉ ra các dạng hình ảnh; phân tích
yếu tố quyết định chất lượng một hình ảnh tuy nhiên dung lượng này còn nhỏ và
luận văn tập trung chủ yếu vào việc phân tích thực trạng sử dụng hình ảnh trong
thể loại Tin trong các Bản tin của đài địa phương - Đài PTTH Bắc Giang.
Những cuốn tài liệu kể trên nghiên cứu về lĩnh vực truyền hình trong
đó có đề cập một phần vai trị của hình ảnh góp phần làm nên chất lượng
chương trình. Hình ảnh truyền hình - một ngơn ngữ quan trọng để chuyển tải
nội dung thơng tin. Hình ảnh truyền hình - đây là một đề tài có ý nghĩa thực
tiễn. Tuy nhiên, do phạm vi nghiên cứu, khảo sát ngắn và đối tượng khảo sát
hẹp, chính vì vậy, nhiều vấn đề liên quan đến hình ảnh và đặc biệt là khai
thác, sử dụng hình ảnh truyền hình sao cho hiệu quả vẫn cịn nghiên cứu
mang tính khái qt. Đặc biệt, hầu như rất hiếm cơng trình nghiên cứu sâu về
việc khai thác và sử dụng hình ảnh trong thơng tin về phòng, chống tội phạm,
những nguyên tắc trong khai thác sử dụng hình ảnh về tội phạm… Đó chính
là những khoảng trống cần nghiên cứu sâu. Vì vậy, tơi đã chọn đề tài“Khai
thác và sử dụng hình ảnh về phịng, chống, tội phạm trong chương trình
truyền hình Vì An ninh Tổ quốc” (Khảo sát các đài phát thanh - truyền hình
Kiên Giang, An Giang và Cà Mau năm 2014) để nghiên cứu với mong muốn
giải quyết sâu những vấn đề còn tồn tại trong nghiên cứu và trong thực tiễn.
Đặc biệt, mong muốn góp phần tổng kết, chỉ ra những giải pháp nâng cao chất

lượng việc khai thác sử dụng hình ảnh trong các chương trình truyền hình “Vì
an ninh tổ quốc” của khu vực bán đảo Cà Mau nơi tôi đang công tác. Trong


9
luận văn của mình, chúng tơi xin phép được kế thừa những nghiên cứu có tính
chun sâu đã được thẩm định về các thuật ngữ, lý luận, một số tư liệu, những
văn bản, chủ trương, chính sách… trong một số nghiên cứu kể trên làm cơ sở
phân tích làm sáng tỏ vấn đề cần giải quyết trong luận văn của mình.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích
Trên cơ sở hệ thống hóa lý luận và thực tiễn, luận văn nghiên cứu, khảo
sát, phân tích việc khai thác và sử dụng hình ảnh thơng tin về phịng, chống
tội phạm trên các chương trình truyền hình “Vì an ninh Tổ quốc” của một số
Đài PTTH thuộc bán đảo Cà Mau; chỉ ra thực trạng, thành công, hạn chế
trong việc khai thác và sử dụng hình ảnh trong các chương trình truyền hình
về phịng, chống tội phạm; từ đó đề xuất những giải pháp và kiến nghị phù
hợp để góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả việc khai thác và sử dụng
hình ảnh, nâng cao chất lượng chương trình trong thời gian tới.
3.2. Nhiệm vụ
Để đạt được mục đích nêu trên, luận văn phải thực hiện những nhiệm vụ sau:
- Một là, làm rõ những vấn đề lý luận về khai thác và sử dụng hình ảnh
truyền hình như: đặc trưng, tính chất của hình ảnh truyền hình, các loại hình ảnh
truyền hình, những tiền đề thực tiễn cũng như những yêu cầu và điều kiện để
khai thác và sử dụng hình ảnh truyền hình nói chung và hình ảnh về phịng,
chống tối phạm trọng các tác phẩm truyền hình nói riêng chất lượng, hiệu quả.
- Hai là,tiến hành khảo sát, thống kê, phân tích làm rõ thực trạng, thành
cơng, hạn chế, hiệu quả của việc sử dụng hình ảnh truyền hình trong các
chương trình truyền hình tuyên truyền về phịng, chống tội phạm trong
chương trình “Vì an ninh tổ quốc” trên các Đài PTTH thuộc bán đảo Cà Mau

trong thời gian qua.
- Ba là, từ những lý luận cơ bản, cùng với việc tham khảo kinh nghiệm
sử dụng hình ảnh trong các chương trình phịng, chống tội phạm ở một số Đài


10
truyền hình khác, luận văn đề xuất hệ thống các giải pháp nhằm giải quyết
hợp lý, có hiệu quả góp phần nâng cao chất lượng việc khai thác và sử dụng
hình ảnh trong các chương trình thơng tin về vấn đề phịng, chống tội phạm
trên truyền hình nói chung, trên các chương trình “Vì an ninh tổ quốc” của
các Đài PTTH khu vực Bán đảo Cà Mau nói riêng.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là việc khai thác và sử dụng hình ảnh
về phịng, chống tội phạm trong các chương trình “Vì an ninh Tổ quốc” trên
truyền hình của các Đài thuộc bán đảo Cà Mau.
4.2. Đối tượng khảo sát
- Hình ảnh trong các chương trình “Vì an ninh tổ quốc” của các đài
thuộc diện khảo sát. Đó là các Đài PTTH Kiên Giang, Đài PTTH An Giang
và Đài PTTH Cà Mau.
- Các nhà báo, các nhà lãnh đạo, quản lý các đài PTTH ở khu vực bán
đảo Cà Mau và đặc biệt là các đài PTTH khảo sát.
- Khán giả truyền hình - đây là những người đón nhận và chịu ảnh
hưởng trực tiếp từ các chương trình nhà đài phát sóng.
Tuy nhiên, để làm rõ hơn thực trạng và đưa ra cơ sở lý thuyết chúng tôi
sẽ kế thừa những số liệu đã nghiên cứu từ nhiều nguồn khác.
4.3. Phạm vi khảo sát, nghiên cứu
- Về khơng gian:
Luận văn tập trung vào tìm hiểu việc khai thác và sử dụng hình ảnh về
phịng, chống tội phạm trong các chương trình “Vì an ninh Tổ quốc” của

03/06 đài PTTH thuộc bán đảo Cà Mau, đó là: Đài PTTH Kiên Giang, Đài
PTTH An Giang và Đài PTTH Cà Mau.
Lý do chọn các Đài này để khảo sát vì:


11
+ Đài PTTH Kiên Giang, Đài PTTH An Giang và Đài PTTH Cà Mau là
03 đài PTTH có hoạt động mạnh mẽ, có sự tương đồng trong việc tổ chức,
thực hiện chương trình “Vì an ninh Tổ quốc”.
+ 03 Đài cịn lại gồm Sóc Trăng, Bạc Liêu, Hậu Giang cũng có thực
hiện Chương trình “Vì an ninh Tổ quốc” nhưng do là những Đài mới thành
lập sau này, công tác tổ chức thực hiện chương trình có một vài khác biệt.
- Về thời gian: Thời gian khảo sát được giới hạn trong năm 2014.
Tuy nhiên, để làm rõ những vấn đề đặt ra, trong q trình nghiên cứu,
luận văn có mở rộng phạm vi nghiên cứu tới các thời kỳ trước đó để so sánh
khi cần thiết.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
- Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở phương pháp luận là các quan
điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin; tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng,
Nhà nước và các chủ trương, định hướng cơng tác phịng, chống tội phạm;
một số lý thuyết về báo chí nói chung và báo chí truyền hình nói riêng.
- Luận văn vận dụng các Nghị quyết, Chương trình hành động, Quyết
định, Chỉ thị, Báo cáo tổng kết của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân các tỉnh có Đài
PTTH được lựa chọn để khảo sát.
- Luận văn vận dụng, kế thừa, phát triển các cơng trình khoa học của
các tác giả đi trước đã nghiên cứu nội dung có liên quan đến luận văn.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi sử dụng kết hợp một số phương
pháp sau đây:

- Phương pháp khảo sát thực tiễn:
Phương pháp này dùng để xác định ý tưởng nghiên cứu, phác thảo bức
tranh về thực trạng, xác định những vấn đề đặt ra trong thực tiễn về việc khai
thác và sử dụng hình ảnh truyền hình nói chung, hình ảnh về phịng, chống tội
phạm nói riêng.


12
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu:
Phương pháp này được sử dụng nhằm khái quát, hệ thống hóa, bổ sung
mặt lý thuyết về truyền hình nói chung, việc khai thác và sử dụng hình ảnh
trong thơng tin về phịng, chống tội phạm trên truyền hình. Đây chính là
những lý thuyết cơ sở đánh giá các kết quả khảo sát thực tế và đưa ra những
giải pháp khoa học cho vấn đề nghiên cứu.
- Phương pháp thống kê:
Phương pháp này được sử dụng nhằm xác định tần số xuất hiện, mức
độ phát triển, chất lượng, hiệu quả việc khai thác, sử dụng hình ảnh trong
những chương trình có nội dung thơng tin về phịng, chống tội phạm trên các
chương trình “Vì an ninh Tổ quốc” của một số Đài PTTH thuộc Bán đảo Cà
Mau. Phương pháp này được dựa chủ yếu vào việc tác giả khai thác những
sản phẩm đã được lưu giữ, xem lại các chương trình liên quan đến vấn đề
khảo sát trong vòng 1 năm từ tháng 01/2014 đến tháng 12/2014 trên một số
Đài PTTH thuộc Bán đảo Cà Mau.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp:
Phương pháp này được sử dụng nhằm phân tích, khảo sát việc đáp ứng
nhu cầu thơng tin phịng, chống tội phạm thơng qua việc khai thác, lựa chọn hình
ảnh như thế nào trong các chương trình truyền hình “Vì an ninh Tổ quốc”.
- Phương pháp điều tra xã hội học:
Phương pháp này nhằm khảo sát thực trạng việc khai thác, sử dụng hình
ảnh trong thơng tin phịng, chống tội phạm đối với các Đài PTTH.

Khảo sát ý kiến của công chúng trong và ngoài ngành để đánh giá chất
lượng về việc khai thác, sử dụng hình ảnh để thơng tin về nội dung phịng,
chống tội phạm trong chương trình truyền hình “Vì an ninh tổ quốc”. Dung
lượng mẫu là 500 phiếu, lựa chọn theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên.
Trong đó: 200 phiếu điều tra cho ngành Công an và 300 phiếu điều tra cho
cơng chúng ngồi ngành.


13
- Phương pháp phỏng vấn sâu:
Phương pháp này được thực hiện với 12 lượt phỏng vấn, trong đó có 4
cuộc phỏng vấn sâu tại tỉnh Kiên Giang, 4 cuộc phỏng vấn sâu tại tỉnh An
Giang và 04 cuộc phỏng vấn sâu tại tỉnh Cà Mau. Đối tượng được phỏng vấn
là lãnh đạo các Đài PTTH các tỉnh Kiên Giang, An Giang và Cà Mau, lãnh
đạo Phịng cơng tác Chính trị Công An tỉnh Kiên Giang, An Giang và Cà Mau
cùng các phóng viên, biên tập viên, quay phim của chương trình “Vì an ninh
Tổ quốc”.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Hình ảnh truyền hình - là ngơn ngữ chính để chuyển tải nội dung thơng
tin trên truyền hình cho khán giả. Có khơng ít tài liệu cuốn sách nghiên cứu
về loại ngơn ngữ này. Tuy nhiên, hầu như chưa có một cơng trình nào nghiên
cứu sâu về khai thác và sử dụng hình ảnh để thơng tin về vấn đề phịng, chống
tội phạm - một vấn đề nhạy cảm khó ghi hình và khó diễn tả. Vì vậy, việc
luận văn đi vào nghiên cứu thực trạng, khái quát vấn đề, chỉ rõ vai trị của
hình ảnh trong việc thơng tin vấn đề phịng, chống tội phạm trên truyền hình
là một đề tài mới, một đóng góp mới về cả mặt lý luận và thực tiễn.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Luận văn đã hệ thống hố và phân tích cụ thể vai trị hình ảnh trong
việc thơng tin về vấn đề phịng, chống tội phạm trong các chương trình truyền

hình hiện nay. Đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho hoạt động nghiên cứu
và cơ sở đào tạo về báo chí, thơng qua việc đưa ra những phân tích cụ thể về
thực trạng và giải pháp nâng cao việc thông tin về vấn đề động phịng, chống
tội phạm trên báo chí nói chung và ở truyền hình, nói riêng.
- Kết luận qua nghiên cứu và những giải pháp trình bày trong luận văn có
thể được sử dụng làm tài liệu cho các đài truyền hình nói chung và đặc biệt là
các Đài PTTH thuộc Bán đảo Cà Mau tham khảo, nghiên cứu việc khai thác,


14
sử dụng hình ảnh trong phát triển chuyên mục “Vì an ninh tổ quốc” trong
cơng tác tun truyền về phịng, chống tội phạm.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn
gồm 3 chương:
- Chương 1: Một số lý luận chung về việc khai thác và sử dụng hình ảnh
thơng tin về phịng, chống tội phạm trong chương trình “Vì an ninh Tổ quốc
- Chương 2: Thực trạng việc khai thác và sử dụng hình ảnh thơng tin về
phịng, chống tội phạm trong chương trình “Vì an ninh Tổ quốc”
- Chương 3: Một số giải pháp nâng cao chất lượng việc khai thác và sử
dụng hình ảnh thơng tin về phịng, chống tội phạm trong chương trình “Vì an
ninh Tổ quốc”


15
Chương 1
MỘT SỐ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG
HÌNH ẢNH VỀ PHỊNG, CHỐNG TỘI PHẠM TRONG CHƯƠNG
TRÌNH TRUYỀN HÌNH
1.1. Khái niệm

1.1.1. Khai thác
Theo “Đại từ điển Tiếng Việt” thì “Khai thác là hoạt động để thu lấy
những sản vật hoặc nguồn lợi sẵn có trong tự nhiên” [44, tr.787].
Với khái niệm này có thể thấy khai thác là một hoạt động có chủ đích
của con người. Và hoạt động khai thác chỉ được thực thi, vận hành khi xác
định được đối tượng để hướng tới. Đối tượng đó ở xung quanh chúng ta, nó
có thể hiện hữu ngay trước mắt nhưng cũng có thể ẩn sâu đâu đó bằng mắt
khơng nhìn thấy. Thực tế, trong tự nhiên, xã hội đâu đâu cũng ẩn chứa, tiềm
tàng những khả năng, những nguồn lợi đem lại lợi ích to lớn. Nhưng những
lợi ích đó nhiều khi ẩn dấu ở đâu đó (có thể dưới lịng đất, dưới biển khơi,
trên rừng…). Việc tìm kiếm để đem về được những sản phẩm, vật phẩm chính
là hoạt động khai thác. Hoạt động này chỉ được thực thi khi người ta xác định đối
tượng định tiếp cận tiềm tàng, ẩn dấu nhiều khả năng có thể đem lại nguồn lợi, lợi
ích cho mình.
Cũng có người quan niệm: khai thác là việc tìm kiếm, tận dụng hết khả
năng tiềm tàng, đang ẩn dấu. Hay, khai thác là việc tra xét, dò hỏi để biết
thêm điều bí mật (ví dụ: Khai thác tù binh). Như vậy, với những quan niệm
đó, khai thác có thể là một hành động cần huy động đa phần sự hoạt động của
trí não (ví dụ như phỏng vấn…); nhưng cũng có khi khai thác phần là hoạt
động của thể lực…
Từ những quan niệm nêu trên, có thể thấy rằng: “Khai thác” là một thuật
ngữ rất đa dạng và phong phú về ngữ nghĩa. Trong lĩnh vực công nghệ thông
tin, khai thác cũng có thể hiểu là hoạt động thu lấy dữ liệu từ các nguồn như


16
văn bản, âm thanh, hình ảnh, số liệu của một hay nhiều lĩnh vực ứng dụng,
được tổ chức theo một cấu trúc nhất định, nhằm phục vụ nhiều người sử dụng.
Và trong lĩnh vực truyền hình, khai thác là quá trình phát hiện và sử dụng
những cái có ích cịn ẩn giấu hoặc chưa được tận dụng đối với một tác phẩm

truyền hình. Và hơn thế nữa, khai thác sẽ hướng đối tượng theo mục đích có
lợi hơn cả về chất lượng và thẩm mỹ. Trên cơ sở những phân tích ở trên, kết
hợp với thực tiễn, để phục vụ cho quá trình nghiên cứu tác giả luận văn xin
đưa ra một quan niệm của mình về thuật ngữ “khai thác” để tiện cho quá trình
nghiên cứu: “Khai thác là một hoạt động có chủ đích của con người nhằm
thu lấy những nguồn lợi trong cuộc sống hay một lĩnh vực nào đó”. Nguồn lợi
đó có thể dễ tiếp cận nhưng có thể rất khuất lấp, nằm ẩn sâu đâu đó. Mặt
khác, nói đến việc “khai thác” ln cần xác định được rằng “khai thác cái
gì?”, “khai thác ở đâu?”, “khai thác khi nào?” và “khai thác như thế nào?”…
Và chỉ khi đó hành động “khai thác” mới hiệu quả, khơng bị lãng phí thời
gian, cơng sức.
1.1.2. Sử dụng
Theo “Đại từ điển Tiếng Việt” thì “Sử dụng là đem dùng vào một cơng
việc như: sử dụng gạch, ngói, vơi, cát để xây nhà; sử dụng gỗ để đóng bàn
ghế, sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ” [44, tr.1405]. Với quan niệm
này thì thuật ngữ “sử dụng” dùng để chỉ một hành động có chủ đích của con
người. “Sử dụng” là một động từ chỉ về hành vi. Trong đó chủ thể tác động
lên các cơng cụ, sự vật, sự việc với nhiều mục đích khác nhau. Và những
hành động này phải tác động lên các công cụ, phương tiện nhằm đạt được
mục đích.
Qua những phân tích nêu trên, tổng hợp lại và xin đưa ra một quan niệm
của cá nhân về thuật ngữ “sử dụng” để phục vụ cho quá trình nghiên cứu tiếp
sau: “sử dụng là việc con người dùng một cái gì đó thực hiện một việc nào đó
có mục đích”. Việc “dùng” đó là một hoạt động - một hành động có chủ đích


17
của con người. Nếu như khai thác luôn hướng tới việc là tìm kiếm mong sao
đem về (cho mình, cho đơn vị mình) càng nhiều những sản phẩm, vật phẩm,
thơng tin… càng nhiều càng tốt thì sử dụng lại hướng tới việc dùng có chủ đích

với mong muốn sao có hiệu quả nhất. Nếu cùng trong một chuỗi công việc thì
khai thác và sử dụng có mối quan hệ tương hỗ nhau. Khai thác là hành động số
một - là sự tìm kiếm thì sử dụng là hành động tiếp theo thứ hai, là việc dùng
những thứ đã khai thác được vào một cơng việc, một tình huống cụ thể một cách
có mục đích để đạt hiệu quả tốt nhất. Tuy nhiên, cũng có thể việc khai thác đã
được thực hiện từ lâu rồi, sau đó hành động “sử dụng” mới tiến hành.
1.1.3. Hình ảnh truyền hình
Theo “Từ điển Tiếng Việt” của Viện Ngơn ngữ học 2000, giải thích hình
ảnh là “hình người, vật, cảnh tượng thu được bằng khí cụ quang học như máy
ảnh hoặc để lại ấn tượng nhất định và tái hiện trong trí óc, là khả năng gợi tả
sống động trong cách diễn đạt”. Hay cũng có quan niệm khác về hình ảnh
như: “Hình ảnh là những gì chúng ta thấy được thơng qua thị giác rồi sau đó
chuyển về não giúp ta cảm nhận hình ảnh đó một cách chân thật nhất từ đó
đưa ra những phản xạ, cảm nhận về hình ảnh mà ta vừa thu nhận” [44, tr.1].
Với quan niệm này, hình ảnh được nhắc tới bằng cách khái qt q trình để
có được những hình ảnh; hình ảnh ở đó là những đường nét, ấn được được lưu
lại trong não bộ của mỗi con người. Hay như có một quan niệm khác về hình
ảnh đó là: “Hình ảnh là ngơn ngữ đặc biệt, nó nói với người xem nhiều điểm
và thơng tin bằng nhiều cách. Mỗi hình ảnh đều mang một ý nghĩa phản ứng
cửa người xem đối với hình ảnh thơng qua những gì họ thấy qua hình ảnh
chuyển động, sự di chuyển hoặc hành động xảy ra trên màn ảnh của truyền
hình” [13, tr.79]. Với quan niệm này, hình ảnh khơng chỉ là những “ấn
tượng”, là những gì đọng lại trong não bộ con người mà nó là những thứ hiện
hữu cụ thể, là thông tin…


18
Như vậy, có thể thấy có nhiều cách quan niệm khác nhau về hình ảnh,
tuy nhiên mỗi quan điểm phản ánh ở từng khía cạnh khác nhau với những
cách thức trình bày, diễn tả khác nhau nhưng đều có điểm chung là cái con

người nhìn thấy và có thể tạo ra. Để hồn thiện hơn cho q trình nghiên cứu
của mình, tác giả đã xin đưa ra quan niệm của mình về hình ảnh: “Hình ảnh
là là một ngơn ngữ đặc biệt được con người cảm nhận và nhìn thấy thơng qua
giác quan của mình về thế giới xung quanh. Nó cung cấp một lượng thơng tin
lớn và người xem có quyền phản ứng khi tiếp xúc với nó”. Hình ảnh có thể chỉ
được ghi lại trong não bộ của mỗi người nhưng cũng có thể cịn được diễn tả
thơng qua những phương tiện vật chất cụ thể, với những phương tiện cụ thể.
Hình ảnh có thể lưu giữ lại thông qua các phương tiện như giấy, máy quay,
băng từ, thẻ nhớ…
Lịch sử phát triển hình ảnh đã ghi nhận, hình ảnh chuyển động lần đầu
tiên mà mọi người nhìn thấy đều hết sức ngạc nhiên. Đó là vào năm 1895, khi
anh em nhà Luyemiere cho chiếu bộ phim “Chuyến xe lửa đến ga”, hình ảnh
chuyển động trong bộ phim khiến cho người xem tưởng rằng đồn tàu đó là
đồn tàu thật và chạy ra khỏi chỗ ngồi. Đó là một quá trình phát triển từ hình
ảnh tĩnh thành những hình ảnh động.
Trong lĩnh vực truyền hình hình ảnh là yếu tố có khả năng thực hiện việc
phản ánh thực tế một cách sinh động và hấp dẫn cho công chúng. Hình ảnh
truyền hình làm nhiệm vụ khắc họa sự kiện một cách rõ nhất, thông qua
những “cảnh then chốt” hay còn gọi là “cảnh lột tả bản chất”.
Tuy nhiên, hình ảnh trong truyền hình có nhiều điểm khác hình ảnh
trong điện ảnh. Mục đích của các hình ảnh trong tác phẩm truyền hình là
thơng tin thời sự và xác thực. Tính thời sự, tính phổ biến khơng thể thiếu được
trong các tác phẩm báo chí. Cịn điện ảnh, với mục đích giải trí, với phương
pháp tái tạo cuộc sống bằng hình tượng nghệ thuật, việc hư cấu là khơng thể xóa
bỏ. Bởi vậy, khi làm phim truyện, người ta phải mất nhiều thời gian dàn cảnh, bố


19
trí đạo cụ, phục trang, hóa trang… Trong khi đó, người phóng viên khi quay
phim phóng sự hay tin truyền hình, ít khi có điều kiện dàn dựng hiện trường…

Hình ảnh trong truyền hình vừa là phương tiện vừa là nội dung thể hiện
ý đồ tư tưởng của tác phẩm. Hình ảnh trong truyền hình phản ánh khơng gian
ba chiều lên mặt phẳng hai chiều của phương tiện truyền hình. Khác với hình
ảnh tĩnh tại của các nghệ thuật tạo hình như hội họa, nhiếp ảnh. Hình ảnh
trong truyền hình là hình ảnh động có thực đã qua xử lý kỹ thuật.
Trong các tác phẩm truyền hình, mỗi hình ảnh đều phải bao hàm một
ý nghĩa, một nội dung nào đó hoặc là nguyên nhân, diễn biến hoặc là kết quả
của quá trình phát triển sự kiện trong cuộc sống. Các hình ảnh liên kết với
nhau theo tuyến tính thời gian. Hình ảnh trong tác phẩm truyền hình là
phương tiện để tác giả biểu thị ý đồ, tư tưởng thông qua cách xây dựng khn
hình, hoặc thay thế khn hình này bằng một khn hình khác.
Ý nghĩa của hình ảnh trong tác phẩm truyền hình thể hiện ở chỗ cảnh
quay cho xem cái gì, góc quay và động tác máy có ý nghĩa như thế nào, tác
giả muốn biểu lộ ý đồ qua góc quay này. Khả năng biểu hiện của hình ảnh
trong tác phẩm truyền hình cịn thể hiện ở mối liên hệ trong các hình ảnh.
Qua phương pháp Montage (dựng), nội dung tự thân của mỗi hình ảnh phối
hợp với nhau, tạo ra nội dung thông tin mới mang tính tổng thể. Sự sắp xếp
hình ảnh trong q trình truyền đạt thơng tin giúp con người cảm nhận được
tính đa chiều, lập thể trong mỗi sự kiện, vấn đề, số phận con người. Tư duy
làm khán giả phát hiện được tính ẩn dụ của hình ảnh, của các hiện tượng lắp
ráp và qua đó biểu hiện được mối quan hệ của sự kiện, sự vật.
Tóm lại, hình ảnh truyền hình là cái có thật, hiện hữu, là sản phẩm do
con người làm ra nhờ kết hợp với các phương tiện kỹ thuật. Tác giả luận văn
xin phép đưa ra một quan niệm về “hình ảnh” như sau: “Hình ảnh truyền hình
là một ngơn ngữ của truyền hình, thơng qua những hình ảnh xác thực, ghi lại
những cảnh tiêu biểu của hiện thực cuộc sống, với độ chính xác cao về mọi


×