Tải bản đầy đủ (.docx) (155 trang)

Thực trạng một số phần hành kế toán chủ yếu tại Công ty TNHH Kinh doanh và Dịch vụ Vũ Hoàng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (717.89 KB, 155 trang )

1

TrườngĐại học Công nhiệp Hà Nội

Khoa Kế toán - Kiểm toán

LỜI MỞ ĐẦU

Trong nền kinh tế thị trường ngày một phát triển, đặc biệt trong xu thế hội nhập
kinh tế quốc tế hiện nay, mỗi doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển bền vững cần
phải biết tự chủ về mọi mặt trong hoạt động sản xuất kinh doanh, từ việc đầu tư sử
dụng vốn, tổ chức sản xuất cho đến tiêu thụ sản phẩm, phải biết tận dụng các cơ hội để
lựa chọn cho mình một hướng đi đúng đắn.
Hệ thống kế toán Việt Nam cũng có những sự chuyển biến đáng kể nhằm phù hợp
với yêu cầu của nền kinh tế đang phát triển. Với tư cách là một công cụ quản lí góp
phần đảm bảo kinh doanh, công tác hạch toán kế toán trở thành mối quan tâm hàng đầu
của các doanh nghiệp. Hạch toán kế toán đóng vai trò rất quan trọng và không thể thiếu
trong mỗi doanh nghiệp, mỗi đơn vị cũng như toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Muốn
đứng vững trên thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt, đòi hỏi các doanh nghiệp
phải có chiến lược kinh doanh hiệu quả, nâng cao chất lượng sản phẩm để đáp ứng nhu
cầu của người tiêu dùng ngày càng khó tính hơn. Với chức năng cung cấp thông tin và
kiểm tra các hoạt động kinh tế tài chính trong doanh nghiệp công tác kế toán ảnh
hưởng đến việc đáp ứng yêu cầu quản lý khác nhau của các đối tượng trong đó có các
cơ quan chức năng của Nhà nước.
Nhận thức tầm quan trọng của công tác kế toán trong việc nâng cao hiệu quả sản
xuất kinh doanh tại Công ty TNHH Kinh doanh và Dịch vụ Vũ Hoàng, em đã đi sâu
tìm hiểu công tác hạch toán kế toán với mục tiêu: củng cố và nâng cao hiểu biết về
công tác hạch toán mà em đã được tiếp thu từ nhà trường. Qua tìm hiểu nghiên cứu
công tác này, em có điều kiện hiểu sâu hơn cách thức, phương pháp hạch toán kế toán
Tô Thu Trang_CĐ-ĐH KT4_K9
nghiệp



Báo cáo tốt


2

Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội
toán

Khoa Kế toán - Kiểm

tại công ty để từ đó em có thể bổ sung cho bản thân kiến thức thực tiển để phục vụ cho
công việc sau này.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, Báo cáo thực tập tốt nghiệp gồm 2 phần chính:
- Phần 1: Tổng quan về Công ty TNHH Kinh doanh và dịch vụ Vũ Hoàng.
- Phần 2: Thực trạng một số phần hành kế toán chủ yếu tại Công ty TNHH Kinh
doanh và Dịch vụ Vũ Hoàng.
Báo cáo thực tập tốt nghiệp được hoàn thành với sự giúp đỡ, tạo điều kiện và sự
chỉ bảo nhiệt tình của các cô chú, anh chị trong công ty TNHH Kinh doanh và Dịch vụ
Vũ Hoàng và đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của Cô giáo Trần Thị Nga. Do việc áp
dụng những kiến thức đã học vào thực tế còn gặp nhiều khó khăn và do bản thân em
còn nhiều hạn chế về kiến thức nên bài báo cáo không thể tránh khỏi những sai sót nhất
định. Vì vậy, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp, bổ sung của các thầy cô giáo,
các cô chú, anh chị trong công ty TNHH Kinh doanh và Dịch vụ Vũ Hoàng để em có
điều kiện bổ sung nâng cao kiến thức của mình phục vụ tốt hơn cho công tác thực tế sau này.
Em xin chân thành cảm ơn!

Tô Thu Trang_CĐ-ĐH KT4_K9
nghiệp


Báo cáo tốt


3

Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội
toán

Khoa Kế toán - Kiểm

PHẦN 1
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH KINH DOANH VÀ DỊCH
VỤ VŨ HOÀNG

1.1. Sự hình thành và phát triển của công ty TNHH Kinh doanh và Dịch vụ Vũ
Hoàng
1.1.1. Giới thiệu chung về công ty
- Tên Công ty bằng tiếng Việt: Công ty TNHH Kinh doanh và Dịch vụ Vũ Hoàng
được thành lập theo giấy phép Đăng ký kinh doanh do Sở kế hoạch và đầu tư Thành
phố Hà Nội cấp ngày 23/09/2006.
- Tên Công ty bằng tiếng Anh: Vu Hoang Business and Service Company limited.
- Mã số thuế: 0101929870.
- Người đại diện theo pháp luật của Công ty: Chủ tịch Hội đồng Thành viên - Vũ
Minh Vương.
- Tên Giám đốc công ty: Phạm Hùng.
- Địa chỉ trụ sở chính: Số 35 đường Nguyễn Huy Tưởng, phường Thanh Xuân
Trung, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội.
- Vốn điều lệ: 20.000.000.000 đồng.
- Số điện thoại: 04.8588844. Fax: 04.36869010.
1.1.2. Ngành nghề kinh doanh của công ty

Công ty TNHH Kinh doanh và Dịch vụ Vũ Hoàng chủ yếu hoạt động trong lĩnh
vực sản xuất và kinh doanh các sản phẩm được sản xuất từ nhựa PVC, HDPE, PP (chủ
yếu là: túi nilon và các loại tôn nhựa, vải nhựa, tấm lợp, mái che, vách ngăn, bao bì
bằng nhựa).

Tô Thu Trang_CĐ-ĐH KT4_K9
nghiệp

Báo cáo tốt


4

Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội
toán

Khoa Kế toán - Kiểm

Ngoài ra công ty còn đăng ký rất nhiều ngành nghề kinh doanh khác (chi tiết tại
phụ lục số 01).
1.2. Cơ cấu bộ máy quản lý của công ty TNHH Kinh doanh và Dịch vụ Vũ Hoàng
1.2.1. Sơ đồ khối về cơ cấu bộ máy quản lý và mối quan hệ giữa các bộ phận
Hội Đồng
Thành viên
Chủ Tịch Hội
Đồng Thành viên

GIÁM ĐỐC

Bộ phận Văn phòng


Phòng hành
chính

Phòng kế
toán

Bộ phận Sản xuất

Thủ kho

Lái xe

Ca trưởng,
ca phó

Công
nhân

Sơ đồ 1.1: Cơ cấu bộ máy quản lý của công ty Kinh doanh và Dịch vụ Vũ Hoàng
1.2.2. Chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ của từng bộ phận
1.2.2.1. Hội đồng thành viên (HĐTV)
- Là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi
vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty;

Tô Thu Trang_CĐ-ĐH KT4_K9
nghiệp

Báo cáo tốt



5

Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội
toán

Khoa Kế toán - Kiểm

- HĐTV có quyền quyết định chiến lược phát triển và kế hoạch đầu tư, kinh doanh
của công ty;
- Có quyền bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch HĐTV; quyết định bổ nhiệm,
miễn nhiệm, cách chức, ký và chấm dứt hợp đồng đôi với Giám đốc và người quản lý
khác quy định tại Điều lệ công ty;
- Quyết định tăng hoặc giảm vốn điều lệ, quyết định thời điểm và phương thức huy
động thêm vốn;
- Quyết định cơ cấu tổ chức quản lý công ty;
- Sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty;
- Quyết định tổ chức lại công ty;
- Các quyền và nhiệm vụ khác được quy định cụ thể trong Điều lệ công ty.
1.2.2.2. Chủ tịch HĐTV
- Chủ tịch HĐTV là người đại diện cao nhất, có quyền điều hành cao nhất trong
công ty và sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động của công ty.
-

Chuẩn bị hoặc tổ chức việc chuẩn bị chương trình, kế hoạch hoạt động của

HĐTV;
- Chuẩn bị hoặc tổ chức việc chuẩn bị chương trình, nội dung, tài liệu họp HĐTV
hoặc để lấy ý kiến các thành viên;
- Triệu tập và chủ trì cuộc họp HĐTV hoặc tổ chức việc lấy ý kiến các thành viên;

- Giám sát hoặc tổ chức giám sát việc thực hiện các quyết định của HĐTV;
- Thay mặt HĐTV ký các quyết định của HĐTV;
- Quyền hạn và trách nhiệm khác được quy định cụ thể trong Điều lệ công ty.
1.2.2.3. Giám đốc
- Giám đốc là người điều hành hoạt động kinh doanh của công ty, chịu trách nhiệm
trước HĐTV về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ của mình.

Tô Thu Trang_CĐ-ĐH KT4_K9
nghiệp

Báo cáo tốt


6

Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội
toán

Khoa Kế toán - Kiểm

- Tổ chức thực hiện các quyết định của HĐTV;
- Quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh hàng ngày của công
ty;
- Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty;
- Ban hành quy chế quản lý nội bộ công ty;
- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong công ty, trừ các
chức danh thuộc thẩm quyền của HĐTV;
- Ký kết hợp đồng nhân danh công ty, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền của Chủ
tịch HĐTV;
- Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức công ty;

- Trình báo cáo quyết toán tài chính hàng năm lên HĐTV;
- Kiến nghị phương án sử dụng lợi nhuận hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh;
- Tuyển dụng lao động;
- Các quyền và nhiệm vụ khác được quy định tại Điều lệ công ty, hợp đồng lao
động mà Giám đốc ký với công ty theo quyết định của HĐTV.
1.2.2.5. Bộ phận văn phòng
a. Phòng hành chính
- Trực lế tân theo lịch yêu cầu, tiếp khách đến liên hệ;
- Tiếp nhận công văn, giấy tờ gửi đến công ty và chuyển cho cấp có thẩm quyền
giải quyết;
- Gửi các công văn, giấy tờ, văn bản ra ngoài công ty; soạn thảo văn bản, hợp đồng;
- Tổ chức, quản lý lưu trữ toàn bộ các hệ thống công văn, hồ sơ, giấy tờ, hợp đồng,
tài liệu liên quan;
- Thu xếp in ấn, phô tô tài liệu khi cần thiết;

Tô Thu Trang_CĐ-ĐH KT4_K9
nghiệp

Báo cáo tốt


7

Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội
toán

Khoa Kế toán - Kiểm

- Căn cứ vào các chế độ chính sách của Đảng, Nhà nước đối với người lao động để
triển khai, thực hiện trong công ty; phổ biến các nội quy, quy chế của công ty với người

lao động;
- Hỗ trợ Giám đốc trong việc tuyển dụng, tiếp nhận lao động, tổ chức và điều động,
bố trí lao động;
- Tham gia thảo luận, ký kết hợp đồng, theo dõi quá trình thực hiện bảo đảm thanh
toán kịp thời.
b. Phòng Kế toán
- Chịu trách nhiệm thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích, hạch toán và cung cấp thông
tin, số liệu kinh tế tài chính theo đối tượng và nội dung công việc kế toán, theo chuẩn
mực và chế độ kế toán.
- Kiểm tra, giám sát các khoản thu, chi tài chính, các nghĩa vụ thu, nộp, thanh toán
nợ;
- Kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản;
- Phát hiện và ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán;
- Tham mưu, đề xuất các giải pháp phục vụ yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế
tài chính của đơn vị kế toán.
- Bảo quản chứng từ, sổ sách theo quy định của pháp luật.
c.Thủ kho
- Kiểm soát nhập, xuất hàng đúng số lượng, quy cách, chất lượng ghi trên phiếu
không sửa chữa, tẩy xóa theo đúng quy định;
- Thực hiện việc nhập, xuất hàng cho bộ phận liên quan;
- Lưu giữ phiếu nhập, phiếu xuất theo đúng chế độ hiện hành của Nhà nước;
- Theo dõi vật tư, thành phẩm, hàng hóa xuất-nhập-tồn hàng ngày và đối chiếu với
định mức tồn kho tối thiểu;
- Định kỳ theo kế hoạch lập các phiếu yêu cầu mua hàng;

Tô Thu Trang_CĐ-ĐH KT4_K9
nghiệp

Báo cáo tốt



8

Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội
toán

Khoa Kế toán - Kiểm

- Sắp xếp, bảo quản hàng hóa trong kho;
- Phát hiện những khó khăn, đề xuất biện pháp khắc phục, phối hợp với các đơn vị
giải quyết những vấn đề đột xuất phát sinh trong việc thực hiện kế hoạch sản xuất.
d. Lái xe
- Đưa đón, chuyên chở lãnh đạo hoặc nhân viên, khách trong quá trình thực hiện
công việc và liên hệ công tác hàng ngày; đảm bảo thời gian, địa điểm đưa đón đúng
theo yêu cầu;
- Thực hiện đúng các quy định về an toàn giao thông, đảm bảo an toàn cho người,
xe và hàng hóa trên đường công tác, làm việc theo nguyên tắc “lái xe an toàn và tiết
kiệm”;
- Bảo quản và giữ gìn xe tốt, đảm bảo xe luôn sạch sẽ và trong tình trạng sẵn sàng
phục vụ;
- Luôn kiểm tra xe nhằm phát hiện và khắc phục kịp thời các hư hỏng, bảo trì xe
theo định kỳ, cập nhật đầy đủ vào sổ theo dõi thiết bị;
- Giữ gìn bí mật nội dung công việc lãnh đạo hoặc nhân viên trao đổi trên xe,
không bàn tán tung tin, nói xấu xuyên tạc sự thật làm giảm uy tín khách và công ty;
- Báo cáo mức nhiên liệu sử dụng hàng tháng; báo cáo trong thời gian sớm nhất
mọi sự cố xảy ra trong quá trình lưu thông cho cấp trên hoặc phòng hành chính để có
biện pháp xử lý kịp thời và thích hợp;
- Thực hiện các công việc khác liên quan khi có yêu cầu.
1.2.2.6. Bộ phận sản xuất
a. Ca trưởng, ca phó

- Hướng dẫn các công nhân phân xưởng sản xuất để đảm bảo chất lượng sản phẩm
đúng quy định.
- Hướng dẫn sử dụng các loại máy móc thiết bị đảm bảo an toàn lao động và vệ
sinh công nghiệp.

Tô Thu Trang_CĐ-ĐH KT4_K9
nghiệp

Báo cáo tốt


9

Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội
toán

Khoa Kế toán - Kiểm

- Quản lý chất lượng sản phẩm do công ty sản xuất theo tiêu chuẩn chất lượng đã
quy định, tham gia giải quyết những khiếu nại về chất lượng sản phẩm của khách hàng.
- Nghiên cứu, đề ra các biện pháp nhằm quản lý chất lượng tốt hơn. Quản lý chất
lượng nguyên vật liệu phục vụ sản xuất theo đúng tiêu chuẩn chất lượng đã quy định
trước khi nhập kho.
b. Công nhân
- Làm việc theo chế độ quy định trong Hợp đồng lao động và dưới sự điều hành,
quản lý của ca trưởng, ca phó và ban lãnh đạo công ty.
- Quyền hạn, nghĩa vụ của công nhân cũng được quy định cụ thể trong Hợp đồng
lao động.
1.3. Cơ cấu, đặc điểm tổ chức SXKD của Công ty TNHH Kinh doanh và Dịch vụ
Vũ Hoàng

1.3.1. Đặc điểm tổ chức sản xuất của công ty
Quy trình sản xuất sản phẩm của Công Ty TNHH Kinh doanh và Dịch vụ Vũ
Hoàng trải qua ba giai đoạn cơ bản là lập kế hoạch sản xuất, sản xuất và hoàn thành.
1.3.1.1. Lập kế hoạch sản xuất
Nhân viên kỹ thuật căn cứ vào giá thành kế hoạch, định mức kỹ thuật và sản
lượng kế hoạch, lập định mức chi phí chi tiết và lên kế hoạch sản xuất chi tiết.
1.3.1.3. Sản xuất
Các thông số kỹ thuật và đặc điểm sản phẩm được thông báo trước bằng văn bản,
được niêm yết tại Bộ phận sản xuất. Hoạt động kiểm soát chất lượng được thực hiện
bởi các ca trưởng trong suốt tiến trình sản xuất và sau mỗi công đoạn (bán thành phẩm)
nhằm bảo đảm đáp ứng các yêu cầu của khách hàng.
1.3.1.4. Sau khi sản xuất

Tô Thu Trang_CĐ-ĐH KT4_K9
nghiệp

Báo cáo tốt


10

Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội
toán

Khoa Kế toán - Kiểm

Ca trưởng, ca phó kiểm tra thành phẩm trước khi nhập kho hoặc trước khi xuất
hàng để bảo đảm sản phẩm đáp ứng được tất cả thông số kỹ thuật, tiêu chuẩn về chất
lượng. Tất cả các sản phẩm có lỗi đều bị loại bỏ để đảm bảo là khách hàng không nhận
phải những sản phẩm khiếm khuyết.

1.3.2. Đặc điểm quy trình sản xuất của công ty
Bột nhựa PVC

Nung chảy

Kéo hạt đúc khuôn

Máy cắt

Tôn nhựa
Sơ đồ 1.2: Quy trình sản xuất của Công ty TNHH Kinh doanh và
Dịch vụ Vũ Hoàng
Thuyết minh sơ đồ dây chuyền:
- Với đặc thù của ngành sản xuất các sản phẩm có nguồn gốc từ nhựa, công ty đã
bố trí dây chuyền sản xuất linh hoạt nhằm đáp ứng nhanh nhất các yêu cầu của khách
hàng.
- Nguyên vật liệu đầu vào của công ty gồm: Hạt nhựa PP, PVC, hạt nhựa nguyên
sinh HDPE…, tất cả đều được kiểm tra chất lượng chặt chẽ trước khi nhập kho.
Tô Thu Trang_CĐ-ĐH KT4_K9
nghiệp

Báo cáo tốt


11

Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội
toán

Khoa Kế toán - Kiểm


- Từ hạt nhựa PVC người ta đưa vào máy li tâm để nung chảy, qua máy sấy và
máy đùn ép các hạt nhựa PVC nung chảy sẽ tạo thành tấm nhựa, những tấm nhựa này
sẽ được đẩy vào máy tạo khu
- Tại mỗi công đoạn sản xuất, công ty đều bố trí các nhân viên kiểm tra chất lượng
sản phẩm theo các quy trình, quy định của công ty và theo yêu cầu của khách hàng
đảm bảo sản phẩm làm ra đạt chất lượng và đúng tiến độ giao hàng.
1.4. Đánh giá khái quát kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty từ
năm 2012 đến năm 2014 ( số liệu được chi tiết tại phụ lục 02)

Tô Thu Trang_CĐ-ĐH KT4_K9
nghiệp

Báo cáo tốt


12

TrườngĐại học Công nhiệp Hà Nội
Khoa Kế toán - Kiểm toán
Bảng 1.1: Kết quả hoạt động SXKD trong 3 năm 2012-2014
Đơn vị tiền: Việt Nam Đồng
Năm

2013/2012

Chỉ tiêu
2014

2013


2012

Số tiền

1.Tổng tài sản

43.742.481.157

38.595.404.139

37.743.414.176

2. Vốn chủ sở hữu

18.478.805.912

5.159.135.047

3. Nợ phải trả
4. Tiền và các khoản

25.263.675.245

tương đương tiền
5. Doanh thu bán hàng
và cung cấp dịch vụ
6. Giá vốn hàng bán
7. Lợi nhuận sau thuế
TNDN

8. Thu nhập bình quân
(người/tháng)

2014/2013
Tỷ lệ

Số tiền

Tỷ lệ

851.989.960

(%)
2,26

5.147.077.020

13,34

5.411.381.196

(252.246.149)

(4,66)

13.319.670.865

258,18

33.436.269.092


32.332.032.980

1.104.236.110

3,42

(8.172.593.850)

(24,44)

1.890.456.217

2.223.593.058

1.798.943.245

424.649.813

23,61

(33.136.841)

(14,98)

38.126.605.984

60.227.250.156

53.816.072.763


6.411.177.390

11,91

(22.100.644.172)

(36,70)

36.226.642.776

56.686.204.798

49.947.094.881

6.739.109.910

13,49

(20.459.562.022)

(36,09)

(654.654.137)

(117.339.903)

248.884.685

(366.224.588)


(147,15)

(537.314.234)

(457,91)

4.018.182

3.889.084

3.558.046

331.038

9,3

129.098

3,32

Tô Thu Trang_CĐ-ĐH KT4_K9

Báo cáo tốt nghiệp

(%)


13


TrườngĐại học Công nhiệp Hà Nội
Khoa Kế toán - Kiểm toán
Qua bảng phân tích, so sánh kết quả kinh doanh từ năm 2012 đến năm 2014 ta
thấy:
- Lợi nhuận sau thuế TNDN năm 2013 giảm 366.224.588đ tương ứng giảm
147,15% so với năm 2012. Lợi nhuận sau thuế giảm mạnh do cả hoạt động kinh doanh
và hoạt động khác trong năm đều kém hiệu quả.
- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2013 so với năm 2012 tăng
6.411.177.390đ tương ứng tăng 11,91%. Do không tồn tại các khoản giảm trừ doanh
thu nên doanh thu thuần (DTT) về bán hàng và cung cấp dịch vụ bằng doanh thu bán
hàng và cung cấp dịch vụ.
- Giá vốn hàng bán (GVHB) năm 2013 tăng 6.739.109.910đ so với năm trước
tương ứng tăng 13,49%. Tốc độ tăng của GVHB nhanh hơn tốc độ tăng của doanh thu
bán hàng là 1,58%.
- Tổng tài sản của doanh nghiệp (DN) năm 2013 tăng 851.989.960đ so với năm
trước, tốc độ tăng là 2,26%. Tốc độ này cho thấy sự biến động Tổng tài sản của doanh
nghiệp trong năm tương đối nhỏ. Tổng tài sản tăng do tiền và các khoản tương đương
tiền, hàng tồn kho, tài sản cố định (TSCĐ), tài sản dài hạn khác tăng, trong đó TSCĐ
tăng mạnh nhất. Điều này cho thấy DN đang chú trọng việc mở rộng quy mô sản xuất.
- Vốn chủ sở hữu của DN năm 2013 giảm 252.246.149đ so với năm trước, tốc độ
giảm là 4,66%.
- Trong khi đó, Nợ phải trả tăng 1.104.236.110đ tương ứng tăng 3,42%. Trong chỉ
tiêu Nợ phải trả, nợ dài hạn chiếm tỷ trọng lớn, tốc độ tăng tương đối lớn. Điều này cho
thấy cho thấy mức độ độc lập về tài chính của DN đang có dấu hiệu đi xuống.
- Tiền và các khoản tương đương tiền năm 2013 tăng tương đối mạnh so với năm
2012, tăng 424.649.813đ tương ứng tăng 23,61%. Có thể do DN dự trữ tiền để mua
hàng vào năm tới.
Tô Thu Trang_CĐ-ĐH KT4_K9
nghiệp


Báo cáo tốt


14

TrườngĐại học Công nhiệp Hà Nội
Khoa Kế toán - Kiểm toán
- Đời sống của cán bộ, công nhân viên không ngừng được cải thiện, thu nhập bình
quân (người/tháng) năm 2013 tăng so với năm 2012 là 331.038đ tương ứng tăng 9,3%.
- Lợi nhuận sau thuế TNDN năm 2014 giảm 537.314.234đ tương ứng giảm
457,91%, giảm gần 4,58 lần so với năm 2013. Lợi nhuận sau thuế giảm mạnh do cả
hoạt động kinh doanh và hoạt động khác trong năm đều kém hiệu quả.
- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2014 so với năm 2013 giảm
22.100.644.172đ tương ứng giảm 36,7%. Chỉ tiêu này giảm mạnh có thể do DN thực
hiện chính sách bán hàng chưa tốt. Do không tồn tại các khoản giảm trừ doanh thu nên
doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ bằng doanh thu bán hàng và cung
cấp dịch vụ.
- GVHB năm 2014 giảm tương đối nhiều, giảm 20.459.562.022đ so với năm trước
tương ứng tăng 36,09%. Tốc độ giảm của GVHB gần bằng tốc độ giảm của doanh thu
bán hàng (DTBH).
- Tổng tài sản của DN năm 2014 tăng đáng kể, cụ thể tăng 5.147.077.020đ so với
năm trước, tốc độ tăng là 13,34%. Tổng tài sản tăng do các khoản phải thu ngắn hạn,
hàng tồn kho, tài sản ngắn hạn khác tăng.
- Vốn chủ sở hữu của DN trong năm 2014 có sự biến động đáng kể, cụ thể tăng
13.319.670.865đ so với năm trước, tốc độ tăng là 258,18% tương đương 2,58 lần. Vốn
chủ sở hữu tăng do chủ sở hữu góp thêm vốn.
- Trong khi đó, Nợ phải trả giảm mạnh, cụ thể giảm 8.172.593.850đ tương ứng
giảm 24,44%. Trong chỉ tiêu Nợ phải trả, nợ dài hạn chiếm tỷ trọng lớn, tốc độ giảm
tương đối lớn. Điều này cho thấy cho thấy mức độ độc lập về tài chính của DN được
đảm bảo.

- Tiền và các khoản tương đương tiền năm 2014 giảm tương đối nhiều, cụ thể giảm
33.136.841đ so với năm 2013, tốc độ gỉảm 14,98%. Chỉ tiêu này giảm mạnh có thể DN
mua thêm hàng để dự trữ bán cho năm sau hoặc do thực hiện chính sách bán hàng chưa
Tô Thu Trang_CĐ-ĐH KT4_K9
nghiệp

Báo cáo tốt


15

TrườngĐại học Công nhiệp Hà Nội
Khoa Kế toán - Kiểm toán
tốt, doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn trong ngắn hạn khiến cho các khoản phải thu
ngắn hạn tăng lên.
- Đời sống của cán bộ, công nhân viên không ngừng được cải thiện, thu nhập bình
quân (người/tháng) năm 2014 tăng so với năm 2013 là 331.038đ tương ứng tăng 9,3%.
Qua sự phân tích trên, ta thấy so với năm 2013 thì kết quả hoạt động SXKD của
DN trong năm 2014 là kém hiệu quả. Doanh nghiệp cần thực hiện các biện pháp bán
hàng có hiệu quả hơn, tiết kiệm chi phí sản xuất, thúc đẩy quá trình sản xuất bán hàng
đem lại hiệu quả kinh tế, thu hồi công nợ đúng thời hạn tránh tình trạng bị chiếm dụng
vốn nên đầu tư vào tài sản dài hạn không nên tập trung quá nhiều tài sản ngắn hạn rủi
ro cao… để đạt được hiệu quả cao hơn trong năm tới.

Tô Thu Trang_CĐ-ĐH KT4_K9
nghiệp

Báo cáo tốt



16

TrườngĐại học Công nhiệp Hà Nội

Khoa Kế toán - Kiểm toán

PHẦN 2
THỰC TRẠNG MỘT SỐ PHẦN HÀNH CHỦ YẾU TẠI CÔNG
TY TNHH KINH DOANH VÀ DỊCH VỤ VŨ HOÀNG
2.1. Những vấn đề chung về công tác kế toán tại công ty TNHH Kinh doanh và
Dịch vụ Vũ Hoàng
2.1.1. Các chính sách kế toán chung của công ty
Hiện nay, Công ty TNHH Kinh doanh và Dịch vụ Vũ Hoàng tổ chức bộ máy kế
toán theo hình thức tập trung. Hơn nữa, để phù hợp với đặc điểm tổ chức và quy mô
kinh doanh, công ty đã áp dụng hình thức tổ chức sổ kế toán trên máy vi tính kết hợp
với ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung.


Chế độ kế toán công ty đang áp dụng: theo Quyết định 48/2006/QĐ-BTC ngày





14/09/2006.
Niên độ kế toán: bắt đầu từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 hàng năm.
Kỳ kế toán: theo tháng bắt đầu từ ngày 01 đến hết ngày cuối cùng của tháng.
Hình thức ghi sổ kế toán: Sử dụng hình thức ghi sổ kế toán trên máy
vi tính (in sổ theo hình thức Nhật ký chung).





Đơn vị sử dụng trong hạch toán: Việt Nam đồng (VNĐ).
Nguyên tắc ghi nhận doanh thu: Được ghi nhận khi phát sinh một giao dịch
hàng hóa được xác định trên cơ sở đáng tin cậy và công ty có khả năng thu được
các lợi ích kinh tế từ giao dịch này. Doanh thu cung cấp dịch vụ được ghi nhận
khi có bằng chứng về tỷ lệ dịch vụ cung cấp được hoàn thành tại ngày kết thức
niên độ kế toán. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ bằng ngoại tệ thì phải
quy đổi ngoại tệ ra VNĐ theo tỷ giá thực tế phát sinh do Ngân Hàng Nhà Nước



Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ kinh tế.
Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Theo phương pháp kê khai thường
xuyên.

Tô Thu Trang_CĐ-ĐH KT4_K9
nghiệp

Báo cáo tốt


17

TrườngĐại học Công nhiệp Hà Nội

Phương pháp kế toán hàng tồn kho:

Khoa Kế toán - Kiểm toán


+ Nguyên tắc đánh giá: theo giá gốc.
+ Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Theo phương pháp kê khai thường
xuyên.
+ Phương pháp tính giá xuất kho của hàng xuất kho: Phương pháp bình quân cả


kỳ dự trữ.
Nguyên tắc ghi nhận và khấu hao TSCĐ:
+ Nguyên tắc đánh giá: TSCĐ hạch toán theo nguyên giá.
+ Phương pháp khấu hao TSCĐ: Khấu hao TSCĐ theo phương pháp
đường thẳng áp dụng theo thông tư 45/2015/TT- BTC.



Phương pháp tính thuế Giá trị gia tăng (GTGT): Theo phương pháp khấu trừ.

2.1.2. Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán
2.1.2.1. Chế độ chứng từ
Công ty đang sử dụng hệ thống chứng từ theo Quyết định 48/2006/QĐ-BTC ngày
14/09/2006 của Bộ Tài chính. Căn cứ vào nội dung, quy mô nghiệp vụ phát sinh của
doanh nghiệp mình, công ty TNHH Kinh doanh và Dịch vụ Vũ Hoàng tổ chức vận
dụng một số chứng từ kế toán thực tế như sau (chi tiết tại phụ lục số 03).
Lao động tiền lương:
- Bảng chấm công

Mẫu số 01a-LĐTL

- Bảng chấm công làm thêm giờ


Mẫu số 01b-LĐT

- Bảng thanh toán tiền lương

Mẫu số 02-LĐTL

- Giấy đi đường

Mẫu số 04-LĐTL

Hàng tồn kho:
- Phiếu nhập kho

Mẫu số 01-VT

- Phiếu xuất kho

Mẫu số 02-VT

- Biên bản kiểm kê vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hóa

Mẫu số 05-VT

- Bảng kê mua hàng
Tô Thu Trang_CĐ-ĐH KT4_K9
nghiệp

Mẫu số 06-VT
Báo cáo tốt



18

TrườngĐại học Công nhiệp Hà Nội
Khoa Kế toán - Kiểm toán
- Bảng phân bổ nguyên liệu, vật liêu, công cụ, dụng cụ
Mẫu số 07-VT
Bán hàng:
- Hóa đơn GTGT

Mẫu số 01 GTGT-3LL

Tiền tệ:
- Phiếu thu

Mẫu số 01-TT

- Phiếu chi

Mẫu số 02-TT

- Giấy đề nghị tạm ứng

Mẫu số 03-TT

- Giấy thanh toán tiền tạm ứng

Mẫu số 04-TT

- Biên lai thu tiền


Mẫu số 06-TT

- Bảng kiểm kê quỹ (dùng cho VNĐ)

Mẫu số 08a-TT

Tài sản cố định:
- Đăng ký phương pháp trích khấu hao TSCĐ
- Biên bản giao nhận TSCĐ

Mẫu số 01-TSCĐ

- Biên bản thanh lý TSCĐ

Mẫu số 02-TSCĐ

- Biên bản bàn giao TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành

Mẫu số 03-TSCĐ

- Biên bản kiểm kê TSCĐ

Mẫu số 05-TSCĐ

- Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ

Mẫu số 06-TSCĐ

2.1.2.2. Cách tổ chức và quản lý chứng từ kế toán tại công ty

Các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong hoạt động SXKD của công ty đều
được lập chứng từ và ghi chép đầy đủ, trung thực, khách quan vào chứng từ kế toán
theo trình tự sau:
- Lập, tiếp nhận, xử lý chứng từ: Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong
quá trình hoạt động kinh doanh của công ty đều được lập chứng từ đầy đủ. Chứng từ
phải được khai đầy đủ các nội dung bắt buộc, ghi rõ ràng, trung thực, phản ánh đúng
nghiệp vụ phát sinh, gạch bỏ phần để trống, không được tẩy xoá sửa chữa trên chứng
từ. Trường hợp viết sai được huỷ bỏ không xé rời ra khỏi cuống. Chứng từ phải được
lập đủ số liên theo quy định. Tuỳ loại chứng từ có thể lập thành 2 hoặc 3 liên: liên 1 lưu
Tô Thu Trang_CĐ-ĐH KT4_K9
nghiệp

Báo cáo tốt


19

TrườngĐại học Công nhiệp Hà Nội
Khoa Kế toán - Kiểm toán
ở nơi lập, liên 3 để ghi sổ, liên 2 giao cho đối tượng có quan hệ trong nghiệp vụ như
người mua, người nhận tiền, người nộp tiền…
- Kế toán viên kiểm tra và ký chứng từ kế toán, sau đó trình Giám đốc công ty phê
duyệt.
- Phân loại, sắp xếp chứng từ kế toán, định khoản và ghi sổ kế toán;
- Lưu trữ, bảo quản chứng từ kế toán: Sau khi hoàn thành việc cập nhật chứng từ
vào sổ sách, kế toán bảo quản chứng cho đến khi kết thúc niên độ kế toán đó. Chứng từ
kế toán sau đó đi vào giai đoạn lưu trữ. Chứng từ được sắp xếp, phân loại thành từng
bộ hồ sơ và được lưu trữ tại kho lưu trữ tài liệu của Phòng kế toán do kế toán viên chịu
trách nhiệm lưu trữ. Việc theo dõi các chứng từ này được thực hiện thông qua “Sổ theo
dõi tài liệu kế toán lưu trữ”. Trong sổ theo dõi có đầy đủ các thông tin về: loại chứng từ

lưu trữ, ngày tháng đưa vào lưu trữ, hiện trạng đưa vào lưu trữ, thời gian lưu trữ (tuỳ
từng loại chứng từ mà có thời hạn khác nhau). Hết thời hạn lưu trữ chứng từ được đưa
ra ngoài để huỷ.
2.1.3. Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán
Công ty đang áp dụng hệ thống tài khoản theo quyết định 48/2006/QĐ-BTC dành
cho doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ngoài ra công ty có mở thêm các tài khoản chi tiết cấp
2, 3, 4 để phù hợp với tình hình thực tế và yêu cầu quản lý tại công ty (chi tiết tại phụ
lục số 04).

Bảng 2.1: Hệ thống TK kế toán thực tế sử dụng tại công ty
TT

Số hiệu TK
Cấp Cấp Cấp 3

Tô Thu Trang_CĐ-ĐH KT4_K9
nghiệp

TÊN TÀI KHOẢN

GHI CHÚ
Báo cáo tốt


20

TrườngĐại học Công nhiệp Hà Nội
Khoa Kế toán - Kiểm toán
1
2

LOẠI TÀI KHOẢN 1
TÀI SẢN NGẮN HẠN
1 111
Tiền mặt
1111
Tiền Việt Nam
1112
Ngoại tệ
2 112
Tiền gửi ngân hàng
Chi tiết theo
từng ngân hàng
1121
Tiền Việt Nam
1122
Ngoại tệ
Chi tiết theo
3 131
Phải thu của khách hàng
từng khách hàng
4 133
Thuế GTGT được khấu trừ
Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hóa,
1331
dịch vụ
1332
Thuế GTGT được khấu trừ của TSCĐ
5 142
Chi phí trả trước ngắn hạn
152

Nguyên liệu, vật liệu
6 153
Công cụ, dụng cụ
Chi tiết theo yêu
7 154
Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang
cầu quản lý
8 155
Thành phẩm
9 156
Hàng hóa
LOẠI TÀI KHOẢN 2
TÀI SẢN DÀI HẠN
10 211
Tài sản cố định
2111
TSCĐ hữu hình
11 214
Hao mòn TSCĐ
2141
Hao mòn TSCĐ hữu hình
12 241
Xây dựng cơ bản dở dang
2411
Mua sắm TSCĐ
2412
Xây dựng cơ bản dở dang
13 242
Chi phí trả trước dài hạn
LOẠI TÀI KHOẢN 3

NỢ PHẢI TRẢ
14 311
Vay ngắn hạn
Chi tiết theo đối
15 331
Phải trả cho người bán
tượng
16 333
Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước
3331
Thuế GTGT phải nộp
3331 Thuế GTGT đầu ra
Tô Thu Trang_CĐ-ĐH KT4_K9
nghiệp

Báo cáo tốt


21

TrườngĐại học Công nhiệp Hà Nội
Khoa Kế toán - Kiểm toán
1
3334
Thuế thu nhập doanh nghiệp
3338
Các loại thuế khác
17 334
Phải trả người lao động
18 341

Vay, nợ dài hạn
3411
Vay dài hạn
3412
Nợ dài hạn
LOẠI TÀI KHOẢN 4
VỐN CHỦ SỞ HỮU
19 411
Nguồn vốn kinh doanh
4111
Vốn đầu tư của chủ sở hữu
20 421
Lợi nhuận chưa phân phối
4211
Lợi nhuận chưa phân phối năm trước
4212
Lợi nhuận chưa phân phối năm nay
LOẠI TÀI KHOẢN 5
DOANH THU
21 511
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
5111
Doanh thu bán hàng hóa
Chi tiết theo yêu
cầu quản lý
5112
Doanh thu bán các thành phẩm
22 515
Doanh thu hoạt động tài chính
LOẠI TÀI KHOẢN 6

CHI PHÍ SẢN XUẤT, KINH DOANH
23 632
Giá vốn hàng bán
24 635
Chi phí tài chính
25 642
Chi phí quản lý kinh doanh
6421
Chi phí bán hàng
6422
Chi phí quản lý doanh nghiệp
LOẠI TÀI KHOẢN 7
THU NHẬP KHÁC
Chi tiết theo
26 711
Thu nhập khác
hoạt động
LOẠI TÀI KHOẢN 8
CHI PHÍ KHÁC
Chi tiết theo
27 811
Chi phí khác
hoạt động
28 821
Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
LOẠI TÀI KHOẢN 9
XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH
29 911
Xác định kết quả kinh doanh
Tô Thu Trang_CĐ-ĐH KT4_K9

nghiệp

Báo cáo tốt


22

TrườngĐại học Công nhiệp Hà Nội

Khoa Kế toán - Kiểm toán

Việc mở tài khoản chi tiết đã giúp cho công tác kiểm tra, đối chiếu, theo dõi được
chính xác không nhầm lẫn. Giúp giảm bớt khối lượng và thời gian ghi chép, dẫn đến
cung cấp thông tin về hiệu quả kinh doanh, về tình hình tài chính nói chung cho nhà
quản lý được chính xác giúp họ có những quyết định đúng đắn khi lựa chọn phương án
kinh doanh.
2.1.4. Tổ chức vận dụng hệ thống sổ sách kế toán
Công ty đã áp dụng hình thức kế toán trên máy vi tính và in sổ theo hình thức Nhật
ký chung hình thức ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung.
Các chứng từ được các bộ phận tập hợp và sau đó chuyển lên phòng kế toán, kế
toán căn cứ vào chức năng nhiệm vụ của mình cập nhật dữ liệu vào máy. Sau khi kế
toán nhập toàn bộ chứng từ vào phần mềm thì phần mềm sẽ tự động cập nhật, xử lý dữ
liệu để lên các báo cáo, sổ chi tiết, sổ tổng hợp.
Trình tự và phương pháp ghi sổ được thể hiện qua sơ đồ sau:
SỔ KẾ TOÁN
- Sổ tổng hợp
- Sổ chi tiết
CHỨNG TỪ KẾ TOÁN

BẢNG TỔNG HỢP CHỨNG TỪ KẾ TOÁN CÙNG LOẠI

- Báo cáo tài chính
- Báo cáo kế toán

quản trị
MÁY VI TÍNH

Tô Thu Trang_CĐ-ĐH KT4_K9
nghiệp

Báo cáo tốt


23

TrườngĐại học Công nhiệp Hà Nội

Khoa Kế toán - Kiểm toán

PHẦN MỀM KẾ TOÁN

Sơ đồ 2.1:Trình tự ghi sổ theo hình thức kế toán trên máy vi tính

Ghi chú :
Nhập số liệu hàng ngày
In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm
Đối chiếu, kiểm tra
- Hàng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ
kế toán cùng loại đã được kiểm tra, xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để
nhập dữ liệu vào máy vi tính theo các bảng, biểu được thiết kế sẵn trên phầm mềm kế
toán.

- Theo quy trình của phần mềm kế toán, các thông tin được nhập vào máy theo
từng chứng từ và tự động nhập vào sổ kế toán tổng hợp (Sổ Cái hoặc Nhật ký- Sổ
Cái…) và các sổ, thẻ kế toán chi tiết có liên quan.

Tô Thu Trang_CĐ-ĐH KT4_K9
nghiệp

Báo cáo tốt


24

TrườngĐại học Công nhiệp Hà Nội
Khoa Kế toán - Kiểm toán
- Cuối tháng (hoặc vào bất kỳ thời điểm cần thiết nào), kế toán thực hiện các thao
tác khoá sổ và lập BCTC. Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp với số liệu chi tiết được
thực hiện tự động và luôn đảm bảo chính xác, trung thực theo thông tin đã được nhập
trong kỳ. Người làm kế toán có thể kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa sổ kế toán với
BCTC sau khi đã in ra giấy.
- Cuối kỳ kế toán sổ kế toán được in ra giấy, đóng thành quyển và thực hiện các
thủ tục pháp lý theo quy định về sổ kế toán ghi bằng tay.
- Phần mềm kế toán Misa cho phép công ty giảm bớt công việc, hiệu quả, đơn giản
phù hợp với đặc điểm SXKD của công ty. Phần mềm này bao gồm nhiều phân hệ khác
nhau như: phân hệ kế toán tổng hợp, phân hệ kế toán tiền mặt, tiền gửi và tiền vay,
phân hệ kế toán bán hàng và công nợ phải thu, phân hệ kế toán TSCĐ... Ngoài ra có
các báo cáo như: Báo cáo thuế, Báo cáo quản trị...
Sau đây là giao diện phần mềm kế toán Misa:

Tô Thu Trang_CĐ-ĐH KT4_K9
nghiệp


Báo cáo tốt


25

TrườngĐại học Công nhiệp Hà Nội

Khoa Kế toán - Kiểm toán

2.1.5. Tổ chức hệ thống Báo cáo kế toán
Công ty áp dụng hệ thống BCTC quy định cho các doanh nghiệp theo quyết định
số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Nội dung hệ thống Báo cáo kế toán gồm các Báo cáo kế toán tài chính, các Báo
cáo kế toán quản trị và các báo cáo đột xuất khác. Nội dung BCTC (chi tiết tại phụ lục
số 02) của DN bao gồm:
- Báo cáo tổng hợp:
Bảng cân đối kế toán ( mẫu số B01- DNN )
Bảng cân đối TK ( mẫu số F01- DNN )
Tô Thu Trang_CĐ-ĐH KT4_K9
nghiệp

Báo cáo tốt


×