Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

Báo cáo thực tập: Ứng dụng công nghệ mới cho việc cải tạo và nâng cao chất lượng cuộc sống - thiết bị chân không, tự động hóa, thiết bị y tế, dược phẩm ...

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (653.28 KB, 32 trang )

TRƯỜNG DHCN HÀ NỘI

NĂM 2016

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
KHOA ĐIỆN

BÁO CÁO THỰC TẬP
TỐT NGHIỆP

Giảng viên hướng dẫn :NGUYỄN BÁ KHÁ
Sinh viên thực hiện

: NGUYỄN QUỐC

LƯƠNG
Lớp

: CĐ ĐH ĐIỆN 1-K9

Page 1


TRƯỜNG DHCN HÀ NỘI

NĂM 2016

LỜI NÓI ĐẦU
Thực tập tốt nghiệp là một phần rất quan trọng trong chương trình đào tạo
của trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội. Chương trình tổ chức thực tập tốt
nghiệp cho sinh viên chuyên ngành, giúp sinh viên làm quen với môi trường thực


tế, vận dụng những kiến thức lý thuyết đã học để tìm hiểu các vấn đề kỹ thuật
chuyên ngành tại đơn vị thực tập nhằm cung cấp những kiến thức thực tế ban đầu
cho sinh viên. Những kiến thức ấy giúp cho sinh viên nắm vững hơn phần lý
thuyết đã được học trên ghế nhà trường. Những điều sinh viên còn băn khoăn thắc
mắc sẽ được các thầy giáo và người hướng dẫn giải đáp. Đó là những điều kiện
rất quan trọng giúp sinh viên làm quen với công việc, đồng thời giúp sinh viên
không bị bỡ ngỡ khi ra công tác sau khi ra trường. Qua đó xác định được vai trò,
nhiệm vụ, trách nhịêm của người cán bộ kỹ thuật, xây dựng cho mình một thế
giới quan khoa học, sự ham thích và lòng say nghề nghiệp.
Nhóm sinh viên thực tập xin chân thành cảm ơn lãnh đạo Công ty cùng các
nhân viên kỹ thuật, các kỹ sư của công ty đã nhiệt tình chỉ bảo trong thời gian
nhóm sinh viên thực tập tại Công ty. Nhóm sinh viên thực tập cũng xin cảm ơn
Ban giám hiệu nhà trường cùng Khoa, đã tạo cơ hội cho chúng em được thực tập
tại đơn vị đúng với chuyên ngành chúng em đã được học tập tại nhà trường, để
chúng em có cơ hội tiếp xúc với thực tế trước khi ra trường.

Hà Nội, ngày 4 tháng 1 năm 2016
Nhóm sinh viên thực tập

Page 2


TRƯỜNG DHCN HÀ NỘI

NĂM 2016

PHẦN 1
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY
1. Địa chỉ
CÔNG TY TNHH GIẢI PHÁP KỸ THUẬT VINA


Số 5, Ngõ 337, Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại: 04.668.403.85
Fax: 04.37502.643
2. Lĩnh vực hoạt động:
Nhà cung cấp và phân phối chính thức bơm hút chân không của các hãng nổi
tiếng thế giới như GAST, VMECA, BECKER, BUSH, VACUTRONIC,
PJKODIVAC là doanh nghiệp đi tiên phong trong việc chuyên môn hóa cho lĩnh
vực chân không tại việt nam công ty cung cấp các dịch vụ và giải pháp công nghệ
chân không tiên tiến, chất lượng và uy tín nhất. Công ty cung cấp thiết bị chân
không cho các ngành: Y tế, Ngành in, Phòng sạch, Gốm sứ, Gạch ốp lát, Hóa chất,
Dược phẩm, Thực phẩm, Xử lý nước thải, Xăng dầu, Giấy, Xi măng…
Tư vấn, thiết kế và lắp đặt hệ thống chân không trong công nghiệp, bệnh viện…
trong việc ứng dụng các công nghệ hiện đại, tiên tiến nhất trên thế giới vào quá
trình hoạt động, sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Với mục tiêu góp phần
nâng cao hiệu quả cho cho khách hàng, giảm thiểu chi phí và tối ưu hóa lợi ích tới
người sử dụng, HCTECH luôn tiếp thu, học hỏi, nghiên cứu để tìm ra những “ Ứng
dụng công nghệ mới cho việc cải tạo và nâng cao chất lượng cuộc sống”.
Công ty hoạt động với tiêu chí:
- Thiết bị tốt nhất
- Giá thành hợp lý nhất
- Dịch vụ hoàn hảo nhất.
Với mong muốn phát triển và đưa công nghệ chân không đến mọi khách hàng và
Page 3


TRƯỜNG DHCN HÀ NỘI

NĂM 2016


xây dựng vị thế lớn mạnh trên thị trường bơm chân không ở Việt Nam. Các sản
phẩm do HCTECH cung cấp được khách hàng sử dụng, đánh giá cao về chất
lượng, tính công nghệ, giá cả, chủng loại và dịch vụ hoàn hảo, chuyên nghiệp.
HCTECH tạo niềm tin tuyệt đối nơi khách hàng. Hình ảnh, thương hiệu HCTECH
từ đó cũng lớn mạnh cùng niềm tin của khách hàng.
CÔNG TY TNHH GIẢI PHÁP KỸ THUẬT VINA CUNG CẤP CÁC DỊCH
SAU:
* Tư vấn, lắp đặt bơm hút chân không, thiết bị chân không cho các ngành công
nghiệp
* Cung cấp các thiết bị tự động hóa (PLC, LOGO, khởi động mềm, khí cụ điện hạ
áp....), đo lường của các hãng: OMRON, SIEMENS, DELTA.....
HCTECHCO luôn tạo niềm tin và chữ tín với khách hàng bằng việc cung cấp bơm
hút chân không, thiết bị tự động hóa, đo lường trong các ngành công nghiệp quan
trọng như: Y tế, Ngành In, Bao bì, Gốm sứ, Gạch ốp lát, Gạch xây dựng, Hóa chất,
Dược phẩm, Thực phẩm, Xử lý nước thải, Xăng dầu, Giấy, Xi măng…
1.3 Một số ứng dụng của bơm hút chân không
Ứng dụng bơm hút chân không trong ngành công nghiệp chế biến gỗ

Hơn bốn thập kỷ đã qua Becker là nhà cung cấp máy bơm chân không hàng
đầu cho ngành công nghiệp chế biến gỗ. Ngày nay Becker là số một trong số các
hãng bơm hút chân không có kinh nghiệm trong việc sử dụng các máy bơm chân
không cho kẹp, nâng hạ, di chuyển, hoặc ép gỗ mảnh.
An toàn là yếu tố đặc biệt quan trọng đối với công việc kẹp và nâng các miếng gỗ.
Page 4


TRƯỜNG DHCN HÀ NỘI

NĂM 2016


Việc này đòi hỏi một lực hút mạnh công nghệ vane quay đã đáp ứng được yêu cầu
này nhưng chi phí bảo trì lại thấp ứng dụng công nghệ chân không vào dây la một
công việc tuyệt vời và rất linh hoạt. Trên tất cả là rút ngắn thời gian chế biến và có
độ chính xác cao đây là một yếu tố đảm bảo về an toàn và nhẹ nhàng khi kẹp các
tấm gỗ.
Công nghệ chân không còn có tác dụng giúp nâng cao chất lượng sản phẩm ngăn
ngừa bọt khí và rỗng bên trong các sản phẩm gỗ ép.
Quá trình sơn bề mặt gỗ là khâu rất quan trọng và yêu cầu chất lượng cao khi
buồng sơn được hút ở độ chân không cao sơn nhanh chóng được phủ đầy lên các vị
trí trên bề mặt một cách nhanh chóng đồng thời tránh được những tạp khí lẫn vào
trong quá trình sơn ngoài ra bơm hút chân không cũng giúp cho lớp sơn trên bề
mặt nhẵn, mịn hơn.
Một số model được sử dụng phổ biến trong ngành chế biến gỗ như VTLF200-500,
KVT3.80
Ứng dụng bơm hút chân không trong ngành Y Tế

Trong y học hiện đại, sự chính xác, độ tin cậy và tính đáng tin cậy, đặc biệt nhưng
cần hiệu suất cao là yêu cầu quan trọng và cần thiết – diễn ra trong từng ngày. Vì
lý do này, hơn 2000 trạm y tế trên toàn thế giới làm việc bằng cách sử dụng máy
bơm hút chân không Becker – được lắp bằng các hệ thống hút trung tâm trong các
Page 5


TRƯỜNG DHCN HÀ NỘI

NĂM 2016

bệnh viện.
Một sự đổi mới lớn trong quá trình chế tạo của Becker là bơm không dầu dùng
trong nhiều lĩnh vực yêu cầu an toàn sức khỏe để điều trị lâm sàng và điều trị ngoại

trú.
công nghệ bơm không dầu trong ngành y tế là một sự đổi mới vượt trội của
Becker. bơm hoạt động với độ tin cậy cao tiết kiệm chi phí vận hành và bảo dưỡng
gần như không cần bảo dưỡng. Hơn 90%, hệ thống chân không trong y tế ở Mỹ sử
dụng hệ thống trung tâm và bơm không dầu mang lại hiệu quả kinh tế rất cao, và
không phải ngẫu nhiên mà các phòng khám ở Mỹ đều sử dụng hệ thống đó và
mang lại hiệu quả rất cao.
Các khách hàng sử dụng hệ thống này đều được chứng minh hoàn thành các yêu
cầu khó khăn nhất và đạt theo các tiêu chuẩn như NFPA 99C Mỹ. Ngoài ra, sản
phẩm của Becker đều đạt các tiêu chuẩn quốc tế như: Đức DIN 13260, Anh
HTM22 / HTM2022, Pháp NFS90155 vv Các giải pháp tối ưu là như vậy, cũng
đảm bảo cho châu Âu và cho phần lớn của châu Á.
Mọi thông tin tư vấn vui lòng liên hệ tại đây để được hộ trợ tốt nhất
Ứng dụng bơm hút chân không vào quá trình chuẩn bị trước khi in
Ứng dụng bơm hút chân không trong ngành in ấn, in công nghiệp

Quá trình chuẩn bị trước khi in trong các dây chuyền in hiện nay là đều sử dụng
công nghệ chân không của Becker hệ thống chân không sẽ giữ cho giấy ép chặt
vào lô in trong suốt quá trình giúp cho người vận hành kiểm soát được bản in trong
khi khắc laser. Ngoài ra bơm chân không lại có tác loại bỏ những bụi giấy trên bề
mặt của lô giấy trước khi được phun mực in. Quá trình in ấn hiện đại đòi hỏi tốc độ
in cao và thời gian chuyển đổi ngắn. Hệ thống chân không trung tâm VARIAIR
của Becker đã được thử nghiệm và chứng minh khả năng làm việc hiệu quả và tin
cậy đây được coi là hệ thống hàng đầu thế giới để đáp ứng yêu cầu trên. Với hệ
Page 6


TRƯỜNG DHCN HÀ NỘI

NĂM 2016


thống này lượng khí luôn được kiểm soát và điều chỉnh theo nhu cầu thực tế.
Becker là một nhà cung cấp chuyên nghiệp và hàng đầu thế giới các hệ thống chân
không cho các dây chuyền in hiện đại, in phong bì. Hút chân không có vai rất quan
trọng trong việc đảm bảo kết quả in đạt chất lượng cao
Hctechco cung cấp đầy đủ các Bơm hút chân không, máy hút chân không dùng khí
nén tạo độ chân không từ khí nén sử dụng công nghệ phun đa tầng của hãng
VMECA
Bơm hút chân không, máy hút chân không dùng khí nén đây là giải pháp tiên tiến
nhất để tạo độ chân không bằng khí nén. Ưu điểm thiết bị nhỏ gọn dễ lắp đặt chi
phí bảo dưỡng thấp, phù hợp cho những ứng dụng yêu cầu độ tin cậy cao khi vận
hành ứng dụng cho những thiết bị nâng hạ hay gắp sản phẩm sử dụng cánh tay
robot trong các nhà máy sản xuất có dây chuyền khép kín. Bơm hút chân không,
máy hút chân không dùng khí nén
TURTLE PUMPS VTC Series: Bơm hút chân không, máy hút chân không dùng
khí nén

Thông số kỹ thuật: Bơm hút chân không, máy hút chân không dùng khí nén

Độ chân không max: 27.46 inHg (-93kPa)

Lưu lượng dòng chảy: 48.17 scfm (1,364 Nl/min)

Nguồn khí cung cấp: 43.5~87 psi, max 101.5psi
(3~6bar, max7bar)

Lưu lượng khí tiêu thụ: 6.85~21.47 scfm (194~608 Nl/min)

Kiểu khí cung cấp: khí khô


Nhiệt độ làm việc : -4˙F ~ 176˙F

Độ ồn: 60-65 dBA.
TURTLE PUMPS VTCL Series:

Page 7


TRƯỜNG DHCN HÀ NỘI

NĂM 2016

Thông số kỹ thuật: Bơm hút chân không, máy hút chân không dùng khí nén

Độ chân không max: 22.15 inHg (-75kPa)

Lưu lượng dòng chảy: 51.13 scfm (1,448 Nl/min)

Nguồn khí cung cấp: 58~87 psi, max 101.5psi
(4~6bar, max7bar)

Lưu lượng khí tiêu thụ: 4.94~14.69 scfm (140~416 Nl/min)

Kiểu khí cung cấp: khí khô
PHẦN 2: NỘI DUNG TÌM HIỂU TRONG THỜI GIAN THỰC TẬP
2.1 Công việc làm chính trong quá trình thực tập
Sau khi được tìm hiểu về lĩnh vực hoạt động của công ty, em đã được tìm hiểu
thêm về thiết bị điều khiển PLC, cài đặt biến tần, cảm biến mức..., tìm hiểu hệ
thống trạm trộn.
2.2 Tìm hiểu về biến tần MM420

Ở phần trước chúng ta đã tìm hiểu sơ qua về cách nắp đặt, cách gọi và cài đặt
các tham số của biến tần MICROMASTER 420. Bây giờ, để có thể hiểu sâu hơn
về MICROMASTER 420, các bài tập cụ thể của biến tần này vào việc điều khiển
động cơ.
Bài toán đơn giản điều khiển động cơ 3 pha bằng biến tần MIRCOMASTER
420.

Page 8


TRƯỜNG DHCN HÀ NỘI

NĂM 2016

1) Điều khiển động cơ bằng BOP (Basic Operator Panel)

Thứ
tự
1
2

Các tham số
P0003=
P0010=

3

P0100=
P0304=


4

P0305=

5

P0307=

6

P0308=

Cách cài đặt
Chọn = 1 là mức truy nhập chuẩn
Nếu chọn = 0 thì cho phép biến tần chạy ngay nếu
muốn chạy.
Ở đây ta chọn =1 để cài đặt các tham số khác
Ta chọn =0 để chọn tần số lưới là 50Hz ( theo
Europe).
Điện áp định mức của động cơ.
Chúng ta nhập điện áp định mức của động cơ. Nhưng
phải chú ý động cơ đấu sao hay tam giác và thông điện
áp trên nhãn động cơ. Ví dụ trên nhãn động cơ ghi :
tam giác_380V mà động cơ đấu sao, thì ta phải nhập
P0304=380 3 .
Dòng điện định mức của động cơ.
Chúng ta nhập dòng điện định mức của động cơ. Và
khi nhập dòng điện định mức của động cơ cũng phải
chú ý động cơ đấu ∆ hay là đấu Y
Công suất định mức của động cơ.

Nếu P0100=0 hoặc 2 thì phải nhập công suất có đơn vị
là kW
Nếu P0100=1 thì phải nhập công suất có đơn vị là Hp.
Ví dụ: trên nhãn động cơ có ghi 0,75kW/5,4Hp. Mà ở
trên ta chọn P0100=0 vì thế ta nhập P0307=0,75.
Hệ số Cos ϕ định mức của động cơ.
Chúng ta có thể nhập trực tiếp Cos ϕ theo thông số
trên nhãn của động cơ, hoặc:
Nếu chọn P0308=0 thì biến tần sẽ tự động tính toán hệ
Page 9


TRƯỜNG DHCN HÀ NỘI

7

P0309=

8

P0310=

9

P0311=

10

P0335=


11

P0640=

12

P0700=

13

P1000=

14

P1080=

NĂM 2016

số Cos ϕ ,
Nếu P0100=1 hoặc 2 thì P0308 không có ý nghĩa,lúc
đó không yêu cầu nhập thông số của P0308.
Ở trên ta chọn P0100=0 nên ta chọn P0308=0.
Hiệu suất định mức của động cơ.
Bình thường ta có thể nhập hiệu suất theo số liệu ghi
trên nhãn của động cơ.
Nếu chọn P0309=0 thì biến tần sẽ tự động tính toán
hiệu suất của động cơ.
Nếu chọn P0100=1 hoặc 2 thì tham số P0309 không
có ý nghĩa, khi đó không yêu cầu nhập thông số này.
Ở trên ta đã chọn P0100=0 nên ta chọn P0309=0.

Tần số định mức của động cơ.
Chúng ta nhập 50Hz
Tốc độ định mức của động cơ.
Bình thường chúng ta nhập tốc độ định mức của động
cơ có ở trên nhãn của động cơ.
Nhưng, nếu chọn P0311=0 thì biến tần sẽ tự động tính
toán giá trị này.
Làm mát động cơ.
Ở đây chúng ta chọn P0335=0 (động cơ tự làm mát).
Hệ số quá tải của động cơ.
Tham số này xác định giới hạn của dòng điện lớn nhất
của động cơ .
Chúng ta nhập P0640= 150%
Lựa chọn nguồn lệnh.
Vì bài toán này điều khiển động cơ bằng BOP nên ta
chọn P700= 1.
Lựa chọn điểm đặt tần số.
Nhập P1000= 1 ( MOP setpoint ).
Tần số nhỏ nhất của động cơ.
Chúng ta có thể tùy chọn đặt giá trị này. Ở đây chọn
P1080= 5Hz.
Giá trị đặt ở đây có hiệu lực cho cả quay thuận cũng
như quay ngược của động cơ.
Page 10


TRƯỜNG DHCN HÀ NỘI
15

P1082=


16

P1120=

17

P1121=

18

P1135=

19

P1300=

20

P3900=

NĂM 2016

Tần số lớn nhất của động cơ.
Chúng ta có thể tùy chọn đặt giá trị này.Ở đây chọn
P1082= 60Hz.
Giá trị đặt ở đây có hiệu lực cho cả quay thuận cũng
như quay ngược của động cơ.
Thời gian tăng tốc.
Nhập thời gian cho động cơ tăng tốc từ lúc dừng đến

khi động cơ chạy ở tần số lớn nhất.
Chúng ta nhập P1120=10s.
Thời gian giảm tốc.
Nhập thời gian cho động cơ giảm tốc từ lúc động cơ
đang chạy ở tần số lớn nhất đến khi dừng.
Chúng ta nhập P1121= 10s.
Thời gian giảm tốc từ OFF3.
Xác định thời gian giảm tốc từ lúc động cơ chạy với
tần số lớn nhất đến khi dừng khi ấn OFF3.
Chúng ta mặc định tham số này là 5s.
Chế độ điều khiển.
0 chế độ điều khiển tuyến tính hóa
1 chế độ điều khiển FCC (Flux Current Control).
2 điều khiển với đặc tuyến Parabol
3 điều khiển theo chế độ đã lập trình.
Chúng ta mặc định tham số này là P1300= 0
Kết thúc cài đặt nhanh.
Nếu chọn 0 thì chúng ta phải quay về tham số P0010
và chọn lại tham số này = 0 để sẵn sàng.
Nếu chọn 1, 2 hoặc 3 thì động cơ sẽ sẵn sàng chạy.
Chúng ta chọn P3900= 2.

Bây giờ chúng ta có thể cho động cơ chạy bằng cách ấn nút
Để đảo chiều trực tiếp ta ấn nút
trên BOP.

trên BOP.

Để xem các thông số như điện áp, tần số, dòng điện, tốc độ ta ấn và giữ nút
trên BOP.

Page 11


TRƯỜNG DHCN HÀ NỘI

Sau để điều chỉnh tần số ta ấn nút
Để dừng động cơ ta ấn nút

NĂM 2016

hoặc

trên BOP.

trên BOP.

2) Điều khiển động cơ bằng các đầu vào số DIN (Digital inputs ).
Khi đó các tham số cũng cài đặt tương tự như điều khiển trên BOP, nhưng
chúng ta phải cài đặt tham số P0700=2 ( Terminal ) để chọn chế độ điều khiển
bằng các DIN ở bên ngoài.

Trong trường hợp này chúng ta cho chạy hoặc dừng động cơ bằng DIN 1 và
đảo chiều động cơ bằng DIN 2. Thay đổi tốc độ động cơ bằng cách thay đổi tần số
bằng biến trở ở bên ngoài.
Thiết lập các cấp tốc độ cho động cơ (Tổ hợp các cấp tốc độ đã đặt).
Ban đầu ta cũng nhập các thông số định mức của động cơ như BT1 ở trên, sau đó
chúng ta làm theo các bước sau :
Thứ tự các
Các tham số
bước

1
P0003=

2

P0010=

Cách cài đặt
Chọn P0003= 3 để thiết lập mức truy nhập của
chuyên gia.
Sau đó ấn nút
để hiển thị tham số
P0010.
Chọn P0010=1 để thiết lập các thông số định
mức của động cơ như BT1 ở trên. Sau đó quay
Page 12


TRƯỜNG DHCN HÀ NỘI
3

P0004=

4

P0701, P0702 và
P0703

5


P0700=

6

P1000=

7

P1001 (có thể điều
khiển trực tiếp theo
DIN 1)
P1002 (có thể điều
khiển trực tiếp theo
DIN 2)
P1003 (có thể điều
khiển trực tiếp theo
DIN 3)
P1004 – P1007

8

9

10

11
12
13
14


NĂM 2016
lại chọn P0010= 0 để hiển thị tham số P0004.
Chọn P0004=7 để chọn các tham số P0701 –
P0703.
Để chọn các tham số trên chúng ta ấn nút
Chọn các tham số này = 16 (Direct selection +
ON).
Sau đó quay lại chọn tham số P0004=10 để
thiết lập các tham số P1001 – P1007 và P1016
– P1018
Chọn P0700= 2 (Terminal) để điều khiển các
cấp tốc độ của động cơ từ các đầu vào số DIN.
Chọn P1000= 3 để thiết lập các tần số cố định
( Fixed Frequency) tức là đặt các cấp tốc độ
cho động cơ.
Chọn cấp tốc độ đầu tiên.
Chọn P1001=5Hz.
Chọn cấp tốc độ thứ 2.
Chọn P1002= 10Hz.
Chọn cấp tốc độ thứ 3.
Chọn P1003= 20Hz.

Các tham số này không cần chọn vì các tham
số này là tổ hợp của các đầu vào DIN1, DIN2
và DIN3
P1016=
Mã tần số cố định – Bit 0.
Chọn P1016= 2 (Direct Selection + ON).
P1017=
Mã tần số cố định – Bit 1

Chọn P1017= 2 (Direct Selection + ON).
P1018=
Mã tần số cố định – Bit 2
Chọn P1018= 2 (Direct Selection + ON).
Sau đó quay lại màn hình để hiển thị tham số r0000 và cho động cơ
chạy bằng cách bật DIN 1.

Để tổ hợp các cấp tốc độ theo DIN1, DIN2 và DIN3 ta lập bảng sau :
Page 13


TRƯỜNG DHCN HÀ NỘI

FF0
0 Hz
FF1
P1001=5Hz
FF2
P1002=10Hz
FF3
P1003=20Hz
FF1 + FF2 = 15 Hz
FF1 + FF3 = 25 Hz
FF2 + FF3 = 30 Hz
FF1 + FF2 + FF3 = 35 Hz

NĂM 2016

DIN 3
0

0
0
1
0
1
1
1

DIN 2
0
0
1
0
1
0
1
1

DIN 1
0
1
0
0
1
1
0
1

Thiết lập các cấp độ cho động cơ theo tổ hợp mã nhị phân.
Ban đầu ta cũng nhập các thông số định mức của động cơ như BT1 ở trên, sau đó

chúng ta làm theo các bước sau :

Thứ tự các
Các tham số
bước
1
P0003=

2

P0010=

3

P0004=

4

P0701, P0702 và
P0703

5

P0700=

Cách cài đặt
Chọn P0003= 3 để thiết lập mức truy nhập của
chuyên gia.
Sau đó ấn nút
để hiển thị tham số

P0010.
Chọn P0010=1 để thiết lập các thông số định
mức của động cơ như BT1 ở trên. Sau đó quay
lại chọn P0010= 0 để hiển thị tham số P0004.
Chọn P0004=7 để chọn các tham số P0701 –
P0703.
Để chọn các tham số trên chúng ta ấn nút
Chọn các tham số này = 17 (Binary Code
Selection + ON).
Sau đó quay lại chọn tham số P0004=10 để
thiết lập các tham số P1001 – P1007 và P1016
– P1018
Chọn P0700= 2 (Terminal) để điều khiển các
cấp tốc độ của động cơ từ các đầu vào số DIN.
Page 14


TRƯỜNG DHCN HÀ NỘI
6

7
8
9
10
11
12
13
14

15


16

17

NĂM 2016

P1000=

Chọn P1000= 3 để thiết lập các tần số cố định
( Fixed Frequency) tức là đặt các cấp tốc độ
cho động cơ.
P1001=
Cấp tốc độ đầu tiên .
Chọn P1001= 5Hz.
P1002=
Cấp tốc độ thứ hai.
Chọn P1002= 10Hz.
P1003=
Cấp tốc độ thứ 3.
Chọn P1003= 15Hz.
P1004=
Cấp tốc độ thứ 4.
Chọn P1004= 20Hz
P1005=
Cấp tốc độ thứ 5.
Chọn P1005= 25Hz
P1006=
Cấp tốc độ thứ 6.
Chọn P1006= 30Hz

P1007=
Cấp tốc độ thứ 7.
Chọn P1007= 35Hz.
P1016=
Mã tần số cố định – Bit 0.
Chọn P1016= 3 (Binary Code Selection + ON
Command ).
P1017=
Mã tần số cố định – Bit 1
Chọn P1017= 3 (Binary Code Selection + ON
Command ).
P1018=
Mã tần số cố định – Bit 2
Chọn P1018= 3 (Binary Code Selection + ON
Command ).
Sau đó quay lại màn hình để hiển thị tham số r0000 và cho động cơ
chạy bằng cách bật DIN 1.

Để tổ hợp các cấp tốc độ của động cơ theo mã nhị phân BCD ta lập bảng sau :
TT

Các cấp tốc độ

0
1
2

0 Hz
P1001= 5Hz
P1002= 10Hz


Các đầu vào số (Digital Input)
DIN 3
DIN 2
DIN 1
0
0
0
0
0
1
0
1
0
Page 15


TRƯỜNG DHCN HÀ NỘI
3
4
5
6
7

P1003= 15Hz
P1004= 20Hz
P1005= 25Hz
P1006= 30Hz
P1007= 35Hz


NĂM 2016
0
1
1
1
1

1
0
0
1
1

1
0
1
0
1

Hãm một chiều ( DC – Braking ).
Trong bài này chúng ta cũng cài đặt các thông số định mức cho động cơ như ở bài
1, nhưng tham số P0700 (Selection of Command Source) = 1 hoặc 2 tùy ý để lựa
chọn điều khiển động cơ từ BOP hoặc từ các đầu vào số DIN đều thực hiện hãm.
Sau đó :
 Chọn tham số P0003= 3 để thiết lập mức truy nhập của chuyên gia.
 Chọn tham số P0010= 0.
 Quay lại để chọn tham số P0004=12 để thiết lập các tham số P1200 – P1299
 Chọn tham số P1230= 0 để động cơ có khả năng hãm điện (Enable DC
Braking ).
 Chọn tham số P1232= 250% (tham số này có thể tùy chọn sao cho

Ih ≤ 250 % IđmĐC ).
 Chọn tham số thời gian hãm P1233= 10s (có thể tùy chọn thời gian hãm).
Sau khi đã thực hiện xong các bước trên, chúng ta quay lại màn hình để hiển thị
tham số r0000 sau đó cho động cơ chạy bằng cách ấn nút
BOP hoặc cũng có thể khởi động cơ bằng DIN1 tùy thuộc vào
thiết lập tham số P0700= 1 hoặc 2.

trên
việc

Page 16


TRƯỜNG DHCN HÀ NỘI

NĂM 2016

Sau đó thực hiện hãm bằng cách ấn nút trên BOP( hoặc bằng DIN1), động cơ sẽ
tự hãm trong 10s .
Muốn điều chỉnh các thông số ( dòng điện hãm) trong khi đang hãm thì phải
thay đổi tham số P1230 ≠ 0. Nhưng khi chọn tham số P1230 ≠ 0 thì quá trình
hãm không phụ thuộc vào tham số P1233 (thời gian hãm) vì vậy rất khó cho
việc điều khiển quá trình hãm.

2.3 Tìm hiểu hệ thống trạm trộn hóa chất
1.Sơ đồ khối của hệ thống trạm trộn hóa chất

Mô hình trạm trọn hóa chất

Page 17



TRƯỜNG DHCN HÀ NỘI

NĂM 2016

 Mô tả công nghệ của hệ thống như sau:
- Hệ thống gồm 2 hóa chất:
+ Hóa chất A, Đựng ở bình 1(Tank1)
+ Hóa chất B,. Đựng ở bình 2(Tank2)
-Hai bình đựng hóa chất khác nhau bình 1 và bình 2 luôn được cung cấp đầy
hóa chất vào nhờ hai động cơ bơm (Pum1,2) từ bên ngoài vào ,2 động cơ bơm
làm việc do tín hiệu mà sensor S1,2 báo về ( mức thấp thì bơm , đầy thì dừng).
Các van (valve1,2) sẽ làm việc song song với Pum1,2 để cấp hóa chất vào bể
tương ứng, valve3 sẽ mở trước valve4 để xả hóa chất vào tank3, khi S3 báo đầy
thì KĐB 3p sẽ khuấy liên tục với vận tốc V1 đồng thời Valve3 đóng lại ,sau
khoảng thời gian T1 Valve4 sẽ mở để xả hóa chất ở tank2 vào tank3 đến khi
nào S4 báo đầy thì valve4 đóng lại đồng thời động cơ khuấy sẽ chuyển sang tốc
độ V2 ,sau khoảng thời gian T2 thì động cơ khuấy dừng và valve5 sẽ mở để xả
hỗn hợp hóa chất ra tiêu thụ ,khi nào S4 báo mức thấp valve5 sẽ đóng lại . Kết
thúc một chu trình trộn ( số lần trộn ta có thể đặt được)
Page 18


TRƯỜNG DHCN HÀ NỘI

NĂM 2016

-Dùng phầm mềm WINCC giám sát hệ thống.


2.Cấu trúc điều khiển của hệ thống

a.Các thiết bị
 Sensor(Cảm biến mức FS -3 của hãng HANYOUNG)
Sử dụng để báo mức nguyên liệu trong bình chứa thông qua đó điều khiển quá
trình cấp, xả và tỷ lệ trộn nguyên liệu
Page 19


TRƯỜNG DHCN HÀ NỘI

NĂM 2016

Cảm Biến Mức FS-3
Hoạt động dựa trên nguyên lý dẫn điện của dung dịch điện phân. Cấu tạo gồm 3
chân lấy tín hiệu ở bên ngoài có độ dài khác nhau kí hiệu E1,E2,E3 và 8 tiếp
điểm được đưa ra ngoài, có 1 đèn báo trạng thái cấp và xả được gắn trên bề mặt
cảm biến

Page 20


TRƯỜNG DHCN HÀ NỘI

NĂM 2016

Sơ Đồ Nguyên Lý Của FS-3

Page 21



TRƯỜNG DHCN HÀ NỘI

NĂM 2016

 Ý nghĩa các chân của FS-3:
Chân 5 và 6 là hai chân cấp nguồn cho cảm biến,. FS-3 có hai cặp tiếp điểm
4-3 thường mở và 4-2 là cặp tiếp điểm thường đóng . Chân 1,8,7 lần lượt được nối
với các đầu đo E3,E2,E1.
Nguyên lý hoạt động:
Trong quá trình xả 4-2 là cặp tiếp điểm thường đóng được nối với nhau tín
hiệu đầu ra ở mức 0 valve xả mở dung dịch được xả ra ngoài đến khi đầu đo E2 bị
hở 4-2 mở ra và 4-3 đóng lại đầu ra cấp tín hiệu mức 1 báo quá trình xả kết thúc
chuyển qua quá trình bơm, quá trình bơm kết thúc khi mức dung dịch trạm tới đầu
đo E1 tiếp điểm 4-3 mở ra tiếp điểm 4-2 đóng lại quá trình xả bắt đầu.
 Động cơ bơm LifeTech AP2500
Sử dụng để bơm nguyên liệu lên các bình trứa
Thông số kỹ thuật:
- Điện áp hoạt động AC220V/240V tần số 50Hz
- Công suất tiêu thụ 29W/32W
- Lưu lượng bơm tối đa 2000L/H
- Chiều cao cột nước tối đa 2m
- Hãng sản xuất LifeTech

Page 22


TRƯỜNG DHCN HÀ NỘI

NĂM 2016


Động Cơ Bơm LifeTech AP2500
Các van điện từ: Từ Van 1 đến Van 5
Bộ điều khiển
 PLC S7 200 CPU 224 của Siemens:
14 DI/10DO:

Page 23


TRƯỜNG DHCN HÀ NỘI

NĂM 2016

 Biến tần M420:

Page 24


TRƯỜNG DHCN HÀ NỘI

NĂM 2016

Kết nối PLC và biến tần theo các cách:
- Đầu vào số
- Đầu vào tương tự
- Giao thức USS
SƠ ĐỒ ĐẤU NỐI PHẦN CỨNG

Sơ đồ đấu nối của mô hình trạm PLC điều khiển toàn hệ thống

Page 25


×