Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Đề cương Lịch sử 7 HKI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (92.92 KB, 6 trang )

MÔN: LỊCH SỬ
I. Phần trắc nghiệm
1. Nêu thời gian hình thành của xã hội phong kiến châu Âu và phương
Đông.
- Châu Âu : cuối thế kỷ V.
- Phương Đông : từ thế kỷ III TCN.
2. Điều kiện dẫn đến sự hình thành chủ nghĩa tư bản ở châu Âu.
- Nhờ có tiền vốn và công nhân làm thuê.
3. Kể tên các quốc gia của khu vực Đông Nam Á hiện nay.
- Khu vực Đông Nam Á gồm 11 quốc gia :
+ Việt Nam (thủ đô Hà Nội).
+ Lào (thủ đô Viêng Chăn).
+ Campuchia (thủ đô Phnôm Pênh).
+ Thái Lan (thủ đô Băng Cốc).
+ Mi-an-ma (thủ đô Nay-pi-đo).
+ Ma-lai-xi-a (thủ đô Kua-la Lăm-pơ).
+ Xin-ga-po (thủ đô Xin-ga-po).
+ In-đô-nê-xi-a (thủ đô Gia-các-ta).
+ Phi-líp-pin (thủ đô Ma-ni-la).
+ Bru-nây (thủ đô Ban-đa Xê-ri Bê-ga-oan).
+ Đông Ti-mo (thủ đô Đi-li).
4. Công lao của Ngô Quyền và Đinh Bộ Lĩnh trong buổi đầu độc lập?
- Ngô Quyền đánh tan quân xâm lược Nam Hán, dựng nền độc lập, tự chủ cho
nước ta (xưng vương).
- Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân, xây dựng đất nước ổn định, phát triển
(xưng đế).
5. Hãy nêu tên và thời gian tồn tại của các triều đại trong lịch sử Việt Nam
từ thế kỷ X đến thế kỷ XIV.
- Ngô → Đinh – Tiền Lê → Lý → Trần.
6. Các câu nói của những vị anh hùng dân tộc : Lý Thường Kiệt, Trần
Quốc Tuấn, Trần Thủ Độ, Trần Bình Trọng.


- Lý Thường Kiệt : “Ngồi yên đợi giặc, không bằng đem quân đánh trước để
chặn thế mạnh của giặc”.
- Trần Quốc Tuấn : “Nếu bệ hạ muốn hàng giặc thì trước hãy chém đầu thần rồi
hãy hàng” (khi vua Trần lo lắng hỏi ông về việc có nên hàng giặc hay không).
- Trần Thủ Độ : “Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo”. (khi vua Trần
lo lắng hỏi ý kiến của ông trước thế giặc mạnh).
- Trần Bình Trọng : “Ta thà làm quỷ nước Nam, còn hơn làm vương đất Bắc”
(khi Thoát Hoan dụ dỗ ông đã bị bắt làm tướng cho phe Mông – Nguyên).
7. Luật pháp và quân đội thời Lý – Trần.
*Thời Lý :
- Luật pháp :
+ Năm 1042, nhà Lý ban hành bộ luật Hình thư.
*Nội dung : Quy định chặt chẽ việc bảo vệ nhà vua và cung điện,
xem trọng việc bảo vệ của công và tài sản của nhân dân, nghiêm cấm việc mổ


trâu bò, bảo vệ sản xuất nông nghiệp. Những người phạm tội bị xử phạt rất
nghiêm khắc.
- Quân đội :
+ Gồm 2 bộ phận :
- Cấm quân : Bảo vệ vua và kinh thành.
- Quân địa phương : Canh phòng ở các lộ, phủ.
+ Nhà Lý thi hành chính sách “Ngụ binh ư nông”
*Nội dung : Cho quân sĩ luân phiên về cày ruộng và thanh niên
đăng kí tên vào sổ nhưng vẫn ở nhà sản xuất, khi cần triều đình sẽ điều động.
+ Đối ngoại : Quan hệ tình thương các nước láng giềng.
*Thời Trần :
- Luật pháp :
+ Ban hành bộ luật mới : Quốc triều hình luật.
*Nội dung : Giống nội dung bộ luật Hình thư : Quy định chặt chẽ

việc bảo vệ nhà vua và cung điện, xem trọng việc bảo vệ của công tài sản của
nhân dân, nghiêm cấm việc mổ trâu bò, bảo vệ sản xuất nông nghiệp. Những
người phạm tội bị xử phạt rất nghiêm khắc. Nhưng có bổ sung :
- Xác nhận và bảo vệ quyền tư hữu tài sản.
- Qui định việc mua bán ruộng đất.
+ Đặt ra cơ quan “Thẩm hình viện” để xét xử kiện cáo.
- Quân đội :
+ Gồm 2 bộ phận:
- Cấm quân : Quân ở triều đình.
- Quân địa phương : Quân ở các lộ.
+ Theo chính sách “Ngụ binh ư nông” với chủ trương : “Quân lính cốt
tinh nhuệ, không cốt đông”.
+ Được học binh pháp và luyện võ.
+ Cắt cử tướng giỏi đóng giữ nơi hiểm yếu.
+ Vua cũng thường đi tuần tra ở những nơi này.
8. Giáo dục và văn hóa thời Lý - Trần.
*Thời Lý :
- Giáo dục :
+ Năm 1070, nhà Lý xây dựng Văn Miếu.
+ Năm 1075, mở khoa thi đầu tiên. Năm 1076, Quốc Tử Giám được thành
lập.
+ Đạo Phật rất phát triển, được coi trọng, dựng chùa tháp, tô tượng, đúc
chuông lớn, dịch kinh Phật.
- Văn hóa : hát chèo, múa rối,…
+ Dàn nhạc : trống, kèn, sáo, nhị,…
+ Trò chơi dân gian : đá cầu, đấu vật, đua thuyền,…
- Kiến trúc – điêu khắc : rồng thời Lý, văn hóa Thăng Long : chùa Một Cột
(Diên Hựu).
⇒ Phong cách nghệ thuật đa dạng, độc đáo và linh hoạt , thể hiện nền văn hóa
mang đậm đà bản sắc dân tộc.



*Thời Trần :
- Giáo dục:
+ Trường học mở ra ngày càng nhiều.
+ Các kì thi chọn nhân tào được tổ chức thường xuyên.
+ Lập ra Quốc sử viện.
- Khoa học kĩ thuật : Quân sư, y học, khoa học kĩ thuật càng đạt được nhiều
thành tựu.
- Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc :
+ Nhiều công trình kiến trúc có giá trị ra đời Tháp Phổ Minh, thành Tây
Đô.
+ Nghệ thuật chạm khắc tinh tế.
- Văn hóa:
+ Tín ngưỡng : Các tín ngưỡng cổ truyền phổ biến trong nhân dân (thờ tổ
tiên, thờ các anh hùng dân tộc có công với nước,…)
+ Tôn giáo :
- Cả đạo Phật và đạo Nho đều rất phát triển.
- Nho giáo phát triển mạnh do nhu cầu xây dựng bộ máy nhà nước.
+ Sinh hoạt văn hóa : Những hình thức sinh hoạt văn hóa : ca hát, nhảy
múa rất phong phú, đa dạng, mang đậm tính dân tộc.
+ Văn học: Văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm làm rạng rỡ văn hóa
Đại Việt.
II. Phần tự luận
1. Trình bày những thành tựu tiêu biểu về văn hóa của Trung Quốc và Ấn
Độ trong thời phong kiến.
Những thành tựu tiêu biểu về văn hóa của :
- Trung Quốc :
+ Về tư tưởng, Nho giáo đã trở thành hệ tư tưởng và đạo đức của giai cấp
phong kiến.

+ Về văn học, Trung Quốc có nhiều nhà thơ, nhà văn nổi tiếng như Lý
Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị (thời Đường), Thị Nại Am với bộ tiểu thuyết Thủy
Hử, La Quán Trung với Tam quốc diễn nghĩa, Ngô Thừa Ân với Tây du kí, Tào
Tuyết Cần với Hồng lâu mộng v.v…
+ Về sử học, bộ Sử kí của Tư Mã Thiên là tác phẩm sử học nổi tiếng có từ
thời Hán. Sau bộ Sử kí, các quan chép sử của Trung Quốc đã ghi chép, biên soạn
được nhiều bộ sử đồ sộ khác như Hán thư, Đường Thư, Minh sử v.v… Những
bộ sách nói trên đều là những di sản văn hóa vô cùng quý giá của nhân dân
Trung Quốc.
+ Về nghệ thuật : Hội họa kiến trúc, điêu khắc,… đạt trình độ cao.
+ Về khoa học :
- Tứ đại phát minh : giấy, in, la bàn, thuốc súng.
- Kỹ thuật đóng tàu, luyện sắt.


- Ấn Độ :
+ Ấn Độ là nước có nền văn hóa lâu đời :
- Có chữ viết riêng : chữ Phạn.
- Có nhiều tác phẩm : thơ, ca, kịch.
- Bộ kinh Vê-đa bằng chữ Phạn nổi tiếng.
- Hai bộ sử thi nổi tiếng : Ma-ha-bha-ra-ta và Ra-ma-ya-na.
- Nghệ thuật kiến trúc chịu ảnh hưởng sâu sắc của tôn giáo : kiến trúc
Hindu và kiến trúc Phật giáo.
2. Hãy mô tả chính quyền trung ương và địa phương thời Tiền Lê.
- Chính quyền trung ương :
Vua
Quan – Thái sư – Đại sư
Quan văn
Quan võ
→ Người đứng đầu trong bộ máy nhà nước là vua, dưới vua có các quan, thái

sư, đại sư và dưới các quan, thái sư, đại sư có các quan văn, quan võ.
- Chính quyền địa phương :
Lộ
Lộ
Lộ
Phủ

Châu

Phủ

Châu

Phủ

Châu

→ Cả nước được chia thành 10 lộ, dưới mỗi lộ có phủ và châu.
3. Nguyên nhân làm cho nền kinh tế thời Đinh – Tiền Lê phát triển.
- Nguyên nhân làm cho kinh tế thời Đinh - Tiền Lê có bước phát triển :
+ Đất nước đã được độc lập, tự chủ.
+ Nhà nước có nhiều chính sách khuyến khích phát triển sản xuất.
+ Nhân dân ta lao động chăm chỉ, cần cù làm ăn.
+ Điều kiện tự nhiên thuận lợi.
4. Trình bày diễn biến cuộc kháng chiến chống Tống trên phòng tuyến Như
Nguyệt vào năm 1077.
Diễn biến :
- Chờ mãi không thấy thủy quân đến, quân Tống nhiều lần tìm cách tấn công
quân ta. Chúng bắc cầu phao, đóng bè lớn ào ạt tiến qua sông đánh vào phòng
tuyến của ta. Quân nhà Lý đã kịp thời phản công mãnh liệt, mưu trí, đẩy lùi

chúng về phía bờ Bắc.
- Thất vọng, Quách Quỳ ra lệnh : “Ai bàn đánh sẽ bị chém” và chuyển sang
củng cố, phòng ngự. Quân sĩ ngày một chán nản, mệt mỏi, chết dần chết mòn.
- Cuối mùa xuân 1077, Lý Thường Kiệt mở cuộc tấn công lớn vào trận tuyến
của địch. Đang đêm, quân ta lặng lẽ vượt qua sông Như Nguyệt, bất ngờ đánh
thẳng vào các doanh trại giặc. Quân Tống thua to, “mười phần chết đến năm,
sáu” và chúng đã lâm vào tình thế hết sức khó khăn, tuyệt vọng. Giữa lúc ấy, Lý
Thường Kiệt chủ động kết thúc chiến tranh bằng biện pháp mềm dẻo, thương
lượng, đề nghị giảng hòa. Quách Quỳ chấp nhận ngay, vội vã rút quân về nước.


5. Hãy nêu những sự kiện cụ thể biểu hiện tinh thần quyết tâm chống giặc
của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến lần thứ nhất chống quân xâm
lược Mông Cổ.
Những biểu hiện:
- Ba lần sứ giả Mông Cổ đến Thăng Long đều bị vua Trần ra lệnh bắt giam vào
ngục.
- Khi được tin quân Mông Cổ chuẩn bị xâm lược, nhà Trần đã ban lệnh cho cả
nước sắm sửa vũ khí, các đội dân binh được thành lập, ngày đêm luyện tập võ
nghệ, sẵn sàng đánh giặc.
- Nhân dân Thăng Long răm rắp theo lệnh triều đình, nhanh chóng thực hiện chủ
trương “vườn không nhà trống” để đánh giặc, tạm rút khỏi kinh thành.
- Thái sư Trần Thủ Độ khảng khái trả lời : “Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ
hạ đừng lo” khi vua lo lắng hỏi ý kiến của ông trước thế giặc mạnh.
6. Trình bày diễn biến trận Bạch Đằng tháng 4 năm 1288.
- Cuối tháng 1 – 1288, Thoát Hoan chia quân làm ba đạo tiến vào chiếm đóng
Thăng Long trống vắng vì nhân dân kinh thành đã thực hiện kế hoạch “vườn
không nhà trống” của triều đình.
- Chiếm được Thăng Long, Thoát Hoan cho quân tiến đánh các căn cứ của quân
Trần và sai Ô Mã Nhi đem quân đuổi bắt hai vua Trần, nhưng thất bại. Hắn điên

cuồng cho quân lính tàn sát dân chúng, đốt phá, cướp bóc và quật lăng mộ vua
Trần Thái Tông ở phủ Long Hưng (Thái Bình).
- Quân Nguyên không tiêu diệt được lực lượng kháng chiến của nhà Trần, trong
khi đó nhiều nơi xung yếu bị quân dân ta tấn công chiếm lại. Quân giặc ra sức
càn quét, cướp lương thực nhưng đều bị nhân dân ta đuổi đánh, đẩy chúng vào
thế bị động, cạn kiệt lương thực. Thoát Hoan đóng quân ở Thăng Long có nguy
cơ bị cô lập, tinh thần quân lính hoang mang, tuyệt vọng. Trước tình thế nguy
khốn, Thoát Hoan quyết định rút quân lên Vạn Kiếp và từ đây rút quân về nước.
- Nhận thấy thời cơ tiêu diệt quân Nguyên, giải phóng đất nước đã tới, vua Trần
và Trần Quốc Tuấn quyết định mở cuộc phản công và tiến hành việc bố trí trận
mai phục ở sông Bạch Đằng.
- Đầu tháng 4 – 1288, đoàn thuyền do Ô Mã Nhi chỉ huy có kị binh hộ tống rút
về theo đường thủy trên sông Bạch Đằng. Khi thuyền chiến của Ô Mã Nhi tiến
gần đến trận địa bãi cọc, một số thuyền nhẹ của quân Trần ra khiêu chiến rồi giả
vờ thua chạy, quân giặc ra sức đuổi theo, lọt vào trận địa mai phục, đúng lúc
nước triều xuống nhanh. Từ hai bờ, hàng nghìn chiến thuyền nhỏ của quân Trần
đổ ra đánh, phá vỡ đội hình quân giặc. Bị đánh bất ngờ và quyết liệt, quân giặc
hoảng hốt, tranh nhau tháo chạy ra biển, thuyền giặc xô vào bãi cọc đang nhô
lên, bị ùn tắc, vỡ, đắm. Giữa lúc đó, hàng loạt bè lửa xuôi nhanh theo nước triều
đang xuống, lao vào thuyền giặc. Nhưng tên sống sót nhảy lên bờ liền bị quân
bộ nhà Trần chờ sẵn tiêu diệt. Toàn bộ cánh thủy binh giặc bị tiêu diệt, Ô Mã
Nhi bị bắt sống.
- Cánh quân bộ, do Thoát Hoan chỉ huy, từ Vạn Kiếp theo hướng Lạng Sơn rút
chạy về Quảng Tây (Trung Quốc). Trên đường tháo lui, chúng bị quân dân ta tập
kích liên tiếp. Cuộc kháng chiến đã kết thúc thắng lợi vẻ vang.


7. Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống
quân xâm lược Mông – Nguyên.
- Nguyên nhân thắng lợi :

+ Tất cả các tầng lớp nhân dân dân, các thành phần dân tộc đều tham gia
đánh giặc, bảo vệ quê hương, đất nước.
+ Nhà Trần đã chuẩn bị rất chu đáo tiềm lực về mọi mặt cho mỗi cuộc
kháng chiến. Nhà Trần rất quan tâm chăm lo sức dân, nâng cao đời sống vật
chất, tinh thần của nhân dân bằng nhiều biện pháp để tạo nên sự gắn bó đoàn kết
giữa triều đình với nhân dân.
+ Thắng lợi gắn liền với tinh thần hi sinh, quyết chiến quyết thắng của
toàn dân ta, mà nòng cốt là quân đội nhà Trần.
+ Thắng lợi đó cũng không thể tách rời chiến lược, chiến thuật đúng đắn,
sáng tạo của vương triều Trần, đặc biệt là vua Trần Nhân Tông và các danh
tướng : Trần Quốc Tuấn, Trần Quang Khải, Trần Khánh Dư,…
- Ý nghĩa lịch sử :
+ Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược Đại Việt của đế chế Nguyên, bảo
vệ được độc lập toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền quốc gia của dân tộc, đánh bại
một kẻ thù hùng mạnh và tàn bạo nhất thế giới bất giờ.
+ Khẳng định sức mạnh của dân tộc Việt Nam, có ý nghĩa nâng cao lòng
tự hào, tự cường chính đáng cho dân tộc ta, củng cố niềm tin cho nhân dân.
+ Góp phần xây đắp nên truyền thống quân sự Việt Nam, truyền thống
chiến đấu của một nước nhỏ nhưng luôn phải chống lại những kẻ thù mạnh hơn
nhiều lần đến xâm lược.
+ Để lại bài học vô cùng quý giá, đó là củng cố khối đoàn kết toàn dân
trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là sự quan tâm của nhà nước đến toàn dân,
dựa vào dân để đánh giặc.
+ Góp phần ngăn chặn những cuộc xâm lược của quân Nguyên đối với
Nhật Bản và các nước phương Nam.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×