Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Những suy nghĩ cho chiến lược công nghiệp hóa hiện đại hóa việt nam hội nhập khu vực và thế giới dưới tác động của toàn cầu hóa qua kinh nghiệm của đất nước ấn độ (nhìn từ góc độ văn hóa)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (257.32 KB, 16 trang )

VNH3.TB4.330

NHỮNG SUY NGHĨ CHO CHIẾN LƯỢC CƠNG NGHIỆP HĨA HIỆN ĐẠI HÓA VIỆT NAM HỘI NHẬP KHU VỰC VÀ THẾ GIỚI
DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA TỒN CẦU HĨA QUA KINH NGHIỆM
CỦA ĐẤT NƯỚC ẤN ĐỘ (NHÌN TỪ GĨC ĐỘ VĂN HĨA)

TS. Phan Thị Hồng Xuân
Trường Đại học Mở TP.HCM

Nhiều năm qua, Ấn Độ đã ngấp nghé bước vào bảng siêu cường kinh tế quốc tế,
nhưng phải đến năm 2005, lần đầu tiên đất nước này tiến vào "Bảng 10" với GDP đạt 1 tỷ
USD1. Hiện tại Ấn Độ chỉ đứng sau Trung Quốc và Hoa Kỳ đang có rất nhiều cơ hội vươn
lên thứ bậc cao hơn nếu kinh tế tiếp tục tăng trưởng 9% mỗi năm .
Sự thay đổi trên được xem là những bước tiến khổng lồ của đất nước hơn 1 tỷ dân tại
vùng Nam Á này. Năm 1991, Ấn Độ cịn chưa thốt khỏi nền kinh tế tập trung, chao đảo vì
lạm phát, khủng hoảng vì dự trữ ngoại tệ chưa đủ để mua hàng trong 2 tuần, kiệt quệ vì
thâm hụt mậu dịch lên tới 8,5% GDP. Trước tình thế đó, chính phủ Ấn Độ đã có những sự
thay đổi tư duy kinh tế với chính sách mở cửa thu hút đầu tư, điểm son đánh dấu bước
chuyển cho sự chuyển mình này được ghi nhận kể từ khi nhà kinh tế Manmohan Singh giữ
chức Thủ tướng. Ơng đã thực hiện một loạt chính sách để khơi dậy tiềm năng của đất nước
đông dân nhất khu vực Nam Á bằng cách mở cửa, tiếp cận thị trường thế giới, thu hút đầu
tư, phá giá đồng rupi để kích thích đầu tư, hủy bỏ các luật lệ rắc rối cản trở phát triển kinh
tế, bài trừ nạn tham nhũng, cửa quyền, và cuối cùng thực hiện việc tự do hóa thị trường
chứng khốn. Kết quả của những chính sách mới này, Ấn Độ trở lại bản đồ kinh tế thế giới
sau cuộc "Cách mạng xanh": dự trữ ngoại tệ lên đến 118 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng kinh tế
đạt mức 6,5%, lạm phát giảm hơn 50%, thu hút được sự chú ý của giới đầu tư và tài chính
quốc tế,…
Đánh giá về mức tăng trưởng GDP của Ấn Độ, Ngân hàng thế giới (World Bank)
nhận định, thị trường chứng khốn đã có sức hút mạnh mẽ các nhà đầu tư nước ngoài nhờ
những cải cách nâng cao tính minh bạch và thơng tin doanh nghiệp. Hầu hết các khu vực
kinh tế của Ấn Độ đã mở cửa cho các nhà đầu tư nước ngoài, mặc dù vẫn còn hạn chế trong


những lĩnh vực nhạy cảm như nông nghiệp, đường sắt và bất động sản. Theo dự đốn, trong
vịng 5 năm tới, Ấn Độ có tiềm năng thu hút hơn 11 tỷ USD đầu tư trực tiếp nước ngoài.

1


Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Ấn Độ dựa vào hai trụ cột chính, đó là mức tăng trưởng cao
của ngành công nghiệp và dịch vụ. Sự phát triển của hai khu vực này đã bù cho mức tăng
trưởng của khu vực sản xuất nơng nghiệp.
Hiện tại, Chính phủ Ấn Độ vẫn tiếp tục thực hiện các cam kết mở rộng cánh cửa kinh
tế đón đầu tư nước ngồi. Động thái tích cực được dư luận quan tâm là thủ tướng
Manmohan Singh đã gạt bỏ mọi bất đồng kéo dài nhiều thập kỷ để tháng 7 năm 2005 lên
đường sang Mỹ với mục tiêu tìm kiếm động lực mới cho công cuộc cải cách kinh tế sâu
rộng. Với những nỗ lực khơng mệt mỏi vì một quốc gia Ấn Độ trong 25 năm tới có thể trở
thành nền kinh tế thứ ba sau Hoa Kỳ và Trung Quốc là một kinh nghiệm quý báu cho các
nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam trong giai đoạn hội nhập khu vực và thế giới
dưới tác động của toàn cầu hóa.
Việc Ấn Độ chuyển mình cho một vận hội mới dựa vào hai trụ cột chính liên quan
đến mức tăng trưởng cao của ngành công nghiệp và dịch vụ liệu có làm lu mờ hình ảnh một
nền văn minh Ấn Độ với các giá trị văn hóa đã trở thành một hằng số văn hóa phương Đơng
hay khơng sẽ là câu hỏi cũng là góc nhìn hẹp của tác giả về thách thức của tồn cầu hóa đối
với các nước đang phát triển và vai trị của văn hóa trong sự phát triển bền vững.
Nhìn trên tổng thể và tồn cục, thế giới loài người bước vào thế kỷ XXI với một
bước ngoặt vĩ đại của lịch sử nhân loại. Sự chuyển hướng đó diễn ra dưới tác động sâu sắc,
toàn diện của sự chuyển hướng chiến lược từ đối đầu sang đối thoại cùng tồn tại hịa bình;
sự chuyển hướng chiến lược từ Châu Âu - Đại Tây Dương sang Châu Á - Thái Bình Dương;
nền văn minh nhân loại chuyển đổi từ văn minh công nghiệp sang văn minh tin học hóa. Và
những sự chuyển biến này diễn ra trên phạm vi tồn thế giới hay nói cách khác đây là q
trình tồn cầu hóa.
Xu thế tồn cầu hóa là xu thế khách quan diễn ra trên tất cả các lĩnh vực, theo các

cung bậc khác nhau, trên những ngả đường khác nhau, vì vậy mỗi quốc gia muốn đi vào
trào lưu của thế giới, tức là hội nhập vào con đường hành lang phát triển Đông - Tây thì
phải nhận thức được mình để từ đó xác định "vị thế" của mình trong quan hệ quốc tế. Đổi
mới tư duy, đổi mới nhận thức, đổi mới phương pháp theo hướng hiện đại để thích nghi với
thời cuộc là điều bắt buộc với tất cả mọi người, nếu chúng ta không muốn bị "tụt hậu" và bị
đẩy ra ngoài lề của sự phát triển. Và càng quan trọng hơn là làm sao để phát triển song hành
với phát triển bền vững; ở đây đã xuất hiện yếu tố rất cũ (xưa như trái đất vì xuất hiện cùng
với sự xuất hiện của loài người) nhưng chưa bao giờ lạc hậu, đó là văn hóa.
Với Ấn Độ là một bề dài lịch sử của nền văn minh sông Ấn khơng những thâm nhập
vào đời sống văn hóa, tinh thần cư dân bản địa mà còn trải rộng vượt đại dương đến các
vùng văn hóa khác mà gần gũi và dễ đến nhất là Đông Nam Á. Với một bản lĩnh đã được
"kháng thể" của một nền văn hóa bản địa đã là máu và thịt của người dân Ấn Độ sẽ là lực
đẩy cho các chính sách kinh tế mới đâm chồi nay lộc ngay tại đây. Có thể minh chứng cho
nhận định này qua thực tế công nghệ giải trí và phim ảnh Ấn Độ (Bollywood - phát triển
mạnh và rực rở ngay chính q hương mình và so với thế giới chỉ sếp hạng 2 sau
2


Hollywood của Mỹ,…). Do vậy đối với Ấn Độ, công nghệ có thể được xem như một
phương tiện để vượt qua những rào cản xã hội của một xã hội còn bị ràng buộc nhiều bởi
các truyền thống xa xưa. Đó là một sự điều chỉnh, tương tác có lợi của q trình tồn cầu
hóa.
Cịn với trường hợp Việt Nam, so với khu vực chúng ta có một nền văn hóa rực rỡ
lâu đời được thế giới cơng nhận tuy nhiên đã phải trải qua biết bao thăng trầm có lúc tưởng
chừng là số phận, nhưng bản lĩnh của cha ông đã giữ cho ta một nền văn hóa phong phú đa
dạng và rất riêng của người Việt Nam nhưng cũng thật gần gũi với các quốc gia khác trong
khu vực do q trình giao lưu tiếp biến văn hóa. Tuy nhiên số phận lịch sử Việt Nam đã
không cho phép chúng ta có thời gian dài củng cố và phát huy những tinh hoa trong truyền
thống văn hóa. Khi hịa bình được lập lại hồn tồn từ năm 1975 cũng là lúc phải đối diện
với khó khăn của một quốc gia mới giành được độc lập toàn vẹn lãnh thổ. Chính sách nhất

quán xuyên suốt của Đảng và Nhà nước Việt Nam trên mặt trận văn hóa - tư tưởng là coi
trọng việc giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, tuy nhiên ở mỗi thời điểm
nhất định, các chính sách ấy sẽ được thể chế bằng những văn bản hướng dẫn nhất định.
Trong giai đoạn hiện nay, bên cạnh các Nghị quyết về kinh tế, Hội nghị Trung ương 5 (khóa
VIII) có nghị quyết chun đề văn hóa, đảm bảo tính cân bằng giữa hai lĩnh vực mang tính
bao trùm đời sống xã hội. Nghị quyết Trung ương 5 trước hết là đáp ứng u cầu của giai
đoạn cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đồng thời rất phù hợp với yêu cầu nóng bỏng
trên thế giới sau khi UNESCO phát động Thập kỷ văn hóa vì sự phát triển (1988 - 1997).
Thế kỷ 21 đã ghi dấu nhiều sự kiện quan trọng của Việt Nam trên đường hội nhập
khu vực và thế giới, trong đó có sự kiện nhìn lại chặng đường 10 năm Việt Nam trong
ASEAN (2005), Việt Nam được kết nạp vào Tổ chức Thương mại thế giới 2007, được bầu
vào chiếc ghế không thường trực của Hội đồng bảo an Liên hiệp quốc (2008), các hiệp ước
song phương, đa phương tích cực qua các chuyến ngoại giao của nguyên thủ quốc gia Việt
Nam đến các nước và các nước đến Việt Nam,… Trong khuôn khổ của chủ đề bài viết liên
quan đến khía cạnh văn hóa, một sự kiện cũng khơng kém phần thời sự và quan trọng, đó là
Việt Nam đã ký kết hợp tác với UNESCO về văn hóa, giáo dục và khoa học nhân chuyến
thăm chính thức của Tổng Giám đốc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp
quốc - ngài Koichiro Matsuura (từ ngày 26 đến 28/7/2005) là một minh chứng cho tầm quan
trọng của các giá trị văn hóa trong phát triển bền vững. Theo thỏa thuận hợp tác này, hai bên
nhất trí tiếp tục tăng cường hợp tác trên tất cả các lĩnh vực văn hóa - thơng tin, giáo dục,
khoa học. Cụ thể: UNESCO hỗ trợ Việt Nam bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa,
cả vật thể và phi vật thể, cả di sản thế giới và di sản đặc biệt quan trọng của Việt Nam, trong
đó có quần thể di tích Hồng Thành; hỗ trợ Việt Nam phát triển du lịch bền vững kết hợp
với bảo tồn di sản văn hóa; hỗ trợ các hoạt động tiến tới kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long Hà Nội. Mặc khác, triển khai kế hoạch hành động quốc gia giáo dục cho mọi người tới cấp
tỉnh, thành; các hoạt động hưởng ứng thập kỷ quốc tế về giáo dục vì sự phát triển bền vững
(2005 - 2014); nâng cao chất lượng giáo dục và công bằng trong giáo dục, xây dựng một "xã
hội học tập" ở Việt Nam. Hai bên cũng sẽ triển khai chương trình hành động quốc gia về
khoa học kỹ thuật trong những năm đầu của thế kỷ 21 và chính sách khoa học và công nghệ
3



vì sự phát triển bền vững, phục vụ cơng cuộc hội nhập kinh tế và xóa đói giảm nghèo; ứng
dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong các lĩnh vực của UNESCO, xây dựng các
trung tâm thông tin đa chức năng tại các vùng khó khăn.
Qua nội dung của Bản ghi nhớ về hợp tác Việt Nam - UNESCO giai đoạn 2005 2010, rõ ràng rằng các giá trị văn hóa, giáo dục có mối quan hệ hữu cơ gắn kết chặt chẽ với
khoa học công nghệ trong hội nhập kinh tế khu vực và thế giới của mục tiêu xây dựng một
nền kinh tế tri thức theo xu hướng quốc tế, chú trọng đến văn hóa, giáo dục, con người, môi
trường sống,….
Chấp nhận việc hội nhập và cạnh tranh với thế giới như một con đường phát triển,
Việt Nam đã phải bắt đầu từ một xuất phát điểm bất lợi về nhiều mặt trong đó có sự lạc hậu
về trình độ và sự bất cập trong tổ chức của các hệ thống khoa học, giáo dục và thông tin,
điều này khiến việc tiếp nhận kỹ thuật, công nghệ và phương pháp quản lý tiến tiến còn
nhiều trở ngại, và kết quả là chúng ta phải tiếp nhận luôn cả nhiều giá trị văn hóa tinh thần,
nhiều yếu tố lối sống hiện đại để thích ứng với hiện trạng và theo kịp với xu thế của nền sản
xuất mới. Cơ cấu sản xuất xã hội với hệ thống giá trị mới này giúp Việt Nam hội nhập mau
hơn, mạnh hơn vào thế giới hiện đại, đồng thời tạo ra những nét mới trong bản sắc văn hóa
dân tộc nhưng mặt khác có sự hình thành một cách đột biến với nhiều yếu tố ngoại sinh của
nó có thể cũng tạo ra những nét đứt gẫy trong tiến trình văn hóa, đưa tới nguy cơ xa lìa
truyền thống và qn lãng cội nguồn.
Khẳng định hệ giá trị văn hóa dân tộc đang là vấn đề vừa lâu dài vừa mang tính thời
sự khi ta đặt nó trong bối cảnh thời đại và đất nước hiện nay. Đó cũng là những mặt cần
quan tâm trước tiên trong việc bảo tồn văn hóa dân tộc trước xu thế tồn cầu hóa.
Bảo vệ văn hóa dân tộc từ những giá trị phổ biến của nó trong giai đoạn tồn cầu hóa,
cũng có nghĩa là bảo vệ độc lập, tự chủ của dân tộc và nâng cao chất lượng sống cho con
người. Việt Nam đã tận dụng các yếu tố tích cực của tồn cầu hóa để tạo thêm thuận lợi cho
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, như mở rộng quan hệ đa phương và song phương
với các nước về thương mại, du lịch, vốn đầu tư, tiếp thu công nghệ, mở rộng các diện xuất
khẩu hàng hóa, lao động và du học,… Tồn cầu hóa với xa lộ thơng tin đang thay đổi nhiều
mặt trong đời sống nhân dân. Báo chí điện tử đã giới thiệu đất nước và con người Việt Nam
ra thế giới. Truy cập mạng internet đã trở thành một nhu cầu thiết yếu của các cơ quan, các

tổ chức xã hội và nghề nghiệp, của trí thức và sinh viên các trường đại học… Công nghệ
thông tin đang trên đà phát triển mạnh ở nước ta. Độc lập, tự chủ về kinh tế cũng đồng thời
là độc lập tự chủ về văn hóa trong q trình chủ động hội nhập và giao lưu trên nhiều lĩnh
vực với thế giới. Kinh nghiệm lịch sử cho thấy rằng, dù kinh tế hay văn hóa, trong khi hội
nhập, nếu chỉ bình đẳng một cách hình thức thì sớm muộn gì cũng bị phá vỡ, do sự chênh
lệch về thực chất. Do đó kinh tế khơng ngừng tăng trưởng đi đơi với văn hóa phát triển
phong phú, lành mạnh và đúng hướng, là một nguyên lý trong bản chất văn hóa xã hội mà
Việt Nam đang theo đuổi và quyết tâm thực hiện.

4


Song mặt khác chúng ta đều thấy rằng, kinh tế và văn hóa ln tác động lẫn nhau,
trong xu thế tồn cầu hóa hiện nay các hoạt động văn hóa không thể không chịu sự tác động
bởi những yếu tố khác. Vấn đề cần quan tâm là phát triển con người trong chiến lược kinh
tế quốc gia vì nguồn vốn quan trọng và cốt lõi của kinh tế quốc gia bao giờ vẫn là con
người.
Về mặt tích cực, một trong những khả năng phổ quát của người Việt là hiếu học và
lanh lẹ. Trong lĩnh vực kinh tế, khả năng này giúp họ linh động và thích ứng nhanh với hoàn
cảnh. Đây là một khả năng ưu điểm trong một thời đại mà bản chất kinh tế thay đổi với một
tốc độ nhanh và đòi hỏi một mức độ đáp ứng và linh động cao. Nếu phải di cư đến một hồn
cảnh kinh tế hồn tồn mới lạ thì người Việt là một điển hình cho một cộng đồng di dân có
khả năng hội nhập đáng kể. Điều này đã được xác nhận trên thế giới trong vòng mấy thập
niên qua. Tính bảo thủ và định kiến chỉ phát sinh khi họ cảm thấy quyền lợi hay quyền hạn
của mình bị đe dọa hay xâm phạm. Nói chung, con người kinh tế Việt Nam khơng sợ đổi
thay về hồn cảnh và quy luật kinh tế. Trong khả năng đáp ứng này, họ học hỏi kỹ năng
kinh doanh mới nhanh chóng, không những về lĩnh vực thuần chuyên môn, hay quy chế,
chiến thuật mà cịn có khả năng sáng tạo những ngõ ngách tiếp thị, khai phá những tiềm
năng thị trường mới, … Tuy nhiên khả năng linh động và thông minh này mặc dù quan
trọng nhưng chúng cần phải đặt trên nền tảng của đức tính tích cực cần thiết, đó là đạo đức

kinh tế. Lực lượng tiên phong trong tiền đồ xây dựng đất nước cho thế kỷ mới là tầng lớp
nhân sự kinh tế trong một nền kinh tế thị trường pháp trị. Một nền tảng mới phải được trang
bị cho một thế hệ doanh nghiệp mới nhằm kiến tạo một văn hóa kinh tế cần thiết cho Việt
Nam trước nhu cầu thời đại. Văn hóa này là của một nền kinh tế mà giá trị chữ tín được tôn
trọng, mà pháp luật được đặt ưu tiên, mà nhân phẩm con người được thể hiện qua cơ chế
kinh tế, xã hội cũng như những sinh hoạt doanh nghiệp hàng ngày.
Bên cạnh đó, cũng cần đối diện với thực tế, sự phát triển kinh tế Việt Nam hiện nay
còn dẫn tới việc thay đổi mức sống và lối sống ở các thành phần xã hội và khu vực khác
nhau. Việc điều hịa mâu thuẫn giữa những khác biệt nói trên dĩ nhiên cần tới hệ thống
chính sách xã hội, nhưng trong phạm vi việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền
thống thì cần phải nhấn mạnh vai trò của hoạt động nghiên cứu giáo dục.
Qua những vấn đề đã phân tích, rõ ràng rằng, vai trị của văn hóa trong bối cảnh đất
nước hơm nay là một nhiệm vụ đầy khó khăn, phức tạp với hàng loạt những thử thách lớn
lao:
-Tiến trình cơng nghiệp hóa và hiện đại hóa với tốc độ cao là một thách thức lớn cho
việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
-Nền kinh tế thị trường chưa hồn chỉnh dẫn đến các giá trị, các chuẩn mực xã hội
nằm trong bảng hệ thống giá trị tồn tại từ ngàn xưa của dân tộc bị lối sống thực dụng lấn
lướt dần để rồi tiêm nhiễm vào đời sống xã hội làm tha hóa con người.
-Mặc cảm tự ti dân tộc.
5


- Mặt bằng dân trí thấp
- Sự đề cao quá mức về mục tiêu kinh tế, coi nhẹ hoặc thiếu quan tâm đến phát triển
văn hóa.
-Sự kết hợp chưa đồng bộ, chặt chẽ và hiệu quả giữa gia đình - nhà trường và xã hội
trong việc giáo dục rèn luyện tài lực, trí lực cho thế hệ trẻ.
- Một số cơ quan văn hóa đã vơ tình hoặc vì mục đích nào đó cổ vũ cho lối sống chạy
theo những lợi ích vị kỷ, những ham muốn quá mức của xã hội tiêu thụ vốn rất xa lạ với nếp

nghĩ truyền thống, lối sống cần kiệm, tương trợ lẫn nhau,… của dân tộc ta,…
Với những đặc điểm và quy luật của nó, kinh tế hàng hóa với cơ chế thị trường đang
không ngừng tác động phức tạp đến sự phát triển văn hóa nói chung và việc bảo tồn các giá
trị truyền thống trong văn hóa dân tộc ở Việt Nam hiện nay nói riêng. Đây là một hiện thực
khơng thể tránh né nên văn hóa Việt Nam cũng khơng cịn cách lựa chọn khác ngồi việc
tập cách sống chung với nền kinh tế thị trường.
Những gì đất nước Ấn Độ đã trải nghiệm và đang thực nghiệm sẽ là kinh nghiệm quý
báu cho Việt Nam trong giai đoạn hiện tại. Ấn Độ thuận lợi hơn khi đã khẳng định được các
giá trị văn hóa của mình như một thành tố quan trọng của một nền văn minh trên thế giới.
Điều đó khơng có nghĩa là đất nước này tự xem nền văn hóa của mình là tiến bộ hơn các giá
trị văn hóa của nhân loại, do vậy ở một chừng mực nào đó Ấn Độ đã xem phát triển công
nghệ là một phương tiện để nhận chân và điều chỉnh những truyền thống văn hóa xa xưa
khơng cịn phù hợp với thực tế xã hội.
Hay nói cách khác, văn hóa tự nó đã là sự lựa chọn, một thái độ của con người đối
với thế giới, do vậy nếu tiến hành việc bảo vệ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống
theo định chế của cơ chế xã hội hóa, quy chế hóa,… một cách chủ động và tích cực, đồng
bộ và nhất quán chắc chắn con người Việt Nam sẽ có thêm những điều kiện mới để vừa có
thể xây dựng một nền kinh tế thị trường phát triển vừa có thể tiếp tục ngẩng cao đầu nhìn ra
thế giới với một nền văn hóa truyền thống 4000 năm mà chỉ riêng với hoàng thành Thăng
Long - Hà Nội, Tổng Giám đốc UNESCO cũng phải thốt lên rằng "đây là giá trị văn hóa nổi
bậc của nhân loại".
Tóm lại, văn hóa và phát triển hay văn hóa vì phát triển là một vấn đề rất rộng lớn.
Nó nằm bên trong, vừa là nhân tố nội sinh, vừa là mục tiêu, vừa là động lực và hệ điều tiết
của phát triển. Với kinh nghiệm của đất nước Ấn Độ qua việc bảo tồn và phát triển các giá
trị văn hóa trong tiến trình phát triển kinh tế đất nước trong hơn gần 2 thập kỷ qua giúp
chúng ta thắp thêm một niềm tin rằng văn hóa khơng đứng ngồi phát triển. Trong bài tham
luận ngắn này khó có thể nêu ra được một cách đầy đủ và chi tiết mọi vấn đề liên quan đến
văn hóa dân tộc trong thế phát triển hiện đại. Thiết nghĩ tất cả mọi vấn đề chúng ta đang
nghiên cứu, tìm hiểu cũng khơng nằm ngồi mục tiêu mà Đảng đã đề ra, đó là dân giàu,
nước mạnh, xã hội cơng bằng, dân chủ, văn minh từng bước tiếp cận với cái đẹp Chân Thiện - Mỹ trong cuộc sống.

6


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đặng Mộng Lân, Nguyễn Như Thịnh, Thế kỷ XXI Thách thức và triển vọng, Nxb Khoa
học và Kỹ thuật, H.2000
2. Lê Anh Tuấn (Biên soạn), Thế kỷ 21 một số vấn đề đáng quan tâm, Nxb Khoa học và Kỹ
thuật, H.2000
3. TS. Nguyễn Văn Vĩnh (Chủ biên), Góp phần đẩy lùi nguy cơ, bảo đảm ổn định và phát
triển đất nước, Nxb Lý luận Chính trị, H.2005
4. GS. TS Phạm Đức Dương, Từ văn hóa đến văn hóa học, Viện Văn hóa và Nxb Văn hóa Thơng tin, H.2002
5. Hồng Đình Phu, Khoa học và cơng nghệ với các giá trị văn hóa, Nxb Khoa học và Kỹ
thuật, H.1998
6. Phạm Đỗ Chí (Chủ biên), Kinh tế Việt Nam trên đường hóa rồng, Nxb Trẻ, TP.HCM,
2003
7. Mahathir Mohamad, Tồn cầu hóa và những hiện thực mới, Nxb Trẻ TP.HCM, Thời báo
Kinh tế Sài Gòn, Trung tâm Kinh tế Châu Á - TBD, TPHCM, 2004
8. TS. Đỗ Thị Minh Thúy, Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà
bản sắc dân tộc - Thành tựu và kinh nghiệm (Quán triệt tinh thần Nghị quyết TW 5 khóa
VIII), Viện Văn hóa và Nxb Văn hóa Thơng tin, H.2004
9. Khoa Đơng Nam Á học, Trường ĐH Mở BC TPHCM, Kỷ yếu Hoi thảo Quốc tế: Cộng
đồng ASEAN - Từ ý tưởng đến hiện thực, Nxb Thống kê , TPHCM, 2005
10. Viện Nghiên cứu phát triển phương Đông và Hanns Seidel Foundation, Kỷ yếu Hội thảo
Quốc tế: Kinh tế tri thức và phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam, Nxb Giáo dục, TPHCM,
2002
11. Phan Thị Hồng Xuân, Một vài cảm nhận về văn hóa dân tộc trong thế phát triển hiện
đại dưới ảnh hưởng của tồn cầu hóa, Kỷ yếu Hội thảo Việt Nam học lần 2, tháng 7/ 2004.
Phiên 7: Các khía cạnh văn hóa: nhận dạng, hội nhập và phát triển.
12. Phan Thị Hồng Xuân, Suy nghĩ về giá trị của các yếu tố văn hóa Việt Nam trong giai

đoạn hội nhập khu vực và thế giới nhìn từ đất nước Ấn Độ, Kỷ yếu Hội thảo khoa học
Khám phá Ấn Độ, Trường ĐH KHXH và NV TP.HCM, 17/5/2007.
13. Phan Thị Hồng Xuân, Một vài suy nghĩ về văn hóa truyền thống Nhật Bản trong xu thế
phát triển hiện đại, Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế Việt Nam - Nhật Bản: mối quan hệ
trong xu thế hội nhập mới, Trường Đại học KHXH và NV TP.HCM, ngày 26 - 27 tháng 10
năm 2007
7


14. Báo Sài Gịn Giải phóng, thứ Năm ngày 28/07/2005
Websites: www.hoidantochoc.org.vn;
/> />
8


SOME THOUGHTS FOR STRATERGY OF MORDERNIZATION –
INDUSTRIALIZATION, REGION AND WORLD INTEGRATION
OF VIETNAM INFLUENCED BY GLOBALIZATION FROM
EXPERIENCES OF INDIA
(FROM CULTURE’S ASPECT)
Ph.D Phan Thi Hong Xuan
Faculty of Southeast Asian studies
Hochiminh City Open University

During many years, India has aimed to become super power in terms of economy.
However, till 2005, the first time, the country had entered to “Top 10” with GDP of 1 billion
USD. At the moment, India was just behind America and China and the position must be
higher with the 9% growth per year as usual.

The change is considered as a huge forward step of the over billion population

country in South Asia. In 1991, India had not escaped yet to a centralized economy,
inflation, crisis of foreign currency reserves which had not purchased good enough for 2
weeks and deficit up to 8,5% GDP. In the condition, Indian government had changed in
economic thinking by open-door policy in order to appeal investment. Also, the change was
recognized when the economist Manmohan Singh took power as a Prime Minister. In fact,
he has introduced numerous polices woke up the potentiality of the most populous country
in South Asia. These policies are entering the world market, attracting investment and
stimulating investment by breaking the fixed price of Rupees, deleting all complicated
regulations which obstacled the economical development, abolishing corruption,
authoritarian and finally liberalizing share market. After applying the policies, India came
back with the world economy map after Green Revolution: foreign currency reserves was up
to 118 billions USD, economic growth speed got 6,5%, inflation was down over 50% which
were paid attention by investors and international finance.

To evaluate the GDP growth of India, the World Bank has considered that stock
market has appealed strongly to foreign investors by enhancing manifest feature and
business information. Mostly, economic areas in India have opened for foreign investors,
though still it has limited in some sensitive fields such as agriculture, railway and real
estate. As the prediction, in next 5 years, India would have potential to appeal over 11
billions USD FDI. The economic growth speed of India has depended in 2 main pillars
9


including high growth of industry and service. The growth of 2 fields compensated for the
growth of agricultural manufacture.

At present, Indian government has continued to pledge widening economic door for
foreign investment. One of remarkable and positive dynamics of Prime Minister Man
Mohan Singh was ignoring all differences lasting for many centuries and taking the decision
to go to America on 7 May 2005 for the purpose of seeking new motivation for an economic

reform deeply and widen. With efforts without tiring, in next 25 years, India might become
the third powerful economy just after America and China which would be a valuable
experience for developing countries, including Vietnam as well in the process of region and
world integration influenced by globalization.

With a vigorous change for a new opportunity depending on two main pillars relating
to high growth rate of industry and service, there is a question whether the image of an
Indian civilization with cultural values considering as an constant of Eastern culture might
be overshadowed and also from a narrow view of the author how globalization challenge
developing countries and the role of culture in a strong economic development.

Generally, human being entering to 21st century is a historical turning point. The
changing direction was happening under profound and comprehensive influence from
confrontation to negotiation, from Atlantic Europe to Pacific Asia and from industry
civilization to information technology civilization of civilization’s human being. Also, these
changing have been happening around the world and in the other hand, this is the process of
globalization.

The tendency of globalization is an objective one which has happening in all of
fields, levels and ways. Hence, to join in the stream of the world integration, each country
has to integrate in the East- West corridor so it has to consider and specify its position in
international relations. Changing thinking, considering and methods in the modern tendency
are inevitable to adjust with the era if we don’t want to be backward and get out of the orbit
of the development. More importantly, how to parallel the development with strong
development is a hard question. Here, it appears an old factor (because it was appeared at
the same time with the appearance of human being) and that is culture!
.
India, a country with a long history of Indus river civilization, has not only
penetrated cultural, spiritual life of native people but also spread oversea to other cultural
10



areas, especially to Southeast Asia which has been close by and easy to come. With a skill
and spirit of a native culture has been Indian flesh and blood, this will be a motivation for
appearing and developing of new economic policies. A prove for the consideration is the
Indian entertainment and movie technology (Bollywood has developed strongly and
brilliantly in its own land and ranked 2nd position after Hollywood of America only).
Therefore, in case of India, technology is considered as a facility to pass all the traditionally
social obstacles. That is a useful adjustment and interaction of the process of globalization.
In case of Vietnam, it has recognized as a long and brilliant culture comparing with
other ones in the area. However, it has to spend so much time in the ups and downs of
history which has thought as a destiny sometimes. By talent of forefathers, it has maintained
a diverse and abundant culture and closed by with other countries in the region but still has
its own characteristic by the process of cultural interaction. However, the historical fate of
Vietnam did not permit to have more time for reinforce and enhance quintessence of
traditional culture. Since the total reunion of the country just obtained sovereignty and
territory in 1975, it has had to face with difficulties. The homogenous policies of the Party
and Vietnamese government in terms of culture–thought front are respected to maintain and
enhance traditionally cultural values. Nevertheless, at the particular time, these policies are
regulated by particularly introduced documents. In this period, beside resolutions
specialized in economy, the 5th Central Conference (VIII term) delivered cultural resolutions
which would ensure the equilibrium between the two fields covering the whole social life.
The 5th Central Resolution firstly met the emergent demand of the process of
industrialization, national modernization and at the same time it was suitable with the urgent
demand after the mobilizing for Cultural Century for Development (1988-1997).

The 21st century has marked many important events in Vietnam in the way to
integrate of the region and the world. In the event of “Looking back the 10 year way of
Vietnam in ASEAN (2005)”, Vietnam has been got the non-permanent vote in United
Nation Security Council (2008), bilateral and multilateral treaties through diplomat trips of

heads of state to other countries and other counties coming to Vietnam. In the limited article
in cultural aspect, one of the most vital events is signing the agreement between Vietnam
and UNESCO in culture, education and science through the official visit of General Director
of United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization – Mr. Koichiro
Matsuura (from 26 to 28 July 2005). According to the agreement, two parties have agreed to
continue cooperation in cultural, educational and scientifical field. Specifically, UNESCO
will support Vietnam to preserve and enhance heritage- cultural value, both objectives and
non-objectives, both world heritage and specific heritage in Vietnam, for instance Hoang
Thanh Complex Heritage; support Vietnam to develop strong tourism combining with
preservation cultural heritages; help activities toward an anniversary of 1000 years of Thang
Long – Hanoi. In the other hand, it is launching a national plan of education for everybody
to all provinces, cities; responding activities of a decade of education for a strong
11


development (2005-2014); enhancing quality and justice of education, building a “studied
society” in Vietnam. Both parties will also deploy national action plan of technological
sciences in the beginning of 21st century for a strong development, service in an economic
integration and eliminate hunger and reduce poverty; stimulation information technology
and media in fields of UNESCO, building multi functional information center at difficult
areas.
Through the content of the Memorandum of Vietnam –UNESCO cooperation in
period of 2005-2010, cultural and educational values have the organic relations in
technological science and in economic integration of the region and the world. The purpose
is to build an knowledge economy in according to international tendency, especially focus
on culture, education, people and environment,…

Accepting integration and competition with the world is as a way for development. In
fact, Vietnam began from a disadvantage start point including the backwardness of
knowledge and inadequacy in organization of science, education and information system.

These things made accepting technology and management methods become difficult and the
results are receiving many spiritual and cultural values, a lot of modern lifestyle factors in
order to adjust with quo status and catch up with the tendency of new manufacturing. The
social manufacture mechanism with the new value system helps Vietnam integrate faster,
stronger into modern world and at the same time create new cultural and national character.
In the other hand, because of appearing of suddenly changes with many outside factors, it
lead to establishment of broken features in cultural process and tending to a possibility of
ignoring origin and avoiding tradition.

Asserting nationally cultural value system is either a permanent or current affair
when it is putting in condition of the country and era nowadays. That needs to be considered
firstly in preservation of national culture before tendency of globalization.

Protecting national culture from its popular values in globalization period has the
same meaning of protecting independence, self-reliance and enhancing life quality of
people. Vietnam has used completely positive factors of globalization in order to create
more advantages for industrialization and modernization like opening multilateral and
bilateral relations with countries in terms of commerce, tourism, labour and study abroad.
Globalization with information highway is changing many aspects in people’s life. Online
press has introduced the country and people of Vietnam to the world. Information
technology is strong developing in the country. Moreover, independence and self-reliance in
economy has the same meaning in culture as well in the process of active integration and
exchange in many fields with the world. From the historical experiences, either economy or
12


culture, in the process of integration, if justice is just from outside, it will be broken because
of the imbalance from inside. Therefore, economic growth continuously parallel with
cultural growth healthy is a right way and a principle in the nature of social culture which
Vietnam is pursuing and determining to achieve.


In the other hand, economy and culture always influence each other. In the tendency
of globalization at the time being, cultural activities are impossible not to impact by other
factors. The considered matter is developing people in strategy of national economy because
the important and main core of capital source is people.

Positively, one of the popular abilities of Vietnamese is active and study hard. In
terms of economy, this ability helps them dynamic and adapt with any conditions. This is an
advantage in the era which economical nature is changing with a high speed and demand of
lively adjustment. In fact, Vietnamese is the typical immigrant community which
integration ability has to take into account. This fact has recognized in the world in some
past decades. The features of conservation and preconception are just occurred in case they
feel their rights and benefits insecure and violated. Generally, economic people of Vietnam
are not afraid of changing conditions and economical regulations. In the ability, they learn
business skill very fast, not only in their field, or rules or strategies, but also in creative
ability of marketing, exploring new potential market. However, the active and smart abilities
are not important than putting them on the necessary and positive virtue. That is economic
virtue. A pioneering force in building the country in a new century is economic human
resource in an economic market ruling by law. A new base has to provide for a new
business generation in order to create a cultural economy for Vietnam’s demand in the era.
The culture is of an economy which prestige is respected and law is put on the priority and
value of people is showed through economic, social structure and business activities daily.

Besides, it needs to face with the reality that the development of economy in Vietnam
now leads to the changing of lifestyle and standard living in different classes and area. It is
necessary to reconcile contradictions and differences by social policy system. Nevertheless,
in the limit of preservation and enhancing traditionally cultural values, the role of activities
in educational study must be underlined.

Through analyzing these issues, clearly, the role of culture in the context of the

country today is a difficult and complicated duty with a series of huge challenges.

13


The process of industrialization and modernization with a high speed is a
difficult challenge for protecting and enhancing characters of national culture.

Market economy has not completed and at the same time values, social
standards existing from thousand years of country are overshadowed gradually then injected
into social life and corrupted people’s morals.

-

The feeling of national inferiority complex.

-

Intellectual standards of the people is low.

Emphasizing too much in economy target and neglecting or less interesting in
cultural developing.

The relationship among family –school and society in educating and training
for youth generation is not homogenous and effective.

Some culture offices have encouraged for a lifestyle of selfish, over demand
of consume society which are very different with traditional thinking of saving lifestyle and
helping each other.


. With its regulations and characteristics, commodity economy and market
mechanism have been influencing complicatedly in cultural development generally and
preservation of Vietnamese traditional values particularly. This is the fact so Vietnamese
culture has no option except learn how to live with market mechanism.

What India spent and spending will be valuable experiences for Vietnam in the
period of this time. Also India has more advantages because its cultural values have
recognized as an important factor of world civilization. However, this does not mean that
the country considers its culture more advanced than other ones. Therefore, in some limits,
India uses technology development as a tool to adjust old traditional values which are not
suitable with the reality.

14


In the other hand, culture was an option, a behavior of people to the world.
Therefore, if protection and enhancement of traditionally cultural values are carried out by
social regulations actively and positively, consistently and homogenously, for sure
Vietnamese will have more conditions either to establish a developed commodity market or
to continue to look at the world by a 4000 year culture which is just with Hoang Thanh,
UNESCO General Director had said “this is a brilliant cultural value of human being”.

.In short, culture and development or culture for development is a huge topic. It is
inside and either an endogenous factor, or a purpose, or a motivation, or a regulator system.
From the Indian experiences, through preservation and development of cultural values in the
process of its economical development during 2 more centuries, they help to believe that the
development of culture is non-stop. In this short article, it is difficult to make clear and
detailed everything relating to national culture in the modern world. Just thought that every
matters studying were not outside the Party’s purposes, they are for a prosperous, strong
country and a fair, democratic and civilized society and for approaching to the true, the good

and the beauty.

REFERENCES

1.
Dang Mong Lan- Nguyen Nhu Thinh, 21st Century – Challenges and
Prosperities, Technology and Science Publisher, 2000
2.
Le Anh Tuan (edited), 21st century and some considered matters, Technology
and Science Publisher, 2000
3.
Nguyen Van Vinh (chief editor), Contributing for rebelling risks, ensuring and
developing country, Political Argument Publisher, Hanoi, 2005
4.
Pham Duc Duong, From culture to cultural studies, Institute of Culture and
Information- Culture Publisher, Hanoi, 2002
5.
Hoang Dinh Phu, Technology and Science along with cultural values,
Information- Culture Publisher, Hanoi, 1998
6.
Pham Do Chi (chief editor), Vietnamese Economy on the way to become
dragon, Youth Publisher, Ho Chi Minh city, 2003

15


7.
Mahathir Mohammad, Globalization and its new reality, Ho Chi Minh City
Youth Publisher, Saigon Economic Newspaper, Asian – Pacific Economy Center, Ho Chi
Minh city, 2004

8.
Do Minh Thuy, Building and developing Vietnamese culture – Experiences
and Achievements (5th Central Resolution, VIII term), Institute of Culture and InformationCulture Publisher, Hanoi, 2004
9.
Faculty of Southeast Asia, HCMC Open University, Summary Record of
International Conference: “ASEAN Community-From idea to reality”, Statistic Publisher,
HCMC, 2005
10.
Hanns Seidel Foundation and Research Institute of Eastern Development,
Summary Record of International Conference: Knowledge Economy and the development
of Knowledge economy, Education Publisher, HCMC, 2002
11.
Phan Thi Hong Xuan, “Some experiences in national culture in modern
development influenced by globalization”, Summary Record of 2nd Vietnam Studies
Conference, July 2004. Session 7: Some aspects of culture: identification, integration and
development
12.
Phan Thi Hong Xuan, Some thoughts of values of Vietnamese cultural factors
in the process of region and world integration from India’s view, Summary Record of
Science Conference “Discovery of India”, University of Social Sciences and Humanities,
Ho Chi Minh City, 17 May 2007
13.
Phan Thi Hong Xuan, Some thoughts of Japanese traditional culture in the
tendency of modern development, Summary Record of Vietnam – Japan International
Conference, University of Social Sciences and Humanities, Ho Chi Minh City, 26-27
October 2007
14.
Saigon Liberation Newspaper,
www.hoidantochoc.org.vn
;

/>
Thursday, 28 July 2005 Websites:
/>
16



×