LỜI NÓI ĐẦU
Như chúng ta đã biết, thâm hụt ngân sách là một vấn đề
mà mọi quốc gia trên thế giới đều gặp phải. Ngay cả một cường
quốc kinh tế như Mỹ cũng phải đau đầu và vật lộn với vấn đề
này, và tất nhiên Việt Nam cũng không ngoại lệ. Việc xử lí thâm
hụt ngân sách nhà nước là một vấn đề nhạy cảm, bởi nó không
chỉ tác động trước mắt đối với nền kinh tế mà còn tác động đến
sự bền vững của mỗi quốc gia. Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu
có những biến động lớn như: giá xăng dầu tăng cao, khủng
hoảng tài chính tại Mỹ, tình trạng lạm phát diễn ra nhiều nước
trên thế giới…thì việc tìm ra giải pháp để điều chỉnh thâm hụt
ngân sách ở các quốc gia trên thế giới nói chung và ở tại Việt
Nam nói riêng là hết sức cấp bách và cần thiết. Ở nước ta, mức
độ thâm hụt ngân sách đang ngày càng gia tăng và ngày càng
tác động tiêu cực tới đời sống nhân dân cũng như tới toàn bộ
nền kinh tế. Đây chính là một trong những nguy cơ làm khủng
hoảng kinh tế, gia tăng lạm phát gây khó khăn cho chính phủ
trong việc thực hiện các chính sách tài khóa và tiền tệ.
Vậy thực trạng thâm hụt ngân sách ở Việt Nam, nguyên nhân, hậu quả,
mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách với tăng trưởng kinh tế và giải pháp khắc
phục thâm hụt ngân sách như thế nào sẽ được đề cập trong bài thảo luận của
nhóm 10 dưới đây.
1
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ THÂM HỤT NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
1. Ngân sách nhà nước và thâm hụt ngân sách nhà nước
1.1. Khái niệm ngân sách Nhà nước
Ngân sách Nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà
nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và
được thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức
năng và nhiệm vụ của nhà nước.
Hàm ngân sách có dạng đơn giản như sau
B=T–G
Trong đó: B là cán cân ngân sách
T là thu ngân sách
G là chi ngân sách
Ngân sách nhà nước bảo gồm các khoản thu và chi
1.1.1. Thu ngân sách Nhà nước
Thu NSNN bao gồm những khoản tiền Nhà nước huy động
vào ngân sách để thỏa mãn nhu cầu chi tiêu của Nhà nước. Thu
NSNN chỉ bao gồm những khoản tiền Nhà nước huy động vào
ngân sách mà không bị ràng buộc bởi trách nhiệm hoàn trả trực
2
tiếp cho đối tượng nộp. Theo Luật NSNN hiện hành, nội dung
các khoản thu NSNN bao gồm:
- Thuế, phí, lệ phí do các tổ chức và cá nhân nộp theo quy định
của pháp luật
- Các khoản thu từ hoạt động kinh tế của Nhà nước
- Các khoản đóng góp của các tổ chức và cá nhân
- Các khoản viện trợ
- Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.
1.1.2. Chi ngân sách Nhà nước
Chi ngân sách nhà nước là việc phân phối và sử dụng quỹ
ngân sách nhà nước nhằm đảm bảo thực hiện chức năng của
nhà nước theo những nguyên tắc nhất định. Nội dung các
khoản chi ngân sách Nhà nước bao gồm:
- Các khoản chi đầu tư phát triển
- Các khoản chi cho phát triển sự nghiệp kinh tế xã hội
- Các khoản chi cho quỹ bổ sung dự trữ tài chính
1.2. Thâm hụt ngân sách nhà nước
1.2.1. Khái niệm thâm hụt ngân sách Nhà nước
Thâm hụt ngân sách (hay còn gọi là bội chi ngân sách nhà
nước) là tình trạng các khoản chi của ngân sách Nhà nước lớn
3
hơn các khoản thu, phần chênh lệch chính là thâm hụt ngân
sách.
1.2.2. Cách tính thâm hụt ngân sách nhà nước
Ta có các khoản thu và chi của Nhà nước như sau:
- Thu thường xuyên (thuế, phí, lệ phí) (A)
- Thu về vốn (bán tài sản nhà nước) (B)
- Bù đắp thâm hụt (C)
- Chi thường xuyên (D)
- Chi đầu tư (E)
- Cho vay thuần (= cho vay mới – thu nợ gốc) (F)
Trong đó: A + B +C = D + E + F.
Công thức tính thâm hụt NSNN của một năm sẽ như sau:
Thâm hụt NSNN = Tổng thu – Tổng chi = ( A + B ) – (
D+E+F)=C
1.2.3. Phân loại thâm hụt ngân sách
- Thâm hụt ngân sách thực tế: là thâm hụt khi số chi thực
tế vượt số thu thực tế trong thời kì nhất định.
- Thâm hụt ngân sách cơ cấu: là thâm hụt tính toán trong
trường hợp nền kinh tế hoạt động ở mức sản lượng tiềm năng
khi cơ cấu thu chi không cân đối.
- Thâm hụt ngân sách chu kì: là thâm hụt ngân sách bị
động do tình trạng của chu kì kinh doanh.
4
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG THÂM HỤT NGÂN SÁCH CỦA VIỆT
NAM TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY
1. Thực trạng kinh tế Việt Nam trong những năm gần
đây
Về tổng thể, các mục tiêu quan trọng nhất đã đề ra
trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội là kiềm chế lạm phát,
ổn định kinh tế vĩ mô đã cơ bản đạt được trong năm 2012.
Tăng trưởng kinh tế không đạt được tốc độ như kế hoạch
đã đề ra, nhưng xét trong bối cảnh chính phủ tập trung kiềm
5
chế lạm phát, đồng thời thực hiện bước đầu tái cơ cấu kinh tế ở
bối cảnh kinh tế thế giới còn nhiều khó khăn, biến động thì mức
tăng trưởng đạt được như trong năm 2012 cũng là kết quả khả
thi. Tốc độ tăng trưởng GDP 2012 thực hiện cả năm là 5,03%
(kế hoạch là 6-6,5%); kim ngạch xuất khẩu thực hiện cả năm
tăng 18,2% (kế hoạch là 13%); lạm phát được kiềm chế ở mức
01 con số 6,81%; lãi suất tín dụng giảm; dự trữ ngoại hối tăng;
tỷ giá ổn định; kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định; chỉ số sản xuất
công nghiệp dần phục hồi và có xu hướng tăng; chỉ số tồn kho
giảm dần; khu vực nông nghiệp và dịch vụ giữ được đà tăng
trưởng khá; tình hình chính trị - xã hội ổn định, quốc phòng - an
ninh được giữ vững, công tác an sinh xã hội được quan tâm giải
quyết.
Nguồn: Niên giám thống kê qua các thời kỳ. Số liệu 2012 theo
Báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát
triển KT-XH năm 2012 và tình hình triển khai kế hoạch phát
6
triển kinh tế -xã hội năm 2013 của Chính phủ tại Kỳ họp thứ 5
Quốc hội Khoá XIII (tháng 5/2013)
Bước sang năm 2013, kinh tế Việt Nam tuy vẫn chưa thoát
khỏi vùng đáy nhưng kinh tế Việt Nam đã có những chuyển
biến tích cực. GDP năm 2013 tăng cao hơn năm 2012 cho thấy
những nỗ lực của chính phủ để đưa nền kinh tế Việt Nam thoát
khỏi vùng đáy, hứa hẹn cho một giai đoạn nền kinh tế tăng
trưởng chậm nhưng bền vững.
Kết thúc năm 2013, tăng trưởng GDP đạt 5,42% thấp hơn
mục tiêu tăng 5,5% đề ra nhưng mức tăng trương nay cao hơn
so với năm 2012. Mặc dù tăng trưởng GDP dưới 6% nhưng tín
hiệu phục hồi đã xuất hiện. Cụ thể tốc độ tăng GDP từng quý đã
được cải thiện (quý I đạt 4,6%, quý II đạt 5%, quý III đạt 5,54%,
quý IV đạt 6,04%). Chỉ số lạm phát chỉ đạt 6,04%, mức tăng
thấp nhất trong vòng 10 năm qua. Nghịch lý là chỉ số giá tiêu
dùng (CPI) năm 2013 nằm ở mức tăng mạnh vào quý III và giảm
rất nhanh trong quý IV. Cả năm 2013 chỉ số giá tiêu dùng chỉ
đạt 6,04% so với năm 2012 và tháng có CPI cao nhất là tháng
2/2013 tăng 1,37% so với tháng trước, tháng có mức tăng CPI
thấp nhất là tháng 3/2013 tăng âm 0,19 so với tháng 2/2013.
7
Về xuất nhập khẩu năm 2013, kim ngạch xuất khẩu cả
năm ước 132,2 tỉ USD tăng 15,4% so với năm 2012. Kim ngạch
hàng hóa nhập khẩu năm 2013 đạt 131,3 tỉ USD tăng 15,4% so
với năm trước. Như vậy, Việt Nam tiếp tục xuất siêu 0,9 tỉ USD
sau khi xuất siêu 780 triệu USD năm 2012. Nhưng điểm quan
trọng trong xuất nhập khẩu năm 2013 là việc xuất siêu của Việt
Nam chủ yếu còn phụ thuộc vào khu vực doanh nghiệp có vốn
FDI. Cụ thể, trong khi khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 13,1
tỷ USD, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài xuất siêu gần 14 tỷ
USD.
8
2. Thực trạng thâm hụt ngân sách của Việt Nam trong
những năm gần đây
Bảng thống kê thâm hụt ngân sách của Việt Nam (2009-2013)
(Nguồn: Ngân hàng phát triển châu Á- ADB)
Đơn vị: Tỉ đồng
STT
Nội dung
A
THU NGÂN
SÁCH
1
Tổng thu
2
3
Trợ cấp
Tổng thu & trợ
cấp
CHI NGÂN
SÁCH
B
1
Tổng chi
2
Cho vay ròng
3
Tổng chi & cho
vay ròng
TỔNG THÂM
HỤT NGÂN
SÁCH
TỈ LỆ THÂM
HỤT
C
D
Năm
2009
Năm
2010
Năm
2011
Năm
2012
Năm
2013
435,82
0
6,520
442,34
0
553,67
0
5,500
559,17
0
669,00
1
5,500
674,50
0
735,00 785,80
1
0
6,500
5,000
741,50 790,80
1
0
527,34
2
23,720
607,38
0
41,255
710,16
0
28,640
836,92 930,73
8
0
34,110 27,350
551,06
2
108,72
2
648,63
5
89,465
738,80
0
64,299
871,03 958,08
8
0
129,53 167,28
7
0
6.6%
4.5%
2.5%
4%
4.7%
Qua các số liệu trong bảng thống kê cho thấy, tình hình
bội chi ngân sách nhà nước ta trong những năm gần đây xấp xỉ
khoảng 5% ở mức giới hạn cho phép (tỉ lệ thâm hụt nên ở từ
9
2%-5%).Theo kinh nghiệm quốc tế thì trong điều kiện bình thường, thâm hụt
ngân sách nhà nước ở mức 3% GDP là mức đáng lo ngại, còn ở mức 5% GDP
thì đáng báo động.
Năm 2009 tỉ lệ này đã tăng lên đến 6,6%. Tuy nhiên, nhóm
nghiên cứu cũng cho biết, những con số này có thể chưa phản
ánh đúng bản chất của thâm hụt tài khóa ở Việt Nam hiện nay.
Các tổ chức quốc tế đưa ra những con số khác xa với báo cáo
của Bộ Tài chính. Theo cách tính của IMF thì tỉ lệ này là 9%, cao
hơn nhiều so với mức 6,6% như ở trên. Năm 2010, tỉ lệ thâm
hụt ngân sách đã giảm xuống còn 4,5% tuy nhiên vẫn ở mức
cao. Trung bình trong hai năm 2009-2010, con số thâm hụt
ngân sách của Việt Nam thuộc diện cao nhất so với các nước
trong khu vực, vào khoảng 6% GDP/năm. Con số này gấp
khoảng 6 lần so với con số tương ứng của Indonesia, gấp 2 lần
so với Thái Lan.
Đến năm 2011, tình hình thâm hụt ngân sách được cải thiện, tỉ lệ thâm
hụt còn 2,5%, một con số đáng khích lệ. Tuy nhiên sang năm 2012, tỉ lệ này lại
tăng lên thành 4%, tăng thêm 1,5% so với năm 2011, một con số không hề nhỏ.
Đến năm 2013, tỉ lệ này vẫn tiếp tục tăng lên đạt 4,7%. So với cùng kỳ năm
2012, tổng thu ngân sách 6 tháng đầu năm 2013 đã tăng 4,5%. Tốc độ tăng thu
năm 2013 là thấp nếu so sánh 5 năm gần đây, song nếu đặt trong bối cảnh khó
khăn kinh tế thì đây là kết quả chấp nhận được (năm 2012 thu ngân sách 6 tháng
giảm so với cùng kỳ trước). Do tổng cầu thấp, lạm phát giảm nên số thu ngân
sách cũng giảm. Ước tính chỉ có 3/14 khoản thu, sắc thuế thu đạt tiến độ dự
toán, nhưng là các khoản thu nhỏ. Các khoản thu, sắc thuế còn lại đều thấp hơn
yêu cầu tiến độ dự toán.
10
Thu ngân sách 6 tháng đầu năm so với dự toán năm và cùng kì năm trước
Nguồn: Số liệu Bộ Tài chính và tính toán của tác giả
Tổng chi NSNN thực hiện 6 tháng đầu năm 2013 ước đạt 448.910 tỷ
đồng, bằng 45,9% dự toán, tăng 7,5% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, so sánh 5 năm
gần đây thì tỷ lệ chi ngân sách 6 tháng đầu năm 2013 so với dự toán là thấp
nhất. Tỷ lệ chi cho đầu tư phát triển 6 tháng đầu năm 2013 so với dự toán năm
thấp hơn mức trung bình 5 năm 2008-2012 (tỷ lệ 47%). Chi tiêu cho đầu tư phát
triển cũng thấp hơn cùng kỳ của 5 năm gần đây.
Như vậy ta thấy được, thâm hụt ngân sách có khuynh hướng trở thành
căn bệnh kinh niên. Thâm hụt ngân sách tăng kéo theo sự gia tăng của nợ công.
Nợ công tăng nhanh trong khi thâm hụt kéo dài đe dạo tính bền vững của quản
lí nợ công và gây áp lực nên lạm phát.
Nợ công của Việt Nam qua các năm (2009-2013)
Năm 2010
Năm 2011
11
Năm 2012
Năm 2013
Tổng nợ công
51.7%
50.1%
50.8%
54.1%
Ngoài ra, còn một lượng nợ lớn của các doanh nghiệp nhà nước, không
được Chính phủ bảo lãnh, cũng không được phản ánh trong bội chi ngân sách
và nợ công hàng năm của Việt Nam như thông lệ và khuyến cáo của nhiều tổ
chức quốc tế.
Thâm hụt ngân sách một số nước châu Á (2009-2010)
Nguồn: Key Economic Indicators (ADB, 2011)
Biểu đồ này cho thấy tình trạng thâm hụt ngân sách Nhà nước ở Việt
Nam khá cao và đứng thứ hai trong các nước châu Á. Đây là một điều rất
đáng lo ngại vì khi thâm hụt ngân sách quá cao sẽ kéo theo những hệ lụy
khác như nợ công hay là lạm phát.
3. Nguyên nhân của thâm hụt ngân sách của Việt
Nam
12
Trong lịch sử phát triển tài chính, thâm hụt ngân sách đã
trở thành một hiện tượng khá phổ biến trong các nước đang
phát triển và những nước kinh tế chậm phát triển. Ở mỗi quốc
gia, nguyên nhân trực tiếp dẫn tới tình trạng này lại khác nhau.
Nhìn chung, các nguyên nhân này có thể chia thành hai nhóm
nguyên nhân chính dẫn đến thâm hụt ngân sách nhà nước.
Nhóm nguyên nhân khách quan do diễn biến của chu kì
kinh doanh. Khủng hoảng làm cho thu nhập của Nhà nước co
lại, nhưng nhu cầu chi lại tăng lên, để giải quyết những khó
khăn mới về kinh tế và xã hội. Điều đó làm cho mức thâm hụt
ngân sách Nhà nước tăng lên, ở giai đoạn kinh tế phồn thịnh,
thu của Nhà nước sẽ tăng lên, trong khi chi không tăng tương
ứng. Điều đó làm giảm mức thâm hụt ngân sách Nhà nước.
3.1.Nhóm nguyên nhân chủ quan
-
Thất thu thuế nhà nước do bệnh quan liêu, tham nhũng và
hiện tượng trốn thuế ở các doanh nghiệp. Hiện tượng thất
thu thuế cũng phần nào do sự quản lí yếu kém của bộ máy
-
nhà nước.
Đầu tư công kém hiệu quả: nguồn vốn từ bên ngoài được
phân bổ kém hiệu quả, tiến độ thi công công trình trì trệ
gây lãng phí ngân sách và kìm hãm sự phát triển của các
-
vùng miền.
Nhà nước huy động vốn để kích cầu.
Chưa chú trọng mối quan hệ giữa chi đầu tư phát triển và
-
chi thường xuyên.
Quy mô chi tiêu của chính phủ quá lớn, nếu sử dụng biện
pháp tăng thuế có thể sẽ vượt quá sức chịu đựng của nền
kinh tế.
13
3.2. Nhóm nguyên nhân chủ quan
-
Áp lực từ an sinh xã hội (các khoản tiền trợ cấp cho các đối
-
tượng chính sách như hộ nghèo, người cao tuổi...).
Chi phí khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh: với tính
chất khí hậu nhiệt đới gió mùa hàng năm nước ta phải
gánh chịu khá nhiều các cơn bão từ biển đông cũng như sự
-
phát triển nhanh chóng của các dịch bệnh nguy hiểm.
Nền kinh tế Việt Nam trong vài năm vừa qua trong tình
trạng suy thoái, tuy thời gian gần đây có chút biểu hiện
-
khởi sắc nhưng vẫn chưa thật sự nổi bật.
Việt Nam đang bước vào con đường phát triển nên cần
những khoản đầu tư lớn, trong khi đó ngân sách quốc gia
lại có hạn.
4. Tác động của thâm hụt ngân sách Nhà nước
4.1. Tác động tới nền kinh tế
Nhiều nhà kinh tế theo trường phái hiện đại cho rằng ngân
sách Nhà nước không nhất thiết phải cân bằng theo tháng, theo
năm. Vấn đề quan trọng là, thâm hụt ngân sách Nhà nước có
thể chấp nhận được nếu không quá lớn và kéo dài, không quá
5% GDP.
Đối với lãi suất và sự ổn định của đồng tiền, tình trạng
thâm hụt ngân sách nhà nước với tỉ lệ cao và triền miên sẽ làm
tăng lãi suất thị trường và giảm sự ổn định của đồng tiền trong
nước. Như vậy, thâm hụt ngân sách cao và lâu dài tất yếu dẫn
14
tới việc Nhà nước buộc phải phát hành thêm tiền để tài trợ
thâm hụt, và điều này dẫn tới lạm phát. Lạm phát cao sẽ làm
mất sự ổn định của đồng tiền và làm tăng lãi suất.
Đối với đầu tư, thâm hụt ngân sách Nhà nước sẽ là suy
giảm đầu tư trong tương lai. Khi có thâm hụt ngân sách, Nhà
nước phải tìm cách để bù đắp thâm hụt ngân sách. Hiện nay
các biện pháp được sử dụng chủ yếu là vay nợ trong nước cũng
như nước ngoài. Thâm hụt ngân sách Nhà nước kéo dài trong
nhiều năm làm gánh nặng nợ ngày càng nặng nề, việc trả nợ
cho bù đắp thâm hụt sẽ làm giảm nguồn tiền dành cho đầu tư.
Mặt khác, để cải thiện bội chi kéo dài, Nhà nước cũng phải tìm
cách giảm chi tiêu, việc này ảnh hưởng lớn đến đầu tư chính
phủ cho nền kinh tế quốc dân. Đầu tư giảm sút là tác nhân
quan trọng ảnh hưởng đến tăng trưởng của nền kinh tế.
Đối với cán cân thương mại, thâm hụt ngân sách Nhà nước
có thể gây ra mất cân bằng cán cân thương mại, gây ra thâm
hụt tài khoản vãng lai. Một trong những nguy cơ gây ra khủng
hoảng kinh tế là vấn đề thâm hụt kép: vừa thâm hụt tài khoản
vãng lai lớn, lại vừa thâm hụt ngân sách chính phủ lớn.
4.2. Tác động tới phúc lợi xã hội
Hàng năm, ngân sách Nhà nước dành ra một khoản chi rất
lớn để thực hiện phúc lợi xã hội như chi sự nghiệp giáo dục, chi
sự nghiệp y tế, chi sự nghiệp văn hóa, nghệ thuật, chi sự
nghiệp xã hội. Khoản chi này đặc biệt cần thiết ở Việt Nam khi
nước ta thường xuyên xảy ra thiên tai, bão lụt, mất mùa ảnh
hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân. Để bù đắp
15
thâm hụt ngân sách Nhà nước trong thời gian dài, Nhà nước
phải cắt giảm các khoản chi tiêu của Chính phủ làm ảnh hưởng
không nhỏ đến việc thực hiện phúc lợi xã hội nhằm hỗ trợ và cải
thiện đời sống cho người dân.
5. Biện pháp khắc phục thâm hụt ngân sách Nhà nước
Khi xảy ra thâm hụt ngân sách Nhà nước, Nhà nước phải
tìm các nguồn thu để bù đắp bội chi. Có nhiều giải pháp bù đắp
thâm hụt ngân sách như: phát hành tiền, sử dụng dự trữ ngoại
tệ, vay trong nước và nước ngoài. Ngoài ra, Chính phủ có thể sử
dụng các biện pháp như tăng thuế, giảm chi tiêu công để hạn
chế bội chi ngân sách quá lớn.
5.1. Vay trong nước
Trong nỗ lực bù đắp bội chi ngân sách Nhà nước, giải pháp
thường được sử dụng là vay thêm tiền để đáp ứng nhu cầu chi
tiêu. Vay nợ trong nước được Chính phủ thực hiện dưới hình
thức phát hành công trái, trái phiếu. Công trái, trái phiếu là
chứng chỉ nhận nợ của Nhà nước, là một loại chứng khoán hay
trái khoán do Nhà nước phát hành để vay dân cư, các tổ chức
kinh tế- xã hội và ngân hàng. Ở Việt Nam, Chính phủ thường ủy
nhiệm cho Kho bạc Nhà nước phát hành trái phiếu dưới các hình
thức: tín phiếu kho bạc, trái phiếu kho bạc, trái phiếu công
trình.
Đây là biện pháp cho phép Chính phủ có thể duy trì việc
giảm thâm hụt ngân sách mà không cần phải tăng cơ sở tiền tệ
hoặc giảm dự trữ quốc tế. Tuy nhiên, giải pháp này tuy không
gây ra lạm phát trước mắt nhưng nó có thể làm tăng áp lực lạm
phát trong tương lai nếu như tỉ lệ nợ trong GDP liên tục tăng.
16
5.2. Vay nước ngoài
Chính phủ có thể tài trợ thâm hụt ngân sách bằng các
nguồn vốn nước ngoài thông qua nhận viện trợ nước ngoài hoặc
vay nợ nước ngoài từ các chính phủ nước ngoài như WB, IMF,
ADB, ODA… Viện trợ nước ngoài là nguồn vốn phát triển của
các chính phủ, các tổ chức liên chính phủ, các tổ chức quốc tế
cung cấp cho chính phủ của một nước nhằm thực hiện các
chương trình hợp tác phát triển kinh tế xã hội. Vay nợ nước
ngoài có thể thực hiện dưới các hình thức: phát hành trái phiếu
bằng ngoại tệ mạnh ra nước ngoài, vay bằng hình thức tín
dụng…
Đây là một biện pháp tài trợ ngân sách nhà nước hữu hiệu,
có thể bù đắp các khoản thâm hụt mà không gây ra sức ép lạm
phát cho nền kinh tế. Đây cũng là một nguồn vốn quan trọng
bổ sung cho nguồn vốn thiếu hụt trong nước, góp phần thúc
đẩy phát triển kinh tế- xã hội. Tuy nhiên, nó khiến cho gánh
nặng nợ nần, nghĩa vụ trả nợ tăng lên, giảm khả năng chi tiêu
của Chính phủ. Đồng thời, nó khiến cho nền kinh tế bị phụ
thuộc vào nước ngoài. Thậm chí, nhiều khoản vay, viện trợ kéo
theo đó là những điều khoản về chính trị, quân sự làm cho các
nước đi vay bị phụ thuộc rất nhiều.
5.3. Sử dụng dự trữ ngoại tệ
Quỹ dự trữ ngoại tệ là lượng ngoại tệ mà ngân hàng trung
ương hoặc cơ quan hữu trách tiền tệ của một quốc gia hoặc
một lãnh thổ nắm giữ dưới dạng ngoại tệ nhằm thanh toán
quốc tế hoặc hỗ trợ đồng tiền quốc gia. Chính phủ có thể sử
dụng việc giảm dự trữ ngoại tệ để tài trợ thâm hụt ngân sách.
17
Ưu điểm của biện pháp này là dự trữ hợp lí có thể giúp
quốc gia tránh được khủng hoảng. Tuy nhiên, việc sử dụng quỹ
dự trữ ngoại tệ để tài trợ thâm hụt ngân sách lại tiềm ẩn nhiều
rủi ro và phải hết sức hạn chế sử dụng. Và nếu kết hợp với việc
vay nợ nước ngoài, việc giảm dự trữ ngoại tệ cũng sẽ khiến cho
tỉ giá hối đoái tăng, làm suy yếu sức cạnh tranh quốc tế của
hàng hóa trong nước.
5.4. Phát hành tiền
Chính phủ khi bị thâm hụt ngân sách sẽ đi vay ngân hàng
trung ương để bù đắp. Để đáp ứng nhu cầu này, Ngân hàng
trung ương sẽ tăng việc in tiền. Điều này sẽ tạo thêm cơ sở tiền
tệ.
Ưu điểm của biện pháp này là nhu cầu bù tiền để bù đắp
ngân sách Nhà nước được đáp ứng một cách nhanh chóng,
không phải trả lãi, không phải gánh thêm các gánh nặng nợ
nần. Tuy nhiên, việc in thêm và phát hành thêm tiền sẽ khiến
cho cung tiền vượt cầu tiền. Nó làm cho lạm phát không thể
kiểm soát nổi.
5.5. Tăng thuế, giảm chi tiêu công
Đây là biện pháp mà Chính phủ bằng những quyền hạn và
nhiệm vụ được giao, tính toán hợp lí để tăng các khoản thu như
thu thuế…và cắt giảm chi tiêu công. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là
phải tính toán tăng số thu và giảm số chi sao cho ít ảnh hưởng
nhất đến nền kinh tế.
Tăng thuế làm cho nguồn thu của ngân sách Nhà nước
tăng nhanh chóng. Tuy nhiên, việc tăng thuế sẽ gây ra nhiều
18
khó khăn cho doanh nghiệp cũng như người tiêu dùng. Tăng
thuế trực tiếp sẽ làm cho chi phí sản xuất đầu vào của các
doanh nghiệp tăng lên, doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong
sản xuất và tiêu thụ, không khuyến khích sản xuất và phát
triển. Mặt khác, chi phí sản xuất tăng nên doanh nghiệp buộc
phải tăng giá bán, điều này tác động đến người tiêu dùng và dễ
dẫn đến lạm phát.
Giảm chi ngân sách Nhà nước là giảm chi tiêu của Chính
phủ. Cắt giảm chi tiêu của chính phủ chủ yếu tập trung vào 2
khoản là cắt giảm đầu tư công và cắt giảm chi phí thường
xuyên của các cơ quan sử dụng ngân sách Nhà nước. Cắt giảm
đầu tư công làm giảm đầu tư cho nền kinh tế, mục tiêu tăng
trưởng kinh tế khó đạt được.
19
CHƯƠNG 3
MỐI QUAN HỆ GIỮA THÂM HỤT NGÂN SÁCH VÀ
TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
1. Một số vấn đề lí thuyết
Mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và tăng trưởng kinh
tế là một vấn đề được nghiên cứu khá rộng rãi trên cả phương
diện lí thuyết và kiểm định thực nghiệm. Liên quan đến mối
quan hệ này, các quan điểm của các trường phái kinh tế cũng
rất khác nhau.
Trường phái tân cổ điển cho rằng thâm hụt sẽ kéo theo sự
gia tăng về gánh nặng thuế trong tương lai. Theo đó, người tiêu
dùng sẽ có xu hướng tăng tiêu dùng tại thời điểm hiện tại. Do
đó, trong trường hợp này, tiết kiệm quốc gia sẽ giảm xuống. Khi
tiết kiệm quốc gia giảm, lãi suất trên thị trường sẽ tăng và lãi
suất tăng làm giảm đầu tư, qua đó tạo ra hiện tượng thoái lui
đầu tư. Vì vậy, trường phái này cho rằng tăng thâm hụt ngân
sách sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế.
Trường phái này còn cho rằng nếu như việc tài trợ thâm
hụt ngân sách thông qua vay nợ trong nước sẽ gây áp lực làm
20
tăng lãi suất trong nền kinh tế, do vậy làm giảm đầu tư của khu
vực tư nhân. Theo đó, tăng thâm hụt ngân sách có thể dẫn đến
tăng giá và giảm sản lượng sản xuất trong nền kinh tế.
Trong khi đó, trường phái Keynes cho rằng tăng thâm hụt
ngân sách sẽ tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế. Khi
chính phủ tăng chi ngân sách từ nguồn thâm hụt thì tổng cầu
của nền kinh tế sẽ tăng lên, làm cho các nhà đầu tư tư nhân trở
nên lạc quan hơn về triển vọng kinh tế và sẽ quan tâm hơn đến
việc tăng đầu tư. Trong trường hợp khác, nếu chính phủ chấp
nhận việc thâm hụt thông qua việc giảm thuế thì thu nhập khả
dụng của khu vực hộ gia đình cũng tăng lên. Theo đó, người
dân sẽ tăng chi tiêu. Tổng cầu về hàng hóa và dịch vụ sẽ tăng
lên.
Trường phái Keynes lập luận rằng mặc dù tăng thâm hụt
ngân sách có thể tăng lãi suất song vẫn có thể tăng được mức
tiết kiệm và đầu tư, qua đó tác động tích cực đến tăng trưởng
kinh tế. Tuy nhiên, các nhà kinh tế theo trường phái này cho
rằng tác động của thâm hụt ngân sách đến tăng trưởng kinh tế
chỉ có ý nghĩa trong ngắn hạn. Hơn nữa, việc sử dụng thâm hụt
ngân sách để kích thích tăng trưởng chỉ có thể mang lại hiệu
quả trong bối cảnh tổng cầu sụt giảm (ví dụ như trường hợp xảy
ra suy thoái). Khi mà nền kinh tế đang hoạt động ở mức toàn
dụng nhân công (không có dư thừa về các yếu tố sản xuất),
việc tăng thâm hụt ngân sách không những không có tác động
đến tổng cầu mà còn có nguy cơ đưa nền kinh tế trước những
rủi ro mới, trong đó đáng kể nhất sẽ là sự gia tăng về sức ép
lạm phát.
21
Khác với 2 trường phái nói trên, quan điểm của trường
phái Ricacdo cho rằng, thâm hụt ngân sách không tác động đến
các biến số kinh tế vĩ mô cả trong ngắn hạn và dài hạn. Theo
trường phái này, ảnh hưởng của thâm hụt ngân sách và thuế
đối với tiêu dùng là tương đương nhau. Việc tăng thâm hụt ngân
sách do giảm thuế ở thời điểm hiện tại sẽ phải trả giá bằng việc
tăng thuế trong tương lai, bao gồm cả trả lãi cho khoản vay. Do
vậy thâm hụt ngân sách dẫn đến vay nợ trong hiện tại sẽ đồng
nghĩa với việc tăng thuế trong tương lai. Với hàm ý này, người
tiêu dùng sẽ quyết định tiêu dùng của họ không chỉ dựa vào thu
nhập hiện tại mà còn dựa vào thu nhập kì vọng trong tương lai.
Theo trường phái Ricacdo, thâm hụt ngân sách sẽ không tác
động đến tiết kiệm và đầu tư. Theo họ khi thâm hụt ngân sách
tăng do giảm thuế thì thu nhập khả dụng của người dân tăng
lên, hơn nữa người dân ý thức được giảm thuế trong hiện tại sẽ
tăng thuế trong tương lai, do vậy họ sẽ tiết kiệm nhiều hơn.
Trong khi đó, thâm hụt ngân sách làm cho tiết kiệm của khu
vực nhà nước giảm xuống. Do vậy, thâm hụt ngân sách sẽ
không tác động đến tiết kiệm, đầu tư và tăng trưởng.
2. Kiểm định thực nghiệm
Trong 10 năm qua, mặc dù tình hình kinh tế trong nước và
quốc tế có nhiều diễn biến phức tạp, song Việt Nam vẫn đạt
được một số thành tựu về tăng trưởng kinh tế. Tốc độ tăng
trưởng GDP bình quân giai đoạn 2001-2010 là 7,26%, trong đó
giai đoạn 2001-2005 bình quân đạt 7,49%, giai đoạn 2006-2010
đạt 7,02% (Tổng cục thống kê 2011). Tăng trưởng kinh tế
nhanh đã tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Nam gia tăng mức
sống của người dân, giảm dần tỉ lệ hộ nghèo. Tính bình quân cả
22
nước, tỉ lệ hộ nghèo trong giai đoạn 2006-2010 đã giảm từ mức
16% xuống 9,45%, đạt được mục tiêu đề ra trong Kế hoạch
phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2006-2010.
Bảng Tốc độ tăng trưởng GDP và thâm hụt ngân sách
(Nguồn: Tổng cục thống kê và bộ tài chính)
Giai đoạn từ năm 2006 đến 2010, diễn biến về mức độ
thâm hụt ngân sách và tăng trưởng kinh tế là khá trái ngược.
Trong giai đoạn đó, thâm hụt ngân sách đặc biệt cao (5,5%)
song tăng trưởng kinh tế lại ở mức thấp nhất trong 10 năm trở
lại (6,9%). Nguyên nhân chủ yếu có thể là do trong giai đoạn
2008-2010 để đối phó với các tác động bất lợi do suy thoái kinh
tế toàn cầu gây ra, một loạt các chính sách kích thích kinh tế đã
được triển khai áp dụng (bao gồm cả việc tăng chi ngân sách và
giảm thuế) nên thâm hụt ngân sách tăng cao, trong khi đó tác
dụng của các chính sách kích thích kinh tế này đối với tăng
trưởng phải mất một thời gian mới phát huy tác dụng.
23
Biểu đồ Tốc độ tăng trưởng GDP và thâm hụt ngân sách giai
đoạn 2001-2010
Nguồn: Tổng cục thống kê và bộ tài chính
Phân tích về diễn biến thâm hụt ngân sách và tăng trưởng
kinh tế ở Việt Nam cho thấy trong giai đoạn 2001-2007 có tốc
độ tăng trưởng kinh tế đạt ở mức khá cao so với tốc độ tăng
trưởng kinh tế 3 năm trở lại đây. Đây cũng là giai đoạn mà trong
khi thâm hụt ngân sách tính theo cách tính của Việt Nam là
tương đối ổn định, chỉ xoay quanh mức xấp xỉ 5% GDP (ngoại
trừ năm 2009). Bên cạnh đó, khi bao gồm cả nguồn trái phiếu
chính phủ và vay về cho vay lại thì mức độ thâm hụt ngân sách
có xu hướng biến động cùng chiều với tăng trưởng kinh tế,
nghĩa là trong giai đoạn này có những năm thâm hụt ngân sách
cao đồng thời có tăng trưởng kinh tế cao.
Một điều đáng lưu ý khác khi xem xét về mối quan hệ giữa
thâm hụt ngân sách và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam là hệ số
tương quan giữa thâm hụt ngân sách và tăng trưởng kinh tế
theo cả cách tính của Việt Nam và theo thông lệ quốc tế đều có
24
giá trị âm. Hay nói cách khác, xét trên giác độ này là giữa tăng
trưởng kinh tế và thâm hụt ngân sách diễn biến ngược chiều
nhau. Tuy điều này không đồng nghĩa với việc là tăng thâm hụt
sẽ làm tăng trưởng kinh tế hay ngược lại, song cũng đã chỉ ra
một số vấn đề cần lưu ý khi xem xét mối quan hệ giữa thâm hụt
NSNN và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, nhất là diễn biến
trong những năm gần đây, ít nhất là xét trên giác độ sự “lấn át”
của đầu tư công đối với đầu tư của khu vực tư nhân.
Hệ số tương quan giữa thâm hụt ngân sách và tăng trưởng kinh
tế ở Việt Nam 1991-2010
Nguồn: Bộ tài chính
Chú thích:
•
•
BCVN1: thâm hụt theo cách tính của Việt Nam.
BCQT: thâm hụt tính theo thông lệ quốc tế.
Kết luận: Thực tế chiều tác động của mối quan hệ giữa
thâm hụt NSNN và tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào rất nhiều
yếu tố và đặc điểm phát triển của nền kinh tế trong từng giai
đoạn. Ngoài ra,một điểm khác biệt ở Việt Nam trong việc phân
tích tác động của chính sách cho ngân sách đến các biến số
kinh tế vĩ mô là do có sự xuất hiện của các khoản thu và chi
chuyển nguồn. Theo đó,rất khó xác định được thời điểm mà các
khoản chi này thực sự diễn ra, mặc dù được tính vào chi NSNN
25