Tải bản đầy đủ (.docx) (43 trang)

Báo cáo thực hành công tác xã hội cá nhân tại khu phố 6, phường trung mỹ tây, quận 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (273.35 KB, 43 trang )

BÁO CÁO THỰC HÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN

MỤC LỤC
Lời mở đầu
A. Tổng Quan Về Cơ Sở Thực Hành
I.
Một Số Khái Quát Về Khu Phố 6,Phường Trung Mỹ Tây.
1. Vị Trí Địa Lý Và Điều Kiện Tự Nhiên
2. Tình Hình Kinh Tế, Chính Trị Văn Hóa
2.1.
Kinh Tế
2.2.
Chính Trị
2.3.
Văn Hóa
2.4.
Giáo Dục, Y Tế
2.5.
An Ninh Trật Tự
II.
Một Số Đặc Điểm Chung Về Khu Phố 6, Phường Trung Mỹ Tây, Quận 12
1. Lược Sử Hình Thành
2. Tình Hình Kinh Tế,Xã Hội
3. Cơ Cấu Tổ Chức Nhân Sự
B. Tiến Trình Công Tác Xã Hội Cá Nhân (Đề Tài: Công Tác Xã Hội Với Người Cao

Tuổi)
III.
Một Vài Khái Niệm Về Người Cao Tuổi
1. Khái Niệm
2. Đặc điểm tâm sinh lý của người cao tuổi


2.1 Đặc điểm sinh lý
a. Quá trình lão hóa
b. Các Bệnh Thường Gặp ở Người Cao Tuổi
2.2 Đặc Điểm Tâm Lý

1
SVTH: DƯƠNG THỊ HỒNG HẠNH

GVHD: TH.S TRỊNH THỊ THƯƠNG


BÁO CÁO THỰC HÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN

LỜI CẢM ƠN
Trong hơn một tháng thực hành - một quãng thời gian không thể nói là ngắn cũng
không phải là dài nhưng đây thực sự là khoảng thời gian đáng để tôi ghi nhớ và biết ơn
tất cả những người đã giúp đỡ tôi trong thời gian qua. Ông bà ta đã có câu “ học đi đôi
với hành” vì trên mặt lý thuyết sẽ có giới hạn và ta sẽ không thể có được trải nghiệm thực
tế được giống như ta đi thực hành vậy nên chúng tôi được nhà trường và thầy cô tổ chức
đưa môn “Thực hành công tác xã hội cá nhân” vào bài giảng. Đây là môn học giúp cho
sinh viên có cơ hội tiếp cận và áp dụng lý thuyết vào thực tế để nâng cao chuyên môn .
Lý thuyết sẽ là cơ sở và là định hướng để chúng ta có thể thực hành một cách tốt hơn và
có hiệu quả hơn. Khi đi thực hành môn phát triển cộng đồng tôi đã nhận ra được nhiều
điều và học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm từ các thầy cô, các cô các bác ở tại địa
phương mình thực hành.
Trước tiên, tôi xin chân thành cảm ơn ban điều hành khu phố 6, phường Trung Mỹ
Tây, quận 12 đã tạo điều kiện cho tôi có một môi trường thực hành cũng như làm việc vui
vẻ, thoải mái, đặc biệt là ở đây tôi được áp dụng lý thuyết đã học ở trường vào thực tế.
Đồng thời tôi cũng học tập được rất nhiều điều bổ ích cũng như những bài học kinh
nghiệm cho bản thân. Đây cũng là hành trang và là một lớp kiến thức mới để tôi có thể


2
SVTH: DƯƠNG THỊ HỒNG HẠNH

GVHD: TH.S TRỊNH THỊ THƯƠNG


BÁO CÁO THỰC HÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN

sẵn sàng khi ra trường đi làm và trong suốt quá trình học tập của mình trong thời gian
tới.
Thứ hai, tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Lao động – Xã
hội (CSII) cùng toàn thể thầy, cô giáo trong khoa Công tác xã hội, đặc biệt là cô Thạc sĩ
Trịnh Thị Thương đã tạo điều kiện cũng như giúp đỡ cho tôi về mọi mặt để có được nền
tảng vững chắc, những kỹ năng chuyên môn giúp ích cho công việc sau này.
Tuy nhiên, do thời gian thực hành ngắn và bản thân còn nhiều hạn chế trong quá
trình thực hành và vận dụng kiến thức vào hỗ trợ thân chủ cho nên kết quả hỗ trợ cho
thân chủ chưa cao như mong đợi. Do vậy, rất mong ban điều hành khu phố và quý thầy
cô thông cảm và đóng góp ý kiến để giúp tôi hoàn thiện kiến thức hơn.
Một lần nữa, tôi xin chân thành đồng cảm ơn hai đơn vị khu phố 6, Phường Trung
Mỹ Tây và trường Đại học Lao động – Xã hội (CSII) đã tạo điều kiện để tôi hoàn thành
tốt đợt thực hành này.
Xin kính chúc các thầy, cô và các bác các chú sức khỏe, hạnh phúc và công tác tốt.!
TRÂN TRỌNG!
TP.HCM, Ngày…tháng 06 năm 2015.

Sinh viên

DƯƠNG THỊ HỒNG HẠNH


3
SVTH: DƯƠNG THỊ HỒNG HẠNH

GVHD: TH.S TRỊNH THỊ THƯƠNG


BÁO CÁO THỰC HÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN

PHẦN A : TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ THỰC HÀNH
I.

MỘT SỐ KHÁI QUÁT VỀ KHU PHỐ 6,PHƯỜNG TRUNG MỸ TÂY.

1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

Khu phố 6, phường Trung Mỹ Tây, Quận 12 là một vùng đất tương đối, thuận lợi
cho việc quản lý của khu phố về tình hình an ninh. Khu phố 6 được bao bọc bởi các tuyến
đường: TMT 13, đường Tô Ký, đường Hà Đặc, đường TMT 05. Khu phố 6 có trung tâm
Thể dục thể thao Quận 12 là nơi thường có những hoạt động thể thao lớn dành cho lứa
tuổi thanh niên và như: sân bóng đá, sân bóng chuyền, hồ bơi, sân cầu lông,… và sân tập
dưỡng sinh cho các bác độ tuổi trung niên,… đối diện trung tâm Thể dục thể thao là chợ
Tân Chánh Hiệp trên đường Tô Ký và chợ Chó nằm trên đường TMT 13. Văn phòng khu
phố cách công ty điện lực An Phú Đông Quân 12 khoảng 2km về hướng chợ Tân Chánh
Hiệp, khu phố còn gần trung tâm y tế bệnh viện Quận 12 thuận lợi cho việc khám chữa
bệnh cho người dân. Từ văn phòng khu phố 6 ta đi theo đường song hành Quốc lộ 22
hướng về Hóc Môn cách khoảng 3km có trung tâm mua sấm Co.opmart Trung Chánh
nằm trên đường Nguyễn Ảnh Thủ, và cách Co.opmart 500m có nhà sách Nguyễn Văn Cừ
thuận tiện cho việc đồ dùng học tập cho các em, kế nhà sách có trung tâm Văn hóa Quận
12 là khu vui chơi giải trí cho tất cả mọi người vào tất cả các ngày trong tuần, trung tâm
văn hóa quận 12 còn là nơi diễn ra chương trình bắng pháo hoa chào đón năm mới vào

dịp Tết năm 2015.
4
SVTH: DƯƠNG THỊ HỒNG HẠNH

GVHD: TH.S TRỊNH THỊ THƯƠNG


BÁO CÁO THỰC HÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN

2. Tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa
2.1.
Chính trị

Tình hình chính trị trên khu phố tương đối ổn định, người dân trong khu phố cũng
tham gia các hoạt động không chỉ của riêng khu phố 6 mà còn tham gia các hoạt động
của cả phường, và có một số thành phần người dân trong khu phố tham gia vào bộ máy
chính quyền của địa phương. Khu phố 6 gần với Trung đoàn Gia Định nên thuận lợi cho
việc giao lưu với các chiến sĩ nơi đây, bên cạnh đó trong địa bàn của phường Trung Mỹ
Tây còn có các đơn vị quân đội khác.
2.2.

Tình hình kinh tế

Hoạt động kinh tế đa dạng gồm các hoạt động như: buôn bán, chăn nuôi, dịch vụ,
công nhân, và các nghề khác,… các hộ dân chủ yếu trong khu phố làm nghề may thủ
công nghiệp. Bên cạnh đó có các xí nghiệp may nằm trên địa bàn khu phố và nằm trong
phường tạo nhiều điều kiện về việc làm cho người dân ở trong khu phố hay dân ở nơi
khác tới sinh sống. Hệ thống cơ sở hạ tầng trong khu phố cũng được quan tâm phát triển,
giao thông đi lại cơ bản đáp ứng được nhu cầu của người dân với các tuyến đường đã
được rải nhựa, còn các hẻm thì làm đường bê – tông hóa. Hệ thống nhà cửa, cầu cống

được xây dựng khá kiên cố, 100% gia đình đều sử dụng điện.
2.3.

Văn hóa

Đa số những người dân trong khu phố là người kinh không theo đạo và một phần
những tổ khác trong khu phố theo đạo, hai đạo chủ yếu là Thiên Chúa Giáo và Phật giáo
nên thuận lợi trong việc giao lưu, giao tiếp văn nghệ và các lễ hội ca hát. Các hoạt động
văn hóa trên khu phố chủ yếu là sinh hoạt tổ, bên cạnh đó Đoàn – Hội cũng có nhiều hoạt
động văn hóa trong các dịp lễ, các tụ điểm hợp dân cũng tương đối thuận lợi.
2.4.

Giáo dục, y tế

5
SVTH: DƯƠNG THỊ HỒNG HẠNH

GVHD: TH.S TRỊNH THỊ THƯƠNG


BÁO CÁO THỰC HÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN

Giáo dục rất được chú trọng phát triển ở khu phố, với vị trí gần các trường học từ cấp
mầm non đến Trung học Phổ thông và các trường Cao đẳng, Đại học như: Cao đẳng Giao
thông vận tải, Đại học Giao thông vận tải (CSIII), Đại học Lao động – Xã hội (CSII), với
hệ thống trường học được xây dựng mới, khang trang, con em khu phố phần lớn được đi
học đầy đủ. Có nhiều cá nhân tổ chức hằng năm có những suất học bổng trao tặng cho
những học sinh có thành tích học tốt.
Về y tế, khu phố nằm gần các trạm y tế nhỏ, các phòng khám tư nhân trên đường Tô
Ký, đường Nguyễn Ảnh Thủ cũng thuận lợi cho việc khám chữa bệnh cho người dân, với

đội ngũ bác sĩ, y tá tận tâm, nhiệt tình. Những bác sĩ tư nhân thường làm ở bệnh viện lớn
có phòng mạch riêng, có kinh nghiệm trong việc khám chữa bệnh.
2.5.

An ninh trật tự

An ninh trật tự trên khu phố 6 được đảm bảo, các tệ nạn xã hội có xu hướng giảm,
chính quyền nơi đây cũng đã có những biện pháp tích cực trong việc tuyên truyền người
dân về phòng chống các tệ nạn xã hội, trộm cướp, chủ động trong việc bảo vệ tài sản
riêng của gia đình mình.

II.

MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CHUNG VỀ KHU PHỐ 6, PHƯỜNG TRUNG MỸ
TÂY, QUẬN 12

1. Lược sử hình thành

Phường Trung Mỹ Tây được thành lập theo Nghị định số 03/NĐ-CP ngày 06/01/1997
của Chính phủ. Ngày 01 tháng 04 năm 1997 chính thức đi vào hoạt động trên cơ sở được
tách ra từ xã Trung Chánh, huyện Hóc Môn và trên cơ sở tách toàn bộ diện tích - dân số
của 5 xã An Phú Đông, Đông Hưng Thuận, Tân Thới Hiệp, Tân Thới Nhất, Thạnh Lộc và
một phần hai xã Tân Chánh Hiệp, Trung Mỹ Tây của huyện Hóc Môn. Hiện tại quận 12
gồm có 11 phường: An Phú Đông, Đông Hưng Thuận, Tân Thới Hiệp, Tân Thới Nhất,
6
SVTH: DƯƠNG THỊ HỒNG HẠNH

GVHD: TH.S TRỊNH THỊ THƯƠNG



BÁO CÁO THỰC HÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN

Tân Hưng Thuận, Thạnh Lộc, Thạnh Xuân, Trung Mỹ Tây, Thới An, Tân Chánh Hiệp,
Hiệp Thành.
Từ sau khi thành lập phường, khu phố 6 thuộc khu phố 1 của phường, đến năm 2009
khu phố 6 được tách ra khỏi khu phố 1 từ đây khu phố 6 được thành lập có 570 hộ dân và
dân số 4600 dân. Sau khi khu phố 6 được thành lập các tuyến đường giao thông đa phần
là đường đất nhưng được sự quan tâm của Đảng ủy, UBND và các ban ngành của phường
và lãnh đạo của chi bộ Ban điều hành khu phố 6, đặc biệt là nhân dân khu phố 6 thì các
tuyến đường đã được nâng cấp rải nhựa, và từng bước khắc phục những khó khăn để
vươn lên.
2. Điều kiện kinh tế, xã hội

Tình hình dân trong khu phố còn nghèo, người dân chủ yếu là cán bộ quân đội và cán
bộ nghĩ hưu. Từ năm 2010 cho đến nay hộ nghèo giảm còn 2%, đời sống nhân dân từ đây
cũng được cải thiện ngày càng được nâng lên. Hầu hết các gia đình trong khu phố có con
em đến tuổi đi làm đều có việc làm và có thu nhập ổn định. Nghề chủ yếu của bà con nơi
đây là ngành may mặc: may công nghiệp hoặc may gia công. Bên cạnh đó thì có các dịch
vụ buôn bán vừa và nhỏ, có các dịch vụ buôn bán khác, ngoài ra còn có số người tham
gia các việc trong các ngành hiện đại khác nhau,… Khu phố 6 hiện nay có 95,18% hộ gia
đình đạt tiêu chuẩn văn hóa, trình độ văn hóa nâng cao có 85% hộ gia đình có con em có
trình độ Cao đẳng Đại học, các tệ nạn ma túy, trộm cướp giảm dần.
3. Cơ cấu tổ chức nhân sự

BAN ĐIỀU HÀNH KHU PHỐ 6
CHÍNH TRỊ
Gồm các ban ngành
-

Mặt trận

7

SVTH: DƯƠNG THỊ HỒNG HẠNH

GVHD: TH.S TRỊNH THỊ THƯƠNG


BÁO CÁO THỰC HÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN
-

Cựu chiến binh
Chi hội phụ nữ
Đoàn thanh niên
Hội người cao tuổi

BAN MẶT TRẬN
-

Đoàn Xuân Thanh : trưởng ban công tác mặt trận
Nguyễn Thọ Bình : Phó ban công tác mặt trận khu phố

Thành viên
-

Phạm Huy Càng : bí thư chi bộ
Nguyễn Thị Huyền : chi hội trưởng hội phụ nữ
Nguyễn Thị Thu Trang : bí thư đoàn
Phạm Ngọc Long : chi hội trưởng hội người cao tuổi
Nguyễn Thị Yến : tổ trưởng tổ 20


CẤP ỦY
-

Gồm 5 thành viên
Phạm Huy Càng : bí thư chi bộ
Ngô Xuân Thỉ : phó bí thư chi bộ
Hoàng Xuân Thanh : chi ủy viên
Nguyễn Văn Hoàng : chi ủy viên
Doãn Thị Chè : chi ủy viên

8
SVTH: DƯƠNG THỊ HỒNG HẠNH

GVHD: TH.S TRỊNH THỊ THƯƠNG


BÁO CÁO THỰC HÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN

PHẦN B:
TIẾN TRÌNH CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN
ĐỀ TÀI: CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI NGƯỜI CAO TUỔI
I: Một vài khái quát về người cao tuổi
1. Khái niệm

Có rất nhiều khái niệm khác nhau về người cao tuổi. Trước đây, người ta thường
dùng thuật ngữ người già để chỉ những người có tuổi, hiện nay “người cao tuổi” ngày
càng được sử dụng nhiều hơn. Hai thuật ngữ này tuy không khác nhau về mặt khoa học
song về tâm lý, “người cao tuổi” là thuật ngữ mang tính tích cực và thể hiện thái độ tôn
trọng.
Theo quan điểm y học: Người cao tuổi là người ở giai đoạn già hóa gắn liền với

việc suy giảm các chức năng của cơ thể.
Về mặt pháp luật: Luật Người cao tuổi Việt Nam năm 2010 quy định: Người cao
tuổi là “Tất cả các công dân Việt Nam từ 60 tuổi trở lên”.
Theo WHO: Người cao tuổi phải từ 70 tuổi trở lên.
Một số nước phát triển như Đức, Hoa Kỳ… lại quy định người cao tuổi là những
người từ 65 tuổi trở lên. Quy định ở mỗi nước có sự khác biệt là do sự khác nhau về lứa
tuổi có các biểu hiện về già của người dân ở các nước đó khác nhau. Những nước có hệ
thống y tế, chăm sóc sức khỏe tốt thì tuổi thọ và sức khỏe của người dân cũng được nâng
cao. Do đó, các biểu hiện của tuổi già thường đến muộn hơn. Vì vậy, quy định về tuổi của
các nước đó cũng khác nhau.
Theo quan điểm của Công tác xã hội: Với đặc thù là một nghề trợ giúp xã hội, công
tác xã hội nhìn nhận về người cao tuổi như sau: Người cao tuổi với những thay đổi về
tâm sinh lý, lao động – thu nhập, quan hệ xã hội sẽ gặp nhiều khó khăn, vấn đề trong
cuộc sống. Do đó, người cao tuổi là một đối tượng yếu thế, đối tượng cần sự trợ giúp của
công tác xã hội.
2. Đặc điểm tâm sinh lý của người cao tuổi
2.1.

Đặc điểm sinh lý
a. Quá trình lão hóa
9
SVTH: DƯƠNG THỊ HỒNG HẠNH

GVHD: TH.S TRỊNH THỊ THƯƠNG


BÁO CÁO THỰC HÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN

Lão hóa là quá trình tất yếu của cơ thể sống. Lão hóa có thể đến sớm hay muộn tùy
thuộc vào cơ thể từng người. Khi tuổi già các đáp ứng kém nhanh nhạy, khả năng tự điều

chỉnh và thích nghi cũng giảm dần, tất nhiên sức khỏe về thể chất và tinh thần giảm sút.
Về thể xác trong giai đoạn này cơ thể bắt đầu có những thay đổi theo chiều hướng đi
xuống.
-

Diện mạo thay đổi: Tóc bạc, da mồi, có thêm nhiều nếp nhăn. Da trở nên khô và thô hơn.
Trên cơ thể, đầu và mặt xuất hiện mụn cơm nhiều hơn. Ở tuổi già có những nếp nhăn là
do lớp mỡ ở dưới lớp da mất đi cũng như do da không còn tính chất đàn hồi. Các mạch

-

máu mỏng vỡ ra, tạo thành các chất xanh đen nhỏ dưới da
Bộ răng yếu làm cho người cao tuổi ngại dùng các thức ăn cứng, khô, dai dù thức ăn này
giàu vitamin, đạm và chất khoáng. Người cao tuổi thường chọn các thức ăn mềm

-

Các cơ quan cảm giác: Cảm giác - nghe nhìn, nếm và khứu giác cùng với tuổi tác ngày
càng cao thường bắt đầu hoạt động kém hiệu quả.

-

Các cơ quan nội tạng:
Tim là một cơ bắp có trình độ chuyên môn hoá cao cùng với tuổi tác cũng phải chịu
những vấn đề tương tự như các cơ bắp khác của cơ thể. Tim phụ thuộc vào hiệu quả hoạt
động của hệ tuần hoàn, mà có thể là nguyên nhân phát sinh nhiều vấn đề liên quan đến
lão hoá.
Phổi của người già thường làm việc ít hiệu quả khi hít vào và lượng ôxy giảm. Khả
năng dự phòng của tim, phổi và các cơ quan khác cùng với cũng giảm sút. Người già
thích nghi với các điều kiện rét chậm hơn. Người già dễ dàng bị cảm lạnh, nhiệt độ có thể

hạ thấp sẽ rủi ro nghiêm trọng cho sức khoẻ của họ. Họ cũng phải chịu đựng những khó
khăn tương tự khi trong trường hợp cần thiết phải tiếp cận với nhiệt độ cao.

-

Khả năng tình dục giảm: Do sự thay đổi của nội tiết tố, ham muốn tình dục ở người cao
tuổi cũng giảm rõ rệt. Ở người già xương và khớp không còn linh hoạt, mềm dẻo, các cơ
đều yếu đi dẫn đến mọi cử động đều chậm chạp, vụng về. Người già hay bị mệt mỏi, mọi

hành vi, cử chỉ yêu đương gặp khó khăn
b. Các bệnh thường gặp ở người cao tuổi
Người cao tuổi thường mắc các bệnh về:
10
SVTH: DƯƠNG THỊ HỒNG HẠNH

GVHD: TH.S TRỊNH THỊ THƯƠNG


BÁO CÁO THỰC HÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN

2.2.

-

Các bệnh tim mạch và huyết áp: Cao huyết áp, nhồi máu cơ tim, suy tim, loạn nhịp tim…
Các bệnh về xương khớp: Thoái hóa khớp, loãng xương, bệnh gút…
Các bệnh về hô hấp: Cảm sốt, viêm họng – mũi, cúm, viêm phế quản, viêm phổi, ung thư

-


phổi…
Các bệnh răng miệng: Khô miệng, sâu răng, bệnh nha chu…
Các bệnh về tiêu hóa và dinh dưỡng: Rối loạn tiêu hóa, suy dinh dưỡng…
Ngoài ra người cao tuổi còn hay mắc các bệnh về ung bướu, bệnh thần kinh và các bệnh
về sức khỏe tâm thần…
Đặc điểm tâm lý
Trạng thái tâm lý và sức khỏe của người cao tuổi không chỉ phụ thuộc vào nội lực
của bản thân mà còn phụ thuộc vào môi trường xã hội, đặc biệt là môi trường văn hóa tình cảm và quan trọng nhất là môi trường gia đình. Khi bước sang giai đoạn tuổi già,
những thay đổi tâm lý của mỗi người mỗi khác, nhưng tựu trung những thay đổi thường
gặp là:

a. Hướng về quá khứ

Để giải tỏa những ưu phiền thường nhật trong cuộc sống hiện tại, người cao tuổi
thường thích hội họp, tìm lại bạn cũ, cảnh xưa, tham gia hội ái hữu, hội cựu chiến binh...
Họ thích ôn lại chuyện cũ, viết hồi ký, tái hiện kinh nghiệm sống cũng như hướng về cội
nguồn: Viếng mộ tổ tiên, sưu tầm cổ vật…
b. Chuyển từ trạng thái “tích cực” sang trạng thái “tiêu cực”

Khi về già người cao tuổi phải đối mặt với bước ngoặt lớn lao về lao động và nghề
nghiệp. Đó là chuyển từ trạng thái lao động (bận rộn với công việc, bạn bè) sang trạng
thái nghỉ ngơi, chuyển từ trạng thái tích cực khẩn trương sang trạng thái tiêu cực xả hơi.
Do vậy người cao tuổi sẽ phải tìm cách thích nghi với cuộc sống mới. Người ta dễ gặp
phải “hội chứng về hưu”.
c. Những biểu hiện tâm lý của người cao tuổi

Những biểu hiện tâm lý của người cao tuổi có thể được liệt kê như sau:
- Sự cô đơn và mong được quan tâm chăm sóc nhiều hơn : Con cháu thường bận
rộn với cuộc sống. Điều này làm cho người cao tuổi cảm thấy mình bị lãng quên, bị bỏ
rơi. Họ rất muốn tuổi già của mình vui vẻ bên con cháu, muốn được người khác coi mình


11
SVTH: DƯƠNG THỊ HỒNG HẠNH

GVHD: TH.S TRỊNH THỊ THƯƠNG


BÁO CÁO THỰC HÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN

không là người vô dụng. Họ rất muốn được nhiều người quan tâm, lo lắng cho mình và
ngược lại. Họ sợ sự cô đơn, sợ phải ở nhà một mình.
- Cảm nhận thấy bất lực và tủi thân: Đa số người cao tuổi nếu còn sức khỏe vẫn
còn có thể giúp con cháu một vài việc vặt trong nhà, tự đi lại phục vụ mình, hoặc có thể
tham gia được các sinh hoạt giải trí, cộng đồng. Nhưng cũng có một số người cao tuổi do
tuổi tác đã cao, sức khỏe giảm sút nên sinh hoạt phần lớn phụ thuộc vào con cháu. Do
vậy dễ nảy sinh tâm trạng chản nản, buồn phiền, hay tự dằn vặt mình. Người cao tuổi mà
tuổi càng cao thì sức khỏe lại càng giảm sút, đi lại chậm chạp, không còn khả năng lao
động, quan niệm sống khác với thế hệ sau... nên chỉ một thái độ hay một câu nói thiếu tế
nhị có thể làm cho họ tự ái, tủi thân cho rằng mình già rồi nên bị con cháu coi thường.
- Nói nhiều hoặc trầm cảm: Vì muốn truyền đạt kinh nghiệm sống cho con cháu,
muốn con cháu sống theo khuôn phép đạo đức thế hệ mình nên họ hay bắt lỗi, nói nhiều
và có khi còn làm cho người khác khó chịu. Với một bộ phận người cao tuổi bảo thủ và
khó thích ứng với sự thay đổi, cộng với sự giảm sút của sức khỏe, khả năng thực hiện
công việc hạn chế, nếu thời trẻ có những ước mơ không thực hiện được, hoặc không thỏa
đáng, không hài lòng... có thể xuất hiện triệu chứng của bệnh trầm cảm. Họ trở thành
những người trái tính, hay ghen tỵ, can thiệp sâu vào cuộc sống riêng tư của con cháu vì
họ cho rằng mình có quyền đó.
- Sợ phải đối mặt với cái chết: Sinh – tử là quy luật của tự nhiên, dù vậy người cao
tuổi vẫn sợ phải đối mặt với cái chết. Cũng có những trường hợp các cụ bàn việc hậu sự
cho mình, viết di chúc cho con cháu... có những cụ không chấp nhận, lảng tránh điều đó

và sợ chết.
Với những thay đổi chung về tâm lý của người cao tuổi đã trình bày ở trên dẫn đến
việc một bộ phận người cao tuổi thường thay đổi tính nết. Con cháu cần chuẩn bị sẵn tâm
lý để đón nhận thực tế này nhằm có những ứng xử phù hợp.
II: Tiến Trình Công Tác Xã Hội Cá Nhân

12
SVTH: DƯƠNG THỊ HỒNG HẠNH

GVHD: TH.S TRỊNH THỊ THƯƠNG


BÁO CÁO THỰC HÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN

Tiến trình công tác xã hội cá nhân gồm 7 bước: tiếp cận đối tượng xác định vấn đề
ban đầu; thu thập thông tin về thân chủ; đánh giá, chẩn đoán; xác định vấn đề; xây dựng
kế hoạch hỗ trợ, trị liệu; triển khai kế hoạch; lượng giá.
Sau thời gian được giáo viên hướng dẫn tìm hiểu và lựa chọn để nhóm sinh viên
chúng tôi có địa điểm thực hành tại khu phố 6, phường Trung Mỹ Tây. Nhóm sinh viên
đã tiếp cận địa phương và có buổi nói chuyện với bá Thỉ trưởng khu phố 6 để nắm bắt
tình hình người dân trong tổ cũng như những vấn đề liên quan.
Trung Mỹ Tây ngày 14/4/2015
Buổi đầu tiên làm việc, diễn ra không mấy suôn sẻ, vì hầu hết người dân chưa tin
tưởng, chỉ có thể thăm hỏi một số vấn đề liên quan đến cộng đồng ở khu phố.
Mục đích cuộc nói chuyện nhằm tạo lập mối quan hệ, sự gắn kết giữa sinh viên và
người dân địa phương, tìm hiểu một số thông tin tổng quan về địa phương.
Được bác Thỉ cho biết:
Trong khu phố, có một số đối tượng khá đặc biệt, như hộ nghèo có 3 hộ, người gia
neo đơn có 3 hộ, người già không neo đơn, nhưng sống một mình có hai hộ.
Cùng với thực hành môn phát triển cộng đồng, nhóm tôi đã có cơ hội tiếp xúc với

những người dân ở đây thông qua việc thu thập thông tin về cộng đồng.
Hoàn Cảnh Tiếp Nhận Thân Chủ
Sau khi được sự cho phép và đồng ý của lãnh đạo khu phố, sinh viên thực hành đã
tiến hành gặp gỡ thân chủ và thông qua các cuộc vấn đàm và trò chuyện với thân chủ
sinh viên đã có được những thông tin về thân chủ cũng như hoàn cảnh gia đình. Sinh
viên thực hành tóm tắt lại hoàn cảnh của thân chủ như sau:

Bà N.T.T, 65 tuổi, địa chỉ khu phố 6, phường Trung Mỹ Tây, quận 12.
Bà hiện đang sống với gia đình con trai cả và hai đứa cháu nội,chồng mất, có hai
người con cùng đã có nhà và gia đình. Bà là người sống vui vẻ, trước khi chồng bà mất,
bà thường tham gia các hoạt động xã hội và hội phụ nữ, hội người cao tuổi, hội mẹ. Sau
năm 2012 , bà thường bị đau nhức khớp, chân tay ,đau thận nhưng bà không nói cho con
13
SVTH: DƯƠNG THỊ HỒNG HẠNH

GVHD: TH.S TRỊNH THỊ THƯƠNG


BÁO CÁO THỰC HÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN

cháu biết làm bệnh càng ngày càng nặng hơn. Bà ít tham gia các hoạt động hơn, thường
sinh hoạt trong nhà, ít tiếp xúc với hàng xóm. Từ đó bà ít chia sẻ cảm xúc, nhưng rất
quan tâm đến người thân. Sợ làm phiền con cháu.

1. Tiếp Cận Đối Tượng

Đó là ngày thứ hai khi nhóm tôi tiếp xúc với người dân ở cộng đồng, sau khi được
bác Thỉ giới thiệu để lấy ý kiến của người dân về tình hình chung của cộng đồng. Tôi
được tiếp xúc với bà T.
Phúc trình lần 1.

Họ và tên thân chủ: Nguyễn Thị T
Sinh viên: Dương Thị Hồng Hạnh
Địa điểm: Văn phòng khu phố 6, phường Trung Mỹ Tây.
Thời gian: 8h00 ngày 13/04/2015
Mục đích tiếp cận và làm quen tạo mối quan hệ và lấy thông tin từ thân chủ.
Nội dung cuộc vấn đàm
Sv : Cháu chào bà ạ! Bà đi
đâu thế ạ

Thái độ của thân
chủ
Chú ý, nghe, mỉm
cười

Kỹ năng sinh viên
thực hiện
Kĩ năng giao tiếp,
tự giới thiệu, tạo
lập mối quan hệ

Nhận xét của
kiểm huấn viên

Bà: Chào cháu, bà đi làm
giấy tờ cho thằng cả ấy
mà!
Sv: Cháu rất vui khi được
gạp bà ở đây ạ!Cháu là
sinh viên trường đại học
lao động xã hội. Nhóm

của cháu đang thực hành
môn Phát triển cộng đồng
và Công tác xã hội cá
Hợp tác.
14
SVTH: DƯƠNG THỊ HỒNG HẠNH

GVHD: TH.S TRỊNH THỊ THƯƠNG


BÁO CÁO THỰC HÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN

nhân. Hôm nay cháu đến
tìm hiểu thông tin về cộng
đồng, về những nhu cầu
của người dân mong bà
giúp đỡ cháu ạ!
Phản hồi
Bà : Ừ! Bà thì có thể giúp
được gì?

Kĩ năng đặt câu hỏi

Sv : Dạ bà giúp cháu trả
lời một số câu hỏi ạ?
Bà : Cháu cứ hỏi đi.
Sv: Bà ơi tên bà là gì ạ?
Bà: Bà tên T cháu à!
Sv: Bà cho cháu hỏi tuổi
bà được không ạ?

Bà: À bà năm nay 65 rồi
cháu.

Phản hồi
Chia sẻ thông tin

Cung cấp thông tin

Ánh mắt chân
thành, giọng nói
nhẹ nhàng.

Sv : : Dạ cho cháu hỏi là
bà sống ở đây với ai ạ?
Bà : Bà ở với con trai cả
Sv : Bà ở với con trai cả ạ?
Bà: Bà có hai người con
đều lấy vợ cả rồi, thằng út
thì nhà ở gần đây.

Khai thác thông tin

Sv : Vậy các anh chị có
hay ở nhà với bà không ạ?
Bà : thằng cả đi làm miết,
thằng út thì lâu lâu nó
15
SVTH: DƯƠNG THỊ HỒNG HẠNH

GVHD: TH.S TRỊNH THỊ THƯƠNG



BÁO CÁO THỰC HÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN

mới ghé nhà!

Chia sẻ thông tin

Sv : Vậy nguồn chi tiêu
của bà từ đâu ạ ?
Bà : Con bà lo cho bà mọi
thứ.

Phản hồi
Thực hiện kỹ năng
quan sát, đặt câu
hỏi.

Sv : Bà sống ở khu phố
này lâu chưa ạ?
Bà : Cũng lâu rồi cháu.
Sv: BÀ ở đây lâu vậy thì bà
cảm thấy ở khu phố mình
có những gì khó khăn
không ạ?

Đặt câu hỏi

Bà: cũng có cháu à, như
bà già rồi muốn có nơi

sinh hoạt mà hiện giờ khu
phố mình chưa có cháu à.

Phản hồi thông tin

Sv : vậy còn tình hình ô
nhiễm môi trường có xảy
ra không ạ?
Bà : Có vài tụ điểm, người
dân xả rác bừa bãi.

Tìm hiểu mong
muốn của thân chủ
Hay xoa khớp tay
.

Sv : Tình hình an ninh trật
tự có tốt không ạ?
Bà : An ninh ở đây cũng
tốt cháu à. MÀ còn cái
mương nữa nó bị ô nhiễm
bốc mùi hôi lắm cháu!
Cười đôn hậu
Sv : Vậy theo bà thấy thì ở
khu phố mình còn có
16
SVTH: DƯƠNG THỊ HỒNG HẠNH

GVHD: TH.S TRỊNH THỊ THƯƠNG



BÁO CÁO THỰC HÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN

những vấn đề gì bất cập
ạ?
Bà : Thì đấy! Môi trường
có vài chỗ còn rác thải,
đường bị ngập nước vào
mùa mưa, còn những thứ
khác thì tốt.

Cám ơn thân chủ vì
đã hợp tác và hẹn
gặp lại thân chủ vào
hôm sau.
Trả lời nhiệt tình

Sv: Dạ! Vậy bà có mong
muốn cải thiện điều gì ở
tổ mình không ạ?
Bà : Có chứ, mong muốn
làm khu vui chơi, nạo vét
cống, xử lý những tụ điểm
còn rác thải..
Sv :dạ! Cháu cám ơn bà
rất nhiều đã giúp đỡ
chúng cháu hiểu hơn về
tổ dân phố mình, cháu
không làm phiền bà nữa
ạ! Cháu chào bà và chúc

bà sức khỏe! Hôm sau
cháu sẽ quay lại nhé ạ!

Chào tạm biệt

Bà : Chào cháu! Chúc
cháu học giỏi, làm việc
tốt.
Sv : Cháu chào bà!

Lượng giá: trong buổi nói chuyện đầu tiên đã làm quen và tạo lập mối quan hệ với thân
chủ, nhưng chủ yếu để lấy thông tin về cộng đồng và một số thông tin cá nhân như: tên,
tuổi của bà, noi bà sống. Tôi cảm thấy dễ gần gũi và thân thiện, điều này giúp tôi tiếp xúc
và tạo lập niền tin cho bà trong lần phúc trình sau. . Bà T đã 65 tuổi nhưng tinh thần còn
17
SVTH: DƯƠNG THỊ HỒNG HẠNH

GVHD: TH.S TRỊNH THỊ THƯƠNG


BÁO CÁO THỰC HÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN

rất tốt vui vẻ hào đồng, trí nhớ khá minh mẫn,. Tương đối hợp tác, và cho những ý kiến
đóng góp của của cộng đồng khá giống những hộ khác.
- Biết được các nguồn lực hỗ trợ cho thân chủ. Thân chủ nhiệt tình chia sẻ và trao
đổi với sinh viên thực hành.
- Kế hoạch cho lần phúc trình sau: Tôi sẽ cố gắng thu thập thêm thông tin từ phí
thân chủ, vận dụng tốt kỹ năng và kiến thức đã học cho lần phúc trình sau và xác định
vấn đề của thân chủ.


2. Thu thập thông tin

Phúc trính lần 2
Lần gặp đầu tiên gặp mục đích là từ việc lấy thông tin về cộng động, chưa hướng
nhiều đến việc lấy thông tin cá nhân. Vì còn ngại và lúng túng trung việc đặt câu hỏi vậy
nên việc xác định vấn đề của thân chủ còn gặp khó khăn, thu thập thông tin liên quan đến
các vấn đề cũng như sự tác động đến thân chủ giúp chúng ta có thể xác định được vấn đề
cũng như nguyên nhân dẫn đến vấn đề của thân chủ.
Cuộc gặp gỡ diễn ra tại nhà bà T
Thân chủ: bà T
Người thực hiện: Dương Thị Hồng Hạnh
Địa điểm thục hiện: tại nhà bà T.
Thời gian thực hiện: 15/04/2015
Mục đích: trò chuyện với thân chủ để xác định vấn đề cần giúp đỡ của thân chủ để
tiến hành cùng thân chủ lập kế hoạch và định hướng cho thân chủ thực hiện.

18
SVTH: DƯƠNG THỊ HỒNG HẠNH

GVHD: TH.S TRỊNH THỊ THƯƠNG


BÁO CÁO THỰC HÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN

Nội dung cuộc vấn đàm

Thái độ của thân
chủ

Sv: Bà ơi! Bà có nhà

không ạ?
Thân chủ : Ai đấy?
Sv: Cháu chào bà ạ?
Xét nét
Bà: Có việc gì không
cháu?
Sv: Dạ cháu là cô sinh
viên hôm trước làm về
Phát triển cộng đồng có
vô nhà bà một lần rồi đó
ạ! Hôm nay cháu đến để
hỏi thăm bà một chút ạ! Thắc mắc
Bà : sao cháu biết nhà
bà?

Kỹ năng sinh viên
sử dụng
Chào hỏi

Nhận xét của kiểm
huấn viên

Giới thiệu lại.

Giọng nói chân
thành.
19

SVTH: DƯƠNG THỊ HỒNG HẠNH


GVHD: TH.S TRỊNH THỊ THƯƠNG


BÁO CÁO THỰC HÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN

Sv: Dạ cháu hỏi bác
trưởng khu phố đó ạ.
Cháu có thể giúp bà làm
việc ạ.
Bà : Bà đang nấu cơm
đợi con dâu rước mấy
đứa cháu về ăn cơm.
Sv: Vậy cháu vào bà nấu
được không ạ?
Bà : Mà có chuyện gì thì
cháu cứ hỏi, hôm trước
vấn đề về tổ dân phố bà
nói hết rồi mà.
SV : Dạ, hôm trước cháu
thực hành môn phát
triển cộng đồng, hôm
nay cháu đến làm tiếp
môn công tác xã hội cá
nhân ạ!
Bà : à vậy à!
Sv: Bà cho cháu vào với
ạ! Cháu không làm phiền
bà đâu ạ!
Bà : ừ vậy cháu vào đi.
Sv: Cháu cám ơn bà ạ!

Cháu làm giúp bà nhé!
Bà: Không đâu! Để bà
làm, cháu ngồi chơi đi.
Uống nước không?
Sv: Dạ cháu cám ơn ạ!
Bà cứ tất bật cả ngày vậy
chắc là mệt phải không
bà ? mà bà chỉ cháu nấu
mấy món ăn được không
ạ,khoản này cháu dở
lắm.!
Bà : ừ cái gì chứ nấu ăn
thì bà số một rồi( cười
lớn).

E dè, đề phòng
Tìm lý do để tiếp
cận

Hỏi cặn kẽ

Trình bày lý do.

Đồng ý tiếp xúc

Thân thiện
nhiệt tình




Đề nghị giúp đỡ
Quan tâm, tạo
bầu không khí
thân thiện
Khai thác sự đồng
thuận về sở thích
để dễ gần gũi với
thân chủ hơn.

Trò chuyện

Đặt câu hỏi
Xoa bóp tay

20
SVTH: DƯƠNG THỊ HỒNG HẠNH

GVHD: TH.S TRỊNH THỊ THƯƠNG


BÁO CÁO THỰC HÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN

Sv: vậy con dâu bà có
phụ giúp bà không ạ?
Phản hồi.
Bà : nó may cả ngày nên
Quan tâm, hỏi
bà không muốn làm
han
phiền nó. Nó còn đón

con nữa.Bà già rồi, không
làm được gì cho con
cháu nữa, thì phải tự lo
cho mình thôi chứ cháu.
Sv : Bà thường ăn những
món gì ạ?
Bà : Ăn rau, ăn rau có lợi
cho sức khỏe, răng bà
Thể hiện suy nghĩ,
yếu rồi, không thích ăn
cảm xúc
thịt cá.
Sv: dạ! Vậy bà có hay đi
sinh hoạt ở khu phố
không ạ.
Bà : Bà già rồi chân tay
hay nhức mỏi, đau khớp
nên đi đâu cũng bất tiện.
Sv : dạ, mà bà ơi, Cháu
quét nhà cho bà nhé!
Bà : thôi để đấy bà.
Sv :Dạ, ...không sao đâu
bà để cháu phụ bà ạ.
Bà : Ừ! Cháu quét đi.
Bà : Thế cháu học ngành
đó có vất vả không?
Sv : Dạ có ạ! Cháu cũng
lo lắng nhiều việc ạ! Hôm
nay cháu gặp bà là để
làm môn công tác xã hội

cá nhân ạ!
Bà : Ừ! Mà bà thì giúp
được gì cho cháu?
Sv : Bà nói chuyện với
cháu là giúp cháu rồi ạ!
Bà : Bà cũng thấy mấy

Đặt câu hỏi
Tay đấm lưng

Hồi tưởng.
Khai thác thông
tin.

Phản hồi

Quan sát, đặt câu
hỏi
Đồng cảm

Thân thiện hơn.

21
SVTH: DƯƠNG THỊ HỒNG HẠNH

GVHD: TH.S TRỊNH THỊ THƯƠNG


BÁO CÁO THỰC HÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN


đứa trẻ giờ hay đi tình
nguyện giúp dân này nọ
rồi thấy mùa hè xanh,
nghề này nghe hay nhỉ!
Sv : Bà có hay đi giao lưu
với các bác trong khu
phố không ạ!?.
Bà : Trước đây, bà còn
tham gia văn nghệ cho
phường , nhưng giờ chân
tay đau miết nên ở nhà
thường xuyên thôi. Lại
còn thân đau nên bà ít đi
đây đó.
Sv : Bệnh tình của bà lâu
chưa ạ? Bà có hay đi
bệnh viện điều trị không
ạ?
Bà : Không cháu à, già cả
thì ai chả thế với lại bà
không muốn tụi nó lo
lắng.
Sv: vậy con bà không biết
bà bị đau nhức à!
Bà: thằng Như đi làm
suốt còn vợ nó thì cũng
lo làm, may quần áo.
Chúng nó có bảo bà đi
khám mà bà không
muốn tới bệnh viện mùi

thuốc làm bà sọ. ( xoa
khớp tay)
Sv: vậy sao được ạ!bà bị
đau thì bà phải để anh
chị đưa bà đi khám chứ
ạ.
Bà: ôi dời! bệnh người
già mà cháu khám cũng
sao mà hết được mà
cơm chín rồi.

Quan tâm
Buồn, giọng trầm
xuống.

Quan sát,

Tâm sự
Thể hiện cảm
xúc , mặt hơi Nghe chăm chú.
buồn, suy tư
Quan tâm
Thấu cảm
Đôn hậu, vui vẻ
.

Đặt câu hỏi
Hẹn gặp trong
thời gian tới


Chào tạm biệt

Chào tạm biệt

22
SVTH: DƯƠNG THỊ HỒNG HẠNH

GVHD: TH.S TRỊNH THỊ THƯƠNG


BÁO CÁO THỰC HÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN

Sv : Bà ở đây, có lúc nào
bà cảm thấy buồn không
ạ?
Bà : Có, nhưng rồi cũng
qua, bà đã sống quá lâu
rồi, cảm xúc cũng không
còn trẻ giống các cháu.
Buồn cũng không thể
làm gì khác, ở thành phố
này, bạn bè hàng xóm
cũng ít ai qua lại với
nhau.
Sv : Những lúc như vậy,
bà làm gì ạ?
Bà : Bà xem tivi, nấu ăn
cho cả nhà!
Con cháu bà thì bận rộn
tuy có con dâu nhưng nó

cũng bận việc mất.
Sv : Cháu đến chơi với bà
như vậy bà có vui không
ạ?
Bà : Vui chứ! Có cháu trò
chuyện nãy giờ, bà cũng
đỡ.
Sv : Dạ! Vậy sau này cháu
sẽ đến thăm bà nữa nhé!
Bà : Ừ! Lúc nào, cháu có
thời gian thì sang đây
chơi!
Sv : Dạ! Chắc bà cũng
mệt rồi, hôm nay nói
chuyện đến đây thôi bà
nhé! Bà nghỉ ngơi đi ạ!
Bà : Ừ! Vậy cháu về cẩn
thận nhé! Hôm nào ghé
chơi.
Sv : Dạ! Cháu chào bà ạ!

23
SVTH: DƯƠNG THỊ HỒNG HẠNH

GVHD: TH.S TRỊNH THỊ THƯƠNG


BÁO CÁO THỰC HÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN

Lượng giá: Qua buổi nói chuyện đã tạo lập được mối quan hệ khá gần gũi và tin

tưởng, nắm được tính hình của thân chủ, biết được những sinh hoạt hằng ngày và những
mối quan hệ của thân chủ. Nắm được những thông tin của thân chủ.
Khó khăn: trong quá trình nói chuyện thân chủ có những lúc chia sẻ không hết
thông tin vì những lý do nào đó, thân chủ luôn tỏ ra bình thường, nhưng thực chất còn gì
đó hơi e ngại.
Kế hoạch lần sau: tiếp tục khai thác thông tin từ thân chủ để xác định đúng vấn đề
khó khăn mà thân chủ gặp phải.

Phúc trính lần 3
Cuộc gặp gỡ diễn ra tại nhà bà T
Thân chủ: bà T
Người thực hiện: Dương Thị Hồng Hạnh
Địa điểm thục hiện: tại nhà bà T.
Thời gian thực hiện: 8h30 ngày 18/04/2015

24
SVTH: DƯƠNG THỊ HỒNG HẠNH

GVHD: TH.S TRỊNH THỊ THƯƠNG


BÁO CÁO THỰC HÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN

Mục đích: Mục đích cuộc vấn đàm nhằm kiểm tra lại những một số vấn đề của
thân chủ.

Nội dung cuộc vấn đàm

Thái độ của thân
chủ


Theo như kế hoạch đã
được hẹn với bà T. Khi
tôi đến tôi thấy bà đang
ngồi đọc báo.
SV: cháu chào bà, bà
đang đọc báo ạ?
Thân chủ: à chào cháu,
vào nhà đi. Bà đang xem Thân thiện
bữa nay có tin tức gì
không?
SV: dạ vâng ạ. Hôm nay
bà cảm thấy thế nào ạ!
Thân Chủ: vẫn như mọi
ngày thôi cháu.lưng bà
hơi đau.
SV: vậy bà ngồi nghỉ đi ạ!
Thân chủ: ừ bà không
sao đâu. Cháu ngồi đi.
Mà môn học của cháu
sao rồi?
SV: hi. Bữa nay cháu tới
đế xin bà thêm một số
thông tin đây ạ!
Thân chủ: ừ có gì cháu
cứ hỏi bà giúp cho.
SV: cháu cảm ơn bà đã
hợp tác nhiệt tình ạ! Vậy
bà ơi hai người con trai Thái độ vui vẻ hợp
của bà năm nay bao tác

nhiêu tuổi rồi ạ?

Kỹ năng sinh viên
sử dụng

Nhận xét của kiểm
huấn viên

Hỏi thăm

Đặt câu hỏi

Quan tâm

Nêu mục đích
đến gặp thân chủ

Cảm ơn

25
SVTH: DƯƠNG THỊ HỒNG HẠNH

GVHD: TH.S TRỊNH THỊ THƯƠNG


×