Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

Vai trò của hội nhập quốc tế trong lĩnh vực truyền hình trả tiền ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.11 MB, 115 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
---------------------------------------

LÊ THỊ TUYẾT MINH

VAI TRÒ CỦA HỘI NHẬP QUỐC TẾ TRONG
LĨNH VỰC TRUYỀN HÌNH TRẢ TIỀN Ở VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUAN HỆ QUỐC TẾ

Hà Nội - 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
---------------------------------------

LÊ THỊ TUYẾT MINH

VAI TRÒ CỦA HỘI NHẬP QUỐC TẾ TRONG
LĨNH VỰC TRUYỀN HÌNH TRẢ TIỀN Ở VIỆT NAM

Luận văn Thạc sỹ chuyên ngành: Quan hệ quốc tế
Mã số 60310206

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Bùi Thành Nam

Hà Nội - 2015



LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài nghiên cứu này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ to
lớn và quý báu của các Thầy – Cô, nhà trường, cơ quan, đồng nghiệp, bạn bè,
và gia đình.
Với lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn:
 Khoa Quốc tế học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn,
Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá
trình học tập và viết luận văn tốt nghiệp;
 Tổng Công ty Truyền thông VNPT-Media (Tập đoàn Bưu chính Viễn
thông Việt Nam), các Cán bộ Lãnh đạo, chuyên viên Tập đoàn VNPT;
 PGS.TS. Bùi Thành Nam đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt thời
gian học tập và viết luận văn;
 PGS.TS Hoàng Khắc Nam đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và
nghiên cứu đề tài này;
 TS Nguyễn Văn Tấn đã giúp đỡ tôi trong quá trình làm việc và
nghiên cứu đề tài này tại Tổng Công ty Truyền thông;
 Các Thầy – Cô của Khoa Quốc tế học, Trường Đại học Khoa học Xã
hội và Nhân văn đã truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu về chuyên
ngành Quan hệ quốc tế;
 Gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành
khóa học.
Luận văn này được hoàn thành với sự nỗ lực hết sức của người viết, tuy
nhiên sẽ không thể tránh khỏi thiếu sót. Tôi rất mong nhận được những ý kiến
đóng góp quý báu của các thầy – cô và đồng nghiệp để luận văn này được
hoàn thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, tháng 11 năm 2015
Tác giả



MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU......................................................................................................5
1. Mục đích, ý nghĩa của đề tài ...................................................................................5
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu .............................................................................6
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi đề tài: ................................................................7
4. Phương pháp nghiên cứu .........................................................................................8
5. Cấu trúc luận văn: ...................................................................................................9

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VAI TRÒ CỦA NQT
TRONG LĨNH VỰC THTT Ở VIỆT NAM .................................................... 10
1.1. Cơ sở lý luận ..................................................................................................... 10
1.2. Cơ sở thực tiễn .................................................................................................. 14
1.2.1. Thực trạng và xu hướng phát triển THTT thế giới ......................................... 14
1.2.2. Quá trình phát triển của truyền hình trả tiền Việt Nam ................................ 23

Tiểu kết Chương 1 ...................................................................................................33
CHƢƠNG 2 THỰC TRANG VAI TRÒ CỦA HNQT TRONG LĨNH VỰC
THTT Ở VIỆT NAM ........................................................................................... 34
2.1. Quá trình tham gia HNQT của THTT Việt Nam ......................................... 34
2.1.1 Quá trình HNQT của THTT Việt Nam trước năm 1995 .................................. 34
2.1.2 HNQT trong lĩnh vực THTT ở Việt Nam từ năm 1995 đến nay. ..................... 35
2.2. Tác động của HNQT đến lĩnh vực THTT ở Việt Nam. ................................ 43
2.2.1 Tác động đến hệ thống pháp luật có liên quan: ............................................... 43
2.2.2 Tác động đến môi trường kinh doanh .............................................................. 45
2.2.3 Tác động đến hợp tác trong lĩnh vực kỹ thuật. ................................................ 46
2.2.4 Tác động đến hợp tác trong lĩnh vực bản quyền .............................................. 47
2.2.5 Tác động đến hợp tác trong lĩnh vực nội dung ................................................ 48

Tiểu kết Chương 2 ...................................................................................................54

CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA HNQT TRONG
LĨNH VỰC THTT Ở VIỆT NAM ..................................................................... 55
3.1. Triển vọng phát triển THTT ở Việt Nam ...................................................... 55

1


3.1.1 Những thuận lợi và khó khăn của THTT Việt Nam trong HNQT. .................. 55
3.1.2 Xu hướng phát triển của THTT Việt Nam ........................................................ 59
3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng THTT ..................................... 68
3.2.1. Giải pháp về nguồn nhân lực .......................................................................... 68
3.2.2. Nâng cao chất lượng dịch vụ .......................................................................... 69
3.2.3. Đa dạng hóa nội dung dịch vụ ........................................................................ 71
3.2.4. Các giải pháp về Marketing ............................................................................ 72
3.2.5. Hoàn thiện hệ thống quản lý nhà nước, khuôn khổ pháp lý về THTT. ........... 75

Tiểu kết Chương 3 ...................................................................................................79
KẾT LUẬN .............................................................................................................80
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................82
PHỤ LỤC ..................................................................................................................1

2


DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
ASEAN

Asociation of South East Asean Nations
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á


Casbaa

The Cable and Satellite Broadcasting Association of Asia
Hợp tác với Hiệp hội Truyền hình trả tiền Châu Á – Thái Bình
Dương

DTH

Truyền hình số vệ tinh

HNQT

Hội nhập quốc tế

IPTV

Internet Protocol Television
Truyền hình qua giao thức Internet

MMDS

Multi point Multi channel Distribution System
Loại dịch vụ truyền hình đa điểm, đa đường bằng sóng viba

THTT

Truyền hình trả tiền

TTTT


Thông tin truyền thông

VNPT

Vietnam Posts and Telecommunications Group
Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam

VN Pay TV

Viet nam Pay Television Association
Hiệp hội Truyền hình trả tiền Việt Nam

3


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU, HÌNH
Danh mục bảng
Bảng 1.1: Doanh thu dịch vụ truyền hình vệ tinh của 5 quốc gia dẫn đầu ..............16
Bảng 1.2 Một số tổ chức, hiệp hội, diễn đàn truyền hình, THTT khu vực và trên thế giới ...22
Bảng 1.3 Bảng giá cước một số dịch vụ THTT ở Việt Nam ....................................28
Danh mục biểu đồ
Biểu đồ 1.1 Thị phần thuê bao các loại hình THTT của Mỹ năm 2013 & 2019................ 18
Biểu đồ 1.2 Thị phần thuê bao THTT thế giới phân theo khu vực từ năm 2007 đến 2016 .......19
Biểu đồ 1.3 Tăng trường THTT ở một số nước khu vực Châu Á từ 2009 - 2015 ............ 21
Biểu đồ 1.4 Top 10 nhà cung cấp THTT tăng trưởng thuê bao cao nhất từ 2009-2015 ..........21
Biểu đồ 1.5 Thị phần THTT Việt Nam tính đến năm 2014 .....................................27
Biều đồ 2.1 Tăng trưởng thuê bao và thị phần THTT Hàn quốc năm 2014 ....................37
Biểu đồ 3.1 Thị phần truyền hình cáp Việt Nam năm 2013 ....................................62
Danh mục hình
Hình 1.1 NHK - Nhà cung cấp truyền hình lớn nhất của Nhật bản ........................20

Hình 1.2 Bức tranh toàn cảnh ngành THTT Việt Nam năm 2011 ........................... 26

4


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Mục đích, ý nghĩa của đề tài
Bố i cảnh thế giới ngày nay đã và đang có những thay đổ i lớn lao . Toàn cầ u
hóa và HNQT trở thành xu thế nổ i trô ̣i trong quan hê ̣ quố c tế . Trên bản đồ kinh tế
thế giới xuấ t hiê ̣n mô ̣t số nề n kinh tế mới đa tiề m năng . Bên ca ̣nh đó , những bấ t ổ n
chính trị quốc tế cũng không ngừng gia tăng và chưa được giải quyết triệt để , những
hiê ̣n tươ ̣ng suy thoái kinh tế ngày càng nhiề

u...Tấ t cả ta ̣o nên bức tranh kinh tế

chính trị đa màu sắc . Thế kỷ 21 đánh dấu sự phát triển vượt bậc của khoa học công
nghệ, sự phát triển này tác động đến hầu hết các lĩnh vực của cuộc sống con người,
truyền hình không phải là ngoại lệ. Có thể nói, truyền hình là một trong các lĩnh vực
đạt được nhiều thành tựu xuất sắc nhất, sẽ không quá lời nếu khẳng định truyền
hình đã phát triển như vũ bão.
Lịch sử ngành truyền hình nói chung có nhiều cột mốc đáng nhớ, cũng như
đa số các ngành khác nó đã phát triển cùng với sự biến động của xu hướng toàn cầu
hòa và HNQT. Truyền hình ngày một lớn mạnh lớn là do nhu cầu thông tin của
công chúng ngày càng cao, khoa học kỹ thuật phát triển và xuất hiện nhu cầu được
giao lưu quốc tế. Bản thân các vấn đề sự kiện chính trị, xã hội cũng góp phần thúc
đẩy truyền hình phải tự phát triển. Cùng sự hỗ trợ của công nghệ, truyền hình ngày
càng khẳng định vị thế cũng như sức mạnh to lớn của mình trong đời sống xã hội,
đặc biệt là sự ra đời của THTT, bước ngoặt lớn trong lịch sử ngành truyền hình.
THTT bắt đầu xuất hiện tháng 10/1972 khi Service Electric cung cấp chương trình
HBO (Home Box Office) trên mạng cáp ở Wilkes-Barre, Pennsylvania. Kể từ thời

điểm đó, THTT không ngừng phát triển đến ngày nay.
Ở Việt Nam, ngành truyền hình cũng phát triển với nhiều cung bậc. Dịch vụ
THTT bắt đầu xuất hiện tại Việt Nam từ năm 1993 với sự ra đời của dịch vụ truyền
hình cáp vô tuyến MMDS. Đến nay, dịch vụ này đã phát triển tương đối mạnh với
sự phổ biến của dịch vụ truyền hình cáp hữu tuyến. Đến thời điểm hiện nay, thị
trường THTT có 4 loại hình dịch vụ, đó là: truyền hình cáp (gồm cả IPTV), truyền
hình vệ tinh, truyền hình số mặt đất và truyền hình di động. Con số tăng trưởng của
THTT thực sự là con số ấn tượng: năm 2009 tổng thuê bao THTT là 4,2 triệu thuê

5


bao, năm 2014 là 6 triệu thuê bao, đến hết tháng 7/2015 con số này đã là 9,9 triệu
thuê bao.
Trong bối cảnh hội nhập khu vực và quốc tế của Việt Nam đã diễn ra ngày
càng sâu sắc, rất nhiều thương hiệu truyền hình ở Việt Nam đã tham gia tích cực
vào các hiệp hội truyền hình khu vực và thế giới, thực hiện đa phương hóa hợp tác,
trao đổi tin tức với nhiều đài phát thanh và truyền hình lớn trên thế giới, hợp tác
phát triển chương trình và tăng cường đào tạo phát triển nguồn nhân lực. Có thể nói
HNQT đã có tác động không nhỏ đến sự phát triển mạnh mẽ của THTT ở Việt Nam.
Tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào đánh giá được tầm quan trọng của vấn đề này.
Xuất phát từ các lý do đó, Tôi lựa chọn đề tài “Vai trò của HNQT trong lĩnh
vực THTT ở Việt Nam” cho luận văn của mình. Việc nghiên cứu đề tài này hy vọng
sẽ góp phần làm sáng tỏ vai trò của HNQT trong lĩnh vực THTT ở nước ta, những
thành tựu cũng như hạn chế của THTT, xu hướng phát triển và các giải pháp nhằm
để thúc đẩy lĩnh vực này phát triển mạnh mẽ hơn nữa.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Trên thế giới, đã có nhiều nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến HNQT,
tuy nhiên nghiên cứu về vai trò của HNQT trong lĩnh vực truyền hình còn khá mới
mẻ, chủ yếu là những báo cáo từ các doanh nghiệp đang kinh doanh loại hình này,

các nội dung được trích từ các hội nghị về THTT khu vực và quốc tế. Các tài liệu
này hầu hết là làm rõ vai trò thúc đẩy của HNQT đối với sự phát triển của THTT.
Ở Việt Nam, đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu về HNQT, quá trình hội nhập
kinh tế quốc tế của nước ta:
Luận văn “Chính sách hội nhập quốc tế của Việt Nam trong giai đoạn từ
1995 đến nay”, tác giả Nguyễn Sĩ Ánh, Cao học Quốc Tế Học năm 2008, Khoa
Quốc Tế Học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội.
Khóa luận tốt nghiệp “Tác động của hội nhập quốc tế đến ngành ngân hàng
Việt Nam”, tác giả Trần Thị Thu Hà K38, Đại học Ngoại thương.
Bài viết “Doanh nghiệp Việt Nam trước yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế”,
Thạc sĩ Đỗ Kim Tiên, Học viện Hành chính Quốc gia.
Bên cạnh đó, các tác giả trong nước đã có một số đề tài nghiên cứu về truyền
hình trả tiền. Các nghiên cứu này tập trung vào một số hướng cụ thể sau:
6


Nguyễn Bảo Trung với đề tài “Chiến lược phát triển THTT của Đài Truyền
hình Việt Nam đến năm 2020”, Luận văn Thạc sỹ kinh tế chương trình định hướng
thực hành năm 2014, Trường Đại học Kinh tế, Đại học quốc gia Hà Nội.
Phạm Đức Nam với đề tài “Phát triển hoạt động dịch vụ truyền thông và
THTT tại Đài Truyền hình Việt Nam”, Luận văn Thạc sỹ Quản trị Kinh tế năm
2009, Trường Đại học Kinh Tế, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vân Oanh (2011) với bài “Hướng đi của truyền hình trả tiền”, bài viết đã
đề cập đến việc phát triển dịch vụ truyền hình trả tiền ở Việt Nam hiện nay còn
nhiều bất cập, đang còn thiếu một hành lang pháp lý để các nhà cung cấp dịch vụ
cạnh tranh lành mạnh và hiệu quả hơn
Mạnh Chung (2013) với bài “Truyền hình trả tiền ở Việt Nam lộn
xộn và manh mún” đã nêu lên ý kiến của Tiến sĩ Trần Minh Tuấn, Phó
Viện trưởng Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông.
Tuy nhiên các đề tài này mới chỉ nghiên cứu sự phát triển của truyền hình,

THTT, và sơ qua đề cập đến tác động của quốc tế hóa, toàn cầu hóa đến sự phát
triển của THTT. Chưa có đề tài nào nghiên cứu về cụ thể về vai trò của HNQT
trong lĩnh vực THTT ở Việt Nam.
3. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi đề tài:
Đối tƣợng nghiên cứu:
Vai trò của HNQT đối với lĩnh vực THTT ở Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu:
Về không gian: Đề tài nghiên cứu sự phát triển của THTT ở Việt Nam, vai
trò của HNQT trong lĩnh vực này
Về thời gian: Đề tài nghiên cứu vai trò của HNQT trong lĩnh vực THTT từ
năm 1995 đến nay. Lý do chọn thời gian này là như sau:
Năm 1995 Truyền hình Cáp Việt Nam ra đời đánh dấu sự xuất hiện của
THTT ở Việt Nam. Từ đó đến nay, THTT đã có bước phát triển như vũ bão, một
trong những yếu tố quan trọng tác động là sự HNQT.
Tháng 10/2015 là thời điểm kết thúc nghiên cứu của luận văn này.

7


Về mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu làm rõ một
số vấn đề sau:
+ Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về vai trò của HNQT trong lĩnh vực THTT
ở Việt Nam.
+ Thực trạng THTT trên thế giới và ở Việt Nam
+ Đánh giá xu hướng phát triển của THTT Việt Nam trong HNQT.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu


Phương pháp nghiên cứu
+ Tiếp cận hệ thống: xem xét thực trạng hoạt động hợp tác quốc tế, vai trò


của HNQT trong lĩnh vực THTT.
+ Tiếp cận lịch sử: xem xét các vai trò của HNQT trong lĩnh vực THTT theo
cách tiếp cận lịch đại (các năm trước 1995 và sau năm 1995) và tiếp cận đồng đại,
tập trung vào 10 năm gần đây (2005-2015)
+ Tiếp cân định tính và định lượng, phân tích và tổng hợp: áp dụng trong
việc thu thập và xử lý thông tin


Phương pháp thu thập thông tin:
+ Nghiên cứu tài liệu: các báo cáo về THTT, HNQT trong lĩnh vực truyển

hình trả tiền của các tổ chức quốc tế và các cơ quan ở Việt Nam.
+ Phỏng vấn: Tiến hành phỏng vấn sâu 05 cán bộ là Lãnh đạo Tập đoàn Bưu
chính Viễn thông Việt Nam và các Công ty Truyền thông lớn trên thị trường, là
những cán bộ liên quan trực tiếp đến lĩnh vực THTT về thực trạng hoạt động,
nguyên nhân của những điểm còn hạn chế và giải pháp nhằm thúc đẩy HNQT trong
lĩnh vực THTT ở Việt Nam.


Phương pháp nghiên cứu quan hệ quốc tế:
+ Phân tích các chính sách để làm rõ các quan điểm, đường lối, định hướng

đối ngoại và phát triển THTT của Đảng và Nhà nước, vai trò của các chính sách này
đối với HNQT trong lĩnh vực THTT ở Việt Nam
+ Phân tích lợi ích các bên để thấy rõ động cợ, mục đích, các yếu tố tác
động, ảnh hưởng đến việc thưc hiện triển khai các hoạt động hợp tác quốc tế trong
lĩnh vực THTT ở Việt Nam.
8



+ Ngoài ra là các phương pháp chung khác như phân tích, tổng hợp, so sánh,
sơ đồ hóa, thống kê.
5. Cấu trúc luận văn:
Ngoài Mục lục, Danh mục chữ viết tắt, Danh mục các bảng biểu, Luận văn
được trình bày theo các phần:
- Phần Mở đầu
- Chương 1. “Cơ sở lý luận và thực tiễn về vai trò của HNQT trong lĩnh vực
THTT ở Việt Nam” gồm 02 phần lớn: Các khái niệm, vai trò của HNQT trong lĩnh
vực THTT ở Việt Nam; Hiện trạng THTT trên thế giới và tại Việt Nam,
- Chương 2: “Thực trạng vai trò HNQT của Việt Nam trong lĩnh vực THTT”
gồm 02 phần lớn: Quá trình tham gia HNQT của THTT Việt Nam; Tác động của
HNQT đến lĩnh vực THTT ở Việt Nam.
- Chương 3: “Giải pháp nâng cao vai trò của HNQT trong lĩnh vực THTT ở
Việt Nam” trình bày về các thuận lợi và khó khăn của THTT ở Việt Nam trong
HNQT, xu hướng phát triển của THTT ở Việt Nam; đề xuất các giải pháp nhằm
nâng cao chất lượng vai trò HNQT trong lĩnh vực THTT ở Việt Nam.

9


CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VAI TRÒ CỦA HNQT
TRONG LĨNH VỰC THTT Ở VIệT NAM
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Các khái niệm
Khái niệm HNQT
Hội nhập quốc tế là một quá trình phát triển tất yếu, do bản chất xã hội của
lao động và quan hệ giữa con người. Sự ra đời và phát triển của kinh tế thị trường
cũng là động lực hàng đầu thúc đẩy quá trình hội nhập. Hội nhập diễn ra dưới nhiều
hình thức, cấp độ và trên nhiều lĩnh vực khác nhau, theo tiến trình từ thấp đến cao.

Hội nhập đã trở thành một xu thế lớn của thế giới hiện đại, tác động mạnh mẽ đến
quan hệ quốc tế và đời sống của từng quốc gia. Ngày nay, hội nhập quốc tế là lựa
chọn chính sách của hầu hết các quốc gia để phát triển. Về ngữ nghĩa, “hội nhập” có
nguồn gốc từ “liên kết” (integration) với nghĩa chung nhất là hành động hoặc quá
trình gắn kết các phần tử riêng rẽ với nhau; hợp chung các bộ phận vào một chỉnh
thể (nhất thể, hợp nhất) và kết hợp các thành tố khác nhau lại (tụ hội, tụ nhóm).
Như vậy, HNQT được hiểu như là quá trình các nước tiến hành các hoạt
động tăng cường sự gắn kết họ với nhau dựa trên sự chia sẻ về lợi ích, mục tiêu, giá
trị, nguồn lực, quyền lực (thẩm quyền định đoạt chính sách) và tuân thủ các luật
chơi chung trong khuôn khổ các định chế hoặc tổ chức quốc tế. Khác với hợp tác
quốc tế (hành vi các chủ thể quốc tế đáp ứng lợi ích hay nguyện vọng của nhau,
không chống đối nhau), HNQT vượt lên trên sự hợp tác quốc tế thông thường: nó
đòi hỏi sự chia sẻ và tính kỷ luật cao của các chủ thể tham gia.
Khái niệm THTT
“THTT” là thuật ngữ mới ra đời ở Việt Nam sau sự ra đời của truyền hình
Cáp ở Việt Nam, là thuật ngữ được dịch từ gốc tiếng anh, do đó, để hiểu và có thể
nghiên cứu đầy đủ về THTT cần thiết phải hiểu từ gốc tiếng Anh của thuật ngữ này.
Đó là “pay TV”
“Trả tiền” (pay) là hành động trả tiền, đóng tiền, nộp tiền. Trong tiếng Việt
mỗi ngữ cảnh được hiểu theo một nghĩa khác nhau nhưng trong lĩnh vực truyền
hình các khái niệm này được dùng để chỉ chung một khái niệm [23]
10


“Truyền hình” (TV – television) là một công nghệ thuộc lĩnh vực điện tử
viễn thông, nó bao gồm tập hợp nhiều thiết bị điện tử. Có khả năng thu nhận tín
hiệu sóng vô tuyến cũng như truyền dẫn các tìn hiệu điện mang hình ảnh và âm
thanh được mã hóa, được phát dưới dạng sóng vô tuyến hoặc thông qua hệ thống
cáp quang, hoặc cáp đồng trục. Truyền hình đáp ứng cùng một lúc cả hai chức năng
nghe và nhìn, những hình ảnh sẻ được trình chiếu trên các màn hình và âm thanh

được phát trên hệ thống loa. Truyền hình có tên tiếng Anh là Television, ngoài ra có
các tên gọi khác như Tivi, Vô tuyến truyền hình hoặc ngắn gọn hơn chính là từ
truyền hình [23].
THTT là dịch vụ ứng dụng viễn thông để truyền dẫn, phân phối các kênh
chương trình, chương trình THTT và các dịch vụ giá trị gia tăng trên hạ tầng kỹ
thuật cung cấp dịch vụ THTT đến thuê bao THTT theo hợp đồng cung cấp dịch vụ
hoặc các thỏa thuận có tính ràng buộc tương đương (gọi là Hợp đồng cung cấp dịch
vụ THTT). Dịch vụ THTT có thể được cung cấp trực tiếp (dịch vụ truyền hình trực
tiếp) hoặc theo yêu cầu (dịch vụ truyền hình theo yêu cầu) đến thuê bao THTT.
Thuê bao THTT (gọi tắt là Thuê bao) là tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ THTT
của đơn vị cung cấp dịch vụ THTT theo Hợp đồng cung cấp dịch vụ THTT. Thiết bị
đầu cuối thuê bao THTT (gọi tắt là Thiết bị đầu cuối) là thiết bị mà thuê bao sử
dụng để kết nối với điểm kết cuối của hạ tầng kỹ thuật THTT để nhận tín hiệu của
đơn vị cung cấp dịch vụ THTT [23].
Khái niệm HNQT trong lĩnh vực THTT. Từ những phân tích nêu trên,
Luận văn định nghĩa khái niệm HNQT trong lĩnh vực THTT là:
HNQT trong lĩnh vực THTT (international integration on pay TV) là quá
trình Việt Nam tham gia các tổ chức quốc tế , các liên minh, hiệp hội về truyền hình,
tiếp thu, học hỏi chia sẻ kinh nghiệm phát triển THTT với các nước trong khu vực
và trên thế giới.
Các loại hình dịch vụ THTT được phân chia theo phương thức truyền dẫn
phát sóng, bao gồm:
- Dịch vụ truyền cáp: là một loại hình dịch vụ THTT chủ yếu sử dụng dịch
vụ hạ tầng kỹ thuật mạng cáp với các công nghệ khác nhau để phân phối nội dung
thông tin trên THTT trực tiếp đến thuê bao THTT.
11


- Dịch vụ truyền hình mặt đất kỹ thuật số: là một loại hình dịch vụ THTT chủ
yếu sử dụng hạ tầng kỹ thuật mạng phát sóng truyền hình mặt đất kỹ thuật số

(DVB-T) để phân phối nội dung thông tin trên THTT trực tiếp đến thuê bao THTT.
- Dịch vụ truyền hình trực tiếp qua vệ tinh: là một loại hình dịch vụ THTT
chủ yếu sử dụng hạ tầng kỹ thuật phát sóng trực tiếp qua vệ tinh (DTH) để phân
phối nội dung thông tin trên THTT trực tiếp đến thuê bao THTT.
- Dịch vụ truyền hình di động: là một loại hình dịch vụ THTT chủ yếu sử
dụng dịch vụ hạ tầng kỹ thuật mạng phát sóng truyền hình di động mặt đất kỹ thuật
số, truyền hình di động vệ tinh kỹ thuật số hoặc mạng viễn thông di động để phân
phối nội dung thông tin trên kênh THTT trực tiếp đến thuê bao THTT.
1.1.2. Vai trò của THTT trong HNQT
Xu thế hội nhập và toàn cầu hóa ngày càng phát triển mạnh mẽ trên toàn thế
giới. Xu thế này đã có tác động sâu sắc đến hầu hết các lính vực trong đời sống xã
hội, kinh tế và chính trị của các quốc gia và các mối quan hệ quốc tế, thúc đẩy sự
hội nhập sâu sắc của các nền kinh tế. Sự ra đời của Tổ chức Thương mại thế giới
(WTO) với sự tham gia của 150 quốc gia là minh chứng rõ nét của sự phát triển và
hội nhập của kinh tế thế giới. Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều đi theo xu
hướng chung của HNQT.
Kể từ khi chuyển từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế
thị trường nền kinh tế Việt Nam đã từng bước chuyển mình và hội nhập ngày càng
sâu rộng với kinh tế thế giới. Tất cả lĩnh vực trong nền kinh tế Việt Nam đều có
những bước phát triển vượt bậc, hòa mình vào xu thế hội nhập và quốc tế hóa toàn cầu.
Năm 2006 Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại
Thế giới (WTO), mở ra một thời kỳ mới cho nền kinh tế Việt Nam, tạo ra vị thế mới
trên trường quốc tế. Ngành truyền hình nói chung và THTT nói riêng cũng không nằm
ngoài sự phát triển này.
Xuất hiện vào đầu thế kỷ XX, sau đó phát triển như vũ bão nhờ tiến bộ của
khoa học công nghệ, truyền hình đã trở thành công cụ sắc bén trên mặt trận tư tưởng
văn hóa cũng như các lĩnh vực kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng. Bên cạnh các
đặc điểm chung của báo chí, truyền hình cũng có các đặc tính riêng biệt, truyền hình
12



mang tính thời sự với khả năng phát sóng 24h/ngày, cung cấp cho khán giả thông
tin kịp thời và chi tiết. Với truyền hình sự kiện được phản ánh ngay lập tức khi nó
vừa diễn ra, thậm chí đang diễn ra, người xem có thể xem tường tận nhờ cầu truyền
hình hoặc truyền hình trực tiếp. Truyền hình có khả năng phát sóng 24/24h trong
ngày, luôn mang đến cho người xem những thông tin được cập nhật nhất. Nhờ sự
phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, THTT đã ra đời giúp người xem hoàn
toàn chủ động về thời gian, thể loại nội dung và cách thức xem truyền hình của
mình. Với những tính năng ưu việt như vậy, THTT đã có vai trò rất lớn trong quá
trình hội nhập quốc tế. Vai trò tích cực này được thể hiện rõ nét trong các lĩnh vực
như sau:
Trong lĩnh vực khoa học công nghệ. THTT đặt ra yêu cầu cấp thiết về việc
hợp tác giữa các nước trong khu vực và trên thế giới nhằm trao đổi và học hỏi kinh
nghiệm, tiếp thu các công nghệ khoa học kỹ thuật mới và vận dụng sáng tạo vào
từng quốc gia. Sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ kéo theo sự ra đời
của nhiều loại hình truyền hình, THTT với nhiều tính năng mới mẻ và hấp dẫn phục
vụ nhu cầu giải trí ngày càng tăng cao. Trong những năm gần đây, tiến trình số hóa
đang là xu hướng tất yếu của các đài phát thanh truyền hình trên thế giới hướng tới,
nhằm nâng cao hiệu quả TTTT, đáp ứng nhu cầu thông tin đa dạng, nhiều chiều của
khán thính giả. Hiện nay, khán giả không nhất thiết phải ngồi tại nhà, trước màn
hình TV để xem truyền hình. Khán giả có thể xem truyền hình ở bất kỳ đâu và bất
kỳ khi nào thông qua các thiết bị có kết nối internet như máy tính hay điện thoại di
động. Thực tế này đã tạo ra một lượng khán giả khổng lồ cho ngành truyền hình.
Trong lĩnh vực kinh tế. Ngày nay, trong quá trình toàn cầu hóa, nền kinh tế
của các quốc gia đang hội nhập sâu rộng hơn với nền kinh tế thế giới. Năm 1996,
Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã quyết định chọn ngày 21/11 hàng năm là Ngày
Truyền hình thế giới, với mục đích phát huy ảnh hưởng của truyền hình đối với quá
trình hình thành và định hướng dư luận về những vấn đề ảnh hưởng đến hòa bình,
an ninh cũng như phát triển kinh tế xã hội trên thế giới. Sự phát triển của ngành
truyền hình đã đóng góp tỷ trọng lớn cho ngân sách của nhiều quốc gia, trở thành

một trong những ngày kinh tế mũi nhọn nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh trên bản đồ
13


kinh tế thế giới. THTT là một phương tiện hữu hiệu để truyền tải các ý tưởng kinh
doanh, quảng cáo trên truyền hình thực sự là một lĩnh vực mang đến nguồn thu lớn
cho hầu hết các quốc gia trên thế giới.
Trong lĩnh vực văn hóa xã hội. Bên cạnh việc hội nhập kinh tế, tiến trình hội
nhập văn hóa cũng là một tất yếu không thể né tránh. Văn hóa là hồn cốt của một
dân tộc. Một dân tộc mà không giữ được bản sắc văn hóa riêng, bị đồng hóa thì dần
dần sẽ không còn dân tộc đó nữa. Vì vậy bên cạnh chiến lược phát triển kinh tế với
phương châm tích cực HNQT, thì mỗi quốc gia cũng có chiến lược phát triển nền
văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc. Tất nhiên đậm đà bản sắc dân tộc không hoàn toàn
đóng cửa nền văn hóa, mà chủ động chọn lọc những tinh hoa văn hóa nhân loại để
làm phong phú, giàu có thêm, hiện đại hơn nền văn hóa của dân tộc mình. Sự phát
triển mạnh mẽ của THTT giúp cho việc giao lưu và trao đổi văn hóa giữa các quốc
gia trở nên dễ dàng. Mỗi tác phẩm điện ảnh, mỗi video clip nhạc, mỗi chương trình
truyền hình là phương tiện để truyền tải và quảng bá văn hóa cho mỗi quốc gia. Tuy
nhiên các nhà sản xuất nội dung truyền hình cần có sự tỉnh táo nhất định để hòa
nhập mà không hòa tan. Có thể khẳng định, truyền hình nói chung và THTT nói
riêng đã thúc đẩy quá trình tuyên truyền, phát triển và góp phần bảo vệ bản sắc văn
hóa dân tộc.
THTT với nhiều tính năng ưu việt đã có vai trò rất lớn trong quá trình hội
nhập kinh tế khu vực và thế giới. Ở Việt Nam vai trò của THTT ngày càng được
đánh giá cao do sự HNQT ngày càng sâu rộng. THTT ở Việt Nam đã góp phần
quan trọng trong việc thúc đẩy công nghệ và phát triển thương mại, thúc đẩy quá
trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, đặc biệt khi Việt Nam đã trở thành thành
viên chính thức của Tổ chức thương mai thế giới – WTO.
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Thực trạng và xu hướng phát triển THTT thế giới

Thế giới ngày nay là một thế giới toàn cầu hóa với sự phát triển vượt bậc của
khoa học kỹ thuật, tác động lên nhiều mặt của đời sống xã hội trong đó có lĩnh vực
truyền hình.

14


Trước hết, đó là một thế giới của xu thế hội nhập và toàn cầu hóa. Kể từ khi
xuất hiện cho đến nay, loài người đã trải qua 03 thời kỳ: quá trình thế giới hóa
(Mondialisation), quốc tế hóa (Internationalisation), và ngày nay Internet và thương
mại điện tử đã thực sự làm thế giới bước vào một kỷ nguyên hoàn toàn mới: toàn
cầu hóa (Globalisation) [8]. Qua mỗi thời kỳ chủ thể của các quá trình có sự thay
đổi rõ rệt từ chủ thể là các quốc gia chuyển sang chủ thể là các công ty và ở quá
trình thứ 3 các cá nhân đóng vai trò chủ thể rất quan trọng khi họ cộng tác và cạnh
tranh trên thị trường toàn cầu. HNQT đã có vai trò thúc đẩy quá trình phát triển của
THTT ở các quốc gia trên thế giới, tạo ra cơ hội trao đổi các kinh nghiệm quý báu
để xây dựng và hoàn thiện hệ thống THTT.
Như vậy, THTT là một phần rất quan trọng của toàn cầu hóa hiện nay giữa
các quốc gia, tổ chức và cá nhân trên thế giới.
Thứ hai, đó là thế giới của sự chuyển giao từ truyền hình truyền thống sang
THTT. Với sự hỗ trợ của internet, nhiều loại hình mới của THTT đã ra đời giúp con
người có thể chủ động hoàn toàn trong việc lựa chọn các chương trình truyền hình
mà mình yêu thích, không bị phụ thuộc vào các khung giờ phát sóng như các loại
truyền hình truyền thống trước đây.
THTT đã trở nên phổ biến với hình cáp và truyền hình vệ tinh. Trả tiền dịch
vụ truyền hình thường xuyên, ít nhất 2-3 lần mỗi năm, cung cấp cho xem trước
miễn phí các dịch vụ của họ, để tòa án thuê bao tiềm năng bằng cách cho phép khán
giả rộng lớn hơn này để lấy mẫu dịch vụ cho một khoảng thời gian ngày hoặc vài
tuần; những thường được lên kế hoạch để giới thiệu chương trình sự kiện đặc biệt
quan trọng, chẳng hạn như buổi ra mắt cáp trả tiền của một bộ phim bom tấn, buổi

ra mắt (hoặc một loạt hoặc mùa chiếu) của một loạt ban đầu dự kiến rộng rãi hay
được giới phê bình đánh giá hoặc thỉnh thoảng, một hồ sơ cao đặc biệt (chẳng hạn
như một buổi hòa nhạc).
Theo Digital TV Research , doanh thu từ dịch vụ truyền hình vê ̣ tinh trả tiề n
sẽ vượt qua truyền hình cáp và đạt tới gần 100 tỷ USD vào năm 2020. Tuy nhiên,
doanh thu ở khu vực Tây Âu sẽ bị giảm do các nhà khai thác tại đây phải đối mặt

15


với sự cạnh tranh mới từ các nền tảng trực tuyến, trong khi con số này của năm
2010 là 69,3 tỷ USD và năm 2013 là 87,8 tỷ USD.
Báo cáo cũng cho biết, năm 2014, truyền hình vệ tinh sẽ tạo ra 46% tổng
doanh thu THTT (Pay-TV), vượt qua truyền hình cáp và đến năm 2020, ước tính
chiếm 47,8% thị trường THTT.
Bảng 1.1: Doanh thu dịch vụ truyền hình vệ tinh của 5 quốc gia dẫn đầu
ĐVT: triệu USD
Năm/Nƣớc

Năm 2013

Năm 2020

Mỹ

39.034

40.570

Anh


6.124

7.634

Brazil

6.084

5.968

Mehico

3.762

4.704

Ý

3.367

4.204

(Nguồn: [29])
Trong số 138 quốc gia được khảo sát trong nghiên cứu của Digital TV
Research, Mỹ vẫn là quốc gia dẫn đầu về doanh thu truyền hình vệ tinh, với 2 nhà
khai thác là DirecTV và Dish Network, chiếm trên 39 tỷ USD trong năm 2013. Tuy
nhiên, quốc gia này la ̣i đư ợc dự đoán có mức tăng trưởng doanh thu từ dịch vụ này
khá khiêm tốn, khoảng 40,5 tỷ USD vào năm 2020. Ấn Độ được đánh giá là thị
trường có tốc độ phát triển truyền hình vệ tinh nhanh nhất. Hiện nay, số lượng thuê

bao truyền hình vệ tinh của quốc gia này là 41,5 triệu nhưng sẽ đa ̣t tới gầ n 70 triệu
thuê bao vào năm 2020. Cũng theo báo cáo , đến năm 2020, doanh thu vệ tinh sẽ
tăng gấp đôi ở 44 quốc gia nhưng giảm ở 19 quốc gia khác, trong đó phần lớn là
khu vực Tây Âu. Theo Simon Murray, chuyên gia phân tích của Digital TV
Research, nguyên nhân của sự sụt giảm doanh thu tại các quốc gia này là do sự cạnh
tranh gay gắt đã buộc các nhà khai thác phải đưa ra các gói dịch vụ giá thấp và điều
này dẫn tới chỉ số thuê bao bình quân (ARPU) giảm [29].
British Sky Broadcasting (BSkyB) trở thành hãng THTT lớn nhất Châu Âu.
Ngày 25/7/2014, BSkyB đã đạt được thỏa thuận trị giá 4,9 tỷ bảng Anh (8,3 tỷ
USD) mua các kênh THTT của tỷ phú Rupert Murdoch ở Đức và Italy. Thỏa thuận
16


này sẽ giúp tạo ra một đế chế truyền thông hùng mạnh tại châu Âu. Đối mặt với
những điều kiện thị trường khó khăn nhất trong lịch sử 25 năm hoạt động, BSkyB
đã quyết định định hướng phát triển trong tương lai của hãng sẽ phụ thuộc vào việc
tạo ra dịch vụ THTT liên châu Âu. Ngoài ra, với kinh nghiệm phát triển và đạt vị trí
thống trị thị trường THTT tại Anh, BSkyB hy vọng có thể áp dụng những bài học
này tại thị trường Italy và Đức với số lượng 20 triệu thuê bao dự kiến [28].
Sự bùng nổ của công nghệ internet cũng đang khiến người dân Mỹ ngày
càng hờ hững hơn với truyền hình. Ước tính đến năm 2018, hơn 20% dân số Mỹ sẽ
từ bỏ việc ngồi hàng giờ dán mắt vào kênh trả tiền trên TV [27]. Lí giải về nguyên
nhân “ly dị” với các kênh truyền hình của một bộ phận người dân Mỹ, báo cáo mới
đây của công ty nghiên cứu thị trường Forrester Research cho rằng không phải do
nội dung của truyền hình cáp và truyền hình vệ tinh quá “nghèo nàn”, không đáp
ứng nổi nhu cầu của người xem mà do chi phí để xem THTT quá đắt. Thay vào đó,
họ có xu hướng chuyển sang sử dụng các dịch vụ internet băng thông rộng.
Forrester Research dự đoán tỉ lệ phần trăm các hộ gia đình Mỹ đăng kí sử dụng thuê
bao dịch vụ THTT sẽ giảm khoảng 3% từ mức 82% hiện tại xuống còn 79% vào
năm 2018.

Mặc dù, sự suy giảm của thuê bao THTT tại Mỹ được dự đoán sẽ còn tiếp
tục kéo dài, song Forrester Research lại lạc quan tin tưởng rằng kịch bản sụp đổ
của công nghệ truyền hình Mỹ chỉ bị “thổi phồng”. Thậm chí, hãng nghiên cứu này
còn kêu gọi các nhà tiếp thị không nên phân tâm bởi những báo cáo về tình hình
hỗn loạn của ngành công nghiệp THTT trong thời gian qua. Ngoài ra, Forrester
Research ra sức bảo vệ cho các dịch vụ THTT như tính bản quyền hay nói cách
khác chính là sự sở hữu của các chương trình độc quyền mà internet không sẵn có.
Tuy nhiên, một trong những lập luận thiếu chính xác mà Forrester
Research đưa ra chính là nội dung của các kênh truyền hình cáp luôn đạt chất lượng
tốt nhất [28]. Nhưng thực tế thì không hẳn vậy. Đầu tư của Netflix đã đơm hoa kết
trái với các chương trình đang thu hút được sự chú ý như “House of Cards” hay
“Orange is the New Black”. Trong khi giới trẻ ngày càng trung thành hơn với thói
quen xem tất cả các chương trình mà họ quan tâm trên trang YouTube. Chính vì vậy,
17


họ cũng sẽ thấy thoải mái hơn khi lựa chọn các chương trình yêu thích một cách
linh hoạt trên những chiếc SmartTV kết nối internet của Samsung hay Sony.
Trong khi đó, chính Forrester Research phải thừa nhận rằng hạn chế của
THTT chính là sự bó buộc người tiêu dùng buộc họ phải trả tiền cho tất cả thời gian
truy cập chỉ để xem một chương trình. Chất lượng tốt nhất chỉ mang tính chất “trang
trí” một khi không qua được cửa ải “tiêu dùng” của người xem.
Hơn nữa, không thể phủ nhận rằng một bộ phận người dân Mỹ đã quyết định
sống thiếu truyền hình cáp. Năm 2013 có thể coi là một năm tồi tệ nhất từ trước đến
nay của ngành công nghiệp THTT tại nền kinh tế số 1 thế giới [26].
Biểu đồ 1.1 Thị phần thuê bao các loại hình THTT của Mỹ năm 2013 &2019

Nguồn: [37]
Theo đó, chỉ riêng trong Q3/2013, những nhà cung cấp truyền hình lớn nhất
của Mỹ đã để tuột mất 113.000 thuê bao. Xu hướng này sẽ được dự đoán sẽ còn tiếp

tục nở rộ trong thời gian tới, và nó sẽ không chỉ gói gọn ở trong nước Mỹ. Theo báo
cáo của Google, từ năm 2010, người Việt Nam đã dành 5 - 6 giờ/ngày để truy cập
internet, gấp đôi thời gian xem truyền hình, chỉ dành 1 giờ rưỡi cho báo giấy và tạp
chí. Truyền hình truyền thống chỉ chiếm một phần nhỏ bé trong thế giới truyền tải
nội dung, mà thay vào đó là nền tảng của những nội dung trực tuyến với sự phát
triển nhanh chóng, chất lượng ổn định và sự dễ dàng trong truy cập.

18


Như vậy, xu hướng công nghệ truyền hình hiện nay trên thế giới đang
chuyển dịch theo hướng:
- Truyền hình đòi hỏi phải cung cấp những nội dung chất lượng cao
- Xu hướng chuyển dịch so với trước đây: Người xem truyền hình là trung
tâm, nội dung tìm đến với người xem, phù hợp với người xem
- Khi truyền hình đang dần bị bão hoá, yếu tố khác biệt là mang đến cho
người dùng những trải nghiệm sáng tạo hơn trước.
Biểu đồ 1.2 Thị phần thuê bao THTT thế giới phân theo khu vực từ năm 2007 đến 2016

Nguồn: [40]
Để tổ chức và phát triển dịch vụ THTT, các quốc gia trên thế giới đều đã nỗ
lực đóng góp trong các hoạt động và hành động của mình. Các tố chức về THTT
cấp quốc gia, quốc tế đã nhanh chóng được hình thành.
Các tổ chức chính phủ về THTT được thành lập ở hầu hết các nước có nền
kinh tế phát triển. Các đơn vị này chịu trách nhiệm về các hoạt động của THTT cho
các khu vực công và tư.
Có thể kể rất nhiều các công ty, tổ chức về THTT ở các cường quốc trong
lĩnh vực này. DirecTV, hiện là nhà cung cấp truyền hình vệ tinh số một tại Mỹ, có
gần 38 triệu khách hàng sử dụng dịch vụ tại thời điểm cuối năm 2013 với tổng
doanh thu tương ứng đạt 31,75 tỷ USD. Tháng 5/2014, nhà mạng AT&T thông báo

đang tiến hành mua lại DIRECTV với giá 48,5 tỷ USD.
19


Trong số hơn 50 nhà cung cấp dịch vụ THTT tại Việt Nam hiện nay, Canal+
là hãng nước ngoài đầu tiên lao vào cuộc đua dành “miếng bánh” tiềm năng này.
Hãng truyền hình nổi tiếng của Pháp với hơn 13 triệu thuê bao đã hợp tác với VTV,
với sản phẩm “con chung” là K+ đến nay có gần 200.000 thuê bao, chiếm gần 10%
thị phần THTT.
Ở Úc, Foxtel là nhà phân phối THTT lớn, tất cả đều cung cấp dịch vụ cáp ở
một số khu vực đô thị. Austar trước đây hoạt động như một nhà cung cấp dịch vụ
trả tiền truyền hình vệ tinh, cho đến khi sáp nhập với Foxtel và SelecTV.
Các nhà phân phối lớn của THTT ở New Zealand là Sky Network Truyền
hình trên vệ tinh và Vodafone trên truyền hình cáp.
Tại Nhật bản, NHK là một thương hiệu lớn đã được khẳng định. Với hơn 40
năm kinh nghiệm phát triển, khả năng về vốn và kỹ thuật công nghệ, NHK đã chiếm
73 % thị phần THTT ở của Nhật Bản, trở thành nhà cung cấp dịch vụ truyền hình và
THTT lớn nhất của Nhật bản
Hình 1.1 NHK - Nnhà cung cấp truyền hình lớn nhất của Nhật bản

Nguồn: [36]
StarHub Limited là một công ty viễn thông có trụ sở tại Singapore, là nhà
điều hành truyền hình cáp duy nhất tại Singapore. StarHub cung cấp dịch vụ viễn
thông cho cả cá nhân và doanh nghiệp với các sản phẩm chính : di dộng, truyền
hình cáp, băng thông rộng, internet, mạng cố định. Trong thời gian từ 2001 đến
2011 StarHub đã giành được thị phần lớn ở các mảng sản phẩm đặc biệt là mảng
20


THTT. Truyền hình cáp bao phủ toàn bộ thị trường, giữ thế độc quyền với doanh

thu tăng từ 169 triệu SGD (năm 2001) lên 376 triệu SGD (năm 2011)
Biểu đồ 1.3 Tăng trường THTT ở một số nước khu vực Châu Á từ 2009-2015

Nguồn:[38]
Biểu đồ 1.4 Top 10 nhà cung cấp THTT tăng trưởng thuê bao cao nhất từ 2009-2015

Nguồn: [38]
Các tổ chức phi chính phủ, doanh nghiệp và các tổ chức THTT khác cũng
đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp các sản phẩm, dịch vụ, nội dung về
THTT như: Hiệp hội THTT Châu Á Thái Bình Dương (Casbaa), Liên hiệp Phát
sóng Châu Âu.
Các tổ chức, hiệp hội, diễn đàn THTT bao gồm các tổ chức, hiệp hội, diễn đàn
của các thành viên từ các nước trong một khu vực và của các thành viên đến từ nhiều
nước trên toàn thế giới. Dưới đây là thống kê các tổ chức này.

21


Bảng 1.2 Một số tổ chức, hiệp hội, diễn đàn truyền hình, THTT khu vực và trên thế giới

Tên tổ chức

TT

Năm thành lập, Trụ sở, Số thành
viên

Hiệp
1
hội THTT Châu Á Thái -Thành lập ngày 28/05/1991, Hồng Kông,

Bình Dương (Casbaa)

130 thành viên

Diễn đàn Truyền hình Châu Á -Diễn đàn về truyền hình với sự tham gia
(Asia TV Forum & Market)

của hàng chục quốc gia trong khu vực và
thế giới, hàng năm tổ chức các hội chợ về
truyền hình trả tiền, là nơi để là nhà cung
cấp dịch vụ truyền hình gặp gỡ và trao đổi
về nội dung, bản quyền truyển hình,….

Hợp tác với Hiệp hội Phát -Thành lập năm 1964, Kuala Lumpua, 255
thanh Truyền hình Châu Á- thành viên ở 63 nước.
Thái Bình Dương (Asia Pacific Broadcasting UnionABU)
Diễn đàn truyền hình Vệ tinh -Có hơn 1000 thành viên, là nơi các nhà
thế giới

cung cấp trao đổi các vấn đề trong lĩnh vực
truyền hình vệ tinh

Nguồn: [30] [31] [33][35]
Tóm lại, với sự phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ những năm cuối
thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21 đã mang lại những bước tiến vĩ đại trong lịch sử loài
người: thay đổi các sống, cách làm việc và cách thức giải trí. Quá trình toàn cầu hóa
làm cho con người có thể tiếp cận với nhiều loại hình THTT. Cũng chính sự thay
đổi này đã tạo ra mối liên kết, hợp tác giữa các quốc gia trong việc tìm tòi, phát
triển các loại hình THTT mới mẻ và đặc sắc, phục vụ cho nhu cầu giải trí ngày càng
đa dạng và tăng cao của con người. Giống như các lĩnh vực khác, THTT cũng đang

có sự liên hiệp chặt chẽ của các quốc gia trên toàn thế giới.

22


×