Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Các câu hỏi dành cho thí sinh thi thuế năm 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (227.9 KB, 25 trang )

CÁC CÂU HỎI cho CC Thuế
1. Cá nhân phải đăng ký thuế TNCN nếu:
a. Có thu nhập bình quân tháng từ 500.000 đồng trở lên theo quy định.
b. Có thu nhập bình quân tháng từ 4 triệu đồng trở lên theo quy định.
c. Có thu nhập bình quân tháng từ 5 triệu đồng trở lên theo quy định.
d. Không câu trả lời nào trên là đúng
Trả lời: Câu d. Theo quy định tại điều 26, nghị định 100/NĐ-CP, cá nhân có thu nhập chịu
thuế thu nhập cá nhân phải đăng ký thuế TNCN
2. Cá nhân vẫn là đối tượng cư trú theo pháp luật thuế Việt Nam nếu:
a. Ở VN dưới 182 ngày nhưng có hợp đồng thuê nhà tại Việt Nam, theo quy định pháp luật về
nhà ở, từ 90 ngày trở lên trong năm tính thuế.(chua chac thue de o hoac ko ro rang la tong so
ngay thue nha)
b. Có thuê nhà ở tại Việt Nam, theo quy định pháp luật về nhà ở, với ít nhất một hợp đồng thuê
nhà có thời hạn từ 90 ngày trở lên trong năm tính thuế.
c. Có thuê nhà để ở tại Việt nam, theo quy định pháp luật về nhà ở, với tổng số ngày thuê nhà
theo hợp đồng thuê từ 90 ngày trở lên trong năm tính thuế.
d. Không câu trả lời nào trên là đúng.
Trả lời: Câu c. Theo hướng dẫn tại thông tư 84/2008/TT-BTC mục I, điểm 1, tiết 1.2.b: Cá
nhân chưa hoặc không có nơi ở được đăng ký thường trú, hoặc không được cấp Thẻ thường
trú, Thẻ tạm trú, nhưng có tổng số ngày thuê nhà theo hợp đồng thuê từ 90 ngày trở lên trong
năm tính thuế cũng thuộc đối tượng là cá nhân cư trú, kể cả trường hợp thuê ở nhiều nơi.
3. Vợ hoặc chồng của người nộp thuế được tính là người phụ thuộc khi giảm trừ gia cảnh nếu:
a. Ngoài độ tuổi lao động, không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ
tất cả các nguồn không vượt quá 500.000 đồng .
b. Trong độ tuổi lao động nhưng bị tàn tật, không có khả năng lao động.
c. Trong độ tuổi lao động nhưng bị tàn tật, không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng
trong năm từ tất cả các nguồn không vượt quá 500.000 đồng.
d. Câu a hoặc b
e. Câu a hoặc c
Trả lời: Câu a. Theo hướng dẫn tại tiết 3.1.4b, điểm 3, mục I, Thông tư 84/2008/TT-BTC: Vợ
hoặc chồng của đối tượng nộp thuế ngoài độ tuổi lao động hoặc trong độ tuổi lao động theo


quy định của pháp luật nhưng bị tàn tật, không có khả năng lao động, không có thu nhập hoặc
có thu nhập nhưng không vượt quá mức quy định tại điểm 3.1.5: thu nhập bình quân tháng
trong năm từ tất cả các nguồn không quá 500.000 đồng.
4. Các khoản thu nhập được miễn thuế TNCN bao gồm:
a. Lãi tiền gửi tại ngân hàng, tổ chức tín dụng như Quỹ tín dụng nhân dân, Ngân hàng thương
mại.
b. Lãi từ trái phiếu do Kho bạc nhà nước và các ngân hàng thương mại phát hành.
c. Tiền lãi hợp đồng bảo hiểm nhân thọ.
d. Câu a và b
e. Câu a và c


f. Câu a,b và c.
Trả lời: Câu e. Theo hướng dẫn tại điểm 7, mục III, Phần A, Thông tư số 84/2008/TT-BTC thì:
lãi tiền gửi tại các ngân hàng, tổ chức tín dụng mới thuộc diện miễn thuế. Căn cứ để xác định
thu nhập được miễn thuế đối với các khoản lãi tiền gửi là Sổ tiết kiệm hoặc Thẻ tiết kiệm của
cá nhân. Ngoài ra, theo hướng dẫn tại tiết 3.5, điểm 3, mục II, Phần A Thông tư số
84/2008/TT-BTC, chỉ miễn thuế TNCN với khoản thu nhập từ trái phiếu do Chính Phủ Việt
Nam phát hành.
5. Ông B trong tháng có: Thu nhập từ tiền lương 10 triệu đồng; Thu nhập từ chuyển nhượng
chứng khoán với tổng giá trị chuyển nhượng là 50 triệu đồng, giá vốn chứng khoán là 30 triệu
đồng; ông B có đăng ký nộp thuế với thu nhập từ chứng khoán theo biểu thuế toàn phần với
thuế suất 20%; Ông B phải nuôi 2 con dưới 18 tuổi. Tổng số thuế TNCN ông B phải nộp trong
tháng là:
a. 140.000 VND
b. 190.000 VND
c. 4.140.000 VND
d. Không câu trả lới nào trên là đúng.
Trả lời(3-5phút): Câu b. Theo hướng dẫn tại thông tư 84/2008/TT-BTC thì
+ Số thuế TNCN ông B bị khấu trừ từ tiền lương là (10tr- 4tr – 2*1,6tr)* 5% = 140.000đ

+ Số thuế TNCN từ chuyển nhượng chứng khoán dù có đăng ký ký nộp thuế theo biểu thuế
toàn phần là 20% vẫn phải tạm nộp với lần chuyển nhượng trong tháng là: 50 tr * 0.1% =
50.000đ
=> Tổng số thuế TNCN ông B phải nộp trong tháng là: 140.000+50.000= 190.000đ
6. Ông A chuyển nhượng mảnh đất 100m2 với giá 500 triệu đồng và quyết định ủng hộ 20
triệu đồng cho Quỹ khuyến học của địa phương nơi ông cư trú:
a. Ông A sẽ tính và nộp thuế TNCN trên giá trị chuyển nhượng là 500 triệu đồng.
b. Thu nhập tính thuế TNCN của ông A sẽ được trừ đi khoản 20 triệu ủng hộ Quỹ khuyến học.
c. Thu nhập tính thuế TNCN của ông A không được trừ 20 triệu đồng ủng hộ Quỹ khuyến học.
d. Câu a và b
e. Câu a và c
Trả lời: Câu c. Theo quy định tại điều 13, Nghị định 100/2008/NĐ-CP: Việc giảm trừ các
khoản đóng góp từ thiện nhân đạo chỉ áp dụng với Cá nhân cư trú có thu nhập từ kinh doanh,
tiền lương, tiền công. Ngoài ra, ông A chưa thể khẳng định sẽ được tính Thu nhập chịu thuế
TNCN từ hoạt động chuyển nhượng trên là 500 triệu đồng nếu giá đất do UBND cấp tỉnh quy
định cao hơn.
7. Giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo pháp luật thuế TNCN được xác định:
a. Sẽ căn cứ vào giá đất do UBND cấp tỉnh quy định.
b. Sẽ căn cứ vào giá thực tế của hợp đồng chuyển nhượng giữa các bên.
c. Sẽ sử dụng mức giá cao hơn nếu có sự chênh lệch giữa hai mức giá trên.
d. Không câu trả lời nào trên là đúng.
Trả lời: Câu c. Theo quy định tại Điều 18, Nghị định 100/NĐ-CP thì: Trường hợp không xác
định được giá thực tế hoặc giá ghi trên hợp đồng chuyển nhượng thấp hơn giá đất do Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh quy định tại thời điểm chuyển nhượng thì giá chuyển nhượng được xác định
căn cứ theo Bảng giá đất do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định


8. Tổ chức, cá nhân trả thu nhập có trách nhiệm:
a. Thực hiện khấu trừ thuế theo biểu thuế luỹ tiến từng phần đối với thu nhập từ tiền lương,
tiền công của cá nhân có ký hợp đồng lao động, được tuyển dụng và làm việc lâu dài, ổn định.

b. Khấu trừ thuế 10% đối với các khoản là tiền công, tiền thù lao, tiền dich vụ khác từ
500.000đ/lần trở lên trước khi trả cho các cá nhân thực hiện dịch vụ mà không ký hợp đồng lao
động hoặc có ký hợp đồng lao động thời vụ từ dưới 12 tháng trở xuống.
c. Cả a và b
Trả lời: Câu a. Theo hướng dẫn tại điều 5, Thông tư 62/2009/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Thông
tư 84/2008/TT-BTC thì:
Với cá nhân có hợp đồng lao động thời vụ từ trên 3 tháng đến dưới 12 tháng, tôt chức, cá nhân
trả thu nhập thực hiện tạm khấu trừ theo biểu thuế luỹ tiến từng phần tính trên thu nhập tháng.
9. Tổ chức, cá nhân trả thu nhập:
a. Phải thực hiện nộp hồ sơ khai thuế tháng với thời hạn nộp hồ sơ chậm nhất ngày 20 tháng
sau.
b. Nếu hàng tháng có tổng số thuế thu nhập cá nhân đã khấu trừ từ các nguồn thấp hơn 5(năm)
triệu đồng thì được nộp hồ sơ khai thuế theo quý với thời hạn nộp hồ sơ chậm nhất ngày 30
tháng đầu sau.
c. Cả câu a và b
Trả lời: Câu a. Theo hướng dẫn tại điểm 2.1 ,mục II, phần D, Thông tư số 84/2008/TT-BTC thì:
Tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập thuộc diện chịu thuế thu nhập cá nhân thực hiện khấu
trừ thuế theo hướng dẫn và có trách nhiệm khai thuế và nộp tờ khai cho cơ quan thuế hàng
tháng. Thời hạn nộp tờ khai thuế tháng chậm nhất là ngày 20 của tháng sau
Trường hợp hàng tháng tổ chức, cá nhân trả thu nhập có tổng số thuế thu nhập cá nhân đã
khấu trừ theo từng loại tờ khai thấp hơn 5 triệu đồng thì tổ chức, cá nhân trả thu nhập được
khai, nộp tờ khai thuế theo quý. Thời hạn nộp tờ khai thuế theo quý chậm nhất là ngày 30 của
tháng đầu quý sau
10. Tổ chức, cá nhân chỉ trả thu nhập có hoạt động sản xuất, kinh doanh:
a. Thực hiện nộp hồ sơ khai quyết toán thuế TNCN trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày kết thúc
năm dương lịch.
b. Thực hiện nộp hồ sơ khai quyết toán thuế TNCN chậm nhất 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm
dương lịch hoặc năm tài chính cùng với hồ sơ khai quyết toán thuế TNDN(nếu có).
c. Phải nộp hồ sơ khai quyết toán thuế TNCN trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm
dương lịch.

d. Không câu trả lời nào trên là đúng.
Trả lời: Câu c. Theo hướng dẫn tại điểm 2.1.3b ,mục II, phần D, Thông tư số 84/2008/TT-BTC:
Các tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập phải khấu trừ thuế không phân biệt có phát sinh
khấu trừ thuế hay không có khấu trừ thuế, có trách nhiệm khai quyết toán thuế thu nhập cá
nhân .
Thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế chậm nhất là ngày thứ chín mươi, kể từ ngày kết thúc năm
dương lịch


Bài tập: Thời gian thực hiện từ 20-30 phút
Công ty TNHH XYZ Việt nam (là công ty trong lĩnh vực sản xuất hàng may mặc) có địa chỉ tại
Khu CN Thăng Long, Đông Anh, Hà Nội. MST: 0101123123. Điện thoại:04.3xxxxxxx. Trong
tháng 1 năm 2009, Công ty có các hoạt động phát sinh liên quan đến trách nhiệm khấu trừ thuế
TNCN như sau:
1. Công ty phải trả lương cho toàn bộ số lao động hợp đồng là 150 người, trong đó:
+ 50 người có mức lương trong tháng là 8 triệu đồng
+ 100 người có mức lương trong tháng là 2,5 triệu đồng
+ 70 người đã đăng ký thuế TNCN và thuộc diện được giảm trừ gia cảnh, mỗi người đăng ký 2
người phụ thuộc. Trong số 70 người này có 30 người có mức lương trong tháng là 8 triệu đồng
và số còn lại có mức lương 2,5 triệu đồng/người trong tháng.
2. Công ty có thuê lao động thời vụ bên ngoài (không ký hợp đồng lao động) là 100 người làm
các công việc phụ như bốc xếp, đóng gói, làm vệ sinh công nghiệp..., trong đó:
+ 80 người có đăng ký và được cấp MST đã cung cấp cho Công ty.
+ 20 người không cung cấp giấy tờ, thông tin cá nhân liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế
cho công ty.
Công ty thanh toán tiền cho các lao động thời vụ này là 1,5triệu đồng/người.
Yêu cầu: Tính các chỉ tiêu và lập tờ khai thuế TNCN khấu trừ trong tháng của Cty XYZ VN.
Xác định tổng số thuế Công ty phải khấu trừ và nộp trong tháng, thời hạn phải nộp TK và nộp
thuế là khi nào?(ngày 20 tháng 2 năm 2009)
Tính toán:

- Tổng tiền lương Cty đã trả cho LĐ hợp đồng: 8tr*50người + 2tr*100người=650tr
- Số thuế TNCN phải khấu trừ với LĐộng có HĐồng: 5,2tr trong đó:
+ Được giảm trừ gia cảnh là: 30ng* (8tr-4tr-2*1,6tr/người)*5%=30*0,8tr*5%=1,2tr
(Tổng số người phụ thuộc được giảm trừ = 30*2=60 người)
+ Không được giảm trừ gia cảnh: 20ng *(8tr-4tr)*5%=20*0.2tr=4tr
- Tổng số tiền trả cho lao động ko có HĐ trong kỳ: 150.000.000
- Số thuế TNCN phải khấu trừ với LĐộng ko có HĐ: 15tr, trong đó:
+ Khấu trừ 10%: (80 người*1.5tr )*10%=12tr (có MST và cung cấp thông tin)
+ Khấu trừ 10%: (20 người*1.5tr )*10%=3tr (ko có MST và không cung cấp thông tin)
(Thông tư 62/2009/TT-BTC hướng dẫn: áp dụng thống nhất khấu từ 10% với lao động không
có hợp đồng lao động. Như vậy, số thuế phải khấu trừ với 100 lao động là: 100người x 1,5
triệu)*10% = 15 triệu đồng.)
Tổng số thuế TNCN phải khấu trừ trong tháng 5,2tr + 18tr=23,2tr
(mẫu tờ khai bên dưới)
Lưu ý: việc giả định bình quân tiền lương, chia nhóm người lao động, số người phụ thuộc trên
mỗi lao động là như nhau chỉ để đơn giản tính toán, ko làm mất tính tổng quát của việc khai
thuế, tính thuế.


Mẫu số: 02/KK-TNCN
(Ban hành kèm theoThông tư số
84/2008/TT-BTC ngày
30/9/2008 của Bộ Tài chính)

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
TỜ KHAI KHẤU TRỪ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN

(Dành cho tổ chức, cá nhân trả thu nhập từ tiền lương, tiền công cho cá nhân cư trú)
Chính thức: [ x ]


Bổ sung: [ ] Lần: [

]

[01] Kỳ tính thuế: Tháng…01 Năm .2009
[02] Tên tổ chức, cá nhân trả thu nhập: Công ty TNHH XYZ VN..
[03] Mã số thuế:

0

1

0

1

1

2

3

1

2

3

-


[04] Địa chỉ: Khu CN Thăng Long, Đông Anh, Hà Nội...........................................
[05] Điện thoại:04.3xxxxxxx…..[06] Fax:..........................[07] Email:
A. THU NHẬP TỪ TIỀN LƯƠNG, TIỀN CÔNG CỦA CÁ NHÂN CÓ KÝ HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG

STT

Chỉ tiêu

ĐVT

Số lượng/Số tiền

1

Tổng số lao động trong kỳ

[08]

Người

150

2
3
4
5
6

Tổng thu nhập trả cho lao động trong kỳ

Tổng số lao động thuộc diện khấu trừ thuế trong kỳ
Tổng thu nhập trả cho lao động thuộc diện khấu trừ
Tổng số người phụ thuộc được giảm trừ
Tổng số thuế thu nhập cá nhân đã khấu trừ

[09]
[10]
[11]
[12]
[13]

VNĐ
Người
VNĐ
Người
VNĐ

650.000.000
50
400.000.000
60
5.200.000

B. THU NHẬP TỪ TIỀN CÔNG, TIỀN THÙ LAO CỦA CÁ NHÂN KHÔNG KÝ HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG

STT

Chỉ tiêu

ĐVT


Số lượng/Số tiền

1

Tổng số lao động trong kỳ.

[14]

Người

100

a

Tổng số lao động thuộc diện khấu trừ 10%

[15]

Người

80

b

Tổng số lao động thuộc diện khấu trừ 20%

[16]

Người


20

2

Tổng thu nhập trả cho lao động trong kỳ.

[17]

VNĐ

150.000.000

a

Tổng thu nhập trả cho lao động đã khấu trừ 10%

[18]

VNĐ

120.000.000

b

Tổng thu nhập trả cho lao động đã khấu trừ 20%

[19]

VNĐ


30.000.000

3

Tổng số thuế khấu trừ trong kỳ.

[20]

VNĐ

18.000.000

a

Tổng số thuế thu nhập cá nhân đã khấu trừ 10%.

[21]

VNĐ

12.000.000

b

Tổng số thuế thu nhập cá nhân đã khấu trừ 20%.

[22]

VNĐ


6.000.000

Tôi cam đoan số liệu khai trên là đúng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những số liệu đã
khai./.


.Hà Nội. , ngày ..10.. tháng 02 .năm 2009.
CTY TNHH XYZ VN
Ký tên, đóng dấu (ghi rõ họ tên và chức vụ)

1. Một cá nhân sẽ được coi là cá nhân không cư trú theo quy định của pháp luật thuế
a. Nếu cá nhân đó có tổng số ngày có mặt tại Việt Nam dưới 183 ngày tính cho một năm dương lịch
hoặc 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên đến Việt Nam.
b. Nếu cá nhân đó không có nơi ở đăng ký thường trú tại Việt Nam theo quy định của pháp luật cư trú
c. a và b
d. Không câu trả lời nào đúng
Trả lời: câu d: theo hướng dẫn tại điểm 1, mục I, Phần A, Thông tư 84/2008/TT-BTC, cá nhân có tổng
số ngày có mặt tại Việt Nam tính cho một năm dương lịch hoặc 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên
đến Việt Nam là dưới 183 ngày hoặc cá nhân không có nơi ở được đăng ký thường trú nhưng nếu có
nhà thuê để ở tại VN với tổng số ngày các hợp đồng thuê nhà để ở trong năm tính thuế từ 90 ngày trở
lên vẫn được coi là cá nhân cư trú.
2. Trường hợp nhiều người đứng tên trong một giấy chứng nhận ĐKKD hoặc chứng nhận quyền sở
hữu nhà, quyền sử dụng đất thì:
a. Thuế TNCN sẽ tính trên tổng thu nhập của cả nhóm, sau đó phân bổ cho các thành viên cùng đứng
tên trong chứng nhận ĐKKD hoặc chứng nhận quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất.
b. Thu nhập được phân bổ cho từng cá nhân sau đó tính thuế TNCN trên phần thu nhập của từng cá
nhân.
c. Tùy từng trường hợp nhóm có hay không việc phân chia thu nhập theo biên bản thoả thuận hoặc tỷ
lệ góp vốn trên ĐKKD mà áp dụng một trong hai hình thức trên (a hoặc b).

d. Không câu nào trên là đúng
Trả lời: câu b., theo hướng dẫn tại điểm 3, mục I, Phần A, Thông tư 84/2008/TT-BTC và các hướng
dẫn cụ thể khác thuộc phần khai thuế với nhóm cá nhân có thu nhập từ kinh doanh thì: thuế TNCN chỉ
tính trên thu nhập của cá nhân, không tính trên nhóm cá nhân.
3. Theo quy định của pháp luật thuế hiện hành, cá nhân bỏ vốn ra xây nhà để cho thuê thì thu nhập
nhận được từ hoạt động cho thuê nhà:
a. Là thu nhập từ đầu tư vốn
b. Là thu nhập từ sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ
c. Là thu nhập từ chuyển quyền sử dụng tài sản là bất động sản.
d. Không câu nào trên là đúng
Trả lời: Câu b: Theo hướng dẫn tại điểm 1, mục II, Phần A Thông tư số 84/2008/TT-BTC thì Thu
nhập từ dịch vụ cho thuê nhà, mặt bằng được xếp vào thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng
hoá, dịch vụ.
4. Phải tính vào thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công của người lao động:
a. Những khoản lợi ích khác bằng tiền hoặc không bằng tiền mà người sử dụng lao động chi trả hộ
người lao động như: phí hội viên các câu lạc bộ văn hoá, nghệ thuật, thể thao...; dịch vụ giải trí, thẩm
mỹ... có xác định rõ cá nhân được hưởng.
b. Khoản tiền ăn giữa ca do người sử dụng lao động chi trả bằng tiền cho người lao động phù hợp với
chi phí tiền lương, tiền công khi tính thuế TNDN.
c. Các khoản bảo hiểm mà người sử dụng lao động đóng cho người lao động.
d. Câu a và c


e. Câu a, b và c
Trả lời: Câu a: Các khoản sau sẽ không phải tính vào thu nhập chịu thuế TNCN của người lao động:
+ Các khoản bảo hiểm bắt buộc theo quy định của pháp luật mà người sử dụng lao động mua cho
người lao động theo hướng dẫn tại điểm 2, Mục II, Phần A Thông tư 84/2008/TT-BTC .
+ Phần tiền ăn giữa ca chi trả bằng tiền thấp hơn hoặc bằng mức hướng dẫn của Bộ LĐ-TBXH áp dụng
với doanh nghiệp nhà nước.
5. Các khoản phụ cấp, trợ cấp được trừ khi tính thu nhập chịu thuế từ TLTC bao gồm:

a. Phụ cấp với người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công
b. Phụ cấp quốc phòng, an ninh
c. Trợ cấp theo quy định của Luật BHXH và hướng dẫn của Bộ LĐTBXH
d. Phụ cấp, trợ cấp với ngành nghề, lĩnh vực mà nhà nước quy định chế độ phụ cấp, trợ cấp
e. Cả 4 câu trên
6. Được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNCN từ TLTC đối với:
a. Các khoản tiền thưởng kèm theo các danh hiệu nhà nước phong tặng, danh hiệu thi đua, các hình
thức khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng.
b. Các khoản tiền thưởng phát minh, sáng chế do các tổ chức trong và ngoài nước trao tặng.
c. Cả 2 câu trên
d. Không câu trả lời nào đúng
Trả lời: Câu a: Theo hướng dẫn tại điểm 2, Mục II, Phần A, Thông tư số 84/2008/TT-BTC thì các
khoản tiền thưởng về cải tiến kỹ thuật, sáng chế, hát minh phải được cơ quan có thẩm quyền công nhận
mới được trừ khỏi thu nhập chịu thuế từ TLTC khi tính thuế TNCN.
7. Các khoản sau là thu nhập chịu thuế TNCN từ đầu tư vốn:
a. Lợi tức, cổ tức nhận được từ việc góp vốn cổ phần, góp vốn vào công ty TNHH.
b. Tiền lãi nhận được từ hoạt động cho tổ chức, cá nhân vay theo hợp đồng vay; lãi tiền gửi ngân hàng,
tổ chức tín dụng; trái tức từ việc mua trái phiếu của các NHTM phát hành.
c. Cả a và b
d. Không câu trả lời nào trên
Trả lời: Theo hướng dẫn tại điểm 3, mục II, Phần A Thôgn tư 84/2008/TT-BTC thì : lãi từ tiền gửi
ngân hàng, các tổ chức tín dụng không tính vào thu nhập chịu thuế từ đầu tư vốn.
8. Cá nhân nhận thu nhập là cổ phiếu thưởng hoặc cổ phiếu trả thay cổ tức thì:
a. Phần thu nhập đó không chịu thuế TNCN
b. Khi chuyển nhượng số cổ phiếu đó, phần thu nhập nhận được chịu thuế TNCN với hoạt động đầu tư
vốn.
b. Khi chuyển nhượng số cổ phiếu đó, phần thu nhập nhận được chịu thuế TNCN với hoạt động
chuyển chuyển nhượng chứng khoán khi chuyển.
c. a và b
d. Không câu trả lời nào trên là đúng

Trả lời: Câu c: theo hướng dẫn tại Điều 7, Thông tư 62/2009/TT-BTC thì cá nhân nhận thu nhập là cổ
phiếu thưởng, cổ tức bằng cổ phiếu thì khi chuyển nhượng cá nhân phải nộp thuế TNCN với đầu tư
vốn và từ chuyển nhượng chứng khoán.
9. Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản theo quy định của pháp luật thuế TNCN không bao gồm :
a. Thu nhập từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liên với đất.
b. Thu nhập từ chuyển nhượng quyền thuê đất, thuê mặt nước
c. Thu nhập từ chuyển nhượng quyền sử dụng nhà ở không có quyền sở hữu
d. Không câu trả lời nào trên là đúng


Trả lời: Câu d: vì các khoản thu nhập từ a đến c theo hướng dẫn tại điểm 5, Mục II, Phần A Thông tư
số 84/2008/TT-BTC đều thuộc thu nhập chịu thuế TNCN từ chuyển nhượng bất động sản.
10. Thu nhập chịu thuế TNCN từ trúng thưởng sẽ không bao gồm
a. Thu nhập từ trúng thưởng ở nước ngoài của cá nhân mang quốc tịch nước ngoài đang sinh sống và
làm việc tại Việt Nam.
b. Thu nhập từ trúng thưởng ở nước ngoài của cá nhân mang quốc tịchViệt Nam sinh sống, học tập, đi
công tác tại nước ngoài.
c. Cả 2 trường hợp trên
d. Không câu trả lời nào đúng
Trả lời: Câu d: Theo quy định hiện hành, Thu nhập chịu thuế của cá nhân cư trú là thu nhập phát sinh
toàn cầu; với cá nhân không cư trú, thu nhập chịu thuế chỉ là thu nhập phát sinh tại Việt Nam. Do vậy,
thu nhập từ trúng thưởng cũng không ngoại lệ và phải xem xét theo tiêu chí trên.
11. Thu nhập từ bản quyền không bao gồm:
a. Thu nhập từ chuyển quyền tác giả đối với các sản phẩm văn hoá, tác phẩm, khoa học, nghệ thuật.
b. Thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp
c. Thu nhập từ chuyển quyền sử dụng với nhãn hiệu, tên thương mại
d. Không câu trả lời nào trên
Trả lời: Câu d : Theo hướng dẫn tại điểm 7, Mục II, Phần A, Thôgn tư 84/2008/TT-BTC thì tất cả các
thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng nêu trên đều thuộc thu nhập chịu thuế TNCN từ hoạt động
chuyển nhượng bản quyền.

13. Thu nhập từ nhượng quyền thương mại không bao gồm :
a. Thu nhập từ việc nhượng quyền mua bán hàng hoá, quyền cung ứng dịch vụ
b. Thu nhập từ chuyển quyền sử dụng với nhãn hiệu, tên thương mại.
c. Cả a và b
d. Không câu trả lời nào đúng
Trả lời: Câu b. Theo hướng dẫn tại điểm 8, Mục II, Phần A, Thông tư 84/2008/TT-BTC thì Thu nhập
từ chuyển quyền sử dụng với nhãn hiệu, tên thương mại thuộc thu nhập chịu thuế TNCN từ bản quyền.
14. Theo quy định hiện hành, thu nhập từ thừa kế, nhận quà tặng phải chịu thuế TNCN bao gồm:
a. Thu nhập nhận được là bất động sản, chứng khoán, phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh
doanh.
b. Thu nhập nhận được là tài sản phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng như : ô tô, xe máy, tàu
thuyền...
c. Câu a và b
d. Thu nhập nhận được là tất cả các tài sản được thừa kế, cho tặng
Trả lời: Câu c : Theo quy định tại khoản 9,10 điều 3 Nghị định 100/2008/NĐ-CP thì Thu nhập chịu
thuế từ thừa kế, nhận quà tặng bao gồm: bất động sản, chứng khoán, phần vốn trong các tổ chức kinh
tế, cơ sở kinh doanh; tài sản phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng như : ô tô, xe máy, tàu
thuyền...
15. Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản sau đây không được miễn thuế :
a. Chuyển nhượng bất động sản giữa ông bà nội ngoại với cháu
b. Chuyển nhượng bất động sản giữa anh chị em ruột
c. Chuyển nhượng bất động sản giữa cha dượng, mẹ kế với con cái.
d. Không câu trả lời nào trên là đúng


Trả lời: Câu c. Hiện tại, các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật thuế TNCN chưa
hướng dẫn trường hợp chuyển nhượng bất động sản giữa con với cha dượng, mẹ kế là được miễn thuế.
16. Trường hợp 2 vợ chồng có chung quyền sử dụng đất thì khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất này:
a. Chỉ một trong hai người được miễn thuế người còn lại vẫn phải nộp thuế với phần thu nhập chia đều
cho cả hai.

b. Cả hai vẫn được miễn thuế TNCN nếu không ai trong hai người có quyền quyền ở hữu nhà, quyền
sử dụng đất nào khác.
c. Nếu một trong hai người có quyền sở hữu nhà khác thì cả 2 vợ chồng vẫn được miễn thuế.
d. Câu b và c
Trả lời: Câu b. Theo hướng dẫn tại điểm 2 mục II, phần A, Thông tư 84/2008/TT-BTC thì chỉ có cá
nhân có quyền sở hữu một căn nhà duy nhất hoặcquyền sử dụng một thửa đất duy nhất mới được miễn
thuế.
17. Thu nhập của hộ gia đình, cá nhân :
a. Sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối, nuôi trồng đánh bắt thuỷ sản
chưa qua chế biến hoặc chỉ qua sơ chế thông thường được miễn thuế TNCN.
b. Trực tiếp tham gia sản xuất sản phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối, nuôi trồng đánh bắt thuỷ
sản chưa qua chế biến hoặc chỉ qua sơ chế thông thường được miễn thuế TNCN.
c. Kinh doanh sản phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối, nuôi trồng đánh bắt thuỷ sản chưa qua
chế biến hoặc chỉ qua sơ chế thông thường thu mua trực tiếp từ nông dân.
d. Không câu trả lời nào trên là đúng.
Trả lời: Câu b. theo hướng dẫn tại điểm 6, Mục III, phần A, Thông tư 84/2008/TT-BTC thì thu nhập
của cá nhân, hộ gia đình trực tiếp tham gia sản xuất sản phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối,
nuôi trồng đánh bắt thuỷ sản chưa qua chế biến hoặc chỉ qua sơ chế thông thường mới được miễn thuế.
18. Thu nhập từ khoản tiền lãi sau được miễn thuế TNCN:
a. Lãi trái phiếu Chính phủ
b. Lãi từ tiền gửi tại các ngân hàng, tổ chức tín dụng
c. Lãi từ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ
d. Cả a, b và c
Trả lời: Câu c Theo hướng dẫn tại điểm 7, mục II, Phần A, Thông tư 84/2008/TT-BTC thì cả ba khoản
thu nhập trên được miễn thuế TNCN.
19. Các khoản thu nhập sau được miễn thuế TNCN :
a. Thu nhập từ kiều hối
b. Thu nhập từ tiền lương, tiền công do làm việc ban đêm, làm ngoài giờ
c. Cả a và b
Trả lời: Câu a. Theo hướng dẫn tại điểm 8,9 mục III, phần A, Thông tư 84/2008/TT-BTC thì phần thu

nhập từ TLTC do làm việc ngoài giờ, làm việc ban đêm được trả cao hơn TLTC do làm việc ban ngày,
trong giờ theo quy định của Bộ LĐTBXH mới được miễn thuế.
20. Được miễn thuế TNCN với :
a. Các khoản thu nhập nhận được quỹ từ thiện được thành lập, hoạt động theo quy định của Chính phủ
b. Các khoản thu nhập nhận được từ nguồn viện trợ từ nước ngoài được cơ quan nhà nước có thẩm
quyền phê duyệt.
c. Cả a và b
Trả lời: Câu c. Theo hướng dẫn tại điểm 8,9 mục III, phần A, Thông tư 84/2008/TT-BTC thì các
khoản thu nhập thoả mãn điều kiện a,b trên được miễn thuế TNCN.


21. Số thuế phải nộp trong năm tính thuế làm căn cứ xét giảm thuế TNCN với trường hợp NNT gặp
thiên tai, hoả hoạn, tai nạn, bệnh hiểm nghèo:
a. Là số thuế TNCN đã nộp, đã khấu trừ theo biểu thuế toàn phần
b. Là số thuế TNCN đã nộp, đã khấu trừ và còn phải nộp đối với thu nhập từ kinh doanh và từ TLTC.
c. a và b
d. Không câu trả lời nào trên là đúng
Trả lời : Câu c Theo hướng dẫn tại mục IV, Phần A Thông tư số 84/2008/TT-BTC thì Số thuế phải nộp
trong năm tính thuế làm căn cứ xét giảm thuế TNCN với trường hợp NNT gặp thiên tai, hoả hoạn, tai
nạn, bệnh hiểm nghèo bao gồm: số thuế TNCN đã nộp, đã khấu trừ theo biểu thuế toàn phần và số thuế
TNCN phải nộp với thu nhập từ kinh doanh và từ TLTC.
22. Thu nhập tính thuế từ TLTC được xác định bằng:
a. Thu nhập chịu thuế từ TLTC - khoản giảm trừ gia cảnh
b. Thu nhập chịu thuế từ TLTC - các khoản đóng góp bảo hiểm bắt buộc
c. Thu nhập chịu thuế từ TLTC - khoản giảm trừ gia cảnh - khoản giảm trừ gia cảnh
d. Không câu trả lời nào trên là đúng
Trả lời: Câu d: Theo hướng dẫn tại mục I, phần B Thông tư 84/2008/TT-BTC thì Thu nhập tính thuế
từ TLTC được xác định bằng Thu nhập chịu thuế từ TLTC - khoản giảm trừ gia cảnh - khoản giảm trừ
gia cảnh – Các khoản đóng góp vào quỹ từ thiện, nhân đạo (được trừ)
23. Thu nhập chịu thuế của cá nhân vừa có thu nhập từ TLTC, vừa có thu nhập từ KD được:

a. Giảm trừ gia cảnh vào từng loại thu nhập chịu thuế (trong kỳ tính thuế) khi tính thu nhập tính thuế
b. Chỉ được giảm trừ gia cảnh một lần vào tổng thu nhập từ tiền lương, tiền công và từ kinh doanh
c. Tuỳ từng trường hợp mà áp dụng một trong hai cách trên do người nộp thuế tự đăng ký với cơ quan
thuế.
d. Không phương án trả lời nào đúng
Trả lời: Câu b: Theo hướng dẫn tại điểm 3.1 Mục I, Phần B Thông tư 84/2008/TT-BTC thì giảm trừ
gia cảnh chỉ được tính một lần vào thu nhập chịu thuế của cá nhân vừa có thu nhập từ TLTC, vừa có
thu nhập từ KD.
24. Cá nhân vừa có thu nhập từ TLTC, vừa có thu nhập từ KD, thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế:
a. Là tổng thu nhập chịu thuế từ tiền lương tiền công và từ kinh doanh
b. Là thu nhập chịu thuế từ TLTC
c. Là thu nhập chịu thuế từ KD.
d. Không câu trả lời nào đúng
Trả lời: Câu a. theo hướng dẫn tại điểm 1, Mục I., phần A, Thông tư 84/2008/TT-BTC thì Cá nhân vừa
có thu nhập từ TLTC, vừa có thu nhập từ KD, thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế là tổng thu nhập
chịu thuế từ tiền lương tiền công và từ kinh doanh.
25. Với cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán:
a. Số thuế TNCN từ kinh doanh phải nộp trong kỳ do cơ quan thuế ấn định.
b. Số thuế TNCN từ kinh doanh phải nộp do người nộp thuế tự khai trên tờ khai ( hạn nộp tờ khai ngày
31 tháng 12 năm trước).
c. Một trong hai cách trên tuỳ từng điều kiện cụ thể của địa phương do cơ quan thuế quyết định
d. Không câu trả lời nào trên là đúng.
Trả lời: Câu d. Theo hướng dẫn tại điểm 1.1 mục I, phần B Thông tư 84/2008/TT-BTC thì Với cá nhân
kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán, Thu nhập chịu thuế TNCN từ kinh doanh được xác định
bằng Doanh thu ấn định trong kỳ x Tỷ lệ thu nhập chịu thuế ấn định


26. Với cá nhân kinh doanh chỉ hạch toán được doanh thu, không hạch toán được chi phí, Thu nhập
chịu thuế TNCN từ kinh doanh được xác định:
a. Là thu nhập chịu thuế do cơ quan thuế ấn định trên cơ sở tham khảo ý kiến của hội đồng tư vấn thuế

xã phường.
b. Bằng Doanh thu tính thu nhập chịu thuế trong kỳ - Chi phí do cơ quan thuế ấn định (sau khi tham
khảo ý kiến hội đồng tư vấn thuế xã phường)
c. Một trong hai trường hợp trên tuỳ điều kiện cụ thể tại từng địa phương do cơ quan thuế quyết định.
d. Không câu trả lời nào đúng
Trả lời: Câu d. Theo hướng dẫn tại điểm 1.2 mục I, phần B Thông tư 84/2008/TT-BTC thì Với cá nhân
kinh doanh chỉ hạch toán được doanh thu, không hạch toán được chi phí, Thu nhập chịu thuế TNCN từ
kinh doanh được xác định bằng Doanh thu tính thu nhập chịu thuế trong kỳ x Tỷ lệ thu nhập chịu thuế
ấn định (trên doanh thu)
27. Thời điểm xác định doanh thu để tính thu nhập chịu thuế TNCN từ kinh doanh:
a. Là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hàng hoá hoặc hoàn thành cung cấp dịch vụ
b. Là thời điểm lập hoá đơn bán hàng hoặc hoá đơn cung ứng dịch vụ
c. Là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hàng hoá, hoàn thành cung cấp dịch vụ hoặc thời điểm lập
hoá đơn bán hàng tuỳ thời điểm nào đến trước.
d. Do người bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ tự quyết định lựa chọn một trong 2 thời điểm trên và khai
báo với cơ quan thuế.
Trả lời: Câu c. Theo hướng dẫn tại điểm 1.3.1 mục I, Phần B Thông tư 84/2008/TT-BTC thì Thời điểm
xác định doanh thu để tính thu nhập chịu thuế TNCN từ kinh doanh Là thời điểm chuyển giao quyền
sở hữu hàng hoá, hoàn thành cung cấp dịch vụ hoặc thời điểm lập hoá đơn bán hàng tuỳ thời điểm nào
đến trước.
28. Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế TNCN từ kinh doanh với trường hợp bán hàng hoá theo
phương thức trả góp hoặc trả chậm:
a. Là tiền bán hàng hoá dịch vụ trả một lần không bao gồm tiền lãi trả góp, trả chậm
b. Là tiền bán hàng hoá dịch vụ trả một lần bao gồm tiền lãi trả góp, trả chậm
c. Tùy từng trường hợp, phải dựa vào phương thức thanh toán trả góp, trả chậm trong một kỳ tính thuế
hay kéo dài nhiều kỳ tính thuế mà áp dụng một trong hai cách trên.
d. Không câu trả lời nào đúng
Trả lời: Câu a. Theo hướng dẫn tại điểm 1.3.1 mục I, Phần B Thông tư 84/2008/TT-BTC thì doanh thu
để tính thu nhập chịu thuế TNCN từ kinh doanh với trường hợp bán hàng hoá theo phương thức trả góp
hoặc trả chậm là tiền bán hàng hoá, dịch vụ trả một lần không bao gồm tiền lãi trả góp, trả chậm.

29. Các khoản chi phí sau được tính vào chi phí hợp lý được trừ khi tính thu nhập chịu thuế TNCN từ
kinh doanh:
a. Chi trang phục cho người lao động không vượt quá 1.000.000 đ/người/năm
b. Lãi tiền vay với lãi suất không vượt quá 1,5 lần mức lãi suất cơ bản do ngân hàng nhà nước Việt
Nam công bố tại thời điểm vay.
c. Các trường hợp tổn thất vật tư, tài sản, tiền vốn, hàng hoá do cháy, nổ, hao hụt, mất mát, hư hỏng
d. Cả a,b và c
Trả lời: Câu c. Theo hướng dẫn tại điểm 1.3.2 mục I, Phần B Thông tư 84/2008/TT-BTC thì mọi
trường hợp tổn thất vật tư, tài sản, tiền vốn, hàng hoá đều không được tính vào chi phí hợp lý trừ
trường hợp tổn thất do thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh và các trường hợp bất khả kháng khác không
được bồi thường.
30. Trong mọi trường hợp, các khoản chi phí sau không được tính vào chi phí hợp lý được trừ khi tính
thu nhập chịu thuế TNCN từ kinh doanh:


a. Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, Thuế môn bài, Thuế tài nguyên, Thuế sử dụng đất nông nghiệp,
Thuế nhà đất, Các khoản phí, lệ phí, tiền thuê đất phải nộp.
b. Tiền phạt do vi phạm hành chính.
c. Thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
d. Câu b và c
e. Câu a, b và c
Trả lời: Câu c Theo hướng dẫn tại điểm 1.3.2 (e.) mục I, Phần B Thông tư 84/2008/TT-BTC thì Thuế
GTGT (không phân biệt theo phương pháp khấu trừ hay trực tiếp) mà pháp luật quy định được tính vào
chi phí thì vẫn được tính. Như vậy, chỉ có tiền phạt vi phạm hành chính do cơ sở kinh doanh vi phạm
mới không được tính vào chi phí hợp lý được trừ.
31. Quy định về giảm trừ gia cảnh được thực hiện :
a. Với người nộp thuế là 4 triệu đồng/tháng, 48 triệu đồng/năm không phân biệt số tháng trong năm có
thu nhập dưới 4 triệu đồng hay không có thu nhập
b. Với người phụ thuộc là 1,6 triệu đồng/tháng, 19,2 triệu đồng /năm.
c. Mỗi người phụ thuộc chỉ được tính giảm trừ 1 lần vào một người nộp thuế. Trường hợp người phụ

thuộc của hai người nộp thuế thì khi đó, mức giảm trừ sẽ được chia đều vào thu nhập chịu thuế của hai
người nộp thuế.
d. Câu a và b
e. Câu a,b và c
Trả lời: Câu a. Theo hướng dãn tại điểm 3 mục I, Phần A, Thông tư 84/2008/TT-BTC thì người phụ
thuộc được giảm trừ là 1,6 triệu đồng tính trên tháng đủ điều kiện được tính phụ thuộc, không tính theo
năm. Ngoài ra, khi một người phụ thuộc của hai người nộp thuế thì 2 người nộp thuế phải tự thoả thuận
để chỉ tính giảm trừ vào một người nộp thuế.
32. Người phụ thuộc là ông bà nội ngoại, cô, gì, chú, bác, cháu ruột của người nộp thuế phải thoả mãn
điều kiện sau:
a. Là người ngoài độ tuổi lao động hoặc trong độ tuổi lao động nhưng bị tàn tật, không có khả năng lao
động.
b. Là người ngoài độ tuổi lao động hoặc trong độ tuổi lao động nhưng bị tàn tật, không có khả năng lao
động và không có thu nhập hoặc có thu nhập trong tháng không vượt quá 500.000 đồng.
c. Là người không nơi nương tựa và ngoài độ tuổi lao động hoặc trong độ tuổi lao động nhưng bị tàn
tật, không có khả năng lao động và không có thu nhập hoặc có thu nhập trong tháng không vượt quá
500.000 đồng
d. Không câu trả lời nào trên là đúng
Trả lời : Câu d. Theo hướng dẫn tại điểm 3, Mục I, Phần A Thôgn tư 84/2008/TT-BTC và khoản 1 điều
2 Thông tư 62/2009/TT-BTC thì Người phụ thuộc là ông bà nội ngoại, cô, gì, chú, bác, cháu ruột của
người nộp thuế phải thoả mãn điều kiện Là người không nơi nương tựa và ngoài độ tuổi lao động hoặc
trong độ tuổi lao động nhưng bị tàn tật, không có khả năng lao động và không có thu nhập hoặc có thu
nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn không vượt quá 500.000 đồng.
33. Người nộp thuế là có có nuôi dưỡng người phụ thuộc, để được tính giảm trừ thì phải kê khai người
phụ thuộc:
a. Nếu có thu nhập từ KD, TLTC trên 500.000 đồng /tháng trở lên.
b. Nếu có thu nhập từ KD, TLTC trên 1,6 triệu đồng/ tháng trở lên.
c. Nếu có thu nhập từ KD, TLTC trên 4 triệu đồng/ tháng trở lên.
d. Không câu trả lời nào trên là đúng
Trả lời: Câu c Theo hướng dẫn tại điểm 3.1.8 mục I, Phần B, Thông tư 84/2008/TT-BTC thì người nộp

thuế có có nuôi dưỡng người phụ thuộc, để được tính giảm trừ thi phải kê khai người phụ thuộc nếu có
thu nhập từ KD, TLTC trên 4 triệu đồng/ tháng trở lên.


34. Giảm trừ đối với các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học của cá nhân cư trú:
a. Áp dụng với tất cả các khoản thu nhập chịu thuế
b. Chỉ được thực hiện giảm trừ vào thu nhập chịu thuế từ tiền lương tiền công
c. Chỉ được thực hiện giảm trừ vào thu nhập chịu thuế từ tiền lương tiền công và từ kinh doanh
d. Chỉ được thực hiện giảm trừ vào thu nhập chịu thuế từ kinh doanh
Trả lời: Theo hướng dẫn tại điểm 3.2 mục I, Phần B Thông tư 84/2008/TT-BTC thì Giảm trừ đối với
các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học (đủ điều kiện được giảm trừ) sẽ được trừ vào thu
nhập chịu thuế từ TLTC và từ KD của cá nhân cư trú.
35. Giảm trừ đối với các khoản đóng góp bảo hiểm bắt buộc, các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo,
khuyến học áp dụng với:
a. Cá nhân cư trú
b. Cá nhân không cư trú
c. Cả cá nhân cư trú và không cư trú
Trả lời :Câu a. Theo hướng dẫn tại mục I, Phần B Thông tư 84/2008/TT-BTCCác khoản giảm trừ chỉ
áp dụng với cá nhân cư trú.
36. Trường hợp cá nhân nhận cổ tức bằng cồ phiếu hoặc ghi tăng giá trị vốn góp trong doanh nghiệp:
a. Phần thu nhập này cá nhân không phải nộp thuế TNCN từ đầu tư vốn
b. Phải nộp thuế TNCN từ đầu tư vốn cho dù có hay không việc chuyển nhượng cổ phiếu cổ tức,
chuyển nhượng hoặc rút vốn.
c. Phải nộp thuế TNCN từ đầu tư vốn và chuyển nhượng vốn khi chuyển nhượng cổ phiếu cổ tức,
chuyển nhượng hoặc rút vốn..
d. Phần thu nhập này cá nhân không phải nộp thuế TNCN từ chuyển nhượng vốn khi chuyển nhượng
hoặc rút vốn.
Trả lời : Câu c. Theo hướng dẫn tại điểm 1, Mục II, Phần B Thông tư 84/2008//TT-BTC và Điều 7,
Thông tư 62/2009/TT-BTC thì Trường hợp cá nhân nhận cổ tức bằng cồ phiếu hoặc ghi tăng giá trị
vốn góp trong doanh nghiệp khi chuyển nhượng cổ phiếu cổ tức, chuyển nhượng hoặc rút vốn phải nộp

thuế TNCN từ đầu tư vốn và chuyển nhượng vốn.
37. Thuế suất thuế TNCN áp dụng với thu nhập từ chuyển nhượng phần vốn góp cá nhân cư trú là:
a. 0,1% trên giá trị chuyển nhượng
b. 20% trên thu nhập tính thuế từ chuyển nhượng vốn (bằng giá chuyển nhượng –giá mua –các chi phí
liên quan)
c. a hoặc b
d. Không câu trả lời nào trên là đúng
Trả lời: Câu b. Theo hướng dẫn tại điểm 2, Mục II, Phần B Thông tư 84/2008//TT-BTC Thuế suất áp
dụng với thu nhập từ chuyển nhượng vốn góp (không bao gồm chuyển nhượng chứng khoán) của cá
nhân cư trú là 20% trên thu nhập tính thuế từ chuyển nhượng vốn.
38. Cá nhân cư trú đã đăng ký nộp thuế TNCN theo thuế suất 20% với thu nhập từ chuyển nhượng
chứng khoán:
a. Không phải nộp thuế TNCN với từng lần chuyển nhượng chứng khoán
b. Vẫn phải nộp thuế 0,1% trên giá trị từng lần chuyển nhượng chứng khoán
c. Phải nộp thuế 20% trên thu nhập tính thuế với từng lần chuyển nhượng chứng khoán(bằng giá bán –
giá mua – các chi phí liên quan)
d. Không câu trả lời nào trên là đúng


Trả lời: Câu b: Theo hướng dẫn tại điểm 2.2.2, Mục II, Phần B Thông tư 84/2008//TT-BTC thì Cá
nhân cư trú đã đăng ký nộp thuế TNCN theo thuế suất 20% với thu nhập từ chuyển nhượng chứng
khoán vẫn phải nộp thuế 0,1% trên giá trị từng lần chuyển nhượng.
39. Thuế suất thuế TNCN đối với chuyển nhượng bất động sản:
a. Là 25% trên thu nhập tính thuế
b. Là 2 % trên giá chuyển nhượng trong trường hợp không xác định được giá vốn, các chi phí liên quan
làm căn cứ tính thu nhập tính thuế.
c. Cả a và b
Trả lời: Câu c. Theo hướng dẫn tại điểm 3.5, Mục II, Phần B Thông tư 84/2008//TT-BTC
40. Với trường hợp chuyển nhượng quyền sử dụng đất gắn với kết cấu hạ tầng, công trình xây dựng
trên đất thì:

a. Giá chuyển nhượng phải căn cứ vào bảng giá đất do UBND cấp tỉnh quy định tại thời điểm chuyển
nhượng (bảng giá để tính LPTB).
b. Giá chuyển nhượng không bao gồm giá trị nhà, kết cấu hạ tầng, công trình kiến trúc trên đất.
c. Cả a và b
d. Không câu trả lời nào trên là đúng
Trả lời: Câu d: Theo hướng dẫn tại điểm 3.2, Mục II, Phần B Thông tư 84/2008//TT-BTC thì Với
trường hợp chuyển nhượng quyền sử dụng đất gắn với kết cấu hạ tầng, công trình xây dựng trên đất,
khi không xác định được giá thực tế hoặc giá trên hợp đồng thấp hơn giá thị trường tại thời điểm
chuyển nhượng thì khi đó mới căn cứ vào bảng giá đất do UBND cấp tỉnh quy định tại thời điểm
chuyển nhượng. Ngoài ra, giá chuyển nhượng phải bao gồm giá trị nhà, kết cấu hạ tầng, công trình
kiến trúc trên đất
41. Thu nhập tính thuế TNCN từ nhượng quyền thương mại :
a. Là tất cả thu nhập nhận được từ nhượng quyền thương mại.
b. Là thu nhập nhận được từ 10 triệu đồng trở lên
c. Là thu nhập nhận được từ 10 triệu đồng trở lên trên một lần thanh toán
d. Không câu trả lời nào trên là đúng
Trả lời : Câu d : Theo hướng dẫn tại điểm 5, mục II, Phần B Thông tư 84/2008/TT-BTC thì Thu nhập
tính thuế TNCN từ nhượng quyền thương mại là phần thu nhập vượt trên 10 triệu đồng theo hợp đồng
nhượng quyền thương mại.
42. Trường hợp nhiều người cùng trúng một giải thưởng :
a. Thu nhập tính thuế sẽ chia cho từng người
b. Thu nhập tính thuế là toàn bộ giá trị giải thưởng trừ đi 10 triệu đồng
c. Cả a và b
d. Không câu trả lời nào trên là đúng
Trả lời: Câu a. Theo hướng dẫn tại điểm 6, mục II, Phần B Thông tư 84/2008/TT-BTC thì trường hợp
nhiều người cùng trúng một giải thưởng thì Thu nhập tính thuế sẽ chia cho từng người và phần giá trị
giải thưởng mỗi người nhận được sẽ được trừ đi 10 triệu đồng trước khi tính thuế.
43. Thu nhập tính thuế từ nhận thừa kế, quà tặng được xác định :
a. Là toàn bộ giá trị tài sản thừa kế, quà tặng nhận được
b. Là giá trị tài sản thừa kế, quà tặng từ 10 triệu đồng trở lên mỗi lần nhận

c. Là phần giá trị tài sản thừa kế, quà tặng vượt trên 10 triệu đồng mỗi lần nhận
d. Không câu trả lời nào trên là đúng


Trả lời: Câu c: Theo hướng dẫn tại điểm 7, mục II, Phần B Thông tư 84/2008/TT-BTC thì Thu nhập
tính thuế từ nhận thừa kế, quà tặng được xác định Là phần giá trị tài sản thừa kế, quà tặng vượt trên 10
triệu đồng mỗi lần nhận.
44. Với trường hợp nhận thừa kế, quà tặng là chứng khoán :
a. Cá nhân nhận thu nhập phải nộp thuế TNCN với thu nhập từ nhận thừa kế, quà tặng
b. Cá nhân nhận thu nhập phải nộp thuế TNCN từ chuyển nhượng chứng khoán với phần chứng khoán
nhận được.
c. Cả a và b
d. Không câu tra lời nào trên là đúng
Theo hướng dẫn tại điểm 7, mục II, Phần B Thông tư 84/2008/TT-BTC thì trường hợp nhận thừa kế,
quà tặng là chứng khoán, cá nhân chỉ phải nộp thuế TNCN với thu nhập từ nhận thừa kế, quà tặng (là
phần thu nhập nhận được vượt trên 10 triệu đồng)
45. Thuế TNCN đối với thu nhập từ KD của cá nhân không cư trú được xác định :
a. Thuế TNCN phải nộp= (Doanh thu –Chi phí ) x thuế suất (áp dụng với ngành nghề tương ứng)
b. Thuế TNCN phải nộp = Doanh thu tính thuế x thuế suất (áp dụng với ngành nghề tương ứng)
c. Một trong hai cách trên tuỳ từng trường hợp: Nếu xác định được chi phí thì dùng cách a; không xác
định được chi phí thì dùng cách b.
d. Không câu tra lời nào trên là đúng
Trả lời : Câu b. Theo hướng dẫn tại mục I, Phần C, Thông tư 84/2008/TT-BTC thì Thuế TNCN đối với
thu nhập từ KD của cá nhân không cư trú được xác định bằng Doanh thu tính thuế từ hoạt động kinh
doanh x thuế suất (áp dụng với ngành nghề tương ứng).
46. Thuế TNCN từ TLTC của Cá nhân không cư trú được xác định bằng:
a. (Thu nhập chịu thuế từ tiền lương tiền công – Các khoản đóng BHXH, BHYT) x thuế suất 20%
b. Thu nhập chịu thuế từ TLTC x thuế suất 20%
c. Không câu trả lời nào trên
Trả lời : Câu b. Theo hướng dẫn tại mục II, Phần C, Thông tư 84/2008/TT-BTC thì Thuế TNCN đối

với thu nhập từ TLTC của cá nhân không cư trú Thu nhập chịu thuế từ TLTC x thuế suất 20%.
47. Thu nhập chịu thuế từ chuyển nhượng chứng khoán của cá nhân không cư trú :
a. Áp dụng thuế suất 0,1% trên giá bán chứng khoán mỗi lần
b. Áp dụng thuế suất 20% trên thu nhập tính thuế từ chuyển nhượng chứng khoán (bằng giá muz- giá
bán – các hi phí liên quan)
c. Trường hợp cá nhân không cư trú đăng ký nộp thuế theo thuế suất 20% thì áp dụng thuế suất 20%
trên thu nhập tính thuế, trường hợp không đăng ký thì áp dụng 0,1% trên giá bán chứng khoán
d. Không câu trả lời nào trên
Trả lời: Câu a. Theo hướng dẫn tại Mục IV, Phần C, Thông tư 84/2008/TT-BTC thì Thu nhập từ
chuyển nhượng chứng khoán của cá nhân không cư trú chỉ áp dụng thuế suất 0,1% trên mỗi lần chuyển
nhượng.
48. Thu nhập từ chuyển nhượng BĐS của cá nhân không cư trú :
a. Áp dụng thuế thuế 2% trên giá chuyển nhượng
b. Áp dụng thuế suất 25% trên Thu nhập chịu thuế ( = Giá chuyển nhượng – Giá mua-Các chi phí liên
quan)
c. Nếu xác định được giá mua và các chi phí liên quan thì áp dụng thuế suất 25% trên thu nhập chịu
thuế; ngược lại áp dụng thuế suất 2% trên giá chuyển nhượng.
d. Không câu trả lời nào trên


Trả lời : Câu a. Theo hướng dẫn tại Mục IV, Phần C, Thông tư 84/2008/TT-BTC thì Thu nhập từ
chuyển nhượng BĐS của cá nhân không cư trú chỉ áp dụng thuế thuế 2% trên giá chuyển nhượng.
49. Cá nhân nhận thừa kế, quà tặng là tài sản phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng:
a. Nếu thuộc trường hợp được miễn thuế thì không phải khai thuế TNCN
b. Nếu có giá trị không vượt quá 10 triệu đồng thì không phải khai thuế TNCN
c. Cả a và b
d. Không câu trả lời nào trên
Trả lời: Câu d; Theo hướng dẫn tại Điều 8, Thông tư 62/2009/TT-BTC, văn bản quy định, hướng dẫn
thi hành Luật thuế TNCN, Luật Quản lý thuế thì các Cá nhân nhận thừa kế, quà tặng là tài sản phải
đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng vẫn phải khai thuế ; trường hợp thu nhập từ thừa kế, quà tặng

không quá 10 triệu đồng hoặc được miễn thuế thì cơ quan thuế sẽ xác nhận vào tờ khai.
50. Nếu chứng khoán chưa niêm yết, chưa đăng ký tại trung tâm giao dịch và hợp đồng chuyển nhượng
không ghi giá bán chứng khoán thì :
a. Giá bán chứng khoán để tính thuế TNCN sẽ căn cứ vào giá sổ sách kế toán của đơn vị có chứng
khoán tại thời điểm bán.
b. Giá bán chứng khoán để tính thuế TNCN sẽ do cơ quan thuế ấn định
c. Câu a hoặc b
d. Không câu tả lời nào trên là đúng
Trả lời: Câu d. Theo hướng dẫn tại Điều 4, TT 62/2009/TT-BTC, Nếu chứng khoán chưa niêm yết,
chưa đăng ký tại trung tâm giao dịch và hợp đồng chuyển nhượng không ghi giá bán chứng khoán thì .
Giá bán chứng khoán do người nộp thuế tự khai và tự chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực.
//===================================================================//

Câu hỏi trắc nghiệm bài tập: 3 - 5 phút
(lẫn cả phần quản lý thuế TNCN)
1. Ông X là cá nhân kinh doanh, nộp thuế theo phương pháp kê khai. Trong quý không xác định được
chi phí, chỉ xác định được doanh thu đầu ra là 150 triệu đồng(chưa bao gồm thuế GTGT), quy định về
tỷ lệ thu nhập chịu thuế TNCN trên doanh thu với ngành nghề kinh doanh của ông là 5%. Ông X khai
01 người phụ thuộc và không có khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo nào trong quý.
a. Thuế thu nhập cá nhân phải nộp trong quý là 7,5 triệu đồng
b. Thuế thu nhập cá nhân phải nộp trong quý là 0,175 triệu đồng
c. Thuế thu nhập cá nhân phải nộp trong quý là 0,095 triệu đồng
d. Không phải nộp thuế nhập cá nhân.
e. Số thuế khác
Trả lời: Câu d.
- Theo hướng dẫn tại điểm 1, Mục I, Phần B, Thông tư 84/2008/TT-BTC thì:
Thu nhập chịu thuế từ KD của ông X = 150 tr x 5% = 7,5 triệu đồng /quý (1).
- Theo hướng dẫn tại điểm 3, Mục I, Phần B, Thông tư 84/2008/TT-BTC thì mức giảm trừ gia cảnh áp
dụng với bản thân ông X là 4 triệu đồng/tháng hay 12 triệu đồng /quý (2)
- Từ (1) và (2) => ông X không phải nộp thuế TNCN trong quý

2. Trong năm 2009, Ông B nhận được tiền lương hàng tháng là 3 triệu đồng/tháng(đã trừ các loại bảo
hiểm bắt buộc) và tiền thưởng cuối năm là 12 triệu đồng vào tháng 12/2009. ông B không khai người
phục thuộc và không có khoản đóng góp từ thiện nhân đạo nào trong năm. Số thuế TNCN trong năm
2009 ông bị khấu trừ là:
a. 0,75 triệu đồng


b. 0,9 triệu đồng
c. Không bị khấu trừ trong năm do chưa tới mức phải khấu trừ thuế TNCN
d. Số khác
Trả lời: Câu b. các tháng từ 1->11/2009 ông chưa tới mức phải khấu trừ thuế; Tháng 12/2009 ông có
thu nhập 15 triệu đồng => thu nhập chịu thuế TNCN tháng 12 là:
[15 triệu đồng – 4 triệu đồng (cho bản thân)] =11 triệu đồng = 5 triệu + 5 triệu + 1 triệu
Áp dụng biểu thuế luỹ tiến = 5 triệu * 5% + 5 triệu * 10% + 1 triệu* 15% = 0,9 triệu
3. Ông A, trong tháng có chuyển nhượng chứng khoán niêm yết giá trị là 1 tỷ đồng với giá mua vào là
850 triệu đồng. Ông đã đăng ký nộp thuế TNCN từ chuyển nhượng chứng khoán với thuế suất 20%.
Ông có đóng góp từ thiện, nhân đạo là 10 triệu đồng. Số thuế TNCN ông A phải nộp với thu nhập từ
chuyển nhượng chứng khoán trong tháng là:
a. Không phải nộp thuế
b. 30 triệu đồng
c. 28 triệu đồng
d. 1 triệu đồng
e. Số khác
Trả lời: Câu d. Theo hướng dẫn tại điểm2, mục II, phần B, Thông tư 84/2008/TT-BTC thì ông A phải
tạm nộp thuế TNCN(bị khấu trừ) với thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán theo thuế suất 0,1% dù
có đăng ký hay không nộp thuế theo thuế suất 20%. Thu nhập từ chuyển nhượng CK không được giảm
trừ các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo.
4. Bà M là trong tháng có thu nhập từ tiền lương là 2 triệu đồng và thu nhập từ làm đại lý bảo hiểm là 6
triệu đồng. Bà M phải nuôi 2 con nhỏ và đã làm bản cam kết mẫu số 23/BCK-TNCN về việc trong
năm bà có thu nhập không vượt quá 86,4 triệu đồng/năm. Công ty C ký hợp đồng đại lý bảo hiểm với

bà M sẽ thực hiện:
a. Không khấu trừ thuế TNCN với thu nhập từ đại lý bảo hiểm của bà M
b. Tạm khấu trừ thuế là 600.000 đồng
c. Khấu trừ thuế là 40.000 đồng
c. Số thuế khác
Trả lời: Câu b. Do trong tháng, bà M có 2 loại thu nhập phải khấu trừ theo biểu luỹ tiến và khấu trừ
theo biểu thuế 10%, theo hướng dẫn tại Thông tư 10/2009/TT-BTC và Điều 5, Thông tư 62/2009/TTBTC thì công ty C vẫn phải thực hiện tạm khấu trừ theo biểu thuế 10% với thu nhập từ đại lý bảo hiểm
của bà M.
5. Trong tháng, Ông C có thu nhập từ kỹ hợp đồng đại lý xổ số với Công ty Y là 6 triệu đồng, ông phải
nuôi 1 con nhỏ. Trong tháng, ông không có khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo nào. Công ty Y sẽ thực
hiện:
a. Khấu trừ thuế TNCN là 600.000 đồng
b. Khấu từ thuế TNCN là 20.000 đồng
c. Không khấu trừ thuế TNCN với ông C
d. Số khác
Trả lời: Câu a. Theo hướng dẫn tại Điều 3, Thông tư 42/2009-TT-BTC thì Công ty Y sẽ thực hiện tạm
khấu trừ 10% trên tổng thu nhập trả cho ông C.
6. Chị Y chuyển nhượng căn hộ tại Hà Nội với giá chuyển nhượng theo hợp đồng là 1 tỷ đồng, giá mua
vào có hoá đơn hợp lệ là 950 triệu đồng. Bảng giá tính LPTB với căn hộ của chị Y tại Hà Nội là 1,2 tỷ
đồng. Thuế TNCN từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản chị Y phải nộp là:
a. 12,5 triệu đồng
b. 20 triệu đồng


c. 24 triệu đồng
d. Số khác
Trả lời: Câu c: Điểm 3.3, mục II phần B Thông tư 84/2008/TT-BTC thì trường hợp giá chuyển
nhượng trên hợp đồng thấp hơn giá nhà theo bảng giá tính LPTB do UBND cấp tỉnh quy định thì căn
cứ vào bảng giá tính LPTB.
7. Trong tháng, một nhà đầu tư nhận được cổ tức bằng 1000 cổ phiếu niêm yết với giá trị sổ sách của

cổ tức là 10 triệu đồng và đã chuyển nhượng toàn bộ số cổ phiếu này với giá trị chuyển nhượng là 50
triệu đồng. Thuế TNCN nhà đầu tư phải nộp (bị khấu trừ) là:
a. 40.000 đồng
b. 500.000 đồng
c. 550.000 đồng
d. 2 triệu đồng
e. Số khác
Trả lời: câu c: Theo hướng dẫn tại điểm 1,2 mục II, Phần B Thôgn tư 84/2008/TT-BTC và Điều 7,
Thông tư 62/2009/TT-BTC thì khi nhà đầu tư chuyển nhượng cổ phiếu cổ tức phải nộp thuế TNCN từ
đầu tư vốn với thuế suất 5% trên giá trị sổ sách của cổ tức và từ chuyển nhượng chứng khoán với thuế
suất tạm thu là 0,1% trên giá trị chuyển nhượng.
8. Năm 2009, Chị A được bố mẹ chia thừa kế quyền sử dụng 100m2 đất. Giá tính LPTB của mảnh đất
theo quy định tại địa phương là 300 triệu đồng (3 triệu đồng/m2). Giá thị trường của 100m2 đất hiện
tại là 1000 triệu đồng. Thuế TNCN từ nhận thừa kế chị A phải nộp khi làm thủ tục chuyển quyền sử
dụng đất là:
a. 6 triệu đồng
b. 20 triệu đồng
c. Không phải nộp thuế
d. Số khác
Trả lời: Theo hướng dẫn tại điểm 4, Mục III phần A Thông tư 84/2008/TT-BTC thì phần thu nhập là
giá trị bất động sản chị A nhận được thuộc diện miễn thuế.

// Câu hỏi bài tập 10-15 phút//
Yêu cầu: tự điền đáp án đúng, dựa vào phần đáp án để chọn yêu cầu điền số đúng. ví dụ: yêu
cầu điền số thuế phải nộp, số được miễn, giảm...
Thu nhập từ tiền lương, tiền công
1. Ông B ký hợp đồng làm việc lâu dài tại Công ty X với mức lương thực nhận được hàng
tháng là 11 triệu đồng (lương NET -sau khi trừ BHXH, BHYT với các mức tương ứng 5% và
1% và thuế TNCN phải nộp). Ông B kê khai 02 con nhỏ là phụ thuộc tại Công ty X. Ông không
có khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo nào trong năm. Tính số thuế TNCN ông B phải nộp hàng

tháng và tiền lương thực tế theo hợp đồng lao động bao gồm cả BHXH, BHYT của ông B hàng
tháng.
Trả lời:
* Tính số thuế TNCN ông B phải nộp hàng tháng:
Số tiền 11 triệu đồng ông B thực nhận hàng tháng bao gồm:
+ 7,2 triệu đồng (4 triệu đồng giảm trừ cho bản thân ông B và 3,2 triệu đồng cho 2 con). Số
tiền này không nằm trong thu nhập tính thuế của ông B do các khoản giảm trừ gia cảnh được
loại trừ khi tính Thu nhập tính thuế


+ 3,8 triệu đồng là thu nhập nhận được sau thuế TNCN. Như vậy, Thu nhập trước thuế (hay
Thu nhập tính thuế) của ông B sẽ được quy đổi từ Thu nhập sau thuế theo phụ lục 01/PLTNCN ban hành kèm theo Thông tư 84/2008/TT-BTC như sau:
Thu nhập trước thuế (Thu nhập tính thuế) = Thu nhập sau thuế / 0,95 = 2,8/0.95=4 triệu đồng
=> Thuế TNCN ông B phải nộp hàng tháng theo biểu thuế luỹ tiến là: 4 x 0,05= 200.000 đồng
* Từ công thức tính
Thu nhập tính thuế =Thu nhập chịu thuế -(Giảm trừ gia cảnh + Các khoản BHXH, BHYT)
=> Thu nhập chịu thuế - Các khoản BHXH, BHYT = Thu nhập tính thuế + Giảm trừ gia cảnh
<=> Thu nhập chịu thuế - Các khoản BHXH, BHYT = 4tr + 7,2tr=11,2 triệu đồng
Các khoản BHXH(5%) và BHYT(1%) được tính trên toàn bộ thu nhập từ tiền lương của ông B
hay được tính trên toàn bộ thu nhập chịu thuế từ tiền lương của ông B.
 Thu nhập chịu thuế - Thu nhập chịu thuế x (5%+1%) = 11,2 triệu
 Thu nhập chịu thuế = 11,2 triệu / (1-6%) =11,2triệu/0.94=~11,9149 triệu đồng
Tiền lương thực tế của ông B trước khi tính BHXH, BHYT và thuế TNCN phải nộp là 11,9149
triệu đồng.
Thu nhập từ kinh doanh
2. Ông T là cá nhân kinh doanh, nộp thuế theo phưong pháp kê khai, trong năm 2009(tính tới
hết ngày 31/12) có số liệu sau:
- Giá trị hàng bán là 1000 triệu đồng trong đó đã xuất hoá đơn bán hàng trị giá 850 triệu
đồng(chưa bao gồm thuế GTGT 10%).
- Giá trị hàng bán trả chậm là 150 triệu đồng (chưa bao gồm thuế GTGT) trong đó lãi trả

chậm là 10 triệu đồng.
- Giá vốn hàng bán là 800 triệu đồng; chí phí quản lý 15 triệu đồng; thuế môn bài, thuế
nhà đất, các khoản phí khác là 1,6 triệu đồng.
Ông T nuôi 2 con nhỏ và đã kê khai người phụ thuộc. Ngoài ra, ông còn làm việc ổn định tại
Công ty TNHH ABC với mức lương hàng tháng (sau khi trừ BHXH,BHYT) là 5 triệu đồng.
Tháng 12/2009, ông nhận khoản tiền thưởng lương tháng thứ 13 là 30 triệu đồng. Trong năm
ông T không phát sinh khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học được trừ.
Xác định số thuế TNCN ông T phải nộp trong năm 2009 (không tính tới số miễn giảm năm
2009).
Trả lời: Thu nhập chịu thuế trong năm của Ông T bao gồm thu nhập chịu thuế từ kinh doanh và
thu nhập từ tiền lương, tiền công. Trong đó:
(1) Thu nhập chịu thuế từ TLTC = 5 x 12 triệu + 30 triệu = 90 triệu đồng
(2) Thu nhập chịu thuế từ kinh doanh=1000 triệu – (800 triệu + 15 triệu + 1,6 triệu) + 10
triệu(thu nhập từ tiền lãi bán hàng trả chậm) = 193,4 trỉệu đồng
(3) Tổng thu nhập chịu thuế trong năm của ông T =(1) + (2) = 283.4 triệu đồng
(4) Thu nhập tính thuế = (3)-Giảm trừ gia cảnh(48 triệu + 86,4 triệu) =149 triệu
Áp dụng biểu thuế luỹ tiến theo năm, thuế TNCN năm 2009 ông T phải nộp là:
60 triệu x 5% + 60 triệu * 10% + 29 triệu x 15% = 13,35 triệu đồng
3. Gia đình Ông A xây dựng căn nhà năm 2008 với trị giá 500 triệu đồng tại TP Hà Nội (theo
bảng giá tính LPTB do UBND TP Hà Nội quy định) và cho công ty X thuê là văn phòng trong
thời hạn 5 năm(từ 2009-2013) với số tiền thuê tương ứng là 1000 triệu đồng (chưa bao gồm
thuế GTGT). Hợp đồng thuê nhà quy định thanh toán một lần cho cả 5 năm và công ty X chịu
mọi chi phí phát sinh trong quá trình sử dụng bao gồm chi phí cải tạo, sửa chữa nâng cấp trang
thiết bị trong nhà. Cho biết


+ Ông A và vợ cùng đứng tên trên quyền sở hữu căn nhà và quyền sử dụng đất
+ Tỷ lệ thu nhập chịu thuế TNCN với hoạt động cho thuê nhà của gia đình ông A được quy
định là 32%.
+ Ông A kê khai người phụ thuộc là 1 con nhỏ

Xác định số thuế TNCN phát sinh và số phải nộp của gai đình ông A trong năm 2009 (ông A
cùng gia đình không còn khoản thu nhập nào khác; không có đóng góp từ thiện, nhân đạo,
khuyến học).
Trả lời: Theo quy định tại điểm 1.31.mục I Phần B Thông tư 84/2008/TT-BTC thì Doanh thu
để tính thu nhập chịu thuế với hoạt động cho thuê nhà 5 năm của gia đình ông A là 1000 triệu
đồng và được phân bổ cho từng năm trong thời hạn cho thuê. Nhưng thuế TNCN với hoạt đọng
cho thuê nhà này với các năm tiếp theo phải được tính và nộp ngay cho năm 2009 Theo đó:
+ Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế cho từng năm là 1000 triệu / 5 = 200 triệu
+ Tỷ lệ thu nhập chịu thuế / Doanh thu= 32% => Thu nhập chịu thuế TNCN từ hoạt động cho
thuê nhà của gia đình ông A là: 32% x 1000 triệu = 320 triệu đồng
+ Ông A cùng vợ cùng đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất
do đó, thu nhập chịu thuế được phân chia cho cả 2 người theo tỷ lệ ngang nhau 50%.
Thu nhập chịu thuế TNCN của ông A trong năm là 320 triệu x50% = 160 triệu
Thu nhập chịu thuế TNCN của vợ ông A trong năm là 160 triệu
* Ông A được tính giảm trừ gia cảnh như sau: 48 triệu đồng/năm cho bản thân và 19,2 triệu
đồng cho con trong năm
=> Thu nhập tính thuế của ông A trong năm là: 160 triệu -48 triệu-19,2 triệu = 92,8 triệu
=> Thuế TNCN ông A phải nộp trong năm (áp dụng biểu thuế suất luỹ tiến năm):
60 triệu x 5% + 32,8 triệu x 10% = 3 triệu + 3,28 triệu = 6,28 triệu đồng
* Vợ ông A chỉ được tính giả trừ cho bản thân với số tiền là 48 triệu đồng / năm
=> Thu nhập tính thuế của vợ ông A trong năm là 160 triệu -48 triệu = 112 triệu
=> Thuế TNCN vợ ông A phải nộp trong năm (áp dụng biểu thuế suất luỹ tiến năm):
60 triệu x 5% + 52 triệu x 10% = 3 triệu + 5,2 triệu = 8,2 triệu đồng
Số thuế TNCN phát sinh trong năm 2009 của gia đình ông A theo quy định của pháp luật thuế
TNCN là 14,48 triệu đồng. Tuy nhiên số phải nộp trong năm 2009 còn bao gồm cả số thuế
được tính phân bổ cho các năm tiếp theo từ 2010 đến 2013.
Do đó, số thuế TNCN thực tế phải nộp trong năm 2009 là 14,48 triệu x 5 = 72,4 triệu đồng
3a. Hai cá nhân A,B cùng góp vốn như nhau trong một nhóm kinh doanh do cá nhân A đứng
tên làm đại diện nhóm. Nhóm kinh doanh này nộp thuế theo phương pháp khoán.
Cuối năm 2008, nhóm kinh doanh kê khai doanh thu năm 2009 dự kiến là 1 tỷ đồng(chưa bao

gồm thuế GTGT) và lợi nhuận dự kiến là 200 triệu đồng. Tỷ lệ thu nhập chịu thuế trên doanh
thu do cục thuế địa phương quy định là 20%
Cuối năm 2009, doanh thu thực tế của nhóm là 1,5 tỷ đồng.
Theo thông báo nộp thuế hàng quý do cơ quan thuế thực hiện thì mỗi cá nhân trong nhóm phải
nộp 750.000 đồng trên mỗi quý.
Cá nhân A và B mỗi người kê khai 01 người phụ thuộc và đã chứng minh người phụ thuộc từ
đầu năm.
Xác định số thuế TNCN mỗi cá nhân phải nộp trong năm, số đã nộp, số còn phải nộp hoặc được
hoàn.
Trả lời: Mỗi cá nhân trong nhóm phải nộp 750.000 nghìn đồng mỗi quý hay 3 triệu đồng/năm
vì cơ quan thuế khi ra thông báo đã ấn định doanh thu, tỷ lệ thu nhập chịu thuế và tính giảm trừ
gia cảnh để ra số thuế.


Tuy nhiên, cuối năm, nếu có căn cứ xác định doanh thu chịu thuế cao hơn mức ấn định thì
nhóm phải khai báo lại với cơ quan thuế để tính lại số thuế pảhi nộp cả năm. Theo ví dụ trên,
giả sử cơ quan thuế chập nhận doanh thu 1 tỷ đồng thì cuối sẽ tính lại thu nhập chịu thuế từ
doanh thu 1,5 tỷ thực tế phát sinh; nhóm kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán phải
nộp thêm số thuế còn thiếu vào ngân sách theo hướng dẫn tại khoản 3, Điều 6, Thông tư
62/2009/TT-BTC.
Thu nhập từ chuyển nhượng vốn
4. Chị H trong năm có hoạt động chuyển nhượng chứng khoán như sau:
- Chuyển nhượng chứng khoán niêm yết với tổng giá trị chuyển nhượng là 2,5 tỷ đồng trong đó,
giá mua chứng khoán niêm yết là 1,5 tỷ đồng. Phí giao dịch chứng khoán niêm yết do công ty
chứng khoán thu là 0,4% giá trị chuyển nhượng. Chị H đã đăng ký nộp thuế TNCN với thu
nhập từ chuyển nhượng chứng khoán theo thuế suất 20% trên năm.
- Chuyển nhượng chứng khoán chưa niêm yết, chưa đăng ký giao dịch tại trung tâm giao dịch
chứng khoán với tổng giá trị chuyển nhượng theo kê khai là 1,5 tỷ đồng. Giá mua chứng khoán
trên hợp đồng mua là 1,1 tỷ đồng. Chi phí dịch vụ môi giới có hoá đơn chứng từ hợp pháp là 50
triệu đồng.

Xác định số thuế TNCN chị H phải tạm nộp trong năm 2009 và còn phải nộp vào thời điểm
quyết toán cuối năm nếu có (không xét đến các quy định miễn giảm thuế TNCN với hoạt động
chuyển nhượng chứng khoán năm 2009).
Trả lời:
Mặc dù chị H đã đăng ký nộp thuế TNCN với thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng chứng
khoán theo thuế suất 20%/năm nhưng theo quy định tại điểm 2.2.2 mục I Phần B Thông tư
84/2008/TT-BTC thì mỗi lần chuyển nhượng vẫn phải tạm nộp thuế theo thuế suất 0,1% trên
giá chuyển nhượng. Do vậy:
(1) Số thuế TNCN chị H phải tạm nộp trong năm là: (2,5 tỷ + 1,5 tỷ) * 0,1% = 4 triệu đồng
(2) Thuế suất 20% áp dụng trên tổng các chứng khoán giao dịch trong năm. Thu nhập tính
thuế TNCN trong năm 2009 từ chuyển nhượng chứng khoán của chị H là: (2,5 tỷ +1,5
tỷ)-(1,5 tỷ - 1,1 tỷ) –(2,5 tỷ x 0,4% + 50 triệu) = 1,34 tỷ đồng
(3) Thuế TNCN chị H còn phải nộp trong năm =1,34 tỷ x 20% - 4 triệu = 264 triệu đồng
Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản(***phải xem lại***)
5. Năm 2009, Ông C có chuyển nhượng căn nhà cấp IV, diện tích 270m2 sàn xây dựng gắn
với quyền sử dụng 100m2 đất tại TP Hà Nội với giá trị hợp đồng chuyển nhượng là 1500
triệu đông.
- Theo kê khai của ông C trên tờ khai thuế TNCN thì căn nhà trên do ông tự xây dựng,
hoàn thành cuối năm 2008, mới đưa vào sử dụng và ước tính căn nhà này trị giá 800 triệu
đồng.
- Ông C cũng xuất trình chứng từ chứng minh nguồn gốc 100m2 đất trên là do ông trúng
đấu giá quyền sử dụng đất năm 2007 với giá trúng là 8 triệu đồng / m2.
- Giá đất tính LPTB năm 2008-2009 theo quy định của UBND TP Hà Nội tại nơi ông C có
100m2 đất trên là 15 triệu đồng/m2.
- Bảng giá xây mới nhà ở cấp IV do UBND TP Hà Nội quy định làm căn cứ tính LPTB,
bồi thường, tái định cư cho năm 2008, 2009 là 4 triệu đồng/m2 sàn xây dựng.
- Lệ phí trước bạ ông C đã nộp đối với việc đăng ký quyền sử dụng đất là 8 triệu đồng;
phí cấp phép xây dựng, phí xây dựng nhà đã nộp có chứng từ hợp pháp là 6 triệu đồng
nhưng chưa làm thủ tục trước bạ với căn nhà mới xây dựng.
Tính số thuế TNCN ông C phải nộp từ hoạt động chuyển quyền trên.



Trả lời: Do ông C không có chứng từ làm căn cứ xác minh giá trị mua vào của căn nhà
trên mảnh đất 100m2(mặc dù có căn cứ xác minh giá trị quyền sử dụng đất mua vào) nên
thuế TNCN từ chuyển quyền SDĐ sẽ được tính bằng giá chuyển nhượng x thuế suất 2%.
* Theo hướng dẫn tại điểm 3.2.2 mục I, phần B Thông tư số 84/2008/TT-BTC thì Giá
chuyển nhượng được xác định như sau:
+ Phần giá trị đất: tính theo bảng giá đất do UBND TP Hà Nội quy định cho năm 2009, do
đó:
Giá trị đât = 100m2 x 15 triệu/m2 = 1500 triệu
+ Phần giá trị căn nhà xây dựng hoàn thành năm 2008, ông C chưa nộp LPTB nên giá
tính LPTB với căn nhà này bằng 100% giá trị xây mới theo bảng giá xây mới nhà ở do
UBND TP Hà Nội ban hành, do đó:
Giá trị nhà = Giá tính LPTB với nhà = 270m2 (sàn xd) x 4triệu /m2 (xây mới) = 1080
triệu
=>Tổng giá trị chuyển nhượng để tính thuế TNCN = 1500triệu+1080 triệu = 2580 triệu
Thuế TNCN từ chuyển nhượng nhà đất ông C phải nộp = 2580 triệu x 2% = 51,6 triệu
đồng
Thu nhập từ đầu tư vốn và từ TLTC (xem lại phần vốn góp)
6. Năm 2009, Ông A,B,C,D,E thành lập công ty TNHH XYZ do ông làm A giám đốc, các ông
B,C,D,E là thành viên hội đồng công ty. Các thành viên sáng lập góp vốn như nhau. Theo quy
định công ty đặt ra, tiền lương hàng tháng tại vị trí giám đốc của ông A là 25 triệu đồng, vị trí
hội đồng thành viên của các ông B,C,D,E là 10 triệu đồng/tháng.
Cuối năm 2009, lợi nhuận sau thuế của công ty đạt 1500 triệu đồng. Công ty quyết định chia lợi
tức 200 triệu đồng cho mỗi thành viên. Ông A, B và C đề nghị được ghi tăng vốn góp thành
viên vào cuối năm 2009. Các ông D,E nhận lợi tức bằng tiền.
Tính số thuế TNCN ông A,B,C,D,E phải nộp trong năm 2009 (các thành viên sáng lập công ty
không khai người phụ thuộc và không có khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo nào trong năm)
Trả lời:
* Thuế TNCN từ TLTC

- Tiền lương của ông A trong năm là 25 triệu x 12 = 360 triệu; ông A được giảm trừ cho bản
thân là 48 triệu đồng/năm => thu nhập tính thuế trong năm của ông A = 292 triệu
số thuế ông A phải nộp trong năm từ TLTC là:
60 triệu x 5% + 60 triệu x 10% + 96 triệu x 15% + 76 triệu x 20%=38,6 triệu
- Các ông B,C,D,E thuộc hội đồng thành viên công ty, không trực tiếp tham gia sản xuất, điều
hành nên thu nhập hàng tháng nhận được của các ông thuộc diện phải khấu trừ 10%. Mặc dù
vậy, số thuế cả năm phải nộp của từng thành viên này vẫn được xác định như sau:
Thu nhập chịu thuế cả năm từ TLTC = 10 triệu x 12 = 120 triệu đồng
Thu nhập tính thuế = 120 triệu – 48 triệu = 72 triệu đồng
Thuế TNCN từ TLTC của các ông B,C,D,E là: 60 triệu x 5% + 12 triệu x 10% = 4,2 triệu đồng
* Thuế TNCN từ đầu tư vốn:
Các ông A,B,C đề nghị ghi tăng vốn góp nên chưa phải nộp thuế TNCN theo hướng dẫn tại
Điều 7, Thông tư 62/2009/TT-BTC. Các ông D, E nhận lợi tức bằng tiền do đó phải nộp thuế
TNCN với đầu tư vốn là:
200 triệu x 5% = 10 triệu đồng
K/L: + Thuế TNCN ông A phải nộp trong năm là 38,6 triệu đồng
+ Thuế TNCN ông B,C phải nộp trong năm là 4,2 triệu đồng
+ Thuế TNCN ông D,E phải nộp trong năm là 4,2 triệu + 10 triệu = 14,2 triệu đồng


Thu nhập từ trúng thưởng(3-5 phút)
7. Anh N tham gia trò chơi có thưởng trên truyền hình và trúng giải thưởng trị giá 120 triệu
đồng. Anh quyết định ủng hộ Quỹ nạn nhân chất độc da cam dioxin VN 15 triệu đồng.
Tính số thuế TNCN anh N phải nộp với giải thưởng trên
Trả lời: Theo hướng dẫn tại TT 84/2008/TT-BTC thì thu nhập từ trúng thưởng không được tính
giảm trừ với cá khoản dóng góp từ thiện, nhân đạo nên anh N không được trừ khoản đóng góp
trên vào thu nhập chịu thuế từ trúng thưởng.
Thu nhập tính thuế từ trúng thưởng của anh N là: 120 triệu – 10 triệu = 110 triệu đồng
Thuế TNCN phải nộp = 110 x 10% = 11 triệu đồng.
//=================================================================//


Câu hỏi về đất đai
Thu tiền sử dụng đất
1. Tổ chức, cá nhân phải nộp tiền sử dụng đất nếu:
a. Được nhà nước giao đất để ở hoặc xây nhà ở để bán hoặc cho thuê
b. Được nhà nước cho thuê đất để sản xuất kinh doanh
c. Được nhà nước giao đất, cho thuê đất để xây dựng công trình công cộng vì mục đích kinh
doanh.
d. Không câu trả lời nào trên
Trả lời: Câu a. Theo quy định tại Điều 1,2 Nghị định 198/2004/NĐ-CP thì các trường hợp cho
thuê đất không thuộc diện nộp tiền sử dụng đất (khi nhà nước giao đất; cho chuyển mục đích
SDĐ; cấp giấy chứng nhận quyền SDĐ; giao đất để xây dựng khu công nghiệp, khu công nghệ
cao, khu kinh tế mới nộp tiền sử dụng đất)
2. Căn cứ tính thu tiền sử dụng đất trong trường hợp giao đất sử dụng làm nhà ở là:
a. Diện tích đất thu tiền sử dụng đất
b. Giá đất tính thu tiền sử dụng đất
c. Thời hạn sử dụng đất
d. Câu a và b
e. Câu a,b và c
Trả lời: Câu d. Theo quy định tại Điều 4,5 Nghị định 198/2004/NĐ-CP thì giao đất sử dụng làm
nhà ở thuộc trường hợp giao đất sử dụng ổn định, lâu dài. Căn cứ tính thu tiền sử dụng đất là
Diện tích đất và Giá đất tính thu tiền sử dụng đất.
Thuế sử dụng đất nông nghiệp(xem lại)
3. Các trường hợp tổ chức, cá nhân không phải nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp mà nộp các
loại thuế, khoản thu khác:
a. Sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bất hợp pháp
b. Có quyền sử dụng đất sản xuất nông nghiệp nhưng không sử dụng.
c. Sử dụng đất giao sản xuất nông nghiệp vào mục đích sản xuất, kinh doanh khác
d. Câu a và c
e. Không phải các phương án trên



Trả lời: Câu e: Theo quy định tại Điều 1,2,3 Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp năm 1993 thì
tổ chức, cá nhân sử dụng đất vào sản xuất nông nghiệp không phân biệt đất có hợp pháp hay
không hợp pháp (kể cả trường hợp tự ý chuyển đổi mục đích tại câu c) đều phải nộp thuế sử
dụng đất nông nghiệp.
4. Hộ ông A sử dụng 20.000m2 đất nông nghiệp trồng cây hàng năm thuộc hạng 2. Định suất
thuế với đất trong cây hàng năm hạng 2 là 460kgs thóc. Thuế sử dụng đất nông nghiệp với hộ
ông A là:
a. 920 kgs thóc
b. 1840 kgs thóc
c. 9200 kgs thóc
d. Số khác
Trả lời: Câu a. Theo quy định tại Chương II, Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp 1993 thi thuế
thu sử dụng đất nông nghiệp hộ ông A phải nộp được tính bằng diện tích đất(ha) x định suất
thuế 460 kgs thóc /ha.
Thuế nhà, đất(xem lại)
5. Theo quy định hiện hành, các cá nhân sau không phải nộp thuế nhà đất mà nộp các loại thuế,
khoản thu khác:
a. Cá nhân sở hữu nhà chung cư.
b. Cá nhân có quyền sử dụng đất ở hợp pháp nhưng không sử dụng làm nhà ở, xây dựng công
trình trên đất.
c. Cá nhân sử dụng đất ở nhưng không có quyền sử dụng đất ở hợp pháp
d. Cá nhân sử dụng đất nông nghiệp vào mục đích xây dựng nhà ở.
e. Cả a,b,c và d
Trả lời: Câu d. Theo quy định tại Điều 2, Pháp lệnh thuế nhà, đất năm 1992 thì Cá nhân sử
dụng đất nông nghiệp không thuộc diện nộp thuế nhà, đất do tạm thời chưa thu thuế nhà. Diện
tích đất sử dụng sai mục đích xây nhà vẫn phải nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp; Cá nhân sở
hữu nhà chung cư mặc dù chưa phải nộp thuế nhà những vẫn phải nộp thuế nhà đất với phần
thuế nhà đất phân bổ cho các tầng tính trên diện tích thuộc chung cư.

6. Căn cứ tính thuế nhà đất là:
a. Diện tích đất, giá đất do UBND cấp tỉnh quy định và thuế suất thuế nhà đất
b. Diện tích đất, hạng đất và thuế suất thuế nhà đất tương ứng với hạng đất
c. Diện tích đất, hạng đất và mức thuế đất
d. Không phải các phương án trên
Trả lời: Câu c. Theo quy định tại Điều 6,7, Pháp lệnh thuế nhà đất 1992 thì Căn cứ tính thuế
nhà đất là Diện tích đất, hạng đất và mức thuế đất
Thu tiền thuê đất, thuê mặt nước
7. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân phải nộp tiền thuê đất, thuê mặt nước nếu:
a. Được nhà nước giao đất để xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh
b. Được nhà nước cho thuê đất, thuê mặt nước để sản xuất kinh doanh
c. Được nhà nước giao đất để xây dựng kết cấu hạ tầng để cho thuê
d. Câu a,b và c


Trả lời: Câu b, Theo quy định tại Nghị định số 142/2005/NĐ-CP thì Tổ chức, cá nhân phải nộp
tiền thuê đất, thuê mặt nước nếu được nhà nước cho thuê đất, cho thuê mặt nước, chuyển từ
hình thức được Nhà nước giao đất sang cho thuê đất.
8. Tổ chức kinh tế được Nhà nước cho thuê đất, nếu ứng trước tiền tiền bồi thường, hỗ trợ đất,
hỗ trợ đào tạo nghề, hỗ trợ di chuyển cho người dân có đất nằm trong diện giải phóng mặt bằng
thì theo quy định hiện hành
a. Được giảm 50% tiền thuê đất phải nộp
b. Được trừ vào tiền thuê đất toàn bộ số tiền đã bồi thường, hỗ trợ trên
c. Không được trừ vào tiền thuê đất số tiền đã bồi thường, hỗ trợ trên mà được trừ dần vào thuế
TNDN phải nộp hàng năm.
d. Không câu trả lời nào trên là đúng
Trả lời: Câu d. Theo quy định tại khoản 3, Điều 7 Nghị định 142/2005/NĐ-CP thì chỉ được trừ
số tiền ứng trước bồi thường, hỗ trợ đất



×