Tải bản đầy đủ (.docx) (148 trang)

Tổng hợp các bài văn nghị luận phàn 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (776.7 KB, 148 trang )

Ebook hoàng hà linh 123

1


TỔNG HỢP CÁC BÀI VĂN
NGHỊ LUẬN PHẦN I
(Sưu tầm và biên tập)

Ebook hoàng hà linh 123

2


Phân tích Ngô Tử Văn trong chuyện chức phán sự đền Tản Viên.
Phân tích biện pháp nghệ thuật ẩn dụ trong bài thơ Viếng lăng
Bác.
Tính cách nghĩa hiệp của Lục Vân Tiên qua đoạn trích Lục Vân
Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga.
Cảm nhận về nhân vật ông Sáu trong truyện ngắn “Chiếc lược
ngà” của Nguyễn Quang Sáng.
Giai thích ý nghĩa câu”con ngoan,trò giỏi”
Suy nghĩ của em về hiện tượng vứt rác bừa bãi hiện nay.
Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam, anh hùng giải
phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới. Hãy viết bài văn nêu
suy nghĩ của em về Bác!
Trò chơi điện tử là món tiêu khiển hấp dẫn. Nhiều bạn vì quá mải
chơi mà sao nhãng việc học tập và còn phạm những sai lầm
khác. Hãy nêu ý kiến của em về hiện tượng đó.
Vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi qua bài Cảnh ngày hè.
Ấn tượng của anh (chị) về hình ảnh người trai thời Trần sau khi


học bài Thuật hoài của Phạm Ngũ Lão.
Phân tích tác phẩm Độc Tiểu Thanh Kí của Nguyễn Du.
Phân tích bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Nghị luận văn học “Sách là người bạn lớn” .
Nghị luận Xã Hội Facebook và giới trẻ ngày nay.
Cảm nhận về nhân vật cô Tấm.
Phân tích bài thơ “Sóng” Xuân Quỳnh khổ 5,6,7.
Tôn sư trọng đạo-Truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam.
NLXH: Bàn về vai trò của việc tự học.
Em nghĩ thế nào về hiện tượng lười học hiện nay.
Ebook hoàng hà linh 123

3


Suy nghĩ của anh chị về câu nói” Ai cũng muốn làm điều gì đó rất
lớn lao nhưng lại không nhận ra rằng cuộc sống được tạo thành
từ những điều rất nhỏ”
Trình bày ý kiến của anh chị về quan niệm chọn nghề nghiệp
trong tương lai.
Nghị luận xã hội về Sự đồng cảm sẻ chia.
Phân tích bức tranh tứ bình trong bài thơ “Việt Bắc” của Tố Hữu.
Suy nghĩ của em về câu nói “Nơi lạnh nhất không phải là Bắc Cực
mà là nơi thiếu vắng tình thương”
Phân tích nhân vật người anh hùng Đăm Săn trong đoạn trích
Chiến thắng Mtao Mxây.
Phải chăng: Một điều nhịn, chín điều lành? Anh chị hãy viết bài
văn bình luận câu tục ngữ này.
Khoảnh khác chuyển mùa từ hạ sang thu.
Một bài học sâu sắc, ý nghĩa mà cuộc sống đã tặng cho em ” Bản

chất của thành công”.
Bài viết số 2 lớp 10 đề 3: Tưởng tượng và viết tiếp đoạn kết cho
những câu truyện sau: Truyện An Dương Vương.
Bài viết số 2 lớp 10 đề 2: Hãy tưởng tượng một kết thúc khác cho
truyện Mị Châu – Ttrọng Thủy.
Bài viết số 2 lớp 10 đề 1: Em hãy kể lại 1 kỷ niệm sâu sắc nhất về
gia đình, bạn bè, người thân, thầy cô.
Bài viết số 1 lớp 10 đề 1: Cảm nghĩ của em ngày đầu tiên bước
chân vào trường PTTH.
Một triết học nói: “Mỗi con vật khi sinh ra đều là tất cả những gì
nó có. Chỉ có con người là ngay từ thuở lọt lònng thì chẳng là gì
cả. Nó làm thế nào thì nó sẽ trở thành như thế ấy, và nó phải làm
Ebook hoàng hà linh 123

4


bằng tự do của chính nó.Tôi chỉ có thể trở thành kẻ do chính tôi
làm ra”
Nghị luận Trang phục và văn hóa.
NLVH: Không thầy đố mày làm nên” nhưng cũng có câu “Học
thầy không tày học bạn
Phân tích giá trị nhân đạo trong tác phẩm Chuyện người con gái
Nam xương của Nguyễn Dữ.
Nghị luận xã hội về tác hại của rượu.
Nghị luận xã hội vể tình yêu quê hương.
Phân tích hai khổ thơ đầu bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn
Phương.
Phân tích tác phẩm Chuyện chức phán sự đền Tản Viên của
Nguyễn Dữ.

Nghị luận xã hội về câu nói “Hiền tài là nguyên khí quốc gia”
Nghị luận xã hội về biến đổi khí hậu.
NLXH: Sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất.
Cảm nhận về hình ảnh quê hương trong thơ Tế Hanh.
Cảm Nhận Về Đoạn Trích “Chị Em Thúy Kiều” của Nguyễn Du.
Dựa vào bài “Đi bộ ngao du” của nhà văn Ru-xô, em hãy trình
bày hiểu biết về lợi ích của việc đi bộ.
Phân tích hình tượng nhân vật Khách trong “Phú sông Bạch
Đằng” (Trương Hán Siêu).
NLVH: “Sự sống nảy sinh từ trong cái chết, hạnh phúc hiện hình
từ trong những hy sinh, gian khổ, ở đời này không có con đường
cùng, chỉ có những ranh giới, điều cốt yếu là phải có sức mạnh để
bước qua những ranh giới ấy…” (Mùa lạc – Nguyễn Khải)

Ebook hoàng hà linh 123

5


NLXH: Nói không với những tiêu cực trong thi cử và bệnh thành
tích trong giáo dục.
NLXH: Trách nhiệm của con cái đối với cha mẹ.

Ebook hoàng hà linh 123

6


Phân tích biện pháp nghệ thuật ẩn dụ trong bài thơ Viếng lăng Bác.
Bài thơ Viếng lăng Bác của nhà thơ Viễn Phương được sáng tác

trong không khí xúc động của nhân dân cả nước trước sự kiện to
lớn là lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh đã hoàn thành sau ngày giải
phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Là một thành viên trong
đoàn đại biểu miền Nam ra thăm miền Bắc, nhà thơ được vào lăng
viếng Bác. Tình cảm yêu thương, kính phục cùng nỗi tiếc thương
vô hạn vị lãnh tụ anh minh – Người Cha già vĩ đại của dân tộc Việt
Nam đã trở thành nguồn thi hứng dạt dào, thôi thúc Viễn Phương
viết nên bài thơ được đánh giá là một trong những bài thơ hay
nhất về Bác Hồ.
Cảm hứng bao trùm bài thơ là niềm xúc động thiêng liêng, thành
kính, lòng biết ơn và tự hào pha lẫn nỗi xót đau khi tác giả vào
lăng viếng Bác. Cảm hứng ấy chi phối giọng điệu và âm hưởng
chung của toàn bài. Nhà thơ đã đem hết tâm huyết của mình để
quan sát, chọn lọc và sáng tạo ra những hình ảnh có tính chất
tượng trưng sâu sắc để thể hiện phẩm chất cao quý tuyệt vời của
Chủ tịch Hồ Chí Minh, từ hình ảnh quen thuộc là hàng tre xanh
xanh san sát bên nhau dọc lối vào lăng – biểu tượng của sức sống
bền bỉ, dẻo dai, kiên cường, bất khuất của dân tộc Việt Nam, đến
những hình ảnh giàu ý nghĩa triết lí như “mặt trời, vầng trăng, trời
xanh” trong và quanh lăng Bác.
Ngày
ngày
mặt
trời
đi
qua
trên
lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.
Mặt trời trong câu thơ trên là hình ảnh thực của vầng thái dương

ngày ngày tỏa ánh sáng ấm áp xuống mặt đất – duy trì sự sống
cho muôn loài. Mặt trời trong câu thơ dưới là một ẩn dụ nghệ thuật
đẹp đẽ và đầy sáng tạo của nhà thơ, thể hiện tấm lòng thành kính
và biết ơn sâu sắc của nhân dân ta đối với Bác Hồ – Người đốt
ngọn đuốc giữa đêm trường thực dân phong kiến, dẫn đường chỉ
lối cho dân tộc đứng lên thực hiện cuộc cách mạng giải phóng
rung trời chuyển đất, làm nên chiến thắng vinh quang, khẳng định
tên tuổi Việt Nam trước toàn thế giới. Bác Hồ mãi mãi là vầng mặt
trời soi sáng và sưởi ấm, tiếp thêm sức mạnh cho dân tộc ta trên
con đường đi tới tương lai.
Trong khổ thơ thứ ba có một ẩn dụ nghệ thuật mang một vẻ đẹp
khác một ý nghĩa khác:
Ebook hoàng hà linh 123

7


Bác
nằm
trong
lăng
giấc
ngủ
bình
yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Câu thơ diễn tả tinh tế không khí yên tĩnh, trang nghiêm và ánh
sáng dịu nhẹ trong lăng Bác. Hình ảnh vầng trăng gợi người đọc
liên tưởng đến tâm hồn thanh cao cùng đời sống giản dị, trong
sáng, thuần khiết của Bác. Đồng thời, nó cũng gợi cho chúng ta

nhớ đến những bài thơ tràn ngập ánh trăng mà thi sĩ Hồ Chí Minh
sáng tác trong hoàn cảnh tù đày hoặc trong kháng chiến chín năm
chống thực dân Pháp xâm lược. Suốt đời, Bác coi trăng là bạn tri
âm, tri kỉ. Giờ đây, Bác đã an giấc ngàn thu, giữa một vầng trăng
sáng dịu hiền.
Để thể hiện tâm trạng xúc động của mình, nhà thơ Viễn Phương
đã mượn hình ảnh tượng trưng có ý nghĩa sâu xa:
Vẫn
biết
trời
xanh

mãi
mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim!
Sinh tử là quy luật của Tạo hóa, không ai tránh khỏi. Bác Hồ của
chúng ta cũng đã giã biệt cuộc đời bảy mươi chín mùa xuân để đi
vào cõi vĩnh hằng. Tuy vậy, trong lòng mỗi người dân Việt Nam,
Bác Hồ đời đời sống mãi. Nhà thơ cũng như cả dân tộc nhận thức
rõ điều đó nhưng vẫn không tránh khỏi niềm tiếc thương vô hạn
trước sự ra đi của Bác. Bác đã hóa thân thành trời xanh – bầu trời
hòa bình, hạnh phúc – vẫn hằng ngày hiện diện trong cuộc sống
của dân tộc và nhân loại.
Viếng lăng Bác là một bài thơ thành công cả về nội dung và nghệ
thuật, được nhiều người yêu thích, trân trọng bởi tác giả đã nói lên
tấm lòng thành kính và biết ơn của nhân dân ta đối với Chủ tịch
Hồ Chí Minh vĩ đại. Cũng với cảm xúc và suy ngẫm giống như Viễn
Phương, nhà thơ Tố Hữu đã viết: Bác sống như trời đất của ta. Sự
nghiệp cách mạng cùng đời sống tinh thần cao cả của Người đã
trở thành bất tử.


Ebook hoàng hà linh 123

8


Tính cách nghĩa hiệp của Lục Vân Tiên qua đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều
Nguyệt Nga.
Truyện Lục Vân Tiên là tác phẩm nổi tiếng của Nguyễn Đình Chiểu
trong giai đoạn sáng tác trước khi thực dân Pháp xâm lược. Cuộc
đời và tính cách Lục Vân Tiên có những nét trùng hợp với cuộc đời
và tính cách của tác giả. Điểm nổi bật trong tính cách Lục Vân
Tiên là tính nghĩa hiệp. Lục Vân Tiên là điển hình của con người
nghĩa hiệp trong một xã hội đang suy thoái. Muốn hiểu con người
nghĩa hiêp Lục Vân Tiên, ta cùng nhau phân tích đoạn trích Lục
Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga.
Đang trên đường lên kinh đô dự thi thấy dân tình than khóc thảm
thiết, Lục Vân Tiên đã dừng lại hỏi han. Nghe dân tình kể: có một
bọn cướp nhóm ở Sơn Đài không ai đương nổi hiện đang xuống
cướp thôn hương “gặp con gái tốt qua đường bắt đi”Lục Vân Tiên
bèn “ghé lại bên đàng” Bẻ cây làm gậy nhằm làng xông vô.
Một người trong tay không có khí giới lại đơn độc vẫn bẻ cây làm
gậy xông vào đánh bọn cướp. Chỉ riêng điều đó đã nghĩa hiệp lắm
rồi. Vân Tiên không hề đắn đo, tính toán. Người khác chắc phải
nghĩ ngợi suy tính truớc khi hành động. Nên nhớ là chàng đang đi
thi. Công danh phú quý đang đợi chàng ở phía trước. Bọn cướp lại
rất đông, ai ai cũng đều khiếp sợ chúng. Thế mà chàng quyết định
một cách nhanh chóng. Điều đó chứng tỏ hành động vì việc nghĩa
đã trở thành bản chất tốt đẹp của chàng.
Gặp bọn cướp, Lục Vân Tiên mắng ngay vào mặt chúng:

Kêu rằng: “Bớ đảng hung đồ,
Chớ quen làm thói hồ đồ hại dân”.
Lời mắng của chàng càng chứng minh cụ thể hơn tính cách nghĩa
hiệp ấy. “hại dân” là việc làm bất nghĩa. Vì dân diệt trừ lũ “hại
dân” là việc làm nhân nghĩa. Chính nhận thức được điều đó mà
Lục Vân Tiên đã “tả đột hữu xông”
Khác nào Triệu Từ mở vòng Đương Dang.
Ebook hoàng hà linh 123

9


Hình ảnh so sánh này càng làm nổi bật tính cách nghĩa hiệp của
Lục Vân Tiên. Tài nặng của chàng được ví với Triệu Tử Long – một
danh tướng thời Tam quốc. Một mình chống lại bọn cướp cứu giúp
dân lành, Lục Vân Tiên là hiện thân của con người luôn hành động
vì nghĩa lớn.
Tính cách nghĩa hiệp của Lục Vân Tiên còn được biểu hiện qua cử
chỉ từ chối việc trả ơn của Kiều Nguyệt Nga – người mà chàng đã
cứu thoát khỏi tay bọn cướp, Nguyệt Nga rất biết ơn chàng. Nàng
muốn tạ ơn để đáp lại hành động nghĩa hiệp của chàng:
Hà Khê qua đó cũng gần,
Xin theo cùng thiếp đền ân cho chàng.
Gặp đây đang lúc giữa đàng,
Của tiền chẳng có bạc vàng cũng không.
Gẫm câu báo đức thù công,
Lấy chi cho phỉ tấm lòng cùng ngươi.
Lời lẽ của Kiều Nguyệt Nga rất phù hợp với đạo lý. Người chịu ơn
bao giờ cũng mong muốn được trả ơn. Đó là tấm lòng thành của
nàng. Nhưng “ Vân Tiên nghe nói liền cười”. Nụ cười của chàng

thât vô tư, hồn nhiên. Và chúng ta hãy nghe chàng giải thích với
nàng:
Làm ơn há dễ trông người trả ơn.
Nay đà rõ đặng nguồn cơn,
Nào ai tính thiệt so hơn làm gì.
Nhớ câu kiến ngãi bất vi,
Làm người thế ấy cũng phi anh hùng.
Nếu làm ơn mà trông người khác hoặc buộc người khác trả ơn,
theo Lục Vân Tiên thì không phải là con người nghĩa hiệp. Chàng
Ebook hoàng hà linh 123

10


không chấp nhận những lẽ như vậy. Chàng hành động không phải
để được đền đáp. Việc từ chối sự đền ơn của Kiều Nguyệt Nga
càng tô đẹp thêm con người nghĩa hiệp Lục Vân Tiên. Chàng vốn
trọng nghĩa khinh tài. Cử chỉ ấy của chàng càng làm cho chúng ta
thêm khâm phục và yêu mến. Quan niệm của chàng cũng chính là
quan niệm của Nguyễn Đình Chiểu. Sách xưa nói: “kiến ngãi bất vi
vô dũng giã” Lục Vân Tién coi đó là phương châm sống của chàng.
Vì thế thấy việc nghĩa chàng không hề đắn đo, cân nhắc, đã lao
vào đánh tan bọn cướp cứu Kiều Nguyệt Nga, mang lại cuộc sống
bình yên cho dân lành.
Có thể nói qua đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga, nhà
thơ Nguyễn Đình Chiểu đã khắc họa khá đầy đủ chân dung người
anh hùng lí tưởng. Lục Vân Tiên là con người nghĩa hiệp mà hành
động một mình với chiếc gậy thô sơ, đã đánh tan bọn cướp Phong
Lai là một minh chứng. Hình ảnh Lục Vân Tiên sống mãi trong lòng
người dân Việt Nam qua các thế hệ như một tấm gương về tính

cách nghĩa hiệp của chàng.

Ebook hoàng hà linh 123

11


Cảm nhận về nhân vật ông Sáu trong truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của
Nguyễn
Quang
Sáng.
I.Mở
bài:
– Là nhà văn Nam Bộ, Nguyễn Quang Sáng am hiểu và gắn bó với
mảnh đất Thành đồng cùng những người con gái trung kiên trên
mảnh đất ấy. Truyện của ông hầu như chỉ viết về cuộc sống con
người Nam Bộ trong chiến tranh và sau hòa bình. Sáng tác năm
1966, trong thời kì cuộc kháng chiến chống Mỹ đang diễn ra quyết
liệt, “Chiếc lược ngà” ngợi ca tình cha con, tình đồng chí của
những người cán bộ Cách mạng – cũng là tình người trong cảnh
ngộ éo le của chiến tranh. Cũng như bé Thu, nhân vật ông Sáu
trong truyện đã để lại cho người đọc rất nhiều ấn tượng.
II.Thân
bài:
1.Khái
quát(Dẫn
dắt
vào
bài):
– Ông Sáu xa nhà đi kháng chiến, mãi đến khi con gái ông lên 8

tuổi, ông mới có dịp về thăm nhà, thăm con. Bé Thu không chịu
nhận cha vì vết thẹo trên mặt làm ba em không giống với người
chụp chung với má trong bức ảnh mà em đã biết.Thu đối xử với ba
như người xa lạ, đến lúc hiểu ra, tình cha con thức dậy mãnh liệt
trong em thì cũng là lúc ông Sáu phải lên đường. Ở khu căn cứ,
bao nỗi thương nhớ con, ông dồn vào việc làm cho con cây lược.
Ông hi sinh trong một trận càn của Mỹ ngụy. Trước lúc nhắm mắt,
ông còn kịp trao cây lược cho một người bạn. Tình đồng đội, tình
cha con của ông Sáu được miêu tả thật cảm động,làm sáng ngời
vẻ đẹp của người lính Cách mạng, của người cha yêu con.
2.
Vẻ
đẹp
người
lính
Cách
mạng:
– Vẻ đẹp của nhân vật ông Sáu mà người đọc cảm nhận trước hết
là vẻ đẹp của người lính Cách mạng. Kháng chiến bùng nổ, ông
Sáu từ giã những gì thân thương nhất: con thơ, vợ trẻ lên đường
làm Cách mạng. Khi ông ra đi, bé Thu, con gái đầu lòng, cũng là
đứa con gái duy nhất của ông chưa đầy một tuổi.Vậy mà, đằng
đẵng suốt những năm kháng chiến, ông không một lần về thăm
con,bởi với những người lính “đâu có giặc là ta phải đi”. Họ đã gác
tình riêng, vì nghĩa lớn để rồi ngày kháng chiến thắng lợi, ông
được nghỉ phép về thăm nhà, thăm con. Trong lợi to lớn của dân
tộc, có phần xương máu mà ông Sáu đóng góp.
3.
Tình
yêu

thương
con:
Cảm động nhất, để lại ấn tượng nhiều nhất cho người đọc trong
Ebook hoàng hà linh 123

12


hình ảnh người cha chiến sĩ ấy chính là tình phụ tử thiêng liêng,
sâu đậm –tình yêu thương mà ông Sáu dành cho đứa con gái:
– Được về thăm nhà sau bao năm ở chiến khu, khao khát đốt lòng
ông Sáu là được gặp con, được nghe con gọi tiếng ba, được sống
trong tình cha con mà bấy lâu nay ông chưa được sống. Vì thế, về
gần tới nhà, thoáng thấy bóng con,không chờ xuồng cập bến, ông
nhón chân nhảy thót lên xô chiếc xuồng tạt ra.Ông bước vội vàng
những bước dài. Cái tiếng gọi ông phải kìm nén bao lâu nay bỗng
bật ra thật cảm động, làm người đọc thấy nghẹn ngào: -“Thu!
Con”.Ngược lại với điều ông mong muốn, đứa con gái ngơ
ngác,hốt hoảng rồi vụt chạy và kêu thét lên khiến người cha đau
khổ, hai tay buông thõng như bị gãy. Rồi suốt ba ngày nghỉ phép ,
ông không dám đi đâu xa, chỉ quanh quẩn gần con. Song, ông
càng xích lại gần nó càng lùi xa; ông càng khao khát được nghe
tiếng “ba” từ lòng con, nó càng không gọi… Bị con cự tuyệt,ông
Sáu
đau
khổ
không
khóc
được
phải

cười.
– Trước giờ phút lên đường chia tay con, ông muốn ôm con,nhưng
lại sợ con không nhận đành chỉ nhìn. Song chính trong lúc này,
tình cảm dành cho người cha ở bé Thu òa ra mãnh liệt. Nó cất
tiếng gọi “ba”, ông xúc động đến phát khóc và “không muốn cho
con thấy mình khóc, anh Sáu một tay ôm con, một tay rút khăn
lau nước mắt, rồi hôn lên mái tóc của con”.Người chiến sĩ ấy nước
mắt đã khô cạn nơi chiến trường, giờ đây là những giọt nước mắt
hiếm hoi – nước mắt của niềm hạnh phúc và tình cha con. Thương
con,chia tay con, ông Sáu hứa sẽ mua cho con cây lược.
– Tình cảm của ông Sáu đối với con còn được nhà văn thể hiện rất
cảm động khi ông ở khu căn cứ. Nỗi day dứt, ân hận ám ảnh ông
suốt nhiều ngày là việc ông đã đánh con khi nóng giận. Rồi lời dặn
của con: “Ba về ba mua cho con một cây lược nghe ba”đã thôi
thúc ông nghĩ đến việc làm cho con một cây lược bằng ngà. Làm
cây lược trở thành bổn phận của người cha, thành tiếng gọi cầu
khẩn của tình yêu thương con. Kiếm được khúc ngà voi, ông Sáu
hớn hở như một đứa trẻ được quà và ông dành hết tâm trí, công
sức vào việc làm ra cây lược. Hãy nghe đồng đội của ông kể lại:
“Những lúc rỗi, anh cưa từng chiếc răng lược, thận trọng, tỉ mỉ và
cố công như người thợ bạc”. Phải chăng, bao nhiêu tình yêu
thương con ông dồn vào việc làm cây lược ấy? Rồi ông gò lưng tỉ
mẩn, khắc từng nét chữ lên sống lưng lược: “Yêu nhớ tặng Thu con
của ba”.Cây lược ấy, dòng chữ ấy là tình yêu, là nỗi nhớ thương,
Ebook hoàng hà linh 123

13


sự ân hận của ông đối với đứa con gái. Những lúc rỗi cũng như

đêm đêm nhớ con ông thường lấy cây lược ra ngắm ngía, rồi mài
lên tóc cho cây lược thêm bóng, thêm mượt. Làm như vậy, có lẽ
ông không muốn con ông bị đau khi chải lược lên tóc. Yêu con, ông
Sáu yêu từng sợi tóc của con. Người đọc cảm động trước tấm lòng
của người cha ấy. Lòng yêu con đã biến người chiến sĩ thành một
nghệ nhân – nghệ nhân chỉ sáng tạo ra một tác phẩm duy nhất
trên đời– chiếc lược ngà. Cho nên,cây lược ngà đã kết tinh trong
nó tình phụ tử mộc mạc, sâu xa mà đơn sơ, giản dị.
– Làm được lược cho con, ông Sáu mong được gặp con, được tận
tay chải mái tóc con. Nhưng rồi, một tình cảnh đau thương lại đến
với cha con ông Sáu: trong một trận càn lớn của quân Mỹ ngụy,
ông Sáu bị một viên đạn bắn vào ngực. “Trong giờ phút cuối
cùng,không còn đủ sức trăng trối lại điều gì, hình như chỉ có tình
cha con là không thể chết được”, tất cả tàn lực cuối cùng chỉ còn
cho ông làm một việc “đưa tay vào túi, móc cây lược” đưa cho
người bạn chiến đấu. Đó là điều trăng trối không lời nhưng nó
thiêng liêng hơn cả những lời di chức. Nó là sự ủy thác, là ước
nguyện cuối cùng, ước nguyện của tình phụ tử. Và bắt đầu từ giây
phút ấy, cây lược của tình phụ tử đã biến người đồng đội của ông
Sáu
thành
một
người
cha
thứ
hai
của

Thu.
– Người đọc đã không thể cầm được nước mắt khi nghe tiếng khóc

thét của đứa con gọi cha buổi chia tay hồi nào, giờ bỗng không
thể cầm lòng khi chứng kiến cái cử chỉ cầm cây lược và ánh mắt
nhìn của người cha vào giây phút lâm trung. Từng có bao nhiêu
áng văn nói về tình mẹ cực kì xúc động nhưng có lẽ đây là một
trang văn rất hiếm hoi mô tả đến tận cùng sâu thẳm trái tim yêu
thương của người cha dành cho con. Cũng từ hình ảnh này, nhà
văn đã khẳng định: Bom đạn và chiến tranh có thể hủy diệt được
sự sống, nhưng tình cha con – tình phụ tử thiêng liêng không gì có
thể
giết
chết
được.
4.
Nghệ
thuật:
– Có thể nói nhân vật ông Sáu được nhà văn xây dựng bằng những
nét nghệ thuật đặc sắc. Nguyễn Quang Sáng đã đặt nhân vật vào
cảnh ngộ éo le của đời sống để từ đó ngòi bút miêu tả tâm lí tinh
tế đã phát hiện bao cung bậc cảm xúc của tình phụ tử. Ngoài ra,
ngôn ngữ kể chuyện vừa truyền cảm, vừa mang đậm chất địa
phương Nam Bộ đem đến cho người đọc nhiều xúc động. Đặc
biệt,nhà văn đã lựa chọn được một số chi tiết nghệ thuật rất đắt
Ebook hoàng hà linh 123

14


giá như lời dặn mua cho con cây lược của bé Thu,ông Sáu hớn hở
khi kiếm được chiếc ngà voi… Tất cả đã góp phần tô đậm vẻ đẹp
của người chiến sĩ Cách mạng, của người cha yêu con nồng thắm.

III.
Kết
bài:
– Hình ảnh ông Sáu – người chiến sĩ Cách mạng, người cha trong
truyện “Chiếc lược ngà” đã để lại bao thổn thức trong lòng người
đọc về tình phụ tử sâu sắc. Chiếc lược ngà và những dòng chữ trên
sống lưng lược mãi mãi là kỉ vật, là nhân chứng về nỗi đau, về bi
kịch đầy máu và nước mắt của những năm chiến tranh. Ông Sáu là
người lính của một thế hệ anh hùng mở đường đi trước đã nếm trải
nhiều gian khổ và hi sinh. Ông là hình ảnh tiêu biểu của con người
Việt Nam sẵn sàng hi sinh tất cả vì độc lập dân tộc, thống nhất đất
nước.

Ebook hoàng hà linh 123

15


Giai

thích

ý

nghĩa

câu”con

ngoan,trò


giỏi”

Các bạn có biết không,cha mẹ là cội nguồn sinh dưỡng của mỗi conngười.Chúng ta
được sống và đang có mặt trên trái đất này không phải là do trờiđất tạo hóa ra mà là
do công ơn sinh thành của cha mẹ.Người mẹ đã chín thángmười ngày cưu mang ta
và sự cơ cực,khó nhọc lăn lội”bán mặt cho đất ,bánlưng cho trời”của người cha.Dù
những cơn đau,cơn sốt cứ rình rập mãi nhưngngười cha vẫn không ngại gian lao để
kiếm từng đồng,từng đồng một về muasữa,mua cháo,mua đồ cho con.Tất cả người
cha,người mẹ đều đã chuẩn bị sẵn sàngđể đón nhân đứa con sắp được chào đời.Tuy
không nói ra nhưng trong tâm,tronglòng của người vẫn mong đứa con của mình sẽ
trở thành”con ngoan” củagia đình,”trò giỏi’của nhà trường,xã hội.Vậy mọi người
có hiểu”conngoan, trò giỏi” là như thế nào không?
Con ngoan là đứa con luôn đem lại sự hài lòng và niềm vuicho cha mẹ chúng
ta.Niềm vui ấy không phải là sự giàu sang,những thứ giá giá màngười con mang về
cho cha mẹ mà niềm vui ấy chỉ đơn giản là khi thấy con mìnhhọc hành tốt,thấy con
của mình hiểu để,thấy con khỏe mạnh mỗi lúc trưởngthành,thấy con biết vâng
lời,thấy con biết yêu thương mọi người,biết kính trênnhường dưới và quan trọng là
cha mẹ muốn con cái mình biết những đứa con là tấtcả đối với những người
cha,người mẹ thì đích thực đối với cha mẹ đó đúng là mộtđứa con ngoan.
Vậy các bạn hãy suy nghĩ lại về những hành động và việc làmcủa mình đi! Có khi
nào bạn nhìn thấy chữ”buồn” trên khuôn mặt củamẹ,của cha chưa?Chắc chắn là
chưa rồi vì khi chúng ta không để tâm đến nhữngsuy nghĩ của cha,của mẹ thì mới
nhận ra được điều ấy.Thường ngày,chúng ta chỉthấy gương mặt tươi cười của cha
mẹ mà chúng ta đâu biết rằng trên khuôn mặttươi cười ấy chứa đựng biết bao nhiêu
sự cực khổ,phải “một nắng,haisương”làm lụng vất vả để cho chúng ta co một cuộc
sông đầy đủ,sung túc.Tớimột ngay nào đó,khi bạn đang chập chững bước ra đời thì
đôi lúc các bạn sẽ vấpngã,bạn khóc thì cha mẹ sẵn sàng đỡ bạn lên.Nhưng lại một
ngày,từng bước châncủa bạn vững vàng hơn,bạn làm những việc làm sai trái thì cha
mẹ lúc chỉ biếtkhuyên răng bạn thôi,họ không thể đánh bạn hay la mắng bạn như
hồi nhỏ nữa vìhọ muốn cho bạn biết tự biết suy nghĩ về những việc làm sai trái cua

mình và họcũng không thể đỡ bạn mỗi khi bạn vấp ngã được.
Các bạn hãy nhìn nhận trực tiếp vào vấn đề đi.Tại sao chúngta cùng học một
lớp,cùng học một trường,cùng trang lứa,cùng một giáo viên dạynhưng tại sao
những người bạn của mình lại học rất giỏi còn mình học rấtkém?Cuối năm,các bạn
vinh dự được lên bục nhận giấy khen còn mình thì ngồi ở dướinhìn lên và hỏi”Tại
sao lại như vậy?”.Nhưng thời trôi qua,bạn lạiquên nó và bỏ nó vào quá khứ rồi tiếp
Ebook hoàng hà linh 123

16


tục cuộc sống hiện tại.Nhưng không có quákhứ làm sao có hiện tai cũng như không
có cây làm sao có lá.Rồi một ngày,cha mẹgià yếu thì ai sẽ là người lo lắng,chăm
sóc cho bạn nữa đây.Vì thế hạnh phúctrước mắt thì ta phải nắm giữ chúng đừng để
nó đi mất rồi mới chạy đi tìm nóthi lúc đó đã quá muộn màng rồi.Trên đời,ai cũng
có một lần được làm cha,làm mẹnên hãy nhớ”ai còn mẹ xin đừng làm mẹ
khóc,đừng làm buồn lên mắt mẹ nghekhông”.
Trò giỏi là người luôn vâng lời thầy cô,được thầy cô giáoyêu mến.Trước hết là phải
lễ phép với thầy cô giáo sau đó là thành tíchhọc tập cao,biết giúp đỡ bạn bè,chăm
chỉ,cần cù và phải thực hiện tốt năm điềuBác Hồ dạy.
Qua đây, các bạn nên ra sức học tập,tu dưỡng đạo đức,rènluyện bản thân để trở
thành “con ngoan,trò giỏi”.Và hãy để câu nóinày ở trong tim của mình nhé.Dù chỉ
một góc nhỏ của tim bạn thôi nhưng nó sẽgiúp bạn trong cả đoạn đường đời còn lại.

Ebook hoàng hà linh 123

17


Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam, anh hùng giải phóng dân

tộc, danh nhân văn hóa thế giới. Hãy viết bài văn nêu suy nghĩ của em về Bác!
“Bác Hồ, Người là niềm tin thiết tha nhất trong lòng dân và trong
trái tim nhân loại. Suốt đời, Bác hi sinh cho độc lập, tự do…”.
Trên đây là câu hát tiêu biểu trong muôn ngàn câu hát, bài thơ ca
ngợi Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt
Nam, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới.
Đất nước Việt Nam tự hào về Bác Hồ bởi Bác chính là sự kết tinh
những tinh hoa truyền thống của bản sắc dân tộc. Nhân dân ta đã
thấy ở Bác Hồ con người Việt Nam đẹp nhất và nhân dân thế giới
gắn liền tên nước Việt Nam với tên của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Việt
Nam – Hồ Chí Minh.
Với vai trò của một lãnh tụ cách mạng, Bác đã hoàn thành xuất
sắc sứ mệnh của mình đối với dân, với nước. Bác là người sáng lập
ra Đảng cộng sản Việt Nam, cùng Đảng dẫn đường chỉ lối cho dân
tộc vùng lên phá bỏ xích xiềng nô lệ thực dân, phong kiến, giành
quyền sống tự do. Người chiến sĩ cộng sản lão thành Nguyễn Ái
Quốc đã trở thành vị Chủ tịch đầu tiên của Chính phủ lâm thời
Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, có chủ quyền độc lập thiêng
liêng. Nếu so sánh sự nghiệp đấu tranh chống xâm lăng, bảo vệ
Tổ quốc kéo dài suốt ba mươi năm của dân tộc ta là một con tàu
giữa đại dương đầy bão tố thì Chủ tịch Hồ Chí Minh là người
thuyền trưởng tài ba, sáng suốt, đã đưa con tàu vượt qua trùng
trùng sóng gió, cập bến vinh quang.
Chiến thắng Điện Biên Phủ tháng 5 năm 1954 và chiến thắng của
chiến dịch Hồ Chí Minh ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã tôn vinh
dân tộc Việt Nam anh hùng, bất khuất, tuy nhỏ bé mà đã đánh
gục hai tên thực dân, đế quốc “khổng lồ” là Pháp và Mĩ. Việt Nam
đã trở thành gương sáng cho các dân tộc bị áp bức trên thế giới
noi theo.
Sự nghiệp cách mạng của Bác Hồ vĩ đại như non cao, biển rộng

nhưng Bác lại sống một cuộc sống vô cùng giản dị và tuyệt vời
trong sáng. Suốt cuộc đời bảy mươi chín mùa xuân, Người dành
hết cho nhân dân, cho Tổ quốc. Câu nói tâm huyết nếu rõ mục
đích phấn đấu và lí tưởng cao cả của Bác Hồ đã làm rung động trái
tim bao người: Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc là dân
Ebook hoàng hà linh 123

18


ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành… Mục đích
ấy, lí tưởng ấy là nguồn sức mạnh vô biên, thôi thúc Bác suy nghĩ,
hành động và cống hiến cuộc đời mình cho dân, cho nước.
Nếp sống giản dị của Bác rất gần gũi với cuộc sống của nhân dân.
Bữa ăn chỉ vài món cá kho, rau luộc, cà muối… Chỗ ở là căn nhà
sàn bằng gỗ đơn sơ, xung quanh là vườn cây, ao cá. Quan niệm
sống của Bác là: Mình vì mọi người, cho nên Bác lấy cống hiến làm
niềm vui, làm hạnh phúc của bản thân. Kính phục và yêu mến
Bác, nhà thơ Tố Hữu đã ca ngợi: .
Bác
sống
như
trời
đất
của
ta,
Yêu
từng
ngọn
lúa,

mỗi
nhành
hoa.
Tự
do
cho
mỗi
đời

lệ,
Sữa
để
em
thơ,
lụa
tặng
già.
Như
đỉnh
non
cao
tự
giấu
hình,
Trong
rừng
xanh
lá,
ghét


vinh.
Bác
mong
con
cháu
mau
khôn
lớn,
Tiếp
bước
cha
anh,
tiến
kịp
mình.
(Theo chân Bác)
Đức tính khiêm tốn, giản dị của Bác đã trở thành huyền thoại. Sau
khi Bác mất, căn nhà sàn Bác ở mở rộng cửa đón đồng bào cả
nước và bạn bè quốc tế đến thăm. Không ai là không xúc động
trước những vật dụng gắn bó với Bác gần như suốt cuộc đời: chiếc
máy chữ và chiếc đồng hồ cũ kĩ trên bàn làm việc, đôi dép lốp cao
su mòn gót…
Giường
mây,
chiếu
cói
đơn
chăn
gối.
Tủ nhỏ vừa treo mấy áo sờn…

Bác không bao giờ đòi hỏi điều kiện vật chất tối đa cho riêng
mình. Ngược lại, Bác thanh thản, lạc quan trong cuộc sống cần,
kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư nhưng những gì Người để lại cho
nhân dân, cho đất nước có thể sánh ngang với núi cao, biển rộng.
Nhận xét về Bác Hồ, nhà phê bình nghiên cứu văn học Quách Mạt
Nhược của Trung Quốc viết: Hồ Chí Minh là một bậc đại trí, đại
nhân, đại dũng. Với trí tuệ kiệt xuất, Bác đã: Hai tay xây dựng một
cơ đồ. Đó là sự nghiệp cách mạng vẻ vang, ghi dấu son trong lịch
sử dựng nước và giữ nước của dân tộc. Vì yêu nước, thương dân cơ
cực, lầm than trong vòng nô lệ của thực dân, phong kiến nên Bác
đã
rời
Tổ
quốc,
ra
đi
tìm
đường
cứu
nước.
Tình nhân ái bao la là cội nguồn tư tưởng, là sức mạnh chiến đấu
và chiến thắng của Bác trên con đường cách mạng:
Ebook hoàng hà linh 123

19


Bác
ơi
tim

Bác
mênh
mông
thế,
Ôm
cả
non
sông,
mọi
kiếp
người
(Theo chân Bác – Tố Hữu).
Từ trong sâu thẳm tâm hồn, mỗi công dân Việt Nam đều nhận
thấy rằng:
Người

Cha,

Bác,

Anh.
Quả
tim
lớn
lọc
trăm
dòng
máu
nhỏ
(Tố Hữu).

Trước lúc đi xa vào cõi vĩnh hằng, Bác viết trong Di chúc: Tôi để lại
muôn vàn tình thương yêu cho toàn Đảng, toàn quân, toàn dân,
cho các cháu thiếu niên và nhi đồng… Sự ra đi của Bác là một tổn
thất lớn lao không gì bù đắp được. Bác đã hóa thân vào sông núi,
biển trời… của đất nước Việt Nam mà Người hằng yêu dấu.
Nói đến Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân thế giới yêu mến và khâm
phục, còn kẻ thù cũng phải nghiêng mình kính nể bởi Bác Hồ là
hiện thân sinh động nhất của truyền thống anh hùng bất khuất
chống ngoại xâm. Căm thù chiến tranh, yêu mến hòa bình, nỗ lực
cống hiến cho một nền hòa bình, thịnh vượng của toàn nhân loại,
những điều đó đã tạo nên sức cảm hóa, thuyết phục lớn lao của
Bác. Bác Hồ đã được Hội đồng hòa bình thế giới phong cho danh
hiệu cao quý là Chiến sĩ hòa bình, là Danh nhân văn hóa của nhân
loại.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đem lại vinh quang cho đất nước Việt
Nam dân tộc Việt Nam. Các thế hệ tiếp nối đã đi theo con đường
cách mạng đúng đắn mà Bác đã dẫn đường chỉ lối, biến khát khao
cháy bỏng của Người thành hiện thực: giải phóng miền Nam,
thống nhất đất nước, xây dựng Tổ quốc ngày càng giàu mạnh để
sánh vai với các cường quốc khắp năm châu.

Ebook hoàng hà linh 123

20


Trò chơi điện tử là món tiêu khiển hấp dẫn. Nhiều bạn vì quá mải chơi mà sao
nhãng việc học tập và còn phạm những sai lầm khác. Hãy nêu ý kiến của em
về
hiện

tượng
đó.
Cuộc sống hiện đại ngày nay đã khiến con người nhìn vào cuộc
sống của mình bằng một con mắt khác. Họ đòi .hỏi ở cuộc sống
nhiều hơn, và một trong những nhu cầu lớn nhất là giải trí. Bàn về
vấn đề này có người nói ‘Trò chơi điện tử là món tiêu khiển hấp
dẫn. Nhiều bạn vì quá mải chơi mà sao nhãng việc học tập và còn
phạm nhiều sai lầm khác?” Theo bạn, bạn có đồng tình với ý
kiến trên không?
Đã xa rồi những trò chơi dân gian xưa: chọi gà, chọi dế, đánh
trận giả… Tấtcả dường như bị lãng quên, nó đã lùi vào cổ tích.
Thay vào đó là những trò chơi tiêu khiển mới lạ, hấp dẫn. Một
trong những trò chơi được liệt kê vàoloại trò tiêu khiển hấp dẫn là
điện tử. Bước chân vào các quán game ta mới thấy được có rất
nhiều trò chơi thu hút mọi người đặc biệt là các bạn nam như: đá
bóng, đua xe, đế chế… Tất cả đều được gọi cái tên chung là
điện tử. Các trò chơi điện tử muốn chinh phục được nó đòi hỏi
người chơi phải có óc sáng tạo, sự kiên trì, một chút khéo léo và
đặc biệt nó kích thíchtính tò mò. Có lẽ vì vậy mà điện tử được gọi
là “món tiêu khiển hấp dẫn”. Nhưng trò chơi nào cũng có ít nhiều
điều tiêu cực. Xã hội ngày càng phát triển đòi hỏi thế hệ trẻ phải
có trí thức nên việc quan trọngnhất của chúng ta là học
tập. Nhưng thực tế hiện nay không ít bạn vì quá đam mê
“món tiêu khiển hấp dẫn – điện tử” mà đã sao nhãng việc học tập,
quên đi mất nhiệm vụ chính cùa mình. Kết quả học tập giảm sút,
gia đình phiền lòng. Việc làm ấy làm mất đi sự tự tin của chính bản
thân và còn biết bao những sai lầm khác không đáng có
nữamà chúng ta không thể ngờ tới được… Nói về vấn đề kinh tế:
chơi điện tử tác hại vô cùngngay cả với gia đình kinhtế được xem
là dư dật. Lại còn khi quá đam mê không có tiền để chơi, lúc đó họ

sẽ làm gì? Nói dối bố mẹ để lấy tiền đi chơi, vay tiền người khác
hay trộm cắp? Đó là một thực trạng đang nổi lên trong xã hội hiện
nay. Vậy tại sao chúng ta không biết chọn lựa những trò chơi giải
trí phù hợp và bổ ích cho mình thay vào việc đi chơi
điện tử, tạisao chúng không tham gia ởcác câu lạc bộ thể thao,
đọc sách, tham gia chiến dịch mùa hè xanh, thanh niên tình
nguyện và còn biết bao hình thức giải trí khác. Tại sao chúng ta
Ebook hoàng hà linh 123

21


không tham gia? Vì nó không là món tiêu khiển hấpdẫn hay
vì chúng ta chưa quan tâm tới?
Còn rất nhiều sai lầm của người chơi diện tử mà ta không thể
không nêu ra được hết nhưng tôi xin chắc rằng chỉ khi
người chơi tự nhận ra tác hại của việc chơi điện tử thì lúc ấy họ
mới thực sự thấy thấm thía. Sự thất bại lúcấymới thực sự là hồi
chuông cảnh tỉnh cho họ. Biết đến bao giờ tất cả bố mẹ chúng ta
mới có thể. rạng rỡ nụ cười trên khuôn mặt dãi nắng dầm sương vì
có những đứa con ngoan ngoãn. Điều đó là tuỳ thuộc vào chính
chúng ta đấy các bạn ạ!
Xã hội càng văn minh thì tệ nạn xã hội càng hay rình rập. Nó
đòi hỏi ờ chúng ta sự tự chủ và kiên cường. Đừng để lúc
nào chúng ta bị sa đà vào các trò tiêu khiển không bổ ích. Hãy nhớ
một điều: điện tử là trò tiêu khiển hấp dẫn nhưng đừng vì nó mà
làm bản thân phải sai lầm không đáng có để cha mẹ, thầy cô phải
phiền lòng, để bạn bè xa lánh.

Ebook hoàng hà linh 123


22


Vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi qua bài Cảnh ngày hè.
Nguyễn Trãi là một nhà thơ kiệt xuất của dân tộc, danh nhân văn
hóa thế giới. Ông để lại cho đời sau nhiều tác phẩm có giá trị
lớn.Nếu như “Bình Ngô đại cáo” của ông mang đầy nhiệt huyết,
lòng tự tôn dân tộc thì bài thơ “Cảnh ngày hè” là một bức tranh về
vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi.
Mở đầu bài thơ “Cảnh ngày hè” là sáu câu thơ miêu tả cảnh ngày
hè:
“Rồi hóng mát thuở ngày trường
Hòe lục đùn đùn tán rợp giương
Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ
Hồng liên trì đã tiễn mùi hương
Lao xao chợ cá làng Ngư phủ
Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương”
Tác giả đã đón nhận cảnh ngày hè trong tư thế ung dung, thoải
mái khi ở ẩn, lúc nhà vua không còn trọng dụng tới nữa. Bức tranh
cảnh ngày hè được tác giả vẽ lên thật rực rỡ và tươi đẹp với nhiều
màu sắc. Đó là màu xanh của cây hòe, màu đỏ của hoa lựu, màu
hồng của hoa sen, màu vàng lung linh của ánh nắng chiều. Tất cả
hòa quyện lại với nhau. Tạo nên cảnh vật đặc trưng của mùa hè.
Không chỉ cảm nhận bằng thị giác, tác giả còn cảm nhận cảnh vật
bằng thính giác và khướu giác. Ông thấy mùi hương của ao sen,
thấy âm thanh “lao xao” của làng chài, “dắng dỏi” của tiếng ve.
Bức tranh cảnh ngày hè đã trở nên sinh động hơn, đặc sắc hơn với
âm thanh và mùi vị. Mặc dù khung cảnh mà tác giả miêu tả là cuối
ngày, khi mặt trời lặn nhưng mọi vật vẫn tràn đầy sức sống với

những từ ngữ “đùn đùn”, “giương”, “phun”, “tiễn”, “ lao xao”,
“dắng dỏi”. Những từ ngữ đó cũng góp phần thể hiện những điều
trong lòng tác giả – ước mong được cống hiến cho nhân dân, cho
đất nước. Nhiệt huyết đó như muốn phun ra, trào ra và lan tỏa đi
khắp nơi. Trong sáu câu thơ này, tác giả đã thay đổi, không đi theo
tính quy phạm của văn học phong kiến nữa. Ông miêu tả cảnh
ngày hè với những sự vật vô cùng gần gũi với cuộc sống hằng
ngày.
Hai câu cuối của bài thơ đã được tác giả gửi gắm trọn vẹn tâm tư
và suy nghĩ :
“Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng
Dân giàu đủ khắp đòi phương”
Ebook hoàng hà linh 123

23


Tuy tác giả đón nhận cảnh ngày hè với tư thế ung dung trong một
ngày nhàn rỗi nhưng ông vẫn luôn suy nghĩ, lo lắng cho nhân dân,
cho đất nước. Cảm nhận cảnh ngày hè nhưng tác giả vẫn quan
tâm tới cuộc sống của nhân dân. Thế nên ông nghe thấy âm thanh
tấp nập, lao xao của làng chài. Ông quan tâm tới nhân dân, lo cho
dân cho nước. Chính vì vậy, ông ước mong mình có cây đàn của
vua Ngu Thuấn. Với cây đàn đó, Nguyễn Trãi có thể mang tới cuộc
sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân và đất nước.
Bài thơ “Cảnh ngày hè” được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú
Đường luật có chen hai câu thơ lục ngôn. Tuy vậy, nhà thơ lại
không tuân theo bố cục : Đề – Thực – Luận – Kết của thể thơ
Đường luật. Chính vì thế, bài thơ mang nét đặc sắc riêng của một
nhà thơ kiết xuất của dân tộc Việt Nam. Không chỉ thế, bài thơ còn

có hình ảnh hoa lựu khiến ta liên tưởng tới hai câu thơ của Nguyễn
Du:
“ Đầu tường hoa lựu lập lòe đơm bông”
Câu thơ của Nguyễn Du mang đậm chất tạo hình nhưng câu thơ
của Nguyễn Trãi lại thể hiện được cá tính về nhiệt huyết của mình.
Điều đó cho thấy rõ hơn tài năng của Nguyễn Trãi về thơ văn.
Bài thơ “Cảnh ngày hè” đặc sắc về cả nội dung và nghệ thuật.
Qua đó, ta thấy được vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi. Ông là
người yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước. Nhưng trên hết,
ông là một người vừa có tài, vừa có tâm bởi ông luôn lo lắng cho
nhân dân, cho đất nước. Ông muốn cống hiến nhiệt huyết của
mình để nhân dân hạnh phúc, ấm no, đất nước giàu mạnh. Tư
tưởng của Nguyễn Trãi như một bài học gửi gắm cho thế hệ trẻ về
lòng yêu nước, ước mong cống hiến cho đất nước.

Ebook hoàng hà linh 123

24


Ấn tượng của anh (chị) về hình ảnh người trai thời Trần sau khi học bài Thuật
hoài của Phạm Ngũ Lão.

Sách Đại Việt sử ký toàn thư ghi: Phạm Ngũ Lão là tướng đời Trần,
tham gia cả hai cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông “đánh đâu
thắng đấy”. Ông lo việc binh, đồng thời “lại thích đọc sách, ngâm
thơ” . Cũng như nhiều danh tướng đời Trần, Phạm Ngũ Lão vừa
cầm quân đánh giặc, vừa viết những áng văn thơ để lại muôn đời.
Trong đó nổi tiếng hơn cả là bài Thuật hoài. Đọc bài thơ này,
chúng ta cảm nhận được vẻ đẹp hùng dũng cao cả của người trai

đời Trần.
Cũng như Cảm hoài. Ngôn hoài; Thuật hoài là một loại thơ trữ tình
“ngôn chí” khá phổ biến trong thơ ca thời trung đại, để bày tỏ
những ý nghĩ, những tình cảm lớn của tác giả (Thuật hoài có nghĩa
là Tỏ lòng). Đến nay, chúng ta chưa nắm được đích xác hoàn cảnh
sáng tác của bài thơ. Tuy nhiên, dựa vào nội dung của tác phẩm
có thể khẳng định bài thơ này ra đời trong không khí quyết chiến,
quyết thắng của quân và dân đời Trần, khi lực lượng của nước Đại
Việt đã lớn mạnh nhưng trong chiến đấu chống giặc Nguyên 1
Mông
chưa
đi
đến
thắng
lợi
cuối
cùng.
Bài thơ viết theo thể tứ tuyệt luật Đường, 4 câu, mỗi câu 7 âm tiết.
Hai câu đầu được dịch là:
Múa
giáo
non
sông
Ba quân hùng khí át sao Ngưu.

trải

mấy

thâu


Trong nguyên bản, hai câu này là:
Hoành
sóc
giang
Tam quân tì hổ khí thôn Ngưu.

san

cáp

kỉ

thu

“Hoành sóc” được dịch thành “múa giáo” dễ làm cho người đọc
hiểu không hoàn toàn đúng. “Hoành sóc” tức là cầm ngang ngọn
giáo, cả câu có nghĩa là “cắp ngang ngọn giáo (bảo vệ) non sông
đã mấy mùa thu”. Chỉ cần 7 chữ nhưng câu thơ trên đây đã gợi
được hình ảnh của người trai đời Trần và cũng chính là của Phạm
Ngũ Lão với tư thế hùng dũng, luôn kiên cường, sẵn sàng chiến
Ebook hoàng hà linh 123

25


×