Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

HIỆU ĐIỆN THẾ GIỮA HAI ĐẦU DỤNG CỤ DÙNG ĐIỆN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.45 KB, 4 trang )

GIÁO ÁN THAO GIẢNG CẤP THỊ XÃ
Tiết 30 - Bài 26:
HIỆU ĐIỆN THẾ GIỮA HAI ĐẦU DỤNG CỤ DÙNG ĐIỆN
A. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Nêu được khi có hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn thì có dòng điện chạy qua
bóng đèn.
- Nêu được rằng một dụng cụ điện sẽ hoạt động bình thường khi sử dụng nó đúng với
hiệu điện thế định mức được ghi trên dụng cụ đó.
2.Kỹ năng: Sử dụng được ampe kế để đo cường độ dòng điện và vôn kế để đo hiệu điện
thế giữa hai đầu bóng đèn trong mạch điện kín.
3.Thái độ: Có ý thức vận dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống để sử dụng đúng và an
toàn thiết bị điện
4. Năng lực: hình thành năng lực trình bày kiến thức về các đại lượng vật lí, mối liên hệ
giữa các đại lượng vật lí; tham gia hoạt động nhóm.
B. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
Mỗi nhóm :
- 4 pin (1.5V) và hộp nguồn 4 pin - 1 bóng đèn pin 6 V, 1 công tắc
- 1 vôn kế có GHĐ 12 V, 1 ampekế GHĐ 2A.
- 7 dây nối có vỏ bọc cách điện.
- Phiếu học tập (bảng 1)
Gv: 1 bộ như hs
C. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức (1’):
Thứ ..../ Ngày dạy:................./ Lớp 7…/ Sĩ số:......./ Vắng:..........................................
2. Kiểm tra bài cũ (5’):
Câu 1: Đơn vị đo hiệu điện thế là gì? Người ta dùng dụng cụ nào để đo hiệu điện thế?
Câu 2: Em hãy đọc số vôn ghi trên quả pin và nêu ý nghĩa của con số này? (có hình
ảnh trên máy chiếu).
3. Bài mới:
Tổ chức tình huống học tập (1’)


Như SGK
Hoạt động của GV và HS
GV: theo em hđt giữa hai đầu bóng đèn khi chưa
mắc vào mạch và khi mắc vào mạch có giống nhau
không

Nội dung
I. Hiệu điện thế giữa hai đầu
bóng đèn (25’)


HS dự đoán
GV để có câu trả lời chính xác chúng ta cùng lam thí
nghiêm kiểm tra
GV yêu cầu hs nghiên cứu thông tin sách giáo khoa
trả lời câu hỏi:
? Em hãy nêu nội dung thí nghiệm 1?
HS làm việc cá nhân trả lời câu hỏi
GV yêu cầu HS tiến hành TN kiểm tra
Theo nhóm
HS làm TN theo nhóm trả lời C1
GV: vậy khi chú mắc vào mạch điện, hiệu điện thế
giữa hai đầu bóng đèn bằng bao nhiêu?
Hs trả lờii
GV hướng dẫn hs ghi nhận xét
GV: ? Tại sao hiệu điện thế giữa hai bóng đèn lại
bằng không?
HS: do bóng đèn chưa được mắc vào nguồn điện
GV: vậy khi được mắc vào mạch điện thì hiệu điện
thế hai đầu bóng đèn có bằng không không  làm

TN 2

GV: yêu cầu HS quan sát sơ đồ mạch điện 26.2.
? Em hãy mô tả mạch điện hình 26.2
HS: mạch điên gồm nguồn điện, am pe kế, vôn kế,
bóng đèn, công tắc mắc nối tiếp với nhau; am pe kế
mắc song song với vôn kế
GV: ? Cần đọc và ghi số chỉ của am pe kế, vôn kế
trong những trường hợp nào?
HS: quan sát bảng 1 trả lời câu hỏi
(trong trường hợp mạch hở, mạch kín khi dùng
nguồn điện 1pin; mạch kín trong trường hợp nguồn 2
pin)
GV trong thực tế thực hành chúng ta sẽ dùng nguồn
2 pin, 4 pin
GV: ? Khi mắc mạch điện hình 26.2 cần lưu ý điều
gì?
HS : trả lời
GV nhấn mạnh 2 điểm lưu ý đã nêu sgk. Lưu ý thêm
cho hs 1 số điều khác trên mạch điện mẫu của gv

1. Bóng đèn chưa mắc vào
mạch điện:5’
- Thí nghiệm1: hình 26.1

- C1:

- Nhận xét: hiệu điện thế hai
đầu bóng đèn khi chưa mắc vào
mạch điện bằng 0.


2. Bóng đèn được mắc vào
mạch điện
- Thí nghiệm2: hình 26.2

- C2: bảng 1


(cách mắc: mắc các phần tử nối tiếp trước, vôn kế
mắc sau cùng; phải cầm vào chốt của dây dẫn khi lắp
và tháo tránh để dây dẫn bị đứt…)
HS quan sát thao tác của giáo viên lắp trên bộ thí
nghiệm mẫu
GV chia nhóm cho hs làm TN
HS tiến hành thí nghiệm, hoàn thành vào phiếu học
tập(5’)
GV yêu cầu 4 nhóm hs lên điền kết quả thí nghiệm
vào bảng tổng hợp kết quả thí nghiệm trên bảng
Hs đại diện nhóm lên hoàn thành
GV: yêu cầu cá nhân HS hoàn thành C3?
HS: trả lời cá nhân
GV: ? Khi nào có dòng điện chạy qua bóng đèn
? Hiệu điện thế và cường độ dòng điện chạy qua
bóng đèn có quan hệ với nhau như thế nào
HS: trả lời cá nhân
GV: yêu cầu HS đọc thông tin SGK cho biết :
? Trên ấm điện, nồi cơm điện , bóng đèn có ghi
220V. Con số đó có ý nghĩa gì?
HS: nêu được 220V là hiệu điện thế định mức của
ấm điện, nồi cơm điện , bóng đèn

GV: nhấn mạnh trên mỗi dụng cụ dùng điện đều có
ghi hiệu điện thế định mức của dụng cụ điện đó. Các
dụng cụ này hoạt động bình thường khi được sử
dụng với hiệu điện thế bằng hiệu điện thế định mức
GV: yêu cầu HS trả lời C4?
HS: cá nhân trả lời
(chốt nội dung I qua sơ đồ mẫu của gv khi k đóng,
ngắt: ? hiệu điện thế hai đầu dụng cụ điện nào có
hiêu điện thế?)???
GV: ? để giúp hình dung dễ hơn về hiệu điện thế,
chúng ta tìm hiểu sự tương tự của nó với sự chênh
lệch mức nước
GV: yêu cầu HS thảo luận nhóm theo bàn làm C5
HS thảo luận nhóm theo bàn trả lời
GV hướng dẫn, nhận xét câu trả lời của HS

- C3:
3. Kết luận
- Đối với một bóng đèn nhất
định thì hiệu điện thế giữa 2
đầu bóng đèn càng lớn thì
cường độ dòng điện qua bóng
đèn càng lớn
- Trong mạch kín, Hiệu điện thế
giữa 2 đầu bóng đèn tạo ra
dòng điện chạy qua nó
- Số ghi trên mỗi dụng cụ dùng
điện là giá trị hiệu điện thế định
mức
C4:

II. Sự tương tự giữa hiệu điện
thế và sự chênh lệch mức
nước (4’)
C5:
a) …chênh lêch mực nước/
dòng chảy…
b) …HĐT/dòng điện…
c)chênh lệch mực nước/nguồn
điện/HĐT


? GV củng cố bài bằng sơ đồ tư duy
GV yêu cầu HS hoàn thành bài 1(câu C6/SGK), bài
2, bài 3(câu C7/SGK). – chiếu trên power point
HS làm việc cá nhân trả lời.
GV hướng dẫn câu C8 hs về nhà tự làm

III. Vận dụng: 5’
- Bài 1: Chọn C.
- Bài 2: Chọn C.
- Bài 3: Chọn A.

4. Củng cố 2’
? Khi nào thì có dòng điện chạy trong mạch kín?
? Đối với một vật dẫn nhất định thì I và U có mối quan hệ với nhau như thế nào?
? Số vôn ghi trên dụng cụ dùng điện có ý nghĩa gì?
5. Hướng dẫn về nhà 1’
1. - BÀI VỪA HỌC:
+ Học ghi nhớ và đọc phần có thể em chưa biết .
+ Làm bài tập 26.1 26.7/BTVL7.

2. BÀI SẮP HỌC:
THỰC HÀNH VÀ KIỂM TRA THỰC HÀNH: ĐO CĐDĐ VÀ HĐT ĐỐI VỚI
ĐOẠN MẠCH NỐI TIẾP
Mỗi học sinh nghiên cứu nội dung bài mới và trả lời các câu hỏi vào báo cáo thực
hành



×